Lời nói đầu
Tập hợp chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng. Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, lao động, thiết bị, trình độ tổ chức, công
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ Khí và Thương Mại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ sản xuất sản phẩm, là cơ sở để đáng giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thông tin là tất yếu, trên cơ sở những thông tin chính xác về chi phí và giá thành, nhà quản trị có thể đưa ra được những chiến lược hạ giá thành phù hợp.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải không ngừng được hoàn thiện và phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, qua thời gian thực tập tại Công ty Cơ khí và Thương Mại Hải Phòng , em đã chọn đề tài: “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyCơ Khí và Thương Mại Hải Phòng ”. Hiện nay, công tác này tại Công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, qua báo cáo thực tập , em mong được góp phần nhỏ bé của mình nhằm hoàn thiện thêm công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Báo cáo gồm ba phần chính:
Phần I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phần II: Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Khí và Thương Mại Hải Phòng.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và Thương Mại Hải Phòng.
Báo cáo này được hoàn thành với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cơ Khí và Thương Mại Hải Phòng. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, những nhận thức về lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế, do vậy báo cáo vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để báo cáo được hoàn thiện hơn.
em xin chân thầnh cảm ơn
phần I
một số vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doah nghiệp sản xuất
I.Một số vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
I.1.Khái niệm và phân loại chi phí.
Chi phi sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kì nhất định.
chi phi sản xuất trong Doanh nghiệp chỉ bao gồm chỉ những chi phí trực tiếp sản xuất sản phẩm và các chi phí trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi phân xưởng bộ phận sản xuất(không bao gồm chi phí quản lý Doanh nghiệp)
I.1.1.Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất gồm nhiều koản chi có nội dung tính chất công dụng và mục đích khác nhau ,chi phí phát sinh ở nhiều bộ phận khác nhau.Để phục vụ yêu cầu hạch toán quản lý chi phí ,chi phi sản xuất trong Doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
I.1.1.1.Phân loại theo nội dung kinh tế.
Những chi phí chi ra theo cùng nội dung,tính chất kinh tế được xếp vào một loại không phân biệt những chi phí đó phát sinh ở đâu vận động ra sao,theo tiêu thức này chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố sau.
CPNVL trực tiếp:là toàn bộ chi phí về đối tượng lao động như ,nguyên vật liậu chính,nguyên vật liệu phụ,phụ ùng tahy thế,thiết bị xây dưng cơ bản...
Chi phi nhân công:Bao gồm toàn bộ tiền lương,phụ cấp và các khoản trích theo lương theo chế dộ quy định của toàn bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp.
Chi phí BHXH,BHYT,KPCĐ:Phản ánh phần BHHX,BHYT,KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp và gián tếp sản xuất sản phẩm
Chi phí khấu hao TSCĐ:Là tổng số trích khấu hao trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài:Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất như ,điện, nước,điện thoại...
Chi phí khác bằng tiền:Là toàn bộ chi phí bằng tiền doanh nghiệp chi ra để phục vụ hoạt động ngoài các yếu tố chi phí kể trên.
I.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất bao gồm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Là toàn bộ chi phí về đối tương lao động,như NVL chính,NVLphụ,nguyên liệu phụ tùng thay thế,vật liệu xây dựng cơ bản...sử dụng trực tiếp chế tạo sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp:là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩmvà các khoản phụ cấp ,các khoản phải trích theo lương tính vào chi phí sản xuất theo chế đọ quy định.
Chi phí sản xuất chung:Là toàn bộ các khoản chi phí cần thiết khác để sản xuất ản phẩm,ngoài chi phí NVLTT,CPNC trực tiếp phát sinhtrong phạm vi phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng;Là toàn bộ tiền công ,tiền lương ,phụ cấp và các khoản trích theo lương theo chế độ quy định của nhân viên phân xưởng và quản lý phân xưởng.
Chi phí vật liệu:Là những khoản chi phí về nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng và hoạt động chung của phân xưởng.
Chi phí khâu hao TSCĐ:là toàn bộn số khâu hao phải trích của các tài sản cố định sử dụng tại phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài:Là toàn bộ chi phí phải trả cho các cho các đơn vị khác do doanh nghiệp nhận cung cấp dịch vụ từ bên ngoài phục vụ cho sản xuất và quản lý phân xưởng sản xuất.
Chi phí khác bằng tiền:Là toàn bộ các khoản chi phí khác bằng tiền phục vụ cho phân xưởng sản xuất ngoài các khoản chi phí khác như trên.
I.1.1.3.Phân loại chi phí sản xuát theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí.
Theo tiêu thức này chi phí bao gồm.
Chi phí trực tiếp:là những chi phí sản xuất liên quan đến việc một loại sản phẩm ,công việc ,hợp đồng.
Chi phí gián tiếp:Là những chi phí liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm.
I.2.Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm.
I.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là nhữnh chi phí sản xuất tính cho một đợn vị khối lượng hoặc một đợn vị sản phẩm đã hoàn thành.
I.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm.
I.2.2.1.Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành.
Theo tiêu này phân loại giá thành gồm 3 lọai.
Giá thành kế hoạch:Là giá thành được tính trưen cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch ,sản lượng được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm ,do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện.
Giá thành định mức:Là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
Giá thành thực tế:Là giá thành giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phất sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã phát sinh trong kỳ.
I.2.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm theo phậm vi thanh toán.
Theo cách này giá thành sản phẩm gồm 2 loại.
Giá thành sản xuất :Là giá thành công xưởng của sản phẩm ,bao gồm các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm được tính giá thành cho sản phẩm ,công việc lao vụ hoàn thành bao gồm ,CPNVLTT,CPNCTT,CPSX chung.
Giá thành toàn bộ:Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đén việc sản xuất và tieu thụ sản phẩm gồm ,chi phí sản xuất ,chi phí quản lý ,chi phí bán hàng tính cho sản phẩm đó.
chi phí
QLDN
chi phí
bán hàng
Giá thành
Toàn bộ
Giá thành toàn bộ được tínhtheo công thức:
giá thành
sản xuất
+
+
=
I.3.Vai trò nhiệm vụ và các nguyên tắc của kế toán trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
I.3.1.Vai trò và nhiệm vụ của kế toán.
Kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin vế tài sản và vận động của tài sản trong đơn vị nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính xẩy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.Với những yêu cầu,trách nhiệm công tác kế toán giá thành cần những nhiệm vụ sau.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ,đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành thích hợp.
Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính gía thành .
Cung cấp kịp thời các số liệu,thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và giá thành thực tế cho nhà quản trị doanh nghiệp .
Định kỳ lập báo cáo về giá thành sản phẩm và tham gai phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đề xuất biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm.
I.3.2.Các nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận chi phối đến toàn bộ công tác kế toán của đơn vị. Các nguyên tắc cơ bản này được biểu hiện rõ nét nhất trong kế toán chi phí và giá thành sản phẩm, đặc biệt là các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc giá phí (giá gốc):Tài sản hình thành từ quá trình sản xuất chính là các thành phẩm và giá trị của chúng là giá thành được tính toán với các chi phí phát sinh tực tế ,chi phí cáu thánhản phẩm gồm,CPNVLTT,CPNCTT,CPSXC,đã được tập hợp .Cuối kỳ kế toán căn cứ vào tài liệuvề các khoản chi phí thực tế đó để tích giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp thích hợp .
Nguyên tắc nhất quán: Công tác kế toán tính giá thành sản phẩm bao gồm các việc tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành,đánh giá sản phẩm dở dang và cuối cùng là tính giá thành sản phẩn hoàn thành.Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phải phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp ,thống nhất với phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ và nhất quán từ kỳ nay sang kỳ khác.
Nguyên tắc phù hợp: Các giá trị có liên quan trong việc tạo ra các khoản doanh thu của một thời kỳ là các chi phí của kỳ đó.Tính giá thành sản phẩm hoàn thành chính xác,hợp lý xẽ góp phần xác định chính xác giá vốn hàng bán làm cho nó tương ứng với doanh thu trong kỳ.Để đạt được nhưỡng mục tiêu trên thì việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với tường doanh nghiệp là điều kiện đầu tiên
Nguyên tắc khách quan:Phương pháp tính giá thành được chủ quan nhưng trên các điều kiện về đặc điểm của doanh nghiệp.Về việc tính giá thành cũng được tiến
hành theo các tài liệu chi phí thực tễ phát sinhtrong kỳ taị các bộ phận.Hay phát sinh sản xuất trực tiếp với một bộ phận kiểm tra,giám sát chặt chẽ hay các định mức kỹ thuật do đó vè nguyên tắc thì giá thành sản phẩm là khách quan.
I.4.Thông tin kế toán về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả đầu tư ,tiết kiệm chi phí .
I.4.1.Sự cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của của sản phẩm trong doanh nghiệp.
Nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ,các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải luôn bán sát các yêu cầu,chất lượng sản phẩm cao và hạ giá thành sản phẩm.Để đạt được những mục tiêu này các doanh nghiệp phải kết hợp nhiều giả pháp kinh tế kỹ thuật trong đó phải đặc biệt chú trọng công tác quản lý về giá thành.
Trong cơ chế bao cấp trước kia, nếu như mọi hoạt động của daong nghiệp điều do nhà nước chỉ đạo qua các chỉ ntiêu định mức sản xuất.Nhà nước phân bổ nguyên liệu đầu vào và bao tiêu đầu ra doanh nghiệp trở lên thụđộng kém nhậy bén sáng tạo thì việc tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ là khâu điều chỉnh số liệu về chi phí và tính toán giá thành sao cho phù hợp với chỉ tiêu trên giao cho .
Khi chuyển sdang cơ chế thị trường.Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng các doanh nghiệp tự chủ hơn ,phải luôn linh hoạt sáng tạo trong tổ chức hoạt đọng kinh doanh từ khâu tìm nguồn lực đầu vào đến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm mới có được chỗ đướng trên thị trường.Trong các điều kiện như vậy vai trò của luồng thông tin tài chính,dịch vụ,trong đó thông tin về chi phí và tính giá thành sản phẩm là rất quan trọng.Thông tin kịp thời xác thực xẽ giúp cho các nhà quản lý Doanh Nghiệp có được chiến lược kinh doanh đúng đắn ,lựa chọn quyết định các bước đi cho Doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
I.4.2.Giá thành sản phẩm và mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
Mục tiêu trước mắt và mục tiêu nâu dài của doanh nghiệp là không chỉ sản xuất sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu thị trường ngày càng cao,mà không ngừng tìm mọi biện pháp để hạ thấp giá thành sản phầm nhằm thu được lợi nhuận nhất.Vấn đề hạ giá thành sản phẩm đi đôi với việc tìm kiếm chi phí là chiến lược hàng đầu và công tác thường xuyên của công tác quản lý giá thành trong doanh nghiệp .Các nhiệm vụ cơ bản theo mục tiêu là.
Căn cứ vào tình hình tổ chức sản xuất ,quy trình cônh nghệ và nhất là yêu cầu cụ thể của thông tin kế toán phục vụ cho công tác phân tích đánh giá ,giá thành sản phẩm.
Xây dựng các quy trình luân chuyển chứng từ cho công tác kiểm tra,kiễm soát sự di chuyển giá trị của các nguồn lực đầu vào đặc biệt là đối với các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn.
Hạ thấp giá thành phải xuất phát từ những yếu tố cấu thành sau.
Tiết kiểm chi phí NVL:Nhằm tránh tình trạng thất thoát,lãng phí bằng cách xây dựng hệ thống định mức chi phí NVL hợp lý nhất để kiểm soát mục tiêu này.Đảm bảo khâu dự trữ cho sản xuất không quá nhiều hay quá thiếu để không chỉ quá trình sản xuất được liên tục mà còn tiết khiệm được những chi phí không cân thiết trong quá trình thu muavà có những loại vật tư thay thế phù hợp
Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp :Khoản mục này trực tiếp liên quan đến quyền lơị người lao động,đặc biệt nếu không lưu ý các biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động sẽ có thể gây hiện tượng tiêu cực tư phía những con người trong doanh nghiệp,Khoản mục này cần được tổ chức theo hướng khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hăng say lao động từ đó tiết kiệm thời gian lao động cũng có nghĩa tiết kiệm chi phí lao động.
Tiết kiệm chi phí sản xuất chung:Chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.Do tính chất phức tạp vầ đa dạng của khoản mục này nên việc kiểm soát nó phải bảo đảm thủ tục xét duyệt và chứng từ hợp lệ để giảm đi những chi phí không cần thiết.Để tiết kiệm chi cố định thì tăng sản lượng sản xuất cũng sẽ hạ giá thành sản phẩm.
Trong công tác kế toán chi phí và giá thành cần phải lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý.Phân bổ theo các khoản mục đúng giá trị đúng kỳ đảm bảo nguyên tắc tính đúng đủ.
Hệ thống sổ sách chứng từ được mở đủ chi tiêu của thông tin để khi cần cung cấp đánh giá là có ngay công tác quản lý.
Luôn kiểm tra tình hình thực hiện ké hoạch giá thành phát hiện khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp cho việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
I.5.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .
Đối tượng tập hợp chi phí:Là phạm vi sản xuất để tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí cụ thể phải dựa vào và cân nhắc những yếu tố sau.
Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
Quy trìng công nghệ sản xuất ,cấu tạo sản phẩm.
Đặc điểm sản phẩm (đặc tính kỹ thuật,đặc điểm sử dụng…).
Yêu cầu quản lý kiểm tra,kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán nội bộ của doanh nghiệp .
Tuỳ thuộc vào đặc điểm và tình hình yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là .
Từng giai đoạn công nghệ sản xuất ,từng quy trình công nghệ,từng phân xưởng.tổ,đội…,từng nhóm sản phẩm ,sản phẩm ,chi tiết sản phẩm ,từng đơn đặt hàng.
Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm .
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm,công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính tổng giá thành đơn vị, xác định đôi tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán phải căn cứ vào.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Quy trình công nghệ sản xuất,chế tạo sản phẩm .
Yêu cầu quản lý,cung cấp thông tin các quyết định của nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Khả năng và trình độ bộ máy kế toán.Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất quy trình công nghệ sản phẩm khác nhau nên đối tượng tính giá thành cũng khác nhau.
Nếu doanh nghiệp sản xuất theo kiểu đơn chiếc đối tượng tính giá thành là sản phẩm công viêc hình thành.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì tường sản phẩm tương đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành.
Với quy trình công nghệ giản đơn đối tượng tính giá thành có thể là một sản phẩm hoàn thành của quá trình công nghệ.Với quá trình phức tạp kiểu song song đối tượng tính giá thành có thể là một bộ phận,chi tiết sản phẩm hay sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà đối tượng tính giá thành có thể là chi tiết hay tộng hợp
Bên cạnh việc xác định đúng đối tượng tính giá thành,kế toán cần phải xác định kỳ tính gía thành và đơn vị giá thành sao cho phù hợp.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính gái thành cho các đối tượng tính giá thành.Kỳ tính giá thành phải được xác định phù hợp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất để tổ chức công tác kế toán giá thành được khoa học,hợp lý ,đảm bảo khối lượng thông tin về giá thành sản phẩm kịp thời cho công tác quản trị doang nghiệp.
Đơn vị tính giá thành là đơn vị được thừa nhận trong lền kinh tế quốc dân.
II.Tổ chức kế toán và tổng hợp chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất.
II.1.Hạch toán chi phí NVL trực tiếp.
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL chính,vật liệu phụ,nhiên liệu…được dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt(phân xưởng,bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm,loại sản phẩm…)thì hạch toán trực tiếp cho tường đối tượng đó.Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.Công thức phân bổ :
x
=
Tỷ lệ ( hệ số) phân bổ
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Chi phívật liệu phân
bổ cho từng đối ttượng
Tỷ lệ (hệ số)
phân bổ
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Trong đó:
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Tiêu thức phân bổ NVL chính thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao,theo hệ số theo trọng lượng,số lượng sản phẩm…Ngoài các tiêu thức trên,khi phân bổ nguyên vật liệu phụ,nhiên liệu có thể chọn thêm tiêu thức phân bổ là phân bổ theo nguyên vật liệu chính.
Để tính toán tập hợp chi phí nguyên vật liêu trược tiếp,kế toán cần chú ý kiểm tra xác định số nguyên vật liệu đã nhưng cuối kỳ chưa sủ dụng hết và giá trị của phế liệu thu hồi(nêu có)để loại ra khỏi chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ.
-
-
=
Trị giá phế liệu thu hồi
Trị giá NVL còn
lại CK chưa sử dụng
Trị giá xuất
đưa vào sử dụng
Chi phí thức tế
NVL Trong kỳ
II.1.1.Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản chi phí NVLtrực tiếp ,kế toán sử dụng tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Tài khoản nàyđược mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí(phân xưởng,bộ phận sản xuất,sản phẩm,nhóm sản phẩm…)
Bên nợ:Trị giá thực tế nguyên liệu,vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ,dịch vụ.
Bên có: -Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu,vật liệu thực sự sủ dụng cho sản xuất,kinh doanh trong kỳ vào các tài khoản có liên quan để tính giá thành sản phẩm,dịch vụ lao vụ.
TK 621 không có số dư cuối kỳ.
II.1.2.Trình tự hạch toán.
II.1.2.1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho,phiếu nhập kho,căc cứ vào các hoá đơn mua và các chứng từ trả tiền liên quan…
Hạch toán chi phí nguyên vật trực tiếp có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1:Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK152 TK621 TK152
(1) (6)
TK411 TK154
(2) (7)
TK 154
(3)
TK311,336,338…
(4)
TK 111,112,331…
(5a)
(5) TK 133
Xuất kho nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
Vật liệu nhận cấp phát,nhận liên doanh chưa nhập kho sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
Vật liệu tự sản xuất hay thuê ngoài gia công sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm.
(4)Vật liệu vay mượn không nhập khomà sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
(5) Vật liệu mua ngoài không nhập kho mà sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm.
(5a) Giákhông có thuế.
(5b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ nấu có.
(6) Vật liệu dùng không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau.
(7) Kết chuyển chi nguyên vật liệu trực tiếp.
Lưu ý:Bút toán (5) được ghi như trên nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Còn nếu đơn vị tính thuế GTGT thoe phương pháp trực tiếp thì but toán này được ghi như sau.
Nợ TK 621 Giá đã có thuế GTGT.
Có TK 111,112,331.
Nếu giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng sẽ được kế toán ghi vào đầu kỳ bằng bút toán.
Nợ TK 621
Có TK 152 :Giá trị thực tế xuất dùng không hết kỳ trước.
II.1.2.2.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ,các chi phí được phản ánh trênTK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng ngyuên vật liệu mà ghi mà ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán,sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi trên đường.
Hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp theo sơ đồ sau.
Sơ đò 2:Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(Theo phương pháp kiểm kê định kỳ.)
TK 331,111,112… TK611(6111) TK 621 TK 631
(2) (4) (5)
TK 151,152
(3)
(1)
(1),(3) Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu chưa sử dụng đầu kỳ,cuối kỳ.
(2) Giá trị vật liệu tăng trong kỳ.
Giá trị nguyên vật liệu dung chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ.
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
II.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân conng trực tiếp la những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm,trực tiếp thực hiện công tác lao vụ,dịch vụ như tiền lương chính tiền lương phụ và các khỏan phụ cấp có tính chất tiền lương.Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH,BHYT,KPCĐ,do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
II.2.1.Tài khoản sử dụng: Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp,kế toán sử dụnh TK 622 chi phí nhân công trực tiếp.Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK622
Bên nợ :Khi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh.
Bên có :Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành.
TK 622 không có số dư.
II.2.2 .Trình tự hạch toán.
Căn cứ vào bẳng chấm công ,bảng thanhn toán tiền lương,tiền thưởng,bảng thanh toán BHXH… Kế toán tiến ành ghi sổ theo trìng tự sau.
Sơ đồ 3:Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế phá sinh tính vào chi phí.
Trích trước lương phép,lương ngừng việc của công nhân sản xuất .
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
II.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung baom gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.Đay là những chi phí phát sinh trong phậm vi phân xưởng,bộ phận sản xuất của doanh nghiệp .
II.3.1.Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung,kế toán sủ dụng TK627-Chi phí sản xuất chung.Mở chi tiết theo từng phân xưởng,bộ phận sản xuất ,dịch vụ.
Bên nợ:Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có :
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản chung vào chi phí sản xuất.
TK 627 không có số dư do đã kết chuyển hay đã phân bổ hết cho các loại sản phẩm dịch vụ,lao vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản:
+ TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng .
+ TK 627.2: Chi phí vật liệu.
+ TK 627.3: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
+ TK 627.4: Chi phí khâu hao TSCĐ.
+ TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 627.8: Chi phí khác bằng tiền.
Ngoài ra,tuỳ theo yêu cầu quản lý của tường doanh nghiệp,từng ngành ,TK627 có thể mở thêm một số tiểu khoản khác để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí.
II.3.2.Trình tự hạc toán.
Căn cứ vào các chứng từ liên quan,kế toán tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung theo trình tự sau.
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.
TK 331,338… TK627 TK 111,112,152…
(1) (6)
TK 152,153 TK 154,631
(2) (7)
TK142,335
(3)
TK 214
(4)
TK 111,112,311…
(5a)
(5) TK 133
(5b)
(1) Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu,dung cụ
Chi theo dự toán(chi phí trả trước ,trích trước)
Chi phí khâu hao TSCĐ
Chi phí dịch vị mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
(5a) Giá chưa có thuế
(5b) Thuế GTGT nếu có
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Phân bổ (hoặc kêt chuyển) chi phí sản xuất chung.
Lưu ý:Bút toán (5) được ghi như trên nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Còn nếu đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì bút toán này được gi như sau.
Nợ TK 627 Giá đã có thuế.
Có TK 111,112,331
II.3.3.Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung.
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm,lao vụ,dịch vụ trong phân xưởng mà ngay từ đầu không thể hạch toán cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất,vì vậy cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp.Doang nghgiệp có thể lựa chọn một trong các tiêu thức phân bổ sau.
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nghuyên vật liệu chính.
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương của công nhân sản xuất.
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo giừ công của công nhân sản xuất .
Tổng tiêu thức phân bổ của tường đối tượng
+ Phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí trực tiếp.
x
Mức CPSXC phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng CPSXC cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
II.4.Hạch toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp.
II.4.1.Tài khoản sử dụng.
Tài khoản kế toán sử dụng: Để kế toán chi phí toàn doanh nghiêp phụ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp áp dụng.
Nếu doanh nghiệp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thương xuyên,kế toán sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để tập hợp chi phí sản xuất trong toàn doang nghiệp phục vụ việc tính giá thành sản phẩm và dịch vụ.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 154.
Bên nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).
Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành
Phương pháp kế toán.
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
(theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK621 TK154 TK 138,152,811…
(1) (4)
TK622 TK155
(2) (5)
TK627 TK157
(3) (6)
TK632 (7)
Cuối kỳ:
(1).Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành.
(2).Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng tính giá thành.
(3).Kết chuyển chi phí sãnuất chung cho các đối tượng tính giá thành.
(4).Phản ánh các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng phát sinh trong kỳ sản xuất.
(5).Nhập kho thành phẩm từ bộ phận sản xuất theo giá thành thực tế.
(6).Xuất thành phẩm gưidr đi bán từ bộ phận sản xuất theo giá thành thực tế.
(7).Kết chuyển giá thành sản phẩm xuất bán trực tiếp từ bộ phận sản xuất ,của dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ.
Nếu doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ,kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”
TK 631 được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất...) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ... của cả bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công chế biến... Được hạch toán vào TK 631 bao gồm ba loại chi phí sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 631:
Bên Nợ:
Giá trị của sản phẩm dở dang đầu kỳ
Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm.
Bên Có:
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154.
Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí từ sản xuất.
TK 631 cuối kỳ không có số dư.
Phương pháp kế toán
Sơ đồ 6 : Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất
(theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
(1)
TK621 TK631 TK 111,112,138…
(2) (5)
TK622 TK154
(3) (6)
TK627 TK632
(4) (7)
(1), (6) Kết chuyển giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
(2) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(4) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung
(5) Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí (nếu có)
(7) Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp.
III.Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trìng sản xuất.Theo nghĩa rộng,sản phẩm dở dang bao gồm bán thành phẩm và sản phẩm đang chế tạo dử dang.Để tính được giá thành sản phẩm,tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất,quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau.
III.1.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính.
Theo phương pháp này,toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm.Do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính mà thôi.
Toàn bộ giá trị VL xuất dùng
Số lượng SPDD cuối kỳ
Giá trị VL chính nằm trong SPĐ
=
x
x
Số lượng SP dơ dang
Số lượng SP
hoàn thành
Phương pháp nà._.y chỉ áp dụng tronh những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành.
III.2.Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến (gồm chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung), còn các chi phí nguyên vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Toàn bộ giá trị vật liệu chính xng
Số lượng SPDD cuối kỳ(không quy đổi)
Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD
Số lượng sản phẩm hoàn thành
+
x
=
Số lượng sản phẩm DD(không quy đổi)
Tổng chi phí chế biến
Từng loại
Chi phí chế biến nằm trong SPDD (theo từng loại)
Số lượng SP tương đương
x
=
Số lượng SP tương đương
Số lượng SP
hoàn thành
+
Số lượng SP tương đương
Trong đó:
Mức độ
hoàn thành
x
=
Số lượng SP DD
Mức độ hoàn thành của sản phẩm do doanh nghiệp tự xác định thông qua các thông số kỹ thuật hoặc qua kinh nghiệm.
III.3.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến.
Giá trị SPDD
chưa hoàn thành
Giá trị NVL chính nằm trong SPDD
50% chi phí chế biến
Để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với
thành phẩm.
=
+
III.4.Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch
Căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang...
IV.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm chủ yếu.
Việc tính toán,xác định giá thành sản phẩm theo các chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm,được thực hiện trên các bảng tính gia thành (hoặc thẻ tính giá thành )bảng tính giá thành sản phẩm được mở cho tường đối tượng tính giá thành và theo từng kỳ tính giá thành.
Mẫu 19-DN bảng tính giá thành
Tháng ... năm ...
Tên sản phẩm……;Sản lượng:...
Khoản mục
Chi phí
Giá trị SP
DD đầu kỳ
CPSX PS
trong kỳ
Giá trị SP
DD cuối kỳ
Tổng giá
thành SP
Giá thành
đvsp
1.CPNVLTT
2.CPNCTT
3.CPSXC
Cộng
Phươngpháp tính giá thành sản phẩm là những phương pháp kỹ thuật,sử dụng số liệu về chi phí sản xuất dơ dang đầu kỳ,chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ,chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, khối lượng sản phẩm hoàn thành.Để tính tổng giá thành và tính giá thành đơn vị cho các sản phẩm,dịch vụ hoàn thành.Để tính giá thành sản phẩm doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp các phương pháp kỹ thuật tính toán khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất,tính chất của sản phẩm và vào yêu cầu hạch toán yêu cầu quản lý sản xuất của doanh nghiệp .
IV.1.Phương pháp tính giá thành trực tiếp .
Phương pháp tính giá thành trực tiếp áp dụng để tính giá thành cho những sản phẩm công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn và kép kín,chù kỳ sản xuất ngắn và liên tục,đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sản xuất và đối tượng tính giá thành tương đối phù hợp,kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp với kỳ kế toán.
Theo phương này giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất dơ dang đầu kỳ,chi ,phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
+
-
CSXPS trong kỳ
Chi phí SXDD cuối kỳ
Chi phí SXDD
đầu kỳ
Giá thành đơn vị SP
=
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
IV.2.Phương pháp tính giá thành theo hệ số .
Phương pháp hệ số được áp dụng trong các doanh nghiệp,trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất,sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu,sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng không tập hợp riêng được các khoản chi phí cho từng cho từng loaị sản phẩm.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành .
Theo phương pháp này kế toán phải quy đổi các loại sản phẩm hoàn thành(thành phẩm)về sản phẩm gốc(sản phẩm có hệ số quy đỏi là 1).Theo hệ số quy đổi và căn cứ vao chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm gốc.
=
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm hoàn thành
Khối lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi về sản phẩm gốc
Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm hoàn thành
Chi phí SXDD đầu kỳ
Chi phí SXPS trong kỳ
Trong đó tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm hoàn thành tính theo công thức:
Chi phí SXDD
cuối kỳ
+
+
=
Sản phẩm gốc = ồ Khối lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi vể QiHi
Qi = Khối lượng sản phẩm i (i = 1,n)
Hi = Hệ số quy đổi sản phẩm i (i =1,n)
Căn cứ vào giá thành đơn vị giá thành sản phẩm gốc và hệ số quy đổi sản phẩm từng loại để xác định giá thành giá thành sản phẩm từng loại:
+
Hệ số quy đổi sản phẩm từng loại
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc
Giá thành đơn vị sản phẩm từng loại
=
IV.3.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
Phương pháp này tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ thường áp dụng trong các doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất,sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu,để sản xuất cùng một loại sản phẩm nhưng có quy cách và phẩm cấp khác nhau,đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là loại sản phẩm sản xuất(không tập hợp được chi phí theo tương quy cách,phẩm cấp sản phẩm)và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành theo từng quy cách,từng phẩm cấp(trong doanh nghiệp chế biến nông sản,thực phẩm da giầy…)
Căn cứ để tính giá thành theo phương pháp này là giá thành định mức của từng quy cách sản phẩm và tỷ lệ tính giá thành(tính chi tiết theo từng khoản mục giá thành sản phẩm).Giá thành sản xuất của sản phẩm theo từng quy cách được xác định như sau.
Giá thành định mức của từng quy cách sản phẩm
x
Tỷ lệ gía thành
Giá thành thực tế sản phẩm theo từng quy cách
=
Tỷ lệ gía thành
Tổng giá thành thực tế của tất cả các sản phẩm
Trong đó:
=
Tổng giá thành thực tế của tất cả các sản phẩm
IV.4.Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
Phương pháp sản phẩm phụ được áp dụng trong các doanh nghiệp trong một quy trình sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được các loại sản phẩm phụ khác,trong trườn hợp có sản phẩm hỏng không sửa chữa được nhưng thu hồi được phế liệu,hoặc trường hợp quy trình sản xuất có cung cấp dịch vụ lẫn nhau cần loại trừ khỏi giá thành sản phẩm chính.
Giá thành sản phẩm được tính theo công thức.
Giá trị sản
phẩm chính dở
dang đầu kỳ
Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
Giá trị sản phẩm phụ thu hồi
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
-
-
-
III.5.Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này thường được áp dụng để tìm giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp,sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều giai đoạn,nhiều bộ phận khác nhau,đối tượng tập hợp chi phí là các gai đoạn sản xuất,đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng bộ phận sản xuất cuối cùng của quy trình công nghệ.
Theo phương pháp này giá thành của sản phẩm hoàn thành được tính trên cơ sở tổng cộng chi phí ở các gai đoạn sản xuất:
Giá thành sản phẩm hoàn thành = Cđk + C1 +…. + Cn – Cck.
Trong đó: Cđk ; Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
Ci ; Chi phí sản xuât của giai đoạn sản xuất thứ i dùng để sản xuất,chế biến tiếp ở giai đoạn i+1.
Cck ; Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
IV.6.Phương pháp liện hợp.
Là phương pháp áp dụng trong trơng hợp doanh nghiệp có tổ chức sản xuất,có quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành sản phẩm phải
kết hợp đồng thời các phương pháp trên(phương pháp trực tiếp,theo phương pháp hệ số,phương pháp tỷ lệ…).
IV.7.Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Phương pháp tính giá thành theo định mức chỉ áp dụng tronh các doanh nghiệp có định mức giá thành ổn định được xây dựng khoa học và hợp lý.Theo phương pháp này,giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở giá thành định mức và các khoản chênh lệch do thay đổi định mức ,do thoát ly định mức.
Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ,việc phân bổ chi phí sản xuất được thực hiện trên các.Bảng kê số 3 “Bảng tính giá trị thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ”Bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuát theo phân xưởng”,Bảng phân bổ số “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”,Bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ nguyên vật liệu và cong cụ dụng cụ”và Bảng phân bổ số 3 “Bảng tín và phân bổ khâu hao TSCĐ”
Kế toán tổng hợp các tài khoản 154,621,622,627, được thực hiên trên sổv nhật ký chứng từ số 7(Mẫu 40-DN) và sổ cai tài khoản(Mẫu 44-DN),kế toán chi tiết chi phí sản xuất được thực hiện trên các sổ chi phí sản xuất.
V.Tổ chức sổ kế toán trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá tành sản phẩm.
Hệ thống sổ kế toán trong doanh nghiệp bao gồm hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
Đối với hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc mở sổ chi tiết phải được thực hiện theo hướng sau:
- Đối với những tài khoản tập hợp chi phí thì mở sổ chi tiết cho đối tượng hạch toán chi phí theo từng loại chi phí (Sổ chi tiết TK 621, 622, 627)
- Đối với tài khoản tổng hợp chi phí và tính giá (sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành) thì mở sổ chi tiết theo đối tượng tính giá thành.
(Sổ chi tiết TK 154 - Nếu đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sổ chi tiết TK 154, 631- Nếu đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Còn đối với sổ tổng hợp, tuỳ thuộc vào hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng mà có hệ thống sổ tổng hợp khác nhau.
Nhìn chung, hệ thống sổ sách để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong từng hình thức sổ kế toán như sau:
Nếu đơn vị áp dụng hình thức sổ Nhật ký - Sổ cái:
+ Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
+ Thẻ tính giá thành
+ Nhật ký - Sổ cái
Căn cứ để ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Nếu đơn vị áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung
+ Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
+ Thẻ tính giá thành
+ Nhật ký chung
+ Sổ cái tài khoản
Căn cứ để ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp là các chứng từ chi phí.
Nếu đơn vị áp dụng hình thức sổ Chứng từ - ghi sổ
+ Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh
+ Thẻ tính giá thành
+ Sổ cái tài khoản
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc là căn cứ để kế toán vào sổ chi tiết và lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là căn cứ để kế toán ghi sổ cái.
Nếu đơn vị áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ
+ Các bảng phân bổ
+ Bảng kê 4
+ Thẻ tính giá thành
+ Nhật ký chứng từ số 7
+ Sổ cái tài khoản
Căn cứ để hạch toán là các bảng phân bổ và các chứng từ chi phí khác
Tóm lại, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, yêu cầu hạch toán chi phí và các điều kiện khác của đơn vị mà đơn vị có thể lựa chọn cho mình một bộ sổ kế toán phù hợp nhất
phần II
thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí và thương mại hải phòng.
I.Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán.
I.1.Đặc điểm chung của doanh nghiệp.
I.1.1.Sự hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Cơ Khí Thương Mại Hải Phòng tên giao dịch là(HAI PHONG TRAMECO) Trực thuộc Tổng Công ty Thương Mại và Xây Dựng - Bộ Giao Thông vận tải.Tiền thân là Nhà Máy Cơ Khí 82 được thành lập từ năm 1982 do Bộ Giao Thông Vận Tải quyết định thành lập cho đền nay đã tồn tại được 23 năm.Từ khi thành lập Công ty có quá trình phát triển và biến đổi to lớn qua các thời kỳ...
Thời kỳ từ 1982-1989.
Nhà máy cơ khí 82 viết tắt "CK-82"được thành lập vào ngày 03 tháng 06 măn 1982 tại quyết định số 795/QĐ-TC của bộ Giao Thông Vận Tải-Trực thuộc cục đường sông Việt Nam.Là đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước,hạch toán độc lập lấy thu bù chi,kết qủa phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh ,có tư cách pháp nhân đầy đủ.với mục đích phục vụ ngành vân tải đường sông.
Nhà máy cơ khí 82 tuy mới thành lập,song quy mô tương đối lớn ,bao gồm 8 phòng ban chức năng ,5 phân xưởng và một đội vận tải thuỷ.
Tuy mới thành lập được chưa lâu năm 1986 đất nược lại bước vào thời kỳ đổi mới.Cùng chung với hoàn cảnh của đất nước,để nha máy tồn tại và phát triển được là một việc làm không dễ,song được sự trợ giúp của Tổng công ty cùng với sự năng động, sáng tạo,dám nghĩ ,dám làm của ban lãnh đạo và sự cố gắng lỗ lực của cán bộ công nhân viên trong nhiều năm ,nhà máy luôn là đơn vị hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao,được cấp trên tặng nhiều bằng khen…
Thời kỳ từ 1989 – 1999.
Năm 1989 đến năm 1992 do nhu cầu phát triển với quy mô lớn hơn nhà máy được đổi tên thành “ Xí Nghiệp Sữa Chữa và Vận Tải Song Mai”Tại quýet định số 152/QĐ.TCCB – LĐ ngày 23/01/1992 thực thuộc Bộ GTVT.
Đầu năm 1993 Tại quyết định số .706/QĐ/TCCB – LĐ ngày 14/4/1993 của Bộ GTVT chuyển nguyên trạng xí nghiệp về Công ty xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường thuỷ và đường bộ.
Thời kỳ này xí nghiệp vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp,sức sản xuất đã phát triển nhưng không còn khả năng để đảm đương được công tác đào tạo và dậy nghề.Vì vậy đến năm 1996 trường dậy nghề đã bị giải thể .Quy mô của xí nghiệp bị thu hẹp.
Thời kỳ từ 1999 đến nay.
Để phù hợp vơi sự phát triển của nhà máy cũng như đáp ứng được những điều kiện của nền kinh tế thị trường Nhà Máy Cơ khí 82 được Bộ GTVT ra quyết định số 2368/QĐ/BGTVT đổi tên Nhà Máy Cơ khí 82 thành Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng trực thuộc Tổng Công ty Thương mại và Xây Dựng – BGTVT.
Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng là tổ chức sản xuất kinh doanh,hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ,được mở tài khoản tại ngân hàng(kể cả ngân hàng ngoại thương),được sử dụng dấu riêng.
Với tổng số vốn :31.700.000.000 đ
Trong đó: Vốn cố định là:21.413.000.000 đ
Vốn lưu động là:10.287.000.000 đ
Hình thức tổ chức doanh nghiệp:doanh nghiệp nhà nước.
Trụ sở 1:
Địa chỉ :Xã An Hồng ,Huyện An Dương ,TP Hải Phòng.
Điện thoại :031.850.593 – Fax:031.850.614.
Tài khoản : 710 A 002 98 Ngân Hàng Công thương Hải Phòng.
Trụ sở 2:
Địa chỉ: Số 83,Đường Bạch Đằng ,Q.Hồng Bàng,TP.Hải Phòng.
Điện thoại : 031.820.729 – Fax: 031.669.448.
Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Các sản phẩm của Công ty Cơ khí và thương mại Hải Phòng bao gồm với những ngành nghề chủ yếu sau.
Đóng mới,sửa chữa,phục hồi hoàn cải các phương tiện thuỷ ,bộ và máy móc công trình.
Kinh doanh phá dỡ tầu cũ,kinh doanh vật tư thiết bị,hàng tiêu dùng ,hàng điện tử,điện máy,vật liệu xây dựng ,xuất nhập khẩu vật tư thiết bị,nguyên liệu,máy móc nông lâm, thuỷ hải sản chế biến và máy công trình.
Kinh doanh vận tải hành khách,hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa và đường bộ,kinh doanh du lịch nữ hành trong và ngoài nước.
Trong những năm qua với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty,cùng với sự quan tâm giúp đỡ về mọi mặt của Tổng Công ty thương mại và Xây dựng.Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng đã hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
Với những ngành nghề đó Công ty đã triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với các trong và ngoài nước và ký kết được nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị và đã thu được kết quả rất khả quan.
Là một doanh nghiệp nhà nước nên kinh doanh của công ty chủ yếu do ngân sách của nhà nước cấp(bao gồm vốn lưu động và vấn cố định).Nhưng trong điều kiện hiện nay,nguồn vốn ngân sách ngày càng hạn hẹp nên Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng nói riêng các doanh nghiệp Nhà nước nói chung gặp nhiều khó khăn về vốn,ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.Vì vậy trong những năm gần đây,Công ty đã phải tự bổ sung vốn bằng nhiều hình thức huy động khác nhau mới đáp ứng được nhu cầu sản xuất .
Tình hình tăng giảm vốn kinh doanh của công ty năm 2004
Vốn kinh doanh
Ngân sách cấp
Tự bổ sung
Tổng
4.837.332.356
2.083.705.650
6.921.038.006
+Vốn cố định
3.917.266.866
2.083.705.650
6.000.972.516
+Vốn lưu động
920.065.490
0
920.065.490
- Số tăng trong năm
25.497.311.193
391.522.479
25.888.833.672
+Vốn cố định
25.497.311.193
391.522.479
25.888.833.672
+Vốn lưu động
0
0
0
-Số giảm trong năm
223.149.530
0
223.149.530
+Vốn cố định
223.149.530
0
223.149.530
+Vốn lưu động
0
0
0
-Số cuối năm
30.111.494.019
2.475.228.129
32.586.722.148
+Vốn cố định
29.191.428.529
2.475.228.129
31.666.656.658
+Vốn lưu động
920.065.490
0
920.065.490
( Nguồn số liệu: Báo cáo tổng quyết toán năm 2004- Công ty cơ khi và Thương mại HP)
Hoạt động cùng với khó khăn chung của nền kinh tế nước nhà về các vấn đề như vốn công nghệ kỹ thuật,trình độ tay nghề của công nhân viên,sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm …nhưng Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên đã đạt được những thành tích và kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động sản suất kinh doanh, ngày càng khăng định vị trí của mình trên thương trường. (xem biểu 2)
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Năm 2003 và 2004
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
1. Tổng doanh thu
9,153,630,542
12,558,456,201
- Doanh thu đóng mới và sửa chữa tầu
thuỷ và xe máy công trình
5,503,901,356
6,547,919,696
- Doanh thu xuất nhập khẩu.
3,463,887,654
5,747,525,113
- Thu nhập hoạt động TC
185,841,532
263,011,392
2. Chi phí hoạt động TC
13,060,550
28,697,500
3. Tổng lợi nhuận trước thuế
9,140,569,992
12,529,758,701
4. Thuế TNDN phi nộp(25%)
2,285,142,498
3,132,439,675
5. Lợi nhuận sau thuế
6,855,427,494
9,397,319,026
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003và 2004-Công ty CK&TMHP).
I.1.2Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm của ngành sản xuất gia công và sửa chữa cơ khí hoạt động trong nền kinh tế thị trường diễn ra phức tạp và còn gặp nhiều khó khăn, yêu cầu trong vấn đề tổ chức bộ máy quản lý cũng đòi hỏi phải kịp thời, nhạy bén và phù hợp với trình độ, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến - chức năng. Ban giám đốc điều
hành và chỉ đạo trực tiếp đến từng phân xưởng, đội sản xuất. Giúp việc cho Ban giám đốc có 8 phòng ban thực hiện các chức năng nhất định
Sơ đồ 9 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ khí và TMHP
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Nội chính
Phó Giám Đốc
Kinh Doanh
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng
KCS
Phòng
Xuất Nhập Khẩu
Phòng
Bảo
Vệ
Phòng
Vật
Tư
Phòng
Kế Hoạch
Phòng
Kế
Toán
Tài vụ
Phòng hành chính
PX Triền
Đà
PX Vỏ
PX Cơ khí
PX Cơ
Điện
PX Sửa
Chữa
Ban giám đốc gồm Giám đốc và hai Phó Giám đốc.
Giám đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh,chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi mặt hoạt động sản xuất,kỹ thuật và đời sống của Công ty.Giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban thông qua hai phó giám đốc và các trưởng phòng,đồng thời chỉ đạo nhiệm vụ sản xuất của từng phân xưởng thông qua các quản đốc phân xưởng
Phó Giám đốc nội chính:Là người tổ chức nhân sự toàn công ty,quản trị và xây dựng
cơ bản,thực hiện chế độ chín sách tiền lương và công tác đời sống cho cán bộ công nhân viên,công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở tổ chức thanh tra,tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành hành chính ,đời sống an ninh nội bộ thường kỳ cho Giám đốc.
Phó Giám đốc kinh doanh:Là người phụ trách ,điều tiết kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phòng ban được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh,đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp và tham mưu cho ban giám đốc Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Trương các phòng ban chức năng giám đốc Công ty xem xét và bổ nhiệm.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban chức năng.
Phòng Kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, đôn đốc, giám sát tiến độ sản xuất của các phân xưởng, tìm kiếm thêm khách hàng, đồng thời nghiên cứu chế độ định mức đơn giá lương sản phẩm và tính lương cho cán bộ công nhân viên chức.
Phòng Kế toán tài vụ : chịu trách nhiệm về việc quản lý vốn và tài sản, thực hiện công tác hạch toán trong sản xuất kinh doanh, phản ánh, phân tích và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua việc ghi chép nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho ban Giám đốc đồng thời theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ thiết kế mẫu sản phẩm, nghiên cứu quy trình sửa chữa, chỉ đạo kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát thi công... Trên cơ sở đó xem xét, bỏ sung những thiếu sót trong khâu quản lý kỹ thuật nhằm bảo đảm cho công trình thi công đạt chất lượng cao.
Phòng Vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản, cung ứng vật tư hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Phòng Hành chính: Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhân sự của Công ty, căn cứ vào kế hoạch của cơ quan chủ quản cấp trên cũng như trong nội bộ Công ty để từ đó có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động một cách kịp thời, tổ chức phân công lao động phù hợp với tình hình sản xuất, thi công các công trình có hiệu quả đồng thời có trách nhiệm theo dõi quỹ tiền lương của Công ty.
Phòng xuất nhập khẩu:Tổ chức thực hiện nghiêm sự chỉ đạo sản xuất kinh doanh của giám đốc tăng cường quan hệ với các đơn vị trong Tổng Công ty các bạn hàng trong và ngoài nước. Lập phương hướng sản xuất kinh doanh nhập khẩu căn cứ chỉ tiêu sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty khai thác mặt hàng theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
Phòng KCS: Cùng với phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.Dưới bộ máy quản lý của Công ty là bộ máy sản xuất kinh doanh bao gồm 5 phân xưởng .
Phòng bảo vệ:Tham mưu cho giám đốc và thực hiện bảo vệ trật tự an ninh,bảo vệ an toàn tài sản nhà nước.Tổng hợp tình hình ,nghiên cứu phân tích đề xuất các phương án và biện pháp bảo vệ Công ty với ban Giám đốc.Triển khai thực hiện tôt phương án bảo vệ công ty bằng những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan công an hướng dẫn đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tài sản của công ty và trật tự an ninh trong khu vực.
I.1.3.Đặc điểm công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất của công ty.
I.1.3.1.Đặc điểm công nghệ sản xuất.
Công ty Cơ khí Thương mại Hải Phòng với ngành nghề kinh doanh đa dạng như đóng mới,sửa chữa,phục hồi hoàn cải các phương tiện thuỷ bộ và xe máy công trình…Do vậy ,không thể có một quy trình công nghệ chung cho việc sản xuất sản phẩm của công ty.
Hiện nay sản phẩm chính của công ty là sửa chữa các phương tiện thuỷ bộ và xe máy công trình.Nên trong báo các này em chỉ nêu ra một quy trình công nghệ điển hình tại Công ty,đó là công nghệ của phân xưởng sửa chữa.Đây là quy trình công nghệ giản đơn,tổ chức sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng.
Sơ đồ 10: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Phân xưởng sửa chữa – Công ty CK &TMH
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xe máy
Tháo rửa cụm chi tiết
Lập phương án sửa chữa
Sa chữa, lắp ráp cụm chi tiết
Chạy rà động cơ
Lắp ráp cụm chạy rà
Chạy thử
Sơn vỏ nghiệm thu
Nhập kho
Thử tải
I.1.3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và đặc điểm quy trình công nghệ để tiến hành sản xuất.Công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng,công ty có 5 phân xưởng trực tiếp sản xuất.
Phân xưởng sửa chữa:Có nhiệm vụ sửa chữa, tầu, phà,và xe máy công trình như;máy húc ,máy xúc,maý ủi…
Phân xưởng cơ khí:Có nhiệm vụ xuất,gia công các sản phẩm cơ khí sản xuất các chi tiết phục vụ cho các phân xưởng trong Công ty.Sản phẩm của phân xưởng cơ khí là các phụ tùng dụng cụ như ;bánh tỳ các loại,mắt xích bu lông,lưỡi cắt,…
Phân xưởng vỏ:Đóng mới gia công cơ khí sửa chữa đại tu các tầu phà,các xe máy có kết cấu vỏ.
Phân xưởng triền đà:Là phân xưởng có nhiệm vụ làm các triền đà phục vụ cho công tác đóng mới tầu và hạ thuỷ tầu.
Phân xưởng cơ điện:Phân xưởng này có nhiệm vụ sửa chữa và sản xuất các máy hàn, và lắp các hệ thống điện cho các xe máy và tầu phà,ngoài ra còn giúp giảm đốc kiểm tra chất lượng máy móc đồng thời phân xưởng cơ điện phục vụ điện nước cho toán công ty.
I.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty.
I.2.1.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Đứng đầu bộ máy là trưởng phòng kế toán (Bộ máy kế toán của công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và lớn mạnh của Công ty. Để đảm nhiệm được nhiệm vụ và chức năng, nhiệm vụ của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bộ máy kế toán của công ty gồm 14 người, được tổ chức như sau :
Kế toán trưởng điều hành các công việc thuộc phòng kế toán tài chính. Trưởng phòng kế toán lập báo cáo kế toán hàng tháng, quý, năm, và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của mình.
Một kế toán tổng hợp làm nhiệm vụ theo dõi tổng hợp tất cả các mặt và báo cáo kết quả kinh doanh vào cuối mỗi quý.
Một thủ quỹ chuyên thu chi tiền mặt cho công ty.
Một kế toán thanh toán thu chi và quản lý tiền mặt làm nhiệm vụ viết phiếu thu, phiếu chi, hạch toán theo nội dung, chứng từ kinh tế phát sinh, că cứ vào chứng từ gốc, lập báo cáo quỹ.
Một kế toán ngân hàng theo dõi tiền gửi ngân hàng về thi chi hàng ngày qua báo cáo uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, theo dõi tình hình vay ngắn hạn, dài hạn, tính toán tiền lãi ngân hàng.
Hai kế toán tiêu thụ viết hoá đơn bán hàng, mở sổ theo dõi tình hình doanh thu của công ty hàng ngày..... lập bảng kê số 10 và nhật ký chứng từ số 8.
Hai kế toán vật tư.
Một kế toán tiền lương.
Bốn kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm .
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán tiền mặt
Kế toán tiền gửi ngân hàng
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư- công cụ dụng cụ
Kế toán chi phí và giá thành
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiêu thụ
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nội dung công tác kế toán trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung, đảm nhiệm công tác kế toán trong cả ba giai đoạn của quy trình kế toán : Ghi nhận thông tin qua hệ thống chứng từ, hệ thống hoá các nghiệp vụ theo trình tự thời gian và theo đối tượng kế toán, xử lý chọn lọc và thông tin kinh tế.
ở các bộ phận, xưởng trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ về phòng kế toán để hạch toán.
Hiện nay phòng kế toán được trang bị đầy đủ máy tính và dùng phần mềm AC Soft, phần mềm kế toán trên excel vì vậy công tác kế toán đã giảm đi rất nhiều.
Về phương thức hạch toán: Công ty sử dụng trình tự ghi sppr kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
Về phương thức hạch toán: Công ty sử dụng trình tự ghi sppr kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ luân chuyển chứng từ của kế toán nhật ký chứng từ.
Chứng từ
Sổ nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái TK
Bảng kê số 4
Các sổ thẻ kế toán
Bảng tổng hợp
Các báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi đối chiếu
Đối chiếu
.
Ghi chú :
II. Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cơ khí và Thương mại Hải Phòng.
II.1. Đối tượng và quy trình tập hợp chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất :
Do đặc điểm tổ chức sản xuất theo các bộ phận, công việc được tổ chức tại các xưởng, phân xưởng ; do quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp, sản phẩm sản xuất qua nhiều giai đoạn và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nên ở Công ty kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Kế toán chi phí và tính giá thành của từng phân xưởng sẽ tập hợp chi phí sản xuất của từng xưởng mình và chi tiết cho từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm hoặc hợp đồng.
Quy trình tập hợp chi phí sản xuất :
Từ hạch toán ban đầu như phiếu cấp vật tư, phiếu xuất, công cụ dụng cụ, bảng chấm công......kế toán chi phí và giá thành tiến hành đối chiếu với bảng tổng hợp vật tư của xưởng theo từng sản phẩm hợp đồng ( do kế toán vật tư chuyển sang) và bảng tổng hợp thanh toán lương (do kế toán lương chuyển sang ); tiến hành phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và bảng phân bổ quỹ lương cho xưởng mình, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp lên bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ toàn công ty và bảng tổng hợp lương bảo hiểm xã hội toàn công ty.
Từ các bảng khấu hao, bảng phân bổ điện nước cho từng xưởng, kế toán chi phí và giá thành từng xưởng phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, hợp đồng trên bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 627.
Kế toán chi phí và giá thành lê bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho xưởng và bảng kê số 4 cho xưởng mình.
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp lương toàn công ty và bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 627 từng xưởng, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 621, 622, 627 và lên bảng kê số 4 toàn công ty. Sau đó, cuối tháng vào NKCT số 7 toàn công ty.
II.2. Trình tự và phương pháp hạch toán tập hợp chi phí sản xuất.
ở Công ty kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo các khoản mục :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Trong giới hạn chuyên đề, em xin đề cập đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sửa chữa máy xúc X – 501 được thực hiện tại xưởng sửa chữa trong tháng 2-2004
II.2.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp.
Do đặc thù của ngành cơ khí nên chi phí nguyên vật liệu của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất ( khoảng 70%-80% ), hơn nữa số lượng và chủng loại vật tư của công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại vật tư khác nhau như thép, tôn các loại, đồng, chì, nhôm, kẽm, các loại vòng bi,.....Việc phân chia nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ rất phức tạp và chỉ là tương đối.
Để hạch toán nguyên vật liệu, Công ty sử dụng các TK sau :
TK._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT20.DOC