Thanh toán điện tử ở trung tâm thông tin thương mại

Tài liệu Thanh toán điện tử ở trung tâm thông tin thương mại: ... Ebook Thanh toán điện tử ở trung tâm thông tin thương mại

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thanh toán điện tử ở trung tâm thông tin thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử ( TMĐT) ra đời là kết quả hợp thành của nền “ kinh tế số hóa” và “ xã hội thông tin”. TMĐT bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế và xã hội, nó mang đến lợi ích tiềm năng và đồng thời cả thách thức cho người sử dụng. TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu, tuy hiện nay đang áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển nhưng các nước đang phát triển cũng đã bắt đầu tham gia. Toàn cầu đang hướng tới giao dịch thông qua TMĐT . Thanh toán điện tử là yêu cầu cấp thiết cần được nghiên cứu và ứng dụng để phát triển hoàn thiện các hoạt động TMĐT. Tuy cơ sở hạ tầng phục vụ cho TMĐT của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, song cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng đã bước đầu tham gia và từng bước thử nghiệm các công cụ thanh toán điện tử. Thời gian qua Trung tâm Thông tin Thương mại- Bộ Thương mại đã thực hiện dự án chạy thử nghiệm chương trình thanh toán trong TMĐT và cũng đạt được một số thành tựu nhất định. TMĐT đưa lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được thông tin về thị trường và đối tác, giảm chi phí, mở rộng quy mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và đặc biệt với nước đang phát triển đây là cơ hội tạo bước tiến nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến. XuÊt ph¸t tõ thùc tÕ nµy, em ®· chän ®Ò tµi: “Thực trạng và một số kiến nghị đẩy mạnh ứng dụng thanh toán diện tử ở Trung tâm Thông tin Thương mại ” lµm ®Ò tµi nghiªn cøu luËn v¨n tèt nghiÖp cña m×nh. Mục đích của luận văn là thông qua việc nghiªn cøu ho¹t ®éng thanh to¸n điện tủ, trªn c¬ së nh÷ng lý luËn ®· ®­îc häc ®Ó ®­a ra nh÷ng biÖn ph¸p thiÕt thùc gãp phÇn ®Èy m¹nh ho¹t ®éng thanh to¸n điện tử ở Trung tâm Thông tin Thương mại, nơi em thực tập tốt nghiệp. Nội dung dự kiến bài viết của em gồm 3 phần: Chương I: Vấn đề thanh toán điện tử và môi trường cho hoạt động thanh toán điện tử ở Việt Nam. Chương II: Mô hình thanh toán trong TMĐT ở Trung tâm Thông tin Thương mại. Chương III: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử ở Trung tâm Thông tin Thương mại. Do thời lượng và khả năng có hạn nên việc tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn mới chỉ đạt kết quả bước đấu chưa hoàn thiện, không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ MÔI TRƯỜNG CHO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 1.1/ CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1/ Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi “thông tin” kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử. 1.1.2/ Khái niệm thanh toán điện tử: Khi kinh doanh trên Internet ta có thể tiến hành và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà ta chỉ cần một chiếc máy vi tính với một trình duyệt và kết nối mạng.Toàn bộ quá trình từ lúc khách hàng đặt hàng, thanh toán cho đến khi nhận, gửi hàng, nhận tiền và cảm ơn khách hàng đều được tự động hóa. Ngoài áp dụng thanh toán qua Internet, hiện nay các ngân hàng cũng áp dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng làm cơ sở cho phát triển hệ thống thanh toán điện tử ở Việt Nam. 1.1.3/ Yêu cầu của một hệ thống thanh toán điện tử: Để sử dụng hệ thống thanh toán điện tử ta phải có một tài khoản (Merchanht Account) và một cổng thanh toán (Payment Gateway). - Merchant account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép khi kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dung. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể thông qua dạng tài khoản này. - Payment gateway là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hóa quá trình thanh toán thẻ tín dụng. 1.1.4/ Các hình thức thanh toán điện tử: Thanh toán là một khâu không thể thiếu được trong các cuộc giao dịch buôn bán và ngày nay khi thương mại điện tử phát triển thì vai trò của thanh toán cũng không thể mất đi và nó càng cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để bắt kịp xu thế của thời đại – xu thế thương mại hoá điện tử toàn cầu – thì một yêu cầu mới nảy sinh đòi hỏi hệ thống thanh toán cũng phải phát triển theo, phù hợp với những giao dịch mua bán trong thương mại điện tử. Vì thế thanh toán điện tử đã ra đời để phục vụ cho thương mại điện tử và nó ngày càng được mở rộng với nhiều hình thức thanh toán mới, linh động, tiện lợi. - Thanh toán bằng thẻ tín dụng điện tử: Nếu xét trong lĩnh vực ngân hàng thì hệ thống thanh toán trên thế giới đang ngày được hoàn thiện và đổi mới nhưng khi so sánh với nhịp độ phát triển ngày càng cao của thương mại điện tử toàn cầu thì thanh toán được xem là mặt ít phát triển nhất. Tất cả các hàng hoá và dịch vụ được mua bán qua mạng Internet đều thanh toán qua hình thức thẻ tín dụng cổ truyền. Thẻ tín dụng điện tử truyền thống và phổ biến nhất hiện nay là Mastercard và Visacard… - Thanh toán điện tử qua máy di động kỹ thuật số nối mạng toàn cầu: Đây là hình thức thanh toán ra đời trong nền “kinh tế số hoá”. Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thanh toán trong các giao dịch thương mại điện tử, các nhà sản xuất điện thoại di động nổi tiếng trên thế giới như Erricsion, Motorola, Nokia, Siemen… và các ngân hàng khổng lồ như ABN AMRO Bank, Banco Santardard, Citi Group, Deutsche Bank, HSBC… đã cùng nhau cộng tác để phát triển hình thức thanh toán điện tử bằng công nghệ điện thoại di động, công nghệ số nối mạng trên phạm vi toàn cầu. - Thanh toán qua Homebanking: Ngày nay, các dịch vụ thanh toán điện tử qua các homebanking đã có ở hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới. Vừa qua, hãng TVN Entertainment Corporation liên kết cùng hãng Digital Evolution thành lập một liên doanh lấy tên là Chomzone LLC đầu tư vào phát triển các ứng dụng cho thương mại điện tử và thanh toán điện tử. Liên doanh này đã hợp tác với E-citi để tạo ra Homebanking dịch vụ Internet hoàn hảo từ A đến Z. Nếu như trước đây việc thanh toán đều được thực hiện như truyền thống thì loại hình dịch vụ mới này đảm bảo cho khách hàng tận dụng tối đa các tiện ích trên mạng để tiến hành các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng của mình thông qua các dịch vụ ngân hàng tại nhà. - Thanh toán bằng các hoá đơn điện tử : Việc thanh toán quốc tế bằng hoá đơn chứng từ truyền thống đã không thể đáp ứng được tốc độ giao dịch vô cùng cao trong thương mại điện tử. Vì vậy phương thức thanh toán bằng hoá đơn điện tử được rất nhiều hãng cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới đặc biệt quan tâm. Như vậy, triển vọng cho thanh toán bằng hoá đơn điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử trên thế giới sẽ là rất lớn nhờ những nỗ lực của các ngân hàng trên toàn cầu trong việc ứng dụng và cải tiến những tiện ích mà thanh toán qua hoá đơn điện tử đem lại. - Thanh toán bằng tiền điện tử: Một hình thức mới của tiền được tiến hành dưới dạng “Coin” tiền đồng, một dạng tiền ảo trên máy tính điện toán được ra đời để phục vụ cho các giao dịch thương mại điện tử. Tiền mặt điện tử được dùng để thanh toán cho các cuộc giao dịch trên máy, trao đổi-mua bán trên mạng Internet. Hiện nay, hầu như tất cả các ngân hàng lớn trên thế giới như E-citi bank, ANZ, ABN… đều đã sử dụng hình thức thanh toán điện tử bằng tiền điện tử này. Thanh toán bằng tiền mặt Internet đang trên đà phát triển nhanh vì ngoài những lợi ích vốn có mà hình thức thanh toán điện tử đem lại, thanh toán bằng tiền điện tử còn có hàng loạt ưu điểm nổi bật như: Có thể dùng cho thanh toán những món hàng có giá trị nhỏ, thậm chí trả tiền mua bán vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp. Không đòi hỏi phải có một quy chế được thoả thuận như trước, có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, thanh toán là vô danh. Tiền mặt mà khách hàng nhận được đảm bảo là tiền thật tránh được nguy cơ là tiền giả. Những ưu điểm trên của tiền mặt điện tử sẽ là những lợi thế để thanh toán bằng tiền mặt điện tử tồn tại và phát triển trong nền kinh tế số hoá trong tương lai.Tóm lại, tuy là mặt ít phát triển nhất trong thương mại điện tử nhưng thanh toán điện tử trên thế giới hiện nay cũng đã có những thay đổi nhất định và thật nổi bật. Những thay đổi đó đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống thanh toán điện tử trong các ngân hàng nói riêng và sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới nói chung. 1.2/ HẠ TẦNG CƠ SỞ CHO TMĐT Ở VIỆT NAM 1.2.1/ Hạ tầng pháp lý: Hiện nay Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối xây dựng Luật giao dịch điện tử, dự kiến thông qua vào cuối năm 2005. Đến nay dự thảo Luật giao dịch điện tử cơ bản đã hoàn thành, Luật giao dịch điện tử sẽ được Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua vào 2005. Đây sẽ là một khung pháp lý cơ bản tạo cơ sở cho việc triển khai và phát triển TMĐT tại Việt Nam và là cơ sở để ra các văn bản dưới luật quy định các vấn đề chi tiết liên quan đến TMĐT. 1.2.2/ Hạ tầng kỹ thuật: 1.2.2.1/ Hạ tầng công nghệ thông tin Phần cứng: Hiện nay toàn quốc có 200 máy tính mini Servers, 700.000 máy vi tính PC. Công suất sử dụng bình quân chưa cao, hiệu quả sử dụng còn thấp. Phần mềm, các cơ sở dữ liệu và dịch vụ CNTT: Hiện nay toàn quốc có khoảng 3.000 phần mềm hệ thống và 10.000 phần mềm ứng dụng. 1.2.2.2/ Hạ tầng viễn thông: Tổng công ty Bưu chính viễn thông hiện đang triển khai cung cấp các dịch vụ Internet qua mạng điện thoại nội hạt trong cả nước. Mặc dù hiện nay cước phí thuê bao vẫn còn cao so với mặt bằng chung trên thế giới mặc dù đã giảm so với trước.Có thể nói hạ tầng viễn thông của ta vãn còn nhiều bất cập để chuẩn bị cho việc phát triển ứng dụng TMĐT. 1.2.2.3/ Hạ tầng Internet: Đến 14/9/2002 cả nước đã có khoảng 106.286 thuê bao Internet qua nhà cung cấp dich vụ Internet lớn nhất VDC, chủ yếu phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, du lịch và thương mại. Số lượng người thuê bao Internet chưa nhiều do giá cước còn cao trong khi thu nhập của người dân còn rất thấp, tốc độ truy nhập thông tin chậm, nội dung thông tin tiếng việt nghèo nàn, tiếng anh chưa được phổ cập rộng rãi, chất lượng dịch vụ Internet chưa tốt, số nhà cung cấp dịch vụ Internet của VN hiện còn ít, và chưa có sự cạnh tranh. Tuy vậy, hạ tầng Internet của Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng sẽ đảm bảo cho việc kết nối và truyền dữ liệu. 1.2.2.4/ Công nghiệp điện tử- viễn thông và công nghệ thông tin: Công nghiệp điện tử trong thời gian qua có kế hoạch phát triển tăng tốc và đã triển khai nhanh, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đáng kể công nghiệp thông tin viễn thông ở nước ta. 1.2.2.5/ Hạ tầng điện năng: Ngành điện lực có sản phẩm cơ bản và đặc biệt là điện năng. Cơ sở hạ tầng điện năng hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá nói chung và càng không thể thiếu được với CNTT và TMĐT nói riêng. Mặc dù nguồn điện cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu song đối với CNTT do tiêu hao năng lượng thấp nên không có ảnh hưởng gì đáng kể. 1.2.3/ Hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin: Hiện nay, ngành Cơ yếu Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã hiện đại đáp ứng được yêu cầu bảo mật thông tin, thư tín, thoại, fax truyền trên kênh viễn thông hữu tuyến, vô tuyến và mạng máy tính các loại. Nhưng các loại sản phẩm đó mới chỉ đáp ứng cho yêu cầu sử dụng trong nội bộ ngành Cơ yếu và chủ yếu là để bảo mật thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước. 1.2.4/ Hoạt động tiêu chuẩn hóa: Chưa thống nhất mã thương mại với các nước trong khu vực và thế giới (liên quan đến TMĐT qua biên giới). Riêng mã số mã vạch tới nay mới có khoảng 10% sản phẩm bán lẻ lưu thông trên thị trường có in mã số mã vạch trên bao bì. 1.2.5/ Hạ tầng thanh toán điện tử: Thực trạng của các Ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ cho TMĐT: Bốn ngân hàng trong thương mại quốc doanh lớn chiếm 80% tổng khối lượng giao dịch và có tới 70% tổng số tài khoản khách hàng trong đó có nhiều khách hàng lớn là các tổng công ty 90/91. Phương tiện thanh toán bằng tiền mặt tuy đã giảm dưới 12% tổng khối lượng thanh toán và không còn giữ vai trò là phương tiện thanh toán chủ yếu nữa. Các phương tiện thanh toán bằng chứng từ như séc, lệnh thanh toán được uỷ quyền v.v…càng ngày càng chiếm vị trí chủ yếu (85% trong khối lượng thanh toán qua các hệ thống ngân hàng). Đến nay Ngân hàng Nhà nước và bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đều có hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán S.W.I.F.T với hàng ngàn lượt bức điện thanh toán đi/đến. Mặc dù vậy các ngân hàng lớn trong nước chưa chuyển đổi được các mô hình giao dịch cũ sang mô hình ngân hàng hiện đại có các sản phẩm dịch vụ TMĐT được cung cấp trên Internet, đến từng khách hàng và cho phép các khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán qua mạng đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng đòi hỏi các khoản thanh toán qua mạng đáp ứng nhu cầu thực hiện ngay lập tức. Mặt khác ngân hàng trong nước còn phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với cách thức hoạt động chuyên nghiệp. 1.2.6/ Bảo vệ sở hữu trí tuệ: Pháp luật Việt Nam bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ sau: Quyền tác giả; sáng chế; giải pháp hữu ích; nhãn hiệu hàng hóa; kiểu dáng công nghiệp; tên gọi xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp cũng vừa mới được ban hành. 1.2.7/ Bảo vệ người tiêu dùng: Giao dịch TMĐT mang tính toàn cầu, không giới hạn trong phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ, người bán và người mua không giao dịch trực tiếp; sự rủi ro, bất trắc trong giao dịch cao hơn hình thức thương mại truyền thống. Những đặc điểm trên đặt ra những yêu cầu mới, vấn đề mới cần nghiên cứu giải quyết trong TMĐT. 1.2.8/ Hạ tầng cơ sở nhân lực: Hạ tầng cơ sở nhân lực của TMĐT gồm hai thành phần: Các chuyên gia CNTT và xã hội (khách hàng tiềm năng tham gia TMĐT). 1.3/ PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM – NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI CHÚ Ý 1.3.1/ Khung pháp lý: Riêng về tính pháp lý Luật pháp Quốc Tế thừa nhận tính pháp lý đối với các tín hiệu điện tử . Thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch thương mại điện tử Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số hoá, và có các thiết chế pháp lý, các cơ quan xác định cho việc xác thực, chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hoá. Bảo vệ pháp lý các hợp đồng thương mại điện tử Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước trong đó có các vấn đề giải quyết như: Nhà nước có phải là chủ nhân của các thông tin có quyền được công khai hoá và thông tin phải giữ bí mật hay không? Người dân có quyền công khai hoá các dữ liệu của chính quyền hay không? khi công khai hoá thì việc phổ biến các số liệu đó có được xem là một nguồn thu cho ngân sách hay không?… Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử. Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng. Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi thông tin trên các trang web, thâm nhập vào các dữ liệu, truyền vius phá hoại … 1.3.2/ Động lực cho phát triển TMĐT: Sự ra đời và phát triển của TMĐT là xu thế tất yếu, khách quan của quá trình số hoá, là kết quả của sự nỗ lực của từng nước và toàn thế giới trong việc tạo môi trường pháp lý và đường lối chính sách cho nền kinh tế số hoá. Trong tổng doanh số của TMĐT, buôn bán giữa các doanh nghiệp chiếm khoảng 50%, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác 45%, dịch vụ bán lẻ 5%. Như vậy, tuy mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong khoảng chưa đầy 10 năm qua nhưng TMĐT đã chứng tỏ là một lĩnh vực ẩn chứa khả năng phát triển tiềm tàng. Thực tế TMĐT đã đem đến những lợi ích thiết thực, giúp người tham gia TMĐT thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu trình sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện dành thêm nguồn nhân lực để mở rộng quy mô và công nghệ sản xuất. Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của lĩnh vực CNTT, đồng thời TMĐT sẽ tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển. Sớm chuyển sang nền kinh tế số hoá sẽ giúp các nước đang phát triển tạo ra bước nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn. 1.4/ Tình hình hoạt động thanh toán điện tử ở Việt Nam. Nếu xem xét tình hình thanh toán điện tử ở Việt Nam theo các cấp bậc đã phân chia trước thì thanh toán điện tử ở Việt Nam mới chỉ ở mức độ sơ đẳng nhất, có nghĩa là thanh toán điện tử này không khác mấy so với giao dịch qua điện thoại - phone banking - và giao dịch với một máy rút tiền tự động ATM. Vì vậy, để đánh giá tình hình và triển vọng thanh toán điện tử của các ngân hàng ở Việt Nam thì chỉ có thể xem xét dựa trên các hoạt động thanh toán bằng thẻ thanh toán điện tử hay thanh toán bằng hình thức chuyển tiền điện tử. Thẻ thanh toán điện tử Mặc dù phương thức thanh toán bằng thẻ đã trở nên phổ biến trên hầu hết các nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam hình thức này dường như vẫn hoàn toàn mới mẻ và rất ít người biết đến. Năm 1990, hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và Vietcombank đã mở đầu cho phương thức thanh toán mới này ở Việt Nam. Tiếp theo Vietcombank, ngân hàng Công thương Sài Gòn cũng liên kết với trung tâm thẻ Visa để làm đại lý thanh toán thẻ Visa cho các công ty nước ngoài. Còn Citibank là một ngân hàng Mỹ đầu tiên có mặt ở Việt Nam thông qua chi nhánh của mình ở Hà Nội và thành Phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thanh toán thẻ điện tử ở Việt Nam. Citi Bank là ngân hàng điện tử có thể thanh toán cho hầu hết các loại thẻ thông dụng trên thị trường thế giới như Mastercard, Visa, Amex… Với một mạng lưới ATM có mặt ở nhiều nơi khách hàng sử dụng thẻ có mặt tại Việt Nam sẽ rất thuận lợi trong việc thanh toán bằng thẻ điện tử. Bên cạnh đó, một loạt các chi nhánh ngân hàng thương mại như Eximbank, Indovina, ANZ, ngân hàng á châu cũng lần lượt xâm nhập vào thị trường thanh toán thẻ Việt Nam, một loạt các điểm thanh toán thẻ đặt ở khách sạn, nhà hàng, sân bax… và vô số các nơi công cộng như siêu thị, các điểm vui chơi giải trí, các khu du lịch đã tạo được điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Chuyển tiền điện tử Hiện nay, hình thức chuyển tiền điện tử tại Việt Nam đã được áp dụng ngày một rộng rãi ở các hệ thống ngân hàng thương mại cũng như ngân hàng Nhà nước. Phương thức chuyển tiền ở các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay gồm có: - Chuyển tiền liên ngân hàng. Một trong những yếu tố quan trọng đểkhách hàng tín nhiệm và thực hiện các dịch vụ chuyển tiền qua Vietcombank (kể cả các khách hàng mởtài khoản giao dịch ở ngân hàng khác) đó là độ an toàn, tính chính xác, mức phí hấp dẫn trong nghiệp vụ chuyển tiền qua mạng SWIFT của Vietcombank. Điển hình là ở Vietcombank, điểm nổi bật trong công tác chuyển tiền trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp qua mua bán giao dịch đã tạo được sự tín nhiệm với đối tác nước ngoài nên phương thức chuyển tiền được thay cho phương thức thanh toán L/C trong các hợp đồng mua bán với nước ngoài. Vì vậy, cùng với đà phát triển của toàn ngân hàng Ngoại thương, khâu chuyển tiền cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể trong năm 1998 Vietcom bank đã thực thực hiện 76,258 điện chuyển khoản đi .ước ngoài, trong đó có 43905 bức điện chuyển tiền cho các tổ chức cá nhân, 13115 bức chuyển tiền cho các tổ chức tín dụng (Nguồn: Báo cáo cuối năm của Ngân hàng Ngoại thương) Như vậy, chuyển tiền điện tử đã ngày một phát triển ở các ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức chuyển tiền điện tử mới chỉ được áp dụng thanh toán trong từng hệ thống ngân hàng. Do đó việc thanh toán giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau và khác địa bàn cũng chưa thực sự nhanh chóng. - Chuyển tiền nhanh- moneygram: Dịch vụ này chủ yếu phục vụ chuyển tiền kiều hối. Chuyển tiền qua dịch vụ này nhanh, thuận tiện, thu hút được khách hàng. Năm qua, ngân hàng Ngoại Thương đã thực hiện được 12989 món với số tiền 8228 triệu USD (Nguồn: Phòng thanh toán thuộc ngân hàng Ngoại Thương). Tóm lại, trong thực tế giao dịch ngân hàng mới chỉ được tiến hành tại các chi nhánh, qua thư tín, điện thoại hoặc hệ thống máy giao dịch tự động. Tuy nhiên, một vài năm qua, nhiều ngân hàng Việt Nam đã đổi mới, bắt đầu sử dụng Internet như một kênh cung cấp các sản phẩm truyền thống cho người tiêu dùng cũng như bắt đầu nghiên cứu các sản phẩm phục vụ riêng cho thương mại điện tử. Khả năng tiếp cận và phát triển thanh toán điện tử tại các ngân hàng ở Việt Nam Để thanh toán điện tử có khả năng đi vào cuộc sống và phát triển, chúng ta phải tạo vị thế cho thanh toán điện tử cũng như thương mại điện tử và triển khai các cơ sở cần thiết cho việc phát triển hệ thống thanh toán trong nền kinh tế số. Vì vậy, ta cần xem xét các cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử như cơ sở công nghệ, cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị- xã hội với những thuận lợi cũng như khó khăn để từ đó đánh giá khả năng tiếp cận và phát triển hình thức thanh toán này ở các ngân hàng Việt Nam trong xu thế điện tử hoá thương mại điện tử toàn cầu. CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI. 2.1/ GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm. Trung tâm Thông tin Thương mại được thành lập theo Quyết định số 76/KTĐN ngày 20/11/1989 của Bộ Kinh tế đối ngoại và Quyết định số 473/TMDL-TCCB ngày 30/05/1992 của Bộ Thương mại và Du lịch (nay là Bộ Thương mại) hợp nhất Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Vật tư và Phòng Thông tin Khoa học Kỹ thuật Thương nghiệp. Trung tâm Thông tin Thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản bằng Đồng Việt Nam và tài khoản Ngoại tệ. Tài khoản VND: 0.012.000.000.518 Ngoại tệ: 002.1.37.002.038.8 Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Trung tâm có trụ sở tại 46 Ngô Quyền – Hà Nội Ngoài ra, Trung tâm còn có đại diện tại các thị trường trọng điểm: Lạng Sơn, Móng Cái, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hoá, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm: - Là một cơ quan thuộc Bộ Thương mại,Trung tâm Thông tin Thương mại đã và đang thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau: - Là một đầu mối cung cấp tin trực tiếp cho văn phòng Trung ương Đảng, vận hành trang chủ quốc gia của Việt Nam trên mạng ASEMCONNECT và WTO - Ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho chế bản các bản tin; in ấn cùng một lúc ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, khai thác tin qua chảo bắt sóng vệ tinh, mua tin của REUTEUR, khai thác Internet và xây dựng mạng diện rộng Vinanet. - Cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại trên toàn quốc - Triển khai phát triển dự án Thương mại điện tử trên ba sàn giao dịch tại Hà Nội, Đà Nẵng, T.p HCM 2.2/ CÁC MÔ HÌNH KINH DOANH TMĐT Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI: Trung tâm Thông tin Thương mại đã đưa ra một số mô hình kinh doanh TMĐT vào chạy thử nghiệm.Trong đó mô hình dịch vụ mua bán hàng hóa hữu hình đã ứng dụng thanh toán trực tuyến. Vì vậy trong bài viết em chủ yếu đi sâu vào mô hình này, ngoài ra còn một số mô hình khác đang được nghiên cứu và sẽ được ứng dụng thực tế nên chỉ đưa vào với hình thức giới thiệu tham khảo. 2.2.1/ Mô hình dịch vụ mua bán hàng hóa hữu hình Dịch vụ mua bán hàng hoá hữu hình được xây dựng để phục vụ các nhóm đối tượng : người bán hàng (siêu thị), người mua hàng, người quản lý (Trung tâm thông tin thương mại), cổng thanh toán (VASC payment). Các nhóm đối tượng thực hiện các chức năng thông qua hệ thống theo sơ đồ sau : Khách hàng, thông qua giao diện web, gửi các yêu cầu về các thông tin mua hàng đến hệ thống TMĐT đặt tại Trung tâm thông tin thương mại. Sau khi hình thành đơn đặt hàng, hệ thống sẽ tự động nối với cổng thanh toán, gửi các thông tin về thanh toán tới cổng. Cũng tại đây, các nhân hàng tương ứng sẽ nhận các dữ liệu của mình về và gửi kết quả trả lại sau khi đã xử lý. Đối với các nhà cung cấp (siêu thị), họ có thể truy nhập vào hệ thống để quản lý kho hàng của mình hoặc để xử lý các đơn hàng của siêu thị mình. Trong đó, các chức năng đều được xây dựng thông qua giao diện web. Như vậy, dịch vụ mua bán hàng hoá hữu hình của hệ thống thử nghiệm TMĐT sẽ có những chức năng chủ yếu sau : 2.2.1.1/ Tìm kiếm hàng hóa theo tiêu chí: theo chủng loại hàng, theo tên hàng, theo nhà cung cấp (siêu thị). Với vai trò là một khách hàng , khi vào trang đầu tiên của dịch vụ, giao diện sẽ hiển thị các tiêu chí có thể lựa chọn để tìm kiếm.Khách hàng có thể lựa chọn mặt hàng mới nhất được liệt kê hoặc chọn một danh sách mặt hàng bất kỳ, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các mặt hàng của laọi hàng đó. Nếu danh sách mặt hàng là nhiều, hệ thống sẽ tự động phân trang cho danh sách các mặt hàng. Nếu khách hàng chọn tên một siêu thị, toàn bộ chủng loại mặt hàng đang được lưu giữ của siêu thị này sẽ hiện ra, đồng thời có lời chào mừng của siêu thị, giúp khách hàng nhận rõ, mình đang đứng mua hàng của nhà cung cấp nào. 2.2.1.2/ Tạo lập giỏ hàng: Với mỗi phiên giao dịch, hệ thống sẽ sinh ra một giỏ hàng cho khách và sẽ quản lý giỏ hàng này cho tới hết phiên giao dịch. Các thông tin giỏ hàng lưu giữ bao gồm : + Tên hàng + Số lượng + Đơn giá + Thành tiền + Tổng Như vậy, khách hàng sẽ có cảm giác đang sử dụng một giỏ hàng thật sự, có thể thêm hàng, bớt hàng một cách thuận tiện, chỉ bằng những cú nhấn chuột. 2.2.1.3/ Tạo lập đơn hàng: Khi kết thúc việc lựa chọn hàng, khách hàng nhấn vào nút “Thanh toán”, hệ thống sẽ tiến hành quá trình tạo lập đơn hàng. Ở bước này, hệ thống sẽ kiểm tra lại các thông tin cá nhân của khách hàng và chấp nhận nếu họ đúng là thành viên của hệ thống. Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị giao diện yêu cầu kiểm tra lại các thông tin của giỏ hàng và các thông tin về địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, kèm theo các thông tin về tài khoản (nếu phương thức thanh toán là chuyển khoản) Khi đã nhận được đầy đủ các thông tin, hệ thống sẽ tiến hành bóc tách đơn hàng ra thành nhiều đơn hàng nhỏ, theo từng nhà cung cấp. Ví dụ, giỏ hàng của khách bao gồm 01 áo sơ mi của siêu thị Intimex và 02 hộp sữa của siêu thị 24h, hệ thống sẽ tạo lập thành 02 đơn hàng nhỏ. Lý do cần bóc tách đơn hàng theo từng nhà cung cấp là để phục vụ việc chuyển tiền vào tài khoản của từng nhà cung cấp và giúp việc cung ứng hàng của từng nhà cung cấp được chính xác, rõ ràng. Việc bóc tách đơn hàng là hoàn toàn trong suốt đối với khách hàng, khách hàng thậm chí không cần biết, mình đã mua hàng ở những siêu thị nào. 2.2.1.4/ Quản lý hàng hóa của các nhà cung cấp Có một số giải pháp để thực hiện việc quản lý hàng hoá của các nhà cung cấp : Quản trị hệ thống, cập nhật các thông tin về hàng hoá cho tất cả các nhà cung cấp Mỗi nhà cung cấp sẽ được trang bị một kho hàng riêng ảo và tự mình cập nhật, quản lý. Giải pháp thứ hai chắc chắn sẽ hiệu quả hơn vì tính riêng tư được bảo đảm, đồng thời tăng cường sự chủ động của từng nhà cung cấp. Do vậy, mỗi nhà cung cấp, sau khi đã đăng ký gia nhập hệ thống, sẽ được cấp một số công cụ để có thể truy nhập vào hệ thống, quản lý hàng hoá của riêng mình. Như vậy, mỗi nhà cung cấp sẽ có một kho hàng ảo trên mạng, chỉ họ mới có quyền cập nhật, sửa đổi các thông tin trong kho. Các thông tin có thể được cập nhật, sửa đổi là tên hàng, chủng loại hàng, mô tả chi tiết hàng, hình ảnh của mặt hàng, nhà sản xuất, nhà cung ứng, đơn vị, đơn giá, số lượng hàng trong kho ... 2.2.1.5/ Quản lý đơn hàng của các siêu thị Mỗi siêu thị cũng sẽ sử dụng các công cụ được cung cấp của hệ thống để truy nhập vào hệ thống, quản lý các đơn hàng của mình. Hệ thống phân biệt hai loại đơn hàng, dựa trên tình trạng : đơn hàng chưa thực hiện và đơn hàng đã thực hiện. Trong đó, chỉ những đơn hàng nào đã thực hiện việc chuyển khoản, do ngân hàng xác nhận (nếu phương thức thanh toán là chuyển khoản), mới được hiển thị lên màn hình này. Như vậy, với những đơn hàng có trạng thái chưa thực hiện, siêu thị sẽ phải in đơn hàng ra, thực hiện việc giao hàng theo các thông tin chi tiết ghi trong đơn hàng(người nhận, địa chỉ giao hàng, thời gian giao hàng, tên hàng, số lượng ...), thanh toán tiền (nếu phương thức thanh toán là tiền mặt) và lấy xác nhận của khách hàng. Sau khi hoàn tất các thủ tục vật lý này, siêu thị sẽ tự thay đổi trạng thái của đơn hàng thành “đã thực hiện” bằng cách nhấn vào nút “Xác nhận kết thúc đơn hàng” Ngoài ra, để cung cấp thêm công cụ cho khách hàng, hệ thống cũng cho phép từng khách hàng xem lại toàn bộ các đơn hàng đã thực hiện của mình. 2.2.1.6/ Quản lý khách hàng: Để có thể thực hiện các giao dịch trọn vẹn, phải đăng ký để trở thành thành viên của hệ thống. Bước đầu tiên cần thực hiện là đăng ký trực tiếp với ban quản lý hệ thống để được cung cấp chứng chỉ số. Sau khi đã cài đặt chứng chỉ số lên máy tính cá nhân, khách hàng có thể truy cập vào được form đăng ký khách hàng và thực hiện các thủ tục tiếp theo. Như vậy, hệ thống sẽ có một cơ sở dữ liệu về các thông tin cơ bản của khách hàng và sẽ kiểm tra mỗi khi đăng nhập và lấy những thông tin cần thiết để tạo lập đơn hàng. 2.2.1.7/ Gửi/ nhận dữ liệu đến cổng thanh toán Toàn bộ dữ liệu có liên quan đến thanh toán sẽ được lưu trong một cơ sở dữ liệu riêng.Quá trình gửi/nhận dữ liệu thanh toán được ghi lại vào log file của hệ thống để có thể tra cứu lại khi cần, ví dụ trong các trường hợp khiếu nại của khách hàng, hoặc nhà cung cấp, hoặc các ngân hàng. 2.2.2/ Mô hình dịch vụ mua bán hàng hóa phi vật thể Với dạng hàng hoá phi vật thể, hệ thống thử nghiệm được xây dựng để có thể mua bán tác phẩm văn học và các tác phẩm mỹ thuật. Trong đó, đối với một tác phẩm văn học, trạng thái được sở hữu đối với khách hàng là sau khi đã thanh toán các khoản chi phí cần thiết và được phép Download tác phẩm về máy mình để đọc. Với cách thiết kế như vậy, hệ thống sẽ được xây dựng với các chức năng cho phép khách hàng kiểm tra trạng thái đơn hàng và hệ thống cũng có chức năng cập nhật các trạng thái của đơn hàng. Các chức năng cơ bản của hệ thống, phục vụ cho mua bán hàng hoá phi vật thể như sau : 2.2.2.1/ Tìm kiếm tác phẩm văn học hoặc tác phẩm mỹ thuật Tìm theo thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, tác phẩm mỹ thuật Tìm theo nhà cung cấp (nhà xuất bản), Tìm theo giá trị mặt hàng, Tìm theo nội dung (từ khoá) 2.2.2.2/ Tạo lập giỏ hàng Sau khi tìm kiếm, khách hàng có thể tham khảo thêm mộ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7246.doc
Tài liệu liên quan