Tài liệu Thành phần sâu, nhện hại ớt; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại chính và biện pháp phòng trừ vụ xuân hè 2010 tại Yên Khánh, Ninh Bình: ... Ebook Thành phần sâu, nhện hại ớt; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại chính và biện pháp phòng trừ vụ xuân hè 2010 tại Yên Khánh, Ninh Bình
101 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3722 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thành phần sâu, nhện hại ớt; đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu hại chính và biện pháp phòng trừ vụ xuân hè 2010 tại Yên Khánh, Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------ ----------
NGUYỄN DUY HỢI
THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI ỚT; ðẶC ðIỂM SINH VẬT
HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI SÂU HẠI CHÍNH VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRỪ VỤ XUÂN HÈ 2010 TẠI YÊN KHÁNH,
NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH
HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược
ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Hợi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Oanh,
người ñã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Côn trùng,
Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện
thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn ñến sự giúp ñỡ nhiệt tình của lãnh ñạo và
tập thể cán bộ Chi cục BVTV Ninh Bình, ñã ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện ñề tài nghiên cứu và hoàn thành khoá học cao học.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn ñến các cán bộ công nhân viên Công ty
TNHH ADC ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài nghiên cứu.
ðể hoàn thành luận văn, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên, khích lệ của
bạn bè và những người thân trong gia ñình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm
ơn tất cả những tình cảm cao quý ñó.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Hợi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2
1.3. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
2.1. Những nghiên cứu ở trong nước 6
2.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài 14
3. ðỊA ðIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
3.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 22
3.2. Thời gian nghiên cứu 22
3.3. ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 22
3.4. Nội dung nghiên cứu 22
3.5. Phương pháp nghiên cứu 23
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Kết quả ñiều tra tình hình sản xuất ớt tại Yên Khánh, Ninh Bình
vụ Xuân Hè 2010 31
4.2. Thành phần, mức ñộ phổ biến của sâu, nhện hại và thiên ñịch của
chúng trên cây ớt tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm
2010 35
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. iv
4.2.1. Thành phần sâu, nhện hại trên cây ớt tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ
Xuân Hè 2010 35
4.2.2. Thành phần thiên ñịch của sâu, nhện hại trên cây ớt tại YênKhánh,
Ninh Bình vụ xuân hè năm 2010 39
4.3. Diễn biến mật ñộ rệp bông và bọ trĩ vàng hại trên các giống ớt, ñất
trồng, thời vụ trồng tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm
2010 44
4.3.1. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại trên các giống ớt trồng
tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 44
4.3.2. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại ớt trồng trong ñồng và
ngoài bãi tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 46
4.3.3. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại trên ớt trồng ở 2 thời
vụ tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 48
4.3.4. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại trên các giống ớt trồng
tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 51
4.3.5. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại ớt trồng trong ñồng và
ngoài bãi tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 53
4.3.6. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại ớt ở hai thời vụ tại Yên
Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 54
4.4. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái sinh học của rệp bông A. gossypii 56
4.4.1. ðặc ñiểm hình thái của rệp bông 56
4.4.2. Thời gian các pha phát dục của rệp bông A. gossypii hại ớt 57
4.4.3. Sức sinh sản và thời gian sinh sản của rệp bông
A. gossypii nuôi bằng lá ớt ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng thí
nghiệm 60
4.4.4. Vị trí sống của rệp bông A. gossypii hại ớt: 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. v
4.4.5. Tỷ lệ rệp bông A. gossypii có cánh và không cánh trên ñồng
ruộng theo các giai ñoạn sinh trưởng của cây ớt 63
4.5. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng chống rệp bông 65
4.5.1. Biện pháp sinh học
4.5.1.1. Xác ñinh khả năng ăn rệp A.gossypii của bọ rùa ñỏ 65
4.5.1.2. Xác ñịnh tỷ lệ ong Aphidius sp kí sinh rệp bông A. gossypii 66
4.5.2. Xác ñịnh hiệu lực một số loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông A.
gosspii 69
4.5.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV ñối với bọ rùa ñỏ trên ruộng
tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 73
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
5.1. Kết luận 75
5.2. ðề xuất, kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 84
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
c/lá : Con trên lá
cây/m2 : Cây trên mét vuông
cm : Xăng ti mét
con/ bẫy : Con trên bẫy
con/lá : Con trên lá
con/ngày : Con trên ngày
CTV : Cộng tác viên
CV% : Hệ số biến ñộng
EC : Nhũ dầu
Kg/ha : Kilogram trên héc ta
kg/m2 : Kilogram trên mét vuông
l/ha : Lít trên héc ta
lá/cây : Lá trên cây
LSD : ðộ tin cậy
mm : Milimét
n : Số các thể theo dõi hoặc thí nghiệm
To TB : Nhiệt ñộ trung bình
Xtb : Trung bình
WG : Hạt thấm nước
WP : Bột thấm nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. vii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Tình hình sản xuất và bảo vệ thực vật cây ớt trồng tại Yên Khánh,
Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 32
4.2.Thành phần sâu, nhện hại và mức ñộ phổ biến trên cây ớt tại Yên
Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 37
4.3. Thành phần thiên ñịch của sâu hại trên cây ớt tại Yên Khánh, Ninh
Bình vụ Xuân Hè năm 2010 40
4.4. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại trên các giống ớt tại Yên
Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 455
4.5. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại ớt trồng trong ñồng và
ngoài bãi tại Yên Khánh – Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 477
4.6. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại trên ớt trồng ở 2 thời vụ tại
Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè 2010 49
4.7. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại trên các giống ớt trồng
tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 51
4.8. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại ớt trồng trong ñồng và
ngoài bãi tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 53
4.9. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại ớt ở hai thời vụ tại Yên
Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 55
4.10. Thời gian các pha phát dục của rệp bông A. gossypii nuôi bằng lá
ớt trong phòng thí nghiệm 58
4.11. Sức sinh sản và thời gian sinh sản của rệp bông A. gossypii nuôi
bằng lá ớt ở 2 nhiệt ñộ khác nhau 60
4.12. Vị trí sống của rệp bông A. gossypii trên cây ớt ở các giai ñoạn
sinh trưởng tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. viii
4.13. Tỷ lệ rệp bông A. gossypii có cánh và không cánh theo các giai
ñoạn sinh trưởng của cây ớt tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân
Hè 2010 64
4.14. Khả năng ăn rệp A. gossypii của bọ rùa ñỏ M.discolor 65
4.15. Tỷ lệ ong Aphidius sp. kí sinh rệp bông hại ớt tại Yên Khánh, Ninh
Bình vụ Xuân Hè năm 2010 67
4.16. Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông A. gossypii
trong phòng thí nghiệm 69
4.17. Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông A. gossypii
tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 72
4.18. Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến mật ñộ bọ rùa ñỏ M. discolor
trên ñồng ruộng tại Yên Khánh – Ninh Bình vụ Xuân Hè năm
2010 73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. ix
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1. Cây ớt chỉ thiên Capsicum fasciculatum 34
4.2. Cây ớt sừng bò Capsicum acuminatum 34
4.3. Một số loài sâu hại ớt 388
4.4. Một số loài thiên ñịch của sâu, nhện hại ớt 41
4.5. ðiều tra thành phần sâu nhện hại ớt và thiên ñịch của chúng tại Yên
Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè 2010 42
4.6. Hình ảnh triệu chứng sâu, nhện hại trên ớt tại Yên Khánh, Ninh
Bình vụ Xuân Hè 2010 43
4.7. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại các giống ớt tại Yên
Khánh – Ninh Bình Vụ Xuân Hè 2010 46
4.8. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại ớt trồng trong ñồng và
ngoài bãi tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè 2010 48
4.9. Diễn biến mật ñộ rệp bông A. gossypii hại trên ớt trồng ở 2 thời vụ
tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 50
4.10. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại các giống ớt tại
YênKhánh, Ninh Bình Vụ Xuân Hè 2010 52
4.11. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại ớt trồng trong ñồng và
ngoài bãi tại Yên Khánh, Ninh Bình Vụ Xuân Hè 2010 54
4.12. Diễn biến mật ñộ Bọ trĩ vàng T. palmi hại ớt ở hai thời vụ tại Yên
Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 56
4.13. Hình Thái các pha phát triển của rệp bông A. gossypii hại ớt 59
4.14. Vị trí sống của rệp bông A. gossypii trên cây ớt ở các giai ñoạn sinh
trưởng tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. x
4.15. Tỷ lệ rệp bông A. gossypii có cánh và không cánh qua các giai
ñoạn sinh trưởng của cây ớt 64
4.16. Bọ rùa ñỏ M. discolor ăn rệp A. gossypii 666
4.17. Tỷ lệ rệp A. gossypii bị ong Aphidius sp. kí sinh tại Yên Khánh –
Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 688
4.18. Rệp Aphis gossypii bị ong Aphidius sp. kí sinh 688
4.19. Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông A. gossypii
trong phòng thí nghiệm 700
4.20. Thử hiệu lực phòng chống rệp bông A. gossypii bằng các loại thuốc
BVTV trong phòng thí nghiệm 711
4.21. Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông A. gossypii tại
Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 722
4.22. Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến mật ñộ bọ rùa ñỏ M. discolor trên
ñồng ruộng tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010 744
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Rau là một loại thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Rau
cung cấp vitamin, khoáng chất và nâng cao tính ñề kháng cho cơ thể con
người. Trong các loại rau thì chủng loại rau gia vị tương ñối phong phú và có
giá trị dinh dưỡng cao, Một trong những loại rau gia vị ñược trồng phổ biến
với diện tích lớn ở Việt Nam hiện nay là cây ớt Capsium annum L. ðây là
một loại rau gia vị rất ñược ưa chuộng ở Việt Nam và trên thế giới.
Cây ớt (Capsicum annuum L.) là cây gia vị quan trọng có xuất xứ từ
Mehico, Goatemala và từ Trung tâm khởi nguyên ðông Nam Á. Cho ñến nay
ớt ñã ñược dùng rộng rãi trên thế giới từ 55o vĩ bắc ñến 55o vĩ nam.
Ớt là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất 7500 năm TCN,
ñược sử dụng như cây thực phẩm và cây gia vị có giá trị vì chứa nhiều
vitamin nhất trong các loại rau ñặc biệt là vitamin C và provitamin A
(caroten), ngoài ra còn có vitamin B1, B2, PP…
Ớt có thể trồng ở trên nhiều chân ñất khác nhau (trừ ñất ngập nước).
ðây là cây yêu cầu chế ñộ dinh dưỡng và chăm sóc không không mấy khắt
khe vì vậy có thể trồng ớt ở khắp mọi nơi, mọi thời vụ và cho thu hoạch trong
thời gian dài. Ớt quả chín có thể sử dụng ăn tươi ngay hoặc làm tương ớt, ớt
bột... Sản phẩm từ cây ớt có thể tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Có thể
nói cây ớt cho giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng thông thường
khác.
Ớt còn là vị thuốc quý, quả ớt có nhiều chất dinh dưỡng , nhiều vitamin
C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten, ñặc biệt trong thành phần quả
ớt chín có chứa hoạt chất capsaicin có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 2
chất endorphin, một chất morphin nội sinh. Ớt rất có lợi cho sức khoẻ có thể
chữa ñược một số bệnh mãn tính....
Cây ớt dễ trồng và thích hợp với nhiều ñiều kiện tự nhiên nhưng cũng
bị nhiều sâu bệnh hại, nhất là mùa xuân khi thời tiết ấm lên cộng với mưa
phùn là ñiều kiện thích hợp ñể sâu, bệnh phát triển như: Sâu xanh ñục quả,
sâu khoang, nhện trắng, bọ trĩ, bọ phấn , rệp muội, rệp bông…bệnh vi rút,
bệnh héo xanh, bệnh thán thư… ñây là những loại bệnh nguy hiểm gây thối
quả hàng loạt…Làm ảnh hưởng trực tiếp ñến năng suất và chất lượng ớt,
nhiều khi không cho thu hoạch.
Trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới là xây dựng một nền
nông nghiệp bền vững và ổn ñịnh thì công tác BVTV ñã ñược coi trọng hơn t.
Trong IPM, biện pháp canh tác và sinh học ñược coi là cốt lõi, còn việc sử
dụng biện pháp hoá học chỉ là vũ khí cuối cùng, khi các biện pháp thông
thường không giữ ñược dịch hại dưới ngưỡng gây hại (Hà Quang Hùng,
1998) [9].
Xuất phát từ tầm quan trọng, ý nghĩa của cây ớt và những vấn ñề ñược
nêu trên, ñược sự ñồng ý của Bộ môn Côn trùng, khoa Nông học trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Kim
Oanh chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Thành phần sâu, nhện hại ớt; ðặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học
của loài sâu hại chính và biện pháp phòng trừ vụ Xuân Hè 2010 tại Yên
Khánh, Ninh Bình”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Trên cơ sở ñiều tra thành phần sâu nhện hại ớt và thiên ñịch của chúng,
nghiên cứu ñặc ñiểm sinh vật học, sinh thái học của loài gây hại chính ñể từ ñó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 3
làm cơ sở cho việc ñề xuất các biện pháp quản lý chúng ñạt hiệu quả cao.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác ñịnh thành phần, mức ñộ phổ biến của các loài sâu, nhện hại trên ớt
và thiên ñịch của chúng tại vùng nghiên cứu từ ñó xác ñịnh loài sâu, nhện hại ớt
chủ yếu.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh vật học của rệp bông Aphis gossypii
gây hại trên cây ớt.
- ðiều tra diễn biến số lượng của 2 loài sâu hại ớt chính: rệp bông Aphis
gossypii Glover và bọ trĩ vàng Thrips palmi Karny (trên các giống, thời vụ,
chân ñất trồng ớt).
- Xác ñịnh hiệu lực phòng trừ rệp bông của 4 loại thuốc BVTV và ảnh
hưởng của chúng tới thiên ñịch chủ yếu.
1.3. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Cơ sở khoa học
ðề tài tiến hành ñiều tra, thu thập thành phần nhằm bổ sung thêm cho
danh mục côn trùng gây hại và thiên ñịch của chúng trên cây ớt.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của loài gây
hại chính trên ớt làm cơ sở cho việc ñề xuất các biện pháp phòng trừ chúng
có hiệu quả.
Qua kết quả ñiều tra trên các loại cây trồng nông lâm nghiệp các nhà
khoa học ñã phát hiện thấy có 500 loài sâu, nhện hại có tính kháng thuốc. ðiều
này xảy ra do tình trạng sử dụng thuốc BVTV hoá học với nồng ñộ cao và thời
gian dài làm ảnh hưởng ñến môi trường sinh thái gây hậu quả nghiêm trọng ñến
môi trường sống, chất lượng nông sản và giảm số lượng vi sinh vật có ích trên
ñồng ruộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 4
Trong hệ sinh thái ñồng ruộng luôn có nhiều loại sinh vật với mối quan hệ
chặt chẽ. Số lượng quần thể của mỗi loài ñược ñiều hoà bởi các yếu tố vô sinh
như nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng, lượng mưa…, các yếu tố hữu sinh như cây trồng,
thiên ñịch… cũng như tác ñộng của con người (Phạm Văn Lầm, 1995 [11], Vũ
Quang Côn, 1998 [4], Phạm Bình Quyền, 1994 [26]).
Quần thể sâu hại ớt cũng không nằm ngoài quy luật trên, trong ñó tác
ñộng của con người có ảnh hưởng lớn ñến chúng thông qua việc bố trí thời vụ
gieo trồng, kĩ thuật canh tác và ñặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV. Việc ñiều
khiển quần thể sinh vật theo hướng có lợi cho con người dựa vào sự hiểu biết
ñầy ñủ về ñặc tính sinh học của ñối tượng cũng như các quy luật tương tác trong
quan hệ của chúng với các nhân tố môi trường xung quanh số lượng cá thể của
nhiều loài côn trùng thường có sự giao ñộng lớn từ thế hệ này sang thế hệ khác
(Phạm Bình Quyền, 1994 [26]).
Với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp nói chung, nghề trồng
rau nói riêng ñã tạo ñiều kiện cho nhiều loài sinh vật gây hại cây trồng phát
triển. ðể bảo vệ cây trồng trước sự phá hoại của các loài dịch hại, con người ñã
sử dụng nhiều biện pháp tác ñộng, trong ñó biên pháp hoá học ñược coi là biện
pháp chủ lực. Việc sử dụng quá nhiều thuốc BVTV hoá học ñã tạo ñiều kiện
cho dịch hại nói chung, sâu hại nói riêng hình thành tính kháng thuốc, ñiều này
buộc người nông dân phải sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc BVTV với nhau
hoặc tăng nồng ñộ thuốc khiến cho việc phòng chống sâu hại trên ñồng ruộng
ngày càng trở lên khó khăn hơn.
Mặt khác việc sử dụng thuốc BVTV phòng chống sâu hại thường xuyên
và liên tục dẫn ñến việc tiêu diệt phần lớn các loài thiên ñịch khiến cho chúng
không còn khả năng khống chế sự phát triển của sâu hại nên sâu hại ngày
càng phát sinh với mật ñộ cao hơn trước ñồng thời tại ñiều kiện cho nhiều loại
sâu hại thứ yếu phát triển trở thành dịch hại gây hại chủ yếu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 5
Sử dụng thuốc BVTV hoá học còn gây hại nghiêm trọng ñến sức khoẻ
con người kể cả người sản xuất và người sử dụng sản phẩm thu hoạch. Trong
quá trình sử dụng vì chạy theo lợi nhuận kinh tế nhiều người dân ñã không
quan tâm tới thời gian cách ly của thuốc, phun thuốc trước khi thu hái sản
phẩm 1 - 2 ngày, ñây là nguyên nhân dẫn ñến các vụ ngộ ñộc thực phẩm do
ăn phải rau có dư lượng thuốc BVTV vượt quá quy ñịnh cho phép và nguy hại
hơn ñối với các loại rau gia vị sử dụng ñể ăn trực tiếp không qua chế biến.
Như vây, chúng tôi thấy rằng cần phải có những nghiên cứu cụ thể về
tình hình phát sinh, gây hại của các loài dịch hại, các loài thiên ñịch của
chúng trên rau ñặc biệt là rau gia vị từ ñó tìm ra biện pháp phòng chống hữu
hiệu mà vẫn ñảm bảo hiệu quả kinh tế và năng xuất cũng như ñảm bảo môi
trường sinh thái, ñảm bảo an toàn cho người sản xuất cũng như người sử dụng
sản phẩm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 6
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu ở trong nước
2.1.1. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại ớt
Cây ớt là cây trồng có thời gian dài trong năm do vậy nó thường bị nhiều
loài sâu, nhện hại tấn công và gây hại. Nghiên cứu về tình hình sâu hại rau nói
chung sâu nhện hại ớt nói riêng ñã ñược nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm từ nhiều năn nay. Số lượng và mức ñộ gây hại của các loài sâu hại ñối
với cây ớt tuỳ thuộc và ñiều kiện ngoại cảnh và chế ñộ canh tác.
Các nhà khoa học ñã nghiên cứu và ñưa ra thành phần các loài sâu nhện
hại ớt gồm nhiều loài sâu chích hút, sâu ăn lá, sâu ñục quả, sâu ñục thân, gốc…
tuy nhiên hiện nay có một số loài sâu, nhện hại chủ yếu sau:
2.1.1.1. Những nghiên cứu về bọ trĩ
Theo côn trùng chuyên khoa, 2004 [2], rauhoaquavietnam.vn [31] Bọ
trĩ (Thrips palmi), hay còn gọi là bù lạch, rầy lửa thuộc họ bọ trĩ (Thripidae),
Bộ cánh tơ (Thysanoptera). Bọ trĩ là ñối tượng gây hại nguy hiểm nhất trên
dưa hấu, dưa chuột, ñậu ñỗ và hại nặng trên cây họ cà, từ giai ñoạn cây con
ñến ra hoa, ñậu trái.
Trưởng thành và bọ non cơ thể rất nhỏ, dài khoảng 1mm. Bọ trưởng
thành màu vàng nhạt hay vàng ñậm, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng
thon. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
Trưởng thành di chuyển nhanh, ñẻ trứng mặt dưới lá.
Bọ trưởng thành và bọ non ñều sống tập trung ở ñọt non hay mặt dưới
lá non hút nhựa làm ñọt và lá non xoăn lại, có nhiều ñốm nhỏ màu vàng nhạt.
Mật ñộ cao làm cây cằn cỗi không phát triển ñược, ñọt chùn lại, lá vàng, khô,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 7
hoa rụng không ñậu trái hoặc trái không lớn. Bọ trĩ phát triển mạnh khi thời
tiết nóng và khô, sức kháng thuốc cao và mau quen thuốc. Gặp ñiều kiện thích
hợp bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn ñến sinh
trưởng và năng suất , Vòng ñời tương ñối ngắn, trung bình 15 – 18 ngày.
2.1.1.2. Những nghiên cứu về sâu xanh ñục quả
Sau xanh ñục quả Heliothis armigera H. thuộc họ ngài ñêm
(Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có phân bố rộng khắp từ biên giới
phía Bắc ñến ñồng bằng Nam bộ Việt nam. Theo Côn trùng chuyên khoa,
2004 [2] và Từ ñiển bách khoa BVTV 1996 [25], Sâu xanh Heliothis armigera
phát sinh phát triển quanh năm, hại nặng nhất trong các tháng mùa xuân và
ñầu hè và hại nhiều trên cà chua, ớt, thuốc lá, bông, ngô, ñậu ñỗ, cà pháo…
Trưởng thành là bướm ngài ñêm màu trắng bóng thân mập, nhiều lông,
giữa cánh có một chấm ñen to và một chấm trắng nằm cạnh nhau. Ngài ñẻ
trứng phân tán trên cắc búp non, nụ hoa và trên mặt lá. Thời gian phát dục
thay ñổi theo nhiệt ñộ và ñộ ẩm. Ở nhiệt ñộ 19,90C ngài sống 7 – 12 ngày,
nhiệt ñộ 26,60C là 8 – 10 ngày. Trứng hình bán cầu có màu ngọc trai ñường
kính 0,5mm. Ở nhiệt ñộ 23 – 290C và ñộ ẩm từ 70,1 – 85,1% thời gian trứng
từ 4 – 5 ngày. Sâu non có 6 tuổi, mới nở thích ăn lá búp non, tuổi lớn dần phá
nụ, quả ñặc biệt là quả xanh, thời gian phát dục của sâu non cũng thay ñổi
theo nhiệt, ẩm ñộ. Ở nhiệt ñộ 20,30C, ẩm ñộ 86,7% là 31 ngày, nhiệt ñộ
25,70C, ẩm ñộ 82,7% là 28,5 ngày, ở nhiệt ñộ 26,30C, ẩm ñộ 80,1% là 23,5
ngày. Sâu non ñẫy sức dài 36 – 45 mm màu sắc thay ñổi từ xanh nhạt ñến nâu
vàng, hồng hoặc nâu xám tuỳ tuổi và ñiều kiện thức ăn, thân mình có nhiều
lông. Thời gian sâu non từ 15 – 22 ngày. Sâu non hoá nhộng ở trong ñất ñộ
sâu 2,5 – 3 cm. Nhộng màu cánh gián dài 15 – 17 mm. Thời gian phát dục của
nhộng ở nhiệt ñộ 20,30C ẩm ñộ 90,5% là 24 ngày, nhiệt ñộ 20,80C ẩm ñộ
92% là 21 ngày, nhiệt ñộ 29,30C ẩm ñộ 81,5% là 11,5 ngày. Vòng ñời từ 35 –
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 8
70 ngày theo nhiệt ñộ.
Triệu chứng gây hại: Sâu xanh phá hại búp non, nụ, hoa, quả, ñục vào
thân, cắn ñiểm sinh trưởng làm rỗng thân, ñứt núm, rụng quả. Khi quả xanh
sâu ñục từ giữa quả vào, vết lỗ ñục gọn ít nham nhở, sâu ñục ñến ñâu ñùn
phân ra ñến ñó. Một nửa thân sâu thường ở ngoài quả một nửa nằm trong quả.
Khi quả già, chín sâu thường ñục từ núm xuống sau ñó nằm gọn trong quả và
phá hại. Những quả bị hại có thể bị rụng hoặc thối nhũn nếu gặp trời mưa.
2.1.1.3. Những nghiên cứu về nhện trắng
Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Bank họ nhện chăn tơ
(Tetranychidae), bộ ve bét (Acarina) theo Nguyễn Văn ðĩnh, 2004 [8] nhện
trắng là loài dịch hại có mặt trên 55 nước, phân bố toàn cầu nhất là trong vùng
nhiệt ñới ẩm. Nhện trắng là loại nhện ña thực có thể phá hại hầu hết các họ
thực vật vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Khi bị hại cây trồng có thể giảm 50 –
60% năng xuất. Nhện gây hại nhiều trên cây ñậu tương, cam, chanh, chè, ớt
và cà tím
Ở Việt Nam nhện trắng lần ñầu tiên ñược ghi nhận hại khoai tây năm
1990 với mức gây hại trung bình. Năm 1992 Nguyễn Văn ðĩnh ghi nhận nhện
trắng tấn công gây hại 59 loài thực vật tại vùng Ninh Bình, trong ñó những
loại cây bị hại nặng gồm có khoai tây, ớt, cà ñậu tương, chè, cam chanh…
Nhện cái trưởng thành có hình ô van, màu trắng trong. Trên lưng có 3
ngấn chạy ngang. Ở giữa lưng có 1 vệt màu xanh chạy dọc. Có 4 ñôi chân, ñôi
chân thứ 4 không linh hoạt và 2 lông bàn chân rất dài. Con ñực cơ thể nhỏ hơn
màu trắng vàng. Cơ thể hình ô van nhọn hai ñầu, ñôi chân thứ 4 có ñốt ñùi to,
các ñốt tiếp theo nhỏ dần. Gần cuối ñốt bàn có lông dài bằng chiều dài thân.
Trứng hình nửa quả dứa bổ dọc có màu trong, trên có các u lồi màu trắng như
bụi phấn xếp thành 5 – 6 dãy. Nhện non màu trắng sữa có 3 ñôi chân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 9
Nhện trắng phát sinh phát triển quanh năm, mật ñộ cao nhất trong các
tháng nóng ẩm. Tháng 4, 5 và 9, 10. Những tháng mùa ñông hanh khô nhện bị
chết nhiều, những tháng có mưa rào nhện bị rửa trôi nên mức ñộ gây hại
không ñáng kể cây có thể phục hồi.
Nhện trắng làm cho các lá ngọn và chồi hoa bị biến dạng. Nước bọt
có chứa ñộc tố của nhện làm cho ngọn cây bị xoắn, cứng và phát triển méo
mó. Nhện thường ñược nhìn thấy trên các lá mới và trái non. Các lá cong
xuống và có màu ñồng hay tía. Các lóng thu ngắn lại và các chồi nách mọc ra
nhiều hơn bình thường. Hoa không phát triển và sự phát triển cây bị ức chế
khi nhện tấn công với số lượng lớn. Trên các loại cây ăn trái, sự gây hại
thường xảy ra ở phía tối của trái, nên thường không dễ nhìn thấy rõ. Trái
thường mất màu khi bị rệp tấn công và trong trường hợp nghiêm trọng trái có
thể rụng trước khi trưởng thành.
2.1.1.4. Những nghiên cứu về sâu khoang
Sâu khoang Spodoptera litura hay còn gọi là sâu ăn tạp thuộc họ Ngài
ñêm (Noctuidae), Bộ cánh vảy (Lepidoptera), phân bố rộng khắp thế giới ở
các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, Bắc Phi. Ở Việt Nam sâu khoang có ở
khắp nơi. ðây là loài ña thực, ước tính phá hại 290 loại cây trồng thuộc 99 họ
thực vật. hại quan trọng trên cây rau họ thập tự, rau họ cà, rau họ ñậu, khoai
tây, khoai lang, Côn trùng chuyên khoa, 2004 [2]).
Theo Nguyễn Duy Nhất (1970) [13] ở Việt Nam nhiệt ñộ không khí là
20oC thì thời gian phát dục của sâu khoang bị kéo dài, còn ẩm ñộ dưới 78%
thì quá trình phát dục của sâu bị ảnh hưởng nhất là sâu tuổi 1 - 2. ðiều kiện
thích hợp cho phát dục của sâu khoang là 28 - 30oC và ẩm ñộ không khí là 85
- 92%. ðộ ẩm thích hợp cho sâu hoá nhộng là 20%. Theo Lê Văn Trịnh
(1997) [21], vòng ñời của sâu khoang từ 22 - 30 ngày, trong ñó giai ñoạn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 10
trứng từ 1 - 3 ngày. Lượng trứng ñẻ của một trưởng thành cái là 125 – 1524
trứng tuỳ thuộc vào ñiều kiện thời tiết và lượng thức ăn. Sâu non tuổi nhỏ
thường tập chung thành ñám gặm ăn lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá. Khi
sâu lớn thì phân tán, ăn thủng lá chỉ ñể lại gân lá, có thể cắn trụi hết lá. Nếu bị
khua ñộng sâu có thể bò phân tán hoặc nhả tơ dong mình rơi xuống. Tuổi nhỏ
sâu không lẩn tránh ánh sáng, nhưng ở tuổi lớn (tuổi 4) có hiện tượng trốn ánh
sáng nên ban ngày thường chui vào chỗ kín hoặc chui vào khe nẻ ở mặt ñất,
ban ñêm mới chui ra hoạt ñộng. Sâu có 6 tuổi. Sâu non ñẫy sức dài 38 -
51mm, phần lớn có màu nâu ñen hoặc nâu tối, một số ít có màu xanh lục.
Vạch lưng và vạch phụ lưng màu vàng. Trên mỗi ñốt dọc theo vạch phụ lưng
có một vệt ñen hình bán nguyệt, trong ñó vệt ở ñốt bụng thứ 1 và ñốt bụng thứ
8 là lớn nhất. Sâu non ñấy sức chui xuống ñất làm 1 kén bằng ñất hình bầu
dục ñể hoá nhộng bên trong. Khi sâu khoang phát sinh thành dịch, chúng gây
thiệt hại ñáng kể cho cây trồng về sản lượng và giá trị thương phẩm. Ngài sâu
khoang dài 16 - 21 mm, sải cánh 37 - 42 mm. Cánh trước màu nâu vàng. Phần
giữa từ mép trước cánh tới mép sau cánh có một vân ngang rộng màu trắng.
Trong ñường vân này có 2 ñường vân màu nâu (ở con ñực không rõ), cánh
sau màu trắng loáng phản quang màu tím. Trứng hình bán cầu, ñường kính
0,5mm. Bề mặt trứng có những ñường khía dọc từ ñỉnh xuống ñáy trứng (36 -
39 ñường) cắt ngang bởi những ñường khía ngang tạo nên những ô nhỏ.
Trứng mới ñẻ có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng xám, khi xắp
nở có màu xám. Trứng xếp với nhau thành ổ có lông màu nâu vàng phủ bên
ngoài. Nhộng dài 18 - 20 mm, màu nâu tươi hoặc nâu tối, hình ống tròn. Mép
trước ñốt bụng thứ 4 và vòng quanh các ñốt bụng thứ 5, 6, 7 có nhiều chấm
lõm. Cuối bụng có một ñôi gai ngắn.
Tập tính và quy luật phát sinh: Ngài sâu khoang thường vũ hoá vào
buổi chiều và bay ra hoạt ñộng lúc chập choạng tối ñến nửa ñêm. Ban ngày
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 11
ngài ñậu ở dưới lá và những nơi kín trong bụi cây, bụi cỏ. Sức bay khoẻ, bị
khua ñộng bay vài chục mét và có thể bay cao 6 - 7 m. Ngài có xu tính mạnh
với mùi vị chua ngọt và với ánh sáng ñèn ñặc biệt là ñèn có bước sóng ngắn
(3650Ao). Sau khi vũ hoá vài giờ, ngài có thể giao phối và ñẻ trứng ngay
trong ñêm ñó hoặc là ñêm hôm sau. Ngài cái giao phối một lần trong 1 ñêm
và tinh trùng ñược dự trữ ñể thụ tinh trong 1 tuần (Côn trùng chuyên khoa,
2004 [2]). Ngài ñực trong 1 - 2 ñêm có thể giao phối với 8 con cái.
Ở Việt Nam ñiều kiện thời tiết khí hậu và cây trồng thuận lợi cho sâu
khoang phát sinh phát triển và thường gây hại nặng cho cây trồng vào các
tháng nóng ẩm của mùa hè và mùa thu (từ tháng 4 - 10). Dịch sâu thường phát
sinh vào tháng 5 - 6, còn các tháng khác có thể gây hại nặng hay nhẹ tuỳ
thuộc vào ñịa ñiểm, cây trồng (Côn trùng chuyên khoa, 2004 [2]). Trong vụ
ðông Xuân sâu khoang phá hại trên khoai tây, cà chua, bắp cải, ñậu rau và
ñậu ñỗ khác, khoai lang. Trong vụ Hè Thu sâu hại nặng trên rau muống, bầu,
bí, ớt, cà.
2.1.1.5. Những nghiên cứu về bọ phấn
Bọ phấn (Bemisia sp.), họ bọ phấn (Aleyrodidae), bộ cánh ñều
(Homoptera). Là loài có phổ kí chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây trồng,
hại nhiều trên ớt, cà chua, dưa chột, thuốc lá, khoai tây… và nhiều loại cây
trồng khác (Côn trùng chuyên khoa, 2004 [2], [29])
Bọ trưởng thành thân dài 0,75 - 1,4 mm, sải cánh rộng 1,2 - 2 mm. Hai
ñôi cánh trước và sau dài bằng nhau, toàn thân và cánh phủ một lớp phấn
trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám.
Râu ñầu có sáu ñốt, chân dài và mảnh, bụng có chín ñốt. Trưởng thành bay
chậm, hình dáng giống như bướm. Sâu non rất giống rệp sáp, màu trắng trong,
ñược phủ một lớp sáp, ít bò, thường cố ñịnh một chỗ chích hút mô cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 12
Trứng, sâu non và trưởng thành luôn luôn hiện diện ở mặt dưới lá trên các
loại cây ăn trái, bầu bí, dưa, cà, ớt, bông vải, thuốc lá. Sâu non màu vàng nhạt
khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố ñịnh một chỗ dưới mặt lá. Sau
khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắ._.t
kép và râu ñầu. Nhộng giả, hình bầu dục, màu sáng. Trứng hình bầu dục có
cuống, dài 0,18 - 0,2 mm. Bọ trưởng thành rất linh hoạt, thường ở mặt dưới lá,
khi bị ñộng nhẹ lập tức bay vút lên. Trưởng thành hoạt ñộng giao phối mạnh
vào khoảng 5 - 6 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều. Một cá thể cái ñẻ 49 - 85 trứng
thành từng ổ 4 - 6 quả, hoặc rải rác trong mô lá. Bọ phấn phát triển quanh năm
nhưng gây hại nặng vào tháng 3 – 5, chích hút dịch ở lá, ngọn và phần thân non
làm chết mô thực vật làm lá biến vàng cây suy yếu, những chỗ bị gây hại
thường phủ một lớp bụi màu trắng. Bọ phấn tiết nước bọt làm lan truyền mầm
bệnh ñặc biệt là virus gây bệnh xoăn lá và một số loại bệnh cây khác.
2.1.1.6. Những nghiên cứu về rệp bông
Trên cây bông Nguyễn Thơ và CTV, 1991 [20] cho rằng sâu hại bông
ở nước ta có nhiều loài, nhưng quan trọng nhất là các loài sâu chích hút như
rầy xanh, rệp A. gossypii. Vũ Khắc Nhượng, 1991 [14] khi nói về sâu bệnh
hại bông và các loài rau ñậu có nhận xét: Khi cây trồng vượt qua giai ñoạn
cây con, bắt ñầu phân cành lúc này xuất hiện các loại sâu hại như rầy xanh,
rệp muội A gossypii. Rệp tập trung sinh sống ở ngọn cây và lá non, chúng
làm cành lá cong queo, hình dạng thay ñổi, không phát triển... ðiều này cần
chú ý là rệp muội bị loài bọ rùa tiêu diệt khá nhanh do vậy cần hết sức bảo vệ
và tạo ñiều kiện ñể bọ rùa khống chế sự phát triển của rệp, Nguyễn Viết Tùng,
1990 [22], 1992 [23].
Nguyễn Viết Tùng, 1993 [24] khi nói về sự chu chuyển qua các kí chủ
của rệp bông có viết: Rệp bông A gossypii G. Là loài rệp ñiển hình ở Việt
Nam, chúng có thể phát sinh phát triển quanh năm trên một phạm vi kí chủ rất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 13
rộng gồm các cây trong họ bầu bí, bông, cà, cúc, bìm bìm và hàng loạt cây
thân gỗ, thâm thảo khác, trong ñó phổ biến nhất là các loại dưa, bầu bí, bông,
cà, ớt và khoai sọ.
Nguyễn Kim Oanh, 1991 [15] khi ñề cập ñến thời gian xuất hiện và
mức ñộ gây hại của các loài rệp quan trọng có nhận xét: Rệp bông có mật ñộ
không cao nhưng xuất hiện thường xuyên trên ñồng ruộng.
2.1.2. Kết quả nghiên cứu về ñặc tính sinh vật học và sinh thái học của rệp
bông và bọ trĩ hại ớt
2.1.2.1. Những nghiên cứu về ñặc tính sinh vật học và sinh thái học của rệp
bông
Rệp bông A. gossypii G có kích thước cơ thể nhỏ bé và màu sắc từ màu
xanh vàng ñến xanh sẫm. Mép trước trán phẳng, ống bụng mầu ñen dạng vòi,
chiều dài gấp 2 lần phiến ñuôi, phiến ñuôi màu xanh. Cơ thể hình bầu dục, râu
ñầu có 6 ñốt, ñốt thứ 3, 4 không có lỗ cảm giác, chiều dài râu bằng 1/2 ñến
3/5 chiều dài cơ thể, mắt kép màu hồng.
Rệp có 2 loại: rệp có cánh và không cánh. Hiện tượng phát sinh loại
hình có cánh liên quan ñến yếu tố ngoại cảnh. Nếu thức ăn không ñầy ñủ hoặc
ñiều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, rệp có cánh phát sinh di chuyển ñến nơi
thức ăn thích hợp.
Rệp không ưa thích ánh sáng trực xạ vì thế thường tập trung ở mặt dưới
lá ớt, nằm dọc theo gân lá, hút nhựa cây và sinh sản nhanh nhất là trong ñiều
kiện thời tiết ẩm, âm u, trung bình 1 rệp mẹ có thể sinh sản từ 20 ñến 31 con/
trưởng thành cái, Một thế hệ từ 5 - 8 ngày. Rệp thường phân bố ở lá bánh tẻ
của cây và sống ở tầng giữa là chủ yếu. Khi mật ñộ cao chúng bắt ñầu di
chuyển lên các cành, lá non, chồi, ngọn, bâu kín ngọn và các nụ, hoa nằm cả
trên bề mặt lá. Chúng tạo các lớp muội ñen trên lá, thân cành kể cả nụ, hoa.
Ngoài tác hại làm giảm năng xuất, chất lượng cây ớt rệp còn truyền một số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 14
loại virus gây bệnh cho cây.
2.1.2.2. Những nghiên cứu về ñặc tính sinh vật học và sinh thái học của bọ trĩ
Trưởng thành và bọ non cơ thể rất nhỏ, dài khoảng 1mm. Bọ trưởng
thành màu vàng nhạt hay vàng ñậm, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng
thon. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
Trưởng thành di chuyển nhanh, ñẻ trứng mặt dưới lá.
Bọ trưởng thành và bọ non ñều sống tập trung ở ñọt non hay mặt dưới
lá non hút nhựa làm ñọt và lá non xoăn lại, có nhiều ñốm nhỏ màu vàng nhạt.
Mật ñộ cao làm cây cằn cỗi không phát triển ñược, ñọt chùn lại, lá vàng, khô,
hoa rụng không ñậu trái hoặc trái không lớn. Bọ trĩ phát triển mạnh khi thời
tiết nóng và khô, sức kháng thuốc cao và mau quen thuốc. Gặp ñiều kiện thích
hợp bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn ñến sinh
trưởng và năng suất , Vòng ñời tương ñối ngắn, trung bình 15 – 18 ngày.
2.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại ớt
Rệp muội thuộc tổng họ Aphidoidae (tổng họ rệp muội), bộ cánh ñều
Homoptera, là nhóm côn trùng chích hút nhựa cây. Rệp muội ñược phát hiện từ
kỉ Cacbon cách ñây 280 triệu năm qua các hoá thạch (Triassoaphis cubitus), từ
ñó rệp muội ngày càng phát triển và trở thành các loài rệp muội hiện ñại ngày
nay. Rệp muội ñược phát hiện có hai hình thức sinh sản là sinh sản ñơn tính xen
kẽ với sinh sản hữu tính và một số ñặc ñiểm hình dạng của rệp như: cấu trúc gân
cánh, vòi, chân, lông ñuôi, ống bụng của rệp cũng ñược phát hiện trong các kỉ
sau ñó (Shaposhnikov, 1977 [59]). Heie, 1967 [44] cho rằng rệp muội có kích
thước cơ thể nhỏ bé nên có thể phát tán nhờ gió.
Trong tổng họ rệp muội (Aphidoidae) thì họ rệp muội Aphididae là họ lớn
nhất. Chúng thường xuất hiện cùng với sự xuất hiện của họ hoa hồng (Heie,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 15
1967 [44]). Sự xuất hiện của rệp muội ñã có từ rất lâu nhưng chưa thực sự ñược
quan tâm. Mãi cho ñến năm 1568 các nhà khoa học mới bắt ñầu nghiên cứu và
ñã xây dựng ñược bảng thành phần rệp theo cây kí chủ, sự liên quan của rệp và
cây kí chủ là cơ sở cho việc phân loại rệp muội ngày nay.
Rệp muội là loài ña hình với tính phổ biến rộng vì vậy sự phân loại phải
dựa vào mẫu tiêu bản từ các nơi phân bố và ñược xem dưới kính lúp có ñộ
phóng ñại lớn ñể phân loại dựa vào ống bụng, râu ñầu, hình dạng trán, lông ñuôi
mới ñảm bảo sự chính xác của phân loại (Blackman và Eastop, 1984 [36]). Hiện
nay ñã xây dựng ñược nhiều khoá phân loại rệp muội hiện ñại ở nhiều vùng trên
thế giới ñặc biệt những công trình của Linne, 1758 [48]; Blackman và Eastop,
1984 [36] ñã cho ra ñời một khoá phân loại rệp muội theo cây kí chủ trên toàn
thế giới. Người ta ñã phát hiện và mô tả ñược gần 4000 loài rệp muội khác nhau
và ñã có kết luận quan trọng: Rệp muội tuy có nguồn gốc ở vùng ôn ñới nhưng
cho tới nay chúng phân bố ở tất cả các nước trên thế giới (Eastop, 1971 [41]).
Theo các nhà phân loại thì họ rệp muội (Aphididae) thuộc tổng họ rệp muội
(Aphidoidea) có 8 họ phụ là Aphidinae, Drepanosiphinae Greenideinae,
Hormaphidinae, Lachninae, Chaitophorinae, Anoeciinae và Pemphiginae. Họ phụ
Aphidinae là họ phụ có số loài nhiều nhất. Các loài trong họ phụ này là những loài
rệp muội gây hại quan trọng trong sản xuất bao gồm một số tộc Macrosiphini (có
khoảng 1000 loài), tộc Aphidini (có khoảng 400 loài) (Blackman và Eastop, 1984
[36]). Trong các tộc ñó, tộc Aphidini xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới và gây
hại trên nhiều loại cây trồng quan trọng như: họ bầu bí, họ cà, họ cúc, bông, bìm
bìm và một số cây thân gỗ trong ñó nổi bật là loài Aphis gossypii Glover phát sinh
quanh năm có phổ kí chủ rất rộng. Tộc Macrosiphini hại nặng trên khoai tây,
thuốc lá, cây họ cà và một số họ khác nổi bật là loài rệp ñào Myzus persicae
(Sulzer), Các loài rệp này có thể truyền khoảng 100 loài virus khác nhau cho cây
kí chủ (Blackman và Eastop, 1984 [36]).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 16
Một số tác giả ñã công bố thành phần loài rệp muội trên một số cây trồng
quan trọng ở các nước trên thế giới, trong ñó năm 1968 Szelgiewicz [61] ñã thu
thập ñược 22 loài rệp muội gây hại ở Việt Nam
Theo Paik, 1972 [54] cho biết rệp bông ñược Glover phát hiện vào năm
1876 và ñặt tên là A. gossypii. Rệp gây hại phổ biến trên nhiều loại cây trồng các
cây họ cà, cây bầu bí, dưa hấu, vừng, hành, dưa chuột, bí ngô, rau họ hoa thập
tự; hại trên một số cây ăn quả như: nho, cam, chanh, táo, ổi và gây hại chủ yếu
trên cây bông (Maimi và CTV, 1982 [51]) Rệp bông A. gossypii là một trong
những loài rệp môi giới truyền nhiều bệnh virus cho cây trồng như bệnh cuốn lá
(PLRV), virus Y khoai tây, khảm lá ớt (Singh và CTV, 1982 [60]), truyền virus
gây bệnh hoa lá chuối (Banana mosaic Discase) (Pandey và CTV, 1981 [55]).
Theo Roy và CTV, 1983 [57] ban ñầu rệp xuất hiện trên lá già sau ñó khi mật
ñộ cao hơn chúng lan dần lên lá non và ngọn. Nhiệt ñộ và ñộ ẩm có ảnh hưởng
nhiều ñến sức sống và sinh sản của rệp bông. Thời tiết nóng trên 400C và ñộ ẩm
quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho rệp chết nhiều. Nhiệt ñộ tối thấp cho sự phát
triển của rệp là 50C, nhiệt ñộ tối thích là 250C (Liu và CTV, 1987 [49]).
Với tốc ñộ sinh sản nhanh, số lượng rệp con ñược ñẻ ra của một con cái
nhiều và vòng ñời ngắn cộng với sự ña thực của chúng, có thể khẳng ñịnh rệp
bông có sức gây hại rất lớn, chính vì thế các nhà nghiên cứu ñã tìm mọi biện
pháp ñể phòng trừ rệp. Dhandapani và CTV, 1983 [39] cho rằng phun Pirimicab
0,1% hoặc Monocrofos có hiệu lực cao với rệp bông A. gossypii trong thời gian
21 ngày sau phun. Năm 1992 Ghany và CTV [43] thử nghiệm hiệu lực của 5 loại
thuốc trừ rệp bông ñã rút ra kết luận Priothiofos và Chlorpyrophis methyl với
lượng 166 g.a.i/ 100 lít nước thuốc ñã giữ mật ñộ rệp thấp hơn ñối chứng nhiều
và những loại thuốc này gây ảnh hưởng ít tới nhóm côn trùng bắt mồi. Ngoài ra
nhiều tác giả ñã có những kết luận về thuốc hoá học phòng trừ rệp bông, nhưng
sau khi sử dụng thuốc BVTV trong một thời gian dài trên cây bông tại Sudan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 17
người ta nhận thấy có hiện tượng rệp bông lại trở lên gây hại trầm trọng hơn
(Tigani và CTV, 1991 [62]). Cho tới nay người ta ñã phát hiện ra rệp bông có
tính chống chịu rất cao với các loại thuốc Carboxylesterases (Brien và CTV,
1992 [37]); Bi58 và Phosalone (Rhodzhaev và CTV, 1985 [56]); Pyrethroids
(Liu, 1987 [50]); Bifenthrin (Ishaaya và CTV, 1987 [45]); Fenvalerate,
Omethoate (Mu Ly và CTV, 1988 [53]). ðể khắc phục tình trạng chống thuốc
của rệp bông và có thể hạn chế sự gây hại của chúng, một số nhà nghiên cứu ñã
tìm ra các giống cây trồng kháng rệp bông như giống ớt cayenne longslim
(Samhan, 1990 [58]). Biên pháp phòng trừ rệp bông bằng sinh học ngày nay
ñang ñược sử dụng nhiều trong nghiên cứu và thực ñịa ñể phòng chống rệp
bông. Ở Trung Quốc, năm 1992 Zhang [66] ñã phát hiện thấy 48 loài thuộc 19
họ kẻ thù tự nhiên của rệp bông, trong ñó nhóm bọ rùa, nhện, ong kí sinh và ruồi
ăn rệp ñóng vai trò quan trọng trong ñiều hoà số lượng rệp bông trên ñồng
ruộng. Trung bình 1 con bọ rùa Scymus hoffmanni có khả năng ăn 25 con rệp
bông/ ngày. Nhện Erigonidium graminicolum có khả năng ăn hết 20 rệp bông/
ngày. Chrysoperla sinica ăn 30 rệp bông/ ngày. Zhang, 1985 [65] cho rằng ngoài
tự nhiên trên cánh ñồng bông nếu tỷ lệ rệp bông/ thiên ñịch nhỏ hơn 80/1 sẽ
không cần phun thuốc BVTV, ông nhận thấy ngoài các loài bọ rùa Coccinella
septempuctata và Propylea japonica khống chế mật ñộ rệp bông thì trong thời
gian tháng 6 của năm rệp bông còn bị các loài ong kí sinh như ong mắt ñỏ
Trioxys spp và Aphelinus sp kí sinh từ 16 - 47,9%. Việc sử dụng vi khuẩn BT
(Baccillus thurigensis) trong phòng trừ rệp bông gây hại trên dưa chuột tại Liên
Xô ñược Begunov và CTV [35] tiến hành thử nghiệm năm 1986 và ñã cho kết
quả tốt làm tăng năng suất cây trồng 0,3 kg/m2 so với ñối chứng. Tại Ấn ðộ,
Venkatetan và CTV, 1987 [63] ñã sử dụng nước chiết từ lá, quả xoan, hoặc dầu
vừng ñể phòng trừ rệp bông hại trên rau họ cà cũng mang lại kết quả cao.
Dincer, 1984 [40] ñã xây dựng hệ thống phòng trừ tổng hợp cho rệp bông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 18
tại Thổ Nhĩ Kỹ, hệ thống bao gồm các biện pháp như thời vụ trồng, mật ñộ
cây/m2, sử dụng thuốc BTVT hợp lý... Hiện nay ở hầu khắp các nước trên thế
giới ñã áp dụng và sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp ñể phòng trừ rệp
bông cũng như các loài rệp muội khác ngày càng có hiệu quả.
Kẻ thù tự nhiên ñóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp,
nó ñiều hòa số lượng chủng quần dịch hại, giữ chúng ở mức duy trì như những
mắt xích trong mạng lưới dinh dưỡng. Sự thiếu, vắng của kẻ thù tự nhiên là một
trong những yếu tố quan trọng làm cho sâu hại gia tăng nhanh về mặt số lượng
và dễ phát sinh thành dịch.
Việc sử dụng kẻ thù tự nhiên ñược áp dụng rộng rãi trên nhiều nước và
thu ñược kết quả cao. Theo P.V.Niconop, ở Liên Xô cũ diện tích sử dụng biện
pháp ñấu tranh sinh học tăng lên một cách nhanh chóng.
Tác giả Waterhouse (1987) [68] cho biết ở ấn ðộ loài sâu xanh
(Helicoverpa armigera Hubner) bị 37 loài ký sinh, trong ñó 8 loài có vai trò quan
trọng trong việc hạn chế số lượng sâu hại. ở châu phi, sâu xanh bị 23 loài ký sinh
tấn công, trong ñó có 20 loài thuộc bộ cánh màng, 3 loài thuộc bộ hai cánh, sâu
khoang bị 46 loài ký sinh trong dó có 36 loài thuộc bộ cánh màng và 10 loài
thuộc bộ hai cánh.
Trên một số cây trồng khác sâu khoang và sâu xanh cũng bị lực lượng côn
trùng ký sinh khống chế mạnh, riêng sâu khoang có tới 48 loài ăn thịt, 71 loài ký
sinh, 25 loài tuyến trùng và vi sinh vật ký sinh (Ranga Rao G.V.and Wightman
1994) [67].
Kết quả ñiều tra sau 17 vụ cho thấy sâu non sâu khoang chủ yếu bị ký
sinh ở giai ñoạn sâu non, tỷ lệ chết do ký sinh từ 10-36%, trung bình là 15%.
Ký sinh thu ñược chủ yếu là ruồi thuộc họ Tachinidae (Paribaea orbata
Wideman, Exorista xanthopis Wideman) và một loài ong ký sinh sâu non
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 19
(Ichneumon sp.), thuộc họ Ichneumonidae. Tuy nhiên sự xuất hiện và hiệu
quả của ký sinh là có sự khác nhau tùy thuộc vào thời vụ khác nhau (Ranga
Rao and Wighman, 1994) [67].
Bọ trĩ xuất hiện ở nhiều châu lục như Châu Phi (Mauritius, Sudan), Bắc
Mỹ (USA), Trung Mỹ, Ca-ri-bê, … ñặc biệt là ở các nước Châu Á. Bọ trĩ là
loài côn trùng thuộc nhóm chích hút, chúng tấn công và gây hại trên 50 loài
cây trồng thuộc 20 họ thực vật. Bọ trĩ gây hại quan trọng trên các cây họ cà
(cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá...); họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí rợ,...); họ
ñậu (ñậu tây, ñậu ñũa, ñậu xanh, ñậu tương,...) và các cây khác như: hoa cúc,
bông vải, hoa anh thảo, thược dược, phong lan,...(Barbra C. Larson và cs,
2006; Smith. và cs, 1992).
Bọ trĩ là loại côn trùng ña ký chủ, phân bố rộng, gia tăng mật số rất nhanh
khi gặp ñiều kiện thuận lợi nên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng.
Cả ấu trùng và thành trùng ñều tấn công gây hại trên tất cả các bộ phận của cây,
nhất là các bộ phận như lá non, hoa và quả non. Các bộ phận bị bọ trĩ tấn công
thường bị biến dạng, lá xoăn, quả có hình dạng bất thường... quan trọng nhất là
bọ trĩ tấn công có thể truyền virus gây bệnh khảm (Tamotsu, 2000) [41]. Theo
CABI (2006) bọ trĩ có cấu tạo miệng tương tự nhau trong cùng một họ, giống
nhau giữa ấu trùng và thành trùng. Phần phụ miệng có cấu tạo không ñối xứng
với nhiệm vụ ñục lỗ và chích hút, mặt khác bọ trĩ sẽ cạp và nghiền nát thức ăn
bằng hàm dưới nhờ vào hai mảnh môi trên và dưới. Miệng có cấu tạo chuyên
biệt với chức năng chích hút, râu mang các cơ quan cảm nhận hóa chất, có vách
mỏng chẻ hoặc ñơn. Mỗi xúc biện có từ 4-6 cơ quan cảm giác nhỏ ngoài cùng,
có khả năng cảm nhận hóa chất.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của bọ trĩ, nhiệt ñộ 15-300C
thích hợp nhất. Vòng ñời bọ trĩ kéo dài 70, 57 và 30 ngày, tương ứng ở 150C,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 20
200C và 300C. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ ấm áp, hoạt ñộng sinh sản của bọ trĩ
diễn ra liên tục (khoảng 15 thế hệ/năm), nhiệt ñộ lạnh hoạt ñộng sinh sản bị giảm
rõ rệt (1-2 thế hệ) (CABI, 2001; McDonald và ctv, 1999).
2.2.2. Kết quả nghiên cứu về ñặc tính sinh vật học và sinh thái học của rệp
bông và bọ trĩ hại ớt
2.1.2.1. Những nghiên cứu về ñặc tính sinh vật học và sinh thái học của rệp
bông
Trong nghiên cứu ñặc tính sinh vật học của rệp bông Jawal và CTV, 1988
[46] ñã nghiên cứu khá sâu và cho rằng ở nhiệt ñộ 240C và ẩm ñộ 70%, thức ăn
là cây ớt Capsicum annuum thì thời gian phát triển của giai ñoạn rệp non là 9,42
± 1,01 ngày, sau khi hoá trưởng thành 01 ngày rệp bắt ñầu ñẻ con, thời gian ñẻ
có thể kéo dài từ 9 - 12 ngày, trung bình một con cái ñẻ 36,3 con, trung bình một
năm rệp có 31 lứa.
Ngoài ra một số nhà khoa học ñã nghiên cứu về diễn biến mật ñộ rệp bông
Aphis gossypii trên một số cây trồng cho rằng rệp thường xuất hiện trên cây
khoai tây và cây ớt tại Ấn ðộ vào tháng 8, 9, 10 và tiếp tục phát triển cho tới
tháng 4, 5, 6. Trong thời kì này chúng hình thành 2 ñỉnh cao về số lượng. ðỉnh
cao lần 1 có mật ñộ thấp hơn vào khoảng cuối tháng 11, lần 2 vào tháng 2 với
mật ñộ rất cao sau ñó mật ñộ giảm dần (Verma và Parihar, 1990 [64]). George,
1983 [42] trong quá trình nghiên cứu về rệp bông ñã phát hiện mức ñộ thích nghi
của rệp với môi trường và nguồn thức ăn có liên quan chặt chẽ ñến ñặc ñiểm
sinh vật học, sinh thái học của rệp. Sau khi rệp gây hại trên một số cây trồng
chúng thường có hiện tượng phát tán tìm kí chủ mới bằng cách mọc cánh xuất
hiện những cá thể có cánh trong quần thể bay ñi hoặc nhờ gió ñể phát tán. Hoạt
ñộng phát tán của rệp cao nhất vào ñầu tháng 3, số lượng rệp bay vào buổi sáng
thường cao hơn rất nhiều so với buổi chiều.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 21
2.2.2.2. Những nghiên cứu về ñặc tính sinh vật học và sinh thái học của bọ trĩ
Bọ trĩ vàng Thrips palmi Karny trứng không màu, ấu trùng mới nở có
màu trắng, chuyển dần sang vàng nhạt, rồi vàng ñậm. Trưởng thành có màu
vàng ñậm, khi ñậu cánh xếp gọn trên lưng, tạo thành một sọc màu ñen trên lưng.
Kích thước con trưởng thành khoảng 1mm ở con ñực và 0,72mm ở con cái. Râu
ñầu có 7 ñốt, ñốt thứ 6 dài nhất, 3 mắt ñơn màu ñỏ [69].
Nhiệt ñộ ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát triển của bọ trĩ, nhiệt ñộ 15-30
thích hợp nhất. Vòng ñời bọ trĩ kéo dài 70, 57 và 30 ngày, tương ứng ở 15 , 20
và 30 ñộ C. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ ấm áp, hoạt ñộng sinh sản của bọ trĩ diễn ra
liên tục (khoảng 15 thế hệ/năm), nhiệt ñộ lạnh hoạt ñộng sinh sản bị giảm rõ rệt
(1-2 thế hệ) (CABI, 2001; McDonald và ctv, 1999).
Vòng ñời của bọ trĩ khoảng 30 ngày, trong ñó thời gian trứng khoảng 4-5
ngày, ấu trùng 5-6 ngày, thành trùng sống khoảng 15 ngày, thời gian nhộng 3
ngày. Ấu trùng có 2 tuổi, màu sắc giống thành trùng nhưng hơi nhạt, sau khi vũ
hoá trưởng thành khoảng 2-3 ngày, thành trùng bắt ñầu bắt cặp sinh sản (CABI,
2001).
Bọ trĩ thường trú ẩn trong ñỉnh sinh trưởng, mặt dưới các lá non, do ñó
thuốc trừ sâu khó tiếp xúc . Biện pháp kỹ thuật canh tác, cày ải, phơi ñất, vệ sinh
ñồng ruộng, diệt cỏ dại giúp hạn chế một phần thiệt hại do bọ trĩ gây ra (Dibble,
1994 và Gabystoll, 1986).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 22
3. ðỊA ðIỂM, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. ðịa ñiểm nghiên cứu
- Nghiên cứu trong phòng ñược thực hiện tại phòng thí nghiệm Chi cục
BVTV Ninh Bình
- ðiều tra sâu, nhện hại tại vùng trồng ớt tại Khánh Lợi, Yên Khánh,
Ninh Bình.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 ñến tháng 6 năm 2010.
3.3. ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
* ðối tượng nghiên cứu
- Sâu, nhện hại trên cây ớt.
- Thiên ñịch chính của sâu, nhện hại ớt.
* Vật liệu
- Các giống ớt chỉ thiên, sừng bò ñược trồng tại Yên Khánh , Ninh Bình.
- Các loại thuốc BVTV: Tasodant 600 EC, Regent 800 WG, Topten 400
WP, Bitadin WP.
* Dụng cụ nghiên cứu
- Vợt, kính lúp, panh, kéo, ống nghiệm, túi nilon, cồn 700…
- Các dụng cụ pha thuốc trừ sâu, bình phun thuốc (loại 1 lít dùng trong
phòng thí nghiệm, 10 lít phun thuốc ngoài ñồng), cọc thí nghiệm và bảng biểu,
máy ảnh ,…
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Xác ñịnh thành phần, mức ñộ phổ biến của các loài sâu, nhện hại trên ớt
và thiên ñịch của chúng tại vùng nghiên cứu từ ñó xác ñịnh loài sâu, nhện hại ớt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 23
chủ yếu.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái, sinh vật học của rệp bông Aphis gossypii
gây hại trên cây ớt.
- ðiều tra diễn biến số lượng của 2 loài sâu hại ớt chính: rệp bông Aphis
gossypii Glover và bọ trĩ vàng Thrips palmi Karny ( trên các giống, thời vụ,
chân ñất trồng ớt).
- Xác ñịnh hiệu lực phòng trừ rệp bông của 4 loại thuốc BVTV và ảnh
hưởng của chúng tới thiên ñịch chủ yếu.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1.Phương pháp ñiều tra tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trên ớt vụ Xuân Hè 2010 tại Yên Khánh, Ninh Bình
Xây dựng phiếu ñiều tra với các nội dung quan tâm, sâu ñó tiến hành
phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng ớt và ñiền vào mẫu phiếu ñiều tra,
với tổng số phiếu ñiều tra là 20 phiếu.
Phỏng vấn ngẫu nhiên ngay trên ñồng ruộng tại ñịa bàn nghiên cứu.
Sau khi hoàn tất việc ñiều tra bằng phiếu, tiến hành tổng hợp và phân
tích các kết quả thu ñược.
3.5.2. Phương pháp ñiều tra diễn biến mật ñộ rệp, bọ trĩ hại trên cây ớt
- Chọn ruộng ớt ñại diện cho các yếu tố:
+ Giống ớt khác nhau (Giống ớt chỉ thiên Capsicum fasciculatum và ớt
sừng bò Capsicum acuminatum)
+ Ruộng ớt trồng trong ñồng và trồng ngoài bãi.
+ Thời vụ trồng ớt khác nhau: vụ Hè Thu và ðông Xuân.
- Tại mỗi ruộng ñiều tra theo 5 ñiểm chéo góc, mỗi ñiểm ñiều tra 10 lá
phân ñều trên 3 tầng tán cây. ðếm số lượng rệp, bọ trĩ trên lá và tiến hành thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 24
bắt. Dụng cụ thu bắt chủ yếu bằng bút lông có thấm nước trước khi bắt. Thao
tác bắt ñược tiến hành từ từ và nhẹ nhàng ñể rệp kịp rút ngòi ra khỏi cây ñồng
thời không làm nát mẫu. Toàn bộ mẫu ñược phân loại dưới kính lúp cầm tay
hoặc kính lúp ñiện. Khi thu mẫu mô tả tình trạng sống của rệp, bọ trĩ trước khi
thu bắt, mầu sắc, vị trí sống, tác hại. Toàn bộ số liệu ñược ghi vào biểu ñiều tra.
Chỉ tiêu theo dõi: Mật ñộ (con/lá ).
3.5.3. Phương pháp nghiên cứu ñặc tính sinh học của loài rệp bông Aphis
gossypii hại ớt
Tiến hành thu bắt rệp bông A. gossypii từ ruộng ớt về nuôi rệp với thức
ăn là lá ớt.
3.5.3.1. Xác ñịnh ñặc ñiểm hình thái, kích thước các pha phát triển của rệp
bông Aphis gossypii G. (Quan sát và ño bằng kính lúp ñiện tại phòng
thí nghiệm Chi cục BVTV Ninh Bình).
Lấy 20 cá thể rệp non tuổi 1 ñược ñẻ ra trong cùng một ñêm nuôi trong
hộp peptri có lá ớt sạch và có lót giấy thấm nước, thay thức ăn 2 ngày/lần. Nuôi
rệp trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng có ghi lại nhiệt ñộ ẩm ñộ từng ngày theo dõi.
Mô tả hình dáng, màu sắc, tập tính của rệp.
3.5.3.2. Xác ñịnh khả năng sinh sản của rệp và thời gian phát triển các pha
vòng ñời của rệp.
Lấy 30 cá thể rệp non tuổi 1 ñược ñẻ ra trong cùng một ñêm, nuôi trong
30 hộp petry có lá ớt sạch ñược ñặt trên giấy thấm nước có ñánh số thứ tự từ 1
– 30. Nuôi rệp trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng có ghi lại nhiệt ñộ, ẩm ñộ hàng
ngày. ðịnh kì 10 giờ sáng hàng ngày tiến hành kiểm tra các hộp ñể bổ xung
nước và thay thức ăn, Xác ñịnh xác lột của rệp ñể xác ñịnh tuổi rệp. Xác ñịnh
các pha phát triển và thời gian phát triển các pha vòng ñời của rệp
Theo dõi số lượng rệp con ñược ñẻ từng ngày. ðếm toàn bộ số lượng rệp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 25
con ñược ñẻ ra/ trưởng thành trong từng ngày và trong toàn bộ thời gian ñẻ của
rệp mẹ. Theo dõi ngày rệp bắt ñầu ñẻ và ngày rệp chết sinh lí ñể xác ñịnh thời
gian phát triển các pha, vòng ñời, ñời, nhịp ñiệu sinh sản, sức sinh sản.
3.5.3.3. Phương pháp xác ñịnh vị trí gây hại của rệp trên cây kí chủ
ðiều tra theo các giai ñoạn sinh trưởng của cây. Mỗi lần ñiều tra số
lượng rệp trên 300 lá cây kí chủ ở 3 vị trí (3 tầng cây: tầng trên, tầng giữa,
tầng dưới). Xác ñịnh tỷ lệ rệp phân bố trên 3 tầng cây.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ rệp ở 3 tầng lá (%)
3.5.4. Phương pháp xác ñịnh biện pháp quản lý rệp hại
3.5.4.1. Nghiên cứu thiên ñịch
3.5.4.1.1. Xác ñịnh khả năng ăn rệp của bọ rùa ñỏ trưởng thành
Thu bắt bọ rùa ñỏ trưởng thành cho vào hộp nuôi rệp theo thứ tự 1 - 10
(Sử dụng 10 hộp, Mỗi hộp 1 con) cho nhịn ñói 24 giờ. Sau ñó cho vào hộp
nuôi rệp có lá ớt ñược lót dưới bằng giấy ẩm với thức ăn là rệp bông với số
lượng 50 con rệp tuổi 2 – 3/ hộp. ðếm số lượng rệp bông hại ớt bị ăn sau 1
ngày, 2 ngày, 3 ngày.
3.5.4.1.2. Xác ñịnh tỷ lệ rệp bông bị kí sinh
Thu thập 50 mẫu rệp sống ở ruộng ớt trong mỗi kì ñiều tra ñem về
phòng nghiên cứu, nuôi trong hộp petry dưới có giấy thấm giữ ẩm cho lá và
theo dõi hàng ngày thấy có những cá thể rệp phồng to hơn và chuyển màu
trắng ñục hoặc nâu ñục. ðếm số lượng rệp bị kí sinh trong tổng số rệp bắt
về nuôi ñể xác ñịnh tỷ lệ rệp bị kí sinh. Sau ñó dùng bút lông chuyển
những cá thể bị kí sinh sang ống tuýp ñể xác ñịnh thành phần loài kí sinh
nở ra.
Thời gian thu mẫu ñược tiến hành 7 ngày/lần vào ngày ñiều tra diễn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 26
biến mật ñộ rệp trên ñồng ruộng. Mỗi lần thu mẫu tiến hành thu với số lượng
50 rệp. Bảo quản cận thận không ñể ảnh hưởng ñến sức sống của rệp.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ rệp bị kí snh (%) và thành phần loài
3.5.4.2. Xác ñịnh hiệu lực phòng trừ rệp muội hại ớt của 4 loại thuốc trên
ñồng ruộng và trong phòng thí nghiệm.
3.5.4.2.1. Trên ñồng ruộng: sử dụng thuốc BVTV
- Công thức thí nghiệm
+ CT I, CT II, CT III, CT IV là 4 loại thuốc thử nghiệm
+ CT V là công thức ñối chứng phun nước lã
* Sơ ñồ thí nghiệm:
Dải bảo vệ
CT I
CT III CT IV
CT V
CT II
CT II
CT I
CT III
CT IV
CT V
CT IV CT II
CT V
CT I
CT III
D
ải
bả
o
v
ệ
Dải bảo vệ
D
ải
bả
o
v
ệ
- Bố trí 5 công thức thí nghiệm: Trong ñó chọn 2 loại thuốc nông dân
thường sử dụng là Tasodant 600EC thuốc lân hữu cơ thuộc nhóm ñộc 2 với hoạt
chất là Chlorpiryfos ethylvà Permethrin; thuốc Regent 800WG nhóm ñộc 2 có
hoạt chất Fipronil; 1 loại thuốc hoá học thế hệ mới thuộc nhóm ñộc 3 là Topten
400 WP có hoạt chất Indoxacar, 1 loại thuốc có nguồn gốc sinh học Bitadin WP
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 27
hoạt chất Bacillus thuringensis; 1 công thức làm ñối chứng phun nước lã. Thí
nghiệm bố trí theo kiểu RCB, mỗi thí nghiệm nhắc lại 3 lần. diện tích mỗi ô thí
nghiệm 20m2.
Mỗi ô ñiều tra 3 ñiểm, mỗi ñiểm ñiều tra 10 lá trên 3 tầng. ðếm toàn bộ số rệp
sống trên các ô thí nghiệm trước phun 1 ngày và sau phun 1, 3, 5, 7 ngày.
3.5.4.2.2. Phương pháp xác ñịnh hiệu lực thuốc BVTV trong phòng thí
nghiệm
Thí nghiệm có 5 công thức 3 lần nhắc lại (Mỗi công thức sử dụng một
loại thuốc như thí nghiệm ngoài ñồng ruộng và một công thức ñối chứng phun
nước lã). Mỗi lần nhắc lại của 1 công thức bao gồm 1 lá ớt trên ñó có 10 con
rệp non tuổi 3. Thí nghiệm ñược tiến hành theo 2 phương pháp: Phương pháp
gián tiếp là nhúng lá trong thuốc 5 giây và phương pháp trực tiếp là phun
thuốc ướt ñều lá cây ( Phun lên cây ñã có rệp).
Phương pháp nhúng lá trong dung dịch thuốc 5 giây: Pha thuốc theo
nồng ñộ thí nghiệm trên ñồng ruộng sau ñó nhúng toàn bộ lá ngập trong dung
dịch thuốc 5 giây, sau ñó gắp ra ñể trên giấy thấm cho khô thuốc, thả rệp tuổi 3
với số lượng 10 con/lá. Bảo quản lá ớt trong ñĩa nuôi rệp có giấy thấm giữ ẩm.
ðếm số rệp sống sau khi xử lí thuốc 12, 24, 48 giờ.
Phương pháp phun ướt ñều lá cây: Tiến hành thả 10 rệp tuổi 3/ ñĩa lá ớt
ñặt trong hộp petry có lót giấy thấm. Phun thuốc ướt ñều toàn bộ lá. ðếm số
lượng rệp sống sau 12, 24, 48 giờ.
3.5.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV tới mật ñộ thiên ñịch
trên ñồng ruộng (ðiều tra trên ruộng thí nghiệm phun thuốc rệp)
Tiến hành ñiều tra mật ñộ bọ rùa ñỏ trước phun thuốc BVTV 1 ngày và
sau phun 1, 3, 5, 7 ngày (Phương pháp ñiều tra theo 5 ñiểm chéo góc, mỗi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 28
ñiểm 1 m2). Xác ñịnh ảnh hưởng của các loại thuốc tới mật ñộ bọ rùa ñỏ trên
ñồng ruộng.
Chỉ tiêu theo dõi: con/m2
3.5.5. Phương pháp bảo quản mẫu
Những mẫu non, trưởng thành thu ñược bỏ ñói ñể chúng bài tiết hết,
chần trong nước sôi rồi bảo quản trong cồn 70 oC. Riêng trưởng thành bọ
cánh vẩy thì giữ mẫu khô, tránh nát cánh. ðối với Ong ký sinh phải giữ ở cồn
90 0C ñể tránh bị xuăn cánh, gây khó khăn cho quá trình phân loại, giám ñịnh
tên khoa học sau này.
ðịnh loại sâu, nhện hại ớt và thiên ñịch ñược thực hiện dưới sự giúp ñỡ
của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn côn trùng, trường
ðHNN Hà Nội, cán bộ kỹ thuật của chi cục BVTV Ninh Bình.
3.5.6 . Phương pháp tính toán số liệu
- Thành phần sâu, nhện hại ớt và thiên ñịch của chúng
Tổng số ñiểm có sâu, nhện (thiên ñịch)
Tần suất xuất hiện (%) = x 100
Tổng số ñiểm ñiều tra
- Mức ñộ phổ biến của sâu, nhện ñược phân theo tần xuất xuất hiện (%):
Kí hiệu Mức ñộ phổ biến Tần xuất xuất hiện
- : Rất ít phổ biến < 5%
+ : Ít phổ biến 5 - 20 %
++ : Phổ biến > 20 - 50 %
+++ : Rất phổ biến > 50 %
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 29
- Diễn biến mật ñộ các loài rệp muội, bọ trĩ hại ớt
Tổng số cá thể ñiều tra (con)
Mật ñộ rệp muội (con/ lá) =
Tổng số lá ñiều tra (lá)
- Mật ñộ sâu hoặc thiên ñịch có kích thước cơ thể lớn:
Tổng số sâu hoặc thiên ñịch tại ñiểm ñiều tra (con)
Mật ñộ (con/m2) =
Tổng diện tích ñiều tra (m2)
- Tỷ lệ rệp bị kí sinh
Tổng số rệp bị kí si._. Hè năm 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 73
4.5.4. Ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV ñối với bọ rùa ñỏ trên ruộng tại
Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010
Khi tính chống thuốc của sâu hại ngày càng cao, người ta ñã chú ý hơn
ñến các loài thiên ñịch và kẻ thù tự nhiên của sâu hại ñể áp dụng vào sản xuất,
tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV ñã làm giảm ñáng kể mật ñộ thiên ñịch trên
ñồng ruộng. ðể xác ñịnh ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV ñối với mật ñộ
thiên ñịch chúng tôi ñã chọn 1 loại thiên ñịch phổ biến nhất trên ñồng ruộng ñể
theo dõi ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến chúng là bọ rùa ñỏ. Tiến hành ñiều tra
mật ñộ bọ rùa ñỏ trước khi phun thuốc BVTV 1 ngày và sau phun 1, 3, 5, 7
ngày. Kết quả thể hiện ở bảng 4.18 và hình 4.22
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến mật ñộ bọ rùa ñỏ M. discolor
trên ñồng ruộng tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010
ðơn vị tính: (con/m2)
Mật ñộ bọ rùa ñỏ (con/m2) Công thức thí
nghiệm Trước
phun
1 ngày
Sau phun
1 ngày
Sau
phun 3
ngày
Sau
phun 5
ngày
Sau
phun 7
ngày
Tasodant 600EC 8,8 0 0,2 0,4 1
Regent 800WG 9 0,8 1,2 1,2 1,6
Topten 400 WP 8 2 2 2,2 2,8
Bitadin WP 9,4 5 5,6 3,8 4
ðối chứng 9 12 11 10,8 10
Qua bảng 4.18 và hình 4.22 chúng tôi thấy rằng các loại thuốc BVTV ñều
có ảnh hưởng ñến mật ñộ thiên ñịch trên ñồng ruộng. Thuốc Tasodant 600EC,
Regent 800WG mà nông dân thường sử dụng và loại thuốc thế hệ mới ñều làm
giảm mật ñộ thiên ñịch ñáng kể trên ñồng ruộng. Mật ñộ bọ rùa ñỏ một ngày sau
phun ở công thức sử dụng thuốc Tasodant 600 EC là 0 con/m2, công thức sử
dụng thuốc Regent 800WG là 0,8 con/m2, loại thuốc Topten 400 WP mật ñộ bọ
rùa ñỏ là 2 con/m2, sau 7 ngày mật ñộ bọ rùa ñỏ ở 3 công thức xử lí thuốc
BVTV hoá học mới tăng lên không ñáng kể từ 1con ñối với thuốc Tasodant
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 74
600EC, ñến 1,6 con/m2 ñối với Regent 800WG và 2,8 con/m2 ñối với thuốc
Topten 400 WP còn loại thuốc sinh học Bitadin WP ít có ảnh hưởng nhất ñối với
các loài thiên ñịch ở ngày thứ 1, 3 ñến ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau phun thuốc
hiệu lực thuốc có ảnh hưởng tương ñối lớn ñến mật ñộ bọ rùa ñỏ trên ñồng
ruộng trong khi ñó ở công thức ñối chứng mật ñộ bọ rùa ñỏ tăng hơn so với
trước phun thuốc. Qua thử nghiệm hiệu lực thuốc chúng tôi nhận thấy hiệu lực
phòng chống rệp A. gossypii của Bitadin WP ít hơn và chậm hơn so với các loại
thuốc khác. ðiều này cho thấy biện pháp sử dụng thuốc BVTV cần quan tâm
ñến các loại thuốc ít ñộc, ít có ảnh hưởng ñến môi trường và thiên ñịch trên
ñồng ruộng ñể bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc BVTV khi
thật cần thiết.
0
2
4
6
8
10
12
14
Trước phun
1ngày
Sau phun 1
ngày
Sau phun 3
ngày
Sau phun 5
ngày
Sau phun 7
ngày
Ngày theo dõi
M
ật
ñ
ộ
( c
o
n
/m
2)
Tasodant 600EC
Regent 800WG
Topten 400 WP
Bitadin WP
ðối chứng
Hình 4.22. Ảnh hưởng của thuốc BVTV ñến mật ñộ bọ rùa ñỏ M. discolor
trên ñồng ruộng tại Yên Khánh, Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 75
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
1. Gồm 16 loài sâu hại và 2 loài nhện hại cây ớt, chúng thuộc 8 bộ côn
trùng trong ñó loài rệp bông A. gossypii và bọ trĩ T. palmi là hai loài sâu hại
chính. Thu ñược 8 loài thiên ñịch thuộc 5 bộ, trong ñó loài bọ rùa ñỏ M.
discolor , bọ cánh cộc P. fusciper có mức ñộ phổ biến cao hơn cả.
2. Rệp bông A. gossypii mật ñộ cao nhất ngày 16/5 (4,94 con/lá ).
Giống ớt chỉ thiên có mật ñộ rệp bông (2,34 con/lá) cao hơn giống sừng bò
(1,66 con/lá). Ớt trồng trong ñồng (2,28 con/lá) bị rệp hại nặng hơn ớt trồng
ngoài bãi (1,89 con/lá). Ớt trồng vụ Hè Thu (2,36 con/lá) bị hại nặng hơn
trồng vụ ðông Xuân (2,06 con/lá). Ở giai ñoạn quả chín, thu hoạch cây ớt bị
hại nặng hơn giai ñoạn phát triển thân lá, nụ hoa.
3. Bọ trĩ T. palmi mật ñộ cao nhất trên ớt ngày 8/4 (3,63 con/lá ớt chỉ
thiên). Giống ớt chỉ thiên có mật ñộ bọ trĩ gây hại ( 1,36 con/lá) cao hơn
giống sừng bò (0,91 con/lá). Ớt trồng trong ñồng (1,25 con/lá) bị hại nặng hơn
ớt trồng ngoài bãi (0,98 con/lá). Ớt trồng vụ Hè Thu ( 0,99 con/lá) bị hại nhẹ
hơn vụ ðông Xuân ( 1,32 con/lá). Ở giai ñoạn quả chín, thu hoạch cây ớt bị
hại nhẹ hơn giai ñoạn phát triển thân lá, nụ hoa.
4. Rệp bông A. gossypii sống tập trung ở mặt dưới lá ớt ñặc biệt trên
các lá bánh tẻ. Khi ñiều kiện thức ăn không thuận lợi chúng phát sinh loại
hình có cánh nhiều hơn. Rệp là loài biến thái không hoàn toàn gồm 2 pha rệp
non và trưởng thành. Pha rệp non có 4 tuổi, vòng ñời của rệp từ 5,9 ± 0,83
ngày, ñời 19,1 ± 1,59 ngày. Trưởng thành 1 ± 0,35 ngày bắt ñầu ñẻ con, Một
trưởng thành cái có thể ñẻ từ 25,9 ± 3,46 con.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 76
5. Bọ rùa ñỏ có mức ñộ phổ biến cao trên ruộng ớt, một bọ rùa trưởng
thành có khả năng ăn 7,76 con rệp tuổi 3/ ngày. Tỷ lệ rệp bị ong ký sinh có thể
lên tới ( 0,29 %).
6. Sau 7 ngày phun thì thuốc Topten 400 WP có hiệu lực trừ rệp bông A.
gossypi cao nhất (72,3% ), thuốc Regent 800WG (59,2% ), thuốc Tasodant
600EC ( 49,1% ), thuốc sinh học Bitadin WP có hiệu lực kém nhất (29,1% ).
Cả 4 loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông ñều làm giảm mật ñộ bọ rùa ñỏ trên
ñồng ruộng
5.2. ðề xuất, kiến nghị
1. Bảo vệ, khích lệ số lượng bọ rùa ñỏ trên ruộng ớt.
2. Sử dụng thuốc Topten 400 WP ñể trừ rệp bông A. gossypi vì ñây là
thuốc thế hệ mới, hiệu quả trừ rệp bông cao, nhanh phân huỷ, ñộ
ñộc thấp và thời gian cách ly ngắn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây
rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ môn Côn trùng (2004), Giáo trình côn trùng chuyên khoa, NXB NN,
Hà Nội.
3. Bộ nông nghiệp và PTNT (2001), Tuyển tập tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt
Nam, tập 2: Tiêu chuẩn BVTV, NXB thông tin NN và PTNT, Ba ðình,
Hà Nội.
4. Vũ Quang Côn (1998), Biến ñộng số lượng côn trùng, Bài giảng cho
chương trình ñào tạo sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp I, Hà
Nội
5. Cục Bảo vệ thực vật (1987), Phương pháp ñiều tra phát hiện sâu bệnh
hại cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Tạ Thu Cúc (2006), Giáo trình kĩ thuật trồng rau, NXB Hà Nội.
7. ðường Hồng Dật (2002), Sổ tay người trồng rau, tập 1+2, Nhà xuất bản Hà
Nội.
8. Nguyễn Văn ðĩnh (2004), Giáo trình nhện nhỏ hại cây trồng, NXB NN
Hà Nội.
9. Hà Quang Hùng (1998), Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Nông
nghiệp (Quản lý dịch hại tổng hợp IPM), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội.
10. Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng, Hồ Thị Thu Giang (2006), Mối quan hệ
giữa ruồi bắt mồi Syrphus ribesu L. (Syrphidae: Diptera) và rệp muội gây
hại trên một số cây trồng tại Gai lâm – Hà Nội năm 2005 – 2006, http://
bio- bee. Com/
11. Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học trong phòng chống dịch hại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 78
nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
12. Quách Thị Ngọ (2000), Nghiên cứu rệp muội (Homoptera: Aphididae)
trên một số cây trồng chính ở ñồng bằng sông Hồng và biện pháp phòng
trừ, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
13. Nguyễn Duy Nhất (1970), ”ðặc tính sinh vật học, quy luật phát sinh và
những yếu tố ảnh hưởng ñến mật ñộ sâu khoang trên ñồng ruộng vùng
Hà Nội”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp số 6, Tr. 674-697
14. Vũ Khắc Nhượng (1991), Sâu bệnh hại bông và biện pháp phòng trừ,
Thông tin BVTV số 4 /1991.
15. Nguyễn Kim Oanh (1991), Một số nhận xét về tình hình phát sinh phát
triển của một số loài rệp muội, Kết quả nghiên cứu khoa học (1986 -
1991), ðHNNI, 119 trang.
16. Nguyễn Thị Kim Oanh (1996), Nghiên cứu thành phần, ñặc tính sinh
học, sinh thái học của một số loài rệp muội (Aphididae - Homoptera) hại
cây trồng vùng Hà Nội, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp.
17. Nguyễn Thị Phương Thao và cộng sự (2002), ðánh giá thực trạng dư
lượng thuốc BVTV ở một số loại nông sản chính trên ñịa bàn Hà Nội;
ðề xuất giải pháp quản lý, sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng, Báo cáo
kết quả nghiên cứu khoa học, Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Hà
Nội.
18. Phạm Chí Thành (1976), Giáo trình phương pháp thí nghiệm ñồng
ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Trần Khắc Thi, Nguyễn Công Hoan (2005), Kỹ thuật trồng rau sạch -
rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu, NXB Thanh Hoá.
20. Nguyễn Thơ và tập thể (1991), 5 năm nghiên cứu và bước ñầu ứng dụng
quản lý dịch hại tổng hợp sâu bệnh hại bông vải, Thông tin BVTV số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 79
5/1995
21. Lê Văn Trịnh (1997), Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của
một số sâu hại rau họ thập tự vùng ñồng bằng sông Hồng, Luận án tiến
sĩ nông nghiệp, Viên khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
22. Nguyễn Viết Tùng (1990), Một số nhận xét về kẻ thù tự nhiên của rệp
muội hại cây trồng ở vùng ñồng bằng sông Hồng, Báo cáo khoa học hội
nghị côn trùng lần thứ nhất ở Việt Nam.
23. Nguyễn Viết Tùng (1992), Bọ rùa, kẻ thù tự nhiên phổ biến của rệp
muội vùng ñồng bằng sông Hồng, Thông tin BVTV số 3/1992.
24. Nguyễn Viết Tùng (1993), Nghiên cứu về rệp muội ở vùng ñồng bằng
sông Hồng, Thông tin BVTV số 4/1993.
25. Từ ñiển bách khoa bảo vệ thực vật (1996), NXB Nông nghiệp
26. Phạm Bình Quyền (1994), Sinh thái học côn trùng, NXB giáo dục, HN
27. Viện Bảo vệ thực vật (1968), Kết quả ñiều tra côn trùng 1967 - 1968,
Nhà xuất bản Nông thôn, trang 67 - 68.
28. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật,
tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
29. -
33k
30. php?mam = news&file =
article&sid = 4479
31. http:// www.rauhoaquavietnam.vn
32. http:// Wikipedia Tiếng Việt/ chuyên ñề cây ớt/ phân loại và cultivar
33. http:// 24h.com.vn/ cây ớt, vị thuốc quý trong y học cổ truyền, ngày
27/5/2005
B. Tiếng Anh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 80
34. BBC News Online. 2007. Chillies heated ancient cuisine. Friday, 16
February. Available from: http:// news.bbc.co.uk/2/hi/americas/
6367299.stm. Accessed 16 February 2007
35. Begunov V.I., Storozhkov., Y.U.V (1986), We are developing the
Biological method, Zashchita - Rastenu, 1986, No 9, p: 8 - 9.
36. Blackman R.L and Eastop V.v. (1984), Aphids on the World’s Crops,
466pp.
37. Brien P.J; Abdel Aal Y.A. Otten, J.A (1992), Relationship of insecticide
resistance to carboxyhesterases in Aphis gossypii from Midsouth cotton,
Jourual of economic entomology (USA), V. 85 (3), p: 651 - 657.
38. Choi H.K (1986), Studies of insecticide resistance in green peach aphis.
Myzus persical (Sulz) III. Acephate resistance, crossresistance and
esterase isoenzymes, Korean Jourual of plant protection (1986), 25 (2),
p: 9 – 105.
39. Dhandapani N; Kumarawami T (1983), Persistence of toxicity in some
foliar insecticidesagainst sucking pests in chillies, Indian Jourual of
plant protection (1983), 11 : 112, p: 20 - 23.
40. Dince J. (1984), Investigations on the possibihities of integrated contronl
of cotton in the legean Region, Bikki Koruma Buteni (1984), 24 (1), p:
15 -
41. Eastop V.F. (1971), Worldwide importance of aphids as virus vectors, in
Aphids as virus vector, eds, K.F. harris and K. maramososch, Academic
press, London, p: 3 – 36.
42. George S. (1983), Alate activity of aphids during summer months in
southern, Kerala India, Pramikee (1983), 4, p: 11 - 16.
43. Ghany A. and El-sayed (11/1992), The influence of normal and lowrate
application of insecticides on populations Aphis gossypii, Uniweltchutz
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 81
Germany, F.R (19920, V.65 (3), p: 54 - 57.
44. Heie O.E. (1967), Studies on fossil aphids (Homoptera : Aphididae)
Spolia Zool, Mus. Hauniensis 26, p: 7 - 274.
45. Ishaaya I. Medelson Z. (1987), The susceptibility of the melon aphid,
Aphis gossypii, to insecticides during tho cotton growing season,
Hassadeh (1987), 67 : 9, p: 1772 - 1773.
46. Jawal R.Kanoria, Jl, Gurdip Singh (1988), Biology of Aphis gossypii
Ghover on chilli in the Punjab, Jourual of Insect - Science (1988), 1 : 1,
p: 65 - 58.
47. Kennedy J.S Day K.F and Eastop V.F (1962), A conspectus of aphids as
vectors of plant virusses, Commonwealth Inst, Entomol, London, 114pp.
48. Linne Karl Von (1758), Systema naturae, 10th edn, 1, 823pp, Laurentn,
Salvii, Stockholm.
49. Liu V.C. Pering IJ (1987), Population growth and temperatura
denpendent effect of cotton aphid: Aphid gossypii Ghover, Chinese
Journal of Entomology (1987), 7 : 2, p: 95 - 111.
50. Liu QF (1987), A study on the resistance of Aphis gossypii to
pyrethroids, China cottons (1987), No1, p: 42 - 45.
51. Maini O.S; Dewan R.S; Aguihotri N.P, Tain H.K (1982), Residues from
cudosulpan application on cotton crop, Journal of Entomological
Research (1982), 6 : 1, p: 90 - 95.
52. Major Chilli-producing countries. Online edition of Commodities.
Indian Commodity News. 2007-08-24.
53. Mu Ly; Wang Ky; Jiang C.L.; Shen H.M; Jiang J.L; Chen Q.Y. (1988) ,
Studies of resistance to fenvalerate demosthoate and mixture agent by
Aphis gossypii Scientia - Agricultura - sinica (1988), 21 : 6, p: 18 - 26.
54. Paik, W.H. (1972), Illustrated Encyclopedia of Fauna and Flora of
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 82
Korea 13: Insecra 5 (In Korean).
55. Pandey U.K; Shivastava A. Lekha C; Ashok – Singh; SinghA. (1981),
Seasonal colonization of melon Aphis gossypii Glover, on banana plants
under Punc conditions, Science – annd – Culture (1981), 47 : 11, p: 411
– 412.
56. Rhodzhaev S.H.T; Rosiavtseva S.A; Abdulaev E.; Sobchak M.N. (1985),
Resistant of the cotton aphid to insecticides, Zashchita Rastenii (1985),
No 12,30.
57. Roy D.K; Behura B.K. (1983), Notes on host - plants, feeding
bechavious, infestation and ant attendance’s of cotton aphids: Aphis
gossypii, Journal of The Bombay natural History Society (1983), 80 : 3,
p: 654 - 656.
58. Samhan I.J.A. (1990), Morphology, population dynamics of Aphis
gossypii and reproductive biology M. pessicae, Aman (Jordan), (Mar
1990), p: 129.
59. Shaposhnikov G.K. (1977), The trend of evolution Zhurual Obshchei
Biologu 38, p: 649 - 655.
60. Singh M.N; Khurana S.M.P; Nagaich B.B. and Agarwal H.O (1982),
Efficiency of Aphis gossypu and Acyrthosiphon pisum in transmiting
potato viruses X and Leafroll, CPRI, Shimla, 289 - 93.
61. Szelegiewich henryk (1968), Note on some aphids from Vietnam With
description of a new species, Annales zoology (1968).
62. Tigani El M.A.El; Ahmed M.A.(1991), Strategies for integrated cotton
pest control in the Sudan, Insect Science and its Application (ICIPE),
V12 (5/6), 574- 552
63. Venkatetan S.; Balasubramania G.; Jayaraj S.; Gopalan (1987), Studies
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 83
on the efficacy of neem products against the aphids Aphids gossypii on
cotton, Madras Agricultural Journal (1987), 74, p: 4 - 5; 255 - 257.
64. Vema K.D. and Parihar S.B.S. (1990), Build of the vector Aphis gossypii
on potato, Natn, Symp, on Strat, Prod; Market, stor and processes 21 -
23 December (1990), IARI, Delhi, p: 75 - 76.
65. Zhang GQ. (1985), Studies on the con trol of cotton aphids by predators,
Insect knowledge KimchongZhishi (1985), 22 : 3, p: 116 - 119.
66. ZhangZhi Quang (1992), The natural enemies of Aphis gossypii Glover
in Chine, Zeischrift fuer angewandte Eutologie (Germany, F.R.), 1992.
V. 114 (3), p: 251 - 262.
67. Wallis E.S. and Byth D.E. (1986), Food legume improvement for Asian
farming systems, Proceeding of international workshop held in Khon
Kaen, Thai Land, 1,5 Ssept, ACIAR (in Food legumme research
program), P.130.
68. Waterhouse D.F. and norrris K.R (1987), Biological Control pacific
prospect in kata, press PTY Ltd, melbourne, p.228-239.
69. Castineiras, A., Baranowski, R.M. and Glenn, H. (1997). Distribution of
Neoseiulus cucumeris (Acarina: Phytoseiidae) and its Prey, Thrips
Palmi (Thysanoptera: Thripidae) Within Eggplants in South Florida.
Florida Entomologist 80 (2):211-217,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 84
B¶ng thêi tiÕt khÝ hËu vô HÌ thu n¨m 2010
(Sè liÖu theo Trung t©m dù b¸o khÝ t−îng thuû v¨n tØnh Ninh B×nh)
C¸c yÕu tè Th¸ng 1/10 Th¸ng 2 Th n¸g 3 Th¸ng 4 Th¸ng 5 Th¸ng 6/2010
1. NhiÖt ®é TB ( 0C) 17. 7 20.4 21.4 22.7 28.0 30,36
- So TBNN +1 +2.9 +1.5 -1.0 +0.9 +1,43
- So n¨m 08 - 09 +1.9 -1.3 +0.9 -1.1 +1.6 +0,8
2.L−îng m−a (mm) 105.4 8 12 70.2 71.8 43,6
- So TBNN +81.6 -19.6 -36.2 +0.2 -99.1 -126,8
- So n¨m 08 - 09 +99.0 +3.4 -28.7 -110.7 -287.8 -23,0
3.Sè giê n¾ng ( giê) 38.6 86.4 69.5 61.4 156.2 173
- So TBNN -32 +42.5 +22.4 -30.6 -29.6 -11,7
- So n¨m 08 - 09 -62.7 +0.3 +23.8 -18.3 +3.3 -3,9
4.§é Èm (%) 85 85 82 90 86 77
- So TBNN -1 -3 -8 0 0 -5,66
- So n¨m 08 - 09 +8 -4 -7 +1 -2 -2
5.Bèc h¬i (mm) 38.6 51.2 62.6 38.6 67.9 120,69
- So TBNN -14.6 +10.9 +21.4 -12.6 -13.1 +20,4
- So n¨m 08 - 09 -29.5 +8.9 +22.3 -10.7 +8.1 +18,5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 85
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ
1) Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV phòng trừ rệp bông
A. gossypii trong phòng thí nghiệm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE N_1N FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
VARIATE V003 N_1N MoonT 9.2010
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 6475.34 2158.45 244.79 0.000 2
* RESIDUAL 8 70.5406 8.81758
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 6545.88 595.080
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE N_2N FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
VARIATE V004 N_2N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 9829.98 3276.66 359.87 0.000 2
* RESIDUAL 8 72.8414 9.10518
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 9902.82 900.256
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE N_3N FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
VARIATE V005 N_3N MoonT 9.2010
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 1630.68 543.560 58.51 0.000 2
* RESIDUAL 8 74.3202 9.29002
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1705.00 155.000
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P_1N FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 86
VARIATE V006 P_1N MoonT 9.2010
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 4820.01 1606.67 281.50 0.000 2
* RESIDUAL 8 45.6607 5.70759
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4865.67 442.334
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P_2N FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
VARIATE V007 P_2N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 9101.84 3033.95 441.78 0.000 2
* RESIDUAL 8 54.9408 6.86760
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 9156.78 832.435
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE P_3N FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
VARIATE V008 P_3N MoonT 9.2010
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 3 5545.68 1848.56 246.80 0.000 2
* RESIDUAL 8 59.9211 7.49014
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 5605.60 509.600
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 7
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS N_1N N_2N N_3N P_1N
Tasodant 3 70.0000 80.0000 83.3000 53.3000
Regent 3 63.3000 87.2000 93.3000 46.7000
Topten 3 66.7000 96.7000 96.7000 56.7000
Bitadin 3 13.3000 23.3000 66.7000 6.70000
SE(N= 3) 1.71441 1.74214 1.75974 1.37932
5%LSD 8DF 5.59051 5.68095 5.73832 4.49783
CT$ NOS P_2N P_3N
Tasodant 3 73.3000 76.7000
Regent 3 76.7000 83.3000
Topten 3 80.0000 93.3000
Bitadin 3 13.3000 36.7000
SE(N= 3) 1.51301 1.58010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 87
5%LSD 8DF 4.93377 5.15254
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THANHF1 27/ 9/** 4:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 8
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong
A. gossypii trong phong thi nghiem
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
N_1N 12 53.325 24.394 2.9694 5.6 0.0000
N_2N 12 71.800 30.004 3.0175 4.2 0.0000
N_3N 12 85.000 12.450 3.0480 3.6 0.0000
P_1N 12 40.850 21.032 2.3891 5.8 0.0000
P_2N 12 60.825 28.852 2.6206 4.3 0.0000
P_3N 12 72.500 22.574 2.7368 3.8 0.0000
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 88
2) Hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV phòng chống rệp bông
A. gossypii tại Yên Khánh – Ninh Bình vụ Xuân Hè năm 2010
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE THANHF2 27/ 9/** 4:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong A. gossypii
tai Yen Khanh - Ninh Binh vu xuan nam 2010
VARIATE V003 1NSP MoonT 9.2010
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 6.12500 3.06250 0.11 0.901 3
2 CT$ 3 4506.14 1502.05 51.71 0.000 3
* RESIDUAL 6 174.296 29.0493
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4686.56 426.051
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE THANHF2 27/ 9/** 4:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong A. gossypii
tai Yen Khanh - Ninh Binh vu xuan nam 2010
VARIATE V004 3NSP HT
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 3.64500 1.82250 0.04 0.962 3
2 CT$ 3 2899.94 966.647 20.98 0.002 3
* RESIDUAL 6 276.495 46.0825
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3180.08 289.098
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5NSP FILE THANHF2 27/ 9/** 4:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong A. gossypii
tai Yen Khanh - Ninh Binh vu xuan nam 2010
VARIATE V005 5NSP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 176.855 88.4275 5.06 0.052 3
2 CT$ 3 1977.78 659.260 37.74 0.001 3
* RESIDUAL 6 104.805 17.4675
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2259.44 205.404
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE THANHF2 27/ 9/** 4:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong A. gossypii
tai Yen Khanh - Ninh Binh vu xuan nam 2010
VARIATE V006 7NSP MoonT 9.2010
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 89
1 NLAI 2 25.7450 12.8725 0.56 0.604 3
2 CT$ 3 4747.92 1582.64 68.39 0.000 3
* RESIDUAL 6 138.856 23.1426
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4912.52 446.593
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THANHF2 27/ 9/** 4:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong A. gossypii
tai Yen Khanh - Ninh Binh vu xuan nam 2010
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP
1 4 65.3750 71.9250 76.3750 58.9250
2 4 66.2500 71.2500 69.5750 57.6000
3 4 64.5000 72.6000 67.3500 55.3750
SE(N= 4) 2.69487 3.39421 2.08971 2.40534
5%LSD 6DF 9.32198 11.7411 7.22863 8.32045
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP
Tasodant 3 91.2000 88.7000 65.8000 49.1000
Regent 3 72.3000 80.5000 70.9000 61.3000
Topten 3 60.2000 71.3000 91.4000 86.7000
Bitadin 3 37.8000 47.2000 56.3000 32.1000
SE(N= 3) 3.11177 3.91929 2.41299 2.77745
5%LSD 6DF 10.7641 13.5575 8.34691 9.60763
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THANHF2 27/ 9/** 4:47
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Hieu luc (%) cua bon loai thuoc bao ve thuc vat phong tru rep bong A. gossypii
tai Yen Khanh - Ninh Binh vu xuan nam 2010
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
1NSP 12 65.375 20.641 5.3897 8.2 0.9010 0.0003
3NSP 12 71.925 17.003 6.7884 9.4 0.9619 0.0019
5NSP 12 71.100 14.332 4.1794 5.9 0.0517 0.0005
7NSP 12 57.300 21.133 4.8107 8.4 0.6036 0.0001
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ............. 90
PhiÕu ®iÒu tra n«ng d©n
"V/v sö dông thuèc BVTV trªn c©y rau"
1 Hä vµ tªn ng−êi ®−îc ®iÒu tra:
2 §Þa chØ:
C©y trång Mïa vô gieo
trång
3
4 DiÖn tÝch ®ang gieo trång (sµo BB):
5 T×nh h×nh sö dông thuèc BVTV:
Thuèc trõ s©u Thuèc trõ bÖnh Giai
®o¹n
Sè lÇn
phun Tªn thuèc Nång ®é Tªn
thuèc
Nång ®é
T.gian gi÷a c¸c lÇn
phun (ngµy)
LÇn 1
LÇn 2
LÇn 3
LÇn 1
LÇn 2
LÇn 3
∑
6 Thêi gian c¸ch ly (ngµy): ..........
7 §èi t−îng phßng trõ:
8 Lý do chän thuèc ®Ó phun:
Tù chän Ng−êi b¸n h−íng dÉn Theo hé xung quanh Theo h−íng dÉn CBKT
9 Cã ®äc h−íng dÉn sö dông kh«ng? Cã: Kh«ng:
10 §Þa ®iÓm mua thuèc:
Cöa hµng kh«ng cã biÓn hiÖu Cöa hµng cã biÓn hiÖu T¹i ®Þa ®iÓm kh¸c
Ngµy ..... th¸ng ...... n¨m 200....
N«ng d©n Ng−êi ®iÒu tra
Bảng kết quả ñiều tra nông dân về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên ớt
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2675.pdf