Thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB)

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐQT: Hội đồng quản trị HSC: Hội sở chính KHCN: Khách hàng cá nhân KHDN: Khách hàng doanh nghiệp MB: Military Bank (Ngân hàng Quân đội) NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHQĐ: Ngân hàng Quân đội QHKH: Quan hệ khách hàng QLTD: Quản lý tín dụng SGD: Sở Giao dịch TGĐ: Tổng Giám đốc DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch trong 3 năm gần đây 6 Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng HĐKD của SGD trong 3 năm gần đây 7 Bảng 3. Tình hìn

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h huy động vốn của SGD trong 3 năm gần đây 7 Bảng 4. Tổng dư nợ và nợ quá hạn của SGD trong 3 năm gần đây 8 Bảng 5. Một số hồ sơ dự án vay vốn đã được SGD thẩm định và tài trợ vốn trong giai đoạn 2006-2009 9 Bảng 6. Phương án về nguồn vốn của dự án 25 Bảng 7. Khối lượng tiêu thụ xi măng từ 1996 – 2005 26 Bảng 8. Dự báo tỷ trọng tiêu thụ xi măng từ năm 2005 đến năm 2015 tại các miền 28 Bảng 9. Dự báo nhu cầu – tiêu thụ xi măng giai đoạn 2006-2010 29 Bảng 10. Cơ cấu tổng VĐT dự án dây chuyển II Nhà máy xi măng Hồng Hà 40 Bảng 11. Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời và khả năng trả nợ của dự án theo quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư 46 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, hoạt động đầu tư phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Để nâng cao tính hiệu quả của hoạt động đầu tư thì việc đầu tư theo dự án là điều rất cần thiết. Thẩm định dự án chính là việc xem xét lại dự án một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng và cẩn thận. Mức độ toàn diện và trọng tâm của việc thẩm định dự án phụ thuộc vào mục tiêu của chủ thể thẩm định. Chẳng hạn, chủ đầu tư thường muốn chắc chắn về tính khả thi và khả năng sinh lời của dự án trong khi cơ quan quản lý Nhà nước lại quan tâm nhiều hơn đến lợi ích và chi phí về mặt kinh tế xã hội của dự án. Các ngân hàng với tư cách là tổ chức kinh doanh tiền tệ thường muốn đảm bảo tính an toàn và khả năng đem lại lợi nhuận cao nhất có thể cho từng đồng vốn tài trợ cho dự án. Trong bối cảnh thị trường tài chính nước ta đang nóng lên từng ngày, các ngân hàng thương mại lớn nhỏ cạnh tranh gay gắt, ngày càng nhiều chủ đầu tư tìm đến với các ngân hàng. Vậy ngân hàng làm thế nào trong quá trình ra quyết định tài trợ hay không tài trợ cho một dự án? Để trả lời câu hỏi này, tác giả chuyên đề đã có một khoảng thời gian thực tập và tìm hiểu tại Phòng Quản lý Tín dụng - Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội. Nhờ đó, tác giả đã thu thập được nhiều thông tin quý báu và bổ ích, bổ sung vào nguồn tư liệu nghiên cứu nhằm hoàn thiện đề tài mà tác giả đã lựa chọn: “Thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội”. Nội dung chuyên đề chủ yếu bàn về thẩm định dự án từ góc độ ngân hàng mà cụ thể là thẩm định dự án vay vốn trong một chi nhánh của Ngân hàng Quân đội. Cấu trúc chuyên đề gồm hai chương: Chương 1: Thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội. Chương 2: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội. Chuyên đề này sẽ không thể được hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình từ phía nhà trường cũng như đơn vị thực tập. Tác giả chuyên đề xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và các anh chị phòng Quản lý Tín dụng Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội đã giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề. Với vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo Nguyễn Bạch Nguyệt để khắc phục những thiếu sót của chuyên đề này. Cùng với nỗ lực của bản thân, tác giả mong muốn tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài “Thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội” thành đề tài khóa luận tốt nghiệp nhằm hoàn thiện hơn nữa các vấn đề được nghiên cứu trong đề tài. Tác giả CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI Tổng quan hoạt động kinh doanh ở SGD Quá trình hình thành và phát triển SGD Ngân hàng Quân đội có tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, gọi tắt là Ngân hàng TMCP Quân đội. Tên tiếng Anh đầy đủ của Ngân hàng là Military Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là Military Bank hoặc MB. Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào năm 1994 theo Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/11/1994 theo giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0054/NH–GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994, thời hạn hoạt động là 50 năm. Vốn góp ban đầu là 20 tỷ đồng, Ngân hàng được thành lập với tư cách một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Vào những ngày đầu thành lập tại trụ sở 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội, Ngân hàng chỉ có 1 điểm giao dịch với 25 cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất hết sức khiêm tốn, đến nay quy mô của Ngân hàng đã lớn mạnh gấp nhiều lần. Trụ sở chính của MB hiện nay tọa lạc tại số 3 Đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Qua 14 năm hình thành và phát triển, MB đã dần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ngân hàng Quân đội được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Hiện MB có vốn điều lệ 2000 tỷ đồng và dự kiến con số này sẽ tăng lên đến 7300 tỷ đồng vào năm 2010, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam. Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu, MB luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt uy tín chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citi Group, Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. Gần đây nhất, Ngân hàng đã đạt danh hiệu “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008”. MB cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới. Ngân hàng Quân đội là Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước, thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ ngân hàng theo quy định của pháp luật, phục vụ các doanh nghiệp Quân đội và các thành phần kinh tế khác vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Ngân hàng hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật trong những lĩnh vực sau: Huy động vốn Cấp tín dụng Cung ứng các dịch vụ ngân hàng; Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Mục tiêu của Ngân hàng là xây dựng Ngân hàng trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hiện đại, một trong những ngân hàng TMCP hoạt động an toàn, hiệu quả, uy tín nhất và phục vụ tốt nhất cho các Doanh nghiệp Quân đội, các tổ chức cá nhân. Đối tượng khách hàng của Ngân hàng khá đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân. Song mục tiêu chiến lược của Ngân hàng trong thời gian tới là trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam trong những mảng thị trường lựa chọn tại các đô thị lớn, tập trung vào: Các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn. Tập trung có chọn lọc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển các dịch vụ khách hàng cá nhân. Mở rộng các hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn. Phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư. Liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng và các thành viên để hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính mạnh. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng Quân đội sẽ tiếp tục triển khai đề án đổi mới, tăng vốn điều lệ và mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại hóa công nghệ và phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng mới. Tháng 2/2005, Ngân hàng chính thức ra quyết định thành lập Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, đồng thời chuyển trụ sở về số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Sở Giao dịch hoạt động độc lập với Hội sở chính với tư cách là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng. Trải qua 3 năm hoạt động (2005 - 2008), chất lượng kinh doanh của SGD luôn tăng trưởng ổn định, doanh số năm sau cao hơn năm trước. Là một trung tâm kinh doanh trực thuộc Ngân hàng Quân đội, Sở GD có chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng – tài chính theo quy định của pháp luật và đúng với mục tiêu, định hướng, kế hoạch của Ngân hàng Quân đội. Tổng quan hoạt động kinh doanh ở SGD Sở Giao dịch Ngân hàng Quân đội chỉ có chức năng huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ ngân hàng mà không thực hiện hoạt động đầu tư phát triển. Vì vậy, khóa luận chỉ đề cập đến thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn của Sở Giao dịch mà không đề cập đến công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển của Ngân hàng hay Sở GD. Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch trong 3 năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng tài sản 3814,36 5497,286 3508,697 Tổng vốn huy động 3787,264 5413,25 3412,354 Lợi nhuận trước thuế 27,096 84,036 96,343 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng Sở GD Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng HĐKD của SGD trong 3 năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ tăng tài sản - 44.12 -36.17 Tốc độ tăng vốn - 42.93 -36.96 Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế - 210.14 14.64 Nguồn: Phòng QLTD Sở GD Tình hình huy động vốn Bảng 3. Tình hình huy động vốn của SGD trong 3 năm gần đây Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn huy động 3787.264 5413.25 3412.354 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 1532.164 3346.246 2435.216 Tiền gửi tiết kiệm 1134.246 135.648 146.264 Vay NHNN và các TCTD khác 1120.854 1931.356 830.874 Nguồn: Phòng QLTD SGD Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên huy động vốn là một công tác rất quan trọng, được thực hiện thông qua nhiều hình thức, chủ yếu là tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn đạt mức cao so với các Ngân hàng thương mại khác và có sự tăng trưởng vững chắc qua các năm. Sở GD là một chi nhánh của Ngân hàng Quân đội và có trụ sở đặt tại địa bàn Hà Nội nên đạt tổng vốn huy động cao và có mức tăng trưởng vững chắc qua các năm, năm 2008 tổng vốn huy động đạt khoảng 4000 tỷ. Cơ cấu huy động vốn của Sở đang tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tốt. Lượng vốn huy động được từ dân cư tăng trưởng tốt, đặc biệt là lượng tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân tăng trưởng cao. Ngoài ra tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng mạnh. Lợi nhuận trước thuế của SGD hiện tại đạt 96,3 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng Bảng 4. Tổng dư nợ và nợ quá hạn của SGD trong 3 năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 1208.262 1620.036 793.914 Dư nợ ngắn hạn 557.168 784.542 204.577 Dư nợ trung hạn 477.254 651.23 264.876 Dư nợ dài hạn 173.84 184.264 324.461 Nợ quá hạn 38.156 47.264 58.835 Tỷ trọng nợ quá hạn (%) 3.157 2.917 7.41 Tốc độ tăng dư nợ - 34.079 -50.994 Tốc độ tăng nợ quá hạn - 23.87 24.481 Nguồn: Phòng QLTD - SGD Đối tượng khách hàng vay vốn của SGD tương đối đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Do đặc điểm về địa bàn hoạt động, Sở GD chủ yếu cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay trong lĩnh vực thương mại và xây dựng cơ bản. Mức dư nợ tín dụng của SGD năm 2008 là 1534 tỷ đồng. Mặc dù đạt mức dư nợ tín dụng cao song SGD vẫn luôn chú trọng công tác quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 3% dư nợ tín dụng. Hoạt động phi tín dụng Vì mới tách ra từ Hội sở chính và hoạt động được 3 năm nên các nghiệp vụ phi tín dụng như bảo lãnh, kinh doanh vốn và ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ,… chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Tổng số thẻ mà SGD đã phát hành là hơn 10.000 thẻ, chiếm 25% tổng số thẻ lưu hành trên toàn hệ thống. Thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại SGD Bảng 5. Một số hồ sơ dự án vay vốn đã được SGD thẩm định và tài trợ vốn trong giai đoạn 2006-2009 Chủ đầu tư Mục đích vay vốn Tổng VĐT (đơn vị: triệu đồng) Cty Thiên Nam Đầu tư mở rộng, tăng năng lực sản xuất 16.000 Cty Cổ phần đầu tư Nhất Long Đầu tư xây dựng bãi tập xe 22.000 Cty TNHH Phú Thăng Đầu tư cầu 25 tấn Kobelco 900.000 Cty TNHH Du lịch Thương mại Hồng Hà Đầu tư Dự án Bãi đỗ xe ô tô, giai đoạn 2 34.000 Cty CP Phát triển Công nghiệp An Phú Đầu tư hạ tầng KCN An Phú - Hà Tây, 350.000 Cty TNHH Hóa chất Thịnh Phát Đầu tư xây dựng trụ sở 17.000 Cty TNHH Hồng Hà Đầu tư xây dựng dây chuyền II Nhà máy Xi măng Hồng Hà 2.076.811 Cty TNHH XD và Tư vấn Đầu tư Phương Nam Đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê 580.000 Cty cổ phần Transico Đầu tư mở rộng tài sản lưu động cho dự án Thủy điện Nậm Chiến 4.762.000 Nguồn: Phòng QLTD Sở GD Quy trình thẩm định Công tác thẩm định dự án của SGD áp dụng quy trình thẩm định chung của Ngân hàng Quân đội. Quy trình thẩm định dự án như sau: Bước 1: Đơn vị thẩm định tiếp nhận Hồ sơ dự án, chịu trách nhiệm rà soát lại và thông báo cho đơn vị gửi hồ sơ sửa đổi bổ sung hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Bước 2: Khi đã có hồ sơ dự án đầy đủ, hợp lệ, các chuyên viên thẩm định sẽ tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung của dự án cũng như đánh giá mức độ tin cậy của các số liệu trong dự án. Bước 3: Lãnh đạo đơn vị thẩm định chịu trách nhiệm tổng hợp đánh giá của các chuyên viên thẩm định thành báo cáo thẩm định nêu rõ đề xuất và ý kiến riêng của phòng về dự án, đệ trình Ban Giám đốc SGD. Bước 4: Ban Giám đốc SGD ra quyết định tài trợ hoặc không tài trợ cho dự án, hoặc tài trợ có điều kiện. Hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ Tổng hợp thành Báo cáo Thẩm định trình BGĐ Cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá dự án Hồ sơ dự án đầy đủ và hợp lệ Yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh Phòng QHKH Phòng Giao dịch Chi nhánh Khách hàng vay vốn tài trợ dự án Lãnh đạo Đơn vị thẩm định BGĐ SGD ra quyết định tài trợ hoặc không tài trợ Đơn vị thẩm định Nộp Hồ sơ xin vay vốn Sơ đồ quy trình thẩm định dự án vay vốn tại Sở GD NHQĐ: Những dự án vay vốn với quy mô vượt quá thẩm quyền của các chi nhánh cấp 2 hoặc phòng Giao dịch của Sở sẽ được chuyển đến phòng Quản lý tín dụng để tái thẩm định. Việc tái thẩm định của Phòng Quản lý tín dụng sẽ được tiến hành song song, độc lập với phòng Giao dịch hoặc các chi nhánh trực thuộc. Báo cáo kết quả thẩm định được trình lên Giám đốc Sở GD xem xét và ra quyết định. Trường hợp dự án có quy mô vượt quá thẩm quyền của Sở Giao dịch thì sẽ được chuyển lên Phòng Đầu tư thuộc Hội sở chính tiếp nhận và quản lý. Phương pháp thẩm định Phương pháp thẩm định được sử dụng chủ yếu là phương pháp thẩm định theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết. Cụ thể là việc thẩm định dự án của người cán bộ thẩm định bắt đầu từ việc nghiên cứu tổng hợp, phân tích các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế của dự án đầu tư, từ đó có đánh giá sơ bộ định hướng cho công tác thẩm định. Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định áp dụng một số phương pháp như so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu. Các nguồn tài liệu cần thiết cho công tác thẩm định gồm có : Báo cáo nghiên cứu và phân tích ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế. Các số liệu thống kê có liên quan đến dự án : Các nhà cung cấp, các SP cùng loại, cung cầu của thị trường, kim ngạch XNK, nguyên vật liệu đầu vào… Quy hoạch phát triển ngành nghề hoặc định hướng của Chính phủ đổi với ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của dự án. Các văn bản pháp quy điều chỉnh quan hệ kinh tế thuộc dự án, hoặc điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế có liên quan… Nội dung thẩm định Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung thẩm định và trình tự thực hiện như sau : Thẩm định kinh tế dự án Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung sơ bộ của dự án Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ các nội dung sau: Mục tiêu đầu tư của dự án: có phù hợp với mục tiêu của ngành, của địa phương và cả nước không Quy mô đầu tư, bao gồm: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm. Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết ... Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về các nội dung sau: Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án Trước hết, cán bộ thẩm định cần tiến hành phân tích nhu cầu và các yếu tố tác động đến nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của dự án theo trình tự sau: Phân tích quan hệ Cung- Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Định dạng sản phẩm của dự án Xác định đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế tính đến thời điểm thẩm định. Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như: + Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay + Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm + Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế). Đánh giá tổng quan về nguồn cung sản phẩm của dự án Sau khi đánh giá nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của dự án, cán bộ thẩm định tiếp tục xem xét nguồn cung sản phẩm trong và ngoài nước cùng với khả năng biến động của các nguồn này trong tương lai, cụ thể là: Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. Xác định sản lượng nhập khẩu trong những năm qua và dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam hội nhập với các nước khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ...) đến thị trường sản phẩm của dự án. Dự báo và cân đối Cung – Cầu sản phẩm dự án theo các phân đoạn thị trường Dự báo tỷ trọng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án theo các phân khúc thị trường để thấy được mức độ chênh lệch về nhu cầu giữa các phân đoạn thị trường này Dự báo Cung – Cầu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án trong tương lai, phân tích tình trạng cân đối Cung – Cầu sản phẩm, từ đó lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm, dịch vụ của dự án. Đánh giá thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của dự án Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Thị trường nội địa: + Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không. + Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu dùng hay không. + Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không. Thị trường nước ngoài: + Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh...) + Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu. + Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không. + Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: Kế hoạch sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. Diến biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm. Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ thẩm định ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án. Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án. Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xẩy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện. Việc dự đoán này sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu...) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào cho dự án dựa vào: Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm. Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có). Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Từ đó cán bộ thẩm định đưa ra kết luận được hai vấn đề chính sau: + Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không? + Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật Thẩm định địa điểm xây dựng Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không. Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ. Thẩm định công nghệ và máy móc thiết bị của dự án Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới. Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này. Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không. Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, và an toàn hay không? Việc giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay không? Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, CBTĐ cần tham khảo các nhà chuyên môn, các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực này, và trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. Thẩm định về khả năng thực hiện dự án Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành, làm chủ công nghệ, thiết bị mới của dự án. Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị công nghệ... (nếu đã có thông tin). Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất. Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. Thẩm định tổng vốn đầu tư dự án Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định sẽ xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ ... Ngoài ra, cán bộ thẩm định tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án Cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không, đồng thời tính toán khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. Nguồn vốn đầu tư Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu (Vốn tự có). Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cán bộ thẩm định cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. Đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Xác định các căn cứ tính toán hiệu quả kinh tế của Dự án Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả. Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị SP, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Các quy định hiện hành về Khấu hao TSCĐ, Đơn giá đầu tư XDCB, Định mức chi phí, phí bảo hiểm, phí và lệ phí khác.. Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Tính toán hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của Dự án Xác định các thông số đầu vào của dự án, bao gồm: + Nhóm thông số tổng mức đầu tư + Nguồn vốn đầu tư và chi phí vốn của dự án + Nhóm thông số kỹ thuật của dự án: công suất thiết kế, công suất huy động, thời gian hoạt động của dự án. + Nhóm thông số về chi phí hàng năm của dự án: chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí khấu hao, lãi vay, vốn lưu động,… + Nhóm thông số về đơn giá kinh doanh + Nhóm thông số về ưu đãi đầu tư, tỷ giá,… + Các thông số khác Tính toán nhóm ch._.ỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: + NPV (Net Present Value) + IRR (Internal Rate of Return) + ROE (Return on Equity): đối với những dự án có vốn tự có tham gia. + Thời gian hoàn vốn. Tính toán nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. + Nguồn trả nợ hàng năm. + Thời gian hoàn trả vốn vay. + DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Phân tích độ nhạy của dự án Việc khảo sát độ nhạy của dự án được thực hiện theo các bước sau: Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhậy: như đã được đề nghị tại Bước 2 về việc phân tích tìm dữ liệu. Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ). Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường là các chỉ số NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi. Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời theo mẫu dưới đây (Các bảng này phải nằm cùng bảng tính với các biến). Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi Trường hợp cơ bản Giá trị 1 Giá trị 2 Giá trị ... IRR Kết quả NPV Kết quả DSCR Kết quả ..... Kết quả Trong đó: Trường hợp cơ bản: là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ. IRR, NPV, DSCR,... là các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ chúng ta cần khảo sát sự ảnh hưởng khi biến thay đổi. Giá trị 1,2,... giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ. Ngoài việc sử dụng Excel để phân tích độ nhạy của dự án, cán bộ thẩm định có thể sử dụng phần mềm mô phỏng CRYSTALL BALL để phân tích các kịch bản có thể xảy ra theo mô hình xác suất. Đánh giá rủi ro của dự án Rủi ro về cơ chế chính sách Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn về chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án. Rủi ro xây dựng, thi công xây dựng Rủi ro xây dựng, thi công công trình xảy ra khi hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán Rủi ro này bao gồm thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Rủi ro về cung cấp Dự án gặp rủi ro về cung cấp khi không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Rủi ro về môi trường và xã hội Rủi ro về môi trường và xã hội đối với dự án là những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất, v.v ... Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét, kiểm tra tính pháp lý và các điều khoản liên quan đến các hình thức bảo đảm tiền vay, bao gồm tài sản hình thành từ các nguồn vốn, các quyền và quyền phát sinh hợp pháp khác,… Kết luận và kiến nghị về dự án đầu tư Nội dung phần kết luận về dự án đầu tư bao gồm: Các thuận lợi và khó khăn chủ yếu gặp phải nếu đầu tư cho dự án. Ý kiến đề nghị lãnh đạo Sở Giao dịch đồng ý hay từ chối tài trợ cho dự án, trong đó nêu rõ lý do đề xuất cho vay hoặc không cho vay đối với dự án Quyết định của Giám đốc Sở Giao dịch về việc tài trợ vốn cho dự án. Ví dụ minh họa về thẩm định một dự án vay vốn ở SGD – Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II nhà máy xi măng Hồng Hà Thẩm định kinh tế dự án Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung sơ bộ của dự án Mục tiêu đầu tư: Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II Nhà máy xi măng Hồng Hà tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nhằm tận dụng tiềm năng từ nguồn nguyên liệu đá vôi sẵn có và các lợi thế thương mại của tỉnh Ninh Bình trong việc đầu tư xây dựng các dự án xi măng. Đây là dự án nằm trong kế hoạch tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất cũng như thị phần của doanh nghiệp. Việc đầu tư thêm dây chuyền II nhà máy xi măng Hồng Hà là một dự án trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế cho địa phương qua đó tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu nhập cho ngân sách tỉnh. Ngoài ra, còn tận dụng được một số cơ sở vật chất của dây chuyền I đã được đầu tư nên giảm đáng kể chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng. Do vậy, việc đầu tư dây chuyền II nhà máy xi măng Hồng Hà là cần thiết, phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã được Chính phủ đồng ý cho phép và phát huy được những tiềm năng sẵn có và lợi thế của địa phương trong việc sản xuất công nghiệp xi măng. Quy mô đầu tư: + Công suất thiết kế của dự án là 5.000 tấn Clinker/ngày, tương đương với 1.800.000 tấn xi măng/năm. + Giải pháp công nghệ: Sản xuất theo công nghệ sản xuất xi măng lò quay với dây chuyền thiết bị của Trung Quốc kết hợp TB CHLB Đức + Cơ cấu sản phẩm đầu ra: 500.000 tấn clinker PC50/năm và 1.200.000 tấn xi măng PCB40/năm theo tiêu chuẩn Việt nam Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 2.076.810 triệu đồng Trong đó: + Xây lắp: 383.441 trđ + Thiết bị 1.159.708 trđ + Chi phí QLDA và chi phí khác: 288.339 trđ + Đền bù GPMB: 5.965 trđ + Dự phòng phí: 170.192 trđ + Thuế GTGT: 69.166 trđ Cơ cấu vốn đầu tư: + Vốn tự có (15%VCĐ): 303.000 trđ + Vốn vay NHTM (85%VCĐ): 1.717.210 trđ Phương án về nguồn vốn: Bảng 6. Phương án về nguồn vốn của dự án Nguồn vốn Năm XD 1 Năm XD 2 Năm XD 3 Tổng cộng 1. Vốn tự có 46.000 115.000 142.000 303.000 2. Vay NHTM 75.675 682.057 959.479 1.717.210 - Vay USD qui VND 5.690 342.705 523.293 871.689 - Vay VND 69.894 339.352 436.185 845.521 Cộng 121.675 797.057 1.101.749 2.020.210 Tình hình triển khai thực hiện dự án Hiện nay về cơ bản, chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục pháp lý đầu tư dự án, đang triển khai làm thủ tục xin cấp bổ sung đất và thủ tục xin cấp phép khai thác các mỏ nguyên liệu (mỏ đá vôi, đá sét) phục vụ cho dự án. Đồng thời đã ký được hợp đồng tổng thầu EPC với Viện nghiên cứu xi măng Hợp Phì – Trung Quốc (đơn vị tổng thầu đã thi công dây chuyền I) với tổng giá trị hợp đồng EPC là 109,312 triệu USD. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ xi măng của dự án Đánh giá tổng quan về nhu cầu xi măng: Thị trường các nước trong khu vực: Theo các số liệu thống kê cho thấy: sự tăng trưởng tiêu thụ xi măng của Châu Á là rất cao so với phần còn lại của Thế giới, dự báo đến năm 2010, nhu cầu xi măng của Châu Á sẽ là 1.400 triệu tấn, trong đó Khu vực Đông Nam Á là khu vực có nhu cầu xi măng rất lớn. Tại Việt nam: Sau giai đoạn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực 1997 – 1998, tình hình tiêu thụ thị trường xi măng trong nước phục hồi đáng kể từ năm 2000 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đọan 1996 – 2002 là 14,5 % /năm (riêng giai đoạn 2000 – 2002 là 20,5%). Bảng 7. Khối lượng tiêu thụ xi măng từ 1996 – 2005 Đơn vị: Triệu tấn Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Lượng tiêu thụ 9,3 9,99 11,01 13,91 16,38 20,02 22,6 25,5 28,5 Tốc độ tăng trưởng (%) 13,40 7,4 10,2 26,3 17,8 22,2 12,9 12,8 11,8 Nguồn: Tổng công ty xi măng Việt nam Nhu cầu tăng trưởng mạnh, trong khi quy mô sản xuất trong nước tăng chậm nên diễn biến cung - cầu thị trường có xu hướng xảy ra khan hiếm hàng tại một số thị trường tiêu thụ lớn trong những tháng cao điểm, "sốt nóng" đã xảy ra tại địa bàn nghiên cứu, giá cả có xu hướng tăng cao. Trước những diễn biến rất tích cực từ thị trường xi măng trong nước và triển vọng những năm tới của nền kinh tế, ngày 16/5/2005 TTCP đã có quyết định số 108/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020 thay thế hoàn toàn QĐ số 164/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002, theo đó các Nhà máy sản xuất xi măng và clinker sẽ được bố trí xây dựng tại 8 khu vực có triển vọng phát triển, trong đó khu vực I, II, III gồm: Quảng Ninh; Hải Phòng - Hải Dương; Hà Bình – Hà Tây – Hà Nam – Ninh Bình - Bắc Thanh Hoá. Theo đó, dự báo nhu cầu trong nước sẽ đạt khoảng 27,5 - 30,5 triệu tấn vào năm 2005; từ 42,2 - 51,4 triệu tấn vào năm 2010 và khoảng 68 - 70 triệu tấn năm vào năm 2020. Cơ cấu sản phẩm của dự án gồm hai loại Clinker PC50 sản lượng sản xuất là 500.000tấn/năm và Xi măng PCB40 sản lượng sản xuất là 1,2 triệu tấn/năm. Đánh giá về nguồn cung xi măng Nguồn cung trong nước hiện tại: Cả nước hiện có 14 nhà máy xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế ~ 21,5 triệu tấn/năm; 55 cơ sở xi măng lò đứng, lò quay chuyển đổi với tổng công suất ~ 5 triệu tấn/năm và 22 trạm nghiền độc lập có tổng công suất thiết kế ~ 6 triệu tấn/năm. Như vậy tổng công suất thiết kế của các nhà máy sản xuất xi măng trong cả nước ~ 32,5 triệu tấn/năm. Hiện nay, đang triển khai xây dựng 31 dự án sản xuất xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là ~ 39 triệu tấn/năm. Dự báo nguồn cung thị trường xi măng trong tương lai: Dự kiến công suất tăng thêm của các nhà máy được đầu tư mới và chuyển đổi sẽ đi vào sản suất đến năm 2010 như sau: Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Công suất tăng thêm (triệu tấn/năm) 1,73 2,35 5,54 9,75 15,36 8,35 Như vậy với tiến độ đầu tư như hiện nay, đến năm 2010 cả nước sẽ có tổng cộng 45 nhà máy sản xuất xi măng lò quay (kể cả cũ và đầu tư mới) với tổng công suất thiết kế là 60,51 triệu tấn/năm (chưa kể 6 triệu tấn/năm các trạm nghiền độc lập và khoảng 3 triệu tấn/năm các nhà máy xi măng lò đứng chưa chuyển đổi). Trong khi nhu cầu tiêu thụ đến năm 2010 chỉ dự kiến ~ 50 triệu tấn/năm. Theo tính toán của Hiệp hội xi măng Việt nam thì từ năm 2010 – 2012 cung sẽ vượt cầu về xi măng từ 10 – 12 triệu tấn/năm. Vì vậy những nhà máy được đầu tư và đi vào sản xuất trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn để cạnh tranh trên thị trường nội địa. Tình hình nhập khẩu xi măng: Theo thông tin về tình hình nhập khẩu clinker, thì hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 4 – 5 triệu tấn clinker/năm, riêng tổng Cty xi măng Việt nam hàng năm cũng phải nhập khẩu trên dưới 2 triệu tấn clinker/năm. Việc nhập khẩu clinker hàng năm do hiện tại cả nước có khoảng trên 20 trạm nghiền xi măng độc lập có công suất trạm nghiền từ 100.000T/năm – 1.000.000T/năm nhưng không gắn với nguồn cung cấp clinker, với tổng công suất các trạm nghiền trên 6 triệu tấn/năm nên phải nhập khẩu clinker để sản xuất xi măng hoặc mua clinker của các nhà máy sản xuất xi măng trong nước để sản xuất Nguồn cung xi măng trong khu vực hiện đang có hiện tượng dư thừa do đầu tư quá nhiều trong thập kỷ vừa qua, trong đó Thái lan và Indonexia là 02 nước có công suất chiếm 56% tổng công suất của cả Khu vực. Với chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, các nước có sản lượng xi măng dư thừa đang xuất khẩu Clinker và xi măng với giá thấp hơn giá bán bình quân trong khu vực. Đây vừa là thuận lợi và cũng là khó khăn cho ngành xi măng Việt Nam trước tiến trình Hội nhập quốc tế. Dự báo và cân đối Cung – Cầu xi măng tại các vùng, miền trong cả nước Về thị trường xi măng tại các Vùng, Miền trong cả nước, số liệu thống kê của Tổng Công ty xi măng Việt nam cho thấy tình hình tiêu thụ xi măng tại các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam và việc phân bổ tiêu thụ bình quân ở các miền theo tỷ lệ sau: Miền Bắc: 46%; Miền Nam: 36%; Miền Trung: 18%; Bảng 8. Dự báo tỷ trọng tiêu thụ xi măng từ năm 2005 đến năm 2015 tại các miền Đơn vị: Triệu tấn Khu vực tiêu thụ Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 Miền Bắc (chiếm 46% so với cả nước) 13,4 15,0 16,8 18,4 20,3 22,4 23,76 Miền Trung (chiếm 18% so với cả nước) 5,2 5,9 6,6 7,2 8,0 8,7 13,12 Miền Nam (chiếm 36% so với cả nước) 10,48 11,74 13,14 14,44 15,91 17,5 25,62 Tổng cộng 29,1 32,6 36,5 40,1 44,2 48,6 62,5 Nguồn:SLTK của Cty tư vấn ĐTPT xi măng thuộc TCT Xi măng cung cấp Tuy nhiên, điều kiện về nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở Miền Bắc nên năng lực xi măng cũng chủ yếu tập trung tại Miền Bắc (chiếm 71%). Nếu tập trung tiêu thụ hết sản lượng của các Nhà máy tại đây thì sẽ xảy ra cung vượt cầu trong khi tại các khu vực Miền Trung và Miền Nam lại xảy ra tình trạng thiếu xi măng nên các dự án đầu tư sản xuất xi măng tại Miền Bắc trong giai đoạn gần đây như: XM Cẩm phả; XM Hải phòng mới; XM Thăng long; XM Hạ long... đều phải chọn giải pháp tiêu thụ một phần tại Miền Bắc, còn lại chuyển xi măng và clinker vào tiêu thụ ở Miền Trung và Miền Nam. Cân đối cung cầu XM đến năm 2015 và 2020: Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Chính phủ đã xác định rõ tốc độ tăng trưởng và nhu cầu xi măng của toàn xã hội theo từng năm. Năm 2005 nhu cầu thực tế xi măng của cả nước là 28,6 triệu tấn, năm 2006 là 32,4 triệu tấn phù hợp với dự báo nhu cầu trong quy hoạch theo phương án trung bình. Tuy nhiên, căn cứ các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà Quốc hội đã đề ra trong giai đoạn 2006-2010 với tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân 7,5%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 khoảng 1.080 USD; các chỉ số về hiệu quả vốn đầu tư toàn xã hội, dân số cả nước năm 2010 khoảng 87 triệu người, sau khi đưa các thông số mới này vào các phương pháp tính toán khác nhau cho thấy nhu cầu và tiêu thụ xi măng trong các năm từ năm 2006 đến năm 2010 về cơ bản tương đương dự báo trong quy hoạch được phê duyệt theo phương án cao qua bảng sau: Bảng 9. Dự báo nhu cầu – tiêu thụ xi măng giai đoạn 2006-2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Nhu cầu (Tr.tấn) 32,4 35,8 39,8 44,6 49,8 Tiêu thụ (Tr.tấn) 32,6 36,5 40,1 44,2 48,6 Nguồn từ Báo cáo tổng kết thực hiện QĐ 108 của Hiệp hội xi măng VN Việc tính toán nhu cầu tiêu thụ từng năm trong một khoảng thời gian dài là khó chính xác, nhu cầu này có thể biến đổi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của xã hội, sự thay đổi điều chỉnh cơ chế chính sách trong từng thời kỳ… do đó luôn phải có sự phân tích đánh giá để chính xác hoá nhu cầu xi măng từng năm và từng chu kỳ ngắn. Hiện nay, Việt nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt nam cũng là nước được đánh giá có môi trường đầu tư thuận lợi nên chắc chắn những năm tới vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt nam sẽ tăng mạnh. Theo tính toán cứ tăng thêm một tỷ USD vốn đầu tư cơ bản thì nhu cầu xi măng sẽ tăng thêm khoảng 1,5 triệu tấn. Theo tính toán cân đối cung cầu thì từ năm 2010-2012 cung sẽ vượt cầu khoảng 10-12 triệu tấn. Năm 2010 với sản lượng trên 60 triệu tấn  Việt nam sẽ trở thành nước có công suất và sản lượng xi măng lớn nhất trong khối các nước ASEAN. Ngoài ra, cũng còn khoảng 7-8 dự án mới nữa đang làm các thủ tục để xin phép đầu tư. Nếu 7-8 dự án mới đang làm các thủ tục để xin phép đầu tư. Nếu 7-8 dự án mới đợt 2 này cũng được phép bổ sung thì cung sẽ vượt cầu lớn hơn con số 12 triệu tấn. Đến năm 2010 trên phạm vi cả nước công nghiệp xi măng Việt nam sẽ có khoảng trên 50 nhà máy xi măng lò quay hoạt động và tập trung dầy đặc vào các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải Dương, Quảng Ninh. Tại các địa phương này đặc biệt tuyến Phủ Lý – Ninh Bình – Thanh Hoá vấn đề mật độ giao thông vận tải và ô nhiễm môi trường là những vấn đề cần được quan tâm xử lý ngay từ hôm nay Đánh giá thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của dự án Theo Báo cáo đầu tư do đơn vị tư vấn lập, thị trường tiêu thụ chính của dây chuyền II Nhà máy xi măng Hồng Hà được xác định hai khu vực chính là: Thị trường tại chỗ và khu vực lân cận bao gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Thị trường Miền Nam. Ninh Bình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ giao lưu của vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời, với hệ thống giao thông sắt, thuỷ, bộ khá hoàn chỉnh, Ninh Bình có thể đưa xi măng tới tất cả các tỉnh trong vùng đặc biệt là tới Hà Nội, một trong những thị trường xi măng lớn nhất của cả nước. Ninh Bình giáp Nam Định, thông qua Nam Định tới Thái Bình và Hưng Yên là ba tỉnh không có nguồn đá vôi để sản xuất xi măng, cũng có thể thông qua cửa Đáy bằng các tàu nhỏ chạy ven biển, xi măng của Ninh Bình sẽ đến được nhiều địa bàn ven biển của các tỉnh lân cận trong vùng . Thị trường của Nhà máy xi măng Hồng Hà dự kiến cũng là thị trường chung của của các nhà máy xi măng tại khu vực Hoà Bình – Hà Tây – Hà Nam – Ninh Bình - Bắc Thanh Hoá; Hải Phòng - Hải Dương; Quảng Ninh. Tổng công suất các Nhà máy đã có và đang xây dựng của khu vực Hà Tây – Hà Nam – Ninh Bình - Bắc Thanh Hoá là 8,94 triệu tấn/năm. Tổng số các Nhà máy là 14, trong đó có 5 Nhà máy XM lò quay lớn là Bỉm Sơn, Bút Sơn, Tam Điệp, Nghi Sơn, Hoàng Mai còn lại 11 Nhà máy XM lò đứng. Cùng với sức sản xuất của các khu vực Hải Phòng - Hải Dương và Quảng Ninh, lượng sản xuất của các Nhà máy đã có và đang xây dựng sẽ đủ cung cấp cho vùng đồng bằng Sông Hồng. Hiện nay có 02 Nhà máy xi măng Bút Sơn và Bỉm Sơn đều đang xây dựng dây chuyền 2 và d/c 3, trong khu vực này còn dự kiến xây dựng 02 Nhà máy: Xi măng Mỹ Đức công suất 1,4 triệu tấn/năm, xi măng Nghi Sơn CS 2triệu tấn/năm và xây dựng 3 Nhà máy xi măng lò quay với quy mô 0,9 triệu tấn/năm tại Ninh Bình và Tây Thanh Hoá. Nhiều Nhà máy xi măng lò đứng có kế hoạch chuyển đổi sang lò quay quy mô nhỏ. Khi tất cả các dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, tổng công suất của khu vực này vượt quá nhu cầu tiêu thụ, phải xuất đi miền Trung và miền Nam. Xem xét đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án được xem xét lần lượt từng mặt từ chất lượng, giá cả, thương hiệu, kênh phân phối, năng lực quản lý của Chủ đầu tư. Về chất lượng Dự án Xi măng Hồng Hà có lợi thế của người đi sau là có khả năng tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật đời mới. Hiện theo báo cáo của Chủ đầu tư dự án đã ký được hợp đồng giao tổng thầu EPC cho Viện nghiên cứu và thiết kế xi măng Hợp Phì – Trung Quốc thực hiện. Theo báo cáo đầu tư sản phẩm của dự án là clanhke PC50 và Xi măng PCB40 là loại xi măng có chất lượng phổ biến được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam hiện nay là PCB30 & PCB40. Như vậy, sản phẩm của dự án sẽ không có khác biệt nhiều so với thị trường về chất lượng. Về thương hiệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm Các Nhà máy xi măng mới đi vào hoạt động sẽ chịu các chi phí khấu hao trả nợ lớn, sản phẩm mới tiếp cận với thị trường, thương hiệu còn lạ, kênh phân phối (đại lý) chưa được xác định, khả năng quản lý điều hành hạn chế, chi phí quảng bá, tiếp thị sản phẩm cao… nên mức độ và khả năng phát huy hiệu quả, cạnh tranh với các sản phẩm khác khi đi vào hoạt động sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là đối với sản phẩm của các Cty thuộc thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt nam đã có thương hiệu từ lâu; Về giá bán sản phẩm Trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh rất quyết liệt, giá cả xi măng trong nước sẽ dần tiệm cận tới giá cả của thị trường khu vực, các nhà sản xuất trong nước phải hạ dần giá bán để kích thích tiêu thụ, giành giật thị trường. Từ đầu năm 2004 đến nay phần lớn các mặt hàng chủ yếu trên thế giới như giá thép, giá dầu thô, cước vận tải biển, giá than, giá vật liệu bao bì và giá lương thực thực phẩm,… đều tăng. Các mặt hàng trên thế giới đang vận động theo xu hướng tăng trong đó giá xi măng cũng có khả năng tăng theo. Lúc đó, sự thành công của một sản phẩm được quyết định bằng chi phí thuận lợi của sản phẩm đó. Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi thì giá bán sản phẩm Xm PCB40 của dự án là 610.000 đồng/tấn (giá chưa có VAT), nếu tính thêm chi phí vận chuyển, tiêu thụ thì vẫn thấp hơn giá bán tại thị trường miền Bắc khoảng 20.000đ/t (hiện nay trung bình là 720.000 – 760.000 đồng/tấn, cao hơn so với giá bán dự kiến của sản phẩm). Tuy nhiên, do dự án sử dụng công nghệ của Trung Quốc nên về mặt giá thành là thấp hơn so với mặt bằng chung, nhưng về mặt chất lượng thì chưa thể kiểm chứng được. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ xi măng của dự án Để xác định địa bàn tiêu thụ của dự án và xây dựng chính sách thị trường thích hợp, cần xem xét đến địa bàn tiêu thụ (thị trường chính) xi măng đối với dự án đầu tư tập trung chủ yếu là: Thị trường tại chỗ và khu vực lân cận bao gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Thị trường Miền Nam. Với cơ cấu sản phẩm của dự án gồm hai loại Clinker PC50 sản lượng sản xuất là 500.000tấn/năm và Xi măng PCB40 sản lượng sản xuất là 1,2 triệu tấn/năm. Đối với sản phẩm Xi măng: Như đã phân tích ở trên, tại khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Nam nơi dự án được đầu tư hiện đã có 5 nhà máy sản xuất XM với công suất lớn đang hoạt động và có khoảng 11 nhà máy XM lò đứng có công suất nhỏ chưa kể trong những năm tới thêm một số nhà máy có đang được đầu tư như: XM Bút Sơn II, XM Bỉm Sơn III, XM Vinakasai II, XM Hoàng Long, Phú Sơn….sẽ cho ra sản phẩm đồng thời với dự án XM Hồng Hà II. Do đó thị trường tiêu thụ cho dự án là rất khó khăn, tính chất cạnh tranh rất khốc liệt. Theo tài liệu đã cung cấp của chủ đầu tư, Doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, hàng năm cần một số lượng xi măng khá lớn để thi công các công trình mà doanh nghiệp nhận thầu. Ngoài ra, Chủ đầu tư cũng đã có văn bản cam kết của một số bạn hàng chuyên sản xuất VLXD (cột điện, Bê tông tươi…) như Cty CP Bê tông-Thép Ninh Bình, Cty CP Bê tông & XD Vĩnh Tuy Hà Nội, Cty CP Bê tông & XD Thái Nguyên, Cty CP Bê tông & XD Hà Nội, các Cty này sẽ sử dụng sản phẩm của dự án khi nhà máy đi vào hoạt động nhưng với số lượng không nhiều. Tuy nhiên, phần nào cũng đã giải quyết được nhu cầu đầu ra của dự án. Ngoài ra hiện chủ đầu tư đã ký được một số hợp đồng nguyên tắc với các đại lý nhận tiệu thụ sản phẩm của dự án tại các tỉnh, thành phố lân cận, mạng lưới đại lý này cũng sẽ tiêu thụ một số lượng đáng kể XM cho dự án đầu tư. Chủ đầu tư đã tiến hành khảo sát đánh giá thị trường tại khu vực các tỉnh phía Bắc và đã có kế hoạch thâm nhập thị trường bằng việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đại lý tại các tỉnh phía Bắc, cùng các chính sách giảm giá bán sản phẩm, ưu đãi, khuyến mại và tăng tỷ lệ % hoa hồng cho các đại lý cao hơn các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn khi sản phẩm của nhà máy được tung ra thị trường. Tuy nhiên, việc khảo sát thăm dò thị trường chỉ mới dừng tại các tỉnh phía Bắc và có thể tiêu thụ sản phẩm của dây chuyền I với sản lương không nhiều (550.000tấn Xm/năm). Nhưng với dây chuyền II có sản lượng rất lớn ~1,2 triệu tấn Xm/năm là rất khó khăn, trong khi thị trường phía Nam với nhu cầu rất lớn về xi măng thì chủ đầu tư chưa có kế hoạch để thâm nhập thị trường này. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm xi măng của dây chuyền II dự án đầu tư cần phải có phương án, kế hoạch tiêu thụ cụ thể và xác định được thị trường phía Nam là chủ yếu thì mới thực hiện được mục tiêu đầu tư của dự án. Đối với sản phẩm Clinker: Với sản lượng clinker sản suất hàng năm là 500.000 tấn/năm Theo thông tin về tình hình nhập khẩu clinker, thì hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 4 – 5 triệu tấn clinker/năm, riêng tổng Cty xi măng Việt nam hàng năm cũng phải nhập khẩu trên dưới 2 triệu tấn clinker/năm. Việc nhập khẩu clinker hàng năm do hiện tại cả nước có khoảng trên 20 trạm nghiền xi măng độc lập có công suất trạm nghiền từ 100.000T/năm – 1.000.000T/năm nhưng không gắn với nguồn cung cấp clinker, với tổng công suất các trạm nghiền trên 6 triệu tấn/năm. Nên phải nhập khẩu clinker để sản xuất xi măng hoặc mua clinker của các nhà máy sản xuất xi măng trong nước để sản xuất. Trong khi các nhà máy xi măng được đầu tư xây dựng đều có công suất thiết kế đến giai đoạn sản xuất ra xi măng, nên việc bán clinker chỉ khi nào việc tiêu thụ xi măng chậm. Vì vậy, nhu cầu cung cấp clinker cho các trạm nghiền độc lập trong tương lai vẫn rất cao và với công suất thiết kế của dự án thì rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Theo hồ sơ dự án chủ đầu tư cung cấp đã có hợp đồng nguyền tắc về việc cung cấp sản phẩm clinker cho Cty CP XD vật liệu & đầu tư Đại Việt với sản lượng 400.000tấn/năm để đưa vào trạm nghiền của Cty Đại Việt đặt tại tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, trong hồ sơ vay vốn chủ đầu tư đã có kế hoạch liên kết hợp vốn cùng CCBM để xây dựng một trạm nghiền tại khu vực phía Nam để nghiền sản phẩm clinker của dự án. Nếu thực hiện được thì tính khả thi trong việc tiêu thụ sản phẩm clinker của dự án rất cao. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần có phương án hữu hiệu trong việc thâm nhập thị trường của dự án, xây dựng được các đại lý tiêu thụ, có chính sách bán hàng và khuyến khích hậu mãi thoả đáng thì mới có thể tham gia cạnh tranh được. Tóm lại: Thị trường mục tiêu của dự án được đánh giá là có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và thị phần và đây là thị trường mà được dự báo cung sẽ vượt cầu. Vấn đề đặt ra là hiện dự án xi măng mới chưa có: kinh nghiệm, thâm niên, thương hiệu và hệ thống các kênh phân phối, hỗ trợ tiêu thụ,… cần tính toán cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt là tính kinh tế, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, nhu cầu thị trường, năng lực xây dựng, trình độ quản lý vận hành Nhà máy sau này,… để đảm bảo Nhà máy XM của dự án được phát triển bền vững. Ngoài những yếu tố trên, thành công của dự án cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc xác định giá bán, phương thức bán hàng và khả năng quản trị, điều hành Nhà máy,… Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho dự án hoạt động chủ yếu là đá vôi, đất sét. Ngoài ra để sản xuất clinker và xi măng cần có một số nguyên nhiên liệu phụ khác với tỷ trọng nhỏ. Theo báo cáo thẩm định chung của các ngân hàng và công văn số 1193/BXD-VLXD ngày 6/6/2007 của Bộ Xây dựng, đá vôi tại mỏ Mả Vối và đẩt sét tại mỏ đồi Rộc Cho, mỏ Bồ Đề đủ đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động trên 30 năm. Tuy nhiên chất lượng đất sét có hàm lượng Silic thấp, hàm lượng kiềm lớn có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và thiết bị. Về vấn đề này Chủ đầu tư đã có giải trình là mặc dù chất lượng đất sét chưa cao nhưng các mỏ có trữ lượng lớn, có điều kiện khai thác thuận lợi, có điều kiện hạ giá thành khi tiến hành khai thác với lượng lớn. Chủ đầu tư đưa ra giải pháp xử lý như sau: về hàm lượng Silic thấp (61,84%) sẽ bổ sung thêm cao Silic hoặc cát mịn (khi sử dụng hết mỏ của giai đoạn 1, chuyển sang khai thác mỏ của giai đoạn 2 sẽ sử dụng thêm cao Silic Hà Trung – Thanh Hoá với hàm lượng SiO2 từ 80%-90%– khá gần nhà máy); về hàm lượng kiềm cao: chủ đầu tư đã đề cập đến cùng các đơn vị tư vấn ngay từ khi lập dự án và cùng đơn vị tổng thầu để lưu ý biện pháp sử lý. Mẫu đá và đất sét đã được chuyển cho nhà sản xuất thiết bị để thí nghiệm phục vụ công tác thiết kế sản xuất thiết bị. Theo Nhà thầu thì trong dây chuyền có thiết kế bổ sung hệ thống bypass (thiết bị tách kiềm) để xả bớt hàm lượng kiềm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và thiết bị. Do thời gian xin cấp phép khai thác mỏ kéo dài, vì vậy Chủ đầu tư cần khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để xin cấp phép khai thác mỏ theo đúng quy định (lập phương án xin giấy phép thăm dò, tiến hành khảo sát thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản theo qui định của Luật Tài nguyên Môi trường...) Các nguồn nguyên liệu khác chiếm tỷ trọng thập như: than cám, cao silic, quặng sắt, thạch cao, điện năng, nguồn nước chủ đầu tư đã có kế hoạch đảm bảo khả năng thực hiện dự án. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án Đánh giá địa điểm xây dựng Vị trí xây dựng Nhà máy cụ thể như sau: TT Nội dung Mô tả Địa điểm XD nhà máy Tại xã Ninh Vân, huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình Giao thông đường bộ Cách quốc lộ1A khoảng 2,5 Km về phía bắc Giao thông đường thuỷ Cách cảng Ninh phúc15km Giao thông đường sắt Cách ga Cầu Yên khoảng 3 Km Khoảng cách đến mỏ đá Cách mỏ đá 2 km Khoảng cách đến mỏ sét Cách mỏ sét khoảng 10 km An ninh quốc phòng Không ảnh hưởng Di tích văn hoá, lịch sử Không có di tích văn hoá lịch sử Với địa điểm xây dựng nhà máy như trên cho thấy: Giao thông tương đối thuận lợi nhất là khai thác và vận chuyển nguyên liệu đá vôi, đá sét; Mặt bằng nhà máy nằm trên cánh đồng của làng Hệ, phía Đông và Nam giáp núi, cách xa khu dân cư nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều thuận lợi, hạn chế tối đa tác động môi trường, ngoài ra đường giao thông từ quốc lộ 1A vào nhà máy dài 1,4 km được tỉnh đầu tư toàn bộ. Do vậy việc lựa chọn địa điểm đầu tư được đánh giá có nhiều thuận lợi cả khi triển khai đầu tư cũng như việc khai thác vận hành nhà máy sau này. Thẩm định công nghệ và máy móc thiết bị của dự án Về công nghệ của dự án Theo Báo cáo đầu tư, công nghệ của dự án được sản suất theo phương pháp khô với lò quay có tháp trao đổi nhiệt gồm một nhánh 5 tầng Xiclon có buồng phân huỷ (calciner) đốt hoàn toàn bằng than cám 4aHG Quảng Ninh, hệ thống dây chuyền với trang thiết bị hiện đại mức độ tự động hoá cao. Hệ thống nghiền liệu bằng máy nghiền con lăn đứng năng suất 400T/h; hệ thống nghiền than bằng máy nghiền con lăn đứng có công suất 30T/h; hệ thống nghiền xi măng bằng máy nghiền đứng có công suất 2x140T/h (giai đoạn 1 đầu tư 1 dây chuyền nghiền sau mới đầu tư tiếp). Như vậy công nghệ sản xuất của dự án là công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên thế giới và cũng như của các nhà máy đang sản xuất hoặc đang được đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Về dây chuyền thiết bị của dự án Trong Báo cáo đầu tư dự án đầu tư lựa chọn dây chuyền thiết bị cho nhà máy được sử dụng có xuất xứ từ Trung Quốc và một số thiết bị đơn giản được sản xuất tại Việt nam. Theo hợp đồng giao nhận tổng thầu EPC của chủ đầu tư đã ký với Viện nghiên cứu và thiết kế xi măng Hợp Phì – Trung Quốc, dây chuyền thiết chính được chế tạo và nhập khẩu từ Trung Quốc, một số thiết bị chính xác, thiết bị điện có xuất xứ từ châu Âu (EU) do đơn vị tổng thầu nhập. Ngoài ra ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21674.doc
Tài liệu liên quan