Thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây

LỜI NÓI ĐẦU Quản lý đất đai trong nền kinh tế thị trường là một vấn đề hết sức nhạy cảm và hết sức phức tạp, nên trong thực tế đời sống xã hội vẫn nảy sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết, nhất là những vấn đề khiếu nại, tố cáo về đất đai có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất. Thực tế đã xuất hiện nhiều điểm nóng gây ảnh hưởng không tốt đến an ninh trật tự và tình hình kinh tế xã hội ở nhiều vùng trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng. Trong khi đó, hệ

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống pháp luật về đất đai chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, nhận thức về pháp luật của số bộ phận nhân dân còn hạn chế. Hơn nữa, việc quản lý đất đai bị buông lỏng dẫn đến vi phạm pháp luật đất đai gây tranh chấp khiếu nại ngày càng nhiều. Mặc dù các cơ quan Nhà nước đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng công tác giải quyết khiếu nại còn rất hạn chế, tình trạng đơn thư gửi lan tràn, vượt cấp, chuyển vòng diễn ra khá phổ biến, số vụ việc tồn đọng còn nhiều. Tình hình khiếu kiện đang đặt ra những vấn đề bức xúc, hết sức phức tạp, cần được giải quyết một cách toàn diện vàcó hiệu quả nhất. Từ những yêu cầu bức xúc đó em chọn nghiên cứu đề tài: “Thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây”. Mục đích nghiên cứu của em là tìm hiểu các quy định pháp luật về đất đai, khiếu nại tố cáo về đất đai và việc vận dụng vào công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây, từ đó có kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết tốt khiếu nại về đất đai. Đối tượng nghiên cứu là các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý đất đai, nghiên cứu quyền và trách nhiệm của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại, về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và bị khiếu nại trong quá trình giải quyết những tranh chấp về đất đai tại sở Địa Chính Hà Tây. Nội dung chính gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai. Chương II: Thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây. Chương III: Một số kiến nghị nhằm giải quyết tốt khiếu nại trong quản lý đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây. Do trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các cán bộ thanh tra tại Sở Địa Chính Hà Tây và bạn bè để lần sau em làm được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn Th.S HOÀNG CƯỜNG, các cán bộ thanh tra sở Địa Chính Hà Tây và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài này. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI I.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai 1.Vị trí, vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng lại đóng vai trò quan trọng cho tồn tại và phát triển của loài người, lại là nguồn lực khan hiếm không thể tạo ra được. Vì vậy nó trở nên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia mọi hoạt động kinh tế xã hội. Nó là địa điểm cho mọi hoạt động kinh tế xã hội, nó cung cấp số liệu cho một số ngành sản xuất vật chất như xây dựng, nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng ….Không những thế đất đai kết hợp với một số điều kiện tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đó, tạo lợi thế các vùng kinh tế. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội nhưng ở những vị trí khác nhau. Với ngành nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, công cụ lao động. Với ngành công nghiệp đất đai là địa điểm không thể thiếu được và cũng không gì thay thế được. Với ngành vật liệu xây dựng, đất đai là nguyên liệu đầu vào rất quan trọng … Đất đai còn là một trong những bộ phận lãnh thổ quốc gia, như vậy với mỗi quốc gia đều có lãnh thổ riêng, nên đất đai đều bị giới hạn bởi ranh giới giữa các quốc gia. Từ sự quan trọng của đất đai đối với đời sống kinh tế xã hội, ta cần phải quản lý đất đai, phải có biện pháp để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả nhất, hợp lý nhất tránh tình trạng để lãng phí tài nguyên, tránh sử dụng bừa bãi đất đai gây nên những hậu quả khó lường: như cạn kiệt tài nguyên, sử dụng không có hiệu quả, bỏ hoang hoá đất đai …. 2.Vai trò và nội dung quản lý nhà nước về đất đai a.Vai trò quản lý nhà nước về đất đai * Khái niệm quản lý đất đai: là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đẻ thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối và phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Đất đai là nhu cầu thiết yếu của loài người, là những yếu tố quan trọng bậc nhất cấu thành bất động sản. Trong những năm chuyển từ nền kinh tế tập trung quan niêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì những yếu tố thị trường trong đó có thị trường bất động sản đang trong quá trình hình thành và phát triển. Đó chính là các hoạt động kinh doanh, buôn bán đất đai nhà cửa đang diễn ra một cách rất sôi động. Thực tế thị trường bất động sản đã có và hoạt động rất mạnh, nhưng chưa có thể chế rõ ràng, phát triển còn chậm chạp, tự phát thiếu định hướng. Cùng đó thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển nhanh nhưng cũng thiếu định hướng và còn mang tính tự phát. Thị trường sức lao động cũng phát triển chậm chạp, thiếu quản lý và chưa có định hướng rõ ràng cho nó. Thị trường vốn công nghệ, thông tin còn yếu kém trong khi đó việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và trong cuộc sống còn rất yếu . Vì vậy vai trò của nhà nước là quản lý các thị trường để bổ sung những lỗ hổng của thị trường và thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo sự vận động nền kinh tế đa dạng. Đồng thời quản lý nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường là cần thiết nhằm ngăn ngừa, hạn chế những mặt trái, các mặt tiêu cực của nền kinh tế, của thị trường và để sử dụng các tiềm năng có hiệu quả . Đất đai cũng không nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Với nhu cầu khác quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất - một tài nguyên có hạn và không sản xuất được - đã thúc đẩy nhà nước phải ngày càng tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân. Nhưng để quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên quý hiếm này, năm 1993 luật đất đai thông qua đã đánh dấu một bước ngoặt đáng kể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua đó nhà nước đưa ra và thừa nhận các quyền của con người về đất đai: như quyền sử dụng đất đai, quyền thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, cầm cố, góp vốn vào liên doanh … Nhà nước đưa ra những quy định thị trường mua bán bất động sản để bảo vệ lợi ích của các bên tham gia thị trường một cách chính đáng. Nhà nước cũng hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thỉ trường bất động sản, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi thông qua các công cụ của mình, chính sách của mình. Đồng thời dựa vào các quy định pháp luật đất đai, Nhà nước thanh tra, xử lý các vụ tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề nảy sinh trong quan hệ đất đai . b. Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai Đất đai là rất quan trọng nên nhà nước luôn trú trọng quản lý đất đai thông qua các nội dung sau: Nhà nước hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phân bổ đất đai có căn cứ khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế xã hội của đất nước, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kệm, giúp nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai hơn giúp người sử dụng đất có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, sử dụng đất có hiệu quả cao . Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, của các tổ chức, cá nhân trong quan hệ kinh tế về đất đai . Nhà nước thông qua điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính, để nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai về số lượng, chất lượng để làm căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả và hợp lý, để nắm rõ từng loại đất đai . Thông qua ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai: như chính sách giá cả, thuế, đầu tư …để kích thích các tổ chức, chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ hợp lý đất đai, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đất đai . Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai của người dân và thu hồi khi cần thiết theo quy định của pháp luật. Thông qua đăng ký đất đai, thống kê, kiểm kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, để nắm tình hình biến động của đất đai, nắm được số lượng, chất lượng từng loại đất đai . Nhà nước thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai nhằm phát hiện các vi phạm, xử lý vi phạm đó, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. II. Nội dung của thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai 1. Khái niệm thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai a. Khái niệm thanh tra về đất đai Thanh tra là xem xét một cách khách quan việc chấp hành các quy định của pháp luật, bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện và thực hiện đúng. Phân loại cơ quan thanh tra Thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai gồm 2 loại: thanh tra nhà nước và thanh tra ngành . Thanh tra nhà nước do chính phủ, UBND các cấp thực hiện với sự giúp đỡ trực tiếp của hệ thống cơ quan quản lý đất đai từ TƯ đến địa phương . Tại TƯ, Tổng cục Địa chính việt nam là cơ quan giúp chính phủ thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước đối với đất đai, thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. Sở Địa Chính tỉnh, phòng địa chính huyện và cán bộ địa chính xã giúp UBND cùng cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra đất đai trong phường của mình . Thanh tra ngành do các ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ xây dựng, bộ giao thông vận tải …Thực hiện đối với việc sử dụng đất đai trong nội bộ ngành của mình . Thanh tra ngành không thay thế cho thanh tra nhà nước mà chỉ có tác động bổ sung, hỗ trợ nhằm thúc đẩy việc quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả đối với ngành được nhà nước giao cho sử dụng . b. Khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại về đất đai Khiếu nại về đất đai là công việc công dân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do luật khiếu nại tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến đất đai khi có căn cứ cho rằng quy định hoặc hành vi đó là trái pháp luật đất đai, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. *Các dạng khiếu nại về đất đai Khiếu nại về đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng chiếm trên 70% trong tổng lượng đơn thư khiếu nại của các lĩnh vực trong cả nước . Về cơ bản có các loại khiếu nại sau: Khiếu nại quyết định xử phạt hành chính về vi phạm chế độ quản lý đất đai . Khiếu nại về thủ tục hành chính trong việc thu hồi đất, giao đất, đền bù đất thu hồi . Khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khiếu nại về quyết định của UBND về giải quyết tranh chấp đất đai . Khiếu nại về làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất . Khiếu nại việc xác định loạiđất, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng (tính hợp pháp hay không hợp pháp) để xác dịnh giá đền bù . Khiếu nại khi đền bù đất đai . Khiếu nại về giải quyết tranh chấp đất đai (về ranh giới …) * Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại . Người khiếu nại là công dân, cơquan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại . c. Giải quyết khiếu nại về đất đai Giải quyết khiếu nại về đất đai là việc xác minh kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại về đất đai. Khi giải quyết khiếu nại,người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết với những nội dung cụ thể được quy định ở điều 38, điều 45 luật khiếu nại tốcáo và điều 37, điều 38, điều 39, điều 40 luật đất đai mà phần chủ yếu của nó gồm: Kết quả thẩm tra xác minh Căn cứ vào pháp luật để giải quyết khiếu nại Kết luận về nội dung của khiếu nại Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ, hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ một phần toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại . Việc bồi thường cho người thiệt hại (nếu có ) * “Giải quyết khiếu nại cuối cùng” nhằm tạo điểm dừng trong giải quyết khiếu nại cũng như bảo đảm cho các quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh. Đó là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp . Thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng căn cứ vào tính chất của vụ việc khiếu nại và thẩm quyền quản lý của cơ quan nhà nước . 2.Sự cần thiết phải thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai a. ý nghĩa của công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai Quá trình quản lý đất đai gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức và thực hiện pháp luật đất đai. Đó là một hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa hiểu biết thực tiễn pháp luật với việc sử dụng pháp luật. Muốn có những hiểu biết để tác động đúng lúc, đúng chỗ, đúng hướng vào quá trình vận động của pháp luật, để điều chỉnh các quan hệ đất đai thì phải tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, qua đó mà biết được kết quả tác động của cơ quan quản lý đối với đối tượng bị quản lý, trên cả mặt tốt và mặt xấu. Từ đó đề ra những biện pháp đúng để phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt xấu, đảm bảo cho pháp luật đất đai được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo pháp chế XHCN, tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý đất đai Hơn thế nữa tình trạng đơn thư khiếu nại gửi lan tràn vượt cấp, chuyển vòng quanh diễn ra còn khá phổ biến, số vụ việc tồn đọng còn nhiều, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai còn thiếu chặt chẽ, một số vụ đã được giải quyết đúng chính sách, đúng pháp luật nhưng không được thi hành nghiêm minh dẫn đến khiếu nại ngày càng nhiều và càng phức tạp. Vì vậy tình trạng đơn thư khiếu nại về quản lý và sử dụng đất đai thường xuyên xảy ra, do không chấp hành nghiêm pháp luật nên xảy ra tranh chấp vẫn không ngừng diễn ra ở nhiều nơi, vi phạm luật đất đai thì nhiều vô kể, các vụ khiếu nại không ngừng gia tăng. Trước tình hình cấp thiết đó thì công tác thanh tra giải quyết khiếu nại là hết sức cần thiết, nó sẽ là chìa khoá để mở ra giải quyết những vướng mắc của các đơn thư khiếu nại . b. Mục đích, vai trò công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai Thanh tra giải quyết khiếu nại trong quá trình quản lý đất đai là nội dung quan trọng của chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai và là một biện pháp quan trọng để bảo vệ chế độ sở hữu đất đai của nhà nước và chế độ sử dụng đất đai. Là nội dung không thể thiếu được trong quản lý nhà nước về đất đai và cũng là chức năng quản lý của bất cứ cấp quản lý nào. Không thể nói cấp quản lý này cần công tác thanh tra giải quyết khiếu nại mà cấp quản lý khác không cần nó. Vì từ khái niệm về thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai chúng ta đã thấy rõ được tầm quan trọng của công tác này như thế nào. Nó là cơ sở giúp cho nhà nước thực hiện thống nhất việc quản lý về đất đai. Có thông qua thanh tra giải quyết khiếu nại nhà nước mới nắm được tình hình diễn biến về sử dụng đất đai, mới biết được và phát hiện được những vi phạm pháp luật về đất đai, tranh chấp đất đai, những vi trong quản lý và sử dụng đất đai.Từ đó có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời những hiện tượng vi pham đó và tránh sử dụng lãng phí đất đai, huỷ hoại đất đai, lấn chiếm đất đai . Có thể nói công tác thanh tra giải quyết khiếu nại là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Địa chính. Vì có thường xuyên nên mới phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm pháp luật về đất đai, mới giải quyết tranh chấp khiếu nại những vi phạm đất đai hợp lý với điều kiện lúc đó. Giúp cho các đơn vị, tổ chức nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ các quan hệ đất đai XHCN, đảm bảo sử dụng đất đai đúng quy hoạch, kế hoạch củng cố đoàn kết nhân dân . Hơn nữa thông qua thanh tra giải quyết khiếu nại mà thực hiện sự tham gia vào hoạt động kiểm tra, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người quản lý và sử dụng đất đai. Và tham gia vào việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý đất đai từ TƯ tới địa phương. Như vậy mới phát hiện và kiến nghị với cơ quan quản lý đất đai sửa chữa những thiếu sót trong quá trình quản lý đất đai để hoàn chỉnh các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai . 3. Nội dung của công tác thanh tra trong quản lý đất đai Điều 1 luật đất đai quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý …” Vì vậy, để đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách hợp pháp, hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao, nội dung thanh tra phải thể hiện cụ thể của mục đích của thanh tra, tức là phải phù hợp với đối tượng và và phạm vi của thanh tra . Đối với người sử dụng đất, nội dung thanh tra được thể hiện trên các phương diện sau: Thanh tra quyền sử dụng đất: quyền sử dụng đất hợp pháp là quyền sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất và được cấp GCN quyền sử dụng đất. Việc xác định một chủ thể nào đó có quyền sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với các yếu tố diện tích, vị trí và loại đất nhất định. Khi tiến hành thanh tra phải trú trọng đến nội dung đó. Ngoài ra còn thanh tra việc đăng ký khai báo biến động về đất đai, thống kê đất đai . Thanh tra tình hình sử dụng đất tức là thanh tra sử dụng đất có đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hay không? Và có đúng với mục đích đã được ghi trong văn bản khi giao đất không? Nêu chủ thể sử dụng không phải với mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì phải kiểm tra việc luận chứng kinh tế kỹ thuật với viêc sử dụng và bố trí mặt bằng đã được duyệt, qua đó mà xem xét quá trình sử dụng đất có hợp lý hay không? Đối với chủ thể sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp thì phải thanh tra các biện pháp canh tác trên đất, bảo vệ cải tạo đất …nghĩa là thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất . Thanh tra tình hình sử dụng đất là nội dung quan trọng nhất đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao . Nội dung thanh tra đất đai thể hiện trong điều 37 luật đất đai như sau: Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất và của các tổ chức cá nhân khác . Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Các cơ quan quản lý đất đai thực hiện chức năng này bằng nhiệm vụ quản lý đất đai trong từng giai đoạn cụ thể như: Thanh tra thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai …Thanh tra việc quản lý các quy hoạch sử dụng đất, nhằm sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả . III. Các quy định pháp luật về thanh tra giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai 1. Thẩm quyền của thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai a. Thẩm quyền của thanh tra viên Theo điều 37 luật đất đai thì khi tiến hành thanh tra đất đai, đoàn thanh tra, thanh tra viên có quyền: Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra . Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý . Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai . b. Quyền hạn ,nhiệm vụ của cơ quan địa chính trong giải quyết khiếu nại về đất đai Để tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đối với nhân viên các cơ quan, tổ chức đó, nhằm góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, quyền lợi ích hợp pháp của công dân trên mọi lĩnh vực. Điều 2 pháp lệnh quy định: “Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm giải quyết kịp thời, khách quan khiếu nại, tố cáo của công dân”. Căn cứ vào những quy định của luật đất đai 1993, pháp lệnh giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân 1991, Nghị định 34/CP của chính phủ ngày 23/4/1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục ĐC, quyết định 1384 ngày 13/12/1994 của Tổng cục Địa chính thì các cơ quan ĐC có nhiệm vụ quyền hạn trong quá trình giải quyết khiếu nại đất đai sau: Xét và giải quyết khiếu nại Các khiếu nại đối với nhân viên và nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan nào thì thủ trưởng cuả cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết . Khiếu nại đối với quyết định hoặc việc làm của thủ trưởng cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết . Các tổ chức thanh tra, thanh tra viên và cán bộ thanh tra của cơ quan ĐC có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp lệnh khiếu nại của công dân và kiến nghị với thủ trưởng cơ quan mình giải quyết khiếu nại . Giúp chính phủ và UBND các cấp trong việc xét giải quyết khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan đó. Trong quá trình giải quyết khiếu nại đất đai, các cơ quan địa chính có quyền yêu cầu các bên có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết và ra quyết định buộc người có hành vi trái pháp luật phải thi hành hoặc kiến nghị với chính phủ và UBND các cấp giải quyết khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền của cơ quan này 2. Nguyên tắc trong quá trình xét, giải quyết khiếu nại về đất đai a. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại về đất đai Để đảm bảo cho những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai diễn ra phù hợp với ý chí cuả nhà nước và người sử dụng đất, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền sở hữu đất đai của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ những yêu cầu của đương sự theo đúng pháp luật. Vì thế quá trình giải quyết khiếu nại tuân theo những nguyên tắc sau: Phải thật sự khách quan, thận trọng, vô tư. Nguyên tắc này đòi hỏi nhìn nhận sự việc phải trung thực, không phụ thuộc vào ý muốn của đương sự nào. Kết hợp giải quyết khiếu nại về đất đai với việc giáo dục thuyết phục, tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai, thông qua quá trình này làm cho mọi người hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đã giải quyết khiếu nại . Giải quyết kịp thời, nhanh chóng ngăn chặn và loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai b. Những quan điểm chủ yếu cần quán triệt khi giải quyết khiếu nại Để giải quyết thành công các khiếu nại đất đai cần có các quan điểm sau: * Đất đai thuộc sở hữu toàn dan do Nhà nước thống nhất quản lý Đây là quan điểm lứn, xuyên suốt, chi phối tất cả các quan hệ đất đai. Nó được biểu hiện trong hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980, 1992 và luật đất đai năm 1987, 1993. Quan điểm này luôn thể hiện sự kiện quyết bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật những trường hợp đã xử lý sai. Theo quan điểm này thì xuất phát từ lợi ích chung và lợi ích của mỗi người, Nhà nước sẽ giao quyền sử dụng cho người sử dụng đất mà không giao quyền sở hữu đất cho người sử dụng đất. Nhà nước sẽ quản lý đất đai bằng pháp luật và Nhà nước có quyền thu hồi đất, giao đất cho người sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch . * Nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc Phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để họ tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh. Đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể hoà giải các vụ tranh chấp, khiếu nại đất đai có hiệu quả. Phải tăng cường giải quyết khiếu nại ở cơ sở và tăng cường tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, giải quyết có lý có tình, không mệnh lệnh gò ép . * Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp khiếu nại trong nhân dân, đặc biệt là ở cấp cơ sở UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt Trận Tổ Quốc VN, hội nhân dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt Trận hoà giải các tranh chấp khiếu nại về đất đai . * Giải quyết khiếu nại phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân Khi giải quyết khiếu nại đất đai nếu phát sinh những vấn đề kinh tế, lợi ích vật chất …Cần phải đảm bảo lợi Nhà nước và quan tâm thích đáng đến lợi ích của người sử dụng đất, quan tâm đến đời sống sinh họat nơi ở của những người khó khăn . Khi giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đền bù giải phóng mặt bằng không để người sử dụng hợp pháp bị thiệt thòi, người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người đều có nơi, chiếu cố đến gia đình đặc biệt khó khăn, quan tâm đến gia đình chính sách . * Kết hợp hài hoà giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai với các chính sách xã hội khác Các quy định của pháp luật là căn cứ rất quan trọng để giải quyết khiếu nại về đất đai, là một trong những yếu tố đảm bảo cho việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong cả nước, cũng như ở từng địa phương, là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai. Nhưng chỉ ccó căn cứ pháp lý thì chưa đủ mà cần có các yếu tố thực tế, tức dựa trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng đất,đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương, để giải quyết phù hợp với pháp luật, có lý có tình, được dư luận đồng tình ủng hộ . Trong khi giải quyết khiếu nại còn phải có sự kết hợp hài hoà giữa chính sách đất đai với các chính sách xã hội khác như: CS về người có công với cách mạng, CS dân tộc, tôn giáo, CS với các thương binh liệt sỹ … *Mọi người, mọi cơ quan, tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật Khi giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại đất đai nói riêng thì quan đỉem nguyên tắc quan trọng là không được thiên vị, đảm bảo công bằng trước pháp luật, bảo vệ quyền lợichính đáng, hợp pháp của người sử dụng đất. Xong cũng phải nghiêm minh những vi phạm về quản lý sử dụng đất đai, tránh việc giải quyết được vụ này lại nảy sinh vụ khác trong cùng địa phương hoặc khác địa phương, vì dân so sánh trường hợp của mình với các trường hợp khác đã giải quyết rồi kéo nhau đi khiếu nại tập thể đòi quyền lợi . 3. Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai a. Tổ chức tiếp dân và nhận đơn khiếu nại Tiếp dân là biểu thị sự tôn trọng vai trò và quyền làm chủ của nhân dân. Trong quan hệ pháp luật đất đai, quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người sử dụng đât, thể hiện ở việc giám sát các cơ quan quản lý đất đai, cán bộ quản lý đất đai thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác tiếp dân tạo ra những điều kiện cho nhân dân có thể bày tỏ nguyện vọng, yêu cầu của mình . Cơ quan quản lý đất đai phải tổ chức bộ phận cán bộ xét giải quyết khiếu nại về đất đai dể thực hiện việc tiếp dân và nhận đơn khiếu nại. Khi tiếp dân, cán bộ tiếp dân phải chủ động lắng nghe những sự việc mà đương sự trình bày với thái độ mềm dẻo, nhã nhặn thẳng thắn, vô tư và ghi chép đầy đủ những thông tin quan trọng vào sổ tiếp dân . Cuối buổi tiếp dân phải thu nhận đơn vànhững giấy tờ kèm theo. Nếu không có giấy tờ cần thiết thì phải lập biên bản ghi lời khai, yêu cầu của đương sự có chữ ký xác nhận . b. Quản lý và xử lý đơn thư khiếu nại Quản lý đơn là việc theo dõi nắm tình hình đơn, trên cơ sở đó mà nghiên cứu phát hiện những vấn đề mâu thuẫn, những bất đồng của người sử dụng đất để có biện pháp ngăn ngừa tận gốc nguyên nhân phát sinh khiếu nại. Quản lý chặt chẽ đơn thư khiếu nại, tổ chức tốt công tác xử lý đơn là điều kiện để bảo đảm giải quyết các khiếu nại theo đúng thời hạn quy định . Các cơ quan địa chính phải nắm chắc những đơn thuộc trách nhiêm của mình và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. Sau đó tiến hành phân loại đơn thư gửi tới để xác định rõ tính chất của đơn và trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các đơn khiếu nại sau khi đã phân loại xong phải được xử lý kịp thời. Nếu những đơn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành địa chính thì chuyển đến những cơ quan có trách nhiệm giải quyết . Đơn do đương sự gửi vượt cấp hoặc do cơ quan khác chuyển đến, nếu thuộc nhiệm vụ của cấp nào thì giao cho cấp đó giải quyết. Người xử lý phải tuyệt đối bí mật về nội dung và tên người tố cáo.Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu tố phải xử lý đơn xong và báo cho đương sự biết . c. Giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai Nghiên cứu đơn phải tập trung tìm ra mâu thuẫn, bản chất của vấn đề, phán đoán nguyên nhân đồng thời chuẩn bị tài liệu những văn bản pháp luật làm cơ sở để giải quyết những vấn đề mà đương sự yêu cầu . Gặp đương sự là không thể thiếu được trong việc xét đơn. Sau đó tiến hành tiếp xúc với cơ quan nơi phát sinh sự việc, yêu cầu cơ quan đó báo cáo lại quá trình diễn biến của sự việc, rồi thu thập tài liệu để lập hồ sơ đầy đủ, phân tích sự việc . Điều tra xác minh sự việc và tiến hành kiểm tra lại chứng từ trong hồ sơ . Viết báo cáo kết quả xác minh, hoàn chỉnh hồ sơ. Nêu ra những mâu thuẫn của hai bên, những dự kiến và cách giải quyết. Báo cáo gồm 3 phần: Giới thiệu và khái quát. Nêu kết quả sự việc đã xác minh. Nhận xét kết luận và kiến nghị biện pháp giải quyết đối với hai bên. Mở hội nghị để xét giải quyết khiếu nại: Cơ quan địa chính các cấp có trách nhiệm giúp UBND các cấp mình mở hội nghị giải quyết khiếu nại với các đơn khiếu nại đất đai thuộc thẩm quyền của UBND. Nếu đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền xét và giải quyết của thủ trưởng cơ quan thì sau khi điều tra xong, cơ quan thanh tra của ngành ở các cấp giúp thủ trưởng mình mở hội nghị xét giải quyết khiếu nại . 4. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và bên bị khiếu nại a. Quyền vànghĩa vụ của người khiếu nại * Quyền của người khiếu nại Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người dại diện hợp pháp để khiếu nại về quyết định của cơ quan có thẩm quyền (quyết định khiếu nại lần đầu ). Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận giải quyết khiếu nại . Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật . Được khiếu nại tiếp . Rút khiếu nại trong bất kỳ trường hợp nào của quá trình giải quyết . * Nghĩa vụ của ngư._.ời khiếu nại Khiếu nại đúng cấp có thẩm quyền giải quyết . Trình bày trung thực sự việc ,cung cấp thông tin ,tài liệu cho người giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó . b.Quyền vànghĩa vụ của bên bị khiếu nại * Quyền của bên bị khiếu nại Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại . Được nhận quyết định giải quyết của các lần tiếp theo đối với khiếu nại của mình đã được giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại . * Nghĩa vụ của bên bị khiếu nại Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại . Giải trình về quyết định hành chính ,hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật . Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI SỞ ĐỊA CHÍNH HÀ TÂY I. Tình hình chung công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai tại sở Địa Chính Hà Tây 1. Tình hình công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây Công tác thống kê đất đai Hà Tây là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có vị trí nằm tiếp giáp phía Tây và Tây nam Hà Nội, liền kề với các tỉnh Hoà Bình, Nam Hà, Vĩnh Phú. Với địa bàn rộng cùng đó địa hình được chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng nên việc đi lại còn khó khăn. Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai tính đến thời điểm ngày 1/1/2000 diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 219 160 63 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp : 123 398 82 ha=56,3% Đất lâm nghiệp : 16 689 56 ha =7,6% Đất ở đô thị : 660 75 ha =0,3% Đất ở nông thôn : 11 923 42 ha=5,4% Đất chuyên dùng : 39 488 82 ha=18,8% Đất chưa sử dụng : 26 999 26 ha=12,3% Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp toàn tỉnh đến nay đã cơ bản hoàn thành. Tính đến 31/12/2000 toàn tỉnh cấp được 429.045 hộ/464.884 hộ =92,3% số hộ, diện tích 86.189 ha/95.416 ha = 90,3% diện tích. Về cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiêp và đất ở trên toàn tỉnh là rất chậm, tính đến 31/12/2000 mới cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp được 253 hộ/11.509 hộ = 23% số hộ và giấy chứng nhận QSDĐ ở là 105.651 hộ = 19,2% số hộ (Trong đó đất ở đô thị cấp được 14.337 hộ =26,4%, đất ở nông thôn cấp được 91.314 hộ = 18,9%). Như vậy số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp và đất ở còn nhiều dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại đất đai diễn ra thường xuyên, công tác giải quyết khiếu nại gặp rất nhiều khó khăn. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Công tác quy hoạch sử dụng đất tuy đã được triển khai xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn thành hoặc chờ duyệt, vì vấn đề đầu tư kinh phí, lực lượng cán bộ tổng hợp làm việc do đó cho đến nay nhiều xã, huyện chưa xây dựng được quy hoạch sử dụng đất. Thực trạng tình hình xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm trong thời gian qua nhất là khâu cơ sở tuy có lập nhưng chưa đúng quy trình, thiếu cơ sở khoa học và còn mang nặng tính chủ quan. Không những thế huyện, thị xã cũng thiếu kiểm tra xem xét, không duyệt kế hoạch của các xã, chỉ liệt kê để báo cáo tỉnh. Nên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm đạt thấp, thậm chí có những công trình xin giao đất của địa phương lại không nằm trong kế hoạch được duyệt dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai nhiều hoặc cấp đất không đúng thẩm quyền. Tình trạng này làm cho các khiếu nại phức tạp và gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại. * Về tổ chức Về tổ chức ngành Địa Chính Hà Tây được thành lập theo quyết định số 353 QĐ/UB ngày 25/8/1994 của UBND tỉnhvà trực thuộc UBND tỉnh hoạt động chính thức từ ngày 4/10/1994. Với 3 cấp: Sở Địa Chính. Phòng Địa Chính huyện, thị xã. Cán bộ Địa Chính xã, phường, thị trấn . Tổ chức Sở Địa Chính gồm Giám đốc sở, 2 Phó Giám đốc, có 5 phòng chức năng và 2 đơn vị trực thuộc: Phòng tổ chức hành chính tổng hợp Phòng Đăng ký thống kê Phòng Đo đạc bản đồ Phòng Kế hoạch –Tài chính Phòng thanh tra Có 2 đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc sở là Trung tâm thông tin lưu trữ địa chính Đoàn đo đạc bản đồ Phòng Địa Chính huyện, thị xã có 14 phòng, mỗi huyện, thị xã 1 phòng với 4-5 cán bộ. Cán bộ Địa Chính xã, phường, thị trấn 325 cán bộ . * Về chất lượng cán bộ: Toàn ngành tính đến 31/12/2000 như sau: Bảng 1 : Chất lượng cán bộ ngành Địa Chính Hà Tây Đơn vị Tổng số CBCNVC Trình độ chuyên môn Đại học Trung cấp Sơ cấp CB % CB % CB % 1.Sở Địa Chính 82 21 25,6 36 44,0 25 30,4 Phòng thanh tra Văn phòng Đoàn đo đạc TT Lưu trữ 7 34 44 4 6 12 7 2 85,7 35,2 16,0 50,0 1 18 16 2 14,3 52,9 36,4 50,0 0 4 21 0 0 11,9 47,6 0 2.Phòng ĐC Huyện, thị xã 85 29 34,1 53 62,4 3 3,5 3.Cán bộ ĐC xã 325 6 1,8 89 27,4 230 70,8 Tổng cộng 547 77 13,4 214 37,3 283 49,3 Nguồn: Báo cáo công tác sở Địa Chính Hà Tây năm 2000 Với các cán bộ phòng thanh tra trình độ chuyên môn chủ yếu là bậc đại học nhưng số lượng cán bộ quá ít so với khối lượng công việc, đơn thư khiếu nại về đất đai thì quá lớn nên việc giải quyết khiếu nại còn trì trệ. Nên sở Địa Chính Hà Tây đã có phương án giải quyết là nhận thêm các cán bộ làm hợp đồng và cử một số cán bộ có năng lực ở các phòng khác trong sở cùng tập trung giải quyết khiếu nại về đất đai. Vì vậy công tác giải quyết khiếu nại đã thực hiện được một khối lượng công việc đáng kể, lượng đơn thư khiếu nại tồn lại cũng giảm rất nhiều. Tuy vậy lực lượng cán bộ địa chính cấp cơ sở vẫn thiếu, năng lực còn hạn chế :ở cấp huyện có 85 cán bộ ở 14 huyện, thị xã, thì trong đó có 29 cán bộ ở bậc đại học chiếm 34,1 %, 53 cán bộ ở bậc trung cấp chiếm 62,4 % và có 3 cán bộ sơ cấp chiếm 3,5%. Còn cán bộ địa chính xã có 325 cán bộ thì chỉ có 6 cán bộ ở bậc đại học chiếm 1,8%, có 89 cán bộ bậc trung cấp chiếm 27,4%, còn phần lớn là cán bộ bậc sơ cấp là 230 cán bộ chiếm 70,8%. Như vậy tình trạng thiếu và yếu của các cán bộ cấp cơ sở đã làm kéo dài thời gian giải quyết các đơn thư khiếu nại về đất đai, dẫn đến người dân thiếu sự tin tưởng vào công tác giải quyết khiếu nại của cán bộ cấp cơ sở, họ phải chờ đợi lâu nên họ nghi ngờ các cán bộ cơ sở trốn tránh việc giải quyết khiếu nại. Hơn nữa các cán bộ địa chính cấp cơ sở lại phải kiêm nhiệm tất cả các công việc trong quản lý đất đai vì vậy lực lượng cán bộ địa chính cơ sở đã thiếu laị càng thiếu hơn. Điều đó dẫn tới tình trạng gửi đơn thư khiếu nại lan tràn, vượt cấp là phổ biến, gây khó khăn trong công tác giải quyết các khiếu nại về đất đai trên sở. Về hiện trạng hồ sơ ĐC + ở tỉnh: Trung tâm lưu trữ địa chính là đơn vị trực thuộc sở Địa Chính ,được Tổng cục Địa Chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ,đã đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1998.Trung tâm bước đầu thu thập, tiếp nhận một số lượng hồ sơ để đưa vào kho lưu trữ như: bản gốc bản đồ địa chính có toạ độ của 6 huyện (Thường Tín, Thanh Oai, Phúc thọ, Đan Phượng, Hoà Đức, Hà Đông), các loại hồ sơ về: giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, thống kê kiểm kê đất, cấp giấy CN QSD đất… +ở cơ sở: Theo báo cáo của 6/14 huyện, thị xã kết quả như sau: Bảng 2: Tình hình hồ sơ Địa chính trên địa bàn tỉnh Hà tây Huyện, thị xã Tổng số phường, xã, thị trấn Bản đồ cũ Bản đồ 299 Bản đồ Địa chính toạ độ 1/1000 1/2000 1/1000 1/2000 1/500 1/1000 1/2000 Số tờ Số xã có Số tờ Số xã có Số tờ Số xã có Số tờ Số xã có Số tờ Số xã có Số tờ Số xã có Số tờ Số xã có 1.Hà Đông 9 2 1 0 0 38 3 0 0 245 7 26 1 0 0 2.Hoài Đức 22 196 22 7 1 122 21 73 15 0 0 68 8 22 5 3.Thường Tín 29 31 8 15 2 146 29 124 29 0 0 431 29 326 29 4.Phú Xuyên 28 197 28 359 26 154 28 170 28 0 0 0 0 0 0 5.Ứng Hoà 30 62 12 45 7 196 26 147 24 0 0 0 0 0 0 6.Chương Mỹ 33 146 25 0 0 827 33 0 0 0 0 0 0 0 0 Cộng 151 634 96/151 426 36/151 1483 140/151 514 96/151 245 7/151 525 38/151 348 34/151 Tỷ lệ % 63 24 93 64 44 25 23 Nguồn: Báo cáo công tác quản lý đất đai của các huyện Qua 2 bảng số liệu và điều kiện chung của tỉnh Hà Tây chúng ta thấy: Với địa bàn rộng, một số nơi dân cư không tập trung, cùng đó lực lượng cán bộ Địa Chính còn thiếu, yếu ở cơ sở, việc các cán bộ Địa Chính kiêm nhiệm các công tác của quản lý đất đai làm cho công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại các cơ sở rất chậm, làm mất uy tín và lòng tin của nhân dân vào các cán bộ Địa Chính. Hơn nữa việc quản lý lỏng lẻo đất đai trước kia nên các hồ sơ địa chính không được lưu trữ đầy đủ, theo báo cáo của 6 huyện thì chỉ có 3 loại bản đồ trong suốt quá trình quản lý đất đai trước đây, mà các bản đồ này quá cũ không thể hiện được sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất đai của nhân dân. Vì vậy việc giải quyết khiếu nại dựa vào các hồ sơ địa chính là rất khó khăn (khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc đất đai, khó khăn trong việc xác định hiện trạng sử dụng đất đai ), làm chậm thời gian giải quyết các đơn thư khiếu nại đất đai, mặc dù việc lưu trữ các hồ sơ địa chính mới được quan tâm. Cán bộ đã thiếu lại càng thiếu vì khối lượng công việc quá nhiều, lại phức tạp, hồ sơ không đầy đủ càng làm cho việc giải quyết khiếu nại gặp không ít khó khăn. 2. Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây Được sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên và có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành ở trung ương, cũng như sự nỗ lực cố gắng của đảng bộ, nhân dân trong tỉnh, những năm qua tỉnh Hà Tây đã đạt được những bước tiến trện con đường phát triển kinh tế, xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá.Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt ở mức độ khá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh quốc phòng được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững tạo môi trường ổn định và thuận lợi kinh tế xã hội địa phương phát triển. Quyền dân chủ của công dân ngày càng được các lãnh đạo quan tâm nhiều hơn, thể hiện ngay trong công tác tiếp dân. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế xã hội đó, thì tình hình khiếu nại, tố cáo ở Hà Tây trong thời gian qua cũng diễn biến theo chièu hường ngày càng phức tạp, quyền dân chủ của công dân ngày càng được bảo vệ thì người dân càng có điều kiện để bộc bạch những quan điểm, ý kiến của mình, đôi lúc lạm dụng điều này mà người dân gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo lan tràn, vượt cấp. Một phần do giải quyết khiếu nại ở cơ sở không hợp lý, một phần do họ ít hiểu biết về pháp luật, nên công tác hoà giải tại các cơ sở hiệu quả còn kém, họ không hài lòng với kết quả giải quyết ở cấp địa phương, chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại rất nhiều . Không chỉ gia tăng về số lượng, các đơn thư khiếu nại còn ngày càng phức tạp về nội dung, tính chất, gay gắtvề mức độ. Trong các loại khiếu nại mà thanh tra tỉnh nhận được thì bức xúc và nổi cộm nhất vẫn là các khiếu nại về đất đai ( thường chiếm 60% đơn thư khiếu nại toàn tỉnh), tập trung vào các dạng như tranh chấp đất đai ( như tranh về ngõ đi, ranh giới thửa đất), đòi lại đất cũ, đòi quyền sử dụng đất, đòi đền bù giải phóng mặt bằng. Còn về tố cáo chủ yếu tố cáo việc cấp hành pháp luật đất đai chưa nghiêm của một số cá nhân và chính quyền địa phương cơ sở xã phường, thị trấn. Bảng 3: Tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong 3 năm 1999 - 2001 Đơn vị tính: đơn Danh mục Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số đơn thư khiếu nại Trong đó số đơn thư thuộc thẩm quyền 686 337 817 448 562 279 1.Số đơn thư khiếu nại Sở Địa chính nhận được Trong đó số đơn thư thuộc thẩm quyền Sở Địa chính 202 53 221 58 235 62 2.Số đơn thư khiếu nại các huyện nhận được Trong đó số đơn thư thuộc thẩm quyền cấp huyện 484 284 596 390 327 217 Nguồn: Báo cáo công tác phòng thanh tra sở Địa Chính. Qua bảng trên ta thấy tổng đơn thư khiếu nại trong năm 1999 là 686 đơn, trong đó số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết có 337 đơn chiếm 49% tổng đơn thư khiếu nại. Trong năm 2000 thì số lượng đơn thư có tăng so với năm 1999 là 111 đơn, nhưng số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 448 đơn chiếm gần 55% tổng số đơn khiếu nại trong năm 2000. Trong năm 2001 số đơn thuộc thẩm quyền là 279 đơn chiếm 49,5%. Như vậy số đơn thuộc thẩm quyền năm 2001 giảm so với năm 2000 là 169 đơn và giảm so với năm 1999 là 58 đơn. Với Sở Địa Chính nhận được đơn thư khiếu nại trong năm 1999 là 202 đơn. Số đơn thuôc thẩm quyền là 53 đơn chiếm 26% tổng số đơn sở Địa Chính nhận được và chiếm 16% số đơn thuộc thẩm quyền trong toàn tỉnh. Trong khi đó năm 2000 sở Địa Chính nhận được 58 đơn thuộc thẩm quyền chiếm 27% tổng số đơn sở nhận được năm 2000, tăng 5 đơn so với số đơn thuộc thẩm quyền mà sở Địa Chính nhận được năm 1999. Đến năm 2001 thì sở nhận đựơc 62 đơn thuộc thẩm quyền chiếm 26% tổng số đơn sở nhận được. Như vậy năm 2001 số đơn thuộc thẩm quyền sở nhận được tăng so với năm 2000 là 4 đơn và tăng so với năm 1999 là 9 đơn. Tại các huyện năm 1999 nhận được 484 đơn trong đó số đơn thuộc thẩm quyền là 284 chiếm 58% tổng số đơn huyện nhận được và chiếm 84% tổng số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết toàn tỉnh nhận được. Sang đến năm 2000 số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết có tăng lên 112 đơn chiếm 65% tổng số đơn nhận trong năm và tăng so với năm 1999 là 106 đơn. Đến năm 2001 thì số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các huyện là 217 đơn chiếm 58% tổng số đơn huyện nhận được trong năm và giảm so năm 2000 là 173 đơn, so với năm 1999 là 67 đơn. Như vậy số lượng đơn thư khiếu nại ở cấp cơ sở là rất lớn và số lượng đơn thư khiếu nại ở các cấp tăng trong 2 năm 1999-2000, kể cả số lượng đơn thư thuộc thẩm quyền và không thuộc thẩm quyền. Điều này cho thấy tình hình khiếu nại trong quản lý đất đai ngày càng trở nên bức xúc. Tình trạng gửi đơn thư khiếu nại không đúng thẩm quyền, gửi đơn thư khiếu nại lan tràn vượt cấp vẫn đang diễn ra. Sự hiểu biết pháp luật của người dân, của những người đi khiếu nại còn bị hạn chế rất nhiều dẫn đến sự phát sinh khiếu nại ngày một nhiều. Tỉ lệ đơn thư khiếu nại về đất đai lên đến Sở Địa Chính so với tổng số đơn thư khiếu nại về đất đai của toàn tỉnh là không lớn (15%), cho thấy phần nào công tác giải quyết khiếu nại đã có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ở các cấp cơ sở. Song thực tế tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai vẫn đang diễn ra nóng bỏng, nhiều vụ khiếu nại liên quan đến nhiều người, nhiều hộ gia đình, có vụ tồn đọng kéo dài do phức tạp, do không đủ hồ sơ…Vì vậy trong thời gian tới rất cần sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo các cấp tới việc giải quyết khiếu tố, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Vì công tác giải quyết khiếu nại tại các cấp cơ sở rất vất vả, do lượng đơn thư khiếu nại thì quá nhiều so với lực lượng cán bộ Địa Chính, hơn nữa các cán bộ lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ của quản lý đất đai. Vì vậy việc giải quyết khiếu nại gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó các khiếu nại về đất đai chủ yếu tập trung vào các dạng ( tranh chấp đất đai trong nội bộ thân tộc về ranh giới, về ngõ đi, đất cầm cố, mua bán, cho thuê, cho mượn,cho ở nhờ trong những năm trước thường không đầy đủ giấy tờ, hồ sơ thiếu, các khiếu nại về việc giao QSDĐ, đòi đất, xin lại đất cũ đã bổ đi trong thời kỳ kháng chiến, các khiếu nại liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình thu hồi đất để làm các công trình giao thông, công trình phục vụ lợi ích công cộng, các cụm kinh tế…Có những trường hợp họ tổ chức thành từng đoàn lên huyện, lên tỉnh gây sức ép với cơ quan Nhà nước, có những trường hợp họ vào nhà riêng của các cán bộ lãnh đạo để gây sức ép trong quá trình giải quyết khiếu nại gây mất trật tự an ninh. Trước tình hình đó lãnh đạo tỉnh, các ban ngành, các huyện, xã luôn tăng cường công tác tiếp dân, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm bảo công bằng trong nhân dân. Từ đó có thể biết được nguyện vọng của nhân dân để phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại về đất đai ngày một tốt hơn. Qua công tác tiếp dân chúng ta thấy được số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai ở các huyện, thị xã là rất lớn. Bảng 4: Tình hình đơn thư khiếu nại về đất đai tại 14 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tây Đơn vị tính : đơn Số TT Huyện, thị xã Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng số đơn khiếu nại Số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền Tổng số đơn khiếu nại Số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền Tổng số đơn khiếu nại Số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền 1 Đan Phượng 25 12 32 18 15 10 2 Hoài Đức 53 29 42 23 49 30 3 Chương Mỹ 25 20 35 28 32 20 4 Mỹ Đức 46 22 42 28 15 6 5 Thanh Oai 10 6 12 7 9 7 6 Thường Tín 38 30 93 80 36 11 7 Phú Xuyên 36 20 49 22 47 22 8 Ứng Hoà 45 28 53 35 26 12 9 TX Hà Đông 22 15 40 21 29 28 10 TX Sơn Tây 42 30 61 34 13 5 11 Ba Vì 56 21 34 25 28 20 12 Phúc Thọ 28 12 28 17 14 8 13 Thạch Thất 50 34 59 43 32 23 14 Quốc Oai 8 5 16 9 27 15 Tổng 484 284 596 390 372 217 Nguồn: Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại của các huyện, thị xã Từ bảng số liệu báo cáo trên ta có thể nhận thấy số lượng đơn thư khiếu nại mà các huyện, thị xã nhận được trong mỗi năm là rất lớn. Ngay trong năm 1999 thì 14 huyện, thị xã nhận tổng số đơn là 484 trong đó có 284 đơn thuộc thẩm quyền chiếm 59%. Sang năm 2000 tổng số đơn 14 huyện, thị xã nhận được là 596 đơn tăng so với năm 1999 là 112 đơn, trong đó có 390 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm 65%. Như vậy số đơn thư khiếu nại gửi lên 14 huyện, thị xã trong năm 2000 là rất lớn và tăng nhiều so với năm 1999. Trong đó số đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, điều đó chứng tỏ tình trạng gửi đơn thư khiếu nại lan tràn, vượt cấp còn diễn ra phổ biến. Sang đến năm 2001 số lượng đơn thư khiếu nại có phần biến chuyển tích cực, số lượng đơn thư khiếu nại 14 huyện, thị xã nhận được là 372 đơn, trong đó có 217 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết chiếm 58%. Tuy số lượng đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể, nhưng số lượng đơn thư khiếu nại kể cả thuộc thẩm quyền hay không thuộc thẩm quyền đều đã giảm so với năm 2000 là 224 đơn, giảm so với năm 1999 là 112 đơn. Điều đó là rất mừng cho cán bộ ngành Địa Chính. Phần nào đó đã cho thấy được sự ổn định trên địa bàn tỉnh Hà Tây, công tác giải quyết khiếu nại ở cấp xã, cấp cơ sở đã được các lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo và có kết quả tốt. Người dân phần nào đã hiểu biết về pháp luật, họ hài lòng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của các cán bộ Địa Chính. Mà điển hình là các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Phú Thọ, Đan Phượng… Song bên cạnh đó, số lượng đơn thư khiếu nại vẫn còn rất lớn so với số lượng cán bộ giải quyết khiếu nại. Đặc biệt ở cấp cơ sở, các cán bộ Địa Chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình quản lý đất đai. Vì vậy lượng đơn thư khiếu nại tồn đọng còn nhiều sang năm tiếp theo, dẫn đến các vụ khiếu nại bị kéo dài thời gian giải quyết, người dân không hiểu được lí do trì trệ việc giải quyết đơn thư khiếu nại ở cấp cơ sở. Nên họ không chờ đợi được đến lúc cấp cơ sở giải quyết cho họ, vì vậy dẫn đến tình trạng khiếu nại lan tràn, vượt cấp. Trong khi đó những đơn thư khiếu nại gửi vượt cấp do không đúng thẩm quyền giải quyết, không đúng trình tự giải quyết được gửi đúng đến nơi có thẩm quyền ( nếu có theo đúng theo luật khiếu nại tố cáo quy định). Như vậy vô tình đã làm kéo dài thời gian của người khiếu nại, làm chậm việc giải quyết khiếu nại của công dân. Làm cho người dân gửi đơn thư khiếu nại luôn trong tình trạng chờ đợi không tin tưởng vào cán bộ giải quyết khiếu nại. Họ nghi ngờ gây cho vụ việc càng phức tạp hơn. Điển hình là các huyện Thường Tín, Thạch Thất, Hoài Đức…. Nguyên nhân của khiếu nại là do công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã bị buông lỏng nhiều năm trước đây dẫn đến tình trạng dân tự chiếm quỹ đất của Nhà nước một cách lan tràn, việc mua bán trái phép cũng không ngừng diễn ra, việc giao cấp đất lại tuỳ tiện nên tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai là không tránh khỏi. Bên cạnh đó công tác quản lý hồ sơ địa chính không chặt chẽ, thông tin không cập nhật được nên hiện trạng đất thay đổi rất nhiều so với hồ sơ quản lý, các văn bản pháp luật còn chưa rõ ràng, thiếu sự nhất quán. Người dân lợi dụng kẽ hở đó nên gửi khiếu nại lan tràn khắp nơi, một phần do họ ít hiểu biết pháp luật, một phần do cố tình để đạt được lợi ích của riêng mình nên họ dùng mọi thủ đoạn, mọi phương thức để khiếu nại. Khi khiếu nại ở cấp dưới không được họ lại tiếp tục khiếu nại lên cấp trên hòng đạt được mục đích của mình, dẫn đến số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai rất lớn. Trong khi đó cán bộ giải quyết khiếu nại tại cấp cơ sở còn thiếu, lại kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, trình độ chuyên môn còn hạn chế, cán bộ cấp xã lại thay đổi thường xuyên theo nhiệm kỳ nên việc giải quyết đã khó, việc theo dõi thi hành quyết định còn khó hơn. Vì vậy, người dân ít tin tưởng vào việc giải quyết khiếu nại cấp cơ sở, từ đó phát sinh tình trạng gửi đơn thư khiếu nại lan tràn vượt cấp. II. Tổ chức thực hiện thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai tại Sở Địa Chính Hà Tây Trong cuộc sống cũng như trong hoạt động xã hội nếu quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc phát hiện công dân, nhân viên cơ quan nhà nước, các tổ chức, tập thể khác có hành vi trái pháp luật, trái đạo lý, có hại cho lợi ích xã hội, tập thể….công dân đều có quyền đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo với chính quyền các cấp. Chính quyền các cấp có trách nhiệm tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng pháp luật đã quy định. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đúng đắn, có hiệu quả thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại là trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân được tôn trọng, quyền lợi được bảo vệ, băn khoăn vướng mắc được giải quyết, những hành vi trái pháp luật được xử lý thì quan hệ khăng khít giữa nhân dân, Đảng và Nhà nước được củng cố, nền dân chủ XHCN được phát huy, tính tích cực sáng tạo của dân tộc được nâng cao. Bởi vậy, quyền được khiếu nại của công dân đối với các cấp chính quyền mang thẩm quyền nhà nước, không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào, địa phương nào và nó được thể hiện qua quá trình giải quyết khiếu nại đất đai của các cán bộ thanh tra Sở Địa Chính Hà Tây như sau. 1.Tiếp nhận đơn thư, tài liệu liên quan qua công tác tiếp công dân “Tiếp dân là bước đầu giải quyết đơn thư khiếu nại” Lịch sử hào hùng của dân tộc đã để lại cho chúng ta một bài học quý “Biết lấy dân làm gốc”. Sức mạnh tiềm tàng đó được khơi dậy phát huy đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, đánh bại mọi kẻ thù, giành thắng lợi vẻ vang trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Mà lịch sử đã chứng minh cho ta thấy điều đó. Đảng và Nhà nước ta có được ngày hôm nay cũng là luôn tâm niệm rằng “Dân là gốc”. Thấm nhuần bài học lịch sử trên, công tác thanh tra cũng dựa vào dân, việc tiếp công dân là rất quan trọng, là bước đầu tiên của việc giải quyết đơn thư khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng. Thực hiện quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo nghị định 89-CP của Chính phủ và quy định tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo QĐ 1245 QĐ/UB ngày 26/9/1997 của UBND tỉnh Hà Tây về việc tiếp công dân trên địa bàn toàn tỉnh được tăng cường thực hiện. Hầu hết các cấp, các ngành đều có trụ sở tiếp công dân, do vậy việc tiếp công dân rất được trú trọng. Trên cơ sở đó, Sở Địa Chính Hà Tây luôn coi công tác tiếp công dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Sở đã bố trí phòng tiếp công dân, lịch tiếp công dân, phân công cán bộ tiếp công dân và các lãnh đạo trực tiếp tham gia tiếp công dân. do vậy việc tiếp công dân thường xuyên và định kỳ được tổ chức thực hiện đều đặn vào thứ tư hàng tuần. Phòng tiếp dân sạch sẽ lịch sự, có bảng quy định để cán bộ tiếp công dân và công dân đến đề bạt có trách nhiệm thực hiện, tạo điều kiện tốt cho nhân dân khiếu nại, tố cáo, phản ánh ý kiến của mình. a. Cán bộ được bố trí tiếp dân thứ 4 hàng tuần của Sở gồm Năng lực của cán bộ tiếp dân liên quan đến sự thành công hay thất bại của công việc. Do đó việc phân công cán bộ tiếp công dân cần có trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, có trình độ tâm lý xã hội và am hiểu pháp luật. Người cán bộ tiếp dân phải có thái độ đúng mức, biết phàn đoán sự việc, tóm tắt và nhận định sự việc chính xác, biết hướng công dân vào trọng tâm sự việc. Nên sở đã phân công các đồng chí Giám đốc, Phó Giám đốc sở, cử một số các đồng chí Trưởng, Phó phòng chức năng của sở để tham gia ban tiếp dân của tỉnh theo yêu cầu của UBND tỉnh, định kỳ vào thứ 4 hàng tuần. Đồng thời phòng thanh tra của sở cử các cán bộ thanh tra thường xuyên cùng tiếp với các lãnh đạo, chịu trách nhiệm tổng hợp ghi chép nội dung vụ việc và sở cũng duy trì đều đặn lịch tiếp dân tại sở vào thứ 4 hàng tuần theo quy định, mỗi tuần 2 người. b. Phương tiện phòng tiếp công dân Địa điểm tiếp công dân phải thuận lợi để dân đến làm việc, đề bạt nguyện vọng dễ dàng, vì đây là nơi đại diện cho cơ quan Nhà nước, chính quyền tiếp đón công dân. ở sở Địa Chính phòng tiếp công dân được để ở tầng1 ngay cổng ngõ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đêns trình bày ý kiến của mình. Trong phòng có đủ những trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác tiếp dân như bàn ghế, ấm chén, quạt, sổ sách làm việc, bản quy định nội quy của phòng… c. Nguyên tắc khi tiếp dân đến khiếu nại của sở Địa Chính Hà Tây Để bảo đảm công tác tiếp dân đạt kết quả tốt, Sở đề ra nguyên tắc tiếp dân, các cán bộ tiếp dân phải thực hiện tốt các nguyên tắc sau: * Tôn trọng quyền khiếu nại của công dân Điều 74, Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 đều khẳng định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo cơ quan Nhà nước, cơ quan thanh tra các cấp phải tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Sự tôn trọng đó được thể hiện đầu tiên và trước hết ở việc tiếp xúc với dân. Những tổ chức tiếp dân, những cán bộ được thay mặt Nhà nước tiếp dân phải thể hiện thái độ, cử chỉ ứng xử lịch sự, nhiệt tình nghiêm túc và giải quyết kịp thời những yêu cầu, đề nghị, nguyện vộng của dân. * Khách quan, công khai, dân chủ Khách quan để đảm bảo việc xem xét, xử lý đúng với bản chất sự việc, phù hợp với diễn biến của thực tế sự việc. Trong quá trình giải quyết phải tôn trọng yếu tố khách quan, tránh áp đặt các ý kiến chủ quancủa mình làm cho sự việc thêm phức tạp, kết quả sẽ sai lệch với thực tế xảy ra. Công khai thể hiện ở việc tiếp công dân được tổ chức đoàng hoàng, công minh, chính đại tại phòng tiếp dân hoặc địa điểm tiếp dân theo đúng pháp luật. Bất cứ công dân nào cũng có quyền khiếu nại, phản ánh trình bày ý kiến chính đáng của mình tại phòng tiếp dân. Các cán bộ tiếp dân của sở luôn có trách nhiệm ghi nhận một cách trung thực và phản ánh kịp thời với cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Dân chủ được thể hiện qua quyền bình đẳng của các công dân trước pháp luật. Mọi ý kiến đều được tôn trọng, được giải quyết thấu tình đạt lý. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, các cán bộ sở luôn kết hợp chặt chẽ các yếu tố khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. * Thận trọng Những công dân đến khiếu nại tại sở bao giờ cũng đưa ra những nội dung chứng cứ khẳng định sự việc của mình là đúng, khẳng định bản thân họ bị xâm hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, họ đã tạo ra những cử chỉ gây xúc động, xiêu lòng các cán bộ tiếp dân để thúc ép làm theo ý đồ của cá nhân họ. Trong mọi tình hình cụ thể, các cán bộ tiếp dân luôn phải sáng suốt, bình tĩnh, thận trọng xem xét sự việc một cách chính xác, có căn cứ khoa học. Các cán bộ tiếp dân tại sở không bao giờ hứa hẹn hoặc khẳng định ngay một vấn đề gì khi không có đủ căn cứ hoặc khong rõ vụ khiếu nại người dân đang trình bày. Chỉ bày tỏ thái độ khi có đủ căn cứ chính xác, hiểu rõ về vụ việc khiếu nại đó và trong phạm vi có thẩm quyền. Các cán bộ luôn hết sức thận trọng khi phát ngôn và đưa ra chứng kiến. d. Trình tự, nội dung tiếp dân của các cán bộ Sở Địa Chính Hà Tây Mỗi công dân đến làm việc với cán bộ tiếp dân thường có những cách trình bày, diễn giải khác nhau. Tuỳ phong độ, tuổi tác, giới tính, trình độ hiểu biết của họ mà cán bộ tiếp dân có cách ứng xử cho phù hợp. * Tiếp xúc ban đầu Khi người dân đến phòng tiếp dân, các cán bộ tiếp dân ở sở luôn lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn, đúng mực, đó là phương châm tiếp dân của cán bộ sở. Bất kỳ tình hình nào cũng không có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu văn hoá. Vì công dân đến khiếu nại thường ở tâm trạng đang bị xâm hại về quyền lợi, bị ức chế về tinh thần, nên họ dễ nóng vội, mất bình tĩnh. Cán bộ tiếp dân vẫn nhã nhặn động viên họ trình bày tuỳ thuộc đối tượng mình tiếp là ai, nam hay nữ, tuổi tác bao nhiêu, đến đề nghị vấn đề gì để ứng xử cho phù hợp. Nếu người khiếu nại có thái độ nóng nảy, các cán bộ đã kiên trì nhã nhặn, mềm dẻo mà không được thì yêu cầu họ trình bày rõ ràng, cụ thể, cô đọng và có bằng chứng minh hoạ. Nếu những người khiếu nại tỏ ra xúc động, cán bộ động viên họ, tạo điều kiện để họ phấn khởi, bình tĩnh trình bày mục đích, nội dung, yêu cầu sự việc cần giải quyết. Người có thái độ thiếu văn hoá thì cán bộ tiếp dân xác định tư tưởng cho họ đây là cơ quan Nhà nước cần nghiêm túc. Trong mọi tình huống, người tiếp dân phải giành thế chủ động, sáng suốt phán đoán sự việc, kết luận sự việc chính xác, có đầy đủ cơ sở khoa học. * Quá trình làm việc Sở đã có quy định rõ đối với các cán bộ tiếp dân tại bàn làm việc cần ghi rõ ngày, họ tên, địa chỉ, nội dung người dân đến làm việc vào sổ tiếp dân. Sau đó yêu cầu họ cung cấp đơn từ, các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn ( nếu có ). Bảng 5: Công tác vào sổ tiếp dân của các cán bộ tiếp dân năm 2001 Ngày tháng Họ tên của cán bộ tiếp dân Họ tên công dân Địa chỉ của công dân Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị Ghi chú 2/5 Hồ Văn Thanh Lại Hà Nhi Ta Nai Hoài Đức KN-tranh chấp ngõ đi Đang xem ._. này các cơ quan Nhà nước “sợ sai” trong việc giải quyết nên buộc người dân cung cấp nhiều tài liệu, xác nhận nhiều nơi về nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng …. Gây mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng tồn đọng đơn thư khiếu nại rất nhiều. Với lại các đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn, tồn đọng lại nhiều hơn. Vì vậy quá trình giải quyết các khiếu nại về đất đai là một vấn đề rất nóng bỏng cho các nhà quản lý đất đai. 2. Do hệ thống các văn bản pháp luật ban hành nhiều nhưng chưa đồng bộ, nhận thức về pháp luật của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế nên khó khăn cho việc áp dụng khi giải quyết khiếu nại. Nên chưa thật sự phát huy hết vai trò là công cụ thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai. Hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta nói chung là chưa hoàn chỉnh, việc ban hành chính sách pháp luật chưa đồng bộ, chưa kịp thời, chưa sát với thực tế, hay thay đổi và thiếu công bằng cho các đối tượng áp dụng. Có những văn bản pháp luật thể hiện sự thống nhất nhưng cũng có những văn bản pháp luật cùng quy định một vấn đề thể hiện thiếu sự nhất quán, thậm chí có khi còn trái ngược nhau. Tình trạng đó gây khó khăn rất lớn trong quản lý đất đai. Dẫn đến việc áp dụng luật trong quản lý đất đai càng trở nên khó khăn gấp bội. Hơn nữa, sự am hiểu pháp luật của người dân, người sử dụng đất đai còn rất yếu. Vì vậy khi thực hiện các thủ tục họ không cung cấp đủ cho cơ quan địa chính những tài liệu, căn cứ có liên quan (có nhiều người không còn lưu giữ các giấy tờ có liên quan đến đất đai ). Ngoài ra nhiều sự việc đã có quyết định giải quyết đúng pháp luật nhưng người dân vẫn chưa đồng ý và vẫn tiếp tục khiếu nại lên cấp trên. Về nguyên tắc, cứ có hồ sơ thì ngành ĐC phải có trách nhiệm giải quyết, thẩm tra như vậy hồ sơ cũ chưa giải quyết xong thì đã có hồ sơ mới nhận vào. Một bộ phận không nhỏ đó thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật về cả thủ tục thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Nhà nước. Do đó dẫn đến tình trạng khiếu nại đến các cơ quan không có thẩm quyền giải quyết hoặc khiếu nại vượt cấp lên TƯ là điều dễ xảy ra . Nguyên nhân một phần là do công tác phổ biến tuyên truyền và sự chồng chéo thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật. Không ít trường hợp người đi khiếu nại quyết định giải quyết lần đầu của cơ quan có thẩm quyền mà không biết rrằng thời hạn khiếu nại đã hết, có hiện tượng người dân sau khi thua kiện đã làm đơn vu khống, tố giác cán bộ thanh tra làm việc không khách quan, thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ, của cơ quan Nhà nước gây mất lòng tin của nhân dân. Bên cạnh đó có một số người mặc dù hiểu biết rõ các quy định của pháp luật xong cố tình không thực hiện do thoả mãn các yêu cầu cá nhân nên vẫn tiếp tục đi khiếu nại, có trường hợp lợi dụng để kích động lôi kéo, trục lợi tạo thành đoàn người đi khiếu nại gây rất nhiều khó khăn cho công tác giải quyết khiếu nại. Điều này cho thấy trong thời gian tới, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân phải được coi trọng là biện pháp ưu tiên hàng đầu trongviệc cải cách thủ tục hành chính. 3. Tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc các công cụ pháp luật, chưa đúng trình tự, kết luận thiếu chứng cứ pháp lý ở các cấp cơ sở và công tác hoà giải cơ sở chưa được trú trọng nên quyết định giải quyết khiếu nại của cấp cơ sở chưa mang tính thuyết phục và việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại chậm trễ dẫn đến vụ khiếu nại dai dẳng, kéo dài Đất đai là vô cùng quý giá nhưng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở cơ sở chưa được thật sự nghiêm minh. Ở nhiều nơi người dân vẫn tiếp tục vi phạm trắng trợn pháp luật đất đai, chính quyền địa phương thì xử lý các trường hợp đó thiếu cương quyết dẫn đến coi thường bất chấp pháp luật của một số người. Về các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát sinh khiếu nại cấp uỷ, cấp chính quyền nhiều huyện chưa tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, còn né tránh đùn đẩy. Nhiều trường hợp giải quyết không triệt để đối với các sai phạm nên gây ra tình trạng khiếu nại vừa nhiều,vừa phức tạp. Bên cạnh đó có một số việc đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện ở cấp cơ sở chưa tốt, thiếu kiểm tra đôn đốc kịp thời do đó gây khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc cho nhân dân và làm phát sinh những quan hệ khiếu nại mới phức tạp hơn, dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp lên TW gây tốn nhiều thời gian công sức của nhân dân. Về việc thu thập hồ sơ tài liệu để giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai ở các cơ sở cũng chưa theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật khiếu nại tố cáo, còn sơ sài thiếu căn cứ pháp luật để giải quyết, có trường hợp văn bản giải quyết không rõ ràng đặc biệt ở cấp xã. Đây là nguyên nhân dẫn đến không thống nhất quan điểm xử lý giữa các cấp điều này gây ra tình trạng các quy định có hiệu lực thi hành chậm và không đầy đủ gây thắc mắc trong nhân dân cũng dẫn đến khiếu nại bị kéo dài thời gian giải quyết. Về công tác hoà giải cơ sở chưa được trú trọng đúng mức. Còn có hiện tượng cán bộ hoà giải chưa hiểu một cách đầy đủ các văn bản pháp luật để vận dụng khi hoà giải, làm qua loa cho xong chuyện, chưa thật sự nhiệt tình trong công tác hoà giải làm tác động đến tâm lý của người khiếu nại cũng như người bị khiếu nại. Các đơn vị cơ sở chưa thật sự quan tâm, chú ý đến công tác hoà giải và giải quyết khiếu tố về đất đai hoặc việc giải quyết khiếu nại không đến nơi đến chốn, kéo dài thời gian, đã dẫn đến lượng đơn phát sinh vượt cấp lên trên còn nhiều, trong khi đó ở cấp trên các đơn thư khiếu nại không đúng thẩm quyền theo trình tự giải quyết khiếu nại lại được chuyển xuống cấp dưới có thẩm quyền giải quyết, gây tình trạng đơn thư khiếu nại chuyển vòng quanh, làm kéo dài thời gian của người khiếu nại và đánh mất lòng tin của nhân dân vào cán bộ địa chính. Về công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định đã có hiệu lực pháp luật làm chưa được nhiều. Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh, Tỉnh uỷ những giải pháp hữu hiệu về giải quyết các vướng mắc trong quản lý đất đai, về việc thực hiện NĐ 17 CP về 5 quyền của người sử dụng đất, đặc biệt là xử lý các vấn đề tồn tại về đất đai do lịch sử để lại còn nhiều vướng mắc và lúng túng. Ngoài ra trong quá trình đền bù giải toả mặt bằng, di dời dân cư, một số đơn vị thực hiện chưa đúng những quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao quyền sử dụng đất, phương án đền bù giải toả, di dời chưa hợp lý. Mặt khác giá đền bù theo quy định nói chung còn thấp so với thực tế, người dân nghèo không có khả năng bù thêm để mua chỗ khác, trong khi đó UBND các cấp không có đủ quỹ đất để xây dựng các cụm dân cư. Đây cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại trong quản lý đất đai thời gian qua, làm tồn đọng đơn thư khiếu nại. 4. Đội ngũ cán bộ địa chính nói chung và cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại nói riêng còn thiếu và yếu, trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập và còn kiêm nhiệm nhiều đặc biệt là cấp cơ sở dẫn đến việc giải quyết khiếu nại cấp cơ sở chưa tốt, vẫn có khiếu nại sai về trình tự, thủ tục, thẩm quyền Thực tế cho thấy thực hiện cải cách thủ tục hành chính và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai, vai trò của cán bộ địa chính đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã (phường, thị trấn, xã) và cấp huyện (huyện, quận, thị xã) hết sức quan trọng điều này cũng đã được khẳng định qua những văn bản pháp luật đất đai, ngày càng quy định nhiều trách nhiệm cho cán bộ địa chính cấp xã, huyện (như NĐ 17). Tuy nhiên hiện nay trình độ chuyên môn của các cán bộ cơ sở còn ở mức thấp, các cán bộ địa chính ở phòng Địa Chính có trình độ đại học rất ít, nhất là đại học chuyên ngành địa chính, cán bộ địa chính xã lại chưa được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc có bồi dưỡng nhưng chưa có hiệu quả. Có thể nói trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập, cán bộ được đào tạo bậc đại học và trung cấp nhiều nhưng phần lớn thuộc nhiều ngành khác nhau. Trong khi đó nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học và trung học ngành địa chính do các trường đào tạo nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Hơn nữa ngành địa chính có những đặc thù riêng mang tính tổng hợp về pháp lý, về kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai, chính vì vậy gây rất nhiều khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Như vậy cán bộ còn chưa bồi dưỡng được nhiều cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, toàn diện đặc biệt là trong tham mưu đề xuất nhằm giải quyết những vướng mắc đang nảy sinh trong thực tế. Đội ngũ cán bộ phòng địa chính các huyện, thị còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trong lĩnh vực thanh tra giải quyết khiếu nại. Đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã chưa quy hoạch và chỉ đạo cụ thể, chưa có phương án đào tạo quản lý sử dụng theo địa chỉ và quản lý vững chắc. Tình trạng tự ý thay cán bộ địa chính cấp xã vẫn diễn ra mà chưa có cơ chế để xử lý việc đơn phương quyết định đó. Từ đó ta thấy đội ngũ cán bộ địa chính ở cơ sở thường không ổn định do phải thay đổi theo nhiệm kỳ HĐND, bên cạnh đó là việc kiêm nhiệm công tác gây không ít khó khăn cho việc lưu trữ thông tin, quản lý hồ sơ sổ sách càng gây khó khăn trong việc áp dụng để giải quyết khiếu nại về đất đai. Cùng đó ngành địa chính tổ chức lại chưa lâu, đến nay mới được 8 năm, trong khi đó rất những biến chuyển về tổ chức sản xuất nên đến nay bộ máy tổ chức vẫn chưa có đủ điều kiện để quản lý toàn diện đất đai một cách sâu sắc trong tình hình mới, gây nên nhiều cuộc tranh chấp đất đai dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày một gia tăng. Vậy mà ở một số nơi còn chủ trương sát nhập phòng địa chính và phòng nông nghiệp lại thành một. Theo em nhận thấy điều này cần phải được xem xét cân nhắc kỹ, chủ trương tinh giản bộ máy, cải cách thủ tục hành chính là đúng đắn, nhưng cần phải xác định rõ điều cần cải cách hiện nay trong lĩnh vực đất đai là giải pháp từ gốc của từng vấn đề. CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢI QUYẾT TỐT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI SỞ ĐỊA CHÍNH HÀ TÂY Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Địa chính. Để giải quyết có hiệu quả các trường hợp khiếu nại về đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, trước hết tôi mạnh dạn đưa ra một số dự báo và đề xuất giải pháp cho công tác quản lý đất đai mà Sở Địa Chính Hà Tây đang cố gắng thực hiện Dự báo và giải pháp thực hiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong những năm tới Dự báo khả năng và giải pháp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã có chỉ thị số 11 ngày 10/4/1998 để đôn đốc chỉ đạo các huyện đẩy nhanh tiến độ đổi ruộng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất thổ cư. Đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn lại 4% số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận tập trung ở các huyện như: Ba Vì, Thạch Thất, ứng Hoà. Lý do chưa được cấp là do một số nơi chưa thực hiện giao ruộng cho hộ theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, một số nơi khác do hộ tồn đọng sản phẩm hoặc ở đó tình hình đơn thư khiếu nại phức tạp. Vì vậy, Sở đã có chủ trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trong năm 2002. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và đất ở cho đến nay toàn tỉnh mới cấp được 42% và 48%, như vậy là rất chậm. Nguyên nhân do cán bộ chưa kiểm tra, theo dõi thường xuyên, cán bộ xã chưa chủ động tích cực chỉ đạo thực hiện, họ lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc, bản đồ cũ có nhiều biến động nay cấp giấy chứng nhận phải tiến hành rà soát, chỉnh lý, bổ sung làm tốn nhiều thời gian, công sức trong khi đó kinh phí lại hạn hẹp. Nên UBND tỉnh, Sở Địa Chính Hà Tây chủ trương chỉ đạo và đưa ra nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất ở như: hỗ trợ kinh phí, cho phép các huyện được hợp đồng thêm cán bộ nghiệp vụ, tập trung toàn bộ lực lượng, kinh phí và áp dụng các hình thức đo đạc phục vụ kịp thời để cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị trong năm 2002. Có được như vậy thì khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại mới có cơ sở pháp lý là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ công tác giải quyết khiếu nại về đất đai được nhanh chóng, kịp thời tránh sự tồn đọng lâu. Dự báo và giải pháp thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch đất đai Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 tỉnh Hà Tây đến 30/10/2001 đã cơ bản hoàn thành và chờ xét duyệt. Còn quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thì một số huyện làm rất tốt, còn một số huyện đến nay vẫn chưa xây dựng được. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến nay toàn tỉnh mới có 17 xã đã có quy hoạch, số xã còn lại chưa lập xong hoặc chưa lập quy hoạch. Nguyên nhân do công tác quy hoạch mang tính tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong khi đó lực lượng cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về nghiệp vụ, kinh phí lại hạn hẹp. Trước tình hình đó tỉnh Hà Tây, Sở Địa Chính Hà Tây cùng các ban ngành các cấp khắc phục tình trạng trên để các huyện, các xã xây dựng được quy hoạch trong hai năm tới. Về thực trạng tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm trong thời gian qua đạt thấp. Việc xây dựng kế hoạch ở cấp huyện và xã chưa được trú trọng đặc biệt là cấp xã, vì thiếu cán bộ nên phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên nghiệp vụ cán bộ yếu, sự thay đổi các cán bộ do hết nhiệm kỳ cũng là nguyên nhân làm trì trệ công việc, kinh phí lại không nhiều dẫn đến việc thực hiện kế hoạch đạt rất thấp ( 23% kế hoạch). Trong năm tới, triển khai ngay việc thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo tinh thần nội dung của Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ và thông tư số 1842/2001/TT-TCĐC ngày 1/11/2001 của Tổng cục Địa chính. Đặc biệt triển khai ngay việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các huyện,thị xã, các xã, phường để có cơ sở thực hiện kế hoạch theo luật định. Để làm được điều đó, thì phải có sự hỗ trợ về kinh phí, lực lượng cán bộ có nghiệp vụ và căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì mới đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện kế hoạch, theo quy hoạch của vùng. Làm cơ sở pháp lý trực tiếp trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai được tốt hơn. Dự báo và thực hiện công tác đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính Công tác đo đạc bản đồ năm 2000, 2001 Sở Địa Chính Hà Tây đã chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc để đẩy nhanh việc hoàn chỉnh kết quả đo đạc bản đồ trên địa bàn một số huyện: thị xã Hà Đông, huyện Thạch Thất…Nhưng phần lớn các huyện, các xã vẫn chưa có được bản đồ địa chính hoặc bản đồ quá cũ không đáp ứng được sự biến động của đất đai ngày một lớn. Nguyên nhân là Tổng cục Địa Chính không cấp tiếp kinh phí, kinh phí Sở lại có hạn, các việc đang làm dở dang bị chậm tiến độ vẫn chưa hoàn tất. Việc phát huy vai trò chức năng quản lý Nhà nước về đo đạc bản đồ còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Chưa có kế hoạch triển khai thực hiện việc điều tra, khảo sát, phân loại, đánh giá chất lượng bản đồ hiện có tại các xã đang sử dụng để có kế hoạch đo vẽ, chỉnh lý bản đồ để khai thác sử dụng nguồn tư liệu bản đồ hiện có phục vụ kịp thời cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý đất đai. Vì vậy cần huy động kinh phí, lực lượng vào công tác này, nhằm rút ngắn thời gian đo đạc, không những thế cần phải có kế hoạch lưu trữ các hồ sơ, bản đồ địa chính để khi cần đến ta đã có thể khai thác nguồn tư liệu đã lưu trữ phục vụ được tốt cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai có hiệu quả. Một số giải pháp thực hiện tốt việc đền bù giải phóng mặt bằng là cơ sở rút ngắn thời gian giải quyết khiếu nại đất đai trong lĩnh vực đền bù GPMB Để thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng thì ta phải có chính sách đền bù phù hợp với thực tế, điều chỉnh giá đền bù sát với thị trường, coi trọng phương thức hỗ trợ tài chính nhằm thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, tái định cư. Phải có phương án đền bù và thực hiện đúng theo phương án, thực hiện đền bù đất đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai là điều kiện rất cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh, nhưng đó chưa phải là điều kiện đủ. Vì vậy, giải quyết khiếu nại về đất đai được tốt thì phải có những biện pháp trực tiếp như: việc đưa ra những văn bản pháp luật về đất đai phù hợp với thực tế, tổ chức quản lý đất đai được tốt và việc tổ chức thực hiện giải quyết khiếu nại đất đai như thế nào để công tác giải quyết khiếu nại đựơc kết thúc nhanh chóng, chính xác, đáp ứng được nguyện vọng của công dân đến khiếu nại. 2. Trước hết tăng cường pháp chế XHCN, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại a. Tăng cường tính khả thi của các văn bản pháp luật Văn bản pháp luật của ta đang có tình trạng vừa thiếu, vừa thừa, vừa chồng chéo, vừa thiếu đồng bộ. Vì vậy cần khắc phục tình trạng cụ thể của các văn bản pháp luật hiện nay: loại bỏ các quy định không còn phù hợp đảm bảo luật ban hành ra phải thực hiện được ngay, không đợi các văn bản hướng dẫn dưới luật. Tập trung rà soát, bổ sung hoàn chỉnh các văn bản pháp luật, pháp quy cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Từng bước tiến tới xây dựng bộ luật đất đai hoàn chỉnh, đủ điều kiện để điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai. Trước mắt là điều chỉnh, bổ sung luật đất đai và bổ sung luật khiếu nại tố cáo. NĐ 22/1998/nghị định của Chính Phủ, thông tư liên bộ số 02/TTLB và thông tư 145/TT-TC. Cần tiếp tục có những quy định thống nhất trong quản lý và sử dụng đất đai, xử lý nghiêm minh những vi phạm, những sai phạm trong quản lý sử dụng đất đai dù là tập thể hay cá nhân. Ngăn chặn một cách hiệu quả các tranh chấp khiếu nại về đất đai bằng cách ngay từ khâu đo đạc phải tiến hành một cách chính xác, đúng diện tích, đúng họ tên, đề phòng khi xảy ra tranh chấp khiếu nại có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết. Cần có biện pháp chế tài đối với người vi phạm một cách thực tế ngay người gửi đơn cũng thực hiện biện pháp này, tôn trọng trước các cơ quan chức năng và chịu trách nhiệm về những gì mình khiếu nại tố cáo. Biện pháp này nhằm hạn chế những trường hợp tuỳ tiện khiếu nại tố cáo gây phiền nhiễu cho các cơ quan chức năng. b. Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai bằng pháp luật tránh sự buông lỏng quản lý Trong quản lý nói chung, quản lý đất đai nói riêng cần có hành lang pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật tác động vào ý chí của con người điều chỉnh hành vi con người. Thông qua pháp luật bảo đảm bình đẳng, công bằng giữa tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, đảm bảo lơi ích cho người sử dụng đất hợp pháp, duy trì trật tự an toàn xã hội. Muốn như vậy chúng ta cần tăng cường quản lý đất đai bằng pháp luật, bằng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ chặt chẽ. Tập trung đổi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động của ngành để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý đất đai phục vụ phát triển kinh tế và giải quyết tốt khiếu nại. c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật là một trong những biện pháp hết sức quan trọng nhằm giải quyết tốt các khiếu nại của nhân dân góp phần ổn định tình hình. Có thể nói các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng là lực lượng đi đầu trong công tác này. Cần phải làm cho nhân dân hiểu được khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân và nhằm bảo vệ lợi ích của công dân, Nhà nước. Muốn vậy người dân phải nắm được các quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu nại tố cáo đất đai, để tạo điều kiện tốt cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng các khiếu nại về đất đai. Cần có kế hoạch cụ thể và đầu tư thích đáng để tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật trong đời sống xã hội, để mọi người, mọi tổ chức đều có nghĩa vụ tuân theo và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tránh việc khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra có thể đưa pháp luật vào trong trường học để học sinh, sinh viên hiểu biết và thực hiện theo pháp luật. 3. Củng cố tổ chức bộ máy, tăng cường hoạt động, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai a.Tăng cường hoạt động của cán bộ thanh tra địa chính Hàng năm thanh tra sở Địa Chính Hà Tây chủ động xây dựng kế hoạch công tác thanh tra trong năm để chuẩn bị các điều kiện hình thành theo kế hoạch phê duyệt. Hoạt động đều cả 2 lĩnh vực: thanh tra vai trò quản lý Nhà nước và thanh tra hoạt động nghiệp vụ chuyên môn đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra. Phát hiện và phản ánh kịp thời các nguyên nhân khiếu nại phát sinh từ công tác quản lý và hoạt động nghiệp vụ. Tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của ngành. Tổng kết hoạt động thanh tra để xây dựng cơ sở lý luận cho các nội dung thanh tra về vai trò quản lý Nhà nước đối với đất đai. Duy trì chế độ phản ánh báo cáo kịp thời, nắm bắt tình hình khiếu nại tố cáo, có biện pháp thống nhất qua đó xây dựng các văn bản pháp luật, pháp quy kịp thời giải quyết khiếu nại. Thanh tra Địa Chính là một bộ phận của thanh tra Nhà nước hoạt động ở một chuyên ngành chuyên môn, vì vậy cần có sự hợp tác chặt chẽ với thanh tra Nhà nước để tăng cường sự thống nhất nhận thức đối với các vấn đề cụ thể của từng sự việc, bảo đảm cho điều kiện của thanh tra. Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thanh tra chuyên đề nhằm vào 2 hướng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong công tác quản lý Nhà nước vè đất đai của lãnh đạo ngành, các cấp, các địa phương, ngăn chặn kịp thời và xử lý thích đáng các vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất đai. Thanh tra Địa Chính là 1 chức năng thiết yếu của ngành trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ tập trung của thanh tra Địa Chính Hà Tây là thẩm tra, xác minh và đề xuất biện pháp, giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai. Mặt khác phải chuẩn bị các điều kiện để tiền hành việc thanh tra, làm tốt được nhiệm vụ này cũng chính là giải quyết được nguồn gốc nguyên nhân của khiếu nại. b. Củng cố tổ chức bộ máy thanh tra Địa Chính Thanh tra của ngành Địa Chính Hà Tây phải được củng cố về tổ chức, được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, để đủ sức tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, sở giải quyết các khiếu nại được giao nhiệm vụ giải quyết. Đồng thời thanh tra, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn cấp dưới. Cần có cơ chế mở cho thanh tra địa chính bằng cách: Nếu phát hiện những dấu hiệu sai phạm trong lĩnh vực đất đai, thì vừa báo cáo lên cấp trên, vừa tiền hành thanh tra xử phạt vi phạm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình. c. Bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai Để đạt được kết quả cao trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai thì các cán bộ phải luôn được bồi dưỡng nghiệp vụ. Tức phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng đào tạo cán bộ địa chính cấp xã đạt mức phổ cập trung học địa chính. Có thể nói cán bộ địa chính phần lớn được đào tạo từ chuyên ngành khác. Trong khi đó quản lý đất đai là một đặc thù riêng của ngành địa chính. Vì vậy chúng ta cần phải kiện toàn hệ thống tổ chức ngành địa chính từ tỉnh đến cơ sở, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính cả về thể lệ, tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng giảm đầu mối, tinh giản biên chế, đơn giản thủ tục, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Cùng đó cần phát triển và sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thu thập xử lý quản lý, cấp phát thông tin đất đai, đo đạc bản đồ trong công tác quản lý và thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai. Cần ổn định đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã (cấp cơ sở) hạn chế việc kiêm nhiệm, việc thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng hồ sơ sổ sách, theo dõi tình hình biến động đất đai cũng như tính liên tục của công tác địa chính ở cơ sở trong đó công tác giải quyết khiếu nại. Bên cạch đó phải tthường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý Nhà nước về đất đai cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao nghiệp vụ thanh tra giải quyết khiếu nại đất đai ở cơ sở cho các cán bộ địa chính. Về cán bộ giải quyết khiếu nại về đất đai cần được quan tâm đúng mức. Vì cán bộ giải quyết khiếu nại là một trong những yếu tố quyết định kết quả giải quyết khiếu nại. Để hoàn thành được nhiệm vụ của mình, giải quyết được những đơn thư khiếu nại tồn đọng thì Nhà nước và ngành địa chính cần thực hiện biện pháp như: Nâng cao nghiệp vụ bằng cách Nhà nước có chế độ chính sách hỗ trợ học tập, hỗ trợ cho thực thi, quan tâm vật chất tinh thần các cán bộ. Đảm bảo phương tiện, trang bị cho hoạt động thanh tra, khi thi hành nhiệm vụ cần có thể thanh tra, điều tra xác minh. Có khen thưởng, kỷ luật kịp thời các thanh tra viên trong quá trình giải quyết khiếu nại. Thanh tra phải tiếp cận nhiều thực tế, xuống tận các cơ sở, địa phương để tổng hợp phân tích và đưa ra quyết định về báo cáo lên cấp trên. 4.Giải quyết triệt để khiếu nại, theo dõi đôn đốc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại và tăng cường công tác tiếp dân Để giải quyết triệt để đơn thư khiếu nại về đất đai, tình trạng đơn thư tồn đọng hoặc đơn thư đã được giải quyết, mà nhân dân vẫn tiếp tục khiếu nại phải chú ý một số vấn đề sau: Phải coi việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân nói chung, trong đó có giải quyết khiếu nại về đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của từng địa phương. Thanh tra ngành địa chính phải tập trung lực lượng, thòi gian, vật chất hơn nữa để giải quyết khiếu nại. Phải thống nhất quan điểm và có sự phối hợp giữa các ngành các cấp, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết khiếu nại đất đai, xử lý vi phạm và thực hiện quyết định giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Xử lý kịp thời và cương quyết với các trường hợp cố tình khiếu nại sai sự thật, kích động lôi kéo, khiếu kiện thuê gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước, làm tốn thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước, của công dân. Thanh tra Sở Địa Chính cùng sở tư pháp và sở văn hoá thông tin xây dựng kế hoạch phối hợp, triển khai tuyên truyền, quán triệt phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo nói riêng một cách sâu rộng trogn cán bộ và nhân dân. Không ngừng đổi mới công trình, lề lối giải quyết theo hướng tập trung đầu mối nhanh gọn chính xác và đúng pháp luật, đúng quy trình thủ tục đã quy định trong luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo, giải quyết đúng thẩm quyền của mình tránh khiếu nại vượt cấp trên. Phải chú ý làm tốt tất cả các khâu từ tiếp công dân, thụ lý xử lý đơn thư khiếu nại, đến thẩm tra xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Có như vậy mới đảm bẩo cho vụ việc khiếu nại được giải quyết kịp thời, dứt điểm, thuyết phục được cả người khiếu nại và người bị khiếu nại tôn trọng và thực hiện nghiêm túc quyết định giải quyết khiếu nại đã được ban hành. Duy trì và thực hiện công tác tiếp dân, qua đó tuyên truyền chế độ chính sách, giải thích thẩm quyền giải quyết khiếu nại để dân khiếu nại đúng cơ quan có thẩm quyền. Cần cải cách thủ tục hành chính công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại. Có cải cách đổi mới thì mới đảm bảo giải quyết khách quan, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật, khắc phục đơn thư tồn, chuyển gửi lòng vòng gây phiền hà cho công dân. Thủ trưởng các cấp các ngành phải thực sự quan tâm làm tròn trách nhiệm của mình trong công tác này. Phân cấp, phân quyền và phân công trách nhiệm giải quyết khiếu nại cụ thể, cấp trên không làm thay mà chỉ hướng dẫn cấp dưới giải quyết. Tạo ra phong cách làm khoa học, có ý thức trách nhiệm trước pháp luật, cấp dưới phải thi hành quyết định của cấp trên, người khiếu nại phải thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực. Đẩy mạnh nội dung hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất cho mọi đối tượng để chính quyền chỉ thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về đất đai mà không giải quyết khiếu nại nhiều. Có chế độ khen thưởng, kỷ luật kịp thời đối với cán bộ trong việc thanh tra giải quyết khiếu nại. Về chủ trương biện pháp giải quyết phải bảo đảm nhất quán từ tỉnh đến cơ sở, không giải quyết lại những vụ mà trước đây đã giải quyết theo đúng chủ trương đường lối của Đảng. Kết luận Nhìn lại những năm qua, chúng ta thấy công tác thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Tây có những chuyển biến đáng kể. Các cấp các ngành có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các cuộc thanh tra, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật đất đai một cách nhanh chóng, kịp thời. Giải quyết được số lượng lớn đơn thư khiếu nại, đã kịp thời khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho nhiều người. Cũng qua việc giải quyết khiếu nại về đất đai của công dân, nhiều cấp đã kịp thời chấn chỉnh và uốn nắn những sai phạm, yếu kém trong quản lý đất đai. Đồng thời bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật đất đai sát với thực tiễn cuộc sống, giữ vững kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết khiếu nại về đất đai cũng còn nhiều bất cập đó là đơn thư khiếu nại tồn đọng còn nhiều, đơn gửi vượt cấp có chiều hướng gia tăng, việc giải quyết còn chậm trễ và chưa nghiêm minh. Một vấn đề khó khăn là những khiếu kiện liên quan đến đất đai tồn tại do lịch sử để lại chưa thể giải quyết dứt điểm trong một thời gian ngắn. Thêm vào đó, số lượng đơn thư khiếu nại về đất đai quá lớn, nội dung có nhiều tình tiết phức tạp, việc giải quyết khiếu nại về đất đai gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của ngành Địa Chính, đòi hỏi ngành địa chính phải tập trung hơn nữa các nguồn lực để đưa ra hướng giải quyết các khiếu nại về đất đai một cách triệt để. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0030.doc
Tài liệu liên quan