LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài " Thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội.Thực trạng và giải pháp." là do em tự tìm tài liệu và viết dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và sự giúp đỡ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
Ký tên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NH: Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHN
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Chi nhánh Nam Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N: Ngân hàng Nhà nước
TCTD: Tổ chức tín dụng
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong giai đoạn hôi nhập WTO hoạt động đầu tư được đánh giá là động lực của sự phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu hàng đầu là phát triển và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới, có thể nói chưa bao giờ nhu cầu đầu tư lại to lớn và khẩn trương như hiện nay, nhất là khi mục tiêu nói trên lại được hướng tới trong một bối cảnh là xuất phát điểm của ta còn quá thấp. Bản thân vốn đầu tư luôn là một nguồn lực có hạn. Chính vì thế mà đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào lại thực sự là một vấn đề không hề đơn giản .
Tồn tại và vận hành trong nền kinh tế với tư cách là một chủ thể trung gian trong hoạt động tín dụng, là một kênh phân phối vốn của xẫ hội. Để có thể hoạt động hiệu quả, các ngân hàng không những cần phải làm tốt công tác vay mà cần phải làm tốt cả công tác cho vay của mình. Cho vay không chỉ đem lại nguồn lợi cho ngân hàng mà còn đặc biệt giúp các doanh nghiệp có đủ vốn để kinh doanh xây dựng và phát triển. Để có thể thực hiện tốt công tác “cho vay” đòi hỏi các ngân hàng phải có một nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư một cách hoàn thiện và chính xác, đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như sự an toàn của các ngân hàng thương mại. Trong các loại hình cho vay của ngân hàng thì cho vay trung và dài hạn các dự án đầu tư là loại hình cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro nhất đòi hỏi phải được quan tâm thẩm định một cách khoa học chính xác
Trong một thời gian được thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội, được tham gia các hoạt động trong phòng tín dụng em đã có những hiểu biết về hoạt động của ngân hàng, thấy được tầm quan trọng trong việc thẩm định các dự án vay vốn trung và dài hạn vì vậy em đã chọn đề tài: “Thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội.Thực trạng và giải pháp.’’ làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Đề tài có kết cấu hai chương :
Chương 1:Thực trạng thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Chương 2 :Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm DAĐT trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Bạch Nguyệt cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng tín dụng nói riêng và cán bộ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em thực tập tốt tại ngân hàng.
Do sự hạn chế về thời gian và kiến thức có hạn, trong chuyên đề còn có nhiều hạn chế, em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn
CHƯƠNG 1THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHNN&PTNT NAM HÀ NỘI
1.1. Tổng quan về chi nhánh NHNN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ngân hàng có bề dày truyền thống, với hệ thống các chi nhánh được phủ khắp các xã trong cả nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những doanh nghiệp nhà nước, một tổ chức tài chính mang tính chiến lược đầu tàu trong nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp ra đời là kênh phân phối, huy động tài chính với chức năng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn-lĩnh vực chủ yếu trong nền kinh tế của một nước đang phát triển như Việt Nam.
Với hệ thống chi nhánh không ngừng mở rộng, ngày 12/3/2001 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội được thành lập theo quyết định 48/QĐ-HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 06 /05/ 2001.
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là Chi nhánh phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam với mạng lưới ngoài trụ sở chính gồm 3 chi nhánh cấp 2 trong đó có phòng giao dịch số 6 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Khắc phục những khó khăn trong thời kì đầu mới thành lập, hoạt động của Chi nhánh luôn được điều chỉnh phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan, được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam và các Ngân hàng bạn đánh giá là một Chi nhánh hoạt động có quy mô lớn, đạt hiệu quả cao.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình. Vượt qua khó khăn thách thức thủa ban đầu, đóng góp của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội trong thời gian qua là rất đáng coi trọng. Trong những năm tới, Ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNN& PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Trong năm 2008 chi nhánh đã thành lập thêm phòng dịch vụ Marketting, nâng cấp 1 chi nhánh cấp II thành chi nhánh cấp I. Hiện tại, chi nhánh Nam Hà Nội gồm 7 phòng nghiệp vụ và 11 phòng giao dịch trên khắp địa bàn Hà nội. Tổng số lao động đến 31/12/2008 là 150 lao động, tăng 1 lao động so với năm 2007.
Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
Hội Sở
Phòng GD số 5 Thanh Xuân
Phòng GD số 6 - Đại học KTQD
Chi nhánh Nam Đô
Chi nhánh Tây Đô
Chi nhánh Giảng Võ
Ban lãnh đạo
Phòng dịch vụ Marketting
Phòng nguồn vốn
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính, nhân sự
Phòng kiểm tra, kiểm toán
Phòng GD số 4 Triệu Quốc Đạt
Phòng tín dụng
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Cũng như hệ thống các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội cũng thực hiện 3 chức năng cơ bản sau:
+ Là trung gian với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
+ Tạo phương tiện thanh toán nhanh gọn và thuận tiện cho khách hàng.
+ Trung gian thanh toán: Thay mặt khách hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.
Nhiệm vụ của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam giao phó.
Chi nhánh có 7 phòng chức năng
Phòng kế hoạch tổng hợp
Là phòng được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo thống kê, kế hoạch định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Phòng Kế toán- Ngân quĩ
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của Ngân hàng Nhà Nước, NHNN&PTNT Việt Nam.
Phòng tín dụng
Có chức năng thực hiện việc quyết định cho vay, đề xuất cho vay và đầu tư đối với những dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về qui định qui trình tín dụng, dịch vụ của ngân hàng
Phối hợp với các phòng khác theo qui trình tín dụng, tham gia ý kiến trong qui trình tín dụng, quản lí rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, nhằm đảm bảo Ngân hàng làm ăn có lãi, gảm thiểu nợ xấu, nợ khó đòi.
Phòng dịch vụ Marketting
Trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng( tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán chuyển tiền…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hưỡng dẫn cải tiến không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo qui định của NHNo
Phòng Hành chính và Nhân sự
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quí của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ
Chức năng của phòng là kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo; giám sát việc chấp hành quy định của NHNo về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng…
Xây dựng chương trình công tác năm, quí, tháng phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo.
Phòng Kinh doanh ngoại hối
Khai thác ngoại tệ hợp lý vế giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tín dụng bảo lãnh ngoại tệ, mở tài khoản khách hàng nước ngoài
1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh.
Tình hình huy động vốn
Bảng 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2008
(đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
TH
KH
TH
KH
I. Tổng nguồn vốn
7953
8320
6686
6994
9092
1.Nguồn vốn huy động tại đp
5767
6134
4500
4787
5906
+Nội tệ
5187
5562
3749
4207
4766
+Ngoại tệ
580
572
751
580
1140
Nguồn vốn huy động trái phiếu TW
2186
2186
2186
2207
3186
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNH&PTNT Nam Hà Nội)
Năm 2007 và 2008 tổng nguồn vốn của NHNN Chi nhánh Nam Hà Nội đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 8320 tỷ, trong đó: nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 6134 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2006 và vượt 36% KH giao. Nguồn nội tệ đạt 5562 tỷ đồng, tăng 7% sô với năm 2006 và vượt 48% kế hoạch giao. Nguồn ngoại tệ đạt 572 tỷ đồng bằng 99% so với năm 2006
Năm 2008 tổng nguồn vốn là 6994 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 4787 tỷ, giảm 514 tỷ so với năm 2007, vượt 1119 tỷ so với kế hoạch và đạt 130% kế hoạch năm.
- Nguồn nội tệ đạt 4207 tỷ giảm 559 tỷ so với năm 2007, vượt 1007 tỷ so với kế hoạch và đạt 131% KH năm., chiếm 88% tổng nguồn vốn tại địa phương.
- Nguồn ngoại tệ USD đạt 31679 ngàn USD tương đương 538 tỷ đồng, giảm 33 ngàn USD so với năm 2007, vượt 5679 ngàn USD so với KH, đạt 122% KH năm, chiếm tỷ trọng 11% tổng nguồn vốn tại địa phương.
- Nguồn ngoại tệ EUR: Đạt 1789 ngàn EUR tương đương với 43 tỷ đồng, tăng 653 ngàn EUR tương đương 57% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 1% nguồn vốn.
Bảng 2:Tính chất và thời hạn huy động nguồn vốn
(Đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
I. Tổng nguồn vốn
7953
8320
6994
1. Tiền gửi, tiền vay các TCTD
824
572
353
Tỷ trọngTGTCTD
10%
7%
5%
2. Tiền gửi các TCKT
2903
3565
3126
Tỷ trọng TGTCKT
37%
43%
44,7%
3. Tiền gửi dân cư
4226
4128
1308
Tỷ trọng TG dân cư
53%
50%
50,3%
+TG có kỳ hạn<12 tháng
1489
1591
+TG có kỳ hạn>= 12 tháng
5275
5491
Tỷ trọng vốn trung và dài hạn
85%
85%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNH&PTNT Nam Hà Nội)
Năm 2007, TGTCTD là 573 tỷ chiếm 7% tổng nguồn vốn giảm 252 tỷ so với năm 2006 tỷ trọng 5% tổng nguồn vốn bằng 99% năm 2006.
- Tiền gửi TCKT có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2006. Đến năm 2007, TGTCKT là 3565 tỷ tăng 662 tỷ với tốc độ tăng 23% so với năm 2006
- TGDC có xu hướng giảm so với năm trước. Năm 2007, TGDC là 4182 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50% tổng nguồn và bằng 99% năm 2006. Nguyên nhân là do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nguồn ngoại tệ huy động từ trong dân cư lại có xu hướng tăng so với năm trước, đạt 452 tỷ và tăng 4 tỷ so với năm 2006.
Năm 2008, nguồn tiền gửi tiền vay tổ chức tín dụng là 353 tỷ, chiếm tỷ trọng7% nguồn vốn tại địa phương
- Nguồn tiền gửi của TCKT: là 3126 tỷ, tăng 294 tỷ tương đương 10% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 65% nguồn vốn tại địa phương.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư: 1308 tỷ, giảm 590 tỷ so với năm trước và bằng 85% kế hoach năm, chiếm tỷ trọng 28% nguồn vốn tại địa phương.
Tiền gủi dân cư năm 2008 của chi nhánh tăng 310 tỷ so với năm 2007 là do có 900 tỷ trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi của công ty chứng khoán NHNo Việt Nam, Ngân hàng kỹ thương, Eximbank đã tất toán năm 2008.
Tình hình tín dụng
Công tác tín dụng được coi là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng, là một kênh đầu tư chủ yếu nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn huy động.
Bảng 3 :Tình hình tín dụng phân theo thời gian từ năm 2006-2008
(Đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dư nợ tại đp
1601
1945
1839
- Ngắn hạn
952
863
1103
- Trung hạn
88
108
59
- Dài hạn
561
973
677
Tỷ trọng vốn trung và dài hạn
41%
56%
40%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNH&PTNT Nam Hà Nội)
Năm 2007, cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam HÀ Nội đã thay đổi đáng kể. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉi đạo của Hội đồng quản trị ( thực hiện là 56%, KH giao là 57%)Việc tăng dư nợ trung và dài hạn là do giải ngân dự án mua Tàu chở dầu của Công ty Vận tải Biển Đông( tăng 200 tỷ đồng), DA ENZO Việt (77 tỷ), DA Trường ĐH Thăng Long (49 tỷ)
Tổng dư nợ năm 2008 là 2350 tỷ đồng, trong đó dư nợ tại địa phương là 1939 tỷ, tăng 135 tỷ so với năm trước, giảm 29 tỷ so với KH và bằng 98% KH năm
Dư nợ VNĐ : 1421 tỷ, tăng 607 tỷ so với năm trước, tăng 21 tỷ so với KH và vượt 1% so với KH năm, chiếm tỷ trọng 77% tổng dư nợ
- Dư nợ trung hạn là 54 tỷ, giảm 22 tỷ so với năm trước, giảm 26 tỷ so với KH và bằng 68% KH năm
-Dư nợ dài hạn 334 tỷ, tăng 147 tỷ so với năm trước , giảm 65 tỷ so với Kh và bằng 84% KH năm.
Dư nợ USD tương đương với 339 tỷ đồng, giảm 30416 ngàn USD so với năm trước, giảm 3025 ngàn so với KH và bằng 87% KH năm. Dư nợ USD chiếm tỷ trọng 18% tổng dư nợ địa phương
Dư nợ EUR : 3330 ngàn EUR tương đương 80 tỷ đồng, tăng 62 ngàn EUR so với năm trước, chiếm tỷ trọng 4% tổng dư nợ địa phương, toàn bộ là phần dư nợ dài hạn
Tình hình nợ xấu
Bảng 4 : Tình hình nợ xấu năm 2006-2008
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tuyệt đối
28.691
25.359
25.367
Tỷ lệ
1,79%
1,30%
1,38%
(nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNH&PTNT Nam Hà Nội)
Nhìn chung trong các năm tỷ nợ xấu của chi nhánh Nam Hà Nội đều thấp hơn mức cho phép của trụ sở chính (3%).
Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng từ 0,5% năm 2005 lên 1,79%. Việc tăng này chủ yếu do nợ xấu phát sinh vào thời điểm cuối năm, do chỉ đạo của tổng giám đốc về tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.
So với năm 2006, năm 2007 nợ xấu của chi nhánh giảm 3.332trđ.và giảm so với kế hoạch được giao( 2%)
Nợ xấu toàn Chi nhánh năm 2008 là 25.367 trđ, bằng năm trước. Tỷ lệ nợ xấu là 1,38%, giảm 0,09% so với năm trước và giảm 5,62% so với KH giao.
Kết quả tài chính
Bảng 5: Báo cáo kết quả tài chính giai đoạn 2006-2008
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
So 2005
Năm 2007
So 2006
Năm 2008
So 2007
Tổng thu
556.189
140%
738.093
133%
592.083
89%
Tổng chi
461.630
140%
634.409
137%
464.823
79%
Quỹ thu nhập
94.559
138%
103684
110%
127.268
178%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNH&PTNT Nam Hà Nội)
Tổng thu năm 2006 đạt 556189 trđ, tăng 223,260 trđ so với năm truớc vaới tốc độ tốc độ tăng 67%. Trong đó hoạt động tín dụng 529102 trđ, chiếm tỷ lệ 95% ; Thu dịch vụ 18.288 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,3%/ tổng thu(bằng 16,11% thu nhập rồng)
Tổng chi năm 2006 là 461.630 trđ, tăng 187.145 trđ so với năm trước với tốc độ tăng 68%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 433.362 trđ, chiếm tỷ lệ 94%tổng chi, trích thêm quĩ dự phòng rủi ro 7.163trđ
Tổng thu năm 2007 đạt 738.093 trđ, tăng 181.904 trđ so với năm trước với tốc độ tăng 33%. Trong đó thu do lãi vay là 691.702 trđ, chiếm 94% tổng thu ; thu dịch vụ 18.899 trđ, chiếm 2,6% tổng thu( bằng 12,20% thu nhập ròng)
Tổng chi năm 2007 là 634.409 trđ, tăng 172.779 trđ so với năm trước với tốc đọ tăng 37%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 550659, chiếm 87%
Năm 2008
Tổng thu 592.083 trđ, bằng 89% so với năm 2007. Trong đó :
+Thu tín dụng :541.704 trđ, bằng 85% so với năm trước.
+Thu dịch vụ : 25.198 trđ, bằng 135% so với năm trước.
Tổng thu năm 2008 giảm so với năm trước do Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, NHNNo Việt Nam đã yêu cầu chi nhánh giảm dư nợ 200 tỷ vào tháng 5/2008.
Tổng chi cũng giảm so với năm trước do chi nhánh thực hiện tiết kiệm, giảm chi phí một cách hợp lý, điều hành cơ cấu vốn hợp lí
Công tác khác
Công tác thanh toán quốc tế
Bảng 6 :Công tác thanh toán quốc tế 2006-2008
(Đơn vị tính : 1000USD)
Chỉ tiêu
Năm 2006
So 2005
Năm 2007
So 2006
Năm 2008
So 2007
TT Hàng nhập
103.447
34.628
147.997
44.550
73.750
(74247)
TT Hàng xuất
59.099
10.868
92.967
33.868
112.322
19.355
Mua ngoại tệ
107.263
8.499
154.273
47010
162.758
8485
Bán ngoại tệ
109.404
8.262
154.287
44883
159.687
5400
Thu dịch vụ
209
102%
300
144%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNH&PTNT Nam Hà Nội)
Năm 2005 Chi nhánh là đơn vị dẫn đầu hệ thống về kinh doanh ngoại hối và TTQT- Nam Hà Nội đã chú trọng phát triển công tác kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết mọi vướng mắc trong thanh toán quốc tế. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 12% so với năm 2005. Năm 2007 thu dịch vụ tăng 44% so với năm 2006.
1.2 Thực trạng thẩm định các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội.
1.2.1 Đặc điểm và sự cần thiết của thẩm định các dự án của các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn
1.2.1.1 Đặc điểm của các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn
Tín dụng trung – dài hạn là các khoản cho vay có kì hạn trên một năm được coi là tín dụng trung hạn và từ 5 năm trở lên được coi là tín dụng dài hạn. Tín dụng trung – dài hạn nhằm thoả mãn các nhu cầu về mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất của một doanh nghiệp và một phần vốn lưu động tối thiểu của một doanh nghiệp.
Dự án trung hạn là những dự án có thời gian thực hiện từ 5 đến 10 năm.
Dự án dài hạn là những dự án có thời gian thực hiện lớn hơn 10 năm.
Do những dự án trung và dài hạn có thời gian thực hiện tương đối dài vì vậy ẩn chứa rất nhiều yếu tố bất định rủi ro từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu đưa dự án đầu tư vào thực hiện.
Từ những đặc điểm đó của nhữn dự án trung và dài hạn nên các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn cũng có những đặc điểm khác biệt so với các dự án vay vốn ngắn hạn khác
* Giá trị khoản vay lớn
Các dự án trung và dài hạn thường là những dự án xây dựng đầu tư cơ bản kéo dài. Các dự án này cần đòi hỏi một khoản đầu tư lớn phân bổ trong quá trình thực hiện dự án. Nguồn vốn tự có của các chủ đầu tư khó có thể đáp ứng được nhu cầu của dự án vì vậy rất cần đến sự tài trợ của các Ngân hàng, số tiền đó là rất lớn có thể chiếm trên 50% vốn của dự án.
*Thời gian vay dài
Dự án trung và dài hạn có thời hạn đầu tư kéo dài, nguồn vốn đầu tư lớn nên thời gian thu hồi vốn của dự án cũng rất chậm vì vậy nên đòi hỏi các ngân hàng phải tài trợ vốn trong một thời gian dài
*Mức độ rủi ro cao
Giá trị khoản vay lớn, thời gian vay dài ẩn chưa nhiều rủi ro với dự án và khi dự án gặp rủi ro thì khả năng trả nợ và tiến độ trả nợ cũng bị ảnh hưởng. Mức độ rủi ro của dự án vay vốn cũng chính là rủi ro với các ngân hàng cho vay
*Lãi suất vay cao
*Thời gian hoàn vốn chậm
1.2.1.2 Sự cần thiết của tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp
Tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp cổ phần lớn… ngày càng trở thành một nguồn vốn vô cùng quan trọng. Các doanh nghệp rất cần nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn này để thực hiện công cuộc đầu tư của mình. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn đựoc sử dụng cho việc mua sắm nhà xưởng, máy móc, thiết bị cảu các doanh nghiệp để cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc để mở rông thị trường, chiếm lĩnh thị trường mới. Có thể nói rằng tín dụng trung và dài hạn là người trợ thủ đắc lực của của các doanh nghiệp trong việc thoả mãn các cơ hội kinh doanh.
Tín dụng trung và dài hạn tài trợ vốn cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài giúp các doanh nghiệp thực hiện được các dự án lớn có khả năng sinh lời cao. Khi có cơ hội kinh doanh các doanh nghiệp cần phải mở rộng sản xuất gia tăng lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường, khi có cơ hội sản xuất không còn vốn được hoàn trả ngân hàng cho vay. Đây là một ưu thế của vốn trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp nói riêng và cả xã hội nói chung .
1.2.2 Thực trạng thẩm định các dự án đầu tư trung và dài hạn
Bảng7: Báo cáo tiến độ giải ngân các dự án trung và dài hạn
(Đơn vị : tỷ đồng)
STT
Tên dự án
Tổng mức đầu tư
Số tiền được NH phê duyệt cho vay
Số tiền đã giải ngân
Dư nợ
A
Trong quyền phán quyết
I
Nội tệ
1
Trường PTDL Phương Nam
19,800
13,000
12,071
10,562
2
Đại học DL Thăng Long
136,000
95,000
111,148
111,148
3
Cty ĐT&PT Hoà Bình
31,741
17,741
11,118
11,118
B
Vượt quyền phán quyết (NHNoVN phê duyệt)
I
Nội tệ
1
DA xây dựng nhà máy thuỷ điện Bắc Bình
590,000
100,000
50,261
50,261
2
Da xây dựng nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt
1,600,000
197,000
69,574
69,574
3
DA xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng
9,670,000
250,000
102,145
102,145
II
Ngoại tệ
1
DA mua tàu chở dầu sản phẩm trọng tải 47.084DWT
47,300
14,700
14,700
12,968
2
DA xây dựng nhà máy cán nóng thép tấm Quảng Ninh
38,100
2,800
2,800
2,508
3
DA xây dựng nhà máy dệt nhuộm Enzo Việt
32,806
5,000
4,959
Từ khi thành lập từ năm 2001 đến nay, chi nhánh Nam Hà Nội đã phê duyệt cho vay 9 dự án trung và dài hạn, trong đó có những dự án với lượng vốn cho vay lớn như DA xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Da xây dựng nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt, DA xây dựng nhà máy thuỷ điện Bắc Bình…chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng
1.2.2.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư áp dụng tại Chi nhánh
Tiếp xúc KH và hướng dẫn KH về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
TĐ KH vay vốn ( CĐT dự án)
TĐDA tính toán các chỉ tiêu hiệu quả TC
TĐ bảo đảm tiền vay
Thẩm định dự án- Nắm thông tin chung về DA
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
Tái thẩm định
+ Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
+ Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư
Kiểm tra, xác minh thông tin
Phân tích ngành
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt
Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư
Các biện pháp bảo đảm tiền vay
Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Lập báo cáo thẩm định cho vay
+Tái thẩm định khoản vay
Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh/TTĐH
Phê duyệt khoản vay
Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm
Tuân thủ thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay
+Giải ngân
Kiểm tra, giám sát khoản vay
Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh
Thanh lý hợp đồng tín dụng
1.2.2.2 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Một dự án đầu tư sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi có phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của dự án được xem xét. Những phương pháp được sử dụng đó là các phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án, phương pháp thẩm định theo trình tự.
+) Phương pháp so sánh các chỉ tiêu.
Đây là một phương pháp phổ biến, đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang được xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và xác định các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để ra quyết định đầu tư được chính xác.
Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau đây:
+ Do Nhà nước quy định hoặc điều kiện về tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
+ Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị theo chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.
+ Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi.
+ Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
+ Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý... của ngành theo các định mưc kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.
+ Các điều lệ tài chính doanh nghiệp theo thông lệ phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
+ Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án.
Trong việc sử dụng phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh và phải biết vận dụng trong điều kiện, đặc điểm phù hợp với dự án và tránh khuynh hướng so sánh cứng nhắc, máy móc.
+) Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự biện chứng, từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:
+ Thẩm định tổng quát.
Là việc xem xét các nội dung của dự án từ đó phát hiện ra các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cân đi sâu xem xét. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô và tầm quan trọng của dự án. Vì xem xét các nội dung tổng quát của dự án, do đó ở giai đoạn này khó có thể phát hiện ra những vấn đề cần bác bỏ của dự án hoặc những hạn chế của dự án cần được bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết những vấn đề sai xót của dự án mới được phát hiện.
+ Thẩm định chi tiết.
Đây là bước được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành với từng nội dung của dự án, từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế-xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến cần phải sửa đổi hay thêm bớt, hoặc có thể là đồng ý hoặc là không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên ở mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án. Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để nghiên cứu tiếp theo.
+) Phương pháp thẩm định dự án dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án.
Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng thấp, giá cả chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi...khảo sát những tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả của đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án.
Mức độ rủi ro của các bất trắc dự kiến thường được chọn từ 10 đến 20% và nên chọn các yếu tố tiêu biểu dễ gây ra tác động xấu đến hiệu quả của dự án để xem xét. Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có tính vững chắc, độ an toàn cao.
Nói chung, biện pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng cơ sở nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.
+) Phương pháp thẩm định triệt tiêu rủi ro:
Phương pháp này dựa trên các căn cứ, mức độ của các chỉ tiêu để hạn mức cho các vấn đề của dự án mới, không cho phép sự xuất hiện các rủi ro dự án mới trong quá trình thẩm định.
+) Phương pháp dự báo:
Phương pháp này dựa trên các căn cứ, kinh nghiệm để đưa ra các xu hướng, dự báo các khả năng có thể của dự án.
1.2.2.3 Nội dung thẩm định
1.2.2.3.1. Thẩm định năng lực khách hàng vay vốn
-Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
Đây là bước thẩm định khái quát về chủ đầu tư, tư cách pháp nhân cũng như năng lực pháp luật của chủ đầu tư. Việc thẩm định này là bước đầu tiên trong qui trình thẩm định có tính quyết định cho các bước sau.
-Thẩm định năng lực kinh doanh
-Thẩm định năng lực tài chính và kết quả kinh doanh
Thẩm định tài chính của chủ đầu tư có đảm bảo thực hiện dự án không, có khả năng, nguồn trả nợ không, hoạt động kinh doanh từ trước có tốt và đảm bảo có lãi hay không
1.2.2.3.2. Thẩm định dự án vay vốn
* Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu đầu tư của dự án
- Cần đánh giá xem dự án có nhất thiết phải thực hiện không ? Tại sao phải thực hiện ? (Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách và thực tế việc của nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh, xuất khẩu, bảo vệ môi trường...)
- Nếu được thực hiện thì dự án sẽ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, cho địa phương và nền kinh tế .
- Mục tiêu cần đạt được của dự án là gì ? (Hay chủ đầu tư mong đợi điều gì sau khi dự án hoàn thành và đi vào sản xuất ?)
- Các mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu chung của ngành , của địa phương hay không? Dự án có thuộc diện nhà nước ưu tiên và khuyến khích đầu tư không?
* Thẩm định nội dung thị trường của dự án
Nội dung thị trường của dự án được ngân hàng rất quan tâm vì khả năng hoàn trả vốn vay NH của Dự án phụ thuộc rất lớn vào sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời thị thường cũng là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng sản phẩm, về khả năng tiêu thụ và về hiệu quả thực sự của dự án .
Vì vậy trong khâu thẩm định, Ngân hàng cần đặc biệt chú ý đến thị trường của dự án
Nội dung thẩm định bao gồm :
- Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua . Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường và mối quan hệ của chủ đầu tư trong thị trường sản phẩm. Dự kiến khả năng tiêu thụ trong thời gian tới.
Về dự kiến khu vực thị trường của dự án cần chú ý không nên chỉ tập trung sản phẩm vào một thị trường hoặc m._.ột nhà tiêu thụ duy nhất mà nên mở ra nhiều thị trường, nhiều nhà tiêu thụ ... để tránh tình trạng ép giá và ứ đọng sản phẩm .
Xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy của các văn bản như: đơn đặt hàng, hiệp định đã ký, các biên bản đàm phán, hợp đồng tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm ...(nếu có)
- Khả năng cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh:
Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, tổng lượng sản xuất trong nước là bao nhiêu? Xu hướng tăng hay giảm trong thời gian tới? Khả năng nhập khẩu sản phẩm tương tự có thể xảy ra hay không ? Mức độ tin cậy của các dự báo nói trên.
So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường xem cao hay thấp hơn, chỉ rõ nguyên nhân đó. Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện tại.
Tiêu chuẩn chất luợng mà sản phẩm cần đạt được, tỷ lệ xuất khẩu, các biện pháp tiếp thị (đặc biệt là đối với các sản phẩm xuất khẩu).
Đối với các dự án Đầu tư nước ngoài tại Việt nam (Hợp đồng hợp tác SXKD, Công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài...), các quy định cụ thể như sau:
Đối với ngành may mặc, giày dép, 90% sản phẩm phải dành xuất khẩu (đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ), 80% xuất khẩu (với các loại hình khác)
Đối với ngành lắp ráp điện tử dân dụng, chỉ chấp nhận dạng sản xuất IKD, khuyến khích sản xuất chi tiết linh kiện phụ tùng trong nước, hạn chế nhập ngoại (trong 02 năm đầu phải có hơn 20% giá trị của sản phẩm là linh kiện phụ tùng nội địa và tỷ lệ nội địa hoá phải tăng dần trong các năm sau)
Đối với ngành lắp ráp sản xuất ô tô, nhà nước ưu tiên các dự án có chương trình sản xuất nội địa với quy mô đầu tư lớn, công nghệ cao và thời gian thực hiện nhanh. Phải đảm bảo từ năm sản xuất thứ 5, hơn 5% giá trị xe là linh kiện phụ tùng nội địa hoá. Đến năm thứ 10, tỷ lệ này phải hơn 30%.
Đối với ngành lắp ráp sản xuất xe máy, khuyến khích sản xuất phụ tùng, phụ kiện xe máy ở trong nước từ năm sản xuất thứ 2 là 5 -10% giá trị xe là linh kiện nội địa hoá. Đến năm thứ 5-6, tỷ lệ này phải lớn hơn 60%
Đối với xây dựng khách sạn, căn hộ và văn phòng cho thuê: phải đạt tối thiểu tiêu chuẩn quốc tế 3 sao. Ở thành phố Hồ Chí Minh > 150 phòng hoặc 8.000m2 sàn xây dựng hoặc vốn đầu tư > 8 triệu USD. Ở Hà nội, >100 phòng hoặc 5.000m2 sàn xây dựng hoặc vốn đầu tư > 5 triệu USD
*Thẩm định phương diện kỹ thuật
Địa điểm xây dựng
Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ không, có nằm trong quy hoạch hay không.
Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ
Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản phẩm có cao không.
Công nghệ, thiết bị
Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.
Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.
-Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không.
Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính các và được cụ thể.
Quy mô, giải pháp xây dựng.
Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không.
Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước.Môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC): Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không.
* Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự
Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị – công nghệ. (nếu đã có thông tin).
Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất.
Đánh giá về nguồn nhận lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
*Thẩm định nội dung tài chính của dự án
Việc phân tích và thẩm định dự án đầu tư có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Xác định mô hình dự án- Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán -Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí-Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ- Lập báo cáo cân đối.
Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn sản phẩm với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt gía, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Thông thường, kết quả, phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hàng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v), Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
Cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần tthiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá kh? năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án.
- Thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và thu nhập hàng năm của dự án.
Cần xác định giá thành của từng loại sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không ?
Vì sao? So sánh với giá thành sản phẩm của các loại sản phẩm tương tự trên thị trường từ đó rút ra kết luận:
+ Doanh thu cần được xác định rõ từng nguồn dự kiến theo năm. Thông thường trong những năm đầu hoạt động doanh thu đạt thấp hơn những năm sau (50-60% doanh thu khi ổn định).
+ Dự kiến lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng hàng năm (chi phí vận hành, doanh thu và lợi nhuận năm cần lập vào một bảng tổng hợp những chỉ tiêu chính để thấy mối quan hệ).
+ Xác định dòng tiền dự kiến hàng năm (tháng, quý)
Dòng tiền ròng = Thu nhập trong kỳ - Chi phí trong kỳ
NCFi = Bi - Ci
+ Thu nhập trong kỳ (ký hiệu là Bi ): Gồm tất cả các khoản thu của dự án như doanh thu bán hàng, vốn đi vay, tiền thu của các hoạt động khác.v.v.
+ Chi phí trong kỳ (ký hiệu là Ci) : chi vốn đầu tư, chi vốn lưu động thường xuyên trả gốc và vốn vay ngân hàng.v.v.
Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác của dự án xem dự án có đạt hiệu quả hay không trong trường hợp có rủi ro xảy ra
-Xác đinh tỷ suất “r”cho phù hợp với từng dự án. Mỗi nguồn vốn có giá trị sử dụng riêng đó là tỷ suất thu lợi tối thiểu do người cấp vốn yêu cầu , vì vậy chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu các nguồn vốn huy động. Khi xác định tỷ suất “r” phải có căn cứ chắc chắn để tính đúng được hiệu quả của dự án.
-Thẩm định về khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải hoàn trả Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn số vốn gốc và lãi vay để Ngân hàng có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với dự án khác. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ của một Doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án đang xin vay là dự án đầu tư mới hay đầu tư chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay còn có những nguồn bổ sung nào khác. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức sau
Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ dự kiến = ---------------------------------
Số gốc trả mỗi kỳ
Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ dự kiến = -------------------------------------------------------------
Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản CĐ + Các nguồn
để trả nợ từ vốn vay khác
Từ đó, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốc phải trả mỗi kỳ, Ngân hàng có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như lợi nhuận ròng, mức khấu hao cơ bản và các nguồn khác xem khả năng trả nợ có đảm bảo không?
Việc phân tích dòng tiền ròng hàng năm của dự án đầu tư sẽ cho ta biết nhiều thông tin quan trọng về khả năng trả nợ Ngân hàng của chủ dự án.
* Thẩm định lợi ích kinh tế - xã hội
- Hiệu quả giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá bao gồm:
+ Giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hoá tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra
+ Giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hoá thu được từ các dự án khác hoặc các họat động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét tạo ra.
- Khả năng tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
- Mức độ đóng góp cho ngân sách (thuế, tiền thuê đất, thuê TSCĐ...) - Góp phần phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương (ngoại ứng tích cực).
- Góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu.
- Góp phần phát triển kinh tế địa phương. Tăng cường kết cấu hạ tầng địa phương (điện, nước, giao thông...).
1.3. Phân tích TĐDA :”Xây dựng trường phổ thông dân lập Phương Nam tại khu đô thị mới Định Công”
1.3.1 Giới thiệu chung về khách hàng
- Tên công ty : Trường Phổ thông Dân lập Phương Nam.
- Địa chỉ : Lô 18 – KĐT mới Định Công, Quận Hoàng Mai, HN.
- Điện thoại : 04.6405124
- Thành viên hội đồng quản trị bao gồm:
STT
Họ tên
Chức vụ
Số tiền (đồng)
1
Trương Ngọc Lân
Chủ tich HĐQT
9.000.000.000
2
Cấn Hữu Hải
Uỷ viên
2.500.000.000
3
Trần Thị Lan Oanh
Uỷ viên
5.000.000.000
4
Nguyễn Viết Tài
Uỷ viên
2.000.000.000
5
Trương Thị Yến
Uỷ viên
3.000.000.000
Trường tiểu học dân lập Phương Nam được thành lập theo Quyết định số 2165/QĐ-UB ngày 28/06/1996 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Năm học đầu tiên khi được thành lập (1996-1997), trường có 3 lớp Một với 123 học sinh, kết quả học tập trong năm là 99,2% học sinh đạt loại khá và giỏi, 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt và được lên lớp, được SGD&ĐT Hà Nội đánh giá có chất lượng nuôi dậy tốt, cơ sở vật chất tốt và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tốt. Năm học thứ 2 trường đã tuyển được 4 lớp 1 với 142 học sinh trong tổng số 300 học sinh dự tuyển và có 7 lớp học (4 lớp Một và 3 lớp Hai). Trong 2 năm đầu thành lập số lượng giáo viên của trường là 25 người, hầu hết có trình độ Đại học và cao đẳng, trong đó 80% là biên chế của trường. Đến 2001, trường đã phát triển dậy cả cấp I, II, III để học sinh có thể học liền mạch 12 năm trong trường, đến năm 2001 trường có 1.300 học sinh và 120 cán bộ và giáo viên.
Về điều kiện làm việc của trường, ngay sau khi thành lập, trường đã xây dung được một cơ sở tại 174A, tổ 4 phường Phương Liệt bao gồm 7 phòng học và 4 phòng phụ trợ, đã được sử dụng hết, đến 2001 trường đã thuê thêm một địa điểm của Công ty điện máy tại 163A phố Đại La với 48 phòng học, mới chỉ sử dụng được 31 phòng học để phục vụ giảng dạy.
1.3.2 Thẩm định khách hàng vay vốn
1.3.2.1 Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
+ Hồ sơ pháp lý của khách hàng
- Quyết định thành lập số 2165/QĐ-UB ngày 28/06/1996 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập trường tiểu học dân lập Phương Nam.
- Quyết định thành lập số 2223/QĐ-UB ngày 04/06/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập trường Phổ thông trung học dân lập Phương Nam.
- Biên bản họp các thành viên cổ đông trường tiểu học dân lập Phương Nam ngày 10/09/2001 về việc Bầu Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Quyết định số 145/QĐ-UB ngày 12/11/2001 của UBND quận Hai Bà Trưng về việc Quản lý trường tiểu học dân lập Phương Nam và công nhận các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2001-2006.
Giấy uỷ quyền ngày 12/11/2001 của Ông Trương Ngọc Lân Chủ tịch HĐQT cho Bà Trương Thị Yến thay mặt Chủ tịch HĐQT điều hành toàn bộ mọi vấn đề của Trường THDL Phương Nam.
- Quyết định số 21/QĐ-PN ngày 01/01/2003 của Hội đồng quản trị về việc tiếp nhận Nguyễn Như Minh làm kế toán cho Trường.
- Quyết định số 882/QĐ-SGD&ĐT ngày 23/05/2005 của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc công nhận bà Trương Thị Hải Yến giữ chức vụ Phó hiệu trưởng phụ trách điều hành theo thời hạn 5 năm kể từ ngày 01/06/2005.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trường PTTH Phương Nam được các thành viên Hội đồng quản trị thông qua ngày 01/01/2000.
+ Đánh giá về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của doanh nghiệp
Qua các văn bản pháp luật về việc thành lập trường dân lập Phương Nam và tư cách pháp nhân của hội đồng quản trị cho thấy rằng doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân để tham gia kinh doanh và xin vay vốn tại Ngân hàng.
1.3.2.2 Thẩm định năng lực tài chính doanh nghiệp
Trường Phương Nam đi vào hoạt động trong lĩnh vực đào tạo cho nên không phải nộp thuế, không có báo cáo quyết toán thuế, nhà trường cũng không lập bảng cân đối kế toán mà chủ yếu theo dõi dựa trên sổ thu chi tiền mặt, về quản lý tài chính trường phân thành 2 cấp chỉ có HĐQT mới có thể nắm được tổng thể về nhà trường. Trường phân công thành 5 đối tượng theo dõi đó là:
- Theo dõi thu chi về tài sản.
- Theo dõi thu chi về vốn góp.
- Theo dõi thu chi về cấp 1.
- Theo dõi thu chi về cấp 2,3 (các lớp buổi chiều và toàn bộ chi phí của 2 cấp này và VP).
- Theo dõi thu chi về cấp 2,3 (các lớp buổi sáng, chủ yếu là các khoản thu do HĐQT quản lý).
Với tình hình như vậy, sau khi tổng hợp số liệu từ các sổ thu chi của nhà trường thì tính hình cụ thể của nhà trường như sau:
Tình hình vốn góp của các cổ đông:
- Dự kiến tiến trình góp vốn của các cổ đông như sau:
+ Năm 1996 : 3.000.000.000 đồng.
+ Năm 1998 : 4.000.000.000 đồng.
+ Năm 2000 : 3.000.000.000 đồng.
+ Năm 2003 : 4.000.000.000 đồng.
+ Năm 2005 : 3.000.000.000 đồng.
+ Năm 2007 : 3.000.000.000 đồng.
+ Năm 2009 : 3.000.000.000 đồng.
+ Năm 2010 : 4.000.000.000 đồng.
+ Năm 2012 : 3.000.000.000 đồng.
- Tình hình góp vốn đến thời điểm hiện tại:
Đơn vị: 106 đồng
STT
Cổ đông
1996
1998
2000
2003
2005
1
Trương Ngọc Lân
3.000
4.000
2.000
3.000
2
Trương Hải Yến
1.000
1.500
3
Bà Oanh
1.500
4
Trương Thị Dung
1.000
Tổng cộng
3.000
4.000
3.000
4.000
3.000
Tổng số vốn góp đến thời điểm hiện nay là 17 tỷ đồng chẵn.
Tình hình nguồn vốn, tài sản của Trường đến thời điểm hiện tại:
Nguồn vốn:
Theo báo cáo thì nguồn vốn tạo nên tài sản của đơn vị được hình thành từ những nguồn vốn sau:
STT
Nội dung
Số tiền
1
Vốn góp của các cổ đông
17.000.000.000
2
Vốn vay QHT Hà Nội
13.657.000.000
3
Vốn chiếm dụng
Xây dựng
5.000.000.000
Thiết bị
700.000.000
Hạ tầng
8.700.000.000
4
Từ nguồn doanh thu hàng năm
3.131.000.000
Tổng cộng
48.188.000.000
*) Tài sản:
- Theo báo cáo của Trường thì tổng giá trị tài sản là: 48.188.000.000 đồng. Cụ thể
+ Xây dựng trường : 26.207.000.000 đồng.
+ Hạ tầng cơ sở : 12.981.000.000 đồng.
+ Thiết bị : 9.000.000.000 đồng.
Trong đó giá trị thiết bị bao gồm:
STT
Nội dung
Số tiền
1
Bàn ghế
824.000.000
2
Giường
1.200.000.000
3
Bảng, bàn ghế GV, tủ
1.000.000.000
4
Vi tính
1.100.000.000
5
Thư viện
600.000.000
6
Phòng thí nghiệm (03 phòng)
600.000.000
7
Phòng phần mềm (02 phòng)
500.000.000
8
Thiết bị đồ dùng nhà bếp
450.000.000
9
Chăn ga, chiếu đệm
300.000.000
10
Thiết bị văn phòng
250.000.000
11
Phòng TDTT
250.000.000
12
Phòng Y tế
150.000.000
13
Đồ chơI
200.000.000
14
Nhạc cụ
250.000.000
15
Cây xanh
150.000.000
16
Cửa sắt, cửa cuốn, bình nóng lạnh
926.000.000
Tổng cộng
9.000.000.000
Do nhà trường áp dụng hình thức giảng dạy nội trú cho nên giá trị tài sản mua sắm các thiết bị như giường chiếu, chăn màn là rất lớn.
Về thực tế giá trị tài sản của nhà trường lớn hơn rất nhiều so với giá trị nhà trường kê khai theo giá trị thực thanh toán bởi vì nhà trường trong quá trình xây dựng và mua săm không thanh toán không cần hoá đơn cho nên không phải thanh toán thêm phần VAT, tiết kiệm chi phí, tiết kiêm nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tình hình công nợ của Truờng:
*) Vốn vay: Để thực hiện công việc đầu tư xây dựng nhà trường, nhà trường đã vay của Quỹ hỗ trợ để đầu tư. Cụ thể như sau:
- Vay Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội:
+ Số tiền vay : 13.657.000.000 đồng.
+ Lãi suất vay : 5,4%/năm.
+ Thời hạn vay : 9 năm.
+ Kế hoạch trả nợ : 8 năm, 3 tháng trả nợ gốc 1 lần, lãi trả hàng tháng, mỗi kỳ trả nợ gốc là 402 trđ.
+ Dư nợ hiện tại : 9.000.000.000 đồng.
*) Vốn chiếm dụng: Trong quá trình thực hiện đầu tư nhà trường chiếm dụng vốn của các đơn vị khác như các đơn vị thi công xây dựng nhà trường, các đơn vị cung cấp thiết bị, Tổng công ty đầu tư và Phát triển Nhà và Đô thị về tiền hạ tầng cơ sở. Cụ thể như sau:
- Tiền hạ tầng cơ sở :
+ Tổng giá trị thanh toán : 12.981.904.000 đồng.
+ Tổng giá trị đã thanh toán : 4.200.000.000 đồng.
+ Giá trị còn phải thanh toán : 8.781.904.000 đồng.
- Nợ các đơn vị xây dựng : 5.000.000.000 đồng.
- Nợ các đơn vị cung cấp thiết bị : 700.000.000 đồng.
- Niên học 2004-2005:
+ Doanh thu: Doanh thu chính của trường từ nguồn học phí, bên cạnh đó còn có các nguồn doanh thu khác, cụ thể như sau:
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Học phí C3
1.974.871.000
2
Học phí C2
304.053.000
3
Học phí C1
458.206.000
4
Thu tiền nội trú, bán trú các cấp
879.109.000
5
Tiền XD cơ bản
247.350.000
6
Thu tiền dịch vụ
359.809.100
7
Các loại học phí, lệ phí khác
214.624.000
8
Thu tiền điện nước của trường KTĐN
36.492.060
9
DT từ việc cho thuê cơ sở
225.000.000
10
Thu tiền đồng phục
104.671.000
11
Nguồn khác
1.635.539.000
Tổng cộng
6.457.724.160
Nhà trường trong quá trình hoạt động vẫn chưa sử dụng đến 01 dẫy nhà cho nên đã cho Trường Trung cấp KT đối ngoại thuê với giá thuê là 75 trđ/tháng, bên cạnh đó trường còn cho các cơ sở ngoại ngữ thuê vào các buổi tối. Doanh thu ngoài học phí là 2.576.135.000 đồng.
Năm học 2004-2005, với số lượng học sinh là 1.410 trong đó có 343 hs tiểu học, 302 hs trung học, 765 hs phổ thông, với mức học phí cụ thể là:
STT
Cấp học
Số HS
Mức học phí (10 tháng)
Mức thu XD trường (năm)
Tổng thu
1
Cấp I
343
HS nội trú
30
1.200.000
200.000
366.000.000
HS bán trú
213
250.000
200.000
575.100.000
HS không BT
100
220.000
200.000
240.000.000
2
Cấp II
302
HS nội trú
15
1.200.000
200.000
183.000.000
HS bán trú
167
250.000
200.000
450.000.000
HS không BT
120
220.000
200.000
288.000.000
3
Cấp III
765
HS không BT
765
250.000
200.000
2.065.500.000
Tổng cộng
1.410
4.168.500.000
+ Chi phí: Chi phí chính của trường là chi lương cho các bộ công nhân viên, chi lương chiếm khoảng 40% doanh thu từ học phí của trường.
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Chi lương
1.769.272.140
2
Chi dịch vụ
261.166.700
3
Tiền điện nước
113.230.358
4
Vật tư VPP
46.343.300
5
Thông tin, tuyên truyền
41.912.200
6
CP nghiệp vụ chuyên môn
118.273.860
7
CP hoạt động ngoại khoá
33.154.100
8
Chi phúc lợi CBGV
232.298.800
9
Chi trả đồng phục
73.850.000
10
Chi trả lãi vay
619.056.000
Tổng cộng
3.308.557.458
Với đội ngũ giáo viên có trình độ cao và khả năng truyền đạt tốt trường đã từng bước tạo được uy tín đối với các bậc phụ huynh, niên học này trường có 25 CBGV giảng dậy cấp 1 với mức lương bình quân là 1,6 trđ/tháng, 18 giáo viên giảng dậy cấp 2 với mức lương bình quân là 1,5 trđ/tháng, 65 giáo viên giảng dậy cấp 3 với mức lương bình quân là 1,6 trđ/tháng, nhà trường thường mời các giáo viên có uy tín từ các trường hay các nhà giáo nhiều năm kinh nghiệm về giảng dậy.
Trong các khoản chi phí thì chi lương và chi trả lãi vay là các khoản chi phí lớn nhất, chi trả lãi vay ở đây bao gồm chi trả lãi vay SGD QHT và các khoản vay khác.
+ Lợi nhuận: Lợi nhuận của niên học này là: 3.149.166.702 đồng, trường đã sử dụng lợi nhuận này để đầu tư thêm cơ sở vật chất là 1.545.879.000 đồng, phần còn lại được dùng để thanh toán trả nợ gốc khoản vay QHT Hà Nội.
- Niên học 2005-2006:
+ Doanh thu: niên học này Nhà trường được phép tuyển số lượng học sinh nhiều hơn so cho nên doanh thu niên học này cao hơn so với niên học trước. Cụ thể như sau:
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Học phí C3
3.072.468.500
2
Học phí C2
505.110.000
3
Học phí C1
631.225.000
4
Thu tiền nội trú, bán trú các cấp
827.424.000
5
Tiền XD cơ bản
308.380.000
6
Thu tiền dịch vụ
362.705.500
7
Các loại học phí, lệ phí khác
94.616.000
8
Thu tiền điện nước của trường KTĐN
58.721.538
9
DT từ việc cho thuê cơ sở
1.068.510.000
10
Thu tiền đồng phục
154.342.000
11
Nguồn khác
705.500.000
Tổng cộng
7.789.002.538
Trong tổng số doanh thu 7.789.002.538 đồng thì doanh thu từ học phí chiếm 1 tỷ trọng lớn, doanh thu khác là 2.444.394.000 đồng. Cụ thể doanh thu từ học phí như sau:
Niên học 2005-2006, trường đã đi vào hoạt động một thời gian tạo được uy tín đối với các bậc phụ huynh và số lượng học sinh đăng ký học niên học này là 1.618 học sinh tăng so với năm trước 208 học sinh. Cụ thể như sau:
STT
Cấp học
Số HS
Mức học phí (10 tháng)
Mức thu XD trường (năm)
Tổng thu
1
Cấp I
399
HS nội trú
30
1.200.000
200.000
366.000.000
HS bán trú
249
300.000
200.000
796.800.000
HS không BT
120
250.000
200.000
324.000.000
2
Cấp II
300
HS nội trú
16
1.200.000
200.000
195.200.000
HS bán trú
144
300.000
200.000
460.800.000
HS không BT
140
250.000
200.000
378.000.000
3
Cấp III
919
HS không BT
919
350.000
200.000
3.400.300.000
Tổng cộng
2.030
5.921.100.000
+ Chi phí: Doanh thu tăng ,chi phí cũng tăng lên, cụ thể như sau:
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Chi lương
2.238.026.646
2
Chi dịch vụ
225.256.500
3
Tiền điện nước
140.817.720
4
Vật tư VPP
85.052.072
5
Thông tin, tuyên truyền
68.701.100
6
CP nghiệp vụ chuyên môn
127.355.000
7
CP hoạt động ngoại khoá
49.150.100
8
Chi phúc lợi CBGV
216.878.700
9
Chi trả đồng phục
133.227.000
10
Chi trả lãi vay
532.224.000
Tổng cộng
3.816.288.838
Với số lượng học sinh tăng lên, số lượng giáo viên niên học này cũng được tăng lên tương ứng và mức lương của giáo viên cũng được cải thiện đáng kể đảm bảo giáo viên gắn bó với trường lớp, tận tâm giảng dạy và cụ thể như sau:
STT
Cấp học
Số lượng
Mức lương
Các khoản khác
Tổng cộng
1
Cấp 1
30
1.700.000
200.000
450.000.000
2
Cấp 2
25
1.500.000
200.000
306.000.000
3
Cấp 3
75
1.700.000
200.000
1.425.000.000
Tổng cộng
130
2.445.000.000
+ Lợi nhuận: Lợi nhuận của niên học này là: 3.826.237.700 đồng, trường đã sử dụng lợi nhuận này để đầu tư thêm cơ sở vật chất là 1.877.518.803 đồng, phần còn lại được dùng để thanh toán trả nợ gốc khoản vay QHT Hà Nội.
Nhận xét:
- Như vậy chúng ta có thể thấy chi lương cho giáo viên chiếm khoảng 40% doanh thu từ học phí, trong năm nhà trường còn có các khoản thu khác như tiền đóng góp xây dựng cơ bản, tiền cho thuê dịch vụ, thông thường các khoản thu của trường chủ yếu là từ tiền học phí và các khoản này được thu hàng tháng vào đầu mỗi tháng để đảm bảo tài chính chi hàng tháng cho truờng một phần thanh toán tiền vay các tổ chức. Bên cạnh việc chi phí lương là lớn nhất còn có các khoản chi như: tiền điện nước, chi trả lãi vay và các khoản chi phí khác tương đối lớn, đặc biệt là các khoản chi cho mua sắm sửa chữa tài sản cố định là đặc biệt lớn. Hàng tháng Trường phải thanh toán lãi vay của Quỹ Hỗ trợ và đến đầu niên học 2005-2006, trường còn phải thanh toán tiền lãi vay hàng tháng cho phần vốn vay Ngân hàng Quốc tế đến cuối năm Trường Bình Minh mới chuyển trả thanh toán tiền lãi cho Trường, hàng tháng trường còn thanh toán tiền xây dựng cơ bản và mua sắm thêm tài sản cố định cho nên chi phí hàng tháng là rất lớn. Theo tính toán thì niên học 2004-2005 trường sau khi thanh toán hết các khoản chi phí thì lợi nhuận đạt được khoảng 800 trđ/niên học, niên học 2005-2006 vào khoảng 3 tỷ đồng bởi vì niên học này nhà trường đã mở rộng số lượng học sinh và có thêm khoản thu nhập từ việc cho thuê phòng học 75trđ/tháng chính vì thế mà niên học này trường thu được lợi nhuận tương đối cao.
- Theo sổ thu chi tiền mặt của trường thì trong thời gian từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 trường đã đầu tư mua sắm thêm, sửa chữa và thanh toán tiền xây dựng cơ bản trong năm đến 1,794,362,463 đồng, thanh toán trả tiền vay gốc Quỹ hỗ trợ là 1.608 trđ, như vậy tính ra tổng giá trị chi của trường là 3,4 tỷ trong khi nguồn lợi nhuận của trường là không đủ nhưng thực chất là trong năm cổ đông của trường là ông Trương Ngọc Lân đã chuyển tiền về góp vốn số tiền là 3 tỷ đồng cùng với lợi nhuận trong năm để thanh toán cho các khoản chi này.
1.3.3Thẩm định dự án xin vay vốn
1.3.3.1 Mô tả dự án
Trường PTDL Phương Nam được xây dựng tại lô đất TH nằm ở trung tâm KĐT mới Định Công, hình dạng chữ nhật và có vị trí giới hạn theo các hướng như sau:
- Phía Đông Bắc giáp với lô đất cây xanh (CX) và bãi đỗ xe số 1 (ĐX1).
- Phía Tây Bắc giáp với lô đất nhà trẻ số 1 (NT1).
- Phía Đông Nam giáp với lô đất nhà trẻ số 2 (NT2).
- Phía Tây Nam giáp với các lô nhà ở thấp tầng NƠ 18, NƠ 19.
Với các thông số kỹ thuật như sau:
- Tổng diện tích đất:16.340 m2.
- Diện tích xây dựng: 3.260 m2.
- Mật độ xây dựng: 20%.
- Tổng diện tích sàn: 14.745 m2.
- Chiều cao bình quân : 2,5 tầng.
- Hệ số sử dụng đất: 0,5 lần.
- Sân nghi thức cấp I: 2.600 m2.
- Sân nghi thức cấp 2,3: 4.700 m2.
- Tổng số phòng học: 120 (25 phòng cấp 1, 25 phòng c2, 25 phòng c3, 30 phòng bán trú, 15 phòng chức năng).
Trường nằm ở khu vực trung tâm KĐT mới Định Công, bốn phía có các tuyến đường giao thông bao quanh, rất thuận tiện về mặt giao thông. Vì vậy, để tận dụng lợi thế trên và căn cứ các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, các cửa ra vào được thiết kế ở bốn cạnh. Các khối nhà của trường học có chiều cao 3-4 tầng, được thiết kế tạo thành hai không gian mở riêng biệt hình chữ U, ở giữa là sân chơi, thể thao, nghi thức kết hợp, nghỉ ngơi với các phòng học bao quanh ở 3 phía. Góc mở chính là cổng vào cho học sinh quay ra hướng Tây Bắc (trường cấp 1) và hướng Đông Nam (trường cấp 2,3).
Công trình bao gồm 2 khu: Khu trường học cấp 1 ở nửa phía tây lô đất và trường trung học cấo 2,3 ở nửa phía Đông; mỗi khu có sân chơi, thể thao riêng biệt.
Khu vực trường cấp 1 có hai cổng ra vào ở phía tây Bắc dành cho học sinh và tây Nam (khu hành chính quản trị), có các khối nhà hình chữ L, chiều cao 3 tầng với các phòng học như nhau diện tịch 43m2, nằm dọc theo hành rộng 2,4 m quay ra sân chơi thể thao và sân nghi thức kết hợp.
Khu vực trường cấp 2,3 có các cổng vào từ phía Đông Bắc (khu hành chính quản trị), Đông Nam (dành cho ._.ẩm định nhận được là do chi nhánh cấp dưới trình lên hoặc chuyển từ phòng tín dụng sang vì vậy khi nhân hồ sơ, cán bộ thẩm định phải kiểm tra kỹ lưỡng rồi mới ký nhận nếu không sẽ ảnh hưởng đến thời gian thẩm định và chất lượng thẩm định.
- Thẩm định khách hàng vay vốn: Một doanh nghiệp có khả năng tài chính nhưng nếu người lãnh đạo không đảm bảo các yêu cầu đề ra thì doanh nghiệp đó không thể phát triển bền vững vì vậy cán bộ thẩm định phải phân tích rõ về khả năng quản trị của chủ doanh nghiệp và ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một số tiêu chí quan trọng cần nắm bắt: uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp, kinh nghiệm trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh…Hiện nay việc đánh giá về lãnh đạo doanh nghiệp chủ yếu mới được quan tâm qua việc xem xét bằng cấp, số năm công tác mà chưa có được một cách đánh giá cụ thể và chính xác hơn, trong trường hợp này cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ báo chí, từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ các cơ quan quản lý nhà nước của doanh nghiệp tai địa phương, từ cá cơ quan pháp luật như công an, toà án…Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng phải nâng cao hiểu biết pháp luật của mình vì với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tính chất sở hữu, trách nhiệm tài sản và các vấn đề về việc đại diện, thẩm quyền quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng khác nhau.
- Thẩm định nội dung thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Muốn dự báo chính xác về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để đánh giá, dự báo nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Một số phương pháp đánh giá như: dùng phương pháp hệ số co giãn, phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức…Việc sử dụng loại phương pháp nào còn tuỳ vào loaị sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài việc tự đánh giá bằng các phương pháp trên cũng cần chú ý thu thập thông tin từ bên ngoài. Kết hợp hoặc lấy thông tin từ các Bộ, ngành có liên quan để phân tích chính xác nội dung này. Để làm tốt nội dung thẩm định này thì đòi hỏi cán bộ thẩm định phải khai thác tốt hệ thống thông tin trong và ngoài ngành ngân hàng.
- Về thẩm định yếu tố kỹ thuật của dự án: Hầu như các cán bộ đều không được đào tạo về kỹ thuật nên phần thẩm định này của ngân hàng thường được thực hiện sơ sài và dựa nhiều vào báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư vì vậy ngân hàng cần hợp tác với các cơ quan chuyên ngành để trợ giúp thẩm định, cần cử các cán bộ học tập thêm về kỹ thuật hoặc cử những cán bộ chuyên trách về các ngành nghề khác nhau. Phòng thẩm định có thể yêu cầu bổ sung về phòng mình những cán bộ vừa có chuyên môn về kỹ thuật các dự án đầu tư vừa có đủ khả năng để thẩm định các nội dung khác của dự án.
- Giải pháp về thẩm định tài chính dự án:
Hiện nay thông thường các dòng tiền của dự án đựơc phân tích với tỷ lệ chiết khấu không đổi mà không tính đến những biến động bất ngờ của nền kinh tế nên khi thẩm định có thể phân tích độ nhạy của dự án để hiệu quả cao hơn. Các văn bản đã có quy định về các chỉ tiêu tài chính cần tính nhưng hầu như chưa có những quy định chi tiết về việc tính toán các chỉ tiêu này bởi vậy cần có những thay đổi cho phù hợp.
Có thể căn cứ vào từng loại dự án để tính toán các chỉ tiêu tài chính, đối với những dự án có vòng đời dài, rủi ro cao, khó xác định cho kỳ tương lai thì nên sử dụng phương pháp tính giá trị hiện tại ròng và tỷ suất nội hoàn còn các dự án có vòng đời ngắn thì có thể sử dụng phương pháp tính chỉ số doanh lợi và thời gian hoàn vốn cho đơn giản, đỡ phức tạp mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Về nội dung phân tích và ngăn ngừa rủi ro: Ngân hàng có thể áp dụng những chương tình dự báo rủi ro hiện đại như: phân tích theo kịch bản, phân tích độ nhạy… để đánh giá về những rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Hiện nay việc đánh giá rủi ro trong ngân hàng chưa được xem trọng nên ngân hàng nên có những quy định chi tiết về nội dung này.
2.2.3 Giải pháp về phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định quyết định tính chính xác của công viêc thẩm định. Ngân hàng không qui định nội dung nào thì sử dụng phương pháp thẩm định nào mà đối với tưng dự án khác nhau cán bộ thẩm định cần vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định, kết hợp linh hoạt các phương pháp thẩm định để việc thẩm định đạt kết quả tốt nhất.
Đối với những dự án trung và dài hạn do đặc điểm thường là các dự án lớn và phức tạp. Các khía cạnh của dự ánh như khía cạnh kĩ thuật, tài chính…có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng rất lớn đến dư án. Nếu thẩm định không đúng, không phát hiện ra những dự án tồi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của dự án và từ đó cũng ảnh hưởng đến cả Ngân hàng
Vì vậy khi thẩm định các dự án trung và dài hạn, khi thẩm định từng nội dung thì cán bộ cần kết hợp nhiều phương pháp thẩm định,có thể một nội dung mà sử dụng nhiều phương pháp để kiểm chứng, tránh sự sai lệch của từng phương pháp thẩm định
Phương pháp chuyên gia cần được chú trọng hơn trong công tác thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là trên Internet
Trong một số các dự án phức tạp và cần có tính thực tế cao cần phải cử cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và có trình độ cao trực tiếp xuống đơn vị khách hàng, tiếp xúc với chủ đầu tư, đi kiểm tra thực tế dự án. Các cán bộ thẩm định trẻ tuổi cần được hướng dẫn kèm cặp bởi các cán bộ dày dạn kinh nghiệm để họ có thể phát huy khả năng, trình độ và sự nhạy bén của mình trong công việc.
2.2.4 Giải pháp về đội ngũ cán bộ thẩm định
Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
Trước hết điều này bắt nguồn từ yêu cầu thực tế về kiến thức liên ngành tổng hợp như kế toán, luật kinh tế, luật đầu tư, lập và quản lý dự án, tài chính doanh nghiệp... được sử dụng trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp, cũng như có một thực trạng là phần lớn các cán bộ thẩm định là đều xuất phát từ những cán bộ tín dụng, do vậy mặc dù đã được tham gia ít nhiều trong các hội nghị tập huấn nghiệp vụ, các khoá đào tạo..., nhưng mọi thứ mới chỉ dừng lại ở sự đào tạo không bài bản, ngắn hạn và chớp nhoáng. Do vậy, ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải có chính sách cụ thể và thiết thực hơn nữa trong việc quan tâm đầu tư chất xám, vì trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định nói riêng và vì sự phát triển lâu dài của toàn Chi nhánh nói chung.
Để làm được điều này, Chi nhánh cần:
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thẩm định dự án cho (đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đây là công việc mang nặng tính chủ quan, quyết định của cán bộ thẩm định là cơ sở ra quyết định tín dụng của Chi nhánh, cho nên đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định là hết sức cần thiết nó giúp công cán bộ thẩm định vững vàng, tự chủ, sáng suốt trong quá trình ra quyết định).
- Việc tiến hành đào tạo, nâng cấp hay đào tạo lại một cách bài bản và hệ thống phải được tiến hành đều đặn hàng năm. Ngoài ra có thể trực tiếp tổ chức hoặc tham gia các cuộc thi liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên thực hiện công tác bổ xung, tuyển mới một cách nghiêm túc nhằm tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào làm việc, bố trí dàn xếp đầy đủ cán bộ cho những công đoạn còn thiếu và yếu.
- Ngoài việc tích cực đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, mức độ lành mạnh trong tài chính doanh nghiệp qua hệ thống các chỉ tiêu phân tích như hiện nay, điều quan trọng hơn (đương nhiên là khó hơn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và trình độ hơn) đó là phải biết cùng một lúc phải phối kết hợp nhiều chỉ tiêu để đưa ra đánh giá của mình, biết quan tâm tìm tòi các số liệu liên quan đến những dự án khác tương tự đã và đang hoạt động cũng như có được các số liệu liên quan đến các định mức chuẩn của toàn ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó (đây là một thiếu sót nghiêm trọng mà các cán bộ mắc phải trong quá trình thẩm định đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới).
- Nâng cao hơn nữa khả năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán..., tích cực nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp bằng việc không chỉ sử dụng phương pháp phân tích tỉ lệ mà còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích khác như phương pháp phân tích tài chính Dupont..., bổ xung thêm phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian (chẳng hạn như tổng lãi kinh doanh, giá trị gia tăng, kết quả kinh doanh, chênh lệch thương mại và tổng sản phẩm của niên độ...).
- Lưu ý tích cực đào tạo trình độ sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ tin học, mặt khác đẩy nhanh tốc độ ứng dụng tin học cho đội ngũ cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích, tránh tình trạng thủ công như hiện nay bằng các biện pháp như tăng cường hơn nữa việc đầu tư tài liệu, trang thiết bị vi tính, giảng dạy các phần mềm tiện ích hữu dụng...
Một điều cũng đáng bàn ở đây đó là vì những lý do khác nhau (chẳng hạn như thiên vị, nể nang doanh nghiệp...) mà các cán bộ thẩm định nhiều khi đã bỏ qua rất nhiều khía cạnh tài chính doanh nghiệp đáng quan tâm, đáng phân tích. Do vậy, trong thời gian tới phải từng bước loại bỏ thực trạng này, bởi lẽ sự thành công hay thất bại từ món vay một phần lớn là do việc cán bộ thẩm định thẩm định như thế nào. Sở cũng cần xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát một cách chặt chẽ và có hình thức thưởng phạt hợp lý trong những sai phạm hay thành tích trong thẩm định. Các chính sách đãi ngộ cần phải được cụ thể hoá theo hướng tăng cường và khuyến khích vật chất, kèm theo đó là các cơ hội thăng tiến để thúc đẩy ý thức trách nhiệm và tinh thần tự vươn lên của các cá nhân, đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia giỏi về hợp tác tư vấn.
Ngoài việc đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn, cần giáo dục đạo đức, tư tưởng cho cho cán bộ thẩm định. Điều này bắt nguồn từ đặc điểm của hoạt động thẩm định: đó là một lĩnh vực phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy cần xác định đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp, nghiêm túc tuân thủ các quy trình, văn bản của cấp trên. Đã có không ít trường hợp cán bộ thẩm định cố tình làm sai, tiếp tay cho kẻ xấu lợi dụng moi tiền Ngân hàng. Cán bộ tín dụng có trình độ yếu kém đưa ra các kết luận tài chính không đúng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đối với dự án và Ngân hàng. Các kết luận tài chính dự án có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, trong khi kết quả đó dựa vào năng lực nhà thẩm định. Hiện nay tại Chi nhánh các dự án quan trọng thường thiếu nhân lực có trình độ tham gia thẩm định. Trong một số trường hợp, khi khách hàng đề nghị Chi nhánh tham gia tư vấn dự án, Chi nhánh gần như chưa đáp ứng được với điều kiện như hiện nay.
Trong thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng, con người luôn là trung tâm, quyết định chất lượng thẩm định. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nghiệp vụ rất phức tạp, đa dạng có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội. Mặt khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của Ngân hàng, có thể làm cho Ngân hàng đi đến bờ vực phá sản vì các dự án luôn đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và luôn chứa đựng rủi ro cao. Do đó, trình độ của cán bộ tín dụng phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, đó là phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh vững vàng.
Về năng lực chuyên môn phải có trình độ đại học trở lên, phải có các kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động tài chính và pháp luật, phải thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thẩm định. Biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan thuần thục, sáng tạo và khoa học tìm ra nhiều phương pháp mới.
Về kinh nghiệm, cán bộ thẩm định phải là người trực tiếp tham gia giám sát, theo dõi và quản lý nhiều dự án, biết đúc kết kinh nghiệm từ các lĩnh vực khắc phục cho chuyên môn của mình.
Về đạo đức nghề nghiệp, cán bộ thẩm định phải trung thực, có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có lòng say mê, tâm huyết với nghề nghiệp
Tổ chức điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra
Về tổ chức và phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp, phát huy được mặt tích cực của từng cá nhân và cả tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy, để xây dựng một cơ chế tổ chức điều hành tốt, chi nhánh cần làm tốt những việc như sau:
Hoạt động của phòng thẩm định phải thực sự đi vào quy trình nề nếp đối với tất cả các nghiệp vụ tín dụng và có tính tín dụng, đảm bảo tính nguyên tắc trong mọi nghiệp vụ thẩm định.
Phân công cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau với nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau. một cán bộ tín dụng không thể am hiểu tất cả các dự án thuộc mọi ngành nghề kinh doanh khác nhau nên chỉ phân công một cán bộ tín dụng phụ trách một hoặc một số ngành nghề nhất định để từ đó cán bộ thẩm định sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu các vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Do đó, khi dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách, thì cán bộ thẩm định sẽ dễ dàng thu thập thông tin và thẩm định có chất lượng hơn, từ đó đưa ra các chứng cứ quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên, cũng cần có sự trao đổi kinh nghiệm trong Ngân hàng.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản pháp luật của Nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án tránh những sai sót đáng tiếc.
2.2.5 Giải pháp về thông tin
Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời
Trong thời đại hiện nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh, thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là thu thập thông tin từ đâu, với số lượng, chất lượng như thế nào để có hiệu quả nhất. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như:
Những thông tin về người xin vay vốn (doanh nghiệp): Để có thông tin về doanh nghiệp ngoài các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng và luận chứng kinh tế kỹ thuật trình, cán bộ thẩm tín dụng có thể lấy thông tin bằng cách điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay và phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của dự án. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuê các công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của thông tin mà họ cung cấp.
Những thông tin từ sổ sách của Ngân hàng: Một Ngân hàng có thể lưu trữ hồ sơ tập trung của người vay vốn, từ đó có thể nhận thông tin về tín dụng. Như từ sổ sách có thể cho biết việc chi trả về những khoản cho vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc và cũng có thể biết được liệu người cho vay có thói quen rút quá số dư trong tài khoản của họ không.
Những thông tin bên ngoài tín dụng: Như thông tin về thị trường sản phẩm, thông tin về kỹ thuật công nghệ và môi trường, từ bạn bè của người xin vay, từ các đối thủ cạnh tranh, từ báo chí, phương tiện truyền thông, các bộ ngành có liên quan
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình Ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của một Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức, nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống thông tin, Ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại Ngân hàng.
+ Tăng cường hệ thống thông tin nội bộ :
Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trước hết Ngân hàng cần ban hành thu thập một quy chế thông tin định kỳ cho các trung tâm, bộ phận thông tin ở các chi nhánh cũng như Trung ương. Những thông tin cần thiết liên quan đến dự án phải được cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ và nhất là thông suốt trong toàn hệ thống. Một lợi thế rất lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội đều có các chi nhánh giao dịch trên địa bàn, các phòng ban đều được trang bị máy tính khá hiện đại và được kết nối mạng nội bộ, rất thuận tiện cho việc trao đổi thông tin . Nếu Ngân hàng biết khai thác có hiệu quả mạng máy tính này thì đây sẽ là chìa khoá giải quyết vấn đề thông tin một cách nhanh chóng và thu hồi được lợi ích lớn.
Các chi nhánh sẽ thu thập và lưu trữ thông tin cụ thể về tình hình ở khu vực, địa bàn hoạt động của mình. Hàng tuần hay một hai lần, chi nhánh sẽ gửi các báo cáo thông tin thu thập được về phòng thẩm định và quản lý tín dụng ở Trung ương để lưu trữ và tổng hợp trên phạm vi toàn quốc. Việc trao đổi thông tin giữa các phòng và chi nhánh được thực hiện qua hệ thống máy tính nội bộ. Một mặt, thông tin được phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, Ngân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng Công ty lớn mà Ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. Mặt khác, thông tin cũng được tổng hợp theo hướng bao gồm ba nội dung chủ yếu:
- Thông tin về kinh tế xã hội nói chung : các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hay đầu tư trong nước cho các ngành công nghiệp, năng lượng, điện lực… tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất…
- Thông tin về tài chính Ngân hàng: Các Nghị định của Chính phủ, thông tư, quyết định, quy chế của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tư liên Bộ.
- Thông tin về thị trường giá cả : bao gồm cả nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng.
Để nâng cao được tính khả thi của giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng. Ngân hàng có thể giao cho phòng Điện toán phụ trách lập trình phần mềm này hoặc đặt mua của các Công ty tin học nổi tiếng.
+ Thông tin thu thập từ bên ngoài :
Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của Ngân hàng Nhà nước, của các Ngân hàng thương mại khác, của các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế. Mạng thông tin toàn cầu Internet sẽ là kho dữ liệu vô tận mà Ngân hàng có thể khai thác.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh của dự án.
Ngoài ra, Ngân hàng có thể đa dạng hoá nguồn thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp để nắm được tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê những Công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính.
Lưu trữ thông tin cũng là vấn đề đáng quan tâm, do đó Ngân hàng nên chuyển toàn bộ các thông tin lưu trữ cần thiết ở hình thức văn bản giấy tờ vào máy tính để quản lý có hiệu quả hơn. Với sự trợ giúp của công nghệ tin học, Ngân hàng sẽ xây dựng được những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin có hiệu quả và góp phần nâng cao số lượng, chất lượng thông tin thu thập được. Nhưng để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nâng cấp hệ thống máy tính, hoàn thiện trình độ cán bộ công nhân viên trong việc xử lý thông tin trên mạng máy tính của Ngân hàng.
2.2.6 Giải pháp khác
Thành lập tổ đánh giá tài sản đảm bảo
Qua thực tế thực tập tại ngân hàng cho thấy các cán bộ thẩm định thường không có chuyên môn trong việc đánh giá tài sản đảm bảo dẫn đến khả năng rủi ro lớn cho các Ngân hàng.
Hơn nữa các dự án trung và dài hạn thường đòi hỏi một nguồn tài sản đảm bảo lớn như các công ttrình xây dựng, bất động sản…mà giá trị của chúng rất khó xác định do chênh lệch giữa giá đánh giá và giá trị thị trường. Nếu chuyên môn của cán bộ thẩm định không vững thì việc đánh giá này là không chính xác.
Các ngân hàng nên cho các cán bộ thẩm định tham gia các lớp tập huấn về đánh giá tài sản đảm bảo, học thêm chuyên môn bằng cấp tự nâng cao kiến thức của bản thân đáp ứng công việc.Có thể tuyển dụng toàn thời gian hoặc thuê nhân sự bán thời gian theo từng dự án trong đánh giá tài sản đảm bảo.
Tăng thêm kinh phí cho công tác thẩm định
Công tác thẩm định là công tác hết sức quan trong trong ngân hàng, nó ảnh hưởng đến khả năng làm ăn, kinh doanh vốn và lợi nhuận của ngân hàng vì vậy muốn công tác này được tốt thì cần phải đầu tư đúng mức cho nó.
Việc đầu tư này có thể là việc cho cán bộ đi học thêm, đi học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng khác, tăng cường chế độ cho cán bộ nhân viên khuyến khích nhân viên hăng say làm việc, làm việc có trách nhiêm hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ và trang thiết bị
Công nghệ thông tin là một trong những công nghệ có tính chất sống còn đối với hệ thống Ngân hàng trong thời gian hiện nay. Công nghệ thông tin sẽ trợ giúp đắc lực trong công tác thẩm định tại Ngân hàng, đặc biệt là trong công tác thẩm định khía cạnh tài chính dự án, trong việc quản trị rủi ro của ngân hàng.
Vì vậy đồng thời với việc trang bị thiết bị và áp dụng công nghệ mới, Ngân hàng cần mở các lớp đào tạo về tin học ứng dụng để nâng cao trình độ sử dụng thực tế của cán bộ thẩm định, áp dụng thành công hiệu quả của công nghệ mới, giảm thiểu sai sót cho Ngân Hàng
2.3 Một số kiến nghị:
2.3.1 Đối với nhà nước:
Để phát huy hơn nữa vai trò của các NHTM trong việc cung cấp vốn trung- dài hạn phục vụ sự nghệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, ngoài trách nhiệm thuộc về ngành Ngân hàng, nhà nước cần phải giải quyết các vấn đề sau:
Trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, ổn định tương đối chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, cơ chế sử dụng ngoại tệ, chính sách tỷ giá. Tạo môi trường pháp lý ổn định cho sự phát triển hoạt động kinh tế và hoạt động Ngân hàng.
Sớm điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế chính sách mang tính chất pháp lý liên quan đến tài sản thế chấp như nhà đất, để tổ chức cá nhân vay vốn có được tính chất pháp lý đích thực theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng một cách vững chắc.
Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh ổn định cho hoạt động ngân hàng:
+ Tăng cường đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo hướng: Cổ phần hoá các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, kiên quyết giải thể các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, cấp đủ vốn tạo năng lực tài chính, kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng ngành nghề kinh doanh thì quá rộng mà năng lực tài chính nhân sự thì quá yếu không đảm bảo công việc dẫn đến tình trạng cho thuê pháp nhân để các thành phần kinh tế khác lợi dụng danh nghĩa nhà nước để mưu lợi bất chính.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sat việc kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm hạn chế việc làm hàng giả, kinh doanh không phép, trốn lậu thuế, buôn lậu làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây tiêu cực cho xã hội.
+ Tăng cường hiệu lực của công tác thông tin báo cáo, chế độ hạch toán kinh doanh, tuân thủ nghiêm ngặt pháp lệnh kế toán thống kê, tránh tính trạng như hiện nay, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hạch toán ngoài sổ sách, khai giảm doanh thu, kinh doanh hàng không có nguồn gốc nhằm trốn lậu thuế, thu lợi bất chính.
+ Nhà nước cũng cần tạo lập một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thực hiện các chính sách khuyến khích, trợ giúp và ưu đãi hơn nữa các nhà đầu tư thực hiện các dự án khả thu, thực hiện một sân chơi bình đẳng giữa các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong nước và giữa các nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài.thực hiện mạnh mẽ cơ chế mở cửa trong quan hệ giữa các nhà đầu tư và cơ quan nhà nước, giảm bớt cơ chế xin cho, giảm bớt phiền hà cho nhà đầu tư.
2.3.2 Đối với NHNN Việt Nam:
Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, với chức năng là quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, quản lý, điều hoà, lưu thông tiền tệ, tín dụng ngân hàng, là cơ quan tham mưu cho chính phủ trong việc xây dựng các văn bản dưới luật vì vậy ngân hàng nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau để giúp các ngân hàng hoạt động kinh doanh được an toàn và mở rộng tín dụng vững chăc.
Khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách về hệ thống các văn bản pháp quy để có đủ khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện tốt luật các tổ chức tín dụng, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động an toàn.
Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư kinh doanh khả thi được vay vốn ngân hàng nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng nhà nước là một tổ chức quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Vì vậy, trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng nhà nước phải thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin từ nền kinh tế để cung cấp cho các ngân hàng thương mại, để các ngân hàng có các quyết định đúng đắn trong hoạt động tiền tệ tín dụng.
Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ nhằm củng cố tăng cường và đẩy mạnh tín dụng của các NHTM trong việc thúc đẩy quan hệ ngân hàng doanh nghiệp, tái cấp vốn và tái bảo lãnh, kêu gọi tài trợ từ bên ngoài cho cấc tổ chức tín dụng, đẩy mạnh việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phẩn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh kinh doanh cho các doanh nghiệp
2.3.3 Đối với chi nhánh NHNo & PTNT Nam HN
Chi nhánh quy định mức lãi suất huy động lớn hơn tỷ lệ lạm phát và lãi suất trung- dài hạn phải cao hơn lãi suất ngắn hạn để tạo khoảng cách rõ rệt giữa lợi của người gửi tiền ngắn hạn với người gửi tiền ngắn hạn. Tuy nhiên khoảng cách này phải luôn giữ ở mức cân đối bởi vì nếu tăng lãi suất tiền gửi trung – dài hạn sẽ dẫn đến tăng lãi suất cho vay trung dài hạn và điều này sẽ cản trở đầu tư vào các phương án kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra để thu hút nguồn vốn trung dài của các doanh nghiệp dưới hình thức thu hút tiền gửi, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn và nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo thanh toán thuận lợi nhanh chóng kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó cần có các biện pháp huy động vốn hấp dẫn như có dự thưởng khuyến mại.
Ban thẩm định chi nhánh hỗ trợ hơn nữa trong việc lập và tăng cường các mối quan hệ đối với khách hàng lớn là các dự án đầu tư trung - dài hạn bằng nguồn vốn đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các ngành có chức năng quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài và ngân sách nhà nước .
Chi nhánh cần mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định, các lớp tập huấn về pháp luật thị trường và môi trường kinh doanh để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn giúp cho công tác thẩm định được tốt hơn.
Chi nhánh phải lập danh sách các vấn đề đặc biệt quan tâm trong việc lựa chọn các dự án đầu tư để hướng dẫn cho ngân hàng khi tiến hành cho vay trung dài hạn như : Đặc biệt quan tâm đến khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án, xem xét số lượng dự án, đã đang thẩm định cùng loại với các dự án , đáp ứng nhu cầu sản phẩm đó trong tương lai hay chưa. Lựa chọn dự án quan trọng có tính đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH- HĐH.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng phục vụ thẩm định tín dụng trung- dài hạn và giảm rủi ro tránh tình trang nợ quá hạn và không có khả năng thu hồi để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
Thẩm định dự án nói chung và chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạnnói riêng là một yêu cầu cấp thiết, khách quan đối với công tác thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại, nhằm đảm bảo cho các quyết định tài trợ cho các dự án đẩu tư của Ngân hàng thực sự đem lại lợi ích cho cả hai bên. Về phía Ngân hàng là sự an toàn về nguồn vốn, sinh lời, và bảo đảm được nguồn vốn cho vay, không phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Về phía khách hàng vay vốn là dự án được đi vào hoạt động và hoạt động sao cho hiệu quả, đem lại lợi nhuận đảm bảo nhu cầu chi trả đúng hạn cho hạn cho Ngân hàng. Muốn làm được điều đó, trong công tác thẩm định của Ngân hàng phải được thực hiện thật kỹ càng, cẩn thận, chính xác, khoa học theo đúng trình tự và lượng hoá được các rủi ro có thể xảy ra đối với các dự án đầu tư.
Qua thời gian thực tập ở NHNN&PTNT Nam Hà Nội đã cho em cái nhìn khái quát về hoạt động của Ngân hàng cũng như cho em hiểu về tầm quan trọng của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường nói chung và đối với đới sống nhân dân nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô giáo – PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú, anh chị tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội để em hoàn thiện tốt kì thực tập và chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn.!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư - PGS.TS. Từ Quang Phương (Chủ biên) ĐH KTQD
2. Giáo trình Lập dự án - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt ĐH KTQD
3. Giáo trình ngân hàng thương mại - Phan Thu Hà (Chủ biên) ĐH KTQD
4. NHNo&PTNT Việt Nam (2006) Sổ tay Tín dụng, tài liệu lưu hành nội bộ
5. NHNo&PTNT Việt Nam, quy định tạm thời về hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ.
6. Báo cáo tín dụng năm 2006-2008 ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội
7. Báo cáo Hoạt động kinh doanh ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21676.doc