LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới.Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, do vậy hoạt động của toàn ngành Ngân hàng trong điều kiện hội nhập sẽ có rất nhiều thay đổi và khó khăn, đó là sự cạnh tranh trở lên gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài .
Trong điều kiện kinh doanh đó, buộc các ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả h
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương (SGB) Chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động kinh doanh của ngân hàng mình để có thể đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố chủ quan thuộc về ngân hàng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư tại mỗi ngân hàng. Có thể nói công tác thẩm định là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng nói một cách khác công tác thẩm định quyết định sự thành công của mỗi Ngân hàng .
Do vậy thẩm định dự án đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi ngân hàng.Từ thực tế đó mà tôi đã chọn đề tài “Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình” để nghiên cứu
Chuyên đề được chia làm 3 chương :
Chương 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình Công Thương
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH
Là Ngân Hàng thương Mại Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trước khi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng. Chi nhánh của Ngân hàng tại 39 - Giang Văn Minh - Ba Đình - Hà Nội cũng ra đời từ đó. Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạt động, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao từ đồng vốn đầu tư ban đầu
Tính đến 31/12/2008, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quan hệ đại lý với gần 700 Ngân hàng và chi nhánh tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Hiện nay Saigonbank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card, JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram.
Sau 20 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động… với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGCTNH còn quan tâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân, công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phương trong cả nước.
Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển, hội nhập của hệ thống NH Thương mại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên, mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ NH tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP.
Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SGB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “SGB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh:
Phòng Kinh Doanh
Phòng Ngân Quỹ
Phó Giám Đốc
Bộ phận thanh toán quốc tế
Bộ phận tín dụng
Phòng Kế Toán
Giám Đốc
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình
2.1. Giám đốc:
Giám đốc chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh Hà Nội, thực hiện công tác quản lý hoạt động tại chi nhánh Hà Nội trong phạm vi phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương. Giám đốc Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của chi nhánh Hà Nội.
2.2. Phó Giám đốc:
Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của một hoặc một số đơn vị trực thuộc và một hay một số nghiệp vụ tại Chi nhánh Hà Nội theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quả công việc được phân công phụ trách. Phó giám đốc đại diện Chi nhánh ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trong chi nhánh
2.3.1. Phòng kế toán
Chức năng:
Phòng kế toán của chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Công Thương cũng là phòng giao dịch, cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng cho khách hàng, đồng thời kết hợp với phòng ngân quỹ để thu chi tiền mặt theo chứng từ hợp lý, hợp lệ.
Phòng kế toán thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay thu nợ thu lãi và các nghiệp vụ khác của chi nhánh NH Sài Gòn Công Thương theo quy định của NH Sài Gòn Công Thương, thực hiện công tác thanh toán, xây dựng kế hoạch tài chính, quyểt toán thu chi theo kế hoạch tài chính, tổng hợp lưu giữ hồ sơ, hạch toán kinh tế, lập báo cáo thống kê…
Nhiệm vụ:
Huy động tiết kiệm dân cư: không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tiền gửi các nhân và doanh nghiệp.
Chuyển tiền trong nứơc.
Cho vay: giải ngân, thu gốc, thu lãi.
Kế toán nguồn vốn.
Kế toán nghiệp vụ công cụ tài chính phái sinh.
Kế toán thu chi nội bộ.
Kế toán tổng hợp.
Quyền hạn:
Sử dụng hợp lý, hợp pháp cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
Yêu cầu phối hợp với các phòng ban khác cung cấp các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Có quyền tham gia vào việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí sắp xếp các nhân viên.
Kiến nghị đề xuất về quy trình nghiệp vụ giao dịch với khách hàng.
2.3.2. Phòng kinh doanh
Bộ phận tín dụng:
Chức năng:
Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
Nhiệm vụ:
Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến Ban, Phòng liên quan để thực hiện theo chức năng.
Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Sau đó, quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh, tài trợ thương mại.
Quyền hạn:
Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng).
Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng.
Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định.
Xử lý, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.
Bộ phận thanh toán quốc tế:
Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, phòng thanh toán quốc tế thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại, phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.
Chức năng
Thực hiện dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và các cá nhân có nhu cầu chi trả kiều hối theo đúng các quy định hiện hành của ngành Ngân hàng và của Nhà nước.
Nhiệm vụ
Dịch vụ hàng nhập: thư tín dụng, DP/DA, chuyển tiền
Hàng xuất: L/C xuất, kiều hối, thẻ chuyển tiền nhanh.
Làm đầu mối quản lý hoạt động thanh toán quốc tế cho các chi nhánh và phòng giao dịch khác.
Kết hợp với các bộ phận nghiệp vụ của NH trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng khác.
Có kế hoạch và chính sách tiếp thị khách hàng.
Chịu trách nhiệm phát hành thẻ cho khách hàng theo quy định của NH Sài Gòn Công Thương.
Tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng về thẻ của Sài Gòn Công Thương NH.
Phòng ngân quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho quỹ. Thực hiện các dịch vụ két sắt, nghiệp vụ nhận, cất giữ giấy tờ có giá bằng tiền và các tài sản quý của khách hàng, nhận kiểm đếm tiền cho các ngân hàng khác, thu đổi ngoại tệ cho khách hàng, chế độ báo cáo theo quy định ...
Nhờ có bộ máy bố trí hợp lý, gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ. Đặc biệt là sự quản lý điều hành của ban lãnh đạo, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình đã đạt được những thành công đáng kể. Đến nay Ngân hàng đã và đang tạo được một thị phần đáng kể trên địa bàn, xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng, tạo cơ sở vững chắc cho Ngân hàng phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo niềm tin cho khách hàng.
3. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của chi nhánh:
3.1. Định hướng của chi nhánh:
Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SGB thành Ngân hàng thương mại đa năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới
3.2. Mục tiêu của chi nhánh:
Gia tăng giá trị cổ đông.
Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại.
Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SGB.
Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh.
Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên
3.3. Lĩnh vực hoạt động:
Tín dụng:
Cho vay ngắn hạn:
Cho vay bổ sung vốn lưu động.
Cho vay sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
Bao thanh toán.
Cho vay trung và dài hạn:
Cho vay đầu tư dự án.
Cho vay xây dựng nhà xưởng.
Cho vay mua sắm máy móc thiết bị.
Cho vay mua xe ô tô.
Cho vay sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở.
Cho vay hỗ trợ học tập.
Cho vay tiêu dùng.
Bảo lãnh trong và ngoài nước.
Các chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn tại SGB:
Hỗ trợ lập dự án đầu tư, phương án kinh doanh.
Miễn phí các dịch vụ thanh toán trong nước có liên quan.
Hỗ trợ 50% phí bảo hiểm tài sản đảm bảo.
Kinh doanh bán sỉ:
Cho vay ủy thác.
Cho vay đồng tài trợ, đồng bảo lãnh
Kinh doanh chứng khoán: cho vay thế chấp chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết.
Dịch vụ:
Dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương…
Dịch vụ thanh toán quốc tế (nhờ thu, thanh toán xuất/nhập khẩu theo thư tín dụng…).
Dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước.
Dịch vụ kinh doanh ngoại hối và vàng.
Dịch vụ kiều hối.
Dịch vụ thẻ.
Dịch vụ tư vấn nhà đất.
Dịch vụ SMS Banking, Internet Banking.
Đầu tư trực tiếp.
Repo chứng khoán.
Dịch vụ Ngân quỹ.
Dịch vụ khác.
3.4. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh:
3.4.1. Tình hình huy động vốn:
Nhận thức sâu sắc vai trò vị trí của công tác huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển, vốn là khâu mở đường, quyết định quy mô, tầm cỡ hoạt động tín dụng của ngân hàng, ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn. Các biện pháp được thực hiện một cách có hiệu quả như: Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn từng quý, năm đến từng đơn vị trực thuộc và đôn đốc thực hiện mở rộng mạng lưới huy động vốn dân cư hoàn thiện quy trình huy động vốn thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đổi mới phong cách giao dịch: Lịch sự, tận tình với khách hàng linh hoạt trong điều kiện hành chính chính sách lãi suất, phí dịch vụ; chú trọng công tác tiếp thị quảng cáo; chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi lớn; chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các hình thức như: Huy động kỳ phiếu dài hạn, huy động trái phiếu SGB Ba Đình tạo nguồn vốn thông qua hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị trả chậm cho dự án đầu tư...
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh
(Đơn vị: nghìn đồng).
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Huy động vốn
2.587.786
3.611.584
2.856.485
I.TG khách hàng
2.503.502
3.526.264
2.767.235
TG ngắn hạn
1.531.924
2.198.278
1.589.439
1.TG tổ chức KT
1.037.024
1.454.000
1.043.340
2.TG tiết kiệm
259.396
514.729
273.398
3.kỳ phiếu
235.504
229.549
172.701
TG trung dài hạn
971.578
1.327.986
1.177.796
1.TG tổ chức KT
63.080
248.025
176.814
2.TG tiết kiệm
367.503
650.871
459.235
3.Kỳ phiếu,trái phiếu
540.995
429.090
541.747
II.Tiền vay tổ chức khác
84.284
85.320
89.249
(Nguồn : Phòng tín dụng)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh trong các năm gần đây có sự biến động rõ rệt cụ thể là :
Trong năm 2006 số tiền huy động là 2.587.786 nghìn đồng trong đó nguồn vốn ngắn hạn là 153.192 nghìn đồng, nguồn vốn trung dài hạn là 971.578 nghìn đồng và vay các tổ chức khác là 84.284 nghìn đồng .
Sang đến năm 2007 nguồn vốn huy động tăng lên 39,5 % so với năm 2006 đạt 3.611.584 nghìn đồng trong đó nguồn vốn ngắn hạn tăng 43,4% đạt 2.198.278 nghìn đồng, nguồn vốn trung dài hạn tăng 36,6% đạt 1.327.986 nghìn đồng nhưng nguồn vốn vay tổ chức khác lại có sự giảm xuống ,giảm 1,23% đạt 87.035 nghìn đồng .Điều này có thể do nguồn vốn huy động trong năm của ngân hàng tăng mạnh cả về nguồn vốn ngắn hạn lẫn nguồn vốn trung dài hạn đã làm cho ngân hàng giảm tỷ lệ vay các tổ chức khác để giảm chi phí vốn do nguồn vốn vay các tổ chức khác thường có lãi suất cao hơn các nguồn vốn huy động .
Năm 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 10,38% so với năm 2006 nhưng lại giảm 20,9% so với năm 2007. Có sự sụt giảm này là do sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới năm 2008
3.4.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp, ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tín dụng, tổ chức nghiên cứu và ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, cho vay đầu tư phát triển, cho vay trung dài hạn, gắn liền với công tác huy động vốn với sử dụng vốn, tăng cường mở rộng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, tích cực đẩy mạnh: Cho vay khép kín đối với doanh nghiệp lớn, thực hiện nhanh chóng đổi mới nhận thức, phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên: Chủ động tìm kiếm dự án ,khách hàng để cho vay: “thực hiện chế độ giao dịch một cửa” thực hiện tốt chính sách khách hàng, mở rộng cho vay đối với nhiều đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế không ngừng củng cố và giữ vững quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Chỉ tính riêng trong năm 2008, chi nhánh đã tăng được hơn 100 khách hàng tiền gửi mới và gần 200 khách hàng có quan hệ tín dụng.
Do đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo và thực hiện nghiệp vụ nên mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa gần 100 Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thủ đô chi nhánh vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định và chất lượng công tác tín dụng .
Bảng 1.2 : Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh .
Đơn vị : nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nguồn VHĐ
2.587.786
3.611.584
2.856.485
Cho vay
1.761.821
2.513.104
2.156.894
Cho vay ngắn hạn
1.191.221
1.763.583
1.562.145
Cho vay trung dh
570.600
749.521
594.749
(Nguồn : Phòng tín dụng)
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng vốn của chi nhánh có sự biến động phức tạp cụ thể là:
Trong năm 2006 doanh số cho vay của chi nhánh đạt được 1.761.821 nghìn đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 1.191.221 nghìn đồng và cho vay trung dài hạn là 570.600 nghìn đồng .
Trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng cho vay của chi nhánh đã tăng lên rất nhanh và đạt 42,6% so với năm 2006 .Trong đó cho vay ngắn hạn tăng 48% so với năm 2006 đạt 1.763.583 nghìn đồng và cho vay dài hạn cũng tăng 31,3% đạt 749.251 nghìn đồng .
Sang năm 2008 doanh số cho vay của chi nhánh giảm đi so với năm 2007 là 14,17% đạt 2.156.894 nghìn đồng .Trong đó cho, vay ngắn hạn giảm 11,42% đạt 1.562.145 nghìn đồng và cho vay trung dài hạn giảm 20,65% đạt 594.749 nghìn đồng. Trong cơ cấu cho vay, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Đây là một xu hướng tốt giúp ngân hàng đa dạng hoá được cơ cấu nguồn vốn cho vay nhằm thực hiện được các mục tiêu mà Ngân hàng đã đề ra .
Kết quả hoạt động của chi nhánh những năm gần đây:
Bảng 1.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qúy I năm 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ I NĂM 2008
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Quý I
Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý năm
Năm nay
Năm trước
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
719.427
305.351
719.427
305.351
2
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
562.560
229.563
562.560
229.563
I
Thu nhập lãi thuần
156.867
75.788
156.867
75.788
3
Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
58.961
19.136
58.961
19.136
4
Chi phí hoạt động dịch vụ
1.781
582
1.781
582
II
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
57.180
18.554
57.180
18.554
III
Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
18.673
1.179
18.673
1.179
IV
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh
16
0
16
0
V
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư
0
9.209
0
9.209
5
Thu nhập từ hoạt động khác
16.029
1.591
16.029
1.591
6
Chi phí hoạt động khác
245
1.721
245
1.721
VI
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác
15.784
130
15.784
130
VII
Thu nhập vốn góp mua cổ phần
0
0
0
0
VIII
Chi phí hoạt động
85.080
39.166
85.080
39.166
IX
LN thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
163.408
63.076
163.408
63.076
X
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
27.038
0
27.038
0
XI
Tổng lợi nhuận trước thuế
136.370
63.076
136.370
63.076
7
Chi phí thuế TNDN hiện hành
38.183
17.662
38.183
17.662
8
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0
0
XII
Chi phí thuế TNDN
38.183
17.662
38.183
17.662
XIII
Lợi nhuận sau thuế
98.187
45.414
98.187
45.414
Bảng 1.4: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qúy II năm 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ II NĂM 2008
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Quý II
Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý năm
Năm nay
Năm trước
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
1.018.453
3.559.511
1.737.880
661.302
2
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
734.907
258.025
1.297.467
487.588
I
Thu nhập lãi thuần
283.546
97.926
440.413
173.714
3
Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
64.857
30.696
123.818
49.832
4
Chi phí hoạt động dịch vụ
2.096
1.344
3.877
1.926
II
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
62.761
29.352
119.942
47.906
III
Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại h
13.653
1.681
32.325
502
IV
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
-
20.043
16
29.252
V
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư
-
-
-
-
5
Thu nhập từ hoạt động khác
15.975
3.556
32.005
5.147
6
Chi phí hoạt động khác
176
3.353
421
5.074
VI
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác
15.799
202
31.583
72
VII
Thu nhập vốn góp mua cổ phần
375
293
375
293
VIII
Chi phí hoạt động
176.547
57.328
261.627
98.494
IX
LN thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
199.588
92.169
362.995
155.245
X
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
14.370
19.157
41.408
19.157
XI
Tổng lợi nhuận trước thuế
185.217
73.012
321.587
136.088
7
Chi phí thuế TNDN hiện hành
51.861
20.505
90.044
38.167
8
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
XII
Chi phí thuế TNDN
51.861
20.505
90.044
38.167
XIII
Lợi nhuận sau thuế
133.356
52.507
231.543
97.921
Bảng 1.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qúy III năm 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ III NĂM 2008
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Quý III
Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này
Năm nay
Năm trước
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
1.270.147
450.008
3.008.027
1.111.310
2
Chi phí lãi và các chi phí tương tự
999.261
322.211
2.296.728
809.799
I
Thu nhập lãi thuần
270.886
127.797
711.299
301.511
3
Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ
27.807
41.189
151.625
91.021
4
Chi phí hoạt động dịch vụ
2.212
1.520
6.088
3.446
II
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
25.595
39.669
145.537
87.575
III
Lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
8.843
3
41.169
500
IV
Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
14.556
23.417
14.540
52.669
V
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư
-
-
-
-
5
Thu nhập từ hoạt động khác
8.684
3.702
40.689
8.848
6
Chi phí hoạt động khác
827
1.444
1.248
6.518
VI
Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác
7.857
2.258
39.440
2.330
VII
Thu nhập góp vốn mua cổ phần
693
-
1.068
293
VIII
Chi phí hoạt động
132.971
64.173
394.598
160.668
IX
LN thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
195.459
128.965
558.455
284.210
X
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
8.924
10.729
50.332
29.886
XI
Tổng lợi nhuận trước thuế
186.535
118.236
508.123
254.324
7
Chi phí thuế TNDN hiện hành
52.228
33.106
142.272
71.273
8
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
XII
Chi phí thuế TNDN
52.228
33.106
142.272
71.273
XIII
Lợi nhuận sau thuế
134.307
85.130
365.850
183.051
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH
1. Quy định của chi nhánh Ngân hàng đối với hình thức vay vốn:
1.1. Đối với vay ngắn hạn:
1.1.1. Điều kiện vay vốn:
Khách hàng có tư cách thể nhân hoặc pháp nhân đầy đủ.
Mục đích vay vốn hợp pháp và đúng theo chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Có dự án, phương án đầu tư hiệu quả, khả thi.
Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn vay.
Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Phương thức vay vốn:
Theo món hoặc theo hạn mức tín dụng.
1.1.3. Loại tiền vay vốn:
VND, USD hoặc vàng (AAA, SJC).
1.1.4. Lãi suất vay vốn:
Lãi suất linh hoạt (cố định hoặc thay đổi theo thời gian tủy theo thỏa thuận) theo quy định của SGB từng thời kỳ. SGB luôn dành lãi suất ưy đãi cho khách hàng truyền thống, khách hàng tập trung doanh thu về tài khoản mở tại SGB.
1.1.5. Hồ sơ vay vốn:
Chứng nhận đăng ký kinh doanh còn hiệu lực.
Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của SGB.
Hồ sơ tài chính: các báo cáo tài chính, sổ sách theo dõi hoạt động kinh doanh,…
Kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
Các hợp đồng nguyên tắc, đầu ra, đầu vào,…
Hồ sơ về tài sản đảm bảo.
Các hồ sơ khác tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp vay vốn.
1.2. Đối với vay trung và dài hạn:
1.2.1. Điều kiện vay vốn:
Các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam.
Mục đích vay vốn hợp pháp và đúng theo chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Có dự án, phương án đầu tư hiệu quả, khả thi.
Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn vay.
Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Phương thức vay vốn:
Cho vay đầu tư TSCĐ: Tài trợ nhu cầu mua mới hoặc bổ sung, sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho… của Quý khách.
Cho vay theo dự án: Cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, KCN, KCX, dự án khu dân cư, xây dựng cao ốc, văn phòng cho thuê, ...
1.2.3. Loại tiền vay vốn:
VND,USD hoặc vàng (AAA, SJC).
1.2.4. Lãi suất vay vốn:
Lãi suất linh hoạt(cố định hoặc thay đổi theo thời gian tủy theo thỏa thuận) theo quy định của SGB từng thời kỳ. SGB luôn dành lãi suất ưy đãi cho khách hàng truyền thống, khách hàng tập trung doanh thu về tài khoản mở tại SGB.
1.2.5. Hồ sơ vay vốn: Giống vay ngắn hạn
2. Thẩm quyền về thời hạn vay vốn tại chi nhánh:
2.1. Đối với vay ngắn hạn: Thời hạn vay tối đa là 12 tháng
2.2. Đối với vay dài hạn: Thời hạn vay tối đa là 10 năm
3. Công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh:
3.1.Các căn cứ, cơ sở thẩm định:
Dựa trên hồ sơ dự án: Hồ sơ của đơn vị hay doanh nghiệp, doanh nghiệp được thành lập bao giờ? chức năng gì? hoạt động ra sao?
Những căn cứ pháp lý:
Chủ trương, định hướng, chiến lược trong từng nghành, từng lĩnh vực; Phát triển tổng thể KT-XH ở các vùng, các địa phương; Quy hoạch phát triển từng vùng, lĩnh vực, địa phương từ đó đưa ra căn cứ để xác định các dự án
Hệ thống văn bản pháp quy: Luật (luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luạt xâydựng), quy định của Nhà nước, thong tư nghị định hướng dẫn
Hệ thống các tiêu chuẩn, qui phạm, định mức KT-XH trong từng nghành, từng lĩnh vực
Các quy ước, các thông lệ quốc tế
Kinh nghiệm thực tế và các thông tin khác có thể thu thập có liên quan
3.2. Quy trình thẩm định dự án vay vốn:
Biểu đồ 2.1: Lưu đồ qui trình thẩm định dự án đầu tư
Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Lập báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ,
tài liệu
Nhận lại hồ sơ và kết quả
thẩm định
Chưa đủ điều kiện để kiểm tra
Chưa rõ
Bổ sung,
giải trình
Thẩm định
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Kiểm tra,
kiểm soát
Quy trình công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
Khi tiếp nhận hồ sơ dự án cần tìm hiểu xem nó đã đầy đủ chưa, nếu thiếu yêu cầu bổ sung ngay. Tiếp đó tìm hiểu xem uy tín của đơn vị, động lực thúc đẩy doanh nghiệp đề suất dự án, kiểm tra các số liệu tài chính, so sánh với chứng từ gốc để kiểm tra độ chính xác. Nếu thấy có thiếu sót, sai lệch yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung và sửa đổi kịp thời.
Bước 2: Thực hiện công việc thẩm định;
Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân để phân tích công việc của dự án
Bước 3: Lập báo cáo thẩm đinh (theo mẫu): Kiểm tra, kiểm soát dự án nhằm làm rõ tính hợp lý, tính khả thi của nó đồng thời phải làm rõ những khó khăn và kiến nghị
Bước 4: Phê duyệt:
Sau khi thẩm định sơ bộ các số liệu và hồ sơ đầy đủ, hoàn tất. Cán bộ tín dụng tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo. Nếu không đạt yêu cầu thì huỷ bỏ hồ sơ ngược lại nếu đạt yêu cầu thì lưu hồ sơ lại và cho phép vay vốn
3.3. Tổ chức thẩm định dự án vay vốn:
Theo NĐ 16, khoản 13 điều 8 thì người có thẩm quyền thẩm định dự án trực tiếp tham gia thẩm định dự án sau đó báo cáo được gửi đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Đối với dự án quan trọng cấp quốc gia do Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước thẩm định.
Đối với dự án nhóm B,C thì có sự uỷ quyền thẩm định
Đối với dự án nhóm A thì phân cấp ra quyết định
Như vậy tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng dự án mà chi nhánh tổ chức thẩm định dự án một cách hợp lý và đúng theo quy định của pháp luật
3.4. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn:
3.4.1. Phương pháp chung:
Tất cả các dự án đều có thể sử dụng phương pháp chung là so sánh, đối chiếu.
So sánh đối chiếu trên cơ sở văn bản pháp luật nhằm đánh gía sự tuân thủ theo pháp luật của dự án: Có đủ hồ sơ yêu cầu không, có thực hiện theo đúng pháp luật đối với các vấn đề: môi trường, sử dụng lao động…hay không?
So sánh với hệ thống tiêu chuẩn, định mức, yêu cầu về diện tích khu công nghiệp, tiêu chuẩn về xây dựng…
So sánh dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với các dự án đã và đang hoạt động
3.4.2. Phương pháp cụ thể:
Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Đi từ tổng quát đến chi tiết
Xem xét 1 cách tổng quát hồ sơ thẩm định sau đó đi đến phân tích từng nội dung chi tiết , khi xem xét nội dung phải đưa ra các đánh giá cụ thể. Sau đây là các chỉ tiêu hiệu quả:
Tỷ suất r
Khả năng trả nợ
Đánh giá mức độ an toàn về tài chính, phân tích rủi
Phương pháp so sánh đối chiếu:
Dùng trong kiểm tra xem xét căn cứ pháp lý của dự án. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện , dễ làm song nhược điểm của nó là dễ máy móc ngoài ra nếu căn cứ không chính xác thì sẽ không hiệu quả
Phương pháp dự báo:
Được sử dụng trong nghiên cứu thị trường: Dự báo nhu cầu cung câp sản phẩm, sự biến động của các yếu tố đầu vào, tỷ giá, lãi suất…
Phương pháp phân tích độ nhạy:
Được dùng trong phân tích tài chính của dự án. Việc xem xét mang tính chất động: các yếu tố thay đổi ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả như thế nào (giá bán, giá các NVL đầu vào, tỷ suất r)…
Phương pháp phân tích rủi ro: Các loại rủi ro thường gặp bao gồm:
Rủi ro về tiến độ thực hiện kéo dài hơn so với kế hoạch (do yếu tố bên ngoài tác động vào như thời tiết, do năng lực không đủ, thiếu vốn...)
Rủi ro về thị trường
Thị trường đầu vào: Không đủ NVL đầu vào
Thị trường đầu ra: Sản phẩm không tiêu thụ được, hoặc nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm bị thu hẹp lại
Rủi ro về môi trường:
Tác động của dự án đối với môi trường xung quanh: Vấn đề xử lý chất thải…
Rủi ro về kinh tế vĩ mô: Tỷ giá, lạm phát, lãi suất…
3.5. Nội dung thẩm định dự án vay vốn:
3.5.1. Thẩm định phương diện thị trường:
Đây là nội dung quan trọng và có ý nghĩa sống còn với dự án. Bởi lẽ, thị trường là nơi phát ra những tín hiệu cần thiết đối với chủ đầu tư. Bước nghiên cứu này sẽ góp phần khẳng định dự án có thực sự thích nghi được với thị trường hay không, sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không, khả năng cạnh tranh cũng như tính hiện thực của dự án ra sao…?
Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là điều thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế thị trường do có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm và quá trình cạnh tranh này diễn ra gay gắt. Vì vậy, phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án là một điều rất được coi trọng.
So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm cùng loại trên thị trường đắt hay rẻ hơn, chỉ rõ nguyên nhân đó. Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện tại.
Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có ưu điểm gì không? Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng thị trường hiện nay hay không?
Đánh giá sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không? Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21755.doc