Lời nói đầu
Trong xu thế phát triển chung của đất nước và quá trình hội nhập với thế giới, ngành ngân hàng đóng góp một vai trò hết sức to lớn. Để đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế, ngân hàng đã từng bước củng cố, cải tiến và phát triển trong toàn bộ hệ thống.
Thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng là một dịch vụ phong phú, đa dạng và liên tục phát triển, đáp ứng được một phần lớn yêu cầu của nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp việc tập
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung và phân phối vốn được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn giúp Nhà nước quản lý vĩ mô một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Người viết hy vọng rằng qua việc nghiên cứu đề tài : “Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long” sẽ cho một cái nhìn tổng quan về thực trạng của việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long nói riêng và ở các ngân hàng thương mại nói chung hiện nay. Để từ đó phân tích nguyên nhân cũng như đề ra giải pháp mở rộng dịch vụ này.
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
Đề tài hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Cao Cự Bội, cùng các cán bộ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long trong suốt thời gian em thực tập, làm luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt
I.Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức thanh toán tiền, hàng hóa dịch vụ của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng bằng cách trích từ tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản.
Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng.
Thanh toán không dùng tiền mặt thông thường gồm có 4 bên:
- Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng.
- Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch.
- Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
- Ngân hàng phục vụ bên bán, tức Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch.
II.Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường
1. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. Đó là sự đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển, luôn đòi hỏi phải có những thay đổi trong phương tiện thanh toán, mua bán hàng hóa:
Từ việc trao đổi hàng hóa thông qua chính bản thân hàng hóa đó, rồi đến vật ngang giá (những sản phẩm có tính phổ biến, dễ chấp nhận : đồng tiền kim loại như vàng , bạc). Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa, thì việc sử dụng tiền vàng có rất nhiều bất tiện (nặng, khó vận chuyển khi mua một khối lượng hàng hóa lớn, Nhà nước phải dự trữ một khối lượng vàng lớn). Do vậy tiền giấy đã ra đời, rất tiện cho việc chia nhỏ, lưu thông, cất giữ. Đây cũng là hình thức tiền tệ hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới, nó chính là tiền pháp định của mỗi quốc gia.
Nhưng khi nền kinh tế trên thế giới đã có những thay đổi lớn như hiện nay, cả thế giới như một nền kinh tế khổng lồ, thống nhất, không giới hạn về danh giới địa lý, trong đó mỗi quốc gia “không thể” tự tách mình ra khỏi. Sự gắn kết đó có được là nhờ một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cụ thể là mạng Internet toàn cầu. Do vậy đòi hỏi phải có hình thức tiền tệ mới, thỏa mãn yêu cầu: gọn nhẹ, bảo đảm, an toàn, dễ dàng trong thanh toán ở mọi lúc mọi nơi, mà lại sinh lời. Đó chính là hình thức “thanh toán kín bằng điện tử“ hay còn gọi bởi thuật ngữ “thanh toán không dùng tiền mặt“.
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt có trong lưu thông, giảm chi phí trong các khâu in ấn, kiểm đếm, vận chuyển giảm được chi phí lao động xã hội, đảm bảo cho các dòng vốn trong nền kinh tế xã hội được tập trung và phân phối nhanh, đáp ứng có hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay:
- Thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội, bởi tiền tệ vừa là khởi đầu và cũng vừa là kết thúc của một chu kỳ sản xuất.
- Thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông.
- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý và kiểm tra được quá trình sản xuất và lưu thông của nền kinh tế.
-Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
2.1.Đối với Ngân hàng
Cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng và nền kinh tế tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ. Từ đó thay đổi cơ cấu thu nhập trong tổng thu nhập, nâng cao khả năng tài chính, khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững.
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các ngân hàng thương mại, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Đồng thời kích thích các hoạt động dịch vụ ngân hàng liên quan phát triển: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến. Đây cũng chính là điều kiện để thu hút, hấp dẫn khách hàng quan hệ với ngân hàng.
Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng nắm được những thông tin về tình hình thanh toán, hoạt động của khách hàng, là những thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng.
2.2.Đối với khách hàng
Than toán qua ngân hàng mang lại lợi ích to lớn cho khách hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh (chi phí vận chuyển, chi phí kiểm đếm…) từ đó, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bảo đảm tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn, và bảo mật cho khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán ngày càng cao. Cụ thể: Chỉ bằng một lệnh của chủ tài khoản, một giao dịch có thể được thực hiện ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ chuyển tiền điện tử và công nghệ online. Đây là tiện ích dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng trong ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.
Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán (nhất là các loại thẻ ngân hàng), tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất: tiện ích và chi phí giao dịch thấp.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về vốn và tài sản, tránh được rủi ro.
2.3.Đối với nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang tính vĩ mô, có ý nghĩa kinh tế - xã hội cao:
- Tạo điều kiện cho các TCTD khai thác tốt chức năng trung gian thanh toán của nền kinh tế, thực hiện quá trình chu chuyển tiền tệ cho nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế.
- Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh chóng, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa.
- Góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông trên thị trường, hạn chế lạm phát, lưu thông tiền tê, ổn định giá trị đồng tiền; tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ điều hòa lưu thông tiền tệ, kiểm soát các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt giữa các ngân hàng khác hệ thống, thường xuyên nắm được khối lượng chu chuyển tiền tệ không bằng tiền mặt, nâng cao hiệu lực thi hành chính sách tiền tệ quốc gia.
III.Điều kiện thực hiện và nguyên tắc thanh toán
1. Điều kiện thực hiện
Các cá nhân và đơn vị muốn thực hiện thanh toán qua ngân hàng cần phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Tài khoản tiền gửi có đủ số dư để chi trả.
Chấp hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
2.Nguyên tắc thanh toán
Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 ban hành : “ Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt” thì việc thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân theo các quy định chung sau:
- Các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
- Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo Quy chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành.
- Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật.
- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm:
+ Thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của chủ tài khoản bảo đảm chính xác, an toàn, thuận tiện, hàng; chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.
+ Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực hiện thanh toán và được quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, đồng thời không chịu trách nhiệm về những nội dung liên đới của hai bên khách hàng.
+ Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý theo pháp luật.
- Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài ngành khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng chịu tác động của nhiều nhân tố: Kinh tế, tập quán khách hàng, công nghệ thông tin…việc nghiên cứu các nhân tố này sẽ giúp Ngân hàng đưa ra được các giải pháp thích hợp để mở rộng hoạt động thanh toán của mình:
1.Môi trưòng kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: Mức độ tiền tệ hoá, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát…thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển và ổn định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua ngân hàng.Bởi khi đó sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực tế của dân cư tăng nhanh đòi hỏi công tác TTKDTM phải phát triển kịp thời, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.
Trong điều kiện môi trưòng kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng phải tập trung củng cố “năng lực cạnh tranh” của mình và phải bắt đầu nghiên cứu kỹ kưỡng các đối thủ, cũng như các khách hàng của họ. Đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động TTKDTM. Khi đó nhu cầu của khách hàng được thoả mãn ở mức cao nhất đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng.
2.Môi trưòng văn hoá-xã hội
Môi trường văn hoá-xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị của xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hoá, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ và sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trình độ văn hoá-xã hội cao sẽ giúp hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh và ngược lại.
Sự phát triển của hệ thống thanh toán bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính xã hội và dựa trên các quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán, thanh toán. Một xã hội, người dân có thói quen tiêu tiền mặt, việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
3.Phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực thanh toán, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Không ai có thể phủ nhận đóng góp của nền khoa học kỹ thuật đối với các lĩnh vực đời sống nói chung và lĩnh vực thanh toán của Ngân hàng nói riêng. Hầu như các Ngân hàng thương mại hiện nay đều có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác nhu cầu thanh toán của khách hàng thông qua mạng điện tử Internet toàn cầu.
Kỹ thuật công nghệ là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó đã đem đến những điều kì diệu của nghiệp vụ thanh toán như chuyển tiền nhanh, máy gửi, rút tiền tự động ATM, thanh toán tự động, card điện tử, ngân hàng tự động, ngân hàng Internet…Việc thay thế các chứng từ giấy bằng các chứng từ điện tử đã mang lại những cải biến rõ rệt về thời gian thanh toán, khối lượng thanh toán và chất lượng thanh toán. Quá trình thanh toán được đảm bảo an toàn, chính xác, nhanh chóng kịp thời sẽ khiến dân cư và các tổ chức kinh tế tích cực tham gia hoạt động thanh toán qua ngân hàng.
4. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán
Nếu các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới rộng khắp cả nước sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch thanh toán. Nói cách khác, với mạng lưới chân rết càng rộng Ngân hàng thương mại sẽ thực hiện chức năng trung gian thanh toán của mình một cách dễ dàng và chính xác hơn. Đồng thời với chính sách đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp ngân hàng đạt được mục tiêu an toàn, sinh lợi. Khách hàng được cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích sẽ tích cực tham gia sử dụng TTKDTM.
Kinh doanh các dịch vụ mới với mạng lưới rộng khắp sẽ tăng thu nhập cho các ngân hàng từ việc thu phí dịch vụ. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể giảm phí suất thanh toán, tạo điều kiện cạnh tranh và do vậy khuyến khích hoạt động TTKDTM phát triển mạnh mẽ.
5. Cơ sở pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh tế chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể thanh toán yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ.
Việc hoàn thiện bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác TTKDTM ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Hệ thống các văn bản về TTKDTM quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình thanh toán; giám sát và xử lý rủi ro, tranh chấp trong thanh toán; các văn bản về quản lý cung cấp các thông tin thanh toán cũng như các vấn đề có liên quan làm cho khách hàng có tham gia vào quá trình thanh toán yên tâm và gắn bó hơn với ngân hàng.
V.Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt
Hiện nay, các đơn vị, cá nhân thanh toán qua Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước được áp dụng các thể thức sau:
1. Thanh toán bằng Séc (Cheque) thanh toán
1.1.Khái niệm
Theo Hội đồng dự trữ liên bang của Hoa Kỳ: “ Séc là một hối phiếu hoặc một lệnh ký phát cho ngân hàng hay một nhà ngân hàng có mục đích rút một số tiền gửi để chi trả cho một người có tên trên đó hoặc theo lệnh của người này hoặc cho người cầm phiếu và trả ngay khi yêu cầu “ (Jerry M. Rosenberg – Dictionary of Banking 1993, tr.60).
Theo Nghị định của Chính phủ số 159/CP ngày 09 tháng 05 năm 1996 ban hành quy chế phát hành séc và sử dụng séc : “ Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập, dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, ra lệnh cho người thanh toán (ngân hàng, người cung ứng dịch vụ thanh toán) trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc trả theo lệnh của người thụ hưởng”.
Séc là công cụ thanh toán ra đời khá sớm và được sử dụng khá phổ biến, được dùng cho cá nhân. Séc thông thường được áp dụng theo nguyên tắc ghi nợ trước, ghi có sau. Theo quy định, đơn vị phát hành séc chỉ được phép phát hành séc trong phạm vi số dư tiền gửi của mình. Phải chấp hành các thủ tục quy định về séc, chịu phạt khi phát hành quá số dư.
1.2.Các loại séc thông dụng
1.2.1.Phân loại theo tính chất chuyển nhượng
Séc vô danh hay séc người cầm ( Cheque to Bearer ):
Là loại séc không ghi tên người được hưởng lợi, mà chỉ ghi là “trả cho người cầm séc ”. Do vậy bất cứ ai cầm séc này cũng có thể nhận được số tiền trên tờ séc ở Ngân hàng. Loại séc này được tự do chuyển nhượng cho người khác bằng hình thức trao tay.
Séc đích danh ( Norminal cheque ):
Là séc ghi rõ tên người được hưởng lợi. Để chi trả riêng cho người thụ hưởng, ngân hàng không trả cho ai khác ngoài người thụ hưởng.
1.2.2.Phân loại theo thời gian luân chuyển chứng từ
Séc chuyển khoản hay séc tài khoản người thụ hưởng (Account Payee cheque):
Là séc mà người ký phát hoặc người cầm séc không muốn Ngân hàng trả tiền mặt mà muốn trả vào tài khoản người thụ hưởng bằng cách viết ngang qua mặt tờ séc những chữ “Trả vào tài khoản” hoặc những chữ có nội dung tương tự như “Tài khoản người thụ hưởng mà thôi” . Séc chuyển khoản không thể chuyển nhượng.
Điều kiện: Người bán không tin tưởng người mua về phương diện thanh toán.
Phạm vi thanh toán:
- Thanh toán cùng một NHTM (Bên chi trả và thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một NHTM).
- Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ.
Quy trình thanh toán của Séc chuyển khoản:
- Trường hợp 1: Các khách hàng cùng mở tài khoản tại một NHTM
Bên thụ hưởng séc
Bên chi trả
(ký phát séc)
NHTM nơi hai bên cùng mở tài khoản
(1)
(2)
(4)
(3)
Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả.
Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng.
Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê vào NHTM.
NHTM hạch toán “Có” vào tài khoản của bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ.
- Trường hợp 2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ
Bên thụ hưởng séc
Bên chi trả
(ký phát séc)
NHTM phục vụ bên thụ hưởng
NHTM phục vụ bên chi trả
(1)
(2)
(6)
(4)
(5)
(3)
Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả.
Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng.
Bên thụ hưởng nộp séc và 3 liên bản kê nộp séc vào NHTM.
NHTM phục vụ bên thụ hưởng chuyển tờ séc cùng 1 liên bản kê nộp séc sang NHTM phục vụ bên chi trả trong phiên thanh toán bù trừ.
NHTM phục vụ bên chi trả hạch toán “Nợ” vào tài khoản bên chi trả và gửi một liên bản kê thanh toán bù trừ sang NHTM phục vụ bên thụ hưởng trong phiên thanh toán bù trừ.
NHTM phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” vào tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ.
Séc bảo chi hay séc chứng thực (Certified cheque):
Séc bảo chi là séc được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác nhận khả năng thanh toán trước khi người chi trả trao séc cho người thụ hưởng để nhận hàng hoá, dịch vụ. Người phát hành séc phải lưu trước số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng để ngân hàng làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho khách hàng.
Ngân hàng chẳng những chứng thực người ký phát có đủ tiền ở tài khoản chi trả séc mà còn có trách nhiệm phong tỏa số tiền đó cho người thụ hưởng trong thời gian luật định tùy theo luật pháp của mỗi nước.
Điều kiện: ở đây người bán cũng không tin tưởng người mua về phương diện thanh toán.
Phạm vi áp dụng:
- Thanh toán trong cùng một NHTM.
- Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ (thuộc cùng địa bàn).
- Thanh toán khác NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ (không cùng thuộc địa bàn).
Quy trình thanh toán của séc Bảo chi:
- Trường hợp 1: Khách hàng cùng mở tài khoản tại cùng NHTM
Bên thụ hưởng séc
Bên chi trả
(ký phát séc)
NHTM nơi 2 bên mở tài khoản
(1)
(2)
(3)
(4)
Bên thụ hưởng giao hàng hoá, dịch vụ cho bên chi trả.
Bên chi trả ký séc và giao cho bên thụ hưởng.
Bên thụ hưởng nộp séc Bảo chi cùng 3 liên bản kê nộp séc vào NHTM.
NHTM hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ.
- Trường hợp 2: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NTHM cùng tham gia thanh toán bù trừ
Bên thụ hưởng séc
Bên chi trả
(ký phát séc)
NHTM phục vụ bên thụ hưởng
NHTM phục vụ bên chi trả
(1)
(2)
(4a)
(4b)
(3)
(1), (2), (3) giống như Trường hợp 1.
(4) NHTM phục vụ bên thụ hưởng hạch toán “Có” trên tài khoản bên thụ hưởng và báo “Có” cho họ.
Đồng thời lập 3 liên bản kê thanh toán bù trừ và gửi 1 liên cùng séc Bảo chi cho NHTM phục vụ bên chi trả trong phiên thanh toán bù trừ.
- Trường hợp 3: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ
Tương tự như trường hợp 2 nhưng ở bước (4b) thay vì lập bản kê thanh toán bù trừ, NHTM phục vụ bên thụ hưởng lập giấy báo liên hàng.
Sổ séc định mức:
Sổ séc định mức là sổ séc có ấn định một số tiền nhất định cho việc phát hành séc, được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định của ngân hàng.
Về phạm vi: sổ séc định mức được sử dụng thanh toán giữa các khách hàng cùng chi nhánh hoặc khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống ngân hàng hay không cùng hệ thống, nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Muốn sử dụng sổ séc định mức, khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân hàng, tiền lưu ký không được hưởng lãi.
Về thời hạn: sổ séc định mức có thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày mở. Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc phụ thuộc vào thời hạn chung của sổ séc. Khi thanh toán séc, người phát hành phải xuất trình sổ séc để người thụ hưởng kiểm tra số dư của sổ séc. Nếu tờ séc định mức quá số dư khi nộp vào ngân hàng, thì người phát hành séc bị phạt như trường hợp quá số dư của séc chuyển khoản.
Về nguyên tắc thanh toán, séc định mức khi nộp vào ngân hàng, sẽ được ghi có ngay cho người thụ hưởng sau đó ghi nợ tài khoản tiền lưu ký sổ séc định mức. Nội dung thanh toán séc định mức được mô tả như mô hình của séc bảo chi.
Séc du khách ( Travelers cheque ):
Là séc do một ngân hàng phát hành bán cho du khách mua khi ra nước ngoài mang theo để chi dùng thay cho ngoại tệ. Khi mua séc du khách tại ngân hàng ký phát, du khách phải ký tên của mình trên tất cả các tờ séc có in sẵn số tiền để khi ra nước ngoài, muốn lãnh tiền mặt tại ngân hàng đã liên lạc với ngân hàng ký phát trong nước, du khách phải ký tên trên séc một lần nữa trước mặt nhân viên ngân hàng. Nhân viên này chi trả tiền khi thấy hai chữ ký giống nhau.
2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền
2.1.Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền được chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng ấn hành, yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình để chi trả cho bên thụ hưởng.
Uỷ nhiệm chi được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền.
Điều kiện: Người bán hoàn toàn tín nhiệm người mua về phương diện thanh toán, và cho phép người mua khi nhận hàng rồi mới thanh toán, sự tin tưởng được thể hiện ở cả số tiền và thời hạn thanh toán.
Trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ đơn vị trả tiền phải hoàn tất lệnh chi đó hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của đơn vị không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ. Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng phải ghi có ngay vào tài khoản và báo cho đơn vị biết sau khi nhận được chứng từ hợp lệ.
Phạm vi:
- Thanh toán trong cùng một NHTM.
- Thanh toán khác NHTM có tham gia thanh toán bù trừ (thuộc cùng địa bàn).
- Thanh toán khác NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ (không cùng thuộc địa bàn).
- Thanh toán khác NHTM khác hệ thống, không tham gia thanh toán bù trừ (không cùng thuộc địa bàn).
Quy trình thanh toán của Uỷ nhiệm chi:
- Trường hợp 1: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một NHTM
Bên mua
Bên bán
NHTM nơi 2 bên mở tài khoản
(1)
(2)
(3)
(4)
(1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên mua nộp 4 liên Uỷ nhiệm chi vào NHTM.
(3) NHTM hạch toán “Nợ” trên tài khoản bên mua và báo “Nợ” cho họ.
(4) NHTM hạch toán “Có” trên tài khoản bên bán và báo “Có” cho họ.
- Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM có tham gia thanh toán bù trừ
Bên mua
Bên bán
NHTM phục vụ bên mua
NHTM phục vụ bên bán
(1)
(3)
(4)
(2)
(5)
(1), (2), (3): giống như Trường hợp 1.
(4) NHTM phục vụ bên mua lập 3 liên bản kê thanh toán bù trừ và gửi cho NHTM phục vụ bên bán 2 liên Uỷ nhiệm chi cùng 1 liên bản kê thanh toán bù trừ trong phiên thanh toán bù trừ.
(5) NHTM phục vụ bên bán hạch toán “Có” trên tài khoản bên bán và báo “Có” cho họ.
- Trường hợp 3: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ:
Bên mua
Bên bán
NHTM phục vụ bên mua
NHTM phục vụ bên bán
(1)
(3)
(4)
(2)
(5)
(1), (2), (3) và (5) giống như trường hợp 2.
(4) NHTM phục vụ bên mua lập lệnh thanh toán liên hàng gửi sang NHTM phục vụ bên bán.
- Trường hợp 4: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM không cùng hệ thống và không tham gia thanh toán bù trừ
Các NHTM có thể thanh toán qua tài khoản gửi tại NHNN.
2.2.Thanh toán bằng séc chuyển tiền
Séc chuyển tiền là loại séc do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng dùng để chuyển tiền giữa các địa phương, trong đó người đại diện đứng tên trên tờ séc trực tiếp cầm và chuyển séc.
Thời hạn hiệu lực của séc chuyển tiền là 30 ngày (kể từ ngày phát hành séc đến ngày nộp séc vào ngân hàng thanh toán).
Phạm vi áp dụng:
- Thanh toán khác NHTM cùng hệ thống, nhưng không tham gia thanh toán bù trừ (không cùng thuộc địa bàn).
- Thanh toán khác NHTM khác hệ thống, không tham gia thanh toán bù trừ (không cùng thuộc địa bàn). Trên thực tế trường hợp này không áp dụng.
Séc chuyển tiền thủ tục gọn nhẹ, đảm bảo an toàn cho bên mua và bên bán.
Nội dung thanh toán của séc chuyển tiền:
- Thủ tục phát hành séc: NHTM phát hành không nhất thiết phải là nơi đơn vị mua mở tài khoản.
Đơn vị mua
(Người đại diện)
NHTM phát hành
(2)
(1)
(1) Đơn vị mua nộp giấy yêu cầu sử dụng séc chuyển tiền cùng Uỷ nhiệm chi hoặc tiền mặt vào NHTM.
(2) NHTM hạch toán vào tài khoản thích hợp và phát hành séc chuyển tiền (trên séc phải có chữ ký của người đại diện).
- Quy trình thanh toán:
Người đại diện
Đơn vị mua
NHTM thanh
toán
NHTM phát
hành
(1)
(3)
(2)
(1) Đơn vị mua giao séc chuyển tiền cho người đại diện của đơn vị mua.
(2) Người đại diện nộp séc chuyển tiền vào NHTM thanh toán.
(3) NHTM thanh toán lập lệnh chuyển tiền (chuyển Nợ) cho NHTM phát hành.
3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập gửi ngân hàng để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hoá.
Tức là ngân hàng thu hộ những khoản tiền hàng hoá đã bàn giao hoặc dịch vụ đã cung ứng mà hai bên mua bán thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán này với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng và đã được bên mua ký xác nhận trên phương thức thanh toán như hóa đơn, vận đơn... Bên mua phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ mình biết về thỏa thuận dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu của đơn vị mình.
Về phía bên bán, sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất việc cung ứng dịch vụ, bên bán lập ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm theo hóa đơn, vận đơn gửi ngân hàng phục vụ mình, để yêu cầu thu hộ tiền. Để cho việc thu tiền hàng hoặc dịch vụ được nhanh chóng, bên bán có thể ghi rõ trên giấy ủy nhiệm thu yêu cầu ngân hàng bên mua chuyển tiền bằng điện và chịu chi phí điện báo.
Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu, trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng bên mua trích tài khoản của bên mua trả ngay cho bên bán để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên mua không có tiền chi trả thì bên mua bị phạt chậm trả, số tiền bị phạt chậm trả bằng số tiền phải trả nhân lãi suất nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn, nhân với số ngày chậm trả.
Điều kiện: Bên mua và bên bán đã hoàn toàn tin tưởng nhau về phương diện thanh toán.
Phạm vi thanh toán Uỷ nhiệm thu: giống như Uỷ nhiệm chi.
Quy trình thanh toán của Uỷ nhiệm thu:
- Trường hợp 1: Các khách hàng có tài khoản tại cùng một NHTMBên bán
Bên mua
NHTM nơi 2 bên mở tài khoản
(1)
(2)
(4)
(3)
(1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên bán lập 4 liên Uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn bán hàng nộp vào NHTM.
(3) NHTM hạch toán “Nợ” trên tài khoản của bên mua và báo “Nợ” cho họ.
(4) NHTM hạch toán “Có” trên tài khoản của bên bán và báo “Có” cho họ.
- Trường hợp 2: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM có tham gia thanh toán bù trừ
Bên bán
Bên mua
NHTM phục vụ bên bán
NHTM phục vụ bên mua
(1)
(6)
(3)
(2)
(4)
(5)
(1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho bên mua.
(2) Bên bán lập 4 liên Uỷ nhiệm thu kèm hoá đơn vào NHTM phục vụ mình.
(3) NHTM phục vụ bên bán gửi 3 liên Uỷ nhiệm thu sang NHTM phục vụ bên mua.
(4) NHTM phục vụ bên mua hạch toán “Nợ” trên tài khoản bên mua và báo “Nợ” cho họ.
(5) NHTM phục vụ bên mua lập 3 liên bảng kê thanh toán bù trừ, đồng thời gửi 1 liên bảng kê kèm 2 lien Uỷ nhiệm thu sang NHTM phục vụ bên bán trong phiên thanh toán bù trừ.
(6) NHTM phục vụ bên bán hạch toán “Có” trên tài khoản bên bán và báo “Có” cho họ.
- Trường hợp 3: Các khách hàng mở tài khoản tại 2 NHTM cùng hệ thống, nhưng không tha._.m gia thanh toán bù trừ: thì quy trình hạch toán tương tự như trên, chỉ khác NHTM phục vụ người mua lập giấy báo liên hàng và chuyển 1 giấy báo liên hàng kèm 1 liên Uỷ nhiệm thu sang NHTM phục vụ người bán.
- Trường hợp 4: Các khách hàng có tài khoản tại 2 NHTM không cùng hệ thống và không tham gia thanh toán bù trừ: thì quá trình thanh toán sẽ thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
4. Thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C )
Thư tín dụng là một sự thỏa thuận trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của ngân hàng này ở nước ngoài (ngân hàng thông báo thư tín dụng) một thư tín dụng để trả cho người được hưởng (người xuất khẩu) một số tiền nhất định, trong phạm vi và thời gian xác định, với điều kiện người được hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung đã ghi trong thư tín dụng.
Ngân hàng thông báo L/C
Ngân hàng mở L/C
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
(2)
(5)
(3)
(8)
(1)
(7)
(5)
(6)
(6)
Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng thương mại đã ký với người xuất khẩu để làm thủ tục xin mở thư tín dụng tại ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng mở thư tín dụng) cho người xuất khẩu hưởng.
Theo yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. Ngân hàng này chuyển bản chính thư tín dụng cho người xuất khẩu thông báo qua ngân hàng nước xuất khẩu (ngân hàng thông báo).
Ngân hàng xuất khẩu xác định nhận thư tín dụng bằng văn bản và gửi bản chính thư tín dụng cho người xuất khẩu.
Căn cứ vào thư tín dụng nhận được, nếu thấy phù hợp thì người xuất khẩu thực hiện hợp đồng thương mại cho người nhập khẩu; nếu không thì người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi hoặc bổ sung lại thư tín dụng.
Ngay sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán.
Sau khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra kỹ các chứng từ đó, nếu thấy phù hợp thì thanh toán tiền cho bộ chứng từ đó.
Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hay chấp nhận thanh toán.
Người nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng người xuất khẩu chuyển đến, kiểm tra kỹ các chứng từ, nếu thấy phù hợp thì chuyển tiền trả cho ngân hàng mở thư tín dụng.
5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại, nó gắn liền với kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, thanh toán công nợ và để lĩnh tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán hay quầy trả tiền tự động.
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau, thẻ ngân hàng được phân chia thành những loại sau đây:
* Phân loại theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành: Giúp cho khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình. Ví dụ: VISA, Master Card,....
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành:
Ví dụ: Thẻ du lịch, American Express,Diners Club,...
* Phân loại theo tính chất nghiệp vụ:
- Thẻ ghi nợ (thẻ loại A): Là loại thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng ở ngân hàng, áp dụng với khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng và do ngân hàng phát hành.
- Thẻ ký qũy thanh toán (thẻ loại B): Là loại thẻ áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng. Muốn sử dụng loại thẻ này thì khách hàng phải lưu ký một khoản tiền gửi vào tài khoản riêng ở ngân hàng (số tiền này chính là hạn mức thẻ). Khách hàng chỉ được sử dụng thanh toán trong phạm vi lưu ký.
- Thẻ tín dụng: áp dụng cho khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay. Số tiền vay chính là hạn mức thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền trên biên lai do ngân hàng đại lý chuyển đến.
* Phân loại theo công nghệ sản xuất:
- Thẻ từ: Được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín, với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ.
- Thẻ thông minh: Dựa trên kỹ thuật vi tính xử lý tin học, nhờ thẻ được gắn thêm một chíp điện tử, có cấu trúc như một máy vi tính hoàn hảo.
Ngoài ra tùy thuộc vào mục đích sử dụng, và đối tượng sử dụng người ta còn có các cách phân loại khác.
Nội dung thanh toán bằng thẻ:
- Thủ tục phát hành thẻ:
Khách hàng
NHTM phát hành
(2)
(1)
(1) Khách hàng nộp giấy yêu cầu sử dụng thẻ và tiền mặt vào NHTM.
(2) NHTM phát hành sau khi hạch toán “Có” vào tài khoản thích hợp của khách hàng, tiến hành phát hành thẻ và giao lại cho khách hàng.
- Quy trình thanh toán thẻ:
+ Thanh toán chuyển khoản:
Trường hợp 1: Cơ sở chấp nhận thẻ có tài khoản tại NHTM phát hành thẻ
Chủ sở hữu
thẻ
Cơ sở chấp nhận thẻ
NHTM phát hành thẻ
(1)
(2)
(3)
(4)
(1) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.
(2) Cở sở chấp nhập thẻ truyền thông tin về NHTM phát hành thẻ.
(3) Sau khi hạch toán “Nợ” vào tài khoản thích hợp của chủ sở hữu thẻ và ghi “Có” vào tài khoản Cơ sở chấp nhận thẻ, rồi phản hồi thông tin lại cơ sở chấp nhận thẻ.
(4) Cơ sở chấp nhận thẻ giao lại thẻ và biên lai cho chủ sở hữu thẻ.
Trường hợp 2: Cơ sở chấp nhận thẻ không có tài khoản tại NHTM phát hành thẻ
Chủ sở hữu
thẻ
Cơ sở chấp nhận thẻ
NHTM phát hành thẻ
NHTM thanh toán thẻ
(1)
(3)
(5)
(2)
(6)
(4)
(1) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ.
(2) Cơ sở chấp nhận thẻ truyền thông tin đến NHTM phát hành thẻ.
(3) Sau khi hạch toán “Nợ” vào tài khoản thích hợp của chủ sở hữu thẻ, phản hồi thông tin lại cơ sở chấp nhận thẻ.
(4) NHTM phát hành thẻ lập lệnh thanh toán liên hàng chuyển sang NHTM thanh toán thẻ.
(5) Cơ sở chấp nhận thẻ giao lại thẻ và biên lai cho khách hàng.
(6) NHTM thanh toán thẻ hạch toán “Có” trên tài khoản Cơ sở chấp nhận thẻ và báo “Có” cho họ.
+ Rút tiền mặt:
Trường hợp 1: Khách hàng có tài khoản tại NHTM (Chủ sở hữu ATM)
Chủ sở hữu thẻ
NHTM
(ATM)
(2)
(1)
(1) Chủ sở hữu thẻ cắm thẻ vào máy ATM.
(2) NHTM (ATM) giao lại thẻ, tiền mặt và biên lai, sau khi hạch toán “Nợ” tài khoản thích hợp của chủ sở hữu thẻ.
Trường hợp 2: Khách hàng không có tài khoản tại NHTM (chủ sở hữu máy ATM)Chủ sở hữu
thẻ
NHTM
(ATM)
NHTM phát hành thẻ
(1)
(2)
(3)
(4)
(1) Chủ sở hữu thẻ cắm thẻ vào máy ATM của NHTM.
(2) NHTM (ATM) truyền thông tin sang cho NHTM phát hành thẻ.
(3) NHTM phát hành thẻ lập lệnh thanh toán liên hàng sang NHTM (ATM).
(4) NHTM (ATM) giao lại thẻ, tiền mặt, biên lai cho khách hàng.
Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua chi nhánh NHNo & ptnt thăng long
I.Tổng quan về Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long: (Trước năm 2003 là Sở giao dịch I NHNo & PTNT Việt Nam)
Sở giao dịch I là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam và là một chi nhánh của toàn bộ hệ thống NHNo, có trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa - Hà Nội.
Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc...Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới hành lập, SGD I chỉ có hai phòng ban: phòng Tín dụng và phòng Kế toán cùng một tổ kho quỹ.
Năm 1992, SGD I được sự ủy nhiệm của TGĐ NHNo đã tiến hành thêm nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hòa vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra).Trong các năm từ 1992-1994 việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của SGD I đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc. Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn theo lệnh của SGD I và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu... và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Ngày 14/4/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Long.
Giám Đốc
Phòng thẩm định
Phòng tín dụng
Phòng KTKTNB
Phòng thanh toán QT
Phòng hành chính
Phòng ngân quỹ
Phòng TCCB & ĐT
Phòng kế hoạch
Phòng kế toán
Phòng vi tính
Phó giám đốc
Chi nhánh Ng. Khuyến
Chi nhánh Tây Sơn
Chi nhánh P.Đ.Phùng
Chi nhánh Chợ Mơ
Chi nhánh Định Công
Chi nhánh Trung Yên
Chi nhánh N.Đ.Chiểu
Chi nhánh Láng Thượng
Chi nhánh Hàm Long
Các phòng GD Khác
2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
2.1.Công tác nguồn vốn
- Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2004:
Bảng 01: Tình hình thực hiện chỉ tiêu năm 2004
TT
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh %
1
Nguồn vốn:
-Tỷ VNĐ
-Nghìn USD
7522
5628
120,267
8253
7130
75,239
110
2
Dư nợ:
-Tỷ VNĐ
-Nghìn USD
2645
2100
34,600
3343
2217
71,300
126
3
Trung,dài hạn:
-Tỷ VNĐ
-Nghìn USD
1046
831
13,635
1128
903
14,222
108
4
Nợ quá hạn
<2%
0,73%
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Tổng nguồn vốn đạt 8.253 tỷ VND, đạt 111% kế hoạch năm 2004, tăng 23% so với năm 2003, trong đó:
+ Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền:
Nội tệ : 7.130 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 86% tổng nguồn vốn, tăng 23% so với năm 2003.
Ngoại tệ quy đổi theo VND: 1.123 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn vốn, tăng 25% so với năm 2003.
+Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn: 3.797 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn, tăng 3% so với năm 2003.
Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 2.195 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 80% so với năm 2003.
Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 2.261 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 26% so với năm 2003.
+Phân loại theo nguồn vốn:
Tiền gửi dân cư: 993 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 12% tổng nguồn vốn, giảm 11% so với năm 2003.
Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Tổ chức Xã hội: 4.227 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 51% tổng nguồn vốn, tăng 45% so với năm 2003.
Vốn uỷ thác đầu tư: 1.250 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn, tăng 9% so với năm 2003.
Tiền gửi, vay khác: 1.783 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 22% tổng nguồn vốn, tăng 16% so năm 2003.
Như vậy Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long đã thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn đề ra, để đạt được kết quả trên toàn Chi nhánh đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về chủ động tăng trưởng nguồn vốn huy động, bám sát chiến lược huy động vốn để xác định rõ mục tiêu phấn đấu và đề ra giải pháp thực hiện có hiệu quả. Cũng phải kể đến việc mở rộng thị trường, thị phần đã được coi trọng, đặc biệt là mở thêm màng lưới (hiện có 18 điểm giao dịch) để huy động vốn trực tiếp từ dân cư.
2.2.Hoạt động tín dụng
Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long đã triển khai, quán triệt và hướng dẫn kịp thời các văn bản mới như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, các Văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp một số chi nhánh cấp II loại V. Từ đó đã đem lại cho Chi nhánh một số kết quả nhất định.
Bảng 02: Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
Đơn vị: Triệu đồng.
Năm Chỉ tiêu
2003
2004
Tăng giảm
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
1.Doanh số cho vay
3787424
9063016
5275592
139.29235
Ngắn hạn
3030256
6740625
3710369
122.44408
Trung hạn
534375
1305277
770902
144.26236
Dài hạn
222793
1017114
794321
356.52871
2.Doanh số thu nợ
2876962
7565394
4688432
162.96468
Ngắn hạn
2614517
5598198
2983681
114.11978
Trung hạn
204589
1113449
908860
444.23698
Dài hạn
57856
853747
795891
1375.6412
3.Tổng dư nợ
1845277
3342899
1497622
81.159739
Ngắn hạn
1094627
2215260
1120633
102.37579
Trung hạn
426042
606652
180610
42.392534
Dài hạn
324608
520987
196379
60.497277
4.Dư nợ quá hạn
32852
24275
-8577
-26.108
Ngắn hạn
23512
17877
-5635
-23.966485
Trung hạn
8640
5943
-2697
-31.215278
Dài hạn
700
455
-245
-35
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Trong đó dư nợ DNNN chiếm 49.42% tổng dư nợ, dư nợ DNNQD chiếm 33.08%, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm 6%, cho vay khác chiếm 11.5%.
Về chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn 24.275 triệu đồng, chiếm 0.72% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do: Trong năm 2004, theo đề nghị của thanh tra NHNN về tạm ngừng cho vay đối với Công ty Bảo vệ thực vật I nên phát sinh nợ đến hạn chưa kịp trả. Ngoài ra do thay đổi về tổ chức nội bộ cũng như tình hình khó khăn chung của các đơn vị xây dựng về vốn và giá cả.
2.3.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm 2004 tăng trưởng mạnh cả về số lượng, chất lượng. Với sự ưu việt, đổi mới và hiện đại khi áp dụng mạng Korebank trong giao dịch, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2004 đề ra.
2.3.1.Thanh toán quốc tế
Bảng 03: Thực trạng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT
Thăng Long
Đơn vị: USD
Doanh số
Năm 2003
Năm 2004
Tỷ lệ % đạt so với năm trớc
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Hàng XK
43
1551176
122
4402461
183.8144092
Hàng NK
764
146512559
941
347502126
137.1824834
Dự án
2
60450000
8
562800000
831.0173697
Trả kiều hối
67
428558
107
603370
40.79074478
Điều chuyển vốn
35
15937121
67
29300444
83.85029517
Tổng số
911
224879414
1245
944608401
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Ghi chú: Bảng số liệu bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày thực tế giao dịch do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố.
+ Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 3.125.511.497VNĐ
Trong đó:
- Thu từ dịch vụ TTQT: 2.185.384.127VNĐ
- Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 940.127.370VNĐ.
2.3.2.Kinh doanh ngoại tệ
Bảng 04: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo & PTNT TL
Đơn vị: USD
Doanh số
Năm 2003
Năm 2004
Tỷ lệ %
Mua vào
116.825.927
251.678.581
215
Bán ra
116.573.635
254.213.729
218
Lãi
1.739.731.443
1.975.982.668
114
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Ghi chú: Bảng số liệu trên bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày lập báo cáo.
Bên cạnh đó còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ: Đó là, dịch vụ Western Union tuy đã triển khai nhưng chưa thật sự được chú trọng và có hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy, bàn giao dịch và các phương tiện khác. Giá bán ngoại tệ của Chi nhánh nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM khác trên cùng địa bàn do chưa có cơ chế mạnh dạn khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Chi nhánh cũng chưa có một giải pháp thống nhất về việc tăng cường tận dụng lợi thế của cơ chế chi hoa hồng ngoại tệ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu.
3.Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2004
3.1.Những mặt được
- Triển khai tốt các nội dung đề án cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của NHNoVN:
+ Mạng lưới hoạt động được tăng cường. Năm 2004 đã mở thêm 6 Phòng giao dịch;
+ Thành lập Phòng thẩm định, Tổ nghiệp vụ thẻ;
+ Thành lập Hội đồng tư vấn tín dụng theo mô hình thẩm định mới;
+ Ban hành Quy định khoán tài chính cho các chi nhánh trực thuộc; Lề lối làm việc; Quản lý chi tiêu; Quyết định về phân quyền phán quyết cho vay đối với các chức danh Phó Giám đốc chi nhánh Thăng Long, Giám đốc các chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch trực thuộc;
+ Tích cực cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính; Năm 2004 đã trích rủi ro 8,5 tỷ và xử lý rủi ro được 22 tỷ.
- Thực hiện và vận dụng đa dạng các hình thức huy động vốn từ các TCKT và dân cư, áp dụng các hình thức trả lãi linh hoạt;
- Việc tiếp thị, thu hút nguồn từ các bộ, ngành, các doanh nghiệp lớn được đặc biệt quan tâm;
- Công tác tiếp thị, quảng cáo, quảng bá thương hiệu được chú trọng;
- Sau hơn 1 năm triển khai ứng dụng chương trình giao dịch mới (IPCAS) tại trụ sở và 3 chi nhánh trực thuộc đã thu được hiệu quả trong kinh doanh;
- Cán bộ thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.Những mặt chưa được
- Nguồn vốn tuy tăng trưởng nhưng tính ổn định còn chưa cao, nguồn vốn huy động từ dân cư còn thấp.
- Tỷ trọng thu ngoài tín dụng trên tổng thu nhập ròng còn thấp, nguồn thu chủ yếu vẫn từ tín dụng nên rủi ro cao.
- Chất lượng cán bộ chưa đảm bảo cho yêu cầu hội nhập (cả trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế. Phong cách làm việc, giao dịch còn nhiều bất cập, chưa theo kịp xu thế mới).
- Chưa tranh thủ được sự giúp đỡ tối đa của các ban trung tâm điều hành.
- Chưa cân đối tốt giữa nguồn vốn, sử dụng vốn. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận về nguồn vốn và tín dụng.
4.Phương hướng năm 2005
- Tổng dư nợ : 4.100 tỷ tăng 20 - 25% so với năm 2004, tổng nguồn vốn huy động: 8.500 tỷ tăng từ 15-20% so với năm 2004, trong đó:
+ Nguồn vốn từ dân cư 3.400 tỷ.
+ Nguồn vốn từ các TCKT-XH 3.825 tỷ.
+ Nguồn tiền gửi, vay khác 1.275 tỷ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%.
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn 40 - 50% trên tổng dư nợ.
- Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp dưới 65%.
II.Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
1.Tình hình doanh số thanh toán không dùng tiền mặt
Xuất phát từ đặc điểm ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ yếu là đi vay để cho vay, phục vụ nền kinh tế làm cho vốn tiền tệ sinh sôi. Một trong số các nguồn vốn có khả năng sinh lời nhiều nhất cho hoạt động của ngân hàng là nguồn vốn thanh toán.
Để huy động nguồn vốn này ngoài việc mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng còn chú trọng đến việc vận động khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng với thủ tục đơn giản, thuận tiện, áp dụng nhiều hình thức thanh toán mới phù hợp với cơ chế thị trường như chuyển tiền điện tử, thanh toán bằng thẻ tín dụng… Ngân hàng có mạng lưới thanh toán hiện đại và rộng khắp toàn quốc, tạo cho khách hàng thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn. Uy tín của ngân hàng được nâng cao, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, ngân hàng có thể mở rộng đầu tư làm cho hoạt động tín dụng không ngừng được tăng lên.
Doanh số thanh toán qua Ngân hàng lớn hay nhỏ, một phần nói lên trình độ thanh toán của Ngân hàng, thương hiệu Ngân hàng…mặt khác cho thấy tình hình thực hiện công tác thanh toán nói chung và công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng nói riêng. Ta có thể phân tích tình hình thanh toán của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long:
Bảng 05: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long qua 3 năm 2002-2004
Đơn Vị: Triệu VNĐ
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chỉ tiêu
Doanh số
Tỷ lệ (%)
Doanh số
Tỷ lệ (%)
Doanh số
Tỷ lệ (%)
TTDTM
1575147.42
14
1559395.946
9.9
1386129.7
8
TTKDTM
9675905.58
86
14192078.25
90.1
15940492
92
TT chung
11251053
100
15751474.2
100
17326622
100
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Biểu đồ 01: Tình hình thanh toán tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
(Nguồn: Số liệu từ Bảng 05)
Qua bảng trên ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm: năm 2002 là 86%, năm 2003 là 90,1% và đặc biệt năm 2004 tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đạt 92%. Điều đó chứng tỏ tính hữu dụng của công cụ thanh toán không dùng tiền mặt trong ngiệp vụ thanh toán tại Chi nhánh Thăng Long.
Có sự tăng trưởng trong doanh số không dùng tiền mặt qua các năm xuất phát từ nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế, việc mở tài khoản cá nhân đã trở nên dễ dàng và thuận tiện. Người dân đã dần thấy được tính hữu dụng trong việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như việc sử dụng thẻ trong thanh toán. Bên cạnh đó phải kể đến việc thanh toán giữa Chi nhánh với các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng là nhanh chóng, thuận tiện và chính xác dựa trên việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại.
2.Tình hình phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Bảng 06: Doanh số thanh toán các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
Đơn vị: Triệu VNĐ
NămChỉ tiêu
2002
2003
2004
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
(%)
(%)
1. Séc
630059
5.6
661561,92
4.2
675738,2
3.9
Séc chuyển khoản
409538,3
65
390321,53
59
412200,3
61
Séc bảo chi
220520,6
35
271240,39
41
263537,9
39
2. Uỷ nhiệm chi
10125948
90
14113321
89.6
15368713
88.7
3. Uỷ nhiệm thu
101259,5
0.9
152789,3
0.97
161137,6
0.93
4. Thẻ
74645
0.66
80629
0.51
90164
0.52
5. Thanh toán khác
319529,9
2.84
743173,1
4.72
1030868
5.95
Tổng
11251053
100
15751474
100
17326622
100
(Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh)
Như vậy, trong các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh, thì doanh số hình thức Uỷ nhiệm chi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hình thức còn lại, luôn ổn định ở mức cao với doanh số qua các năm: 10.126 tỷ (năm 2002), 14.113 tỷ (năm 2003), 15.368 tỷ (năm 2004), mặc dù hai năm 2003 và 2004 tỷ trọng của hình thức này có giảm. Hình thức thanh toán có tỷ trọng nhỏ nhất là Uỷ nhiệm thu, chỉ giao động dưới mức 1%, nguyên nhân cụ thể, người viết sẽ phân tích kỹ hơn khi đi vào từng hình thức.
Ngoài ra, các hình thức còn lại đều giữ được mức ổn định nhất định, tỷ trọng thay đổi không đáng kể qua các năm.
Để nắm rõ và tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng của từng hình thức TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long ta đi sâu vào phân tích tình hình từng hình thức cụ thể:
2.1.Séc
Séc ra đời rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nước.
Tuy vậy, qua số liệu trên (Bảng 06) ta thấy doanh số thanh toán của séc còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các hình thức TTKDTM khác. Thực trạng của các hình thức thanh toán séc như sau:
Bảng 07: Tình hình thanh toán séc
Đơn vị: Triệu VNĐ
NămSéc
2002
2003
2004
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
Doanh số
Tỷ trọng (%)
1.Séc CK
409.538,35
65
390.321,58
59
412.200,18
61
2.Séc BC
220.520,65
35
271.240,42
41
263.537,82
39
Tổng
630.059
100
661.562
100
675.738
100
(Nguồn: Bảng cân đối của Chi nhánh)
Biểu đồ 02: Tỷ trọng thanh toán séc chuyển khoản và séc bảo chi
(Nguồn: Số liệu từ Bảng 07)
Mặc dù có rất nhiều loại séc khác nhau, nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến hai loại séc chính được sử dụng phổ biến tại Chi nhánh:
2.1.1.Séc chuyển khoản
Qua bảng 07 ta thấy, séc chuyển khoản được sử dụng nhiều hơn séc bảo chi. Biểu hiện của sự vượt trội này là doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản năm 2002 là 409,538 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65%, năm 2003 là 390,321 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 59%, năm 2004 là 412,200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61% trên tổng doanh số thanh toán bằng séc. Mặc dù năm 2003 có giảm so với năm 2002, nhưng năm 2004 doanh số séc chuyển khoản đã tăng trở lại.
Séc chuyển khoản chỉ áp dụng ở hai phạm vi thanh toán (trong phạm vi địa bàn một tỉnh, thành phố). Tuy vậy séc chuyển khoản với thủ tục đơn giản, không phải ký quỹ một khoản tiền, điều đó tạo điều kiện cho người dùng linh động hơn trong việc sử dụng đồng tiền của mình. Có thể đó chính là nguyên nhân làm cho hình thức này được ưa chuộng nhiều hơn so với séc bảo chi tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
2.1.2.Séc bảo chi
Mặc dù có phạm vi thanh toán lớn hơn séc chuyển khoản nhưng qua bảng 07 ta thấy: doanh số thanh toán qua séc bảo chỉ luôn nhỏ hơn doanh số thanh toán qua séc chuyển khoản, cụ thể năm 2003 là 220,520 tỷ đồng, năm 2003 là 271,240 tỷ đồng, năm 2004 là 263,538 tỷ đồng. Như vậy khác với séc chuyển khoản năm 2003 là năm mà doanh số thanh toán bị giảm sút, thì với séc bảo chi tình hình khả quan hơn: tăng đến 51 tỷ đồng so với năm 2002. Tuy nhiên sang năm 2004 doanh số séc bảo chi giảm.
Như vậy, ta thấy tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long hình thức thanh toán này được dùng ít hơn so với thanh toán bằng séc chuyển khoản. Cũng có thể chỉ do đặc điểm quan hệ khách hàng của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long. Để khắc phục sự mất cân đối này, tại Chi nhánh khoản tiền lưu ký vào tài khoản tiền gửi thanh toán Séc bảo chi được trả lãi, để giảm thiệt thòi cho khách hàng khi có một khoản tiền bị lưu ký không sinh lời.
Về tính ổn định doanh số của mỗi hình thức thì rõ ràng là không ổn định. Với séc chuyển khoản thì giảm năm 2003, tăng ở năm 2004; séc bảo chi thì ngược lại năm 2003 tăng, năm 2004 lại giảm và các hình thức này chưa chiếm quá 10% so với các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn lại.
*Vấn đề sử dụng thanh toán séc của chủ tài khoản là cá nhân:
Mở rộng dịch vụ ngân hàng trong khu vực dân cư là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng thương mại nước ta nhằm khai thác vốn đầu tư, cải thiện tình hình lưu thông tiền tệ…
Hình thức thanh toán bằng séc cá nhân là một lĩnh vực hoạt động mới liên quan đến nhiều người. Nhưng những tiền đề về luật pháp, kỹ thuật và kinh nghiệm chưa nhiều phải thực hiện dần dần từng bước vừa rút kinh nghiệm bổ sung, vừa tiếp tục tạo lập các tiền đề và các điều kiện cần thiết.
Về tính ưu việt thì séc cá nhân có rất nhiều ưu điểm, an toàn, tiện lợi. Nhưng đến nay nó vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi vì còn hàng vạn hộ sử dụng điện, nước, thuê nhà…là một trong những đối tượng thực hiện thanh toán qua tài khoản ngân hàng nhưng lại chưa tham gia.
Thực tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long, hình thức thanh toán bằng séc cá nhân chưa được sử dụng. Tuy vậy vấn đề trước mắt của Chi nhánh là tăng số lượng tài khoản cá nhân tại Chi nhánh. Đó sẽ là nền tảng để Chi nhánh triển khai các dịch vụ hiện đại như thẻ, vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần “Hình thức thanh toán Thẻ”.
2.2.Uỷ nhiệm chi
Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi luôn là hình thức thanh toán phổ biến, thủ tục đơn giản thuận tiện nên được khách hàng sử dụng nhiều. Hiện nay hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long.
Bảng 08: Tình hình thanh toán Uỷ nhiệm chi
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
2002
2003
2004
So sánh tăng giảm
2003/2002
2004/2003
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
UNC
10.125.948
14.113.321
15.368.713
3.987.373
40
1.255.393
10
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp)
Biểu đồ 03: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm chi
(Nguồn: Số liệu từ bảng 08)
Dựa trên bảng 08 ta thấy: hình thức thanh toán Uỷ nhiệm chi tăng liên tục về doanh số, với tốc độ tăng nhanh này đã góp phần làm tăng nhanh doanh số TTKDTM của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long. Cụ thể năm 2002 là 10.126 tỷ đồng, năm 2003 là 14.113 tỷ đồng, năm 2004 là 15.369 tỷ đồng. Tuy vậy nếu so sánh sự tăng giảm tương đối thì giai đoạn 2003 - 2004 Uỷ nhiệm chi chỉ tăng 10% ít hơn so với 40% của giai đoạn 2002 - 2003.
Uỷ nhiệm chi được áp dụng để trả lương, trả công, trả tiền lãi…Dân cư dùng nó để thanh toán tiền hàng, tiền dịch vụ, nộp thuế, nộp phí bảo hiểm, các loại hội phí, đảng phí, chơi xổ số thường xuyên, mua bán chứng khoán, ngoại tệ…Đối với các khoản thanh toán như vậy, uỷ nhiệm chi tiện lợi hơn séc, vì ở các nước không có người đi đến từng nhà để trao séc, người trả tiền đến ngân hàng giữ tài khoản của mình viết uỷ nhiệm chi.
Khác với séc, uỷ nhiệm chi không thể dùng để rút tiền mặt mà chỉ được dùng trong thanh toán chuyển khoản.
Khác với thư tín dụng, uỷ nhiệm chi không giao thư cho khách hàng, chi nhánh hay ngân hàng giao dịch đựoc thông báo thẳng, do đó không có rủi ro bị giả mạo. Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất uỷ nhiệm chi cùng mẫu chữ ký của người thụ hưởng. Các doanh nghiệp hàng tháng cần trả lương cho nhân viên có thể sử dụng uỷ nhiệm chi.
Tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long, hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng lên đều đặn đã chứng tỏ tính ưu việt của nó và khẳng định vị trí số một trong các hình thức TTKDTM.
2.3.Uỷ nhiệm thu
Đây là hình thức được sử dụng ít trong nhất trong các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh, được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 09: Tình hình thanh toán hình thức Uỷ nhiệm thu
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm
2002
2003
2004
So sánh tăng giảm
2003/2002
2004/2003
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Uỷ nhiệm thu
101.259,5
152.789,3
161.137,6
51.529,8
50
8.348,28
10
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp)
Biểu đồ 04: Doanh số thanh toán uỷ nhiệm thu
(Nguồn: Số liệu bảng 09)
Nhìn chung Uỷ nhiệm thu phát triển chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM, chỉ chiếm khoảng 0,9% trong tổng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, năm 2002 là 101,260 tỷ đồng, năm 2003 là 152,789 tỷ đồng, năm 2004 là 161,137 tỷ đồng.
Cũng giống như hình thức Uỷ nhiệm chi, nếu xét sự tăng giảm tương đối thì giai đoạn 2003 - 2004 Uỷ nhiệm thu tăng 10% ít hơn so với con số 50% ở giai đoạn 2002 - 2003.
*Ta có thể đưa ra bảng so sánh về doanh thu giữa hình thức Uỷ nhiệm chi và Uỷ nhiệm thu:
Biểu đồ 05: So sánh doanh thu giữa hình thức Uỷ nhiệm chi và Uỷ nhiệm thu
(Nguồn: Số liệu từ bảng 06)
Qua biểu đồ, ta nhận thấy doanh số Uỷ nhiệm thu và Uỷ nhiệm chi tăng trưởng khá ổn định. Nhưng rõ ràng là có sự mất cân đối giữa hai hình thức này. Sở dĩ như vậy vì Uỷ nhiệm thu chỉ dùng trong các dịch vụ thu hộ giữa đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối với đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó (và được phản ánh trên hợp đồng thoả thuận trước giữa người cung cấp và người tiêu dùng). Thể thức này hết sức phức tạp, và rườm rà, không phù hợp với hoạt động của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, chỉ phù hợp với kho bạc Nhà nước hoặc là thủ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0531.doc