Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÕ TRƯỜNG GIANG
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
ĐỐI VỚI NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 năm 2006
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
ĐỐI VỚI NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
S
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thái độ của học sinh phổ thông với ngành học Quản trị Kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh viên thực hiện: VÕ TRƯỜNG GIANG
Lớp: DH3KN2 Mã số SV: DKN021249
Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THÀNH LONG
Long Xuyên, tháng 6 năm 2006
LỜI CẢM ƠN
Những gì mà em có được như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ tận tình của tất
cả quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang
Nhân dịp này cho em được phép nói lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến tất cả quý thầy cô khoa Kinh Tế đã đem hết lòng nhiệt tình cũng như kiến thức
của mình để truyền đạt cho chúng em, đặc biệt là thầy Nguyễn Thành Long là người
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp của mình.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, thành
công trong sự nghiệp và luôn hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Giảng viên hướng dẫn khoa học: Thạc sĩ Nguyễn Thành Long
(Họ tên, học hàm, học vị, chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1:...............................................................
(Họ tên, học hàm, học vị, chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2:...............................................................
(Họ tên, học hàm, học vị, chữ ký)
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày.....tháng.....năm 2006
Trang 4
TÓM TẮT
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động có tính chất
tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Khái niệm này cũng khá phổ biến trong xã
hội và cũng được biểu hiện trong lĩnh vực tiếp thị.
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu hay nhận biết thái độ của học sinh cũng như sự khác
biệt về thái độ của học sinh theo biến nhân khẩu học. Ngành nghề được chọn cụ thể ở đây là
ngành quản trị kinh doanh. Và đối tượng được quan tâm trong nghiên cứu này chủ yếu là những
học sinh phổ thông ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang.
Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước tuần tự: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu
chính thức định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua thảo luận tay đôi với học sinh phổ
thông nhằm để khám phá, hiệu chỉnh các khái niệm và mô hình nghiên cứu. Sau đó nghiên cứu
định lượng được tiến hành thông qua hình thức thu thập thông tin qua bảng câu hỏi và xử lý,
phân tích chúng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 13.0. Kết quả làm sạch dữ liệu cho cỡ mẫu là
400. Bộ mẫu này sẽ được xử lý một cách trình tự. Công việc này bắt đầu bằng việc mô tả lại thái
độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh, sau đó là tiến hành phân tích mối
quan hệ giữa các thành phần của thái độ và cuối cùng là phân tích sự khác biệt về thái độ của học
sinh đối với ngành quản trị kinh doanh theo biến nhân khẩu học.
Kết quả phân tích cho thấy, nhìn chung thì đa số học sinh phổ thông đều có thái độ tích cực
đối với ngành quản trị kinh doanh và có sự quan hệ giữa cảm tình với xu hướng hành vi cũng như
có sự khác biệt tương đối về thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh mà
cụ thể là sự khác biệt về cảm tình của học sinh theo giới tính.
Với phạm vi nghiên cứu khá hẹp nên hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp được một
phần nhỏ trong việc cung cấp thông tin cho sở Giáo Dục – Đào Tạo lẫn các Ban Giám Hiệu và
giáo viên ở các trường phổ thông để hiểu rõ hơn về học sinh của mình cũng như giúp cho các
trường đại học có cái nhìn tổng quát về thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị
kinh doanh mà trường đang đào tạo, đặc biệt là Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh ở Trường
Đại Học An Giang.
Trang 5
Mục lục
Trang
TÓM TẮT i
MỤC LỤC ii
Danh Mục Các Biểu Đồ v
Danh Mục Các Hình v
Danh Mục Các Bảng vi
Các Chữ Viết Tắt vi
Chương 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa thực tiễn 2
1.5 Kết cấu của luận văn 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1 Giới thiệu 4
2.2 Khái niệm về thái độ 4
2.3 Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ 5
2.3.1 Động cơ 5
2.3.2 Cá tính 5
2.3.3 Nhận thức 6
2.3.4 Sự hiểu biết (kinh nghiệm) 6
2.4 Những ảnh hưởng của xã hội đến thái độ 6
2.4.1 Yếu tố tâm lý xã hội 6
2.4.2 Yếu tố nhân khẩu học 7
2.5 Mô hình nghiên cứu 7
2.6 Tóm tắt 8
Trang 6
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Giới thiệu 10
3.2 Thiết kế nghiên cứu 10
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 10
3.2.2 Nghiên cứu chính thức 11
3.3 Nghiên cứu sơ bộ 12
3.3.1 Nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 12
3.3.2 Cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 13
3.3.3 Xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 13
3.4 Nghiên cứu chính thức 14
3.4.1 Mẫu 14
3.4.2 Thông tin mẫu 14
3.5 Tóm tắt 16
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
4.1 Giới thiệu 17
4.2 Mô tả thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 17
4.2.1 Nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 17
4.2.2 Cảm tình của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 20
4.2.3 Xu hướng hành vi của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 21
4.3 Phân tích quan hệ giữa các thành phần của thái độ 22
4.3.1 Nhận thức có quan hệ với xu hướng hành vi 22
4.3.2 Cảm tình có quan hệ với xu hướng hành vi 24
4.3.3 Mức độ tìm kiếm thông tin cũng như đã từng suy nghĩ sẽ chọn ngành
QTKD có quan hệ với xu hướng quyết định 24
4.4 Phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ 25
4.4.1 Sự khác biệt về nhận thức của học sinh đối với ngành QTKD 25
4.4.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với ngành QTKD 27
4.4.3 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với ngành 27
4.5 Tóm tắt 28
Chương 5: Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN 29
5.1 Giới thiệu 29
5.2 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu 29
Trang 7
5.2.1 Thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành QTKD 29
5.2.2 Nhận thức, cảm tình với xu hướng hành vi 30
5.2.3 Nhận thức, cảm tình, xu hướng hành vi và biến nhân khẩu học 30
5.2.4 Thảo luận 30
5.4 Các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp sau 31
Phụ lục 32
1. Dàn bài thảo luận tay đôi 32
2. Bảng câu hỏi 34
3. Thống kê mô tả các biến 36
4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thái độ của học sinh đối với ngành QTKD 37
Tài liệu tham khảo 45
Trang 8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3-1: Biểu đồ thông tin về mẫu 15
Biểu đồ 4-1: Nhận thức về đặc tính công việc 18
Biểu đồ 4-2: Nhận thức về môi trường làm việc 18
Biểu đồ 4-3: Nhận thức về cường độ công việc và triển vọng của ngành 19
Biểu đồ 4-4: Nhận thức về những kỹ năng, phẩm chất của ngành 20
Biểu đồ 4-5: Mức độ tìm kiếm thông tin và giới thiệu bạn bè về ngành 21
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2-1: Mô hình ba thành phần của thái độ 4
Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu thái độ của học sinh đối với ngành QTKD 8
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu thái độ của học sinh đối với ngành QTKD 12
Trang 9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3-1: Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu 10
Bảng 3-2: Thang đo các khái niệm 11
Bảng 4-1: Cảm tình của học sinh đối với ngành QTKD 20
Bảng 4-2: Hệ số tương quan giữa nhận thức đặc tính công việc với xu hướng hành vi 22
Bảng 4-3 Hệ số tương quan giữa nhận thức môi trường làm việc với xu hướng hành vi 23
Bảng 4-4: Hệ số tương quan giữa nhận thức cường độ công việc, triển vọng với xu 23
hướng hành vi
Bảng 4-5: Hệ số tương quan giữa cảm tình với xu hướng hành vi 24
Bảng 4-6: Hệ số tương quan giữa mức độ kiếm thông tin cũng như đã từng suy nghĩ 24
chọn ngành QTKD với xu hướng quyết định thi vào ngành
Bảng 4-7: Trung bình nhận thức đặc tính công việc theo biến nhân khẩu học 25
Bảng 4-8: Trung bình nhận thức môi trường làm việc theo biến nhân khẩu học 26
Bảng 4-9: Trung bình nhận thức cường độ công việc và triển vọng của ngành 26
Bảng 4-10: Trung bình cảm tình theo biến nhân khẩu học 27
Bảng 4-11: Trung bình xu hướng hành vi theo biến nhân khẩu học 28
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- STT: Số thự tự
- T.Bình: trung bình
- QTKD: Quản Trị Kinh Doanh
- HĐDN: Hoạt động dã ngoại
- HĐXH: Hoạt động xã hội
- KHXH: Khoa học xã hội
- KHTN: Khoa học tự nhiên
- Cán bộ CNV: cán bộ công nhân viên
Trang 10
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển của một dân tộc, một quốc gia đặc biệt là sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay thì con người luôn
luôn là một trong những nhân tố quyết định, thông qua các hoạt động sáng tạo của mình.
Hơn nữa, hiện nay Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn ¾ dân số làm nghề nông, vì
vậy để thực hiện được mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là lĩnh
vực nông nghiệp thì không thể không xác định nguồn lực chủ yếu giữ vai trò quyết định là con
người, đặc biệt là thế hệ trẻ, là những con người đang được đào tạo ở các trường phổ thông.
Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng được sự ưu đãi của thiên nhiên
về sản xuất nông nghiệp. Nhưng nhìn chung sản lượng lương thực làm ra chỉ nhiều về mặt số
lượng nhưng thiếu về mặt giá trị và một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho nông sản của
chúng ta thiếu tính cạnh tranh là do sản xuất còn mang tính thời vụ và xem nhẹ khâu quản lý từ
những công đoạn đầu tiên. Hay nói cách khác là ngành nông nghiệp của chúng ta còn đang thiếu
một đội ngũ cán bộ có trình độ.
Bên cạnh đó, trường đại học An Giang mở khóa đào tạo chuyên ngành “Quản Trị Kinh
Doanh” với mục tiêu là đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực
quản lý và kinh doanh để đưa nền kinh tế của tỉnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung ngày
càng phát triển. Với mục tiêu là như vậy nhưng nhìn chung thì số lượng sinh viên ngành quản trị
kinh doanh đang được đào tạo tại trường lại giảm dần qua các năm (năm 2002-2003: 84 sinh
viên; năm 2003-2004: 97 sinh viên; năm 2004-2005: 32 sinh viên và năm 2005-2006: 42 sinh
viên). Vì vậy, vấn đề đặt ra là tại sao có tình trạng như thế. Hay nói khác đi thì hiện nay học sinh
phổ thông đang có sự nhìn nhận hay thái độ như thế nào đối với ngành quản trị kinh doanh.
Thái độ là một trạng thái mở đầu cho hành động, cho nhận thức, cho suy nghĩ, cũng như cho
việc cảm nhận đối với một đối tượng nào đó.Thái độ rất khó thay đổi vì nó dẫn dắt con người
hành động theo thói quen khá bền vững mà người ta có thể tiết kiệm được công sức và sự suy
nghĩ khi hành động. Thái độ có một cấu trúc logic bởi nhiều yếu tố nên việc điều chỉnh nó thường
rất phức tạp. Thay đổi một quan điểm đòi hỏi phải thái đổi về nhận thức, phương thức ứng xử và
cần có thời gian. Vì vậy theo quan niệm marketing cách thức tốt nhất cần phải định vị sản phẩm,
dịch vụ theo quan điểm của người tiêu dùng hơn là cố gắng tìm cách sửa đổi các quan điểm đó.
Để làm được điều này thì trước hết phải có cái nhìn tổng quát về thái độ của người tiêu dùng. Đặc
biệt là đối với các trường đại học phải thấy được học sinh phổ thông có thái độ như thế nào đối
với các ngành nghề mà trường đang đào tạo, đặc biệt là ngành quản trị kinh doanh.
Mặt khác, xu hướng chung hiện nay là ngày càng có sự thay đổi giữa các chuyên ngành của
khối khoa học xã hội với khối khoa học tự nhiên và sự thay đổi này đang theo chiều hướng
Trang 11
nghiên về các chuyên ngành của khối khoa học xã hội. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do
các học sinh thường chọn các ngành của khối khoa học xã hội khi thi vào các trường đại học, đặc
biệt là những học sinh khá, giỏi. Do đó, vấn đề đặt ra là tại sao có tình trạng này, phải chăng là do
học sinh thích các chuyên ngành của khối khoa học xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu thái độ của học
sinh đối với các chuyên ngành của khối khoa học xã hội đặc biệt là ngành quản trị kinh doanh
cũng là vấn đề đáng được nghiên cứu.
Tóm lại, để giải thích cho các hiện tượng trên thì vấn đề nghiên cứu thái độ của học sinh phổ
thông đối với ngành quản trị kinh doanh rất đáng được quan tâm.
1.2 Mục tiêu
Với những phân tích và trình bày trên cho thấy việc nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông
đối với ngành quản trị kinh doanh là hết sức cần thiết và hữu ích. Do đó, vấn đề nghiên cứu này
nhằm hướng đến hai mục tiêu, đó là:
Nhận biết thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh.
Tìm hiểu sự khác biệt về thái độ của học sinh phổ thông theo năng lực học tập, giới tính, nghề
nghiệp chính của gia đình học sinh,….
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước là sơ bộ và chính thức. Phương pháp sơ bộ sẽ
được thực hiện thông qua phương pháp định tính và sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi đối với
học sinh phổ thông nhằm khám phá, bổ sung cũng như để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu sơ bộ thì
bảng câu hỏi sẽ được thiết lập cho việc thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
với học sinh phổ thông qua hình thức trả lời bảng câu hỏi. Học sinh phổ thông ở trên địa bàn
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang sẽ được chọn lấy mẫu. Với cỡ mẫu thu được là 400, các
dữ liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0, nói chung như hai mẫu độc lập.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đo lường thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp:
Cung cấp thông tin cho sở Giáo Dục – Đào Tạo, Ban Giám Hiệu lẫn các giáo viên ở các
trường phổ thông hiểu rõ hơn về học sinh, biết được những vấn đề nào được các học sinh quan
tâm nhiều nhất liên quan tới ngành nghề mà các học sinh lựa chọn. Trên cơ sở đó để nhà trường
đề xuất ra những chính sách hay chương trình hướng nghiệp cho học sinh nhằm giúp học sinh lựa
chọn đúng ngành nghề theo năng lực và sở trường của mình.
Ngoài ra còn góp phần tạo nguồn thông tin cho Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học An
Giang có cái nhìn tổng quát về thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành học quản trị kinh
doanh.
Trang 12
1.5 Kết cấu của luận văn:
Luận văn (báo cáo nghiên cứu) gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các mục tiêu, phương pháp và phạm
vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các lý
thuyết này sẽ là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình. Từ đó, đề nghị ra mô hình
nghiên cứu.
Chương 3: Chương này trình bày các phương pháp dùng để thực hiện việc nghiên cứu và xây
dựng các thông tin cần thiết về thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh:
nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi của học sinh phổ thông về ngành quản trị kinh doanh.
Chương 4: Chương này trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận các kết quả chính. Cuối cùng nêu lên các hạn
chế và đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo.
Trang 13
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu
Chương 1 đã giới thiệu những hình ảnh chung nhất về vấn đề nghiên cứu với việc trình bày
cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng như những ý nghĩa
thực tiễn của đề tài nghiên cứu này. Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Nội dung chương 2 gồm bốn phần chính: (1) Khái niệm về thái độ; (2)
Những ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ; (3) Những ảnh hưởng của xã hội đến thái độ và (4) đề
nghị mô hình nghiên cứu.
2.2 Khái niệm về thái độ
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động có tính chất
tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Qua khái niệm trên thì thái độ sẽ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích,
cảm thấy gần gủi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó.
Thái độ bao gồm 3 thành phần cơ bản:
Hình 2-1: Mô hình ba thành phần của thái độ
(Nguồn: theo Kretch và Crutchfield – Marketing căn bản – Christian, Lê Thị Đông Mai – NXB
Thanh Niên)
Nhận thức: là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng. Thành phần này đôi
khi được gọi là thành phần tin tưởng.
Cảm xúc: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu, thân thiện
hay ác cảm.
Xu hướng hành vi nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với đối tượng
theo hướng đã nhận thức.
Trang 14
Xu hướng
hành vi
Nhận Cảm
thức tình
Thái độ được hình thành từ sự kết hợp giữa niềm tin và giá trị:
Niềm tin: là nhận thức chủ quan của con người
Giá trị: là các kiểu đạo đức ưa thích hoặc trạng thái tồn tại lâu dài có tính xã hội hoặc cá nhân.
Đối với những học sinh trong nhà trường thì thái độ là trạng thái nội tâm ảnh hưởng đến
những gì học sinh sẽ làm đó chính là mức độ nào đó của phản ánh tích cực hay tiêu cực, tán thành
hay không tán thành đối với một môn học, ngành học, một nghề nghiệp hoặc một sự vật, một tình
huống, một con người, một nhóm người hay môi trường học tập nói chung.
Thái độ đối với ngành quản trị kinh doanh của học sinh phổ thông được thể hiện ở tính tích
cực hay tiêu cực đối với ngành. Bên cạnh đó, thái độ của học sinh phổ thông còn chịu sự tác động
hay ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như: kết quả học tập, giới tính, độ tuổi, vùng,
miền, nghề nghiệp chính của cha mẹ, văn hóa, xã hội, tâm lý,….
2.3 Những ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ
Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ bao gồm 4 yếu tố: động cơ; cá tính; nhận thức và sự hiểu
biết hay kinh nghiệm. Các yếu tố này sẽ lần lượt được trình bày như sau:
2.3.1 Động cơ
Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn
nó. Hay nói cách khác động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu. Các nhà tâm lý
cho rằng nhu cầu là có phân cấp, một khi nhu cầu sinh lý cơ bản được thỏa mãn thì người ta sẽ
tìm kiếm để thỏa mãn những nhu cầu cao hơn:
- Nhu cầu sinh lý
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu xã hội
- Nhu cầu cá nhân / được quý trọng
- Nhu cầu tự khẳng định
Về bản chất động cơ là động lực thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn một nhu cầu hay
ước muốn nào đó về vật chất hoặc về tinh thần hoặc cả hai. Cơ sở hình thành động cơ chính là
nhu cầu hay mục đích của hành động.
2.3.2 Cá tính
Cá tính nói đến hành động kiên định của một người hay sự phản ứng đối với những tình huống
diễn ra có tính lặp lại. Đây chính là yếu tố dẫn đến sự ưa thích ngành nghề khác nhau của từng
học sinh phổ thông.
Hay nói cách khác cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng
xử (những phản ứng đáp lại) có tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh.
Cá tính thường được mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như: tính tự tin, tính thận
trọng, tính tự lập, tính khiêm nhường, tính năng động,…Vì vậy chính cái cá tính vốn có trong
Trang 15
mỗi con người sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với một sự vật, sự việc hay một ý tưởng nào
đó.
2.3.3 Nhận thức
Nhận thức (tri giác) là khả năng tư duy của con người. Nó có thể được định nghĩa là một quá
trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức
tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức có chọn lọc là quan trọng vì con người nhận
thức có chọn lọc điều họ muốn.
Nhận thức có chọn lọc là kết quả của nhiều quá trình nhận thức, đã được mô tả bởi nhiều lý
thuyết khác nhau. Cơ bản là, con người muốn duy trì tính thống nhất giữa niềm tin và thực tế,
thậm chí khi nó xung đột với thực tế. Sự chọn lọc này có tính cá nhân và có những mức độ khác
nhau tùy thuộc vào việc con người cần bao nhiêu niềm tin và/hoặc cần phải làm điều gì khi
không chắc chắn về nó.
(1) Khuynh hướng có chọn lọc là quá trình chú trọng tới những thông điệp phù hợp với thái
độ và niềm tin của một người và bỏ qua những thông điệp không phù hợp.
(2) Nhận thức có chọn lọc bao gồm việc diễn giải thông tin để phù hợp với thái độ và niềm
tin của người đó.
(3) Ghi nhớ có chọn lọc nghĩa là con người không hoàn toàn nhớ tất cả thông tin mà họ đã
thấy, đọc hoặc nghe.
(4) Nhận thức có tiềm thức nghĩa là người ta thấy hoặc nghe những thông điệp mà không
có ý thức về nó.
2.3.4 Sự hiểu biết (kinh nghiệm)
Sự hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát sinh từ kinh nghiệm.
Sự hiểu biết hay kinh nghiệm giúp con người có khả năng khái quát hóa về một đối tượng nào
đó.
2.4 Những ảnh hưởng của xã hội đến thái độ
Sự ảnh hưởng của xã hội đến thái độ có thể gói gọn trong hai yếu tố đó là: Tâm lý xã hội và
yếu tố nhân khẩu học.
2.4.1 Yếu tố tâm lý xã hội
Yếu tố tâm lý xã hội bao gồm: yếu tố văn hóa và địa vị giai tầng xã hội.
* Về văn hóa:
Văn hóa thường được định nghĩa là một hệ thống những giá trị, đức tín, truyền thống và các
chuẩn mực hành vi.
Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, truyền từ đời này sang đời khác
thường được hấp thụ ngay buổi đầu trong đời sống của mỗi con người từ gia đình, trường học qua
giáo dục tôn giáo, trong công việc và bằng giao tiếp xã hội với các thành viên của cộng đồng.
Trang 16
Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người mạnh
hơn bất kỳ một lập luận logic nào. Vì vậy, những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích,
tác phong, thói quen, hành vi ứng xử đều chứa đựng bản sắc của văn hóa.
* Về địa vị giai tầng xã hội:
Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội được sắp xếp theo
thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống
nhau ở các thành viên. Quan điểm về giai tầng xã hội có liên quan tới việc lựa chọn ngành nghề
của học sinh phổ thông. Vì vậy, chính sự ảnh hưởng của giai tầng xã hội nên giữa học sinh xuất
sắc, giỏi, khá, trung bình - yếu có sự lựa chọn hay có nhận thức và thái độ khác nhau đối với một
ngành nghề nào đó.
2.4.2 Yếu tố nhân khẩu học
Nhân khẩu học bao gồm các vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ, phân bố dân
cư, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi tác, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp,…Tuy nhiên trong nghiên cứu này
thì các biến nhân khẩu học được quan tâm là: giới tính, trình độ năng lực học tập, nghề nghiệp
chính của gia đình vì chính các biến này có ảnh hưởng đến thái độ đối với ngành quản trị kinh
doanh của học sinh phổ thông.
2.5 Mô hình nghiên cứu
Phần trên đã trình bày các cơ sở lý thuyết về thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.
Nhận thức, cảm tình và xu hướng hành động của một chủ thể nào đó có ảnh hưởng đến thái độ
của chủ thể đó đối với một sự vật hiện tượng, cụ thể là thái độ của học sinh phổ thông đối với
ngành quản trị kinh doanh và phụ thuộc vào các yếu tố nhân khẩu học.
Với lý do trên thì mô hình nghiên cứu được xây dựng như hình 2-2:
Trang 17
Động cơ
Cá tính
Năng lực học tập
Nhân khẩu học
Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu thái độ của học sinh đối với ngành QTKD
Theo mô hình trên thì để đo lường được thái độ của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị
kinh doanh cần phải xem xét đến ba thành phần đó là: nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi.
- Về nhận thức: thì các vấn đề cần quan tâm là nhận thức về đặc tính công việc, môi trường
làm việc cũng như cường độ công việc, triển vọng và những yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất của
ngành quản trị kinh doanh.
- Về cảm tình: thì phải xem xét đến các yếu tố: cảm tình đối với tên ngành, tính chất công việc
và triển vọng của ngành.
- Về xu hướng hành vi: thì các yếu tố cần xem xét đến là mức độ tìm kiếm thông tin, đã từng
suy nghĩ về ngành hay chưa cũng như xu hướng hành động và cuối cùng là mức độ giới thiệu bạn
bè về ngành quản trị kinh doanh của học sinh phổ thông.
Ngoài ra, thái độ còn chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như: động cơ, cá tính, năng lực
học tập và yếu tố nhân khẩu học,... Vì vậy các yếu tố này sẽ được xem xét đến trong quá trình
phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ bằng kỹ thuật phân tích T-test hay ANOVA.
Đồng thời cũng tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các thành phần của thái độ với kỹ thuật
phân tích quan hệ bằng hệ số Pearson với kiểm định hai phía.
Trang 18
Thái độ
Nhận thức
- Đặc tính công việc
- Môi trường làm việc
- Cường độ công việc
- Triển vọng của ngành
- Kỹ năng, phẩm chất
Cảm tình
- Tên ngành.
- Tính chất công việc
- Triển vọng của ngành
Xu hướng hành vi
- Tìm kiếm thông tin
- Đã từng suy nghĩ về ngành
- Xu hướng hành động
- Mức độ giới thiệu bạn bè
2.6 Tóm tắt
Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động có tính chất
tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Thái độ gồm có ba thành phần cơ bản: (1) Nhận thức: là mức độ hiểu biết và có kiến thức của
chủ thể về đối tượng; (2) cảm xúc: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt
hay xấu, thân thiện hay ác cảm; (3) xu hướng hành vi là nói lên dự tính hoặc các hành động thực
sự của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ gồm có: yếu tố tâm lý và yếu tố xã hội. Trong đó yếu tố
tâm lý bao gồm các yếu tố: động cơ; cá tính; nhận thức và sự hiểu biết hay kinh nghiệm. Yếu tố
xã hội gồm có: yếu tố văn hóa và yếu tố nhân khẩu học.
Động cơ: là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức buộc con người phải hành động để thỏa mãn
nó.
Cá tính nói đến hành động kiên định của một người hay sự phản ứng đối với những tình huống
diễn ra có tính lặp lại.
Nhận thức (tri giác) là khả năng tư duy của con người, là một quá trình thông qua đó một cá
nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới
xung quanh.
Sự hiểu biết (kinh nghiệm) diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát sinh
từ kinh nghiệm.
Văn hóa: là một hệ thống những giá trị, đức tín, truyền thống và các chuẩn mực hành vi.
Nhân khẩu học: bao gồm các vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ, phân bố dân
cư, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi tác, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp,…
Tóm lại dựa vào các cơ sở lý thuyết trên thì mô hình nghiên cứu đã được xây dựng và dựa vào
mô hình thì để đo lường được thái độ phải xem xét đến ba thanh phần: nhận thức; cảm tình; xu
hướng hành vi. Bên cạnh đó thái độ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: động cơ; cá tính;
năng lực học tập và yếu tố nhân khẩu học. Phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể hơn về phương pháp
nghiên cứu.
Trang 19
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày lý thuyết cơ sở về thái độ cũng như những ảnh hưởng của tâm lý và
những ảnh hưởng của xã hội đến thái độ. Mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm biến phụ
thuộc là thái độ và các biến độc lập: nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi của học sinh phổ
thông đối với ngành quản trị kinh doanh. Chương 3 tập trung trình bày các phương pháp nghiên
cứu với ba phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) kết quả nghiên cứu sơ bộ và (3) giới thiệu mở
đầu cho nghiên cứu chính thức.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Như đã trình bày, nghiên cứu được tiến hành theo hai bước như sau:
Bảng 3-1 Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật
1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính
Thảo luận tay đôi
N = 10…15
2 Nghiên cứu chính thức Định lượng
Phỏng vấn trực tiếp
Xử lý và phân tích dữ liệu
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng thang đo likert 5 điểm cho các khái niệm và một số thang đo định
tính trừ các biến nhân khẩu học. Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ là nhằm hiệu chỉnh các
khái niệm cho nghiên cứu chính thức.
Trang 20
Bảng 3-2: Thang đo các khái niệm
STT Khái niệm Diễn giải
1 Nhận thức Thang đo Likert 5 điểm
2 Cảm tình Thang đo Likert 5 điểm
3 Xu hướng hành vi Thang đo Likert 5 điểm
4 Nhân khẩu học
- Giới tính
- Năng lực học tập
- Nghề nghiệp gia đình
Nominal: 2 giá trị
Ordinal: 5 giá trị
Nominal: 5 giá trị
Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi dựa trên một dàn bài lập sẵn về tất
cả các khái niệm liên quan. Dự kiến, 10 học sinh sẽ được mời để tham gia thảo luận.
Nội dung cuộc phỏng vấn thử nghiệm sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc điều
chỉnh và bổ sung cũng như loại bỏ bớt các biến không liên quan. Từ đó, bảng câu hỏi sẽ được
thiết kế, phát hành thử và hiệu chỉnh lần cuối trước khi phát hành chính thức cho bước nghiên
cứu định lượng (hình 3-1).
3.2.2 Nghiên cứu chính thức
Đây chính là bước nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua hình thức
phỏng vấn trực tiếp.
Dữ liệu thu thập sẽ được tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. Sau khi được mã hóa và
làm sạch, dữ liệu sẽ trãi qua các phân tích chính sau: (1) thống kê mô tả, (2) phân tích quan hệ
giữa các thành phần của thái độ và (3) phân tích sự khác biệt về các thành phần của thái độ theo
biến nhân khẩu học.
Trang 21
Dàn bài thảo luận
Bảng câu hỏi
Phỏng vấn thử Hiệu chỉnh
N = 10…15
Bảng câu hỏi
Thu thập
N= 400
Xử lý Thống kê mô tả
Phân tích quan hệ
Phân tích khác biệt
Báo cáo
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu thái độ của học sinh đối với ngành
quản trị kinh doanh
3.3 Nghiên cứu sơ bộ
Như đã trình bày ở trên, thang đo được dùng cho các khái niệm chủ yếu là thang đo likert 5
điểm. Từ các thông tin thu thập được sau quá trình thảo luận tay đôi với 10 học sinh phổ thông,
các khái niệm đều có những nội dung cần phải hiệu chỉnh lại và được trình bày tuần tự như sau:
3.3.1 Nhận thức của học sinh phổ thông đối với ngành quản trị kinh doanh:
Gồm có nhận thức về đặc tính công việc; môi trường làm việc; cường độ và triển vọng cũng
như những yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất của ngành.
- Về đặc tính công việc của ngành (NT):
1. Làm công việc mua bán hàng hóa
2. Làm công việc ghi chép sổ sách hàng ngày cho công ty
3. Làm công việc giao dịch, ký kết hợp đồng
4. Quản lý các công việc trong công ty
Trang 22
Cơ sở lý thuyết
Thang đo likert 5điểm
Nhận thức
Cảm tình
Xu hướng hành vi
5. Làm những công việc có tính chất phức tạp
-Về môi trường làm việc của ngành (MT):
1. Ở bất kỳ một công ty nào
2. Chỉ làm ở công ty sản xuất
3. Ở các cơ quan hành chính của Nhà Nước
4. Ở một số bộ phận trong công ty
5. Nơi làm việc là ở văn phòng của._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1149.pdf