Thành phần bệnh hại trên cây dứa cayene và một số nghiên cứu nấm Phytophthora spp gây bệnh thối nõn trong giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía Bắc Việt Nam

i Bộ giáo dục và đào tạo Tr−ờng đại học nông nghiệp I -------------------------------------- lê thị mỹ hà thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen và một số nghiên cứu nấm Phytophthora spp gây bệnh thối nõn trong giai đoạn v−ờn −ơm ở một số vùng phía bắc việt nam luận văn thạc sỹ nông nghiệp Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.10 Ng−ời h−ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Vân ii Hà Nội – 2006 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứ

pdf101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 6download
Tóm tắt tài liệu Thành phần bệnh hại trên cây dứa cayene và một số nghiên cứu nấm Phytophthora spp gây bệnh thối nõn trong giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u trong luận văn này là trung thực và ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Thị Mỹ Hà iii Lời cảm ơn Có đ−ợc kết quả nghiên cứu này, tôi xin đ−ợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS Nguyễn Kim Vân – Tr−ởng Bộ môn Bệnh cây - Nông d−ợc, Khoa Nông học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, ng−ời thầy hết sức tận tình và chu đáo. Thầy truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học. Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Bệnh cây – Nông d−ợc, Khoa Nông học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu rau quả, Bộ môn kiểm nghiệm chất l−ợng rau quả, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành ch−ơng trình đào tạo. Tôi cũng xin chân thành cám ơn, sự giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ – Phú Thọ, Trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ – Nghệ An, nơi tôi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Lòng biết ơn sâu sắc cũng xin đ−ợc dành cho cha, mẹ và gia đình, đồng nghiệp, bạn bè xa gần và các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2006 Tác giả luận văn iv Lê Thị Mỹ Hà v Mục lục Lời cam đoan...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................iii Mục lục.............................................................................................................. v Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii Danh mục các bảng ........................................................................................viii Danh mục các biểu đồ, đồ thị............................................................................ x Danh mục các hình …………………………………………………………..ix 1. Mở đầu.......................................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 4 1.3.Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 4 2. Tổng quan tài liệu........................................................................................ 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài........................................................................... 5 2.2. Sơ l−ợc về cây dứa ...................................................................................... 6 2.2.1. Nguồn gốc và phân loại .......................................................................... 6 2.2.2. Các nhóm và giống dứa chính................................................................. 7 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc về bệnh hại cây dứa.............. 10 2.3.1. Những nghiên cứu ở n−ớc ngoài............................................................ 11 2.3.2. Những nghiên cứu ở trong n−ớc ............................................................ 17 2.4. Những kết luận qua phân tích tổng quan.................................................. 27 3. Đối t−ợng - địa điểm - vật liệu - nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu.... 29 3.1. Đối t−ợng nghiên cứu ............................................................................... 29 3.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 29 3.3. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 29 3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30 3.5. Ph−ơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 30 3.5.1. Ph−ơng pháp điều tra ngoài đồng ruộng .............................................. 30 2.5.2. Ph−ơng pháp nghiên cứu trong phòng .................................................. 34 2.6. Ph−ơng pháp tính toán và xử lý số liệu: ................................................... 39 2.6.1. Các công thức tính toán ........................................................................ 39 vi 2.6.2. Ph−ơng pháp xử lý số liệu ..................................................................... 40 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 41 4.1. Thành phần bệnh hại và mức độ gây hại của chúng trên cây dứa Cayen ở một số vùng phía bắc Việt Nam........................................................ 41 4.1.1. Thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen ở một số vùng phía bắc. ..... 41 4.1.2. Mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây dứa ở 2 vùng phía bắc. .......... 42 4.1.3. Triệu chứng bệnh hại trên cây dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm ở một số vùng phía bắc.............................................................................................. 43 4.2. Một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm phytophthora spp trong phòng thí nghiệm ................................................................................... 45 4.2.1. Một số đặc điểm hình thái của nấm Phytophthora nicotianae............. 46 4.2.2. Một số đặc điểm sinh học của nấm Phythophthora nicotianae............ 48 4.3. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh thối nõn và một số yếu tố ảnh h−ởng đến tỷ lệ bệnh trong v−ờn −ơm ở 3 vùng phía bắc Việt Nam............... 56 4.3.1. Diễn biến bệnh thối nõn dứa Cayen trong v−ờn −ơm ở một số vùng trồng phía bắc (2005-2006) ............................................................................ 56 4.3.2. ảnh h−ởng của một số yếu tố đến bệnh thối nõn dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm ở một số vùng phía bắc.......................................................... 58 4.4. Một số biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen trong v−ờn −ơm. . 69 4.4.1. ảnh h−ởng của một số loại thuốc hóa học đến sự sinh tr−ởng của nấm Phytophthora nicotianae trên môi tr−ờng PDA. .................................... 70 4.4.2. ảnh h−ởng của biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng và che phủ PE tr−ớc khi trồng đến mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa............................... 71 4.4.3. ảnh h−ởng của thuốc hoá học đến bệnh thối nõn dứa ngoài đồng ruộng................................................................................................................ 69 5. Kết luận và đề nghị ................................................................................... 80 5.1. Kết luận .................................................................................................... 80 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 81 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….78 Phụ lục………………………………………………………………...…….84 vii Danh mục các chữ viết tắt PSM : Phytophthora Selective Medium PDA : Potato Dextro Agar CMA : Corn Meal Agar PCA : Potato Carrot Agar TLB : Tỷ lệ bệnh CBB : Cây bị bệnh Đ/C : Đối chứng MSMT : Màu sắc môi tr−ờng MSTN : Màu sắc tản nấm BVTV : Bảo vệ thực vật TB : Trung bình ĐK : Đ−ờng kính ha : Héc ta CT : Công thức viii Danh mục các bảng STT Tên bảng Trang Bảng 4.1 Thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen ở 2 vùng phía bắc Việt Nam (2005 – 2006) 41 Bảng 4.2 Mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây dứa Cayen ở 2 vùng phía bắc (2005 – 2006) 42 Bảng 4.3 Đặc điểm hình thái và màu sắc tản nấm Phythophthora nicotianae trên một số môi tr−ờng nuôi cấy 45 Bảng 4.4 Một số đặc điểm hình thái của nấm Phythophthora nicotianae phân lập từ cây dứa Cayen (2005) 46 Bảng 4.5 ảnh h−ởng của môi tr−ờng dinh d−ỡng đến sự sinh tr−ởng của sợi nấm Phytophthora nicotianae 47 Bảng 4.6 ảnh h−ởng của nhiệt độ đến sự sinh tr−ởng của sợi nấm Phytophthora nicotianae trên môi tr−ờng PDA 49 Bảng 4.7 ảnh h−ởng của ánh sáng đến sự sinh tr−ởng của sợi nấm Phytophthora nicotianae trên môi tr−ờng PDA 51 Bảng 4.8 ảnh h−ởng của pH môi tr−ờng đến sự sinh tr−ởng của sợi nấm Phytophthora nicotianae 52 Bảng 4.9 Diễn biến bệnh thối nõn dứa Cayen ở giai đoạn v−ờn −ơm tại Phú Hộ – Phú Thọ (2005 - 2006) 54 Bảng 4.10 Diễn biến bệnh thối nõn dứa Cayen ở giai đoạn v−ờn −ơm tại Phủ Quỳ – Nghệ An (2005-2006) 55 Bảng 4.11 Diễn biến bệnh thối nõn dứa Cayen ở giai đoạn v−ờn −ơm tại Viện Nghiên cứu rau quả Gia Lâm – Hà Nội (2005-2006) 57 Bảng 4.12 ảnh h−ởng của một số loại chồi giống tới mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa ở v−ờn −ơm tại Phú Hộ – Phú Thọ 59 ix Bảng 4.13 Mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa Cayen trồng vụ xuân tại Phủ Quỳ – Nghệ An 61 Bảng 4.14 Mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa Cayen trồng vụ thu tại Phủ Quỳ – Nghệ An 61 Bảng 4.15 ảnh h−ởng của giá thể đến mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa Cayen tại Viện Nghiên cứu rau quả 63 Bảng 4.16 ảnh h−ởng của thời gian ra ngôi đến bệnh thối nõn dứa giai đoạn v−ờn −ơm tại Viện Nghiên cứu rau quả 64 Bảng 4.17 ảnh h−ởng của mật độ trồng tới mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa trong v−ờn −ơm tại Viện Nghiên cứu rau quả 65 Bảng 4.18 ảnh h−ởng của thuốc hóa học đến sự sinh tr−ởng của nấm Phytophthora nicotianae trên môi tr−ờng PDA 67 Bảng 4.19 ảnh h−ởng của biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng và che phủ PE tới bệnh thối nõn dứa tại Phủ Quỳ – Nghệ An 68 Bảng 4.20 ảnh h−ởng của thuốc hoá học xử lý giá thể tr−ớc khi trồng đến bệnh thối nõn dứa tại Viện nghiên cứu rau quả 70 Bảng 4.21 ảnh h−ởng của biện pháp xử lý thuốc hoá học cho cây con tr−ớc khi trồng đến bệnh thối nõn tại Viện nghiên cứu rau quả 72 Bảng 4.22 ảnh h−ởng của hai loại thuốc hoá học trừ bệnh thối nõn dứa Cayen trong v−ờn −ơm tại Phú Hộ - Phú Thọ 74 x Danh mục các biểu đồ, đồ thị STT Tên biểu đồ, đồ thị Trang Biểu đồ 4.1 Đ−ờng kính tản nấm Phytophthora nicotianae trên các môi tr−ờng khác nhau 48 Biểu đồ 4.2 Đ−ờng kính tản nấm Phytophthora nicotianae ở các ng−ỡng nhiệt độ trên môi tr−ờng PDA 50 Biểu đồ 4.3 Đ−ờng kính tản nấm Phytophthora nicotianae ở các ng−ỡng pH trên môi tr−ờng PDA 52 Đồ thị 4.4 Diễn biến bệnh thối nõn dứa ở giai đoạn v−ờn −ơm tại Phú Hộ – Phú Thọ (2005-2006) 54 Đồ thị 4.5 Diễn biến bệnh thối nõn dứa ở giai đoạn v−ờn −ơm tại Phủ Quỳ – Nghệ An (2005-2006) 56 Đồ thị 4.6 Diễn biến bệnh thối nõn dứa ở giai đoạn v−ờn −ơm tại Viện Nghiên cứu rau quả Gia Lâm – Hà Nội (2005-2006) 58 Biểu đồ 4.7 Hiệu lực của hai loại thuốc hoá học trừ bệnh thối nõn dứa giai đoạn v−ờn −ơm tại Phú Hộ - Phú Thọ 75 xi Danh mục các hình Hình 4.1 Triệu chứng bệnh héo đỏ lá dứa do Clostero vius Hình 4.2 Triệu chứng bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora nicotianae Hình 4.3 Triệu chứng bệnh khô đầu lá dứa do nấm Pestalozzia sp Hình 4.4 Triệu chứng bệnh tuyến trùng u rễ do Meloidogyne javanica Hình 4.5 Triệu chứng bệnh thối rễ dứa do nấm Phytophthora cinnamomi Hình 4.6 Triệu chứng bệnh đốm trắng lá dứa do nấm Thielaviopsis paradoxa Hình 4.7 Sợi nấm Phytophthora nicotianae Hình 4.8 Bào tử nấm Phytophthora nicotianae Hình 4.9 Hình thái và màu sắc tản nấm Phytophthora nicotianae trên môi tr−ờng dinh d−ỡng Hình 4.10 Tản nấm Phytophthora nicotianae ở các ng−ỡng nhiệt độ khác nhau trên môi tr−ờng PDA Hình 4.11 Tản nấm Phytophthora nicotianae trong điều kiện ánh sáng khác nhau trên môi tr−ờng PDA Hình 4.12 Tản nấm Phytophthora nicotianae ở các ng−ỡng pH khác nhau trên môi tr−ờng PDA 1 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Dứa là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chiếm vị trí thứ hai sau chuối về sản l−ợng. Về mặt diện tích và tổng sản l−ợng, dứa đ−ợc xếp vào nhóm các cây ăn quả chủ yếu của n−ớc ta cùng với cây chuối và cây có múi, dứa đ−ợc dùng để ăn t−ơi và chế biến xuất khẩu. Trong xuất khẩu cả dứa quả t−ơi và dứa cắt lát đều có giá bán cao hơn gạo dự và chuối quả. Các phân tích kinh tế cho thấy trồng dứa lãi gấp 2 lần so với trồng các loại cây ăn quả khác và lãi gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa [4]. Về mặt dinh d−ỡng, quả dứa đ−ợc mệnh danh là “Hoàng hậu” của các loại quả do giàu chất bổ d−ỡng và có h−ơng vị thơm ngon đặc biệt. Dứa đ−ợc tiêu thụ rộng rãi ở trong và ngoài n−ớc d−ới dạng quả t−ơi hoặc các sản phẩm đã qua chế biến. Lá dứa dùng để lấy sợi. Sản phẩm dệt từ dứa bền và đẹp còn hơn cả đay. Thân dứa chứa nhiều tinh bột, là vật liệu rất tốt để làm môi tr−ờng nuôi cấy nấm và vi khuẩn. Các phế phụ phẩm sau chế biến quả dứa đ−ợc sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm r−ợu cồn. Cây dứa dễ trồng và có khả năng thích ứng rộng. Nếu đ−ợc chăm bón tốt cây dứa có khả năng đạt năng suất cao cả trên những vùng đất dốc, đất nghèo dinh d−ỡng và đất nhiễm phèn... Chính vì vậy, cây dứa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tận dụng đất đai, hạn chế xói mòn và bảo vệ đất [38]. Trồng dứa nhanh cho thu hoạch, thông th−ờng, từ sau khi trồng đến thu hoạch quả vụ 1 chỉ cần 18 đến 24 tháng. Khoảng thời gian này đối với các cây ăn quả lâu năm ch−a đủ để trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản. Một lợi thế khác của cây dứa là khả năng ra quả trái vụ. Nhờ đó, có thể rải vụ thu hoạch và kéo dài thời gian cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đây là đặc điểm −u việt của cây dứa so với nhiều loại cây ăn quả khác. Tuy nhiên, tình hình sản xuất dứa ở n−ớc ta thời gian vừa qua còn gặp rất nhiều khó khăn, biến động. Đỉnh cao đạt đ−ợc là vào năm 1991với diện 2 tích cho thu hoạch là 38.876 ha và tổng sản l−ợng là 485.050 tấn. Những năm sau đó sản l−ợng dứa bị suy giảm nghiêm trọng. Đến năm 1997, cả n−ớc chỉ còn 25..800 ha và tổng sản l−ợng là 199.200 tấn. Từ năm 1998 đến nay, sản xuất dứa đ−ợc phục hồi và có xu h−ớng tăng lên. Đến năm 2003, diện tích dứa cả n−ớc là 39000 ha và tổng sản l−ợng là 348400 tấn. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn diện tích dứa n−ớc ta đều trồng các giống thuộc nhóm Queen, nhóm này có −u điểm thịt quả màu vàng đậm, h−ơng vị thơm ngon, giòn, ít xơ, thích hợp cho ăn t−ơi nên đ−ợc sản xuất để tiêu thụ ở thị tr−ờng truyền thống là Đông Âu và các n−ớc thuộc Liên Xô cũ, nh−ợc điểm của nhóm giống dứa này là quả nhỏ, mắt quả sâu, lõi quả to, phần thịt quả có nhiều lỗ trống, năng suất thấp... không thích hợp để chế biến các sản phẩm nh− n−ớc dứa cô đặc....xuất khẩu sang thị tr−ờng tiêu thụ mới rất giàu tiềm năng hiện nay là các n−ớc ở Châu Âu và Mỹ. Vì vậy, ngành rau quả Việt Nam chủ tr−ơng thay thế và chuyển đổi phần lớn diện tích dứa Queen sang trồng dứa Cayen là giống chiếm trên 80% diện tích dứa toàn Thế giới, nhằm tăng sản phẩm chế biến xuất khẩu. Tính đến năm 2003, diện tích dứa cả n−ớc đạt gần 40.000 ha (diện tích dứa Cayen chỉ chiếm khoảng 1/5) và tổng sản l−ợng xấp xỉ 350.000 tấn quả. Do giá trị và tầm quan trọng của dứa nên trong Đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dứa vẫn đ−ợc xác định là một loại quả xuất khẩu chủ lực. Đến năm 2010, cả n−ớc phấn đấu đạt 20.000 ha dứa xuất khẩu (chủ yếu là dứa Cayen), năng suất 40 tấn/ha, sản l−ợng 800.000 tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD [2]. Để đạt đ−ợc kế hoạch đến năm 2010, diện tích trồng dứa phải tăng lên tới 50.000 ha. Chính phủ có chủ tr−ơng vừa đầu t−, khôi phục và phát triển những vùng dứa có năng suất cao truyền thống nh− Đồng Giao, Phú Thọ, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Nam, vừa quy hoạch mới một số vùng trồng dứa tập trung với quy mô lớn.Trong đó, chú trọng việc nâng cao tỷ trọng dứa Cayen trong cơ cấu giống để nâng cao năng suất, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu [2]. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất dứa phục vụ xuất khẩu, hàng năm n−ớc ta cần 3 trồng mới khoảng 5.000ha dứa Cayen (ch−a kể diện tích sau thu hoạch phải trồng lại), với mật độ trồng 50.000 chồi giống/ha, chúng ta phải cần tới 250 triệu chồi giống/năm. Khó khăn lớn nhất trong việc trồng mới đó là cây giống. Dứa Cayen có hệ số nhân giống thấp (từ 1 cây mẹ cho 2-6 chồi các loại gồm:1 chồi ngọn, 1-2 chồi nách, 0-3 chồi cuống). Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rất chú trọng vấn đề cây giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các vùng trồng dứa. Tuy nhiên, việc nhân giống để mở rộng diện tích trồng dứa hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Để đảm bảo tiến độ trồng mới, những năm cuối của thế kỷ 20 nhà n−ớc ta đã phải bỏ ra gần 100 tỷ đồng để nhập cây giống dứa Cayen từ Trung Quốc và Thái Lan. Do cây giống không đồng đều, không kiểm soát đ−ợc nguồn sâu bệnh hại, tỷ lệ hao hụt lớn từ 10 - 30%, giá thành cao: 600 - 800 đồng/chồi đã đẩy tiền chồi giống cho 1ha khoảng 25 - 30 triệu đồng dẫn đến bất cập với ngành sản xuất. Vì vậy trong thời gian qua các nhà Khoa học của nhiều Viện, Tr−ờng đã tiến hành nghiên cứu và đúc kết một số ph−ơng pháp nhân giống mới có hệ số nhân giống cao, có thể thu đ−ợc từ 1 cây mẹ ban đầu 15 - 50 chồi tiêu chuẩn, với giá thành 300 - 400đ/chồi, giảm đ−ợc gần 1/2 so với chồi dứa nhập từ Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống dứa Cayen đã gặp không ít khó khăn, trong đó sâu bệnh hại là một nguyên nhân quan trọng. Trong nhà giâm và trong v−ờn −ơm, sâu bệnh hại có thể làm cho tỷ lệ cây con chết lên tới 30 - 90% (Kỳ Anh - Hà Tĩnh, Phủ Quỳ - Nghệ An) làm ảnh h−ởng rất lớn đến tỷ lệ cây xuất v−ờn, giá thành cây giống, kế hoạch trồng mới và kế hoạch sản xuất chung của cơ sở. Thời gian qua công tác nghiên cứu, phòng trừ sâu bệnh hại trên dứa Cayen mới chỉ đ−ợc chú trọng ngoài v−ờn kinh doanh, ch−a có kết quả nghiên cứu chuyên sâu về các đối t−ợng bệnh hại trong v−ờn −ơm. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất, với mong muốn góp phần hạn chế tác hại của các bệnh trong v−ờn −ơm nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện kinh tế hộ gia đình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen và một số nghiên cứu nấm Phytophthora spp gây bệnh thối nõn trong giai đoạn v−ờn −ơm ở một số vùng phía bắc Việt Nam”. 4 1.2. Mục đích của đề tài - Điều tra thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm ở một số vùng phía bắc Việt Nam. Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa Cayen trong giai đoạn v−ờn −ơm. Tìm hiểu đặc điểm phát sinh, phát triển và ảnh h−ởng của một số yếu tố liên quan đến bệnh thối nõn dứa trong v−ờn −ơm, đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Xác định thành phần bệnh hại dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm. - Tình hình diễn biến và đánh giá mức độ thiệt hại của bệnh thối nõn dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm. - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Phytophthora spp gây bệnh thối nõn dứa. - Tìm hiểu ảnh h−ởng của một số yếu tố liên quan đến bệnh thối nõn dứa Cayen trong giai đoạn v−ờn −ơm. - Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen trong v−ờn −ơm. 5 2. Tổng quan tài liệu 2.1. cơ sở khoa học của đề tài Thối nõn là loại bệnh hại phổ biến và rất nguy hiểm đối với cây dứa nói chung và cây dứa Cayen nói riêng. Loại bệnh này dễ lây nhiễm và đặc biệt khi đã bị thối nõn, cây dứa ít có khả năng hồi phục và hoàn toàn không cho thu hoạch quả. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm giảm năng suất cũng nh− hiệu quả kinh tế của nhiều vùng trồng dứa ở trong và ngoài n−ớc. Vì vậy, bệnh thối nõn dứa còn đ−ợc xem nh− là một yếu tố hạn chế sự phát triển của ngành sản xuất dứa. Do tính chất gây hại nguy hiểm và tác động nghiêm trọng đối với ngành sản xuất dứa nên từ lâu bệnh thối nõn dứa đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học ở trong n−ớc và ngoài n−ớc. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở n−ớc ngoài đề cập đến bệnh thối nõn dứa nh− nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm và mức độ gây hại của bệnh, quy luật phát sinh phát triển của bệnh ở những điều kiện sinh thái khác nhau làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Py. C và Tisseau. M. A (1965) [73]; Welber. F và Georga (1973) [63]; Boher. B (1974) [66]; Louvel. D (1975) [72]; Pegg. K. G và Colbran (1977) [58]; Frossard. P (1977) [68]; Chinchilla, Gonzales. C. M và Escuella. F (1980) [67]; Pegg. K. G (1982) [61]; .... Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát sinh phát triển và mức độ gây hại của bệnh thối nõn dứa Cayen có liên quan chặt chẽ và tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện địa hình và tính chất đất, chồi giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác đ−ợc áp dụng .… ở trong n−ớc, bệnh thối nõn dứa cũng sớm đ−ợc nghiên cứu bởi các tác giả Lê L−ơng Tề (1986) [31]; Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29]; Đinh Văn Đức (1996) [15]; Ngô Vĩnh Viễn, Bùi Văn Tuấn và Lê Thu Hiền (2001 - 2003) [43]; Trần Thị Liên (2002 - 2004) [24]. Về nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn còn có 6 những ý kiến không giống nhau. Một số tác giả cho rằng nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa do vi khuẩn Pseudomonas. Một số tác giả khác lại xác định nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa là do nấm Phytophthora. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đều thống nhất với nhau về triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh, ảnh h−ởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển bệnh. Một số công trình nghiên cứu đã đề xuất biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thối nõn đạt hiệu quả khá cao. Các nghiên cứu kể trên đều đ−ợc thực hiện ở một số vùng trồng dứa truyền thống phía bắc. Theo kế hoạch phát triển dứa Cayen làm nguyên liệu phục vụ chế biến đã đ−ợc Chính phủ phê duyệt, nhiều vùng trồng dứa tập trung với quy mô lớn đã và đang đ−ợc hình thành. Các vùng trồng dứa chính ở phía bắc Việt Nam là Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, .... Điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất đất đai, tập quán canh tác của ng−ời nông dân ở các vùng sản xuất dứa khác nhau. Để xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối nõn dứa Cayen ở một số tỉnh phía bắc đạt hiệu quả cao, đề tài cần tập trung nghiên cứu xác định đặc điểm và ảnh h−ởng của một số điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển của bệnh ngay từ giai đoạn cây con cũng nh− làm các thí nghiệm nhằm xác định biện pháp phòng trừ bệnh thích hợp. 2.2. Sơ l−ợc về cây dứa 2.2.1. Nguồn gốc và phân loại Theo Baker K. F. và Collin J. L.(1960) [47], ở Nam Mỹ năm 1939 nguồn gốc của cây dứa là một vùng đất bốn cạnh rộng lớn nằm giữa 15 - 30o vĩ tuyến nam và 40 - 60o kinh tuyến tây, bao gồm chủ yếu miền nam Braxin, miền bắc Achentina và Paragoay. Cây dứa nằm trong lớp đơn tử diệp, thuộc họ dứa Bromeliaceae, có tên khoa học là Ananas Comosus (L) Merr. Các loại dứa trồng ngày nay thuộc chi Ananas hoặc Pseudananas. Hai chi này đ−ợc phân biệt với các chi khác trong họ ở chỗ quả dứa là một quả kép, gồm nhiều quả nhỏ hợp lại với các lá 7 bắc ở d−ới trục hoa. Trong khi đó các chi khác quả nhỏ và đứng rời tự do. Năm 1939 Smith L. B đã đề nghị một khoá thực vật học để phân loại rõ hơn giữa các chi Ananas và Pseudananas [11]. * Chi Ananas: quả kép, khi chín mang một chùm lá bắc rất dễ nhận. ở gốc cuống quả có các chồi, trên thân không có chồi ngầm, hoa có hai vảy hình phễu. * Chi Pseudananas: quả kép, khi chín mang một chùm nhỏ lá bắc giống nh− vảy, không có chồi cuống. Trên thân có các chồi ngầm, cánh hoa có u nổi nh− nếp thịt. 2.2.2. Các nhóm và giống dứa chính Số l−ợng các dạng cây trồng hiện nay trên thế giới rất nhiều. Tất cả các dạng cây trồng đó đều xuất phất từ một loài thực vật mà ra. Do không có tài liệu nào cho phép xác định chúng còn ở trạng thái hoang dã nên ng−ời ta không xếp chúng thành các đơn vị d−ới loài. Năm 1904, trên cơ sở nghiên cứu tập đoàn dứa trồng ở Florida, Hume và Miller đã phân các giống dứa thành 3 nhóm Cayen, Queen và Spanish. Năm 1965, Pytisan trên cơ sở 3 nhóm trên lại tách thêm một nhóm mới là Abacaxi hay còn gọi là Cabenzona từ nhóm Spanish [11]. D−ới đây giới thiệu tóm tắt một số đặc điểm của các nhóm giống dứa trồng chủ yếu. * Nhóm Cayen: là dạng trồng nổi tiếng trên thế giới do Perrotet thu thập đầu tiên vào năm 1819 ở Guyane thuộc Pháp và đặt tên là Bromelia Maipouri Perr. Sau này mang tên Cayen lisse để nói lên nơi xuất xứ và đặc điểm của nó (Cayen là thủ đô của Guyana. Lisse có nghĩa là nhẵn). ở n−ớc ta dứa Cayen đ−ợc trồng rải rác ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Lâm Đồng,... Lá dứa Cayen màu sẫm, không có gai trừ một vài cái ở đầu l ,á lá dài, dày có thể đạt chiều cao trên 100 cm và chiều rộng 6 cm (lá D), lòng máng l ásâu. Hoa có màu xanh nhạt đến hơi đỏ. Quả to ( 1,8 - 3,6 kg), hình trụ, hơi thót ở đầu quả, mắt rất nông. Khi chín có màu vàng xanh đến màu đỏ da cam. Thịt quả màu vàng ngà, nhiều n−ớc, ngọt thanh, hàm l−ợng đ−ờng và axit cao. Ngày nay có trên 80% diện tích dứa trên thế giới trồng nhóm này vì có năng 8 suất cao phù hợp với công nghiệp chế biến đồ hộp. Số l−ợng chồi trên cây ít và thay đổi giữa các giống. + Các giống chủ yếu: - Giống Cayen Chân Mộng (còn gọi là Cayen Phú Hộ): chọn lọc từ vùng Chân Mộng (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) từ những năm 1960. Cây sinh tr−ởng khoẻ, năng suất cao, thịt quả có màu vàng nhạt, vị thơm có thể sử dụng cho chế biến và ăn t−ơi. - Giống Cayen Trung Quốc: nhập nội và chọn lọc từ những năm 1993 - 1996 từ vùng trồng dứa phía bắc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Mấy năm gần đây nhà n−ớc cho phép nhập vào Việt Nam một số l−ợng khá lớn đ−ợc thu từ nhiều nguồn khác nhau nh− Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến và đảo Hải Nam. Khả năng sinh tr−ởng có trội hơn chút ít so với Cayen Chân Mộng, thịt quả màu nhạt hơn và vị thơm không đặc tr−ng, thỉnh thoảng có một vài đốm trắng trong thịt quả, nhất là đối với các quả thu hoạch vào cuối vụ thu và trong vụ đông. - Giống Cayen Thái Lan: du nhập vào Việt Nam trong một vài năm gần đây khi Chính phủ có chủ tr−ơng phát triển mạnh dứa Cayen và khi Thái Lan mở cửa cho xuất khẩu vật liệu giống. Về mặt hình thái, giống Cayen Thái Lan gần t−ơng tự nh− giống Cayen Chân Mộng nh−ng kích th−ớc lá nhỏ hơn chút ít, màu lá xanh đậm hơn, thịt quả chắc hơn và có màu hơi vàng, màu sắc trung gian giữa giống Cayen Chân Mộng và Cayen Trung Quốc. - Giống Cayen Đức Trọng: chủ yếu phát triển ở các tỉnh phía nam, một số vùng của miền bắc có đ−a ra trồng nh−ng diện tích còn ch−a đáng kể. Nguồn gốc ở tỉnh Lâm Đồng, do ng−ời Pháp đ−a sang trồng xen trong các đồn điền cây lâu năm từ những năm 1930, 1940. Khả năng sinh tr−ởng khoẻ, bộ lá xum xuê, bản lá to, màu hơi nhạt, quả có hình trụ nh−ng đầu hơi bị thót, màu thịt vàng nhạt. 9 Ngoài các giống chủ lực trên, trong sản xuất mà chủ yếu là trong các v−ờn hộ gia đình còn có một số giống khác nh− Cayen Phủ Quỳ, Cayen Quảng Ninh Quảng Ninh, ... nh−ng tỷ lệ diện tích không đáng kể. * Nhóm Queen: thuộc nhóm này trên thế giới có các giống Golden, Queen, Yellow Manritius, Ripleyqueen, Philippin, Singapo, Thần Loan,... Cho đến nay, phần lớn diện tích dứa của ta đều trồng các giống thuộc nhóm này, nh− hoa Phú Thọ, Na Hoa, khóm Kiên Giang, khóm Long An... So với dứa Cayen, dứa Queen sinh tr−ởng kém hơn. Lá hẹp và cứng, hai bên mép lá rất nhiều gai, các đầu gai cong lại. Mặt trong của lá có 3 đ−ờng vân trắng hình răng c−a rất đặc tr−ng, chạy song song với chiều dài. Hoa màu xanh hồng, quả nhỏ (0,5 - 1,0 kg) nằm trên một cuống ngắn. Khi chín quả có màu vàng, các mắt nhô cao, hố mắt sâu, vỏ dày. Thịt quả màu vàng, ít n−ớc, giòn, có vị thơm hấp dẫn và lõi quả nhỏ, thích hợp với ăn t−ơi. + Các giống chủ yếu: - Dứa hoa Phú Thọ: còn gọi là Queen cổ điển (Queen classic), có đặc tính điển hình nhất của nhóm Queen nh− quả nhỏ, mắt nhỏ, lồi, gai ở rìa lá nhiều và cứng... Nhập nội vào Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20, sau đó đ−ợc phát triển rộng rãi ở các tỉnh miền bắc và miền trung. Ưu điểm nổi bật là thịt vàng, giòn, vị rất thơm và hấp dẫn, th−ờng đ−ợc dùng để ăn t−ơi hay pha trộn vào n−ớc dứa ép cùng các giống khác, hoặc n−ớc ép của các loại quả khác để tạo ra mùi thơm đặc tr−ng. Nh−ợc điểm là quả nhỏ, năng suất không cao, khó chế biến đồ hộp và dễ gây ra hiện t−ợng caramel hoá khi chế biến dịch quả cô đặc nên hiệu quả kinh tế không cao. - Dứa hoa Na Hoa (còn gọi là Hoa Bali hoặc Queen Natal): lá ngắn và to hơn dứa hoa Phú Thọ. Quả có kích th−ớc trung bình (0,9 - 1,2 kg/quả), mắt nhỏ, lồi, khi chín cả vỏ và thịt quả đều có màu vàng, hàm l−ợng n−ớc trong quả cao. Hệ số nhân giống t−ơng đối cao, dễ dàng mở rộng diện tích trồng trọt. Nh−ợc điểm là do mắt sâu, hình dạng quả hơi bầu dục nên nếu đ−a vào 10 chế biến ở loại hình đồ hộp sẽ khó đạt đ−ợc tỷ lệ cái cao, năng suất lao động thấp và do vậy ít có hiệu quả kinh tế. - Dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức (nhân dân địa ph−ơng th−ờng gọi là khóm): hình thái t−ơng tự với giống dứa Na Hoa. Trồng ở miền nam cây sinh tr−ởng mạnh, quả có kích th−ớc lớn hơn và một số đặc điểm thực vật cũng có khác đi chút ít. Đây là những giống trồng khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. * Nhóm Spanish: thuộc về nhóm này có giống Red Spanish đ−ợc trồng nhiều ở vùng Caribe nh− Cu Ba, Mexique, Porto-rico. ở n−ớc ta đây là dạng đ−ợc trồng sớm nhất, có nhiều ở Lạng Sơn, Hà Bắc, Lào Cai, Phú Thọ với nhiều giống đại diện nh− dứa nếp, dứa Tam D−ơng, dứa Than Uyên,... Cuối năm 1969 một triệu cây giống nhập nội từ Trung Quốc về trồng ở Hữu Lũng - Lạng Sơn th._.uộc dạng này. Lá dứa Spanish dài, mềm, mép lá hơi cong về phía l−ng, hoa tự có màu đỏ nhạt. Khi chín quả có màu đỏ da cam, vỏ dầy, mắt dẹt và sâu, thịt quả nhiều xơ, lõi quả rắn, trọng l−ợng quả từ 0,9 - 1,4 kg và tuỳ thuộc vào việc đánh bỏ chồi ngọn hay không. Các giống Spanish th−ờng có nhiều chồi, đặc biệt là chồi ngọn và chồi cuống rất phát triển, ảnh h−ởng đến trọng l−ợng quả. ở tỉnh Quảng Ngãi và vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Nam, từ lâu dân địa ph−ơng có trồng giống dứa Hoàng Niên, hình thái gần giống với dứa Cayen nh−ng thuộc loại trung gian giữa nhóm Spanish và nhóm Abacaxi, phẩm chất quả tuy không thật tốt nh−ng khả năng sinh tr−ởng khá, năng suất cao, có thể sử dụng trồng tập trung phục vụ cho nhà máy chế biến n−ớc dứa cô đặc hoặc làm n−ớc quả giải khát. Một số năm gần đây, n−ớc ta có nhập nội và khảo nghiệm một số giống lai từ Đài Loan, Mỹ và một số n−ớc khác nh−ng còn ở trong phạm vi nghiên cứu ch−a đ−a vào sản suất rộng. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài n−ớc về bệnh hại cây dứa 11 2.3.1. Những nghiên cứu ở n−ớc ngoài 2.3.1.1. Nghiên cứu về thành phần bệnh hại dứa Dứa là một trong số những loại cây ăn quả đ−ợc trồng lâu đời. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu về bảo vệ thực vật cho cây dứa mới chỉ chính thức đ−ợc bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX khi mà nhiều v−ờn dứa ở Hawai bị bệnh héo đỏ lá virus tàn phá nghiêm trọng. Vào thời gian ấy, Hawai là một trong những vùng trồng dứa tập trung lớn nhất thế giới. Mãi đến năm 1960, những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt nói chung và về bảo vệ thực vật cho cây dứa nói riêng mới thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Từ đó, kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy ngành sản xuất dứa phát triển với tốc độ nhanh. Nghiên cứu về bảo vệ thực vật đối với cây dứa thì vấn đề xác định thành phần bệnh hại là một trong những nội dung quan trọng đã đ−ợc chú ý từ rất sớm. Nổi bật nhất là các kết quả điều tra của Carter.W (1963) [46] ở Hawai, Py. C và Tisseau. M. A ở Nam Mỹ (1965) [73], Pegg. K. G và Colbran. R. C (1977) [58] ở Queensland (Australia). Năm 1963, Carter. W [46] khi điều tra ở Hawai đã xác định các loại bệnh hại dứa nguy hiểm nhất ở vùng này là bệnh vết vàng trên lá, bệnh héo đỏ lá virus, bệnh thối nõn và bệnh thối rễ. Các đối t−ợng gây hại khác đáng kể nhất là rệp sáp (Dysmycoccus brevipes) và bọ trĩ (Thripsttobaci). Cả hai loại rệp sáp và bọ trĩ đều là môi giới truyền bệnh vết vàng trên lá. Năm 1965, Py. C và Tisseau. M. A [73] đã tiến hành điều tra và phát hiện ở vùng trồng dứa Nam Mỹ có 12 loại đối t−ợng gây hại bao gồm nấm, vi khuẩn, virus và tuyến trùng. Nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại dứa ở Queensland (Australia), Pegg. K. G và Colbran. R. C (1977) [58] đã xác định có 18 loại sâu và bệnh hại. Trong đó có 3 loại bệnh hại dứa nguy hiểm nhất là thối nõn, thối rễ và héo đỏ lá virus. Kết quả điều tra đ−ợc trình bày trên đây cho thấy ở các vùng trồng dứa 12 khác nhau trên thế giới có thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh nói chung và bệnh hại nói riêng không giống nhau. Mặc dù việc nghiên cứu quản lý sâu bệnh hại dứa đã đề cập đến từ lâu, tuy nhiên công tác này vẫn rất cần thiết phải tiến hành th−ờng xuyên và liên tục tại các vùng sản xuất dứa tập trung trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đều xác định ở mỗi vùng đều có những loại sâu bệnh hại dứa cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ. Trong số đó, bệnh thối nõn dứa có tính phổ biến và cũng là đối t−ợng gây hại nguy hiểm nhất. Cùng với bệnh thối nõn dứa là các loại bệnh thối rễ và héo đỏ lá. 2.3.1.2. Nghiên cứu một số bệnh hại dứa a. Bệnh thối nõn dứa Theo kết quả nghiên cứu của Frossard. P từ năm 1967 đến năm 1978, thối nõn là loại bệnh hại dứa rất nguy hiểm, đ−ợc phát hiện ở hầu khắp các vùng trồng dứa tập trung trên thế giới. Sự phát sinh phát triển và mức độ gây hại của bệnh này tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất đất đai và các biện pháp kỹ thuật canh tác đ−ợc áp dụng Frossard. P. A. Haury et E. Laville (1977) [68]; Frossard. P (1976) [69]; Frossard. P (1967) [70]; Frossard. P (1978) [71]. * Triệu chứng bệnh Theo Pegg. K. G (1977) [60], cây dứa ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể bị nhiễm bệnh. Đầu tiên, chót lá non chuyển sang màu vàng và màu nâu đồng. Về sau phiến lá bị héo và mép lá cuộn vào phía trong. Cuối cùng mô lá bị chết. Triệu chứng tiêu biểu nhất là khi bị bệnh, những lá non rất dễ rút ra từ thân cây dứa. Mô ở phần gốc lá màu trắng, có nhiều n−ớc kèm theo có mùi hôi rất khó chịu. Thân cây mềm và dần chuyển sang màu vàng. Quả từ cây bị bệnh th−ờng rất nhỏ. Khi bị bệnh nặng, cây dứa khó hồi phục và không cho thu hoạch quả. * Nguyên nhân gây bệnh Từ lâu, tác nhân gây bệnh thối nõn dứa đã thu hút sự quan tâm nghiên 13 cứu của nhiều nhà khoa học. Có nhiều ý kiến rất khác nhau về tác nhân gây ra loại bệnh hại nguy hiểm này. Một số tác giả cho rằng nấm Phytophthora là tác nhân gây bệnh song cũng có nhiều ý kiến lại xác định tác nhân gây bệnh không phải là nấm mà là vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Py.C và Tisseau. M. A (1965) [73]; Boher. B (1974) [66]; Louvel. D (1975) [72]; Pegg. K. G và Colbran (1977) [58] đều cho rằng bệnh thối nõn dứa là do nấm Phytophthora gây ra. Nấm Phytophthora có nhiều loài. Trong đó, đáng chú ý là các loài nấm Phytophthora nicotianae var parasitica và nấm Phytophthora palmivora. Các loài nấm trên đây không chỉ gây ra bệnh thối nõn mà còn là tác nhân gây ra bệnh thối rễ. Bệnh thối nõn bắt đầu xuất hiện sớm, trong khoảng thời gian sau khi trồng 3 tháng. Bệnh thối rễ th−ờng xảy ra muộn hơn, vào thời kỳ tr−ớc và sau thu hoạch quả. Trong khi đó, những nghiên cứu ở Costa - Rica của Chinchilla, Gonzales. C.M và Escuella. F (1980) [67] lại xác định rằng nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa không phải do nấm mà do vi khuẩn Erwinia chrysanthemy. Một nhóm tác giả khác mà tiêu biểu là Welber. F và Georga (1973) [63] lại cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh thối nõn dứa là do vi khuẩn Erwinia carotovora. * Một số yếu tố ảnh h−ởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh Cũng giống nh− những bệnh khác hại cây trồng, bệnh thối nõn dứa có tác nhân gây bệnh là một loài vi sinh vật. Sự phát sinh, phát triển của chúng trên đồng ruộng chịu ảnh h−ởng trực tiếp hoặc gián tiếp của rất nhiều yếu tố nh− điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất đất đai và chế độ canh tác... . Frossard.P (1976) [69], trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa bệnh thối nõn cây dứa với độ pH đất và chế độ bón vôi đã phát hiện rằng bệnh phát sinh và gây hại rất nặng trên những loại đất có thành phần cơ giới nặng, độ pH cao, bón nhiều vôi. Louvel. D (1975) [72], khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cây dứa với sự phát sinh phát triển của nấm Phytophthora đã xác định nấm xâm nhập gây 14 bệnh cho cây đầu tiên ở vị trí lá số 7 tính từ trong nõn ra, trong bộ lá dứa đây là vị trí mẫn cảm nhất. Kết quả nghiên cứu ở Queensland (Australia) của Pegg. K. G (1982) [61] cho thấy bệnh thối nõn dứa th−ờng phát sinh phát triển mạnh và gây hại đáng kể trên những vùng đất trũng ẩm và đọng n−ớc. * Những nghiên cứu về ph−ơng pháp phòng trừ bệnh Cũng từ những nghiên cứu ở Queensland (Australia), Pegg. K. G (1982) [61] đã rút ra kết luận để hạn chế bệnh thối nõn dứa tr−ớc tiên phải chọn đất trồng dứa thoát n−ớc, xử lý hom giống bằng Captafol 80 với l−ợng 1 kg thuốc pha trong 100 lít n−ớc. Tr−ớc mùa bệnh cần phải phun phòng Captafol 80 với l−ợng 9 - 11 kg thuốc pha trong 2000 - 3000 lít n−ớc cho 1 ha. Frossard. P (1978) [71], Louvel. D (1975) [72] đã tiến hành các thí nghiệm so sánh hiệu lực trừ bệnh thối nõn dứa của Captafol 80 và Geigy A5514. Tuy rằng thời gian và điều kiện thí nghiệm không giống nhau nh−ng cả 2 tác giả đều có chung kết luận là hiệu quả của Geigy A.5514 kéo dài hơn của Captafol 80. Theo Pegg. K. G (1977) [60], ph−ơng pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa tốt nhất là phải chọn đất trồng dứa thoát n−ớc để giảm đến mức tối thiểu sự xâm nhiễm của nấm phytophthora. Vì vậy, khả năng thoát n−ớc luôn đ−ợc xem là vấn đề rất quan trọng khi quy hoạch và xác định vùng đất trồng dứa. Việc sử dụng cỏ tủ gốc để tránh cho n−ớc m−a không bắn vào trong nõn cây dứa đ−ợc coi nh− là một biện pháp kỹ thuật rất hiệu quả ngăn chặn sự lan truyền của nấm phytophthora. Để hạn chế sự lan truyền của bệnh còn cần phải chú trọng đến biện pháp kỹ thuật xử lý chồi giống tr−ớc khi trồng bằng cách nhúng chồi vào dung dịch Fosetyl trong thời gian 15-30 phút. Nếu sau khi trồng phát hiện thấy v−ờn dứa bị nhiễm bệnh thối nõn cần phải phun thuốc Mancozeb để trừ bệnh. b. Bệnh héo đỏ lá dứa Héo đỏ lá do virus cũng đ−ợc coi nh− là một loại bệnh hại dứa rất phổ biến ở nhiều vùng trồng dứa trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm xác 15 định biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa bệnh hại này một cách hiệu quả là vấn đề luôn đ−ợc các nhà khoa học và những ng−ời trong nghề trồng dứa quan tâm. Những nghiên cứu của Carter. W (1963) [46] chứng minh rằng sự xuất hiện của bệnh có mối liên quan chặt chẽ với số l−ợng rệp sáp có trên ruộng dứa. Đồng thời việc tiêu diệt bớt số l−ợng rệp sáp đã làm cho tỷ lệ bệnh giảm đi một cách rất rõ rệt. Theo tác giả này rệp sáp đã tiết độc tố vào cây dứa. Dựa vào các kết quả theo dõi thí nghiệm thả vào ruộng dứa một l−ợng rệp sáp vừa đủ đ−ợc lấy từ v−ờn dứa đang bị bệnh và kết quả theo dõi các v−ờn dứa ở Xanto - Đôningo, Mexic, Guyane có mật độ rệp sáp ký sinh rất cao mà không hề có bệnh này, tác giả đã đi đến kết luận: rệp sáp ở vùng cây dứa bị bệnh trong cơ thể có chứa một l−ợng virus tiềm tàng và chúng là môi giới truyền bệnh héo đỏ lá dứa. Các kết quả nghiên cứu của Pegg. K. G và Colbran. R. C (1977) [58] cũng cùng chung kết luận với Carter. W (1963) [46] và cũng khẳng định rệp sáp là môi giới truyền bệnh héo đỏ lá từ cây dứa này sang cây dứa khác. Các tác giả cũng đã khẳng định kiến là sinh vật sống cộng sinh cùng với rệp sáp. Về diễn biến triệu chứng của bệnh héo đỏ lá cây dứa ngoài đồng ruộng, Carter.W (1963) [46] đã xác định có 4 giai đoạn nh− sau : Giai đoạn 1: lá già nhất đỏ dần, phiến lá cuốn lại về phía mặt d−ới, đầu lá cong xuống đất. Giai đoạn 2: lá giảm sức tr−ơng, chuyển sang màu hồng ánh vàng. Các đầu lá có màu nâu và khô dần. Giai đoạn 3: các lá D và E cong xuống, mép lá màu vàng, phần lá còn lại chuyển sang màu hồng, đầu lá uốn lại. Giai đoạn 4: lá non nhất ở giữa nõn đứng thẳng nh−ng không tr−ơng, các đầu lá cuối cùng cuốn lại và khô héo. Nhóm tác giả Uliman. E, German. T. L, Intosh. C. E. và William. D.D.F (1910) [62] đã phân tích mẫu cây dứa bị bệnh héo đỏ lá ở quần đảo Hawai và xác định nguyên nhân gây bệnh là một loại virus hình que dài, uốn cong. Xử 16 lý hom giống tr−ớc khi trồng bằng hơi nóng 40-60oC trong vòng 30 phút có tác dụng loại trừ đ−ợc tác nhân gây bệnh ra khỏi nguyên liệu trồng. c. Bệnh thối nâu và thối đen mắt quả dứa Các kết quả nghiên cứu của Oxenham B. I (1962) [57] đã đi đến kết luận rằng bệnh thối nâu và thối đen mắt quả dứa phát sinh phát triển và gây hại mạnh ở cả australia và Nam Phi vào thời gian giao tiếp giữa các mùa. Nấm bệnh xâm nhập vào các tán hoa, các hoa khô hoặc các vết nứt của biểu bì. Tác nhân gây bệnh thối nâu là nấm Penicillium funiculosum. Bệnh thối đen là do nấm Fusarium moniliforme gây nên. d. Bệnh thối đen gốc, thân, chồi, quả dứa Theo Frossard. P (1967) [70], loại bệnh này do nấm Ceratocystis paradoxa Vonhohr gây ra. Bệnh phát sinh, phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ 25 - 27oC. Bệnh ngừng phát triển khi nhiệt độ xuống thấp 7 - 12oC. Độ pH đất không có ảnh h−ởng đáng kể đến sự phát sinh phát triển của nấm. Phòng trừ bệnh này cần l−u ý nh− sau: - Với quả: khi thu hoạch nên nhẹ nhàng tránh làm dập quả. Nhúng quả bị bệnh vào dung dịch Benlate với l−ợng 480 gam thuốc pha trong 100 lít n−ớc. Nhúng trong vòng 5 giờ sau thu hái. - Với thân cây, chồi giống: sau khi tách chồi ra khỏi thân mẹ phải phơi chồi d−ới trời nắng cho khô vết tách. Không xếp chồi thành đống và dùng Captafol 80% nồng độ 1% phun −ớt đều toàn bộ thân, chồi. Chú ý không trồng ở những nơi đọng n−ớc. e. Bệnh tuyến trùng hại dứa Nghiên cứu về khả năng chống chịu tuyến trùng của một số giống dứa trồng, Collins. J. L (1960) [47] nhận thấy rằng các giống Cayen Hillo, Cayen Hawai tuyến trùng gây hại nặng hơn so với các giống dứa khác nh− Wild Kailua, Pernam Buco, Natal. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Py. C và Tisseau. M. A (1965) [73]; Pegg. K. G và Colbran. R. C (1977) [58] tuyến trùng hại dứa có một số 17 loài chính sau đây: - Meloidogyne javatica Trenb - Pratylenchus brachyurus - Rotylenchurus reniformis - Meloidogyne acrita R - Helicotylenchus sp Tuyến trùng xâm nhập qua bộ rễ cây dứa làm cho cây sinh tr−ởng chậm, phát dục yếu và cuối cùng đầu lá bị khô. Sự sinh sản của tuyến trùng có quan hệ khá chặt với nhiệt độ và ẩm độ không khí. Nhiệt độ 40oC trong 2 giờ đ−ợc coi là nhiệt độ gây chết đối với Meloidogyne. Kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên đều có chung nhận xét là để phòng trừ tuyến trùng đạt hiệu quả cao, đất trồng dứa nhất thiết phải đ−ợc tiêu huỷ hoàn toàn tàn d− cây trồng vụ tr−ớc và phải đ−ợc làm kỹ tr−ớc khi trồng vài tháng. Chỉ đ−ợc trồng xen các cây không phải là ký chủ của tuyến trùng vào v−ờn dứa. Xử lý đất bằng một số loại hoá chất trừ nấm tr−ớc khi trồng 2 tuần có hiệu quả phòng trừ cao. 2.3.2. Những nghiên cứu ở trong n−ớc 2.3.2.1. Nghiên cứu về thành phần bệnh Dứa là cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới. Vì vậy, ở n−ớc ta dứa đ−ợc trồng phổ biến hầu khắp các vùng từ bắc đến nam. Giống nh− ở các vùng trồng dứa trên thế giới, tuỳ từng vùng sinh thái trồng dứa khác nhau, có thành phần bệnh khác nhau, mức độ gây hại của chúng thể hiện giữa các vùng cũng không hoàn toàn giống nhau. Theo kết quả điều tra bệnh cây ở miền bắc Việt Nam của Viện Bảo vệ thực vật (1967 - 1968) [39], trên lá dứa có 5 loại bệnh hại bao gồm bệnh đốm xám (Pestalozzia ananas Sawada), bệnh đốm sao (Phyllosticta ananas), bệnh đốm khô (Phoma sp), bệnh đốm nâu (Ascochyta sp) và bệnh đốm xám nâu (Dimemaporium hispidulum Sacc). Hà Tây và Bắc Thái là hai tỉnh bị bệnh nhiều. Hàng năm bệnh phát sinh phát triển và gây hại mạnh từ tháng 5 đến tháng 11. 18 Năm 1977, khi nghiên cứu về thành phần bệnh hại dứa ở nông tr−ờng Hữu Lũng - Lạng Sơn và ở vùng Đông Hiếu - Nghệ An, tác giả Nguyễn Thiềng [33] đã xác định có 3 nhóm bệnh hại trên dứa là bệnh do nấm, bệnh do vi khuẩn và bệnh sinh lý. Tác giả đã cho biết có 10 loại bệnh hại do nấm, 1 bệnh hại do vi khuẩn, 3 bệnh hại sinh lý và 3 loại tuyến trùng hại rễ. Trong đó trên thân có 1 số bệnh do nấm, trên lá có 7 bệnh do nấm, trên quả có 3 bệnh thì 2 bệnh do nấm và 1 bệnh do vi khuẩn gây ra. Các bệnh trên đều gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Bệnh sinh lý có 3 bệnh trên lá và đều ở mức độ nhẹ. Nhóm tuyến trùng gây hại nhiều trên rễ. Có 3 loại tuyến trùng là Meloidogyne sp, Csionemoides và Pratylenchus coffea. Tác giả cũng đã kết luận ở 2 địa điểm trên, loại bệnh hại nguy hiểm và có tính chất huỷ diệt cao bao gồm bệnh đen thân, bệnh thối nõn, bệnh khô đỏ lá. Cũng theo kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây của Viện Bảo vệ thực vật năm 1977 – 1978 [40] ở các tỉnh phía nam, đã xác định đ−ợc 4 loại bệnh hại dứa, bao gồm bệnh thối thân (Phytophthora sp), bệnh thối gốc (Thielaviopsis paradoxa), bệnh thối nhũn (Erwinia sp) và bệnh tuyến trùng (Pratylenchus sp). Bệnh hại trên thân và gốc là chính, các bệnh này đ−ợc phát hiện chủ yếu ở Lâm Đồng. Tác giả Đinh Văn Đức (1996) [15] khi nghiên cứu ở những vùng trồng dứa chuyên canh thuộc vùng đồng bằng và trung du miền Bắc nh− Phú Hộ - Vĩnh Phú, Sơn D−ơng - Tuyên Quang, Đồng Giao - Ninh Bình đã xác định có tới 12 loại bệnh hại dứa đó là 5 loại bệnh do nấm, 2 loại bệnh do vi khuẩn, 2 loại do virus, 1 loại do tuyến trùng và 2 loại bệnh hại do sinh lý. Trong đó 2 loại bệnh nguy hiểm nhất là bệnh thối nõn do vi khuẩn (Pseudomonas ananas Bergey) và bệnh héo đỏ lá virus (Closterovirus Like). Theo Hoàng Chúng Lằm (2002) [22], trong khuôn khổ đề tài thuộc ch−ơng trình giống cây trồng giống vật nuôi Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi điều tra thành phần sâu bệnh hại dứa tại 28 tỉnh thành trong phạm vi cả n−ớc đã cho biết: thành phần sâu bệnh hại dứa tại các địa ph−ơng trên toàn quốc 19 luôn có sự biến động qua các năm và các vùng sinh thái, tuy nhiên, các đối t−ợng gây hại bệnh thối nõn do nấm Phytophthora sp, héo đỏ do virus và rệp sáp luôn ở mức nghiêm trọng, cần nghiên cứu phòng trừ có hiệu quả. Cũng theo Hoàng Chúng Lằm và CS (2003) [23] khi nghiên cứu trên dứa Cayen ở Nghệ An đã phát hiện có tới 9 đối t−ợng bệnh hại, trong đó7 loại bệnh hại và 2 loài tuyến trùng, đồng thời xác định mối t−ơng quan giữa bệnh héo đỏ với rệp sáp và hiệu quả phòng trừ rệp sáp, bệnh héo đỏ thông qua ngăn chặn sự xâm nhập của kiến đầu đỏ từ ngoài vào v−ờn. Lê Thu Hiền (2003) [19] đã tiến hành điều tra thành phần bệnh hại trên dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình và b−ớc đầu xác định có 9 loại bệnh hại. Trong đó có 6 bệnh do nấm, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh do tuyến trùng và 1 bệnh ch−a xác định đ−ợc tác nhân gây bệnh. Trần Thị Liên (2004) [24] điều tra thành phần bệnh hại trên dứa ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh phát hiện 7 loại bệnh gây hại. Bao gồm loại 4 bệnh do nấm, 1 loại bệnh do virus, 1 loại bệnh do tuyến trùng, 1 loại bệnh do sinh lý. Trong đó bệnh thối nõn là bệnh gây hại phổ biến và nguy hiểm nhất. 2.3.2.2. Nghiên cứu về một số bệnh hại dứa a. Bệnh thối nõn Hiện nay ở các vùng trồng dứa n−ớc ta bệnh thối nõn là một trong những bệnh hại chủ yếu và nghiêm trọng nhất. Cây bị bệnh th−ờng bị chết, gây hiện t−ợng mất khoảng trong ruộng dứa, tác hại của bệnh làm chết hàng loạt cây trên đồi dứa, do vậy đã làm giảm năng suất và thiệt hại một cách đáng kể. Hàng năm tỉ lệ cây bị chết do bệnh trung bình 10 - 30%, có diện tích cục bộ tỉ lệ cây bị chết do bệnh lên tới hơn 80%, ruộng dứa coi nh− bị mất trắng phải trồng lại. * Nguyên nhân gây bệnh Các tác giả Lê L−ơng Tề (1986) [31] và Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29] khi nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở Hữu Lũng - Lạng Sơn đều có chung kết luận là bệnh thối nõn dứa ở Việt Nam do vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15] cũng cho rằng 20 nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa chuyên canh miền bắc là do vi khuẩn Pseudomonas ananas. Vi khuẩn gây bệnh Pseudomonas ananas là loại vi khuẩn hình gậy có kích th−ớc 0,4-0,9 x 1,5-2 (micron), chuyển động theo h−ớng nhất định, nhuộm gram âm. Trên môi tr−ờng đặc, khuẩn lạc hình tròn, màu trắng kem, rìa nhẵn bóng. Có khả năng phân giải gelatin ở nhiệt độ 28oC. Vi khuẩn có khả năng thuỷ phân tinh bột, phân giải đ−ờng glucose, saccharose, maltose, sinh ra khí, không có khả năng khử nitrat, không tạo NH3, H2S. Các tác giả Ngô Vĩnh Viễn, Bùi Văn Tuấn và Lê Thu Hiền - Viện Bảo vệ thực vật, Đặng L−u Hoa - Nông nghiệp I Hà Nội, Fiona Benyon - University of Sydney, Andre Denth - University of Queensland (2001) [43], khi nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở miền bắc Việt Nam, đã phát hiện một trong những nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa là do 2 loài nấm Phytophthora gây ra là nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinnamomi. Trong đó Phytophthora nicotianae là loài gây hại phổ biến hơn loài nấm Phytophthora cinnamomi. Số mẫu xuất hiện nấm Phytophthora trong tổng số các mẫu phân lập là 39,5% thì nấm Phytophthora nicotianae chiếm 32,5% còn nấm Phytophthora cinnamomi chiếm 6,9%. Các loài trên chủ yếu đ−ợc giám định từ giống Smooth Cayen chồi thân 50%, giống Queen 40%, giống Smooth Cayen 2 tháng tuổi 33% và giống Queen 2 năm tuổi. Qua kết quả kiểm tra b−ớc đầu ghi nhận loài Phytophthora nicotianae là loài nấm chủ yếu gây ra bệnh thối nõn dứa ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Nghiên cứu về tác nhân gây ra bệnh thối nõn dứa ở vùng trồng dứa Đồng Giao - Ninh Bình, Lê Thu Hiền (2003) [19] cũng có những kết luận t−ơng tự. * Triệu chứng bệnh Các tác giả đều cho rằng bệnh thể hiện đầu tiên ở tim hoa thị trong nõn cây. Bệnh phá hại ở phần gốc lá non, đỉnh sinh tr−ởng của cây bị thối. Lúc đầu đoạn gốc lá nõn thối màu trắng đục khi vết thối lan sâu vào trong thân làm cho toàn bộ thân và gốc lá từ màu trắng đục chuyển dần sang màu nâu nhạt rồi 21 cuối cùng là màu thâm đen. Ranh giới giữa phần mô bị thối và phần mô phía trên ch−a bị thối là đ−ờng viền màu vàng nâu rõ rệt. Sau nhiễm bệnh 4 - 6 ngày, phần gốc lá nõn và đỉnh sinh tr−ởng của cây bị thối hoàn toàn, nhầy nhớt có mùi hôi thối rất khó chịu. Cầm vào đầu chót lá rút nhẹ lên, toàn bộ lá cây bị rời khỏi thân một cách dễ dàng. Lá cây bị bệnh chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi màu đỏ. Khi đó, chót lá khô xám tóp lại, cây thấp và chết. Nếu bệnh phát sinh vào thời kỳ cây mang quả thì cuống quả bị thối, lan sâu vào thịt quả. Quả bị gãy gục xuống và không cho thu hoạch. * Một số yếu tố ảnh h−ởng đến sự phát sinh phát triển bệnh Nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa tập trung miền bắc, Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29] cho rằng bệnh phát triển nhiều ở nơi đất dốc, hợp thuỷ và lan truyền theo chồi giống lấy từ nơi dứa bị bệnh. Cũng ở Hữu Lũng - Lạng Sơn, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giống dứa với tình hình phát sinh phát triển và gây hại của bệnh thối nõn, tác giả Lê L−ơng Tề (1986) [31] đã kết luận là giống Nahoa (Queen classis) bị bệnh gây hại nặng hơn khi so sánh với giống dứa Mẹt (Queen Natal). Nghiên cứu ở vùng đồng bằng và trung du miền bắc, Đinh Văn Đức (1996) [15] đã nhận xét bệnh thối nõn dứa phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 15-24oC, ẩm độ không khí trên 80%. Giống dứa Nahoa (Queen classis) mẫn cảm với bệnh hơn giống dứa Phú Thọ (Queen Natal). Giống dứa Smooth Cayen thuộc nhóm Cayen ít mẫn cảm với bệnh... Tác giả cũng cho rằng bệnh xuất hiện và gây hại nặng hơn ở khu vực hợp thuỷ, chân đồi. ở khu bằng và l−ng đồi bệnh gây hại ít hơn và nhẹ nhất ở đỉnh đồi. Kết quả điều tra thực trạng sản xuất dứa Cayen tại 28 tỉnh thành trong cả n−ớc của Hoàng Chúng Lằm và CS. (2002) [22] cho thấy bệnh hại chủ yếu trên v−ờn kinh doanh là bệnh thối nõn, bệnh héo đỏ và rệp sáp. ở trong v−ờn −ơm tỷ lệ cây con chết trung bình khoảng 25-30%, một số nơi lên tới 50%, cá biệt trên 90%. Lê Thu Hiền ( 2003) [19], khi nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối nõn dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình đã phát hiện môi tr−ờng nhân tạo thích hợp cho 22 sự phát triển của sợi nấm Phytophthora nicotianae là CMA. Nh−ng nấm sản sinh bào tử nhiều nhất là ở trong môi tr−ờng PCA. Nấm Phytophthora nicotianae sinh tr−ởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 28-30oC. ở nhiệt độ 10oC và 40 oC nấm hoàn toàn không phát triển. Loại nấm này sinh tr−ởng, phát triển tốt nhất trong phạm vi pH môi tr−ờng từ 5 - 6. Trong điều kiện chiếu sáng liên tục, sợi nấm phát triển mạnh nhất. Nh−ng điều kiện tối hoàn toàn lại kích thích nấm sản sinh bảo tử mạnh nhất. Trong hai giống dứa trồng tại Đồng Giao - Ninh Bình thì giống Cayen bị nhiễm bệnh thối nõn cao hơn giống dứa Queen. Sử dụng chồi ngọn để trồng thì cây dễ mắc bệnh thối nõn hơn so với trồng bằng chồi thân và chồi cuống. Theo Trần Thị Liên (2004) [24] nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh cũng đã nhận xét dứa Cayen trồng ở đỉnh đồi, l−ng đồi và khu bằng ít bị mắc bệnh thối nõn hơn ở chân đồi và khu hợp thủy. Sử dụng chồi ngọn làm thực liệu trồng thì tỷ lệ cây dứa Cayen bị nhiễm bệnh cao hơn so với các loại thực liệu trồng là chồi thân, chồi cuống và chồi giâm hom. * Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh Theo những kết quả nghiên cứu của Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29] để phòng trừ bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa tập trung miền bắc n−ớc ta một cách có hiệu quả, công tác điều tra phát hiện bệnh sớm giữ vai trò quan trọng đặc biệt. Lê L−ơng Tề (1986) [31], trong quá trình nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thối nõn ở Hữu Lũng - Lạng Sơn cho rằng cùng với việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác và bón phân đầy đủ, cân đối thì sử dụng thuốc Bayleton 25% với nồng độ phun 0,2% có tác dụng phòng trừ bệnh rất tốt. Cũng theo tác giả, khi phát hiện trong v−ờn dứa có cây bị nhiễm bệnh nhổ bỏ ngay cây bị bệnh ra khỏi v−ờn và phun thuốc Falizan 0,1% hoặc TMTD 0,5% liên tiếp 2 - 3 lần, cách nhau 20 - 25 ngày. Không đ−ợc lấy chồi giống đem trồng từ v−ờn dứa bị bệnh nhiều. Chồi trồng phải đ−ợc chọn kỹ. Tr−ớc khi trồng xử lý chồi bằng dung dịch Falizan 0,1% trong 23 thời gian 10 phút. Tác giả còn nhấn mạnh rằng với những v−ờn dứa bị nhiễm bệnh nặng cần thiết phải vùi sâu xác cây dứa vào trong đất. Sau đó ít nhất 2 - 3 năm mới đ−ợc trồng lại. Theo những nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15], để phòng trừ bệnh thối nõn cây dứa một cách có hiệu quả phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật nh− làm đất kỹ, tiêu huỷ hết tàn d− cây dứa chu kỳ tr−ớc, san phẳng bề mặt đất, tránh các khu đọng n−ớc. Việc xử lý chồi giống bằng cách ngâm trong dung dịch n−ớc thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,25% trong 5 phút có hiệu quả phòng trừ bệnh thối nõn cây dứa rất cao. Chỉ nên trồng chồi dứa khoẻ, không nên lấy chồi ở nơi bị bệnh đem trồng. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc v−ờn cây nh− làm sạch cỏ dại, bón phân N:P:K:Mg đầy đủ, cân đối theo tỉ lệ 2:1:3:1 và phun bổ sung các loại phân vi l−ợng nh− Bo và Kẽm đã làm nâng cao sức chống chịu bệnh của cây. Nghiên cứu xác định biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình, Lê Thu Hiền (2003) [19] đã đi đến kết luận là việc áp dụng công thức luân canh với một số cây trồng khác nh− sắn, lạc... 1 năm trở lên có tác dụng hạn chế đáng kể bệnh thối nõn dứa. Dứa trồng ở khu đồng cao, đỉnh đồi ít bị mắc bệnh thối nõn hơn khu đồng trũng và chân đồi. Sử dụng thuốc Phosacide 200 nồng độ 4% và thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,2% xử lý chồi tr−ớc khi trồng có hiệu quả trừ bệnh thối nõn cao. Trần Thị Liên (2004) [24] cho biết, bệnh thối nõn dứa Cayen trên v−ờn sản xuất kinh doanh tại khu vực Kỳ Anh - Hà Tĩnh mức độ thiệt hại có thể lên tới 20 - 30% năng suất. Sử dụng Aliette, Belate C, Ridomil để phòng trừ bệnh có hiệu quả. Khuyến cáo không sử dụng chồi ngọn để trồng vì đây là loại thực liệu rất dễ bị nhiễm bệnh thối nõn. b. Bệnh thối rễ Nghiên cứu về bệnh thối rễ dứa, Đinh Văn Đức (1996) [15] đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora cinnamomi Bands. Nấm xâm nhập và gây hại qua vết th−ơng của rễ cây gây nên bởi tuyến trùng hoặc côn 24 trùng trong đất hoặc do làm cỏ xới xáo. Nấm gây thối phần thịt, vỏ rễ để trơ ra phần lõi rễ, làm giảm số l−ợng rễ trên cây. Hậu quả là làm cho cây sinh tr−ởng còi cọc, quả nhỏ. Bệnh phát sinh ở tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng của cây, ở các v−ờn dứa trũng, đọng n−ớc, độ ẩm cao. Để phòng trừ bệnh có hiệu quả cần thiết phải thiết kế hệ thống thoát n−ớc ở các khu vực đất trũng, tiêu diệt các ký sinh, động vật gây hại rễ trong đất. Khi phát hiện bệnh dùng các loại thuốc nh− Ridomil MZ l−ợng 2,5 - 3,0 kg/ha hoặc Captafol 80% l−ợng 9- 10 kg/ha để xử lý vào đất. c. Bệnh héo đỏ lá Cũng theo những kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15], nguyên nhân gây bệnh héo đỏ lá virus là do virus Closterovirus Like. Virus có dạng hình que dài, uốn cong. Rệp sáp đ−ợc xác định là môi giới lây truyền loại bệnh này. Với ng−ỡng trên 10 con rệp mang bệnh mỗi cây thì cây dứa bị bệnh. Bệnh có mặt, gây hại ở tất cả các nông tr−ờng trồng dứa của n−ớc ta. Tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh tỉ lệ thuận với mật độ trồng. Mật độ trồng cao ( 6 vạn cây/ha), tỉ lệ nhiễm bệnh là 16,13%. Trong khi đó, mật độ trồng thấp hơn (4,5 vạn cây/ha), tỉ lệ nhiễm bệnh chỉ là 7,70%. Kết quả điều tra năm 1994 của tác giả tại Phú Hộ - Phú Thọ và Đồng Giao - Ninh Bình còn xác định rằng ở những nơi đất trũng, tỉ lệ bệnh từ 14,80 - 16,10%, cao hơn khi so sánh với ở những nơi đất bằng, tỷ lệ bệnh chỉ từ 8,00 - 8,80%. Để phòng trừ bệnh héo đỏ lá vius có hiệu quả, tr−ớc hết phải tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp sáp bằng cách phun thuốc Basudin 50 ND nồng độ 0,20% tr−ớc khi trồng và phun Lindafor 90 nồng độ 0,10% sau khi trồng. Xử lý chồi giống tr−ớc khi trồng bằng hơi nóng ở nhiệt độ 40, 50 và 60oC trong thời gian 3 phút có tác dụng phòng ngừa bệnh rất cao. Biện pháp luân canh dứa với cây trồng khác cũng có tác dụng hạn chế bệnh phát triển.. d. Bệnh thối đen quả Theo Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29], tác nhân gây ra bệnh thối đen quả là do nấm Ceratostomella paradoxa. Khi quả bị bệnh, cuống quả trở nên thâm 25 nâu. Nếu bổ dọc quả dứa thì thấy lõi quả thâm lại. Thịt quả có mùi r−ợu. Quan sát bên ngoài quả ít thấy có những thay đổi về màu sắc. Bệnh phát triển lâu một số mắt dứa có màu đen. Khi ấy ở cuống quả thấy có mốc đen. Trên phiến lá cây bị bệnh nhìn thấy những vết màu xám. Vết bệnh mềm, có n−ớc, không định hình. Bệnh cũng có thể phát triển ở gốc lá hoặc thân cây. Sợi nấm màu nâu nhạt, trong sợi có nhiều giọt dầu. Nấm phát tán bằng bào tử phân sinh nhờ gió, m−a và côn trùng. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là trên d−ới 25oC. ẩm độ càng cao, bệnh phát sinh phát triển càng mạnh. Nấm xâm nhập chủ yếu vào thời kỳ quả chín vì vậy khi thấy quả sắp chín cần theo dõi để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Quả bị bệnh phải thu hái cẩn thận và để riêng. Sau đó đem huỷ bỏ. V−ờn dứa bị bệnh sau khi thu hoạch phải phun thuốc Zineb nồng độ 1,00% từ 1 - 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày. e. Bệnh chảy gôm quả Theo Nguyễn Thiềng (1977) [33] bệnh chảy gôm quả là do vi khuẩn Erwinia carotovora Jones gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào quả dứa làm cho quả chảy gỉ dịch ở các khe m._. ức chế sự sinh tr−ởng của nấm rất cao (từ 70,47 – 77,29%). 71 Trong điều kiện phòng thí nghệm thuốc Aliette 80WP ở nồng độ 0,1% có khả năng ức chế kém nhất, còn thuốc Oxyclorua đồng có hiệu lực ức chế sinh tr−ởng của nấm kém hơn thuốc Ridomil MZ 72WP và thuốc Mancozeb 80WP (hiệu lực chỉ đạt 39,30 - 64,70%). Thuốc Ridomil MZ 72WP và Mancozeb 80WP có khả năng ức chế sự phát triển của nấm trên môi tr−ờng nhân tạo rất cao, thuốc Aliette 80WP là thuốc nội hấp nên khả năng ức chế trực tiếp nấm trên môi tr−ờng nhân tạo là rất thấp, sau 7 ngày hiệu lực của thuốc chỉ đạt 24,11 - 32,70% . Kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi t−ơng tự nh− nghiên cứu tác giả Lê Thu Hiền (2003) [19]. 4.4.2. ảnh h−ởng của biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng và che phủ PE tr−ớc khi trồng đến mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa. Việc bón phân chuồng và che phủ PE tr−ớc khi trồng là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm khắc phục những bất thuận về điều kiện khí hậu thời tiết, nâng cao khả năng sinh tr−ởng, sức chống chịu và năng suất dứa. Biện pháp kỹ thuật này còn có tác dụng đáng kể trong việc hạn chế bệnh thối nõn dứa Cayen phát sinh và gây hại. Với mục đích nghiên cứu xác định hiệu quả phòng ngừa bệnh thối nõn dứa bằng biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng và che phủ PE tr−ớc khi trồng, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ - Nghệ An, diện tích thí nghiệm 0,2 ha. Theo dõi cây bị bệnh vào thời điểm sau khi trồng 5 tháng, kết quả thu đ−ợc trình bày qua bảng 4.19. Bảng 4.19. ảnh h−ởng của biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng và che phủ PE tới bệnh thối nõn dứa tại Phủ Quỳ – Nghệ An TT Công thức Số cây thí nghiệm Số cây bị bệnh TLB(%) 1 CT 1 450 44 9,77 2 CT 2 450 65 14,44 3 CT 3 450 78 17,33 4 CT 4 450 94 20,89 72 Chú thích: - Chồi tách từ hom giâm giống Cayen Trung Quốc trồng 9/2005 +CT1: Bón 10 tấn phân chuồng/ha + che phủ PE tr−ớc khi trồng +CT2: Bón 10 tấn phân chuồng + không che phủ PE tr−ớc khi trồng +CT3: Không bón phân chuồng + che phủ PE tr−ớc khi trồng +CT4: Không bón phân chuồng + không che phủ PE tr−ớc khi trồng Bón phân chuồng tạo điều kiện cho cây dứa nhanh bén rễ, tăng c−ờng sức chống chịu bệnh của cây. Che phủ PE ngoài tác dụng hạn chế cỏ dại và làm tăng khả năng giữ ẩm của đất còn hạn chế đất bắn vào nõn sau những trận m−a lớn, nhất là trong thời gian mới trồng khi cây dứa còn nhỏ. Vì vậy tỷ lệ bệnh ở các công thức có áp dụng 2 biện pháp kỹ thuật này đều thấp hơn so với ở công thức đối chứng là không bón phân chuồng, không che phủ PE. Trong khi ở công thức có bón phân chuồng và có che phủ PE tr−ớc khi trồng, số cây bị nhiễm bệnh thối nõn chỉ là 9,77% thì ở công thức đối chứng tỷ lệ bệnh lên tới 20,89%. ở những công thức chỉ áp dụng đơn lẻ một trong hai biện pháp hoặc bón lót phân chuồng hoặc che phủ PE đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm bệnh thối nõn khi so sánh với đối chứng. Tuy nhiên, hiệu quả phòng ngừa bệnh đều kém hơn so với áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Pegg. K. G (1977) [60], Trần Thị Liên (2004) [24]. 4.4.3. ảnh h−ởng của thuốc hoá học đến bệnh thối nõn dứa ngoài đồng ruộng. 4.4.3.1. ảnh h−ởng của một số thuốc hoá học xử lý giá thể tr−ớc khi trồng đến bệnh thối nõn dứa tại Viện Nghiên cứu rau quả Nấm Phytophthora tồn tại trên đồng ruộng chủ yếu là dạng bào tử vách dày hay còn gọi là hậu bào tử (Chlamydospore), còn nguồn lây lan chính trên đồng ruộng là du động bào tử (Zoospore). Du động bào tử lây lan theo n−ớc, phát tán vào n−ớc hoặc đất, có khả năng tìm tới gốc của cây dứa thông qua dịch tiết của gốc rễ, sau đó xâm nhập vào tế bào cây, nảy mầm sau 24 giờ xuất hiện, sau đó phát tán và hại gốc rễ, gây bệnh. 73 Giai đoạn cây dứa còn non ở v−ờn −ơm là lúc bộ rễ của cây đang non yếu, ch−a phát triển. Các mầm rễ non rất dễ bị đứt hoặc bị xây x−ớc khi tiến hành ra ngôi cây giống, đây là giai đoạn mẫn cảm nhất với tác nhân gây bệnh, là một trong những nguyên nhân chính tạo cơ hội cho nấm Phytophthora nicotiane dễ dàng xâm nhập và phát triển. Do vậy khi cấy chuyển cây giống con sang v−ờn −ơm chúng tôi đã tiến hành xử lý nền giá thể bằng các loại thuốc hóa học khác nhau, nhằm hạn chế nguồn nấm bệnh và giảm bớt sự chết cây làm mất khoảng trên v−ờn −ơm. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.20. Bảng 4.20. ảnh h−ởng của thuốc hoá học xử lý giá thể tr−ớc khi trồng đến bệnh thối nõn dứa tại Viện nghiên cứu rau quả Ra ngôi tháng 4 Ra ngôi tháng 9 TT Công thức thí nghiệm CBB TLB (%) CBB TLB (%) 1 Ridomil MZ72WP (0,3%) 9 5,0b 12 6,67c 2 Aliette 80 WP (0,3%) 3 1,67d 5 2,78e 3 Daconil 75 WP (0,3%) 5 2,78c 8 4,44d 4 Viben C 50WP (0,3%) 8 4,44b 14 7,78b 5 Đối chứng (không xử lý) 17 9,44a 25 13,89a Chú thích: - Số cây thí nghiệm : 180 cây - CBB : cây bị bệnh - Thời điểm theo dõi sau khi ra ngôi 3 tháng - Các chữ trên cùng 1 cột giống nhau biểu hiện mức sai khác không đáng kể ở mức ý nghĩa α =0,05 Kết quả số liệu bảng 4.20 cho thấy: việc xử lý thuốc hoá học cho giá thể tr−ớc khi trồng cây giống ra v−ờn −ơm là rất cần thiết. ở các công thức xử lý thuốc có TLB giảm hơn rất nhiều so với giá thể không đ−ợc xử lý (công thức đối chứng có TLB là 9,44 – 13,89%). So sánh hiệu quả giữa các thuốc thí nghiệm cho thấy thuốc Aliette 80 WP và Daconil 75 WP có hiệu lực tốt hơn so với Ridomil MZ 72WP và Viben C 50WP ở các thời vụ ra ngôi khác nhau. Trong 4 loại thuốc thí nghiệm thuốc Aliette 80WP có hiệu quả tốt nhất với TLB là 1,67 % ở thời vụ ra ngôi tháng 4 và 2,78 % ở thời vụ ra ngôi tháng 74 9. Tiếp theo là thuốc Daconil 75 WP cũng có hiệu lực cao có TLB biến động trong khoảng 2,78% – 4,44% sau các thời vụ ra ngôi khác nhau. Tại thời vụ ra ngôi tháng 4 trên v−ờn −ơm, theo dõi sau 3 tháng thuốc Ridomil MZ 72WP và Viben C 50WP có TLB sai khác không đáng kể, với TLB biến động từ 4,44 % - 5,0%. Kết quả này có thay đổi với thời vụ ra ngôi tháng 9, khi đó TLB Ridomil MZ 72WP là 6,67 % thấp hơn TLB của Viben C là 7,78 %. Cũng từ kết quả bảng 4.20 chúng tôi nhận thấy cùng 1 nền giá thể cả 4 loại thuốc xử lý ở nồng độ 0,3%, ra ngôi cây giống tháng 9 đều có TLB cao hơn ra ngôi cây dứa vào tháng 4. Sở dĩ có hiện t−ợng này, theo chúng tôi là do nấm Phytophthora nicotiane phát sinh, phát triển trên cây dứa tuân theo quy luật, bệnh phát sinh vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, bệnh phát triển mạnh, cao nhất vào tháng 1 đến tháng 3, kéo dài tới cuối tháng 4, tháng 5 năm sau. Do đó khi cây ra ngôi tháng 4, thời điểm này không thuận lợi cho nấm Phytophthora nicotiane phát triển, cho nên sau 3 tháng theo dõi, đến tháng 7 thời tiết có m−a nên nấm Phytophthora nicotiane mới bắt đầu xuất hiện với tỷ lệ bệnh rất thấp. ở thời vụ ra ngôi cây giống tháng 9 và theo dõi vào tháng 12, khi đó thời tiết đang rất thuận lợi cho nấm Phytophthora nicotiane phát triển, cho nên trên v−ờn −ơm bệnh xuất hiện nhiều với TLB cao hơn. Kết quả thể hiện trên bảng 4.20 là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát sinh, phát triển của bệnh thối nõn dứa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Pegg. K. G (1982) [61], Lê L−ơng Tề (1986) [31], Viện Bảo vệ thực vật (1967-1968) [39], Đinh Văn Đức (1996) [15]. 4.4.3.2 ảnh h−ởng của biện pháp xử lý thuốc hoá học cho cây con tr−ớc khi trồng đến bệnh thối nõn dứa tại Viện Nghiên cứu rau quả - Gia Lâm. Nhiều công trình nghiên cứu tr−ớc đây đều đã khẳng định việc xử lý chồi giống tr−ớc khi trồng bằng thuốc Aliette là biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen đạt kết quả tốt. Để tiếp tục nghiên cứu ảnh h−ởng của các loại thuốc hóa học trong việc xử lý cây con giống tr−ớc khi trồng ra 75 v−ờn −ơm cấp 2, với mục đích xác định xem thuốc nào phù hợp nhất và có hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh thối nõn dứa, nhằm giảm tỷ lệ cây con chết trong v−ờn −ơm, giữ ổn định giá thành của cây giống, không gây ảnh h−ởng đến kế hoạch cung cấp giống cho các vùng sản xuất lớn, đó là vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm tại v−ờn −ơm của Viện Nghiên cứu rau quả trên cùng 1 nền giá thể, với 4 loại thuốc: Ridomil MZ 72WP (0,2%), Aliette 80WP (0,2%), Daconil 75WP (0,2%), Viben C 50WP (0,2%). Kết quả thu đ−ợc trình bày ở bảng 3.21. Bảng 4.21. ảnh h−ởng của biện pháp xử lý thuốc hoá học cho cây con tr−ớc khi trồng đến bệnh thối nõn dứa tại Viện nghiên cứu rau quả TT Công thức thí nghiệm Số cây thí nghiệm Số cây bị bệnh TLB (%) 1 Ridomil MZ 72WP (0,2%) 180 9 5,0c 2 Aliette 80WP (0,2%) 180 3 1,67e 3 Daconil 75WP (0,2%) 180 7 3,89d 4 Viben C 50WP (0,2%) 180 13 7,22b 5 Đối chứng (không xử lý) 180 23 12,7a CV(%) 5,37 Chú thích: - Dứa trồng 9/2005, thời điểm theo dõi 12/2005 - Các chữ trên cùng 1 cột giống nhau biểu hiện mức sai khác không đáng kể ở mức ý nghĩa α =0,05 Kết quả bảng 3.21 chúng tôi nhận thấy: xử lý thuốc hóa học cho cây dứa con tr−ớc khi trồng trong khoảng thời gian 5 – 10 phút có thể giảm đ−ợc tỷ lệ bệnh thối nõn một cách đáng kể. Tại thời điểm tháng 12/2005 khi cây con trồng đ−ợc 3 tháng với cùng một nồng độ xử lý (0,2%), thuốc Aliette 80WP đạt hiệu quả cao nhất, có TLB là 1,67%, còn thuốc Viben C 50WP có hiệu quả thấp nhất, có TLB là 7,22%. Đối với 2 76 loại thuốc Daconil 75WP và Ridomil MZ 72WP có TLB là 3,89% - 5,0% thấp hơn hẳn so với đối chứng (không xử lý) có TLB là 12,7%. Kết quả thử nghiệm này ở ngoài đồng ruộng, chúng tôi nhận thấy ng−ợc lại với kết quả trong phòng thí nghiệm. Thuốc Aliette 80 WP trong điều kiện ngoài đồng ruộng có hiệu lực phòng trừ tốt hơn Ridomil MZ 72WP, vì đây là thuốc nội hấp có hiệu lực thấm sâu, l−u dẫn trong cây do vậy đã có hiệu quả cao trong việc phòng trừ bệnh thối nõn. Điều này hoàn toàn phù hợp với những kết quả thí nghiệm thu đ−ợc của chúng tôi và nghiên cứu của các tác giả Pegg. K. G (1977) [60], Pegg. K. G (1982) [61], Lê L−ơng Tề (1986) [31], Đinh Văn Đức (1996) [15], Lê Thu Hiền (2003) [19], Trần Thị Liên (2004) [24], Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An (2003) [7]. 4.4.3.3. ảnh h−ởng của thuốc hoá học trừ bệnh thối nõn dứa trong v−ờn −ơm tại Phú Hộ - Phú Thọ. Trong hệ thống phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây trồng nói chung và bệnh thối nõn dứa Cayen nói riêng, biện pháp hoá học vẫn là rất cần thiết. Vấn đề quan trọng ở chỗ là sử dụng thuốc hoá học nh− thế nào cho an toàn và hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao, giảm thiểu ô nhiễm môi tr−ờng và sản phẩm, giữ cân bằng sinh thái và theo h−ớng sản xuất nông nghiệp bền vững. Cho đến nay, việc xử lý chồi giống dứa bằng thuốc tr−ớc khi đem trồng đã đ−ợc xác định là biện pháp tốt có hiệu quả hạn chế nguồn bệnh. Tuy nhiên, việc phòng trừ bệnh trên đồng ruộng ở giai đoạn sinh tr−ởng của cây dứa con trên v−ờn −ơm còn ch−a đ−ợc tìm hiểu nhiều. Nấm Phytophthora nicotianae gây bệnh thối nõn dứa tồn tại trong đất và gây hại chủ yếu từ gốc lá non. Do đó để phòng trừ bệnh do nấm gây ra, cần sử dụng thuốc hóa học có cơ chế tác động nội hấp, l−u dẫn theo hai chiều. Ridomil và Aliette là hai loại thuốc có cơ chế tác động 77 nh− vậy. Để khảo sát hiệu lực của hai loại thuốc đó, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên v−ờn −ơm dứa của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ - Phú Thọ. Kết quả thu đ−ợc trình bày ở bảng 4.22. 78 Bảng 4.22. ảnh h−ởng của hai loại thuốc hoá học đối với bệnh thối nõn dứa Cayen trên v−ờn −ơm tại Phú Hộ - Phú Thọ Tỷ lệ bệnh (%) sau phun Hiệu lực (%) sau phun CT TLB (%) tr−ớc phun 1 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày CT 1 5,11b 8,89b 10,22c 12,22c 37,86 64,58 73,95 CT 2 5,67b 7,33c 11,67b 17,20b 50,07 47,61 41,53 CT 3 7,20a 11,99a 18,67a 25,56a - - - Ghi chú: - Dứa trồng 9/2005, thời điểm phun thuốc 12/2005 - Có tạo ẩm th−ờng xuyên trên cả 3 công thức + CT 1: Aliette 80 WP (0,3%) + CT 2: Ridomil MZ72WP (0,3%) + CT 3: Đối chứng (phun n−ớc lã) - Các chữ trên cùng 1 cột giống nhau biểu hiện mức sai khác không đáng kể ở mức ý nghĩa α =0,05 Kết quả trình bày ở bảng 4.22 biểu đồ 4.7 cho thấy sau 7 ngày hiệu lực của thuốc Ridomil 72 wp đạt 50,07% cao hơn nhiều so với thuốc Aliette 80wp hiệu lực mới chỉ là 37,86%, Sau 14 đến 21 ngày thì ng−ợc lại hiệu lực của thuốc Aliette 80wp tăng v−ợt trội một cách đáng kể, đạt cao nhất là 73,95% còn hiệu lực của Ridomil 72 wp lại giảm dần từ 47,61% xuống 41,53%. Tuy nhiên cả 2 loại thuốc trên so với đối chứng kết quả sai khác thể hiện rất rõ rệt. Sau phun 21 ngày công thức Đ/C tỉ lệ bệnh lên tới 25,56%. Trong khi đó ở công thức phun Ridomil 72 wp tỉ lệ bệnh là 17,20% và công thức phun Aliette 80wp TLB thấp hơn hẳn mới chỉ có 12,22%. Trong thực tế nhiều cơ sở sản xuất sử dụng thuốc Aliette 80wp trừ bệnh thối nõn dứa có hiệu quả rất cao. Bởi vì thuốc Aliette 80wp là thuốc nội hấp, khi vào cây thuốc Aliette 80wp thấm sâu và nhanh chóng chuyển thành Phosphorous acid (H3PO3) hoặc các muối Phosphonate. Đây là hợp chất có tác 79 dụng gây độc cho nấm, ức chế sự phát triển của nấm Phytophthora nicotianae. Vì lẽ đó cho nên hiện nay thuốc Aliette 80wp đang đ−ợc sử dụng rộng rãi ngoài sản xuất. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 7 ngày 14 ngày 21 ngày Ngày theo dõi Hiệu lực (%) CT 1: Aliette 80 WP (0,3%)1 CT 2: Ridomil MZ72WP (0,3%) . Biểu đồ 4.7. Hiệu lực của hai loại thuốc hoá học trừ bệnh thối nõn dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm tại Phú Hộ - Phú Thọ Từ những kết quả thí nghiệm trên chúng tôi đi đến kết luận là trong việc phòng trừ bệnh thối nõn dứa ở giai đoạn khi cây đang còn non nên sử dụng thuốc Aliette 80WP với nồng độ 0,3%, hiệu quả sẽ cao hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với những kết quả nghiên cứu tr−ớc đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An (2003) [7], Trần Thị Liên (2004) [24] trên v−ờn dứa kinh doanh ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh. 80 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Qua qu átrình điều tra, nghiên cứu bệnh hại cây dứa Cayen ở giai đoạn v−ờn −ơm và bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora spp gây ra chúng tôi rút ra một số kết luận nh− sau: 5.1.1. Chúng tôi đã điều tra xác định đ−ợc 7 loại bệnh hại trên cây dứa Cayen tại hai tỉnh phía bắc, bao gồm 4 bệnh hại do nấm, 1 bệnh hại do virus, 1 bệnh hại do tuyến trùng và 1 bệnh sinh lý (không truyền nhiễm). Trong đó bệnh thối nõn là bệnh gây hại phổ biến và nguy hiểm nhất. 5.1.2. Bệnh thối nõn dứa Cayen ở giai đoạn v−ờn −ơm trên cả 3 vùng Phú Thọ, Gia Lâm, Nghệ An ph tá sinh và gây hại từ tháng 10 năm tr−ớc đến tháng 4 năm sau, bệnh gây hại nặng nhất vào tháng 3. Giống dứa Cayen Trung Quốc và Cayen Th iá Lan có mức độ nhiễm bệnh thối nõn cao hơn giống dứa Cayen Phú Hộ. 5.1.3. Tác nhân gây bệnh thối nõn dứa Cayen trên v−ờn −ơm là nấm Phytophthora nicotianae. Tản nấm hình hoa cúc, dạng bông xốp trên cả 4 môi tr−ờng PDA, PCA, CMA, V8-Juice, sợi nấm có nốt phồng, khúc khuỷu. Bọc bào tử hình quả chanh yên, kích th−ớc trung bình 26,65 x 36,20 (àm). Núm bọc bào tử nổi rõ, đa số có 1 núm, ít có 2 núm. Nấm sinh tr−ởng trong phạm vi nhiệt độ từ 150- 350C, pH môi tr−ờng từ 4-8, thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 280C và pH môi tr−ờng từ 5-6. Môi tr−ờng thích hợp nhất cho nấm Phytophthora nicotianae sinh tr−ởng là CMA còn môi tr−ờng tốt nhất cho việc sinh bào tử nấm là PCA. Trong điều kiện chiếu sáng liên tục sợi nấm ph tá triển mạnh hơn, nh−ng ở điều kiện tối hoàn toàn lại kích thích nấm sinh nhiều bào tử. 5.1.4. Sử dụng chồi ngọn làm thực liệu trồng dứa bị nhiễm bệnh thối nõn nặng hơn so với các loại thực liệu trồng là chồi nách, chồi cuống và chồi giâm. Bệnh thối nõn gây hại ở vụ thu nặng hơn vụ xuân. 5.1.5. Trong điều kiện v−ờn −ơm dứa trồng trên các nền giá thể cho thấy ở công 81 thức 3 (Bokashi 25% + Volcanic 25% + Xơ dừa 25% + Peatmost 25%) cây dứa Cayen sinh tr−ởng tốt nhất và ít bị nhiễm bệnh thối nõn. Ra ngôi cây giống vào các tháng 4,5,6,7,8 cây dứa sinh tr−ởng tốt và ít bị nhiễm bệnh thối nõn hơn so với tháng 2,3,9,10. Mật độ ra ngôi 10 cm x 20 cm là hợp lý nhất. 5.1.6. Biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng kết hợp với che phủ PE tr−ớc khi trồng có tá c dụng hạn chế bệnh thối nõn dứa. - Biện pháp xử lý giá thể và xử lý cây con tr−ớc khi trồng bằng các loại thuốc hóa học là rất cần thiết, nhằm hạn chế sự ph áhại của bệnh và mất khoảng trên v−ờn −ơm. - Trong 4 loại thuốc thử nghiệm cho thấy Aliette 80 WP và Daconil 75 WP có hiệu lực cao hơn Ridomil MZ 72WP và Viben C 50WP ở các thời vụ ra ngôi khác nhau. - Thuốc Ridomil MZ 72WP (0,2%) và Mancozeb 80WP (0,2%) có khả năng phòng bệnh tốt. Giai đoạn khi cây dứa Cayen còn nhỏ, sau trồng 3 tháng bị nhiễm bệnh, để phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen nên khuyến cáo bà con nông dân sử dụng thuốc Aliette 80WP (0,3%). 5.2. Đề nghị 5.2.1. Tiếp tục điều tra thu thập đầy đủ hơn nữa thành phần bệnh hại dứa Cayen trong giai đọan v−ờn −ơm, đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về tá c nhân gây bệnh thối nõn dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm. 5.2.2. Tiếp tục khảo nghiệm thêm các loại thuốc mới để đ−a ra khuyến cáo phòng trừ bệnh thối nõn. 5.2.3. Trong công tá c nhập giống và mở rộng diện tích trồng dứa cần chú ý á p dụng các biện pháp đồng bộ từ khâu nhập giống, lựa chọn chồi, xử lý chồi giống tr−ớc khi trồng và á p dụng một số biện pháp kỹ thuật canh tá c nhằm hạn chế bệnh thối nõn dứa. 5.2.4. Để bổ sung hoàn chỉnh các nghiên cứu về bệnh thối nõn dứa Cayen giai đoạn v−ờn −ơm, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng ở nhiều địa bàn khác nhau, tiến tới xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối nõn dứa ngay từ giai đoạn cây con giống trong nhà giâm, v−ờn −ơm cho đến khi trồng ra ngoài v−ờn sản xuất. 82 Tài liệu tham khảo Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Ngọc An, Nguyễn Định, Trần Văn Phú, Nguyễn Văn Trọng, Trần Thanh Vân (1972), Cây ă n quả nhiệt đới - Tập I (Tài liệu dịch), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999), Đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, Tr 6 - 7 3. Nguyễn Văn Cảm, Hà Minh Trung và CTV (1980), Kết quả điều tra sâu bệnh hại cây trồng ở các tỉnh phía Nam (1977 - 1979), NXB Nông nghiệp, Hà Nội 4. Phạm Văn Côn (1987), Bài giảng môn học cây ăn quả, ĐHNNI Hà Nội, Tr 52-55. 5. Cục bảo vệ thực vật (2004), Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 6. Cục Khuyến nông và Khuyến lâm (2003), Kỹ thuật trồng dứa Cayen, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An (2003), “Báo cáo kết quả b−ớc đầu về điều tra, theo dõi sâu bệnh hại trên cây dứa Cayen, ứng dụng một số biện pháp phòng trừ bệnh hại”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia bảo vệ thực vật Phục vụ chủ tr−ơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Đ−ờng Hồng Dật (1977), Sổ tay bệnh hại cây trồng tập II, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 9. Đ−ờng Hồng Dật (1979), Khoa học bệnh cây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 10. Đ−ờng Hồng Dật (1984), Cở sở khoa học bệnh cây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. −ng Định, Cây dứa (Tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, tr 233 - 475. 12. Đinh Văn Đức (1983), “Bệnh thối nõn hại cây dứa”, Thông tin Bảo vệ thực vật, số 2, tr 52- 54. 13. Đinh Văn Đức (1994), Bệnh thối nõn cây dứa ở phía Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học Tr−ờng Đại học NNI, NXB Nông nghiệp, tr 48 - 53. 14. Đinh Văn Đức (1995), Một số sâu bệnh chính trên cây dứa và biện pháp phòng 83 trừ. Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả 1990 - 1994, Viện nghiên cứu rau quả, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 15. Đinh Văn Đức (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính hại cây dứa ở vùng đồng bằng và trung du miền Bắc Việt Nam, Luận á n Tiến sỹ Khoa học nông nghiệp, Tr−ờng ĐH NNI, Hà Nội. 16. Đinh Văn Đức, Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải (1991), “Kết quả nghiên cứu về giống dứa và khả năng phát triển chúng ở miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 4. 17.Vũ Công Hậu (1972), Ph−ơng pháp thống kê trong thí nghiệm nông nghiệp, NXB Nông thôn, Hà Nội. 18. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Lê Thu Hiền (2003), Điều tra thành phần bệnh hại trên dứa và b−ớc đầu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora ở vùng Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Viện KHKTNN, Hà Nội. 20. Hà Quang Hùng (1992), “Biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng”, Tạp chí BVTV, số 3. 21. Hà Quang Hùng, Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp. Giáo trình giảng dạy sau đại học. 22. Hoàng Chúng Lằm (2002), Nghiên cứu tuyển chọn, xác định bộ giống thích hợp cho các vùng nguyên liệu và ph−ơng pháp nhân giống dứa Cayen. Kết quả nghiên cứu khoa học 2001 –2005, Viện nghiên cứu rau quả, Hà Nội. 23. Hoàng Chúng Lằm và CS (2003), Điều tra thành phần sâu bệnh chính hại dứa tỉnh Nghệ An và nghiên cứu biện pháp phòng trừ, Kết quả nghiên cứu khoa học 2002 –2004, Viện nghiên cứu rau quả, Hà Nội. 24. Trần Thị Liên (2004), B−ớc đầu nghiên cứu phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện KHKTNN, Hà Nội. 25. Vũ Triệu Mân, Lê L−ơng Tề (1998), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 84 26. Nguyễn Văn Nghiêm (1996), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống dứa Cayen phục vụ sản xuất và chế biến đồ hộp, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp. 27. Nguyễn Văn Nghiêm (2005), Nghiên cứu tuyển chọn và xác định ph−ơng pháp thích hợp nhân giống dứa Cayen, Kết quả nghiên cứu khoa học 2001 -2005, Viện nghiên cứu rau quả, Hà Nội. 28. Vũ Khắc Nh−ợng, Hà Minh Trung (1983), Ph−ơng pháp nghiên cứu bệnh cây (Tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Vũ Khắc Nh−ợng (1987), Sổ tay bệnh hại cây công nghiệp và cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Lê L−ơng Tề (1977), Bệnh cây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Lê L−ơng Tề (1986), “Nghiên cứu bệnh thối nõn dứa và phòng trừ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Phạm Chí Thành (1976), Giáo trình ph−ơng pháp thí nghiệm đồng ruộng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 33. Nguyễn Thiềng (1977), Một số kết quả b−ớc đầu về nghiên cứu sâu bệnh dứa, Kết quả nghiên cứu khoa học 1967 - 1977 Tr−ờng ĐHNNI, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 34. Nguyễn Công Thuật (1996), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng, nghiên cứu và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 35.Tr−ờng Đại Học Nông nghiệp I (1998), Bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36. Trần Thế Tục (1995), Sổ tay ng−ời làm v−ờn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 37. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải (1995), Nghiên cứu tuyển chọn và biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất l−ợng dứa Cayen làm đồ hộp, Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà n−ớc KN - ĐL - 92 - 06. 38. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải (1996), Kỹ thuật trồng dứa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Viện bảo vệ thực vật (1975), Kết quả điều tra bệnh cây ở miền Bắc Việt Nam 1967 – 1968, NXB Nông thôn, Hà Nội. 40. Viện bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra cơ bản côn trùng và bệnh cây ở các 85 tỉnh miền Nam 1977 – 1978, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 41. Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung (1997), Ph−ơng pháp điều tra bệnh hại cây trồng nông nghiệp, Ph−ơng pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 42. Nguyễn Văn Tuất (1997), Ph−ơng pháp chẩn đoán, giá m định nấm và vi khuẩn hại cây trồng, Ph−ơng pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 43. Ngô Vĩnh Viễn, Bùi Văn Tuấn, Lê Thu Hiền – Viện BVTV, Đặng L−u Hoa - ĐHNNI Hà Nội, Fiona Benyon – University of Sydney, Andre Denth - University of Queensland (2003), “Nấm Phytophthora gây bệnh thối nõn dứa”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia bảo vệ thực vật phục vụ chủ tr−ơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh 44. Andre Drenth and David I. Guest (2004), Diversity and Management of Phytophthora in Southeast Asia, Australian Centre for International Agricultural research canberra, pp 83 – 89. 45. Carter. W et, Collins. J. L (1953), Resistance to mealybug Wilt of pineapple Wilt special reference to Cayen, Queen hybrids phytophthology, pp 322 - 348. 46. Carter. W (1963), “Mealybug Wilt of pineapple”, Areappralsal, New York Academi of sciences, Vol. 105, pp 741 - 746. 47. Collins. J. L (1960), The pineapple, Botany cultivation and ultilization, London Leonard Hille. 48. Crice. D. S. et Marr. G. S (1970), Fruit diseases control in pineapple, Farm south Africa, pp 9-12. 49. Dickson. B. T, Angell. H. B, Simonds. J. H (1931), The control of root rot (Water blister) of pineapple caused by thielaviopsis paradoxa. Austcouncil sciind. 50. Donal C. Erwin, Olaf. K. Rebeiro (1996), phytophthora diseases worldwide. St. Paul, Minnesota, USA: American phytopathological Society Press. 51. Glennie. J. D (1979), Crop control in pineapple, Horticulture branch Queesland department of primary industries Jan. 86 52. Hickman. C. J (1970), Biology of phytophthora palmivora zoospores phytopathology. 53. Kelmmer. H. W.et Nakano. R. Y (1964), Distribution and pathogenicity of phytophthora in pineapple soils of Hawai pt, Dis. Reptr, pp 818-852. 54. Kuhlman. E. G (1964), “Survival and pathogenicity of phytophthora cinnamomi in several Western orgon soils”, Forest, Sci, pp 151-158. 55. Lim. W. H (1985), Diseases and disorders of pineapple in peninsular Malaysi, MARDI Rep, 97. 56. Oxenham. B. I (1957), Diseases of pineapple, Qd. Agric, J. 57. Oxenham. B. I (1962), “Etiology of fruitlet core rot of pineapple in Queensland”, sd, J, Afri, sci. 58. Pegg.K. G, Colbran. R. C (1977), Pests and diseases of pineapple Horticulture Queensland department of primary industries, Nov. 59. Pegg. K. G (1969), Pineapple top rot control, Div, Plant, Ind, aust, pep. primary Ind, Queensland, Advisory leaft. 1015. 60. Pegg. K. G (1977), Pest and diseases of pineapple. Horticulture branch Queensland department of primary industries. Nov. 61. Pegg. K. G (1982), Pineapple diseases, top rot and root rot Queensland of primary industries. 62. Uliman. E, German. T. L, Intosh. C. E. and William.d.d.f (1910), Effect of heat treament on a closterovirus like particle associated with meanlybug Wilt of pineapple, Fruits, Vol, 146, Numero special ananas. 63. Welber. F, Georga (1973), Bacterial and fungical diseases of tropical plants. Florida university pues gainessville. 64. Zentmyer. G. A (1983), “The world of phytophthora in erwin DC, its biology, taxonomy, ecology and pathology”, American phytophthology society 1- 8. 65. Zentmyer. G. A (1970), Taxic response of zoospores of phytophthora in root diseases and soilborn pathogens, University of California, pp 109-111 Tài liệu Tiếng Pháp 66. Boher. B (1974), Lapourriture du cocur de I’ ananas. Etude histogique dse 87 I’infection par phytophthora palmivora (Butl), Fruits, Vol 29, No.1. 67. Chinchilla, Gonzales. C. M, Morales. L. C, Escuella. F. (1980), Universitdad de Costa-Rica. San Jone Costa-Rica, Abstracts of tropical agriculture, Vol 6, No.5, pp 83. 68. Frossard. P. A. Haury et E. Laville (1977), Rosultats preliminaires concernant I’activite de L’ethyl phosphite d’aluminium (L.S. 74783) sur ler maladises a’ phytophthora des agumes de I’avocatier et de L’ananas phytiatric phytophamacie, Vol. 26, pp 55-62. 69. Frossard. P (1976), E’tude de la pourriture du cocur a’ phytophthora de I’ ananas. ph, calcium et traitements fongicides au champ, Fruit, Vol. 31, No.10. 70. Frossard. P (1967), Lutte contre la pourriture des plants d’ananas en Cote d’ivoire, Fruit, Vol. 22, pp 535 - 542. 71. Frossard. P (1978), Lutte contre la pourriture du cocur a’ phytophthora de I’ ananas. Fungicides classiques et fungicides nouveaux, Fruit, Vol. 33, No. 3. 72. Louvel. D (1975), E’tude des relations entre L’ananas et le phytophthora parasitica, Fruits. 73. Py. C et Tisseau. M. A (1965), L′ananas techniques agricoles et productions topicales, Maisoinneave et Larose. 88 Phụ lục Số liệu khí t−ợng tại Phú Hộ – Phú Thọ (Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006) Ngày, tháng, năm Nhiệt độ trung bình (0C) ẩm độ trung bình (%) Tổng l−ợng m−a (mm) 1 – 15/10/2005 25 85 386 1 – 15/11/2005 21,8 88 661 1 – 15/12/2005 16,5 83 365 1 – 15/01/2006 17,6 84 5,7 1 – 15/02/2006 18,1 92 34 1 – 15/3/2006 20,1 89 31,7 1 – 15/4/2006 25,0 86 46,3 1 – 15/5/2006 26,6 85 170,0 1 – 15/6/2006 28,8 84 257,8 Nguồn: Số liệu khí t−ợng tại trạm khí t−ợng thuỷ văn Phú Hộ – Phú Thọ. 89 Phụ lục Số liệu khí t−ợng tại Phủ quỳ – nghệ an (Từ tháng 4, 5, 6, 7, 10 /2005 đến tháng 6/2006) Ngày, tháng, năm Nhiệt độ trung bình (0C) ẩm độ trung bình (%) Tổng l−ợng m−a (mm) 1 – 15/4/2005 26,1 78 43,4 1 – 15/5/2005 27,4 79 194,2 1 – 15/6/2005 28,8 79 114,5 1- 15/7/2005 28,3 80 220,1 1 – 15/10/2005 24,4 84 142,3 1 – 15/11/2005 22,3 85 56,2 1 – 15/12/2005 16,9 86 12,5 1 – 15/01/2006 18,2 85 5,9 1 – 15/02/2006 19,4 91 15,0 1 – 15/3/2006 20,7 87 18,9 1 – 15/4/2006 25,8 78 83,1 90 1 – 15/5/2006 27,6 79 212,5 1 – 15/6/2006 29,8 78 81,6 Nguồn: Số liệu khí t−ợng tại trạm khí t−ợng thuỷ văn Nghĩa đàn - Nghệ An. Phụ lục Số liệu khí t−ợng tại Hà Nội (Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 6 năm 2006) Ngày, tháng, năm Nhiệt độ trung bình (0C) ẩm độ trung bình (%) Tổng l−ợng m−a (mm) 1 – 15/10/2005 27,9 75 8,6 1 – 15/11/2005 25,7 87 101,9 1 – 15/12/2005 17,6 67 2,5 1 – 15/01/2006 17,9 76 0,4 1 – 15/02/2006 19,8 87 5,4 1 – 15/3/2006 19 87 12,0 1 – 15/4/2006 25,3 78 3,9 1 – 15/5/2006 27,3 76 44,0 1 – 15/6/2006 30,4 72,6 43,4 Nguồn: Số liệu khí t−ợng tại trạm Láng – Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2560.pdf
Tài liệu liên quan