Thăng Long thời tiền sử

LỜI MỞ ĐẦU Thăng Long – Hà Nội là một trong những thủ đô của vùng Đông Nam Á, thành phố duy nhất ở vùng này có lịch sử lâu đời và liên tục hàng ngàn năm. Thăng Long – Hà Nội đã cùng cả nước trải qua bao triều đại, hết thế hệ này đến thế hệ khác, xây đắp nên giang sơn Việt Nam gấm vóc, đồng thời tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, chống trả những thế lực xâm lược hùng mạnh nhất trong suốt mười thế kỉ qua. Lịch sử Thăng Long – Hà Nội gắn liền với lịch sử hào hùng của cả dân tộc

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thăng Long thời tiền sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam. Thăng Long là kinh đô cũ của các triều đại, núi sông tươi sáng, muôn vật phồn thịnh, hàng ngàn năm nay là nơi đại đô hộ của nước ta. Hàng ngàn năm xưa ấy, lịch sử kinh đô Thăng Long tuy còn lưu đọng trong những trang sử cũ nhưng diện mạo của các cung điện, đền đài, lầu gác, miếu mạo cùng những vật dụng dùng trong Hoàng cung Thăng Long qua các triều đại như thế nào vẫn là điều bí ẩn và là mối quan tâm lớn của giới khoa học và dư luận. Các quộc khai quật khảo cổ trên mảnh đất này đã làm phát lộ một phức hệ di tích, di vật rất phong phú, đa dạng, cho phép chúng ta hình dung được quy mô hoành tráng và diện mạo cụ thể bộ mặt kinh thành Thăng Long của hơn 1000 năm về trước. Cũng trong những phế tích khảo cổ ngổn ngang ấy, có thể hình dung ra cả một nền nghệ thuật rực rỡ, không chỉ nằm trong ý tưởng và còn hiện diện lộng lẫy trong màu men xanh, trắng đục hay men vàng với những cánh hoa sen tao nhã, những hình rồng cuộn vương giả của kinh kì Thăng Long thời Lý – Trần… Nền nghệ thuật ấy chính là một trong những cội nguồn sâu sa tạo nên nét thanh lịch của người Thăng Long – Hà Nội. Nhóm biên soạn NHỮNG Ý CHÍNH CỦA PHẦN TẬP SAN: Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). Lịch sử Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010, là kỷ niệm 1 thiên niên kỷ của Thăng Long – Hà Nội. Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích-di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành-Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19). Chương I: Thăng Long thời Lý Thăng Long thời Lý là một kinh thành phong kiến.Trên hết là vua.Bình thường vua mặc áo vàng,quần tía.Răng đen,tóc búi,cài trâm vàng. Quan lại,sĩ phu mặc áo dài thâm,cổ vòng trên cài khít 4 vạt(tứ thân),quần thâm,búi tóc,cài trâm sắt,chân đi dép da,tay cầm quạt lông hạc,đầu quấn khăn sa đen,đỉnh tròn nhỏ.Vào đến hoàng cung thì quan lại đều phải cởi dép,đi chân không,trời mưa nắng đều phải đội nón. Dân thường đi chân đất,đàn ông mặc áo màu thâm,đàn bà dùng màu trắng,áo cánh viền cổ nhỏ,tai đeo khuyên hạc. Quân sĩ đóng khố, cởi trần.Quân Cấm Vệ trên trán khắc 3 chữ Hán ''THiên tử binh'' , xăm ngực, xăm đùi và xăm bụng.Từ vua đến dân ai cũng xăm mình.Mô típ trang trí trên thân thể hoặc hình rồng hoặc ''vẽ như lối văn khắc trên trống đồng''hay văn hình móc câu khuất khúc như trên đỉnh đồng,lư đồng thời cổ.Tóc thường gội dầu thơm, lúc ở nhà để đầu trần, khách tới thăm mới đội khăn. Vào triều yết kiến, trăm quan mặc áo bào tía,cầm hốt ngà,thắt da đỏ,nặn sừng tê giác,sau thôm hình cá bằng vàng. Võng cáng giống Chiêm Thành,Chân Lạp.Võng bằng vải,như cái túi,dùng đòn dài để khiêng trên có mui dài dùng lá cây trang trí như lớp vẩy cá.Quan đi võng 2 người khiêng,hai người đi theo hộ giá.Về sau,cuối thế kỷ XII mới bắt chước Trung Quốc làm kiệu đều ngắn,mưa tạnh đều dùng được.Vua ngồi xe giát ngọc,giát vàng,quạt lông trĩ ,che hai bên,màn cửa võng bằng bạc rũ bốn phía,lọng vàng giương trên cao,cờ các sắc phấp phới... Cấm quân mới được thích rồng ở đùi,xăm ở ngực.Cấm gia nô và các vương hầu,quan liêu bắt chước Cấm quân xâm hình rồng lên người,ai vi phạm bị sung công làm nô lệ.Đứng đầu người trên phải khoanh tay,yết kiến vương hầu quý tộc phải quỳ lạy hay vái ba cái.Từ vua đến thường dân đều nhuộm răng đen,ai cũng thích ăn trầu cau,thích ăn chua và ăn mặn.Vua ở nhà lầu 4 tầng, cột sơn son,vẽ rồng hạc và tiên nữ.Dân ở nhà tranh,vách đất,3 gian,mái lợp cỏ, lá. Trời nóng nực,toàn dân kinh thành thích ra sông tắm,ai nấy đều giỏi bơi lội,giỏi chèo.Mùa mưa lũ cả kinh thành đều đi lại bằng thuyền.Thuyền lầu của vua quan,thuyền nan của dân.Thuyền vua là cả một tòa nhà nguy nga,tráng lệ... Thăng Long, một thời giao thương Nội, đất kinh kỳ hay còn gọi Thăng Long - Kẻ Chợ. Mối giao lưu buôn bán của Hà Nội có từ rất lâu, nó gắn liền với việc hình thành và phát triển kinh thành Thăng Long. Từ thời Lý, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với nước ngoài đã có những mở mang nhất định. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi sự kiện vào năm 1149, đời Lý Anh Tông, thuyền buôn các nước lndonesia, Xiêm La… đến vùng Hải Đông (gồm Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh) xin cư trú và buôn bán. Trong các bạn hàng, Trung Quốc là nước có quan hệ buôn bán lâu đời với Việt Nam. Hằng năm, thương thuyền Trung Hoa vẫn qua lại buôn bán với nước ta. Các thương nhân người Hoa thường đến vào mùa gió đông và đi vào mùa hạ. Họ cập bến tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Vị Hoàng (Nam Định), Phố Hiến (Hưng Yên) và ngược theo sông Hồng đến Thăng Long - Kẻ Chợ để buôn bán. Thủ tục đầu tiên là các chủ thuyền phải nộp thuế và lễ vật cho triều đình phong kiến. Hàng hóa các thương nhân đem đến chủ yếu là vải vóc, giấy bút, đồ đồng, đồ sứ, diêm sinh, khí giới. Họ mua về hồ tiêu, đường, gỗ, hương liệu, lâm thổ sản... Những công việc trao đổi buôn bán này chủ yếu diễn ra qua mạng lưới chợ. Chợ Thăng Long xưa rất nhộn nhịp sầm uất, bởi Thăng Long ngoài trung tâm đầu não của nhà nước phong kiến còn ở vào địa thế giao thông thuận lợi cho các mối giao thông buôn bán. Phía đông dọc theo hệ thống sông Lực Nam, sông Thái Bình có thể ra vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, phía nam theo hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Vị Hoàng có thể ra Nam Định, Ninh Bình, phía bắc có đường bộ từ Lào Cai, Lạng Sơn rất thuận tiện cho việc buôn bán bằng đường bộ với Trung Quốc. Song có một điều là tất cả những con đường đó đều dẫn tới kinh thành Thăng Long phồn hoa và náo nhiệt. Theo thống kê của nhà sử học Phan Huy Chú thì thế kỷ XVIII Thăng Long có 8 chợ lớn là chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử, chợ Bắc Cử, chợ Ong Nước. Đến thế kỷ XIX thêm chợ Đông Thành, chợ Yên Thọ (ô Cầu Dền), chợ Thái (Bưởi). Chợ tạo ra sự giao lưu trao đổi thông thương buôn bán giữa nông thôn với thành thị, giữa những người nông dân với tầng lớp thị dân (bao gồm cả quan lại quý tộc, vua, chúa). Chợ Thăng Long ngày trước cũng mang nhiều dáng vẻ cung bậc khác nhau: Có chợ họp buổi sớm, chợ họp buổi chiều, chợ phiên, chợ ven đê, chợ trên sông... Có chợ kinh doanh chủ yếu một mặt hàng, có chợ phong phú đa dạng nhiều mặt hàng. Thương nghiệp chợ kinh thành bao gồm những người buôn bán chuyên nghiệp, chủ yếu là thị dân gốc tại đây họ có lều, quán và địa điểm cố định như các hàng vải, hàng xén, hàng mắm, hàng thịt, hàng cá… Bên cạnh đó, số lượng các tiểu thương, tiểu chủ cũng không nhỏ, họ thường là những thợ thủ công kiêm thương nhân, tự sản xuất, giới thiệu và bán những sản phẩm thủ công của mình. Trong tầng lớp những người buôn bán còn xuất hiện một số nông dân lên kinh thành chạy chợ, lấy công làm lãi để tận dụng lao động nông nhàn. Ngoài ra phổ biến hơn cả là những người tiểu nông (nông dân ở các vùng phụ cận) đem những sản phẩm của mình (chủ yếu là nông phẩm) sản xuất được ra bán. Hệ thống chợ ở Thăng Long ngày trước thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nền kinh tế tiểu nông phát triển, tạo ra sự giao lưu đối thoại thường trực giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các miền, rộng ra là các nước với nhau, qua đó các sắc thái văn hóa của từng địa phương cũng có sự giao thoa đan xen hòa quyện với nhau tạo lên một văn hóa rất đặc trưng mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi là văn hóa chợ Hà Nội. Trước đây, buôn bán thương mại ở Thăng Long chủ yếu nằm trong phạm vi hoạt động của người Việt. Nhưng từ thế kỷ XVII-XVIII, xuất hiện thêm một số thương điếm của các thương nhân nước ngoài. Năm 1672, đại diện toàn quyền Anh là Gyfford, đi trên tàu Zant đến Đàng ngoài và lập được thương điếm ở Phố Hiến, sau thương điếm này rời lên Thăng Long. Cũng vào đầu thế kỷ XVII, lúc ưu thế buôn bán của Hà Lan vượt lên so với các nước khác. Năm 1602, công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập, công ty này có thế lực rất lớn, được nhà nước Hà Lan đầu tư về mọi mặt. Năm 1637, đại diện của phái đoàn công ty Đông Ấn Hà Lan VOC là Hartsinc, đi trên chiếc tàu Grol đã cập bến ở Đàng ngoài. Haltsinc gặp vua Lê Thần Tông một nhân vật trung gian có tên là Oursan. Cuộc gặp gỡ thành công tốt đẹp, vua Lê Thần Tông nhận Hartsinc làm con nuôi và cho phép lập thương điếm ở Phố Hiến. Năm 1645, thương điếm này mở thêm chi nhánh lên Kẻ Chợ. Vậy là cho đến giữa thế kỷ XVII, người Hà Lan có hai thương điếm ở Đàng ngoài, một ở phố Hiến, một ở Thăng Long - Kẻ Chợ. Qua việc giao thương buôn bán với các nước phương Tây một số kỹ thuật được đưa vào Việt Nam như kỹ nghệ đúc súng, kỹ thuật đóng tàu, nghề làm đồng hồ… Sự nhộn nhịp của hệ thống chợ, phường nghề phố nghề tại Thăng Long góp phần tích cực để duy trì thúc đẩy các nghề thủ công nghiệp truyền thống tồn tại phát triển. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như khảm, gốm sứ, mây, tre, chiếu cói bày bán tại kinh thành Thăng Long không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cho tầng lớp thị dân mà dáng vẻ thẩm mỹ và tính chất tinh xảo độc đáo của những mặt hàng này là yếu tố quan trọng thu hút thương nhân nhiều nước đến đây buôn bán. Giá trị những sản phẩm thủ công mỹ nghệ này không chỉ đơn thuần ở ý nghĩa sử dụng, biểu trưng nổi bật chính là những nét văn hóa dân gian được bàn tay khối óc của các nghệ nhân nhào nặn trong đó, qua đó phần nào phản ánh những ước mơ hoài bão cũng như tâm hồn nghệ thuật của con người Việt Nam. Thăng Long thời Lý là một kinh thành phong kiến.Trên hết là vua.Bình thường vua mặc áo vàng,quần tía.Răng đen,tóc búi,cài trâm vàng. Quan lại,sĩ phu mặc áo dài thâm,cổ vòng trên cài khít 4 vạt(tứ thân),quần thâm,búi tóc,cài trâm sắt,chân đi dép da,tay cầm quạt lông hạc,đầu quấn khăn sa đen,đỉnh tròn nhỏ.Vào đến hoàng cung thì quan lại đều phải cởi dép,đi chân không,trời mưa nắng đều phải đội nón. Dân thường đi chân đất,đàn ông mặc áo màu thâm,đàn bà dùng màu trắng,áo cánh viền cổ nhỏ,tai đeo khuyên hạc. Quân sĩ đóng khố, cởi trần.Quân Cấm Vệ trên trán khắc 3 chữ Hán ''THiên tử binh'' , xăm ngực, xăm đùi và xăm bụng.Từ vua đến dân ai cũng xăm mình.Mô típ trang trí trên thân thể hoặc hình rồng hoặc ''vẽ như lối văn khắc trên trống đồng''hay văn hình móc câu khuất khúc như trên đỉnh đồng,lư đồng thời cổ.Tóc thường gội dầu thơm, lúc ở nhà để đầu trần, khách tới thăm mới đội khăn. Vào triều yết kiến, trăm quan mặc áo bào tía,cầm hốt ngà,thắt da đỏ,nặn sừng tê giác,sau thôm hình cá bằng vàng. Võng cáng giống Chiêm Thành,Chân Lạp.Võng bằng vải,như cái túi,dùng đòn dài để khiêng trên có mui dài dùng lá cây trang trí như lớp vẩy cá.Quan đi võng 2 người khiêng,hai người đi theo hộ giá.Về sau,cuối thế kỷ XII mới bắt chước Trung Quốc làm kiệu đều ngắn,mưa tạnh đều dùng được.Vua ngồi xe giát ngọc,giát vàng,quạt lông trĩ ,che hai bên,màn cửa võng bằng bạc rũ bốn phía,lọng vàng giương trên cao,cờ các sắc phấp phới... Cấm quân mới được thích rồng ở đùi,xăm ở ngực.Cấm gia nô và các vương hầu,quan liêu bắt chước Cấm quân xâm hình rồng lên người,ai vi phạm bị sung công làm nô lệ.Đứng đầu người trên phải khoanh tay,yết kiến vương hầu quý tộc phải quỳ lạy hay vái ba cái.Từ vua đến thường dân đều nhuộm răng đen,ai cũng thích ăn trầu cau,thích ăn chua và ăn mặn.Vua ở nhà lầu 4 tầng, cột sơn son,vẽ rồng hạc và tiên nữ.Dân ở nhà tranh,vách đất,3 gian,mái lợp cỏ, lá. Trời nóng nực,toàn dân kinh thành thích ra sông tắm,ai nấy đều giỏi bơi lội,giỏi chèo.Mùa mưa lũ cả kinh thành đều đi lại bằng thuyền.Thuyền lầu của vua quan,thuyền nan của dân.Thuyền vua là cả một tòa nhà nguy nga,tráng lệ... Thăng Long, một thời giao thương Nội, đất kinh kỳ hay còn gọi Thăng Long - Kẻ Chợ. Mối giao lưu buôn bán của Hà Nội có từ rất lâu, nó gắn liền với việc hình thành và phát triển kinh thành Thăng Long. Từ thời Lý, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với nước ngoài đã có những mở mang nhất định. Trong Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi sự kiện vào năm 1149, đời Lý Anh Tông, thuyền buôn các nước lndonesia, Xiêm La… đến vùng Hải Đông (gồm Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh) xin cư trú và buôn bán. Trong các bạn hàng, Trung Quốc là nước có quan hệ buôn bán lâu đời với Việt Nam. Hằng năm, thương thuyền Trung Hoa vẫn qua lại buôn bán với nước ta. Các thương nhân người Hoa thường đến vào mùa gió đông và đi vào mùa hạ. Họ cập bến tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Vị Hoàng (Nam Định), Phố Hiến (Hưng Yên) và ngược theo sông Hồng đến Thăng Long - Kẻ Chợ để buôn bán. Thủ tục đầu tiên là các chủ thuyền phải nộp thuế và lễ vật cho triều đình phong kiến. Hàng hóa các thương nhân đem đến chủ yếu là vải vóc, giấy bút, đồ đồng, đồ sứ, diêm sinh, khí giới. Họ mua về hồ tiêu, đường, gỗ, hương liệu, lâm thổ sản... Những công việc trao đổi buôn bán này chủ yếu diễn ra qua mạng lưới chợ. Chợ Thăng Long xưa rất nhộn nhịp sầm uất, bởi Thăng Long ngoài trung tâm đầu não của nhà nước phong kiến còn ở vào địa thế giao thông thuận lợi cho các mối giao thông buôn bán. Phía đông dọc theo hệ thống sông Lực Nam, sông Thái Bình có thể ra vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, phía nam theo hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Vị Hoàng có thể ra Nam Định, Ninh Bình, phía bắc có đường bộ từ Lào Cai, Lạng Sơn rất thuận tiện cho việc buôn bán bằng đường bộ với Trung Quốc. Song có một điều là tất cả những con đường đó đều dẫn tới kinh thành Thăng Long phồn hoa và náo nhiệt. Theo thống kê của nhà sử học Phan Huy Chú thì thế kỷ XVIII Thăng Long có 8 chợ lớn là chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử, chợ Bắc Cử, chợ Ong Nước. Đến thế kỷ XIX thêm chợ Đông Thành, chợ Yên Thọ (ô Cầu Dền), chợ Thái (Bưởi). Chợ tạo ra sự giao lưu trao đổi thông thương buôn bán giữa nông thôn với thành thị, giữa những người nông dân với tầng lớp thị dân (bao gồm cả quan lại quý tộc, vua, chúa). Chợ Thăng Long ngày trước cũng mang nhiều dáng vẻ cung bậc khác nhau: Có chợ họp buổi sớm, chợ họp buổi chiều, chợ phiên, chợ ven đê, chợ trên sông... Có chợ kinh doanh chủ yếu một mặt hàng, có chợ phong phú đa dạng nhiều mặt hàng. Thương nghiệp chợ kinh thành bao gồm những người buôn bán chuyên nghiệp, chủ yếu là thị dân gốc tại đây họ có lều, quán và địa điểm cố định như các hàng vải, hàng xén, hàng mắm, hàng thịt, hàng cá… Bên cạnh đó, số lượng các tiểu thương, tiểu chủ cũng không nhỏ, họ thường là những thợ thủ công kiêm thương nhân, tự sản xuất, giới thiệu và bán những sản phẩm thủ công của mình. Trong tầng lớp những người buôn bán còn xuất hiện một số nông dân lên kinh thành chạy chợ, lấy công làm lãi để tận dụng lao động nông nhàn. Ngoài ra phổ biến hơn cả là những người tiểu nông (nông dân ở các vùng phụ cận) đem những sản phẩm của mình (chủ yếu là nông phẩm) sản xuất được ra bán. Hệ thống chợ ở Thăng Long ngày trước thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nền kinh tế tiểu nông phát triển, tạo ra sự giao lưu đối thoại thường trực giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các miền, rộng ra là các nước với nhau, qua đó các sắc thái văn hóa của từng địa phương cũng có sự giao thoa đan xen hòa quyện với nhau tạo lên một văn hóa rất đặc trưng mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi là văn hóa chợ Hà Nội. Trước đây, buôn bán thương mại ở Thăng Long chủ yếu nằm trong phạm vi hoạt động của người Việt. Nhưng từ thế kỷ XVII-XVIII, xuất hiện thêm một số thương điếm của các thương nhân nước ngoài. Năm 1672, đại diện toàn quyền Anh là Gyfford, đi trên tàu Zant đến Đàng ngoài và lập được thương điếm ở Phố Hiến, sau thương điếm này rời lên Thăng Long. Cũng vào đầu thế kỷ XVII, lúc ưu thế buôn bán của Hà Lan vượt lên so với các nước khác. Năm 1602, công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập, công ty này có thế lực rất lớn, được nhà nước Hà Lan đầu tư về mọi mặt. Năm 1637, đại diện của phái đoàn công ty Đông Ấn Hà Lan VOC là Hartsinc, đi trên chiếc tàu Grol đã cập bến ở Đàng ngoài. Haltsinc gặp vua Lê Thần Tông một nhân vật trung gian có tên là Oursan. Cuộc gặp gỡ thành công tốt đẹp, vua Lê Thần Tông nhận Hartsinc làm con nuôi và cho phép lập thương điếm ở Phố Hiến. Năm 1645, thương điếm này mở thêm chi nhánh lên Kẻ Chợ. Vậy là cho đến giữa thế kỷ XVII, người Hà Lan có hai thương điếm ở Đàng ngoài, một ở phố Hiến, một ở Thăng Long - Kẻ Chợ. Qua việc giao thương buôn bán với các nước phương Tây một số kỹ thuật được đưa vào Việt Nam như kỹ nghệ đúc súng, kỹ thuật đóng tàu, nghề làm đồng hồ… Sự nhộn nhịp của hệ thống chợ, phường nghề phố nghề tại Thăng Long góp phần tích cực để duy trì thúc đẩy các nghề thủ công nghiệp truyền thống tồn tại phát triển. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo như khảm, gốm sứ, mây, tre, chiếu cói bày bán tại kinh thành Thăng Long không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cho tầng lớp thị dân mà dáng vẻ thẩm mỹ và tính chất tinh xảo độc đáo của những mặt hàng này là yếu tố quan trọng thu hút thương nhân nhiều nước đến đây buôn bán. Giá trị những sản phẩm thủ công mỹ nghệ này không chỉ đơn thuần ở ý nghĩa sử dụng, biểu trưng nổi bật chính là những nét văn hóa dân gian được bàn tay khối óc của các nghệ nhân nhào nặn trong đó, qua đó phần nào phản ánh những ước mơ hoài bão cũng như tâm hồn nghệ thuật của con người Việt Nam. Chương II: Thăng Long thơì Trần (1226-1400) Nhà Lý chính thức chấm dứt sự thống trị của mình vào ngày mồng 1 tháng Chạp năm Ất Dậu (1226), khi Lý Chiêu Hoàng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ đã xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thay nhà Lý trên chính trường chính trị, đồng thời cũng thay nhà Lý mở ra một thời kỳ mới phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt: vững vàng, năng động, thống nhất và ổn định cho đến giữa thế kỷ XV. Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đường... Kinh thành chia làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ như: Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán Viên... Việc buôn bán giữa Thăng Long và các địa phương đã bắt đầu phát triển. Sông Tô Lịch thành nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi đều theo sông Hồng, qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô để đưa hàng vào kinh thành. Việc năm 1400 Hồ Quý Ly đánh thuế thuyền buôn đã chứng tỏ hình thức buôn bán bằng đường thuỷ ở Thăng Long thời gian này khá hưng thịnh. Sự kiện năm 1282 vua Trần Thánh Tôn đi xe từ kinh thành đến Bình Than (Chí Linh-Hải Hưng) để hội chư quân cho phép chúng ta khẳng định tuyến đường bộ thời ấy đã tương đối rộng rãi và thông thương thuận tiện. Đây chính là những tiền đề cần thiết cho các hoạt động kinh tế và thương mại của Thăng Long thời Trần được đẩy lên một diện mạo mới. Cuối thời Trần, Thăng Long đã được sử sách chép với cái tên “Kẻ Chợ”. Điều đó cho thấy diện mạo của Thăng Long đương thời đã phần nào mang dáng dấp của một thành phố quốc tế: một thành phố nhân ái, là nơi giao lưu và hội tụ của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá và con người; một thành phố thủ công và buôn bán nhỏ của người Việt nhưng cũng có các cửa hàng buôn bán lớn của người Hoa, Hồi Hột, Chà Và...; một thành phố đón tiếp các sứ giả Tống, Nguyên, Lào, Chiêm Thành, Gia va, các tăng ni bậc thầy cả ở Trung Á, Ấn độ và có cả những quần tụ người Chiêm Thành ở miền ven nội; một Thăng Long vừa diễn chèo Việt, tuồng Tầu, và múa điệu người Hồ... Kinh tế công thương nghiệp thành thị sinh ra tầng lớp thị dân và lối sống thị dân. Sử chép: vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) thường “lén đi chơi, cứ đến đêm đi kiệu cùng hơn mười người thị vệ, đi khắp kinh thành, đến gà sáng mới về” chứng tỏ Thăng Long ngày ấy đã tương đối sầm uất và ắt hẳn có nhiều hình thức buôn bán cũng như vui chơi về ban đêm. Thăng Long đời Trần không chỉ xây dựng và sáng tạo nghệ thuật mà còn đánh giặc và đánh giỏi. Trong vòng 30 năm, ba lần Thăng Long trở thành toà thành vườn không nhà trống, để rồi là mồ chôn quân xâm lược mà dấu vết oai hùng vẫn in dấu vàng son mỗi tên người tên đất: Đông Bộ Đầu - dốc Hàng Than; Giang Khẩu - Hàng Buồm... và cuối cùng, “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” lại nối tiếp chiến công xưa nhấn chìm quân xâm lược cùng tham vọng bành trướng của chúng. Thăng Long qua ba lần thử lửa vẫn vững vàng xứng đáng là một đô thành anh hùng. Nhà Trần tồn tại 175 năm với 12 đời vua nối nhau trị vì trên đất Thăng Long - Kẻ Chợ. Chương III: Thăng Long thời Mạc – Lê Mạt (1527-1786) Cuối triều Lê, chính trường Thăng Long đã diễn ra khá phức tạp kể từ Lê Uy Mục. Vua kém tài thiếu đức, bề tôi mưu thoán đoạt vương quyền, lòng người ly tán, chính trị, xã hội khủng hoảng sâu sắc. Tham gia vào sự biến loạn chủ yếu là các gương mặt thuộc tầng lớp vương công, văn võ bá quan, trong đó nổi lên nhân vật Mạc Đăng Dung. Đến thời Lê Cung Hoàng thì uy thế của Mạc Đăng Dung đã bao trùm hết thảy và thu phục được lòng người. Sử chép về ông như sau: “Từng bình được nhiều giặc lớn, uy quyền ngày càng thịnh, mà đạo quân nhà vua thì yếu ớt lòng người ai cũng hướng về Đăng Dung” (Lê Quý Đôn - Đại Việt thông sử). Qua hoạt động thực tiễn Mạc Đăng Dung đã tỏ ra vượt trội hơn người khác về uy tín và tài năng. Việc phải đến đã đến, Thăng Long một lần nữa chứng kiến chính biến vương triều nhà Lê chuyển qua nhà Mạc (1527). Tuy nhiên họ Mạc lập ra một triều đại mới trong bối cảnh đã hình thành nhiều thế lực quan liêu có quyền lực quân sự lớn nhỏ cho nên lâm ngay vào tình trạng chiến tranh phân liệt chứ không phải thống nhất xã hội. Với việc phế bỏ nhà Lê, họ Mạc đã mở đầu cục diện phân tranh. Cuộc Phân này trước tiên diễn ra giữa Tây Đô và Thăng Long, hình thành nên cái gọi là Bắc triều (thế lực nhà Mạc) và Nam triều (thế lực nhà Trịnh) để rồi sau đó chuyển sang cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, tiền đề cho một cuộc Hợp lớn vào hơn 200 năm sau. Tình hình Thăng Long thời Mạc khá phức tạp, cung điện, kho tàng và các phường phố ở Kinh thành đã nhiều lần bị thiêu đốt, tàn phá. Hoàng thành nhiều năm bị bỏ trống càng trở nên hoang phế điêu tàn. Cuối năm 1585 Mạc Mậu Hợp trở lại Thăng Long cho tu sửa lại Hoàng thành để chống lại cuộc tấn công của họ Trịnh. Lần tu sửa này Hoàng thành đã thu hẹp lại về hai phía Đông và phía Tây, một số cung điện bị bỏ ra ngoài hoàng thành trở nên hoang phế. Tuy vậy Hoàng Thành thời gian này vẫn rộng hơn Hoàng thành thời Lý - Trần và rộng hơn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn. Năm 1592, Trịnh Tùng, con trai của Trịnh Kiểm, đã kéo quân vây đánh Đông Đô, Mạc Mậu Hợp bị giết. Vua Lê Thế Tông được họ Trịnh phò tá trở lại Thăng Long mở đầu một thời kỳ mới và duy nhất trong lịch sử Việt Nam vừa có Vua vừa có Chúa, được gọi là thời Lê Trung Hưng. Sau khi đuổi được họ Mạc ra khỏi Thăng Long, năm 1593 chúa Trịnh cho sửa sang qua loa lại Hoàng thành để vua Lê ở còn lại tập trung dựng phủ chúa bên ngoài Hoàng thành. Đây mới là cơ quan đầu não đích thực của trung ương thời bấy giờ với nhiều công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy: lầu Ngũ Long (phía bờ Đông hồ Gươm), đình Tả Vọng (nay là gò Rùa), cung Thuỵ Khánh (chỗ đảo Ngọc Sơn), Năm 1728 Trịnh Giang còn cho đào hầm ở phía Nam hồ Gươm để dựng cung điện ngầm dưới đất gọi là Thưởng Trì cung. Khu Văn miếu được mở rộng thêm thành một khu học xá lớn nhất trong thời phong kiến bao gồm các điện Đại Thành thờ tiên thánh, nhà Giải vũ thờ tiên nho, nhà Thái học trong đó có trường Quốc Tử Giám. Hai phía Đông và Tây nhà Thái học dựng nhà bia ghi danh tiến sĩ và dựng cả khu nhà 150 gian cho học sinh ở tạo thành một nhà học quy mô chưa từng có trong các thời đại trước. Ngoài ra, hàng loạt các đền chùa có quy mô lớn cũng được dựng lên trong thời gian này như: chùa Trấn Quốc, chùa Tiên Tích, đền bà Kiệu.... Mặc dù có nhiều biến động về chính trị, xã hội song đây cũng chính là thời kỳ kinh tế và văn hoá đặc biệt phát triển, hình thành nên những vùng buôn bán khá hưng thịnh. Chợ phát triển nhiều, buôn bán sầm uất ở kinh kỳ, Kiến An... Tầng lớp thị dân ngày một gia tăng, có một số trở thành chủ xưởng, chủ hiệu giàu có, nhưng đông đảo vẫn là người sản xuất và buôn bán nhỏ. Vì thế Thăng Long không vượt qua được mô hình cấu trúc của thành thị trung đại phương Đông để trở thành “thành thị tự do” như ở phương Tây. Tuy thế trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, đây cũng là thời gian thành Thăng Long chứng kiến sự nở rộ của mặt bằng trí thức. Hàng loạt các tiến sĩ đã thi đỗ, trong đó có một tiến sĩ nữ (Trần Thị Duệ), có người đã trở thành đại trí thức như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan... Cùng với những tên tuổi người Thăng Long gốc: Đặng Trần Côn, Bùi Huy Bích, các vị lập nghiệp ở đây như Lê Quý Đôn, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm đã làm cho văn hoá Thăng Long thêm sáng giá. Đây chính là bước đệm cho sự phục hưng văn hoá ở các thế kỷ sau. Đặc biệt đến đầu thế kỷ XVII ở Thăng Long ngày xuất hiện nhiều thương điếm của người châu Âu như Hà Lan, Anh, đặc biệt là các thuyền nhân người Hoa sang cư trú và buôn bán. Tất cả những hoạt động đó đều diễn ra trong một bầu không khí chính trị vần vũ của những cuộc chiến tranh kéo dài giữa hai thế lực: Chúa Trịnh (Đàng Ngoài) và Chúa Nguyễn (Đàng Trong). Cuộc chiến chỉ chấm dứt khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ nổi lên tiêu diệt cả hai thế lực, lập lại trật tự vào năm 1786. Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức (1490) Chương IV: Thăng Long tứ trấn Thăng Long tứ trấn chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long đó là: Trấn Đông: đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Trấn Tây: đền Voi Phục (hiện nằm trong khuôn viên Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Trấn Nam: đền Kim Liên, trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ thần Cao Sơn. Trấn Bắc: đền Quán Thánh (cuối đường Thanh Niên) thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền Bạch Mã, Thăng Long Đông trấn Đền Quán Thánh, Thăng Long Bắc trấn Đền Voi Phục, Thăng Long tứ trấn gồm bốn ngôi đền ở bốn phía trên vòng thành xác định địa giới Thăng Long, mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc riêng và ý nghĩa khác nhau nhưng cùng chức năng bảo vệ kinh thành và hợp lại cho thấy ý thức của nhà Lý về việc xây dựng một nền văn hoá Đại Việt tiên tiến trên cơ sở Phát huy vốn cổ truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa nhân loại. Đó là các đền Voi Phục, đền Kim Liên, đền Bạch Mã và đền Quán Thánh. Đền Voi Phục ở công viên Thủ Lệ cạnh cửa Ô Cầu Giấy phía tây kinh thành, xây trên bờ hồ. Nơi đây ngay trước khi được mở rộng thành vườn bách thú, vốn đã là một vườn hoa tự nhiên, cây cối um tùm cũng soi bóng mặt hồ, cảnh vật có phần hoang sơ hàm chứa một vẻ huyền bí, như kết tụ linh khí đất trời, là thắng cảnh truyền đời. Đền Kim Liên thuộc làng Kim Liên phường Phương Liên ở phía Nam thành phố. Đền xưa đã bị phá chỉ còn toà miếu nhỏ với tấm bia rất lớn được khắc và dựng từ năm Hồng Thuận 3 (1510) ghi lại bài văn dài Cao Sơn đại vương thần bi minh trích tự. Mặt sau ghi thêm ít dòng nữa vào năm Cảnh Hưng 33 (1772) cho biết bia này vốn ở Phụng Hoá, sau trôi nổi về bến Bồ Đề, vào đời Hoằng Định dân bản phường vớt lên đưa về chùa, sau thấy thiêng lại rước ra đặt ở bên trái đình, đúng như ngày nay còn thấy, có cây đa cổ thụ trùm lên càng tạo vẻ cổ kính và thiêng liêng, đúng là nơi cư trú của thần linh. Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, xưa thuộc phường Hà Khẩu trên bờ sông Hồng cạnh cửa sông Tô Lịch, thuộc phía đông kinh thành là nơi thờ thần Long Đỗ với hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương. Đền Quán Thánh ở góc đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, bên sườn hồ Trúc Bạch nhìn ra Hồ Tây, ở phía bắc kinh thành. Đền thờ thần Huyền Thiên Chấn Vũ có nguồn gốc phương bắc đã hiển linh ở nước nam từng giúp các vua Hùng đánh giặc, lại theo sát lịch sử buổi đầu độc lập giúp dân trừ tà ma và chống hạn. Thăng Long tứ trấn Theo sử sách và các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Trong tín ngưỡng người Việt, ngay từ khi dựng đô, các vị vua đã tìm thấy niềm tin vào kinh thành bền vững một cách ngẫu nhiên, thấy các hướng đều có các vị Phúc Thần che chở, bảo vệ, tiêu biểu là các vị thần trấn giữ 4 phía Đông - Tây - Nam - Bắc dân gian quen gọi là “Thăng Long tứ trấn”, đó là thần Long Đỗ thờ ở đền Bạch Mã, thần Cao Sơn thờ ở đình Kim Liên, thần Linh Lang thờ ở đền Voi Phục và thần Trấn Vũ thờ ở đền Quán Thánh. Thăng Long tứ trấn - Văn hóa và lịch sử Đền Kim Liên là một trấn ở phía nam thành Thăng Long, cùng với đền Quán Thánh trấn phía bắc (còn gọi là Trấn Vũ), đền Bạch Mã ở phía đông, đền Voi Phục phía tây (còn gọi là Thủ Lệ, Linh Lang) họp thành Thăng Long tứ trấn tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ. Thăng Long có bốn vị thần Để có được một Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật và đậm nét văn hiến hôm nay người dân Hà Nội không bao giờ quên những truyền thuyết về các vị thần trấn giữ 4 hướng Thăng Long. Đền Quán Thánh Nằm bên góc đường Cổ Ngư xưa, nay là đường Thanh Niên, đền Quán Thánh ở một vị thế có phong cảnh hữu tình, cảnh quan thoáng đãng, gần sát hồ Tây và hồ Trúc Bạch góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính và thơ mộng. Đền Quán Thánh - Trấn Bắc của kinh thành Thăng Long xưa Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán là nơi thờ thánh Trấn Vũ tại Hà Nội. Tên đền có khi bị gọi nhầm là Quan Thánh. Đền Quan Thánh - Hà N._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30799.doc
Tài liệu liên quan