Tài liệu Thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội: ... Ebook Thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội
83 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới .Trong giai đoạn hiện nay ,nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó ,do vậy hoạt động của toàn ngành ngân hàng trong điều kiện hội nhập sẽ có rất nhiều thay đổi và khó khăn,đó là sự cạnh tranh trở lên gay gắt giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài .
Trong điều kiện kinh doanh đó ,buộc các ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để có thể đứng vững trên thị trường .Tuy nhiên ,hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố ,một trong những yếu tố chủ quan thuộc về ngân hàng đó là công tác thẩm định dự án đầu tư tại mỗi ngân hàng .Có thể nói công tác thẩm định là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng nói một cách khác công tác thẩm định quyết định sự thành công của mỗi ngân hàng .
Do vậy thẩm định dự án đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi ngân hàng .Từ thực tế đó mà đề tài “Thẩm định dự án đầu tư của NHĐT & PT Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu của em .Chuyên đề sẽ phân tích khái quát công tác thẩm định dự án đầu tư của NHĐT & PT Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề được chia làm 3 chương :
Chương I: Khái quát chung về thẩm định dự án đầu tư.
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Hà Nội.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1. Khái niệm dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất trên những căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, đổi mới kỹ thuật và công nghệ với đối tượng là tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định.
Vấn đề đầu tư theo dự án.
Một dự án đầu tư thường có thời gian dài, nhu cầu vốn lớn và thường có rất nhiều rủi ro bởi vì thời gian càng kéo dài, kéo theo sự không chắc chắn, có thể là sự thay đổi của nhu cầu thị trường, các biến động trong nền kinh tế (tỷ giá, lạm phát...), sự thay đổi trong chính các dự đoán hiện nay không thể hoàn toàn chính xác trong tương lai.
Một dự án đầu tư từ khi hình thành ý định bỏ vốn đầu tư đến khi công trình đi vào hoạt động phải trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư.
Giai đoạn đầu tư.
Giai đoạn đi vào hoạt động.
Đầu tư là một nhân tố chủ yếu cho sự phát triển một doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, quyết định đầu tư có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp vay vốn, đối với tổ chức cho vay mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền kinh tế.
2. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của công tác thẩm định.
2.1. Khái niệm.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc đầu tư để ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.
2.2 .Ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư.
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương pháp đầu tư tốt nhất.
- Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được sự cần thiết và tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô và hiệu quả.
- Thông qua thẩm định giúp chủ đầu tư xác định được sự lợi hại của dự án khi dự án đi vào hoạt động trên các khía cạnh: công nghệ, vốn, môi trường và lợi ích kinh tế xã hội khác.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hay tài trợ dự án.
- Giúp xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
2.3. Mục đích thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng.
Mục đích của công tác thẩm định dự án đầu tư là nhằm giúp chủ đầu tư và các cấp ra quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế xã hội mà dự án đầu tư mang lại. Đối với ngân hàng, việc thẩm định dự án đầu tư giúp cho ngân hàng có thể ra được những quyết đinh đúng đắn nhất. Cụ thể:
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn, đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư.
- Tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Thông qua thẩm định, ngân hàng đã tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn.
- Thông qua những lần thẩm định sẽ giúp ngân hàng rút ra những kinh nghiệm và bài học bổ ích để thực hiện thẩm định các dự án sau được tốt hơn.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Để công tác thẩm định dự án đạt kết quả cao nhất, cán bộ thẩm định cần phải thu thập các thông tin về dự án vay vốn, về khách hàng vay vốn, các văn bản tài liệu của Nhà nước và của các ngành liên quan đến dự án để phục vụ cho công tác thẩm định.
3. Trình tự và nội dung thẩm định dự án đầu tư.
3.1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng. Việc phân tích này giúp cho ngân hàng đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, tiềm năng tương lai và dự báo khả năng trả nợ của các đơn vị được cấp tín dụng để ngân hàng yên tâm đầu tư vốn.
3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào quan hệ vay vốn, uy tín của doanh nghiệp trong những năm gần đây (3¸5 năm), căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dùng phương pháp so sánh, phân tích đánh giá các chỉ tiêu (về chi phí, thu nhập), xu hướng phát triển của doanh nghiệp và đưa ra những nhận xét sau:
Tình hình sản xuất của doanh nghiệp có ổn định lâu dài hay không? Tương lai như thế nào? (Xu hướng phát triển mạnh hay đi xuống?)
Với dự án mà doanh nghiệp đầu tư cần xem xét đánh giá qui mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ, tình hình cạnh tranh.
3.1.2. Phân tích tình hình tài chính.
A. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ TÀI CHÍNH NGƯỜI VAY
1. Chỉ tiêu về tài sản nguồn vốn, cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Căn cứ bảng cân đối kế toán. Xác đinh cơ cấu tổng thể nguồn vốn, tài sản của người vay:
- Tổng tài sản.
- TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn
- TSLĐ & Đầu tư dài hạn
- Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nợ phải trả
+ Nợ ngắn hạn
+ Nợ đài hạn
+Nợ khác
2. Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản (Liquidity Ratios)
Tình hình tài chính cửa người vay được thể hiện một phần khả năng thanh khoản. Nếu người vay có khả năng thanh khoản cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Do vậy, căn cứ báo cáo tài chính (báo cáo kiểm toán - nếu có)
để xác định chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản của người vay. Các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản sẽ do lường khả năng chuyển đổi các loại TSLD & ĐTNH thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Sắp xếp theo thứ tự tăng đần của tính thanh khoản các khoản mục . Tài sản lưu động, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản được chỉ ra làm 3 loại , cụ thể như sau:
a, Khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio)
Tổng TSLĐ & ĐTNH (Loại A: Tài sản )
Tổng nợ ngắn hạn (Loại A: Mục I: Nguồn vốn)
- Công thức:
Tỷ suất thanh toán hiện thời =
- Cách xác định: các đại lượng trong công thức trên có thể được tính toán xá định từ bảng cân đối kế toán.
- Giới hạn: Tuỳ vào tính chất hoạt động, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, ở các ngành khác nhau sẽ có trung bình khác nhau, Tuy nhiên, tỷ xuất thanh toán hiện thời thường được thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Trường hợp nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu xuất sử dụng vốn thì núc nau\ỳ vốn lưu động dư thừa quá nhiều so với yêu cầu thực sự cần thiết của hoạt động kinh doanh.
- Mục đích đánh giá: Tỷ xuất thanh toán hiện thời ( lần)cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của người vay là cao hay thấp. Thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ & ĐTNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
b, Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio).
- Công thức:
Tổng TSLĐ & ĐTNH (Loại A: Tài sản )- Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn (Loại A: Mục I: Nguồn vốn)
Tỷ suất
Thanh toán thì =
- Cách xác định: căn cứ bảng cân đối kế toán, sác định các đại lượng trong công thức trê n để dánh giá chỉ tiêu.
- Giới hạn: Tuỳ vào chất hoạt động, lĩnh vực ngành nghề hoạt động ở các ngành khác nhau sẽ có mức trung bình khác nhau. Tuy nhiên, tỷ suất thanh toán nhanh thường được dánh giá theo mức độ ổn định và so sánh với giá trị 0.5.
- Cách phân tích đánh giá: Thông thường, nếu chỉ tiêu này ổn định và xấp xỉ 0.5 làn thì người vay được đánh giá là đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Trường hợp chỉ tiêu này quá cao cũng không trốt vì núc đó xảy ra tình trạng dư thừa tiền mặt và các khoản phải thanh toán quá cao so với mức hợp lý , sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng vốn.
- Mục đích đánh giá : Trong danh mục Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn, xét trong ngắn hạn thì hạng mục Hàng tồn kho (Loại A: Mục IV: Tài sản) là có tính thanh toán thấp nhất , khả năng chuyển đổi thành tiền thấp hơn so với các hạng mục TSLĐ còn lại. Tỉ suất thanh toán nhanh (lần) Khảo sát khả năng thanh toán của người vay trong trường hợp khoản mục Hàng tồn kho khong tham gia vào nguồn thanh toán nợ ngăn s hạn đến hạn. Cũng tương tự như chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện thời, tuỳ vào tính chất hoạt động, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, ở các ngành khác nhau sẽ có mức trung bình khác nhau. Tuy nhiên, nếu người vay duy trì được tỷ suất này ở mức ổn định qua các năm cùng với hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khác, cũng có thể nhận xét được chỉ tiêu này là phù hợp ha y không phù hợp đối với người vay.
c, Khả năng thanh toán tức thì ( Acid test)
- Công thức
Tổng số tiền mặt (Loại A: Mục I: Tài sản )
Tổng nợ ngắn hạn (Loại A: Mục I: Nguồn vốn)
Tỷ suất
Thanh toán tức thì =
- Cách xác định: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán
- Giới hạn tuỳ thuộc vàolĩnh vực hoạt động, quy mô hoạt động của người vay.
- Cách phân tích đánh giá: Các khoản phải thu lớn và có su hướng tăng, chứng tỏngười vay đang bị chiếm dụng vốn, nên sẽ phải gia tăng thêm các khoản nợ để tài trợ cho phần vốnm bị chiếm dụng, dẫn đến ảnh hưởng hiệu suất sử dụng vốn.
- Mục đích đánh giá: Xác định quy mô vốn mà người vay bị chiếm dụng trong hoạt động kinh doanh, qua đó đánh giá hiệu quả điều hành và sử dụng vốn của người vay.
Vòng quoay qua các khoản phải thu( Accounts receivable turnover).
- Vòng quoay các khoản phải thu bằng tổng số doanh thu bán chịu chia cho bình quân các khoản phải thu. Như vậy, trong công thức sác định số vòng quoay các khoản phải thu là trị giá trung bình của thồi kỳ phân tích đánh giá. Công thức sác định cụ thể như sau:
Tổng số doanh thu bán chịu
Bình quân các khoản phải thu bán chịu
Số vong quoay
Các khoản = Vòng/ kỳ phân tích
phải thu
- Cách xác định: Căn cứ bảng cân đối kế toán và công thức trên.
- Giới hạn: Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, quy mô hoạt động của người vay.
- Cách phân tích đánh giá: Nừu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng quoay số khoản thu sẽ cao và người vay ít bị chiếm dụng vốn ngược lại, nếu các khoản thu được thu hồi chậm, số vòng quoay các khoản phải thu sẽ thấp, người vay thường xuyên bị chiếm dụng vốn.
- Mục đích đánh giá: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợpp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Tuy nhiên số vòng quoay các khoản phải thu nếu quá cao thì về nâu dài sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ, chủ yếu là phải thah toán ngay trong thời gian ngắn hạn.
Sau khi xác định dược số vòng quoay các khoản phải thu, để có thể tính được số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu, ( Thời gian cần để thu đượccác khoản phải thu), lấy tổng số thời gian thời kỳ phân tích chia cho số vòng luân chuyển các khoản phải thu của kỳ phân tích. Nừu số ngày này lớn hơn số thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại.
c, Các khoản phải trả (Accounts payable)
Để xác định một cách chính xác các khoản phải trả. Ngoài nợ ngắn hạn thuộc Mục : Loại A: Nguồn vốn ( không tính khoản 1 - Vay ngắn hạn ) thuộc nhóm TK 31 và 33, cần cộng thêm Nợ khác thuộc Mục III: Loại A: nguồn vốn. Các khoảm phải trả được xác định theo công thức cụ thể như sau:
Các khoản phải trả = Mục I: Loại A: Nguồn vốn ( thù Khoản 2 đến khoản 8) + Mục III: Loại A: Nguồn vốn.
- Cách xác định: Căn cứ bảng công thức kế toán công thức trên.
- Giưói hạn: Phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, quy mô hoạt dộng và năng lực tài chính của người vay.
- Cách phân tích đánh giá: Các khoản phải trả lớn và có su hướng tăng chứng tỏ người vay đang chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Trong nền kinh tếa thị trường , việc mua bán theo hình thức trả chậm, trả sau là bình thườngvà được các doanh nghiệp sử dụng như một biện pháp cân đối giữa nợ phỉa trả thanh toán và khả năng thanh toán. Đối với các khoản phải trả , ngoài tính toán về mặt giá trị để đánh giá su hướng/ khuynh hướng điễn biến cần thiết phải liên hệ/ so sánh với quy mô, tính chât hoạt động của người vay ( sản lượng, doanh thu ngành nghề/ lĩnh vực hoạt động ) và các khoản phải trả để đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp.
- Mục dích đánh giá: Đánh giá quy mô, cơ cấu vốn mà người vay đang choiếm dụng trong hoạt động, qua đó đánh giá thực trạng công nợ và khả năng thanh toán công nợ cuả nmgười vay.
d, Vòng quay các khoản nợ phải trả (Accounts payable turnover).
- Vòng quoai các khoản phải trả bằng tổng số doanh thu mua hàng hoá theo hình thức trả chậm , trả sau trả sau mà người vay được bên bán /nhà cung ứng chấp thuận chia cho bình quân các khoản phải trả . Như vậy, trong công thức xác định số vòng quoay các khoản phải trả, giá trị các khoản phải trả là giá trị trung bình của thời kỳ phân tích đánh giá.
Tổng số tiền hàng mua chịu thực tế
Bình quân các khoản phải trả
Số vòng quoay
Các khoản phải trả =
- Cách xác định: Căn cứ bảng cân đối kế toán và công thức trên .
- Giới hạn: Phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt đọng và năng lực tài chính của người vay.
- Cách phân tích đánh giá :......
- Mục đích đánh giá: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư số dư các khoản phải trả và khả năng thanh toán nợ . Sau khi xác định số vòng quoay các khoản phải trả, để có thể tính được số ngày trung bình để thanh toán các khoản phải trả ( thời gian cần thiết để thanh toán các khoản phải trả), lấy tổng thời gian của kỳ phân tích chia cho số vòng luân chuyển các khoản phải trả của kỳ phân tích.
Tuy nhiên, để có nhân xét, đánh giá đứng đắn về tình hình thanh toán (phải thu, phải trả) của người vay, ngoài số liệu trong báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính, còn phải sử dụng các tài liẹu hoạch toán hàng ngày để: Xác định người vay đã áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ. Bên cạnh đó , cần đi sâu phân loại theo mức độ khẩn trương từ cao suống thấp ( phải thanh ntoán ngay...) còn với khả năng thanh toán thì các nguồn vốn thanh toán nên xếp theo khả năng huy động giảm dần (huy động được ngay, huy động trong thời gian tới ...)
3, Chỉ tiêu về cơ cấu vốn.
Tiếp theo mối phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán , cần di sâu phâ n tích cơ cấu tài sản nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Trong cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ, còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng số và su hướng biến động để đánh giá mức độ hợp lý trong việc phân bổ. Tương ứng , trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng phân bố giữa các loại nguồn vốn hình thành nên tài sản như thế nào, có hợp lý hay không , xu hướng biến động như thế nào , cũng cần được phân tích. Có ba chỉ tiêu tổng hợp dùng để phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn hình thành nên tài sản, cụ thể gồm:
a, Tỷ suất đầu tư.
Tỷ suất đầu tư (%) phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện...phục vụ cho SXKD, và phần nào đánh giá được năng lực sản xuất và su hướng phát triển nau dài của người vay chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Tài sản cố định đã và đang đầu tư
Tổng số tài sản
Tỷ suất
Đầu tư = x 100%
b, Tỷ suất tự tài trợ.
Tỷ suất tự tài trợ (%) phản ánh mức độ lập về mặt tài chínhcủa người vay . Thông thường , các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu của bằng các nguồn vốn như. Vốn tự có, vốn vay và vốn chiếm dụng hợp lệ trong thanh toán. Như vậy chỉ tiêu này thanh toan mức độ tự đảm nhiệm vốn hoạt động của người vay, và được xác định theo công thức sau.
Nguồn vốn chủ sở hữu( Loại B: Nguồn vốn )
Tổng số nguồn vốn
Tỷ suất
Tự tài trợ = x 100%
TSLĐ & ĐTNH
Loại B: tài sản
Nguồn vốn dài hạn
Mục II. III
c, Vốn lưu động rộng.
Vốn lưu động rộng = -
4.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
a, Sức sản xuất của vốn lưu động.
- Công thức
Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Sức sản xuất
Vốn lưu động =
-Cách phân tích đánh giá: Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu xuất sử dụng TSCĐ ngày càng tăng. người vay hoạt động theo chiều hướng tốt.
-Mục đích đánh giá: Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyyên giá TSCĐ bình quân tạo gia được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
b. Sức sinh lợi tài sản cố định.
-Công thức xác định:
Sức sinh lợi Lợi nhuận thuần
tái sản cố định =.....................
Nguyên giá TSCĐ bình quân
-Cách sác định: Căn cứ báo cáo kết quả hoạt động sxkd, bảng cân đối kế toán và công thức trên để xác định.
-Giới hạn: tùy thuộc vào lĩnh vực, tính chất và quy mô hoạt động của người vay.
-Cách phân tích đánh giá: Chỉ tiêu này ổn định và càng lốn chứng tỏ ngưới vay đang hoạt động ổn định và theo chiều hướng tốt.
-Mục đích đánh giá: Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân tạo gia được bao nhiêu đồng lợi nhuậnthuần; theo dõi diễn biến qua các năm của chỉ tiêu nay, phân tích nguyên nhân.
5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu xuất sử dụng vốn.
a. Tốc độ tăng trưởng doanh thu.
-Công thức xác định:
Tốc độ Doanh thu kỳ phân tích- Doanh thu kỳ trước
Tăng trưởng doanh thu = ......................................................... x100%
Doanh thu kỳ trước
-Giới hạn: Chỉ tiêu này có thể âm, hoặc dương; giới han túy thuộc vào lĩnh vực, tính chất và quy mô hoạt động của người vay. Tuy nhiên, cũng có thể so sánh với kế hoạch tăng trưởng hàng năm mà người vay đã được đề gia từ đầu năm để so sánh, đánh giá.
- Cách phân tích đánh giá: Nếu chỉ tiêu này dương và đạt mức tăng trưởng doanh thu dự kiến đầu kỳ, hoạt động sxkd, của người vay đang tiến triển tốt, ngược lại nếu chỉ tiêu này âm có nghĩa là đã có giấu hiệu giảm sút về doanh thu, cần được tiếp tục xem xét nguyên nhân và dựa vào các chỉ tiêu liên quan khác để nhận xét, đánh giá. b. Tỷ xuất sinh lời doanh thu thuần(Net Projit Margin)
-Công thức xác định:
Tỷ xuất Lợi nhuận ròng
Sinh lợi doanh thu thuần=........................
Doanh thu thuần
c. Tỷ xuất sinh lời Tổng tài sản()
- Công thức xác định: Chỉ tiêu này được xác đinh như sau:
Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế TNDN
Sinh lợi Tổng tài sản = ------------------------------------- x 100%
Tổng tài sản bình quân
- Mục đích đáng giá: Sức lsản xuất vốn lưu động cho biết mộtđồng vốn lưu động tạo ra được baonhiêu đồngv ốn doanh nghiệp thu thuần và được xác định theo công thức.
d. Sức sinh lời của vốn lưu động
Công thức xác định:
Sức sinh lời Lợi nhuận thuần
vốn lưu động = ---------------------------------
Vốn lưu động bình quân
e. Vòng quay vốn lưu động
Vốn vòng quay Tổng doanh thu thuần
vốn lưu động = ---------------------------------
Vốn lưu động bình quân
Thời gian Thời gian của lỳ phân tích
Của một vòng luân chuyển = ---------------------------------
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ
g. Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay Giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
Hàng tồn kho = ---------------------------------
Hàng tồn kho bình quân
6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản cố định
a. Sức sản xuất tài sản cố định
Công thức xác định
Sức sản xuất Tổng doanh thu thuần
Tài sản cố định = ---------------------------------
Nguyên giá TSCĐ bình quân
- Mục đích đánh giá: Tỷ xuất sinh lời tổng tài sản (ROA,%) phản ánh khả năng sinhlời của tổng tài sản. Một đồng tài sản tạo ra được mấy đồng lợi nhuận.
b.Tỷ xuất sinh lời vốn chủ sở hữu (Return on Equity).
- Công thức xác định : Tương tự như cách xác định tỷ xuất sinh lời tổng tài sản. Cách thức xác định tỷ xúât sinh lời vốn chủ sở hữu ROE (%)cũng được tính toán bằng cách lấy lợi nhuận đạt được trong kỳ chia cho tổng nguồn vốn sở hữu bình quân. Tuy nhiên, lợi nhuận ở đây được lấy là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng),tức là sau khi người vay đã thực hiện đày đủ nghĩa vụ với ngân sách, và phần lợi nhuận còn lạihoàn toàn do ngời vay thu hưởng.Do vậy, chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế TNDN
Sinh lợi vốn CSH = ------------------------------------------x 100 %
Tổng nguồn vốn CSH bình quân
Cách xác định: can cứ báo cáo kết quả hoạt động sxkd,bảng cân đối kế toán và công thức trên.
Giới hạn: tùy thuộc vào lĩnh vực,tính chất,quy mô hoạt động và quan điểm sử dụng lợi nhuận của người vay. Khi người vay bị lỗ chi tiêu này âm (không có nghĩa), chỉ tiêu giá trị phân tích khi hoạt động sxkd của n có lãi. Cách phân tích đánh giá: Chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ hiệu qủa hoạt động sxkd càng cao và ngược lại.Khi tính toán,nguồn vốn chủ sở hữu lấy theo giá trị trung bình giữa đầu kỳ và cuối kỳ phân tích.Ngoài việc đánh giá xu hướng biến độngcủa thị trường tiêunày với mức lãi xuất vay vốn trên thị trường tiền tệ, lãi suất vay dài hạn để đưa ra những nhận xétvề khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu.
Mục đích đánh giá: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn và chủ sở hữu trong hoạt động sxkd của người vay.
Liên quan tới chỉ tiêu ROE, còn một số các chỉ tiêu đánh giá khác trong trường hợp người vay là công ty cổ phần, cụ thể là:
Tỷ lệ cổ tức trên vốn cổ phần thường:Bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trừ đilợi tức đã chi trả cho cổ phần ưu đãi và các quỹ được trích lập sau đó chia vốn cổ phầnthwờng bình quân.
Tỷ xuất lợi tức cổ phần (EPS -Earning Per Share) : Là lợi nhuận trong kỳ mà mỗi ccỏ phần nhận được từ kết quả hoạt động kinh doanh. Bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đi lơi tức trả cho cổ phằnu đãi và các quỹ được trích lập sau đó chia cho số cổ phiếu thường bán ra.
7. So sánh với mức vốn ngân hàng duyệt vay.
ĐV t/tệ
Mức vốn NH
Tăng/giảm
Tổng mức vốn phát vay
duyệt vay
+ Nội tệ
+ Ngoại tệ
B. NHẬN ĐỊNH RỦI RO TIỀM ẨN
Các rủi ro thường tiềm ẩn ngay từ khi lập dự án và phát triển thêm trong quá trình thực hiện đầu tư. Vận hành khai thác dự án , nhận định về rủi ro tiềm ẩn có thể được chia ra theo ba chủ thể liên quan trực tiếp gồm:
Rủi ro của dự án
Rủi ro về chủ chương đầu tư.
Rủi ro về pháp lý.
Rủi ro về lựa chọn đối tác, lựa chọn công nghệ, thiết bị, quy mô đầu tư công suất thiết kế, người cho vay vốn,người cung cấp thiết bị,cung cấp NVL đầu vào, bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm...
Rủi ro xây dựng, hoàn tất dự án theo đúng tiến độ,chất lượng đề ra.
Rủi ro về giá cả thanh toán, chênh lệchtỷ giá.
Rủi ro do phát sinh cốn đầu tư ngoài dự kiến,sử dụng vốn không đúng không hợp lý.’
Rủi ro do chủ đầu tư vi phạm pháp luật trong quá trình triển khai đầu tư.
Rủi ro cơ chế, chính sách.
Rủi ro do vận hành, điều hành dự án.
Rủi ro do thông tin không đầy đủ,không chính xác.
Rủi ro môi trường.
Rủi ro bất khả kháng khác như: Thiên đại địch họa.
Rủi ro từ phía khách hàng
Rủi ro về quản trị điều hành: Năng lực yếu kém, không đáp ứng được so với yêu cầu của dự án.
Rủi ro do thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm cần thiết về lĩnh vực đầu tư.
Rủi ro do năng lực tài chính không đáp ứng được tài chính của dự án.
Rủi ro do không tuân thủ quy định và vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án.
Một số rủi ro khác: Hoạch định chính sách, chiến lựơc kih doanh, kế hoạch phát triển...không chính xác.
Rủi ro do chủ quan về phía ngân hàng.
Không thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định khi phán xem xét, thẩm định và phán quyết tín dụng.
Khi sử lí tín dụng, không quán triệt đầy đủ các quan điểm, yêu cầu nguyên tắc chỉ đạo tín dụng.
Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc quá lỏng lẻo, để kễ hở cho kháchhàng lợi dụng.
Cho vay quá mức an toàn so với mức đảm baỏ tiền vay.
Đánh giá phân tích dự án không đầy đủ, không xác định được hết cảcủi ro tiềm ẩn và các biện pháp bảo đảm.
Không nắm vững tình hình doanh nghiệp, quá tin vào doanh nghiệp và người điều hành.
Cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với người vay mặc dù biết ruủi ro.
Thiếu thông ti về khách hàng và thị trường khi quyết định cho vay.
Xác định khả năng tài chính và lịch vay trả khong cụ thể, khônh phù hợp với thực tế của khách hàng và dự án.
Công tác đánh giá sau đầu tư không được thực hiện mộy cách thường xuyên liên tục để có thể chủ động phát hiện đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Phân tích loại rủi ro để chọn lựa các biện pháp phòng ngừa không phù hợp, không đủ điều kiện thực thi thi khi sảy ra rủi ro.
Soạn thảo hợp đồng ràng buộc các điều kiện không đầy đủ, không đúng quy định.
Xử lý rủi ro thiếu kiên quyết, thiếu biện pháp.
Rủi ro xảy ra trong khâu phát tiền vay.
Rủi ro trong đánh giá, xác định giá trị tài sản đảm bảo nợ vay, quản lý tài sản đảm bảo nợ vay.
Do đó,phải luôn luôn phân tích các rủi ro tiềm ẩn và rủi ro mới phát sinh. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Ngân hàng chủ động phòng ngừa thông qua các tác nghiệp của chính ngân hàng, và thông qua việc theo dõi, bám sát khách hàng vay, dự án vay.
C. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Trên thực tế có nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanhnghiệp, một đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên để đơn giản hóa cho quá trình phân tích, chúng ta sẽ sử dụng 3 kiểu phân tích được lựa chọn dưới đây.
- Phân tích chỉ số
- Phân tích dòng tiền.
- Phân tích xu hướng.
Mỗi kiểu phân tích không hề đứng độc lập lẫn nhau, mà mỗi cái lại hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại mỗi thời gian, không gian cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng 3 phương pháp trên cần xem xét các yếu tố dưới đây để loại trừ những ảnh hưởng gây méo mó:
- Những thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh: Đầu tư, sáp nhập, chia tách
- Những khoản mục không thường xuyên, không định kỳ: Các khảon phải thu, thiếu chờ xử lý, chi phí chờ kết chuyển…
- Thay đổi trong chính sách kế toán.
- Những khoản mục thay đổi lạ thường.
1. Phân tích tỷ số.
Phân tích chỉ số là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ. Những sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định.Tuy nhiên có thể làm vững chắc thêm một nhận định từ chỉ số thông qua tìm hiểu nguyên nhân của sự thay đổi, xem xét các chỉ số khác, xem xét khuynh hướng, so sánh và kết hợp với các hiểu biết chung về những vấn đề đang xảy ra trong doanh nghiệp, ngành công nghiệp và nền kinh tế nói chung.
Hiểu rõ hiện tại
Các chỉ số trong quá khứ
Chỉ dẫn đến tương lai
So sánh với các doanh nghiệp khác
Phân tích tỷ số
Sơ đồ trên hướng dẫn các chỉ số được sử dụng để:
- Tìm hiểu tình hình trong qúa trình khứ và hoạt động hiện tại.
- So sánh với các doanh nghiệp khác
- Mang những thông tin đó cho dự đoán kết quả tương lai.
Có rất nhiều tỷ số được sử dụng đẻ hiểu biết rõ hơn về các tài khoản kế toán, tình hình tài chính. Phần lớn các tỷ số quan trọng, được sử dụng phổ biến đã được đề vập và hướng dẫn tính toán trong tập HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Trong giới hạn nội dung tài liệu này, chúng tôi chỉ tập trung xẽm ét một ố chỉ tiêu trọng yếu, chúng phản ánh khá rõ tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp/
1.1. Các tỷ sốphản ánh độ thanh khoản.
a. Các tỷ số thanh khoản và cách tính
*Cách tính và thí dụ:
b. Phân tích.
*Tỷ số thanh toán hiện hành:
Tại một số tài liệu cảu ngân hàng nước ngoài, tỷ số thanh khoản hiện hành được chấp nhận sẽ trongt ài khoản từ 1 cho đến 2.
Trong trường hợp số thanh khoản>1 Tức là TSLĐ?Nợ ngắn hạn,lúc này tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn => tình hình tài chính của Công ty lành mạnh (ít nhất trogn ngắn hạn).
Do TSLĐ>Nợ ngắn hạn nên TSLĐ<Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu. Lúc này các nguồn dài hạn của Công ty không những đủ tài trợ cho TSCĐ mà còn dư để tài trợ cho tài sản lưu động.
Trường hợp tỷ số thanh khoản hiện hành TSLĐ> VCSH + Nợ dài hạn,công ty đang phải dùng các nguồn vôn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, công ty có thể sẽ tạm thời mất khả năngg thanh toán các khoản nợ đến hạn, những doanh nghiệp như thế được đánh giá là có tình hình tài chính không lành mạnh.
Tuy nhiên, do tỷ số này mang chỉ tính thời điểm, không phản ánh đầy đủ một thời ký, giai đoạn nên điều quan trọng hơn là phải xem xét liên tục và phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra kết quả đó từ: Hoạt động kinh doanh, môi trường kinh tế,hay do yếu kém trong tổ chức, quản lý của doanh nghiệp? Các nguyên nhân, yếu tố trên mạng tính tạm thời, hay dài hạn, khả năng khắc phục đến đâu? Trong dài hạn các ảnh hưởng xấu này được khắc phục như thế nào? Có khả thi hay không?...
* Tỷ số thanh khoản nhanh
Cách tính gần giống nhu tỷ số thanh toán hiện hành, ngoại trừ việc loại bỏ các khoản tồn kho trong tài sản lưu động. Tại sao phải loại bỏ vì hàng tồn kho cần có nhiều thời gian hơn các tài sản khác để chuyển đổi chúng thành tiền mặt. Hàng tồn kho có thể lưu kho ít hơn một năm những có hội để chuyển thành tiền ngay là rất thấp vởi vì người mua có thể lại thanh toán trả chậm và chúgn ta lại phải tiếp tục chờ đợi một thời gian.
Cách tính gần giống nhu tỷ số thanh toán hiện hành, ngoại trừ việc loại bỏ các khoản tồn kho trogn tài sản lưu động. Tại sao phải loại bỏ vì hàng tồn kho cần có nhiều thời gian hơn các tài sản khác để chuyển đổi chúng thành tiền mặt. Hàng tồn kho có thể lưu kho ít hơn một năm nhưng cơ hội để chuyển thành tiền ngay là rất thấp bởi vì người muacó thể lại thanh toán trả chậm và chúng ta lại phải tiếp tục chờ đợi một thời gian nữa mới nhận được tiền mặt. Để chỉ xem xét các yếu tố ngắn hạn nên ._.chúng ta trừ đi hàng tồn kho trong tài sản lưu động và sẽ có được một cái nhìn thận trọng về khả năng đáp ứng các khảon nợ ngắn hạn của Công ty.
Các phân tích cũng gần giống như trên. Theo thông lệ quốc tế tỷ số này trong khoảng hơn kém xít xóat 1 là được chấp nhận, tuy nhiên tại Việt Nam thông thường tỷ số này lớn hơn 0,5 là đã được chấp nhận.
* Tỷ số thanh toán tức thời:
Do lượng tiền mặt của doanh nghiệp luôn biến động không ngừng, đặc biệt là cá doanh nghiệp thương mại nên trong quá trình xem xét các nội dung dài hạn của một doanh nghiệp thì vai trò của tỷ số này có nhứng hạn chế nhất định.
Phân tích tình hình tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp làm căn cứ để xem xét tài trợ vốn lưu động thì việc sử dụng các chỉ số là tương đối phù hợp. Tuy nhiên do các cấu thành của các chỉ tiêu ngắn hạn dưới 1 năm, nên để tái thẩm định,phân tích mức độ lành mạnh tài chính cảu doanh nghiệp trong dài hạn nếu sử dụng các tỷ số trên sẽ có nhiều hạn chế.
Ví du: Một doanh nghiệp có TM là 300 triệu đồng, các khoản phải thu 6000 tr đ, hàng tồn kho 2.300 trđ, TSLĐ khác 600 tr đ, nợ ngắn hạn 7.00 tr đ => Tỷ số thanh khoản hiện hành = 1,22 lần, thanh toán nhanh = 0.98. Những số liệu bổ sung về kêt quả kinh doanh cho thấy doanh thu trong năm của Công ty chỉ đạt 8.000 tr đ, lúc này kết quả phân tích tiếp theo sẽ như thế nào? Hãy chờ đợi ở những phần tới.
1.2. Tỷ số phản ánh hiệu quả vốn lưu động.
a. Các tỷ số và ví dụ
- Các khoản phải thu
- Các khoản phải trả
- Hệ số khái quát
Tổng số các khoản phải thu
HSKQ =
Tổng số các khoản phải trả
- Số vòng quay các khoản phải thu/ hoặc số ngày thu tiền bình quân
- Số vònd quay các khoản phải trả/ kỳ hạn các khỏan phải tra.
- Vòng quay vốn lưu động
Tổng số các khoản phải thu
Vòng quay VLĐ =
Tổng số các khoản phải trả
- Số vong quya hàng tồn kho hay kỳ tồn kho
b. Phân tích
Phân tích các chỉ số phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả vốn lưu động đóng vai trò quan trọng hoạt động tài trợ ngắn hạn, dài hạn và tái thẩm đinh. Đối với cho vay ngắn hạn việc phân tích các khoản thu, phải trả, hàng tồn kho…, các tỷ số vòng quay sẽ làm cơ sở để xác định nhu cầu vốn lưu động thực tế của doanh nghiệp làm căn cứ tài trợ. Như chúng ta đều biết, một chu trình sản xuất sẽ bắt đầu từ việc sử dụng tiền mặt, tiền vay NH hoặc mua trả chậm để mua sắm NVL.. => Sản xuất => thành phẩm => hàng tồn kho = > mua tra chậm => Thanh toán tiền mặt => và lại tiếp tục. Theo sơ đồ ở trên, quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động gần như sẽ xem xét toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất xủa doanh nghiệp. Tại sao phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ lại quan trọng? Vì sao?.
- Chí có thu được tiền mặt là gần như không cón rủi ro, trong khi hàng tồn kho các khoản phải thu lại xuất hiện trước nên các tỷ số này là những dấu hiệu sơm về tình hình kinh doanhvà lợi nhuận của công ty.
- Các nhóm tỷ số này phản ánh năng lực quản trị, đạc biệt là về quản trị tài chính của lãnh đạo daonh nghiệp/
*Các khoản phải thu và vòng quay các khoản phải thu hoặc số ngày thu tiền bình quân.
Các khoản phải thu thực chất là những đồng vốn mà doanh nghiệp bị bên khách hàng chiêms dụng. Như vậy quy mô các khảon phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt.
Quy mô tính chất của các khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinh doanh khác nhau (ví dụ như kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng khác với sản xuất các thiết bị công nghiệp, doanh nghiệp thi công ) phụ thuộc vào từng doanh nghiệp mỗi thời kỳ khác nhau hoặc các chính sách bán hàng của họ.
Thông thường hoạt động kinh daonh của doanh nghiệp càng mở rộn thì quy mô các khoản phải thu càng tăng và ngược lại. Để xem xét tương quan giữa 2 chỉ tiêu này, chúng ta dùng tỷ số vòng quy các khoản phải thu. Nếu quy mô các khoản phải thu tăng nhưng vòng quay các khoản phải thu vẫn như cũ hoặc tăng lên thì tương đương với đó là số ngày thu tiền càng ngắn điều đó chứng tỏ tình hình quản lý va thu nợ tốt, sản phẩm được tiêu thu dễ dàng hơn.
Ngược lại nếu doanh nghiệp có quy mô cá khoản phải thu tăng trong khi doanh thu, quy mô kinh doanh không tăng hoặc vòng quay hàng tồn kho giảm thì chứng tỏ tình hình kinh doanh đang thay đổi hoặc có những thay đổi trong chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Vấn đề ở đay là chúng ta phải làm việc với doanh nghiệp để xác định bản chất của các khoản công nợ này? Nguyên nhân gây ra và cách khắc phục:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường có trôi cháy như thường lệ, hay xuất hiện dấu hiệu giảm sút, suy thoái làm ảnh hưởng đến k ỳ hạn thanh toán của khách hàng. Thời gian thu tiền bình quân của phần lớn khách hàng giảm là dấu hiệu rõ rệt về sự sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp. Sản phẩm đang tiêu thụ khó khăn do nhu cầu suy giảm hoặc xuất hiện cạnh tranh từ những sản phẩm mới = > Cân phải đánh giá lại tình hình thị trường chung về sản phẩm, những khách hàng có sản phẩm cùng loại khác, dự đoán thị trường và tìm hiểu…Đành giá các biện pháp khắc phục giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp, dự báo khả năng thành công và các biện pháp khắc phục rủi ro của ngân hàng nếu tình hình xấu xảy ra.
- Xuất hiện những khoản công nợ lớn, kéo dài, tập trung tại một vài khách hàng. Do khách hàng cố tình dây dưa không thanh toán hoặc khách hàng gặp khó khăn tài chính chưa thể thanh toán => Tìm hiểu các bước khắc phục,hạn chế của khách hàng vay vốn? Khả năng thu hồi các khoản công nợ này? ảnh hưởng , hậu quả của khoản công nợ đến tình hình tài chính/ lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có những thay đổi trong chính sách bán hàng nhằm lôi kéo kích thích tiêu thụ sản phẩm như chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán cho khách hàng, ví dụ từ 30 lên đến 60 ngày.
Mặt khác, nếu số vòng quay cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như thanh toán bằng tiền mặt ngay, điều đó chưa chắc đã phải là điều tốt, sẽ làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và mở rộng thị phần của Cong ty.
* Hàng tồn kho và vòng quay hàng tồn kho
Cũng như các khảon phải trả, các chỉ tiêu về hàng tồn kho là dấu hiệu cảnh báo sớm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên trước khi phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho cần chú ý đến:
- Yếu tố mùa vụ trong hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh có những thời điểm, giai đoạn doanh nghiệp phải chuẩn bị số lượng lớn hàng hóa để đáp ứng nhữngnhu cầu sẽ tăng đột biến sắp tới như: DN tập trung nguồn thực phẩm để chuẩn bị bán trước tế, doanh nghiệp sản xuất quạt, điều hòa tập trung lượng lớn thành phẩm để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa hè…
- Khả năng ẩn dấu các kết quả kinh doanh kém vào hàng tồn kho
- Mỗi ngành nghề, sản phẩm lại đều có chu kỳ kinh doanh.
Số vong quay hàng tồn kho lớn, thời gian thực hiện một vòng quay ngắn thì tốc độ luân chuyển vốn nhanh không chỉ nói lên rằng DN đang tăng hiệu quả sử dụng vốn mà còn cho thấy tình hình thị trường, tiêu thụ sản phẩm của công ty đang thuận lơịư, nếu kết hợp với các chỉ tiêu khác và đối chiếu với tình hình kinh doanh của ngành, kết quả kinh doanh của công ty khác trong ngành thì sẽ đưa ra được nhwngx đánh giá khá chính xác về thị trường và năng lực cạnh tranh của Công ty. (ví dụ rõ nét nhất là tình hình các đơn vị ngành than trong năm 1998-2001).
Tuy nhiên nếu vòng quay tăng quá lớn thì cũng cần pahỉ xem xét lại khâu cung cấp, lưu trức NVL, thành phẩm dự trũ để bảo đảm luôn lưu trữ đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng (đặc biệt là các khách hàng xuất khẩu, các đơn hàng gia công với nước ngoài) nhằm hạn chế khả năng cung cấp không đủ, phá vỡ hợp đồng ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.
Ngươc lại, nếu lượng tồn kho lớn, vòng quya hàng tồn kho giảm, thời gian luân chuyển kéo dài thì cần phải thực hiện tiếp các bước khảo sát và phân tích thận trọng:
Ngoài yếu tố mùa vụ đã được đề cập ở trên, cần xem xét, tìm hiểu các nhóm sản phẩm,v ật liệu tồn kho đang tăng (trong các DN kinh doanh nhiều loại sản phẩm), những nhóm hàng có thời gian tồn kho kéo dài và giá trị tồn kho của chúng… cùng với các yếu tố ở trên việc xễmt doanh thu, tình hình tiêu thụ của các sản phẩm trên thị trường như thế nào? hoạt động của các đối thủ cạnh tranh khác… để từ đó dự đoáng, ước lượng thời gian càn thiết để chuyển đổi chúng thành tiền, giá trị thiệt hại do giảm gái bán (nếu có)…làm có sở xác định rủi ro cho Công ty.
* Các khoản phải trả, vong quay các khoản phải trả.
Đối ngược với phải tố thiểu hóa kỳ tồn kho và ky thu nợ bình quân,chủ doanhnghiệp thường cố gắng kéo dài trở nợ càng lớn càng tốt mà khônglàm tổn hại đến niềm tin của nhà cung cấp.
Việc gia tăng vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp hoặc bên mua ứng trước sẽ giảm bớt áp lực chi phí và đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên cũng giống nhu đối với hàng tồn kho và các khoản phải thu, việc tăng quá mức cac khoản phải trả vcà kéo dài kỳ hạn các khách hàng. Theo thông lệ chung, kỳ hạn thanh toán một hợp đồng mua bán hàng hóa thường từ 30 đến 60 ngày. Qua tính toán nếu, xác định kỳ hạn thanh toán của doanh nghiệp kéo dài thì cán bộ tín dụng cần phải tiếp tục thực hiện thêm các bước thu thập thông tin để xác định tại sao Công ty lại kéo dài thời hạn thanh toán của khách hàng? Những khó khăn trong thanh toán của công ty là gì? thiệt hại về uy tín đối với nhà cung cấp khi trì hoãn thanh toán?..
Việc quản trị công nợ là một nghệ thuật kinh doanh, kinh nghiệm, kỹ năng đàm phán của chủ doanh nghiệp. Do đó, việc NH tiếp cận Bảng cân đối và các thông tin khác được thu thập có thể chưa phản ánh đầy đủ tình hình hiện tại từ đó dẫn đến những suy đoán sái lầm.
Để tránh được những điều đó, cán bộ tín dụng pahỉ tiếp xúc thường xuyên với doanh nghiệp, thu thập cả những thông tin tài chính và phi tài chính, đối chiếu những thông tin từ các bên thứ để có nhận định đúng xem tình hình thanh toán của Công ty hiện đang rất khó khăn, khó khăn hay bình thường? Những khó khăn sẽ kéo dài bao lâu, các bước khắc phục l iệu có khả thi hay không?
* Hệ số khái quát:
Hệ số này xem xét mối tương quan giữa phần vốn Công ty đi chiếm dụng và phần vốn bị chiếm dụng.
Nếu hệ số >1, vốn của công ty đang bị chiếm dụng nhiều hơn, hiệu quả sử dụng vốn nhìn chung là chưa hiệu quả.
Ngược lại nếu hệ số <1, vốn công ty chiếm dụng thuần là dương làm giảm âp lực phải đi vay ngân hàng hoặc dùng các nguồn vốn có chi phí khác.
1.3. Chỉ tiêu ánh hiệu quả tài sản cố định.
a. Các tỷ số và ví dụ:
- Sức sản xuất tài sản cố định
- Sức sinh lợi tài sản cố định
b. Phâ n tích
Các tỷ số càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng càng tốt.
Tuy nhiên, việc phân tích các tỷ số hiệu quả tài sản cố dịnh không chỉ dưnngf lại ở hai kết quả từ các phép tính trên mà vấn đề là phải xác định được cấu trúc của các tỷ số đó.
Đối với một doanh nghiệp vừa kinh doanh thương mại vừa sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại sẽ cho kết quả cao hơn, trong khi đó hoạt động sản xuất sẽ thấp hơn. Việc lấy số liệu từ bảng cân đối sẽ san bằng hai lĩnh vực trên và đwa ra kết quả không phản ánh chính xác thực tế kinh doanh của Công ty.
Cacs kết quảe từ tỷ số trên có thể không phản ánh chính xác trong các trường hợp như: tài sản cố định mới được đưa vào sản xuất,công suất huy động còn tháp hạơc tài sản đã được sử dụnglâu năm, sắp thanh lý không còn sử dụng.
1.4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu suất của chúng.
a. Các chỉ tiêu và ví dụ:
- Tỷ suất sinhlời doanh thu thuần
- Tỷ suất lời trên tổng tài sản (ROA)
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (REO)
b. Phân tích
Lợi nhuận là mục tiêu :tối thượng của mọi chủ dầu tư, chủ doanh nghiệp”, là chỉ tiêu được đánh giá lkà trọng yếu nhất trong mọi hoạt động phân tích tài chính.
Với vị trí đặc biệt quan trọng nên lợi nhuận cũng là đối tượng mà các nhà kế toán, quản trị cảu doanh nghiệp luôn có những chăm sóc” đặc biệt để có được những số liệu khác nhau tùy thuộc từng mục đích. Do đó khi phân tích lợi nhuận người phân tích nên chú ý:
- Lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ chi phí. Để tăng giảm lợi nhuận, kế toán viên có thể thay đổi yếu tố chi phí bằng cách hạch toán thiếu chi phí trong kỳ hoặc thừa chi phí trong kỳ thông qua:
+ Ghi tăng giá trị tài khoản chi phí chưa kết chuyển đê giảm chi phí đã kết chuyển trong kỳ => giảm chi phí được hạch toán => tăng lợi nhuận.
+ Dấu những khảon tổn thất trong kinh doanh, chưa hạch toan vào chi phí trong tài khoản thiếu chờ xử lý.
+ ẩn dấu những chi phí sản xuất kinh đoanh trong kỳ vào giá trị các tài khoản hàng tồn kho (chi phí kinh doanh dở dang hoặc thành phẩm ) để làm giảm chi phí thực hạch toán trong giá vốn hàng bán.
+ Cố tính hạch toán thấp những chi phí như khấu hao tài sản cố định, chi phí tài chính….
+ Thay đổi các phương páhp hạch toán như LIFO, FIFO
Việc phân tích tái chính giữa ngân hàng và người chủ sở hữu công ty có sự khác biệt. Tuy cả hai đều là fnhà đấu tư, cả hai đều xem xét khả năng hoàn vốn từ hoạt động đầu tư, những Ngân hàng là người thu tiền trước chủ sở hữu. Do đó trong khi người chủ sở hữu lại quan tâm đến lợi nhuận sai lãi vay, tức lợi nhuân của họ thì ngân hàng lại quan tâm hơn đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Do vậy, trong từng hoàn cảnh cụ thể chúng ta nên sử dụng linh hoạt giữa lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay để phân tích.
* Tỷ suất sinh lời doanh thu thuần:
Nếu doanh thu thuần được coi là 100% thì giá vốn hàng bán, chi phí tài chính chi phí bán hàng, lợi nhuận (hay thua lỗ) là bộ phận cấn thành nên daonh thu. Thông thường, việc phân tích lợi nhuận trên doanh thu không chỉ dừng lại ở việc phân tích lợi nhuận ròng trên doanh thu mà quan trọng hơn là phân tích cả lợi nhuận gộp, các yếu tố chi phí khác trên doanh thu để xem xét tình hình lợi nhuận của Công ty đang bị ảnh hưởng lứon bởi chi phí NVL, khấu shao hay đo chi phí tài chính hay là do chi phí quản lý doanh nghiệp quá cồng kềnh.
Khi một doanh nghiệp mới họat động hay có một sản phẩm mới thì tỷ só lợi nhuận trên doanh thu thương thấp (hoặc thua lỗ) do công suất huy động thấp dẫn đến doanh thu đạt thấp trong khi chi phí cố định: Khấu hao, lãi vay ở mức cao, những khi sản phẩm đã có chố đứng trên thi trường va nrú kiểm soát tốt các yếu tố chi phí gián tiếp thì tỷ số sẽ có xu hướng tăng.
* Tỷ suất sinh lời Tổng tài sản.
Tỷ suất lời tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của Tổng tài sản, một đồng tài sản được mấy đồng lợi nhuận.
Tỷ số này được sử dụng khá phổ biến trong các phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên sử dụng tỷ số này cần quan tâm đến:
Đối với những doanh nghiệp có quy mô tài sản lưu động quá slớn hoặc tỷ trọng vốn vay cao thì tỷ số nfày thường rất thấp do Lợi nhuận được tính đã bị trừ đi phần chi phí lãi vay, trong khi đó tổng tài sản lạibao gồm cả các nguồn bên trong, nguồn bên ngoài kể cả tín dụng hàng hóa.
* Tỷ suất sinhlời Vốn CHS (ROE)
Là chỉ số được các nhà đầu tư, cổ đông của Doanh nghiệp quan tâm nhất vì nó phản ánh những gì mà họ được hưởng. Nếu Công ty đạt được một tỷ lệ thu nhập trên vốn hợp lý, nó có thể
- Duy trì trả cổ tức ở mức đều đặn cho cổ d dông
- Duy trì tỷ lệ lợi nhuận để lại hợp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp
- Tránh việc tìm kiếm các nguồn bổ sung từ bên ngoài.
- Đưa ra một hình ảnh lành mạnh để thu hút đối tác, nhân viên và giới tài chính.
Kết quả tính toán càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có càng cao. Người ta thường dùng chi phí cơ hội của việc cho vay tỷ số trên thị trường tiền tệ (trái phiếu kho bạc, gửi tiết kiệm)làm mốc so sánh với tỷ số trên để xác định hiệu quả vốn tự có. Một doanh nghiệp phải có tỷ số cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả đáp ứng các mong muốn của chủ sở hữu vì họ phải kinh doanh trực tiếp, có mức độ rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu nên lợi nhuận được hưởng cũng phải cao hơn.(bạc, gửi tiết kiệm) làm mốc so sánh với tỷ số trên để xác định hiệu quả vốn tụ có. Một doanh nghiệp phải có tỷ số cao hơn lãi suất tiết kiệm thì mới được coi là đạt hiệu quả đáp ứng các mong muốn của chủ sở hữu vì họ phải kinh doanh trực tiếp, có mức độ rủi ro cao hiưn gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu nên lợi nhuận được hưởng cũng phải cao hơn.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay còn thiếu sự minh bạch và vẫn còn lượng lớn các doanh nghiệp NN nới vai trò của chủ sở hữu có nhiều hạn chế nên việc phân tích tỷ số này dưới góc độ ngân hàng có ý nghĩa:
- Xác định mục tiêu kinh doanh của Ban lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa quy mô. Nếu doanh nghiệp có tỷ số này cao, lợi nhuận để lại lớn, thì quy mố vốn tự có sẽ dần tăng kết hợp với hoạt động đầu tư thận trọng, thì tỷ lệ VTC/Tổng nguồn vôns sẽ dần tăng, mức độ rủi ro cho vay cảu doanh nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có tỷ sốnày thấp, khả năng tích lũy sẽ rất hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tư dùng nguồn vốn vay bên ngoài tăng sẽ làm cho tỷ trọng VTC/ Tổng nguồn vốn, kinh doanh không bền vững... Giảm làm tăng rủi ro khi cho vay.
Chú ý: Tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp nếu quy mô vốn chủ sở hữu quá nhỏ.
1.5. Tỷ suất tự tài trợ
a. Cách tính và ví dụ:
b, Phân tích
Tỷ số này càng cao, độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng giảm trên cả góc độ chủ sở hữu và bên cho vay.
Đối với người chủ sở hữu khi doanh nghiệp có tỷ suất này cao:
- Tỷ lệ cao sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do ỷt số đòn bẩy tài chính thấp.
- Nhà quản lý được tin cậy và dễ dàng hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài.
- Chi phí lãi vay thấp có thể tăng chi trả cổ tức cho cổ đông.
Đối với ngân hàng, nếu một doanh nghiệp có tỷ suất này thấp.
- Khả năng bù đắp tổn thất vốn vay từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là rất thấp.
- Chi phí lãi vay, áp lực thanh toán nợ gốc cao buộc Ngân hàng phải luôn theo dõi tình hình thu hồi nợ vay,phát sinh chi phí.
Trong một số tài liệu ngân hàng hiện đại, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn hay Nơ vay/ Tổng nguồn vốn của khách hàng luôn được các nhà ngân hàng giám sát chặt chẽ và đoi khi một số ngân hnàg cón đặt điều kiênẹ về mức giơí hạn đối với tỷ số này trong dài hạn buộc khách hàng phải tuân thủ.
Trước khi cho vay cán bộ ngân hàng cũng cần dự tính tỷ số tự tài trợ nếu cho vay, liệu mức cho vay có làm giảm tỷ số này xuống quá thấp hay không?
- Hệ số dòng tiền từ hoạt động tài chính so với dòng tiền vào.
b. Phân tích.
Báo cáo dòng tiền là cách cơ bản để chỉ ra luồn dich chuyển của dòng tiền. Chúng được sử dụng để trình bày xem tiền đã được sử dụng như thế nào trong quá khứ và một báo cáo như vậy có thể được làm ra để chứng minh các quỹ sẽ được sử dụng như thế nào trong tương lai.
Đối với ngân hàng, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì cuốic cùng chỉ có tiền mới là sự đảm bảo cho thanh toán, một doanh nghiệp dù có lợi nhuận cao những tiền lại nằm hết tại TSLD, hoặc bị chiếm dụng khác thì rủi ro thanh toán của khách hàng đó vẫn rất cao.
Sơ đồ dưới đây sẽ chỉ ra của chu kỳ của đông tiền.
Tiền mặt
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
Mua sắm NVL
Thêm lợi nhuận gộp
Quá trình sản xuất
Thành phẩm tồn kho
Trước khi phân tích các hệ số,chúng ta cần thống nhất một số nhận xét sau:
- Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương (thu>chi) thể hiện quy mộ đầu tư của DN bị thu hẹp. Vì số tiền thu được từ Khấu hao, bán tài sản cố định s ẽ lớn hơn số tiền mua sắm TSCĐ khác.
- Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiệưn lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Cho thấy tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và DN có thể phải phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài.
- Sức mạnh tài chính của Dn thể hiện khả năng tạo ra tiền tè hoạt độngkinh doanh chứ không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư hay tài chính
* Hệ số dòng tiền vào từ HĐKD so với tổng dòng tiền vào
Hệ thốgn này cung cấp cho chúng ta một tỷ lệ tạo ra nguồn tiwfn từ hoạt độngkinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những bíên động tài chính đặc biệt thì tỷ lệ này khá cáo (khảon 80%), đaylà nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, cổ tức.
3.2 . Nội dung cơ bản của thẩm định dự án đầu tư.
3.2.1. Thẩm định phương diện thị trường.
Đây là nội dung quan trọng và có ý nghĩa sống còn với dự án. Bởi lẽ, thị trường là nơi phát ra những tín hiệu cần thiết đối với chủ đầu tư. Bước nghiên cứu này sẽ góp phần khẳng định dự án có thực sự thích nghi được với thị trường hay không, sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không. Khả năng cạnh tranh cũng như tính hiện thực của dự án ra sao…?
- Khả năng cạnh tranh và phương thức cạnh tranh
Cạnh tranh là điều thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế thị trường do có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm và quá trình cạnh tranh này diễn ra gay gắt. Vì vậy, phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án là một điều rất được coi trọng.
So sánh giá thành sản phẩm của dự án với giá thành của sản phẩm cùng loại trên thị trường đắt hay rẻ hơn, chỉ rõ nguyên nhân đó. Phải phân tích để thấy rõ được những ưu việt của sản phẩm dự án so với các sản phẩm hiện tại.
Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có ưu điểm gì không? Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng thị trường hiện nay hay không?
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Đánh giá sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không? Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không?
3.2.2. Thẩm định phương diện kỹ thuật.
Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án. Nó là tiền đề cho việc tiến hành thẩm định tính khả thi về phương diện tài chính.
- Thẩm định về địa điểm xây dựng công trình
+ Địa điểm phải thuận lợi về mặt giao thông.
+ Gần nguồn cung cấp vật liệu và thị trường tiêu thụ.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng phải được đảm bảo…
- Thẩm định về quy mô công suất:
Quy mô công suất phải cân đối với nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp nguyên vật liệu cũng như khả năng quản lý và nhu cầu nhân lực.
- Thẩm định về công nghệ
Hiệu quả của công nghệ, tỷ lệ phế thải, mức tiêu hao NVL, tiêu hao năng lượng…
Mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, chuyên môn hoá, đặc điểm của nguyên vật liệu đầu vào.
Khuyến khích lựa chọn công nghệ hiện đại so với trình độ chung của quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể dùng công nghệ thích hợp với trình độ và thực tiễn của Việt Nam nhưng những công nghệ này phải ưu việt hơn các công nghệ có trong nước.
Thẩm định nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác:
Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đảm bảo NVL là một khía cạnh quan trọng trong lập và thẩm định dự án.
Thẩm định về môi trường, PCCC
Những biện pháp (công nghệ, thiết bị) mà dự án dự kiến đầu tư để xử lý phù hợp với từng loại chất thải (nước thải, hơi độc, khói bụi nhiệt độ cao…). Hiệu quả xử lý như thế nào?
Thẩm định về mô hình tổ chức, quản trị và nhân lực cho dự án
Thành công của một dự án đầu tư, bên cạnh sự đầy đủ về các yếu tố cơ sở vật chất còn được quyết định rất lớn bởi trình độ, năng lực của các nhà quản lý, bởi tay nghề của người lao động… Do đó, khi thẩm định dự án, việc xem xét về phương thức tổ chức quản lý dự án, tính hợp lý trong bố trí lao động thực sự là một nội dung cần thiết .
Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của sản xuất và điều hành dự án để ước tính số lao động cần dùng, yêu cầu về kỹ năng, bậc thợ và trình độ quản lý.
Thẩm định về kế hoạch triển khai của dự án
Đây là khâu quan trọng trong thẩm định về phương diện kỹ thuật. Một công trình đầu tư bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, quá trình thực hiện xây lắp đòi hỏi một trình tự thời gian nhất định để đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI.
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHĐT&PT HN
Ngày 27/05/1957 Chi hàng kiến thiết Thành phố Hà Nội, tiền thân của NHĐT&PT Hà Nội được ra đời chỉ sau một tháng Ngân hàng kiến thiết Việt Nam được thành lập và đến ngày 27/05/2008,ngân hàng tròn 51 tuổi .
51 năm ngân hàng được ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử .
Chi hàng kiến thiết thành phố Hà Nội (1957-1981)
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và xây dựng Thành phố Hà Nội (1982-1989)
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội (1990-nay)
Trải qua hơn 50 năm phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng nền kinh tế XHCN ngân hàng không ngừng phát triển và trưởng thành .Tập thể cán bộ công nhân viên NHĐT&PT Hà Nội đã vững chí bền lòng kiên trì thực hiện chức năng của ngân hàng đồng thời là một tổ chức luôn gắn liền với những biến đổi lớn lao và sâu sắc về kinh tế chính trị xã hội văn hoá qua các thời kỳ lịch sử thủ đô góp phần tô thắm thêm nét đẹp Thăng Long ngàn năm văn hiến .Đó là một quá trình liên tục phấn đấu giữ vững tôn chỉ mục đích bám sát thực tiễn phát hiện và cổ vũ những nhân tố mới những điển hình tiên tiến thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.
1.1.Bộ máy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Bộ máy tổ chức chi nhánh gồm các đơn vị làm nhiệm vụ chức năng, các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp . Các đơn vị làm nhiệm vụ chức năng gồm các phòng : Nguồn vốn kinh doanh, Thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn đầu tư, Tài chính kế toán, kho quỹ, kiểm tra nội bộ, thông tin điện toán, tổ chức cán bộ, riêng phòng kinh tế đối ngoại và thanh toán quốc tế làm cả nhiệm vụ chức năng và trực tiếp. Các đơn vị trực tiếp gồm : các phòng tín dụng 1,2,3,4 ; phòng giao dịch số 1 và 2 ; phòng huy động vốn dân cư và các chi nhánh huyện.
Để có bộ máy tổ chức phục vụ tất cả các quá trình kinh doanh, Giám đốc NHĐT&PTVN đã ra quyết định và quy chế làm việc của NHĐT&PTHN, quy chế phân công quyền công tác cán bộ và theo đề nghị của Trưởng phòng tổ chức cán bộ của Chi nhánh. Trong quy chế này, đã phân công chức năng nhiệm vụ của Trưởng phòng, ban rất rõ ràng như lề lối làm việc của giám đốc, các trưởng phòng, các chi nhánh, các đơn vị tổ chức đoàn thể trong Chi nhánh.
1.2. Tình hình hoạt động của NHĐT&PT Hà Nội .
Năm 1995 hoạt động của hệ thống NHĐT&PT Việt Nam nói chung ,chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội nói riêng chuyển sang giai đoạn mới :Kinh doanh đa năng tổng hợp ,thực sự đã trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng XHCN .
Trong hoạt động kinh doanh chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội luôn bám sát 4 định hướng lớn của ngành và tư tưởng chỉ đạo của ban lãnh đạo NHĐT&PT Việt Nam “phải tăng trưởng mạnh mẽ ;bảo đảm an toàn hệ thống ;Tuân thủ pháp luật ,hạn chế rủi ro ;Xây dựng cơ cấu hợp lý .
Đặc biệt trong 3 năm 1999-2001 toàn thể CBCNV trong chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản .Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ ,cơ động theo phương châm “ở đâu có khách hàng ở đó có ngân hàng” các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng cao ,đồng đều và toàn diện ,làm tăng thị phần ,kinh doanh có lãi ,đúng pháp luật và an toàn .Từ đó chi nhánh đã thực hiện được vai trò “Cần cẩu” đối với nền kinh tế thủ đô ,thể hiện trên những kết quả kinh doanh đạt được ,Tính đến tháng 05/2002 doanh số bảo lãnh của ngân hàng đạt 2340 tỷ đồng riêng năm 2001 đạt 300 tỷ ,gấp 9.5 lần so với năm 1990.Doanh số thanh toán trong nước năm 2001 đạt 12000 tỷ đồng gấp 4.5 lần so với năm 1995 .
1.2.1. Tình hình huy động vốn:
Nhận thức sâu sắc vai trò vị trí của công tác huy động vốn phục vụ đầu tư phát triển ,vốn là khâu mở đường ,quyết định quy mô ,tầm cỡ hoạt động tín dụng của ngân hàng ,ban lãnh đạo chi nhánh NHĐT&PT Hà Nội đã tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn .Các biện pháp được thực hiện một cách có hiệu quả như :Giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn từng quý ,năm đến từng đơn vị trực thuộc và đôn đốc thực hiện mở rộng mạng lưới huy động vốn dân cư hoàn thiện quy trình huy động vốn thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đổi mới phong cách giao dịch :Lịch sự ,tận tình với khách hàng linh hoạt trong điều kiện hành chính chính sách lãi suất ,phí dịch vụ ;chú trọng công tác tiếp thị quảng cáo ;chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi lớn ;chú trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các hình thức như :Huy động kỳ phiếu dài hạn ,huy động trái phiếu NHĐT&PT Hà Nội tạo nguồn vốn thông qua hình thức bảo lãnh để nhập thiết bị trả chậm cho dự án đầu tư...
1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHĐT & PT Hà Nội :
Chuyển sang kinh doanh đa năng tổng hợp ,ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tín dụng ;tổ chức nghiên cứu và ban hành quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn ,cho vay đầu tư phát triển ,cho vay trung dài hạn ;gắn liền với công tác huy động vốn với sử dụng vốn ,tăng cường mở rộng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh ;mở rộng ,đa dạng hoá các hình thức tín dụng ,tích cực đẩy mạnh :Cho vay khép kín đối với doanh nghiệp lớn ;thực hiện nhanh chóng đổi mới nhận thức ,phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên :Chủ động tìm kiếm dự án ,khách hàng để cho vay : “thực hiện chế độ giao dịch một cửa” thực hiện tốt chính sách khách hàng ,mở rộng cho vay đối với nhiều đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế không ngừng củng cố và giữ vững quan hệ tốt với khách hàng truyền thống ,đồng thời thu hút thêm khách hàng mới . Chỉ tính riêng trong năm 2000 ,chi nhánh đã tăng được 110 khách hàng tiền gửi mới và 199 khách hàng có quan hệ tín dụng ,trong đó có 104 khách hàng ngắn hạn đặc biệt có 8 khách hàng mới là Tổng công ty và có 25 khách hàng vay khép kín tại chi nhánh Trong những năm gần đây số lượng khách hàng liên tục tăng. Do đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo và thực hiện nghiệp vụ ,nên mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa hơn 80 ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn thủ đô chi nhánh vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định và chất lượng công tác tín dụng .
1.2.3. Kết quả phát triển dịch vụ tạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33174.doc