Tài liệu Thành phần sâu hại trên cây cà phê chè, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus) và biện pháp phòng trừ tại Sơn La, vụ xuân hè, năm 2009: ... Ebook Thành phần sâu hại trên cây cà phê chè, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus) và biện pháp phòng trừ tại Sơn La, vụ xuân hè, năm 2009
116 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4362 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thành phần sâu hại trên cây cà phê chè, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus) và biện pháp phòng trừ tại Sơn La, vụ xuân hè, năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
----------eêf----------
sa thÞ ph¬ng
THÀNH PHẦN SÂU HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ CHÈ, ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA RỆP SÁP MỀM NÂU (Coccus hesperidum Linnaeus) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI SƠN LA, VỤ XUÂN HÈ, NĂM 2009
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyªn ngµnh: b¶o vÖ thùc vËt
M· sè: 60.62.10
Ngêi híng dÉn khoa häc: Pgs.ts. nguyÔn thÞ kim oanh
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
T«i xin cam ®oan r»ng, sè liÖu vµ kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n nµy lµ trung thùc vµ cha hÒ ®îc sö dông ®Ó b¶o vÖ mét häc vÞ nµo.
T«i xin cam ®oan r»ng, mäi sù gióp ®ì cho viÖc thùc hiÖn luËn v¨n nµy ®· ®îc c¶m ¬n vµ c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®· ®îc chØ râ nguån gèc.
Hà Nội ngày 19 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Sa Thị Phương
LỜI CẢM ƠN
T«i xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi PGS.TS. NguyÔn ThÞ Kim Oanh, Bé m«n C«n trïng, Trêng §¹i häc N«ng NghiÖp Hµ Néi - ngêi ®· híng dÉn, gióp ®ì t«i rÊt tËn t×nh trong thêi gian häc tËp t¹i trêng vµ hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp cao häc.
T«i xin tr©n träng c¶m ¬n PGS. TS Hµ Quang Hïng ®· híng dÉn t«i trong thêi gian thùc tËp tèt nghiÖp. Xin ch©n träng c¶m ¬n Th.S Vò Quang Gi¶ng - Phã trëng Khoa N«ng L©m, Trêng §¹i häc T©y B¾c ®· tËn t×nh híng dÉn vµ gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn vÒ vËt chÊt, kü thuËt cho t«i trong suèt qu¸ tr×nh thùc tËp tèt nghiÖp.
T«i còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o ViÖn §µo t¹o Sau ®¹i häc, Bé m«n C«n trïng, Khoa N«ng häc, Trêng §¹i häc N«ng NghiÖp Hµ Néi ®· gi¶ng d¹y, ®ãng gãp ý kiÕn, t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i häc tËp vµ nghiªn cøu, c¸c thÇy c« gi¸o Khoa N«ng L©m, Trêng §¹i häc T©y B¾c, C«ng ty Cµ phª - C©y ¨n qu¶ S¬n La, Chi côc B¶o vÖ thùc vËt S¬n La ®· gióp ®ì t«i thùc hiÖn ®Ò tµi.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Khoa Trång trät - Trêng Trung häc N«ng L©m S¬n La cïng anh chÞ ®ång nghiÖp ®· gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh c«ng t¸c, hoµn thµnh luËn v¨n nµy.
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n Bè, MÑ, ngêi th©n trong gia ®×nh vµ b¹n bÌ ®· lµm chç dùa tinh thÇn v÷ng ch¾c cho t«i häc tËp vµ c«ng t¸c.
Tác giả luận văn
Sa Thị Phương
MỤC LỤC
DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Từ viết tắt
BVTV
Bảo vệ thực vật
CSR
Chỉ số rệp
ĐT
Điều tra
MĐPB
Mức độ phổ biến
RH
Độ ẩm
STT
Số thứ tự
T0
Nhiệt độ
TD
Theo dõi
TL
Tỷ lệ
TLR
Tỷ lệ rệp
TP
Thành phố
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Thành phần sâu hại cà phê chè tại Sơn La vụ xuân hè, năm 2009 43
4.2. Mức độ phổ biến theo thời gian của một số sâu hại chính trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè, năm 2009 48
4.3. Kích thước các pha của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 50
4.4. Đặc trưng hình thái của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 51
4.5. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 54
4.6. Số trứng trên một rệp trưởng thành C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 56
4.7. Tỷ lệ trứng nở của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 57
4.8. Phân bố rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên các tầng tán cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 60
4.9. Tỷ lệ cành, chồi, chùm quả, cuống lá bị rệp sáp mềm nâu C. hesperidum L. hại tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 61
4.10. Phân bố rệp sáp mềm nâu C. hesperidum ở đoạn cành non, cành bánh tẻ, cành già trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 62
4.11. Phân bố rệp sáp mềm nâu C. hesperidum ở mặt trên và mặt dưới của cành cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 62
4.12. Diến biến tỷ lệ hại, chỉ số hại của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 65
4.13. Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ hại và chỉ số hại của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 69
4.14. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỷ lệ hại và chỉ số hại của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 71
4.15. Ảnh hưởng của hướng vườn đến tỷ lệ hại và chỉ số hại của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 72
4.16. Ảnh hưởng của địa hình đến tỷ lệ hại và chỉ số hại của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 74
4.17. Thành phần côn trùng ăn thịt rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 77
4.18. Khả năng ăn rệp sáp mềm nâu C. hesperidum của một số loại bọ rùa trưởng thành trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 80
4.19. Hiệu lực của thuốc sinh học Anisaf SH-01 trừ rệp sáp mềm nâu C. hesperidum ở các nồng độ khác nhau trong phòng thí nghiệm 82
4.20. Hiệu lực của thuốc sinh học Anisaf SH-01 trừ sáp mềm nâu C. hesperidum ở các nồng độ khác nhau ngoài đồng ruộng 83
4.21. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trong phòng thí nghiệm 86
4.22. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rệp sáp mềm nâu C. hesperidum ngoài đồng ruộng 87
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Sâu hồng Zeuzera coffea Nietner 49
4.2. Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fabricius 49
4.3. Sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevrolat 49
4.4. Ấu trùng ve sầu 49
4.5. Rệp sáp hại quả và rễ Pseudococcus citri Risso 49
4.6. Trứng rệp sáp mềm nâu C. hesperidum L. 52
4.7. Rệp non tuổi 1 C. hesperidum L. 52
4.8. Rệp trưởng thành C. hesperidum L. 52
4.9. Rệp non tuổi 2 C. hesperidum L. 52
4.10. Rệp non tuổi 3 C. hesperidum L. 52
4.12. Diễn biến chỉ số rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cây cà phê chè tại Sơn La, vụ xuân hè năm 2009 66
4.13. Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) 78
4.14. Bọ rùa đen Chilocorus nigritus (Fabricius) 78
4.15. Bọ rùa 14 chấm Synonycha grandis (Thunberg) 78
4.16. Bọ rùa đỏ viền đen Chilocorus sp. 78
4.17. Râu ăn rệp sáp 1 Eublemma amabilis (Moore) 78
4.18. Ấu trùng bọ rùa đỏ Rodolia sp. 78
4.19. Bọ đuôi kìm Eparchus sp. 78
4.20. Sâu ăn rệp sáp 2 họ Pyralidae 78
4.21. Hiệu lực của thuốc sinh học Anisaf SH-01 trừ sáp mềm nâu C. hesperidum L. ở các nồng độ khác nhau trong phòng thí nghiệm 82
4.22. Hiệu lực của thuốc sinh học Anisaf SH-01 trừ sáp mềm nâu C. hesperidum ở các nồng độ khác nhau ngoài đồng ruộng 84
4.23. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rệp sáp mềm nâu C hesperidum trong phòng thí nghiệm 86
4.24. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rệp sáp mềm nâu C hesperidum ngoài đồng ruộng 87
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường thế giới, đứng thứ hai sau dầu mỏ về sản lượng xuất khẩu. Hiện nay trên thế giới đã có 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá trị hàng hoá xuất khẩu cà phê hàng năm lên tới trên 10 tỷ đô la Mỹ. Cà phê không chỉ là đồ uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới mà còn là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân vi sinh, công nghiệp dược liệu...
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới (sau Braxin). Cà phê có giá trị kinh tế rất cao, là một trong 4 mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn hơn 1 tỷ USD của Việt Nam. Năm 1956, cà phê Việt Nam chiếm 0,2% về diện tích, năng suất đạt 41% và sản lượng chỉ đạt 0,1% so với toàn thế giới. Sau 50 năm (năm 2006) diện tích cà phê Việt Nam đạt 488.700ha (4,6%), năng suất đạt 17,7 tạ/ha (240%), sản lượng đạt khoảng 853.500 tấn chiếm gần 10,8% so với toàn thế giới. Mục tiêu phát triển cà phê đến năm 2010 là năng suất cà phê đại trà đạt 2,0 tấn/ha, trong đó năng suất vùng thâm canh trọng điểm đạt 2,4 tấn/ha. Quy hoạch vùng thâm canh trọng điểm, ổn định diện tích khoảng 460.000 ha, cà phê vối 194.000 ha tập trung tại các tỉnh Đăk Lăk Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, cà phê chè 6000 ha tập trung tại các vùng Lâm Đồng, miền Tây của các Tỉnh Quảng Trị Thừa Thiên Huế, Sơn La (Phan Huy Thông, 2009) [40].
Với giá trị kinh tế cao cây cà phê thực sự đã làm cho đời sống kinh tế của nhiều vùng dân cư thay đổi, góp phần xoá bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là với một nước lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất chính, dư thừa rất nhiều lao động như Việt Nam.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê chè. Theo thống kê của Công ty Cà phê và Cây ăn quả Sơn La, từ trước những năm 1945 xuất hiện các giống cà phê chè, chủng Bourbon và Typica, diện tích nhỏ, trồng rải rác ở các vườn của người dân địa phương; đến năm 1993 cây cà phê đã được đánh giá là cây chủ lực của tỉnh; từ đó cây cà phê được phát triển mạnh mẽ và thực sự trở thành cây xoá đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc. Đến năm 1996 diện tích cà phê chè Sơn La đạt 2640 ha, hiện nay đã trên 7000 ha, sản luợng đạt trên 18.000 tấn, năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.
Cùng với sự tăng về diện tích trồng cà phê chè tại Sơn La và các tỉnh miền núi phía Bắc, tập đoàn sâu hại cà phê cũng ngày càng phát triển, gây hại nặng cho các vùng trồng cà phê tập chung, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, đôi khi không cho thu hoạch. Theo các chuyên gia nghiên cứu bảo vệ thực vật, sâu bệnh hại cà phê làm giảm năng suất từ 10 - 50 %.
Những năm gần đây, dịch hại cà phê ngày càng gia tăng cả về số lượng và chủng loại. Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (1996) [51] đã thu thập được 23 loài côn trùng và nhện hại trên vườn cà phê chè: 4 loài hại thân, 2 loài hại cành, 2 loài hại cây con, 12 loài hại lá, loài mới xuất hiện là sâu tiện vỏ (Dihammus cervinus Hope). Có 15 loài là đối tượng gây hại thường xuyên. Trong đó sâu đục thân, sâu tiện vỏ, tập đoàn rệp là đối tượng gây hại có ý nghĩa kinh tế, chúng gây chết cả cây và xuất hiện ở nhiều vùng trồng cà phê.
Theo thống kê của Công ty Cà phê và cây ăn quả Sơn La năm 2009, rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus) hiện nay đang phát triển khá mạnh trên các vùng trồng cà phê ở Sơn La. Loài này là đối tượng dịch hạt rất nghiêm trọng, chúng gây hại và làm giảm năng suất, chất lượng cà phê trên diện rộng, trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Công ty đã phải chi phí hàng trăm triệu đồng cho phòng trừ loài rệp này. Việc tìm ra biện pháp phòng trừ loài rệp này ít tốn kém và không ảnh hưởng tới môi trường sống là hết sức cấp thiết. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào có tính hệ thống và toàn diện chuyên về loài rệp sáp này. Để góp phần vào việc phòng trừ mang tính tổng hợp cần phải có những hiểu biết sâu sắc về loài rệp Coccus hesperidum Linnaeus, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thành phần sâu hại trên cây cà phê chè, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum Linnaeus) và biện pháp phòng trừ tại Sơn La, vụ xuân hè, năm 2009”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định thành phần sâu hại trên cà phê chè tại Sơn La, đặc điểm hình thái, sinh học, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus nhằm đề xuất biện pháp phòng trừ một cách hợp lý.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định thành phần sâu hại trên cà phê chè tại Sơn La.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum tại Sơn La.
- Điều tra diễn biến tỷ lệ hại và chỉ số hại của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên các tuổi cây cà phê, hướng vườn, địa hình, cây che bóng tại Sơn La.
- Điều tra thành phần thiên địch của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum tại Sơn La.
- Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học, sinh học phòng trừ rệp sáp mềm nâu C. hesperidum tại Sơn La.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1 Thành phần sâu bệnh hại cà phê trên thế giới
Cà phê có nguồn gốc xuất xứ ở làng Capfa gần thủ đô Ethyopia nhưng được trồng nhiều ở Braxin, Colombia, Indonesia (ba nước có diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu lớn nhất thế giới). Từ thế kỷ thứ VI cà phê không chỉ là món tráng miệng hàng ngày của người dân Ethyopia, do tác dụng kích thích mạnh mẽ nên thời đó cà phê còn được coi là hiện tượng thần kỳ trên thế giới, cây cà phê được phát tán cả sang Yêmen, các nước khác ở Trung cận đông, nhanh chóng vượt biển đỏ sang Arập (Arabica) và có tên là Arabica. Đến cuối thế kỷ thứ XVII, cây cà phê đã tìm được chỗ đứng vững chắc trên thế giới. Hiện nay cà phê đã được trồng với diện tích lớn trên 10 triệu ha ở hơn 80 quốc gia.
Cũng giống những loài cây trồng khác, cà phê bị rất nhiều loài dịch hại tấn công như: Côn trùng, ve, động vật thân mềm, tuyến trùng, chim,…và động vật có vú; đây là những loài dịch hại nguy hiểm, với khoảng trên 900 loài đã được ghi nhận chi tiết và đầy đủ, (R.J Clarke và R. Macrae, 1987) [52]. Ước tính sự mất mùa trên cà phê do côn trùng ở các châu lục là khác nhau: Châu Phi 10%, Châu Á 15% và Châu Mỹ 12% (Kramer, 1967) [63]. Cũng theo Kramer thì giống cà phê Chè Arabica mẫm cảm với sâu bệnh hại nhiều hơn giống cà phê Vối Robusta.
Các loài côn trùng là dịch hại ở Ethiopia có gần 400 loài, ở các nước Đông Á là 250 loài và các vùng trung tâm nhiệt đới là 200 loài. Trên 900 loài côn trùng gây hại trên cà phê, trong đó 34% là thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), 28% là bộ cánh nửa (Hemiptera), 21% là bộ cánh vẩy (Lepidoptera), 4% là bộ cánh tơ (Thysanoptera), 6% là bộ cánh thẳng (Othoptera), 3% là bộ hai cánh (Diptera) và 1% là bộ mối (Isoptera). Các loài động vật không xương sống khác gây hại cà phê bao gồm 9 loài của bộ ve bét, 2 loài động vật nhiều chân, một số loài ốc sên và khoảng 20 loài tuyến trùng. Ngoài ra cà phê có khi còn bị hại bởi các động vật có vú đào hang và động vật ăn cỏ chăn thả (Le Pelley 1973) [65].
Ở Ấn Độ, sâu hại chủ yếu trên cà phê chè gồm 11 loài, trong đó sâu hại lá có 6 loài, sâu hại thân cành 2 loài, sâu hại rễ 3 loài. Trên cà phê vối có 6 loài sâu hại bao gồm: Côn trùng hại lá 3 loài, côn trùng hại cành 1 loài và côn trùng hại kho 1 loài (Phan Quốc Sủng và Lê Đình Sơn 1987) [31].
Trong các loài sâu tấn công trên cà phê, gây hại nhiều là sâu non của bộ cánh cứng, chúng có thể đẻ trứng vào kẽ cây. Một trong những loài gây hại nhất ở Châu Phi là sâu Bore trắng (Anthores leuconotus) ấu trùng của chúng nằm xung quanh thân, sau đó đi vào rễ trụ và thân cây. Loại dịch hại này làm suy giảm lớn đến sản phẩm cà phê và sản xuất cà phê không có hiệu quả kinh tế (Tapley R – G 1996) [66].
Nguyễn Sỹ Nghị (1996) [24] tham khảo tài liệu của Sayssierre cho rằng có tới 50 loài rệp sinh sống trên các bộ phận của cây cà phê, các loài rệp phổ biến và có hại nhất là rệp xanh mình mềm (Coccus viridis Green) và rệp sáp Pseudococcus citri Risso), hai loài rệp này đều là các loài rệp sinh sống và phá hại trên nhiều loại cây trong vùng nhiệt đới.
Rệp vảy xanh (Coccus viridis Green) có mặt ở hầu hết các vùng Tây Phi, từ các vùng thấp ven biển đến độ cao 1200m, loài này chỉ là loài thứ yếu, nhưng chúng vẫn có thể gây hại cà phê giống và cà phê non, con cái có thể đẻ từ 50 – 600 trứng (Delotto, 1960) [58].
Tại Srilanca, rệp vảy xanh xuất hiện năm 1882 và 4 năm sau rệp đã lan tràn khắp hòn đảo này cùng với tác hại của bệnh rỉ sắt (Hemilela wastatarix). Rệp đã làm cho hệ thống cà phê ở đây bị huỷ diệt. Ở vùng Myore (Ấn Độ), rệp vảy xanh đã gây hại thành dịch nặng vào những năm 1938 - 1940 và sau đó năm 1958 tại đảo Reunion người ta đã phải bỏ nghề trồng cà phê vì sự phá hoại của nó. Ở Madagasca, các cây cà phê trồng được 5 tuổi trở lên thưòng bị rệp gây hại đặc biệt vào những tháng mùa khô. Ở Cuba, sau 15 năm xâm nhập, rệp vảy xanh được xem là loại rệp hại nặng nhất đối với cây cà phê (dẫn theo [32]).
Tuyến trùng nốt sần đã được tìm thấy rộng rãi trên cà phê ở Tây Phi chủ yếu là Meloidogyne africana nhưng nó không ổn định, không gây hại kinh tế. Ở Châu Mỹ la tinh và Ấn Độ, tuyến trùng gây nốt sần là Meloidogyne coffeicola và tuyến trùng gây vết thương Pralylenchus coffee (chủ yếu ở vùng đất cát) tạo nên sự gây hại nghiêm trọng trên cà phê kinh doanh ở một số vùng. Các nhóm côn trùng khác đôi khi cũng tấn công vào rễ cà phê như rệp sáp (Planococcus), chúng bao quanh rễ cà phê để gây hại (Ung Đoan Hùng, 1998) [18].
Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferrari) phân bố ở hầu hết các châu lục: Châu Âu, châu Á, châu Phi, phía Tây bán cầu và châu Đại Dương với tổng số 61 nước trên thế giới. Khi trưởng thành nó là loài cánh cứng nhỏ, con cái dài 1,4 - 1,6 mm, con đực thường không cánh, cơ thể màu đen thẫm, biến thái hoàn toàn. Cá thể cái tấn công cà phê đang phát triển từ khoảng 8 tuần sau khi ra hoa cho tới khi thu hoạch, nội nhũ là vị trí chúng đẻ trứng. Ở các đồn điền cà phê, mọt thường chỉ tấn công ở những nơi có bóng tối hoặc độ ẩm cao hoặc bị một vành bao. Mọt tấn công đầu tiên vào phần núm của quả cà phê vào thời điểm khoảng 8 tuần sau ra hoa với một lỗ thủng nhỏ có đường kính khoảng 1mm. Sau khi đục, mọt thường đẩy ra ngoài những mảnh vụn tạo nên một chất lắng (màu nâu hay xám hay xanh lá cây) bên trên lỗ (dẫn theo [44]).
Morallo-Rejesns et al., (1979) (dẫn theo [29]) cho biết: Ở Philippines, nghiên cứu vòng đời của mọt đục quả (Hypothenemus hampei) cho thấy: 3 giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng kéo dài tương ứng 4 - 9, 19 - 31 và 4 - 10 ngày; tuổi thọ của trưởng thành đực kéo dài từ 15 - 40 ngày và trưởng thành cái là 26 - 70 ngày; thời gian phát dục cũng như tuổi thọ của con đực đều ngắn hơn so với con cái.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu rệp sáp họ Coccidae và loài C. hesperidum
Các loài thuộc họ rệp sáp Coccidae thường là những loài đa thực, chúng phân bố ở khắp nơi trên thế giới và hại trên rất nhiều loại cây trồng.
Họ Coccidae gồm rệp mềm, rệp sáp, rệp mui rùa; con cái có hình ô van dài, dạng lồi, thỉnh thoảng có loài dẹt, lớp vỏ ngoài nhẵn bóng hoặc bao phủ một lớp sáp, chúng thường có chân, không râu hoặc râu bị thoái hoá, con cái có thể có cánh hoặc không cánh; đây là nhóm rệp khá lớn với 85 loài ở Bắc Mỹ, một số loài là dịch hại rất quan trọng trên cam ở Nam Mỹ; Rệp lồi Saissetia cofeae (Walker) hại trên cây dương xỉ và cây trồng trong nhà và trong nhà kính; một số loài trong họ này hại trên cây bóng mát và cây ăn quả; Rệp trên cây có hoa, giống hoa luy líp là một trong những loài phân bố rộng nhất ở Bắc Mỹ, trưởng thành loài này dài 8 mm; Rệp Pulvinaria innumerabilis (Rathvon) là loài đa thực, trứng của nó được đẻ thành từng ổ; Rệp mềm thuộc giống Lecanium gây hại ở các bộ phận khác nhau của cây trồng, chúng là dịch hại thường xuyên trong nhà kính; Rệp sáp Trung Quốc Ericerus pela (Chavannes) là loài rệp phương Đông quan trọng và thú vị, con cái tiết ra chất lớp sáp màu trắng tinh khiết được người ta sử dụng làm nến; Rệp sáp Ấn Độ Coccus ceriferus (Anderson) còn tiết ra lớp sáp được sử dụng trong dược phẩm. Các tác giả cũng cho rằng họ Coccidae có đặc điểm hậu môn mở bao phủ bởi hai tấm phiến hình tam giác, bụng có rãnh sẻ đến tận hậu môn (Donald J. Borror, et al. 1999) (dẫn theo [15]).
Các loài rệp họ Coccidae hại nặng trên cây trồng họ cam quýt và các cây trồng khác. Các loài hại trên cam là: Coccus pseudomagnoliarum (Kuwana), rệp xanh mềm Coccus viridis (Green), rệp nâu mềm Coccus hesperidum Linnaeus, rệp dài mềm Coccus longulus (Donglas), rệp đen Saissetia oleae (Olivier), rệp nâu lồi Saissetia cofeae (Walker), rệp sáp nâu Parasaissetia nigra (Nietner), rệp bông Pulvinaria polygonata (Cockerell), rệp sáp hang Ceroplastes rubens (Maskell), rệp sáp Florida Ceroplasstes floridensis (Comstock), rệp sáp trắng Ceroplastes destructor (Newstead), rệp Trung Quốc Ceroplastes sinensis (Denguercio) (Dan Smith et al. 1997) [56].
Tài liệu nghiên cứu ở Hawaii [59] cho rằng rệp sáp nâu Parasaissetia nigra (Nietner) sinh sản đơn tính, các con cái không cần thụ tinh với con đực vẫn đẻ trứng, trứng vẫn phát triển bình thường, trong loài không thấy sự có mặt của con đực mà toàn con cái. Khi nuôi rệp với thức ăn là mầm khoai tây, trong điều kiện phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 750F (xấp xỉ 240C), vòng đời của rệp là 45 - 60 ngày. Trứng hình ô van, ngay sau khi đẻ có màu trong suốt với bề mặt sáng, sau vài giờ trứng chuyển sang màu hồng, trước khi nở trứng có màu vàng cam và có hai đốm đen giống như mắt, các trứng này được bảo vệ dưới cơ thể rệp trưởng thành và nở trong vòng 4 ngày. Ấu trùng có ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Lúc đầu ấu trùng có màu xanh trong suốt, sau đó chúng chuyển sang màu vàng hồng trong suốt khi chúng đã tìm được vị trí thích hợp để hút dịch. Đây là giai đoạn hoạt động tích cực của ấu trùng; ấu trùng bò nhanh từ 1 - 6 ngày để phân tán ra các cây bên cạnh và chúng có xu hướng tấn công các cây còn non; sau khi đã lựa chọn được vị trí lấy thức ăn thích hợp, chúng bắt đầu tiết sáp, từ tuyến sáp hình thành 4 đường kẻ màu trắng trên cơ thể rệp.
+ Giai đoạn 2: Xuất hiện màu sắc đặc trưng; chúng chuyển sang màu trắng đục, sẫm hơn. ấu trùng ở giai đoạn này có thể tách ra để tìm vị trí gây hại mới nếu thấy cần thiết, nhưng thông thường chúng cố định ở vị trí đã lựa chọn.
+ Giai đoạn 3: Kích thước của cơ thể rệp sáp lớn hơn giai đoạn 2 một chút; lượng sáp tiết ra từ tuyến sáp ngày càng nhiều hơn, sáp có màu trắng; phía sau của rệp tương đương với tuyến hậu môn có đốm màu sẫm. Giai đoạn này dịch giọt của rệp sáp nâu tiết ra nhiều hơn và tích tụ lại thành từng giọt trong suốt.
Theo tài liệu Coccus hesperidum Linnaeus [53]: Loài rệp sáp nâu C. hesperidum tìm thấy lần đầu tiên tại đảo Hawaii năm 1896, chúng hại trên các cây trồng như: chanh, sơn tra, cam, phong lan, đu đủ, cao su. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái là từ 5 - 19 trứng mỗi ngày, đẻ trong suốt 30 - 65 ngày với khoảng 80 - 250 trứng. Đến giai đoạn sâu non, ở tuổi 1, chúng phân tán rất nhanh trên lá, cành non, tuy nhiên tỷ lệ chết ở tuổi này có thể lên đến 80%. Bước vào tuổi 2 và 3, rệp di chuyển chậm hơn; hai tuổi này được phân biệt bởi kích thước: tuổi 2 kích thước nhỏ hơn 1/12 inch, còn tuổi 3 lớn hơn 1/12 inch. Sự phát triển từ sâu non đến trưởng thành diễn ra khoảng 2 tháng trong mùa lạnh; nhỏ nhất là 33 ngày, ở 80uF cho sự phát triển của 3 tuổi rệp non. Trưởng thành cái của C. hesperidum hình oval, cơ thể dài 1/8 - 1/6 inch, màu vàng nâu và xanh, có những chấm nâu trên lưng. Khi thời tiết ấm lên, con cái có thể sống từ 90 - 125 ngày, thời gian sinh sản từ 30 - 65 ngày. Rệp đực chưa được tìm hiểu trong tài liệu này.
Theo Saing Sophath (2004) [31] tham khảo tài liệu cho biết: rệp sáp mềm nâu C. hesperidum con đực rất hiếm, con cái có thể sinh nở không cần giao phối và nó có thể đẻ tổng cộng khoảng 200 con; vòng đời của nó khoảng 2 tháng, Vào mùa hè sự phát triển giữa các thế hệ không đồng bộ, các thế hệ sống chồng chất lên nhau. Ở Queensland và phía Bắc Australia có 4 - 5 thế hệ trong năm. Ở New South Wales, Victoria và Nam Australia có 3 - 4 thế hệ trong năm, số lượng tăng nhanh nhất vào mùa hè và mùa thu; con trưởng thành tập trung ở lá cây và nhánh nhỏ thỉnh thoảng xuất hiện trên quả xanh, nó thường tiết ra số lượng lớn dịch ngọt và môi trường cho nấm muội đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp và ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Nhận xét: Trong số những nghiên cứu về rệp sáp họ Coccidae, có rất ít những nghiên cứu về rệp sáp mềm nâu (C. hesperidum). Các nhà khoa học chỉ dừng ở những đặc điểm chung nhất, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài rệp này.
2.1.3 Thiên địch của rệp sáp hại cà phê và một số cây trồng khác
R.H Le Pelley (1973) [65] nhận xét về ong ký sinh trên rệp vảy xanh (Coccus viridis Green) cho biết: có tất cả 22 loài ong ký sinh thuộc các họ Aphelinidea, Encyrtidae, Pteromalidae, Trichogammatidae. Kohler (1982) [62] điều tra từ tháng 9 năm 1973 đến tháng 8 năm 1975 ở Cu Ba và thấy rằng: Rệp sáp mềm xanh (Coccus viridis Green) bị nhiều kẻ thù tự nhiên tấn công, đã phát hiện được 8 loài ong ký sinh (chưa xác định tên), bọ rùa Chilocorus cacti và nấm Verticilium lecanii gây bệnh cho rệp non ở tuổi 1 và tuổi 2 cũng như rệp trưởng thành cái (đặc biệt, nấm Verticilium lecanii phát sinh mạnh trong mùa mưa và ở những vườn cây có che bóng thì nó có hiệu quả cao trong viêc hạn chế rệp sáp mềm xanh).
Trong điều kiện ẩm độ của không khí lên cao, quần thể rệp sẽ giảm một cách đáng kể, vì khi ẩm độ của không khí lên cao sẽ làm cho nấm Empusa fresenii ký sinh trên rệp sáp phát triển mạnh. R.H Le Pelley (1973) [65], cũng thừa nhận: ẩm độ không khí là yếu tố sinh thái quan trọng nhất ảnh hưởng đến rệp sáp thông qua sự hoạt động của nấm Empusa fresenii ký sinh trên rệp sáp, (E.M Lavabre, 1970) [64].
Các loài bọ rùa Scymmus, Hyperaspis, Cryptolaemus là những loài ăn thịt chủ yếu. Một số loài khác thuộc bộ Neuroptera như chuồn chuồn cỏ Chrysopa, Sumpherius cũng đóng vai trò một phần trong việc hạn chế rệp sáp; ngoài ra còn có một số ký sinh như Prochiloneurus, Anagyrus, Leptomatidae và Leptomatix cũng đóng vai trò quan trọng ở đây. Mật độ quần thể rệp còn bị giảm bởi các nấm ký sinh như nấm Empusa freseii. Ở Mỹ người ta đã áp dụng biện pháp sinh học để trừ rệp sáp; ở miền Nam nước này người ta dùng bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri và loài ong ký sinh Leptomastidae abnormis để hạn chế quần thể rệp sáp; Những kẻ thù tự nhiên này đã được thuần hoá thành công ở một số nước trên thế giới (Zurgen Kramez và Heinz S., 1978) [69].
Theo Walter R.E. và CS (1978) [68] cho biết: thành phần thiên địch, ký sinh rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus gồm các loại ong: Metaphycus luteolus Timb, Microterys flavus How, Coccophagus lycimnia Wlkr. Việc sử dụng các loài ký sinh trong điều khiển số lượng rệp sáp mềm nâu được tiến hành tại phía tây nước Úc. Sự phong phú của thành phần loài ký sinh rệp sáp mêm nâu cũng được xác định tại miền Nam Califonia từ năm 2004 đến tháng 2, tháng 3 năm 2006. Trong 14 loài ký sinh, nhiều nhất là loài Microterys flavus How (ký sinh 75%), tiếp đến loài Metaphycus angustifrons (Compere) (ký sinh 38%), và loài Coccophagus lycimnia Walker (ký sinh 11%).
Tài liệu Metaphycus. alberti stinging Coccus hesperidum soft brown scale [51] cho rằng: Ong ký sinh Metaphycus aberti Horwad (Hymenoptera: Encyrtidae) được đưa đến từ Úc thuộc California năm 1898 bởi Albert Koebele, đây là côn trùng hiếm hoi, chỉ ký sinh rệp sáp mềm nâu C. hesperidum và được sử dụng thành công trong biện pháp sinh học để trừ loài rệp này (DeBach và Rosen, 1991). Tên khoa học của nó được L.O. Horwad đặt là Metaphycus abert. H. Chúng có kích thước rất nhỏ (từ 1,5 - 2mm) nhưng lại ký sinh và làm giảm số lượng rệp sáp mềm nâu rất lớn. Sinh sản hữu tính, sống tập chung (hơn 1 trứng/ cơ thể rệp), thời gian tồn tại trong cơ thể rệp kể từ khi đẻ trứng ngắn (12 ngày), chúng nhanh chóng gây hại cho rệp khi chưa đến tuổi trưởng thành.
Tài liệu Coccus hesperidium (Linnaeus) [53] cho biết: Một số loài ở Hawaii có khả năng ký sính trên rệp sáp mềm nâu C. hesperidium là ong ký sinh Aphycus alberti Howard và Anicetus annulatus Timberlake (Zimmermam, 1948). Loài côn trùng ăn thịt rệp sáp mềm nâu bao gồm bọ rùa và bọ cánh cứng, (Hart et al., 1966).
Theo Coppel, H.C và J.W Mertins (1977) [55] thì xác xuất thành công khi sử dụng các loài côn trùng ký sinh bộ cánh màng (Hymenoptera) trong phòng trừ sinh học chỉ khoảng 66%.
Việc dùng sinh vật để trừ rệp sáp hại cam chanh ở Hy Lạp bắt đầu từ 1927 bằng cách dùng bọ rùa Rodolia cardinalis để phòng chống rệp sáp, sau đó người ta dùng bọ rùa Cryptolaemus montrouzieri để trừ rệp hại nho và nhập từ Mỹ loài Aphitis lingaenisis, Aphitis melitius, Aphitis coheni thả vào các vườn chanh để trừ rệp sáp (dẫn theo [10]).
Năm 1887, thành công trong việc nhập nội bọ rùa châu Úc Rodolia cardinalis vào Mỹ để phòng chống có hiệu quả rệp sáp Icerya Purchasi hại cam, chanh ở bang Califonia. Kết quả kỳ diệu này gắn liền với tên tuổi của nhà khoa học A. Koebele. Sử dụng ong ký sinh Allotropa burelli và Pseudaphicus malimus nhập nội từ Nhật Bản vào những năm 1934 - 1941 phòng chống có hiệu quả rệp sáp Pseudococcus comstocki hại táo ở Liên Xô cũ (dẫn theo [14]). Bọ rùa Rodolia iceryae Janson có thể là tác nhân sinh học có triển vọng để trừ rệp sáp Icerya pattersoni Newst ở Kennya (Kairo và Murphy, 1995) [61].
Nhận xét: Thành phần thiên địch của rệp sáp khá phong phú, bao gồm: ong ký sinh, bọ rùa, nấm ký sinh, chuồn chuồn cỏ. Riêng đối với rệp sáp mềm nâu thì thành phần ong ký sinh được nghiên cứu khá nhiều, đây chính là đối tượng được ứng dụng trong phòng trừ sinh học đạt hiệu quả cao.
2.1.4 Biện pháp phòng trừ rệp sáp
Rệp sáp tấn công ở những nơi kín đáo, chúng lại có lớp sáp không thấm nước bao bọc bên ngoài cơ thể, do vậy khi phun thuốc, thuốc khó tiếp xúc với cơ thể rệp. Mặt khác rệp lại được các loài kiến bảo vệ, vì thế việc phòng trừ rệp bằng thuốc hoá học có tác dụng tiếp xúc là hiệu quả (G.A Wood, 1985) [67], Schmuttere (1978) [69] nhận xét: Các loài thuốc như Diazinon, Maththion, Dimethoate, Parathion trừ rệp sáp có hiệu quả tốt. Tác giả còn đề nghị các loại thuốc này cần phun lặp lại mới có hiệu quả cao. Việc vệ sinh đồng ruộng, thu gom, quét các cành lá bị rệp đem đốt hoặc chôn sâu dưới đất để tiêu diệt nguồn rệp là biện pháp hữu hiệu để trừ rệp sáp. Tác giả đề nghị dùng thuốc Malathion và Parathion có thể hỗn hợp với dầu trắng để phun thì có hiệu quả hơn. R.H Le Pelley (1973) [65] khuyến cáo nên dùng thuốc Dieldrin để trừ rệp sáp. Tài liệu Coffee research foundation (1967) [54] cũng có nhận xét tương tự như vậy.
Dennis S. Hill (1983) [57] khuyến cáo: Khi cây cà phê bị rệp sáp cần bẻ kịp thời những chồi non nằm nơi khuất kín nhằm hạn chế môi trường thích hợp cho rệp sáp phát triển. Ngoài ra tác giả còn đề nghị: Đối với rệp sáp tốt nhất là phòng trừ gián tiếp như quét xung quanh gốc bằng thuốc Dieldrin để chống các loại kiến đi kèm tha rệp phân tán ra các cây khác.
Để phòng trừ sâu hại cà phê, người ta sử dụng tổng hợp các biện pháp như: sử dụng các chế phẩm vi sinh, dùng thuốc hoá học với liều lượng thấp để bảo vệ kẻ thù tự nhiện. Ở các nước phát triển, biện pháp phòng trừ sâu hại hiện đại nhất đều dựa trên sự hiểu biết về ngưỡng gây hại kinh tế (EIL) chỉ tiến hành phòng trừ khi mật độ sâu hại trên đồng ruộng thấp hơn EIL, (Himson và Hartwig, 1982) [60].
Theo M.J Tauber et al.(1983) thì vai trò của kẻ thù tự nhiên là một thành phần không thể thiếu được trong hệ thống phòng trừ tổng hợp. Để làm được điều này đòi hỏi phối hợp giữa các nhà khoa học nghiên cứu côn trùng, bệnh lý thực vật, cỏ dại, các nhà chuyên gia trồng trọt và các nhà hoá học: Có thể sự tăng nhanh việc sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ tổng hợp đều thông qua việc sử dụng thuốc có chọn lọc, đúng lúc, kết hợp với thiên địch tự nhiên, có h._.iệu quả trong hệ thống trồng trọt đặc trưng ở những vùng địa lý riêng biệt (dẫn theo [20]).
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Lịch sử phát triển cây cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê thuộc bộ Long Đởm (Gentianales), họ cà phê (Rubiaceae), chi coffea. Hiện nay với trên 100 loại cà phê, phân thành 3 loại giống chính: Cà phê chè (Coffea Arabica L.), Cà phê vối (Coffea canephona Pierre ex Proecher Var. Robusta (Lind. Ex Willd.) Chew, Cà phê mít (Coffea deweret willd. Et Dar. Var, excelsa Chew.) (Vũ Cao Thái, 2000) [35].
Ở Việt Nam cây cà phê được các nhà truyền đạo công giáo đưa vào từ năm 1857 và được trồng thử đầu tiên chung quanh nhà thờ Gio Linh (Quảng Trị) và Xen Bàng - Bố Trạch (Quảng Bình). Năm 1870 được trồng ở tu viện Kẻ Sơ - Kim Bảng (Hà Nam). Từ 1888 cà phê ở Việt Nam được trồng đại trà trên quy mô sản xuất lớn tại đồn điền tư bản Pháp thiết lập ở vùng trung du Bắc Bộ (Hà Nam, Sơn Tây, Vĩnh Phú, Tuyên Quang…) rồi lan dần vào Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…) mãi đến 1920 – 1925 tư bản Pháp mới đầu tư phát triển cà phê ở vùng đất đỏ bazan nổi tiếng phì nhiêu trên cao nguyên nam Trung Bộ (vùng Tây Nguyên) và vùng đông Nam Bộ. Lúc đầu phải nhập nội cả giống và kỹ thuật, trải qua gần 100 năm nghiên cứu và thực nghiệm trong sản xuất, Việt Nam đã thuần hoá và chọn lọc, lai tạo được một số giống cà phê bản địa, xây dụng được quy trình kỹ thuật trồng cây cà phê thích hợp với từng giống và phù hợp với từng vùng sinh thái cà phê của cả nước. Diện tích cà phê chỉ được mở rộng từ sau năm 1980 (Phan Quốc Sủng, 1998) [33].
Trước ngày giải phóng (30/ 4/ 1975) diện tích cà phê cả nước mới chỉ có khoảng 10.000ha, tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và vùng Phủ Quỳ Nghệ An, đến cuối năm 1998 diện tích cà phê của cả nước đã tăng lên tới 350.000ha và sản lượng 400.000 tấn, xuất khẩu niên vụ 1998 - 1999 mang lại khoảng 680 triệu USD, đứng thứ tư thế giới (Lê Quang Hưng, 1999) [19]. Đến tháng 6 - 2009 giá cà phê Robusta của Việt Nam được chào bán khoảng 1.470 USD/ tấn. Đã xuất khẩu khoảng 879.000 tấn cà phê (từ tháng 10 - 2008 đến tháng 6 - 2009), tăng 22,4% so với cùng kỳ niên vụ trước (Kiên Cường, 2009) [9].
Năng suất và chất lượng cà phê ngày càng được nâng cao, từ lúc chỉ đạt chưa quá 6 tạ cà phê nhân/ha vào năm 1980, đến nay năng suất đã tăng lên 6 – 8 tấn. Trong những năm gần đây đi đôi với việc đổi mới cơ chế quản lý, nhiều nông trường cà phê đã được áp dụng đồng bộ những thành tựu khoa học kỹ thuật đưa năng suất bình quân lên đến 2 - 3 tấn cà phê nhân/ha trên diện tích hàng ngàn ha. Đặc biệt là trong kinh tế hộ gia đình đã có hàng trăm vườn đạt năng suất 4 - 6 tấn nhân/ha. Cá biệt có nhiều hộ gia đình đạt được năng suất trên 8 tấn nhân/ha qua nhiều vụ thu hoạch. (Nguyễn Đức Luyện, 1999) [22].
Sơn La thuộc vùng cà phê Tây Bắc chủ yếu trồng cà phê Chè Arabica. Cây cà phê bắt đầu được trồng trên đất Sơn La từ thời Pháp thuộc (đầu thập kỷ 90) với các giống Typyca, Bourbon, Catuai, Caturra. Do bệnh gỉ sắt phát triển nặng nên các giống trước kia hầu hết bị xoá bỏ, còn lại chủ yếu là Catimor, một số vùng trồng giống TN1, TN2. Tỉnh Sơn La đã trải qua một thời gian dài khó khăn, năm 1982 - 1992 trồng phân tán rải rác, không am hiểu kỹ thuật, các giống nhiễm sâu bệnh nặng, làm xoá sổ 1.117 ha. Đến năm 1999 do sương muối nặng, cưa phục hồi hơn 2000 ha, làm năng suất, sản lượng cà phê giảm trầm trọng. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh chương trình phát triển cà phê đã được đặc biệt quan tâm và ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình, đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, xóa đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ nông dân. Đến nay, đã có rất nhiều hộ giàu lên nhờ trang trại cà phê, lượng cà phê nhân xuất khẩu hơn 1000 tấn cà phê sang các nước: Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan…. Thêm vào đó, sự xuất hiện của tổ hợp 3 nhà máy chế biến nông sản mới được thành lập của tập đoàn Thái Hoà, nhằm chế biến cà phê nhân xuất khẩu, thức ăn chăn nuôi và phân vi sinh tại xã Chiềng Mung - Sơn La sẽ khiến cà phê Sơn La ngày càng phát triển. Uớc tính riêng cà phê nhân xuất khẩu sẽ tạo ra kim ngạch khoảng hơn 40 triệu USD, tính theo giá FOB hiện nay (Kiên Cuờng 2009) [9].
Như vậy, cùng với lịch sử phát triển cà phê Việt Nam, Sơn La là một tỉnh phía Bắc rất có tiềm năng phát triển cà phê chè. Để góp phần tăng năng suất, sản lượng cà phê Sơn La, vấn đề rất cấp thiết hiện nay là phòng trừ sâu bệnh hại cà phê. Đề tài này sẽ giải quyết một phần nhỏ cho việc phòng trừ sâu hại, cụ thể là loài rệp sáp mềm nâu C. hesperidum, đây là đối tượng sâu hại chủ yếu trên cà phê Chè ở Sơn La.
2.2.2 Những nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê
Việt Nam cũng như các nước trồng cà phê trên thế giới, vấn đề sâu hại cà phê đã trở thành mối quan tâm lớn cho các nhà nghiên cứu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất cà phê.
Nguyễn Thị Chắt (1999) [3] cho biết: Tập đoàn sâu hại cà phê vùng nhiệt đới có 38 loài, chúng tập trung trong các bộ như: Bộ cánh đều Homoptera (10 loài), bộ cánh vẩy Lepidoptera (12 loài), bộ cánh cứng Coleoptera (7 loài), bộ cánh nửa Hemiptera (1loài), bộ cánh tơ Thysanoptera (2loài), bộ cánh màng Hymenoptera (1loài) bộ 2 cánh Diptera (1loài), bộ mối Isoptera (1loài). Quá trình điều tra theo dõi ở Việt Nam đã ghi nhận được 15 loài và chỉ có 6 loài gây hại quan trọng đó là:
+ Rệp sáp giả Pseudococus spp
+ Rệp vảy xanh Coccus spp
+ Sâu đục thân mình hồng Zeurere coffea (Neitner)
+ Mọt đục cành Xyleborus morstatti (Hag)
+ Mọt đục quả cà phê Stephanoderes hanpei (Fer) và 9 loài khác thường xuyên xuất hiện nhưng gây hại không đáng kể.
Các loài sâu hại chủ yếu thường gặp trên các vườn cà phê ở Việt Nam gồm có 22 loài. Trong đó sâu hại phổ biến ở rễ 4 loài, sâu hại chủ yếu ở thân, cành 6 loài, sâu hại chủ yếu ở lá 9 loài, sâu hại chủ yếu ở chùm quả 3 loài, (Vũ Khắc Nhượng và Đoàn Triệu Nhạn, 1989) [27].
Kết quả điều tra nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê chè, ở một số vùng miền bắc nước ta trong 5 năm 1990 - 1994) đã thu thập được 23 loài côn trùng và nhện hại, trong đó có 4 loài hại thân, 2 loài hại cành, 2 loài hại cây con và 12 loài hại lá. Trong số đó có 15 loài thường xuyên có mặt trên vườn cà phê (Trần Huy Thọ và CTV, 1995) [39].
Thành phần sâu hại cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc năm 2000 đã thu thập và định loại được 24 loài sâu hại cà phê chè, trong đó có 3 loài hại thân, 1 loài hại gốc, 2 loài hại cành, 2 loài hại cây con, 1 loại hại quả và 15 loài hại lá. Có 4 loài thường xuyên có mặt trên vườn cà phê và gây thiệt hại có ý nghĩa kinh tế quan trọng đó là sâu đục thân, sâu tiện vỏ và một số loài rệp (rệp sáp giả, rệp nâu mềm, ngoài ra ở một số vùng mọt đục hạt cà phê có mật độ và tỷ lệ hại rất cao (Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm, 2000) [50].
Đối với Vùng Tây Nguyên, kết quả điều tra dịch hại cà phê trong 3 năm (1996 - 1998) của Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đã phát hiện 29 loài dịch hại, gồm 12 loài côn trùng, 14 loài nấm, 2 loài tuyến trùng và một hiện tượng vàng lá sinh lý. Những loài rất phổ biến thường gặp bao gồm: rệp vẩy xanh, rệp sáp, mọt đục cành, sâu đỏ đục thân, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm mắt cua và hiện tượng vàng lá sinh lý…(Đoàn Công Đỉnh, 1999) [12].
Tại Gia Lai, trong số hơn 10 loài sâu bệnh có tới 5 loài gây thiệt hại đáng kể là: Rệp sáp hại chùm quả, bệnh lở cổ rễ, bệnh thối rễ tơ, bệnh gỉ sắt. Trong nhóm rệp sáp hại chùm quả đã ghi nhận được 2 loài là: Planococcus citri và Pseudomonas adoridum có hai tua cuốn thân dài bằng chiều dài cả thân rệp (Vũ Khắc Nhượng và CTV, 1999) [26].
Kết quả điều tra và thu thập thành phần sâu hại cà phê ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên phát hiện có 12 loài thuộc 5 bộ đó là: Bộ cánh cứng Coleoptera (5 loài), bộ cánh vẩy Lepidoptera (3 loài), bộ cánh đều Homoptera (2 loài), bộ cánh thẳng Orthoptera (1 loài) và bộ cánh nửa Hemiptera (1 loài), (Viện Bảo vệ thực vật, 1999) [48].
Phan Quốc Sủng (1995) [33] khi nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê chủ yếu ở Việt Nam đã nhận xét: Đối tượng sâu hại cà phê khá phong phú, song gây hại chủ yếu gồm 13 loài. Những sâu hại phổ biến bao gồm: Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, mọt đục cành, mọt đục quả, rệp sáp và sâu đục thân.
Nhìn chung, thành phần sâu hại cà phê rất phong phú, dao động từ 12 - 24 loài, tập chung chủ yếu là, sâu đục thân, mọt đục cành, mọt đục quả, và đặc biệt là các loài rệp sáp. Đây là những loài sâu hại chủ yếu, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển cây cà phê ở hầu hết các giai đoạn.
2.2.3 Tác hại của một số sâu hại chính trên cà phê
Về tác hại của một số sâu hại chính trên cà phê cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tập chung vào các đối tượng gây hại đáng kể như: sâu đục thân, rệp sáp, mọc đục cành, mọt đục quả, sâu tiện vỏ.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm (2000) [50] khi nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc cho biết: Trưởng thành sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chev) hoạt động trong biên độ nhiệt độ từ 25 - 36oC. Phát sinh 2 đợt chính, đợt 1 vào tháng 4 - 5, đợt 2 vào tháng 9 - 10, đỉnh cao sâu non vào tháng 6 - 7. Phan Quốc Sủng (1995) [32] có nhận xét: Sâu hồng (Zeuzera coffea Nietner) thường đục vào thân hay cành cà phê vối trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, sâu đục thân mình trắng phá hại cà phê chè một cách nghiêm trọng mang tính huỷ diệt, nếu thiếu các biện pháp phòng trừ tích cực. Tác hại của sâu này ở phía Bắc nặng hơn ở phía Nam.
Cà phê chè từ năm thứ 4 trở đi tỷ lệ cây bị đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chev (sâu Bore) hại đạt xấp xỉ 30% và càng những năm về sau số cây bị hại tăng càng nhiều, dẫn đến hậu quả chưa hết chu kỳ kinh doanh thì tỷ lệ bị hại đã đạt tới 80%, cũng theo tác giả dẫn chứng về kết quả điều tra của trạm nghiên cứu Phủ Quỳ tác hại do sâu Bore gây ra ở năm thứ 6 biến động từ 39,6 - 100% (Nguyễn Văn Hành và CTV, 1999) [16]. Kết quả theo dõi ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy việc sử dụng giống Catimor với mật độ dày trên 5000 cây/ha đã phần nào giảm được tác hại của sâu Bore (Hoàng Thanh Tiệm, 1999) [34].
Sâu tiện vỏ Dihammus cervinus Hope ghi nhận ở nhiều vùng trồng cà phê chè như Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Tại Sơn La, vẫn là sâu hại chủ yếu, thường xuyên phát sinh thành dịch gây hại nặng cho cà phê chè tập trung ở thời kỳ đầu từ 1 đến 3 năm tuổi. vũ hoá từ giữa tháng 3 kết thúc vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Sâu non phá hoại từ tháng 4 năm trước đến tháng 5 năm sau (1 lứa/năm). Cà phê năm thứ hai đã bị hại 20 - 26% số cây. Đây là loài sâu hại nguy hiểm nhất cho các vườn cà phê chè ở các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, (Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm, 2000) [50].
Võ Chấp (1991) [6] nghiên cứu về mọt đục cành cà phê trong 3 năm 1989 - 1991) tại Đak Lak đã kết luận: Mọt đục cành (Xyleborus morstatti Hazed) phá hại cà phê chủ yếu trong mùa khô, nặng nhất vào tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau. Một vòng đời của mọt đục cành kéo dài từ 34 - 44 ngày, trung bình có 24,2 con/tổ do đó khả năng lây lan rất nhanh trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Về tác hại của mọt đục cành cà phê (Xyleborus morstatti H.) trong 3 năm (1965 - 1967) trên nhiều nông trường cà phê ở miền Bắc đặc biệt là hai nông trường Sông Lô và Phú Hộ, cà phê bị mọt phá hại nghiêm trọng, nhiều vườn bị chết khô 2/3 số cành, sản lượng giảm trên 50%, (Nguyễn Sỹ Nghị, 1982) [24]. Đối với mọt đục cành (Xyleborus morstatti H.) chúng phá hại mạnh nhất là cành cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, hại ở cà phê Vối mạnh hơn cà phê Chè và cà phê Mít, mọt phá hại mạnh nhất trong mùa khô và trong những vườn cây rậm rạp, (Theo Vũ Cao Thái 1999) [35].
Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Feniere) cũng là một trong những đối tượng gây hại khá nghiêm trọng. Mọt đục quả là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời của nó kéo dài dao động từ 43 – 54 ngày (Ung Đoàn Hùng, 1987) [18].
Nhiều vườn cà phê Vối ở Tây Nguyên bị mọt đục quả tới 60 - 70 %, có quả chứa tới 72 con mọt như Nông trường Ea Tiêu - Dak Lak (Nguyễn Sỹ Nghị, 1982)[25]. Mọt đục quả là sâu hại chính của cà phê ở Dak Lak, tỷ lệ quả bị hại còn lên đến 50% ở một vài vùng nhỏ trong một số tháng trong năm và mọt có thể lưu chuyển quanh năm trên đồng ruộng (Võ Chấp và CTV, 1991)[7].
Các quả cà phê bị hại bởi mọt đục quả làm cho các hạt bị thủng và bị đánh lỗi “hạt bị sâu” theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4193 – 86). Theo tiêu chuẩn này, nhân bị sâu mọt đục thủng lỗ hoặc gặm nhấm xung quanh lỗi là 0,1, nhân bị đen cả bên ngoài và bên trong lỗi là 1 (Nguyễn Văn Thường, 1999) [46]. Tại Sơn La, loài mọt đục quả cũng là đối tượng gây hại nghiêm trọng đối với cà phê Chè từ năm 2002 - 2004, điển hình như xã Hua La, Chiềng Sinh năng suất cà phê giảm tới 10% (Nguyễn Đức Thuấn, 2004) [44].
Về tác hại của rệp, kết quả điều tra hằng năm tại các tỉnh phía Bắc có hàng ngàn ha cà phê chè bị nhiễm rệp nặng, đã xác định được 6 loài rệp hại cà phê chè là rệp xanh mềm, rệp vẩy, rệp sáp nâu lồi, rệp muội đen. Trong đó có 2 loài thường xuyên phát sinh và gây thành dịch phải phòng trừ, đó là: Rệp sáp giả Planococcus citri và rệp sáp nâu mềm (Parasaissetia nigra Nietner). Hai loài rệp này không chỉ hại cà phê chè mà còn hại tất cả các giống cà phê trồng phổ biến trên nhiều vùng trong cả nước. Những năm hạn hán kéo dài, tỷ lệ hại do chúng gây ra càng nặng, hại cà phê từ tuổi nhỏ đến cà phê ở giai đoạn kinh doanh. Riêng tại Sơn La, cà phê chè bị hại từ 11 - 69% số cây ở tất cả các tuổi (Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm, 2000) [50].
Rệp vảy xanh cũng là đối tượng khá nguy hiểm, chúng hại nặng trên các vườn cà phê trồng mới. Kết luận điều tra khảo sát Tây Nguyên của Trường Đại học Nông nghiệp I, loài rệp này hại phổ biến trên 30% số vườn cà phê trồng mới của các tỉnh Tây Nguyên là Dak Lak, Gia Lai và Kom Tum (Nguyễn Sỹ Nghị, 1982) [24]. Tác hại của rệp rất lớn, trên các cây cà phê bị rệp nặng, tỷ lệ quả rụng tăng nhanh ngay từ tháng 3 và tháng 4, năng suất của những cây bị hại nặng có thể giảm từ 20 - 40% so với cây không có rệp (Vũ Văn Tố, 2000) [41].
Theo Vũ Khắc Nhượng và Đoàn Triệu Nhạn (1989) [27], ước tính của các chuyên gia cà phê trong và ngoài nước thì sâu hại đã làm mất từ 10 - 50% sản lượng, do bệnh làm mất từ 30 - 70% sản lượng và cỏ dại làm mất 5 - 50% sản lượng.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu tập chung vào các đối tượng sâu hại như mọt đục cành, mọt đục quả, sâu đục thân, rệp sáp với tác hại đáng kể. Trong đó rệp sáp đã gây hại rất lớn cho cà phê tại các tỉnh phía Bắc, nhất là Sơn La.
2.2.4 Những nghiên cứu về rệp sáp hại cà phê ở Việt Nam
2.2.4.1 Phân loại rệp sáp
Về sự phân loại của rệp sáp, do tính chất gây hại nghiêm trọng và tính phổ biến của rệp sáp trên nhiều loại cây trồng khác nhau, do vậy mà rệp sáp đã trở thành đối tượng thu hút nhiều sự tham gia của các nhà phân loại.
Theo Nguyễn Thị Chắt (1999) [3] cho biết: rệp sáp hại cà phê ở nước ta có nhiều loài khác nhau, tập chung chủ yếu một số loài sau:
- Rệp sáp giả một cặp đuôi ngắn: Pseudococcus citri (Risso)
- Rệp sáp giả một cặp đuôi dài: Ferisia virgata
- Rệp sáp giả một cặp đuôi dài: Pseudococcus longspinus
- Rệp sáp giả một cặp đuôi ngắn: Pseudococcus citri (Rissocunus)
- Rệp sáp giả 4 cặp đuôi dài: Pseudococcus sp. 4.
Trần Kim Loang (1999) [21] qua quá trình theo dõi sâu hại cà phê vùng Buôn Ma Thuột nhận thấy những loại rệp hại thân, lá, quả có khả năng gây hại phổ biến cho Tây Nguyên hiện nay là:
- Rệp sáp mềm xanh: Coccus viridis (Green)
- Rệp vảy nâu: Saissetia hemispha (Eurica)
- Rệp sáp hại quả: Pseudococcus sp.
- Rệp 2 đuôi.
Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong 23 loài dịch hại có 4 loài rệp hại cà phê sau: Rệp vảy xanh (Coccus viridis Green), rệp sáp (Plannococcus sp.), rệp vảy nâu (Coccus hesperidum Linnaeus), rệp phấn trắng (Pseudococcus sp.) (Viện Bảo vệ Thực vật, 1996) [49].
Tóm lại, thành phần rệp sáp hại cà phê hiện nay rất phong phú. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra và thu thập số liệu tại Chi cục Bảo vệ thực vật Sơn La chúng tôi nhận thấy rằng loài rệp sáp mềm nâu (C. hesperidum L.) là loài gây hại rất phổ biến, chiếm hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh, chúng gây hại nghiêm trọng cho cà phê Sơn La, và là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
2.2.4.2 Đặc điểm hình thái của rệp sáp
Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus. thuộc họ rệp sáp mềm Coccidae, bộ Homoptera, hình thái cấu tạo chung của họ Coccidae là: Kích thước cơ thể từ 3 - 9mm, hình quả trứng hoặc hơi tròn. Hai bên cơ thể có thể đối xứng hoặc không. Lớp sáp phủ trên cơ thể các loài rệp. Cơ thể chia đốt không rõ ràng ,đầu, ngực, bụng thường hợp lại làm một. Râu đầu có 6 - 8 đốt. Mắt nhỏ, bụng không có lỗ thở. Cuối bụng có một khe nẻ ở phía mông rất rõ cho nên họ rệp này còn có tên là rệp sáp nẻ mông. Con đực có một đôi cánh, râu đầu có 10 đốt. Mắt đơn (4 - 12 mắt), cuối bụng có hai sợi lông hình roi trắng (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [42].
Vũ Quang Giảng (2001) [15] nghiên cứu về rệp sáp nâu Parasaissetia nigra Nietner cũng thuộc họ rệp sáp mềm Coccidae, bộ Homoptera, tại Sơn La cho biết: Pha trứng của rệp sáp nâu này có hình oval, trứng mới đẻ có màu trong suốt, dài 0,23 - 0,28, rộng 0,16 - 0,22 mm. Pha rệp non lúc mới nỏ có hình oval, phía bụng hơi thon, râu đâu rất phát triển, có một đôi mắt đen lộ rõ. Pha trưởng thành có hình oval lồi, râu và mắt thoái hoá, chân kém phát triển co lại dưới phần bụng, lưng màu nâu sẫm, nhẵn và bóng.
Theo nghiên cứu của Saing Sophath (2004) [30] thì rệp sáp mềm nâu C. Hesperidum còn có tên gọi khác: Lecanium hesperidum L. (1840), Calymmantus hesperidum (Costa) (1835), Calupticus hesperidum (1858), Lecanium lauri (1867). Hình thái cấu tạo: Cơ thể con cái dài 2,5 – 3,5 mm; rộng 2 – 2,5 mm; hình bầu dục không đều, trước hẹp sau mở rộng dần, hình dạng cơ thể màu vàng nhạt, giai đoạn sâu non màu rất nhạt, hơi trong suốt, rệp càng lớn màu sắc cơ thể cành đậm, nâu hay nâu vàng. Cơ thể cũng lồi cao dần lên, chính giữa lưng có đường nổi rõ ràng và gồ cao, màu sắc cũng tối hơn. Hai đôi lỗ thở có xu hướng lệch về phía trước cơ thể, có những sợi sáp màu trắng hơi thò ra ngoài. ở phía lưng trên vị trí của lỗ thở có vệt tối chạy về phía trung tâm của lưng. Râu đầu có 7 đốt. Nắp che lỗ hậu môn có hình tam giác và sẫm màu.
2.2.4.3 Đặc điểm sinh học của rệp sáp
Rệp sáp mềm nâu C. hesperidum là loài sinh sản đơn tính tự chọn toàn cái. Dạng sinh sản này có đặc điểm: những quả trứng được thụ tinh sẽ nở ra rệp cái và rệp đực, còn những trứng không được thụ tinh lại chỉ nở ra toàn rệp cái (Nguyễn Viết Tùng, 2008) [43].
Vũ Quang Giảng (2001) [15] cho biết: Tiềm năng sinh sản của rệp sáp nâu Parasaissetia nigra Nietner tương đối nhiều, mỗi rệp trưởng thành có 91 - 331 quả trứng. Vòng đời của rệp trên môi trường nuôi cấy (cây cà phê) là tương đối dài, dao động từ 53 đến 78 ngày. Thời gian sống của trưởng thành từ khi bắt đầu đẻ đến chết sinh lý dao động từ 12 - 24 ngày.
Rệp sáp nâu Parasaissetia nigra Nietner thường xuyên phát sinh thành dịch trên diện rộng nên cần phải phòng trừ. Một rệp cái có khả năng đẻ từ 75 - 115 trứng. Vòng đời từ 28 - 35 ngày trong vụ hè (từ tháng 5 đến tháng 9) ở nhiệt độ nuôi trung bình 27,5 - 29,2 0C và ẩm độ trung bình 78 – 82%. Rệp mềm nâu có đỉnh cao gây hại từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Tỷ lệ cây bị hại từ 22 - 57% (Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm, 2000) [50].
Theo Trần Kim Loang (1999) [21], quá trình theo dõi sâu hại cà phê vùng Buôn Ma Thuột nhận thấy: Vòng đời của rệp vảy xanh (Coccus viridis Green): 42 - 57 ngày, vòng đời của rệp sáp: 30 ngày, một con trưởng thành có thể đẻ 500 trứng. Giai đoạn từ trứng đến sâu non chỉ từ 5 - 7 ngày.
2.2.4.4 Tập quán sinh sống và gây hại của rệp sáp
Rệp sáp có thể gây hại trên nhiều bộ phận khác nhau của cây cà phê như ở cuống quả, chùm quả, chùm hoa, các phần non của cây và ở cả bộ rễ. Khi rệp sáp gây hại trên chùm quả thì quả bị khô héo và có hiện tượng rụng non, nếu rệp sáp gây hại ở bộ rễ thì sau đó có sự xâm nhập tiếp theo của các nấm ký sinh, dẫn đến cây sinh trưởng còi cọc, lá bị vàng dần, nếu bị nặng cây sẽ chết (Phan Quốc Sủng, 1995 [33]; Đoàn Công Đỉnh và CTV, 1999) [12]
Rệp sáp hại quả bắt đầu đẻ trứng vào đầu mùa hè ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa hè sinh sản rất nhiều, làm quả non bị rụng. Nơi nào có rệp thì sau đó nấm muội đen phát triển nhiều. Rệp sáp hại rễ sinh sống ở quanh rễ, dưới đất, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại vàng héo rồi chết (Vũ Khắc Nhượng và Đoàn Triệu Nhạn, 1989) [27].
Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm (2000) [50] cho biết: Loài rệp sáp nâu (Parasaissetia nigra Nietner) không chỉ hại cà phê chè mà còn hại tất cả các giống cà phê trồng phổ biến trên nhiều vùng trong cả nước. Những năm hạn hán kéo dài, tỷ lệ hại do chúng gây ra càng nặng. Chúng hại trên tất cả các tuổi cây. Tại Sơn La, cà phê chè bị hại từ 11 - 69% số cây ở tất cả các tuổi. Khi cây bị hại ở mức độ cấp 4 sẽ làm giảm đến 66% năng suất. Có thể nói khi có mật độ cao, thiệt hại do chúng gây ra là rất lớn, chúng không chỉ làm giảm năng suất cà phê ngay trong thời gian đó, mà còn ảnh hưởng đến năng suất cho cả những năm sau.
2.2.4.5 Biến động số lượng của rệp sáp
Rệp sáp Pseudococcus citri Risso hại quả cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên phát triển mạnh trong mùa khô, đỉnh cao vào cuối mùa khô (tháng 4) và giảm nhanh vào mùa mưa, trên các cây bị rệp sáp hại nặng tỷ lệ quả rụng tăng nhanh ngay từ tháng 3, tháng 4, năng suất có thể giảm từ 20 - 40% so với cây không bị rệp sáp (Vũ Văn Tố, 2000) [41].
Theo Vũ Khắc Nhượng (1999) [26] nghiên cứu về rệp sáp hại cà phê ở Gia Lai có nhận xét là từ tháng 2 đến tháng 7 là thời gian thích hợp cho rệp sáp phát triển và sinh sản mạnh, còn từ tháng 8 đến tháng 10 do mưa nhiều, liên tục nên rệp sáp ít đẻ và đẻ ít trứng, dẫn đến tỷ lệ rệp trên đồng ruộng lúc này giảm xuống rất rõ. Rệp phát triển và sinh sản mạnh nhất ở nhiệt độ bình quân từ 20 - 250C và thời tiết có nắng mưa xen kẽ. Trong khi đó Nguyễn Thị Chắt (1999) [2] cho rằng rệp sáp ưa ẩm độ cao, vào mùa khô, mật độ rệp sáp trên các đọt non, lá, hoa, quả giảm nhiều. Trong năm rệp sáp phát triển 7 - 8 lứa.
Rệp vảy xanh và vảy nâu thường xuất hiện quanh năm. Rệp hại quả thường xuất hiện từ sau khi ra hoa cho đến hết thời gian thu hoạch, thường gây hại nặng trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa (Trần Kim Loang, 1999) [21].
Rệp sáp nâu (Parasaissetia nigra Nietner) thường phát triển mạnh trong mùa hè, khi nhiệt độ và ẩm độ tăng cao. Chúng Thường đạt đỉnh cao vào các tháng 6, 7, 8, sau đó giảm dần vào các tháng mùa đông khô lạnh (Vũ Quang Giảng, 2001) [15].
Như vậy, đến nay chưa có kết quả nghiên cứu nào về diễn biến số lượng loài rệp sáp mềm nâu (C. hesperidum).
2.2.4.6. Phân bố, ký chủ của rệp sáp
Về sự phân bố và ký chủ theo các tài liệu trong nước và ngoài nước đều cho biết rệp sáp là loài côn trùng đa thực, phân bố rộng. Đây là loài sâu hại phổ biến trên các vườn cà phê Việt Nam.
Vũ Văn Tố (2000) [41], tham khảo tài liệu trong nước cho biết: ở miền Bắc nước ta rệp sáp phân bố ở hầu hết các vùng đồng bằng, trung du, và một số tỉnh miền núi như Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Sơn La; Còn ở Tây Nguyên đã phát hiện thấy rệp sáp gây hại trên cà phê, sắn, khoai lang, các loại đậu lạc, đào lộn hột, cỏ trinh nữ và nhiều loài cỏ dại khác; Riêng tại tỉnh Sơn La rệp sáp xuất hiện và gây hại trên các giống hiện có trồng ở Sơn La: Catura, Catimo, Bourbon.
Vũ Quang Giảng (2008) [14] nghiên cứu về sự phân bố của loài rệp sáp mềm nâu C. hesperidum trên cà phê kết luận rằng: rệp sáp mềm nâu chủ yếu tập trung ở tầng giữa và tầng ngọn của tán cây, loài này thường định vị gây hại nhiều ở những bộ phận còn non, chưa hoá gỗ, như cành bánh tẻ, chồi vượt. Chúng tập hợp nhiều ở phần ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như mặt dưới của cành. Trong điều kiện khô lạnh, rệp sáp mềm nâu thường trú ngụ trên các chồi vượt trong tán và một phần trên các cành cà phê.
Về ký chủ của rệp sáp, Phạm Văn Biên (1989) [1] cho rằng: ngoài cây cà phê ra, rệp sáp Pseudococcus citri còn gây hại trên nhiều loại cây như; hồ tiêu, nho, cam, khoai tây…Theo Vũ Tố (2000) [41] nghiên cứu về ký chủ của rệp sáp Pseudococcus citri cũng cho rằng: ngoài cây cà phê rệp sáp còn gây hại trên nhiều cây trồng và cỏ dại như: Ngọc lan, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, dứa, xoài, ca cao, hồ tiêu, đu đủ, bí đỏ, mía, khoai lang, đào lộn hột, bơ, đậu lạc, muồng hoa vàng, sắn, cam, dâu, khoai tây, cỏ gấu, cây mắc cỡ, ngải cứu.
Nhìn chung, có ít tài liệu nghiên cứu về rệp sáp mềm nâu (C. hesperidum) gây hại trên cà phê chè. Vì vậy, việc nghiên cứu về loài rệp hại nghiêm trọng này là cần thiết.
2.2.5 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rệp sáp và các biện pháp phòng trừ rệp hại cà phê
2.2.5.1 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rệp sáp
Rệp sáp phát sinh, phát triển, gây hại phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện sinh thái như: thiên địch, giống cà phê, điều kiện đất đai, kỹ thuật canh tác, cây che bóng và biện pháp phòng trừ. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rệp sáp tại Việt Nam.
Vai trò của kẻ thù tự nhiên là rất quan trọng, là cơ sở cho biện pháp phòng trừ sinh học các loài rệp sáp. Phan Quốc Sủng (1995) [32] trong quá trình theo dõi rệp vảy xanh Coccus viridis Green đã phát hiện ở nơi nào xuất hiện rệp vảy xanh là nơi đó có một loài bọ rùa ăn rệp. Theo dõi khả năng ăn bọ rùa trong phòng thí nghiệm thấy chúng có thể ăn từ 4,1 - 6,8 rệp/ ngày. Ngoài ra trên đồng ruộng còn xuất hiện một loài bướm ăn rệp hiện nay chưa định danh. Bước đầu khảo sát khả năng ăn thịt rệp của bướm này là 3,3 - 5,3 rệp/ngày. Trên rệp vảy xanh còn có một số loài ong ký sinh chưa được định danh cụ thể. Theo dõi tỷ lệ ong ký sinh trên đồng rưộng bằng phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên, tuỳ từng thời gian cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ ong ký sinh biến động từ 0,8 - 35%.
Bọ rùa thường đẻ trứng vào các đám rệp, ít khi bọ rùa đẻ nhiều trứng một chỗ; khả năng đẻ trứng của bọ rùa thường rất nhiều; thông thường một bọ rùa cái có thể đẻ từ 200 - 300 trứng; bọ rùa ăn thịt có thời gian sống khá lâu, thường từ 3 - 7 tháng; sâu non ít hoạt động nhưng cũng có khả năng tìm rệp để ăn thịt, sâu non tuổi lớn có thể ăn hết 12 - 25 túi trứng trong một ngày, chúng cũng có thể ăn từ 200 - 300 rệp con hay 60 rệp trưởng thành trong một ngày (Đoàn Công Đỉnh, 1999) [12].
Một ngày bọ rùa đỏ Chilocorus ribidus có thể ăn từ 4 - 6 rệp trưởng thành. Vòng đời của bọ rùa đỏ biến động từ 35 - 58 ngày, trung bình 45 ngày. Thời gian sống của bọ rùa đỏ trưởng thành khi nuôi trong phòng trung bình 79,4 ngày, ngắn nhất 46 ngày, có con sống đến 110 ngày (Ung Đoàn Hùng, 1987) [18].
Đối với 2 loài rệp muội Toxoptera aurantii Fonse và Aphis coffea N., thường bị kẻ thù tự nhiên tiêu diệt, trong đó có hai loại bọ rùa là bọ rùa vàng và bọ rùa đỏ thuộc họ Coccinelidae; cả trưởng thành và ấu trùng của hai loài bọ rùa này đều ăn rệp, mỗi ngày một bọ rùa có thể ăn từ 5 - 7 rệp. Đối với rệp vảy nâu Saissetia hemispharica có loài kẻ thù tự nhiên là bọ cánh cứng Exochomus quadripustulatus và nấm Cephalos poriumlecani (Vũ Khắc Nhượng, 2000) [28].
Theo Nguyễn Anh Diệp (1998) [11] thì bọ rùa đỏ Chilocoris chinensia còn ăn cả rệp sáp xanh nhưng mật độ thấp. Ngoài bọ rùa đỏ còn gặp ấu trùng của bướm Eublemma sp. có thể ăn từ 15 - 25 rệp sáp xanh/ngày.
Bọ rùa hồng khá phổ biến trên cà phê, cả ấu trùng và trưởng thành đều ăn rệp sáp mềm xanh với số lượng nhiều. Cơ thể bọ rùa hồng màu hồng hay màu đỏ nhạt, hình trứng ngắn hoặc gần tròn gồ vùa phải, nhiều lông trắng nhỏ. ấu trùng màu vàng nhạt, hình hạt đậu, có nhiều gai. Trứng màu trắng xám, hình bầu dục, trứng được đẻ tập trung thành từng đám dưới mặt lá. Trung bình bọ rùa hồng trưởng thành ăn 7,0 ± 0,9 rệp/ngày, ấu trùng bọ rùa hồng ăn hết 5,3 ± 1 rệp/ngày (Nguyễn Huy Phát, 2000) [29].
Vũ Văn Tố (2000) [41] nhận xét: có 4 loài côn trùng ăn rệp sáp, trong đó có 3 loài bọ rùa thuộc họ Coccinenlidae là: Bọ rùa đỏ Rodolia sp., bọ rùa nhỏ Cryptogonus horishamus Ohta, bọ rùa nhỏ hai chấm. Scymnus sp. và một loài thuộc họ chuồn chuồn cỏ Chrysopidae là bọ mắt nâu Chrysopa sp. Trong tất cả các loài bọ rùa thì phổ biến nhất là loài bọ rùa nhỏ 2 chấm Scymnus sp sau đó đến bọ rùa nhỏ Cryptogonus horishamus. Khả năng ăn rệp của bọ rùa đỏ Rodolia sp. đạt 5,6 rệp trưởng thành/ngày, còn bọ rùa nhỏ Cryptogonus horishamus và Scymnus sp tiêu thụ tương ứng là 1,9 - 2,1 rệp trưởng thành/ngày, bọ mắt nâu tiêu thụ 3,2 rệp trưởng thành/ngày.
Theo Vũ Thị Nga và Nguyễn Thị Chắt (2003) [23], thành phần loài thiên địch của rệp sáp bao gồm: bọ rùa, ong ký sinh, bọ đuôi kìm, sâu ăn rệp sáp, Eublemma amabilis Moore, bọ cánh cứng và nấm Cephalosporium Lecanii. Trong đó, bọ đuôi kìm Ebovellia Stali có một đôi càng sau hình cái kẹp dùng để tự vệ, bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng ở đỉnh râu, khả năng ăn rệp 4 - 5 cá thể rệp/ngày.
Cũng theo Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt (2003) [23] khi nghiên cứu bước đầu về sâu ăn rệp sáp Eublemma amabilis Moore (Lep: Noctuidae) cho biết: Ấu trùng của sâu ăn rệp sáp có thể tấn công nhiều loại rệp sáp. trong vòng 24 giờ, một ấu trùng tuổi cuối trung bình có thể ăn được 11,9 cá thể rệp sáp loài Planococcus lilacilus hoặc 7,4 cá thể rệp sáp loài Dysmicoccus brevipes. Khi nuôi ỏ 27,5 - 28,20C và 83,8 - 85,6%, với thức ăn là Planococcus lilacilus. Sâu ăn rệp sáp Eublemma amabilis vòng đời biến động từ 45,4 đến 50,7 ngày; trưởng thành có tuổi thọ trung bình 7,3 - 8,9 ngày; trưởng thành cái có khả năng đẻ trứng không cao (95,1 - 111,3 trứng).
Về khả năng ăn rệp sáp giả gây hại gốc cà phê của bọ rùa cam thì Nguyễn Thị Chắt và CTV (2001) [4] có nhận xét: Bọ rùa cam Chilococcus sp. có thể vừa ăn rệp sáp giả Pseudococcus citri Risso vừa ăn rệp vảy mềm xanh Coccus viridis Green. Một ngày, thành trùng bọ rùa cam ăn 2,0 - 2,4 thành trùng và 12,2 - 12,4 ấu trùng rệp sáp giả hoặc 4,6 - 4,8 thành trùng và 17,6 - 18,6 ấu trùng rệp vảy mềm xanh.
Ngoài thiên địch của rệp ra, một số biện pháp canh tác kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến rệp hại cà phê. Vũ Quang Giảng (2001) [15], cho biết: tỷ lệ cây bị rệp sáp nâu Parasaissetia nigra ._.ến tỷ lệ hại và mức độ hại của rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum thấp nhất vào tháng 1 (TLR 5,01%, CSR 3,05%), sau đó tăng dần và đạt đỉnh cao vào cuối tháng 6 (TLR 59,90%, CSR 40,07). Vườn cây cà phê tuổi 2, 3 rệp gây hại nhiều nhất, các vườn cà phê có cây che bóng (cây nhãn) bị rệp hại cao hơn vườn không có cây che bóng. Những nương thung lũng bị rệp hại cao hơn so với nương dốc và bằng phẳng. Sườn Bắc có TLR cao nhất.
4. Thành phần thiên địch của rệp sáp mềm nâu C. hesperidum có 8 loài, thuộc 3 bộ. Trong đó bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fabricius và Rodolia sp. mức độ phổ biến cao, có tác dụng lớn để hạn chế số lượng rệp.
5. Trong các loại thuốc thí nghiệm thì thuốc Supracide 40EC 0,25% đạt hiệu lực cao nhất (91,07%), nên tiếp tục dùng để phun trừ rệp sáp mềm nâu; ngoài ra có thể dùng thêm thuốc Marshal 200Sc (0,25%) hiệu lực 82,53%, Dragon 85EC (0,125%) hiệu lực 79,65% để trừ loài rệp này. Thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf SH – 01 hiệu lực ở mức trung bình thấp (45,31 – 48,33%). Hiệu lực thuốc đạt cao nhất sau phun 15 ngày ở nồng độ 4%, 5%.
5.2 Đề nghị
1. Trong quá trình điều tra, phòng trừ rệp sáp mềm nâu C. hesperidum cần tập chung điều tra vào tầng giữa và tầng ngọn của cây cà phê, ở mặt dưới của cành bánh tẻ, phun thuốc ngửa tay để thuốc tiếp xúc với mặt dưới của cành. Tại các vườn cà phê tuổi 2, tuổi 3, các vườn có cây che bóng (cây nhãn), các vườn hướng Bắc, và các nương thung lũng cần tập chung phòng trừ rệp sáp mềm nâu.
2. Có thể sử dụng 3 thuốc hoá học: Supracide 40EC 0,25%, Marshal 200Sc (0,25%), Dragon 85EC (0,125%) để trừ rệp. Cần phun vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 khi tỷ lệ hại nhỏ hơn ngưỡng kinh tế. Vào các tháng 1, 2, 3 cây cà phê chưa ra hoa, tỷ lệ hại và chỉ số hại còn thấp nên có thể phun Anisaf SH – 01 (4% hoặc 5%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Phạm Văn Biên (1989), Phòng trừ sâu bệnh hại tiêu, NXB Nông nghiệp.
Nguyễn Thị Chắt (1999). Cà phê sâu bệnh, cỏ dại và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp.
Nguyễn Thị Chắt (1999), Một số sâu hại chính trên cà phê, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tr 17-19.
Nguyễn Thị Chắt và CTV (2001), “Rệp sáp hại cà phê và biện pháp phòng trị chúng trên địa bàn một số tỉnh phía Nam và Tây Nghuyên”, Kỷ yếu hội nghị khoa học chuyên ngành BVTV phục vụ chương trình chuyển đổi cơ câu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên - Vũng Tàu, 2001.
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VI (1997), “Tìm hiểu ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh, phát triển và tác hại của mọt đục quả cà phê”, Báo cáo khoa học, tr 14.
Võ Chấp và CTV (1991), Điều tra nghiên cứu mọt đục cành cà phê vùng Buôn Ma Thuật Dak Lak giai đoạn 1989 – 1999, Viện Nghiên cứu Cà phê, Tr 382 - 402.
Võ Chấp và CTV (1991), Điều tra nghiên cứu mọt đục quả (Hypothenemus hampie) vùng Buôn Ma Thuột Dak Lak giai đoạn 1979- 1983 và giai đoạn 1990 – 1991, Viện Nghiên cứu Cà phê, Tr 404 - 427.
Võ Chấp (1997), Nghiên cứu vai trò của một số biện pháp ký thuật đối với cây cà phê tại Dak Lak đến rệp sáp hại rễ và biện pháp phòng trừ bằng hóa học, Luận văn thạc sỹ Nông Nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Kiên Cường (2009), “Sơn La khởi công tổ hợp nhà máy chế biến nông sản”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, số 114 ngày 9-6-2009, tr 2.
Đường Hồng Dật, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Thị Sâm (1978). (dịch), Những nghiên cứu về Bảo vệ thực vật, NXB Khoa học - kỹ thuật.
Nguyễn Anh Diệp (1998), Rệp sáp xanh hại cà phê ở Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ, Thông tin BVTV số 2/1998.
Đoàn Công Đỉnh (1999), “Tổng kết điều tra dịch hại cà phê ở Tây Nguyên trong 3 năm 1996 - 1998”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 1/1999, tr 29.
Nguyễn Văn Đĩnh (2007), Giáo trình Biện pháp sinh học bảo vệ thực vật, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Vũ Quang Giảng (2008), Sự phân bố của rệp sáp mềm nâu (Coccus hesperidum L.) trên cây cà phê chè và hiệu lực của một số thuốc hóa học, Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6/2008, tr 540.
Vũ Quang Giảng (2001), Nghiên cứu rệp sáp nâu Parasaissetia nigra Nietner hại cà phê và biện pháp phòng trừ bắng hóa học, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Hành và CTV (1999), “Một vài suy nghĩ về hướng phòng trừ sâu Bore (Xylotrechus quadripes Chev) hại cà phê”, Tạp chí BVTV số 5/1999, tr 8 – 9.
Quế Thanh Hiền (1987), Nghiên cứu hoàn chỉnh biện pháp phòng trừ sâu đục thân cà phê vùng Phủ Qùy (Nghệ An), Báo cáo tổng kết chương trình tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, tr 81 – 87.
Ung Đoan Hùng, (1998), Điều tra nghiên cứu mọt đục quả cà phê Hypothenemus hampei và rệp vảy xanh Coccus spp. ở Buôn Ma Thuột 1974 – 1983, Báo cáo tổng kết chương trình tiến bộ kỹ thuật và công nghiệp thực phẩm.
Lê Quang Hưng (1999), Kỹ thuật trồng và thu hoạch cà phê xuất khẩu, NXB Giáo dục.
Phạn Văn Lầm (dịch), “Biological control in Agricultural IPM System, Acad. Press Inc. 1985”, pp: 3 – 2.
Trần Kim Loang (1999), Sâu bệnh hại cà phê và biện pháp phòng trừ, Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Đức Luyện (1999), Thông tin khoa học công nghệ và môi trường Dak Lak số 3 + 4/1999, tr 42 – 43.
Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt (2004), Kết quả nghiên cứu bước đầu về sâu ăn rệp sáp Eublemma amabilis Moore (Lep: Noctuidae), truy cập ngày 12-7-2009, từ trang website
Nguyễn Sỹ Nghị và CTV (1996), Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Đoàn Triệu Nhạn, Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng (1999), Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội
Vũ Khắc Nhượng và CTV (1999), “Một số loài sâu hại cà phê ở Gia Lai”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 1/1999, tr 24.
Vũ Khắc Nhượng và Đoàn Triệu Nhạn (1989), Sâu bệnh và cỏ dại trên vườn cà phê Việt Nam, tr 107.
Vũ Khắc Nhượng (2000), Một số sâu hại cà phê và biện pháp phòng trừ, Báo Nông nghiệp Việt Nam số 63 ngày 7-5-2000, tr11.
Nguyễn Huy Phát (2000), Sâu hại cà phê và kẻ thù tự nhiên (côn trùng ký sinh, côn trùng, nhện bắt mồi ăn thịt) sâu hại chính cà phê ở Buôn Ma Thuột Dak Lak, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Saing Sophath (2004), Nghiên cứu thành phần rệp hại bưởi (Citrus Grandis L.) và thiên địch của chúng vụ xuân hè 2004 tại Gia Lâm Hà Nội, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Phan Quốc Sủng và Lê Đình Sơn (1987), Kết quả dự hội nghị khoa học cà phê quốc tế lần thứ 13 tại Thụy Sỹ và tham quan khảo sát về cà phê tại Ấn Độ, Thông tin cà phê - ca cao số 5/1987, tr 3 - 16.
Phan Quốc Sủng (1995a), “Những sâu hại chủ yếu ở cà phê Việt Nam và biện pháp phong trừ đối với sâu đục thân (Xylotrechus quadripes Chev)”, Viện Nghiên cứu Cà phê, Kỷ yếu 10 năm nghiên cứu khoa học (1983 – 1993), tr 441.
Phan Quốc Sủng (1995b), Kỹ thuật trồng chăm sóc và chế biến cà phê, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Hoàng Thanh Tiệm (1999) Công tác cải tiến giống cà phê Chè, NXB Nông Nghiệp TP HCM.
Vũ Cao Thái (2000), Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê, NXB Nông nghiệp.
Vũ Cao Thái (1999), Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê, NXB Nông nghiệp. TP HCM.
Trần Huy Thọ và cộng tác viên (1999), Kết quả nghiên cứu sâu hại cà phê ở một số vùng miền Bắc nước ta và biện pháp phòng trừ (1990 -1994), Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV 1990 - 1995, tr 54 - 60.
Trần Huy Thọ, Trương Văn Hàm, Phạm Thị Vượng (2002), Kết quả nghiên cứu và ứng dụng một số biện pháp mới trong phòng trừ sâu hại cà phê chè tại Sơn La, Tuyển tập công tình nghiên cứu BVTV 2000 – 2002, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr 28-32.
Trần Huy Thọ và CTV (1995), Kết quả nghiên cứu sâu hại cà phê ở một số vùng miền Bắc nước ta và biện pháp phòng trừ, Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV 1990 - 1995, tr 54 – 60.
Phan Huy Thông, (2009), “Một số giải pháp phát triển cà phê bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới” truy cập ngày 6-7-2009, từ trang website
Vũ Văn Tố (2000), Nghiên cứu rệp sáp Pseudococcus citri Risso hại quả cà phê và biện pháp phòng trừ bằng hoá học tại tỉnh Đak Lak và Gia Lai, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, 2000, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Viết Tùng (2006), Giáo trình Côn trùng học đại cương, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Viết Tùng (2008), Những điều kỳ lạ về sinh sản ở côn trùng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
Nguyễn Đức Thuấn (2004), Nghiên cứu thành phần sâu hại cà phê chè; đặc điểm hình thái, sinh vật học, biến động số lượng của mọt đục quả Stephanoderes hampei và biện pháp phòng trừ chúng tại Sơn La, Luận văn thạc Sỹ Nông Nghiệp, tr 19 – 21.
Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì, Tổng công ty Cà Phê Việt Nam (2004), Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê chè, NXB Lao động – Xã hội.
Trường trung học kỹ thuật nông nghiệp Trung ương (1998), Giáo trình Bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội 1998.
Viện bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập 1, NXB Nông nghiệp.
Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh Miền Nam 1977 – 1978, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr 357.
Viện Bảo vệ Thực Vật (1996), Tuyển tập công trình nghiên cứu Bảo vệ thực vật 1990 - 1995, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, tr 54-61.
Phạm Thị Vượng và Trương Văn Hàm (2000), Kết quả nghiên cứu và ứng dụng biện pháp phòng trừ một số sâu hại quan trọng trên cà phê ở phía Bắc, 1997 – 2000
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Bartlett and Lagace (1961), Reed et al. (1968), Ingle et al. (1975), and others, Metaphycus, alberti stinging Coccus hesperidium, soft brown scale,
Charrier A. and J. Berthaud (1988), Breeding of Robusta, in: Coffee, Agronomy Applied science 4: 167 - 198,
Coccus hesperidun (Linnaeus), truy cập ngày 4-6-2007, từ website
Coffee research foundation (1967), Cofee pest and their control, Coffee research Station, Kenya, pp 89.
Coppel, H.C and J.W Mertius (1977), Bilogical rest suppression, Springer verloy, pp 74.
Dan Smith, Andrew Beatie and Roger Broadley (1997), Citrus pest and their natural enemies, Integrated pest management in Australia, pp 311- 338.
Dennis S. Hill (1983), Agricultural insect pest of the tropics and their control, Cambridge University Press .
De Lotto (1960), “The greenscales of coffee in Aprica south of the Sahara”, Bull Ent Res. 5, pp 389 - 403.
Parasaissetia nigra Nietner (2009)
nigra 21- 5- 2009.
Himson. K and E.E Hartwig (1982), Soybean Production in the tropics, Food and Agricuture Organization of the United Nations, pp 66 - 67.
Kairo M.T.K. Murphy S.T (1995), “The life history of Rodolia iceryae Janso (Coleoptera, Coccinellidae) and the potential for use in inocolative releases against Icerya pattersoni Newstead (Hom, Margarododae) on coffee”, Jour. of Appl. Entomol. (7), pp 487 - 491.
Kohler G. (1982), “The parasites and enemies of the green coffee scales insect (Coccus viridis Green) (Hemiptera, Coccodae) in coffee plantantion in Cuba”, Rev. of Appl. Ent. 70 (1): 60.
Kramer H.H. (Trans T. H Edwards) (1967), Plant protection and wold crop production. Pflan zens chutz nachrichten “Bayer”, pp 20.
Lavabre E.M (1970), Insectes nuisibles des cultures tropicales. G-P Maissonneuve et Lasore, pp 150-152.
Le Pelley R.H (1973), Coffee insects, Longman, London, pp 590.
Tapley R.G. (1966), “The white coffee borer Anthores leuconotus pasc and its control”, Bull. Ent. Res. 51: 279 -301.
Wood G.A (1985), Coca, Longman Singapore published, pp 365 – 378.
Walter Reuther E., Clair Calavan, Glenn E. Carman (1978), The Citrus Industry, Rivised edition, Division of Agryculture and Natural in the Califonia, pp 291.
Zurgen Kramez and Heinz Schmutterer (1978), Pest and diseasea in East and control Africa diseases pest and weeds in tropical crops.
.PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ
1) Hiệu lực của thuốc sinh học Anisaf SH-01 trừ rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. ở các nồng độ khác nhau trong phòng thí nghiệm (%)
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE HLTTP1 12/ 8/** 7:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V003 HLT_1N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 1198.38 299.596 351.83 0.000 2
* RESIDUAL 10 8.51544 .851544
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1206.90 86.2070
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE HLTTP1 12/ 8/** 7:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V004 HLT_3N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 1340.07 335.017 280.99 0.000 2
* RESIDUAL 10 11.9226 1.19226
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1351.99 96.5708
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE HLTTP1 12/ 8/** 7:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V005 HLT_5N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 978.754 244.689 63.55 0.000 2
* RESIDUAL 10 38.5056 3.85056
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 1017.26 72.6614
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLTTP1 12/ 8/** 7:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau trong phong thi nghiem (%)
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N
CT1 3 19.3467 31.0767 40.2333
CT2 3 25.2200 36.4100 45.4933
CT3 3 31.0967 41.5533 53.6733
CT4 3 38.4633 49.3833 59.2833
CT5 3 44.3000 57.7833 61.4667
SE(N= 3) 0.532774 0.630413 1.13293
5%LSD 10DF 1.67879 1.98645 3.56989
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLTTP1 12/ 8/** 7:41
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau trong phong thi nghiem (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLT_1N 15 31.685 9.2848 0.92279 2.9 0.0000
HLT_3N 15 43.241 9.8270 1.0919 2.5 0.0000
HLT_5N 15 52.030 8.5242 1.9623 3.8 0.0000
2) Hiệu lực của thuốc sinh học Anisaf SH-01 trừ rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. ở các nồng độ khác nhau trong phòng thí nghiệm (%)
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE HLTNR1 12/ 8/** 8: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau ngoai dong ruong (%)
VARIATE V003 HLT_1N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 1.77148 .885739 0.52 0.613 3
2 CT$ 5 2382.07 476.413 280.82 0.000 3
* RESIDUAL 10 16.9650 1.69650
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 2400.80 141.224
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HLTNR1 12/ 8/** 8: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau ngoai dong ruong (%)
VARIATE V004 HLT_7N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 7.16454 3.58227 0.82 0.470 3
2 CT$ 5 3509.02 701.804 160.95 0.000 3
* RESIDUAL 10 43.6032 4.36032
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 3559.79 209.399
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_15N FILE HLTNR1 12/ 8/** 8: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau ngoai dong ruong (%)
VARIATE V005 HLT_15N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 33.7348 16.8674 2.08 0.174 3
2 CT$ 5 4669.88 933.976 115.33 0.000 3
* RESIDUAL 10 80.9850 8.09850
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 4784.60 281.447
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLTNR1 12/ 8/** 8: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau ngoai dong ruong (%)
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HLT_1N HLT_7N HLT_15N
1 6 22.2250 27.3117 32.1767
2 6 21.6633 25.9733 30.4917
3 6 22.3983 25.9733 33.8450
SE(N= 6) 0.531742 0.852479 1.16179
5%LSD 10DF 1.67554 2.68619 3.66083
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_1N HLT_7N HLT_15N
CT1 3 17.2433 22.8233 26.3967
CT2 3 21.6067 21.9500 33.5633
CT3 3 26.7667 32.9367 39.4267
CT4 3 32.7467 38.7900 45.3133
CT5 3 34.2100 42.0167 48.3267
CT6 3 0.000000 0.000000 0.000000
SE(N= 3) 0.751997 1.20559 1.64302
5%LSD 10DF 2.36957 3.79885 5.17720
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLTNR1 12/ 8/** 8: 1
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc thuoc sinh hoc Anisaf SH-01 tru rep sap mem nau
o cac nong do khac nhau ngoai dong ruong (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 18) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HLT_1N 18 22.096 11.884 1.3025 5.9 0.6128 0.0000
HLT_7N 18 26.419 14.471 2.0881 7.9 0.4704 0.0000
HLT_15N 18 32.171 16.776 2.8458 8.8 0.1743 0.0000
3) Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rệp sáp mềm nâuCoccus hesperidum L. trong phòng thí nghiệm (%)
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_12H FILE HLTTP2 12/ 8/** 8:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V003 HLT_12H %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 739.467 184.867 988.28 0.000 2
* RESIDUAL 10 1.87059 .187059
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 741.337 52.9527
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_24H FILE HLTTP2 12/ 8/** 8:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V004 HLT_24H %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 5888.45 1472.11 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 10 9.60731 .960731
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 5898.06 421.290
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_48H FILE HLTTP2 12/ 8/** 8:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V005 HLT_48H %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 13301.1 3325.26 607.54 0.000 2
* RESIDUAL 10 54.7336 5.47336
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 13355.8 953.985
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_72H FILE HLTTP2 12/ 8/** 8:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V006 HLT_72H %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 17257.2 4314.29 696.61 0.000 2
* RESIDUAL 10 61.9324 6.19324
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 17319.1 1237.08
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_96H FILE HLTTP2 12/ 8/** 8:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 5
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem trong phong thi nghiem (%)
VARIATE V007 HLT_96H %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT$ 4 18892.0 4723.01 430.78 0.000 2
* RESIDUAL 10 109.638 10.9638
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 19001.7 1357.26
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLTTP2 12/ 8/** 8:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 6
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem trong phong thi nghiem (%)
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_12H HLT_24H HLT_48H HLT_72H
CT1 3 20.0000 55.1900 80.0100 96.7600
CT2 3 17.6700 51.9500 74.4000 83.9200
CT3 3 15.6700 33.6600 61.5900 75.3100
CT4 3 13.3300 28.0200 32.5700 55.4500
CT5 3 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000
SE(N= 3) 0.249706 0.565901 1.35072 1.43681
5%LSD 10DF 0.786832 1.78317 4.25618 4.52743
CT$ NOS HLT_96H
CT1 3 100.000
CT2 3 89.4000
CT3 3 81.2900
CT4 3 72.0300
CT5 3 0.000000
SE(N= 3) 1.91170
5%LSD 10DF 6.02385
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLTTP2 12/ 8/** 8:36
---------------------------------------------------------------- PAGE 7
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem trong phong thi nghiem (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
HLT_12H 15 13.334 7.2769 0.43250 3.2 0.0000
HLT_24H 15 33.764 20.525 0.98017 2.9 0.0000
HLT_48H 15 49.714 30.887 2.3395 4.7 0.0000
HLT_72H 15 62.288 35.172 2.4886 4.0 0.0000
HLT_96H 15 68.544 36.841 3.3112 4.8 0.0000
4) Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rệp sáp mềm nâuCoccus hesperidum L. ngòai đồng ruộng (%)
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HLTNR2 12/ 8/** 8:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem ngoai dong ruong (%)
VARIATE V003 HLT_7N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 13.4396 6.71978 0.64 0.558 3
2 CT$ 4 9849.52 2462.38 233.18 0.000 3
* RESIDUAL 8 84.4792 10.5599
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 9947.44 710.531
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_15N FILE HLTNR2 12/ 8/** 8:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem ngoai dong ruong (%)
VARIATE V004 HLT_15N %
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 5.15749 2.57874 0.20 0.824 3
2 CT$ 4 14098.5 3524.63 273.08 0.000 3
* RESIDUAL 8 103.256 12.9070
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 14206.9 1014.78
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HLTNR2 12/ 8/** 8:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem ngoai dong ruong (%)
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HLT_7N HLT_15N
1 5 49.9660 58.2540
2 5 50.4900 57.7860
3 5 48.2720 59.1960
SE(N= 5) 1.45326 1.60667
5%LSD 8DF 4.73895 5.23919
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_7N HLT_15N
CT1 3 69.8200 85.9100
CT2 3 65.3600 75.7200
CT3 3 62.4600 73.5600
CT4 3 50.2400 56.8700
CT5 3 0.000000 0.000000
SE(N= 3) 1.87616 2.07420
5%LSD 8DF 6.11796 6.76377
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HLTNR2 12/ 8/** 8:52
---------------------------------------------------------------- PAGE 4
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc
tru rep sap nau mem ngoai dong ruong (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HLT_7N 15 49.576 26.656 3.2496 6.6 0.5577 0.0000
HLT_15N 15 58.412 31.856 3.5926 6.2 0.8237 0.0000
* Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ rệp sáp mềm nâuCoccus hesperidum L. ngoài đồng ruộng sau 7 ngày (%)
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE HT_HLT7 12/ 8/** 4:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc tru rep sap nau mem
ngoai dong ruong sau 7 ngay (%)
VARIATE V003 HLT_7N
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 NLAI 2 16.6869 8.34347 0.48 0.645 3
2 CT$ 3 1300.31 433.437 24.82 0.001 3
* RESIDUAL 6 104.763 17.4604
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1421.76 129.251
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_HLT7 12/ 8/** 4:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc tru rep sap nau mem
ngoai dong ruong sau 7 ngay (%)
MEANS FOR EFFECT NLAI
-------------------------------------------------------------------------------
NLAI NOS HLT_7N
1 4 78.1050
2 4 78.0625
3 4 80.5850
SE(N= 4) 2.08929
5%LSD 6DF 7.22717
-------------------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT CT$
-------------------------------------------------------------------------------
CT$ NOS HLT_7N
Supracide 3 91.0700
Marshal 3 82.5300
Dragon 3 79.6500
Actara 3 62.4200
SE(N= 3) 2.41250
5%LSD 6DF 8.34522
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_HLT7 12/ 8/** 4:19
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
Hieu luc cua mot so loai thuoc hoa hoc tru rep sap nau mem
ngoai dong ruong sau 7 ngay (%)
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ |
(N= 12) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HLT_7N 12 78.918 11.369 4.1786 5.3 0.6451 0.0012
SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG SƠN LA TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2009
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ (%)
Mưa (mm)
Nắng
(Giờ)
TB
Max
Min
TB
Xax
Min
1
13,5
27,1
4,1
77
98
29
0
161,4
2
21,0
34,3
12,1
71
98
18
0,1
210,9
3
21,3
34,7
9,3
70
96
25
41,0
169,4
4
23,0
34,9
14,7
76
100
40
114,7
200,0
5
24,9
34,4
18,6
78
100
44
111,2
208,5
6
25,6
32,9
20,4
82
100
54
153,0
138,3
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc