Phần mở đầu
I. Mục đích, yêu cầu và nội dung thực tập:
1. Mục đích:
* Thực tập tốt nghiệp (thực tập cán bộ kỹ thuật) là một quá trình được tiến hành ngay trước khi sinh viên làm đồ án tốt nghiệp, hay khi sinh viên đã hoàn thành cơ bản chương trình đào tạo của ngành. Đây là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng, không thể thiếu được của chương trình đào tạo: Giúp sinh viên tìm hiểu thực tế tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức quản lý lao động của các tổ chức xây dựng nhằm nâng
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tập sự chức năng của người quản lý kinh tế và tập sự chức năng của người cán bộ phụ trách tổ chức thi công tại Công ty cung ứng và xây dựng mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao kiến thức thực tế , làm quen và tập sự chức năng quản lý kinh tế, kỹ thuật xây dựng để có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho sinh viên đỡ bỡ ngỡ khi ra làm thực tế. Bên cạnh đó, nó còn là nơi để sinh viên rèn luyện kỹ năng tổng hợp các kiến thức đã học trên mọi phương diện, rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc, đối chiếu giữa lý thuyết với thực tế sản xuất, rút ra những nhận xét cần thiết cho người cán bộ quản lý sản xuất tương lai trong ngành xây dựng.
* Đây là giai đoạn quan trọng để sinh viên có thể nghiên cứu tìm kiếm các đề tài tốt nghiệp để lựa chọn ra đề tài( cùng các tài liệu có liên quan) phù hợp nhất với năng lực của bản thân. Vì từ thực tế sản xuất, ta có thể tìm ra được hướng đề tài tốt nghiệp gần với thực tế sản xuất cũng như đòi hỏi của quá trình sản xuất. Một đề tài được xuất phát từ thực tế sản xuất bao giờ cũng có tính thực tế cao.
2. Yêu cầu:
* Đây là thực tập vai trò cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật, vì vậy các quy định, nội dung thực tập cần phải chấp hành đầy đủ, nghiêm túc. Phải tuân thủ mọi chế độ làm việc, thời gian làm việc và chịu sự quản lý của cơ quan đến thực tập và có ghi chép hàng ngày để làm cơ sở cho việc viết báo cáo cuối đợt thực tập.
3. Nội dung:
Gồm hai phần chính là:
3.1. Tập sự chức năng của người quản lý kinh tế:
3.1.1. tìm hiểu chung:
+ Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị đến thực tập
+ Năng lực sản xuất của đơn vị đến thực tập
+ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
+ Tìm hiểu hệ thống xây dựng kế hoạch của các công ty
+ Nghiên cứu mối quan hệ hạch toán giữa công ty xí nghiệp với đội sản xuất(Công ty phân làm ba cấp quản lý) hoặc Công ty - đội sản xuất (Công ty phân làm hai cấp quản lý)
+ Tìm hiểu tình hình khoán gọn ở Công ty
3.1.2. Tìm hiểu phòng phụ trách công tác kế hoạch
+ Tình hình biên chế của phòng
+ Chức năng, nhiệm vụ của phòng
+ Trình tự, phương pháp lập kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính
+ Tìm hiểu các biểu mẫu dùng trong công tác kế hoạch
+ Tìm hiểu công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
+ Tìm hiểu phương pháp điều chỉnh kế hoạch
+ Công tác ký kết hợp đồng và thanh quyết toán hợp đồng
3.1.3. Tìm hiểu phòng phụ trách công tác lao động- tiền lương
+ Tình hình biên chế của phòng
+ Chức năng, nhiệm vụ của phòng
+ Tình hình biên chế công nhân và cán bộ gián tiếp của phòng, cấp bậc bình quân của công nhân, phương pháp kiểm tra và tình hình sử dụng thời gian lao động
+ Tình hình thuê khoán lao động bên ngoài
+ Tình hình sử dụng quỹ lương, các hình thức trả lương hiện nay của đơn vị
+ Tìm hiểu công tác định mức và đơn giá trong đơn vị
+ Tìm hiểu về tình hình tổ chức lao động đang được áp dụng ở đơn vị
+ Tìm hiểu các biểu mẫu khi lập kế hoạch lao động tiền lương
+ Tham gia các công việc cụ thể của phòng
3.1.4. Tìm hiểu phòng tài vụ
+ Tình hình biên chế của phòng
+ Chức năng, nhiệm vụ của phòng
+ Phương pháp quản lý vốn và lập kế hoạch vốn cố định, vốn lưu động, kế hoạch thu chi tài vụ
+ Cách lập và phân tích bảng tổng kết tài sản
+ Các hình thức thanh quyết toán giữa A và B
+ Tình hình sử dụng vốn lưu động
+ Phương pháp đánh giá kết quả hoạt động của công tác tài vụ
3.1.5. Tìm hiểu các phòng có các chức năng khác
+ Tình hình biên chế của phòng
+ Chức năng, nhiệm vụ của phòng
3.2. Tập sự chức năng của người cán bộ phụ trách tổ chức thi công:
3.2.1. Tìm hiểu phòng kỹ thuật và thi công
+ Tình hình biên chế của phòng
+ Chức năng, nhiệm vụ của phòng
+ Tìm hiểu các biện pháp thi công mà phòng lập
+ Hình thức và phương pháp lập, chỉ đạo quản lý tiến độ thi công
+ Quan điểm kinh tế được quán triệt như thế nào khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật
+ Tham gia tính tiền lương, lập kế hoạch tiến độ thi công
3.2.2. Tìm hiểu tại các xí nghiệp và đội sản xuất
+ Tìm hiểu tình hình biên chế ở xí nghiệp và ở đội
+ Tìm hiểu tình hình hạch toán ở xí nghiệp, đội sản xuất
+ Tình hình tổ chức sản xuất và tổ chức lao động ở xí nghiệp, đội sản xuất, tình hình chỉ đạo thi công theo tiến độ
+ Phương pháp bố trí tổng mặt bằng thi công
+ Cách quản lý xe máy thi công ở địa điểm xây dựng công trình
+ Tìm hiểu tình hình về số lượng, chất lượng, cách quản lý và sử dụng xe máy để đạt hiệu quả cao
* Yêu cầu về nội dung chính khi đi thực tập là tìm hiểu các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực tổ chức thi công xây dựng.
4. Thời gian thực tập:
Bắt đầu từ ngày: 05 / 01 / 2004
Đến ngày : 21 / 02 / 2004
5. Địa điểm thực tập:
Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới, thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.
Phòng tổ chức kế hoạch và xí nghiệp xây dựng thực nghiệm số 2.
Địa chỉ giao dịch của công ty: Số 14 Láng Hạ.
PHần I
Tìm hiểu chức năng của người cán bộ quản lý kinh tế
I. Tìm hiểu chung về tông công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới
1.Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới:
Căn cứ luật doanh nghiệp Nhà nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 20/04/1995.
Căn cứ Quyết định số 175/ QĐ-UB ngày 20/12/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc cho phép thành lập Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới trực thuộc tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.
Căn cứ Quyết định số 1543/QĐ- TCT ngày 21/12/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội về việc thành lập Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới.
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ- TCT ngày 02/12/2003 của Chủ tịch HĐQT công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội về việc Quyết định phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới.
Căn cứ Quyết định số 1544/QDD-TCT ngày 21/12/2002 của Tổng Giám đốc Tổng công ty về việc bổ nhiệm Giám đốc Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới.
Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-TCT ngày 02/01/2003 của Tổng Giám đốc Tổng công ty về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Công ty.
Căn cứ nhu cầu thực tế nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
1.1. Chức năng của Công ty xây dựng và ứng dựng công nghệ mới.
Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty phát triển nhà Hà Nội thực hiện chức năng nghiên cứu,tìm hiều và áp dụng công nghệ mới, trong nước và trên thế giới vào quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng để có thể thi công được những công trình phức tạp với chi phí nhỏ nhất mà đáp ứng được tốt các yều cầu kỹ thuật đề ra. Đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và tính chất phức tạp của công trình.
1.2. Nhiệm vụ của công ty xây dựng.
Theo Quy Định số 08/QĐ-TCT ngày 02 tháng 1 năm 2002 của Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Đầu tư vầ phát triển nhà Hà Nội về việc Quy định phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới thì nhiệm vụ của công ty là:
* Hoạt động nghiên cứu tìm tòi, tham khảo các công nghệ mới trong nước và trên thế giới để áp dụng vào thi công thực tế đối với các công trình có tính chất thi công phức tạp đòi hoir kỹ thuật công nghệ cao.
*Chủ động tìm kiếm và khai thác thị trường để ký kết các hợp đồng Xây lắp cho công ty.
*Chỉ đạo các xí nghiệp thực số (1,2,3,4), thực hiện các hợp đồng một cách đạt hiệu quả cao nhất, tốt nhất đối với các hợp đồng.
*Thu nhập thông tin, báo cáo của các xí nghiệp trực thuộc để xử lý và đưa ra ý kiến chỉ đạo đối với các xí nghiệp.
* ký kết các hợp đồng lao động ngắn và dài hạn đối với công ty theo đúng pháp lệnh về hợp đồng lao động và chịu chánh nhiệm về các hợp đồng lao động đã ký.
*Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng trong quản lý điều hành SXKD trên cơ sở quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên trong Công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
*Thực hiện đúng chế độ trả lương cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định của công ty.
*Thực hiện tốt các chế độ, nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và đối với Công ty, thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán - tài chính và chịu sự kiểm tra giám sát của Công ty và cơ quan có thẩm quyền; chấp hành tốt các chế độ báo cáo định kỳ về Công ty theo quy định.
*Thực hiện quy của Nhà nước về bảo về môi trường, quốc phòng, an ninh và các quy định khác ở khu vực hoạt động.
2. Cơ cấu quản lý tổ chức của Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng và ứng dụng công nghệ mới bao gồm.
+ Một Giám đốc.
+ Hai Phó giám đốc.
+ Bốn Phòng: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng tài chính kế toán.
+ Bốn xí nghiệp thực nghiệm số(1,2,3,4).
*Dưới các xí nghiệp lại được phân cấp điều hành dưới quyền của Giám đốc xí nghiệp bao gồm:
+ Một giám đốc xí nghiệp.
+ Một phó giám đốc xí nghiệp.
+ Các bộ phận chuyên môn đáp ứng từng lĩnh vực công tác.
+ Các đội công trình, tổ sản xuất( trong quá trình thực hiện công việc sẽ điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ được giao)
sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty như sau: từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp có thhể kết luận rằng cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến
3. Năng lực sản xuất của Công ty.
- Xí nghiệp xây dựng số 1.
- Xí nghiệp xây dựng số 2.
- Xí nghiệp xây dựng số 3.
- Xí nghiệp xây dựng số 4.
4. Chỉ tiêu kế hoạch.
Bảo toàn và không ngừng phát triển số vốn đã có.
II. Tìm hiểu ở Phòng kế hoạch - kinh doanh.
1. Tình hình biên chế của phòng kế hoạch kinh doanh.
Phòng kế hoach- Kinh doanh của Công ty có cơ cấu bao gồm:
Một trưởng phòng và một số cán bộ, kỹ sư làm công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hanh trực tiếp của Trưởng phòng.
2. Chức năng, nhiệm vụ.
Phòng kế hoạch - Kinh doanh Công ty có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế, kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư. Tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty:
2.1. Kế hoạch và hợp đồng.
Xây dựng kế hoạch định hướng, lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty trên cơ sở tập hợp các báo cáo kế hoạch của đơn vị để thông qua lãnh đạo Công ty trước khi ban hành. Thực hiện đúng các chế độ báo cáo thống kê kế hoạch theo đúng quy định của ngành và Tổng công ty. Thường xuyên đôn đốc việc lập kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch của các đơn vị trong Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch của đơn vị đồng thời đề xuất và xây dựng các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch để điều tiết sản xuất.
Chủ trì lập các dự án đầu tư xây dựng mua sắm trang thiết bị vật tư.
Phòng kế hoạch- Kinh doanh là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng để trình Giám đốc xem xét quyết định.
Là đầu mối trong công tác tiếp thị tìm kiếm công việc, tham gia làm hồ sơ dự thầu và đấu thầu.
Phòng có trách nhiệm tiếp nhận hợp đồng, giấy giao nhiệm vụ, hồ sơ thiết kế, dự toán từ chủ đầu tư, lưu bản chính, phôtô giao cho phòng kỹ thuật- Công nghệ và xí nghiệp thi công.
Soạn thảo các quyết định giao nhiệm vụ sản xuất cho các đơn vị thi công trình Giám đốc công ty phê duyệt.
2.2. Kinh tế, vật tư.
Kiểm tra dự toán dự thầu các công trình, có trách nhiệm kiểm tra quyết toán công trình trước khi trình Giám đốc phê duyệt.
Chủ trì lập các phương án giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở dự toán và các chỉ tiêu tài chính, trình Giám đốc quyết định.
Xây dựng đơn gía giao khoán tiền lương với công nhân tại công trình của Công ty. Theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn về đơn giá khoán tiền lương công nhân tại các đơn vị trực thuộc.
Kiểm tra thủ tục tạm ứng, thanh toán của các đơn vị, chịu trách nhiệm về đơn giá dự toán của các công trình.
Xây dựng định mức và đơn giá đối với các công tác đặc biệt phát sinh trong quá trình thi công và trực tiếp liên hệ bảo vệ đơn giá trước các cơ quan phê duyệt (Chủ đầu tư, viện kinh tế...). Xây dựng đơn gía giao khoán nội bộ, đơn gia cho thue thiết bị của công ty.
Phòng kế hoạch- Kinh doanh là đầu mối giao nhận các hồ sơ quyết đoán, tiếp nhận các thông tin yêu cầu của chủ đầu tư để trực tiếp xử lý hoặc xí nghiệp thi công giải quyết.
Thường xuyên cập nhật các thông tin về gía cả thị trường, các tài liệu liên quan tới đơn giá dự đoán, thông báo giá của địa phương... Phục vụ tốt cho công tác quản lý kinh tế, có trách nhiệm thông báo tới các phòng và các đơn vị trực thuộc có liên quan.
Tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Chịu trách nhiệm về công tác xuất nhập vật tư theo quy định của pháp luật và của Công ty. Cung ứng vật tư cho công trình theo yêu cầu của công ty đảm bảo đúng chủng loại, số lượng, chất lương, tiến độ.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, lập kế hoạch vật tư và dự báo nhu cầu vật tư thiết bị phục vụ sản xuất trình Giám đốc chỉ đao.
Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát tính hợp lý của hoá đơn chứng từ toàn công ty.
2.3. Các công tác khác.
Soạn thảo các văn bản thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.
Lưu trữ, bảo quản các văn bản, tài liệu có liên quan và có trách nhiệm tổ chức khoa học việc lưu trữ các hồ sơ pháp lý thi công của tất cả các công trình theo quy định của NĐ52/CP. (Hợp đồng, thiết kế, dự toán, chứng chỉ vật liệu, biên bản nghiệm thu giai đoạn và tổng nghiệm thu, hoàn công và thanh lý hợp đồng...).
Làm công việc khác theo yêu cầu của công ty.
III. Phòng tổ chức hành chính phụ trách công tác lao động - tiền lương
1. Tình hình biên chế của phòng lao động - tiền lương.
Phòng tổ chức- Hành chính lao đông - tiền lương của Công ty có cơ cấu gồm:
+ Một trưởng phòng có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các công tác kế toán ở công ty. Có quyền quyết định các khoản thu chi chủ yếu của công ty. Trực tiếp trình ban giám đốc các quyết sách tài chính của công ty để ban giám đốc quyết định.
+ 14 cán bộ, nhân viên làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của Công ty được tổ chức vào năm bộ phân chức năng và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng phòng.
2. Chức năng,nhiệm vụ của phòng lao động – tiền lương.
Phòng tổ chức- hành chính lao động - tiền lương có chức năng tham mưu Giám đốc cho Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng đào tạo cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động. Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của Công ty.
Nghiên cứu, xây dựng các phương án tổ chức sản xuất, phương án sắp xếp cán bộ phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của các đơn vi trực thuộc và các phọng ban Công ty.
Soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong Công ty theo đúng luật lao động.
Thực hiện các thủ tục về thành lập, sát nhập, giải thể,phá sản...các đơn vị trực thuộc Công ty.
Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ, đề xuất việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch. Giải quyết các thủ tục chính sách khi cử người đi học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức.
Giải quyết các thủ tục về tuyển dụng, hợp đồng lao động, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với CBNVC trong Công ty.
Phối kết hợp với phòng Tài chính- Kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền và tiền thưởng theo quy định của Nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trực tiếp theo dõi quỹ tiền lương và xây dựng quy chế phân phối quỹ tiền lương theo chức năng.
Kiểm tra, theo dõi, giám sát việc ký và thực hiện hợp đồng lao động của các đơn vi trực thuộc Công ty. Thống kê, rà soát các thủ tục pháp lý trước khi trình lãnh đạo Công ty ký duyệt.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách chế độ đối với người lao động theo quy định của luật lao động. Giải quyết các chế độ chính sách BHXH, BHYT, ốm đau, thai sản, nghỉ việc, tai nạn lao động, hưu trí mất sức và các chế độ lao động khác có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động.
Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty.
Thường trực Hội đồng bảo hộ lao động Công ty.
Theo dõi, đôn đốc CBCNVC trong đơn vị thực hiện tốt các chế độ chính sách của Nhà nước, nội quy lao động của cơ quan và nhận xét CBCNVC Công ty trong quá trình công tác. Đề xuất và làm thủ tục xét nâng lương, thi nâng bậc hàng năm.
Xây dựng chương trình công tác, thanh tra, kiểm tra nội bộ. Theo dõi, tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại tố cáo- Phòng tổ chức- Hành chính là thường trực trong công tác tiếp dân, thực hiện nhiệm vụ bảo về chính trị nội bộ. Tổ chức tiếp các đoàn thanh tra, kỉêm tra những lĩnh vực liên quan tới chức năng của phòng.
Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các chế độ chính sách lao động, tiền lương... Theo quy định của pháp luật và Quy chế của Công ty. Kiểm tra việc trả lương của các đơn vị đối với người lao động.
Lập kế hoạch và tổ chức triển khai khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNVC
Liên hệ làm thủ tục cấp visa và hộ chiếu cho CBCNVC được cử đi công tác nước ngoài.
Quản lý con dấu và đóng dấu văn bản theo quy định về quản lý và sử dụng dấu của Bộ công an.
Văn thư vào sổ và đánh số các văn bản phát hành, chuyển phát các văn bản đến nơi nhận.
Vào sổ các văn bản đến, chuyển các văn bản đến cho Ban Giám đôcs hoặc đến đúng địa chỉ để xem xét và giải quyết. Nhận lại các văn bản để lưu trữ và chuyển tiếp cho các đơn vị thụ lý.
Quản lý bộ phận bảo vệ của Công ty, lập kế hoạch và phương án bảo vệ đối với các vị trí bảo vệ. Đề xuất trang thiết bị bảo vệ phù hợp vợp với nhiệm vụ được giao.
Tổ chức tốt các điều kiện an ninh, bảo vệ cơ quan và kho tàng. Phối hợp với chính quyền và công an địa phương trong công tác xã hội và công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa bàn trụ sở Công ty.
Điều phối xe ô tô phục vụ cán bộ đi công tác, kiểm tra thường xuyên và đề xuất các nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo cho xe hoạt động tốt.
Đảm bảo hệ thống điện thoại liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp nước phục vụ tốt cho hoạt động điều hành của văn phòng Công ty.
Lên kế hoạch, chương trình và triển khai các hoạt động lễ hội truyền thống, tổng kết, đại hội, gặp mặt các cán bộ hưu trí, CBCNC đã qua quân ngũ, phụ nữ, thanh niên...
Lập kế hoạch mua sắm, định kỳ bảo dưỡng sữa chữa trang thiết bị văn phòng. Mua sắm văn phòng phẩm phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.
Soạn thảo và phát hành các văn bản thuộc chức năng của văn phòng theo phân cấp và uỷ quyền của Giám đốc Công ty.
Lưu trữ bảo quản các hồ sơ tài liệu liên quan tới nghiệp vụ và chức năng của phòng.
3. Tình hình sử dụng quỹ lương:
* Việc xác định quỹ lương của doanh nghiệp dựa trên nhưng điều kiện sau:
+ Các chỉ tiêu về tổng doanh thu, chi phí lợi nhuận thực hiện được xác định theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với những doanh nghiệp Nhà nước.
+ Trước khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, doanh nghiệp phải đánh giá và xác định các khoản nộp ngân sách Nhà nước, lợi nhuận thực hiện và so sánh với năm trước đó. Nếu các chỉ tiêu này không đảm bảo đủ điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm qui định thì Công ty phải trừ lùi quỹ lương thực hiện cho đến khi bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.
+ Việc xác định quỹ lương của công ty được dựa trên thông tư hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước số 13/LĐTBXH- TT ngày 10 tháng 4 năm 1997.
+ Căn cứ vào đơn giá tiền lương do có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở cơ cấu tổ chức, chức nằng nhiêm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, sau khi trao đổi ý kiến với ban chấp hành công đoàn cung cấp, giám đốc công ty quyết định đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên.
* Việc xác định đơn gía tiền lương của công ty dựa trên một số nội dung sau:
+ Đơn giá tiền lương phải gắn với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhất.
+ Hệ số điều chỉnh tăng thêm để trích đơn giá tiền lương cho tường đơn vị thành viên có thể khác nhau tuỳ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng không vượt quá hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa là 1.5 lần so với mức lương tối thiểu.
+ Được trích lập quỹ lương dự phòng tối đa là 7% tổng quỹ lương cho kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương được giao nhằm điều chỉnh và khuyến khích các đơn vị thành viên hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Quỹ dự phòng này phải được phân bổ trước khi quyết toán tài chính năm.
+ Sau khi quyết toán tài chính, nếu quĩ tiền lương thực hiện theo đơn giá được giao cao hơn quĩ lương kế hoạch theo đơn giá được giao thì phần chênh
lệch được trích lập quĩ dự phòng cho năm sau nhằm ổn định thu nhập cho người lao động trong trường hợp sản xuất kinh doanh giảm do những nguyên nhân bất khả kháng.
4. Các hình thức trả lương của công ty:
* Có hai hình thức trả lương của xí nghiệp là theo tháng và giữa tháng tạm ứng lương một lần:
+ Đối với cán bộ công nhân viên theo biên chế được trả lương theo bậc thợ theo hệ số lương của từng ngạch lương cộng với số tiền thưởng hàng năm tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm.
+ Đối với những lao động làm theo hợp đồng thời vụ thì hình thức trả lương theo khoán gọn công việc tuỳ theo công việc và bậc thợ để trả lương theo tình hình thị trường.
Bảng thanh toán lương
Tháng 8 năm 2003
TT
Họ và tên
Hệ số
Lương cơ bản
Lương thời gian
Phụ cấp
Tổng lương được lĩnh
Các khoản khấu trừ
Kỳ 2 được lĩnh
Ký nhận
Công
Thành tiền
Lưu động
T.Nhiệm
Khác
BHXH-YT
Tạm ứng kỳ 1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Phòng tổ chức hành chính
1
Chu văn ly
3.81
1104900
23
1150000
84000
84000
1318000
66294
400000
851706
2
Phạm quang tiến
2.74
794600
23
920000
84000
84000
1088000
47676
400000
640324
3
Nguyễn viết Dũng
1.94
562600
23
805000
42000
847000
33756
300000
513244
4
Phan viết Gấm
2.74
794600
23
920000
84000
42000
1046000
47676
300000
698324
5
Nguyễn thị Hoa
2.3
667000
23
805000
42000
847000
40020
400000
406980
6
Hoàng thị kim Oanh
1.99
577100
23
805000
805000
34626
300000
470374
7
Lê thị Duyên
2.49
722100
23
920000
42000
962000
43326
300000
618674
8
Nguyễn văn Lâm
2.26
655400
25
875000
875000
39324
300000
535676
9
Nguyễn văn Nhì
2.26
655400
23
805000
805000
39324
300000
465676
10
Đỗ văn Sâm
2.08
603200
23
805000
805000
36192
300000
468808
11
Bùi văn Lực
2.08
603200
23
805000
805000
36192
300000
468808
12
Bùi xuân Sơn
2.73
791700
23
920000
84000
84000
1088000
47502
400000
640498
13
Phòng Kỹ thuật - công nghệ
14
Tống quan Hng
2.84
823600
23
920000
84000
84000
1088000
49416
400000
638584
15
Phan huy Toản
2.08
603200
23
805000
84000
42000
931000
36192
400000
494808
16
Đỗ việt Anh
2.08
603200
23
805000
84000
42000
931000
36192
400000
494808
17
Phạm công Phong
1.99
577100
23
805000
805000
34626
400000
370374
18
Đỗ văn Phúc
2.73
791700
23
920000
84000
42000
1046000
47502
400000
598498
19
Nguyễn viết Thành
2.3
667000
23
805000
84000
889000
40020
400000
448980
20
Đặng xuân Tuyến
1.99
577100
23
805000
805000
34626
400000
370374
21
Nguyễn trộng Đại
1.99
577100
23
805000
805000
34626
400000
370374
22
Nguyễn hoàng Tuấn
2.3
667000
23
805000
84000
889000
40020
400000
448980
Phòng kế hoạch - kinh doanh
22
Nguyễn xuân Hoà
2.84
823600
23
920000
84000
84000
1088000
49416
400000
638584
23
Hoàng thị Mốy
2.74
794600
23
920000
42000
962000
47676
400000
514324
24
Hoàng thị Tuyến
2.02
585800
23
805000
805000
35148
300000
469852
25
Hữa duy Luyến
2.02
585800
23
805000
805000
35148
300000
469852
26
Nguyễn trí Công
2.3
667000
23
805000
805000
40020
400000
364980
27
Ngô việt Tùng
1.99
577100
23
805000
805000
34626
300000
470374
28
Nguyễn thị thu Huyền
2.26
655400
23
805000
42000
847000
39324
300000
507676
29
Trần thanh Hà
2.02
585800
25
875000
875000
35148
300000
539852
30
Đặng quang L
1.99
577100
23
805000
805000
34626
300000
470374
31
Nguyễn quang phồn
2.08
603200
23
805000
805000
36192
300000
468808
32
Nguyễn quang Long
2.08
603200
23
805000
805000
36192
300000
468808
33
Nguyễn đinh Chiến
2.74
794600
23
920000
84000
42000
1046000
47676
400000
598324
34
Phòng Kế toán
35
Hoàng thị Nhung
2.84
823600
23
920000
84000
84000
1088000
49416
400000
638584
36
Trần thị Minh
2.02
585800
23
805000
805000
35148
400000
369852
37
Lê hồng Thành
2.08
603200
23
805000
805000
36192
400000
368808
38
Đỗ thị thu Hà
1.99
577100
23
805000
805000
34626
400000
370374
39
Trần thị kim Ngân
2.73
791700
23
920000
84000
42000
1046000
47502
300000
698498
40
Nguyễn xuân Cờng
2.3
667000
23
805000
805000
40020
300000
464980
41
Đàm đức Tùng
1.99
577100
23
805000
805000
34626
300000
470374
42
Trần huy Thanh
2.22
643800
23
805000
805000
38628
300000
466372
43
Lê khắc Chiến
2.3
667000
23
805000
805000
40020
300000
464980
44
Nguyễn mạnh Thờng
2.73
791700
23
920000
84000
42000
1046000
47502
300000
698498
45
Trần ngọc Lâm
2.02
585800
23
805000
805000
35148
300000
469852
IV. Phòng tài chính - Kế toán(Phòng tài vụ).
1. Tình hình biên chế của phòng tài vụ:
Phòng tài chính- Kế toán cuẩ Công ty gồm 1 Kế toán trưởng do Tổng Giám đốc Tổng Công ty bổ nhiệm, trực tiếp làm trưởng phòng, phòng có biên chế từ 7-10 người và sẽ được phân bố, phát triển phù hợp với mô hình sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài vụ:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán trưởng Công ty quy định theo Nghị định 26/HĐBT - Điều lệ Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng tổ chức tốt công tác kế toán thống kê gọn nhẹ đảm bảo phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo nghiệp vụ hệ thống kế toán các đơn vị.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tuyển chọn đội ngũ nhân viên kế toán có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất nhằm phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Phòng tài chính- Kế toán có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về Công tác tài chính- Kế toán, đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng có quyền từ chối không thực hiện những mệnh lệnh vi phạm pháp luật đồng thời có trách nhiệm báo cáo kịp thời mọi hành động sai trái của các thành viên trong doanh nghiệp với cấp có thẩm quyền tương ứng, là người chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán thích hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ tốt cho việc điều hành và quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kế- Kế toán đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị.
Tổ chức việc kiểm tra đôn đốc công tác Kế toán- Thống kê, hướng dẫn nhân viên trong phòng chấp hành triệt để quy định và pháp lệnh kế toán Thống kế do Nhà nước ban hành.
Căn cứ chế độ chính sách pháp luật Nhà nước, điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của Công ty, phòng có chức năng tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động Tài chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty.
Chức năng kiểm tra giám sát công tác Tài chính kế toán của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo chấp hành đúng quy chế Tài chính của Công ty và pháp lệnh Kế toán thống nhất.
Xây dựng kế hoạch Tài chính hàng năm và dài hạn năm theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, trình Giám đốc Công ty và Tổng Giám đốc Tổng Công ty phê duyệt.
Chủ động trong công tác ứng vốn tạm thời theo kế hoạch sản xuất của Công ty tren cơ sở dự toán thiết kế đã được chủ đầu tư phê duyệt nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị thi công có vốn hoạt động. Hàng tháng, căn cứ vào khối lượng của các đơn vị đã thực hiện được phòng kỹ thuật- Công nghệ và kế hoạch - Kinh doanh kiểm tra xác nhận để cho ứng vốn thi công và ứng tiền lương.
Đề xuất các phương án điều vốn của Công ty theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Công ty. Thực hiện các thủ tục vay vốn từ các nguồn vay: Tổng công ty, vay tín dụng, vay ngân hàng... Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ vốn đầu tư theo kế hoạch, tiến độ đầu tư xây lắp các công trình của Công ty. (Khi Tông công ty cho phép Công ty chủ động về tài chính).
Kiểm tra việc thực hiện vốn vay của các đơn vị đảm bảo chi đúng mục đích và hiệu quả
Đề xuất phương án nhượng, bán, thế chấp, cầm cố, thanh lý tài sản của Công ty.
Theo dõi đôn đốc việc thực hiện quyết toán các hợp đồng kinh tế của Công ty, cùng với các phòng ban Công ty và các đơn vị có biện pháp thu hồi công nợ của các đơn vị, cá nhân có liên quan.
Kiểm tra và tổ chức hoạch toán giá thành của đơn vị trong quá trình thi công theo đúng Nghị định 59/CP, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy chế tài chính của Công ty.
Phối kết hợp với các phòng chức năng của Công ty để xây dựng các hình thức kinh doanh, xây dựng cơ chế khoán trình Giám đốc Công ty phê duyệt.
Lập kế hoạch về các chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch sản lượng của Công ty gửu phòng Kế hoạch- Kinh doanh Công ty để tổng hợp báo cáo. Đồng thời theo dõi và thực hiện kế hoạch tài chính nêu trên đối với các cơ quan chức năng chuyên ngành và kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê của đơn vị trực thuộc .
Tổ chức kiểm tra tài sản của Công ty theo kế hoạch kiểm tra hằng năm, phản ánh kết quả kiểm kê tài sản và sổ sách kế toán theo quy định: Tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản của Công ty trong trường hợp cần thiết.
Thực hiện chế độ lập báo cáo tài chính hằng năm, định kỳ tổng hợp báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của phòng cho các cấp lãnh đạo.
Kê khai nộp thuế và các khoản đóng góp khác cuả Công ty cho ngân sách Nhà nước.
Hạch toán kinh tế hoạt động sản xuất kinh doạnh của doanh nghiệp, trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Tổng Công ty và quy chế tài chính Công ty. Phọng Tài._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC429.doc