Thăm dò các biện pháp xử lý một số loại nước thải

Chương 1 tổng quan tài liệu  1.1. Nước thải và các đại lượng đánh giá độ ô nhiễm của nước thải 1.1.1. Khái niệm nước thải Nước thải là nước đã qua sử dụng, có thành phần phức tạp gồm cả chất vô cơ và hữu cơ, cùng với một tập đoàn vi sinh vật đa dạng [15]. Các chất thải nói trên có thể tồn tại ở dạng hòa tan hoặc các hạt keo lơ lửng [15]. Thành phần cụ thể của từng loại nước thải thì rất khác nhau và phụ thuộc hàng loạt yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nguồn gốc nước thải (sinh hoạt,

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thăm dò các biện pháp xử lý một số loại nước thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp, bệnh viện, làng nghề v.v...). 1.1.2. Các đặc trưng đánh giá độ ô nhiễm của nước thải Để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước người ta thường dùng các đặc trưng sau đây [5]: - Các đặc trưng vật lý: nhiệt độ, màu, mùi, vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ... - Các đặc trưng hoá học: độ pH, hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chỉ số BOD, COD, oxy hoà tan, dầu mỡ, sunphat, amôn, nitrit, nitrat, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều chất độc khác... - Các đặc trưng sinh học: coliform, số lượng Steptococus có nguồn gốc từ phân, tổng số vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, tổng số nấm men, nấm mốc... Tuy nhiên, các đặc trưng quan trọng nhất để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước bao gồm [3]: - Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD - Biochemical Oxygen Demand): đó là lượng ôxy cần thiết để oxy hóa sinh hoá (nhờ các vi sinh vật hiếu khí) các chất hữu cơ trong nước, trong một khoảng thời gian xác định. Nó đặc trưng cho lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hiếu khí. Thông thường đối với nước thải sinh hoạt, để phân huỷ hết các chất bẩn hữu cơ đòi hỏi thời gian 20 ngày (BOD20 hay BOD toàn phần). Trong thực tế, người ta chỉ xác định BOD5 tương ứng với 5 ngày đầu nuôi ở 200C. Quá trình oxy hoá sinh học thể hiện qua phản ứng sau đây: CO2 + H2O + NH3 + Sinh khối (tế bào mới) Sản phẩm của tế bào Vi sinh vật Chất hữu cơ + O2 BOD được dùng để đánh giá độ nhiễm bẩn của nước thải, BOD càng cao thì mức độ nhiễm bẩn càng lớn. Đơn vị tính BOD thường sử dụng là mg/l. Trong các hệ thống xử lý người ta có thể sử dụng đơn vị là kg/m3. - Nhu cầu oxy hoá học (COD - Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoá học các chất hữu cơ thành CO2 và H2O. Phản ứng oxy hoá hoá học được thực hiện theo phương trình có dạng sau đây: Hợp chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ CO2 + H2O + Cr3+ Nhu cầu oxy hoá học càng lớn thì mức độ ô nhiễm của nước thải càng cao. Đơn vị tính COD thường là mg/l. Cùng với BOD thì COD là thông số cơ bản trong việc quy định tiêu chuẩn và phân loại nước thải. Chỉ số COD biểu thị cả lượng chất hữu cơ không thể và có thể bị oxy hoá bởi vi sinh vật, do đó có giá trị cao hơn BOD. - Chất rắn tổng số (TS - Total Solid): là toàn bộ lượng chất rắn ở dạng lơ lửng và hoà tan. Nước có hàm lượng chất rắn cao là nước kém chất lượng và có thể bị ô nhiễm. TS được xác định bằng khối lượng chất khô còn lại khi cho bốc hơi hết nước trong nước thải (sấy ở 1030C - 1050C đến trọng lượng không đổi). Đơn vị tính: mg/l. - Chất rắn huyền phù (SS - Suspended Solid): Là lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải được giữ trên giấy lọc và được sấy ở 1030C - 1050C đến trọng lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. Chất rắn huyền phù thường làm nước đục hoặc bẩn, không thể dùng cho sinh hoạt. - Chất rắn hoà tan (DS - Dissolved Solid): DS = TS - SS (mg/l), là chất rắn hoà tan trong nước thường không gây màu cho nước và không phát hiện được bằng mắt thường nhưng chúng có thể gây nên mùi, vị khó chịu. 1.2. Phân loại nước thải, nguồn gốc ô nhiễm và các đặc tính của nước thải Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý. Như vậy, có thể phân loại nước thải thành nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. 1.2.1. Nước thải sinh hoạt Đó là nước thải từ khu dân cư, khu vực thương mại, khu vực công sở, trường học, bệnh viện, các cơ sở tương tự khác. Nước thải sinh hoạt ở các đô thị đông dân là nguồn nước thải lớn nhất. Đặc điểm cơ bản của nước thải này là chứa chủ yếu các loại chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học (protein, lipit, cacbonhydrat, …), chất vô cơ (photphat, nitrat, …), vi khuẩn gây bệnh, chất rắn, và có mùi khó chịu (H2S, NH3, …). Trong nước thải sinh hoạt có chứa khoảng 58% các chất hữu cơ, 42% các chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật. Các chất hữu cơ phân bố nhiều ở dạng keo và không tan. Trong 100ml nước thải sinh hoạt chứa 109 - 1010 vi khuẩn, 106 - 109 thuộc nhóm coliorm trong đó 105 - 106 Escherichia coli [6]. Trong nước thải loại này cũng chứa một lượng khá lớn virut. Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau [5]: COD = 500 mg/l, BOD5 = 250 mg/l, SS = 220 mg/l, photpho = 8 mg/l, nitơ = 40 mg/l, pH = 6,8. 1.2.2. Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất là nước thải từ các cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, ... [6]. Nước thải công nghiệp thường chứa các hoá chất độc hại (kim loại nặng: Pb, Hg, Cd, Cr, ...), các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học (phenol, chất hoạt động bề mặt, ...), chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học từ các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm. Nước thải sản xuất không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm (đường, bia, sữa,...) chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sunphua, nước thải của các xí nghiệp acqui có nồng độ axit, chì cao,... Tính chất đặc biệt của nước thải một số ngành công nghiệp được thể hiện trong bảng 1 [6]. Bảng 1: Tính chất đặc trưng của nước thải một số nghành công nghiệp Các thông số Chế biến sữa Sản xuất thịt hộp Dệt sợi tổng hợp Sản xuất clorophenol BOD5, mg/l 1.000 1.400 1.500 4.300 COD, mg/l 1.900 2.100 3.300 5.400 Tổng chất rắn, mg/l 1.600 3.300 8.000 53.000 Chất rắn huyền phù, mg/l 300 1.000 2.000 1.200 Nitơ, mg/l 50 150 30 0 Photpho, mg/l 12 16 0 0 pH 7 7 5 7 Nhiệt độ, 0C 29 28 - 17 1.3. Các phương pháp xử lý nước thải Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau, nhưng có thể chia thành nhiều nhóm phương pháp như sau: phương pháp xử lý cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp sinh học. Việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp phải dựa vào lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, bản chất các chất bẩn, mức độ cần thiết xử lý nước thải và nhiều yếu tố khác có liên quan. 1.3.1. Phương pháp cơ học Phương pháp này dùng để loại các tạp chất không tan trong nước. Đây thường là giai đoạn sơ bộ, ít khi là giai đoạn kết thúc của quá trình xử lý nước thải [10]. Các phương pháp cơ học thường dùng là: lọc qua lưới, lắng, xiclon thuỷ lực và quay li tâm. Phương pháp này có thể loại bỏ tới 60% các tạp chất không hòa tan trong nước thải và giảm tới 20% BOD [10]. Để tăng hiệu suất công trình xử lý cơ học có thể ứng dụng nhiều biện pháp tăng cường như làm thoáng sơ bộ, làm thoáng đông tụ sinh học, khi đó hiệu suất lắng đạt tới 75% và hàm lượng BOD giảm 40 - 50% [5]. 1.3.2. Phương pháp hoá học Cơ sở của các phương pháp hoá học là các phản ứng hoá học của các chất bẩn với các hoá chất cho thêm vào. Những phản ứng xảy ra có thể là các phản ứng oxy hoá khử, các phản ứng tạo chất kết tủa hoặc các phản ứng phân huỷ chất độc hại. Các phương pháp hoá học là: oxy hoá, trung hoà, đông tụ (tụ keo), điện hoá. Thông thường, đi đôi với trung hòa đều kèm có quá trình đông tụ và nhiều hiện tượng vật lý khác. Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng phương pháp hoá - lý để xử lý một số loại nước thải công nghiệp [17], dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình keo tụ, hấp thụ, trích ly, bay hơi, tuyển nổi, trao đổi ion, tinh thể hóa, màng bán thấm,... 1.3.3. Phương pháp sinh học Phương pháp sinh học thường để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hữu cơ hòa tan (đôi khi cả vô cơ) ra khỏi nước thải [6]. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào các hoạt động sống của vi sinh vật có khả năng phân huỷ các đại phân tử hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn, đồng thời chúng cũng sử dụng các chất có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng (nguồn cacbon, nitơ, photpho, kali,...). Trong quá trình đó, sinh khối của chúng tăng lên. Bởi vậy sản phẩm thu nhận từ phương pháp sinh học có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ. Các vi sinh vật quan trọng trong xử lý nước thải gồm rất nhiều loại khác nhau như: vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, động vật nguyên sinh, các thể kí sinh và cộng sinh, tảo,... , trong đó đóng vai trò chủ yếu là các vi khuẩn. Lê Văn Nhương và cộng sự đã nghiên cứu xử lý nước thải giầu tinh bột trong điều kiện hiếu khí khi sử dụng hệ vi khuẩn hiếu khí tự nhiên, hiệu quả xử lý là BOD giảm từ 80 đến 85% [11]. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình bao gồm 3 giai đoạn [9, 18]: - Giai đoạn 1: Chất hữu cơ khuếch tán và tiếp xúc lên bề mặt vi sinh vật. Hiệu quả của công đoạn này phụ thuộc vào các quy luật khuếch tán và trạng thái động của môi trường. - Giai đoạn 2: Chất hữu cơ di chuyển qua màng bán thấm của tế bào. - Giai đoạn 3: Chuyển hóa các chất trong tế bào, tạo ra năng lượng cho quá trình sinh sản và phát triển của tế bào. Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng nhất. Nước thải sản xuất sau khi đã xử lý bằng phương pháp sinh học có thể được xả ra các thuỷ vực. Trong một số trường hợp cụ thể người ta còn thực hiện giai đoạn khử trùng trước khi xả ra sông, ao, hồ. Từ những năm 1960 đã có những công trình nghiên cứu về xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Phương pháp xử lý sinh học kết hợp với xử lý hoá học cũng thu được kết quả tốt: hiệu quả xử lý BOD5 đạt 70 - 90%, COD đạt 50 - 90%. Kotsyurbeko và cộng sự (1995) đã phân lập được các chủng vi sinh vật để bổ sung vào bể xử lý, hiệu quả xử lý cao hơn đối chứng (theo BOD5) từ 20% đến 30% [23]. Có 2 nhóm phương pháp xử lý nước thải cơ bản theo nguyên tắc sinh học: - Nhóm phương pháp kỵ khí (anaerobic). - Nhóm phương pháp hiếu khí (aerobic). 1.3.3.1. Phương pháp kỵ khí Đây là một trong các quá trình cổ xưa nhất được sử dụng để xử lý nước thải có độ nhiễm bẩn cao, có khả năng thu hồi năng lượng, tạo ra ít bùn, khả năng phân huỷ hữu cơ tới 75% và tạo ra khí thải [21]. Trong quá trình xử lý, vi khuẩn yếm khí (hiếu khí tuỳ tiện và kỵ khí) được nuôi trong điều kiện kỵ khí có khuấy trộn, chất hữu cơ được phân giải tới CO2, CH4, H2S, axit hữu cơ,... Sự chuyển hoá sinh học của các chất hữu cơ trong quá trình phân huỷ kỵ khí diễn ra theo 3 bước [25]: - Bước 1- Thuỷ phân: là sự chuyển hoá những phức chất có trọng lượng phân tử lớn thành những phân tử nhỏ hơn. ở bước này, một số loài vi khuẩn có khả năng tấn công các polime, phân cắt thành các monome ngay cả khi các chất này ở thể rắn. - Bước 2 - Lên men tạo axit: Là sự chuyển hoá các sản phẩm của bước 1 thành các chất trung gian có phân tử lượng thấp hơn nữa nhờ vi khuẩn. Do hoạt động trao đổi chất của nhóm vi khuẩn này, trong hỗn dịch sẽ xuất hiện các loại sản phẩm cuối cùng ở dạng khử, đó là các axit béo bay hơi, etanol, các axit hữu cơ. Quá trình này xảy ra qua 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Thực hiện trong bể kín (nhiệt độ 27 - 300C trong thời gian 3 - 7 ngày), ở đây phần lớn các chất bị thuỷ phân và tạo thành khí. + Giai đoạn 2: Tiến hành trong bể hở (20 ngày), không làm nóng, phân huỷ chậm, bùn bị nén vào nước. - Bước 3 - Lên men tạo metan: Là sự chuyển hóa các phức chất trung gian thành sản phẩm cuối cùng đơn giản hơn là CH4, khí CO2, nhờ vi khuẩn. Việc lên men metan nhạy cảm với sự thay đổi pH; pH tối ưu cho quá trình này là 6,8 - 7,4. Ví dụ một phản ứng metan hoá: Methanosarcina CH3OOH CH4 + O2 Các vi khuẩn sinh metan sinh trưởng kỵ khí hoàn toàn, chúng là các vi khuẩn cổ, hình que hoặc hình cầu. Vi khuẩn quan trọng nhất trong nhóm sinh metan là nhóm sử dụng hydro và axit axetic. Tốc độ phát triển của chúng chậm làm hạn chế tốc độ xử lý kỵ khí. Đây có thể coi là nhược điểm chính của phương pháp này [25, 27]. 1.3.3.2. Các phương pháp hiếu khí Nguyên tắc: Các chất hữu cơ được phần lớn các vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí tuỳ tiện trong nước thải dùng làm nguồn cacbon, nitơ để sinh trưởng, tạo thành sinh khối. Trong quá trình đó chúng oxy hoá các chất này thành các sản phẩm khác nhau và sản phẩm cuối cùng chủ yếu là các hợp chất ít năng lượng như: NO3-, SO42-, CO2, H2O và NH3. Rất nhiều sản phẩm trung gian cũng được tạo thành trước khi tạo ra các sản phảm cuối cùng. Chất sau cùng được một nhóm vi sinh vật khác, ví dụ như vi khuẩn nitrat hoá tự dưỡng oxy hoá tiếp như sau [13]: 2NO2- + O2 2NH4+ + 3O2 2NO2- + 4H+ + 2H2O + Năng lượng Nitrosomonas 2NO3- Nitrobacter Tổng cộng: NH4+ + 2O2 Vi Khuẩn nitrat hoá NO3- + H+ + H2O + Năng lượng Điều kiện cần thiết cho quá trình là: pH = 5,5 - 9,0; oxy hoà tan > 0,5 mg/l; nhiệt độ 5 - 400C. Một số phương pháp phổ biến trong nhóm phương pháp hiếu khí là: a. Phương pháp bùn hoạt tính Phương pháp bùn hoạt tính dựa trên cơ sở tạo điều kiện thông khí tối ưu cho vi sinh vật hiếu khí trong nước thải sinh tổng hợp để chúng phân hủy chất hữu cơ trong đó. Trong quá trình này sẽ hình thành một loại bùn được gọi là bùn hoạt tính. Đó là một huyền dịch vi sinh vật, chủ yếu là bọn hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện dưới dạng bông màu vàng nâu, gồm các hạt có kích thước 3 - 150 àm, khi tụ hợp với nhau thì dễ lắng. Bùn hoạt tính gồm các vi khuẩn, nấm mem, nấm mốc, các nguyên sinh động vật, rong tảo,... phát triển thành khối nhầy và chắc. Các vi sinh vật làm sạch nước thải không chỉ đơn thuần là do chúng phân hủy các chất hữu cơ mà còn do chúng tạo bông và gắn kết các chất keo huyền phù vào trong những cuộn bông đó và lắng xuống bể phản ứng. Bản chất của quá trình này là sự bám của vi sinh thường làm tăng kích thước của hạt nhờ việc hợp nhất các hạt nhỏ thành các hạt lớn. Chẳng hạn, nấm nhờ rễ giả hoặc sợi nấm có thể giữ nhiều hạt và cuối cùng liên kết chúng với nhau; vi khuẩn có tiên mao hoặc vi khuẩn tạo chất nhầy cũng gây hiệu quả tương tự. Phương pháp này được sử dụng phổ biến để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Với mỗi loại nước thải có một hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính riêng, nhưng về cơ bản thì chúng có sơ đồ hệ thống chung nhất như sau (hình 1) [13]. Hình 1: Sơ đồ nguyên lý của các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính Bể sục khí Bể lắng Nước thải đã xử lý Bùn Bùn hồi lưu Nước thải Không khí Người ta cũng có thể xử lý nước thải sơ bộ trước khi cho vào bể sục khí bằng cách cho nước thải đi qua hệ thống: sàng chắn - bể chứa - bể lắng sơ bộ. Ngoài ra, nước sau khi đi ra khỏi bể lắng có thể được xử lý thêm nhờ công đoạn sục Cl2, nhằm khử trùng để tạo nguồn nước sinh hoạt. b. Các phương pháp màng sinh học Màng sinh học là một hệ thống vi sinh vật phát triển trên bề mặt các hạt vật liệu xốp, tạo thành màng dầy 1 - 3 mm. Màng sinh học bao gồm các vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, các động vật bậc thấp,... Cơ sở của phương pháp này là vi sinh vật được cố định trên mặt của chất mang. Tại đó, các hợp chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân giải. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chủ yếu nhờ sự có mặt của vi sinh vật hiếu khí trên bề mặt màng và vì vậy chúng được phân giải tới CO2 và nước. Ngoài ra trong lớp sâu của màng có chứa các vi sinh vật kỵ khí đóng vai trò phân giải chất hữu cơ thành H2S, NH4+, axit hữu cơ. Theo thời gian, màng sinh học dần dầy lên, trở nên “già” và sẽ bong ra, trôi theo dòng nước thải, nhường chỗ cho lớp màng mỏng bám lại và tiếp tục phát triển. Phương pháp màng sinh học có thể giảm được 80 - 90% BOD, 70 - 90% COD và loại bỏ được 90 - 95% vi sinh vật có trong nước thải [20]. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thu được hiệu quả cao khi xử lý những nước thải có độ nhiễm bẩn thấp. c. Phương pháp hồ sinh học Đây là phương pháp xử lý hiếu khí đơn giản nhất, bao gồm một loại bể chứa nước thải trong nhiều ngày, oxy được tạo ra qua hoạt động tự nhiên. Bể chứa nước thải Nước thải đã xử lý Nước thải CO2 O2 ánh sáng Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay còn rất nhiều phương pháp xử lý sinh học khác đang được áp dụng như: phương pháp đĩa sinh học, phin lọc nhúng chìm, phin lọc kiểu tang trống v.v... 1.4. Tình hình nghiên cứu và xử lý nước thải hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu và bảo vệ môi trường đã được chú ý từ lâu, đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển. ở úc, có biện pháp xử lý nước thải bằng các bể chứa kết hợp các phương pháp lọc qua đồng cỏ hoặc qua đất, độ rộng khoảng 7300 ha [26]. ở Brazin, đã xây dựng 33 hồ ổn định nước thải ở các vùng khác nhau [24]. ở Arizona, Mĩ, đã phát triển hệ thống xử lý gọi là probiotics. Hệ thống này sử dụng màng sinh học chuyển hoá kỵ khí chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4 và các khí khác, đặc biệt là không tạo mùi, giảm bùn, dễ nạo vét và dễ bơm [28]. Tại ấn Độ, Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Môi trường đã lắp đặt hệ thống xử lý cống thải, sử dụng quá trình sinh học là sự lên men mêtan với tốc độ cao, dựa trên cơ sở kỵ khí có màng sinh học [5]. Hiện nay, ở một số nước Đông Nam á đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong công nghệ xử lý nước thải, điển hình như Thái Lan, Singapo,... Tại Thái Lan, hiện tại đã xây dựng được rất nhiều nhà máy xử lý nước thải, trong đó có những hệ thống lớn, có diện tích 1000km2, xử lý nước thải của trên 6000 nhà máy cùng nước thải sinh hoạt [29]. 1.4.2. ở Việt Nam ở Việt Nam, mức độ phát triển công nghiệp chưa phải là cao so với các nước khác, trình độ về xử lý nước thải còn thấp, nguy hiểm hơn là sự hiểu biết về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nhiều người còn chưa đúng mức. Năm 1993 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật bảo vệ môi trường và năm 1994 Chính phủ có Nghị Định số 175/CP hướng dẫn thi hành bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất đã có hệ thống xử lý nước thải kết hợp xử lý kỵ khí với hiếu khí như: Nhà máy bia Việt Nam, Nhà máy bia Cần Thơ, Nhà máy Vedan (Đồng Nai), Công ty cao su Long Thành (Đồng Nai), Nhà máy sữa Hà Nội,... song tất cả các hệ thống này còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Gần đây, tại Việt Nam đã có những nhà máy xử lý nước thải hiện đại, sử dụng hoàn toàn hoặc phần lớn các công nghệ của nước ngoài do đó mức độ tự động hoá cao, tuy nhiên giá thành đắt, nhiều công nghệ không mang tính mở nên khó làm chủ hoàn toàn, chi phí nâng cấp, bảo trì lớn. Tại Hà Nội, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội được sự hỗ trợ của dự án môi trường Việt Nam - Canada (VCEP) giai đoạn II, đã chọn khu công nghiệp Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội làm nơi thử nghiệm về quản lý ô nhiễm nước thải công nghiệp (IMP). Năm 1996, Lâm Minh Triết và cộng sự đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp hồ sinh học để xử lý nước thải dầu mỏ, xí nghiệp đường - rượu - cồn, nhà máy giết mổ gia súc... đạt hiệu quả cao [16]. Xử lý nước thải bằng hồ sinh học cũng được áp dụng ở nhiều hộ nông dân, đó là mô hình VACB (vườn - ao - chuồng - biogas), trong đó nước thải chăn nuôi được cung cấp cho các hồ nuôi cá, trồng rau [7]. Mô hình này thích hợp với điều kiện Việt Nam vì nó vừa đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế và có tác dụng bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy, nhìn chung ở nước ta việc xử lý nước thải còn chưa được thực hiện ở nhiều nơi. Đặc biệt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp đang là vấn đề bức xúc và được quan tâm hàng đầu. Các nguồn nước thải này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt sản xuất và sức khoẻ của người dân. Từ năm 1999 đến nay, tại phòng Công Nghệ Tảo, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các nghiên cứu xử lý nước thải công nghiệp đã được tiến hành và thu được một số kết quả khả quan [4]. Nó là những đề tài thuộc Chương trình trọng điểm cấp nhà nước KC - 05 - 02. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6. Chuong 1(chính).doc
  • doc1.Bia lot - Sinh.doc
  • doc1.Bia lot - Sp.doc
  • doc2. Loi cam on.doc
  • doc3. Nh­ung chu viet tat.doc
  • doc4. Muc luc - ok.doc
  • doc5. Mo dau.doc
  • doc7. Chuong 2.doc
  • doc8. Chuong 3 - ok.doc
  • doc9'. Chuong 3 - SUA.doc
  • doc10. Ket luan va de nghi.doc
  • doc11. Tai lieu tham khao.doc
  • doc12. Phu luc.doc