Thành lập bản đồ môi trường sinh thái thị xã Hoà Bình trên cơ sở phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS), đánh giá hiện trạng chất lượng …

Mở đầu Thị xã Hoà Bình nằm ở vị trí cửa ngõ giao lưu kinh tế của vùng miền núi Tây Bắc với vùng đồng bằng Sông Hồng trù phú, nơi có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp và du lịch. Sự phát triển công nghiệp cùng với quá trình đô thị hoá ở thị xã đã kéo theo nhiều vấn đề môi trường nảy sinh cần được quan tâm nghiên cứu, giải quyết. Vì lý do trên tôi đã chọn đề tài : “Thành lập bản đồ môi trường sinh thái thị xã Hoà Bình trên cơ sở phương pháp hệ thông tin địa lý(GIS), đánh giá hiện trạng chấ

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thành lập bản đồ môi trường sinh thái thị xã Hoà Bình trên cơ sở phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS), đánh giá hiện trạng chất lượng …, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng và một số kiến nghị bảo vệ môi trường sinh thái ở thị xã đó” để áp dụng các kiến thức đã học được ở nhà trường vào nghiên cứu môi trường sinh thái thị xã Hòa Bình và đưa ra những kiến nghị bảo vệ môi trường phục vụ cho sự phát triển bền vững. Bản khóa luận này gồm có 4 chương: Chương 1: Khái quát về khu vực nghiên cứu và đặc điểm môi trường tự nhiên thị xã Hòa Bình. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thành lập bản đồ môi trường sinh thái thị xã Hòa Bình. Chương 4: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường sinh thái thị xã Hòa Bình. Với thời gian thực tập hai tháng tại phòng Kỹ thuật Môi trường, Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị Khoa học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, bản khoá luận đã được hoàn. Để có được kết quả này, tác giả vô cùng cám ơn PGS. TS. Nguyễn Thế Thôn - người thầy, người cha đã tận tâm hướng dẫn trong xuất thời gian làm khoá luận. Chân thành cám ơn anh Nguyễn Đức Dũng, các cán bộ công nhân viên viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học, các thầy cô giáo trong khoa cùng những người bạn thân đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận. Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu cùng với sự nỗ lực của bản thân, nhưng khó có thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy tôi mong được sự chỉ dẫn, đóng góp thêm của các thầy cô và các bạn để khóa luận ngày càng hoàn thiện hơn. Chương 1: khái quát về khu vực nghiên cứu và các đặc điểm môi trường tự nhiên thị xã Hoà Bình Do mục tiêu của đề tài là thành lập bản đồ môi trường sinh thái (MTST) thị xã Hoà Bình trên cơ sở phương pháp hệ thông tin địa lý(HTTĐL) có ứng dụng phần mềm Mapinfo, nên đây là chương quan trọng nhất cung cấp tất cả các dữ liệu của tất cả các thành phần môi trường tự nhiên để có cơ sở tổng hợp thành lập bản đồ MTST. Cũng vì thế mà khối lượng của chương này lớn nhất trong tất cả các chương của bản khóa luận. 1.1. Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới hành chính. Nằm phía bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km theo quốc lộ 6, thị xã Hoà Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Hoà Bình, là cửa ngõ của các tỉnh Tây Bắc tiếp xúc với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Thị xã Hoà Bình phân bố trong phạm vi các kinh, vĩ độ địa lý: Từ 1050 17’ đến 1050 23’ Kinh Đông, từ 200 44’ đến 200 57’ Vĩ Bắc. Thị xã tiếp xúc với các huyện: Phía Tây tiếp giáp với huyện Đà Bắc, phía Đông, Nam tiếp giáp với huyện Kì Sơn, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ, một phần phía Đông Nam tiếp giáp với huyện Kim Bôi. Thị xã Hoà Bình có diện tích tự nhiên là 132km2,với gần 76 nghìn dân, bao gồm 7 phường và 7 xã: phường Chăm Mát, phường Thịnh Lang, phường Hữu Nghị, phường Đồng Tiến, phường Tân Thịnh, phường Phương Lân, phường Tân Hoà, xã Yên Mông, xã Sủ Ngòi, xã Hoà Bình, xã Dân Chủ, xã Thái Thịnh, xã Thống Nhất, xã Thái Bình. 1.2. Đặc điểm địa hình. Địa hình chung cho toàn thị xã dốc theo hướng từ Tây Bắc đến Đông Nam, với đồi và núi thấp chiếm phần lớn diện tích thị xã. Để có cái nhìn khái quát về địa hình thị xã, trong bản khoá luận này chúng tôi chia các dạng địa hình theo các độ cao khác nhau: + Dưới 20m: Đồng bằng. + Từ 20 - 100m: Đồng bằng - đồi. + Từ 100 - 200m: Đồi. + Từ 200 - 400m, 400 - 600m và 600 - 800m là các địa hình núi thấp. 1.2.1. Đồng bằng thấp có độ cao tuyệt đối từ 15 - 20m: Chiếm diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam thị xã và rải rác hai bên bờ sông Đà. Chúng được đặc trưng bởi các bãi bồi thềm I sông Đà cùng các bãi bồi suối đổ ra thị xã Hoà Bình. 1.2.2. Đồng bằng - đồi có độ cao tuyệt đối từ 20 - 100m: Đó là các đồi bằng thoải chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi chiếm một diện tích khá lớn, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam thị xã. Chúng đặc trưng bởi những bậc thềm sông cao của sông Đà và các đồi thấp bị bóc mòn, các thành tạo bào mòn, phân bố không liên tục dọc các thung lũng hiện đại quanh thị xã Hoà Bình, là di tích những bậc thềm cổ hoặc các pecđimen bị chia cắt. 1.2.3. Địa hình đồi có độ cao tuyệt đối từ 100 - 200m: Phân bố chủ yếu ở phíaTây, Nam thị xã. Đó là các đồi, đồng bằng đồi giữa núi, bề mặt lượn sóng, phát triển quá trình rửa trôi, xâm thực. 1.2.4. Địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối từ 200 - 400m: Chiếm một diện tích lớn phân bố chủ yếu ở phíaTây, Nam, Đông Nam thị xã. Đó là các núi bóc mòn - xâm thực không liên tục, cao 200 - 400m. 1.2.5. Địa hình có núi thấp độ cao tuyệt đối từ 400 - 600m: Cũng chiếm một diện tích không nhỏ phân bố chủ yếu ở phía Tây, Tây Nam thị xã. Đó là các núi phát triển quá trình rửa trôi, xâm thực, trượt lở. 1.2.6. Địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối từ 600 - 800m: Phân bố ở phía Tây Bắc thị xã(với đỉnh cao nhất là 700m). Đó là các núi phát triển quá trình rửa trôi, xâm thực là chủ yếu. 1.3. Đặc điểm môi trường địa chất. Thị xã Hoà Bình nằm trên lưu vực sông Đà - một khu vực có tính phức tạp cao về mặt địa chất. ở đây có các tầng địa chất từ già đến trẻ là: Các đá trầm tích Đêvon(D), các đá phun trào Pecmi(P), Pecmi - Triat(P - T), các đá trầm tích Triat hạ (T1), Triat trung (T2), Triat thượng (T3) và các trầm tích Đệ Tứ. 1.3.1. Các đá trầm tích tuổi Đêvon trung (D2). + Điệp Bản Nguồn (D2ebn): Phân bố ở phía Tây Nam thị xã. Mặt cắt thạch học điển hình là: - Tập dưới gồm cát kết, phân lớp dày, đá phiến xen bột kết, đá ít bị vò nhàu, với bề dày 400m. - Tập giữa chủ yếu là phiến sét, đá vôi màu xám lục xen phiến sét, dày 600m. - Tập trên cấu thành bởi đá sillic màu xám đen, phân lớp dày, hạt mịn bị vò nhàu, nhiều khe nứt, với bên trên là đá sillic màu đen. Tổng bề dày điệp là hơn 1000m . + Điệp Mó Tôm (D2mt): Phân bố ở phía Tây Nam thị xã, cạnh điệp Bản Nguồn. Điệp Mó Tôm được cấu tạo từ đá vôi màu xám, xám sẫm, phân lớp dày, xen đá vôi sillic, với tổng chiều dày là 350m. 1.3.2. Các đá trầm tích phun trào có tuổi Pecmi (P). Điệp Hoà Bình(Phb): Phân bố ở phía Tây, Nam thị xã. Thành phần chủ yếu của điệp là đá phun trào mafic xen thấu kính đá vôi. Theo mặt cắt thạch học, chúng có thể được phân chia thành những tập sau(từ dưới lên): - Tập 1: Chủ yếu là spilit dạng cầu, màu xám xanh, dày 100m. - Tập 2: Đá vôi phân lớp màu xám đen, dày 100 - 200m. - Tập 3: Lớp spilit mỏng, dày 15 - 25m. - Tập 4: Đá vôi phân lớp. - Tập 5: Đá phiến sillic dày 20m. - Tâp 6: Đá sillic màu xám đen. - Tập 7: Đá vôi phân lớp thô. - Tập 8: Đá spilit màu xám đen dày 50m. - Tâp 9: Đá vôi dạng khối dày 250 - 300m. Bề dày của tầng đá điệp Hoà Bình từ 750 - 800m. 1.3.3. Các đá có tuổi Pecmi - Triat (P - T). Điệp Viên Nam(P - Tvn): Phân bố ở phía Đông Nam thị xã. Thành phần chủ yếu của điêp là các đá spilit, pocfirit, bazan, diabaz cùng với tuf của chúng. Đá thường rắn chắc, có màu xám xanh, xanh lục. Trong tầng phun trào này thường xuyên xen kẽ thấu kính đá vôi, đá phiến sét than, cát kết. Chiều dày tổng thể của hệ tầng lớn hơn 100m. 1.3.4. Các đá trầm tích có tuổi Triat hạ ( T1). Điệp Tân Lạc (T1tl): Cũng phân bố ở phía Đông Nam thị xã Hoà Bình nhưng nằm ở phía Bắc điệp Viên Nam. Mặt cắt thạch học từ dưới lên trên như sau: - Phần dưới chủ yếu là cát kết, Tufit màu đỏ, xen cuội kết phun trào mafic, dầy 250 - 300m. - Phần giữa gồm bột kết xen cát kết màu tím đỏ, xám phân lớp vừa đến mỏng, dầy 400 - 500m. - Phần trên: Sét, đá vôi phân lớp mỏng, đôi nơi đá vôi chứa sét dạng giun bò, dạng vón cục màu xám tím, xám xanh, mặt cắt gồ ghề lượn sóng, dầy 80 - 150m. các đá phiến tím này chứa hàm lượng K2O khá cao (0.4 - 4%), có thể sử dụng làm phân bón tổng hợp. Tổng chiều dầy của điệp là 700 - 900m. 1.3.5. Các đá trầm tích có tuổi Triat trung (T2). Điệp Mường Trai (T2mt): Phân bố thành dải ở phía Tây Nam thị xã. thành phần chính của điệp là sét vôi, bột kết, đá vôi, đá phiến sét, đôi nơi có kẹp lớp mỏng cát kết hạt mịn. Chiều dầy chung của tầng là 400 - 500m. 1.3.6. Các đá trầm tích có tuổi Triat thượng (T3). Điệp Nậm Mu (T3nm): Lộ rõ chủ yếu ở phần Đông Bắc thị xã. Trong thành phần hợp chất có bột kết, đá phiến sét, cát kết màu vàng phớt đỏ, phân lớp mỏng xen ít lớp sét vôi. 1.3.7. Các trầm tích Đệ Tứ (Q): Các trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng rãi dọc theo hai bờ sông Đà và các thung lũng dọc sông, suối của thị xã. Thành phần chủ yếu gồm cát, cuội, sỏi, sét. 1.4. Đặc điểm môi trường đất. Về mặt thổ nhưỡng, ở thị xã có các loại đất chủ yếu sau: 1.4.1. Đất bãi cát, cồn cát (Pb - e): Đất này phân bố dọc hai bên bờ sông Đà và hàng năm luôn được bồi tụ sản phẩm mới. Đất có màu nâu, có lớp, thành phần cơ giới thịt và cát xen kẽ nhau, biểu hiện sự bồi lắng qua các thời kỳ lũ lụt. Trên đất này thường cấy lúa và trồng màu. Bảng 1: Số liệu phân tích đất Pb-e Độ sâu pH Tổng số % Dễ tiêu (ppm) Cation trao đổi (mg/100 gđất) (cm) KCl Mùn N P2O5 K2O NH P2O5 Ca2+ Mg2+ H+ 0 -15 6,2 1,52 0,17 0,13 0,89 3,5 1,25 9,20 1,80 0,56 25 - 35 7,3 0,66 0,11 0,95 10,40 1,60 0,70 60 - 70 5,80 1,40 0,70 1.4.2. Đất phù sa ngòi suối: Đất này chiếm diện tích nhỏ, phân bố dải rác ở ven các suối của thị xã. Chúng là những dải đất nhỏ hẹp và bị phân cắt, thành phần cơ giới của đất nhẹ, màu sắc không đồng nhất từ vàng xám đến nâu vàng. Phản ứng của đất chua (pHKCl = 4.8), hàm lượng mùn tương đối nghèo, hàm lượng lân khá (gần 0.2%). 1.4.3. Đất trên sản phẩm dốc tụ: Diện tích đất trên sản phẩm dốc tụ phân bố dải rác dưới chân đồi núi. Đất thường có màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có nhiều mảnh đá dăm sắc cạnh, đôi khi có cả than củi, đất tơi xốp. Bảng 2: Số liệu phân tích đất dốc tụ: Độ sâu pH Tổng số (%) Dễ tiêu (ppm) Cation trao đổi (mg/100 g đất) (cm) kcl Mùn N P2O5 K2O NH4 P2O5 Ca2+ Mg2+ H+ 0 - 10 4,7 3,96 0,21 0,19 0,40 2,5 1,25 10,00 7,20 0,98 20 - 30 5,8 1,77 0,21 0,16 0,36 2,0 1,25 10,40 4,60 0,98 35 - 45 5,0 0,34 0,41 6,4 5,20 0,84 1.4.4. Đất feralit bị biến đổi do trồng lúa nước: Đất này phân bố ở phía Đông Nam thị xã, ở các chân đồi núi thấp - nơi có độ dốc nhỏ, sườn thoải đủ nước tưới. Đây là đất hình thành tại chỗ hoặc đất dốc tụ ở những nơi địa hình tốt thuận tiện cho làm ruộng bậc thang, khiến cho đất phát triển theo chiều hướng khác hẳn ban đầu: Cấu tượng bị phá vỡ, xuất hiện glây phân tầng rõ. Tầng mặt(15cm) có màu nâu xám, thành phần cơ giới thịt nhẹ, tơi xốp. Dưới đó là tầng đế cày màu vàng xám, thịt nặng, chặt. Dưới nữa là tầng màu vàng nhạt lẫn những vệt đỏ nâu, thịt nặng kết vón khoảng 10%. Bảng 3: Số liệu phân tích đất feralit biến đổi do trồng lúa nước. Độ sâu PH Tổng số (%) Cation trao đổi (mg/100 g đất) (cm) Kcl Mùn N P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ H+ 0 - 10 5,3 3,65 0,27 0,121 0,705 5,60 2,00 1,26 30 - 40 5,5 2,02 0,15 0,100 0,450 4,00 1,60 0,77 50 - 60 0,66 0,10 0,094 0,450 4,80 1,60 0,77 1.4.5. Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (Fp): Phân bố thành một dải ở phía Đông thị xã. Do vận động địa chất, nền phù sa được nâng lên thoát khỏi chế độ bồi đắp ban đầu và quá trình xói mòn tạo nên hình dạng địa hình như ngày nay, trên đó phát triển đất Feralit có đặc điểm là màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình. ở độ sâu khoảng 50cm trong đất xuất hiện nhiều cuội sỏi tròn cạnh xếp thành lớp, tầng đất trung bình hoặc mỏng tỉ lệ kết vón cao, nhiều nơi đã xuất hiện đá ong. Số liệu phân tích dưới đây cho thấy mùn và các chất dinh dưỡng đều nghèo Cation trao đổi chất, trong đó Cation H+ chiếm ưu thế. Bảng 4: Số liệu phân tích đất Feralit trên phù sa cổ. Độ sâu PH Tổng số (%) Dễ tiêu (ppm) Cation trao đổi (mg/100g đất) (cm) Kcl Mùn N P2O5 K2O N P2O5 K2O Ca2+ Mg2+ H+ 0-10 5,8 1,50 0,092 0,023 6 0,2 5 1,30 1,02 3,95 13-23 3,8 0,90 0,078 0,023 0,147 6 0,1 3 1,63 0,34 3,26 1.4.6. Đất feralit trên đá phun trào macma kiềm (Fk): Phân bố ở xung quanh thị xã. Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng, cấu trúc bền vững. Bảng 5: Số liệu phân tích đất Fk Độ sâu pH Tổng số (%) Cation trao đổi (mg/100g đất) (cm) KCl Mùn N P2O5 Ca2+ Mg2+ H+ 0 - 10 6,3 4,19 0,31 0,13 27,00 2,400 0,42 28 - 38 7,1 1,59 0,20 0,18 27,00 2,20 0,70 50 - 60 7,3 31,00 1,60 1.4.7. Đất feralit trên đá vôi (Fv): Chiếm một diện tích nhỏ, chủ yếu phân bố ở phía Tây Nam thị xã. Đất có màu nâu vàng, với tổng dầy là 120cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, cấu tượng hạt bền vững ở độ sâu khoảng 50 cm có kết vón xuất hiện. Bảng 6: Số liệu phân tích đất FV. Độ sâu pH Tổng số (%) Cation trao đổi (mg/100 g đất) (cm) (kcl) Mùn N P2O5 Ca2+ Mg2+ H+ 0 - 10 5,5 1,77 0,18 0,25 7,20 2,00 0,42 30 - 40 6,3 0,96 0,10 0,20 10,20 0,20 0,28 1.4.8. Đất feralit trên đá phiến sét (Fs): Phân bố tập trung ở phía Tây, Nam thị xã. Đất được khai thác từ lâu, thực vật bị tàn phá nhiều, còn lại là cây bụi và cỏ tranh. Màu của đất là màu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt trung bình, kết vón rải rác. Bảng 7: Số liệu phân tích đất FS Độ sâu pH Tổng số (%) Cation trao đổi (mg/100g đất) (cm) (KCl) Mùn N P2O5 Ca2+ Mg2+ H+ 0 - 10 4 2,22 0,14 0,096 2,80 0,90 3,50 30 - 40 4,7 5,0 0,12 0,026 2,80 0,40 1,90 1.4.9. Đất feralit trên đá cát kết (Fc): Phân bố chủ yếu ở Đông Bắc thị xã. Đất có màu vàng nhạt thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất mỏng, nhiều sỏi sạn. Bảng 8: Số liệu phân tích đất FC. Độ sâu pH Tổng số (%) Cation trao đổi (mg/100g đất) (cm) (kcl) Mùn N P2O5 Ca2+ Mg2+ H+ 0 - 10 4 4,13 0,14 0,18 3,4 1,4 1,54 15 - 25 4 1,58 0,13 0,20 3,2 1,6 5,67 1.5. Đặc điểm môi trường khí hậu. Khí hậu thị xã Hoà Bình mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể hiện hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô hanh. Khí hậu của thị xã tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, nhưng cũng có những yếu tố bất thường về thời tiết. Lượng mưa bình quân trong năm 1910.0mm, độ ẩm trung bình là 85%, nhiệt độ trung bình 23.20C, số giờ nắng trung bình năm là 1620.9 giờ. 1.5.1. Chế độ bức xạ, nắng. Chế độ bức xạ của thị xã là chế độ bức xạ nội chí tuyến, tức là mặt trời qua thiên đỉnh hai lần trong năm và điều kiện bức xạ tương phản nhau rõ rệt theo hai mùa đông và hè. Bức xạ tổng cộng năm ở đây dao động khoảng 126 - 128 Kcal/cm2/năm. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1620,9giờ/năm. Thời kỳ tháng V đến tháng VII có nhiều nắng nhất, mỗi ngày có từ 5,5 - 6,1 giờ nắng. Tháng II, III có ít nắng nhất, mỗi ngày chỉ có 1,6 - 2,6 giờ nắng. 1.5.2. Chế độ gió. Do địa hình là chủ yếu là đồi và núi thấp, lại bị chia cắt bởi các thung lũng, sông nên chế độ gió ở đây nhìn chung không phản ánh rõ chế độ hoàn lưu chung của khu vực là gió mùa Đông Bắc vào mùa đông và gió Tây Nam vào mùa hè. Nó chủ yếu mang tính chất hoàn lưu địa phương. Tốc độ gió trung bình năm nhìn chung là nhỏ, chỉ dao động trên dưới 1.0 m/giây. ở những nơi thoáng gió hoặc trên các sườn đón gió thì tốc độ gió trung bình có thể cao hơn. 1.5.3. Chế độ nhiệt. Chế độ nhiệt bị chi phối bởi chế độ bức xạ, hoàn lưu và đặc điểm địa hình. Do có chế độ bức xạ Mặt Trời nội chí tuyến, nên nhiệt độ trung bình năm của thị xã là 23,20C, có tổng nhiệt độ năm là 84600C thuộc miền nhiệt đới (> 75000C). Bảng 9: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm N.độ (0C) 16,1 17,4 20,7 24,4 27,1 28,2 28,3 27,7 26,5 24,0 20,7 17,5 23,2 Chế độ nhiệt của thị xã phân hóa ra hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. ở những vùng thấp như ở phía Tây Nam thị xã mùa nóng kéo dài từ tháng V đến tháng IX, thời kỳ có nhiệt độ trung bình tháng từ 27,10C đến 28,30C(tháng VII); mùa lạnh kéo dài từ tháng XII cho đến tháng II năm sau, thời kỳ có nhiệt độ trung bình tháng từ 17,40C(thángXII) đến 15,70C(thángI). 1.5.4. Chế độ mưa, ẩm. Thị xã Hoà Bình được đánh giá là khu vực có lượng mưa vừa với lượng mưa trung bình tháng và năm được thể hiện qua bảng 10 dưới đây: Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm L.mưa (mm) 14,6 21,1 27,3 95,8 233,5 258,3 331,0 341,9 343,1 177,6 53,5 12,3 1910,0 lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, mùa mưa kéo dài 5 - 6 tháng (từ tháng IV hoặc V đến tháng X) với 85 - 95% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa trung bình năm là 146,0 ngày. mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Trong những tháng mùa khô, mặc dù lượng mưa chỉ chiếm trên dưới 10% tổng lượng mưa cả năm, nhưng độ ẩm(đặc biệt là độ ẩm đất) tăng lên đáng kể do thời tiết mưa phùn vào thời kỳ đông xuân(từ tháng I đến tháng III), ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm khá cao, đạt 84%. Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng V và tháng IX, chỉ đạt 82%. 1.6. Đặc điểm môi trường thuỷ văn. Lượng dòng chảy trên lãnh thổ thị xã Hoà Bình tương đối phù hợp với lượng mưa. Modun dòng chảy bình quân năm của thị xã đạt giá trị từ 19 – 25 l/s/km2. Mùa lũ ở đây trùng với mùa mưa kéo dài từ tháng VI – X, lượng dòng chảy lớn. Tháng XII đến tháng IV là các tháng mùa cạn. lúc này lượng mưa giảm hẳn, lượng nước còn lại trong sông suối rất ít. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước ngầm. Do ảnh hưởng của đập thuỷ điên Hoà Bình xác suất lũ suối trùng với lũ sông sẽ giảm đi. Thị xã nằm trên đường đi của bão nên đỉnh lũ suối thường xảy ra trước đỉnh lũ sông Đà 1 – 2 ngày. Trường hợp lũ suối trùng với lũ sông Đà chỉ xảy ra các trận mưa kéo dài từ 3 ngày trở lên trong tháng VII, VIII. Có thể lợi dụng đặc điểm trên để có biện pháp chống úng đạt hiệu quả kinh tế. Với các con lũ tiểu mãn xảy ra vào cuối tháng V, lúc đó chỉ có con lũ ngắn ngày, khả năng lũ các nguồn suối trùng với lũ sông sẽ không còn, nhưng khả năng ngập lụt do lũ sông Đà vẫn có thể xảy ra vào những năm nhiều nước. 1.7. Đặc điểm môi trường sinh vật. Là một đô thị vùng cao nên thảm thực vật của thị xã khá đa dạng. Chúng là kết quả của sự tác động tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, sự phân hoá theo độ cao, nền đất đá và sự tác động mạnh mẽ của con người trong các hoạt động trồng cấy, khai thác. Ta có thể chia thảm thực vật của khu vực thị xã ra các quần xã sau đây: 1.7.1. Rừng rậm thường xanh cây lá rộng thứ sinh. Diện tích của rừng này không còn nhiều, chỉ còn rải rác ở phía Tây, phía Nam thị xã Hoà Bình, nơi xa dân cư, ở độ cao trên 300m. Đất dưới rừng thường là đất feralit có màu vàng hay vàng đỏ, tầng đất dày hơn 50cm, thành phần cơ giới trung bình, đất thường chua và có thành phần dinh dưỡng trung bình. Các cây tạo nên tầng chính của rừng thường có lá rộng và thường xanh. Lá cây thuộc cỡ vừa đến nhỏ. Một số cây có bao chồi bảo vệ trong thời kỳ rét. Thân cây thường không được tròn và không được thẳng, gốc thường không có bạnh vè. Phân cành sớm và cành nhánh nhiều. Rừng thường có 3 tầng: tầng I cao 15 - 35m, tán cây tương đối liên tục, tầng cây bụi cao 2 - 8m, rải rác không liên tục, dưới cùng là tầng cỏ quyết. Các cây tham gia vào thành phần rừng gồm nhiều loại trong các họ khác nhau. Các họ ưu thế là Re - Lauraceae, Dẻ - Fagaceae, Xoan - Meliaceae, Dâu tằm - Moraceae, Ngọc Lan - Mnoliaceae , Hồng Xiêm - Sapotaceae... 1.7.2. Rừng hỗn giao hay rừng tre nứa hỗn giao với cây lá rộng. Diện tích của rừng này cũng không còn nhiều và thường liền kề với quần hệ rừng rậm thường xanh cây lá rộng thứ sinh, ở những độ cao thấp hơn. Đây là một kiểu thảm thứ sinh tương đối ổn định. Khi rừng lá rộng bị khai thác, nhờ bộ rễ có sức cạnh tranh mạnh và lối sinh sản bằng thân ngầm, tre nứa thường nhanh chóng chiếm một diện tích lớn trong khu vực. Khi chúng đã kín tán, khó có một loài cây gỗ nào có thể mọc dưới tán của chúng. Việc trồng rừng gỗ trên các diện tích của rừng tre nứa nói chung là khó khăn. Đất dưới rừng hỗn giao loại này thường mỏng, dinh dưỡng trung bình nhưng lại xốp, bở và thường giàu KOH. Các loài Tre nứa thường gặp là Bương - Gigantochloa scribneriana, Vầu - Phyllostracnysbambusoides, Nứa - Schizostrachyumfunghomi, Giang - narocalamus haniltonii, Lành hanh - Phyllostrachys sp, Hóp - Bambusa multiplex, các loài Tre nứa nhỏ cao khoảng 2 - 3m cũng khá phổ biến như Sặt - Arundinaria sat, Trúc - Arundinaria amabilis. 1.7.3. Rừng nghèo đang phục hồi. Rừng nghèo đang phục hồi chiếm một diện tích đáng kể, phân bố ở rìa Đông và Tây thị xã. Do quá trình khai phá rừng của dân địa phương nên diện tích loại rừng này đang ngày càng được mở rộng. Sau khi khai phá rừng đất còn khá tốt, dày và ẩm. Các cây bụi, chồi non nhỏ nhanh chóng chiếm ưu thế và rừng có xu hướng khôi phục lại như ban đầu. 1.7.4. Cây bụi rậm có cây gỗ rải rác. Quần xã thực vật này phân bố rải rác ở các vùng đồi, núi thấp. Sau khi khai phá rừng làm rẫy đất bị bỏ hoang. Các cây bụi , cây gỗ ưa ánh sáng mọc nhanh đã chiếm cứ hìmh thành một quần thể có thành phần loài phức tạp. Chiều cao các quần xã này từ 2 - 8 m. Thành phần loài của trảng cây bụi phức tạp, gồm các loài cây gỗ của rừng cũ sót lại, hoặc mọc lên ở dạng chồi, các loại cây ưa sáng mọc nhanh được xem như các cây tiên phong tạm thời , các loại dây leo, các loại cây thân thảo dạng lùm bụi. Các cây gỗ của rừng sót lại thường gặp như Arundinaria Cheo - Engelhartia, Trám - Canarium, Sausau - Liquidambar - formosana, Lim - ythrophloeum fordii, Lim - xẹt - Pelthophorum - tonkinensis, Xoan - Melia - azedarach, Bồ kết - Geledischia austalis Các loài cây bụi lúp xúp, trước đây thường gặp dưới tán rừng này rất phổ biến ở trảng cây bụi như Vuốt hùm Caesalpinia bunducella, Móng châu - Bauhinia balnsae, Móng bò - B.alba, Dâu leo - Garuga pinata, Quất hồng bì - Clausena wampi, Trúc dào - Nerium odorum, Gang - Randia dumetorum, Táo dại - Zizyphus cenplia, Ngây - Rubus cochinchinensis, Mâm xôi - R. alcaeiolium, Đùm dụp - R. leoicanthus, Sâm gai - araliaarmata, Nứa - Schizostrachyum funghomi, Sung - Zanthoxylum acanthopodium. Các loài ưa sáng mọc nhanh thường gặp nhất là các cây Hu. 1.7.5. Cây bụi trảng cỏ. Do sử dụng đất quá nhiều lần trong chu kỳ ngắn, đất trở nên nghèo kiệt về các chất dinh dưỡng và có tính chất vật lý bất lợi đối với sự phát triển của thực vật. Đất thường mỏng, đôi chỗ còn lộ ra cả tầng kết vón đá ong. Quần xã này phân bố rải rác ở các vùng đất thấp và có độ dốc nhỏ của thị xã. 1.7.6. Rừng trồng. Trên những vùng đồi núi thấp bao quanh thị xã những năm gần đây dã được tiến hành phủ xanh. Các cây được trồng chủ yếu là bạch đàn chịu được đất cằn, keo tai tượng, luồng. 1.7.7. Các cây trồng nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm). Các dải đất cát, đất bồi ven sông Đà, các đồi bằng thoải chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi, các đồi thấp phía Đông, Đông Bắc thị xã có tầng dày, ẩm được cải tạo thành các khu trồng các cây công nghiệp như chè, cà phê, dầu hoặc các cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, mía, các loại đậu, rau, củ, quả khác. Chương 2: phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp hệ thông tin địa lý(GIS). Đây là phương pháp chủ yếu, rất quan trọng trong việc thành lập bản đồ MTST thị xã Hoà Bình - Một nội dung quan trọng của bản khóa luận, nên nó sẽ được đề cập một cách đầy đủ nhất trong hệ thống các phương pháp được ứng dụng vào bản khóa luận này. 2.1.1. Cơ sở ứng dụng phương pháp hệ thông tin địa lý(HTTĐL): HTTĐL là hệ thông tin không gian mà Trái Đất là đối tượng định vị chính. Nó được thành lập từ tập hợp các dữ liệu định vị trong không gian, và có cấu trúc thuận tiện khi cung cấp thông tin tổng hợp để cho các quyết định. Như vậy, trước tiên nó là một công cụ bảo quản rất có hiệu quả, dễ truy nhập, thao tác cũng như thể hiện các dữ liệu không gian trong quá trình đánh giá thông tin. HTTĐL là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất. Nói chung, chúng ta có thể phân loại HTTĐL tuỳ thuộc vào việc ứng dụng. Ví dụ, chúng ta có thể nói hệ thông tin đô thị hoá theo tọa độ không gian để quản lý đô thị, hệ thông tin về lãnh thổ để quản lý lãnh thổ, hệ thông tin lâm nghiệp có toạ độ không gian để quản lý rừng v.v… Cấu trúc một HTTĐL bao gồm ba nhóm thành phần, đó là thiết bị, phần mềm và khung cảnh tổ chức. Trong đó hai thành phần đầu tiên là cấu thành của một HTTĐL . + Thiết bị (phần cứng): Bao gồm máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện các chức năng vào, ra và xử lý các thông tin phần mềm. Hình 1: Sơ đồ tổ chức một hệ thống “phần cứng”. Trạm xử lý đầu đọc đĩa Mềm,CDrom... Thiết bị số hóa Bộ xử lý trung tâm (cpu) tủ đọc băng từ Thiết bị in ra Kết quả + Phần mềm : Các thành phần của phần mềm nói chung gồm năm nhóm chức năng sau: - Nhóm chức năng nhập và hiệu chỉnh các dữ liệu (hình 3). - Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu (hình 4). - In ra và trình bày các dữ liệu. - Chuyển đổi dữ liệu (bảo quản, sử dụng và phân tích). Đối thoại với người sử dụng. Hình 2: Cấu trúc các mô đun trong một “phần mềm”. Nhu cầu cần giải quyết Mô đun nhập các dữ liệu Quản lý cơ sở dữ liệu Hiển thị và in kết quả Mô đun xử lý các dữ liệu Hình 3: Các bước nhập dữ liệu trong một HTTĐL. Tư liệu thực địa tư liệu ảnh Tiền xử lý Thông tin công cụ số hóa dữ liệu mô tả Lưu trữ trên đĩa Hoặc băng từ công cụ chuyển đổi khuôn dạng Bản đồ Nhập dữ liệu Hình 4: Các hợp phần của một “ Cơ sở dữ liệu địa lý” Quản lý Mục tiêu và các yêu cầu quản lý Thông tin lưu trữ Hệ thống địa lý Dữ liệu + Vấn đề tổ chức: Được thể hiện thông qua hình 5. Hình 5: Cấu trúc tổ chức một HTTĐL. nhập vào Cơ sở dữ liệu Hệ thống quản lý Yêu cầu cần giải quyết Cơ sở dữ liệu địa lý Vị trí Tôpô Thuộc tính Trích tư liệu Xử lý thông tin + Vấn đề dữ liệu trong HTTĐL. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các lớp thông tin ở dạng vcctơ, rastơ, bảng số liệu, văn bản với những khuôn dạng chuẩn sao cho các phần mềm HTTĐL có thể đọc, xử lý, giải các bài toán chuyên đề có mức độ phức tạp khác nhau. Tóm lại: Từ đặc điểm và cấu trúc, chức năng của một HTTĐL, chúng ta thấy một HTTĐL hoàn toàn có khả năng xây dựng được bản đồ địa hình, bản đồ thuỷ văn, bản đồ địa chất… với các chức năng của một HTTĐL, chúng ta có thể xây dựng được bản đồ cảnh quan sinh thái(CQST) hay bản đồ MTST của khu vực nghiên cứu dựa vào các bản đồ thành phần đã xây dựng được ở trên thông qua một số thuật toán về chồng xếp. 2.1.2. ứng dụng phần mềm Mapinfo trong việc thành lập bản đồ MTST. 2.1.2.1. Tổ chức thông tin theo các tập tin. Mapinfo là một phần mềm HTTĐL GIS cho giải pháp máy tính để bàn (Desktop Solution). Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi một Table là một tập hợp các File về thông tin đồ hoạ hoặc phi đồ hoạ chứa các bản ghi giữ liệu mà hệ thống tạo ra. Bạn chỉ có thể truy nhập vào các chức năng của phần mềm MapInfo khi mà bạn đã mở ít nhất một Table. Toàn bộ các MapInfo Table mà trong đó có chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin sau đây: (ví dụ “A” là tên của Table bất kỳ) A. tab: Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu của bạn. Đó là file ở dạng văn bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin của bạn. A. dat: Chứa các thông tin nguyên thuỷ của bạn. Phần mở rộng của tập tin này có thể là *.wks, dbf, xls nếu bạn làm việc với các thông tin nguyên thủy là các số liệu từ Lotus 1-2-3.dBase/FoxBase và excel. A. map: Bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý. A. id: Bao gồm các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng với nhau. A. ind: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường (Field) dữ liệu đã được chọn làm chỉ số hoá (Index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng Find của MapInfo. A. wor: Quản lý các thông tin tổng hợp về các Table hoặc các cửa sổ thông tin khác nhau của MapInfo vào chung một tập tin và các mối tương quan giữa các đối tượng đó phải được bảo tồn như khi tạo lập. 2.1.2.2. Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng. Các thông tin bản đồ trong các phần mềm GIS thường được tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Lớp thông tin về đường địa giới các thành phần môi trường. Lớp thông tin về vùng lãnh thổ của các thành phần. Lớp thông tin về các cơ sở hạ tầng. Lớp thông tin về tên địa danh các địa phương... Xã Yên Mông Xã Sủ Ngòi T.X Hoà Bình Lớp địa danh Lớp cơ sở hạ tầng Lớp đường Lớp lãnh thổ Lớp địa giới Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính. Điều đó sẽ giúp cho việc thành lập các bản đồ máy tính một cách linh hoạt khi tập hợp lớp thông tin khác nhau trong hệ thống và dễ dàng thêm vào bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xoá đi các lớp thông tin không cần thiết. Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo sẽ quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực và thể hiện chúng thành các loại bản đồ máy tính khác nhau là: + Đối tượng vùng (Region) – thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể là các Polygons, hình ellipse và hình chữ nhật. Ví dụ như lãnh thổ địa giới một xã, hồ nước, khu rừng, .v.v. + Đối tượng điểm (Point) – thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý, ví dụ như ống khói nhà máy, cột cờ, điểm bán xăng,.v.v. + Đối tượng đường (Line) – thể hiện các đối tượng không khép kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định. Chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc và các cung. Ví dụ như đường phố, sông suối, + Đối tượng chữ (Text) – thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ như nhãn, tiêu đề, ghi chú.v.v Phương pháp phân tích, xử lý HTTĐL vừa nêu được kết hợp chặt chẽ với phương pháp viễn thám. Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ (ánh sáng nhiệt, sóng cực ngắn) như một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của đối tượng. Trong khoá luận này chúng tôi sử dụng ảnh vệ tinh SPOT 1 : 50000 của Pháp (chụp ngày 2/1/1996) để giải đoán các yếu tố môi trường bằng mắt trong đó chủ yếu là giải đoán thảm thực vật. 2.2. Phương pháp khảo._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN219.doc