Thành phần sâu hại và thiên địch, diễn biến mật độ của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 – 2009 tại phường Ninh Sơn - Ninh Bình

Tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch, diễn biến mật độ của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 – 2009 tại phường Ninh Sơn - Ninh Bình: ... Ebook Thành phần sâu hại và thiên địch, diễn biến mật độ của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 – 2009 tại phường Ninh Sơn - Ninh Bình

doc122 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4616 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thành phần sâu hại và thiên địch, diễn biến mật độ của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 – 2009 tại phường Ninh Sơn - Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- §ç THÞ MAI PH¦¥NG THµNH PHÇN S¢U H¹I Vµ THI£N §ÞCH, DIÔN BIÕN MËT §é CñA S¢U H¹I Vµ THI£N §ÞCH CHÝNH TR£N RAU Hä HOA THËP Tù TRåNG THEO QUY TR×NH S¶N XUÊT RAU AN TOµN Vô §¤NG XU¢N 2008 - 2009 T¹I PH¦êNG NINH S¥N - NINH B×NH LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật  Mã số : 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HÀ QUANG HÙNG Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đỗ Thị Mai Phương LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình. Với tất cả tấm lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc đến GS.TS.NGƯT Hà Quang Hùng, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện hiện đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành các thầy cô Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành GS-TS. Nguyễn Văn Đĩnh cùng tập thể các thầy cô Viện sau Đại học đã tận tình giúp đỡ tôi, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành học tập chương trình cao học cũng như hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã động viên, góp ý và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luân văn này. Tác giả luận văn Đỗ Thị Mai Phương MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật BCC : Bọ cánh cộc Con/ cây : Con trên cây GĐST : Giai đoạn sinh trưởng MĐ : Mật độ MĐPB : Mức độ phổ biến NST : Ngày sau trồng PCHM : Phân chuồng hoai mục PHCVS : Phân hữu cơ vi sinh SN : Sâu non ST  : Sinh trưởng RAT  : Rau an toàn T : Trứng DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Trang 4.1. Thành phần sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân năm 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 40 4.2. Tỷ lệ thành phần loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2008- 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 42 4.3. Thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2008 - 2009 tại phường Ninh Sơn, Ninh Bình 46 4.4. Tỷ lệ thành phần loài thiên địch của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2008- 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 48 4.5. Diễn biến mật độ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus trên ruộng bắp cải (NS-Cros) trồng theo các quy trình khác nhau vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 51 4.6. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên ruộng bắp cải (NS - Cros) theo các quy trình trồng khác nhau vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 53 4.7 : Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L trên ruộng su hào (B40) theo quy trình trồng khác nhau vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 55 4.8. Diễn biến mật độ rệp xám, sâu tơ và côn trùng, nhện bắt mồi tổng số trên ruộng rau bắp cải (NS- Cros) trổng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008- 2009 tại Ninh sơn - Ninh Bình 57 4.9. Diễn biến mật độ sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus và tỷ lệ sâu bị ký sinh trên rau bắp cải (NS-Cros) trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 60 4.10. Diễn biến mật độ rệp xám hại bắp cải Brevicoryne brassicae Linnaeus và tỷ lệ rệp bị ký sinh trên bắp cải (NS - Cros) trồng theo quy trình sản xuất RAT vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 62 4.11. Tỷ lệ ong D.rapae vũ hoá vào các giờ trong ngày 63 4.12. Ảnh hưởng của mật độ trồng bắp cải NS- Cros đến mật độ của sâu tơ vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 64 4.13. Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ của sâu tơ trên Bắp cải NS- Cros vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 67 4.14. Mật độ của sâu tơ trên giống bắp cải NS - Cros và KK -Cros vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 68 4.15. Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên su hào (B40) trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 70 4.16. Hiệu lực của các loại thuốc BVTV đối với sâu tơ Plutella xylostella L trên bắp cải NS- Cros trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008-2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 72 4.17. Khả năng ăn mồi của bọ rùa đỏ Micraspis discolor và bọ cánh cộc Paederus fuscipes trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 74 4.18. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến bọ cánh cộc Paederus fuscipes ở điều kiện trong phòng 77 4.19. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến bọ rùa đỏ Micraspis discolor ở điều kiện trong phòng thí nghiệm 78 4.20. Mật độ của bọ cánh cộc Paederus fuscipes trước và sau khi phun các loại thuốc BVTV trừ sâu tơ trên ruộng bắp cải NS - Cros trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 -2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình. 79 4.21. Mật độ của bọ rùa đỏ Micraspis discolor trước và sau khi phun các loại thuốc BVTV trừ sâu tơ trên ruộng bắp cải NS - Cros trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 -2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình. 80 4.22. Chi phí cho sản xuất 1ha rau bắp cải theo quy trình sản xuất rau an toàn và theo nông dân 82 DANH MỤC HÌNH STT Nội dung Trang 4.1. Tỷ lệ thành phần loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2008- 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 43 4.2. Tỷ lệ thành phần loài thiên địch của sâu hại trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2008- 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 49 4.3. Nhộng sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus gây hại trên bắp cải 52 4.4. Nhộng sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên bắp cải 54 4.5. Trưởng thành sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus 54 4.6. Trứng sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên su hào 56 4.5. Sâu non sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên su hào 56 4.8. Diễn biến mật độ rệp xám, sâu tơ và côn trùng, nhện bắt mồi tổng số trên ruộng rau bắp cải (NS- Cros) 58 4.9. Rệp xám Brevicoryne brassicae Hufnagel trên bắp cải 58 4.10. Sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus gây hại trên bắp cải 59 4.9. Diễn biến mật độ sâu tơ và tỷ lệ sâu bị ký sinh 61 4.10. Rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus bị ký sinh 61 4.11. Diễn biến mật độ rệp xám và tỷ lệ rệp bị ký sinh 62 4.12. Ong D.rapie đã vũ hoá 63 4.13. Công thức 1 (Bắp cải NS - Cros trồng thưa) 65 4.14. Công thức 3 (Bắp cải NS - Cros trồng dày) 65 4.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng bắp cải NS- Cros đến mật độ của sâu tơ .vụ đông xuân 2008 – 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 66 4.16. Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ của sâu tơ trên Bắp cải 67 4.17. Mật độ của sâu tơ trên giống bắp cải NS - Cros và KK - Cros vụ đông xuân 2008 - 2009 tại Ninh Sơn, Ninh Bình 68 4.18. Giống bắp cải NS - Cros 69 4.19. Giống bắp cải KK - Cros 69 4.20. Hiệu lực của các loại thuốc BVTV đối với sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên su hào (B40) 71 4.21. Hiệu lực của các loại thuốc BVTV đối với sâu tơ Plutella xylostella trên bắp cải NS- Cros 72 4.22. Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius 75 4.23. Bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 75 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Rau là loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, tầm quan trọng của rau trong cuộc sống đã được ông cha ta thừa nhận qua câu ca dao: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Ngày nay khi điều kiện sống được nâng lên, lương thực và các thức ăn giàu đạm được đáp ứng đầy đủ thì nhu cầu về số lượng và chất lượng rau ngày càng tăng cao và là nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng, bởi rau cung cấp cho chúng ta những chất như Protein, lipit, muối khoáng, axit hữu cơ... để nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ con người. Rau xanh gồm nhiều loại khác nhau trong đó rau họ hoa thập tự chiếm hơn 50% tổng sản lượng rau và hầu như xuất hiện quanh năm trên thị trường. Cùng với sự phát triển của các loại rau là sự phát triển và gây hại của các loài sâu hại, do các vụ rau được trồng gối nhau liên tục quanh năm là nguyên nhân chính làm cho sâu hại ngày càng nguy hiểm hơn. Có rất nhiều loại sâu hại trên rau họ hoa thập tự, điển hình là một số loại sâu hại chính như sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy... Các loại sâu hại này đã và đang là nguyên nhân chính làm giảm năng suất và phẩm chất rau. Để bảo vệ cây rau nông dân đã dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là dựa vào biện pháp hoá học. Đặc biệt đối với các vùng chuyên canh rau, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều, liên tục. Bên cạnh đó việc sử dụng các vật tư đưa vào sản xuất nhiều khi có chất lượng không cao, thiếu chọn lọc đặc biệt là thuốc BVTV, phân hoá học…làm xuất hiện nhiều sâu hại mang tính chống thuốc như sâu tơ, sâu xanh...làm giảm số lượng chủng loại các loài thiên địch có ích gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, làm cho các loài sâu hại trước đây là thứ yếu nay bùng phát số lượng thành loài chủ yếu. Đồng thời còn làm cho rau xanh bị nhiễm bẩn, dư lượng thuốc BVTV, phân hoá học, kim loại nặng và vi sinh vật có hại vượt quá mức cho phép dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm cho người sử dụng… thậm trí gây tử vong do sử dụng rau quả nhiễm độc có chiều hướng gia tăng đang là vấn đề quan tâm và nỗi lo của toàn xã hội. Trồng rau đã và đang trở thành một nghề quen thuộc, đem lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn hộ nông dân tỉnh Ninh Bình, nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng nêu trên. Để khắc phục điều đó các quy trình sản xuất rau an toàn đã và đang được triển khai ở nhiều vùng trồng rau. Để có sản phẩm rau an toàn, không hẳn chỉ chú trọng trong khâu sản xuất mà phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về kinh tế, kĩ thuật, xã hội và tổ chức quản lý. Tất cả người trồng rau không chỉ ý thức được ảnh hưởng của sản phẩm mình sản xuất ra tới sức khoẻ của người tiêu dùng mà còn phải nắm vững quy trình canh tác cho từng loại rau, với từng điều kiện canh tác cụ thể có thể áp dụng một cách linh hoạt để đạt năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Rau an toàn phải được trồng trên những vùng thổ nhưỡng không có nguồn nước ô nhiễm, không có kim loại nặng. Cây giống sạch bệnh và việc bón phân, thuốc bảo vệ thực vật phải theo lịch trình chặt chẽ, việc sử dụng các chất hoá học được hạn chế đến mức thấp nhất. Nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong cây rau, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảo vệ nguồn thiên địch có sẵn trong tự nhiên, tăng hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Kết quả thu được là những sản phẩm rau tươi có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép an toàn cho người tiêu dùng và môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Hà Quang Hùng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu hại và thiên địch, diễn biến mật độ của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn vụ đông xuân 2008 – 2009 tại phường Ninh Sơn - Ninh Bình”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Trên cơ sở xác định thành phần sâu hại và thiên địch của chúng, diễn biến mật độ và sự gây hại của các loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn, từ đó đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại hợp lý. 1.2.2 Yêu cầu Điều tra xác định thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn tại địa điểm nghiên cứu. Điều tra diễn biến mật độ và tình hình gây hại của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự tại điểm nghiên cứu một cách hợp lý. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung những dẫn liệu về thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự (su hào, bắp cải, cải xanh, cải dưa...) tại vùng trồng rau Ninh Bình và vai trò của các loài thiên địch (côn trùng ký sinh, bắt mồi) có ý nghĩa trong việc điều hoà số lượng sâu hại trên rau họ hoa thập tự. Diễn biến mật độ sâu hại chính (sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, rệp xám…) trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn và trồng theo kinh nghiệm của nông dân. - Tìm hiểu tác động của 2 loại thuốc trừ sâu hoá học (Tango 800WG, Patox 95SP) và 3 loại thuốc sinh học (Kuraba WP, Susupes 1,9EC, Silsau 1,8EC) đến sâu tơ, sâu xanh và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự. làm cơ sở khoa học đề xuất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý vừa bảo vệ cây trồng, vừa bảo vệ các loài thiên địch. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Rau họ hoa thập tự là loài cây trồng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cũng như các cây trồng khác, để tạo ra sản phẩm có năng suất cao, phẩm chất tốt thì cần đảm bảo rất nhiều yếu tố như: thời tiết thuận lợi, tưới tiêu, giống, biện pháp kĩ thuật và phòng trừ sâu bệnh... Tuy nhiên, khi các điều kiện trên thuận lợi cho cây rau phát triển thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại trên rau phát triển. Bên cạnh đó quy luật tối đa hoá lợi nhuận của cơ chế thị trường đã thúc đẩy việc thâm canh quá mức với lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ngày càng nhiều. Các vật tư đưa vào đó nhiều khi có chất lượng không cao, cả do lợi nhuận cũng như sự hiểu biết của người sản xuất. Từ đó sản phẩm rau không còn an toàn như trước, trong khi đó xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao. Vì vậy trong khoảng 30 năm trở lại đây, vấn đề sản xuất rau an toàn ngày càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần cải tạo môi trường sống, nâng cao đời sống nhân dân và giải quyết việc làm cho bà con nông dân. Trong những năm gần đây sản xuất rau an toàn đã trở thành nghề sản xuất rau hàng hoá và là hướng đi tất yếu của nghề trồng rau Ninh Bình. Ngoài ra Ninh Bình cũng là một trong những địa phương trong quy hoạch vùng nguyên liệu rau khu vực phía bắc (Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình) phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu của tổng công ty rau quả Việt Nam. Cũng như các cây trồng khác trong suốt thời gian từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch cây rau trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn cũng bị tấn công bởi nhiều loài sâu hại nhưng chỉ có một số loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng tuỳ từng vùng và từng loại rau. Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần là cơ sở để xác định phương hướng nghiên cứu bảo vệ thực vật, xây dựng kế hoạch phát triển hợp lý các chủng loại rau trồng tại vùng rau Ninh Bình. * Tình hình trồng rau an toàn tại Ninh Bình [40] Năm 2006, uỷ ban nhân dân thành phố giao cho phòng kinh tế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát xây dựng mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã Hương Đào, phường Ninh Sơn, khảo sát xác định các điều kiện cần và đủ phục vụ cho việc tổ chức sản xuất rau an toàn tại xã Ninh Phúc và phường Ninh Sơn thành phố Ninh Bình. Năm 2007 tiến hành thực hiện mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã Hương Đào phường Ninh Sơn và hợp tác xã Yên Phúc xã Ninh Phúc với diện tích là 6,8 ha. Thành phố đã tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống kênh tưới cho hợp tác xã Hương Đào và Yên Phúc, xây dựng các ao chứa nước tưới, phân tích mẫu đất, mẫu nước tại khu vực sản xuất rau an toàn. Kết quả cho thấy nguồn nước tưới và đất tại khu vực sản xuất đảm bảo quy định điều kiện sản xuất rau an toàn tại quyết định số 106/2007/ QĐ- BNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về sản xuất rau an toàn. Năm 2008, uỷ ban nhân dân thành phố đã xây dựng đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố, thời gian thực hiên trong 3 năm từ 2008 – 2010 trên quy mô sản xuất tại xã Ninh Phúc và phường Ninh Sơn với diện tích phấn đấu đến năm 2010 đạt 70 ha. Chủng loại rau trồng trong mô hình khá phong phú: su hào, bắp cải, súp lơ, cải sen, cải thìa, cải ngồng, cải củ, thì là, xà lách, rau mùi, cần tây, cà ghém, rau dền, mùng tơi, rau đay, hành, rau thơm các loại... 2.2 Quy trình sản xuất rau an toàn tại Ninh Bình [39] 2.2.1 Các biện pháp canh tác đúng kĩ thuật tạo cho cây khoẻ, tăng khả năng đền bù khi bị sâu bệnh hại Thực hiện các biện pháp kĩ thuật canh tác theo quy trình sản xuất rau an toàn của thành phố gồm các khâu: Thời vụ, chọn đất, làm đất, bón phân, trồng cây, chăm sóc... trong đó cần chú ý một số điểm sau. - Thời vụ: Nên bố trí thời vụ gieo trồng gọn trong từng loại rau, từng khu vực, không nên gieo trồng gối vụ kéo dài, tạo nguồn thức ăn liên tục trên đồng ruộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh tích luỹ số lượng trên đồng ruộng hại nặng vụ sau. - Đất trồng: Đất phải thích hợp cho từng loại rau phát triển, tốt nhất là đất phù sa, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ PH 5,5 – 6,8 ( tốt nhất 6 – 6,5) hàm lượng chất hữu cơ ≥ 1%, không bị nhiễm độc. Vị trí phải xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa địa, xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ. Làm đất kĩ, tơi nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, dễ thoát nước để tránh ngập úng khi gặp mưa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng. - Nước tưới: Chủ động bằng nguồn nước phù sa của các sông lớn tưới trực tiếp, tốt nhất là nguồn nước giếng khoan. Nếu không có giếng cần dùng nước sông, ao hồ trong không bị ô nhiễm. Nước sạch còn được dùng để bón các loại phân bón lá, thuốc bảo vệ thực vật. - Phân bón: Chỉ sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi để bón hay tưới rau. Bón bổ sung cân đối và đủ lượng phân hoá học (N- P - K). Nên bón các loại phân vi sinh để giúp cây rau sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng với sâu bệnh. - Trồng và chăm sóc: + Cây con giai đoạn vườn ươm: Đảm bảo nguyên tắc cây khoẻ, sạch sâu bệnh. Ruộng rau giống được trồng cách ly với ruộng sản xuất khác. Luân canh với cây lúa, ngô... nhằm tiêu diệt nguồn sâu bệnh vụ trước, hạn chế sự xâm nhiễm của bệnh hại và tuyến trùng. Nên xử lý cây con trước khi trồng để hạn chế một số đối tượng sâu bệnh đầu vụ ( Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp...). Dùng thuốc xử lý hạt giống hoặc thuốc dạng hạt như Regent 0,3G và phun các loại thuôc hoá học có hiệu lực cao, kéo dài như Tango 800 WG, Pegasus 5 - 7 ngày trước khi trồng. + Cây rau giai đoạn ngoài đồng: Đảm bảo mật độ cây, giữ cây phát triển đều, duy trì mật độ sâu ở mức không gây ảnh hưởng đến năng suất rau. Hạn chế sự phát triển số lượng quần thể của các loại sâu hại trong ruộng rau. Ưu tiên áp dụng biện pháp canh tác, thủ công bẫy bả (ngắt ổ trứng, bắt sâu non khi mật độ sâu thấp với sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu xám) và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Không dùng thuôc hoá học trong thời kì sau trồng 30 – 35 ngày và trước khi thu hoạch 20 – 25 ngày. Sử dụng luân phiên thuốc hoá học với thuốc sinh học, giữa các loại thuốc có cơ chế tác động không giống nhau. Không pha trộn nhiều loại thuốc trong mỗi lần phun, phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. 2.2.2 Kĩ thuật trồng rau cải bắp theo quy trình sản xuất rau an toàn - Thời vụ: Có 3 vụ chính. Vụ sớm: Gieo cuối tháng 7, đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và tháng 9 để thu hoạch vào tháng 11, tháng 12. Vụ chính: Gieo tháng 9, tháng 10, trồng giữa tháng 10 đến hết tháng 11, để thu hoạch vào tháng 1, tháng 2 năm sau. Vụ muộn: Gieo tháng 11, trồng vào giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3 năm sau. - Vườn ươm: * Đất gieo cây con: Tốt nhất là đất phù sa, đất thịt nhẹ, đất cát pha, thoát nước tốt và chủ động tưới tiêu * Làm đất gieo hạt: Đất phải được phơi ải, cày bừa kỹ (không có điều kiện phơi ải thì phải để đất khô, để đất tơi, nhỏ, tỷ lệ đất bột chiếm 2/3) * Lên luống: Lên luống 15 – 20 cm, rộng 80 – 100 cm (ở nơi lộng gió và đất cao thì làm luống thấp và ngược lại). Vụ sớm lên luống mai rùa cao để phòng mưa, dễ thoát nước, chính vụ và vụ muộn làm luống phẳng. * Bón lót trước khi gieo: Bón lót 300 – 500 kg phân chuồng mục + 5 – 6 kg Super lân + 2 – 3 Kg Sulfat kali cho 1 sào bắc bộ. Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặt luống dày 1,5 – 2 cm, dùng cào hoặc thước gỗ gạt đất, phân còn vón cục ra quanh mép luống, dùng cuốc vét rãnh và đập nhẹ thành luống cho gọn và dễ thoát nước. * Gieo hạt giống: Hạt giống nên ngâm vào nước ấm 20oC trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8- 10 giờ trước khi gieo hạt, để tiết kiệm hạt giống, cây con sinh trưởng đều và khoẻ, thu hoạch được đồng loạt, nên gieo hạt theo hàng với khoảng cách 4 -5 cm 1 hạt hoặc trộn đều với tro hoặc cát, đất bột (tỷ lệ 1/20) để gieo vãi trên mặt luống làm nhiều lần cho đều với lượng hạt gieo từ 2 - 4 g/m2. * Phủ mặt luống giữ ẩm: Sau khi gieo cần phủ mặt luống bằng trấu, tro hoặc đất bột (qua sàng) phủ mặt luống bằng rơm hoặc rạ dày 1,5 – 2 cm để giữ ẩm cho đều, mưa và tưới nước không làm hạt bị xô dạt... * Tưới nước sau gieo: Dùng ô roa tưới nhẹ bằng nước sạch lên mặt luống. Trong 3 – 5 ngày sau gieo tưới 1 – 2 lần/ ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần. Khi thấy hạt bắt đầu mọc, bỏ ngay rơm rạ phủ mặt luống để cây tiếp xúc với ánh sáng. Sau khi cây mọc 10 -12 ngày, sàng một lớp đất bột trộn trấu để cây không bị đổ hoặc ngả nghiêng. * Giàn che: Gieo cây con giống nhất thiết phải có giàn che. Có thể bằng nilon, hoặc cót hình cầu vồng ngang mặt luống để che khi mưa. Khi cây được 2-3 lá thật, tỉa bỏ cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3 – 4 cm/cây. Sau mỗi lần nhổ tỉa, kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng, không tưới bằng phân đạm. Tiêu chuẩn cây giống tốt: Phiến lá tròn, hai lá mầm cây con xanh tươi, đốt sít, mập, các lá gần sát nhau, lá ngọn úp vào nhau như có hiện tượng cuốn. Cây có 5 – 6 lá thật thì nhổ trồng. - Làm đất, bón lót, trồng cây Chọn đất trồng có độ PH: 6 - 6,5, đất giàu mùn. Nơi trồng rau an toàn phải xa nguồn nước thải, các khu công nghiệp, không gần nhà máy có nhiều khói bụi độc hại. Đất không qua sử dụng các loại thuốc BVTV có tính độc cao nhiều vụ liên tục, đất phù hợp là đất phù sa, cát pha thịt nhẹ, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu chủ động. Làm đất kĩ, nhỏ, tơi xốp, cày bừa kỹ để đất nhỏ và sạch cỏ dại, lên luống rộng 100-120 m, cao 15 – 20 cm, rãnh luống rộng 20 -25 cm, cuốc thành 2 hàng. Mật độ trồng: 30.000 cây /ha (cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 60 – 70 cm) - Bón phân Lượng phân chuồng cho 1 ha là 25 – 30 tấn (800 – 1.000 kg cho 1 sào bắc bộ) dùng bón lót, chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, tuyệt đối không sử dụng phân tươi, liều lượng và cách bón như sau: Loại phân Tổng lượng (kg/ha) Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 PCHM 15.000 100 - - - Super lân 375 100 - - - Đạm Urê 200-240 20 20 30 30 Kali 180 20 20 30 30 PHCVS 300 70 30 - - Ghi chú: PCHM: Phân chuồng hoai mục. PHCVS: Phân hữu cơ vi sinh. Bón thúc làm 3 đợt: Lần 1: Sau trồng 15 ngày. Lần 2: Thời kì trải lá bàng. Lần 3: Bắt đầu vào cuốn. Có thể dùng đạm nitrat amôn , sulfat amôn thay cho urê, kali clorua thay cho kali sunfat, hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. - Cách trồng Bới một hố nhỏ, giữ hố đã có phân lót, đặt nhẹ phần rễ xuống, lấp đất bằng hỗn hợp (phân + đất nhỏ) quanh gốc, dùng tay ấn nhẹ đất quanh gốc từ ngoài vào, phần đất lấp ngang với cổ rễ và bằng mặt luống, tưới ngay bằng nước sạch trực tiếp vào gốc từng cây để đất quanh gốc tự lèn và hết lún (cây nào héo, chết thì phải dặm ngay) - Tưới nước Cải bắp là cây rất cần nước nên việc tưới nước giữ ẩm phải duy trì thường xuyên. Khi cây trải lá bàng có thể tưới rãnh (tát nước ngập 2/3 rãnh cho tự thấm lên) để độ ẩm đất trong luống được đồng đều, không bị váng mặt luống, khi thấm mặt luống thì tháo cạn tránh ngập úng. Các đợt bón thúc đều phải kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc, tưới nước. - Phòng trừ sâu bệnh. * Sâu hại: Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng trị bằng các biện pháp canh tác cơ giới hay thuốc hoá học theo chỉ dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật, bắp cải có một số sâu bệnh hại chính sau: + Sâu hại: sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đo, sâu xám, rệp, bọ nhảy. + Bệnh hại: sưng rễ, thối hạch, thối nhũn, lở cổ rễ… Các thuốc hoá học có thể dùng trừ sâu: Bt,Sadavil, Padan, Regen, Shepra Các loại thuốc trừ bệnh: Validacin, Rhidomil, Kasuran… - Thu hoạch Chú ý bảo đảm thời gian cách ly của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân đạm trước khi thu hoạch. Thu hoạch khi bắp cải cuộn chặt, loại bỏ lá gốc, lá bị bệnh, tránh làm dập nát. Không nhúng hoặc rửa rau sau khi thu hoạch bằng nước bẩn. Thu dọn xử lý tàn dư rau trên ruộng 2.3 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2.3.1 Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự Ở vùng bán đảo Thái Bình Dương sâu tơ là loại gây hại phổ biến nhất, các loại khác như Crocidolomia binotalis, Hellula undalis cũng khá phổ biến nhưng ít quan trọng hơn so với sâu tơ ( Water house, 1992)[79]. Ở Jamaica có 17 loài sâu hại, trong đó có 7 loài sâu hại chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella L. và sâu khoang Spodoptera litura F gây hại 74 - 100% năng suất bắp cải (Alam, 1992)[43]. Ở Thổ Nhĩ Kì 1987 – 1990 đã ghi nhận có 6 loài sâu gây hại chủ yếu trên bắp cải (Avciu, 1994)[44]. Nhật Bản có 5 loài (Koshihara, 1985) [56],Trung Quốc có 7 loài ( Chang et al, 1983[49], Liu et al 1995)[63]. Ở Malaysia có 7 loài (Lim et al 1984)[58].Tuy số loài gây hại chủ yếu có khác nhau nhưng sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy đều được coi là những đối tượng gây hại quan trọng ở hầu hết các nước (Bhala và Buibey 1995) [48]. 2.3.2 Nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự Từ lâu nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng về thiên địch trong phòng chống sâu hại. Biện pháp này tuy không mang lại hiệu quả tức thời như biện pháp hoá học, nhưng về lâu dài lại ổn định hơn và còn bảo vệ được con người và môi trường sống. Thành phần của thiên địch rất phong phú bao gồm các loại ong ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác định thành phần thiên địch, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử dụng chúng để phòng trừ dịch hại. Ở các vùng sinh thái khác nhau, số lượng các loài thiên địch đã phát hiện được cũng khác nhau. Theo Beibienko (1968) trong số gần 900 loài côn trùng đã biết thì sâu hại chỉ chiếm trên 10% còn lại phần lớn là kẻ thù tự nhiên của sâu hại. Thompson ( 1946)[76] đã ghi nhận ở Anh có 48 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài kí sinh sâu khoang, trong đó Diptera có 5 loài, Hymenoptera có 15 loài. Goodwin (1997) [55] cho biết có 90 loài kí sinh trứng, sâu non và nhộng của sâu tơ. Tại Châu Âu , thành phần thiên địch của các loài sâu hại cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Fitton et al (1992) [53] đã cho biết thành phần thiên địch trên rau họ hoa thập tự ở Anh gồm 41 loài ong ký sinh, 6 loài nấm và 6 loài virus. Mustata (1992) [65] đã phát hiện tại Rumani tập đoàn ong ký sinh sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ Ichneumonidae và Braconidae.Theo Adackien vist (1975) sâu hại rau có 500 loài thiên địch, trong đó 70% là loài đa thực, 20% là loài đa thực hẹp. Trong các loài thiên địch của sâu tơ thì ong ký sinh Cotesia Plutellae là đối tượng phổ biến nhất. Nó có mặt ở hầu hết các nước và hiệu quả ký sinh trên sâu non sâu tơ cũng khá cao, ở Malaysia 29,5% ( Ooi,1985) [67]. ở Nhật Bản cao nhất vào tháng 10 tới 50% (Wakisaka et al 1992)[80]. Ong kí sinh Cotesia Plutellae là thành phần chủ lực trong tập hợp các loài ký sinh tự nhiên ở các vùng khí hậu nóng và các nước bình nguyên (Chua và Ooi 1985) [51] Theo Eddy (1938 ) [52] Braconid perilitus epitricis là loại côn trùng ký sinh bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabr trưởng thành nhưng số lượng loài này không nhiều, Lix và Wang (1990) [61] đã tiến hành một thử nghiệm phòng trừ sâu non bọ nhảy ngoài đồng và trong phòng. Trong thí nghiệm một số dòng tuyến trùng như A24 của Steinernema, KG của S,glaseri, 8.701 của S.species và 86H-1 của Heterohabditis sp đã được phân lập từ đất, được sử dụng để ký sinh sâu non bọ nhảy trên rau cải củ. Kết quả thí nghiệm cho thấy dòng tuyến trùng A24 đã ký sinh 86,6% - 100% sâu non bọ nhảy trong ống nghiệm và 77% - 94,2% sâu non bọ nhảy ngoài đồng. Huang và cộng sự (1992) [56] đã thử nghiệm độc tố của vi khuẩn Bacillus firmus để phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata Fabr ở Guangxi - Trung Quốc. Theo tập hợp kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc của Liu và Wang (1995)[61], có tới 19 loài ong ký sinh, 34 loài bắt mồi ăn thịt là thiên địch của sâu xanh bướm trắng. Trong số các loài ong ký sinh có tới 5 loài đóng vai trò quan trọng trong điều hoà số lượng quần thể của sâu xanhh bướm trắng là: Pteromalus sp, Apanteles glomerams, A.mbecula, và Phryxe vulgaris. Loài P.puparum phát sinh mạnh trong tháng 5 và tháng 6, tỷ lệ nhộng sâu xanh bướm trắng bị ký sinh khoảng 60% ở Hàng Châu, khoảng 35 – 60 % ở Quý Châu và tới 70 – 80 % ở An Huy. Còn A.glometalus lại là ký sinh quan trọng ở vùng thung lũng sông Trường Giang với tỷ lệ ký sinh lên tới 90% trong tháng 6 và tháng 7. Còn P.vulgaris là loài ký sinh nhộng chủ yếu ở vùng đông bắc Trung Quốc, gây tỷ lệ ký sinh trên nhộng sâu xanh bướm trắng từ 40 - 60 %. Ở Mỹ các loài bắt mồi ăn thịt có thể làm giảm mật độ trứng và sâu non sâu xanh bướm trắng từ 51 – 79% (Shelton et al, 1996) [75]. Ngoài ra còn xác định được hai loài ong ký sinh trứng sâu xanh bướm trắng là P.vulgaris và Compsilura consinata, nhưng hai loài này có tỷ lệ ký sinh thấp (Shelton et al 1996)[74]. 2.3.3 Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự 2.3.3.1 Biện pháp canh tác Biện pháp canh tác là biện pháp rẻ tiền dễ áp dụng, đem lại hiệu quả cao đã và đang được nghiên cứu và triển khai áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.Theo Chelliah và Srinivasan (1985)[50] xác định việc trồng xen hành tỏi, lúa mạch, thì là, hướng dương với bắp cải có thể làm giảm mật độ sâu tơ còn 20- 50 %. Xen canh bắp cải với cà chua thì mật độ còn 49 % so với sâu tơ trên bắp cải trồng thuần. Việc trồng ._.cà chua xen bắp cải, làm giảm việc phun thuốc trừ sâu từ 9 lần xuống còn 2 lần/vụ và đưa năng suất bắp cải tăng 2,3 tấn/ha so với không trồng xen. Magallona(1985)[64] đã khuyến cáo cứ 2 luống bắp cải lại trồng xen một luống cà chua. Ngoài ra việc sử dụng lưới chắn để phòng chống số lượng bọ nhảy hại cây con giống họ cải đã được Palaniswamy và cộng sự (1992) tiến hành có hiệu quả cao ở Canada, Eddy (1983) [52] cho rằng việc dọn sạch tàn dư sau thu hoạch cũng góp phần ngăn chặn sự tái sinh của bọ nhảy trên đồng ruộng. Vun xới đúng thời điểm, đúng kỹ thuật cũng là một trong những biện pháp làm giảm số lượng sâu non bọ nhảy trên đồng ruộng, lại không gây ô nhiễm môi trường. Không xử lý cỏ dại khi gieo cải lá vào cuối tháng 7 đã làm giảm rõ rệt năng suất chất khô so với việc dọn sạch cỏ cùng tàn dư cây trồng. Bởi bọ nhảy sinh sản nhanh, tỷ lệ sống sót cao, gây hại nặng cho cây trồng khi có cỏ dại và rác thực vật trên đồng ruộng (Reed và Byer,1981) [69]. Bẫy cây trồng là biện pháp canh tác quan trọng trong phòng trừ sâu hại rau. Theo Srinivasan K và Krishma Moothy P.N (1992)[72] loại cải mù tạt Ấn Độ Brassica juncea là ký chủ mà sâu tơ và một số loại sâu hại khác trên rau rất ưa thích đến đẻ trứng. Các tác giả này đều đề xuất biện pháp trồng xen cải mù tạt với cải bắp với tỷ lệ hợp lý (một luống cải mù tạt xen một luống cải bắp) để thu hút bướm sâu tơ và các loại sâu hại khác vào cải mù tạt sau đó tiêu diệt chúng bằng thuốc hoá học. Việc làm này giúp giảm mật độ sâu và giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên bắp cải, góp phần đảm bảo chất lượng rau đồng thời làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Pyvnick và cộng sự (1992) [68] cũng đã kết luận rằng giống rau cải Brassica khi điều chỉnh lượng Iosthiocyanate trong cây sẽ tạo nên giống chống hoặc giống mẫn cảm với bọ nhảy Phyollata striolata Fabr, bẫy cải dầu đã được sử dụng ở Maniota Canada vào vụ xuân để thu thập bọ nhảy trưởng thành ngoài đồng. Chất Nitriles trong thành phần sinh hóa của cây cải có mùi thơm và khả năng thoát mùi cao đã có tác dụng quyến rũ bọ nhảy. Từ kết quả theo dõi việc gây chết của mưa đối với sâu tơ, Talekar, Lee and Huang (1985)[77] đã phát triển biện pháp tưới phun mưa định kì. Việc áp dụng biện pháp này đã làm giảm 28,4 – 40% mật độ sâu tơ so với tưới gốc. Kết quả nghiên cứu của Nakahara et al (1985)[66] cũng cho thấy biện pháp tưới phun mưa còn làm giảm đáng kể lượng trưởng thành sâu tơ từ 20 con/20 vợt xuống còn 0,2 con/20 vợt, góp phần làm tăng năng suất cải xoong lên 93%, chi phí lao động và thuốc trừ sâu giảm 89%. Wakisaka et al (1992)[80] xác định với cường độ tưới phun mưa 60 mm/giây và sau 3 lần tưới có thể làm rửa trôi tới 72,4% số trứng, 80,5% sâu non và 5,6% nhộng sâu tơ. Tuy vậy biện pháp tưới mưa đòi hỏi hệ thống đồng bộ (máy móc, giàn phun…). Biện pháp này chỉ thích hợp với các nước tiên tiến, sản xuất quy mô trang trại, còn đối với nước đang phát triển như nước ta thì việc áp dụng phương pháp này còn khó khăn. 2.3.3.2 Biện pháp cơ giới vật lý Một số biện pháp cơ giới vật lý như bẫy dính mầu vàng, bẫy đèn, quây lưới xung quanh ruộng rau, cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Rushtapakornchai et al (1992)[70] nhận định bẫy dính mầu vàng có thể trừ sâu tơ, bình quân một bẫy có thể bắt được 570,7 trưởng thành sâu tơ/vụ rau bắp cải trong đó 55,9% là trưởng thành đực và 44,1% là trưởng thành cái. 2.3.3.3 Biện pháp sinh học Các kết quả nghiên cứu về thiên địch trên ruộng rau đều thấy các loài thiên địch có vai trò khá quan trọng trong điều hoà số lượng quần thể các loài sâu hại trong sinh quần đồng ruộng. Hiệu quả khống chế sâu hại của thiên địch ở các vùng, các nước rất khác nhau.(Alma MM,1992)[43]. Vì vậy các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy sự gia tăng số lượng các thiên địch tự nhiên là một bộ phận quan trọng của hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu hại (Lim et al, 1984)[58]. Theo Lim, Sivaprasam và Ruwaida (1985)[59] chế phẩm sinh học Dipel (Bacillus thuringiensis có tính độc chọn lọc với sâu tơ và không độc với ký sinh C. plutellae. Thuốc hoá học Sevithion lại rất độc với ký sinh mà không độc với sâu tơ, nhưng thuốc Cartap có độ độc cao với cả sâu tơ và ký sinh của nó. Nhiều công trình nghiên cứu của các nước đều chỉ rõ việc dùng các loại thuốc có phổ tác dụng rộng hoặc lạm dụng thuốc hoá học để trừ sâu trên rau họ hoa thập tự đã làm ảnh hưởng đáng kể đến quần thể thiên địch. Đây là một trong số các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tái phát các quần thể của sâu hại. Vì vậy việc dùng thuốc hoá học có tính chọn lọc một cách hợp lý trên rau họ hoa thập tự là hướng chiến lược trong điều khiển tính kháng thuốc của sâu hại (UKS và Harris, 1996)[78], đồng thời là biện pháp quan trọng để bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng rau (Lim, 1990)[59]. Thành công lớn nhất trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự là việc nghiên cứu, sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như NPV, GV đặc biệt là chế phẩm Bt [46]. Một trong những nghiên cứu biện pháp sinh học được quan tâm nhiều là nhân thả các loại ký sinh có hiệu quả cao trong khống chế sâu hại, việc nhân thả các loài ký sinh được tiến hành dưới hai phương thức: nhân thả tràn ngập với số lượng đủ gây áp lực khống chế số lượng quần thể sâu hại. Nhân thả bổ sung nhằm tạo lập quần thể tự nhiên Lim, 1990 [59], Shelton et al, 1996 [73]. 2.3.3.4 Biện pháp hoá học Cho đến nay việc dùng thuốc trừ sâu hoá học vẫn là biện pháp quan trọng để trừ sâu hại các loại rau ở nhiều nước trên thế giới. Biện pháp hóa học vẫn giữ vị trí chủ đạo về quy mô và hiệu quả sử dụng. Nếu sử dụng đúng biện pháp hoá học sẽ đem lại hiệu quả kinh tế to lớn, góp phần ổn định năng suất cây trồng. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp muốn thành công, không thể thiếu sự hỗ trợ của thuốc hoá học và việc sử dụng thuốc cần phải cân nhắc một cách thận trọng trong việc xác định ngưỡng gây hại kinh tế, ngưỡng phòng trừ cũng như loại thuốc sử dụng (Blair, 1975) [45]. Nhưng thực tế tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thuốc hóa học bị người dân sử dụng như một biện pháp duy nhất để phòng trừ dịch hại. Theo tổng kết của FAO (1996) [54] Ở Ấn Độ và Bangladesh nông dân phun thuốc 40 lần/vụ, thậm chí còn nhúng cả rau vào dung dịch thuốc sau khi thu hoạch để tăng độ đẹp cảm quan của sản phẩm. UKS và Harris (1996) [78] khẳng định biện pháp hoá học phải được áp dụng theo chiến lược điều khiển tính kháng thuốc và được đặt trong hệ thống chương trình phòng trừ tổng hợp nhất định. Một số tác giả cho rằng biện pháp sử dụng thuốc hoá học hữu hiệu nhất để trừ sâu tơ và các loại sâu hại khác trên rau họ hoa thập tự là phải lựa chọn một bộ thuốc có cơ chế kháng khác nhau, sử dụng luân phiên các loại thuốc đó và xen kẽ với các chế phẩm sinh học [73]. Qua nghiên cứu sự phát triển tính kháng thuốc của sâu tơ, Richard (1996) [71] đã có khuyến cáo, không nên phun thuốc trừ sâu hoá học quá sớm. Đặc biệt không nên dùng thuốc nhóm Pyrethroid và nhóm điều hoà sinh trưởng côn trùng vào thời gian trước 20 ngày sau khi trồng rau. Hoàn thiện biện pháp hoá học là việc làm cấp thiết hiện nay, trên cơ sở dùng thuốc hoá học một cách hợp lý. Để khắc phục tác hại của thuốc hoá học gây ra cho môi trường. Người ta đã đưa vào sử dụng nhiều thuốc hoá học với nhiều ưu điểm như: tính chọn lọc cao, lượng thuốc dùng ít, không lưu tồn lâu trong môi trường, ít độc với động vật máu nóng và môi sinh nhưng có hiệu lực đối với dịch hại (Barbara, 1993)[47] 2.4 Nghiên cứu trong nước 2.4.1 Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự Ở nước ta điều tra ở các tỉnh phía Bắc xác định trên rau họ hoa thập tự có 23 loài sâu hại thuộc 13 họ và 6 bộ. Trong 23 loài phát hiện thì chỉ có 14 loài gây hại rõ rệt. Theo Hồ Khắc Tín và cộng sự (1980) [35] thì ở Việt Nam có 4 loài sâu hại chủ yếu trên rau họ hoa thập tự gồm: sâu tơ, bọ nhảy sọc cong, sâu khoang và rệp muội hại rau. Theo Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2001) [13] sâu hại rau họ hoa thập tự chủ yếu có 6 loài: sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, rệp và sâu xanh bướm trắng. Theo Nguyễn Công Thuật (1995) [31] thì trên bắp cải có 4 loài sâu hại chủ yếu và 12 loài thứ yếu. Ở các tỉnh phía Nam đã phát hiện được 23 loài sâu hại trong đó có 14 loài gây hại rõ rệt (Mai Văn Quyền và ctv 1994) [20]. Các tác giả Hồ Thu Giang (1996- 2002) [9,10]; Hoàng Anh Cung và ctv (1997)[6]; Lê Thị Kim Oanh (1997)[17] đều cho biết tại khu vực phía Bắc thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự khá phong phú trong đó có một số loại gây hại quan trọng là: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp xám…Một vài năm gần đây dòi đục lá Liriomyza sativae B với khả năng ăn rộng đã trở thành một trong những đối tượng gây hại quan trọng không chỉ trên rau họ hoa thập tự mà còn trên nhiều loại cây trồng khác. Theo Nguyễn Quý Hùng (1995)[12]. trên cải bắp có 4 loài sâu hại chủ yếu và 12 loài thứ yếu. Kết quả điều tra 3 năm 1995-1997 ở vùng Đồng bằng Sông Hồng của Lê Văn Trịnh (1997) [30] đã xác định được 31 loài côn trùng gây hại trên rau họ hoa thập tự với mức độ khác nhau, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt và quan trọng là các đối tượng sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy. Theo Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2002) [13] sâu hại rau họ hoa thập tự chủ yếu có 6 loài: sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, rệp và sâu xanh bướm trắng. Bọ nhảy gây hại quanh năm từ tháng 1 đến tháng 12, trong năm 2000, trên cây cải ngọt bọ nhảy phát sinh mạnh vào tháng 5 đến tháng 10, mật độ từ 100-135 con/m2. Nhưng năm 2001 bọ nhảy phát sinh mạnh vào tháng 3, mật độ trưởng thành bọ nhảy là 107,5 con/m2. Bọ nhảy gây hại nặng trên cải xanh, cải củ hơn bắp cải, su hào. Vùng chuyên canh bị bọ nhảy hại nặng hơn vùng xen canh. Mật độ bọ nhảy giảm mạnh khi có mưa lớn hoặc mưa kéo dài. 2.4.2 Nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự Ở nước ta, những nghiên cứu về côn trùng bắt mồi, ăn thịt được tiến hành trong nhiều năm. Kết quả điều tra cơ bản về côn trùng năm 1967 – 1968 [42] của viện BVTV cho thấy có 75 loài thuộc bọ xít ăn sâu ( Reduvidae), 67 loài thuộc họ chân chạy (Carabidae), 20 loài thuộc họ hổ trùng (Cicindelidae) Năm 1990, Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn thực hiện thống kê nguồn gen côn trùng có ích vùng Hà Nội đã điều tra thành phần côn trùng ký sinh gồm 29 loài ong ký sinh trứng, 67 loài ong ký sinh sâu non, 67 loài ong ký sinh nhộng trên những sâu hại chính của những cây trồng chủ yếu vùng Hà Nội (Lê thị Kim Oanh, 1997)[17]. Theo kết quả theo dõi của Lê Văn Trịnh và ctv (1996) [28] cho thấy có 11 loài thiên địch xuất hiện trên các vùng trồng rau trong mùa đông, bao gồm 5 loài nhện (thuộc bộ nhện lớn Aranedae), 3 loài côn trùng cánh cứng (bộ Coleoptera), 2 loài ong kí sinh (bộ Hymenoptera) và 1 loài nấm ký sinh chưa xác định. Nghiên cứu trên rau họ hoa thập tự, Hồ Thu Giang (1996)[9] đã thu thập được 29 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện bắt mồi, 6 loài côn trùng ký sinh, (2002)[10] 77 loài côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi và nhện bắt mồi. Lê Thị Kim Oanh (1996- 1997)[17] thu thập ở Song Phượng – Hoài Đức – Hà Tây 37 loài thiên địch trong đó có 18 loài côn trùng bắt mồi, 5 loài côn trùng ký sinh và 14 loài nhện bắt mồi trên rau họ hoa thập tự. Theo dõi thiên địch của sâu tơ trên ruộng bắp cải, Nguyễn Quý Hùng và ctv,1994 [11] phát hiện có một loài ong ký sinh (Cotesia Plutellae), một nấm ký sinh chưa định loại, 2 loài nhện, 1 loài bọ ba khoang và nhái. Ong ký sinh (Cotesia Plutellae) xuất hiện phổ biến từ tháng 12 trở đi và mật độ đạt tới 6,2-8,4 kén/ cây vào cuối vụ bắp cải muộn trong tháng 2 đầu tháng 3. Bùi Tuấn Việt (1993) [41] xác định vùng Hà Nội có 2 loài ong ký sinh nhộng xuất hiện từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 với tỷ lệ ký sinh chung trên sâu tơ 2,8% - 31,0%. Thiên địch của sâu khoang bao gồm các loại nhện, ong kén nhỏ (Braconidae), nấm ký sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn. Đáng chú ý là nấm Braconidae ký sinh trên sâu non vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3 hàng năm với tỷ lệ cao từ 20 – 50 %, cao nhất vào đầu tháng 2 với tỷ lệ ký sinh tới 100%. Tỷ lệ sâu non sâu khoang bị ký sinh cao trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, sâu còn bị bệnh chết nhũn trong mùa mưa nóng gây chết hàng loạt sâu non đã góp phần làm giảm đáng kể các lứa sâu trong tháng 7, tháng 8 (Lê Văn Trịnh, 1997)[30]. 2.4.3 Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự 2.4.3.1 Biện pháp canh tác Ở nước ta nhiều nghiên cứu cho rằng hàng cây cà chua có tác dụng xua đuổi trưởng thành sâu tơ khi di chuyển đến luống rau bắp cải để đẻ trứng. Các tác giả đều nhấn mạnh biện pháp luân canh, xen canh cây trồng và tưới phun mưa vào chiều tối có tác dụng làm giảm số lượng sâu tơ trên cải bắp (Nguyễn Đình Đạt, 1980 [7], Lê Văn Trịnh và ctv 1996 [29]. Nguyễn Quý Hùng và ctv 1994) [10] tưới phun mưa vào buổi tối có tác dụng làm giảm số lượng sâu tơ trên rau. Nguyễn Quý Hùng và cộng tác viên (1994)[11] đã thử nghiệm trồng xen 2 hàng cà chua vào 4 hàng bắp cải, tiến hành trong vụ đông xuân năm 1992- 1993 trên diện tích 60 m2 ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy trên bắp cải, ở ruộng trồng xen cà chua, sâu tơ có mật độ cao nhất là 80 trứng và 105 sâu non /cây, so với 134 trứng và 187 sâu non/cây ở ruộng trồng thuần. Lê Văn Trịnh và cộng tác viên, 1997 [30] đã thực hiện mô hình trồng xen cà chua với bắp cải với tỷ lệ 2 luống cà chua với 4 luống bắp cải thì ở lứa sâu 1 không có sự sai khác giữa trồng xen và trồng thuần. Nhưng ở đỉnh cao sâu rộ lứa 2 trên ruộng trồng xen chỉ bằng 43,2% ruộng trồng thuần và tương ứng ở lứa 3 chỉ bằng 47% nghĩa là đã có sự sai khác rõ rệt giữa 2 phương thức canh tác. 2.4.3.2 Biện pháp sinh học Trước hiện tượng sâu tơ kháng thuốc hoá học và hậu quả của chúng khi sử dụng thuốc hoá học nên biện pháp sinh học ngày càng được chú ý. Nhiều tài liệu đã thể hiện rõ 3 định hướng nghiên cứu phát triển biện pháp sinh học trong phòng trừ tổng hợp sâu hại rau họ hoa thập tự đó là: Duy trì bảo vệ và tạo điều kiện để các thiên địch tự nhiên phát triển. Sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như Bt, VBT, NPV, GV. Nhân thả một số loài ong ký sinh có hiệu quả cao đế phòng trừ sâu hại trên ruộng rau. Ở nước ta cũng có rất nhiều nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự bằng biện pháp sinh học, các tác giả (Nguyễn Đình Đạt 1980 [7], Lê Văn Trịnh và ctv 1996 [29], Nguyễn Quý Hùng và ctv 1994) [11], Nguyễn Văn Cảm và ctv (1975) [3] từ những năm 1975 đã tiến hành việc nghiên cứu sử dụng Bt để trừ sâu tơ. Các tác giả đã khẳng định: chế phẩm Bt có hiệu lực trừ sâu rất tốt đối với lượng dùng 3 kg/ha, khi trời rét đậm thì lượng dùng 5kg/ha, khi mật độ sâu cao có thể dùng kép 2 lần. Sử dụng chế phẩm Bt đã góp phần làm tăng năng suất bắp cải, suplơ và giá trị thu hoạch cao hơn hẳn so với dùng thuốc hoá học. Việc đánh giá hiệu lực của các dạng chế phẩm sinh học Bt và một số chế phẩm mới vẫn được tiếp tục ở các cơ quan nghiên cứu bảo vệ thực vật. Thiên địch trên ruộng rau cũng đã được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây nhưng mới chỉ ở mức điều tra, khảo sát thành phần [11],[40], Khuất Đăng Long 1993 [15] đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hình thái sinh học và tập tính của ong đen ký sinh sâu tơ. 2.4.3.3 Biện pháp hoá học Theo Phạm Văn Lầm (1994)[16] thuốc hoá học bảo vệ thực vật là biện pháp không thể thiếu trong thâm canh cây trồng và chưa có một nhà khoa học nghiêm túc nào trên thế giới dám dự đoán được thời điểm không cần sử dụng thuốc hoá học. Việc sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu hại rau họ hoa thập tự ở Việt Nam đã được chú ý từ những năm 60, đã tiến hành khảo nghiệm hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc nhóm Clo hữu cơ [3],[12]. Công tác này đến nay vẫn được tiến hành đều ở nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp, để xác định những loại thuốc mới, bổ sung và loại bỏ những loại thuốc cũ không còn phù hợp [11], [12], [23], [26], [27]. Nguyễn Trần Oánh (1992) [19] cho biết thuốc hoá học dùng hiện nay không có tính chọn lọc cao, số lần sử dụng nhiều. Phạm Bình Quyền và Nguyễn Văn Sản (1995) [22] điều tra ở vùng trồng rau họ hoa thập tự vùng Từ Liêm – Hà Nội người dân phun tới 28 – 30 lần/vụ. Theo Nguyễn Duy Trang (1996) [32] , nguyên nhân của các hiện tượng này là do trình độ hiểu biết về dịch hại và kĩ thuật sử dụng thuốc của người dân còn quá thấp nên họ thường phun rất tuỳ tiện, phun định kì, phun theo tập quán hoặc bắt chước nhau. Ngoài ra 100% số hộ nông dân vùng trồng rau thường hỗn hợp các loại thuốc trừ sâu trong quá trình sử dụng theo nhận định của nông dân, việc pha trộn thuốc là biện pháp nâng cao hiệu lực của thuốc, mở rộng phổ tác động, giảm giá thành (do không phải mua thuốc đắt tiền). Do hỗn hợp theo cảm tính, liều lượng thường áng chừng nên lượng thuốc thực tế cao hơn 2 – 3 lần so với khuyến cáo.Từ các kết quả nghiên cứu về thuốc hoá học trừ sâu hại rau họ hoa thập tự Nguyễn Quý Hùng, Lê Trường và ctv (1995) [12] đã chỉ rõ 2 nguyên tắc sử dụng thuốc hoá học: Lựa chọn một bộ thuốc thích hợp, có tính chọn lọc để sử dụng luân phiên với nhau và xen kẽ với chế phẩm sinh học Bt và chế phẩm thảo mộc. Ấn định một phương pháp dùng thuốc hợp lý, chỉ dùng thuốc hoá học khi các biện pháp khác không còn hiệu quả khống chế sâu ở dưới mức an toàn và phải phun thuốc đều trên cây khi sâu ở tuổi 1 và tuổi 2. Ngày nay, người ta không chỉ quan tâm đến hiệu lực phòng trừ của thuốc hoá học đối với sâu hại mà còn quan tâm một cách toàn diện đến các chỉ tiêu an toàn cho môi trường, môi sinh (Nguyễn Viết Tùng, 1999) [36]. 2.4.3.4 Quy trình phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự Quy trình phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự được Nguyễn Đình Đạt và ctv đề nghị năm 1980 [7] có nội dung chủ yếu là: Luân canh triệt để và xử lý tàn dư đầu vụ. Nhúng cây con vào thuốc Sherpa, Cidi trước khi trồng. Sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học. Sau đó quy trình được bổ sung, chỉ rõ thêm các thuốc hoá học khác có hiệu quả cao đối với sâu tơ để áp dụng vào sản xuất [23], [26], [27] * Phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự theo hướng tổng hợp Từ năm 1990 trở lại đây trước những yêu cầu bảo vệ môi trường và nhu cầu về chất lượng sản phẩm, công tác bảo vệ thực vật trên rau được quan tâm nhiều hơn và nội dung quy trình phòng trừ được bổ sung theo hướng phòng trừ tổng hợp. Hoàng Anh Cung và ctv 1995 [5], Trần Khắc Thi 1996 [25] ở khu vực phía bắc đề nghị quy trình sản xuất rau an toàn gồm các nội dung: Dùng cây giống tốt, khoẻ mạnh, và sử dụng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, kết thúc bón đạm vô cơ (urê) trước thu hoạch 15 ngày. Nhúng cây con vào thuốc hoá học khi trồng. Dùng Sherpa trừ sâu từ khi trồng đến trải lá bàng và dùng chế phẩm Bt, hạt củ đậu từ khi trải lá bàng đến khi thu hoạch [5],[24],[25]. Theo Lê Văn Trịnh, Trần Huy Ngọ và ctv (1996) [29], xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại rau họ hoa thập tự với 3 nội dung chính: - Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, luân canh, xen canh, kĩ thuật gieo trồng, sử dụng phân bón, tưới nước… - Giám sát tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng kết hợp biện pháp phòng trừ thủ công. - Sử dụng thuốc chọn lọc và đúng lúc bao gồm: + Phòng trừ sâu trong đất và sâu hại mầm cây khi còn nhỏ bằng thuốc bón gốc khi trồng. + Từ 15 – 20 ngày sau trồng đến thu hoạch phun thuốc vào đỉnh cao sâu tuổi 1 - 2 phát sinh rộ bằng Bt. Riêng sâu lứa 2 chính vụ có thể dùng Pegasus 250 EC, Polytrin 440 EC, hoặc Regent 800 WG. * Phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự theo quy trình sản xuất rau an toàn Trung tâm khuyến nông quốc gia (2008) [38] đã đưa ra các bước phòng trừ sâu bệnh trong quy trình sản xuất rau an toàn như sau: 1. Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau, khuyến khích phát triển sản xuất rau theo hướng (GAP). 2. Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màn cách ly côn trùng phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loài rau và điều kiện sinh thái của từng vụ, từng vùng, đặc biệt với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trái vụ. 3. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời. 4. Áp dụng các biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu huỷ các cây, bộ phận của cây bệnh. 5. Sử dụng các thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ sinh học, nhất là đối với các loại sâu ngắn ngày. Bảo vệ nhân nuôi và phát triển thiên địch trong các vùng trồng rau. 6. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: a. Đúng chủng loại: Chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trênn rau ở Việt Nam do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. b. Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng. c. Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người và môi trường. d. Đúng thời gian: sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho từng loại thuốc, từng loại rau. 3. ĐỊA ĐIỂM NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại vùng sản xuất rau phường Ninh Sơn- Thành Phố Ninh Bình- Tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng chuyên canh rau cung cấp cho thành phố Ninh Bình, ngoài ra còn có các dự án đầu tư của thành phố về chương trình sản xuất rau an toàn. 3.2 Thời gian nghiên cứu Vụ đông xuân 2008- 2009 (tháng 10-2008 đến tháng 4- 2009). 3.3 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.3.1.1 Cây trồng Rau họ hoa thập tự như (bắp cải, su hào, súp lơ, cải dưa, cải ngọt…) trồng tại địa điểm nghiên cứu. 3.3.1.2 Sâu hại và thiên địch Một số loại sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự như: sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus), sâu khoang (Prodenia litura Fabricius), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata Fabricius), rệp xám (Brevicoryne brassicae Linnaeus), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus)… Một số loài thiên địch chính của sâu hại rau họ hoa thập tự trong nhóm côn trùng bắt mồi, nhện bắt mồi và ong ký sinh. 3.3.2 Vật liệu nghiên cứu * Các vật liệu phục vụ công tác điều tra thu thập mẫu Vợt, khay điều tra (kích thước 20 x 20 x 5 cm), kính lúp cầm tay, panh, kéo, lọ đựng mẫu, túi nilon, ống nghiệm, bút lông, bông thấm nước, cồn 70o sổ ghi chép số liệu thô cho từng nội dung điều tra, máy tính bỏ túi. * Thuốc bảo vệ thực vật Thuốc trừ sâu tơ trên bắp cải: gồm 2 loại thuốc hoá học (Patox 95 SP; Tango 800 WG) và 2 loại thuốc sinh học (Kuraba WP; Susupes 1,9EC). Thuốc trừ sâu xanh trên su hào: gồm 2 loại thuốc hoá học (Patox 95 SP; Tango 800 WG) và 2 loại thuốc sinh học (Kuraba WP, Silsau 1,8EC). 3.4 Nội dung nghiên cứu Điều tra xác định thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn tại địa điểm nghiên cứu. Điều tra diễn biến mật độ và tình hình gây hại của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự tại điểm nghiên cứu. 3.5 Phương pháp nghiên cứu 3.5.1 Ngoài đồng 3.5.1.1 Điều tra thành phần, sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình sản xuất rau an toàn tại điểm nghiên cứu theo tiêu chuẩn ngành (10 TCN 923 năm 2006 của bộ NN và PTNT) - Phương pháp điều tra phát hiện nhóm sâu hại lá * Thời gian điều tra Điều tra tự do kết hợp định kì 7 ngày 1 lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngày từ đầu vụ (vào các ngày thứ ba, thứ tư hàng tuần) để thu thập mẫu theo nguyên tắc càng nhiều càng tốt. Điều tra bổ sung: tiến hành trước và trong cao điểm lứa sâu gây hại. * Yếu tố điều tra: chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. * Khu vực điều tra: chọn khu ruộng có diện tích từ 2-5 ha đại diện cho các yếu tố điều tra. * Điểm điều tra: mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2 mét. * Số mẫu điều tra của 1 điểm Đối với rau trồng thưa: (dưới 50 cây /m2) 1m2/điểm. Đối với rau trồng dày (trên 50 cây /m2). Gieo: một khung(40× 50cm)/điểm. * Cách điều tra: - Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng và phân từng pha phát dục của sâu có trên từng cây trong điểm điều tra. - Phương pháp điều tra phát hiện rệp và bọ nhảy * Thời gian điều tra: - Điều tra định kỳ: 7 ngày một lần theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thứ tư hàng tuần. - Điều tra bổ sung: tiến hành trước và trong cao điểm lứa sâu hại. * Yếu tố điều tra: Chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình, giai đoạn sinh trưởng cây trồng. * Khu vực điều tra: chọn khu ruộng có diện tích 2-5 ha đại diện cho các yếu tố điều tra. * Điểm điều tra: mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2 mét * Số mẫu điều tra của một điểm: 10 cây/ điểm. * Cách điều tra: - Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng cây bị hại và phân cấp hại các cây đó, ghi nhận pha phát dục phổ biến. - Phương pháp thu mẫu Thu mẫu vật bằng tay, vợt để mẫu trong hộp petri, lọ đựng mẫu riêng từng đợt điều tra, mỗi lọ mẫu có ghi ngày điều tra, nơi điều tra, phân loại hoặc nuôi tiếp. - Phương pháp phân loại Toàn bộ mẫu vật phát hiện được trong quá trình điều tra được thu thập vào các ống nghiệm, hộp đựng mẫu đưa về phân loại trong phòng. Việc phân loại và định tên khoa học của các loài sâu hại và thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự được tiến hành dựa theo các tài liệu khoa học đã được công bố. Ngoài ra để xác định chính xác thành phần của các loài sâu hại và thiên địch, sau khi thu mẫu các loài sâu hại và thiên địch đưa lên lam kính cố định mẫu tại phòng thí nghiệm bộ môn côn trùng Trường đại học nông nghiêp Hà Nội để định loại và chụp ảnh. Các mẫu côn trùng được giám định và phân loại nhờ sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn GS. TS Hà Quang Hùng và các thầy cô trong bộ môn. 3.5.1.2 Điều tra diễn biến mật độ sâu hại chính và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự trồng theo quy trình rau an toàn tại địa điểm nghiên cứu Chọn các ruộng đại diện cho giống, thời vụ, chủng loại rau. Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần tại địa điểm nghiên cứu, tại mỗi ruộng điều tra theo 5 điểm chéo góc, đối với bắp cải, su hào điều tra 5 cây/ điểm. Tại mỗi điểm điều tra thu thập và đếm số lượng cá thể của từng loài trên cây, ghi chép các biểu hiện gây hại, tập tính sinh sống của từng loài côn trùng gồm sâu hại và thiên địch. Với rệp xám hại bắp cải trong khi điều tra đếm số lượng rệp trên mỗi cây bắp cải đếm và thu thập số rệp đã bị ký sinh và tính tỷ lệ rệp bị ký sinh. Chỉ tiêu theo dõi: mật độ sâu hại con/cây. Điều tra bổ sung: Trong thời gian nghiên cứu, ngoài việc tiến hành điều tra tại các điểm cố định, chúng tôi còn tiến hành điều tra bổ sung từ 2- 3 đợt trong một vụ rau tại một số vùng trồng rau lân cận để tăng độ tin cậy cho số liệu điều tra định kỳ. 3.5.1.3 Thí nghiệm các biện pháp phòng trừ sâu hại * Thí nghiệm mật độ trồng: Thí nghiệm mật độ trồng gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại, thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) Giống rau bắp cải NS - cros Công thức 1: 22.222 cây/ha (800 cây/sào) Công thức 2: 27.777 cây/ha (1.000 cây/ sào). Công thức 3: 33.333 cây/ha (1.200cây/sào) Diện tích ô thí nghiệm 20 m2 (chia 3 luống) . Thời vụ rau muộn. * Thí nghiệm phân bón: Thí nghiệm phân bón gồm 2 công thức, 3 lần nhắc lại, thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) Giống rau bắp cải NS cros Mật độ trồng 27.777 cây/ha (1.000 cây/ sào). Diện tích ô thí nghiệm 20m2 (chia 3 luống) . Thời vụ rau muộn. Công thức 1: Bón phân theo quy trình sản xuất rau an toàn Loại phân Tổng lượng (kg/ha) Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 PCHM 15.000 100 - - - Super lân 375 100 - - - Đạm Urê 200-240 20 20 30 30 Kali 180 20 20 30 30 PHCVS 300 70 30 - - Ghi chú: PCHM: Phân chuồng hoai mục. PHCVS: Phân hữu cơ vi sinh. Bón thúc làm 3 đợt: Lần 1: Sau trồng 15 ngày. Lần 2: Thời kì trải lá bàng. Lần 3: Bắt đầu vào cuốn. Công thức 2: Bón phân theo nông dân Loại phân Tổng lượng (kg/ha) Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân chuồng, phân bắc tươi, nước dải 10.000 0 40 40 20 Super lân 550 0 30 50 20 Đạm Urê 500 0 40 40 20 Kali 150 0 50 30 20 Ghi chú: NST: Ngày sau trồng. Bón thúc làm 3 đợt: Lần 1: Sau trồng 15 ngày. Lần 2: Thời kì trải lá bàng. Lần 3: Bắt đầu vào cuốn. * Thí nghiệm giống rau: Thí nghiệm giống rau gồm 2 công thức, 3 lần nhắc lại, thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) Công thức 1: Giống rau bắp cải NS cros Công thức 2: Giống rau bắp cải KK - Cros Mật độ trồng 27.777 cây/ha (1.000 cây/ sào). Diện tích ô thí nghiệm 20 m2 (chia 3 luống) . Thời vụ rau muộn. *Thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ sâu của một số loại thuốc bảo vệ thực vật. Thí nghiệm được áp dụng với các đối tượng: Sâu tơ trên bắp cải, sâu xanh bướm trắng trên su hào. Mỗi đối tượng sâu hại bố trí 5 công thức, 4 công thức xử lý 4 loại thuốc và một công thức đối chứng phun nước lã. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB. Với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 20 m2 chia 3 luống rau. Để tính toán hiệu lực của các loại thuốc bảo vệ thực vật với sâu hại chúng tôi sử dụng công thức Henderson – Tilton 3.5.2 Trong phòng 3.5.2.1 Bảo quản mẫu vật (sâu hại và thiên địch), định loại mẫu vật Bảo quản mẫu: Mẫu vật được bảo quản và giám định theo phương pháp thông thường. Mẫu trưởng thành bộ cánh vẩy phơi nắng trong 1-3 ngày và kẹp vào giấy, bảo quản nơi khô ráo. Mẫu sâu non bộ cánh vảy và trưởng thành các bộ khác ngâm trong cồn 70oC có ghi rõ ngày tháng, địa điểm thu bắt và thay cồn khi cần thiết. 3.5.2.2 Nuôi theo dõi tỷ lệ sâu, rệp hại bị ký sinh Để theo dõi tỷ lệ sâu tơ hại bắp cải bị ký sinh ngoà._.ED) 11 2950.47 268.224 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE SAUTO 29/ 6/** 21:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V004 3NSP Hieu luc sau phun thuoc 3 ngay (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 773.559 257.853 21.06 0.002 3 2 LLAI$ 2 30.9025 15.4513 1.26 0.350 3 * RESIDUAL 6 73.4478 12.2413 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 877.909 79.8099 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5NSP FILE SAUTO 29/ 6/** 21:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V005 5NSP Hieu luc sau phun thuoc 5 ngay (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 404.763 134.921 20.45 0.002 3 2 LLAI$ 2 15.3746 7.68730 1.16 0.375 3 * RESIDUAL 6 39.5926 6.59876 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 459.730 41.7937 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE SAUTO 29/ 6/** 21:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V006 7NSP Hieu luc sau phun thuoc 7 ngay (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 430.910 143.637 35.83 0.001 3 2 LLAI$ 2 1.44912 .724561 0.18 0.839 3 * RESIDUAL 6 24.0539 4.00898 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 456.413 41.4921 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SAUTO 29/ 6/** 21:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh MEANS FOR EFFECT CTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- CTHUC$ NOS 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP Patox 3 60.9700 78.1567 81.2333 86.4533 Tango 3 81.9833 88.6433 89.5233 92.9167 Susupes 3 50.3800 70.9500 75.4633 78.4400 Kuraba 3 40.5567 67.7300 75.2400 78.7767 SE(N= 3) 2.23044 2.02001 1.48310 1.15600 5%LSD 6DF 7.71545 6.98753 5.13028 3.99878 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LLAI$ ------------------------------------------------------------------------------- LLAI$ NOS 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 1 4 56.5600 75.0850 79.4500 83.7000 2 4 59.9975 75.3925 79.6850 84.1925 3 4 58.8600 78.6325 81.9600 84.5475 SE(N= 4) 1.93162 1.74938 1.28440 1.00112 5%LSD 6DF 6.68177 6.05138 4.44295 3.46304 ---------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SAUTO 29/ 6/** 21:33 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |LLAI$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 1NSP 12 58.472 16.378 3.8632 6.6 0.0002 0.4862 3NSP 12 76.370 8.9336 3.4988 4.6 0.0018 0.3496 5NSP 12 80.365 6.4648 2.5688 3.2 0.0020 0.3749 7NSP 12 84.147 6.4414 2.0022 2.4 0.0006 0.8393 *Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến bọ cánh cộc ở điều kiện trong phòng BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1GSP FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V003 1GSP Ty le BCC chet sau phun 1 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 2939.17 979.724 661.67 0.000 3 2 LLAI$ 2 .145416 .727081E-01 0.05 0.953 3 * RESIDUAL 6 8.88411 1.48069 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2948.20 268.018 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 6GSP FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V004 6GSP Ty le bCC chet sau phun thuoc 6 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 2632.89 877.629 164.82 0.000 3 2 LLAI$ 2 5.96722 2.98361 0.56 0.602 3 * RESIDUAL 6 31.9496 5.32493 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2670.80 242.800 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 12GSP FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V005 12GSP Ty le BCC chet sau phun thuoc 12 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 3240.36 1080.12 400.09 0.000 3 2 LLAI$ 2 28.0962 14.0481 5.20 0.049 3 * RESIDUAL 6 16.1980 2.69967 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 3284.65 298.605 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 18GSP FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V006 18GSP Ty le BCC chet sau phun thuoc 18 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 4120.92 1373.64 765.86 0.000 3 2 LLAI$ 2 30.4810 15.2405 8.50 0.018 3 * RESIDUAL 6 10.7616 1.79360 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4162.17 378.379 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 24GSP FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V007 24GSP Ty le BCC chet sau phun thuoc 24 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 4627.37 1542.46 ****** 0.000 3 2 LLAI$ 2 20.8809 10.4404 8.48 0.018 3 * RESIDUAL 6 7.38492 1.23082 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4655.64 423.240 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 48GSP FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V008 48GSP Ty le BCC chet sau phun thuoc 48 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 7206.18 2402.06 ****** 0.000 3 2 LLAI$ 2 12.3291 6.16457 5.11 0.051 3 * RESIDUAL 6 7.23303 1.20551 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 7225.74 656.885 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh MEANS FOR EFFECT CTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- CTHUC$ NOS 1GSP 6GSP 12GSP 18GSP Patox 3 36.4333 44.8000 65.3233 76.2367 Tango 3 35.3000 54.0967 71.5733 80.6933 Sesupes 3 3.80000 22.6100 35.8767 40.0700 Kuraba 3 5.39333 18.7700 35.8867 43.1300 SE(N= 3) 0.702539 1.33228 0.948625 0.773219 5%LSD 6DF 2.43020 4.60858 3.28145 2.67469 CTHUC$ NOS 24GSP 48GSP Patox 3 85.3133 97.9000 Tango 3 85.6267 100.000 Sesupes 3 47.2500 52.6133 Kuraba 3 45.1967 47.5700 SE(N= 3) 0.640526 0.633905 5%LSD 6DF 2.21568 2.19278 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LLAI$ ------------------------------------------------------------------------------- LLAI$ NOS 1GSP 6GSP 12GSP 18GSP 1 4 20.2900 34.9775 54.3150 62.2750 2 4 20.0775 34.2550 50.8775 59.1075 3 4 20.3275 35.9750 51.3025 58.7150 SE(N= 4) 0.608417 1.15379 0.821534 0.669627 5%LSD 6DF 2.10461 3.99115 2.84182 2.31635 LLAI$ NOS 24GSP 48GSP 1 4 67.3050 75.2200 2 4 66.1250 75.2550 3 4 64.1100 73.0875 SE(N= 4) 0.554712 0.548978 5%LSD 6DF 1.91884 1.89900 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCC 30/ 6/** 10:13 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |LLAI$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 1GSP 12 20.232 16.371 1.2168 4.0 0.0000 0.9526 6GSP 12 35.069 15.582 2.3076 4.6 0.0000 0.6016 12GSP 12 52.165 17.280 1.6431 3.1 0.0000 0.0491 18GSP 12 60.033 19.452 1.3393 2.2 0.0000 0.0183 24GSP 12 65.847 20.573 1.1094 1.7 0.0000 0.0184 48GSP 12 74.521 25.630 1.0980 1.5 0.0000 0.0507 * Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với bọ rùa đỏ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1GSP FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V003 1GSP Hieu luc sau phun thuoc 1 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 2980.75 993.584 ****** 0.000 3 2 LLAI$ 2 2.98955 1.49477 1.65 0.268 3 * RESIDUAL 6 5.42334 .903890 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2989.16 271.742 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 6GSP FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V004 6GSP Hieu luc sau phun thuoc 6 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 6093.31 2031.10 642.04 0.000 3 2 LLAI$ 2 .255048 .127524 0.04 0.961 3 * RESIDUAL 6 18.9812 3.16353 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 6112.54 555.686 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 12GSP FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V005 12GSP Hieu luc cua thuoc sau phun 12 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 4101.15 1367.05 528.34 0.000 3 2 LLAI$ 2 8.60464 4.30232 1.66 0.266 3 * RESIDUAL 6 15.5247 2.58745 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 4125.28 375.026 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 18HSP FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V006 18HSP Hieu luc cua thuoc sau phun 18 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 6663.86 2221.29 735.93 0.000 3 2 LLAI$ 2 6.18168 3.09084 1.02 0.416 3 * RESIDUAL 6 18.1100 3.01833 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 6688.15 608.014 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 24GSP FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V007 24GSP Hieu luc cua thuoc sau phun 24 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 7266.23 2422.08 838.55 0.000 3 2 LLAI$ 2 10.6826 5.34131 1.85 0.237 3 * RESIDUAL 6 17.3304 2.88840 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 7294.24 663.113 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE 48GSP FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V008 48GSP Hieu luc cua thuoc sau phun 48 gio (%) LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CTHUC$ 3 8642.85 2880.95 ****** 0.000 3 2 LLAI$ 2 .627200 .313600 0.30 0.751 3 * RESIDUAL 6 6.20137 1.03356 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 8649.68 786.334 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh MEANS FOR EFFECT CTHUC$ ------------------------------------------------------------------------------- CTHUC$ NOS 1GSP 6GSP 12GSP 18HSP Patox 3 32.4767 54.9900 73.3167 87.7500 Tango 3 40.0333 65.2900 82.9900 94.4867 Susupes 3 7.28333 17.5700 43.4667 45.6233 Kuraba 3 3.34667 13.9100 40.3067 42.9133 SE(N= 3) 0.548905 1.02689 0.928700 1.00305 5%LSD 6DF 1.89875 3.55219 3.21252 3.46971 CTHUC$ NOS 24GSP 48GSP Patox 3 92.5067 100.000 Tango 3 96.6500 100.000 Susupes 3 46.5200 47.7200 Kuraba 3 44.4267 45.0000 SE(N= 3) 0.981224 0.586959 5%LSD 6DF 3.39421 2.03038 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LLAI$ ------------------------------------------------------------------------------- LLAI$ NOS 1GSP 6GSP 12GSP 18HSP 1 4 20.9125 38.0900 58.8225 67.3850 2 4 21.3225 37.9875 60.6100 67.0100 3 4 20.1200 37.7425 60.6275 68.6850 SE(N= 4) 0.475366 0.889316 0.804278 0.868666 5%LSD 6DF 1.64437 3.07629 2.78212 3.00486 LLAI$ NOS 24GSP 48GSP 1 4 70.0675 72.9800 2 4 68.8500 73.0600 3 4 71.1600 73.5000 SE(N= 4) 0.849765 0.508321 5%LSD 6DF 2.93947 1.75836 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BO RUA 30/ 6/** 9:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |LLAI$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | 1GSP 12 20.785 16.485 0.95073 4.6 0.0000 0.2679 6GSP 12 37.940 23.573 1.7786 4.7 0.0000 0.9612 12GSP 12 60.020 19.366 1.6086 2.7 0.0000 0.2664 18HSP 12 67.693 24.658 1.7373 2.6 0.0000 0.4161 24GSP 12 70.026 25.751 1.6995 2.4 0.0000 0.2366 48GSP 12 73.180 28.042 1.0166 1.4 0.0000 0.7510 *Ảnh hưởng của thuốc BVTV với bọ cánh cộc ở ngoài đồng BALANCED ANOVA FOR VARIATE TP1N FILE CCNDONG 14/ 9/** 13:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V003 TP1N Mat do thien dich truoc phun thuoc 1 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .873067E-01 .218267E-01 1.62 0.245 2 * RESIDUAL 10 .135067 .135067E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .222373 .158838E-01 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE CCNDONG 14/ 9/** 13:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V004 1NSP Mat do thien dich sau khi phu thuoc 1 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 4.12543 1.03136 228.51 0.000 2 * RESIDUAL 10 .451334E-01 .451334E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 4.17056 .297897 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE CCNDONG 14/ 9/** 13:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V005 3NSP Mat do thien dich sau khi phun thuoc 3 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 4.46693 1.11673 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 10 .740060E-02 .740060E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 4.47433 .319595 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5NSP FILE CCNDONG 14/ 9/** 13:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V006 5NSP Mat do thien dich sau khi phun thuoc 5 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 3.33231 .833077 606.62 0.000 2 * RESIDUAL 10 .137332E-01 .137332E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 3.34604 .239003 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE CCNDONG 14/ 9/** 13:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V007 7NSP Mat do thien dich sau khi phun thuoc 7ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 3.17537 .793843 342.18 0.000 2 * RESIDUAL 10 .231998E-01 .231998E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 3.19857 .228470 ------------------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCNDONG 14/ 9/** 13:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TP1N 1NSP 3NSP 5NSP Patox 95 SP 3 1.17333 0.000000 0.000000 0.100000 Tango 800 WG 3 1.28667 0.000000 0.000000 0.103333 Susupes 1,9 3 1.18667 0.543333 0.166667 0.290000 Kuraba WP 3 1.18000 0.596667 0.123333 0.206667 Doi chung 3 1.36667 1.43000 1.42667 1.34000 SE(N= 3) 0.670986E-01 0.387872E-01 0.157063E-01 0.213956E-01 5%LSD 10DF 0.211430 0.122220 0.494910E-01 0.674183E-01 CT$ NOS 7NSP Patox 95 SP 3 0.206667 Tango 800 WG 3 0.150000 Susupes 1,9 3 0.380000 Kuraba WP 3 0.383333 Doi chung 3 1.40667 SE(N= 3) 0.278087E-01 5%LSD 10DF 0.876263E-01 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCNDONG 14/ 9/** 13:15 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Thi nghiem thiet ke kieu khoi ngau nhien hoan chinh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TP1N 15 1.2387 0.12603 0.11622 9.4 0.2446 1NSP 15 0.51400 0.54580 0.67181E-01 13.1 0.0000 3NSP 15 0.34333 0.56533 0.27204E-01 7.9 0.0000 5NSP 15 0.40800 0.48888 0.37058E-01 9.1 0.0000 7NSP 15 0.50533 0.47798 0.48166E-01 9.5 0.0000 * Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến mật độ bọ rùa đỏ ngoài đồng BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NTP FILE BRDNDONG 14/ 9/** 17:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V003 1NTP Mat do boru do truoc khi phun thuoc 1 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 .389693 .974234E-01 13.63 0.001 2 * RESIDUAL 10 .714666E-01 .714666E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .461160 .329400E-01 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 1NSP FILE BRDNDONG 14/ 9/** 17:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V004 1NSP Mat do bo rua do sau khi phun thuoc 1 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 2.85163 .712907 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 10 .866567E-03 .866567E-04 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 2.85249 .203750 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 3NSP FILE BRDNDONG 14/ 9/** 17:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V005 3NSP Mat do bo rua do sau khi phun thuoc 3 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 4.14591 1.03648 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 10 .346692E-02 .346692E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 4.14937 .296384 BALANCED ANOVA FOR VARIATE 5NSP FILE BRDNDONG 14/ 9/** 17:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V006 5NSP Mat do bo rua do sau khi phun thuoc 5 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 6.98671 1.74668 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 10 .120674E-01 .120674E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 6.99877 .499912 ------------------------------------------------------------------------ BALANCED ANOVA FOR VARIATE 7NSP FILE BRDNDONG 14/ 9/** 17:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh VARIATE V007 7NSP Mat do bo rua do sau khi phun thoc 7 ngay LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 4 4.59191 1.14798 475.69 0.000 2 * RESIDUAL 10 .241329E-01 .241329E-02 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 4.61604 .329717 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BRDNDONG 14/ 9/** 17:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS 1NTP 1NSP 3NSP 5NSP Patox 95 SP 3 1.82667 0.000000 0.000000 0.000000 Tango 800 WG 3 1.41667 0.000000 0.000000 0.000000 Susupes1.9EC 3 1.45333 0.160000 0.210000 0.210000 Kuraba WP 3 1.40333 0.193333 0.200000 0.220000 Doi chung 3 1.43000 1.16000 1.39667 1.79667 SE(N= 3) 0.488080E-01 0.537453E-02 0.107501E-01 0.200561E-01 5%LSD 10DF 0.153796 0.169353E-01 0.338738E-01 0.631974E-01 CT$ NOS 7NSP Patox 95 SP 3 0.666667E-01 Tango 800 WG 3 0.533333E-01 Susupes1.9EC 3 0.196667 Kuraba WP 3 0.216667 Doi chung 3 1.50667 SE(N= 3) 0.283625E-01 5%LSD 10DF 0.893712E-01 ------------------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BRDNDONG 14/ 9/** 17:30 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 Thi nghiem thiet ke theo khoi ngau nhien hoan chinh F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | 1NTP 15 1.5060 0.18149 0.84538E-01 5.6 0.0006 1NSP 15 0.30267 0.45139 0.93090E-02 3.1 0.0000 3NSP 15 0.36133 0.54441 0.18620E-01 5.2 0.0000 5NSP 15 0.44533 0.70704 0.34738E-01 7.8 0.0000 7NSP 15 0.40800 0.57421 0.49125E-01 12.0 0.0000 * Thử khả năng ăn mồi của bọ rùa Ngày 1 ngày 2 ngày 3 Mean 14.7 Mean 8.6 Mean 11.2 Standard Error 0.830662 Standard Error 0.426875 Standard Error 0.95219 Median 15.5 Median 9 Median 11 Mode 17 Mode 9 Mode 10 Standard Deviation 2.626785 Standard Deviation 1.349897 Standard Deviation 3.011091 Sample Variance 6.9 Sample Variance 1.822222 Sample Variance 9.066667 Kurtosis -0.78755 Kurtosis -0.12524 Kurtosis 0.036263 Skewness -0.60414 Skewness -0.77242 Skewness 0.523799 Range 8 Range 4 Range 10 Minimum 10 Minimum 6 Minimum 7 Maximum 18 Maximum 10 Maximum 17 Sum 147 Sum 86 Sum 112 Count 10 Count 10 Count 10 Largest(1) 18 Largest(1) 10 Largest(1) 17 Smallest(1) 10 Smallest(1) 6 Smallest(1) 7 Confidence Level(95.0%) 1.879089 Confidence Level(95.0%) 0.965658 Confidence Level(95.0%) 2.154004 *Thử khả năng ăn mồi của bọ cánh cộc Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Mean 15 Mean 11 Mean 9.1 Standard Error 0.918937 Standard Error 0.894427 Standard Error 1.311911 Median 15.5 Median 11 Median 9 Mode 18 Mode 13 Mode 10 Standard Deviation 2.905933 Standard Deviation 2.828427 Standard Deviation 4.148628 Sample Variance 8.444444 Sample Variance 8 Sample Variance 17.21111 Kurtosis 0.631282 Kurtosis -1.27009 Kurtosis -0.64303 Skewness -0.91691 Skewness -0.18414 Skewness 0.179966 Range 9 Range 8 Range 13 Minimum 9 Minimum 7 Minimum 3 Maximum 18 Maximum 15 Maximum 16 Sum 150 Sum 110 Sum 91 Count 10 Count 10 Count 10 Largest(1) 18 Largest(1) 15 Largest(1) 16 Smallest(1) 9 Smallest(1) 7 Smallest(1) 3 Confidence Level(95.0%) 2.078779 Confidence Level(95.0%) 2.023335 Confidence Level(95.0%) 2.967749 Ngày 1 Ngày 2 Ngày3 Mean 4.1 Mean 3.1 Mean 3 Standard Error 0.276887 Standard Error 0.233333 Standard Error 0.258199 Median 4 Median 3 Median 3 Mode 5 Mode 3 Mode 3 Standard Deviation 0.875595 Standard Deviation 0.737865 Standard Deviation 0.816497 Sample Variance 0.766667 Sample Variance 0.544444 Sample Variance 0.666667 Kurtosis -1.73373 Kurtosis -0.73362 Kurtosis -1.39286 Skewness -0.22345 Skewness -0.16595 Skewness 0 Range 2 Range 2 Range 2 Minimum 3 Minimum 2 Minimum 2 Maximum 5 Maximum 4 Maximum 4 Sum 41 Sum 31 Sum 30 Count 10 Count 10 Count 10 Largest(1) 5 Largest(1) 4 Largest(1) 4 Smallest(1) 3 Smallest(1) 2 Smallest(1) 2 Confidence Level(95.0%) 0.626363 Confidence Level(95.0%) 0.527837 Confidence Level(95.0%) 0.584086 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan