A. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ TỰ DOANH
1.Khái niệm và mục đích của hoạt động tự doanh
1.1 Khái niệm
Tự doanh là công ty chứng khoán tiến hành các giao dịch mua, bán chưng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công try chứng khoán được thực hiện qua cơ chế giao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC.
Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá(quote driven) hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua hoạt động thi trường. Lúc này CTCK đó
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thảo luận chung về chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá.
1.2 Phương thức giao dịch
Giao dịch gián tiếp:
CTCK đặt các lênh mua và bán chứng khoán trên SGD, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước.
Giao dịch trực tiếp:
Là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán hay với công ty chứng khoán với một khách hàng thông qua thương lượng.
Đối tượng các giao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán đăng ký giao dịch ở thị trường OTC
Ngoài ra một số hoạt động chủ phổ biến của CTCK là việc mua, bán chứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó sẽ gộp thành lô chẵn để niêm yết hoặc bán lại trên TTGDCK đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho các CTCK :
- Gía mua chứng khoán lô lẻ được xác định bằng thỏa thuận giữa khách hàng bán với CTCK, do đó CTCK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp thu hút khách hàng, tạo sự chủ động của CTCK trong hoạt động của mình’
1.3 Tác dụng của hoạt động tự doanh
Khối lương mua bán chứng khoán tăng lên tạo thị trường sôi động
Tăng tính thanh khoản cho thị trường
1.4 Mục đích hoạt động
Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán
Các CTCK, ngân hàng đều là tổ chức kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Do đó, phạm vi kinh doanh phụ thuộc vào nguồn vốn và mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán. Chứng khoán là một công cụ tài chính có chức năng thanh khoản cao và khả năng tạo lợi nhận lớn.
Đối với công ty chứng khoán:
Vay vốn từ các trung tâm thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán, ngân hàng hoặc của các các CTCK khác để mở rộng kinh doanh.
Nguồn vốn trên tài khoản thanh toán sẽ tạo được hạn mức giao dịch lớn phục vụ các hợp đồng giao dịch với khối lượng lớn.
Là cơ sở để các công ty thực hiện các giao dịch tự doanh,triển khách hàng ủy thác giao dịch (bằng mức phí giao dịch thấp ,dịch vụ nhanh và khách hàng có thể có ngay chứng khoán hay quyền sở chứng khoán v v . . .).
Đối với ngân hàng:
Ngoài những ưu thế nêu trên, các ngân hàng còn có thêm khả năng sử dụng nguồn dự trữ chứng khoán phục vụ các giao dịch tạo vốn hay giải tỏa vốn thông qua nghiệp vụ tín dụng cầm cố, thị trường mở của ngân hàng trung ương hay nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu của các ngân hàng thương mại
Kinh doanh đầu tư
Việc đầu tư chứng khoán đem lại cho các công ty chứng khoán các khoản lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán (cổ tức, trái tức, lợi tức cổ phần vốn đầu tư.v.v…) và chênh lệch giá. Ngược lại, khi thị giá bị tụt giảm thì các khoản lãi khó có thể bù đắp được phần mất giá. Vì vậy ngân hàng hay các công ty rất thận trọng trong việc hoạch định chiến lược đầu tư và đầu cơ chứng khoán.
Kinh doanh hùn vốn
Bằng việc mua cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi hay kèm quyền chuyển đổi, các CTCK đầu tư vào các công ty cổ phần sẽ là cổ đông
Các CTCK phải tuân thủ các quy định pháp lý đối với các cổ đông lớn và hạn mức đầu tư hùn vốn vào một công ty cổ phần.
Can thiệp bảo vệ giá chứng khoán
Khi giá chứng khoán bị biến động bất lợi do tình hình hoạt động chung của thị trường, các CTCK thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định lại thị trường theo yêu cầu can thiệp của cơ quan quản lý và tự bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên để làm được việc này các CTCK phải hợp lực với nhau để tự phát hành dưới hình thức “ tổ chức bảo trợ thị giá”
Thu lợi
Về bản chất mục đích hoạt động của các CTCK là nhằm thu lợi tức và chênh lệch giá mua giá bán, với lợi thế về thông tin và sở trường phân tích, ngoài mục đích tích luỹ chứng khoán phục vụ khách hàng, hoạt động đầu tư chứng khoán của CTCK thường là chênh lệch giá hoặc nhặm thực hiện các hoạt động arbit khi có chênh lệch giá tại các thị trường khu vực
2. Yêu cầu của hoạt động tự doanh
Tách biệt quản lý:
Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong hoạt động. Bao gồm:
Tách biệt về yếu tố con người
Tách biệt về quy trình nghiệp vụ
Tách biệt về vốn và tài sản của khách hàng và công ty
Ưu tiên khách hàng:
CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng, lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty, đảm bảo công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch hứng khoán.
Góp phần bình ổn thị trường:
Nghiệp vụ tự doanh công ty chứng khoán góp phần bình ổn giá cả. hoạt động tự doanh phải tiến hành bắt buộc theo luật định. Các CTCK có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng nhằm giữ giá chứng khoán ổn định’
Hoạt động tạo thị trường:
Các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh thông qua việc mua bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp hai. Trên những thị trường chứng khoán phát triển, các nhà tạo lập thị trường sử dụng mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường, họ liên tục có những báo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh khác, duy trì một thị trường liên tục.
Một số quy định khác như: giới hạn đầu tư, lĩnh vực đầu tư…tất cả những quy định này nhằm tạo độ an toàn cho các CTCK, do đó góp phần bình ổn thị trường chứng khoán
3. Quy trình nghiệp vụ tự doanh
Bước 1. Xây dựng chiến lược đầu tư:
CTCK phải xây dựng được chiến lược đầu tư của mình, có thể là chiến lược đầu tư chủ đông, thụ động, hoặc kết hợp, hoặc tối đa hóa lợi nhận… Chiến lược kinh doanh đầu tư của các công ty chứng khoán, ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thực trạng nhền kinh tế
Khả năng nắm bắt và xử lý thông tin
Trình độ phân tích tài chính(doanh nghiệp, quốc gia, quốc tế), chính trị - xã hội và khả năng phân tích tâm lý
Khả năng điều hành của ban lãnh đạo công ty
Bước 2. Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư:
Theo mục tiêu chiến lược đã lựa chọn công ty dã lựa chọn công ty sẽ chủ động tìm kiếm mặt hàng, nguồn hàng, khách hàng, cơ hội đầu tư..
Việc tìm kiếm cơ hội đầu tư áp dụng đối với cả chứng khoán niêm yets và chưa niêm yết, trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp.
Bước 3. Phân tích đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư:
Dựa vào các nguồn thông tin và trên cơ sở chiến lược đã chọn công ty đã thẩm định, phân tích các khoản đầu tư để tìm ra các kết luận phù hợp về cơ hội đầu tư, mặt hàng, giá cả, địa điểm…
Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
như báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ 2-3 năm trước đó, báo cáo tài chính thường niên của các doanh nghiệp có tham gia tự doanh, các thông tin liên quan quan trực tiếp như tình hình kinh tế ngành, các chỉ tiêu phát triển kinh tế chung (lạm phát, biến động của tỷ giá hối đoái…), dự án đầu tư..
Đối với trái phiếu: theo dõi biến động lãi suất thị trường trong và ngoài nước(lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc, lãi suất huy động vốn VND và ngoại tệ, lãi suất trong khu vực..), mục đích phát hành và dự án sử dụng vốn phát hành, hình thức đảm bảo trái phiếu…
Phân tích đánh giá
Đối với cổ phiếu:
Công ty tập trung phân tích từng loại cổ phiếu với những mục đích khác nhau. Phương pháp phân tích là dựa vào phân tích cơ bản là chủ yếu để chọn ra công ty tốt, chứng khoán tốt. Bên cạnh đó công ty phải thường xuyên phân tích lựa chọn thời điểm tăng giá hoặc gtiamr giá để đi đến quyết định dặt lệnh giao dịch.
Đối với trái phiếu:
Công ty đánh giá chung về tổ chức phát hành, xem xét mức độ xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành và trái phiếu của họ, xác định lãi suất dự đoán đối với loại trái phiếu tự doanh dựa vào lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng, lãi suất của các loại tín dụng có kỳ hạn,... Công ty phải tính toán số lượng trái phiếu tự doanh căn cứ vào khả năng vốn của công ty, chiến lược đầu tư của công ty… sau đó xây dựng phương án tự doanh. Việc này tùy thuộc vào tổ chức của công ty. Sau khi phương án này được phê duyệt nhân viên tự doanh sẽ thực hiện giao dịch theo quyết điịnh cuối cùng của lãnh đạo.
Bước 4. Thực hiện đầu tư:
Nếu thực hiện mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, bộ phận tự doanh phải tuân thủ đúng quy trình đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận với tổ chức phát hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành chứng khoán.
Nếu thực hiện trên thị trường thứ cấp, bộ phận tự doanh đặt lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc giao dịch thỏa thuận ( trên SGDCK) hoặc khớp giá( trên OTC). Sau đó nhân viên tự doanh phối hợp với bộ phận kế toán để xác nhân kết quả giao dịch, hoàn tất các thủ tục thanh toán, chứng khoán và tiền.
Lệnh giao dịch tự doanh sẽ được chuyển từ bộ phận tự doanh của công ty sang phòng môi giói như lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra ký quỹ. Nếu lệnh tự doanh và lệnh của khách hàng cùng được chuyển cho phòng môi giới cùng một lúc thì lệnh của khách hàng được ưu tiên truyền đi trước.
Bước 5. Quản lý đầu tư và thu hồi vốn:
Sau khi thực hiện kinh doanh chứng khoán bộ phận tự doanh sẽ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình hình và thực hiện những hoạt động nghiệp vụ của mình.
Đối với trái phiếu:
Công ty thường xuyên theo dõi mọi biến động của lãi suất, tỷ lệ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh. Công ty cần có những dự đoán về lãi suất của trái phiếu theo các kỳ hạn khác nhau trên chu kỳ kinh tế và triển vọng kinh tế, thực hiện những thay đổi phù hợp trong quản lý danh mục trái phiếu.
Đối với cổ phiếu:
Công ty phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, từng ngành kinh tế, thực trạng của các cổ phiếu đang nắm giữ trong danh mục của mình để quyết định giữ lại hay bán đi.
Khi tiến hành đầu tư chứng khoán, công ty chúng khoán không được:
Đầu tư vào cổ phiếu của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.
Đầu tư trên 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết.
Đầu tư trên 15% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.
Đầu tư hoặc góp vốn trên 15% tổng số vốn góp của một công ty trách nhiêm hưũ hạn.
Trường hợp CTCK vượt quá các hạn mức quy định nêu trên thì bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐÔNG TỰ DOANH Ở VIỆT NAM
Sau khi chính thức đi vào hoạt động TTCK Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định. Đóng góp tích cực vào những thành công này là sự hoạt động của các tổ chưc trung gian trên thị trường như CTCK, tổ chức lưu ký…Một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của CTCK hiện nay là nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Nhìn chung hoạt động tự doanh của CTCK vào thời điểm hiện nay vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới, bởi những lý do sau:
Tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh
Các CTCK chỉ muốn tạp trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động khác
1. Hoạt động tự doanh ở Việt Nam trong thời gian qua
Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007). Đối với 14 CtyCK đã hoạt động lâu năm, giá trị chứng khoán tự doanh (2 công ty là SCBS và BSC không báo cáo số liệu này) tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 5.997 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương 16,69% so với giá trị ngày 01/1/2007). Một số công ty có giá trị tự doanh cuối kỳ tăng khá nhanh và đạt giá trị cao.
Đối với khối CtyCK được cấp phép vào cuối năm 2006, tại thời điểm đầu kỳ, giá trị tự doanh không đáng kể vì công ty chưa triển khai hoạt động thì đến thời điểm 30/6/2007, giá trị chứng khoán tự doanh của khối công ty này đạt 3.345 tỷ đồng (chiếm 35,63% giá trị tự doanh của 59 CtyCK). Một số công ty đã đẩy nhanh nghiệp vụ tự doanh mặc dù hoạt động chưa lâu như: CtyCK Ngân hàng Sacombank (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 571 tỷ đồng), CtyCK Vndirect (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 587 tỷ đồng), CtyCK Ngân hàng Đông Nam Á (giá trị chứng khoán tự doanh đạt 458 tỷ đồng
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 thị trường chứng khoán liên tục đi xuống các CTCK vất vả tự doanh do lãi nhỏ giọt, Ngoài mảng môi giới chứng khoán Cty chứng khoán cũng sử dụng nguồn vốn của mình để tham gia kinh doanh chứng khoán như một tổ chức độc lập trên thị trường. Mảng tự doanh chiếm phần lớn trong doanh thu của các Cty chứng khoán.
Với mức tăng giá chỉ có 2% và 3%/phiên thì theo ước tính cần tới gần 4 tháng để nhà đầu tư đạt đến điểm hòa vốn so với thời điểm cao nhất đầu tháng 12/2007 lúc VN-Index đạt trên 1.179 điểm. Như vậy, giá cổ phiếu có tăng cũng chẳng được bao nhiêu, và khoản tiền lãi cũng chẳng đáng là bao, còn nếu lỗ thì cũng vẫn còn lâu mới hòa vốn.
Nếu điều hành một Cty chứng khoán, ai cũng có thể tính: để hoạt động phải chi tối thiểu 500 triệu đồng/tháng. Nếu trông chờ vào phí môi giới như hiện nay thì phải bù lỗ khoảng 250 triệu. Nếu nhìn vào mảng tự doanh, nhiều loại cổ phiếu hiện chỉ còn 40-50% so với 4, 5 tháng trước, vốn rất khó bán khi thị trường đang giảm, đến nay khi thị trường nhìn thấy màu xanh lại bị UBCK NN đề nghị hoãn bán chứng khoán tự doanh.
Ngoài việc kinh doanh chứng khoán khó khăn vốn đã khó khăn do thị trường mất tính thanh khoản, tiền nhàn rỗi trong nhân dân còn đổ vào các ngân hàng do mức lãi suất ngân hàng hiện nay đang rất cao. Như vậy việc kinh doanh chứng khoán đã khó lại càng khó.
2. Hạn chế
Trong 6 tháng đầu năm 2008 doanh thu của hầu hết các CTCK giảm đáng kể. Thị trường chứng khoán trở nên vắng vẻ các nhà đầu tư, các hoạt động chính của CTCK chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Một số các Cty chứng khoán đã được cấp phép nhưng chưa hoạt động do chi phí hoạt động quá cao mà doanh thu thì chắc chắn không thể bù đắp..
Các công ty chứng khoán 'khốn đốn' vì thị trường giảm nên dã phải giảm nhân sự
Các CTCK chưa tạo được lòng tin cho khách hàng , trong vấn đè đặt lệnh và sử lý lệnh còn nhiều lúng túng .
Những hạn chế trên bị tác động bởi những nguyên nhân sau :
Nguyên nhân khách quan :
Đầu năm 2008, thị trường chứng khoán giảm mạnh do tác động của tình hình lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bán giải chấp của các ngân hàng và nhiều tổ chức kinh doanh chứng khoán … Chiến lược tự doanh chủ yếu của công ty là thực hiện tất toán và cơ cấu lại danh mục đầu tư, tập trung cho các nghiệp vụ tự doanh ít rủi ro.
Nguyên nhân chủ quan :
Đã nửa năm trôi qua, thị trường liên tục đi xuống nên dịch vụ môi giới không đem lại doanh thu cho các CTCK. Với dịch vụ tư vấn thì ở thời điểm này các doanh nghiệp đang giãn IPO, kéo theo đó là một số dịch vụ khác cũng khó khai thác. Mảng tự doanh vốn đem lại nhiều lợi nhuận cho CTCK, nhưng giờ nguồn tài chính đã gần như cạn kiệt, do đã giải ngân giai đoạn trước nên khó thực hiện được phương pháp phòng vệ là mua vào để cân bằng với khối lượng cổ phiểu bị trượt giá.
Đội ngũ nhân viên chưa có trình độ chuyên môn vững, khả năng phân tích thị trường chưa sâu nên các quyết định đầu tư đưa ra chưa có hiệu quả cho CTCK
III.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TỰ DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI.
Tự doanh là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng và phức tạp trong CTCK nhưng để thực hiện nghiệp vụ này thành công phải có những giải pháp sau :
Đội ngũ chuyên viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhạy
Công ty phải chú ý đến việc đào tạo nguồn nhân lực để có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn sâu, khả năng phân tích giỏi và nhanh nhạy với biến động của thị trường đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý cho công ty.
CTCK phải có một chế độ phân cấp quản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý
Trong CTCK có rất nhiều nghiệp vụ như môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh,ký quỹ, tư vấn đầu tư chứng khoán nên vậy dòi hỏi phải có sự tách biệt về quản lý, phải có các phòng, các ban riêng biệt theo dõi đánh giá tình hình và thực hiện những hoạt động nghiệp vụ cần thiết để quản lý danh mục đầu tư của mình cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, vốn và tài sản của CTCK và khách hàng phải tách biệt rõ ràng.
CTCK không ngừng hoàn thiện các hoạt động của mình :
Cải tiến các quy trình nghiệp vụ của mình để thảo mãn nhu cấu ngày càng đa dạng của khách hàng. xây dựng cho mình một danh mục đầu tư tự doanh hợp lý và hiệu quả bao gồm các chứng khoán niêm yết, chưa niêm yết trên nguyên tắc đa dạng hoá các danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, đảm bảo cân bằng và tập trung vào các chứng khoán có tiềm năng tăng trưởng và ổn định.
Tạo niềm tin với khách hàng :
Khi mà thị trường đi vào giai đoạn suy trầm, số lượng nhà đầu tư rút chân ra khỏi thị trường lớn. Các CTCK mới ra đời tìm đủ mọi cách để thu hút nhà nhà đầu tư. Trong kinh doanh việc giữ chân các khách hàng cũ dễ gấp mười lần so với kiếm một khách hàng mới vì thế tạo niềm tin cho khách hàng là rất quan trọng. Lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh của CTCK. Phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trực tiếp với khách hàng.
Trong trường hợp lệnh mua/bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua/bán chứng khoán đó.
Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8006.doc