Tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm công trình tại Công ty công trình giao thông 134

Lời Nói Đầu Trong những năm gần đây , đất nước ta đang chuyển mình hoạt động theo cơ chế mới . Cùng với sự ra đời của những chính sách , chế độ mới thích hợp của nhà nước , bộ mặt của nhà nước ta dang được thay đổi từng giờ. Trong sự thay đổi này, một phần đóng góp không nhỏlà của ngành công nghiệp nói chungvà ngành xây dựng cơ bản nói giêng Hoạt động trong nền kinh tế thị trường , đòi hỏi doanh nghiệp nói chung , doanh nghiệp xây lắp nói giêng muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế nướ

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm công trình tại Công ty công trình giao thông 134, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ta hiện nay vấn đề tất yếu là phải quan tâm đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, kinh doanh có lãi vừa là mục đích , vừa là phương tiện để các nhà quản lý doanh nghiệp đạt được những ước muốn khác của mình , quyết định sự sống còn liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được mức chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra , xác định được kết quả hoạt động SXKD . Những việc đó chỉ có thể thực hiện dược trên cơ sở hạch toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác vì chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư , lao động , tiền vốn ...trong sản xuất. Quản lý chi phí sản xuất thực chất là việc quản lý sử dụng hợp lý, tiết kiệm , có hiệu quả các loại tài sản , vật tư, lao động , tiền vốn trong quá trình hoạt động SXKD. Mặt khác chi phí sx là cơ sở hạ giá thành sản phẩm . Từ những yêu cầu trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất chính xác . Nó không chỉ tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ , trung thực từng loại chi phí về mặt lượng hao phí mà cả về mặt tính toán các chi phí đó bằng tiền theo đúng những nguyên tắc về dánh giá và phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm nó phát sinh và đúng đối tượng chịu chi phí Giá thành của sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động SXKD và quản lý tài chính của doanh nghiệp . Nó là cơ sở cho việc xác định hợp lý giá bán của sản phẩm , xác định kết quả hoạt đọng SXKD và tìm biện pháp hạ giá thành . Còn về mặt tổ chức sẽ phát huy ưu điểm , khắc phục nhược điểm , và giá thành sản phẩm là cơ sở lựa chọn quy trình công nghệ , phương án thi công để đạt chất lượng cao trong thời gian ngắn nhất ,đảm bảo đem lại lợi nhuận cũng như uy tín của doanh nghiệp , tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển vững chắc . chính vì tầm quan trọng của việc xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách chính xác và kịp thời , đáp ứng cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Nhưng hiện nay thực tế ở các doanh nghiệp xây lắp , công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn bộc lộ những tồn tại và chưa nhận thức đúng. Vì vật qua một thời gian nghiên cứu lí luận ở nhà trường và thực tập tại công ty Công Trình Giao Thông 134 em đã chọn đề tài : “ Tập hợp chi phí & Tính giá thành sản phẩm công trình tại công ty Công Trình Giao Thông 134”cho báo cáo thực tập của mình Dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn , cùng các bác , các cô , các chú trong công ty nói chung , cũng như trong phòng kế toán nói giêng . Nhưng do trình độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này còn nhiều thiếu sót và hạn chế . Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp , chỉ bảo để em có điều kiện bổ xung, nâng cao kiến thức của bản thân mình để phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này Trong phạm vi nghiên cứu đề tài , được bao gồm những nội dung sau : Phần I : Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp Phần II : Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Công Trình Giao Thông 134 Phần III : Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng ở công ty Công Trình Giao Thông 134 Phần I : Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp I . Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường tác động đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản Hiện nay , nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN , đó là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Cơ chế thị trường là thiết chế kinh tế chi phối ý chí và hành động của người sản xuất và người tiêu dùng , người bán và người mua thông qua thị trường giá cả nhằm trả lời các câu hỏi : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai ? Nó là tổng thể của các nhân tố , quan hệ , môi trường , động lực và quy luật chi phối sự vận động của thị trường . Trong cơ chế thị trường các đơn vị cá biệt được tự do tác động lẫn nhau trên thị trường . nó có thể mua sản phẩm , dịch vụ từ các đơn vị kinh tế khác Trong cơ chế thị trường các đơn vị cá biệt được tự do tác động lẫn nhau trên thị trường . Nó có thể mua sản phẩm , dịch vụ từ các đơn vị kinh tế khác. Trong một thị trường các giao dịch có thể tiến hành thông qua hiện vật hoặc bằng tiền . Những quy luật kinh tế thị trường tồn tại một cách khách quan và chỉ phát huy tác dụng khi có tác động của con người Có hàng loạt các quy luật kinh tế tác động trong nền kinh tế thị trường nhưng phổ biến nhất là quy luật cung cầu , quy luật giá trị , quy luật cạnh tranh . Ưu điểm nổi bật của kinh tế thị trường là tính năng động , khả năng thích nghi nhanh chóng , nó tạo điều kiện vật chất để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất , văn hoá và sự phát triển toàn diện . Mặt khác nó kích thích áp dụng tiến bộ khoa học , tăng năng suất lao động , nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất Tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những hạn chế mà bản thân nó không tự giải quyết được đó là ; khủng hoảng , thất nghiệp , lạm phát , bất bình đẳng và ô nhiễm môi trường . Ngành xây dựng cơ bản với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng và khác biệt so với nghành sản xuất khác , song cũng chịu ảnh hưởng chung của kinh tế thị trường và những quy luật kinh tế cơ bản Nhận thức đúng đắn kinh tế thị trường và sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường sẽ giúp mỗi doanh nghiệp tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói giêng. 2.Qúa trình tập hợp các loại chi phí sản xuất Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất . Nền sản xuất xã hội của bất kì phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất . Nói cách khác , quá trình sản xuất hàng hoá là quá trịnh tập hợp của 3 yếu tố : Tư liệu lao động , đối tượng lao động và sức lao động . Đồng thời quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên . Như vậy để tiến hành sản xuất hàng hoá , người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động về tư liệu và đối tượng lao động. Vì thế , sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan , không phụ thuộc vào ý chủ quan của người sản xuất . Cần chú ý giữa chi phí và chi tiêu . Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động SXKD mà doanh nghiệp phải chi ra cho 1 kì kinh doanh . Như vậy , chỉ được tính là chi phí của kì hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kì chứ không phải mọi khoản chi ra trong kì hạch toán . Ngược lại , chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư tài sản , tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì . Tổng số chi tiêu trong kì của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp (chi mua sắm vật tư , hàng hoá ...) chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh ( chi cho sản xuất , chế tao sản phẩm , công tác quản lý...) và chi tiêu cho quá trình tiêu thụ ( chi vận chuyển , bốc dỡ, quảng cáo ). Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau , nhưng có quan hệ mật thiết với nhau . chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí , không có chi tiêu thì không có chi phí . tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình SXKD tính vào trong kì này. 1.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại , nhiều khoản khác nhau kể cả về nội dung , tính chất , công dụng , vai trò, vị trí, ...trong quá trình kinh doanh . Để thuận lợi cho công tác quản lí và hạch toán , cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý , chi phí sản xuất cũng được phân loai theo những tiêu thức khác nhau . Phân loại chi phí sản xuất là việc xắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại , từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định Xét về mặt lí luận cũng như trên thực tế , có rất nhiều cách phân loại khác nhau như phân theo nội dung kinh tế , theo công dụng , theo vị trí , theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất ... Mõi cách phân loại này đều đáp ứng ít nhiều cho mục đích quản lý , hạch toán , kiểm tra , kiểm soát chi phí phát sinh ...ở các góc độ khác nhau . Vì thế các cách phân loại đều tồn tại , bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . Sau đây là một số cách phân loại được sử dụng phổ biến : Phân theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh : Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt đọng kinh doanh , toàn bộ chi phí được chia làm ba loại : _ Chi phí sản xuất kinh doanh : Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất , tiêu thụ và quản lí hành chính quản trị kinh doanh . _ Chi phí hoạt động tài chính : Gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính _ Chi phí bất thường : Gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hay khách quan mang lại Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác , phục vụ cho việc tính giá thành , xác định chi phí và kết quả của từng hoạt động kinh doanh đúng đắn cũng như lập báo cáo tài chính nhanh chóng kịp thời Phân cho yếu tố chi phí : Để phục vụ cho việc tập hợp , quản lí chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đòng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể địa điểm phát sinh của chi phí . Về thực chất chỉ có ba yếu tố về chi phí là chi phí về sức lao đọng , chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu lao động . Tuy nhiên để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động , việc lập kiểm tra và phân tích dự toán chi phí các yếu tố chi phí trên có thể chi tiết hoá theo nội dung kinh tế cụ thể của chúng . Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nước , mỗi thời kì mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau . theo quy định hiện hành ở Việt Nam , toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố sau : _ Yếu tố nguyên vật liệu : bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ , phụ tùng thay thế , công dụng , dụng cụ sử dụng vào sản xuất_ kinh doanh ( loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ) _ Yếu tố nhiên liệu , động lực sử dụng vào quá trình sản xuất , kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ) _ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương : Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân ,viên chức _ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ : Phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên chức _ Yếu tố khấu hao TSCĐ : Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kì của tất cả tài sản cố định sử dụng cho SXKD trong kì _ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD _ Yếu tố chi phí khác bằng tiền : Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt đọng SXKD trong kì Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm : Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ , chi phí được phân chia theo khoản mục . cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng . Cũng như cách phân loại theo yếu tố , số lượng khoản mục trong giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức , trình độ quản lí và hạch toán ở mỗi nước , mỗi thời kì khác nhau . Theo quy định hiện hành , giá thành sản xuất (giá thành công xưởng )ở Việt Nam bao gồm ba khoản mục chi phí: _ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên , vật liệu chính phụ , nhiên liệu ...tham gia trực tiếp vào sản xuất , chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ , dịch vụ . _ Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm tiền lương , phụ cấp lương và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh _ Chi phí sản xuất chung : là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( trừ chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp ) Ngoài ra , khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ ( giá thành đầy đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng Phân loại chi phí theo chức năng trong SXKD Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chia chi phí sản xuất – kinh doanh làm 3 loại : _ Chi phí thực hiện chức năng sản xuất : gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ , dịch vụ tronh phạm vi phân xưởng _ Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ : Gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá , lao vụ ... _ Chi phí thực hiện chức năng quản lý : Gồm các chi phí quản lý kinh doanh , hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động doanh nghiệp Các phân loại này là cơ sở để xác định giá thành cong xưởng , giá thanh toàn bộ , xác định trị giá hàng tồn kho , phân biệt được chi phí theo từng chức năng cũng như làm căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí Phân theo cách thức kết chuyển chi phí : Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kì . Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua , còn chi phí thời kì là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kì nào đó , nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kì mà chúng phát sinh ( chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ) Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng , công việc , sản phẩm hoàn thành Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí , đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh , toàn bộ chi phí SXKD lại được phân chia theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành , chẳng hạn chi phí về nguyên liệu , nhân công trực tiếp ... Cần lưu ý rằng , các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định Định phí là những chi phí không đổi vế tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành , chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ , chi phí thuê mặt bằng , phương tiện kinh doanh ... Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số ,lượng sản phẩm thay đổi Ngoài các cách phân loại phổ biến nói trên , trong quá trình nghiên cứu , chi phí còn được phân theo quan hệ với quá trình sản xuất ( chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp ) , theo khả năng kiểm soát ( chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được ) ... Chi phí trực tiếp là chi phí tự bản thân chúng có quan hệ trực tiếp tới quá trình sản xuất và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm hay đối tượng chịu chi phí , còn chi phí gián tiếp là những chi phí chung , không phân định được cho từng đối tượng nên cần phân bổ Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được là chi phí tuỳ thuộc vào cấp quản lý có đủ thẩm quyền ra quyết định về chi phí đó hay không . Thông thường ở những cấp quản lý thấp do thẩm quyền có hạn nên mới có chi phí không kiếm soát được phát sinh Bên cạnh các cách phân loại nói trên , trong quản lý kinh tế , người ta còn sử dụng một số thuật ngữ khác như chi phí khác biệt ... Chi phí khác biệt là những chi phí có được do đem so sánh các phương án kinh doanh khác nhau . Trước khi ra quyết định nhà quản lý phải so sánh chi phí và kết quả của các phương án tối ưu . khi so sánh sẽ thấy một số khoản chi phí xuất hiện trong phương án này nhưng chỉ xuất hiện một phần hay biến mất ở phương án khác và chúng được gọi là chi phí khác biệt Chi phí thời cơ là khoản chi phí hoàn toàn không xuất hiện trên sổ sách kế toán . Dó chính là khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất khi chọn 1 phương án kinh doanh này để thay một phương án kinh doanh khác . Nói cách khác , khoản thu nhập thực sự của phương án kinh doanh bị bỏ sẽ trở thành chi phí cơ hội của phương án được chọn Chi phí tới hạn là khoản chi phí mà doanh nghiệp đầu tư bổ xung để làm thêm số sản phẩm ngoài dự kiến . Đây là một chìa khoá để doanh nghiệp quyết định số lượng sản phẩm cần sản xuất , tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận tối đa hoặc hạn chế số lỗ tới mức thấp ( nếu đang bị lỗ ) 1.1Phương pháp kết chuyển chi phí sản xuất và các phương pháp pháp phân bổ chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sau khi tập hợp gieng từng khoản mục , chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Để tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp , các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói giêng tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một trong hai phương pháp : + Phương pháp kê khai thường xuyên + Phương pháp kiểm kê định kỳ ở các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thương xuyên là những doanh nghiệp có quy mô lớn , tiến hành nhiều hoạt động SXKD. Còn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ , chỉ tiến hành một hoạt động SXKD thì áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo kê khai thường xuyên phải sử dụng TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ” để tập hợp chi phí cho toàn doanh nghiệp Trong doanh nghiệp xây lắp tài khoản 154 có thể mở chi tiết cho tưng đội sản xuất , từng công trình , hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình theo phương pháp kê khai thường xuyên có thể khái quát bằng sơ đồ sau ; Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( theo phương pháp kê khai thường xuyên ) TK 154 TK 621 TK 622 TK 627 TK 111,152,334... TK 214 TK 632 SP hoàn thành tiêu thụ ngay KC chi phí NVL trực tiếp KC chi phí NC trực tiếp KC chi phí sản xuất chung TK 152 Các nghiệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp ; Cuối kì kết chuyển NVL trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất chung , kế toán ghi : Nợ TK154 ( chi tiết liên quan ) Có TK 621 , 622 , 627 ( Chi tiết liên quan ) Trong trường hợp có phát sinh các khoản bồi thường và thu hồi phế liệu do sản phẩm hỏng không sửa chữa được ghi : Nợ TK 152 , 138 ... Có TK 154 (chi tiết liên quan ) Căn cứ vào giá thành thực tế của các công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây dựng hoàn thành trong kỳ do kế toán giá thành tính để ghi : Nợ TK 632 , Có TK154 (Chi tiết liên quan) 1.2Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại doanh nghiệp Sản phẩm dở dang tại doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình , hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây dựng dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu . Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến tính trung thực hợp lý của tính giá thành sản phẩm xây lắp trong kì Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách hợp lí trước hết phải tổ chức kiểm kê chính xác khói lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ , đồng thời phải xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với khối lượng hoàn thành theo quy ước ở từng giai đoạn thi công Chất lượng của công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính hợp lý của việc đánh giá sản phẩm dở dang Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có kết cấu phức tạp , do đó việc xác định mức độ hoàn thành của nó là rất khó khăn . Vì vậy khi đánh giá sản phẩm dở dang kế toán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kĩ thuật , bộ phận tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành khối lượng xây lắp dở dang Dưới đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì mà doanh nghiệp xây lắp thương áp dụng : 1.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán : Theo phương pháp này thì chi phí thực tế của khối lượng xây lắp cuối kỳ được xác định theo công thức: chi phí thực tế chi phí thực tế của khối lượng + của khối lượng xây lắp DD Đkỳ xây lắp trong kỳ chi phí thực tế của khối lượng = xây lắp DD C. kỳ chi phí của KL XL hình thành bàn giao trong kỳ theo dự toán Chi phí của Kl XL dở dang cuối kỳ theo dự toán * Chi phí của KL XL DD cuối kỳ theo dự toán + 1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này , trước hết kế toán phải căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ thực hiện coong trình của chúng . Để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương . Sau đó tính chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ : Chi phí thực Chi phí thực Dự toán của tế của khối tế khối lượng khối lượng lượng xây + xây lắp thực xây lắpdở lắp dở dang hiện trong dang cuối Chi phí thực tế đầu kỳ kỳ kỳ đã tính đổi của khối lượng = X theo mức độ xây lắp dở dang Dự toán của Dự toán của cuối kỳ khối lượng + khối lượng hoàn thành bàn xây lắp dở giao trong kỳ dang cuối kỳ đã tính đổi theo mức độ 1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang theo giá trị dự toán: Chi phí thực tế của KL xây lắp = dở dang cuối kỳ Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được tính theo công thức sau ; Chi phí của KL XL dở dang cuối kỳ theo dự toán + Chi phí thực tế của KL XL thực tế trong kỳ Chi phí thực tế của KL XL DD đầu kỳ X Chi phí của KL XL DD cuối kỳ theo dự toán + chi phí của KL XL hình thành bàn giao trong kỳ theo dự toán Ngoài ra đối với một số công việc như : nâng cấp sửa chữa , hoàn thiện hoặc xây lắp các công trình có giá trị nhỏ , thời gian thi công ngắn , theo hợp đồng được bên chủ đầu tư thanh toán sau khi đã hoàn thành toàn bộ thì giá tri sản phẩm làm dở dang cuối kỳ chính là chi phí thực tế sản xuất phát sinh từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê , đánh giá . 1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp , các sổ kế toán chi phí và các biểu tính giá thành sản phẩm : Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp : Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm lao vụ , dịch vụ đã hoàn thành theo các khoản mục giá thành đã quy định Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành , mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà kế toán giá thành sử dụng phương pháp tính khác nhau cho phù hợp Trong doanh nghiệp xây lắp thương áp dụng phương pháp tính giả thành sau : 1.6.1Phương pháp tính giá thành trực tiếp ( giản đơn ) Đây là phương pháp tính giá thành được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc , đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành Hơn nữa , áp dụng phương pháp này cho phép kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính toán đơn giản , dễ dàng thực hiện Theo phương pháp này tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh cho một công trình , hạng mục công trình từ khởi công xây dựng đến khi hoàn thành , chính là giá thành thực tế của công trình , hạng mục công trình đó Trường hợp công trình , hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao sẽ được tính theo công thức : Giá thành thực tế Chi phí thực tế Chi phí sản Chi phí thực tế của khối lượng xây = của sản phẩm + xuất thực tế _ của sản phẩm dở lắp hoàn thành bàn dở dang đầu phát sinh dang giao kỳ trong kỳ Trong kỳ: Z = D Đ K + C - DCK Trong trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trường nhưng giá thành thực tế phải tính giêng cho từng hạng mục công trình , kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó . Nếu các hạng mục công trình có các thiết kế khác nhau , dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội sản xuất đảm nhận và không có điều kiện quản lý theo dõi giêng việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí sản xuất đã tập hợp được trên từng công trình đều phải phân bổ cho từng hạng mục công trình Ta có thể chọn giá trị dự toán làm tiêu chuẩn phân bổ Khi đó tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế được xác định như sau : S C H = x 100 S G đt Trong đó : H : Là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế Sc : Là tổng chi phí thực tế của cả công trình SGdt : Là tổng giá trị dự toán của tất cả các hạng mục công trình Và giá thành thực tế của từng hạng mục công trình được tính theo công thức : Zi = H x Gdti Với : Zi : là giá thành thực tế của hạng mục công trình i Gdti : là giá dự toán của hạng mục công trình i 1.6.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp thực hiên một số công việc như : cải tạo , nâng cấp , sửa chữa các công trình hoặc xây dựng các công trình có giá trị nhỏ , quy mô không lớn , thời gian thi công không kéo dài nên chủ đầu tư thương thanh toán cho doanh nghiệp khi đã hoàn thành toàn bộ công việc theo hợp đồng Theo phương pháp này , đối tượng kế toán chi phí sản xuất , đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng . kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất , chỉ khi nào sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng thì kế toán mới tính giá thành cho các đơn đặt hàng Hàng tháng chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó . Những đơn đặt hàng chưa sản xuất thi công xong thì toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều là chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp dở dang . 1.6.3 Phương pháp tổng cộng chi phí ở phương pháp này thì thường áp dụng đối với các công trình phải trải qua nhiều giai đoạn thi công xây lắp . Do đó giá thành thực tế của toàn bộ công trình , hạng mục công trình theo cách tính này là : n Z = ồ Ci + đk - Dck i=1 Trong đó : Z : Giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình Ci : Chi phí sản xuất của giai đoạn i D đk, Dck : Chi phí thực tế của sản phẩm dở dang đầu kỳ , cuối kỳ 1.6.4 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức . Phương pháp tính giá thành này áp dụng đối với các doanh nghiệp thoả mãn điều kiện sau : - Việc sản xuất thi công đã đi vào ổn định - Tính được giá thành định mức trên cơ sở các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý , chế độ quản lý định mức đã được kiên toàn và đi vào nề nếp thường xuyên - Xác định được chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch - Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tương đối vững vàng , đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có nề nếp chặt chẽ Phương pháp này có tác dụng là thực hiện được sự kiểm tra thường xuyên , kịp thời chuẩn xác những khoản mục chi phí vượt quá định mức , ngay từ trước khi và trong khi xảy ra để có thể đề ra biên pháp kịp thời động viên mọi khả năng tiềm tàng hiện có , phấn đấu hạ giá thành sản phẩm Nội dung chủ yếu của phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức là : - Căn cứ vào định mức kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí được duyệt để tính giá thành định mức của công trình , hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành - Tổ chức hạch toán giêng biệt số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức . Tập hợp giêng và thương xuyên phân tích những chênh lệch đó để đề ra kịp thời những biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất , han giá thành sản phẩm -Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí , do thay đổi định mức của khối lượng xây lắp dở dang nếu có -Trên cơ sở tính được giá thành định mức , số chênh lệch thay đổi định mức và tập hợp giêng số chi phí chênh lệch thoát ly định mức . Giá thành thực tế của công trình , hạng mục công trình hay khối lượng hoàn thành sẽ được tính theo : Giá thành thực tế Giá thành định + Chênh lệch + Chênh lệch của sản phẩm = mức của sản phẩm - do thay đổi - do thoát ly xây lắp xây lắp định mức định mức Các sổ kế toán chi phí và các biểu tính giá thành Sổ kế toán áp dụng để ghi chép , tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gồm hai hệ thống sổ - Sổ kế toán phục vụ cho kế toán tài chính ( kế toán tổng hợp ) và sổ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị ( kế toán chi tiết ) - Sổ kế toán tổng hợp : tuỳ theo hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng như : Nhật ký chứng từ , nhật ký chung , chứng từ ghi sổ , nhật ký sổ cái ... mà quy định áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp Tuy nhiên ngoài sổ cái TK tổng hợp được mở giêng cho các TK thì mỗi khoản thuộc chi phí sản xuất và giá thành ( TK 621, 622, 627, 631, 154, 642, 632, ... ) phải mở từng TK cấp II , III, cần thiết Sổ kế toán chi tiết : Tuỳ thuộc theo yêu cầu quản lý cụ thể và đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành mở các sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất và giá thành đối._. tượng tập hợp chi phí và tính giá thành Sổ chi tiết đó mở chi tiết theo , đối tượng tập hợp chi phí và giá thành của từng TK như : Sổ chi tiết 621A, 621B , 622A , 622B . Phần II THựC TRạNG Về Kế TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM ở CÔNG TY CÔNG TY CÔNG TRìNH GIAO THÔNG 134 (TổNG CÔNG TY XÂY DựNG CÔNG TRìNH I Bộ GIAO THÔNG VậN TảI ) I . Đặc điểm tình hình chung của công ty Công trình giao thông 134 1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công trình giao thông 134 Công ty cônh trình giao thông 134 tiền thân lad do xí nghiệp kiến trúc I và công ty Khảo sát - Thiết kế và xây dựng công trình I sát nhập năm 1989 với tên là công ty Khảo sát – Thiết kế và Xây dựng cônh trình I thuộc liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông I Đến tháng 7 năm 1993 được đổi tên là Công ty Công trình giap thông 134 theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 1353 /QĐ/TCBC – LĐ ngày 5/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108722 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 19/7/1993, chứng chỉ hành nghề số 392/BXD do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp ngày 26/9/1997 A. Nội dung đang ký điều chỉnh chứng chỉ hành nghề xây dựng : - Nhận thầu các công trình xây dựng gồm : + Công việc nạo đắp , nạo vét và bồi đắp mặt bằng , đào đắp nền , đào đắp công trình ( kênh , mương , đê, đập , hồ chứa nước , đườn đất đá , đường nhựa , đường bê tông , đướng sân bay...) + Thi công các loại móng công trình : cọc dẫn , cọc khoan nhói , ép bấc thấm , đường chịu lực trên nền đất xử lý , trên nền đất yếu . + Công việc thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn để khai thác phá vỡ và tạo hình công trình + Công việc xây lắp kết cấu công trình : xây gạch đá , bê tông cốt thép, kết cấu kim loại , bê tông Asphalt + Công việc hoàn thiện xây dựng , kỹ thuật trang trí nội thất , trát , ốp lát , sơn vôi và làm bề mặt ( dán giấy, trải thảm, ốp- dán vật thể ) lắp cửa tương kính , trang trí vệ sinh, chống thấm ... + Công việc lắp đặt thiết bị công trình , lắp đặt thiết bị công nghệ và lắp đặt kết cáu phụ kiện phi tiêu chuẩn thuộc các loại công trình , lắp đặt thiết bị cơ điện công trình , hệ thống đường dây và các chạm biến thế , hệ thống thiết bị và hệ thống đường ông dẫn truyền khí và chất lỏng , hệ thống thiết bị thuộc dây truyền công nghệ của các nghành công nghệ . B. Vốn điều lệ của doanh nghiệp và vốn kinh doanh của công ty: - Vốn điều lệ của doanh nghiệp và vốn kinh doanh thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước : Tổng số : 2.912.832.239 đồng trong đó : + Vốn cố định : 2.228.636.594 đồng + Vốn lưu động : 114.195.645 đồng + Vốn góp liên doanh : 750.000.000 đồng - Vốn trung hạn đã bổ xung năm 1996, 1997 bằng thiết bị đồng bộ là : 8 tỷ đồng - Được bổ xung làm cho tổng số vốn của công ty là : 4.912.832.239 đồng C. Trong thời gian từ khi thành lập đến nay , Công ty Công trình giao thông 134 đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn phục vụ giao thông vận tải như: - Đường ô tô bờ phải , cầu cứng qua sông Sesan, cầu qua điểm B và các hạng mục cầu , đường kè khác thuộc công trình thuỷ điện Yaly. - Nâng cấp và cải tạo đường Sơn dương, Tân trào , đương Bội sào – Cổ yểng , 10 km đường Na hang- Foòng mạ thuộc tỉnh Tuyên quang . Đường Bắc Thăng Long – Nội bài Các đường quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 5 , đường 183 và đường cao tốc Láng – Hoà lạc ... Các công trình do công ty công trình giap thông 134 thi công đều đã đảm bảo tiến độ và chất lượng , đạt hiệu quả kinh tế cao . D. Quá trình được khen thưởng và thành tích đạt được năm 1998: -Quá trình được khen thưởng : Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình . Công ty công trình Giao thông 134 đã nhận được nhiều bằng khen , cờ thi đua của Bộ GTVT , của UBND các tỉnh nơi đơn vị thi công và của Tổng công ty XDCT giao thông I - Thành tích đạt được trong năm 1999: + Cán bộ , công nhân viên chức trong công ty luôn luôn giữ gìn sự đoàn kết nội bộ , trên dưới cùng một lòng phấn đấu xây dựng công ty ngày càng vững mạnh và phát triển . + Sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao so với năm 1989 + Tài chính lành mạnh , cân đối và ổn định + Cán bộ , công nhân viên chức luôn luôn có tinh thần sáng tạo và tự lực tự cường , biết tận dụng những xe máy , thiết bị sẵn có cải tiến những thiết bị xe máy có công dụng đa dạng bảo đảm để thi công các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao nên đã tiết kiệm được vốn đầu tư so với mua máy mới , điển hình là thiết bị ấn bấc thấm thi công Quốc lộ 183 và quốc lộ 5 ... + Tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình bảo đảm đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên . + Đầu tư các thiết bị , dây truyền công nghệ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty , điển hình là thiết bị đúc ống cống thi công quốc lộ 13 bắc Lào , thi công ở Đắc Lắc ở quốc lộ 1 (N3) + Tham gia thi công nhiều công trình ở miền núi như Tuyên Quang, Gia Lai , Kon Tum để góp phần vào sự phát triển kinh tế cho các tỉnh miền núi . + Thi công các công trình đều đảm bảo tiến độ nhanh , chất lượng tốt mỹ thuật đẹp , có hiệu quả kinh tế cao , các công trình bàn giao đưa vào sử dụng đều vượt tiến độ từ 10 ngày trở lên + Bảo đảm tốt công tác an toàn lao động , an toàn giao thông + Tổ chức chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên chức như bảo đảm việc làm , mức thu nhập tăng , nhà ở được cải thiện , các phong trào văn hoá được phát triển . + bảo đảm thực hiện tốt mọi chế độ chính sách với công nhân viên chức E. Kế hoạch 1996 – 2001 của công ty là : - Giữ vững định hướng XHCN , coi trọng hiệu quả kinh tế , xã hội trong pháy triển sản xuất kinh doanh và lụa chọn phương án đầu tư . - Phát triển công ty theo hướng hiện đại , khoa học và công nghệ tiên tiến , từng bước phát triển , tăng cường đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hoàn chỉnh và hiện đại hoá công nghệ làm cầu , đường để có thể chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước của nghành GTVT , tham gia đấu thầu các công trình đấu thầu quốc tế . - Phát huy nguồn lực con người là cơ bản , khai thác triệt để năng lực hiện có , đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật để kịp thời nắm bắt công nghệ hiện đại đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam , đào tạo xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề thạo việc . - Kết hợp phát triển công ty và phát triển vùng lãnh thổ để tranh thủ sự giúp đỡ của địa phương và tận dụng nguồn nhân lực , nguồn nguyên vật liệu. - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , tôn trọng lợi ích quốc gia , bảo vệ môi trường sinh thái , kết hợp việc phát triển công ty với đảm bảo an ninh quốc phòng . F. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CTGT trong một vài năm qua . Biểu 1: Kết quả hoạt động SXKD của công ty từ năm 1997- 1999: NĂM Giá trị SL (tỷ đồng) Lợi nhuận (tr. đồng) Trích nộp Ngân sách (tr. đồng) Thu nhập B.quân (đồng) Tỷ lệ tăng về Sl so với năm trước 1997 55 1.280 2.150 759.716 +52,7% 1998 40,400 920 1,780 815,000 - 27% 1999 53,270 720 2,540 850.000 31,8 (Nguồn: Theo báo cáo tổng kết cuối năm 1999) Nhận xét : - Từ năm 1997 đến năm 1999: tốc độ tăng trưởng trung bình về giá trị sản lượng trong 3 năm qua là 19,15% đây là tốc độ tăng trưởng khá cao . Điều đó chứng tỏ công ty đã có những biện pháp quản lý cá nguồn lực của mình có hiệu quả và luôn làm ăn có lãi . Công ty đã từng bước phát triển và dần dần có chỗ đứng vững chắc trong thị trường . Hỗu hết các công trình xây lắp đã đảm bảo được tiến độ thi công cũng như các quy định , tiêu chuẩn chất lượng trong hợp đồng và nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước . - Năm 1997 công ty đạt sản lượng 55tỷ đồng , nhưng năm 1998 chỉ đạt 40 tỷ đồng giảm so với năm 1997 là 27% . những nguyên nhân giảm là : + Khách quan : Do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á nói chung Đông Nam á nói giêng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất kinh doanh của công ty . Nhiều công trình thi công của công ty bị chậm lại so với tiến độ hoàn thành do vốn đầu tư bị chững lại + Chủ quan : Quản lý tài chính còn lỏng lẻo , không thực hiện đầu tư đúng kế hoạch dẫn tới những thất bại tại công trình đường 13 Lào , dự án ADB4 và quản lý tài chính tại YALy . Về công tác báo cáo , các đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê kế toán thường xuyên với công ty nên việc điều chỉnh kế toán sản xuất với các đội không kịp thời . Cán bộ , coong nhân viên bước đầu đã ổn định nhưng thiếu đội ngũ chỉ huy cấp đội có năng lực , thiếu đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề . 2. Những đạc điểm của công ty công trình giao thông 134: 2.1 . Đặc điểm về tổ chức quản lý : Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Công trình giao thông 134 , cơ cấu tổ chức của công ty gồm : Ban giám đốc , bộ máy giúp việc và các đội sản xuất - Bộ máy giúp việc gồm văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu , giúp việc cho giám đốc trong quản lý và điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạy động của công ty . Tại thời điểm phê chuẩn điều lệ này gồm có : + Văn phòng công ty + Phòng tổ chức cán bộ lao động – Y tế + Phòng kế toán tài chính + Phòng kinhtees kỹ thuật + Phòng vật tư thiết bị - Các đội sản xuất gồm có : + Đội công trình 1 + Đội công trinh2 + Đội công trinh3 + Đội công trình 4 + Đội công trình 5 + Đội công trình 6 + Đội công trinh7 + Đội xây dựng cầu 1 + Đội xây dựng cầu 2 + Xưởng sửa chữa . - Quy chế về tổ chức và hoạt động theo quy định của các đơn vị sản xuất do Ban giám đốc điều hành phù hợp với tổ chức và hoạt động của công ty . Các đơn vị sản xuất có trách nhiệm quản lý , bảo toàn và phát triển toàn bộ tài sản và các nguồn lực khác mà công ty giao cho , các đội sản xuất chịu sự điều động của công ty . Đặc biệt căn cứ vào nhiệm vụ , chức năng của mình là : xây lắp thi công các công trình giao thông , xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, ,tư vấn và thiết kế thi công , các công trình . Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh , tính phức tạp của kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn của công trình thi công mà công ty công trình giao thông 134 mới thành lập một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến và tham mưu . Giám đốc công ty là người có quyền lực cao nhất , là người lãnh đạo cao nhất , là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật cho công ty . Dưới giám đốc có các phó giám đốc giúp việc và thừa hành nhiệm vụ mà giám đốc giao cho , có thể ra những quyết định chiến lược khi được giám đốc thống nhất và uỷ quyền . Các phó giám đốc có thể tham mưu cho giám đốc những công việc nhằm phát triển công ty của mình. Các phòng ban ngoài việc thực hiện các chức năng giêng của mình còn tham mưu giú việc cho giám đốc và các phó giám đốc trong việc quản lý và kiểm tra triển khai thực thi nhiệm vụ . Giữa các phòng ban có mối liên hệ theo chiều ngang , mối liên hệ tư vấn Các đội công trình từ (Từ đội 1 đến các đội xây dựng cầu là tuyến sản xuất thực thi nhiệm vụ sản xuất của công ty giao , tổ chức triển khai thi công các hạng mục công trình của công ty . Mặt khác công ty công trình giao thông 134 là tổ chức sản xuất kinhdoanh , hạch toán kinh tế độc lập , có tư cách pháp nhân đầy đủ , được mở tài khoản tại ngân hàng ( kể cả tài khoản tại ngân hành ngoại thương ) , được phép sử dụng con giấu giêng . Do đó công ty có quyền tổ chức bộ máy tổ chức kinh doanh phù hợp và phân cấp điều lệ hoạt động và tổ chức của Tổng công ty . Cônh ty có thể đề nghị tổng công ty xem xét quyết định thành lập , tổ chức lại giải thể hoặc xát nhập các đơn vị trực thuộc . Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy ở công ty công trình giao thông 134 Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc nội chính Phó giám đốc sản xuất Phòng hành chính Phòng tổ chức CB-LĐ Ytế Phòng kế toán tài chính Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng vật tư thiết bị Đội công trình 1 Đội công trình 2 Đội công trình 3 Đội công trình 4 Đội công trình 5 Đội công trình6 Đội công trình 7 Đội công trình 8 Đội công trình 9 Đội công trình 10 Nhìn chung mô hình quản lý của công ty được xắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên , có thể đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban . Có thể quản lý một cách chặt chẽ các đội sản xuất để có thể điều chỉnh các đội theo những định hướng của công ty , do đó đảm bảo cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nôi , đối ngoại của mình. Với bộ máy quản lý như vậy , công ty hoạt động có hiệu quả và thích ứng được với nền kinh tế thị trường . 2.2 Đặc điểm sản xuất ra sản phẩm : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I với vị trí là một trong những đơn vị mạnh về xây dựng cầu đường , tiếp tục được nhận thầu , tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều dự án xây dựng cầu đường lớn trên phạm vi cả nước cũng như quốc tế . Là thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I . Công ty công trình giao thông 134 có nhiệm vụ chủ yếu là thi công xây dựng các công trình giao thông , các công trình công nghiệp và dân dụng . Như vậy , ta có thấy sản phẩm chính của công ty công trình giao thông 134 là các công trình phục vụ cho giao thông vận tải . Đây là những công trình lớn đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rất cao . Vì vậy , những công trình này muốn xây dựng được cần phải có một đội ngũ cán bộ , CNV có tay nghề , kỹ thuật cao (cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên , công nhân xây dựng...) Trong thời gian qua , công ty Công trình giao thông 134 đã hoàn thành nhiều công trình cấp quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả kinh tế rất cao 2.3 Đặc điểm về thị trường : Tất cả các vấn đề liên quan đến việc phân bổ sử dụng nguồn lao động vốn , tài nguyên về cơ bản được quyết đinh một cách khách quan , thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường , đặc biệt là quy luật cung cầu . Sự cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển , thúc đẩy tăng năng xuất lao động và tăng hiệu quả của sản xuất giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận Đây là môi trường để công ty Công trình giao thông 134 tự thấy cần phải phấn đấu hoàn thiện và nâng cao hơn nữa về công tác quản lý sản xuất , quản lý kỹ thuật , đầu tư dây truyền công nghệ mới , phải nâng cao trình độ lao động của cán bộ kỹ thuật , đội ngũ công nhân không những có tay nghề cao mà phải có tay nghề tốt mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn , kỹ thuật phức tạp trong xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở nói chung , hạ tầng giao thông vận tải nói giêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . 2.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị và tình hình cung cấp nguyên vật liệu : Công ty công trình giao thông 134 có được như ngày nay nhờ vào sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả , bên cạnh đó để có được kết quả như vậy cũng một phần dựa vào việc sử dụng hợp lý máy móc thiết bị , cung cấp thiết bị và công ty đã tích cực không ngừng nâng cao múc độ hiện đại của máy móc thiết bị chuyên dùng . Bên cạnh dựa vào sự hỗ trợ về thiết bị từ khách hàng cũng như sự giúp đỡ của tổng công ty , Công ty công trình giao thông 134 luôn luôn chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị tốt và chuyên dùng . Việc đầu tư thiết bị máy móc xuất phát từ những yêu cầu thực tế sau : Thứ nhất: Do yêu cầu về chất lượng , tiêu chuẩn của các công trình thi công đòi hỏi rất cao . Muốn có được những sản phẩm có thể đáp ứng được những quy định về chất lượng sản phẩm thì phải có được những máy móc thiết bị hiện đại , có công nghệ cao. Thứ hai: Do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường , muốn tồn tại và phát triển công ty phải làm ra được những sản phẩm tốt , thi công xây dựng được nhiều công trình có đủ tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế . Để có thể xây dựng được nhũng công trình đó cần phải có máy móc thiết bị hiện đại Thứ ba : Do xu hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá của đất nước , nước ta đang trên đà phát triển do đó sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước là rất cần thiết . Đối với công ty công trình giao thông 134 việc hiện đại hoá máy móc thiết bị là rất cần thiết cho sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua , công ty đã được giao trọng trách xây dựng và thi công nhiều công trình lớn đáp ứng đúng tiêu chuẩn chất lượng mà nhà nước quy định . Điều đó chúng tỏ rằng công ty xác định việc đầu tư máy móc thiết bị thi công phù hợp với yêu cầu cong nghệ , sự phát triển đó là nhu cầu tất yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh Giá trị thiết bị của công ty trong ba năm gần đây như sau : Năm 1998: 3.711.943.590 đồng Năm 1999: 3.588.973.142 đồng Năm 2000; 9.043.483.977 đồng Cộng 3 năm : 16.044.400.790 đồng Kết quả của việc dầu tư các thiết bị là hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty ngày một có hiệu quả hơn Từ năm 1995, doanh thu đạt được của công ty đạt được trong mỗi năm là: Năm 1997: 55.370.994.084 đồng Năm 1998; 40.105.000.000 đồng Năm 1999: 41.502.000.000 đồng Biểu 3: Mức khấu hao TSCĐ trong 3 năm 97, 98, 99 Số TT Tên TS, Thiết bị Nguyên giá Khấu hao cơ bản Giá trị còn lại Mức khấu hao hàng năm 1 Nhà của vật kiến trúc 1.648.799.152 326.600.900 1.322.198.152 533.377.329 2 MMTB động lực 75.120.600 26.935.650 48.184.150 8.570.238 3 Thiết bị PTVT 1.349.853.650 714.247.950 635.605.000 144.997.705 4 Dụng cụ quản lý 58.092.000 23.117.700 34.974.000 9.945.153 5 Dụng cụ đo lường 40.498.024 17.137.200 23.360.824 5.346.791 6 MMTB thi công ĐL 5.706.132.985 2.154.103.624 3.552.029.361 467.355.133 7 TSCĐ tăng 6.462.449.564 6.462.449.564 800.224.340 Cộng 12.078.802.951 (nguồn: Số liệu lấy theo thời điểm cuối năm 1999 của công ty công trình giao thông 134) Biểu 4: Giá trị thiết bị đầu tư năm 2000 TT tên thiết bị năm SX Năm SD SL ĐG Thành tiền KHCB một năm % Giá trị còn lại nguồn vốn 1 máy dải VOGELE-SUPER 2000 1998 1/1 1 1.072.890.000 1.072.890.000 12,5 938.778.750 2 Máy bơm bê tông(LX) 1990 1/1 1 15.600.000 15.600.000 16,7 13.000.000 3 Lu rung IZ14JA(CHINA) 1997 6/1 1 425.810.613 425.810.613 10,0 404.520.082 4 Lu rung IZ14JA(CHINA) 1998 6/1 1 425.974.575 425.974.575 10,0 404.675.846 5 Máy san KOMATSUGĐ 5511A 1997 6/1 1 1.106.409.370 1.106.409.370 10,0 1.051.088.902 6 Máy xúc SAMSUNG 1994 12/1 1 150.000.000 150.000.000 16,7 150.000.000 7 Trạm trộn BASE 1998 12/1 1 220.000.000 220.000.000 12,5 220.000.000 8 Máy xúc DEAWOO-ĐH7W 1993 12/1 1 180.000.000 180.000.000 16,7 180.000.000 9 PLAFOOC 40t 1985 10/1 1 90.000.000 90.000.000 16,7 89.375.000 Cộng 3.451.438.580 (Nguồn theo báo cáo của phòng vật tư thiết bị công ty công trình giao thông) Nhìn vào biểu 3 , biểu4 ta thấy giá trị máy móc thiết bị và TSCĐ của công ty công trình giao thông 134 rất lớn , giá trị còn lại cần phải thu hồi là 16.044.400.709 đồng . Đây là những máy móc thiết bị có kỹ thuật công nghệ cao đòi hỏi những công nhân phải có trình độ tay nghề trong việc sử dụng . Nhận biết đúng tình hình thị trường Công ty Công trình giao thông 134 đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc thiết bị trong năm 2000 với giá trị là 9.043.483.977 đồng để tăng cường năng lực SXKD và nó đã đem lại hiệu quả đáng kể cho công ty Bên cạnh đó công ty còn tích cực sửa chữa , bảo dưỡng thiết bị máy móc đưa vào sử dụng . Hàng tháng công ty đều có những đợt kiểm tra máy móc thiết bị để có thể phát hiện kịp thời những hỏng hóc , chính việc này góp phần không nhỏ cho việc đạt kết quả kinh doanh của công ty Căn cứ vào chức năng , nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và nhiệm vụ SXKD năm 1999 . Căn cứ nhu cầu về thực tế trong sản xuất công nghệ và thiết bị thi công , can cứ phương hướng phát triển và nhiệm vụ SXKD năm tới, căn cứ vào quy mô và năng lực thiết bị hiện có của công ty . Công ty Công trình giao thông 134 đã lập và trình lên tổng công ty và Ngân hàng công thương Ba Đình phê duyệt dự án đầu tư thiết bị thi công năm 1999 như sau : Tổng vốn đầu tư : 1.980.000.000 đồng Nguồn vốn đầu tư ; + Vốn vay ngân hàng (70%) : 1.386.000.000 đồng + Vốn công ty tự có (30%) : 594.000.000 đồng Nguồn vay vốn vay trung hạn Thời gian đầu tư : 2000 Thời gian hoàn trả vốn vay : 3,387 năm Thời gian thu hồi vốn đầu tư : 4.838 năm Biểu 5 Giá trị thiết bị sẽ đầu tư trong năm 2001 Số TT Tên thiết bị Nước SX Năm SX CL còn lại (%) Đơn vị tính SP Thành tiền (đồng) 1 Máy san Nhật 1995 >80% cái 1 150.000.000 2 Máy xúc lật Nhật 1994 >80% cái 1 150.000.000 3 Máy xúc bánh xích Nhật 1995 >80% cái 1 420.000.000 4 Lu bánh lốp Nhật 1994 >80% cái 1 180.000.000 5 Lu rung Nhật 1994 >80% cái 1 300.000.000 6 Máy rải thảm Nhật 1994 >80% cái 1 290.000.000 8 Xe ô tô con Nhật 2000 100% cái 1 750.000.000 Cộng 2.240.000.000 (Nguồn: Theo số liệu của phòng vật tư – Thiết bị – Công ty CTGT 134 tháng 10 năm 2000) Nói về tình hình cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất có thể nói đây là một vấn đề khó khăn cho công ty nói chung . Do các sản phẩm làm ra của công ty là các công trình giao thông vận tải nên nguyên vật liệu chủ yếu là nhựa đường , đất đá, xi măng, sắt thép...các công trình của công ty giải khắp đất nước do đó việc cung ứng vật tư là rất khó khăn . Đẻ giải quyết vấn đề này , ban lãnh đạo công ty tự các đội sản xuất sẽ làm nhiệm vụ cung ứng nguồn nguyên vật liệu , tự mình quản lý và báo cáo về cho công ty . 2.5 Đặc điểm về lao động : Lao động là đối tượng của các phương pháp quản lý nguồn nhân lực , mặt khác nói đến sản xuất kinh doanh là nói đến quá trình thống nhất giữa nghệ thuật kinh doanh và phương thức quản lý . Theo số liệu thống kê đến hết năm 2000, Công ty Công trình giao thông 134 có 661 người bao gồm cả cán bộ , công nhân viên , trong đó lao động trực tiếp sản xuất 554 người chiếm 83,9% trong tổng số lao động , số lao động được phân tán ơ các công trình Biểu 6: Công nhân kỹ thuật của công ty Số TT Công nhân theo nghề SL Bậc thợ 2 3 4 5 6 7 Tổng số 554 10 73 189 179 79 24 1 Thợ kích kéo 89 16 30 24 18 1 2 Thợ đường 151 30 63 42 14 2 3 Thợ vận hành 19 1 6 9 3 4 lái xe ô tô 26 10 16 5 Thợ sửa chữa 23 7 8 5 3 6 Thợ nề + Bê tông 72 28 22 11 11 7 Thợ hàn + Sắt 78 10 27 26 13 2 8 Thợ tiện 1 1 9 Công nhân đo đạc 19 10 8 1 10 Thợ tiện 5 3 1 1 11 Thợ mộc 43 6 7 20 6 4 12 Thợ lái máy 28 14 5 (nguồn: Theo số liệu thống kê của phòng TCCB – LĐ Công ty đến hết năm 2000) Nhìn vào biểu 6 ta thấy một đặc điểm chủ yếu nhất là công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ khá cao . Cán bộ công nhân viên có chuyên môn kỹ thuật theo nghề ở trình độ đại học và trên đại học có 73 người , trung cấp các loại là 29 người , họ là những nghười có thâm niên trong quá trình công tác .Về công nhân kỹ thuật của công ty đều là những người có trình độ tay nghề bậc thợ cao .Đây chính là một trong những mặt mạnh của công ty , công ty có nguồn nhân lực dồi dào , tiềm năng của nhân lực rất lớn . chính vì vậy nên khả năng thích nghi của cán bộ , công nhân viên trong công ty trước những yêu cầu mới rất cao , linh hoạt trong việc xử lý các công việc . Hiện tại nhiều cán bộ quản lý của công ty có khả năng trao đổi và trực tiếp làm việc với các chuyên gia nước ngoài , nhiều người có khả năng tiếp cận với công nghệ và quản lý hiện đại . Nói chung , công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân được trang bị đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng , có khả năng thích nghi cao và đáp ứng những đòi hỏi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Bộ phận kế toán thanh toán (TM) và giá thành Bộ phận kế toán tài sản cố định Bộ phận kế toán tiền lương công nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách Bộ phận kế toán theo dõi các quỹ BHXH, BHYT chi phí công đoàn Bộ phận kế toán tiền gửi và vay ngân hàng Bộ phận kế toán doanh thu Nhân viên thống kê ở các đội Sơ đồ: Cơ cấu bộ máy kế toán theo hình thức tập trung tại công ty CTGT134 Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán công ty , ở các đội không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và theo định kỳ lên công ty nhận tạm ứng sẽ nộp chứng từ Nhân viên kế toán của công ty sẽ tiến hành phân loại chứng từ định khoản vào các sổ sách có liên quan (bảng kê , bảng phân bổ , các nhật ký chứng từ sổ chi tiết ...) Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán : - Kế toán trưởng : có nhiệm vụ chỉ đạo công tác tài chính , thống kê , kế toán, kiểm tra , giám sát số liệu kế toán , cung cấp thông tin cho cơ quan hữu quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu cung cấp , tham gia xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn , tổ chức huy động vốn phục vụ cho SXKD - Phó phòng kế toán : Có trách nhiệm giải quyết các công việc khi kế toán trưởng vắng bao quát chung công tác kế toán ở công ty , ghi sổ cái lập báo cáo tài chính theo định kỳ - Kế toán thanh toán tiền mặt và giá thành : + Kế toán : Theo dõi thanh toán bằng tiền mặt ở doanh nghiệp , tiến hành tập hợp chi phí để tính giá thành . + Thủ quỹ : Có nhiệm vụ xuất tiền mặt taih quỹ của công ty theo các chứng từ hợp lệ do kế toán lập , gh sổ theo dõi tình hình tiền mặt của công ty . - Kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ theo dõi , giám sát sự biến động tăng, giảm TSCĐ , tổ chức tính toán và hạch toán khấu hao . - Kế toán tiền lương , công nợ , thuế và các khoản ngân sách : Theo dõi tính toán tiền lương , theo dõi các khoản công nợ , thuế , tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách . - Kế toán theo dõi quỹ , BHXH, BHYT, KPCĐ : Tính toán trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo dõi các khoản BHXH , BHYT, KPCĐ - Kế toán tiền gửi ngân hàng và vay vón ngân hàng : Theo dõ số dư TGNH của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khi có lệnh của kế toán trưởng. - Kế toán doanh thu : Theo dõi doanh thu của từng công trình ( các công trình trong kỳ ) 2.6. Tài khoản sử dụng và tổ chức sổ kế toán tại công ty Hiện nay công ty công trình giao thông 134 đang áp dụng hệ thống TK trong các đơn vị xây lắp bao gồm 46 TK + TK loại 1 gồm : TK 111, 112, 131 , 133 , 136 , 138 , 141 , 142 , 144 , 152 , 153 , 154. + TK loại 2 gồm : TK 211, 221 , 241 , 214, + TK loại 3 gồm : TK 311, 331 , 333, 334 TK335, 336, 338, 341, 342 + TK loại 4 gồm : TK411, 412, 413, 414, 415, 416, 421, 431, 441 + TK loại 5 gồm : TK 511 + TK loại 6 gồm : TK 621, 622, 623, 627, 632, 642 + TK loại 7 gồm : TK 711, 712 + TK loại 8 gồm : TK 811, 821 + TK loại 9 gồm : TK 911 Công ty công trình giao thông 134 áp dụng hình thức ghi sổ theo hình thức “ Nhật ký chứng từ “ 3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty CTGT 134 a. Những yếu tố thuận lợi : - Công ty công trình giao thông 134 là thành viên của Tổng công ty công trình giao thông I một tổng công ty mạnh đã thắng thầu nhiều dự án lớn , có uy tín trên thị trường xây dựng vì vậy công ty luôn nhận được những công trình quan trọng từ Tổng công ty . Mặt khác lãnh đạo của tổng công ty rất quan tâm tạo điều kiện để công ty có việc làm tương xứng , để có cơ hội nâng cao tầm vóc của công ty , xứng đáng là một công ty loại I của bộ giao thông vận tải - Uy tín của công ty được giữ vững và phát triển , tên tuổi của công ty ngày càng được nhiều người biết đến , thị trường của công ty được mở rộng không ngừng trong nước cũng như ngoài nước . - Bộ máy quản lý gọn nhẹ có hiệu lực hơn do sủ dụng mô hình ban giám đốc điều hành với sự giúp đỡ , tư vấn của các phòng ban . Công ty có đội ngũ lãnh đạo trưởng thành từ cơ sở , đa số được đào tạo có kinh nghiệm , có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý đoàn kết xây dựng công ty . Mặt khác công ty đã xây dựng và ban hành các quy trình , quy phạm nội quy, giúp cho tất cả cán bộ , công nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ , các mối quan hệ công tác và cách sử dụng để mọi người tự giác thực hiện . Do đó để cùng nhau giải quyết những vấn đề nảy sinh . Công ty có quy trình công nghệ , máy móc thiết bị hiện đại , nguồn nhân lực dồi dào có trình độ tay nghề B. Những khó khăn của công ty : Cùng với những khó khăn chung của công ty khác thuộc Tổng công ty . Công ty công trình giao thông 134 cũng gặp những khó khăn tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển - Thiếu đội ngũ chỉ huy cấp đội được đào tạo nghiêm túc , có bài bản có năng lực quản lý - Thiếu năng lực thiết bị đồng bộ . Việc tiếp tục đầu tư thiết bị hoàn thiện dây truyền thi công đường bộ phù hợp với các dự án đấu thầu quốc tế cũng là một áp lực lớn cho công ty . Điều này cũng đòi hỏi công ty phải nhanh chóng đào tạo một đội ngũ cán bộ và công nhân đủ khả năng làm việc trong điều kiện hiện đại - Thiếu đội ngũ công nhân có kinh nghiệm lành nghề , có ý thức kỷ luật mang tính công nghiệp hoá trong xây dựng cầu đường -Bộ máy gián tiếp còn cồng kềnh mà vẫn không đáp ứng phục vụ kịp thời sản xuất Tóm lại những khó khăn , thuận lợi , thời cơ và nguy cơ luôn đan xen nhau cùng tác động đến chiều hướng phát triển của công ty . Nhưng với tinh thần nỗ lực sáng tạo của tập thể công nhân viên trong công ty chắc chắn Công ty sẽ vượt qua những khó khăn , đạt được kết quả lớn hơn nữa . II Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Công trình giao thông 134 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất : Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản , của sản phẩm xây dựng đặc điểm tổ chức sản xuất thi công và quá trình sản xuất , đồng thời để đáp ứng công tác quản lý , công tác tài chính – kế toán . Nên đối tượng công tác chi phí sản xuất của công ty được xác định là từng công trình Vì vậy , chi phí sản xuất của công ty được chia thành những khoản mục chủ yếu sau : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cụ thể nội dung từng khoản mục : a. Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ vật liệu cần thiết để tạo nên một công trình như : cát, đá ,gạch,gỗ, sắt ,thép ,nhựa đường ... phục vụ trực tiếp cho công trình . Những chi phí vaatj liệu mang tính chất luân chuyển như : ván , khuôn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0454.doc
Tài liệu liên quan