Tài liệu Thành phần sâu mọt hại ngô, sắn trong bảo quản đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt cà phê (Araecerus fasciculatus degeer) trong bảo quản sắn khô và biện pháp phòng trừ sinh học tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2007: ... Ebook Thành phần sâu mọt hại ngô, sắn trong bảo quản đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt cà phê (Araecerus fasciculatus degeer) trong bảo quản sắn khô và biện pháp phòng trừ sinh học tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2007
138 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3294 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thành phần sâu mọt hại ngô, sắn trong bảo quản đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt cà phê (Araecerus fasciculatus degeer) trong bảo quản sắn khô và biện pháp phòng trừ sinh học tại Hà Nội và vùng phụ cận năm 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------
TẠ PHƯƠNG THẢO
THÀNH PHẦN SÂU MỌT HẠI NGÔ, SẮN TRONG BẢO QUẢN
ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA MỌT CÀ PHÊ
(ARAECERUS FASCICULATUS DEGEER) TRONG BẢO QUẢN SẮN KHÔ VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SINH HỌC TẠI HÀ NỘI VÀ VÙNG PHỤ CẬN NĂM 2007
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH
HÀ NỘI - 2007
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Tạ Phương Thảo
ii
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành, sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh đã tận tình
hướng dẫn và dành nhiều thời gian quí báu giúp đỡ tôi hoàn chỉnh luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thày cô giáo Bộ môn Côn
trùng – Khoa Nông học đã tạo mọi điều kiện sự giúp đỡ và có những góp
ý sâu sắc trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn, sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ
Phòng Bảo quản – Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu
hoạch đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa
học cao học và thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ về cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thiện luân văn này.
Tác giả luận văn
Tạ Phương Thảo
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các hình vii
Danh mục chữ viết tắt ix
1. Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích –yêu cầu 4
1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 18
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 27
3.1. Thời gian nghiên cứu 27
3.2. Địa điểm điều tra 27
3.3. Đối tượng nghiên cứu 27
3.4. Vật liệu nghiên cứu 27
3.5. Dụng cụ thí nghiệm 27
3.6. Hóa chất và chế phẩm sinh học 27
3.7. Xử lý thống kê sinh học 28
3.8. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 40
4.1. Thành phần sâu mọt, nhện và thiên địch trong kho bảo quản
ngô tại huyện Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 40
iv
4.2. Thành phần sâu mọt, nhện và thiên địch trong kho sắn bảo
quản tại huyện Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 45
4.3. Kết quả nghiên cứu về mọt cà phê (A. fasciculatus). 50
4.3.1. Một số đặc điểm hình thái của mọt cà phê (A. fasciculatus) 50
4.3.2. Thời gian phát dục của mọt cà phê (A. fasciculatus) nuôi trên
sắn 55
4.3.3. Khả năng sinh sản của mọt cà phê (A. fasciculatus) 60
4.3.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của mọt cà phê
(A. fasciculatus) 61
4.5. Kết quả thử nghiệm phòng trừ mọt cà phê (A. fasciculatus)
bằng các tác nhân sinh học tại Phòng bảo quản – Viện CĐNN
& công nghệ STH năm 2007 ii
4.5.1. Khảo sát hiệu lực nấm Metarhizium anisopliae trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) ii
4.5.2. Khảo sát hiệu lực của nấm Beauveria bassiana (B.b) trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) iv
4.5.3. Khảo sát hiệu lực chế phẩm thanh hao hoa vàng trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) vii
4.5.4. Khảo sát hiệu lực của lá xoan ấn Độ, lá xoan, lá cơi trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) viii
4.6. Kết quả mô hình bảo quản sắn lát quy mô hộ gia đình tại xã
Trường Yên – huyện Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 xii
5. Kết luận và kiến nghị xx
Tài liệu tham khảo xxii
v
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Thành phần sâu mọt, nhện hại trong kho bảo quản ngô tại
Huyện Chương Mĩ -Hà Tây năm 2007 42
4.2. Thành phần thiên địch trong kho ngô bảo quản tại Huyện
Chương Mĩ -Hà Tây năm 2007 43
4.3. Thành phần sâu mọt, nhện hại trong kho sắn bảo quản tại huyện
Chương Mĩ - Hà Tây năm 2007 46
4.4. Thành phần thiên địch trong kho sắn bảo quản tại huyện
Chương Mĩ – Hà Tây năm 2007 49
4.5. Kích thước trung bình các pha phát dục của mọt cà phê
(A. fasciculatus ) 50
4.6. Thời gian phát dục của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên sắn 56
4.7 . Khả năng sinh sản của mọt cà phê (A. fasciculatus) 60
4.8. ảnh hưởng của các mức thủy phần sắn lát đến số lượng mọt cà
phê (A. fasciculatus) 62
4.9. ảnh hưởng của thủy phần ngô hạt đến số lượng mọt cà phê (A.
fasciculatus) 64
4.10. Khả năng gây hại của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên 5 giống
sắn tại phòng thí nghiệm. 68
4.11. Sự lựa chọn thức ăn của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên 4 loại
sắn chế biến. 69
4.13. Hiệu lực của nấm M. anisopliae trừ mọt cà phê (A. fasciculatus) iii
4.14. Hiệu lực chế phẩm nấm Beauveria bassiana trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus). v
vi
4.15. Hiệu lực chế phẩm thanh hao hoa vàng trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) vii
4.16. Hiệu lực lá xoan ấn Độ, lá xoan ta, lá cơi trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) ix
4.17. Thành phần và mật độ sâu mọt ở mô hình bảo quản sắn lát tại
Chương Mĩ - Hà Tây quy mô hộ gia đình năm 2007 xiii
4.18. Chất lượng sắn lát KM 94 trước và sau bảo quản tại Chương
Mĩ - Hà Tây quy mô hộ gia đình năm 2007 xv
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 4.1: Điều tra thành phần sâu mọt trên ngô tại huyện Chương Mĩ
– Hà Tây. 41
Hình 4.2: Điều tra thành phần sâu mọt trên sắn tại huyện Chương Mĩ
– Hà Tây. 45
Hình 4.3: Hình thái pha trứng mọt cà phê (A. fasciculatus ) 47
Hình 4.4: Hình thái sâu non tuổi 2 của mọt cà phê (A. fasciculatus ) 52
Hình 4.5: Hình thái sâu non tuổi 3 của mọt cà phê (A. fasciculatus ) 52
Hình 4.6: Vị trí gây hại sâu non của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên sắn. 52
Hình 4.7: Hình thái nhộng mọt cà phê (A. fasciculatus) ở các ngày tuổi. 54
Hình 4.8: Trưởng thành mọt cà phê (A. fasciculatus ) 55
Hình 4.9. Vòng đời của mọt cà phê (A. fasciculatus ) 54
Hình 4.10: ảnh hưởng của các mức thuỷ phần sắn lát đến số lượng
mọt cà phê (A. fasciculatus ) 58
Hình 4.11: Thí nghiệm ảnh hưởng của các mức thuỷ phần sắn lát đến
số lượng mọt cà phê (A. fasciculatus ) 58
Hình 4.12: ảnh hưởng của thuỷ phần ngô hạt đến số lượng mọt cà phê
(A. fasciculatus ) 60
Hình 4.13: Thí nghiệm ảnh hưởng của thủy phần ngô hạt đến sự phát triển
của mọt cà phê (A. fasciculatus) tại Viện CĐNN & công nghệ STH. 67
Hình 4.14: Khả năng gây hại của của mọt cà phê (A. fasciculatus) trên
5 giống sắn sau 90 ngày bảo quản 62
Hình 4.15: Sự lựa chọn thức ăn của mọt cà phê (A. fasciculatus )
trên 4 loại sắn 65
viii
Hình 4.16: Thí nghiệm về sự lựa chọn thức ăn của 71
mọt cà phê (A. fasciculatus) trên 4 loại sắn khác nhau 71
Hình 4.17: Một số hình ảnh về các chủng nấm mốc gây hại trên sắn lát. i
Hình 4.18: Sắn lát bị mọt A. fasciculatus phá hại i
Hình 4.19: Hiệu lực của nấm M. anisopliae trừ mọt cà phê (A. fasciculatus
)71
Hình 4.20: Thí nghiệm thử hiệu lực nấm B.b trừ mọt cà phê (A.
fasciculatus) tại Viện CĐNN & công nghệ STH năm 2007 vi
Hình 4.21: Hiệu lực của chế phẩm thanh hao hoa vàng trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) viii
Hình 4.22: Hiệu lực của lá xoan ấn Độ, lá xoan, lá cơi trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) ở tỷ lệ 1% x
Hình 4.23: Hiệu lực của lá xoan ấn Độ, lá xoan, lá cơi trừ mọt cà
phê (A. fasciculatus) ở tỷ lệ 2% xi
Hình 4.24: Kết quả triển khai mô hình bảo quản sắn lát quy mô hộ gia
đình năm 2007 tại Chương Mĩ – Hà Tây xv
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viện CĐNN & công nghệ STH :Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ
sau thu hoạch
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
GCJ Guchungjing
THHV Thanh hao hoa vàng
TLHH Tỷ lệ hao hụt
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đa
dạng và phong phú. Hàng năm, ngành nông nghiệp đã đóng góp khoảng 22%
tổng sản phẩm trong nước (GDP), mang lại công ăn việc làm cho 60% lực
lượng lao động xã hội và đóng góp bình quân 30% giá trị xuất khẩu (tính cả
thuỷ sản) của quốc gia. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, tự sản tự tiêu, hàng
năm phải nhập hàng trăm nghìn tấn gạo, Việt Nam đã vươn lên xây dựng nền
nông nghiệp sản xuất hàng hoá với nhiều ngành hàng xuất khẩu chiếm vị thế
cao trên thị trường thế giới [2].
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực vùng nhiệt đới,
không những ở Việt Nam mà sắn còn được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngay từ năm 1988, ngành nông nghiệp Việt Nam đã tham gia Chương trình
sắn Châu Á (CIAT).
Tại hội thảo về sắn châu Á lần thứ sáu họp tại thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam được đánh giá là nước có bước tiến tiến lớn về phát triển cây sắn
trong 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất cao và
hàm lượng tinh bột lớn như các giống KM 94, KM 60, KM 98... Năng suất
sắn bình quân cả nước là 106,4 tạ/ha năm 2001. Diện tích trồng sắn cũng
không ngừng mở rộng đến năm 2002 đã có 270 nghìn ha. Theo số liệu thống
kê năm 2005, diện tích sắn cả nước đạt 423,8 nghìn ha, năng suất đạt
156,8tạ/ha và sản lượng khoảng 8,5 triệu tấn sắn củ tươi. So với năm 2000,
diện tích tăng 1,8 lần, năng suất tăng 2,0 lần, sản lượng tăng 3,2 lần. Tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 16% và diện tích, 25% về năng suất và 44% về sản
2
lượng. Hiện nay khối lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 200.000
tấn/năm, đứng hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Thái Lan và Indonesia [30].
Bên cạnh đó, củ sắn chứa nhiều tinh bột nên thường được chế biến
thành bột sắn khô. Tinh bột sắn nhiều công dụng hơn, ngoài việc làm thực
phẩm trực tiếp cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều ngành công
nghiệp lớn như để làm hồ in, định hình và hoàn tất trong công nghiệp dệt, làm
bóng và tạo lớp phủ bề mặt cho công nghiệp giấy. Đồng thời tinh bột sắn
cũng dùng trong sản xuất cồn, mạch nha, bột nêm, mì chính, sản xuất men và
làm chất phù trợ cho sản xuất thuốc, công nghệ lên men vi sinh và chế biến
các thực phẩm khác như bánh phở, mỳ sợi.... Từ một cây lương thực, cây sắn
(mì) đã trở thành một cây nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến
tinh bột, hoá thực phẩm và thức ăn gia súc [30].
Cây ngô (Zea mays) là một trong những cây lương thực quan trọng trong
nền nông nghiệp thế giới và của Việt Nam. Ở nước ta, ngô được trồng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau, ngô là sản phẩm được đánh giá có tầm quan trọng
thứ hai sau lúa. Năm 2004 diện tích trồng ngô là 990 nghìn ha, sản lượng ngô
là 3,45 tấn; năm 2005 diện tích 1.039.000 ha và sản lượng 3,69 tấn. Trong
chăn nuôi, ngô là nguyên liệu hết sức quan trọng, chính vì vậy phát triển sản
xuất ngô có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển chăn nuôi. Phát triển
chăn nuôi là hướng đi quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp.
Trong khi chúng ta nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để phấn đấu cho
những mùa màng bội thu ở giai đoạn trước thu hoạch, thì đôi khi chúng ta lại
quên đi những mất mát xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch. Đó là sự mất mát về
số lượng và hư hỏng về chất lượng của giai đoạn sau thu hoạch chưa được chú ý
đúng mức.
3
Theo tài liệu của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) hàng năm trên thế
giới có tới 6 -10% số lượng lương thực bảo quản trong kho bị tổn thất. Ở Mỹ,
tổn thất lương thực hàng năm là 5% so với tổng sản lượng lương thực sản
xuất. Các nước châu Phi, Mỹ La Tinh con số thiệt hại là 10%, các nước có trình
độ bảo quản còn thấp và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới thì tổn thất lên tới 20%
[9].
Theo kết quả điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch (1994- 1998)
tổn thất bảo quản ở hộ nông dân thì thiệt hại này từ 3,6% - 6% (có những nơi
lên đến 15 - 27%) do sâu mọt và chuột phá hại. Năm 2001 tổn thất sau thu hoạch
của hộ nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội vào khoảng từ 5,7 đến 6,5%
[29].
Kết quả điều tra của Trần Văn Chương và cộng sự [2] về tổn thất ngô
sau thu hoạch trung bình là 15%, cá biệt ở miền núi lên tới 20%-25% sau 6
tháng bảo quản. Mức tổn thất bình quân chung cả nước về ngô: 18 –19% [2].
Trong bảo quản sắn khô, sau thời gian bảo quản 2 - 3 tháng thì bắt đầu xuất
hiện côn trùng gây hại, chúng phát triển nhanh và gây tổn thất lớn về số lượng
cũng như chất lượng, mức độ tổn thất 14 - 18% [16].
Như vậy, tổn thất sau thu hoạch trên ngô và sắn ở nước ta tương đối
cao và thiệt hại sâu mọt gây ra là không nhỏ. Nếu chúng ta làm giảm được tổn
thất sau thu hoạch thì chúng ta đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho
toàn xã hội, tăng thu nhập quốc dân. Vì vậy, công tác phòng trừ sâu hại kho
có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt, là việc làm cần thiết của thực tế
hiện nay.
Theo kết quả điều tra của cục BVTV từ năm 1996-2000, một trong
những loài gây hại nguyên phát phân bố rộng rãi ở Việt Nam, xuất hiện phổ
biến ở kho bảo quản sắn là loài mọt cà phê (Araecerus fasciculatus) [18],
[13].
4
Ở nước ta thì mọt cà phê chưa được quan tâm nghiên cứu. Do đó, những
nghiên cứu về sinh học, sinh thái học là rất cần thiết để làm cơ sở khoa học
cho công tác phòng trừ chúng có hiệu quả. Xuất phát từ những vấn đề trên,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Kim Oanh, chúng tôi được giao thực
hiện đề tài: “ Thành phần sâu mọt hại ngô, sắn trong bảo quản. Đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của mọt cà phê (Araecerus fasciculatus Degeer)
trong bảo quản sắn khô và biện pháp phòng trừ sinh học tại Hà Nội và vùng
phụ cận năm 2007”
1.2. Mục đích – yêu cầu
Mục đích:
Từ những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
của mọt cà phê (A. fasciculatus) và thử nghiệm biện pháp phòng trừ sinh học
bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ mọt cà phê hợp lí nhằm giảm tổn thất
và nâng cao chất lượng trong bảo quản sắn khô.
Yêu cầu:
- Xác định được thành phần côn trùng hại và thiên địch trong kho bảo
quản ngô, sắn.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của mọt cà phê
(A. fasciculatus)
- Khảo sát, đánh giá hiệu lực của nấm Beauveria bassiana,
Metarhizium anisopliae và một số chế phẩm thảo mộc phòng trừ mọt cà phê
(A. fasciculatus) trong bảo quản sắn lát.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Luận án cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học,
sinh thái của loài mọt cà phê (A. fasciculatus) hại sắn trong kho bảo quản.
5
Đã xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến biến động số lượng của mọt
cà phê (A. fasciculatus) gây hại trên sắn khô bảo quản.
Luận án còn cung cấp dẫn liệu về hiệu quả biện pháp phòng trừ sinh
học mọt cà phê (A. fasciculatus) trong kho bảo quản.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để khuyến cáo nông dân bảo
quản sắn lát giảm sự gây hại của mọt cà phê (A. fasciculatus).
6
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Thành phần loài côn trùng hại kho lương thực dự trữ.
Hầu như ở đâu có sự tồn trữ và lưu trữ thì ở đó xuất hiện các loài sinh
vật gây hại. Nhiều khi chỉ cần sau vài tuần, vi sinh vật đã phát triển thành
quần thể lớn và gây ra những những vụ cháy ngầm, tiêu hủy một phần hoặc
toàn bộ hàng hóa bảo quản (Bùi Công Hiển, 1995) [9]. Sự phá hại của côn
trùng rất đa dạng. Trước hết là phải kể đến làm giảm phẩm chất hoặc phá hủy
vật chất, làm cho vật dự trữ hay lưu trữ bị giảm hoặc làm mất hoàn toàn giá trị
sử dụng. Ví dụ sự mục nát của ngũ cốc dự trữ sẽ làm mất khả năng nảy mầm
và chất dinh dưỡng trong hạt.
Côn trùng vượt qua tất cả các loài dịch hại khác về số lượng cá thể và
số lượng loài; chúng cạnh tranh nguồn cung cấp lương thực của con người,
truyền lan dịch bệnh cho con người, cho cây trồng và cho gia súc. Điểm nổi
bật của chúng là tính thích nghi cao với cuộc sống trên trái đất, chúng có thể
tồn tại và hoạt động trong cả điều kiện khô hạn (Van der Lann, 1981) [54].
Theo thống kê của Matheson và Ross trên thế giới ước khoảng
1.000.000 loài côn trùng, trong đó có 900.000 loài đã biết tên, chiếm 78%
trong tổng số 1.150.000 loài động vật đã biết.
Theo Cotton và Wilbur (1974) đã thống kê được số lượng loài côn
trùng gây hại hạt dự trữ trong kho trên thế giới gồm 43 loài; trong đó có 19
loài thuộc nhóm côn trùng gây hại chủ yếu và 24 loài thuộc nhóm côn trùng
gây hại thứ yếu (dẫn theo Snelson) [52].
Bengston (1997) [39] đã thông báo có tới 60 loài côn trùng thuộc 21 họ
7
của 4 bộ bắt gặp trên sản phẩm bảo quản ở Đức.
Flim and Hagstrum (1990) [42] đã ghi nhận được 41 loài côn trùng
trong sản phẩm lương thực dự trữ ở một số nước trên thế giới.
Nakakita Hiroshi et al. (1991) [48] đã xác định được 36 loài côn trùng
thuộc 17 họ của 2 bộ gây thiệt hại nghiêm trọng trong kho thóc và gạo bảo
quản tại Thái Lan.
Theo Christian Olsson (1999) [37] đã thống kê được có 39 loài gây hại
các sản phẩm trong kho lương thực thuộc 16 họ và 2 bộ.
Việc thay đổi kỹ thuật bảo quản nông sản sau thu hoạch, nguồn thức ăn
của côn trùng hại kho, các điều kiện sinh thái cũng có nhiều thay đổi, do vậy
thành phần, mật độ các loài côn trùng trong kho cũng luôn có sự thay đổi.
Cho đến nay việc nghiên cứu thành phần loài côn trùng hại kho vẫn đang
được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
2.1.2. Thành phần côn trùng hại trên ngô, sắn
Tại Mexico (1998), Rojas (198) [51] đã tiến hành nghiên cứu để xác định
thành phần côn trùng hại ngô trong bảo quản, theo tác giả, tổng số có 17 loài,
thuộc 9 họ và 2 bộ gây hại cho ngô. Trong đó các loài chính gây hại là mọt
ngô (Sitophilus zeamays). Ngoài ra còn có ngài mạch (Sitotroga cerealella) và
mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica).
Snelson J.T. (1987) [52] phát hiện ở Australia những côn trùng gây hại
chính trên ngô, lúa, lúa mì gồm: mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica), mọt bột
đỏ (Tribolium castaneum), mọt gạo (Sitophilus oryzae), mọt ngô (Sitophilus
zeamays), mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis).
Christian Olsson (1999) [37] đã thống kê được côn trùng chính gây hại
trên ngô chủ yếu là mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt thóc đỏ (Tribolium
castaneum), mọt tre (Dinoderus minutus ), ngài mạch (Sitotroga cerealella)
8
Theo Christian (1997) [37] thì côn trùng gây hại trên sắn gồm các loại:
mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt tre (Dinoderus minutus), mọt đục hạt
(Rhyzopertha dominica), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt răng cưa
(Oryzaephilus surinamensis) (phụ lục 1 bảng 1)
Dự trữ sắn khô rất dễ bị tấn công bởi các loại sâu mọt hại làm cho số
lượng cũng như chất lượng bị giảm sút. Lượng mất mát của sắn khô trong quá
trình bảo quản đã được đánh giá lên tới 16% trọng lượng sau 2 tháng dự trữ ở
Malaysia [34]. Theo Solomo [53] thì ở Nigeria, Benin, Togo, Ghana sắn khô
là nguồn thức ăn chính. Tuy nhiên trong quá trình bảo quản thì sắn lát thường
bị mọt ngô (Sitophilus zeamays), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt bột
đỏ (Tribolium castaneum), mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica) phá hại
nghiêm trọng. Tổn thất trên sắn khô không xử lí do mọt cà phê gây ra sau 8
tháng bảo quản là 91,51% do đó tác giả kết luận rằng sự phá hại của mọt cà phê
trên sắn khô mang lại tổn thất lớn nhất. Qua các số liệu trên cho thấy mọt cà
phê (A. fasciculatus) là loại gây hại chính trên sắn trong quá trình bảo quản.
2.2.3. Nghiên cứu những thiệt hại do côn trùng gây ra trong kho bảo quản
Tổn thất sau thu hoạch đối với hạt ngũ cốc dự trữ thường không được
đánh giá cụ thể. Số liệu công bố về tổn thất sau thu họach thường chỉ là những
số liệu công bố về trọng lượng còn về chất lượng thì chưa được đề cập tới.
Theo Tạp chí nghiên cứu sản phẩm bảo quản số 38 (2002) của Canada
đánh giá hàng năm tổn thất sau thu hoạch do côn trùng, vi khuẩn phá hại và
các nhân tố khác khoảng 10-25% tổng sản lượng nông sản toàn thế giới (dẫn
theo Nguyễn Kim Vũ, 2003) [29].
Theo số liệu của Chrisman Sititonga, Indonexia trong tạp chí Change in
Post Harvest Handling of Grain 1994 thì thiệt hại trong bảo quản lương thực
tại Ấn Độ là 20% trong 12 tháng, Malaxia là 17% trong 9 tháng và Thái Lan
9
là 10% trong 9 tháng (phụ lục 1 bảng 2 ) (dẫn theo Lê Doãn Diên,1994) [6].
Năm 1973, tổ chức Lương thức và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc
(FAO) đã thông báo rằng ít nhất 10% lương thực sau thu hoạch bị mất mát do
dịch hại trong kho và mất mát có thể tới 30% là phổ biến ở nhiều khu vực trên
thế giới (dẫn theo Snelson,1987) [42].
Báo cáo của Pawgley (1963) cho thấy tổn thất hạt bảo quản hàng năm
được công bố ở Mĩ là khoảng 15-23 triệu tấn (trong đó, khoảng 7 triệu tấn do
chuột, 8-16 triệu tấn do côn trùng). Ở châu Mĩ – Latinh, người ta đánh giá
rằng ngũ cốc và đậu đỗ sau thu hoạch bị tổn thất khoảng 25-50%. Ở một số
nước châu Phi, khoảng 30% tổng sản lượng nông nghiệp bị mất đi hàng năm
(dẫn theo Vũ Quốc Trung, 1991) [13].
Ở Ấn Độ đã có báo cáo rằng đem luộc sơ trước bảo quản có thể dự trữ
trong 9 tháng mà chỉ mất 3% trọng lượng và mất 4-5% khi dự trữ nơi bình
thường. Tuy nhiên, đối với sắn lát phơi khô thì sự mất mát khoảng 12-14%
khi dự trữ trong kho. Tổn thất trọng lượng trên sắn ở Ghana khoảng 8% đối
với hộ nông dân và khoảng 21% ở các kho tập trung sau 8 tháng bảo quản.
(Elke Stumpf, 1998) [41].
Theo nguồn của Snelson J.T. (1987) [42] cho thấy mọt ngô (Sitophilus
zeamais), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus) sẽ đẻ trứng trong hạt ngô từ
trước khi thu hoạch vì vậy mà rất nhiều ngô bắp đã bị ăn rỗng trước khi đưa
vào bảo quản đặc biệt trong những giống ngô cho năng suất cao và lá bi
không che phủ được hết bắp ngô, và cho thấy tổn thất trên ngô do mọt ngô
(Sitophilus zeamais), mọt cà phê (Araecerus fasciculatus), mọt râu dài
(Cryptolestes pusillus), mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) dao động trong
khoảng 12-13% sau 6 tháng bảo quản.
Tổn thất trên ngô đã được thống kê: tỷ lệ hạt bị hại 30-50% sau 5 tháng
10
bảo quản tại Togo, 45-75% sau 7 tháng bảo quản tại Uganda và 90-100% sau
12 tháng bảo quản tại Zambia (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Bengston (1997) [35] cho rằng: Côn trùng là một trong những loài dịch
hại chính gây hại lương thực và sản phẩm lương thực cất giữ. Tổn thất do
dịch hại gây ra đối với lương thực là rất lớn khoảng 10%. Ở các nước thuộc
Thái Bình Dương tính toán được thiệt hại tương đối trên các nông sản như
sau:
- Ngô sau 8 tháng bảo quản tổn thất là 11% và thóc sau 7 tháng bảo
quản tổn thất là 5% ở Philipines.
- Gạo xay là 0,5 - 2,0% sau 6 tháng bảo quản ở Indonesia.
- Thóc là 3 - 6% sau 3 đến 12 tháng và gạo xay là 5- 14,2% ở Malaysia.
Ở Mỹ hàng năm thiệt hại sau thu hoạch ước tính là 5 tỷ USD chủ yếu là
do côn trùng gây ra (Phillips Tom, 2002) [50].
2.2.4. Vị trí phân loại, phân bố và phạm vi ký chủ của mọt cà phê ( A.
fasciculatus D).
Vị trí phân loại:
+ Giới (Kingdom): Animalia
+ Ngành (Phylum): Arthropoda
+ Lớp (Class): Insecta
+ Bộ (Oder): Coleoptera
+ Họ (Family): Anthribidae
+ Tên khoa học: Araecerus fasciculatus De Geer.
Phân bố: Theo Cotton (1952), loài mọt này có mặt ở tất cả các nước
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọt A. fasciculatus có xuất xứ từ Ấn Độ rồi
11
phát tán sang châu Âu và Bắc Mỹ, chúng ăn hại cả trong kho và ngoài đồng
ruộng [9], [21].
Phạm vi ký chủ: Theo David Ress (2004)[37] mọt A. fasciculatus là
loài gây hại nguyên phát và là loài côn trùng phổ biến. Đặc biệt ở những nước
nhiệt đới chúng có thể tấn công trên nhiều loại hàng hóa bảo quản như: coca,
cà phê, sắn khô, ngô, hạt dẻ, khoai mỡ, tỏi, gừng. Mọt A. fasciculatus tấn
công trên một số loại quả như : na, chuối, cây bông. Trong những nước có khí
hậu nhiệt đới thì mọt A. fasciculatus là loài mọt chính gây hại trên sắn, chúng
tấn công củ và sắn lát khi đang được làm khô. Trưởng thành bay giỏi và thấy
xuất hiện ở hàng hóa trước thu hoạch, thiệt hại kinh tế của mọt A. fasciculatus
gây ra là rất lớn.
2.2.4. Đặc điểm hình thái, sinh học của mọt cà phê (A. fasciculatus)
Theo tác giả David Ress (2004) [38] thì mọt trưởng thành tròn, có
chiều dài 3-5 mm, trưởng thành trông giống như mọt Bruchus pisorum. Trên
cánh cứng có đường trang trí bằng những chấm nâu tối xen lẫn các vạch màu
sáng trông giống như kẻ ô vuông. Cánh cứng ngắn không che phủ được đốt cuối
cùng của bụng. Râu gồm 11 đốt, ba đốt cuối cùng của râu phình to ra. Sâu non
có lông, chân không phát triển. Ta có thể so sánh mọt A. fasciculatus với mọt
Bruchus pisorum có kích thước tương tự nhau nhưng ở mọt A. fasciculatus thì
bề rộng tấm lưng ngực lớn hơn so với mọt Bruchus pisorum.
Trứng được đẻ dưới bề mặt lương thực bị tấn công. Sâu non đục và
phát triển trong nông sản dự trữ đến tận khi hóa trưởng thành. Giai đoạn sâu
non và nhộng phát triển hoàn toàn bên trong nông sản chúng phá hại, chỉ sau
khi vũ hóa trưởng thành mới chui ra ngoài hoạt động giao phối và đẻ trứng.
Theo nghiên cứu của Solomon [53] về sự phá hại của loài A.
fasciculatus trên sắn lát cho thấy sau khi thả 10 con mọt cà phê trưởng thành
12
(có độ tuổi từ 0 -14 ngày) sẽ sinh sản ra 328 con mọt cà phê con trong 3
tháng bảo quản ở nhiệt độ 30± 30C và RH 70-92%.
Thức ăn có ảnh hưởng rất rõ rệt đến đời sống của mọt, trong điều kiện
thức ăn thích hợp mọt thực hiện vòng đời ngắn, thời gian sống kéo dài, sức
phá hoại lớn. Các tác giả ngoài nước đã nghiên cứu cho thấy: ở 20oC và độ
ẩm 80% thì thời gian thực hiện vòng đời, thời gian sống và thời gian phát
triển số lượng gấp đôi (bắt đầu là 10 đôi) của loài A. fasciculatus ở các loại
thức ăn khác nhau có thuỷ phần trung bình là 13% là không giống nhau: ở
thóc vòng đời là 102 ngày, thời gian sống 69-100 ngày; ở ngô hạt vòng đời là
41 ngày, thời gian sống 93-104 ngày ; ở lúa mì là: vòng đời 86 ngày, thời gian
sống 76-121 ngày; ở sắn vòng đời là 34 ngày, thời gian sống 90- 95 ngày. Từ
đó các tác giả kết luận, thức ăn thích hợp nhất của chúng là sắn lát (dẫn theo
Vũ Quốc Trung, 1981) [21].
Mọt A. fasciculatus là loài mọt gây hại nghiêm trọng.Với những loại
hàng hóa khô được bảo quản tốt thì sự phá hại là ít và ngược lại nếu bảo quản
không tốt thì tổn thất gây ra là rất lớn.
2.2.6. Biện pháp phòng trừ côn trùng hại kho bằng sinh học
Nghiên cứu các biện pháp bảo quản nông sản cất trữ và phòng trừ côn
trùng gây hại đã được bắt đầu từ khi con người bắt đầu cất giữ lương thực. Vì
vậy cho đến nay đã có nhiều biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại được áp
dụng và có những kết quả nhất định. Một trong các biện pháp phòng trừ côn
trùng gây hại được nghiên cứu nhiều là biện pháp phòng trừ sinh học.
Theo định nghĩa của tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế - IOBC (1971): “
Biện pháp sinh học là việc sử dụng những sinh vật sống hay các sản phẩm
hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các
sinh vật hại gây ra” (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [15].
13
Phòng trừ sinh học tạo ra cơ hội để đấu tranh có hiệu quả chống lại một
loài dịch hại riêng biệt mà không gây ảnh hưởng đến loài dịch hại khác hoặc
côn trùng có ích khác (Phạm Văn Lầm, 1995) [15].
Do hệ sinh thái kho bảo quản là hệ sinh thái kín, ít chịu tác động của điều
kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió bão....nên có thể khai
thác một số tiềm năng của phòng trừ sinh học để sử dụng một cách hợp lí. Các
loài vật kí sinh côn trùng gây hại trong kho như ong kí sinh thường giết chết
vật chủ, ví dụ ong kí sinh (Trichogramma sp.) kí sinh trứng ngài gạo (Corcyra
cephalonica) (Bùi Công Hiển,1995) [9].
Kết quả nghiên cứu của Nakakita Hiroshi et al. (1991) [48] tại Thái Lan
đã ghi nhận được một số loài bắt mồi trong kho lương thực bảo quản gồm:
kiến (khoảng 4-5 loài), bọ xít (Xylocoris flavipes), (Scenopinus fenestralis) và
giả bò cạp (Chelifer sp).
Cũng như các loài sinh vật khác, các loài côn trùng gây hại trong kho nói
chung và trong kho hạt cốc nói riêng cũng thường bị các loài sinh vật như
nấm, vi khuẩn, virus hoặc các lòai động vật nguyên sinh (Protozoa) gây bệnh.
Những sinh vật này được gọi là sinh vật gây bệnh cho côn trùng [32]
Hướng dùng vi sinh vật để phòng trừ sâu hại, bảo vệ cây trồng đã được
phát triển từ nhiều năm nay. Ở nhiều nước, chế phẩm vi sinh vật được sản
xuất với qui mô lớn và được sử dụng rộng rãi trong phòng trừ sâu hại. Trong
các loài thuốc trừ sâu sinh học thì các chế phẩm từ vi khuẩn Bt chiếm tới
90%.
Berlinder (1911) đã phân lập được vi khuẩn Bt từ sâu non Ephestia
kuechniella tại Thuringia. Hiện nay, người ta phát hiện được 525 loài thuộc 13
bộ côn trùng bị nhiễm vi khuẩn Bt, trong đó nhiều nhất là bộ cánh vảy (318 loài),
sau đó là bộ hai cánh (59 loài), bộ cánh cứng (34 loài) và còn lại là các bộ khác
14
(dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [15]. Khả năng gây bệnh và tính đặc hiệu của
chế phẩm Bt được xác định là các tinh thể độc tố có bản chất proein, chủ yếu là
các loại delta- endotoxin. Chế phẩm Bt là lây trực tiếp qua đường tiêu hóa vào
ruột côn trùng. Khi côn trùng ăn phải Bt chỉ vài phút sau khi tiêu hóa tinh thể đi
vào ruột giữa hòa tan giải phóng độc tố hoặc tiền độc tố. Các chất này được
enzim proteaza tiêu hóa chuyển thành các đoạn mang tính độc tính khoảng 620
axit amin để gắn chặt vào các thụ thể màng ruột, lúc này tế bào ruột bị biến đổi,
côn trùng ngừng ăn và chết. Vào giai đoạn cuối vòng nhiễm bệnh, xác côn trùng
bị tan rữa và giải phóng bào tử vào môi trường bên ngoài [1].
Chế phẩm Bt được sử dụng trên nhiều loại cây trồng để trừ nhiều loại sâu
hại như sâu tơ (P. xylostela), sâu xanh (Helicoverpa sp.), sâu xanh bướm
trắng (Pieris sp.), sâu đo giả (T. ni), sâu róm (P. dispar)…Nhu cầu hàng năm
về chế phẩm Bt của Hoa Kỳ và Canada là hơn 1.000 tấn để phun cho diện tích
hơn 1 triệu ha (dẫn theo Phạm Văn Lầm, 1995) [15].
Kết quả thử nghiệm của McGaughey (1980) cho biết khi xử lí lớp bề
mặt của khối hạt (khoảng 10cm) bằng một lượng nhỏ chế phẩm Bt đã hạn chế
khoảng 81% quần thể ngài Ấn Độ (Plodia interpunctella) và ngài Bột Điểm
(Ephestia cautella) và hơn 92% sự ăn hại của hai loài côn trùng này (dẫn theo
Bùi Công Hiển, 1995) [9].
Báo cáo kết quả nghiên cứu về vai trò của Bt trong phòng trừ các loài ngài
thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) gây hại trong kho của Subramanyan (1985) ở
Mỹ với Plodia interpunctella, Ephestia cautella và Sitotroga cerelella cho thấy
chỉ cần sử dụng ._.chế phẩm này dưới liều lượng 10mg/kg đã hạn chế được sự gây
hại của chúng trong kho ngũ cốc. Sukprakarn (1990) thông báo kết quả thử
nghiệm phòng trừ ngài gạo (Corcyra cephalonica) trong các kho bảo quản
gạo bằng chế phẩm Bt ở Thái Lan đạt kết quả khả quan (dẫn theo Bùi Công
Hiển, 1995) [9].
15
Nấm gây bệnh trên côn trùng đã được rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên
cứu nhưng chủ yếu trước thu hoạch. Năm 1976, Latch và Fallcon đã nghiên
cứu dùng nấm trắng Beauveria bassiana để phòng trừ sâu Leptinotarsa
desemlincata tác giả thấy có hiệu quả. Năm 1988, ở Philippin đã nghiên cứu
nấm Beauveria bassiana trừ rầy nâu hại lúa, hiệu lực đạt sau 14 ngày là 70%.
Trong việc phòng trừ bọ hà đã phát hiện ra nấm Beauveria bassiana có khả
năng diệt bọ hà.Việc nghiên cứu nấm Beauveria bassiana trừ mọt hại kho cho
đến nay chưa mấy ai nghiên cứu (dẫn theo Lê Doãn Diên, 1995) [7].
Tuy nhiên do đặc trưng của môi trường kho và hàng hóa bảo quản nên
việc ứng dụng phòng trừ sinh học nhìn chung còn hạn chế. Khi sử dụng các
chế phẩm vi sinh vật cần phải có môi trường ẩm cho chúng phát triển và gây
bệnh cho côn trùng; nhưng môi trường ẩm là điều hạn chế ở trong các kho
bảo quản hàng hóa khô như ngũ cốc, đa số các loại côn trùng gây hại trong
kho là bộ cánh cứng nên hiệu quả sử dụng sinh vật gây bệnh trừ côn trùng
trong kho hạt ngũ cốc thường không cao.
Trong phạm vị rộng hơn thì phòng trừ sinh học bao gồm việc sử dụng
các chất độc có nguồn gốc tự nhiên, các chất xua đuổi hoặc dẫn dụ, những
chất có thể sử dụng trong phòng trừ tổng hợp côn trùng gây hại trong kho.
Thuốc thảo mộc được chiết xuất, chế tạo từ những loài thực vật có sẵn
trong tự nhiên để diệt trừ sâu hại mang lại hiệu quả kinh tế cao và ít gây ô
nhiễm môi trường, không độc đối vói người sử dụng đã được nghiên cứu và
ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Do đó việc thử nghiệm các chế
phẩm thảo mộc có khả năng kiểm soát côn trùng trong bảo quản nông sản thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm tạo ra
các sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện
đại.
Cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã thử nghiệm thành công hiệu lực
16
của một số chế phẩm thảo mộc đối với một số cô trùng gây hại trong kho.
Năm 1989, Jacobson đã tổng kết được 1214 tài liệu nghiên cứu về thảo mộc,
đã lập danh mục và tóm tắt của hơn 1500 cây có tác dụng gây ngán ăn, xua
đuổi, ức chế sinh trưởng và phát triển của côn trùng gây hại [44].
Theo Golob và Webley (1980) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu thử
nghiệm và áp dụng thuốc thảo mộc ở nhiều nơi trên thế giới với các loà thực
vật khác nhau, trong đó đáng kể nhất là việc sản xuất ra các chế phẩm thuốc
thảo mộc từ cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica), cỏ mạt (Acorus), cây ruốc
cá (Derris eliptica), cây thuốc lào (Nicotian rustica)....Các tác giả đã nêu lên
những sản phẩm cụ thể được dùng để phòng ngừa côn trùng gây hại từ 47 loài
thực vật khác nhau, trong đó có 40 loài đã được sử dụng dưới dạng các chiết
xuất (dẫn theo Bùi Công Hiển, 1995) [9]
Đã có rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng thảo mộc trong phòng
trừ côn trùng hại trong bảo quản ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả cho
thấy, chất chiết từ hạt xoan Ấn Độ ở nồng độ 8% xử lý trên hạt mì làm giảm
80% quần thể côn trùng hại sau 6 tháng bảo quản [33].
Viện nghiên cứu lương thực quốc gia Tsukba, Nhật Bản đã tiến hành
điều tra, nghiên cứu phát hiện được 13 loài thực vật nhiệt đới có khả năng kìm
hãm sự sinh trưởng, phát triển của quần thể mọt ngô (Sitophilus zeamays). Ví
dụ việc sử dụng hạt và lá của cây Basella allba, Operculina turperthum và
Calotrpis gigantea ở nồng độ 0,5% đã làm giảm 70% số lượng quần thể mọt
ngô (Sitophilus zeamais) [49].
Viện nghiên cứu công nghệ lương thực trung ương Mysore (Ấn Độ) đã
tiến hành nghiên cứu sử dụng vỏ khoai tây trong bảo quản ngũ cốc. Việc xử lý
ngũ cốc với bột vỏ khoai tây khô lỏng đã làm giảm đáng kể sự đẻ trứng, sự
sống sót của 2 loại côn trùng được thử nghiệm là Sitophilus oryzea (mọt gạo)
17
và Callosobruchus chinenesis (mọt đậu xanh). Hầu hết các thực vật có tác
dụng kiểm soát côn trùng gây hại là những loài có hương thơm. tinh dầu của
chúng có hiệu quả kiểm soát côn trùng cao. Tinh dầu của cây hoắc hương và
cây Ocimum basilium có tác dụng diệt trừ mọt gạo (Sitophilus oryzae),
Stegobium paniceum, mọtt bột đỏ (Tribolim castaneum) và Bruchus
chinensis. Có những loại tinh dầu có tác dụng vừa diệt được côn trùng trưởng
thành lại vừa hạn chế được khả năng nở của trứng côn trùng [33].
Theo nghiên cứu của Allotey, Azalekor (1997) [33] tại Tanjania và
Ghana, thì dịch chiết của lá xoan Ấn Độ có tác dụng diệt trừ được mọt đục hạt
lớn gây hại trong bảo quản nông sản. Còn Wather thì lại cho rằng dịch chiết
từ lá xoan Ấn Độ có tác động đến hơn 200 loài côn trùng trong đó có một số
loài côn trùng hại kho tuy nhiên không diệt được predator và parasitoid. Thử
trên Plutella xylotella qua 35 thế hệ cho thấy loài này không tạo dòng kháng
thuốc chiết từ cây xoan Ấn Độ. Ở Togo người ta dung dịch chiết lá xoan Ấn
Độ để trừ Plutella xylotella hoạt tính của chế phẩm này ngang với thuốc trừ
sâu tổng hợp Mevinphos (ở nồng độ 0,05%) và detamethrin (0,02%). Dịch
chiết của nó có tác dụng chống lại một số côn trùng gây hại như: mọt hại ngũ
cốc, mọt hạt bột mì, mọt hại hạt đậu và ngài hại khoai tây.
Quy mô phòng thí nghiệm cho thấy, chất chiết từ hạt xoan Ấn Độ ở nồng
độ 8% xử lý trên hạt lúa mì làm giảm 80% quần thể côn trùng sau 6 tháng bảo
quản. N.E.S Lale phun tinh dầu chiết từ hạt xoan lên hạt đậu ở nồng độ 75, 100,
150 mg tinh dầu/10g hạt có khả năng ức chế sự đẻ trứng và nở của mọt đậu
Callosobruchus maculatus [39].
Ở Philippine thì các sản phẩm từ cây xoan Ấn Độ cũng được sử dụng
trong bảo quản thóc trong các kho dự trữ thu được kết quả đáng khả quan ở
nồng độ 1- 2%, trộn lá xoan Ấn Độ với thóc, xử lý 20% dịch chiết trong các
18
túi bảo quản hoặc sử dụng lá xoan Ấn Độ khô đặt giữa nền kho và trong các
túi bảo quản cũng cho kết quả tương tự. Xử lý khối hạt với 5% dịch chiết từ
hạt xoan Ấn Độ hoặc 20% dịch chiết lá xoan có tác dụng phòng trừ côn trùng
phá hại trong 6 tháng [39].
Đã có rất nhiều tài liệu ghi nhận tác dụng gây ngán ăn của các dẫn xuất
từ cây xoan Ấn Độ đối với các bộ côn trùng khác nhau. Những thí nghiệm
đầu tiên được tiến hành tại Ấn Độ với Schistocera gregaria và kết quả thu
được rất khả quan ở nồng độ 10 - 40µg /l. Ở Ấn độ và Paskistan đã dùng cây
xoan Ấn Độ để trừ sâu hại, hơn 60% nông dân các nước này đã trộn lá xoan
Ấn Độ với hạt ngũ cốc để bảo quản và hơn 80% những người trồng cây bạch
đậu khấu dùng hạt cây xoan Ấn Độ bón vào đất trừ tuyến trùng [39].
Các loài dịch hại khác nhau và các pha phát dục khác nhau của cùng một
loại dịch hại có phản ứng không giống nhau đối với một chất chiết xuất nhất
định. Lượng hợp chất tinh khiết trong một chất chiết xuất từ thực vật có thể
khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa lí, giống cây [52].
Tại Trung Quốc, thuốc thảo mộc Gu Chung Jing (GCJ) đã được sản xuất
và đưa vào thử nghiệm trong các kho bảo quản lương thực tại tỉnh Quảng
Tây, Quảng Đông và nhiều tỉnh khác của Trung Quốc đạt hiệu quả cao [51].
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.3.1. Một số kết quả điều tra thành phần sâu mọt hại kho dự trữ lương
thực nói chung và trên ngô, sắn nói riêng
Các kết quả điều tra thành phần côn trùng hại trong kho dự trữ nông
sản nói chung và kho ngô sắn nói riêng ở Việt Nam chưa nhiều tài liệu nhắc
đến.
Kết quả điều tra thành phần côn trùng trong kho ở Việt Nam công bố
năm 1996 của Nguyễn Thị Giáng Vân và cộng sự (1996) [28] cho thấy đã ghi
nhận được 46 loài sâu mọt hại lương thực cất giữ trong 28 tỉnh thuộc 3 miền
19
Bắc, Trung và Nam ở Việt Nam. Trong số này có 38 loài mọt thuộc bộ cánh
cứng với 19 họ khác nhau và 8 loài mọt thuộc bộ cánh vảy với 5 họ khác
nhau. Những họ có số loài có số họ nhiều nhất là Curculionidae,
Desmestidae, Tenebrionidae.
Trong số này có 12 loài sâu mọt chính, chúng có phạm vi phân bố rộng
ở nhiều vùng và xuất hiện thường xuyên hầu hết ở tất cả kho lương thực đã đi
điều tra. Chúng gây hại trên nhiều nông sản cất giữ kể cả những sản phẩm đã
qua chế biến từ hạt ngũ cốc. Trên ngô sâu mọt chính gồm mọt ngô
(Sitophilus zeamais), mọt gao (Sitophilus oryzae), mọt đục hạt (Rhyzopertha
dominica), mọt cà phê (A. fasciculatus), mọt thò đuôi (Carpophilus
pilosellus). Trên sắn gồm: mọt cà phê (A. fasciculatus), mọt ngô (Sitophilus
zeamais), mọt đục hạt (Rhyzopertha dominica), mọt răng cưa (Oryzaephilus
surinamensis) (phụ lục 1 bảng 3).
Theo điều tra của Phòng kiểm dịch thực vật – Cục BVTV (1996-2000)
[18] trên phạm vị toàn quốc và trên các loại lương thực khác nhau đã thu thập
được 115 loài sâu mọt hại thuộc 44 họ thuộc 8 bộ và 1 lớp nhện bao gồm: Bộ
cánh cứng (Coleoptera) có 75 loài thuộc 27 họ chiếm 65,22%, bộ cánh vảy
(Lepidoptera) có 13 loài thuộc 5 họ chiếm 11,3%, bộ cánh màng
(Heminoptera) có 9 loài thuộc 3 họ chiếm 7,83%, bộ cánh nửa (Hemiptera) có
8 loài thuộc 3 họ chiếm 6,96%, bộ cánh da (Dermaptera) có 2 loài thuộc 1 họ
chiếm 1,74%, bộ nhạy ba đuôi (Thysanoptera) có 2 loài thuộc 1 họ chiếm
1,74%.
Kết quả nghiên cứu về các loài côn trùng gây hại trong kho ở Việt Nam
năm 2001 -2002 của tác giả Hà Thanh Hương [13] ở 3 vùng sinh thái Đồng
bằng sông Hồng, Trung du và miền núi cho thấy: ở miền Bắc có 57 loài côn
trùng gây hại được tìm thấy trên thóc, gạo, ngô, thức ăn chăn nuôi chúng
thuộc 4 bộ với 28 họ khác nhau và 2 lớp. Trong đó có 39 loài hại nguyên phát,
10 loài hại thứ phát, 5 loài ăn nấm, 2 loài ăn thịt và 1 loài ve bét. Trong số 39
20
loài gây hại nguyên phát, mọt cà phê (A. fasciculatus) được tìm thấy trong
ngô và kho thức ăn chăn nuôi.
Theo Nguyễn Kim Vũ và cộng sự (2001) [29] khi điều tra thành phần
và mức độ phổ biến của côn trùng hại kho trong bảo quản ngô tại vùng ngoại
thành Hà Nội cho thấy có 18 loài thường gặp trong đó có các loài như mọt
ngô (Sitophilus zeamais), mọt gạo (Sitophilus oryzae), mọt đục hạt
(Rhyzopertha dominica), mọt cà phê (A. fasciculatus), mọt răng cưa
(Oryzaephilus surinamensis) xuất hiện với tần suất lớn (phụ lục 1 bảng 4).
Kết quả điều tra của Trần Văn Chương và cộng sự (2002) [4] cho thấy
thành phần côn trùng trên sắn khô có 21 loài thuộc 2 bộ với mật độ mọt cà
phê (A. fasciculatus), mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt bột đỏ (Tribolium
castaneum ) xuất hiện với mật độ cao nhất.
Theo điều tra của Trần Văn Chương (2003) [5] tiến hành điều tra hệ
côn trùng hại kho tại 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thì
thấy mọt ngô (Sitophilus zeamais), mọt cà phê (A. fasciculatus) và mọt bột đỏ
(Tribolium castaneum) là những loài có mật độ xuất hiện lớn.
Theo tác giả Đặng Việt Yên (2002) [31] có 16 loài sâu mọt gây hại cho
tỏi. Trong đó có 3 loài gây hại nặng nhất là ngài Ấn Độ (Plodia
interpunctella), ngài Bột điểm (Ephestia cautella), mọt cà phê (A.
fasciculatus).
2.3.2. Nghiên cứu những thiệt hại do côn trùng gây ra
Những công trình nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra cho hạt
ngũ cốc dự trữ còn hạn chế. Những kết quả thu được chỉ mới phản ánh về
mặt khối lượng còn về mặt chất lượng chưa phản ánh hết thiệt hại.
Theo tác giả Lê Doãn Diên [7] thì tổn thất do côn trùng gây ra đối với
ngũ cốc là 10%. Theo kết quả điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch
21
(1994 - 1998) tổn thất bảo quản ở hộ nông dân từ 3,6% - 6% (có những nơi
lên đến 15 - 27%) do sâu hại và chuột phá hại. Năm 2001 thì tổn thất sau thu
hoạch của hộ nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội là khoảng từ 5,7 đến
6.5% và giá bán giảm 20% (Nguyễn Kim Vũ và cộng sự, 2003) [29].
Kết quả nghiên cứu về tổn thất ngô sau thu hoạch của Trần Văn Chương
và cộng sự [3] tổn thất trung bình là 15%, cá biệt ở miền núi lên tới 20%-
25% sau 6 tháng bảo quản.
Kết quả điều tra tại Hà Giang cho thấy nếu không áp dụng các biện pháp
phòng trừ côn trùng gây hại, tỷ lệ hạt ngô bị côn trùng gây hại cao nhất có thể
đạt tới 98% (Nguyễn Thị Oanh và cộng sự, 2003) [17].
Theo tác giả Trần Thị Mai [16] thì bảo quản sắn khô quy mô hộ gia
đình thường không áp dụng kỹ thuật trong bảo quản nên mức độ tổn thất 16-
18% sau 3-4 tháng bảo quản. Thời gian bảo quản không dài 3-7 tháng tuỳ
thuộc vào tình hình giá cả, nhưng chủ yếu mục đích bảo quản sắn trong quy
mô hộ gia đình là nguồn dự trữ thức ăn để chăn nuôi. Phương tiện bảo quản
sắn chủ yếu là thùng tôn, thùng gỗ (43-60%), còn lại là bảo quản trong các
bao dứa và đổ đống không có khả năng chống chuột, côn trùng gây hại. Còn
ở quy mô cơ sở sản sản xuất, kinh doanh, thời gian bảo quản thường 2-4
tháng và tổn thất 12-13%, phương tiện chủ yếu là bao dứa. Phần lớn, lượng
sắn khô sau thời gian bảo quản 2-3 tháng thì bắt đầu xuất hiện côn trùng gây
hại, chúng phát triển nhanh và gây tổn thất lớn về số lượng cũng như chất
lượng, mức độ tổn thất 14-18%.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của mọt cà phê
(A. fasciculatus)
Theo Bùi Công Hiển [9] ở nước ta mọt cà phê gây hại nhiều cho khoai,
sắn lát ngô, lạc, tỏi và các loại dược liệu dạng củ như xuyên khung, bạch chỉ,
22
huyền sâm, sinh địa v.v.
Vòng đời của mọt cà phê gồm bốn giai đoạn:
* Giai đoạn trưởng thành: thân dài 2,5-4,5mm, có hình bầu dục, màu nâu
xám hay màu xám tro, có phủ lông nhung màu vàng nâu đến đỏ nâu. Râu
tương đối dài có 11 đốt, nhỏ dài màu hung đỏ.
* Giai đoạn trứng: có hình bầu dục, dài khoảng 0,56 mm, màu trắng có ánh bóng.
* Giai đoạn sâu non: khi đã lớn dài 4,5-6mm, nhỏ và dài, mầu trắng sữa
không có chân, nhiều lông và nếp nhăn trên bề mặt, đầu và đuôi hướng về
phía bụng nên hơi cong lại. Đầu to hình tròn màu vàng nhạt, miệng màu nâu
đỏ.
* Giai đoạn nhộng: dài khoảng 5mm, màu vàng nhạt, toàn thân có lông
nhỏ màu xám trắng. Đầu và ngực rộng lớn, râu nhỏ và dài.
Ấu trùng phát triển qua ba giai đoạn lột xác. Giai đoạn ấu trùng và
nhộng phát triển hoàn toàn trong vật chất, chúng phá hại và chỉ sau khi vũ hoá
trưởng thành mới chui ra ngoài hoạt động. Mọt cà phê ưa hoạt động thích bay,
bò và có thể nhảy rất nhanh. Ở 20oC, con đực sau khi nhộng hoá 3 ngày và
con cái sau khi nhộng hoá 4 ngày sẽ tiến hành giao phối và sau khoảng 30
phút thì bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con cái đẻ tối đa 130-140 trứng.
Nhiệt độ thích hợp để mọt cà phê phát triển là 27- 32oC và độ ẩm
tương đối đạt trên 60% và dưới 90%. Một vòng đời được hình thành
khoảng 30-35 ngày.
Thức ăn có ảnh hưởng rất rõ rệt đến đời sống của mọt, trong điều kiện
thức ăn thích hợp mọt thực hiện vòng đời ngắn, thời gian sống kéo dài, sức
phá hoại lớn.
Thủy phần nông sản cũng có ảnh hưởng đến đời sống của mọt. Qua
23
theo dõi hai kho ngô ở Trùng Khánh (Cao Bằng) vào tháng 7 năm 1969 là
tháng mà mật độ mọt cà phê (A. fasciculatus) khá cao thì thấy: cùng bảo
quản thời gian như nhau (3 tháng), trong cùng một loại kho nhưng ở kho ngô
có thuỷ phần 14,2% mật độ mọt cà phê (A. fasciculatus) trung bình là 16
con/kg, trong khi đó ngô có thuỷ phần 12,9% thì mật độ mọt cà phê trung
bình là 6 con/kg [9].
Theo Nguyễn Thu Huyền [12] vòng đời trung bình của mọt cà phê là
32 ngày nguồn thức ăn là sắn lát có thủy phần 12%.
2.3.4. Phòng trừ sâu mọt hại bằng biện pháp phòng trừ sinh học
Hiện nay trong bảo quản nông sản có nhiều biện pháp phòng trừ côn
trùng hại kho khác nhau như biện pháp hoá học, biện pháp vật lý, biện pháp
sinh học. Việc sử dụng biện pháp sinh học, đặc biệt là thảo mộc trong bảo
quản nông sản là một hướng đi đúng trong việc tạo ra các sản phẩm nông
nghiệp sạch, an toàn và bền vững, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường,
duy trì cân bằng sinh thái.
Nghiên cứu sản xuất và thủ nghiệm các chế phẩm sinh học trừ côn
trùng gây hại trong kho ở nước ta đã được các nhà khoa học thuộc viện Công
nghệ sau thu hoạch thực hiện từ năm 1998. Kết quả thử nghiệm hai loại chế
phẩm Bt (chế phẩm trừ côn trùng cánh cứng và chế phẩm hỗn hợp) với mọt
ngô (Sitophilus zeamais) khá cao nhưng không có hiệu quả đối với mọt bột đỏ
(Tribolium castaneum) và diệt được 100% ngài gạo (Corcyra cephalonia) [1].
Theo Phạm Thị Thùy [20] đã thử nghiệm nấm Beauveria bassiana trừ rầy
nâu hại lúa và sâu xanh hại đay, các tác giả nhận thấy hiệu quả đạt hơn 70%
và đã thử nghiệm hiệu quả nấm Beauveria bassiana đối với mọt gạo
(Sitophilus oryzae ) trong điều kiện phòng thí nghiệm thì nấm Beauveria
bassiana có tác dụng diệt trừ mọt gạo (Sitophilus oryzae ) từ 53,2 - 61,1%
24
sau 20 ngày.
Nước ta có nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng, trong
đó nhiều loài chứa tinh dầu cũng như dịch chiết của một số loài có nguồn gốc
từ thực vật có tác dụng diệt, ức chế một số loại như vi khuẩn, côn trùng và
một số động vật có hại khác...Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đã xác nhận các chất kháng sinh có nguồn gốc từ thực vật rất phong
phú, phạm vi ứng dụng của chúng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học,
nông nghiệp, thú y....theo báo cáo của Trần Huy Thái (Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật) bước đầu đã thống kê được trên 80 loài thuộc 36 họ thực vật
có hoạt tính gây ngán ăn, ức chế và diệt côn trùng. Những chất có trong thực
vật như tinh dầu, tanin, ancaloit... đều có thể là những thành phần có tác dụng
gây ức chế, diệt côn trùng nói trên.
Từ lâu nhân dân ta đã có kinh nghiệm dùng một số loại thực vật để trừ
sâu hại mùa màng hoặc bảo quản nông sản sau thu hoạch. Những cây thường
được dùng nhất là xoan, thuốc lá, cây củ đậu, cây hột mạt, cây ruốc cá, thanh
hao hoa vàng. Hiện nay, thuốc thảo mộc được nhìn nhận và tiếp cận với
phương thức hiện đại, đó là xác định, chiết xuất và giữ ổn định được các hoạt
chất có khả năng tiêu diệt, gây ngán, dẫn dụ hoặc xua đuổi các loài côn trùng
gây hại (Dương Minh Tú, 1985) [25]
• Cây xoan (Melia azedarach): là cây trồng phổ biến ở Việt Nam được
dùng chủ yếu để lấy gỗ và tạo bóng mát ở các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai
Châu...) xoan dễ trồng chóng lớn, sau 6-7 năm có thể lấy gỗ. Nước ngâm lá
xoan và vỏ xoan có tác dụng diệt sâu ngoài đồng hay trong kho do cây xoan ta
có hoạt chất Azadirachtin (Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng
gây ngán ăn, làm giảm khả năng sinh sản của côn trùng.
25
• Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua): được trồng rộng rãi để sản
xuất artemisinin, thuốc chống sốt rét. Lá khô được chiết bằng xăng sau đó cô
và đuổi hết xăng. Kết tinh lại trong cồn sẽ thu được artemisinin tinh thể
trắng. Dịch chiết thanh hao có artemisinin có tác dụng diệt sâu.
• Cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica) là cây thuộc họ Meliaceace.
Nguồn gốc của cây này là ở Nam và Đông Nam châu Á nhưng ngày nay nó
có mặt ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới của châu Phi, châu Mỹ, châu Úc.
Ở Ấn Độ, người ta gọi cây này là đinh hương Ấn Độ. Đây là loại cây
xanh quanh năm, phát triển nhanh có thể cao tới 25m, phát triển mạnh ở vùng
nhiệt đới nơi có lượng mưa trung bình hàng năm từ 400 – 500 mm và ngay cả
những nơi khô hạn kéo dài, có thể tồn tại trên đất rất khô hạn, đất bạc màu và
thậm chí cả đất ngập mặn.
Cây xoan Ấn Độ được sử dụng trong kiểm soát côn trùng hại kho. Hoạt
chất chủ yếu có tác động đến côn trùng từ hạt xoan và lá xoan Ấn Độ là
Azadirachtin (Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng chống sự đẻ
trứng, gây ngán ăn, làm gián đoạn quá trình phát triển, làm giảm khả năng
sinh sản của côn trùng [7].
Ở Bình Thuận nông dân đã dùng lá và quả để bảo quản nông sản trong
một số tháng như dùng lá khô trộn lẫn với hạt để chống sâu mọt, cây xoan ấn
Độ đã trở thành dược liệu quý cho việc bảo quản nông sản bằng thảo mộc.
Cây lá cơi: mọc tự nhiên hoang dại tại các tỉnh miền núi phía Bắc, được bà
con nông dân dùng để bảo quản thóc, ngô có tác dụng trừ mọt trong bảo quản.
Năm 1995 Bùi Công Hiển [9] đã đưa ra một số kết quả về việc thử
nghiệm bột cây ruốc cá (Derris sp.) để phòng trừ mọt hại ngô đạt kết quả,
nhưng trên thực tế việc áp dụng còn nhiều hạn chế.
26
Theo nghiên cứu của Trương Văn Hộ và cộng sự (1995) nếu bảo quản
khoai lang bằng lá xoan khô hoặc bằng cát khô thì có thể giảm thiệt hại là
50% so với đối chứng [10] .
Thuốc Rotex 1,8% WP được sản xuất với hoạt chất Rotenon chiết xuất
từ cây ruốc cá , kết quả thử nghiệm ở liều lượng 0,2; 0,4 và 1g với sâu non và
trưởng thành mọt bột vàng cho thấy hiệu quả của thuốc đạt 100% với pha
trưởng thành ở thời điểm 7 ngày sau xử lí thuốc (Dương Minh Tú, 1997)
[26].
Thuốc thảo mộc Guchungjing 25 DP do Trung Quốc sản xuất là loại
thuốc tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật: hồi, quế, thanh hao hoa vàng,
long não, chất mang và được bổ sung thêm thuốc hóa học Deltamethrin với
hàm lượng 2,5mg/kg. Thuốc GCJ đã được bổ sung vào dang mục thuốc
BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam năm 1998. Sử dụng thuốc GCJ ở liều
lượng 0,04% để bảo quản thóc, ngô rất có hiệu quả và đăc biệt thích hợp bảo
quản ngô hạt ở tại hộ nông dân tại tỉnh Hà Giang (Nguyễn Thị Kim Oanh và
cộng sự, 2003) [17]. Trong qui trình hoàn thiện và ứng dụng công nghệ phòng
trừ tổng hợp sinh vật hại gồm 9 giai đoạn khép kín từ khâu thu hoạch đến bảo
quản ngô, thóc qui mô hộ và trang trại tại Hà Nội đã sử dụng thuốc GCJ với
tỷ lệ 0,04% cho kết quả cao [29]. Theo Dương Minh Tú [27] sử dụng GCJ với
tỷ lệ 0,4‰ và 1‰ trong việc phòng trừ mọt gạo (Sitophilus oryzae.) đạt hiệu
lực 95,9% và 97,9% sau 90 ngày theo dõi, trên mọt đục hạt (Rhyzopertha
dominica ) hiệu lực đạt 98,6%; 79,3% sau 90 ngày theo dõi.
27
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 8 năm 2007.
3.2. Địa điểm điều tra
Địa điểm điều tra thành phần côn trùng hại kho ngô, sắn bảo quản:
huyện Chương Mĩ – Hà Tây
Địa điểm nghiên cứu đặc tính sinh vật học, sinh thái học và thử nghiệm
biện pháp phòng trừ sinh học mọt cà phê (A. fasciculatus) được thực hiện tại
phòng thí nghiệm - Viện CĐNN & công nghệ STH- Hà Nội.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Mọt cà phê (Araecerus fasciculatus Degeer )
Họ: Anthribidae, Bộ: Coleoptera
3.4. Vật liệu nghiên cứu
Giống sắn lai KM 94 (Viện KHNN Việt Nam) và giống ngô LVN10
(Viện Nghiên cứu ngô).
3.5. Dụng cụ thí nghiệm
- Bộ rây sàng côn trùng, túi nilon đựng mẫu mọt, panh, chổi lông nhỏ,
hộp nhựa
- Tủ định ôn, kính hiển vị, tủ sấy, máy đo độ ẩm...
- Dụng cụ bảo quản: bao dứa 1 lớp, bao dứa 2 lớp, bao PE, thùng tôn...
3.6. Hóa chất và chế phẩm sinh học
- Nấm Beauveria bassiana (Sản phẩm của Viện Bảo vệ thực vật )
- Nấm Metarhizium anisopliae (Sản phẩm của Viện Bảo vệ thực vật)
- Chế phẩm Guchunjing (Cục dự trữ Quốc gia- quyết định số 15/2004/QĐ-BNN).
28
- Chế phẩm thanh hao hoa vàng (Viện Công nghệ sau thu hoạch sản xuất)
- Lá xoan khô (lấy tại huyện Đông Anh – Hà Nội).
- Lá cơi (lấy tại Huyện Lục Yên – Yên Bái).
- Lá xoan Ấn Độ (lấy tại phòng khuyến nông Ninh Thuận).
3.7. Xử lý thống kê sinh học
- Các số liệu được xử lý trên máy tính theo chương trình IRRISTAT, Excel.
3.8. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.8.1. Điều tra thành phần sâu mọt trong kho bảo quản ngô hạt và sắn
+ Phương pháp điều tra cơ bản côn trùng trong kho của tác giả Bùi
Công Hiển [9].
+ Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), kiểm dịch
thực vật phương pháp lẫy mẫu mã số TCVN 4731-89 [23].
+ Phương pháp thu thập mẫu: tại điểm điều tra, quan sát bằng mắt nơi
sâu mọt thường tập trung như khe, kẽ nứt, nền và tường kho, đặc biệt điều tra
ở các góc kho. Các vật dụng làm kệ, kê lót, nơi tập trung bao bì, nơi có nhiều
hàng tồn đọng lâu, mục nát.
- Thu bắt mọt cánh cứng: Dùng ống hút côn trùng, bút lông, kẹp gạt
côn trùng rơi vào miệng ống nghiệm rồi dùng bông bịt ống nghiệm lại. Nơi có
nhiều ngô, sắn bị hại dùng rây nhiều cỡ để rây, tách côn trùng.
- Riêng đối với ngài (Lepidoptera) khi thu bắt do chúng có tính bay
ngược lên phía trên. Do vậy chúng tôi đã đặt ống nghiệm đón đầu rồi dùng
bút lông gạt nhẹ vào ống nghiệm. Ngoài ra, dùng vợt để thu bắt trưởng thành
khi chúng đang bay hoặc ở vị trí cao.
Các mẫu sâu mọt trưởng thành được định loại căn cứ vào các tài liệu sau:
- Côn trùng hại kho – Bùi Công Hiển (1995) [9].
- Insect and Arachnids of tropical stored products: their biology and
29
identification (Haines, 1991) [43]
Việc phân loại được tiến hành tại phòng Bảo quản – Viện CĐNN & công
nghệ STH và Trung tâm phân tích và thí nghiệm KDTV– Cục Bảo vệ thực vật.
3.8.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt A. fasciculatus.
- Mọt A. fasciculatus được nuôi bằng sắn có thủy phần 12,5%, độ ẩm
không khí tương đối 75%. Quan sát, mô tả màu sắc và đo đếm kích thước của
từng pha phát dục: trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành nuôi ở nhiệt độ 250C
và 30
0
C (n = 30). Đo kích thước đơn vị (mm).
- Pha trứng: đo chiều dài từ mép trên đến mép dưới theo hướng nhất
định, chiều rộng phần rộng nhất.
- Pha sâu non đẫy sức: đo chiều dài và độ rộng đo ở nơi rộng nhất của cơ thể.
- Pha nhộng: đo chiều dài, chiều rộng ở phần rộng nhất của cơ thể
- Pha trưởng thành: đo chiều dài, chiều rộng đo nơi rộng nhất của cơ thể.
- Dùng công thức thống kê sinh học để tính trung bình các giá trị đo được
n
Xi
X
∑
=
Trong đó: Xi: giá trị kích thước cá thể thứ i
n: Số cá thể đo
X: kích thước trung bình kích thước của từng pha phát dục
3.8.3. Phương pháp nghiên cứu thời gian phát dục của mọt A. fasciculatus
- Nuôi mọt A. fasciculatus trên thức ăn là sắn có thủy phần 12,5%, độ
ẩm không khí tương đối 75%. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp nuôi cá thể
n =30. Theo dõi thời gian phát dục của từng pha: trứng, sâu non, nhộng,
trưởng thành .
30
- Thời gian phát dục pha trứng: Quan sát hàng ngày đến khi trứng nở.
Thời gian phát dục pha này tính từ khi trứng được đẻ ra cho đến khi trứng nở.
- Thời gian phát dục pha sâu non: được tính từ khi trứng nở ra đến tuổi
sâu non hóa nhộng.
- Thời gian phát dục pha nhộng: Pha nhộng được tính từ khi sâu non
hóa nhộng đến lúc nhộng hóa trưởng thành.
- Thời gian phát dục của trưởng thành trước đẻ: được tính từ lúc nhộng
hóa trưởng thành, tiến hành ghép đôi thả và thả trong hộp nuôi. Quan sát hàng
ngày cho đến khi mọt cà phê đẻ quả trứng đầu tiên thì ghi lại để đánh dấu và
kết thúc vòng đời.
- Thời gian phát dục trung bình của từng giai đoạn được tính theo công
thức sau:
N
Xini
X
∑
=
.
Trong đó: Xi: Thời gian phát dục của cá thể thứ i
ni: Số cá thể lột xác trong ngày thứ i
N: Số cá thể theo dõi
X: Thời gian phát dục trung bình cuả từng giai đoạn.
Tính sai số theo công thức:
n
t
XX
.δ±=
3.8.4. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh sản của mọt A. fasciculatus
Bố trí thí nghiệm: 1 cặp trưởng thành mới vũ hoá, mỗi cặp cho vào hộp
nhựa nuôi trên sắn ở 2 điều kiện nhiệt độ là 250C và 300C, ẩm độ 75%.
Theo dõi và ghi chép thời gian đẻ trứng đầu tiên.
Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm này:
31
- Sức đẻ trứng của 1 cá thể cái:
Σ trứng đẻ (quả)
Sức đẻ trứng/concái =
Σ số cá thể cái theo dõi (con)
- Số trứng đẻ trung bình trong một ngày của 1 con cái:
Σ trứng đẻ (quả)
Số trứng đẻ/ngày =
Σ thời gian đẻ (ngày)
- Tỷ lệ trứng nở:
Σ trứng nở (quả)
Tỷ lệ trứng nở (%)=
Σ trứng theo dõi (quả)
x 100
3.8.5. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của mọt
A. fasciculatus.
3.8.5.1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức thủy phần ngô hạt đến
diễn biến quần thể mọt cà phê (A. fasciculatus).
Thí nghiệm được tiến hành trên giống ngô LVN10 được sấy ở 650C
trong vòng 30 phút để diệt sâu bệnh, sau đó bố trí ở 3 mức thuỷ phần khác
nhau là 11,5%; 13,5%; 15,5%.
Bố trí thí nghiệm với 3 công thức (mỗi công thức nhắc lại 3 lần)
Công thức 1 (thuỷ phần thấp): Ngô LVN 10 ở thuỷ phần 11,5%.
Công thức 2 (thuỷ phần an toàn): Ngô LVN 10 ở thuỷ phần 13,5%.
Công thức 3 (thuỷ phần cao): Ngô LVN 10 ở thuỷ phần 15,5%.
Cách tiến hành: cân 500 g ngô LVN 10 cho vào mỗi hộp nhựa ( có
chiều cao 40cm, đường kính 20cm), có nắp đậy bằng vải không cho côn trùng
từ ngoài xâm nhập vào bên trong hoặc từ bên trong ra ngoài. Thả 10 cặp mọt
cà phê (A. fasciculatus) trưởng thành mới vũ hóa vào các hộp nhựa và giữ ở
32
điều kiện phòng thí nghiệm.
Thời điểm kiểm tra thí nghiệm được ấn định là 30 ngày một lần. Tại
mỗi thời điểm tra đếm số lượng mọt sống tại mỗi công thức thí nghiệm, kiểm
tra thủy phần ngô. Tính tỷ lệ hao hụt theo KentonL.Hernis
3.8.5.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 3 mức thủy phần sắn lát đến
diễn biến quần thể mọt cà phê (A. fasciculatus)
Thí nghiệm được tiến hành trên giống sắn KM 94 được sấy ở 650C
trong vòng 30 phút để diệt sâu bệnh, sau đó bố trí ở 3 mức thuỷ phần khác
nhau là 10,0%; 12,0%; 14,0%.
Bố trí thí nghiệm thành 3 công thức (mỗi công thức nhắc lại 3 lần)
Công thức 1 (thuỷ phần thấp): sắn KM 94 ở thuỷ phần 10,0%.
Công thức 2 (thuỷ phần an toàn): sắn KM 94 ở thuỷ phần 12,0%.
Công thức 3 (thuỷ phần cao): sắn KM 94 ở thuỷ phần 14,0%.
Cách tiến hành: cân 500 g sắn KM 94 cho vào mỗi hộp nhựa (có chiều
cao 40cm, đường kính 20cm), có nắp đậy bằng vải không cho côn trùng từ
ngoài xâm nhập vào bên trong hoặc từ bên trong đi ra. Thả 10 cặp mọt cà phê
(A. fasciculatus) trưởng thành mới vũ hóa vào các hộp nhựa và giữ ở điều
kiện phòng thí nghiệm.
Thời điểm kiểm tra thí nghiệm được ấn định là 30 ngày một lần. Tại
mỗi thời điểm tra đếm số lượng mọt sống, kiểm tra thủy phần sắn. Tính tỷ lệ
hao hụt theo Kenton L. Hernis.
3.8.5.3. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng gây hại của mọt A. fasciculatus trên
5 giống sắn
Thí nghiệm được tiến hành trên 5 giống sắn lát: KM 94, KM 60,
33
KM 95, Xanh Vĩnh Phúc, HL 23, được sấy ở 650C trong vòng 30 phút để diệt
sâu bệnh, thuỷ phần 12,5%.
Bố trí thí nghiệm thành 5 công thức (mỗi công thức nhắc lại 3 lần):
Công thức 1: sắn KM 94 ở thuỷ phần 12,5 %.
Công th._.TY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.60185 0.43627E-010.17930E-01 3.0 0.0084
Hiệu lực chế phẩm thuốc thanh hao hoa vàng ( 90 ngày)
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 15:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .522641E-02 .522641E-02 28.90 0.007 2
* RESIDUAL 4 .723380E-03 .180845E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .594979E-02 .118996E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 15:22
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-------------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,2 3 0.416667
Ty le 0,4 3 0.475694
SE(N= 3) 0.776413E-02
5%LSD 4DF 0.304337E-01
------------------------------------------------------------------------------
-ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 15:22
--------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.44618 0.34496E-010.13448E-01 3.0 0.0070
Hiệu lực 3 loại lá sau 15 ngày
xliv
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO1 20/ 9/** 15:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .111111E-02 .555556E-03 0.62 0.559 5
2 THU$ 2 .119444E-01 .597222E-02 6.72 0.014 5
3 TL$ 1 .500000E-02 .500000E-02 5.62 0.038 5
4 THU$*TL$ 2 .833333E-03 .416667E-03 0.47 0.643 5
* RESIDUAL 10 .888889E-02 .888889E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .277778E-01 .163399E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO1 20/ 9/** 15:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HL
1 6 0.333333E-01
2 6 0.333333E-01
3 6 0.500000E-01
SE(N= 6) 0.121716E-01
5%LSD 10DF 0.383532E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$
------------------------------------------------------------------------------
THU$ NOS HL
xoan AD 6 0.750000E-01
xoan ta 6 0.166667E-01
la coi 6 0.250000E-01
SE(N= 6) 0.121716E-01
5%LSD 10DF 0.383532E-01
------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT TL$
------------------------------------------------------------------------------
TL$ NOS HL
1% 9 0.222222E-01
2% 9 0.555556E-01
SE(N= 9) 0.993808E-02
5%LSD 10DF 0.313153E-01
------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$*TL$
-----------------------------------------------------------------------------
THU$ TL$ NOS HL
xoan AD 1% 3 0.666667E-01
xoan AD 2% 3 0.833333E-01
xoan ta 1% 3 0.000000
xoan ta 2% 3 0.333333E-01
la coi 1% 3 0.000000
la coi 2% 3 0.500000E-01
SE(N= 3) 0.172133E-01
5%LSD 10DF 0.542396E-01
-----------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO1 20/ 9/** 15:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |THU$ |TL$
|THU$*TL$|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | | | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | |
|
HL 18 0.38889E-010.40423E-010.29814E-01 16.7 0.5589 0.0142 0.0378 0.6430
xlv
Hiệu lực 3 loại lá sau 30 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO1 20/ 9/** 15:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .441084E-02 .220542E-02 0.56 0.595 5
2 THU$ 2 .100819E-01 .504096E-02 1.27 0.323 5
3 TL$ 1 .177484E-01 .177484E-01 4.47 0.059 5
4 THU$*TL$ 2 .840160E-03 .420080E-03 0.11 0.900 5
* RESIDUAL 10 .396975E-01 .396975E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .727788E-01 .428111E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO1 20/ 9/** 15:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HL
1 6 0.231884
2 6 0.224638
3 6 0.260870
SE(N= 6) 0.257221E-01
5%LSD 10DF 0.810512E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$
-------------------------------------------------------------------------------
THU$ NOS HL
xoan AD 6 0.268116
xoan ta 6 0.210145
la coi 6 0.239130
SE(N= 6) 0.257221E-01
5%LSD 10DF 0.810512E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT TL$
-------------------------------------------------------------------------------
TL$ NOS HL
1% 9 0.207729
2% 9 0.270531
SE(N= 9) 0.210020E-01
5%LSD 10DF 0.661780E-01
------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$*TL$
------------------------------------------------------------------------------- THU$
TL$ NOS HL
xoan AD 1% 3 0.231884
xoan AD 2% 3 0.304348
xoan ta 1% 3 0.188406
xoan ta 2% 3 0.231884
la coi 1% 3 0.202899
la coi 2% 3 0.275362
SE(N= 3) 0.363765E-01
5%LSD 10DF 0.114624
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO1 20/ 9/** 15:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |THU$ |TL$
|THU$*TL$|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | | | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | |
|
xlvi
HL 18 0.23913 0.65430E-010.63006E-01 16.3 0.5947 0.3232 0.0585 0.9001
Hiệu lực 3 loại lá sau 45 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO1 20/ 9/** 15:59
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .145833E-02 .729167E-03 0.23 0.803 5
2 THU$ 2 .395833E-02 .197917E-02 0.61 0.565 5
3 TL$ 1 .501389E-01 .501389E-01 15.53 0.003 5
4 THU$*TL$ 2 .902778E-03 .451389E-03 0.14 0.871 5
* RESIDUAL 10 .322917E-01 .322917E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .887500E-01 .522059E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO1 20/ 9/** 15:59
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HL
1 6 0.387500
2 6 0.383333
3 6 0.404167
SE(N= 6) 0.231990E-01
5%LSD 10DF 0.731009E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$
-------------------------------------------------------------------------------
THU$ NOS HL
xoan AD 6 0.412500
xoan ta 6 0.383333
la coi 6 0.379167
SE(N= 6) 0.231990E-01
5%LSD 10DF 0.731009E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT TL$
-------------------------------------------------------------------------------
TL$ NOS HL
1% 9 0.338889
2% 9 0.444444
SE(N= 9) 0.189419E-01
5%LSD 10DF 0.596867E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$*TL$
------------------------------------------------------------------------------- THU$
TL$ NOS HL
xoan AD 1% 3 0.366667 ab
xoan AD 2% 3 0.458333 a
xoan ta 1% 3 0.333333 ab
xoan ta 2% 3 0.433333 a
la coi 1% 3 0.316667 b
la coi 2% 3 0.441667 a
SE(N= 3) 0.328084E-01
5%LSD 10DF 0.103380
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO1 20/ 9/** 15:59
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |THU$ |TL$
|THU$*TL$|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | | | |
xlvii
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | |
|
HL 18 0.39167 0.72254E-010.56826E-01 14.5 0.8034 0.5650 0.0028 0.8712
Hiệu lực 3 loại lá sau 60 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO1 20/ 9/** 16: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 .164946E-01 .824730E-02 4.54 0.039 5
2 THU$ 2 .288359E-01 .144179E-01 7.94 0.009 5
3 TL$ 1 .316443E-01 .316443E-01 17.43 0.002 5
4 THU$*TL$ 2 .526087E-02 .263043E-02 1.45 0.280 5
* RESIDUAL 10 .181559E-01 .181559E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .100392 .590539E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO1 20/ 9/** 16: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HL
1 6 0.487421
2 6 0.437107
3 6 0.509434
SE(N= 6) 0.173954E-01
5%LSD 10DF 0.548134E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$
-------------------------------------------------------------------------------
THU$ NOS HL
xoan AD 6 0.534591
xoan ta 6 0.449685
la coi 6 0.449685
SE(N= 6) 0.173954E-01
5%LSD 10DF 0.548134E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT TL$
-------------------------------------------------------------------------------
TL$ NOS HL
1% 9 0.436059
2% 9 0.519916
SE(N= 9) 0.142033E-01
5%LSD 10DF 0.447550E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$*TL$
-------------------------------------------------------------------------------
THU$ TL$ NOS HL
xoan AD 1% 3 0.493145 b
xoan AD 2% 3 0.566038 a
xoan ta 1% 3 0.401384 c
xoan ta 2% 3 0.477987 b
la coi 1% 3 0.383648 c
la coi 2% 3 0.505723 b
SE(N= 3) 0.246008E-01
5%LSD 10DF 0.675179E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO1 20/ 9/** 16: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |THU$ |TL$
|THU$*TL$|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | |
|
xlviii
NO. BASED ON BASED ON % | | | |
| OBS. TOTAL SS RESID SS | | | |
|
HL 18 0.47799 0.76847E-010.42610E-01 8.9 0.0391 0.0087 0.0020 0.2802
Hiệu lực 3 loại lá sau 75 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO1 20/ 9/** 16:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 THU$ 2 .163492E-01 .817460E-02 22.53 0.000 4
2 TL$ 1 .239909E-01 .239909E-01 66.12 0.000 4
3 THU$*TL$ 2 .165533E-02 .827664E-03 2.28 0.143 4
* RESIDUAL 12 .435375E-02 .362813E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .463492E-01 .272642E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO1 20/ 9/** 16:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT THU$
------------------------------------------------------------------------------
THU$ NOS HL
xoan AD 6 0.602381
xoan ta 6 0.533333
la coi 6 0.545238
SE(N= 6) 0.777617E-02
5%LSD 12DF 0.239610E-01
-----------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT TL$
-------------------------------------------------------------------------------
TL$ NOS HL
1% 9 0.523809
2% 9 0.596825
SE(N= 9) 0.634921E-02
5%LSD 12DF 0.195641E-01
------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$*TL$
-------------------------------------------------------------------------------
THU$ TL$ NOS HL
xoan AD 1% 3 0.571429 bc
xoan AD 2% 3 0.633333 a
xoan ta 1% 3 0.504762 d
xoan ta 2% 3 0.561905 c
la coi 1% 3 0.495238 d
la coi 2% 3 0.595238 b
SE(N= 3) 0.109972E-01
5%LSD 12DF 0.338860E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO1 20/ 9/** 16:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |THU$ |TL$ |THU$*TL$|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | |
HL 18 0.56032 0.52215E-010.19048E-01 3.4 0.0001 0.0000 0.1434
Hiệu lực 3 loại lá sau 90 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO1 20/ 9/** 16:24
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V004 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
xlix
=============================================================================
1 NLAI 2 .394242E-02 .197121E-02 2.17 0.164 5
2 THU$ 2 .109954E-01 .549768E-02 6.06 0.019 5
3 TL$ 1 .357410E-01 .357410E-01 39.37 0.000 5
4 THU$*TL$ 2 .626929E-03 .313465E-03 0.35 0.720 5
* RESIDUAL 10 .907842E-02 .907842E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .603841E-01 .355201E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO1 20/ 9/** 16:24
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HL
1 6 0.404514
2 6 0.375000
3 6 0.371528
SE(N= 6) 0.123007E-01
5%LSD 10DF 0.387599E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$
-------------------------------------------------------------------------------
THU$ NOS HL
xoan AD 6 0.418403
xoan ta 6 0.362847
la coi 6 0.369792
SE(N= 6) 0.123007E-01
5%LSD 10DF 0.387599E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT TL$
------------------------------------------------------------------------------
TL$ NOS HL
1% 9 0.339120
2% 9 0.428241
SE(N= 9) 0.100435E-01
5%LSD 10DF 0.316473E-01
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT THU$*TL$
-------------------------------------------------------------------------------
THU$ TL$ NOS HL
xoan AD 1% 3 0.381944 b
xoan AD 2% 3 0.465861 a
xoan ta 1% 3 0.312500 c
xoan ta 2% 3 0.403194 b
la coi 1% 3 0.322917 c
la coi 2% 3 0.414667 b
SE(N= 3) 0.173958E-01
5%LSD 10DF 0.518148E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO1 20/ 9/** 16:24
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |THU$ |TL$
|THU$*TL$|
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | | |
|
NO. BASED ON BASED ON % | | | |
|
OBS. TOTAL SS RESID SS | | | |
|
HL 18 0.38368 0.59599E-010.30130E-01 7.9 0.1637 0.0189 0.0001 0.7196
Hiệu lực nấm Me sau 30 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 16:40
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
l
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .504096E-02 .504096E-02 8.00 0.048 2
* RESIDUAL 4 .252048E-02 .630120E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .756144E-02 .151229E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 16:40
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-------------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.188406
Ty le 1 3 0.246377
SE(N= 3) 0.144928E-01
5%LSD 4DF 0.568085E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 16:40
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.21739 0.38888E-010.25102E-01 11.5 0.0478
Hiệu lực nấm me sau 45 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 16:43
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .375000E-02 .375000E-02 4.50 0.101 2
* RESIDUAL 4 .333334E-02 .833334E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .708334E-02 .141667E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 16:43
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.358333
Ty le 1 3 0.419333
SE(N= 3) 0.166667E-01
5%LSD 4DF 0.653298E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 16:43
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.38333 0.37639E-010.28868E-01 7.5 0.1005
Hiệu lực nấm me sau 60 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 16:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
li
=============================================================================
1 NDO$ 1 .269973E-02 .269973E-02 4.45 0.102 2
* RESIDUAL 4 .242424E-02 .606061E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .512397E-02 .102479E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 16:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-------------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.404242
Ty le 1 3 0.466667
SE(N= 3) 0.142134E-01
5%LSD 4DF 0.557134E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 16:46
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.44545 0.32012E-010.24618E-01 5.5 0.1018
Hiệu lực nấm me sau 75 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 16:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .666667E-02 .666667E-02 49.00 0.003 2
* RESIDUAL 4 .544219E-03 .136055E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .721089E-02 .144218E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 16:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-------------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.500476
Ty le 1 3 0.557143
SE(N= 3) 0.673436E-02
5%LSD 4DF 0.263972E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 16:50
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.52381 0.37976E-010.11664E-01 2.2 0.0032
Hiệu lực nấm bb sau 30 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 16:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .504096E-02 .504096E-02 1.23 0.331 2
* RESIDUAL 4 .163831E-01 .409578E-02
-----------------------------------------------------------------------------
lii
* TOTAL (CORRECTED) 5 .214241E-01 .428481E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 16:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-----------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.202899
Ty le 1 3 0.260870
SE(N= 3) 0.369494E-01
5%LSD 4DF 0.04834
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 16:56
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.23188 0.65458E-010.63998E-01 17.6 0.3306
Hiệu lực nấm bb sau 45 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 17: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .375000E-02 .375000E-02 18.00 0.014 2
* RESIDUAL 4 .833333E-03 .208333E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .458333E-02 .916667E-03
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 17: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-------------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.383333
Ty le 1 3 0.433333
SE(N= 3) 0.833333E-02
5%LSD 4DF 0.326649E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 17: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.40833 0.30277E-010.14434E-01 3.5 0.0145
Hiệu lực nấm bb sau 60 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 17: 5
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .198347E-02 .198347E-02 1.50 0.288 2
* RESIDUAL 4 .528925E-02 .132231E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .727273E-02 .145455E-02
-----------------------------------------------------------------------------
liii
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 17: 5
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-------------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.454545
Ty le 1 3 0.490909
SE(N= 3) 0.209946E-01
5%LSD 4DF 0.822941E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 17: 5
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.47273 0.38138E-010.36364E-01 7.7 0.2883
Hiệu lực nấm Bb sau 75 ngày
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HL FILE THAO 20/ 9/** 17: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
VARIATE V003 HL
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NDO$ 1 .870748E-02 .870748E-02 16.00 0.017 2
* RESIDUAL 4 .217687E-02 .544218E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 5 .108844E-01 .217687E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THAO 20/ 9/** 17: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
MEANS FOR EFFECT NDO$
-------------------------------------------------------------------------------
NDO$ NOS HL
Ty le 0,5 3 0.523810
Ty le 1 3 0.600000
SE(N= 3) 0.134687E-01
5%LSD 4DF 0.527944E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THAO 20/ 9/** 17: 7
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NDO$ |
(N= 6) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HL 6 0.56190 0.46657E-010.23328E-01 4.2 0.0173
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CH2943.pdf