Thành phần sâu hại củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, đặc điểm hình thái, sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea

Tài liệu Thành phần sâu hại củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, đặc điểm hình thái, sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea: ... Ebook Thành phần sâu hại củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, đặc điểm hình thái, sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea

doc106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3031 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thành phần sâu hại củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, đặc điểm hình thái, sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây khoai tây Solanum tuberrosum L. thuộc họ Cà Solanaceae là cây trồng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng (lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông) tại hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Khoai tây không chỉ là cây trồng có giá trị kinh tế cao, mà còn là cây lương thực đặc biệt quan trọng, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân các tỉnh Đồng bằng và Trung du phía Bắc. Để khắc phục những khó khăn trong công tác bảo quản giống khoai tây bằng phương thức thông thường từ vụ trước cho vụ sau, nhằm đáp ứng nguồn giống cho sản xuất cũng như tiêu dùng. Trong những năm gần đây tình hình nhập khẩu khoai tây từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai tăng một khối lượng rất lớn (mỗi năm khoảng 30000 tấn) bao gồm củ khoai tây thương phẩm và khoai tây giống, Điều đó tạo nguy cơ cho việc mang theo các loại Dịch hại kiểm dịch thực vật và dịch hại thông thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhập khẩu tại cửa khẩu và sản xuất khoai tây trong nước. Từ năm 2000 đến nay tại cửa khẩu Lào Cai đã nhiều lần phát hiện thấy dịch hại Kiểm dịch thực vật trên củ khoai tây nhập khẩu như bệnh ghẻ bột khoai tây (trước đây là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam); ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm II của Việt Nam. Trên củ khoai tây còn nhiều loại dịch hại có nguy cơ xâm nhập và gây hại trực tiếp không chỉ cho khoai tây mà còn gây hại trên các loại cây trồng thuộc họ cà. Để có thêm những cơ sở khoa học cho công tác kiểm dịch thực vật hiện nay đối với củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam-Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần sâu hại củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, đặc điểm hình thái, sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller và biện pháp kiểm dịch thực vật”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích Trên cơ sở xác định thành phần sâu hại đặc biệt loài dịch hại kiểm dịch thực vật trên củ khoai tây nhập khẩu, đặc điểm hình thái, sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller, đề xuất biện pháp kiểm dịch thực vật hợp lý. 1.2.2 Yêu cầu 1. Xác định thành phần sâu hại và mức độ phổ biến trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai năm 2008 - 2009. 2. Đặc điểm hình thái, sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller. 3. Phân tích nguy cơ dich hại của ngài củ khoai tây trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai, từ đó đề xuất biện pháp kiểm dịch thực vật đối với củ khoai tây nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai. 1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra bảng thành phần sâu hại trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai. - Bổ sung các dẫn liệu khoa học giúp cho công tác quản lý dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam nói chung và dịch hại trên củ khoai tây nói riêng có cơ sở khoa học, góp phần phục vụ công tác xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Lào Cai đạt hiệu quả kinh tế và môi trường. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 2.1.1 Sản suất khoai tây và công tác kiểm dịch thực vật * Sản xuất khoai tây: Khoai tây là một cây trồng cổ đại. Các bằng chứng khoa học, lịch sử và ngôn ngữ học cũng như thực vật học đều chứng minh rằng khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Nhiều loài khoai tây hoang dại còn tồn tại đến ngày nay, đặc biệt ở dãy Andes thuộc Peru. Cây khoai tây có thể trồng được ở hầu hết các độ cao và các loại khí hậu. Hiện nay, thế giới đã vượt xa con số 100 nước trồng khoai tây so với năm 1997. Vị trí quan trọng của cây khoai tây được khẳng định hàng đầu ở nhiều nước Châu Âu (Liên Xô cũ, Hà Lan, Đức), Nam Mỹ và Châu Mỹ Latinh với mức tiêu thụ khoai tây đạt bình quân 33 - 35 kg/người/năm. Riêng ở Đức, mức tiêu thụ hàng đầu thế giới (140-144 kg/người/năm) [20]. Theo thống kê của FAO (2004 - 2005), diện tích trồng khoai tây toàn thế giới có xu hướng giảm dần, từ 20.028.896 ha xuống 18.652.381 ha. Giữa các châu lục có sự chênh lệch về số nước trồng khoai tây, diện tích và năng suất đạt được. Châu Á có số nước trồng khoai tây nhiều nhất (42 nước). Dẫn đầu về diện tích trồng là Trung Quốc (4,602 triệu ha) tiếp theo là Châu Âu (38 nước) với nước Nga chiếm diện tích 3,211 triệu ha. Châu Đại Dương có 6 nước trồng, chiếm diện tích nhỏ nhất. Về năng suất, Newzealand đạt năng suất cao nhất thế giới (50 tấn/ha), tiếp đến là Hà Lan (43,4 tấn/ha) và Mỹ (40,16 tấn/ha). Năng suất thấp nhất là Đông Timo (2,5 tấn/ha) [20]. Hiện nay, khoai tây là cây trồng được các nhà khoa học gọi là "lương thực cho tương lai" và đó là một phần không thể thiếu trong hệ thống lương thực toàn cầu. Khoai tây là một loại lương thực không hạt số một trên thế giới và sản lượng khoai tây của toàn thế giới năm 2007 đã đạt mức kỷ lục 320 triệu tấn [22]. Tiêu dùng khoai tây đang tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Hiện nay, khoai tây đang chiếm hơn một nữa sản lượng lương thực trên toàn thế giới, dễ canh tác và hàm lượng năng lượng cao, trồng khoai tây là một nguồn thu lớn cho hàng triệu nông dân. Trung Quốc nước sản xuất khoai tây lớn nhất, với sản lượng 72 triệu tấn năm 2007 [22]. Do vậy cây khoai tây có khả năng trở thành chìa khoá giải quyết vấn đề đói lương thực do giá thành lương thực tăng cao, dân số thế giới tăng nhanh. Tuy nhiên, Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP) và FAO cho biết, việc mở rộng lợi ích từ việc sản xuất khoai tây phụ thuộc vào những tiến bộ trong chất lượng giống cây trồng, các hệ thống nông nghiệp để đảm bảo bền vững hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, và các giống cần phải tăng cường khả năng chịu hạn, nâng cao sức đề kháng với sâu bệnh và tính chống chịu trong trường hợp đối mặt với điều kiện thời tiết biến động. * Công tác kiểm dịch thực vật: Do sự ngăn cách về địa lý, nhiều loài sâu hại chỉ phân bố tại vùng nguyên sản của nó. Nhưng từ khi hoạt động buôn bán, giao lưu thương mại giữa các nước phát triển, theo con đường lưu thông hàng hoá, rất nhiều các loài dịch hại đã lây lan phát tán đến các vùng mới. Việc du nhập của các dịch hại không chỉ theo nông sản phẩm, cây giống, hạt giống, mà còn qua đất (bầu ươm) theo phương tiện chuyên chở (ôtô, tàu hoả, máy bay, ...), đồ chèn lót (hòm gỗ, bao bì). Khi đến các vùng phân bố mới dịch hại có thể bị chết vì điều kiện sinh sống không phù hợp, song cũng có thể sinh sản rất mạnh và gây hại nghiêm trọng. Do một số nguyên nhân như ở vùng phân bố mới chưa có sẵn lực lượng thiên địch của loài sâu mới xâm nhập, gặp điều kiện thuận lợi về thức ăn, khí hậu, ... . Người ta hiểu rằng loài mới xâm nhập còn ít và tất nhiên chưa chọn được biện pháp phòng trừ chúng kịp thời có hiệu quả. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá, việc buôn bán các sản phẩm nông nghiệp giữa các nước trên thế giới đang được gia tăng rất nhiều, chỉ riêng ở Mỹ doanh số đạt đến 200 tỷ đô la vào năm 2005, tăng gấp 5 lần so với 10 năm trước (Christinia Deorshak, 2002). Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng mới cũng tăng cao, làm cho nguy cơ lây nhiễm các dịch hại mới vào những vùng trước đây chưa hề có dịch hại này là rất cao. Vấn đề đặt ra là vừa phải đảm bảo các cơ hội thương mại đồng đều cho tất cả các nước, đồng thời vừa đảm bảo an toàn tránh dịch hại. Đó là lý do ra đời các thoả thuận Quốc tế như thoả thuận về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và Kiểm dịch động thực vật (SPS), thoả thuận về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Công ước Quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC) và Công ước về Đa dạng sinh học (CBD), trong đó có Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (CP). Riêng đối với hoạt động buôn bán nông sản phẩm, việc xuất nhập khẩu còn bị chi phối bởi một số thoả thuận quốc tế khác nữa như Nghị định thư Montreal về việc giảm thiểu thuốc khử trùng xông hơi Methyl bromide; Công ước Rotterdam và thoả thuận giảm ngững dư lượng tối đa. Chính vì thế, nền nông nghiệp thế giới hiện nay thường gắn với những khái niệm mới làm tiền đề xuất nhập khẩu “dư lượng thuốc từ dịch hại”, “thực hiện nông nghiệp tốt (GAP)”, “sản xuất xanh và canh tác bền vững”, “canh tác hữu cơ” và “quản lý dịch hại tổng hợp”. Trên cơ sở đó những tiêu chuẩn (Standard) quốc tế được thiết lập. Một số cơ quan quốc tế đó được thiết lập và đảm trách việc xây dựng các tiêu chuẩn như Cơ quan quốc tế về sức khoẻ động vật (OIE) (Office International des Epizoties), Công ước Quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC). Vì vậy, mỗi quốc gia cũng hình thành nhưng cơ quan nhà nước về các vấn đề có liên quan đến việc vận dụng và hài hoà các tiêu chuẩn quốc tế. Ở nước ta, Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan nhà nước được giao chức năng kiểm dịch thực vật theo hướng vận dụng và hài hoà các tiêu chuẩn quốc tế thuộc IPPC. Trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trên thế giới các nước với mục đích nhằm ngăn ngừa sự du nhập của các dịch hại kiểm dịch thực vật vào lãnh thổ của nước mình, cơ quan kiểm dịch quốc tế ở mỗi nước được thành lập. Với quyền lực nhà nước, bằng hành lanh Pháp luật và các biện pháp kỹ thuật cần thiết, cơ quan kiểm dịch thực vật của mỗi nước có nhiệm vụ ngăn ngừa sự lây lan di chuyển của các loài dịch hại giữa các nước và ngay cả ở nội bộ nước mình, giới hạn vùng phân bố của một số loài dịch hại nguy hiểm để có biện pháp tiêu diệt chúng. Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ này công tác kiểm dịch thực vật còn chia làm hai bộ phận là kiểm dịch đối ngoại và kiểm dịch đối nội. Theo quy chế của của Tổ chức Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật Quốc tế, các nước xuất khẩu hàng hoá nông sản phẩm phải đảm bảo hàng hoá không được mang các mầm mống dịch hại thuộc dịch hại kiểm dịch của nước nhập khẩu. Trong trường hợp cơ quan kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu tại các cửa khẩu phát hiện hàng có mang theo dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của nước mình, thì được phép áp dụng các biện pháp xử lý như: trả lại hàng hoá về nơi xuất xứ, xử lý triệt để bằng các biện pháp hoá học (xông hơi khử trùng) hoặc tiêu huỷ nếu xét thấy nguy hiểm cho nước mình, tất cả mọi chi phí này nước xuất hàng phải chịu. Vì vậy tất cả các nước đều có quyền áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật để điều chỉnh việc nhập khẩu thực vật, sản phẩm thực vật và các vật thể khác có khả năng mang theo dịch hại thực vật. Vấn đề sinh vật ngoại lai được quan tâm trong công tác kiểm dịch thực vật. Nếu không thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật, các dịch hại kiểm dịch thực vật có nguy cơ du nhập và lan rộng, tạo nên những dịch hại nguy hiểm gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Việc công bố danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của mỗi nước là một trong những điều cần thiết đối với công tác quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện kiểm dịch thực vật. Vì vậy, mỗi nước có một danh mục riêng của mình. 2.1.2 Nghiên cứu về ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller 2.1.2.1 Vị trí phân loại Theo CABI International (2004)[30], ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller có vị trí phân loại như sau: Tên khoa học : Phthorimaea operculella Zeller. Lớp: Insecta Bộ: Lepidoptera Họ: Gelechiidae Giống: Phthorimaea Loài: Operculella Tên khoa học khác: Bryotropha solanella Boisduval. Gelechia operculella Zeller. Gelechia tabacella Ragonot. Gelechia terella Walker. Gnorimoschema operculella Zeller. Lita operculella. Lita solanella Boisduval. Phthorimaea solanella. Phthorimaea terrella. Scrobipalpa operculella. Scrobipalpulus solanivora. Scrobipalpus solanivora. Tên thông thường: Ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller. 2.1.2.2 Phân bố, ký chủ và triệu chứng gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller - Phân bố: Ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ. Chúng là loài dịch hại phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, được xác định là loài hại nguy hiểm trên 2 cây trồng là khoai tây và thuốc lá (Lloydc D.C., 1972) [41]. Theo thống kê của Tổ chức bảo vệ thực vật Châu Âu và vùng Địa Trung Hải ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller đã được phát hiện trên 103 nước trên thế giới, trong đó các nước ở vùng khí hậu ẩm nhiệt đới bị loài này gây hại nghiêm trọng và nguy hiểm trên củ khoai tây ở cả ngoài đồng và trong kho bảo quản (Pritam Singh và R.F. Moore, 1985) [45]. Ở Mỹ từ năm 2002, ngài củ khoai tây P. operculella là dịch hại chính gây hại khoai tây trên các vùng trồng khoai tây [49]. Ngài củ khoai tây P. operculella là dịch chủ yếu hại khoai tây ở Newzealand, các nước nam Mỹ và một số nước ở châu Phi [52]. Ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller là loài dịch hại phân bố hầu khắp trên thế giới, phát triển mạnh tại các vùng nóng ẩm, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (CABI, 2004) [30], [50]. - Ký chủ: Ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller gây hại chủ yếu trên khoai tây; ngoài ra chúng còn gây hại một số loại cây trồng khác thuộc họ cà (Solanaceae) như thuốc lá, cà tím, cà chua, ớt,.... Những cây ký chủ của ngài củ khoai tây đã được nghiên cứu từ những năm 1912 đến năm 1991. Theo Das G.P. và Raman K.V. (1994) [33] ghi nhận hơn 60 loài thực vật là ký chủ của Phthorimaea operculella Zeller gồm cả những cây trồng chủ yếu và cây dại. Hầu hết các cây ký chủ thuộc họ cà và một số cây thuộc họ khác. - Triệu chứng gây hại: Ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller gây hại khoai tây cả giai đoạn cây ngoài đồng và sau khi thu hoạch, bộ phận bị hại chính là lá, cuống lá, rễ và củ. Triệu chứng gây hại đặc trưng nhất là trên củ, phân sâu non đùn ra ở ngay mắt củ, khi bổ củ thấy có nhiều đường đục ngoằn nghèo trong thịt củ [51], [52]. - Mức độ gây hại: Ở Tunisia, Algeria, và Turkey, năng suất khoai tây giảm hơn 86% do ngài củ khoai tây P. operculella gây hại mặc dù có sử dụng thuốc hoá học [49]. Gây thiệt hại nghiêm trọng đối với củ khoai tây, chỉ cần 5 - 6 sâu non là có thể phá hỏng và gây thối củ do còn tạo điều kiện cho nấm và nhện gây hại bên trong các lỗ đục [51]. 2.1.2.3 Nghiên cứu về hình thái và sinh học sinh thái của ngài hại khoai tây Phthorimaea operculella Zeller Đặc điểm nhận biết, phân loại và một số đặc điểm hình thái của các pha phát triển và tập tính sinh thái của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella đã được Povolny D. (1991) [44] nghiên cứu và minh hoạ. Theo kết quả nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu điều tra của nước Cộng hoà Georgia về sự sinh trưởng và phát triển của ngài củ khoai tây cho thấy: khoai tây củ là thức ăn của sâu non, khả năng phát triển của ngài củ khoai tây khá rộng trong khoảng nhiệt độ từ 10 đến 35oC. Nhưng ở nơi có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển của loài côn trùng này ngắn, có 4 giai đoạn phát triển gồm trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành thì các hoạt động của sâu non bị suy giảm, trọng lượng của nhộng tăng và màu sắc của trưởng thành đậm hơn. Tuy nhiên, ở điều kiện nhiệt độ 10oC, độ ẩm 60-70% trứng và hầu hết sâu non có thể chết. Điều kiện thích hợp cho ngài củ khoai tây phát triển từ 10 - 25oC. Trong khoảng nhiệt độ từ 20 - 25oC hầu hết con đực chết trước con cái, ngược lại ở nhiệt độ từ 15 - 20oC thì con đực có thời gian sống lâu hơn con cái (Markosyan A.F., 1992) [42]. Theo Kroschel J. và Koch W. (1994) [39] thì sự phát triển của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller ở Yemen là rất mạnh chủ yếu lá do yếu tố khí hậu. Quá trình sinh sản của loài côn trùng này diễn ra chủ yếu vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 và có khoảng 8 lứa trong một năm. Giai đoạn phát triển từ trứng đến trưởng thành ít nhất là 30 ngày vào mùa hè và khoảng 70 ngày vào mùa đông. Ở vùng Địa Trung Hải, mỗi năm có khoảng 6 thế hệ. Trưởng thành thường xuất hiện từ tháng 4 cho đến tháng 10, các thế hệ phát triển gối tiếp nhau. Khi nhiệt độ thấp dưới 100C sâu non có sức phát trển kém hoặc bị ngừng lại [49]. Ở Newzealand, suốt mùa hè trong một năm có thể xuất hiện 6 – 8 thế hệ. Giữa điều kiện mùa hè, một thế hệ mới đầy đủ chỉ cần 4 – 6 tuần. Trong kho bảo quản, các thế hệ nối tiếp nhau gây hại củ khoai tây, số lượng vòng đời phụ thuộc chặt vào nhiệt độ bảo quản [52]. Ở Ấn Độ, ngài củ khoai tây đẻ trung bình 200 trứng trên nách lá hay mắt củ. Sâu non mới nở thường đục hang ở lá rồi chui vào trong thân. Một số sâu non nhả tơ buộc vài lá lại với nhau để tạo chỗ ẩn náu. Bộ lá bị gây hại sẽ làm giảm khả năng quang hợp nên kìm hãm sự phát triển của cây khoai tây. Sâu non mới nở đục thành những đường hầm bên trong củ. Khi sâu non đẫy sức chúng rời lá hoặc củ để hoá nhộng dưới đất lẫn trong lá mục. Vòng đời của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller nuôi trên môi trường khoai tây, trong điều kiện nhiệt độ 15 - 29oC và ẩm độ 60-70% tối tiểu là 22 ngày và tối đa là 40 ngày, trung bình là từ 28,46 tới 34,82 ngày (G.W.Rahalkar et al., 1985) [36]. 2.1.2.4 Những nghiên cứu về gia tăng số lượng của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller Theo Ali M.A. (1993) [28], sự gia tăng số lượng của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella khi được nghiên cứu trên cánh đồng khoai tây ở Khartoum, Sudan, trong năm 1987 - 1989 là chậm ở giai đoạn đầu tiên trồng sau đó tăng nhanh và đạt tới cực đại khi cây khoai tây chuẩn bị thu hoạch. Theo Afifi F. và CS (1990) [27] cho thấy khi nghiên cứu và điều tra sâu non của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella trên cánh đồng trồng khoai tây xen với hành và tỏi so với không trồng xen trong năm 1988- 1989 ở Giza, Ai Cập thì sự gia tăng số lượng của sâu non ngài củ khoai tây P. operculella tăng 80-91%. Số lượng của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella thấp trên các ruộng trồng khoai tây ở trên đồi và trong thung lung tại Shillong, Meghalaya, Ân Độ (Lakshman L., 1991) [40]. Berlinger M.J. và CS (1992) [29] đã cho lây nhiễm ngài hại củ khoai tây P. operculella ở nhiệt độ 25-27oC, sau 10 ngày lây nhiễm bắt đầu mang ra trồng trên cánh đồng. Điều tra cho thấy có mối quan hệ chặt giữa khoai tây giống bị nhiễm với cây khoai tây trên cánh đồng cụ thể là số lượng sâu non trên lá khoai tây tăng rất cao đối với khoai tây bị nhiễm với củ khoai tây bị hại chiếm 8,4%. 2.1.2.5 Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ ngài hại khoai tây Phthorimaea operculella Zeller * Biện pháp sinh học: Biện pháp phòng trừ sinh học đối với ngài củ khoai tây đã được áp dụng từ năm 1918 ở Pháp và Mỹ. Theo Lioyd D.C. (1972) [41] sử dụng ong ký sinh Bracon gelichiae với mật độ cao sẽ giảm thiểu được sự gây hại của ngài củ khoai tây ở Bắc Argentina và Nam Brazil. Bốn loài ong ký sinh là Apanteles subandinus, Copidosoma koehleri, Orgilus lepidus và B. gelechiae đã được áp dụng trong phòng trừ sinh học ở một số nước rất có hiệu quả (CABI, 2004)[30]. Nhiều loài ký sinh trên sâu non và nhộng của ngài củ khoai tây đã được thu thập như ong ký sinh sâu non Apanteles subandinus và ong ký sinh trứng Temelucha sp. chúng đóng vai trò rất to lớn trong việc làm giảm số lượng của sâu non ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella làm cho mật độ sâu non luôn luôn thấp trên cánh đồng (Lloyd D.C., 1972) [41]. Loài ký sinh sâu non Apanteles subandinus and Orgilus lepidus là 2 loài ký sinh quan trọng của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella ở Australia đã được mô tả và minh hoạ. ảnh hưởng của thuốc hoá học tới 2 loài ký sinh này cũng đã được nghiên cứu và bàn luận (Horne P.A., 1990) [37]. Ở miền Tây Nam nước Mỹ loài ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller được xác định là loài hại nguy hiểm trên 2 cây trồng là khoai tây và thuốc lá. Các loài tuyến trùng thuộc giống Hexamermis đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm số lượng của sâu non ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella làm cho mật độ sâu non luôn luôn thấp trên cánh đồng (Lloyd D.C., 1972) [41]. Sử dụng dầu từ vỏ quả cam để phòng trừ ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella với liều lượng thử nghiệm là 40, 80, 160 và 220 lít dầu từ vỏ quả cam, trong khoảng thời gian tiếp xúc 30, 60 và 120 phút cho thấy tỷ lệ trứng của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella không nở là 0-30% (Sharaby A., 1988) [48]. Theo Parker B.L. và Hunt G.L. (1989) [43] thì sử dụng Pheromones trên cánh đồng trồng khoai tây tại Ethiopia, Kenya, Rwanda, Burundi, Tanzania và Zaire trong năm 1987-1988 đối với con cái ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella đã cho kết quả tốt trong việc phòng trừ trưởng thành. Tác giả cũng cho thấy vai trò và hiệu quả của phương pháp phòng trừ này trong việc làm hạn chế số lượng của loài côn trùng này khi khoai tây được bảo quản trong kho. Salem S.A. (1991) [47] đã chỉ ra rằng việc sử dụng tinh dầu chiết xuất từ hạt “Neem” đem lại hiệu quả phòng trừ cao đối với ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella trên khoai tây bảo quản trong kho. Sử dụng tinh dầu hạt Neem với liều lượng 100 ppm để bảo quản khoai tây trong sáu tháng và các trưởng thành P. operculella của các sâu non bị xử lý bằng tinh dầu hạt Neem bị biến dạng. Ở Ý, việc sử dụng Baculovirus đã được nông dân hiểu biết và áp dụng rộng rãi trong phòng trừ sinh học đối với ngài củ khoai tây P. operculella đã đem lại hiệu quả cao và giá thành áp dụng thấp (CIP, 1992) [32]. Ở Israel việc sử dụng nấm Bacillus thuringiensis trong phòng trừ ngài củ khoai tây trên các cánh đồng cà chua và khoai tây là yêu cầu bắt buộc. Ở Mỹ, sử dụng virus và vi khuẩn (chuyển gen Bt-cry5) vào cây là hướng đi tiềm năng trong việc phòng chống ngài củ khoai tây P. operculella nhằm tạo ra nông sản an toàn, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường [49]. Sử dụng ong ký sinh trứng Copidosoma koehleri trong việc phòng trừ ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella đã được nghiên cứu và ứng dụng. Những đặc điểm hình thái và sinh học sinh thái của loài ký sinh này cũng đã được nghiên cứu và mô tả (Raman KV et al., 1993) [46]. Ở Nga, các loài tuyến trùng Steinernema feltiae, S. bibionis, S. carpocapsae và Heterorhabditis heliothidis đã được sử dụng trong thí nghiệm để diệt trừ sâu non các tuổi của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella. Tuyến trùng được hoà tan trong nước phun trên bề mặt khoai tây củ cho mỗi công thức để phòng trừ ngài hại củ khoai tây Phthorimaea operculella cho thấy hiệu quả đạt được từ 93.1 tới 95.5% đối với sâu non ở tất cả các tuổi sau 6 ngày lây nhiễm (Ivanova et al., 1994) [38]. * Biện pháp hoá học: Ở Ai Cập, người ta đã sử dụng Abamectin, Profenofos, Bacillus thuringiensis và Granulosis virus để phòng chống ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller ngoài đồng rất có hiệu quả, năng suất củ khoai tây đạt là 14,26; 14,21; 12,58 và 12,08 tấn/ha khi xử lý lần lượt các loại thuốc trên, còn đối chứng chỉ thu được 9,04 tấn/ha. Trong kho bảo quản, Abamectin cũng có hiệu quả trừ loài côn trùng này, tiếp theo là Fenitrothion, B. thuringiensis và Granulosis virus (CABI, 2004) [30]. Quinalphos và Diflubenzuron cũng làm giảm sự gây hại của ngài củ khoai tây và năng suất củ đạt cao nhất khi xử lý Quinalphos ở Ấn Độ (Chandramonhan N. và Nanjan K., 1993) [31]. Có 9 loại thuốc bảo vệ thực vật được đưa vào thử nghiệm tiêu diệt ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella ỏ Maharashtra, Ấn Độ từ năm 1983 đến 1986 với liều lượng thuốc Monocrotophos (0.6 kg a.i./ha), Phenthoate (0.1 kg a.i./ha), Chlorpyrifos (0.5 kg a.i./ha), Fenitrothion (0.5 kg a.i./ha), Phoxim (0.5 kg a.i./ha), Permethrin (0.125 kg a.i./ha), Cypermethrin (0.1 kg a.i./ha), Deltamethrin (0.0125 kg a.i./ha) and Fenvalerate (0.2 kg a.i./ha) cho thấy: một trong các loại thuốc này sẽ bị loài ngài củ khoai tây kháng thuốc sau khi sử dụng lặp lại từ 2-3 lần (Raj BT và Trivedi TP, 1993). Theo Das G.P. và Raman K.V. (1994)[33], trong phòng trừ P. operculella trên khoai tây bảo quản, sau 3 tháng xử lý bằng deltamethrin, granulosis virus và Bacillus thuringiensis sự gây hại của ngài củ khoai tây giảm đáng kể mà không ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của khoai tây. Khoai tây nhập khẩu vào các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu phải xử lý bằng Methyl bromide ở điều kiện nhiệt độ tối thiểu là 10oC, với liều lượng từ 14 - 16 g/m3 trong thời gian 14 giờ (EPPO Standard, 1998) [34]. 2.2 Những nghiên cứu ở trong nước 2.2.1 Tình hình sản xuất khoai tây Khoai tây là cây trồng nhập nội, được người Pháp đưa vào trồng trọt năm 1890 tại một số vùng: Hải Phòng (1901), Trà Lĩnh - Cao Bằng (1907), Thường Tín - Hà Nội (1917) [20]. Hiện nay, khoai tây được trồng tập trung ở vùng đồng bằng thuộc châu thổ Sông Hồng, Đà Lạt (Lâm Đồng), gần đây khoai tây được được trồng ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Sa Pa (Lào Cai), Hoà An (Cao Bằng), Quảng Bạ (Hà Giang). Kết quả nghiên cứu cho thấy khoai tây trồng ở độ cao so với mặt nước biển đều cho năng suất cao, chất lượng tốt, tính thích ứng cao, ít sâu bệnh.[20] Khoai tây là sản phẩm vụ đông quan trọng, khoai tây cung cấp nguồn thực phẩm cân bằng và tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác trong vòng 3 tháng cao hơn cây lúa, ngô hay khoai lang. Đặc biệt là ở những vùng như đồng bằng sông Hồng, nơi mà sản xuất chiếm khoảng 85% sản lượng khoai tây của cả nước trong khí đó vùng Đà Lạt chiếm khoảng 15% sản lượng. Diện tích trồng khoai tây hàng năm chỉ dao động khoảng 30.000 - 35.000 ha với năng suất bình quân khoảng 11-12 tấn/ha, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất thấp là do giống. Như vậy, việc xây dựng hệ thống sản xuất, kiểm định, xác nhận, bảo quản và cung ứng giống khoai tây cần được quan tâm đúng mức. Còn đối với các giống khoai tây nhập khẩu hiện nay từ Trung Quốc có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất khoai tây phát triển. Vì nguồn từ Trung Quốc là nguồn giống tương đối thuận lợi đối với nước ta trong thời điểm hiện nay kể cả không gian cũng như thời gian. Nếu chất lượng giống được kiểm soát chặt chẽ sẽ là cơ hội tốt cho nông dân chủ động nguồn giống để mở rộng diện tích khoai tây vụ đông. 2.2.2 Nhập khẩu khoai tây Với chính sách mở cửa và hội nhập, trong những năm qua việc buôn bán trao đổi hàng hoá thuộc diện Kiểm dịch thực vật thông qua xuất, nhập khẩu của Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng tăng về số lượng và chủng loại. Các măt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta là rất lớn, trong đó có củ khoai tây. Việc nhập khẩu củ khoai tây từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai vào Việt Nam là rất lớn, đây là loại hàng hoá không chỉ phục vụ làm lương thực, thực phẩm mà một khối lượng không nhỏ còn dùng làm giống. Theo số liệu báo cáo công tác kiểm dịch thực vật của hàng năm của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai, Cục Bảo vệ thực vật, từ năm 2004 đến năm 2008 đã kiểm dịch được một khối lượng khoai tây như sau: - Năm 2004 kiểm tra, kiểm dịch được 932 lô với khối lượng 32.620 tấn. - Năm 2005 kiểm tra, kiểm dịch được 891 lô với khối lượng 31.623 tấn. - Năm 2006 kiểm tra, kiểm dịch được 870 lô với khối lượng 29.851 tấn. - Năm 2007 kiểm tra, kiểm dịch được 846 lô với khối lượng 30.304 tấn. - Năm 2008 kiểm tra, kiểm dịch được 585 lô với khối lượng 26.169 tấn. Chất lượng củ khoai tây giống nhập khẩu từ Trung Quốc đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người sản xuất trong nước. Do việc cơ quan quản lý chức năng của Trung Quốc thực hiện kiểm soát chặt chẽ chất lượng mặt hàng củ khoai tây giống xuất khẩu. Chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là khoai tây giống với những lô hàng đạt tiêu chuẩn do đơn vị có công bố chất lượng về sản xuất giống của Trung Quốc, các trường hợp còn lại thì chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là khoai tây thương phẩm. Cho nên kể từ năm 2007 số lô củ khoai tây giống nhập về Việt Nam không nhiều, còn năm 2008 và đến hết 6 tháng đầu năm 2009 không có lô củ khoai tây giống nào nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai. Trên củ khoai tây nhập khẩu có khả năng mang theo rất nhiều loại dịch hại như nấm bệnh, côn trùng, cỏ dại, tuyến trùng, vi khuẩn, virus. Khó khăn trong việc kiểm dịch củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là: thường nhập khẩu trong một thời gian ngắn với số lô và khối lượng rất lớn (tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm). Trong đó, một khối lượng không nhỏ củ khoai tây thương phẩm được sử dụng để làm giống. Do vậy, nguồn nhập khẩu khoai tây từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nếu không được kiểm tra, kiểm dịch một cách chặt chẽ trước khi sử dụng làm giống sẽ gây ra những thiệt hại cho sản xuất khoai tây trong nước. Với những yêu cầu chặt chẽ về kiểm dịch thực vật, kiểm nghiệm chất lượng giống, các tổ chức cá nhân của Việt Nam nhập khẩu khoai tây giống Trung Quốc khi ký hợp đồng thương mại cần có các điều khoản cụ thể về kiểm dịch, chất lượng giống. Thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm dịch theo quy định trước khi nhập khẩu để vừa đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu, vừa đảm bảo lợi ích của mình và cho người sản xuất trong nước. 2.2.3 Sâu hại khoai tây So với các loại cây trồng khác có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta như lúa, ngô, khoai tây có thành phần sâu hại ít hơn. Cho đến nay có khoảng hơn 50 loài côn trùng phá hoại trên cây khoai tây, hầu hết những sâu hại này đều là những loài ăn sống, phá hại nhiều ở trên nhiều cây trồng và cây dại của nước ta. Một số sâu hại chuyên tính hẹp, thường gây tác hại rất lớn ở nhiều nước trồng khoai tây trên thế giới như sâu cánh cứng khoai tây Leptinotarsa decemlineata hiện là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I, ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm II của nước ta đã được phát hiện thấy tại vùng Đà Lạt -Lâm Đồng, chưa có mặt ở các tỉnh phía Bắc. Dựa vào mức độ tác hại và tính chất quan trọng về kinh tế của các loài sâu hại khoai tây đã phát hiện ở nước ta, có thể chia làm mấy nhóm như sau: - Nhóm I: Những sâu hại chủ yếu trên các vùng trồng khoai tây ở các tỉnh phía Bắc, gồm một số ít các loài sau đây: sâu xám cắn phá mầm trong giai đoạn cây con làm giảm mật độ, sâu khoang và bọ rùa 28 chấm gây hại trong cả thời kỳ cây phát triển và làm củ, rệp sáp thường gây hại trong kho bảo quản và cây mới trồng; rệp đào phá hoại trên đồng ruộng, chủ yếu là vụ xuân, loài này còn là mô giới truyền bệnh virus. - Nhóm II: Những sâu hại tương đối phổ biến trên các vùng trồng khoai tây , nhưng chỉ gây tác hại nhẹ hoặc chỉ phá hại nhẹ ở một vài địa phương, gồm: dế dũi gặm củ khoai tây, rầy xanh hút nhựa làm quăn mép lá, rệp bông hút nhựa cây và còn là mô giới truyền bệnh virus cho khoai tây. rệp hại gốc khoai tây (Aphidea) gây hại ở rễ, (gây hại trong vụ đông sau trồng 30-50 ngày) gây vàng thân lá, chết cả khóm, nhện trắng hại lá gây hiện tượng tím nhỏ lá ngọn mới (termitidea) hại các bộ phận cây dưới đất (ở một số vùng miền núi và trung du). - Nhóm III: Những sâu hại tương đối phổ biến nhưng ít gây tác hại gồm một số loài châu chấu (Atractomorpha chinensis, Trilophidia annulata Thunb), rầy trắng, bọ phấn, bọ trĩ, sâu đo. - Nh._.óm IV: Những sâu hại ít phổ biến trên cây khoai tây tác hại không đáng kể. Nhóm này chiếm phần đông hơn cả, gồm khoảng hơn 30 loài thì chỉ châu chấu nhỏ, ve sầu sừng, một số loài bọ xít, ban miêu đầu đỏ, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc, sâu đục thân ngô. Trên khoai tây còn có rất nhiều dịch hại là như bệnh hại, cỏ dại. Trong đó phải kể đến một số bệnh như mốc sưng gây hại toàn bộ thân, lá, củ. Héo xanh vi khuẩn gây chết héo cây trên ruộng, chủ yếu gây hại vụ xuân; Héo vàng do nấm, gây hại làm cho cây vàng úa, ngừng sinh trưởng; Bệnh virus, gây xoắn lá lùn cây hoặc có hiện tượng hoa lá, cây mất màu xanh, giảm khả năng quang hợp. Với các dịch hại có thể theo củ khoai tây nhập khẩu vào Việt Nam. Theo Quyết định số 73/2005/QĐ - BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo. Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên khoai tây có 15 loài là dịch hại kiểm dịch thực vật, gồm 2 loài côn trùng, 2 loài nấm, 1 loài vi khuẩn, 4 loài tuyến trùng và 5 loài cỏ dại. Trong đó, ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller là dịch hại kiểm dịch thực nhóm II của Việt Nam, đã phát sinh - phát triển và gây hại ở vùng trồng khoai tây ở Thái Phiên - Đà Lạt - Lâm Đồng. Những nghiên cứu đầu tiên về loài côn trùng này đã được thực hiện tại Thái Phiên - Đà Lạt - Lâm Đồng với sự tham gia của các đơn vị như Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II - Tp. HCM, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Đà Lạt (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) từ những năm 1985 - 1986. Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật (1997), ngài củ khoai tây thuộc họ Gelechiidae, bộ Lepidoptera, cơ thể nhỏ, dài 5 - 6 mm, có màu xám. Thời gian sâu non đục trong củ là 9 - 33 ngày, vòng đời thay đổi từ 27-92 ngày (tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và thức ăn). Một năm có 5-8 lứa, có khi lên đến 12 lứa trong năm. Theo báo cáo của Chi cục KDTV vùng II, ngài củ khoai tây có khả năng sinh trưởng phát triển ở khu vực Thái Phiên - Đà Lạt - Lâm Đồng. Trên ruộng trồng khoai tây giống có diện tích 600 m2, tỷ lệ củ khoai tây bị nhiễm loài côn trùng này trung bình là 2% (thời điểm 28/1 - 9/5/1994) và tỷ lệ này đạt 28% (thời điểm 20/12/1994 - 27/3/1995). Vùng trồng khoai tây ở các tỉnh ven biên giới Việt - Trung như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang và một số tỉnh trồng khoai tây trong nội địa, trong những năm gần đây việc sử dụng ngồn giống nhập khẩu từ Trung Quốc khá phổ biến. Đây là một nguy cơ cho việc xâm nhập và lan rộng của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller, cũng như các loài dịch hại khác vào và gây hại nếu không được kiểm tra kiểm dịch trước khi nhập khẩu. Việc kiểm dịch củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào Việt Nam trong nhưng năm qua, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật trong công tác kiểm dịch thực vật. Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành một Tiêu chuẩn cơ sơ: Quy trình kiểm dịch khoai tây nhập khẩu, không nhằm mục đích tăng cường hơn nữa kiểm soát củ khoai tây nhập khẩu. Đối với những lô củ khoai tây nhiễm bệnh ghẻ bột trước đây cũng như ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller hiện nay đều được xử lý triệt để bằng biện pháp xông hơi khử trùng bằng thuốc Methyl bromide tại cửa khẩu nhập khẩu. Sau đó được cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu và kiểm dịch thực vật nội địa tiếp tục theo dõi tại nơi tiêu thụ và gieo trồng trên đồng ruộng (nếu là giống). Đồng thơì cơ quan kiểm dịch thực vật cũng khuyên cáo các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu củ khoai tây từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cần chú ý nguồn gốc xuất xứ, hoặc yêu cầu được xử lý bằng khử trùng trước khi nhập khẩu về Việt Nam. 3. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm nghiên cứu * Địa điểm thu mẫu: - Thu mẫu từ nguồn củ khoai tây nhập từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. * Điều tra sự hiện diện của ngài củ khoai tây: - Vùng trồng khoai tây ở Lào Cai, Hà Giang và Hà Nội. * Địa điểm bố trí thí nghiệm: - Nhà trồng cây kiểm dịch Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai. 3.2 Thời gian nghiên cứu Tháng 12 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009. 3.3 Vật liệu nghiên cứu * Đối tượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật: - Củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. * Đối tượng dịch hại trên vật thể: - Sâu hại trên củ khoai tây nhập khẩu . * Dụng cụ nghiên cứu: - Lồng nuôi: loại nhỏ kích thước 30 x 50 x30 cm (D x R x C) và loại to kích thước 65 x 65 x 60 (D x R x C) băng khung nhôm lưới nylon. - Giá để lồng nuôi bằng khung nhôm. - Khay đựng thức ăn nhân nuôi ngài. - Hộp đựng thức ăn. - Hộp đựng mẫu. - Hộp nhựa để thu trứng, nhộng, sâu non, trưởng thành. - Xô nhựa để trồng cây. - Sàng có kích thức mắt 1,7 mm. - Khoai tây nhân nuôi ngài, khoai tây giống để trồng cây thí nghiệm. - Đĩa petri, ống nghiệm, giá ống nghiệm, giấy lọc, dao, panh, kéo, bút lông, chổi lông, tuý nilon, bông,... dụng cụ thí nghiệm khác như cốc đong, đũa thuỷ tinh, thẩu thuỷ tinh, .... - Đất khử trùng để trồng cây. - Phòng điều hoà, tủ định ôn. - Hoá chất phục vụ nghiên cứu: Melthyl bromide 94,4%. 3.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai Phối hợp với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng VIII kiểm tra các lô khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào Việt Nam. Để tiến hành điều tra thành phần sâu hại trên củ khoai tây nhập khẩu, chúng tôi tiến hành điều tra thu thập mẫu ở các lô khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào Việt Nam theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành, Tiêu chuẩn cơ sở sau: TCVN 4731- 89 Kiểm dịch thực vật phương pháp lấy mẫu. Theo Tiêu chuẩn này các điểm lấy mẫu được quy định như sau: Các điểm lấy mẫu được quy định như sau: x x x x x X X X X X X X X X X X X X X X a=b mặt trên a mặt quy ước mặt đáy b - Theo 5 điểm chéo góc, đại diện cho cả 3 tầng của lô hàng - Mẫu trung bình của lô củ, quả (đồng thời cũng là mẫu phân tích) bao gồm những củ, quả bị nhiễm, bị hại, nghi bị nhiễm, với khối lượng củ để phân tích từ 10 – 300 củ, quả tuỳ theo kích thước củ, quả - Lấy mẩu lô củ, quả đóng trong bao, kiện như sau: Số bao của lô củ, quả Số bao được chỉ định lấy mẫu - Dưới 10 bao 1 – 4 bao - Từ 10 – 100 bao 4 bao và cứ thêm 20 bao thì lấy thêm 1 bao được chỉ định lấy mẫu - Từ 101 – 500 bao 8 bao và cứ thêm 50 bao thì lấy thêm 1 bao được chỉ định lấy mẫu - Từ 501 – 1.000 bao 16 bao và cứ thêm 100 bao thì lấy thêm 1 bao được chỉ định lấy mẫu - Trên 1.000 bao thì chia làm nhiều lô - lô củ, quả đổ rời thì cứ 25kg được tính 1 bao - Thời gian điều tra thu mẫu: Định kỳ 10 ngày một lần. Trên các lô củ khoai tây điều tra thu thập sâu hại theo 10TCN 336-98 QĐ số 91/1998/QĐ/BNN-BVTV, ngày 2/7/1998. TCCS 01: 2006 Kiểm dịch thực vật - Quy trình kiểm dịch khoai tây nhập khẩu: 10TCN 336-98 Kiểm dịch thực vật phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh. - Lô củ, quả: là lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ở dạng củ, quả được đưa vào lưu thông dưới mọi hình thức - Trên lô khoai tây nhập khẩu chúng tôi tiến hành điều tra thu thập mẫu trực tiếp. Tiến hành quan sát bằng mắt với kính lúp cầm tay trên bề mặt củ, những khe kẽ bao bì đóng gói. Lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc, các điểm lấy mẫu đại diện cho các tầng của lô hàng. Việc giám định mẫu thực hiện tại phòng thí nghiệm Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai. - Phân tích mẫu: chú ý côn trùng, nhện bám vào cuống, mắt, khe lõm, vết nứt, lỗ đục trên mặt củ, chú ý những loại có khả năng bật nhảy ra khỏi củ, rệp sáp, rệp bám vào củ, cuống và mép củ. Những củ nghi có côn trùng đều phải được bổ ra để thu bắt côn trùng. - Định loại: Sinh vật gây hại trong quá trình quan sát lấy mẫu và sau khi giám định đều được định loại bằng phương pháp so sánh hình thái kết hợp với triệu chứng củ bị hại. Trong trường hợp cần có các điều kiện khác, thì định loại bằng phương pháp khác hoặc kết hợp phương pháp khác như phản ứng hoá sinh, phân tích gen, kháng huyết thanh, lây bệnh nhân tạo v v… Công tác giám định và định loại dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Hà Quang Hùng. - Phương pháp lưu và giữ mẫu. Mẫu củ khoai tây tươi được lưu giữ trong phòng bảo quản mẫu ít nhất là 15 ngày Lưu giữ mẫu côn trùng ướt; ngay sau khi thu thập được mẫu côn trùng trong các lần kiểm tra, thu thập, mẫu được cho vào lọ thuỷ tinh có chứa cồn 700 và lưu giữ ở nhiệt độ 5 - 100C. Lưu giữ mẫu côn trùng khô: cần có tủ định ôn, các khay để sấy, các lọ để đựng mẫu. Lưu giữ mẫu côn trùng bằng bản lam: cần có lam lõm, lam phẳng, glycerine, Bom canada, glove oil. Mẫu củ giống còn được chuyển về Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu - Cục Bảo vệ thực vật. - Đảm bảo an toàn: Trong quá trình thu thập, phân tích, định loại, bảo quản và chuyển gửi mẫu vật, tiêu bản của lô củ cần phải phòng ngừa sự lây lan, xâm nhập dịch hại Kiểm dịch thực vật của Việt Nam từ các lô củ khoai tây vào sâu trong nội địa Việt Nam. - Những sinh vật gây hại phải được lưu ý khi kiểm tra lô củ khoai tây dịch hại Kiểm dịch thực vật của Việt Nam hiện hành, xuất xứ, hành trình vận chuyển. TCCS 01- 2006 Kiểm dịch thực vật - Quy trình kiểm dịch khoai tây nhập khẩu: * Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm tra kiểm dịch thực vật đối với các lô khoai tây nhập khẩu trên phạm vi cả nước. * Thuật ngữ và định nghĩa: Trong Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây: - Khoai tây giống: Khoai tây dạng củ dùng để làm giống - Khoai tây thương phẩm: Khoai tây dạng củ dùng để chế biến, tiêu dùng. * Các bước tiến hành - Trước khi nhập khẩu: + Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại, tìm hiểu một số thông tin như: các loài dịch hại kiểm dịch trên khoai tây của Việt Nam, dịch hại nguy hiểm cần phải quan tâm. + Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Hồ sơ cấp giây phép nhập khẩu theo quy định. - Tại cửa khẩu cần kiểm tra các loại giấy tờ sau: + Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. + Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuât khẩu. + Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật. + Các giấy tờ có liên quan khác nếu có (sơ đồ hàng hoá, giấy chứng nhận đã qua xử lý hoặc bảo quản hàng hoá). - Kiểm tra thực tế: + Dụng cụ để kiểm tra tại cửa khẩu: Vợt côn trùng, thước đo, cốc đong, găng tay, kính lúp cầm tay, panh, chổi, bút lông, lọ độc, túi, hộp đựng mẫu, dao, kéo, và các đồ dùng khác phụ vụ cho công tác kiểm tra lấy mẫu, ... + Dụng cụ để giám định trong phòng: Kính lúp soi nổi, kính hiển vi, máy ảnh, cân phân tích, cân kỹ thuật, tủ sây, tủ định ôn, tủ lạnh, thẩu, bình tam giác, chai lọ, ống nghiệm, đĩa Petti, giấy lọc, rây, sàng, hoá chất các loại phụ vụ cho công tác giám định trong phòng thí nghiệm, .... - Quan sát: Quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong, bao gồm: khối lượng kích thức hàng hoá, phương tiện vận chuyển, những biểu hiện khác thường của củ khoai tây như thối, triệu chứng khác, những dấu hiệu dịch hại (bay, bò xung quanh đống củ, trên bao bì, phương tiện vận chuyển, đồ chèn lót, tàn dư thực vật). - Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định, thu thập những củ bị hại và sinh vật gây hại, ghi nhãn và lập biên bản lấy mẫu. Vị trí, số lượng các điểm lấy mẫu, cách lấy mẫu và số lượng, khối lượng mẫu ban đầu, cách lập mẫu và khối lượng mẫu trung bình thực hiện theo TCVN 4731-89 Kiểm dịch thực vật - Phương pháp kiểm tra lấy mẫu. - Đối với lô khoai tây nhập khẩu được vận chuyển bằng đương bộ (xe ôtô, container, xe kéo, ...). Trước hết kiểm tra bên ngoài của phương tiên chuyển chở khoai tây. Nếu có điều kiện thì kiểm tra cả bên trong các phương tiện chuyên chở, nếu không có điểu kiện quan sát thì việc quan sát, lấu mẫu lô khoai tây được tiến hành trong quá trình bốc dỡ vào kho bãi tại cửa khẩu hoặc sang phương tiện chuyên chở. Trường hợp lô khoai tây được đưa vào kho bãi thì phải xem xét tình hình sinh vật hại của kho bãi trước khi đưa lô khoai tây vào. Vừa quan sát, vừa lấy mẫu lô củ khoai tây trong và sau khi bốc dỡ. - Những lưu ý khi kiểm tra khoai tây: Xuất xứ, hành trình vận chuyển của lô củ khoai tây, nhưng loại sâu bệnh xuất hiện và gây hại trên củ khoai tây và trong quá trình bảo quản. - Phân tích, giám định: + Phân tích: Phân tích côn trùng, nhện, ... chú ý nhện bám ở cuống, khe lõm, mắt củ, vết nứt trên mặt củ khoai tây. + Giám định: Sinh vật thu được trong quá trình quan sát, lấy mẫu đều được giám định bằng phương pháp so sánh hình thái kết hợp triệu chứng củ bị hại. - Lưu mẫu và chuyển mẫu vật, tiêu bản: Thực hiện theo qui trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật. - Trường hợp không phù hợp với yêu cầu kiểm dịch thực vật và biện pháp xử lý: + Trường hợp không phù hợp với yêu cầu kiểm dịch thực vật của Việt Nam: Các lô khoai tây nhập khẩu được coi là không phù hợp với yêu cầu kiểm dịch thực vật của Việt Nam bao gồm: bị nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc dịch hại lạ. Vi phạm những quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu như không có hoặc vi phạm các quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, nội dung khai báo không đúng, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình vận chuyển. + Biện pháp xử lý: Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. ++ Đối với củ khoai tây bị nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật hoặc dịch hại lạ thì xử lý bằng Methyl bromide (CH3Br) theo quy trình khử trùng ngài củ khoai tây [6] ++ Tiêu huỷ hoặc trả về nơi xuất xứ đối với dịch hại khi chưa có biện pháp xử lý. ++ Vi phạm những quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Xử phạt theo Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003. ++ Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong quá trình vận chuyển thì tái chế bao bì, đóng gói lại. - Giám sát xử lý: Tất các lô khoai tây bị xử lý phải chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch thực vật. 3.4.2 Phương pháp điều tra sự hiện diện của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller tại các vùng trồng khoai tây ở Sa Pa (Lào Cai), Hà Giang và Hà Nội - Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai, Hà Giang và thành phố Hà Nội. - Thực hiện theo quyết định số 82/2003/ QĐ-BNN Phương pháp điều tra trên cây rau màu và cây công nghiệp ngày ngắn 3.4.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller Chúng tôi tiến hành theo phương pháp của Viện BVTV 1988, Cục BVTV năm 2002. Quan sát, mô tả màu sắc hình dạng, đo đếm kích thức từng pha phát dục của ngài củ khoai tây, cá thể nghiên cứu (n = 30), đơn vị đo (mm). - Pha trứng: đo chiều dài và chiều rộng. - Sâu non: đo chiều dài và độ rộng của đầu. - Nhộng: đo chiều dài cơ thể và phần rộng nhất của cơ thể. - Trưởng thành: đo chiều dài cơ thể, độ dài sải cánh. Kích thước trung bình tính theo công thức: Trong đó: Xi : giá trị kích thức con thứ i N : số con theo dõi 3.4.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller Chúng tôi tiến hành theo phương pháp nhân nuôi của Cục BVTV năm 2002. * Thời gian phát dục: - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp nuôi cá thể với số lượng cá thể n = 30, với loại thức ăn là củ khoai tây, điều kiện nhiệt độ cố định 25oC, ẩm độ không khí được duy trì ở 80%. - Theo dõi thời gian phát dục các pha phát dục (trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành). - Thời gian phát dục trung bình của các cá thể được tính theo công thức: Trong đó: Xi: thời gian phát dục của cá thể thứ i : Thời gian phát dục của từng giai đoạn ni: Số cá thể lột xác trong ngày thứ i N: Số cá thể theo dõi - Tính sai số theo công thức: Trong đó: t: Tra bảng Student- Fisher với độ tin cậy p = 0,05 và độ tự do v = n-1 N: Số cá thể theo dõi d: Độ lệch chuẩn - Độ lệch chuẩn (d) được tính theo công thức: 3.4.5 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Chúng tôi tiến hành theo phương pháp của Viện BTVV năm 1998, 2001 3.4.5.1Khả năng sinh trưởng, phát triển và mức độ gây hại đối với cây khoai tây trồng trong lồng lưới - Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và gây hại của ngài củ khoai tây trên cây khoai tây ở 3 công thức: 1 cặp; 5 cặp và 10 cặp trưởng thành mới vũ hoá/1 cây khoai tây/1 lồng. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần. - Phương pháp thí nghiệm: thả trưởng thành vào các lồng lưới 20 ngày sau trồng cây và tiến hành theo dõi định kỳ 10 ngày một lần cho đến khi xuất hiện trưởng thành mới. - Chỉ tiêu theo dõi: + Tỷ lệ lá (hoặc lá chét) bị hại %: Số lá (hoặc lá chét) bị hại TLH (%) = x 100 Tổng số lá (hoặc lá chét) điều tra + Chỉ số lá (hoặc lá chét) bị hại %: n1 + 2.n2 + 3.n3 +4.n4 + 5.n5 CSH (%) = x 100 5N Trong đó: n1 …. n5 là số lá (hoặc lá chét) bị hại tương ứng ở mỗi cấp. N là tổng số lá (hoặc lá chét) điều tra. Phân cấp lá (hoặc lá chét) bị hại theo thang cấp 5: Cấp 0: không có lá (hoặc lá chét) bị hại. Cấp 1: 1 -10 % diện tích lá (hoặc lá chét) bị hại. Cấp 2 11 -25 % diện tích lá (hoặc lá chét) bị hại. Cấp 3: 26 -50 % diện tích lá (hoặc lá chét) bị hại. Cấp 4: 51 -75 % diện tích lá (hoặc lá chét) bị hại. Cấp 5: > 75 % diện tích lá (hoặc lá chét) bị hại. 3.4.5.2 Khả năng sinh trưởng, phát triển và mức độ gây hại đối với củ khoai tây bảo quản trong điều kiện thông thương - Đối với thí nghiệm theo dõi diến biến số lượng trưởng thành và tỷ lệ và chỉ số củ bị hại. + Phương pháp thí nghiệm: Thả 1 cặp và 5 cặp trưởng thành ngài củ khoai tây mới vũ hoá vào các lồng lưới có củ khoai tây với khối lượng là 50 kg/1 lồng. Mỗi thí nghiệm thả 6 lồng với nhắc lại 3 lần. Theo sơ đồ sau: 1 1 Cặp trưỏng thành 1 2 3 5 6 4 2 3 3 lần nhắc lại 5 Cặp trưỏng thành 1 3 2 4 5 6 1 2 3 3 lần nhắc lại + Tiến hành theo dõi thí nghiệm 1 tháng 1 lần trong 6 tháng. Tại mỗi thời điểm kiểm tra lấy 1 lồng/1 lần nhắc lại/1 công thức thí nghiệm để đếm số lượng trưởng thành (sống, chết) và bổ củ theo dõi tỷ lệ và chỉ số củ bị hại (%) - Đối với thí nghiệm đánh giá thiệt hại kinh tế: + Phương pháp thí nghiệm: Thả 1 cặp; 5 cặp và 10 cặp trưởng thành ngài củ khoai tây mới vũ hoá vào các lồng lưới có củ khoai tây với khối lượng là 50 kg/1 lồng. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần. + Tiến hành theo dõi thí nghiệm sau 3 tháng. Cân trọng lượng củ khoai tây sau 3 tháng bảo quản, tính tỷ lệ tổn thấy (%) * Chỉ tiêu theo dõi: + Diễn biến số lượng trưởng thành tại các thời điểm kiểm tra + Khối lượng củ bị hao hụt (kg) và tỷ lệ hao hụt (%). Số củ bị hại + Tỷ lệ củ bị hại (%) = x 100 Tổng số củ kiểm tra n1 + 2.n2 + 3.n3 + Chỉ số củ bị hại (%) = x 100 3N Trong đó: n1 … n3 là số củ bị hại tương ứng ở mỗi cấp. N là tổng số củ kiểm tra. Để phân cấp mức độ hại của củ bị hại: Bổ lát củ, với tổng số lát là 10 lát/1 củ, sau dó tính diện tích bị đục % của mỗi lát và tiến hành phân cấp chỉ số củ bị hại % như sau: Cấp 0: không có đường đục nào bên trong củ. Cấp 1: có 1 – 35% diện tích củ bị đục. Cấp 2: có 36 – 75% diện tích củ bị đục. Cấp 3: củ bị đục hoàn toàn. So sánh trọng lượng khoai tây trước, sau bảo quản 3 tháng và 6 tháng. hạch toán kinh tế sự thiệt hại về trọng lượng khoai tây sau 6 tháng bảo quản. 3.4.6 Khảo sát biện pháp xử lý ngài củ khoai tây bằng Methyl bromide 99,4% - Bố trí thí nghiệm xông hơi bằng thuốc Methyl bromide loại có hàm lượng 99,4% trong điều kiện làm kín Champer 1 m3. Thí nghiệm nhắc lại 3 lần. - Phương pháp thí nghiệm: Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2001, mỗi lô củ khoai tây được cho nhiễm ngài trưởng thành theo tỷ lệ 3 cặp/200 củ khoai tây. Sau một tháng nhiễm sẽ được xử lý với Methyl bromide theo ba mức liều lượng như sau 32 g/m3; 40 g/m3 và 48 g/m3 với thời gian xử lý 2 giờ. Ô đối chứng (không xử lý) khoai tây sau thời gian nhiễm ngài củ không xử lý bằng Methyl bromide 99,4% . Công thức Nhiệt độ không khí (t°C) Liều lượng xông hơi (gram/m3) Thời gian xông hơi (giờ) 1 26-30 32 2 2 26-30 40 2 3 26-30 48 2 4 Đối chứng Không xử lý * Chỉ tiêu theo dõi: Tiến hành điều tra sau khi xử lý 10, 20 và 30 ngày. Vào các ngày điều tra ở mỗi lần nhắc lại nhặt ngẫu nhiên 50 củ khoai tây và bổ ra để quan sát sâu non ngài củ khoai tây có bị chết bởi việc xử lý bằng Methyl bromide. Để có được số lượng trưởng thành, sâu non và nhộng phục vụ cho công tác nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nhân nuôi ngài củ khoai tây theo phương pháp nhân nuôi ngài củ khoai tây của G.W.Rahalkar, M.R. Harwarlkar, H.D. Rananavare (Phòng Sinh học Nông nghiệp-Trung tâm Nghiên cứu Bhabha, Bombay, Ấn Độ): - Ghép đôi: Thu thập và phân biệt nhộng đực và cái bằng kính lúp soi nổi. Ghép nhộng đực và cái theo từng cặp trong các đĩa petri để mở, sau đó đặt chúng vào trong các lồng nuôi có lưới bao quanh. - Cho trưởng thành đẻ trứng: Cắt củ khoai tây thành những lát mỏng có độ dày khoảng 1cm, tráng lên 2 mặt một lớp mỏng parafin (nến) để cho sâu non không bò ra ngoài, xếp chúng sát với nhau thành củ khoai, đặt trên khay nhôm và đưa vào lồng nuôi có ghép cặp ngài trưởng thành mới vũ hoá từ nhộng. Mỗi lồng đưa vào 3 củ đã cắt lát sau mỗi ngày lấy ra, tách các lát cắt chia đều cho các hộp nhựa đựng khoai tây củ có nắp đậy, theo dõi và thu mẫu phục vụ cho các mục đích thí nghiệm. 3.4.7 Phương pháp phân tích nguy cơ dịch hại đối ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller Phân tích nguy cơ dịch hại thực hiện theo: Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu. Nội dung phân tích nguy cơ dịch hại: Gồm 3 giai đoạn 3.4.7.1 Giai đoạn 1: Khởi đầu - Xác định loài dịch hại cần phân tích nguy cơ. - Xác định vùng phân tích nguy cơ. - Xác định con đường lan truyền của dịch hại. - Tổng quan tài liệu về dịch hại. - Vị trí phân loại của dịch hại. + Tên khoa học, họ, bộ. + Phân bố. + Ký chủ. + Giai đoạn bị hại. + Bộ phận bị hại. + Đặc điểm sinh học. + Triệu chứng. + Con đường lan truyền. + Đặc điểm hình thái. + Biện pháp kiểm dịch thực vật đang áp dụng (hiện trạng kiểm soát). + Khả năng thích nghi và lan rộng của dịch hại. + Tổng hợp kết quả đánh giá về vị trí phân loại của dịch hại. 3.4.7.2 Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ - Đánh giá tiềm năng du nhập, thích nghi và lan rộng của dịch hại. + Khả năng du nhập của dịch hại: ++ Tiềm năng du nhập. ++ Khả năng sống sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản. ++ Khả năng sống sót sau khi áp dụng biện pháp quản lý. ++ Khả năng lây lan đến ký chủ thích hợp. ++ Tổng hợp kết quả đánh giá về khả năng du nhập. + Khả năng thích nghi của dịch hại: ++ Ký chủ thích hợp ở vùng PRA. ++ Hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp (phù hợp về sinh thái). ++ Kỹ thuật cánh tác và biện pháp phòng trừ. ++ Đặc điểm sinh học khác ảnh hưởng đến khả năng thích nghi (như số lứa trong năm, vòng đời, số lượng trứng đẻ, khả năng sinh trưởng trên ký chủ phụ, khả năng thiết lập quần thể, khả năng kháng thuốc, khả năng chống chịu của cây ký chủ chính và cây ký chủ phụ). ++ Tổng hợp về khả năng thích nghi. + Khả năng lan rộng: ++ Điều kiện môi trường thích hợp cho khả năng lan rộng tự nhiên. ++ Rào cản tự nhiên (ví dụ như vùng sa mạc hay vùng hạn hán). ++ Khả năng đi theo củ khoai tây, lá thuốc lá hoặc phương tiện vận chuyển, khả năng lan rộng tự nhiên trên đồng rộng. ++ Mục đích sử dụng sản phẩm thực vật là ký chủ của dịch hại. ++ Tổng hợp về khả năng lan rộng. + Kết luận về tiềm năng du nhập, thích nghi và lan rộng của dịch hại. - Đánh giá tiềm năng gây hại kinh tế: + Tiềm năng gây hại trực tiếp: ++ Thiệt hại về khối lượng và chất lượng. ++ Thiệt hại do phòng trừ. ++ Ảnh hưởng khác đến sản xuất nông nghiệp. + Tiềm năng gây hại gián tiếp. + Tổng hợp về tiềm năng gây hại kinh tế. 3.4.7.3 Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ - Biện pháp quản lý tại nơi xuất xứ. - Biện pháp quản lý trước khi nhập khẩu hoặc vận chuyển. - Biện pháp quản lý tại cửa khẩu hoặc điểm tập kết vận chuyển trong nước. - Biện pháp quản lý sau nhập khẩu. * Các số liệu được tính toán thống kê theo phương pháp thống kê sinh học và so sánh theo Duncan. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Xác định thành phần sâu hại trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai năm 2008-2009 Xác định thành phần sâu hại và mức độ phổ biến trên củ khoai tây nhập khẩu là một bước quan trọng trong công tác kiểm dịch thực vật đối với củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai. Trên cơ sở phải xác định được các loài dịch hại kiểm dịch thực vật, các loài sâu hại thông thường, để đưa ra các biện pháp kiểm dịch thực vật thích hợp nhằm ngăn chặn các dịch hại kiểm dịch thực vật trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc xâm nhập vào trong nước. Quá trình điều tra, xác định thành phần đựơc thực hiện theo quy trình kiểm dịch thực vật. Đó là các Tiêu chuẩn Việt Nam [2], Tiêu chuẩn ngành [10], [3], Tiêu chuẩn cơ sở [13]. Điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Kết quả điều tra thành phần sâu hại trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai năm 2008-2009 được trình bày ở bảng 4.1. Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy: trong năm 2008 và đến hết tháng 6/2009 đã thu thập và xác định được thành phần sâu, mọt hại trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai gồm 3 loài sâu, mọt thuộc 3 họ của 3 bộ côn trùng. Trong đó, bộ cánh vẩy Lepidoptera có 1 loài chiếm 33,3%, bộ cánh cứng Coleoptera có 1 loài chiếm 33,3, bộ cánh đều Homoptera có 1 loài chiếm 33,3%. Như vậy, thành phần sâu hại trên củ khoai tây không nhiều, tỷ lệ thành phần của các bộ thu được cũng như nhau. Bảng 4.1. Thành phần côn trùng hại trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai năm 2008-2009 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ Mức độ phổ biến A Lớp côn trùng (Insecta) I Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) 1 Ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller Gelechiidea + II Bộ cánh cứng (Coleoptera) 2 Mọt cà phê Araecerus fasciculatus Degeer Anthribidae + III Bộ cánh đều (Homoptera) 3 Rệp bột tua ngắn Pseudococcus citri Risso Pseudococcidae ++ Ghi chú: +: ít phổ biến (tần suất bắt gặp dưới 25%). ++: tương đối phổ biến (tần suất bắt gặp dưới 25 - 50%). +++: rất phổ biến (tần suất bắt trên 50%). Tuy nhiên trong quá trình điều tra thu thập, xác định thành phần sâu, hại trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai chúng tôi còn bắt gặp một số loài côn trùng như bọ ánh kim, dế dũi, bọ hung. Đối với nhưng loài côn trùng này theo nhận định của chúng tôi là từ ngoài xâm nhập vào trong quá trình lưu trữ tại các bãi tập kết từ phía tỉnh Vân Nam, Trung Quốc trong bảo quản hoặc bám dính theo phương tiện vận chuyển và ở những bãi hoang, đồi núi xung quanh bãi kiểm hoá tại cửa khẩu Lào Cai. Nhìn vào tần suất bắt gặp của sâu hại củ khoai tây nhập khẩu thì chỉ có rệp bột tua ngắn có tuần suất xuất hiện tương đối phổ biến. Nhưng sự gây hại và mức độ nghiêm trọng lại là ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller, vì đây là dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc nhóm II của Việt Nam. Với loài này triệu chứng thường bắt gặp trên củ khoai tây là phân sâu non đùn ra ngay mắt củ, khi bổ củ thấy những đường đục ngoằn nghèo trong thịt củ (hình 4.1 và 4.2). Về thời gian xuất hiện, do thời vụ nhập khẩu khoai tây thường diễn ra từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm nên các loài gây hại cũng được phát hiện chủ yếu trong thời gian này. Riêng đối với ngài củ khoai tây phát hiện chủ yếu trên củ khoai tây có thịt củ màu trắng và có nhiều mắt. Sâu non đục trong củ (nguồn Hà Quang Hùng, 2008) Riêng với mọt cà phê Araecerus fasciculatus Degeer chúng tôi phát hiện được trong quá trình kiểm tra các mẫu củ lưu và củ khoai tây bảo quản. 4.2 Điều tra sự hiện diện của ngài củ khoai tây tại Lào Cai, Hà Giang và Hà Nội Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Lào Cai, Hà Giang và Hà Nội để điều tra sự hiện diện của ngài củ khoai tây ngoài đồng ruộng. 4.2.1 Kết quả điều tra tại tỉnh Lào Cai Tại Lào Cai cây khoai tây được trồng ở các huyện vùng cao như Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát bắt đầu trồng từ cuối tháng 8 đầu tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. Con lại các huyện vùng thấp như TP Lào Cai, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên trồng vào chính vụ và muộn thu hoạch vào tháng 2 tháng 3 năm sau. Về cơ cấu giống là các giống địa phương được để từ củ giống vụ trước, một số giống được nhân dân mua từ Trung Quốc. Bảng 4.2. Thành phần sâu hại trên khoai tây tại Lào Cai năm 2009 STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ/Họ mức độ phổ biến A Lớp côn trùng (Insecta) I Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) 1 Sâu xám Agrotis ypsilon (Hufn) Noctuidae - 2 Sâu đo xanh Chrysodeisis calcites (Hubner) Noctuidae - 3 Sâu khoang Spodoptera litura (F) Noctuidae + 4 Sâu cuốn lá khoai tây Brachmia sp. Gelechiidae - II Bộ cánh cứng (Coleoptera) 5 Bọ rùa 28 chấm Coccinella virgintiopunctata Fabricius Coccinellidae - 6 Bọ nhảy sọc cong Phyllotetra striolata (Fabr Chrysomelidae + III Bộ cánh đều (Homoptera) 7 Rệp hại khoai tây Macrosiphum euphorbiae Thomas Aphididae + 8 Rệp đào Myzus persicae Sulzer Aphididae ++ 9 Rầy xanh Amrasca devastans Distant Jassidae +++ 10 Bọ phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius Aleyrodidae + IV Bộ hai cánh (Diptera) 11 Giòi đục lá Lyziomyza sp. Agromyzidae ++ B Lớp nhện (Arachnida) I Bộ ve bét (Acarina) 12 Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks Tarsonemidae ++ Ghi chú: - Ít gặp: < 10% + Lẽ tẻ: 10-20% ++ Phổ biến: 20-40% +++ Nhiều: > 40% Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy tại Lào Cai thành phần sâu hại trên cây khoai tây chúng tôi đã bắt gặp và xác định được: - Lớp côn trùng (Insecta) gồm 11 loài sâu hại, thuộc 8 họ của 4 bộ côn trùng. - Lớp nhện (Arachnida) có 1 loài nhện trắng Polyphagotarsonemus latus Banks thuộc họ Tarsonemidae. Kết quả điều tra thành phần sâu hại trên khoai tây ở Lào Cai (bảng 4.2), không thấy có sự hiện diện của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller. 4.2.2 Kết quả điều tra tại tỉnh Hà Giang Tại Hà Giang cây khoai tây được trồng chủ yếu ở huyện Bắc Mê, Quảng Bạ, Vị Xuyên, Xí Mần, Hoàng Su Phì. Cơ cấu giống cũng ._. sự hiện diện của ngài củ khoai tây trong vùng PRA thì khả năng lây lan đến các ký chủ phụ và cây khoai tây là rất lớn. Đồng thời sẻ gây ra những thiệt hại về kinh tế rất lớn đối với củ khoai tây trong bảo quản. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Thành phần sâu hại củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc gồm 3 loài côn trùng. Trong đó loài rệp bột tua ngắn Pseudococcus citri Risso xuất hiện với mức độ cao hơn 2. Không có sự hiện diện của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trên khoai tây trồng tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Hà Nội. 3. Vòng đời của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller nuôi trong điều kiện nhiệt độ 25oC, ẩm độ 80% tối thiểu là 27 ngày tối đa là 43 ngày, trung bình là 35,70 ± 1,11 ngày. 4. Liều lượng Methyl Bromide 99,4% để xử lý ngài củ khoai tây trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm 26-30oC, thời gian xử lý 2 giờ thì hiệu lực phòng trừ ngài củ khoai tây cho kết quả rất tốt từ 0-1,33%. Liều lượng MethylBromide 99,4% thấp nhất để xử lý triệt để ngài củ khoai tây là 40g/m3. 5. Thông qua phân tích nguy cơ dịch hại ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller có tiềm năng du nhập từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Lào Cai thông qua con đường nhập khẩu củ khoai tây là cao 5.2 Đề nghị 1. Ngài củ khoai tây là Dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm II của Việt Nam, nên cần tăng cường kiểm soát chặt chẻ, khi nhập khẩu củ khoai tây cần áp dụng biện pháp kiểm soát nguy cơ như ở mục 4.5.3. 2. Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu khoai tây từ tỉnh Vân Nam và các tỉnh thuộc Trung Quốc cần yêu cầu đơn vị xuất khẩu thực hiện biện pháp xử lý trước khi nhập khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO A/ Tài liệu tiếng Việt Báo cáo dự án GTZ thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Việt Nam URL: Bộ Khoa học công nghệ và môi trường: TCVN 4731-1989 Kiểm dịch thực vật phương pháp kiểm tra, lấy mẫu. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: 10 TCN 336-98 KDTV- Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất, nhập khẩu và quá cảnh Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: Quyết định số 82/2005/QĐ - BNN ngày14 tháng 11 năm 2005 của Bộ trởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo. Phương pháp điều tra trên cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngay Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: Quyết định số 73/2005/QĐ - BNN ngày14 tháng 11 năm 2005 của Bộ trởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo. Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: 10 TCN 953: 2006 KDTV – Quy trình khử trùng ngài củ khoai tây bằng Methyl Bromide trên khoai tây nhập khẩu Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: 10 TCN 952: 2006 KDTV – Quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: 10 TCN 955: 2006 KDTV – Quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật và sản phẩm thực vật nhập khẩu Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: 10 TCN 956: 2006 KDTV – Quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: 10 TCN 960: 2006 KDTV – Quy trình kiểm dịch thực vật Bùi Sĩ Doanh, Lê Ngọc Quỳnh, 1993. “Thuốc bảo vệ thực vật môi trường và sức khoẻ con người”, Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 4. Tr. 23-24. Cục Bảo vệ thực vật, (1997). Dịch hại kiểm dịch thực vật Việt Nam, NXB Nông nghiệp. Cục Bảo vệ thực vật, TCCS 01: 2006 KDTV - Quy trình kiểm dịch khoai tây nhập khẩu Cục Bảo vệ thực vật, TCCS 02: 2006 KDTV - Quy trình giám sát khử trùng bằng phương pháp xông hơi Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu phòng trừ tổng hợp sâu đục củ khoai tây, 1995, Kết quả nghiên cứu khoa học. Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1975. Phương pháp thực nghiệm Sinh thái học, Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Tr. 1- 42. Hà Hùng, 1989. “Phương pháp nuôi những loài côn trùng thí nghiệm”, Thông tin Bảo vệ thực vật. Tr. 66-68. Hồ Khắc Tín và ctv, 1982. Giáo trình côn trùng Nông nghiệp, tập 1. NXB Nông nghiệp. Tr. 1-189. Nguyễn Thị Nền, Phạm Tiến Thịnh, Nguyễn Hữu Đạt và Phạm Xuân Tùng (1994), “Hiệu quả phòng trù sâu đục củ của một số thuốc trừ sâu trong bảo quản giống khoai tây”, Tạp chí BVTV số 4/1994, Tr. 24 – 28 Tạ Thu Cúc Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình Cây rau. NXB Nông nghiệp. Tr. 141 – 169. Trần Quang Hùng (1992) Thuốc bảo vệ thực vật, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội. Tr. 1-258. Trần Nga (2008), http:www.nongthon.net/apm/modules.php? name=News&file=article&sid=6104. Trung tâm Nghiên cứu khoai tây Đà Lạt (1986), Báo cáo kết quả thực hiện một số biện pháp phòng trừ bướm đục củ khoai tây tại Đà Lạt. Kết quả nghiên cứu khoa học. Phạm Bình Quyền, 1994. Sinh thái học côn trùng, NXB Giáo dục. Tr. 1-120. Phạm Chí Thành 1988, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đống ruộng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, NXB Nông Nghiệp Ủy ban Khoa học Kỹ thuật, 1967. Quy trình và kỹ thuật sưu tầm, xử lý và bảo quản côn trùng, NXB Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội. Tr. 1- 62. B/ Tài liệu tiếng Anh Afifi F., Haydar M.F., Omar H., 1990. Effect of different intercropping systems on tomato infestation with major insect pests, Bemisia tabaci (Genn.) (Hemiptera: Aleyrodidae), Myzus persicae Sulzer (Homoptera: Aphididae) and Phthorimaea operculella Zeller (Lepidoptera: Gelechiidae). Bulletin of Faculty of Agriculture, University of Cairo, 41(3, Suppl. 1): 885-900 Ali M.A., 1993. “Effects of cultural practices on reducing field infestation of potato tuber moth (Phthorimaea operculella) and greening of tubers in Sudan”, Journal of Agricultural Science 121(2): 187-192 Berlinger M.J., Mordechi S., Nachmias A., Libesku L., 1992. Susceptibility of potato cultivars to the potato tuber moth Phthorimaea operculella Zell., Hassadeh, 72(7): 852-856 CAB International, 2004 edition Chandramonhan N, Nanjan K, 1993. “Damage level and control of potato tuber moth in Nilgiris District”, Madras Agricultural Journal 80: 137-139. CIP (International Potato Center), 1992. Control biologico de la polilla de la papa con Baculovirus phthorimaea, Boletin de Capacitacion CIP. No. 2. Das G.P., Raman K.V., 1994. Phthorimaea operculella (Zeller), Handbook of Insect rearing Vol.II, Pritam Singh and R.F. Moore (editors): 431- 443. EPPO Standard, 1998. Phytosanitary procedures Methyl Bromide fumigation of potatoes to control Phthorimaea operculella, Organisation Européenne et Méditerranéenne pour la Protection des Plantes 1, rue Le Nôtre, 75016 Paris, France. FAO, 2001. Pest Risk Analysis for Quarantine Pests, International Standards for Phytosanitary Measures, Publication No. 11. G.W.Rahalkar et al., 1985. Phthorimaea operculella. Ín: Singh, P. & Moore, R.F. (eds.). Handbook of Insect Rearing Vol. 2. 443- 451. Ílsevier, Amsterdam. Horne P.A., 1990. “The influence of introduced parasitoids on the potato moth Phthorimaea operculella (Lepidoptera: Gelechiidae) in Victoria, Australia”, Bulletin of Entomological Research 80(2): 159-163 Ivanova T.S., Borovaya V.P., Danilov L.G., 1994. A biological method of controlling the potato moth, Zashchita Rastenii (Moskva), No. 2:39 Kroschel J., Koch W., 1994. “Studies on the population dynamics of the potato tuber moth (Phthorimaea operculella Zell. (Lep., Gelechiidae)) in the Republic of Yemen”, Journal of Applied Entomology 118(4/5): 327-341 Lakshman L., 1991. “Over seasoning and re-infestation cycle of potato tuber moth, Phthorimaea operculella (Zeller) (Lepidoptera: Gelechiidae) in north-eastern hill region”, Indian Journal of Hill Farming 4(2): 45-49 Lloyd D.C., 1972. Some South American parasites of the potato tuber moth Phthorimaea operculella (Zeller) and remarks on those in other continents, Technical Bulletin of the Commonwealth Institute of Biological Control, No. 15: 35-49 Markosyan A.F., 1992. “Effect of temperature on the development of the potato moth Phthorimaea operculella Zell. (Lepidoptera, Gelechiidae)”, Entomologicheskoe Obozrenie 71(2): 334-338 Parker B.L., Hunt G.L., 1989. "Phthorimaea operculella (Zell.), the potato tuber moth: new locality records for East Africa”, American Potato Journal 66(9): 583-586 Povolny D., 1991. Morphology, systematics and phylogeny of the tribe Gnorimoschemini (Lepidoptera, Gelechiidae), Prirodovedne Prace Ustavu Ceskoslovenske Akademie Ved v Brne, 25(9-10):61 pp. Pritam singh and R.F.Moore (1985) Handbook of insect, rearing vol II. pp. 443 Raman K.V., Palacios M., Mujica N., Raman K.V., Palacios M., Mujica N., 1993. Biological control of the potato moth Phthorimaea operculella by the parasitoid Copidosoma koehleri, Boletons de Capacitaciún CIP, No. 3:28 pp Salem SA, 1991. “Evaluation of neem seed oil as tuber protectant against Phthorimaea operculella Zell. (Lepidoptera, Gelechiidae)”, Annals of Agricultural Science 29(1): 589-595 Sharaby A., 1988. “Effect of orange Citrus sinensis (L.) peel oil on reproduction in Phthorimaea operculella Zeller”, Insect Science and its Application 9(2): 201-203 C/Website tham khảo Số liệu khí tượng các tỉnh miền Bắc năm 2008 Tháng Nhiệt độ (oC) Ẩm độ (%) 1 15.2 83 2 16.3 83 3 19.5 84 4 23.1 84 5 26.0 83 6 27.5 84 7 27.3 85 8 26.9 87 9 25.6 85 10 23.1 84 11 19.6 83 12 16.4 82 (Nguồn: Trung tâm tư liệu Khí tượng thuỷ văn, Bộ Tài nguyên và môi trường) PHỤ LỤC XỬ LÝ THỐNG KÊ 1) Kích thước các phát dục pha trứng của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trong phòng thí nghiệm Trung_dai Trung_rong Mean 0.43 Mean 0.31 Standard Error 0.009545 Standard Error 0.004009567 Median 0.44 Median 0.31 Mode 0.5 Mode 0.28 Standard Deviation 0.052281 Standard Deviation 0.021961303 Sample Variance 0.002733 Sample Variance 0.000482299 Kurtosis -1.663482 Kurtosis -1.01038524 Skewness 0.101405 Skewness 0.176018071 Range 0.14 Range 0.07 Minimum 0.36 Minimum 0.28 Maximum 0.5 Maximum 0.35 Sum 13 Sum 9.22 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.019522 Confidence Level(95.0%) 0.008200485 Nhong_dai Nhong_rong Mean 5.87 Mean 1.59 Standard Error 0.157081 Standard Error 0.045067 Median 6 Median 1.6 Mode 5 Mode 1.7 Standard Deviation 0.860366 Standard Deviation 0.246842 Sample Variance 0.74023 Sample Variance 0.060931 Kurtosis -1.61984 Kurtosis -0.8812 Skewness 0.270205 Skewness 0.093443 Range 2 Range 0.8 Minimum 5 Minimum 1.2 Maximum 7 Maximum 2 Sum 176 Sum 47.7 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.321266 Confidence Level(95.0%) 0.092172 Dai TT Sai canh TT Mean 5.37 Mean 14.10 Standard Error 0.089486 Standard Error 0.246119 Median 5 Median 14 Mode 5 Mode 14 Standard Deviation 0.490133 Standard Deviation 1.348051 Sample Variance 0.24023 Sample Variance 1.817241 Kurtosis -1.78401 Kurtosis -0.90481 Skewness 0.582933 Skewness -0.28414 Range 1 Range 4 Minimum 5 Minimum 12 Maximum 6 Maximum 16 Sum 161 Sum 423 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.183018 Confidence Level(95.0%) 0.50337 2) Thời gian phát dục của các pha ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ 250C, ẩm độ 80%) Trung Sau non Nhong Mean 8.57 Mean 11.23 Mean 8.47 Standard Error 0.408764 Standard Error 0.189878 Standard Error 0.228606 Median 9 Median 11 Median 8.5 Mode 9 Mode 10 Mode 7 Standard Deviation 2.238893 Standard Deviation 1.040004 Standard Deviation 1.252125 Sample Variance 5.012644 Sample Variance 1.081609 Sample Variance 1.567816 Kurtosis 0.232646 Kurtosis -1.06818 Kurtosis -1.66775 Skewness -1.13109 Skewness 0.284504 Skewness 0.024424 Range 7 Range 3 Range 3 Minimum 4 Minimum 10 Minimum 7 Maximum 11 Maximum 13 Maximum 10 Sum 257 Sum 337 Sum 254 Count 30 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.84 Confidence Level(95.0%) 0.39 Confidence Level(95.0%) 0.47 Tien de trung Vong doi Mean 7.43 Mean 35.70 Standard Error 0.242986 Standard Error 0.542769 Median 7.5 Median 36 Mode 6 Mode 36 Standard Deviation 1.330889 Standard Deviation 2.972866 Sample Variance 1.771264 Sample Variance 8.837931 Kurtosis -1.82957 Kurtosis 2.21954 Skewness 0.059277 Skewness -0.70804 Range 3 Range 16 Minimum 6 Minimum 27 Maximum 9 Maximum 43 Sum 223 Sum 1071 Count 30 Count 30 Confidence Level(95.0%) 0.50 Confidence Level(95.0%) 1.11 3) Hiệu lực phòng trừ ngài đục củ khoai tây của thuốc xông Phthorimaea operculella Zeller hơi khử trùng bằng Methyl bromide (loại 99,4%) BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCH_10N FILE THANH1 22/ 8/** 10:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc phong tru ngai duc cu khoai tay cua thuoc xong hoi khu trung bang Methyl bromide (loai 99,4%) VARIATE V003 TLCH_10N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 451.918 150.639 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .112419 .140524E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 452.031 41.0937 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCH_20N FILE THANH1 22/ 8/** 10:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc phong tru ngai duc cu khoai tay cua thuoc xong hoi khu trung bang Methyl bromide (loai 99,4%) VARIATE V004 TLCH_20N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 659.333 219.778 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .836015E-01 .104502E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 659.417 59.9470 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLCH_30N FILE THANH1 22/ 8/** 10:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc phong tru ngai duc cu khoai tay cua thuoc xong hoi khu trung bang Methyl bromide (loai 99,4%) VARIATE V005 TLCH_30N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 1023.68 341.227 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 8 .214584 .268230E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1023.89 93.0813 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THANH1 22/ 8/** 10:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc phong tru ngai duc cu khoai tay cua thuoc xong hoi khu trung bang Methyl bromide (loai 99,4%) MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TLCH_10N TLCH_20N TLCH_30N MB 32 g/m3 3 1.33000 0.670000 0.000000 MB 40 g/m3 3 0.000000 0.000000 0.000000 MB 48 g/m3 3 0.000000 0.000000 0.000000 Doi chung 3 14.5600 17.3300 21.3300 SE(N= 3) 0.684407E-01 0.590203E-01 0.945568E-01 5%LSD 8DF 0.223178 0.192459 0.308340 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THANH1 22/ 8/** 10:19 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc phong tru ngai duc cu khoai tay cua thuoc xong hoi khu trung bang Methyl bromide (loai 99,4%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | TLCH_10N 12 3.9725 6.4104 0.11854 3.0 0.0000 TLCH_20N 12 4.5000 7.7425 0.10223 2.3 0.0000 TLCH_30N 12 5.3325 9.6479 0.16378 3.1 0.0000 4) Mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trên cây khoai tây trồng trong lồng lưới (nhiệt độ 25oC; ẩm độ 80%). BALANCED ANOVA FOR VARIATE CSLC_10N FILE CSLC 23/ 8/** 15.45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella tren cay khoai tay trong trong nha luoi (nhiet do 24,5oC; am do 80,5%) VARIATE V003 CSLC_10N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 0.000000 0.000000 0.00 1.000 2 * RESIDUAL 6 0.000000 0.000000 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 0.000000 0.000000 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CSLC_20N FILE CSLC 23/ 8/** 15.45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella tren cay khoai tay trong trong nha luoi (nhiet do 24,5oC; am do 80,5%) VARIATE V004 CSLC_20N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 179.523 89.7616 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 6 .191216 .318693E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 179.714 22.4643 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CSLC_30N FILE CSLC 23/ 8/** 15.45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella tren cay khoai tay trong trong nha luoi (nhiet do 24,5oC; am do 80,5%) VARIATE V005 CSLC_30N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 1547.96 773.979 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 6 .982584 .163764 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 1548.94 193.618 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CSLC_40N FILE CSLC 23/ 8/** 15.45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella tren cay khoai tay trong trong nha luoi (nhiet do 24,5oC; am do 80,5%) VARIATE V006 CSLC_40N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 906.448 453.224 ****** 0.000 2 * RESIDUAL 6 1.45694 .242824 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 907.905 113.488 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CSLC 23/ 8/** 15.45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella tren cay khoai tay trong trong nha luoi (nhiet do 24,5oC; am do 80,5%) MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CSLC_10N CSLC_20N CSLC_30N CSLC_40N 1 cap TT 3 0.000000 2.40000 2.88000 2.73000 5 cap TT 3 0.000000 3.00000 5.74000 13.1300 10 cap TT 3 0.000000 12.1600 32.0200 27.2200 SE(N= 3) 0.000000 0.103068 0.233641 0.284502 5%LSD 6DF 0.000000 0.356530 0.808201 0.984138 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CSLC 23/ 8/** 15.45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella tren cay khoai tay trong trong nha luoi (nhiet do 24,5oC; am do 80,5%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | CSLC_10N 9 0.00000 0.00000 0.00000 0.0 1.0000 CSLC_20N 9 5.8533 4.7397 0.17852 3.0 0.0000 CSLC_30N 9 13.547 13.915 0.40468 3.0 0.0000 CSLC_40N 9 14.360 10.653 0.49277 3.4 0.0000 5) Mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller đến trọng lượng củ khoai tây sau 3 tháng (kg) BALANCED ANOVA FOR VARIATE P_CU_3T FILE THANH2 25/ 8/** 14.47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella Zeller den trong luong cu khoai tay sau thi nghiem 3 thang (kg) VARIATE V003 P_CU_3T LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 967.745 483.873 120.97 0.000 2 * RESIDUAL 6 24.0000 3.99999 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 991.745 123.968 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE THANH2 25/ 8/** 14.47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella Zeller den trong luong cu khoai tay sau thi nghiem 3 thang (kg) MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS P_CU_3T CT1 3 44.6200 CT2 3 31.8700 CT3 3 19.2200 SE(N= 3) 1.15470 5%LSD 6DF 3.99429 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE THANH2 25/ 8/** 14.47 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Muc do gay hai cua ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella Zeller den trong luong cu khoai tay sau thi nghiem 3 thang (kg) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | P_CU_3T 9 31.903 11.134 2.0000 6.3 0.0001 6) Mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller đến trọng lượng củ khoai tây sau 3 tháng (kg) và tỷ lệ tổn thất (%) BALANCED ANOVA FOR VARIATE THTL_KT FILE HT_P 25/ 8/** 9:21 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Thiet hai ve trong luong (kg) va ty le ton that (%) do ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella Zeller gay ra trong dieu kien bao quan VARIATE V003 THTL_KT HIEN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 967.745 483.873 469.53 0.000 2 * RESIDUAL 6 6.18333 1.03055 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 973.928 121.741 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLTT FILE HT_P 25/ 8/** 9:21 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Thiet hai ve trong luong (kg) va ty le ton that (%) do ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella Zeller gay ra trong dieu kien bao quan VARIATE V004 TLTT HANG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 3870.98 1935.49 552.01 0.000 2 * RESIDUAL 6 21.0374 3.50624 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 8 3892.02 486.502 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HT_P 25/ 8/** 9:21 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Thiet hai ve trong luong (kg) va ty le ton that (%) do ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella Zeller gay ra trong dieu kien bao quan MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS THTL_KT TLTT 1 cap TT 3 5.38000 10.7600 5 cap TT 3 18.1300 36.2600 10 cap TT 3 30.7800 61.5600 SE(N= 3) 0.586104 1.08109 5%LSD 6DF 2.02743 3.73965 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HT_P 25/ 8/** 9:21 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Thiet hai ve trong luong (kg) va ty le ton that (%) do ngai cu khoai tay Phthorimaea operculella Zeller gay ra trong dieu kien bao quan F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 9) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | THTL_KT 9 18.097 11.034 1.0152 5.6 0.0000 TLTT 9 36.193 22.057 1.8725 5.2 0.0000 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi ----------eêf---------- NguyÔn Träng ¸i Thµnh phµn s©u h¹i cñ khoai t©y nhËp khÈu tõ tØnh v©n nam trung quèc t¹i cöa khÈu lµo cai, ®Æc ®iÓm h×nh th¸I, sinh häc cña ngµi cñ khoai t©y Phthorimaea operculella Zeller vµ biÖn ph¸p kiÓm dÞch thùc vËt LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : b¶o vÖ thùc vËt M· sè : 60.62.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: gs.ts. Hµ Quang Hïng Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Ái LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và động viên của các nhà khoa học, của tập thể giáo viên Bộ môn Côn trùng, các cán bộ của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS.TS. Hà Quang Hùng đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành các thày cô Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo và tập thể cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn và hoàn thành khóa học cao học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Ái MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng v Danh mục hình vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1. Thành phần côn trùng hại trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai năm 2008-2009 39 4.2. Thành phần sâu hại trên khoai tây tại Lào Cai năm 2009 41 4.3. Thành phần sâu hại trên khoai tây tại Hà Giang năm 2009 43 4.4. Thành phần sâu hại trên khoai tây tại Hà Nội năm 2009 45 4.5. Vòng đời của ngài củ khoai tây trong phòng thí nghiệm (nhiệt độ 25oC, ẩm độ 80%) 51 4.6. Mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella trên cây khoai tây trồng trong lồng lưới (nhiệt độ 25oC, ẩm độ 80%) 53 4.7. Diễn biến số lượng trưởng thành của ngài củ khoai tây (Phthorimaea operculella Zeller) trong thí nghiệm bảo quản 55 4.8. Mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trên củ khoai tây trong thí nghiệm bảo quản 57 4.9. Thiệt hại do ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller gây ra trong điều kiện bảo quản 59 4.10. Hiệu lực phòng trừ ngài đục củ khoai tây của thuốc xông hơi khử trùng bằng Methyl bromide (loại 99,4%) 61 4.11. Số lô, khối lượng và mục đích nhập khẩu củ khoai tây từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Lào Cai từ năm 2007 đến hết 6/2009 67 4.12. Tỷ lệ số lô và khối lượng nhiễm ngài củ khoai tây trên củ khoai tây nhập khẩu từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai từ năm 2007 dến hết 6/2009 68 4.13. Bảng đánh giá khả năng du nhập của ngài củ khoai tây 70 4.14. Đánh giá khả năng thích nghi của dịch hại 72 4.15. Đánh giá khả năng lan rộng của ngài củ khoai tây 73 4.16. Đánh giá tiềm năng gây hại kinh tế 74 4.17. Bảng tổng hợp các biện pháp quản lý nguy cơ 77 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Phân của sâu non đùn ra trên củ 40 4.2. Sâu non đục trong củ 40 4.3. Trứng Phthorimaea operculella Zeller 46 4.4. Sâu non tuổi 1 47 4.5. Sâu non tuổi 2 và 3 47 4.6. Sâu non đẩy sức 47 4.7. Nhộng 48 4.8. Nhộng 48 4.9. Trưởng thành ngài củ khoai tây 49 4.10. Vòng đời của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller 50 4.11. Mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trồng trong lồng lưới (nhiệt độ 250C và ẩm độ 80%) 53 4.12: Diễn biến số lượng trưởng thành của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trong thí nghiệm bảo quản củ sau 6 tháng 55 4.13. Mức độ gây hại của ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller trên củ khoai tây trong thí nghiệm bảo quản 57 4.14 : Sâu non ngài củ khoai tây gây hại củ khoai tây bảo quản 58 4.15. Tỷ lệ tổn thất củ khoai tây thương phẩm do ngài củ khoai tây Phthorimaea operculella Zeller gây ra trong điều kiện bảo quản 60 4.16. Hiệu lực phòng trừ ngài đục củ khoai tây của thuốc xông hơi khử trùng bằng Methyl bromide sau khi xử lý 62 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan