Tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giỏ thành sản phẩm phẩm tại Công ty TNHH hoàng Anh: ... Ebook Tập hợp chi phí sản xuất và tính giỏ thành sản phẩm phẩm tại Công ty TNHH hoàng Anh
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giỏ thành sản phẩm phẩm tại Công ty TNHH hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
N
hững năm qua, cùng với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế của khu vực và trên thế giới, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến vượt bậc, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự biến đổi đó tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Điều đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý trong đó có bộ máy kế toán.
Trong công tác quản trị doanh nghiệp, kế toán được coi là công cụ quan trọng nhất phục vụ đắc lực cho các nhà quản trị doanh nghiệp, trong đó công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán quan trọng đối với tất cả các doanh nhgiệp sản xuất bởi thông qua khâu này doanh nghiệp xác định được hao phí bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đánh giá đựơc quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã lựa chọn đề tài: “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Anh” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Khoá luận gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Phần II:Thực trạng hạch toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hoàng Anh.
Phần III: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Anh.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hà Tường Vi cùng các bác, các anh, chị phòng kế toán Công ty TNHH Hoàng Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
PHẦN I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
I. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm ).
1.2 Phân loại chi phí sản xuất
● Phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất:
Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ...mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ ( trừ những giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho).
Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ số vật liệu không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân, viên chức.
Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Các chi phí mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như tiền điện, tiền nước,...
Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Cách phân loại này giúp cho việc kiểm soát tình hình đầu tư, sử dụng các yếu tố nguồn lực theo chức năng quản lý và tổ chức kế toán CPSX kinh doanh.
● Phân loại theo khoản mục CPSX ( hay theo mục đích và công dụng của chi phí ):
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương tính cho số lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh ở bộ phận sx ( trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp). Chi phí này gồm các khoản mục như sau:
+ Chi phí nhân viên quản lý phục vụ tại các bộ phận kinh doanh
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Chi phí bán hàng: Là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, …
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính doanh nghiệp.
Cách phân loại chi phí theo khoản mục là căn cứ để xác định rõ những khoản mục chi phí nào tham gia vào việc tính giá thành sản phẩm, từ đó kiểm soát và đánh giá trách nhiệm của mỗi đơn vị nội bộ trong việc sử dụng có hiệu quả hay không các yếu tố nguồn lực.
● Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành:
Chi phí khả biến: Là các khoản chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với những biến đổi của mức độ hoạt động ( mức độ hoạt động ở đây có thể là số lượng sản phẩm sản xuất hay bán ra, số giờ máy hoạt động …)
Chi phí bất biến: Là các khoản chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi nhất định nào đó. Trong doanh nghiệp, các chi phí cố định thường là các khoản chi phí liên quan đến quản lý và vận hành doanh nghiệp. Khi sản lượng tăng lên, mức chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm ngày càng có xu hướng giảm xuống.
Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí.
Cách phân loại này là vô cùng quan trọng, kế toán quản trị gọi là phân loại theo cách ứng xử của chi phí, tức là các chi phí này sẽ thay đổi như thế nào theo mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho việc phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh.
● Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng hợp lý.
● Phân loại theo lĩnh vực hoạt động:
- Chi phí sản xuất: Gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các công việc dịch vụ trong phạm vi phân xưởng.
- Chi phí bán hàng: Gồm những chi phí liên quan đên việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
- Chi phí quản lý: Các chi phí phục vụ cho việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
- Chi phí tài chính: Các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính, đầu tư, liên doanh, liên kết, cho vay, chiết khấu thanh toán, …
- Chi phí hoạt động khác: Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, …
Với cách phân loại này sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp.
● Phân loại theo chi phí kiểm soát và chi phí ngoài kiểm soát
Cách phân loại này cho thấy phạm vi, quyền hạn của các nhà quản trị đối với các loại chi phí sản xuất đó.
2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
- Theo thời điểm tính giá thành và nguồn số liệu tính giá thành:
+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán của chi phí kỳ kế hoạch.
+ Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cở sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Theo phạm vi phát sinh chi phí:
+ Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ( chi phí sản xuất, quản lý và bán hàng).
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
sản phẩm hoàn = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
4. Ý nghĩa, nhiệm vụ và vai trò kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trên cơ sở tổ chức việc ghi chép ban đầu và lựa chọn phương pháp tính giá thích hợp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang.
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị thực tế của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành sản phẩm đã xác định.
- Đầu kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện khả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm.
II. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau. Điều này là phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình tổ chức kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất ở các doanh nghiệp.Thực chất của việc xác định đối tượng chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
b. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Các phương pháp hạch toán CPSX thường được sử dụng trong các đơn vị bao gồm:
Phương pháp hạch toán CPSX theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm.
Phương pháp hạch toán chi phí này khá phức tạp chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao, sản xuất ít sản phẩm hoặc mang tính chất đơn chiếc và có ít chi phí hoặc bộ phận cấu thành sản phẩm.
Phương pháp hạch toán CPSX theo sản phẩm:
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi với nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.
Phương pháp hạch toán CPSX theo nhóm sản phẩm:
Phương pháp này áp dụng rộng rãi với nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau như may mặc, đóng giầy, …
Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, gia công, …
Phương pháp hạch toán CPSX theo giai đoạn công nghệ:
Phương pháp áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp sản xuất chia thành nhiều giai đoạn công nghệ và ở mỗi giai đoạn công nghệ, nguyên vật liệu chính được chế biến một cách liên tục từ đầu đến cuối giai đoạn theo một trình tự nhất định.
- Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn vị sản phẩm:
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đơn vị sản xuất ( phân xưởng, tổ, đội, …) ở mỗi đơn vị, chi phí được tập hợp theo mỗi đối tượng chịu chi phí chi tiết cho sản phẩm hay nhóm sản phẩm.
2. Trình tự hạch toán kế toán chi phí sản xuất
a. Hạch toán kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, … tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tựng tập hợp chi phí thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng cho nhiều đối tượng thì phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức phân bổ. Tiêu thức phân bổ có thể là: định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm, … theo công thức sau:
Chi phí NVL phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức
NVL cần phân bổ
x
Tỷ lệ phân bổ
Tỷ lệ phân bổ
=
Tổng tiêu thức phân bổ theo từng đối tượng
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là TK621. Với phương pháp kê khai thường xuyên các chi phí phát sinh được hạch toán thường xuyên vào TK621, còn với phương pháp kiểm kê định kỳ thì chi phí nguyên vật liệu được xác định vào cuối kỳ theo công thức tính sau:
Giá trị NVL
xuất dùng
trong kỳ
=
Giá trị
của NVL
tồn đầu kỳ
+
Giá trị của
NVL tăng
trong kỳ
-
Giá trị của NVL tồn cuối kỳ
Kết cấu của TK 621 như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiên các lao vụ, dịch vụ.
Bến có: Giá trị vật liệu xuất dùng không hết.
Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp.
Tk 621 cuối kỳ không có số dư.
Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKTX
TK 152,151
TK152
TK621
NVL dùng không hết nhập lại kho hay chuyển sang kỳ sau
Xuất kho NVL và NVL đi đường về dùng trực tiếp cho
chế tạo sp
TK154
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
TK 152,151
Dùng ngay cho sản xuất
Giá trị NVL vượt trên TK 632
mức bình thường
TK133
VAT được khấu trừ
Sơ đồ 2: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp KKĐK
TK621
TK 331,111
TK631
TK611
Kết chuyển cpvl, dc vào giá thành, dịch vụ
Giá trị NVL xuất dùng cho sxsp, dich vụ
Giá trị vật liệu tăng trong kỳ
TK133
ccccccCC
VAT
TK 632
chi phí NVL vượt trên
mức bình thường
TK 152,151
Kết chuyển cuối kỳ
Kết chuyển đầu kỳ
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra còn bao gồm các khoản trích theo lương như phụ cấp khu vực, độc hại, BHXH, BHYT, KPCĐ, …
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK622
Kết cấu tài khoản như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành.
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
Sơ đồ 3: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK622
TK154
TK631
TK335
Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX
Kết chuyển chi phí NC trực tiếp
(KKTX)
Kết chuyển chi phí NC trực tiếp
(KKĐK)
TK 334
TK 338
Trích KPCĐ, BHYT, BHXH theo tiền lương CNSX
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX
Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm.Bao gồm các loại chi phí sau: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627.
Tài khoản này được chi tiết như sau:
-TK 6271:Chi phí NV phân xưởng.
-TK 6272: Chi phí vật liệu.
-TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ. .
-TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
-TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
-TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Toàn bộ chi phí sản xuất chung đều được hạch toán theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Hạch toán chi phí sản xuất chung
TK334,331
TK627
TK111,112
Chi phí nhân viên phân xưởng
TK152(611)
Chi phí VL dùng tại phân xưởng
TK153(611),242
Dụng cụ dùng tại phân xưởng
TK214
KH TSCĐ SX và quản lý SX
TK242,335
Trích trước và phải trả ở phân xưởng
TK111,112
Chi bằng tiền khác tại PX
TK331
Dịch vụ mua ngoài
TK133
TK154(631)
TK632
Khoản giảm chi phí sản xuất chung
K/c, phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung cố định
VAT
Chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều sản phẩm, lao vụ vì vậy cần phải phân bổ chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Tiêu thức có thể là: Phân bổ theo định mức, theo thời gian làm việc thực tế của công nhân sản xuất, …Và phân bổ theo công thức sau:
Mức chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
x
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng tiêu thức cần phân bổ của tất cả các đối tượng
d. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang
Tổng hợp chi phí sản xuất
Tổng hợp chi phí sản xuất là quá trình tập hợp toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ báo cáo có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, công việc, lao vụ của doanh nghiệp.
- Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng để hạch toán là TK 154, tài khoản này được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, nơi phát sinh, hay từng loại sản phẩm, … Kết cấu của tài khoản như sau:
Bên nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ
Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Hạch toán tập hợp CPSX theo phương pháp KKTX
TK154
TK152,138
TK155
TK627
K/c chi phí NVL TT
NVL dùng không hết nhập lại
Nhập kho
TK 621
TK 622
K/c chi phí NCTT
K/c chi phí sản
xuất chung
TK157
TK632
NVL dùng không hết nhập lại
Gửi bán
Tiêu thụ ngay
- Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tài khoản sử dụng là TK 631- Giá thành sản xuất.
Tài khoản này kết cấu như sau:
Bên nợ:Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ kết chuyển từ TK 154
Các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thự hiện lao vụ dịch vụ đã tập hợp, phân bổ chờ kết chuyển.
Bên có:Kết chuyển giá trị sản phẩm, lao vụ dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư.
Kế toán sử dụng TK 154 để phản ánh theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ kế toán. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Bên có: Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Dư nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất được thực hiện theo sơ đồ:
Sơ đồ 6: Hạch toán tập hợp CPSX theo phương pháp KKĐK
TK154
TK631
TK154
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Tổng giá thành lao vụ, sản phẩm hoàn thành
K/c giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
TK632
Chi phí sản xuất chung
TK627
Chi phí NCTT
TK622
Chi phí NVL TT
TK621
Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, đang nằm trong quá trình sản xuất.Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp sau đây:
- Phương pháp đánh giá theo chi phí NVL chính
- Phương pháp sản lượng ước tính tương đương
- Phương pháp xác định giá trị dở dang theo 50% chi phí chế biến
- Phương pháp xác định giá trị dở dang theo chi phí NVLTT hoặc theo chi phí trực tiếp
- Phương pháp xác định giá trị dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
III. Nội dung hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
-Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất hoặc có thể là nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng.
-Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm, …Còn đối tượng tính giá thành lại là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
-Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là các sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất mà đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, … còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
2. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí trong kỳ. Còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quan đến kết quả của quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất là căn cứ để tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp. Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành.
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà ta có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sau:
a.Phương pháp trực tiếp ( giản đơn).
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, sản xuất có ít chủng loại sản xuất, chu kỳ kinh doanh ngắn, chi phí sản xuất được tập hợp theo đúng đối tượng tính giá thành. Công thức tính tổng giá thành sản phẩm:
Tổng giá chi phí sản chi phí sản chi phí sản
thành = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm
=
vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành
b.Phương pháp cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm ở nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn công nghệ. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, của từng bộ phận tham gia sản xuất sản phẩm.
Tổng giá giá thành giá thành giá thành
thành = sản phẩm ở + sản phẩm ở + …. + sản phẩm ở
sản phẩm giai đoạn I giai đoạn II giai đoạn n
c.Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một loại vật liệu, một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không được hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm
=
sản phẩm gốc(Z0i) Tổng số sản phẩm gốc quy đổ ( Q0)
Zi = Z0i x Hi
Trong đó:
Q0 = Qi . Hi
Qi là số lượng sản phẩm i chưa quy đổi
Z0i : giá thành đơn vị sản phẩm gốc
Zi : giá thành đơn vị sản phẩm i
Hi : hệ số quy đổi sản phẩm i
d.Phương pháp tỷ lệ
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, đóng giầy, … để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( giá thành định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành của từng loại sản phẩm.
Tổng giá thành giá thành kế hoạch hoặc tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với
sản xuất của = định mức đơn vị thực tế x chi phí kế hoạch hoặc định mức
các loại sản phẩm sản phẩm từng loại của tất cả các loại sản phẩm
e.Phương pháp loại trừ sản phẩm
Phương pháp này áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp sản xuất ngoài sản phẩm chính người ta còn thu được các sản phẩm phụ có tính chất hàng hoá. Để tính được giá thành sản phẩm chính ta loại trừ giá thành sản phẩm phụ.
Tổng giá chi phí sản chi phí sản chi phí sản giá thành
thành = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang - sản phẩm
sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phụ
f.Phương pháp liên hợp
Là phương pháp áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hoá chất, dệt, …Trên thực tế kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, …
PHẦN II:
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG ANH
I. Đặc điểm kinh doanh và quản lý tại Công ty TNHH Hoàng Anh ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Hoàng Anh tên giao dịch quốc tế là Hoàng Anh Limited Company ( HACO ) . Được thành lập theo quyết định số 1317/PG-UB ngày 18 tháng 07 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Vốn kinh doanh đăng ký ban đầu là 695.157.215 VNĐ.Giấy phép đăng ký kinh doanh số 051928 do UBKB thành phố cấp ngày 24 tháng 09 năm 1995. Mã số thuế: 0100364561-1 tại Cục thuế thành phố Hà Nội.Trụ sở chính: 255 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Với hơn 12 năm kinh nghiệm hoạt động, Công ty TNHH Hoàng Anh là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối và sản xuất các loại thiết bị vật tư cho nghành cung cấp nước, ngành xây dựng, các sản phẩm cơ khí trên địa bàn cả nước. Đến nay với bề dày kinh nghiệm có sẵn, đội ngũ CBCNV được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, các thiết bị máy móc chuyên nghành và phương pháp tổ chức sản xuất - kinh doanh tiên tiến Công ty TNHH Hoàng Anh có đủ năng lực và kinh nghiệm để đáp ứng mọi yêu cầu về tiến độ và chất lượng của chủ đầu tư.
Quy mô của doanh nghiệp thể hiện qua bảng cân đối kế toán tại ngày 30.12.2006:
TÀI SẢN
-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 22,511,338,553
-Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 12,016,641,185
NGUỒN VỐN
-Nợ phải trả: 18,834,939,037
-Nguồn vốn chủ sở hữu: 15,693,091,378
· Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong 1 số năm gần đây:
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1.Doanh thu thuần
30,918,096,869
62,919,515,281
88,881,186,920
2. Giá vốn hàng bán
29,953,397,919
61,863,982,320
87,509,783,210
3.Lợi nhuận gộp
964,698,950
1,045,877,531
1,358,862,540
4.DT từ hoạt động tài chính
4.298,557
9,655,430
12,541,170
5.Lợi nhuận từ hoạt động KD
197,260,327
309,442,570
358,492,852
6.Tổng lợi nhuận trước thuế
184,444,558
296,780,922
349,550,862
7.Thuế TNDN phải nộp
51,644,476
83,098,658
97,874,241
8. lợi nhuận sau thuế
132,800,082
213,682,264
251,676,621
b. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của công ty
· Ngành nghề kinh doanh:
- Buôn bán tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng.
- Xuất, Nhập khẩu vật tư, phụ kiện ngành nước, vật tư, xăng dầu.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Buôn bán vật tư thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
- Các cửa hàng dịch vụ, vận tải hàng hoá
- Sản xuất các loại sản phẩm: ke, khóa, bản lề, klemôn, phụ tùng nước, ...
- Sản xuất kinh doanh thiết bị máy móc, vật tư, phụ tùng, phụ kiện cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị
điện nước và vệ sinh công nghiệp cho công trình dân dụng, công trình công nghiệp và công trình đô thị.
- Thiết kế gia công chế tạo, lắp dựng, mạ nhúng kẽm, sơn tích điện các sản phẩm cơ khí, các loại cột điện, cột viba, các cấu kiện cho các công trình công nghiệp và dân dụng, gia công lắp đặt các cấu kiện bê tông đúc sẵn; lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp đến 35 KV; lắp đặt máy móc thiết bị cơ, điện, nước cho các công trình công nghiệp và dân dụng.
· Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Là doanh nghiệp sản xuất các phụ kiện cho ngành xây dựng với sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp là: ke, khoá, bản lề, cột chống, giàn giáo, cốp pha, xà điện …Mặc dù sản xuất nhiều loại sản phẩm như vậy nhưng hầu hết các sản phẩm của Công ty đều được hoàn thành tại một xí nghiệp sản xuất . Như xí nghiệp kết cấu thép có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm như: cột điện, xà địên, giàn giáo, vỉ kè…
Vật tư để sản xuất các sản phẩm như: thép tròn, thép lá các loại, thép góc, thép hình chữ I,Y,H, que hàn, bu lông, ecu, ôxy, khí ga, sơn ghi, sơn chống rỉ, than đá, đã mài, găng tay, mũi khoan, dây hàn, bột chịu lửa, …
Các nhiệm vụ cụ thể của mỗi giai đoạn công nghệ:
+ Tiếp nhận dự án sản xuất:Công ty tiếp nhận các dự án từ khách hàng sau đó đưa xuống cho các xí nghiệp sản xuất.
+ Thiết kế công trình: Bộ phận kỹ thuật của các xí nghiệp kết hợp với nhân viên kỹ thuật của phòng kỹ thuật trên Công ty sẽ chịu trách nhiệm thiết kế các bộ phận của sản phẩm như: kết cấu thép của các cột, cấu trúc của giàn giáo, cấu trúc các bậc thang, … Dựa trên định mức NVL theo quy định, bộ phận kỹ thuật xây dựng nhu cầu cần vật tư để sử dụng.
+ Giai đoạn sản xuất: Sau khi bộ phận kỹ thuật thiết kế các kết cấu thép dưới dạng các bản vẽ kỹ thuật, các tổ sản xuất sẽ tiến hành gia công.
Bộ phận kỹ thuật của xí nghiệp kết hợp với nhân viên kỹ thuật của phòng kỹ thuật sẽ thường xuyên theo dõi quá trình tiến hành sản xuất của công nhân. Kiểm tra chất lượng công việc theo các công đoạn ở các tổ theo thiết kế, định mức NVL.
+ Hoàn thiện sản phẩm: kết hợp với những yêu cầu của khách hàng ( chủ dự án), nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra và chỉ đạo công nhân hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm sau khi kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo thiết kế sẽ được bàn giao cho khách hàng hoặc các chủ dự án.
· Đặc điểm tiêu thụ thành phẩ._.m:
Do đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra là có giá trị lớn và sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nên sản phẩm của công ty được tiêu thụ đưới hình thức là tiêu thụ trực tiếp tại công ty thông qua các đơn đặt hàng của khách hàng.
2.Tổ chức hoạt động quản lý của công ty TNHH Hoàng Anh
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức thành các phòng ban và các phân xưởng sản xuất thực hiện chức năng quản lý nhất định. Đây là mô hình kết hợp ( trực tuyến – chức năng).
Sơ đồ 7: Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Hoàng Anh
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phó Giám đốc kinh doanh
Phó Giám đốc kỹ thuật
Phòng Kinh doanh
Phòng Kỹ thuật
Phòng Tài chính kế toán
Phòng tổ chức hàng chính
Kho cửa hàng
Nhà máy sản xuất
Kho 255 Giải Phóng
Kho Văn Điển
XN Cơ khí XD
XN chế tạo thiết bị và động cơ
XN kết cấu thép
XN xây lắp máy điện nước xây dựng
Tổ SX1
Tổ SX2
Tổ SX1
Tổ SX2
Tổ SX1
Tổ SX2
Tổ SX1
Tổ SX2
· Trách nhiệm, quyền hạn của các phòng ban trong cơ cấu tổ chức:
Giám đốc: là người đại diện cho công ty trước pháp luật và đóng vai trò chủ chốt, chỉ đạo cao nhất trong toàn bộ hoạt động của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh:chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, hợp tác liên doanh, liên kết sản xuất với đơn vị bạn .
Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách công tác kỹ thuật, công nghệ, chỉ đạo công tác quản lý thiết bị, thiết kế chế tạo sản phẩm.
Phòng kinh doanh: là bộ phận chịu trách nhiệm về chiến lược kinh doanh, các vấn đề về Marketing, tiếp cận khách hàng, bán hàng, phát triển thị trường,…
Phòng kỹ thuật :
+ tính toán thiết kế sản phẩm, giám sát về kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất.
+ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.
+ quản lý thiết bị, kỹ thuật về an toàn và vệ sinh lao động.
Phòng tài chính - kế toán :
+ xây dựng kế hoạch tài chính tháng, quý, năm
+ đề xuất các biện pháp điều hành vốn, trích lập các quỹ.
+ thực hiện chế độ tài chính kế toán, thống kê theo đúng chế độ quy định .
+ thanh toán lương cho CBCNV hàng tháng.
+ tổ chức xét duyệt quyết toán quý, năm.
Phòng tổ chức hành chính:
+ quản lý tổ chức nhân sự lao động, tiền lương.
+ lập kế hoạch bố trí lao động, đề bạt cán bộ, tuyển dụng lao động.
Kho: có 2 kho bao gồm kho Giải Phóng và kho Văn Điển.Mỗi kho có bộ máy tổ chức hoạt động gồm có thủ kho, kế toán kho, nhân viên giao nhận hàng, công nhân bốc xếp, lái xe, bảo vệ,…
Bộ phận sản xuất: gồm 4 xí nghiệp sản xuất, 4 quản đốc xí nghiệp và 250 công nhân trực tiếp sản xuất
+ xí nghiệp cơ khí xây dựng
+ xí nghiệp chế tạo thiết bị và gia công cơ khí.
+ xí nghiệp kết cấu thép
+ xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng.
3.Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, hay còn gọi là mô hình kế toán một cấp. Phòng kế toán của Công ty chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán của công ty phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.
Sơ đồ 8: Sơ đồ bộ máy Phòng Kế toán tài chính
Kế toán trưởng
Kế
toán thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán tài
sản
Th ủ quỹ
Kế toán kho hàng
Kế
toán tiền lương
Kế toán
tập hợp
CP và
tính giá thành
Kế toán vật tư
Phó phòng
( kế toán tổng hợp)
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu
· Lao động và phân công lao động kế toán.
Phòng kế toán tài chính có 10 nhân viên, tại đây mỗi một nhân viên được phân công một công việc nhất định trong bộ máy kế toán. Cụ thể sự phân công công việc và trách nhiệm như sau:
- Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Phụ trách chung ,trực tiếp đảm nhận công tác tài chính.Bao gồm lập kế hoạch tài chính và tín dụng, giải quyết các vấn đề quan hệ tài chính tín dụng với các cơ quan tài chính tài chính, ngân hàng.
- Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm.Kế toán công nợ nội bộ và các khoản công nợ khác, tổng hợp kiểm kê tài sản, theo dõi các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, thay mặt trưởng phòng phụ trách công tác chung của trưởng phòng khi trưởng phòng đi công tác.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán mua hàng: Kiểm tra theo dõi, làm thủ tục thanh toán với ngân hàng toàn bộ chứng từ xuất nhập khẩu giải quyết điều chỉnh khiếu nại, bồi thường, làm thủ tục vay.Theo dõi hạch toán kế toán mua hàng và các khoản công nợ phải trả, làm hợp đồng, bộ chứng từ, hoá đơn mua hàng.
- Kế toán TSCĐ kiêm bán hàng: Theo dõi, hạch toán chi tiết và tổng hợp sự biến động về TSCĐ, CCDC, khấu hao TSCĐ, sửa chữa TSCĐ, phân bổ CCDC theo tính chất hàng hoá, kiểm kê tài sản và công cụ lao động định kỳ theo quy định của nhà nước.Theo dõi hạch toán kế toán bán hàng và các khoản phải thu ,lập hợp đồng, hoá đơn bán hàng .
- Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán thuế: thực hiện kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, thực hiện thanh toán tạm ứng, tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền hàng và các thanh toán khác.Theo dõi, hạch toán các khoản thuế và làm thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu, làm thủ tục hoàn thuế .
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về thu, chi tiền mặt, báo cáo kiểm kê quỹ.
- Kế toán kho hàng : Theo dõi toàn bộ hàng nhập, xuất, tồn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê hàng tồn kho
- Kế toán vật tư: Hạch toán chi phí, tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hạch toán chi phí hàng mua, bán, chi phí quản lý xí nghiệp và các khoản tạm ứng
- Kế toán tiền lương: Theo dõi tình hình thanh toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền công, BHXH, BHYT cho CBCNV hàng tháng.
- Kế toán chi phí và tính giá thành: Tập hợp các loại chi phí và tính giá thành các công trình hoàn thành, tổng hợp phí, phân loại hạch toán và phân bổ phí theo khoản mục mặt hàng
Phòng kế toán của Công ty luôn có sự phân công trách nhiệm cụ thể và phối hợp hoạt động nhịp nhàng.
· Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán
Chính sách kế toán áp dụng:
- Đơn vị tiền tệ để ghi chép kế toán là tiền Việt Nam ( VNĐ).
- Tỷ giá hạch toán ngoại tệ là theo tỷ giá liên Ngân hàng, cuối tháng có đánh giá chênh lệch ngoại tệ.
- Kỳ kế toán: hiện nay kỳ kế toán của Công ty được xác định theo từng quý. Cuối mỗi quý Công ty tiến hành tổng hợp số liệu để lập BCTC theo quy định.
- Năm kế toán: Được xác định theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp sổ số dư để hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu và thành phẩm tồn kho.
- Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho: tính theo giá thực tế.
- Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Công ty đáng giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước tính tương đương.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.
- Giá trị sản phẩm xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh.
- Phương pháp tính khấu hao tài sản: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty áp dụng theo quyết định 1141 TC/ CĐKT ngày 01/ 01/ 1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và thông tư 120/2002/ TT – BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 89/ 2002/ NĐ - CP về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn. Những chứng từ liên quan đến phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: phiếu xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao, …
Hệ thống tài khoản
Công ty xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản cấp 2 theo quy định, ngoài ra còn sử dụng các tiểu khoản (Tài khoản cấp 3) và các tiết khoản ( tài khoản cấp 4) chi tiết theo từng đối tượng cần quản lý.
Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với đặc thù quản lý, kinh doanh Công ty thực hiện tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung. Mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép và đáp ứng yêu cầu của quản lý Công ty đã áp dụng kế toán máy. Quy trình ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Nhật ký chung
Sổ chi tiết
Máy xử lý các thao tác trên máy
Sổ cái các tài khoản
Nhập dữ liệu vào trong máy
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu cuối tháng
Mối quan hệ giữa các sổ kế toán trong quy trình kế toán:
Để thực hiện công tác kế toán tại Công ty, phòng kế toán được trang bị 10 máy tính. Các thao tác ghi sổ từ các chứng từ lên sổ chi tiết đều do kế toán phụ trách phần hành trực tiếp thực hiện. Sau đó thông qua kế toán máy các số liệu được tổng hợp theo từng phần hành, cuối cùng máy tính sẽ cung cấp các báo cáo mà kế toán viên cần. Do áp dụng kế toán máy nên khâu quan trọng nhất là nhập dữ liệu vào máy tính qua phần mềm kế toán. Ngay sau khi nhập số liệu, kế toán viên có thể có được các sổ tổng hợp, sổ chi tiết hoặc các báo cáo tài chính mình cần. Tuy nhiên, quy định kiểm tra đối chiếu các sổ là hàng tháng và quy định để lập các báo cáo kế toán là hàng quý.
Báo cáo kế toán
Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp tiến hành lập các báo cáo tài chính. Hiện nay, Công ty đang sử dụng bốn loại báo cáo tài chính đó là:
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01-DN);
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B02-DN);
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03-DN);
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09-DN).
Hệ thống báo cáo này sẽ được gửi kèm theo với báo cáo kiểm toán đến các cơ quan sau: Cục tài chính doanh nghiệp; Cục thống kê Hà Nội; Chi cục tài chính Hà Nội; Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam; Ngân hàng Công thương.
Ngoài các báo cáo tài chính trên Công ty còn thường xuyên lập các báo cáo quản trị như: Báo cáo nguồn vốn của doanh nghiệp; Báo cáo chi tiết tình hình tăng, giảm TSCĐ; Báo cáo chi tiết tình hình công nợ phải thu, phải trả; Báo cáo chi phí, Báo cáo chi phí tiền lương,...Tuy nhiên, các báo cáo này không được lập theo định kỳ mà chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản trị để ra các quyết định quản trị.
II. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Anh
1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu được hoàn thành tại một xí nghiệp chính. Để phù hợp với đặc điểm đó, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là theo từng xí nghiệp sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm, do đó phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cũng tập hợp theo xí nghiệp sản xuất và theo từng sản phẩm.
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở Công ty có thể được phân loại theo mục đích, công dụng thành các khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu như sắt, tôn các loại, xi măng, cát sỏi, … dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung gồm có:
- Chi phí về lao động gián tiếp: chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của giám đốc xí nghiệp, cán bộ phòng kỹ thuất tại các xí nghiệp, quản đốc, và các công nhân phục vụ chung.
- Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý sản xuất: vật liệu làm khuôn mẫu, khay cối, … phục vụ cho sản xuất chi tiết sản phẩm, sửa chữa máy móc.
- Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc hoàn thiện sản phẩm như: chổi quét sơn, găng tay, đá mài, quần áo bảo hộ, …
- Chi phí khấu hao TSCĐ: nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, …
- Chi phí bằng tiền khác: tiền thuê vận chuyển hàng hoá, …
Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành của Công ty là từng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất.
· Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành.
Công ty TNHH Hoàng Anh áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm cụ thể, đối tượng tập hợp chi phí là từng xí nghiệp cho từng sản phẩm cụ thể. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành là một.
2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tập hợp chi phí sản xuất của Công ty TNHH Hoàng Anh được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu chính: là những nguyên, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Bao gồm: Thép ống các loại: F70, F50, F 42, F37, F34...thép các hình chữ U, H, L, …Tôn lá: 5mm, 3mm... Sắt tròn: F10, F50...
Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất-kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Bao gồm như sơn ghi, sơn chống rỉ, than đá, que hàn, ….
Tài khoản sử dụng
Công ty tiến hành hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết như sau:
TK 6211: Công ty
TK 6212: XN cơ khí chế tạo
TK 6213: XN Kết cấu thép
TK 6214: XN chế tạo thiết bị và gia công cơ khí
TK 6215: XN lắp máy điện nước
Ngoài ra, còn các TK liên quan khác như: TK 152; TK 111; TK 112; …
Chứng từ sử dụng
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng các chứng từ liên quan sau: Phiếu xuất kho ( mẫu số 02-VT)
Biên bản kiểm nghiệm ( mẫu 04-VT)
Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá ( mẫu số 08 –VT)
Sổ sử dụng
Các loại sổ được Công ty sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu là:
Sổ cái TK 152; 621
Sổ chi tiết TK 152,
Bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn;
Bảng kê vật tư xuất;
Sổ nhật ký chung.
Quy trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế xuất kho xác định theo phương pháp nhập trước-xuất trước. Dựa vào phiếu xuất kho kế toán phản ánh nghiệp vụ xuất NVL, CCDC
Ví dụ: Phiếu xuất kho số 04 xuất 320kg vật tư thép U100 cho sản phẩm “ Vỏ Lọc Bụi Uông Bí” với đơn giá xuất kho là 7500 đ/kg.
Ta có bút toán:
Nợ TK 621( vỏ lọc bụi Uông Bí): 2 400 000 VNĐ
Có TK 152: 2 400 000 VNĐ
Vào cuối mỗi tháng, từ các phiếu xuất vật tư, kế toán vật tư sẽ lập Bảng kê xuất vật tư cho từng sản phẩm cụ thể (biểu 1.1). Bảng này theo dõi cả số lượng, quy cách và giá trị nguyên vật liệu chính, giá trị nguyên vật liệu phụ và giá trị công cụ dụng cụ được sử dụng làm các sản phẩm. Sau cùng, kế toán vật tư lập Bảng tổng hợp xuất vật tư cho từng sản phẩm cho từng tháng (biểu 1.2) và từ Bảng tổng hợp xuất vật tư cho từng sản phẩm từng tháng vào sổ Chi tiết đối tượng (biểu 1.3)
· Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu:
Để hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.Từ các chứng từ là phiếu nhập, phiếu xuất, bảng kê vật tư, bảng phân bổ, phiếu chi,… kế toán tổng hợp vào Sổ nhật ký chung ( biểu 1.4), Sổ cái TK 152 ( bi ểu 1.5), Sổ cái TK 621( biểu 1.6) và Bảng tổng hợp chi tiết TK 621( biểu 1.7).Tổng phát sinh của TK 621 là tổng chi phí NVL phát sinh trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4):850 976 336 VNĐ
Có TK 621: 850 976 336 VNĐ
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Công ty áp dụng cả 2 hình thức trả lương: lương sản phẩm và lương thời gian.
Tiền lương trả theo thời gian: Là số tiền lương được dùng để tính cho những ngày người công nhân nghỉ ốm, nghỉ phép, hội họp, học tập hoặc nghỉ ro các nguyên nhân khách quan.
Lương thời gian = Mức lương bình quân ngày x Số ngày hưởng lương
Lương cơ bản ( LCB)
Mức lương bình quân ngày =
Ngày công chuẩn
LCB = HSCB x 450.000
Với số ngày công chuẩn là 26
Lương theo sản phẩm: Là số tiền lương được tính toán trên các hợp đồng làm khoán về công việc được giao mà người công nhân hoặc tổ đã hoàn thành. Theo quy định của Công ty thì lương cơ bản tính theo bảng lương của nhà nước còn lương sản phẩm do Công ty tự xây dựng.
Lương sản phẩm = Công sản phẩm x Tiền lương bình quân một công
Tổng tiền lương sản phẩm của cả tổ
Tiền lương bình quân một công =
Tổng số công của cả tổ
Tổng tiền lương SP của cả tổ
=
Đơn giá tiền lương
sản phẩm hoặc
chi tiết sản phẩm
x
Số sản phẩm
hoặc chi tiết sản
phẩm làm ra
Ở Công ty, đơn giá tiền lương sản phẩm được xây dựng qua định mức lao động và được tính trả lương cho sản phẩm hoặc chi tiết sản phẩm hoàn thành.
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí nhân công trực tiếp.
Tổng số trích là 25% trên tổng quỹ lương của xí nghiệp trong đó:
+ 6 % được trừ vào lương của công nhân theo mức lương cơ bản trong đó 5% trích BHXH và 1% trích BHYT.
+ 19% được tính vào giá thành sản phẩm trong đó: 2% trích lập KPCĐ ( TK 3382) trích theo tổng quỹ lương thực tế của công nhân sản xuất sản phẩm và 17% trích theo quỹ lương cơ bản của công nhân sản xuất được duyệt ở Công ty. Trong đó 15 % trích lập BHXH ( TK 3383) và 2% trích lập BHYT ( TK 3384).
Sau khi tính được lương thời gian và lương sản phẩm, các khoản khấu trừ vào lương của công nhân kế toán tính được:
Lương chính = Lương thời gian + Lương sản phẩm
Tổng lương = Lương chính + Lương phép + Lương phụ
Thực lĩnh = Tổng lương - Trích BHYT, BHXH
Còn lĩnh = Thực lĩnh - Tạm ứng ± Khấu trừ, truy lĩnh
Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng sản phẩm như sau:
TK 6221: chi phí nhân công trực tiếp
TK 6222: chi phí nhân công thuê ngoài.
Chứng từ sử dụng
Bảng thanh toán tiền lương
Phiếu nghỉ hưởng BHXH
Bảng thanh toán BHXH
Sổ sử dụng và quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Bảng phân bổ tiền lương, thưởng và BHXH.
Sổ chi tiết đối tượng TK 6221- chi phí nhân công trực tiếp
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 622.
Quy trình hạch toán như sau:
Trước tiên tại các tổ: tổ trưởng các tổ có trách nhiệm tính công, theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ ốm, nghỉ phép của từng người. Cuối tháng các tổ chuyển các bảng chấm công và chứng từ liên quan cho kế toán xí nghiệp. Kế toán các xí nghiệp sẽ tính lương, thưởng, phụ cấp và BHXH cho các tổ trong toàn xí nghiệp mình phụ trách, sau đó chuyển lên cho kế toán tiền lương tại phòng kế toán để tập hợp và tính lương cho toàn công ty.
Sau khi được thủ trưởng duyết, kế toán thực hiện thanh toán tiền lương cho từng xí nghiệp. Sau đó tại các xí nghiệp, kế toán sẽ thực hiện thanh toán cho các tổ, công nhân theo Bảng thanh toán tiền lương của tháng.
Tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ các chứng từ trên đồng thời với Bảng phân bổ tiền lương và BHXH ( biểu 1.8) kế toán vào sổ chi tiết đối tượng TK 6221( biểu 1.9) mở tại các xí nghiệp cho từng sản phẩm, các sổ nhật ký chung ( biểu 1.10) và sổ cái TK 622, kế toán cũng phản ánh các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương vào sổ cái TK 6221( biểu 1.11), cuối quý kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết TK 6221 để ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ( biểu 1.12).
Cuối quý 4 kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm của sản phẩm “ Vỏ lọc bụi Uông Bí” là 207.733.217 đ. Kế toán hạch toán như sau:
+ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 6221( Vỏ lọc bụi Uông Bí): 207.733.217 VNĐ
Có TK 334 : 207.733.217 VNĐ
+ Trích các khoản theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nợ TK 6221( Vỏ lọc bụi Uông Bí) : 2.044.704 VNĐ
Có TK 338 : 2.044.704 VNĐ
Trong đó TK 3382: 4.154.664 VNĐ
TK 3383: 14.371.800 VNĐ
TK 3384: 1.916.240. VNĐ
Tổng phát sinh của TK 622 là tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 209 777 921 VNĐ
Có TK 621 ( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 209 777 921 VNĐ
Hạch toán chi phí sản xuất chung
· Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
TK 6271: Chi phí nhân viên xí nghiệp
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí công cụ, dụng cụ
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Sổ sử dụng
Sổ chi tiết đối tượng các tài khoản chi phí sản xuất chung
Sổ cái các tài khoản chi phí sản xuất chung
Bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất chung
Sổ nhật ký chung.
Hạch toán phân bổ chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn xí nghiệp theo từng tài khoản chi tiết của TK 627. Vào cuối mỗi tháng, kế toán xí nghiệp thông qua phần mềm kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho các sản phẩm. Tại Công ty chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản phẩm theo tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu chính.
Chi phí nguyên vật
Chi phí SX Tổng chi phí liệu chính sản phẩm A
chung phân bổ = sản xuất chung x
cho SP A cần phân bổ Tổng chi phí nguyên vật liệu
chính trong cả tháng
Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ
Hạch toán chi phí nhân viên xí nghiệp
Tiền lương của nhân viên quản lý xí nghiệp được tính trên cơ sở lương cơ bản ( lương gián tiếp ) và hệ số lương.Mức lương Công ty đang áp dụng chung cho khối gián tiếp dựa theo mức lương bình quân của cả Công ty là 1.100.000 đ/ tháng ( với hệ số lương là 1 và 26 ngày công/ tháng).
Ngoài ra còn các khoản phụ cấp khác như: Thưởng thi đua ( 20 % lương cấp bậc); Phụ cấp trách nhiệm; Lương nghỉ lễ, nghỉ phép,.. tính theo lương thời gian và các phụ cấp khác. Công thức như sau:
1.100.000 x Số ngày làm việc x HSL
Lương gián tiếp =
26
Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số PCTN x 450.000
Lương Lương Phụ
Tổng lương = gián + thời + Thưởng + cấp các
tiếp gian loại
Thực lĩnh = Tổng lương - BHXH, BHYT
Trong đó: BHXH, BHYT trừ trực tiếp vào lương của nhân viên là 6% LCB
Còn lĩnh = Thực lĩnh – Tạm ứng ± Khấu trừ, truy lĩnh.
Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ hạch toán tiền lương như Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ( biểu 1.13) cho phí sản xuất chung kế toán sẽ tiến hành phản ánh vào sổ Nhật ký chung ( biểu 1.14), sổ cái TK 627 ( biểu 1.15), TK 334,…và sổ chi tiết đối tượng TK 6271( tương tự như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp). Cuối quý, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản mở cho TK 6271(biểu 1.16) – chi phí nhân viên phân xưởng.
Tổng phát sinh của TK 6271 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 126 880 194 VNĐ
Có TK 6271( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 126 880 194 VNĐ
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Các nghiệp vụ về NVL xuất dùng cho xí nghiệp khi phát sinh đều được phản ánh vào sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 627 và sổ chi tiết đối tượng mở cho TK 6272.Cuối quý kế toán lập bảng tổng hợp chi tiêt tài khoản mở cho TK 6272 ( biểu 1.17). Cách ghi sổ và tính giá NVL xuất dùng cho xí nghiệp cũng tương tự như xuất dùng cho trực tiếp sản xuất.
Tổng phát sinh của TK 6272 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 118 429 320 VNĐ
Có TK 6272( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 118 429 320 VNĐ
Hạch toán chi phí công cụ-dụng cụ
Chi phí về công cụ dụng cụ tại Công ty gồm chi phí về đồ dùng bảo hộ lao động ( quần áo bảo hộ, găng tay,…), đá mài, đe, búa, băng dính điện, ổ cắm điện, …
Việc hạch toán công cụ, dụng cụ tại Công ty được thực hiện tương tự như công tác hạch toán NVL. Khi có hoá đơn mua công cụ, dụng cụ cùng với lượng CCDC cần nhập kho thủ kho sẽ lập phiếu nhập kho, vào thẻ kho ( theo dõi riêng cho công cụ, dụng cụ); khi có nghiệp vụ xuất kho thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho giống như với NVL. Công cụ, dụng cụ sẽ được theo dõi chi tiết trên Sổ chi tiết đối tượng mở cho TK 153 cuối kỳ thủ kho lập Bảng kê xuất vật tư, công cụ dụng cụ. Đồng thời với theo dõi chi tiết, kế toán cũng phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến công cụ, dụng cụ vào sổ nhật ký chung, các sổ cái tài khoản liên quan như sổ cái TK 153, sổ cái TK 627, …. Cuối quý, kế toán sẽ lập Bảng tổng hợp chi tiết TK 6273( biểu 1.18).
Tổng phát sinh của TK 622 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 116 149 091 VNĐ
Có TK 6273( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 116 149 091 VNĐ
Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Công ty thực hiện tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Công ty tính và phân bổ khấu hao vào sản phẩm theo từng tháng. Cụ thể cách tính như sau:
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm.
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng =
12
Tài sản cố định tăng ( hoặc giảm ) trong tháng này thì tháng sau mới tính tăng ( giảm ) khấu hao. Cụ thể:
Mức khấu Số khấu Số khấu Số khâu
hao = hao tháng + hao tăng - hao giảm
trong tháng trước tháng này tháng này
Theo cách này, căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước và mức tăng giảm khấu hao tháng này kế toán xí nghiệp sẽ tính ra được mức khấu hao tháng này, sau đó dùng tiêu thức phân bổ như trên phân bổ cho từng sản phẩm trong xí nghiệp mình, cuối cùng kế toán TSCĐ sẽ tập hợp và phản ánh vào các sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản liên quan và cuối quý sẽ lập ra Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản cho TK 6274 ( biểu 1.19) và bảng Tổng hợp khấu hao TSCĐ toàn công ty ( biểu 1.20).
Tổng phát sinh của TK 6274 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 7 460 734 VNĐ
Có TK 6274( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 7 460 734 VNĐ
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty bao gồm các chi phí về điện, nước, điện thoại, chi phí vận chuyển hàng hoá, vật tư,… Định kỳ vài ngày, kế toán tập hợp các hoá đơn dịch vụ trên để viết phiếu chi. Sau đó, căn cứ vào các phiếu chi kế toán tiến hành vào các nhật ký chung và các sổ cái tài khoản liên quan, sổ chi tiết đối tượng mở cho các tài khoản chi phí, … cuối quý sẽ lập ra Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản cho TK 6277 ( biểu 1.21)
Tổng phát sinh của TK 6277 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 8 323 180 VNĐ
Có TK 6277( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 8 323 180 VNĐ
Hạch toán chi phí bằng tiền khác
Tại Công ty các chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí còn lại ngoài các khoản chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, giao dịch của toàn phân xưởng hoặc tổ sản xuất.
Hàng tháng kế toán sẽ tập hợp các khoản chi phí này, phản ánh vào nhật ký chung và các sổ chi tiết, sổ cái tài khoản liên quan, cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ cho các sản phẩm. Cuối quý kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản mở cho TK 6278 ( biểu 1.22 )
Tổng phát sinh của TK 622 cuối kỳ kết chuyển sang TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo bút toán:
Nợ TK 154( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 24 089 121 VNĐ
Có TK 6278( Vỏ lọc bụi Uông Bí-quý 4): 24 089 121 VNĐ
III. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm
1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm làm dở ở Công ty là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo nằm trên dây chuyền công nghệ sản xuất chưa hoàn thành, chưa bàn giao tính vào khối lượng thanh toán như: thép mới được cắt thành phôi, bộ phận thành phẩm hoàn thành nhưng chưa qua lắp ráp, …
Để tính được khối lượng hoàn thành trong tháng, kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Chi phí sản phẩm làm dở ở Công ty được xác định theo hai phương pháp:
Cuối các tháng trong năm theo chi phí định mức
Cuối năm theo chi phí sản xuất thực tế.
Cách tiến hành
Vì kỳ tính giá thành sản phẩm tại Công ty là hàng th áng, nên hàng tháng ở phòng kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức, mỗi sản phẩm đều có những định mức khác nhau .
Kế toán lập Biên bản kiểm kê sản phẩm làm dở ( biểu 1.23)
Vào thời điểm cuối năm, khi sắp kết thúc một niên độ kế toán, Công ty thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đánh giá lại toàn bộ về tình hình lao động vật tư. Nhiệm vụ của kiểm kê là xác định giá trị còn lại của thành phẩm và các chế phẩm làm dở dang đang nằm trên dây chuyền công nghệ tại các xí nghiệp. Việc đánh giá giá trị dở dang của các sản phẩm lúc này dựa vào định mức của các sản phẩm và phương pháp sản lượng ước tính tương đương. Theo phương pháp này ta có:
Tổng
chi phí SPDD cuối kỳ
=
Khối lượng SPDD cuối kỳ
(đã quy đổi ra thành phẩm)
x
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ
Khối lượng SP hoàn thành
+
Khối lượng SPDD cuối kỳ (đã quy đổi ra thành phẩm)
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ
=
Chi phí dở
dang đầu kỳ
+
Chi phí phát
sinh trong kỳ
Khối lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm
=
Khối lượng SPDD cuối kỳ
x
Tỷ lệ hoàn thành quy đổi
Tỷ lệ hoàn thành quy đổi là tỷ lệ do nhân viên của phòng kỹ thuật tính toán và ghi trong Biên bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang.
Ví dụ: Trong công trình Vỏ lọc bụi Uông Bí ta có khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 24519kg và tỷ lệ hoàn thành quy đổi là 80%
Ta có:
Khối lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm
=
24519
x
80%
=19615,2 kg
Tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong kỳ
=
369584244
+
1343656577
= 1713240821 VNĐ
Tổng
chi phí SPDD cuối kỳ
=
19651,2
x
1713240821
=188317934,3 VNĐ
158800
+
19651,2
2. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tài khoản sử dụng
Để tập hợp các chi phí phát sinh cho sản phẩm, Công ty sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này được mở để theo dõi chung cho các sản phẩm.
Sổ sử dụng
Các sổ được sử dụng để hạch toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là: sổ chi tiết đối tượng TK 154, sổ cái TK 154( biểu 1.24), TK 155, các sổ cái liên quan khác và Sổ nhật._.