Tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng Vũ An

Mục lục Lời nói đầu 3 Phần I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm 4 1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp 4 2. Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 4 2.1. Khái niệm chi phí sản xuất 4 2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 4 3. ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 6 4.Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm . 6 4.1 Khái niệm giá th

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng Vũ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành sản phẩm 6 4.2 Phân loại giá thành sản phẩm 6 5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. 6 5.1 Đối tượng tập hợp chi phí: 6 5.2 Đối tượng tínhgiá thành sản phẩm 7 6. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8 7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 8 7.1. Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 8 7.2. Phương pháp kế toán tâp hợp chi phí sản xuất 17 8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang 18 9. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 20 9.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 20 9.2. ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 23 Phần II. Thực trạng về hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng vũ an 28 I.Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất -kinh doanh của công ty xây dựng vũ an 28 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng vũ an 28 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng vũ an 29 3.Đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh của Công ty Xây dựng vũ an 33 4.Tình hình tài chính của Công ty Xây dựng vũ an 34 II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Xây Dựng vũ an 35 1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 35 2Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty 38 III. Hạch toán CPSX tại Công ty Xây dựng vũ an 40 1.Đặc điểm kinh tế, hạch toán chi phí sản xuất 40 2.Đối tượng và phương pháp hạch toán CPSX 40 3.Các tài khoản sử dụng 41 4.Kế toán chi phí NVLTT 42 5. Kế toán chi phí NCTT 47 6.Chi phí máy thi công 52 7.Chi phí sản xuất chung 59 IV.Tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 65 1.Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty Xây dựng vũ an 65 2.Đánh giá sản phẩm dở dang 71 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Xây dựng Vũ An 72 Phần II..Hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng vũ an 75 I.Đánh giá khái quát tình hình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng vũ an 75 1.Ưu điểm 76 2.Nhược điểm 77 3.Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng vũ an 79 II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng vũ an 80 1. Về chi phí nguyên vật liệu 80 2.Về chi phí nhân công trực tiếp 81 3.Về chi phí máy thi công 82 4.Về chi phí sản xuất chung 82 5.Chi phí thiệt hại trong sản xuất 82 Kết luận 84 Lời mở đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vi mô và vĩ mô. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất luôn được coi là công tác trọng tâm của kế toán trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Muốn tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm thì hạch toán chính xác chi phí sản xuất là điều kiện quan trọng nhất để xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm có tính cạnh tranh và hiệu quả cao. Yêu cầu này thực hiện được khi doanh nghiệp quản lý chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất và nắm bắt nhanh chóng thông tin kinh tế cần thiết, thường xuyên xác định và xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật sao cho phù hợp, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Muốn kế toán phát huy hiệu quả năng lực của mình, đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận dụng một cách linh hoạt các chế độ chính sách của Nhà nước. Đối với Công ty xây dựng vũ an, do tính chất đặc thù của công việc nên việc tính giá thành chính xác là một công việc hết sức quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: "Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng Vũ An - Năm 2006”. Nội dung báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Phần II: Thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Vũ An Phần III: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Vũ An Phần I Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp Mỗi ngành kinh tế có đặc điểm kinh tế đặc trưng từ đó ảnh hưởng quan trọng đến công tác tổ chức và hoạt động của kế toán . Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp , việc tổ chức công tác kế toán , vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán, đặc biệt là vận dụng các phương pháp kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp. Bắt nguồn từ đặc điểm của quy trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất từ tính đa dạng và khối lượng sản phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho công việc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hợp lý, vận dụng các phương pháp kỹ thuật hạch toán trong doanh nghiệp được hợp lý, đúng đắn và do đó phát huy được chức năng, vai trò và vị trí của kế toán trong công tác kế toán, quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng . Từ ngành kinh tế cấp I sẽ được phân chia thành ngành kinh tế cấp II, III có loại hình thành công nghệ sản xuất, tính chất quy trình công nghệ, phương pháp sản xuất sản phẩm định kỳ sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm được sản xuất ra khác nhau để nghiên cứu các loại hình sản xuất công nghệ theo cần phải tiến hành phân loại sản xuất công nghệ theo những tiêu thức khác nhau. Tiêu thức 1: Phân loại theo loại hình công nghệ sản xuất. Tiêu thức 2: Phân loại theo tính chất của quy trình công nghệ. Tiêu thức 3: Phân loại theo phương pháp sản xuất sản phẩm Tiêu thức 4: Phân loại theo định kỳ sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm sản xuất ra. 2. Khái niệm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. 2.1 Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì. 2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu . + Phân loại chi phí sản xuất theo tinh chất kinh tế ( các yếu tố chi phí) Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí ,không phân biệt công dụng chi phí của kinh tế phát sinh. Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau: - Chi phí nguyên liệu,vật liệu - Chi phí công nhân - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền Tác dụng của các phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế như sau: - Trong phạm vi quản lý vi mô: phục vụ quản lý chi phí sản xuất, phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm căn cứ để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch dự trữ vật tư, kế hoạch tiền mặt, kế hoạch sử dụng lao động...kỳ kế hoạch. Trong phạm vi quản lý vĩ mô: Cung cấp tài liệu để tính toán thu thập quốc dân do đó có sự tách biệt giữa hao phí lao động vật hoá và hao phí lao động sống. + Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí ( khoản mục chi phí ) Căn cứ vao tiêu thức phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chi phí sản xuất được chi thành ba khoản mục chi phí sau: - Khoản mục chi phí nguyên liệu, vât liệu trực tiếp - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp - Khoản mục chi phí sản xuất chung Tác dụng: Phục vụ cho việc quản lý CPSX theo định mức, dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. + Phân loại chi phí theo quan hệ sản lượng sản phẩm, sản xuất Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất chia làm hai loại : - Chi phí biến đổi ( biến phí) - Chi phí cố định ( định phí) Tác dụng: Có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn cà phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 3. ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Là tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Có tác dụng lớn trong công tác quản trị kinh doanh, cho việc quản lý chi phí sản xuất. 4.Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm . 4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành là biêu hiện bằng tiền của tất cả lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để hoàn thành một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ trong điều kiện bình thường. 4.2 Phân loại giá thành sản phẩm 4.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành gồm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: là giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác định trước khi tiến hành sản xuất, Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức CPSXhiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm.Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm. 4.2.2 Phân giá thành theo phạm vi tính toán Gồm có hai loại: - Giá thành sản xuất: Bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính cho sản phẩm hoàn thành dịch vụ đã cung cấp .Giá thành sản xuất cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghịêp. Công thức: Giá thành = Giá thành + Chi phí + Chi phí quản lý Toàn bộ sản xuất bán hàng doanh nghiệp 5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. 5.1 Đối tượng tập hợp chi phí: Là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp mhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra,giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Thực chất của công việc xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. + Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Căn cứ vào công dụng, đặc điểm của chi phí trong quá trình sản xuất. - Căn cứ vào đặc điểm của cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Đặc điểm của sản phẩm. - Yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Tác dụng: Xác đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì mới đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, mở sổ và ghi sổ kế toán tổng hợp số liệu. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng loại sản phẩm, công việc,nhóm sản phẩm cùng loại, từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, từng phân xưởng, từng giai đoạn công nghệ, từng đơn vị đặt hàng. 5.2 Đối tượng tínhgiá thành sản phẩm Khái niệm: Là các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng cần phản tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên để từ đó kế toán tổ chức bảng tính giá thành thích hợp để tính giá thành sản phẩm. + Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ máy tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp. - Xét về mặt tổ chức sản xuất : • Nếu sản xuất đơn chiếc (DN đóng tàu, công ty xây dụng cơ bản) thì từng sản phẩm, từng công việc là đối tượng tính giá thành. • Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng. • Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn (dệt, SX bánh kẹo) thì mỗi loại sản phẩm là đối tượng tính giá thành. - Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất: • Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành ở cuối quá trình sản xuất. • Nếu quy trình sản xuất kiểu phức tạp, liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc có thể là nữa thành phẩm tự chế biến. • Nếu quy trình sản xuất kiểu phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh +Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ mật thiết. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp, ngược lại xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của công tác tính gía thành. Trong thực tế, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với đối tượng tính giá thành hoặc ngược lại có nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng chỉ có một đối tượng tính giá thành. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng quyết định trong việc lựa chọn phương pháp tính giá thành và kỹ thuật tính giá thành trong doanh nghiệp. 6. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành. - Tổ tập hợp và phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp CPSX và bằng phương pháp thích hợp cung cấp kịp thời số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí, yếu tố chi phí đã quy định đúng trị giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành đon vị của các đối tượng tính gía thành theo khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. - Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho các cấp quản lý doanh nghiệp tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng + Tài khoản 621 Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Tác dụng: Để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp. - Kết cấu nội dung phản ánh: Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vu trong kỳ hoạch toán. Bên có: - Trị giá nguyên liệu,vật liệu sử dụng không kết nhập lại kho - Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trên mức bình thường không được tính vào giá trị hàng tồn kho, tính giá vốn hàng bán trong kỳ. - Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh ở mức bình thường vào bên Nợ TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( hoặc bên Nợ TK631- Giá thành sản phẩm ) TK621 không có số dư và phản ánh chi tiết tưng đối tượng tập hợp chi phí. Sơ đồ Kế toán tổng hợp chi phí nguyên liệu , vât liệu trực tiếp TK611 TK621 TK154(631) (1) (5) TK152 TK632 (3.1) (xxx) (xxx) (3.2) (4) TK111,112,33 (2) TK133 1) Căn cứ phiếu xuất kho NL,VL phiếu báo NL còn lại đầu kỳ sử dụng cho kỳ này, xác định giá trị thực tế NL,VLsử dụng trực tiếp cho sản xuất SP Nợ TK621-Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK152-Nguyên liệu, vật liệu (phương pháp KKTX) Có TK611- Mua hàng (phương pháp KKĐX) 2)Trường hợp mua NL,VL sử dụng ngay cho sản xuất (không nhập kho) Nợ TK621-Chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp Nợ TK133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có ) Có TK111, 112, 331 3) NL,VL còn lại cuối kỳ không sử dụng hết 3.1 Trường hợp để lại ở bộ phận SX, cuối kỳ ghi giảm chi phí NL,VL trực tiếp cho kỳ này bằng bút toán đỏ Nợ TK621 - Chi phí NL,VLtrực tiếp (xxx) Có TK152 -Nguyên liệu , vật liệu (xxx) + Đầu kỳ kế toán sau, kế toán ghi tăng chi phí NL, VLtrực tiếp: Nợ TK 621- Chi phí NL,VL trực tiếp Có TK152 - Nguyên liệu,vật liệu. 3.2 Trường hợp nhập lại kho số NL,VL sử dụng không hết: Nợ TK152-Nguyên liệu,vật liệu Có TK621- Chi phí NL,VL trực tiếp 4.Cuối kỳ kế toán: kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NL,VL vào chi phí sản xuất hoặc chi phí kinh doanh theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bổ. Nợ TK154 - CPSXKDDD (PP kê khai TX-Chi tiết theo đôi tượng tập hợp) Hoặc: Nợ TK 631- Giá thành SX (PP kiểm kê định kỳ) ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí NL,VL trực tiếp vượt lên trên mức bình thường- Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK621 - Chi phí NL,VL trực tiếp ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) + Tài khoản 622 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp - Tác dụng : để phản ánh chi phí lao động trức tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất-kinh doanh trong các nghành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản dịch vụ. - Kết cấu và nội dung: Bên Nợ: CPNCTT tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm Bên Có: - Kết chuyển CPNCTT trên mức bình thường không được tính vào trị giá hàng tồn kho, tính vào giá vốn bán hàng trong kỳ. - Kết chuyển CPNCTT ở mức bình thường vào bên Nợ TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( hoặc bên Nợ TK 631 -Giá thành sản xuất ), để tính vào giá thành của sản phẩm dịch vụ. TK622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí. *Phương pháp kế toán các nghiệp bvụ kinh tế chủ yếu: 1.Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Nợ TK622-Chi phí NCTT ( chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK334 -Phải trả người lao động. 2. Trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo chế độ quy định Nợ TK 622- Chi phí NCTT ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Có TK338- Phải trả, phải nộp khác ( Chi tiết TK3382- KPCĐ, 3382 -BHXH, 3384-BHYT ) 3. Khi trích trứoc tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất: Nợ TK622- Chi phí NCTT ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí) Có TK335- Chi phí phải trả. 4. Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ hoặc kết chuyể chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí: Nợ TK 154 -CP SXKD DD (PPKKTX) ( Chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí ) Hoặc Nợ TK 631 -Giá thành SX(PPKKĐK) ( Chi tiết đối tượng tập hợp chi phí) Nợ TK 632 -Giá vốn hàng bán (số vượt trên mức bình thường) ( Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 622-Chi phí NL,VL trực tiếp Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí NCTT TK334 TK622 TK154(631) (1) (4) TK338 TK632 (2) TK335 (3) Tài khoản 627 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung - Tác dụng: Để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội công trường. - Kết cấu và nội dung: TK627- Chi phí sản xuất chung (CPSXC) Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chiphí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung cố định phát sinh ở mức binh thường và chi phí sản xuất chung biến đổi được kết chuyển vào TK154 -Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang ( TK631-giá thành sản xuất) - Chi phí phát sinh chung cố đinh phát sinh trên mức binh thường được kết chuyển vào TK632-Giá vốn hàng bán TK627 Không có số dư cuối kỳ TK627 có các TK cấp II: 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng 6272- Chi phí vật liệu 6273 - Chi phí công cụ sản xuất 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278- Chi phí khac bàng tiền Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: 1. Khi tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho NV phân xưởng: Nợ TK 627 ( 6271) - Chi phí NV phân xưởng Có TK 334 -Phải trả người lao động. 2. Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho NVPX, bộ phận sản xuất Nợ TK 627(6271) - Chi phí nhân viên xưởng Có TK338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) 3.Giá trị thực tế của NL,VL sử dụng cho sữa chữa bảo dưỡng TSCĐ cho quản lý phân xưỡng Nợ TK 627(6272) -Chi phí vật liệu Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu 4. Trị giá CC-DC sử dụng trong phân xưởng 4.1 Khi xuất CC-DC sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho PX, bộ phận căn cứ vào phiếu xuất: Nợ TK 627 (6273) -Chi phí dụng cụ sản xuất Có TK 153 - CCDC 4.2 Đối với CCDC có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng phân bổ dần - Khi xuất CCDC: Nợ TK142,242 Có TK 153-CCDC - Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung Nợ TK 627(6273) -Chi phí dụng cụ sản xuất Có TK 142,242 5.Trích khấu hao TSCĐ Nợ TK 627(6274) -Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 214- Hao mòn TSCĐ 6.Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK627( 6274) -Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK133- Thuế GTGT được khấu trừ( Nếu có) Có TK111,112,331 7.Các klhoản chi bằng tiền khác dùng cho hoạt động sản xuất Nợ TK 627 (6278) -Chi phí bằng tiền khác Nợ TK133-Thuế GTGT được khấu trừ ( Nếu có ) Có TK 111,112,141 Tổng giá thanh toán 8.Trường hợp DN sử dụng phương pháp trích trick hoặc phân bổ dần tính vào CPSXC Nợ TK 627(6273) - Chi phí dụng cụ sản xuất Có TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 142,242 9. Cuối kỳ xác định lãi tiền vay phải trả, nếu lãi hoà vốn cho tài sản sản xuất dỡ dang Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có TK 111, 112( nếu trả vay định kỳ) Có TK 335 ( nếu chưa trả lãi vay) - Trường hợp trả trick lãi vay Nợ TK 142, 242 Có TK 111, 112 Định kỳ phân bổ lãi vay Nợ Tk627-Chi phí sản xuất chung Có TK 142, 242 10. Các khoản ghi giảm chi phí SXchung Nợ TK 111, 112, 138 Có TK627- Chi phí SXchung 11. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ để kết chuyển vào các tài khoản Nợ Tk 154 -CPSXKD DD (PPKKTX) ( chi tiết theo đối tượng tập hợp ) Hoặc Nợ TK 631-Giá thành sản xuất Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán ( Chi tiết theo dõi đối tượng tập hợp) Có TK 627- Chi phí sản xuất chung Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung TK 334 TK627 TK111,112,138 (1) (10) TK338 TK154(631) (2) (11) TK152 TK632 (3) TK214 (5) TK153 (4) TK142,242 (8) TK335 (9) TK111,112,141 (7) TK133 TK111,112,331 (6) TK154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (CPSXKDDD) - Tác dụng : Để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm , dịch vụ. - Kết cấu và nội dung: Bên Nợ : -Tập hợp chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm, dịch vụ Bên Có: - Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hàng không sữa chữa được - Trị giá nguyên liệu, hàng gia công xong nhập kho - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp hoàn thành cho khách hàng Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ TK154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ( phân xưởng giai đoạn sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng) Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp ( Phương pháp kê khai thường xuyên ) TK621 TK154 TK138,334 Cuối kỳ CKCPNVLT.Tiếp Người gây ra thiệt hại phải bồi Giá trị SP hỏng không sữa chữa được TK622 TK152 Cuối kỳ kc chi phí NCTT Giá trị ước tính của phế liệu ( Thu hồi của sp hỏng không sữa TK627 chữa được TK632 Cuối kỳ KC CP sản xuất chung KC chi phí NVL,SXC,NCvào Giá vốn bán hàng TK154 ,631 theo phương pháp kê khai định kỳ - TK154: Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang Bên Nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ . Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang đầu kỳ Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dỡ dang cuối kỳ - TK631: Giá thành sản xuất Bên Nợ: - Giá trị sản phẩm dỡ dang đầub kỳ - Chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ Bên Có: - Giá trị sản phẩm dỡ dang cuối kỳ kết chuyển vào TK154 - Giá thành sản phẩm đã bán, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK632 - Giá vốn hàng bán. TK 631- Không có số dư cuối kỳ và được chi tiết từng đối tượng tập hợp chi phí Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp ( kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX) TK 154 TK631 TK154 Kết chuyển sản phẩm Cuối kỳ:kiểm kê ,đánh giá Dỡ dang đầu kỳ sản phẩm dỡ dang cuối kỳ TK 621 TK611 Kết chuyển chi phí NL,VL Trực tiếp phế liệu thu hồi TK622 giá trị sp hỏng TK138,111,112 Kết chuyển chi phí NCTT Không sữa chữa Bắt bồi thường TK627 TK632 Kết chuuyển CPSXC Giá thành SXTT của SP đã hoàn thành trong kỳ 7.2 phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất Tuỳ thuộc diều kiện và khả năng tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng có liên quan, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp - Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập chi phí đã xác định. Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán ghi vào sổ kế toán theo từng đối tựng có liên quan. - Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí được. Kế toán tiến hành tập hợp và sự phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quan theo trình tự sau: - Tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh theo từng địa điểm phát sinh chi phí. - Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp với từng loại chi phí để tinh toán và phân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp được cho các đối tượng liên quan . Công thức : C H = Sn Ti i=1 Trong đó : H là hệ số phân bổ C là tổng chi phí đã tập hợp cần được phân bổ Ti là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i Chi phí phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí có liên quan ( Ci) được tính theo công thức : Ci = Ti ì H 8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dỡ dang Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (NL,VL). Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lưọng, sản phẩm dỡ dang giữa các kỳ kế toán ít biến động. Trị giá sản phẩm dỡ dang giữa kỳ tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang giữa các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ. DDk + Cn Dck= ì QD Qsp + QD Trong đó : - DDk , Dck trị giá sản phẩm dỡ dang cuối và đầu kỳ - Cn : Chi phí nguyên liệu ,trực tiếp phát sinh trong kỳ - Qsp, QD sản lượng sp hoàn thành và sản lượng sp dỡ dang cuối kỳ Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp liên tục, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được bỏ ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất. Trường hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm dỡ dang chỉ tính theo chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp bỏ vào dần trực tiếp quá trình sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Sản phẩm của giai đoạn trước là tiếp tục giai đoạn sau thì giá trị sản phẩm dỡ dang ở giai đoạn đầu được tính theo chi phí nguyên liệu ,vât liệu trực tiếp (theo công thức trên) còn trị giá sản phẩm dỡ dang ở sau giai đoạn được tính theo giá thành nữa giai đoạn trước chuyển sang. - Ưu điểm: tính toán đơn giản ,khối lượng tính toán ít - Nhược điểm: độ chính xác không cao bởi chi phí sản xuất tính cho trị giá sản phẩm dỡ dang chỉ bao gồm khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. + Ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. - Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp sản phẩm có chi phí chế biến ciếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dỡ dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. - Theo phương pháp này: . Kế toán phải xác định số lượng sản phẩm dỡ dang và mức độ hoàn thành của chúng. . Quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương. QTĐ = QD ì% HT Trong đó :QTĐ là sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương % HT là tỷ lệ chế biến hoàn thành Chi phí tập hợp được tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dỡ dang tỷ lệ với với sản lượng sản phẩm hoàn thành ,sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo từng khoản mục chi phí chế biến . DDC + CCB DCk = Qsp +QĐT - Ưu điểm : đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá sản phẩm dỡ dang theo chi phí nguyên vật liệu._. trực tiếp. - Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều,việc đánh giá mức độ của sản phẩm dỡ dang trên các công đoạn của dây truyền công nghệ sản xuất phức tạp và mang nặng tính chủ quan. + Định mức chi phí Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dỡ dang theo phương pháp chi phí sản xuất định mức. Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng sản phẩm dỡ dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính chi phí sản xuất theo định mức sản lượng sản phẩm dỡ dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mực chi phí tính sản lượng sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng. 9. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ứng dụng trong các loạihình doanh nghiệp chủ yếu 9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm + Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp) -Điều kiện áp dụng: phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục (như sản phẩm: điện, nước, than, bánh kẹo ..) - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và giá thành sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản mục chi phí. Công thức tính giá thành : Z = DDk + C - Dck Z z = Q Trong đó : Z(z) là tổng giá thành sản xuất thực tế , giá thành đơn vị của sản phẩm hoặc dịch vụ đã hoàn thành . - C là tổng CPSXđã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng - DDK,Dck là trị giá của sản phẩm dỡ dang đầu kỳ và cuối kỳ - Q :là sản lượng sản phẩm , lao vụ hoàn thành . Để phục vụ cho việc tính giá thành ,kế toán doanh nghiệp lập bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm ,dịch vụ . Bảng tính giá thành sản phẩm ,dịch vụ Tháng …..năm ….. Tên sản phẩm ,dịch vụ .... Số lượng ….. đơn vị tính…. Khoản mục chi phí DĐk CPSX Dck Tổng giá Giá thành Thành đơn vị 1. Chi phí NL,VL trực tiếp 2 .Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung Cộng Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dỡ dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định giá trị của sản phẩm dỡ dang cuối kỳ, vậy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành. Z = C + Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ - Điều kiện áp dụng : là toàn bộ quy trình công nghệ - Đối tượng: là toàn bộ quy trình công nghệ của cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. - Trình tự . Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục chi phí . Giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm Tỷ lệ tính ( theo từng khoản mục chi phí ) giá thành = X 100(%) tổng tiêu chuẩn phân bổ (theo từng khoản mục chi phí) . Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm . Giá thành thực tế Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ gía thành từng quy cách Sp = của từng quy cách Sp X (theo từng KM) ( theo từng KM) ( theo từng KM) + Phương pháp loại trừ chi phí - Điều kiện áp dụng : . ở doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời chế tạo sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. . Thu được sản phẩm đủ chất lượng quy định, ngoài ra còn có sản phẩm hỏng không sữa chữa ( SC) được khoản thiệt hại này không tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. .Trong phân xưởng sản xuất phụ có sự phục vu cung cấp lẫn nhau giữa các phân xưỡng sản xuất phụ. - Đối tượng: . Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ . . Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, giá thành đạt được tiêu chuẩn, giá thành phân xưởng sản xuất phụ. Z = DDk + C - Dck - CLT Trong đó : CLT : các loại chi phí cần trừ - Để đơn giản việc tính toán các loại chi phí cần loại trừ thường được tính như sau : + Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được + Trị giá sản phẩm hỏng tính theo chi phí sản xuất thực tế, khi tính cần phải căn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng. + Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương pháp đại số. * Phương tổng cộng chi phí - Điều kiện áp dụng: đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất kiểu phức tạp, quá trình sản xuất chế biến phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận sản xuất - Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và hoàn thành sản phẩm ở bước cuối kỳ. - Trình tự : +Tập hợp chi phí theo từng bộ phận, giai đoạn + Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận các giai đoạn công nghệ. Z = S Ci Trong đó : Ci là chi phí sản xuất tập hợp ở từng bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất ( Hi = 1, n) * Phương pháp liên hợp - Điều kiện áp dụng : áp dụng ở những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế các doanh nghiệp có thêt kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ * Phương pháp tính giá thành theo định mức: - Phương pháp này thích hợp với những doang nghiệp đã xây dụng định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. - Trình tự: + Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. + Tổ chức hoạch toán rõ ràng chi phí sản xuất thực tế puuf hợp với định mức và số chi phí chênh lệch do thoát ly định mức. + Khi có sự thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức. + Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ. Giá thành sản Giá thành + Chênh lệch do + Chênh lệch do xuất thực tế = định mức thay đổi định mức thoát ly ĐM 9.2 ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu * Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp song song - Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm được sản xuất thường theo quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ, từng loạt vừa theo các đơn đặt hàng. VD: Doanh nghiệp đóng tàu, doanh nghiệp may - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoặc loạt sản phẩm đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kế toán chi phí snr xuất cần phải mở bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đăt hàng Đối với chi phí trực tiếp (Như chi phí NL,VL chi phí CN ) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (như giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp. Phương pháp tính giá thành: tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ hay phương pháp liên hợp. Cuối mỗi tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở nhiều phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trên bảng kê chi phí sản xuất để ghi vào các bảng giá thành của đơn đặt hàng có liên quan.Khi đơn đặt hàng đã thực hiện hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá sản phẩm đang chế tạo dỡ dang. * Doanh nghiệp có quy trình công nghiệp sản xuất phức tạp kiểu liên tục Đối với doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trick là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và cứ như vây cho đến khi chế tạo thành phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: từng giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất. Do có sự khác nhau về đối tượng cần tính giá trong các doanh nghiệp nên phương án tính giá thành được chia thành hai phương án: + Phương án tính giá thành có tính giá thành nữa thành phẩm (NTP) áp dụng ở doanh nghiệp có bán nữa thành phẩm ra ngoài và NTPđược tính vào giá trị tổng sản lượng. Do cách kết chuyển chi phí như vậy nên phương án này còn gọi là phương án phân bước có tính giá thành NTP hoặc phương án kết chuyển tuần tự. Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phưong án tính giá thành có tính giá thành nữa thành phẩm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí NL,VL Trị giá NTP Trị giá Trực tiếp GĐ1 NTP GĐ n-1 chuyển sang chuyển sang + + + CPchế biến CP chế biến CP chế biến S giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n Tổng giá thành Tổng giá thành Tổng giá thành Và giá thành và giá thành và giá thành đơn vị đơn vị đơn vị Giai đoạn 1 giai đoạn2 thành phẩm Công thức : ZNTP1 = D đk1 + C1 - Dck1 Z1 ZNTP = Q1 Trong đó : ZNTP1 : Tổng giá thành của NTP hoàn thành GĐ1 ZNTP1:Giá thành đơn vị NTP GĐ1 C1 : Tổng CPSX đã tập hởp GĐ1 D ĐK1,DCK1: CPSXdỡ dang đầu kỳ và cuối kỳ GĐ1 Q1 : Sản lượng NTP hoàn thành GĐ1 Căn cứ thực tế vào giá thành của NTP của GĐ1 chuyển sang GĐ2 và các chi phí chế biến đã tập hợp được của GĐ2 để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP hoàn thành của GĐ2 Công thức : ZNTP2 = D Đk2 + Z NTP1 2 + C2 - DCK2 Z2 ZNTP2 = Q2 Việc kết chuyển tuần tự giá thành NTP từ giai đoạn trick sang giai đoạn sau có thể theo tổng hợp hoặc theo từng khoản mục chi phí. + Nếu kết chuyển tuần tự tổng hợp dẫn đến giá thành của NTP từ GĐ2 đến giá thành thành phẩm không phản ánh đúng các khoản mục chi phí, phải tính hoàn nguyên ngược trở lại theo đúng các khoản mục chi phí quy định.Công việc hoàn nguyên rất phức tạp ,do vậy ít được sử dụng trong thực tế. + Nếu kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí có nhược điểm số lưọng tính toán nhiều, nhưng giá thành NTP của các giai đoạn và giá thành phẩm được phản ánh theo từng khoản mục chi phí, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý chi phí nên được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất * Phương án tính giá thành không tính giá thành NTP - Đối tượng tính giá thành là thành phẩm sản xuất hoàn thành và phương pháp tính giá thành áp dụng là phương pháp cộng chi phí. Trước hết kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp đựoc trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng cùng một lúc (song song) từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính ra giá thành thành phẩm vì cách kết chuyển chi phí giá thành như trên phương án này còn gọi là phương án phân bước không tính giá thành NTP hay phương pháp kết chuyển song song. Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương án kết chuyển song song Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất phát sinh của phát sinh của phát sinh của GĐ I GĐ II GĐn Chi phí SX của Chi phí SX của Chi phí SXcủa GĐI nằm trong GĐ II nằm trong GĐn nằm trong giá thành SP giá thành Sp giá thành Sp Kết chuyển song song từng khoản mục Giá thành sản xuất của thành phẩm - Trình tự tính giá theo phương án kết chuyển song song Bước 1: Xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm . . Tính chi phí nguyên liệu, vât liệu trực tiếp nằm tromg giá thành thành phẩm DĐKi + Ci Czi = X QTP QTP+QD Trong đó : - Czi : chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ở giai đoạn i trong giá thành của thành phẩm - DĐKi : Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dỡ dang đầu kỳ của giai đoạn i -CNi : Chi phí nguyên liệu, vât liệu trực tiếp phát sinh ở giai đoạn i - QTP : Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối - QD : Sản lượng sản phẩm dỡ dang ở các giai đoạn Sản lượng sản phẩm dỡ dang ở các giai đoạn ( QD) được tính phụ thuộc phương pháp đánh giá sản phẩm dỡ dang mà các doanh nghiệp áp dụng bao gồm: sản lượng sản phẩm dỡ dang ở tại giai đoạn đó và đang tiếp tục chế biến dỡ dang ở các giai đoạn sau * Tính chi phí chế biến (chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp ,chi phí sản xuất chung) vào giá thành sản phẩm - Trường hợp trị giá sản phẩm dỡ dang đánh giá theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp DDKi + CcBi Czi= X QTP QTP + QDsi QDsi: Sản lượng SPDD cuối kỳ của các giai đoạn sau giai đoạn i - Trường hợp giá trị sản phẩm dỡ dang đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Czi = DĐKi + Ci X ì QTP QTP+QĐTi+QDsi QTĐi: Sản lưọng SPDD cuối kỳ giai đoạn i quy đổi thành sản lượng hoàn thành tương đương giai đoạn i * Kết chuyển song song chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng KMCP để tính giá thành sản xuất của thành phẩm ZTPn = SCzi i = 1 Tính giá thành sản phẩm theo phương án không tính giá thành NTP làm cho khối lượng tính toán giảm, giúp cho việc tính gía thành được nhanh chóng. Nhưng do không tính giá thành NTP ở từng giai đoạn nên không có số liệu để ghi sổ kế toán NTP nhập kho, NTP giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế tạo. Trị giá sản phẩm dỡ dang cuối kỳ ở sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng giai đoạn cũng không thể hiện tương ứng với giá trị sản phẩm dỡ dang hiện có ở từng giai đoạn, vì nó còn bao gồm chi phí của từng giai đoạn nằm trong trị gia sản phẩm dỡ dang cuối kỳ của các giai đoạn sau. Phần II Thực trạng về hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Vũ An I. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Xây dựng Vũ An Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Vũ An: Công ty Xây dựng Vũ An là một DNNN có tư cách pháp nhân được thành lập theo Nghị định 388/CP và quyết định số 149QĐ- TCCQ ngày 21/1/1996 của Chủ tịch UBND thị xã Thái Bình. Công ty được thành lập hơn ba mươi năm. Năm 1974 Công ty tiền thân là Xí nghiệp Xây lắp 4 thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Xây lắp Thái Bình Trải qua một quá trình phấn đấu và trưởng thành đến năm 1996 Xí nghiệp trở thành một DNNN và được đổi tên thành Công ty Xây dựng Vũ An trực thuộc Sở Xây dựng Thái Bình. Công ty có trụ sở giao dịch: Số 29 đường Minh Khai_Trần Nhân Tông- Thái Bình Chứng chỉ hành nghề xây dựng: Số 0302-00-0-0-0014 ngày 2/6/2000 Giấy đăng ký kinh doanh: Số 105563 cấp ngày 10/2/1996 và bổ sung năm 2004 Giấy chứng nhận đăng ký thuế: mã số 0200154857-1 ngày 16/10/2002 Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ, trong sản xuất kinh doanh theo quyết định số 846/QĐ - BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. Ngày đầu thành lập, Công ty gặp khó khăn chồng chất, thiếu vốn, thiếu cán bộ quản lý. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, tạo được niềm tin đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công. Đặc biệt trong những năm gần đây, Công ty đã trúng thầu những công trình lớn, nhỏ trị giá nhiều tỷ đồng như: xây dựng đường giao thông, nhà văn hoá, bệnh viện, trường học... trong và ngoài thành phố. Hiện nay Công ty với số vốn huy động 21 tỷ đồng, có tài khoản 710A-03062 tại phòng giao dịch Tô Hiệu Ngân hàng Công thương Thành phố Thái Bình, mặt bằng làm việc 1.838 m2, trụ sở làm việc 2 tầng 400 m2, nhà xưởng và mặt bằng sản xuất 1.640 m2, thiết bị máy móc phục vụ thi công có đầy đủ và Công ty có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm tổ chức thi công và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, sẵn sàng tổ chức, chỉ đạo thi công các hạng mục công trình trên mọi địa bàn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Cùng với việc tuyển dụng lao động theo số lượng mà các bộ phận có nhu cầu, Công ty rất chú trọng đến trình độ và năng lực của lao động được tuyển. Đến ngày 31/12/2006 thì tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 480 người Trong đó: - Kỹ sư: 32 người Trung cấp: 23 người Công nhân kỹ thuật: 75 người - Công nhân hợp đồng: 350 người. Nhờ vậy mà Công ty đã trúng thầu và thi công các công trình lớn với số vốn hàng chục tỷ đồng như công trình nhà khách Nam Triệu, công trình Đường Thái Sơn... 2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Vũ An Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Công ty và đặc điểm của ngành xây dựng, Công ty Xây dựng Vũ An tổ chức bộ máy quản lý bộ máy Công ty tinh gọn, linh hoạt,.Giám đốc Công ty là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý và các bộ phận khác. Bộ máy quản lý của Công ty gồm: Giám đốc: là người điều hành sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, được cấp trên bổ nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân, tăng cường kỷ luật hành chính, là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, và trước cán bộ công nhân viên Công ty về mọi hoạt động của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách về hoạt động kinh doanh của Công ty, quản lý phòng hành chính và phòng kế toán tài chính. Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về mặt kỹ thuật và quản lý các phòng kỹ thuật nghiệp vụ và phòng vật tư. Các công việc cụ thể do các phòng ban chuyên môn thực hiện. Hiện nay Công ty có 4 phòng ban chức năng. Để hiểu rõ hơn về bộ máy tổ chức của Công ty ta đi sâu nghiên cứu chức năng hoạt động của từng phòng ban: Phòng tổ chức Lao động- Hành chính: Phòng gồm có 4 người với trình độ chuyên môn cao giúp Giám đốc trong việc sắp xếp bộ máy của toàn Công ty, thực hiện tốt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quản lý việc thực hiện tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị trong toàn Công ty đúng với quy chế tiền lương của Nhà nước. Do đó các nhân viên trong phòng phải tổ chức tốt công tác cán bộ trong toàn Công ty để cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý và đề xuất bổ nhiệm cán bộ theo đúng thẩm quyền. Tổ chức công tác tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, giải quyết chính sách cho người lao động, theo dõi, giám sát sự biến động của lao động cũng như an toàn thi công. Làm tốt công tác an ninh nội bộ, quản lý hồ sơ toàn bộ cán bộ nhân viên trong toàn Công ty. Ngoài ra còn phải thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng cho toàn nhân viên trong Công ty. Phòng kỹ thuật nghiệp vụ: Là phòng chuyên trách về kỹ thuật, theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, chính xác theo yêu cầu quản lý của Công ty, tiếp thị và quan hệ với các đối tác để tiếp cận các dự án, làm bài thầu và tham gia đấu thầu các dự án, quản lý các dự án, lập các biện pháp tổ chức thi công, thời gian hoàn thành công trình, bàn giao công trình theo tiến độ đã cam kết, giám sát kỹ thuật công trình, quyết toán công trình. Phòng tài chính kế toán: Là phòng tham mưu giúp giám đốc quản lý điều hành các mặt hoạt động kinh doanh thông qua việc quản lý tài chính, gồm 6 người được phân chia nhiệm vụ rõ ràng các công việc sau đây: Quản lý việc sử dụng vốn toàn Công ty và các đơn vị trực thuộc, thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, giám sát và kiểm tra công tác tài chính kế toán, việc sử dụng vốn của các đơn vị trực thuộc để phát hiện ngăn chặn kịp thời khi các đơn vị có biểu hiện vi phạm nguyên tắc tài chính, sử dụng vốn không đúng mục đích. Hàng năm làm tốt công tác xây dựng kế hoạch tài chính kế toán và thường xuyên thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo và theo dõi mặt thu, chi tài chính của Công ty. Quyết toán và phân tích hoạt động kinh tế để đánh giá đúng, chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Giải quyết tốt vốn để phục vụ kinh doanh của toàn Công ty được kịp thời. Thông qua việc quản lý vốn để quản lý tốt tài sản, trang thiết bị hiện có của Công ty và khai thác có hiệu quả tài sản đó. Bên cạnh đó thực hiện tốt chế độ báo cáo thống kê. Phòng kỹ thuật và quản lý vật tư: Là phòng nghiên cứu lập kế hoạch về vật tư cho việc thi công từng công trình, giám sát việc thi công về tiến độ cũng như chất lượng công trình. Phòng kỹ thuật vật tư căn cứ vào các bảng dự toán công trình, bảng thiết kế, kế hoạch, công việc để giao vật tư. Các đội xây dựng thực hiện công tác thi công các công trình do Giám đốc giao và hạch toán sản xuất theo các chỉ tiêu được giao khoán, sau khi hoàn thành các công trình quyết toán với Công ty. Song khi có nhiều công trình cùng được tiến hành thi công dồn dập, Công ty có thể điều phối, thay đổi địa bàn thi công của các đội để phù hợp với tình hình chung của đơn vị. Nhờ việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của nên Công ty luôn xác định được chiến lược kinh doanh hiệu quả, tạo được vị trí vững chắc trong nền kinh tế nói chung và ngành xây lắp nói riêng. Đội XD 608 Đội XD 606 Đội XD 605 Đội XD 604 Đội XD 603 Đội XD 602 Đội XD 601 Phòng tổ chức lao động hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật vật tư Giám đốc Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Kinh doanh Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh công ty xây dựng vũ an Phòng kỹ thuật nghiệp vụ Đội XD 612 3.Đặc điểm tổ chức sản xuất - kinh doanh của Công ty Xây dựng Vũ An Do đó nhiệm vụ chính của Công ty trong thời gian này là nhận thầu các công trình xây dựng và tổ chức thi công hợp lý. Thực hiện thi công công trình phải theo Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do Nhà nước ban hành. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh. Đồng thời không ngừng mở rộng thị trường trong nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó phải đảm bảo cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty có việc làm, thu nhập ổn định. Thực hiện tốt các mặt như văn hoá thể thao, không ngừng quan tâm đến đời sống của người lao động. Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây lắp có quy mô vừa và lớn, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn. Vì vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải theo sát dự toán bên A giao: dự toán thiết kế, dự toán thi công, trong quá trình sản xuất phải luôn so sánh giữa chi phí thực tế với dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư, điều này làm tăng khối lượng công tác hạch toán của Công ty lên rất nhiều. Các công trình xây dựng của Công ty tiến hành trên nhiều địa điểm khác xa nhau vì vậy các lực lượng thi công như thiết bị, máy móc, người lao động đều phải di chuyển theo địa điểm thi công. Đội trưởng đội xây dựng có trách nhiệm tổ chức thi công các công trình, phân công công việc cho nhân viên của mình, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty, thực hiện các điều khoản hợp đồng đã ký Nhân viên kỹ thuật: là các kỹ sư có trình độ, thiết kế các công trình, kiểm tra, giám sát về kỹ thuật thi công, đảm bảo an toàn và đúng tiến độ thi công. Nhân viên kinh tế đội: theo dõi các khoản chi phí phát sinh tại các đội và tập hợp các chứng từ liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh của đội gửi lên phòng kế toán của Công ty và tính giá thành của các công trình mà đội đã thực hiện. Các tổ thi công tiến hành thi công các công trình và báo cáo lên đội trưởng về tiến độ thi công và hoàn thành trách nhiệm được giao, quản lý các nhân viên của mình thi công theo đúng thiết kế. Với các đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh như vậy, các đội xây dựng tiến hành thi công các công trình theo đúng quy trình công nghệ SXSP Công ty đã đặt ra: Hình thức SXKD mà Công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu. Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết với chủ đầu tư (bên A), Công ty giao cho bộ phận kỹ thuật lập kế hoạch và dự toán thiết kế, thi công công trình. Sau đó Công ty tiến hành giao khoán cho các đội XD, tổ chức các vấn đề: nhân công, nguyên vật liệu cho công tác thi công. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Xây dựng Vũ An được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ sau: Biểu 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty xây dựng Vũ An Đấu thầu và nhận hợp đồng xây lắp công trình, hạng mục công trình Tổ chức thi công các công trình, hạng mục công trình Tổ chức các vấn đề về nhân công, vật liệu... Lập kế hoạch và dự toán các công trình và hạng mục công trình Duyệt quyết toán công trình, hạng mục công trình hoàn thành Nghiệm thu bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành Thanh lý hợp đồng, bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành 4. Tình hình tài chính của Công ty Xây dựng Vũ An Trong suốt thời gian qua Công ty Xây dựng Vũ An là một DNNN có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp cũng đang đứng trước những thách thức chung của toàn ngành nhưng Công ty không ngừng phấn đấu để ngày một lớn mạnh tạo dựng vị trí vững chắc trong ngành xây dựng. Trong quá trình hoạt động xây dựng Côngty đã và đang thi công nhiều công trình Kết quả kinh doanh trong một số năm gần đây: Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu Đvt 2003 2004 2005 So sánh (%) 04/03 05/04 1 Tổng tài sản Trđ 10.712 10.400 11.456 97 110 2 Tổng NVCSH Trđ 991 1.002 271 101 27 3 Doanh thu Trđ 6.535 5.466 9.363 84 171 4 Tổng lợi nhuận Nđ 3.569 10.740 731 301 -7 5 T/n bq người/th Nđ 580 680 750 117 110 Qua bảng trên ta thấy hiệu quả SXKD đạt được không đều qua các năm. Các chỉ tiêu doanh thu của Công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 nhưng năm 2005 lại tăng mạnh. Chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty năm 2004 tăng nhiều so với năm 2003 (tăng gấp 3 lần), nhưng năm 2005 Công ty đã bị lỗ. Nguyên nhân là do đặc điểm của ngành kinh doanh xây lắp, nhiều công trình thi công trong thời gian dài, từ năm này qua năm khác trong khi việc quyết toán công trình chỉ được thực hiện sau khi công trình hoàn thành, CPSX kinh doanh dở dang chiếm một tỷ trọng lớn. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Xây dựng Vũ An Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Công ty Xây dựng Vũ An trực thuộc Sở XD Thái Bình là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Được hạch toán toàn bộ đầu ra, đầu vào, lãi, lỗ. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán chung của Công ty, tại các đội xây lắp các nhân viên nhân viên kế toán đội có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh nhưng không tính giá thành các công trình, hạng mục công trình ở đội mình, cuối mỗi tháng tập hợp tất cả các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng lao động và bảng dự toán định mức lên phòng Tài chính- Kế toán của Công ty. Kế toán Công ty tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, xác định nghĩa vụ với Nhà nước và báo cáo lên cấp trên có liên quan. Giữa Công ty và đơn vị trực thuộc hạch toán theo cơ chế khoán gọn, các đơn vị hạch toán kết quả riêng. Cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty gồm 6 người: 1 Kế toán trưởng 1 Kế toán tổng hợp kiêm kế toán khấu hao TSCĐ 1 Kế toán tiền lương 1 Kế toán nguyên vật liệu 1 Kế toán vốn bằng tiền 1 Thủ quỹ Các nhân viên trong phòng kế toán được phân chia trách nhiệm rõ ràng như sau: Kế toán trưởng là người lãnh đạo trực tiếp về mặt nghiệp vụ của toàn bộ kế toán Công ty, chỉ đạo, tổ chức các phần hành kế toán. Kiểm tra giám đốc toàn bộ các mặt hoạt động kinh tế tài chính tại Công ty, tham mưu cho Giám đốc để có thể đưa ra các quyết định hợp lý. Lập các kế hoạch tài chính, huy động nguồn vốn nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn được hợp lý và tiết kiệm. Kiểm soát các đơn vị nội bộ trong công tác tài chính và chấp hành chế độ chính sách Nhà nước. Ngoài ra, kế toán trưởng còn giúp Giám đốc tập hợp số liệu kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh doanh, phát hiện ra khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán trong công tác bảo đảm cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả cao. Kế toán tổng hợp : là người tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nên có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, đối chiếu và định kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí đối với chi phí trực tiếp, chi phí chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất, lập báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và đúng thời hạn, tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. Phản ánh tổng hợp tình hình phát sinh ở các phần hành kế toán, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và lập các báo cáo kế toán định kỳ theo qui định. Tổng hợp các báo cáo kế toán nộp Công ty và các ban ngành liên quan Kế toán TSCĐ: khi có biến động về TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ hợp lệ tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản hiện có tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ Công ty nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định tại Công ty. Định kỳ căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định cho từng loại tài sản kế toán phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán, phân bổ hoặc kết chuyển chính xác số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh và lập các bảng tình khấu hao TSCĐ. Cuối mỗi niên độ kế toán tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thườngTSCĐ, tham gia đánh giá lại tài sản cố định khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở Công ty Kế toán nguyên vật liệu: Căn cứ vào các bảng dự toán về nguyên vật liệu, các chứng từ thu mua, nhập, xuất NVL kế toán tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng và giá cả vật liệu tăng giảm, tồn kho vật liệu tại các đội xây dựng và tại kho của Công ty. ._.9.576.682 Trụ sở UBND = 86.420.658 - 50.029.792 = 36.390.866 TP Thái Bình Sau khi phân bổ chi phí sản xuất chung, kết hợp với các chứng từ liên quan khác kế toán công ty lần lượt lập chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết Tk 627, sổ cái TK 627 và ghi bút toán kết chuyển sang TK 154 để tính giá thành. Từ chứng từ ghi sổ kế toán công ty lập sổ chi tiết Tk 627 và sổ cái Tk 627 sổ chi tiết tk 627 Công trình: Trường dạy nghề tỉnh TB Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 90 31/12 CP nhân viên quản lý đội 334 14.057.000 338 2.670.830 Chi phí vật tư dùng chung 152 6.305.000 Chi phí CCDC 153 3.700.200 Chi phí KHTSCĐ 214 17.520.000 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 4.850.000 Chi phí bằng tiền khác 1111 826.762 Kết chuyển chi phí SXC-T12 154 50.029.792 Cộng 50.029.792 50.029.792 sổ chi tiết tk 627 Công trình: Trụ sở UBND TP Thái Bình Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 90 31/12 CP nhân viên quản lý đội 334 8.130.000 338 1.544.700 Chi phí vật tư dùng chung 152 4.737.000 Chi phí CCDC 153 2.400.000 Chi phí KHTSCĐ 214 17.900.928 Chi phí dịch vụ mua ngoài 331 2.005.000 Chi phí bằng tiền khác 1111 725.600 Kết chuyển chi phí SXC-T12 154 36.390.866 Cộng 36.390.866 36.390.866 Chứng từ ghi sổTk 627 Số: 106 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Trích yếu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Nợ Có Chi phí nhân viên quản lí đội 6271 334 22.187.000 6271 338 4.215.530 Chi phí vật tư dùng chung 6272 152 11.042.000 Chi phí CCDC 6273 153 6.100.200 Chi phí KHTSCĐ 6274 214 35.420.928 6277 331 6.855.000 6278 1111 1.552.362 Cộng 86.420.658 7. Tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp IV. Tập hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Vũ An là từng công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, chi phí sản xuất liên quan đến công trình nào thì được tập hợp cho công trình đó từ khi khởi công đến khi hoàn thành. Sau khi đã có số liệu kế toán ở các khâu về chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí MTC, chi phí SXC, kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho từng công trình vào sổ chi tiết TK 154. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 154 : 728.615.000 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 285.131.000 Trụ sở UBND TPTB : 443.484.000 Có TK 621 : 728.615.000 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 285.131.000 Trụ sở UBND TPTB : 443.484.000 Kết chuyển nhân công trực tiếp Nợ TK 154 : 69.576.682 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 40.278.644 Trụ sở UBND TPTB : 29.298.038 Có TK 622 : 69.576.682 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 40.278.644 Trụ sở UBND TPTB : 29.298.038 Kết chuyển chi phí máy thi công Nợ TK 154 : 166.153.092 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 88.311.120 Trụ sở UBND TPTB : 77.841.972 Có TK 623 : 166.153.092 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 88.311.120 Trụ sở UBND TPTB : 77.841.972 Kết chuyển chi pphí sản xuất chung Nợ TK 154 : 86.420.658 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 50.029.792 Trụ sở UBND TPTB : 36.390.866 Có TK 627 : 86.420.658 Chi tiết: Trường dạy nghề tỉnh TB : 50.029.792 Trụ sở UBND TPTB : 36.390.866 sổ chi tiết TK 154 Tháng 12 năm 2006 Công trình: Trường dạy nghề tỉnh TB Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu 765.456.000 Chi phí NVLTT 621 285.131.000 Chi phí NCTT 622 40.278.644 Chi phí sử dụng MTC 623 88.311.120 Chi phí SXC 627 50.029.792 Cộng 463.750.556 Lũy kế 1.229.206.556 sổ chi tiết TK 154 Tháng 12 năm 2006 Công trình: Trụ sở UBND TPTB Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu 325.450.000 Chi phí NVLTT 621 443.484.000 Chi phí NCTT 622 29.298.038 Chi phí sử dụng MTC 623 77.841.972 Chi phí SXC 627 36.390.866 Giá thành CT hoàn thành 912.464.876 Cộng 587.014.876 912.464.876 Dư 0 chứng từ ghi sổ Tk154 Số:107 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng Trích yếu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Nợ Có Chi phí NVL 154 621 728.615.000 Chi phí NCTT 154 622 69.576.682 Chi phí sử dụng MTC 154 623 166.153.092 Chi phí SXC 154 627 86.420.658 Cộng 1.050.765.432 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tháng 12 năm 2006 Chứng từ ghi sổ số tiền chứng từ ghi sổ số tiền Số Ngày số ngày 103 31/12/2006 728.615.000 104 31/12/2006 69.576.682 105 31/12/2006 166.153.092 106 31/12/2006 86.420.658 107 31/12/2006 1.050.765.432 tổng 2.101.530.864 Mở sổ và khóa sổ kế toán tổng hợp có liên quan Sổ cái số hiệu tk: tk621 - chi phí NVL trực tiếp tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ chứng từ Diễn giải TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 103 31/12 Xuất NVL cho SX 724.263.000 Trường TB 282.971.000 Trụ sở 441.292.000 Chi phí NVL mua ngoài 1111, 331 4.352.000 Trường TB 2.160.000 Trụ sở 2.192.000 Kết chuyển CFNVLTT 154 728.615.000 Cộng 728.615.000 728.615.000 sổ cái số hiệutk: tk 622 - chi phí nhân công tt tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính:Đồng NT ghi sổ chứng từ Diễn giải TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 104 31/12 Tiền lương phải trả TT 334 58.467.800 Trường TB 33.847.600 Trụ sở 24.620.200 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 338 11.108.882 Kết chuyển chi phí 154 69.576.682 Cộng 69.576.682 69.576.682 sổ cái số hiệu Tk: tk 623 - chi phí sử dụng máy thi công tháng 12 năm 2006 Ngày ghi sổ chứng từ diễn giải tk đối ứng số tiền số ngày Nợ có 105 31/12 Chi phí vật tư chạy máy 152 1.533.000 Chi phí nhân công lái máy 334 23.990.000 338 4.558.100 Chi phí khấu hao TSCĐ 214 126.924.992 Chi phí khác bằng tiền 111 600.000 Dịch vụ mua ngoài 331 2.640.000 Chi CCDC 153 5.907.000 Kết chuyển chi phí 154 166.153.092 Cộng 166.153.092 166.153.092 sổ cái số hiệu tk: tk 627 - chi phí sản xuất chung tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng Ngày ghi sổ chứng từ diễn giải tkđư số tiền số ngày nợ có 106 31/12 Chi phí nhân viên quản lí đội 334 22.187.000 338 4.215.530 Chi phí CCDC 153 6.100.200 Chi phí KHTSCĐ 214 35.420.928 Chi phí thuê máy 331 6.855.000 1111 1.552.362 Chi vật tư dùng chung 152 11.042.000 Kết chuyển chi phí 154 86.420.658 Cộng 86.420.658 86.420.658 Chi phí xây lắp dở dang của tất cả các công trình, hạng mục công trình là số dư nợ trên sổ cái TK 154 cụ thể như sau: sổ cái số hiệu tk: tk154 - chi phí sản xuất KDDD tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: Đồng ngày ghi sổ chứng từ diễn giải tkđư số tiền số ngày nợ có 107 31/12 Số dư đầu 1.090.906.000 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 728.615.000 Kết chuyển chi phí NCTT 622 69.576.682 Kết chuyển chi phí sử dụng MTC 623 166.153.092 Kết chuyển CPSXC 627 86.420.658 Giá thành CT hoàn thành 632 912.464.876 Cộng 1.050.765.432 912.464.876 Dư cuối kỳ 1.229.206.556 2.Đánh giá sản phẩm dở dang: Trong kỳ, nếu có những công trình, hạng mục công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao, hay quyết toán điểm dừng nhưng chưa được thanh toán thì phần giá trị chưa được chấp nhận thanh toán đó là chi phí dở dang. Tại công ty đối tượng tính giá thành sản phẩm dở dang được tiến hành định kì hàng tháng. Giá thành SP dở dang phụ thuộc vào việc thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên A và bên B ( Công ty). Do hợp đồng kí kết khoản mục thanh toán sản phẩm theo từng thời điểm hoàn thành kỹ thuật, vì vậy sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ các công trình trong từng giai đoạn: Chi phí dở dang cuối kỳ Công ty tính như sau: Chi phí dở dang Chi phí SX Chi phí SX đầu kì phát sinh trong kì dở dang = + X cuối kì Giá dự toán của Giá dự toán các giai đoạn XD giai đoạn XD hoàn thành dở dang Giá dự toán của giai đoạn dở dang cuối kì bảng tổng hợp chi phí sản phẩm dở dang Công trình: Trường dạy nghề tỉnh TB Khoản Mục CPSXKDDD Đầu kì CPSXKD Phát sinh trong kì Tổng cộng TK621 519.267.335 285.131.000 804.398.335 TK622 95.481.500 40.278.644 135.760.144 TK623 82.123.000 88.311.120 170.434.210 TK627 68.584.165 50.029.792 118.613.957 Cộng 765.456.000 463.750.556 1.229.206.556 3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng Vũ An Hiện nay, Công ty đang áp dụng tính giá thành thực tế cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho đến khi bàn giao là giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình đó. Do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài nên công ty chỉ tính giá thành cho các công trình hoàn thành bàn giao hay các công trình hoàn thành đúng điểm dừng kỹ thuật. Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình được xác định như sau: Giá thành thực tế khối lượng hoàn thành bàn giao CPSXKDDD cuối kì CPSXKD dở dang đầu kì CPSX phát sinh trong kì = + - chi phí sản xuất và giá thành sxxl tháng 12 năm 2006 STT Tên các công trình, hạng mục chi phí Chi phí dở đầu kỳ chi phí phát sinh trong kỳ chi phí dd cuối kỳ Tổng giá thành giá thành đơn vị TK621 TK622 TK623 TK627 Tổng chi phí 1 Trường dạy nghề tỉnh TB 765.456.000 300.183.000 40.278.644 88.311.120 50.029.792 1.244.258.556 1.229.206.556 2 Trụ sở UBND TPTB 325.450.000 428.432.000 29.298.038 77.841.972 36.390.866 897.412.876 912.464.876 912.464.876 Cộng 1.090.906.000 728.615.000 69.576.682 166.153.092 86.420.658 2.141.671.432 1.229.206.556 912.464.876 912.464.876 bảng tính giá thành Công trình: Trụ sở UBND TP Thái Bình Khoản mục chi phí sản xuất dở đầu kì CFSXPS trong kì CFSXKD Dở cuối kì Tổng giá thành Giá thành đơn vị TK621 238.691.060 443.484.000 682.175.060 TK622 34.250.100 29.298.038 63.548.138 TK623 19.550.640 77.841.972 97.392.612 TK627 32.954.200 36.390.866 69.345.066 Cộng 325.450.000 587.014.876 912.464.876 912.464.876 Phần III Hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng vũ an i. đánh giá khái quát tình hình hạch toán CPsx và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng vũ an Trước đây trong một thời gian dài, nước ta xây dựng nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ được Nhà nước cấp bù. Do đó dẫn đến tình trạng các DNNN hoạt động kém hiệu quả, gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế. Hiện nay khi bước sang nền kinh tế thị trường, các DNNN được giao quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, làm tròn nghĩa vụ với ngân sánh Nhà nước. Đây là cơ hội để các DNNN phát huy sự chủ động sáng tạo của mình nhưng đồng thời cũng là một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp nào không thích nghi được sẽ không thể tồn tại. Công ty Xây dựng Vũ An là một DNNN và cũng không nằm ngoài quy luật đó. Công ty từ chỗ cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu với một đội ngũ cán bộ chuyên môn còn hạn chế. Giờ đây Công ty đã vươn lên cùng những biến động sâu sắc và chuyển mình của thành phố Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Với vị thế của một DNNN hạng III với hàng trăm công trình liên tục được xây dựng, công ty đã và đang hoà mình vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Trong sự vận động của nền kinh tế thị trường, Công ty năng động đưa ra những quyết định nhằm động viên, khuyến khích các đội và phòng ban trực thuộc, các cá nhân trong Công ty tự cọ xát với thị trường để tìm kiếm các công trình trong địa bàn cả nước. Mặt khác Công ty mạnh dạn đầu tư chiều sâu vào việc đổi mới trang thiết bị công nghệ, đào tạo nhân lực và tìm mọi biện pháp tích cực để bảo toàn và phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý tinh giản và gọn nhẹ, nhưng đầy đủ các phòng ban chức năng, đảm nhận được mọi công việc cơ bản của một doanh nghiệp phải có, đồng thời thực hiện tốt các công việc đặc thù về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên thực tế đã cho thấy việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là khoa học và phù hợp. Trước những biến động của thị trường, bộ máy quản lý của Công ty luôn tỏ ra linh hoạt, thích ứng nhanh và luôn tìm cách đầu tư sao cho có hiệu quả nhất. Có thể nói những thành tựu mà Công ty có được như hiện nay, trước hết là bắt nguồn từ hiệu quả của việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý. Bên cạnh đó Công ty áp dụng phương thức khoán sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ đội thi công là phương thức quản lý thích hợp với cơ chế thị trường. Nó gắn lợi ích vật chất của người lao động, tổ đội với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình. Đồng thời mở rộng quyền tự chủ về hạch toán kinh doanh, lựa chọn phương thức tổ chức lao động, tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng của từng đội. Như vậy tổ chức kinh doanh xây lắp theo mô hình khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí gián tiếp góp phần hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tránh thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao quyền làm chủ của người lao động...bên cạnh đó, việc giao khoán sản phẩm khiến cho các đội xây dựng phải gắn trách nhiệm và thực hiện thi công, bảo đảm tiến độ cũng như chất lượng của công trình... 1.Ưu điểm: Góp phần vào những thành tích chung của Công ty phải kể đến những thành công trong công tác kế toán, đặc biệt là kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Điều đó được thể hiện qua những mặt sau: * Về bộ máy kế toán: Phòng kế toán của Công ty cũng được bố trí gọn nhẹ, hợp lý, phân công công việc cụ thể rõ ràng. Với số lượng nhân viên như vậy bộ máy kế toán đã phối hợp hoạt động có hiệu quả và Công ty có điều kiện chuyên môn hoá lao động kế toán theo các phần hành. Đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty đều có trình độ đại học, có kinh nghiệm lâu năm và sự nhiệt tình, luôn luôn cố gắng trau dồi, bổ sung kiến thức cho phù hợp với công tác. Cũng như sự nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra phân tích các hoạt động kinh tế... Phòng kế toán còn tham gia nhiệm vụ bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất của Công ty. Là một Công ty xây dựng nên cần nhiều vốn đầu tư vào sản xuất thi công công trình, mà phần lớn số vốn đó là vốn vay. Trong tình hình đó, Phòng kế toán đã biết kết hợp việc khai thác vốn gối đầu chuyển tiếp của những công trình thi công trước hỗ trợ cho công trình thi công sau và vay vốn cho các đối tượng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty được thường xuyên, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. * Về hình thức kế toán: Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ rất gọn nhẹ, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty và phù hợp với nhu cầu tin học hóa ngày càng cao. Công ty chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách. Nhờ đó công tác kế toán ở Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty để đạt hiệu quả kinh tế cao. * Hệ thống chứng từ kế toán: được lập theo đúng mẫu qui định của Bộ Tài chính và phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc tập hợp, luân chuyển chứng từ cũng như bảo quản, lưu trữ được tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý và đúng theo qui định. Nhìn chung, hệ thống chứng từ ban đầu của Công ty được kiểm tra khá chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo đúng đắn của số liệu. * Về hệ thống báo cáo tài chính: Công ty luôn lập đủ và đúng thời hạn các Báo cáo tài chính theo quy định bắt buộc của Bộ Tài chính và các báo cáo quản trị theo yêu cầu nội bộ. * Về phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: Công tác này đã được Công ty phản ánh đúng thực trạng, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận có liên quan. Giá giao khoán được xác định trên cơ sở giá thành dự toán, tức là trên cơ sở các định mức thiết kế và khung giá xây dựng cơ bản hiện hành. Và như vậy, giá thành đã được xác định trước, lợi nhuận của Công ty cũng có thể xác định trước. Kế toán đã tập hợp được CPSX cho từng công trình của từng đội trong một tháng một cách rõ ràng, cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã vận dụng phương pháp trực tiếp và tổng cộng chi phí để tính giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp tính giá thành tương đối dễ dàng, chính xác. Với phương pháp này kế toán chỉ phải tập hợp đầy đủ chi phí cho từng công việc, từng hạng mục công trình. Bên cạnh các chi phí trực tiếp được tập hợp ngay, các chi phí gián tiếp (chi phí chung) được phân bổ theo một tiêu thức nhất định. 2. Nhược điểm: Bên cạnh những mặt tích cực trong công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, tại Công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục để đi đến hoàn thiện. Qua tìm hiểu thực tập tại phòng kế toán tài chính của Công ty Xây dựng Vũ An và đi sâu về phần hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em nhận thấy công tác kế toán này còn có một số những hạn chế cụ thể sau: * Về việc luân chuyển chứng từ: Do cơ chế khoán gọn của Công ty do vậy số liệu tập hợp trên phòng kế toán của Công ty còn phụ thuộc vào đội nhiều. Khi nhân viên kinh tế của đội, đội trưởng gửi chứng từ về lúc đó phòng kế toán mới tập hợp được chi phí phát sinh trong tháng. Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, Công ty có địa bàn hoạt động rộng nên việc gửi chứng từ của các đội về Công ty thường bị chậm chễ, làm cho việc hạch toán không kịp thời, hơn nữa khối lượng công việc bị dồn vào một thời điểm có thể dẫn tới sai sót không đáng có như bỏ sót nghiệp vụ, ghi nhầm số liệu. Những điều này làm sai lệch thông tin kế toán cung cấp cho quản lý. Vì vậy, Công ty nên quy định thời điểm nộp chứng từ cho các đội để có thể đẩy nhanh việc luân chuyển chứng từ giữa các đội và phòng kế toán của Công ty. * Phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm: Khi định kỳ tính giá thành từng công trình để kết chuyển giá vốn còn chịu ảnh hưởng bởi số tiền bên A thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Do đó, khối lượng dở dang phản ánh chưa thật được chính xác. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của Công ty. Nhưng nguyên vật liệu Công ty giao trực tiếp cho các đội thi công tự mua, xuất thẳng tới công trình, hạng mục công trình. Điều này có ưu điểm là tạo ra sự chủ động cho các đội xây dựng nhưng cũng có thể xảy ra gian lận hoặc thất thoát, lãng phí trong khâu mua sắm, quản lý và sử dụng vật tư. Như vậy Công ty không thể kiểm tra được lượng vật liệu mua về nhập kho công trình thực tế đã dùng hết hay không dùng hết lượng vật liệu đó. Bên cạnh đó, vật liệu ở Công ty chủ yếu là mua ngoài theo giá thị trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó đã gây khó khăn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bởi vì, công trình xây dựng thường kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động cung cầu trên thị trường làm ảnh hưởng đến CPSX và giá thành sản phẩm. Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc quản lý tiền tạm ứng, vay thi công vẫn còn sơ hở. Trường hợp nếu các đội xây dựng cùng một lúc thi công nhiều công trình khác nhau, một số đội trưởng đã vay, ứng tiền vượt quá khối lượng công việc thực hiện, rồi chiếm đoạt, sử dụng chỉ tiêu cho các mục đích khác. Do đó, nếu không quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, chi phí sản suất sẽ có thể tăng thêm vì phải thêm một khoản mất mát, dẫn đến giá thành công trình, hạng mục công trình cao. Bên cạnh đó, Công ty khoán gọn khoản mục chi phí, Công ty nhiều khi không kiểm soát được một số khoản công nợ. Do có quyền tự chủ trong công việc, tự mua vật tư, thuê nhân công nên đội trưởng xây dựng của các đội đã mua chịu vật tư, nguyên vật liệu của các cá nhân, đơn vị khác một cách vô tội vạ. 3. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Vũ An Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các hoạt động sản xuất kinh doanh, thi công công trình dân dụng và công nghiệp của Công ty xây dựng Vũ An ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng. Công tác hạch toán kế toán trong Công ty luôn tồn tại và phát triển gắn liền với hoạt động quản lý kinh tế. Do vậy, cũng cần có những cải tiến, đổi mới không ngừng về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn với sự phát triển cuả Công ty. Thông tin do phòng kế toán cung cấp mà các đối tượng quan tâm sử dụng thông tin khác nhau bao gồm: Lãnh đạo Công ty, các đội xây dựng, Ngân hàng, cơ quan quản lý của Nhà nước và các đối tượng có khác có liên quan.... có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, thích hợp với mục đích thông tin của mình. Như vậy cùng với công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công, tạo uy tín cho Công ty có nhiều khách hàng trên thị trường, góp phần bảo toàn và phát triển vốn cho Công ty thì công tác hạch toán kế toán cần được nâng cao và hoàn thiện hơn, thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác kế toán đối với DNNN. Và kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một khâu không thể thiếu được trong công tác hạch toán kế toán. Vì trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp là các chủ thể kinh tế độc lập, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp để sản xuất ra sản phẩm với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất và lãi thu được nhiều nhất. Bởi vậy, nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm cũng chính là nâng cao và hoàn thiện công tác kế toán. Trong quá trình thực tập tại Công ty xây dựng Vũ An, dựa vào điều kiện sản xuất kinh doanh trong thi công xây dựng thực tế của Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến với nguyện vọng để Công ty tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa Công tác hạch toán kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty. II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Vũ An 1. Về chi phí nguyên vật liệu. Công ty xây dựng Vũ An cần phải xác định đúng giá trị nguyên vật liệu thực tế sử dụng phục vụ thi công. Hiện nay, mọi vật liệu Công ty giao trực tiếp cho các đội thi công tự mua, xuất thẳng tới công trình, hạng mục công trình. Định kỳ các đội trưởng chuyển hoá đơn mua vật liệu về Công ty để tạm ứng thanh toán số lượng vật liệu ghi trong hoá đơn, phòng kế toán kiểm tra hoá đơn hợp lệ và làm thủ tục trình Giám đốc cho đội thi công tạm ứng thanh toán. Đồng thời kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 621 (chi tiết liên quan). Nợ TK 133: Thuế VAT Có TK 111, 112, 141. Ví dụ: Công trình xây dựng nhà ở Công ty Nợ TK 621: 58.270.000 Nợ TK 133: 5.872.000 Có TK 331: 64.142.000 Cuối kỳ kế toán kết chuyển: Nợ TK 154: 58.270.000 Có TK 621: 58.270.000 Như vậy Công ty không thể kiểm tra được lượng vật liệu mua về nhập kho công trình thực tế đã dùng hết hay không dùng hết lượng vật liệu đó. Để kiểm tra được lượng vật liệu sử dụng thực tế vào công trình, định kỳ phòng kế hoạch kỹ thuật của Công ty và đội trưởng thi công (chủ công trình, hạng mục công trình) cùng kiểm kê và lập phiếu số lượng vật liệu mua về công trình xuất dùng không hết, trên cơ sở đó kế toán theo dõi và hạch toán số vật liệu sử dụng thực tế vào công trình, hạng mục công trình để đảm bảo việc hạch toán chi phí và tính giá thành chính xác. Tôi xin đề xuất với Công ty hạch toán như sau: Vật liệu xuất dùng không hết tại công trình, hạng mục công trình, hay chuyển kỳ sau, kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 Cuối kỳ kết chuyển giá trị NVL trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình: Nợ TK 154 (chi tiết đối tượng). Có TK 621 (chi tiết đối tượng). Vẫn ví dụ trên, nhưng lúc này kế toán phản ánh vật liệu xuất dùng không hết để kết chuyển giá trị NVL trực tiếp một cách chính xác hơn: Nợ TK 152: 5.820.000 Nợ TK 154: 52.450.000 Có TK 621: 58.270.000 Để giảm chi phí NVL trực tiếp Công ty cần tăng cường một số biện pháp quản lý như khen thưởng, xử phạt cả về vật chất và tinh thần đối với những cá nhân hay tập thể trong việc sử dụng vật tư để có thể tránh lãng phí về vật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoản chi phí thu mua vật liệu. 2. Về chi phí nhân công trực tiếp. Dựa trên bảng thanh toán khối lượng hoàn thành, bảng chấm công và các hợp đồng chia thầu nhân công, đội trưởng (chủ hạng mục công trình) lập phiếu đề nghị thanh toán lên phòng kế toán của Công ty để xin thanh toán. Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết, kế toán lập phiếu chi và thanh toán lương còn lại cho các đội trưởng (chủ hạng mục công trình). Nếu trong kỳ không có các chứng từ thanh toán lương của các đội gửi về, kế toán tập hợp chi phí thực hiện tạm trích chi phí nhân công trực tiếp sang quý sau, khi có các chứng từ liên quan gửi về, kế toán sẽ thực hiện việc chuyển trả số chi phí đã tạm trích. Vì công nhân viên nghỉ phép theo chế độ không đều đặn giữa các tháng nên Công ty cần tiến hành trích trước lương nghỉ phép cho công nhân viên tính vào giá thành sản phẩm, như vậy sẽ làm cho giá thành sản phẩm không vì những chi phí này mà làm biến đổi một cách đột ngột. Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch = Lương thực tế phải trả cho CBCNV trong tháng x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương phép kế hoạch của CBCNV Tổng số tiền lương chính kế hoạch của CBCNV x 100% Kế toán hạch toán khoản tiền lương phép vào chi phí như sau: Nợ TK 622 Có TK 335 3.Về chi phí máy thi công: Hiện nay đất nước đang có những bước chuyển mình, nhiều công trình hạ tầng mới và hiện đại sẽ xuất hiện, đòi hỏi việc sử dụng máy thi công nhiều hơn, máy móc hiện đại hơn, Công ty nên đầu tư mua sắm máy thi công. Khi đó việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được thực hiện trên TK 623 và theo dõi trên sổ chi tiết TK 623. TK 623 được mở các TK cấp 2 như sau: TK 6231: Chi phí nhân công TK 6232: Chi phí vật liệu TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: Chi phí bằng tiền khác Như vậy để giảm CPSX và hạ giá thành sản phẩm Công ty cần ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào quá trình sản xuất. Đối với những công trình ở xa Công ty việc vận chuyển máy móc thi công phức tạp và chi phí cao Công ty có thể thuê máy thi công ở những nơi gần với địa bàn thi công nhưng phải quan tâm đến giá cả và chất lượng máy thi công. 4.Về chi phí sản xuất chung. Hiện nay, chi phí sản xuất chung của từng đội xây dựng được phân bổ cho từng công trình (hạng mục công trình) theo chi phí NVL trực tiếp. Công ty nên phân bổ chi phí sản xuất chung cho các công trình theo chi phí nhân công trực tiếp như sau: - CP SXC phân bổ cho công trình (A) Tổng CP SXC Chi phí NC trực tiếp của công trình (A) = x Tổng CP NC tr.tiếp 5.Chi phí thiệt hại trong sản xuất: Trong quá trình thi công xây lắp, khi xảy ra thiệt hại phá đi làm lại phải tiến hành lập các biên bản xác định thiệt hại phá đi làm lại, làm thêm...Trên biên bản xác nhận khối lượng hư hỏng, theo dự toán để tính ra tổng chi phí, xác định rõ nguyên nhân, người chịu trách nhiệm. Chứng từ này được gửi về phòng kế toán làm cơ sở để hạch toán thiệt hại. Trong trường hợp ngừng sản xuất do mưa bão, thiếu vật liệu mà công nhân phải nghỉ việc, nhân viên kinh tế đội phải lập biên bản và chuyển chứng từ này về phòng kế toán để tính lương cho công nhân và hạch toán khoản mục thiệt hai do ngừng sản xuất. Trường hợp bên A muốn thay đổi kết cấu đối với phần công trình đã tiến hành thi công thì bên A phải chịu chi phí phá đi làm lại. Trường hợp bên B có sai phạm kỹ thuật (rất hiếm hầu như không có) thì chi phí sửa chữa hoặc phá đi làm lại tính trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh. Kết luận Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán phức tạp song lại rất quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán ở các doanh nghiệp xây dựng. Và đó cũng là điều kiện giúp các doanh nghiệp xây dựng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong doanh nghiệp xây dựng, việc tính giá thành được tốt thì đòi hỏi việc tập hợp chi phí phải có độ chính xác cao. Các chi phí đó phát sinh liên tục và rất đa dạng. Do đó, việc tính giá thành thực tế để xác định ngược lại các khoản chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm, tiết kiệm hay lãng phí, có hiệu quả hay không mà từ đó đặt ra được các chỉ tiêu phấn đấu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Xuất phát từ quan điểm trên, vì vậy trong thời gian thực tập ở Công ty xây dựng Vũ An trên cơ sở lý luận đã được học và tình hình thực tế của Công ty, em đã đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Với đề tài: “Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng Vũ An” Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã trình bày thực trạng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Bên cạnh đó, Báo cáo còn đề cập tới những ý kiến đóng góp của em nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Xây dựng Vũ An Thời gian thực tập ở Công ty là cơ hội để em nắm bắt và xâm nhập vào thực tế, củng cố những kiến thức lý luận đã được lĩnh hội ở nhà trường, từ đó có sự so sánh với thực tế. Vì thời gian thực tập không nhiều và trình độ lý luận của em còn hạn chế cho nên dù nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ của các cô chú và anh chị trong phòng kế toán tài chính của Công ty Xây dựng Vũ An, song chuyên đề của em cũng không tránh được những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, đống góp ý kiến thêm của các thầy cô để Báo cáo của em thêm phần hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo nguyễn thị quý cùng các cô chú trong phòng Kế toán - Tài chính Công ty Xây dựng Vũ An đã giúp em hoàn thành Báo cáo này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0794.doc
Tài liệu liên quan