Tạo Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện

Lời mở đầu Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Nhà máy Thiết bị Bưu Điện trực thuộc Bộ Bưu chính - Viễn thông, hiện nay là doanh nghiệp lớn mạnh, lực lượng lao động có tay nghề cao, trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Đây là một thành tích to lớn, thành quả của quá trình gắn bó lao động bền bỉ của CBCNV Nhà máy Thiết bị Bưu Điện. Đồng thời với sự lớn mạnh về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế của Nhà máy cũng từng bước được nâng cao. Qua thời gian khảo sát thực tế ở N

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tạo Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà máy, em có điều kiện tìm hiểu và kiểm nghiệm về những vấn đề đã được học ở nhà trường, những vấn đề chung nhất về Nhà máy, tìm hiểu chung hầu hết các lĩnh vực quản lý của Nhà máy. Từ đó em viết báo cáo này là để phản ánh lại những điều mình đã tìm hiểu được. Do thời gian thực tập còn ngắn, cùng với kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ Nhà máy tham gia góp ý kiến để cho báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện : 1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện : Tên cơ sở : Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện Tên giao dịch quốc tế : Post and telecommunication equipment factory Địa chỉ văn phòng nhà máy : Số 61 - Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội Nhà máy Thiết bị bưu điện - 61 Trần Phú -Ba Đình-Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính- Viễn Thông Việt Nam.( Nay là Bộ Bưu Chính- Viễn Thông ). Trong lịch sử gần nửa thế kỷ hoạt động, cán bộ công nhân viên nhà mày đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để xứng đáng là cơ sở hàng đầu sản xuất sản phẩm phục vụ mạng lưới bưu chính viễn thông trong cả nước. Năm 1954, Tổng cục Bưu Điện ( nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ) thành lập Nhà máy thiết bị truyền thanh, trên cơ sở mặt bằng diện tích sử dụng 22.000m2 và thiết bị cơ sở nhà máy dây thép của Pháp. Khi chính phủ ta tiếp quản thủ đô thì nhà máy được vận hành dưới sự quản ký, tổ chức sản xuất của các cán bộ thuộc nghành bưu điện Việt Nam. Từ năm 1954-1956 là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của nhà máy. Nhà máy thiết bị truyền thanh có nhiệm vụ cơ bản đáp ứng là nhu cầu sản xuất và góp phần phục vụ công cuộc kháng chiến chống đế quốc. Sản phẩm của nhà máy trong thời kì này chủ yếu gồm loa truyền thanh, điện tử thanh, nam châm và một số thiết bị thô sơ khác. Tuy mới đi vào sản xuất nhưng nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể, lưu thông các tuyến đường Nam – Bắc, hiện đại hoá các phương tiện chiến tranh... Đến năm máy 1967 do yêu cầu phát triển đất nước thời kỳ này Tổng cục bưu điện đã tách Nhà máy thiết bị truyền thanh ra làm bốn Nhà máy trực thuộc: Nhà máy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3, Nhà máy 4. Đến những năm 1970, kỹ thuật thông tin bưu điện đã phát triển lên một bước mới, chiến lược đầu tư theo chiều sâu nâng cấp mạng thông tin phục vụ ngành bưu điện đòi hỏi sự thích ứng mới của Nhà máy cả trong cung cấp sản phẩm và hoạt động Tổng cục Bưu điện lại sát nhập Nhà máy 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3 thành Nhà máy thực hiện hạch toán độc lập sản phẩm cung cấp đã bước đầu được đa dạng hoá bao gồm :Các thiết bị dùng về hữu tuyến, vô tuyến, thiết bị truyền thanh và thu thanh một số sản phẩm chuyên dụng cho cơ sở sản xuất của nghành, ngoài ra còn một số sản phẩm dân dụng khác. Tháng 12 năm 1986 Việt Nam bắt đầu chuyển đổi cơ chế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Nhà máy một lần nữa được tách ra thành hai nhà máy: - Nhà máy Thiết bị bưu điện ở số 61 đường Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội - Nhà máy vật liệu điện từ,loa âm thanh đặt tại số 63 - Nguyễn Huy Tưởng - Thanh Xuân - Hà Nội. Bước vào thập kỷ 90, thập kỷ của sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi cao hơn nhất là về chất lượng sản phẩm. Điều đó đã đóng vai trò quyết định khối lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến quy mô của doanh nghiệp. Một số yếu tố khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Nhà máy đó là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đánh dấu sự chuyển đổi nền kinh tế đất nước nói chung và của Nhà máy nói riêng.Trước những yêu cầu của tình hình mới, để tăng cường năng lực sản xuất, cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế tháng 3-1993 Tổng cục Bưu điện lại một lần nữa quyết định nhập 2 nhà máy thành Nhà máy Thiết bị bưu điện. Sau khi có quyết định 217-HĐBT, nhà máy thực hiện hoạt động kinh doanh tự chủ về tài chính một cách năng động và hiệu quả. Đến tháng 3-1993, Nhà máy trở thành một thành viên độc lập thuộc Tổng công ty Bưu Chính - Viễn Thông ( nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông), theo quyết định số 202-QĐ/TCBD ngày 15/03/1993 do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ký (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ). Giấy phép kinh doanh số105985 do chủ tịch trọng tài kinh tế Hà Nội cấp ngày 06/05/1993, số hiệu tài khoản TK 710A -0009 Ngân hàng công thương Ba Đình - Hà Nội. Với số vốn kinh doanh lúc đó là 20.277 triệu đồng Trong đó: * Vốn cố định là: 8.135.triệu đồng * Vốn lưu động là: 12.142 triệu đồng Theo cơ cấu nguồn thì: * Vốn ngân sách cấp: 5.653 triệu đồng *Vốn doanh nghiệp tự bổ xung: 14.624 triệu đồng Nhà máy được thành lập lại theo quyết định 42/TCKB ngày 9/9/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện (nay là Bộ Bưu Chính - Viễn Thông ). Phương hướng sản xuất kinh doanh của Nhà máy được xây dựng trên nền tảng các chức năng và nghĩa vụ được nêu trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Nhà máy Thiết bị Bưu Điện. * Hình thức sở hữu vốn Doanh nghiệp nhà nước * Hình thức họat động: Hạch toán độc lập theo luật doanh nghiệp là đơn vị thành viên của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. *Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất linh kiện kỹ thuật, thông tin, sản phẩm điện tử tin học, cơ khí. Hiện nay trong cơ chế tự hạch toán kinh doanh của nền kinh tế thị trường tồn tại sự cản trở rất lớn giữa nhu cầu và khả năng còn hạn chế về tiềm lực tài chính của nhà máy. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy có hiệu quả có thể đứng vững trọng cạnh tranh với hàng ngoại nhập đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về số lượng và chất lượng Nhà máy đã tìm ra hướng đi riêng của mình "Lấy yếu tố chất lượng sản phẩm làm yếu tố sống còn của nhà máy ". Từ khi chính thức được thành lập Nhà máy Thiết bị bưu điện đã không ngừng mở rộng quy mô cả về chiều rộng và chiều sâu đổi mới thiết bị, trang bị dây truyền lắp ráp điện tử để nâng cao tay nghề công nhân và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, nhà máy có 2 cơ sở sản xuất chính tại Hà Nội với tổng diện tích đất sử dụng 30.000m2 - cơ sở 1 đặt tại Trần Phú; cơ sở 2 đặt tại Thanh Xuân. Ngoài ra, nhà máy đã có 2 chi nhánh ở miền Trung và miền Nam: - Chi nhánh miền Trung đặt tại Quận 2 - Thành phố Đà Nẵng. - Chi nhánh miền Nam đặt tại Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Lượng tiêu thụ của 2 chi nhánh này chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của nhà máy, giúp cho việc tiếp cận với thị trường được dễ dàng và là tiền đề ban đầu để nhà máy có thể mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai ngay tại các chi nhánh này. Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện hoạt động sản xuất kinh doanh các thiết bị chuyên ngành Bưu chính - viễn thông, điện tử, tin học nhằ tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước do Bộ Bưu chính - Viễn thông giao cho. Qua gần 50 năm hoạt động, từ một doanh nghiệp có nguy cơ giải thể trong thời kỳ bao cấp, hiện nay nhà máy đã trở thành một trong những cơ sở công nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thiết bị phục vụ ngành bưu chính viến thông. Theo đánh giá chung, sản phẩm của nhà máylà một trong những sản phẩm tốt nhất được sản xuất tại Việt Nam, đã có mặt trên khắp đất nước và xuất khẩu. Các sản phẩm của nhà máy tương đối đa dạng (từ 350 đến 400 loại) chủ yếu bao gồm: máy điện thoại ấn phím cố định, máy điện thoại di động GMS, máy fax, thiết bị đấu nối cáp đồng và cáp quang, nguồn viba và nguồn tổng đài, ống cáp viễn thông, cabin đàm thoại ... Nhà máy đang cố gắng phấn đấu góp sức mình cùng ngành Bưu chính - viễn thông thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ 8 đề ra: “Phấn đấu phát triển công nghiệp Bưu chính-Viễn thông đến năm 2003 đạt mật độ 6-7 máy điện thoại /100 dân và mở dịch vụ liên lạc băng điện thoại đến 61 tỉnh thành trong toàn quốc”. 2. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý của Nhà máy 2.1. Chức năng và nhiệm vụ: Trong điều lệ thành lập nhà máy đã lập ra quy định các chức năng và nhiệm vụ sau: 2.1.1. Chức năng: Sản xuất kinh doanh các thiết bị máy móc thiết bị, linh kiện kỹ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông. Các sản phẩm điện tử sản phẩm cơ khí và các mặt hàng khác. Sản xuất kinh doanh ống nhựa, các sản phẩm khác chế biến từ nhựa kim loại màu, vật liệu điện từ. Lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị vật tư kỹ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông và các vật liệu khác phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong phạm vi Bộ Bưu chính - Viễn thông cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. 2.1.2. Nhiệm vụ: Nhà máy có nghĩa vụ quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy như sau: Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước được Bộ Bưu chính -Viễn thông giao cho nhà máy quản lý bao gồm cả phần vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Trả các khoản nợ mà nhà máy trực tiếp vay hoặc các khoản tín dụng được Bộ Bưu chính -Viễn thông bảo lãnh vay theo quy định của pháp luật. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước Bộ Bưu chính - Viễn thông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước khánh hàng và pháp luật về sản phẩm do nhà máy sản xuất. Thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm phục vụ Quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, các hoạt động công ích do Bộ Bưu chính -Viễn thông giao. Xây dựng kế hoạch phát triển nhà máy phù hợp với quy hoạch phát triển của Bộ Bưu chính -Viễn thông, phạm vi chức năng của nhà máy và theo yêu cầu của thị trường. Chấp hành các điều lệ, quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Bưu chính -Viễn thông và Nhà nước. Hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của Bộ Bưu chính -Viễn thông. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động, đảm bảo người lao động tham gia quản lý nhà máy. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và Bộ Bưu chính -Viễn thông, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo trước pháp luật. Chịu sự kiểm tra kiểm soát và tuân thủ các quy định về thanh tra kiểm tra của Bộ Bưu chính -Viễn thông và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế nên toàn bộ cơ cấu quản lý và sản xuất bố trí sẵp xếp thành các phòng ban, phân xưởng: Sơ đồ1: Hệ thống tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của nhà máy Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phòng kế toán thống kê Phòng điều độ sản xuất Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng đầu tư phát triển Phòng vật tư Phòng kinh doanh điện thoại Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật PX PVCcứng PX PVC mền PX2 PX1 PX8 PX7 PX6 PX5 PX3,4 a)Giám đốc Là đại diện pháp nhân của nhà máy chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả trước pháp luật, có nghĩa vụ đối với nhà nước về quản lý tài sản tránh thất thoát tài sản. Giám đốc nhà máy là người quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà máy, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổng công ty về những nhiệm vụ mà mình được giao Giám đốc nhà máy do tổng công ty đề bạt, bãi nhiệm, kỷ luật và khen thưởng. b)Phó giám đốc Do đặc thù sản xuất nên nhà máy có hai phó giám đốc phụ trách về sản xuất và kỹ thuật. Các phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, thực hiện quản lý điều hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách. Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trược pháp luật và trước toàn bộ nhà máy về những nhiệm vụ mà mình được giao. Để phục vụ đắc lực cho việc chỉ huy sản xuất kinh doanh được tập trung và thống nhất, đảm bảo sự nhựp nhàng và ăn khớp giữa các đơn vị, nhà máy tổ chức các phòng ban chức năng sau: c)Các phòng ban nghiệp vụ. Phòng kế toán thống kê: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kế toán nội bộ nhà máy có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, theo dõi hoạt động của nhà máy dưới hình thái giá trị để phản ánh chi phí và kết quả, đấnh giá chất lượng hoạt động của CB -CNV, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm, sau đó phân phối lại nguồn thu nhập. Đồng thời cung cấp thông tin cho BGĐ để nâng cao chất lượng quản trị cũng như cung cấp thông tin theo quy định của cấp trên. Phòng kế toán thống kê của nhà máy gồm 6 người đảm nhận các phần hành kế toán khác nhau. Gồm kế toán trưởng và 5 kế toán nghiệp vụ: Kế toán trưởng: (Trưởng phòng kế toán thống kê) Chỉ đạo tất cả bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ và ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán chụi trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp. Thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán của nhà máy và thực hiện các khoản đóng góp ngân sách ,đồng thời là người trực tiếp thông báo cung cấp các thông tin báo cáo tài chính cho ban giám đốc nhà máy Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở sổ liệu sổ sách do kế toán các thành phần khác cung cấp. Kế toán tổng hợp của nhà máy còn đảm nhận công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đến kỳ báo cáo lập các báo cáo quyết toán. Kế toán TSCĐ và thống kê sản lượng: Theo dõi biến động của tài sản cố định mở thẻ tài sản cho từng loại tài sản một ,cuối tháng căn cứ vào nguyên giá tài sản phản ánh lên thẻ TSCĐ ,kế toán TSCĐ trích khấu hao lập bảng tổng hợp tính khấu hao xác định số phải nộp vào ngân sách Kế toán vật liệu tiền lương: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình xuất nhập và tồn kho nguyên liệu công cụ tính lương trên cơ sở đơn giá lương do phòng lao động tiền lương gửi lên. Hạch toán lương trích bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành Kế toán tiêu thụ: Theo dõi các chứng từ nhập xuất và tồn kho thành phẩm, xác định doanh thu, thuế, doanh thu và kết chuyển lãi lỗ. Kế toán thu, chi và thanh toán với ngân hàng: Ghi chép thường xuyên về thu chi tiền mặt ,quan hệ với ngân hàng về việc vay hoặc gửi tiền mặt Phòng hành chính- tổng hợp. Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, định ra đường lối, xắp xếp, phân phối lại lao động một cách hợp lý. Xây dựng chế độ tiền lương, tièn thưởng, BHXH một cách hợp lý... Phòng đầu tư và phát triển: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng các kế hoạch, chiến lược ngắn hạn dài hạn nghiên cứu cải tiến bổ sung dây truyền công nghệ. Nhiệm vụ chính của phòng là: Lập các kế hoạch, chiến lược dài - ngắn hạn Lập các luận chứng kinh tế - kỹ thuật trong công tác đầu tư đổi mới các dây chuyền công nghệ. Lập biểu giá cho sản phẩm, kế hoạch sản xuất hàng tháng,quý. Làm công tác đối ngoại và tìm nguồn nguyên vật liệu nước ngoài. Phòng vật tư: Có nhiệm vụ mua sắm vật tư cung cấp nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên cơ sở một hợp đồng đã ký kết ,viết hoá đơn kèm theo phiếu xuất kho ,xuất vật tư nội bộ Phòng kinh doanh điện thoại: Là mộ phòng mới được thành lập từ năm 1998, có nhiệm vụ kinh doanh các thiết bị đầu cuối viễn thông nhưng chủ yếu là kinh doanh điện thoại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm đề ra kế hoạch sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu thị trường cần. Phòng tổ chức- lao động- tiền lương: Phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc nhà máy, là bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức của nhà máy theo dõi, quản lý, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ CNV. Nhiệm vụ chính của phòng là: Thực hiện công tác quản lý lao động trong toàn nhà máy. Nắm vững yêu cầu của sản xuất, tình hình cán bộ CNVC, giúp giám đốc bố trí, xây dựng bộ máy quản lý và bố trí sử dụng CBCNVC. Tổ chức điều độ tiến độ và giải quyết những vấn đề về lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác như đưa ra các kế hoạch bảo hộ lao động điều độ kế hoạch sản xuất hàng ngày giữa các phòng và các phân xưởng tổ chức an ninh trật tự trong nhà máy. Trụ sở, chi nhánh. Nhà máy rất coi trọng việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, chiến lược sản phẩm tiêu thụ cũng như chính sách thâm nhập vào thị trường, bằng mọi cách để mở 2 nhi nhánh ở 2 TP lớn là Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Đây là 2 nơi mà lượng rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài trụ sở chính ở 61- Trần Phú- Hà Nội, nhà máy còn có hàng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Các phòng ban tiêu thụ sản phẩm. 2 tổ tiêu thụ sản phẩm theo chuyên ngành (PVC cứng, PVC mềm ). 3 phòng tiêu thụ sản phẩm: Được đặt tại 3 miền Bắc- Trung- Nam. Đây không chỉ là nơi trưng bày sản phẩm của nhà máy, bán và giao dịch với khách hàng mà nó còn nhằm quảng cáo, khuyếch trương danh tiếng của nhà máy. Trong CCTT hiện nay nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Phòng ban kỹ thuật công nghệ. Gồm các phòng ban có các chức năng sau: Ban nguồn: Chuyên nghiên cứu lắp ráp các sản phẩm nguồn viễn thông. Phòng điều độ sản xuất: là bộ phận giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ trong toàn nhà máy và công tác điều độ sản xuất. Phòng kỹ thuật: theo dõi thực hiện quy trình công nghệ và đảm bảo chất lượng sản phẩm, cùng với bộ phận tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, theo dõi lắp đặt và sửa chữa thiết bị, đưa ra kế hoạch mua sắm thiết bị công nghệ mới. Phòng công nghệ: Quản lý, nghiên cứu máy móc thiết bị công nghệ, đề ra các phương án công nghệ để chế tạo những sản phẩm khuôn mẫu, cơ khí chíng xác. Tổ kỹ thuật loa từ. Phân xưởng chuyên sản xuất khuôn mẫu. Các phân xưởng sản xuất Gồm 12 phân xưởng với chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau: Phân xưởng 1: Là phân xưởng cơ khí, nhiệm vụ chính là chế tạo khuôn mẫu cho các phân xưởng khác. Phân xưởng 2,4: Lắp ráp sản phẩm nhưng vẫn có nhiệm vụ đột, dập, sản xuất, chế tạo (Sơn hàn) cung cấp cho các phân xưởng khác. Phân xưởng 3: Đây là phân xưởng sản xuất Ferit ở khu vực Thượng Đình, chuyên sản xuất loa, ngoài ra còn có tổ quấn biến áp, tổ cơ điện. Phân xưởng 5: Là phân xưởng bưu chính, sản xuất những sản phẩm bưu chính như dấu nhật ấn, kìm niêm phong. Phân xưởng 6: Chuyên sản xuất các sản phẩm ép nhựa, đúc và các sản phẩm đúc diện dân dụng. Phân xưởng 7, 9: Chuyên sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử, điện thoại hiện đại do toàn bộ lao động trẻ có kỹ thuật điều hành. Phân xưởng 8: Có nhiệm vụ lắp ráp loa. Phân xưởng sản xuất PVC cứng: là phân xưởng chuyên sản xuất các loại ống nhựa dùng cho chuyên ngành viễn thông để bảo vệ các đường dây thông tin liên lạc được chôn sâu trong lòng đất. Phân xưởng PVC mềm: chuyên sản xuất các loại ống nhựa dân dụng dùng trong sinh hoạt như các loại ống nước, vỏ bảo vệ dây điện... Các tổ chế thử. Có nhiệm vụ đưa nguyên vật liệu chế tạo thử sản phẩm để kiểm nghiệm tính khả thi, độ tin cậy của người tiêu dùng trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Có thể nói đây là một khâu quan trọng quyết định sự thành công của mỗi đợt sản phẩm mới trong chiến lược phát triển của nhà máy. Nhìn chung, hệ thống tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của nhà máy là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan. Chính nhờ bộ máy tổ chức chặt chẽ như vậy mà doanh nghiệp đã đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực sản xuất chính của mình. Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra được người tiêu dùng tin cậy, tạo cho nhà máy có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và tương lai sẽ có một chỗ đứng như vậy trên thị trường quốc tế. Đặc biệt nhà máy đã thành lập ra phòng đặc trách đầu tư phát triển sản xuất, phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, thiết bị công nghệ. Ngoài ra, phòng kỹ thuật lại nắm giữ nhiệm vụ quản lý, sửa chữa thiết bị và đua ra kế hoạch mua sắm thiết bị công nghệ mới. Công tác quản lý, sửa chữa, bảo hành thiết bị công nghệ của nhà máy được thực hiện toàn diện từ các phân xưởng đến các phòng ban chức năng. 2.3. Những đổi mới về quản trị và sản xuất kinh doanh của Nhà máy Để phù hợp với xu thế hội nhập trong khu vực và trên thế giới, để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đầy biến động, năm 1998 Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 (1994). Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO là một điều kiện tất yếu để hội nhập, bởi trong xu thế hội nhập hiện nay khi hàng rào thuế quan giữa các nước dần được xoá bỏ thì hàng rào phi thuế quan giữa các nước lại được dựng lên. Do vậy việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO sẽ giúp cho sản phẩm của Nhà máy có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Năm 2000, Nhà máy đã chuyển sang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 . Cùng với việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 (2000 ), quy mô của Nhà máy không ngừng được mở rộng, do vậy công việc của Ban Giám đốc cũng nhiều lên. Trước năm 1999, Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và1 Phó giám đốc phụ trách về cả kinh doanh và kỹ thuật. Nhưng đến năm 1999 do tính chất của công việc đòi hỏi, Ban Giám đốc của Nhà máy gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc: 1 Phó giám đốc phụ trách về kinh doanh và 1 Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật. Nhờ có sự phân công trách nhiệm giữa các Phó giám đốc nên các công việc được giải quyết nhanh gọn hơn trước. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của nhà máy chủ yếu là tiêu thụ trong ngành, ngành Bưu chính viễn thông ở Việt nam là một ngành độc quyền của nhà nước. Do vậy chính sách xúc tiến bán hàng cũng có những đặc điểm riêng, xúc tiến bán hàng là nhóm công cụ truyền thông sử dụng hỗn hợp các công cụ cổ động, kích thích khách hàng nhằm tăng nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó tăng doanh số bán bằng những lợi ích vật chất bổ xung cho người mua. Xúc tiến bán hàng suất phát từ mục tiêu Marketing của nhà máy, dựa trên đặc điểm tiêu thụ sản phẩm các hoạt động quảng cáo của Nhà máy được tiến hành nhưng không rầm rộ, phương tiện chính là một số báo, các tạp chí chuyên ngành... Nhà máy lựa chọn phương tiện xúc tiến bán chủ yếu là hội nghị khách hàng và hội chợ, triển lãm thương mại và các cuộc viếng thăm, qua đó nhà máy giới thiệu sản phẩm của nhà máy với các khách hàng và công chúng. Sản phẩm của nhà máy được giới thiệu thông qua các hội thảo về sản phẩm tại nhà máy và các cuộc hội thảo ngành, mục đích là giới thiệu sản phẩm với các cơ quan hữu quan. Ngoài ra nhà máy còn sử dụng nhóm công cụ tạo nên lợi ích kinh tế trực tiếp thúc đẩy người tiêu dùng: gửi thư kèm cataloge tới những khách hàng quen cùng với thông điệp quảng cáo hoặc một số câu hỏi về sản phẩm mà Nhà máy cần biết. Phương thức hiệu quả được áp dụng đó là phiếu thưởng dành cho những khách hàng lớn chung thủy với nhà máy ngoài ra còn hình thức quà tặng và những chính sách làm tăng cường sự hợp tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các nhà phân phối như bán buôn bán lẻ, các đại lý... 2.4. Năng lực về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh Những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã từng bước phát triền về mọi mặt. Cùng với sự giúp đỡ của Tổng cục Bưu Điện ( nay là Bộ Bưu Chính -Viễn Thông ), các cơ quan ban nghành và sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà Nước, Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đã đạt được một số thành tựu, đóng góp một phần vào công cuộc CNH - HĐH đất nước. Từ năm 1994 đến nay là khoảng thời gian ngắn cho sự phát triển của một doanh nghiệp, Nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Tình hình cụ thể được khái quát trong bảng sau. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản về năng lực tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh mà nhà máy đạt được trong bốn năm qua ( 1999 -2002). Số liệu trong bài viết này đều được làm tròn và đơn vị sử dụng là Triệu đồng Bảng 1 : Năng lực tài chính và một số kết quả sản xuất kinh doanh chính Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I.Chỉ tiêu cơ bản 1.Tài sản cố định 2.Tài sản lưu động 3.Vốn chủ sở hữu 4.Các khoản phải thu 5.Các khoản phải trả 6.Tổng doanh thu 7.Tổng lợi nhuận II.Các khoản nộp NSNN 1.Thuế GTGT 2.Thuế thu nhập DN 3.Thuế khác 34.090 101.570 37.250 57.735 98.530 145.956 9.377 35.476 27.092 1.983 6.401 20.060 97.208 41.064 39.753 77.205 49.714 8.847 28.892 20.153 3.053 5.686 35.459 105.518 46.235 50.553 94.742 153.395 9.647 21.536 9.773 3.537 8.226 42.659 113.318 52.735 57.654 103.242 200.948 11.616 36.481 25.368 3.861 7.652 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 1999-2002 của Nhà máy Thiết bị bưu điện) Kết quả kinh doanh trong bốn năm 1999 -2002 ổn định và tăng trưởng.Nhà máy đã bảo toàn và phát triển được nguồn vốn kinh doanh. Doanh thu của nhà máy có xu thế tăng trong các năm. Đây là một xu thế rất tốt bởi vì trong nền kinh tế của nước ta hiện nay có sự cạnh tranh rất gay gắt giữa các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử. Xu thế này thể hiện khả năng sử dụng các loại máy móc thiết bị, con người,...phù hợp với những biến động của thị trường trong nước và trên thế giới. Nguồn vốn chủ sở hữu của nhà máy cũng có xu hướng tăng đều qua các năm. Các khoản phải thu giảm trong năm 2000, nhưng có xu hướng tăng trở lại trong các năm 2001 và 2002. Các khoản phải trả cũng giảm trong năm 2000, nhưng cũng có xu hướng tăng trở lại trong các năm 2001 và 2002. Đây là một đặc điểm trong kinh doanh, các doanh nghiệp lợi dụng vốn của nhau để sản xuất kinh doanh. Xu thế của các khoản phải thu và các khoản phải trả giống nhau chứng tỏ nhà máy cũng rất quan tâm tới việc thanh toán cho nhà cung cấp, khách hàng và cán bộ công nhân viên. Hàng năm, nhà máy nộp ngân sách một khoản khá lớn trên dưới 30 tỷ đồng, thông qua các loại thuế. Năm 2000 và năm 2001 khoản nộp ngân sách giảm là do sự miễn giảm thuế của Chính phủ đối với một số loại thuế và cũng do số lượng linh kiện điện tử được nhập vào giảm đi. Lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm vào năm 2000 là do nhà máy bị thua lỗ quá lớn trong hoạt động đầu tư tài chính, nhưng lợi nhuận có xu hướng tăng trở lại trong các năm 2001 và năm 2002, điều đó thể hiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đồng thời thể hiện khả năng lãnh đạo của ban giám đốc cùng các trưởng phòng và sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ tập thể công nhân viên trong toàn nhà máy. Với phương thức sản xuất kinh doanh là chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện đã thu hút được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước. Là một trong nhiều cơ sở thuộc công nghiệp của ngành Bưu chính viễn thông, sản phẩm của Nhà máy được sản xuất theo yêu cầu của Bộ Bưu chính- Viễn thông phục vụ nhu cầu ngành (85%), ngoài ra Nhà máy còn đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu ngoài ngành (15%). Sản lượng các sản phẩm chủ yếu của Nhà máy trong năm 2002: Bảng 2: Sản lượng sản phẩm chủ yếu trong năm 2002 Sản phẩm Công suất Máy điện thoại các loại 400.000 sản phẩm / năm Thiết bị nguồn điện 600.000 sản phẩm / năm Thiết bị điện tử mạng ngoại vi 17.000.000 đường dây / năm Chi tiết cơ khí viễn thông 20.000 sản phẩm / năm Sản phẩm bưu chính 600.000 sản phẩm / năm ( Nguồn: Phòng kinh doanh - Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện) II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện 1. Đặc điểm của nghành Ngành Bưu điện là ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển với các chiến lược phát triển tăng tốc, đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong tương lai. Để xã hội ta trở thành một xã hội hoá thông tin trong thế kỷ tới, trước mắt là mục tiêu phát triển mạng thông tin rộng khắp đến tất cả các huyện, các xã vùng sâu vùng xa (100% số xã trên toàn quốc có máy điện thoại). Để thực hiện mục tiêu đó trong những năm qua Nhà nước đầu tư rất nhiều cho các doanh nghiệp trong ngành. Đây là thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp này. Các sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực này đều do các doanh nghiệp trong ngành cung cấp. Với chiến lược phát triển tăng tốc của ngành Bưu điện thì thị trường cho các doanh nghiệp này sẽ được mở rộng. Cầu sẽ tăng, đặc biệt là cầu về máy điện thoại, cầu về tủ cáp, hộp đấu dây thuê bao, cabin đàm thoại v.v.. đây là cơ hội tốt cho nhà máy vì các sản phẩm trên đều do nhà máy sản xuất và cung cấp. Hơn nữa đây là một ngành độc quyền của Nhà nước, nên môi trường cạnh tranh không gay gắt, các đối thủ của nhà máy chỉ một số ít các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đối với một số sản phẩm như các sản phẩm nhựa, máy điện thoại. Nhưng cũng chính điều này sẽ tạo ra sức ép cho nhà máy nếu Ban lãnh đạo không năng động trong kinh doanh, nắm bắt những biến đổi của môi trường kinh doanh quốc tế. Thị trường này sẽ trở nên sôi động và sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi Việt nam thực hiện cam kết AFTA, sự xâm nhập của các hãng nước ngoài là điều tất yếu. Để trụ vững trong hoàn cảnh đó đòi hỏi nhà máy ngay từ bây giờ không được ỷ lại vào thế độc quyền, luôn luôn phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm . 2. Đặc điểm về mặt hàng và thị trường Nhà máy Thiết Bị Bưu Điện chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị phục vụ cho ngành Bưu chính - Viễn thông, do đó hầu hết các sản phẩm sản xuất ra mang tính độc quyền trên thị trường ( tủ cáp, cabin đàm thoại...) ngoài ra cũng có một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng dân dụng nhưng chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị sản lượng của Nhà máy.Đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng cũng như thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng, nhà máy đã không ngừng tiến hành đa dạng hoá sản phẩm. Từ khi chính thức được thành lập đến nay, nhà máy đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng, chiều sâu, đổi mới trang thiết bị dây chuyền lắp ráp để tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ngày càng đáp ứng cao hơn thị hiếu của khách hàng. Sản phẩm hiện nay của nhà máy rất phong phú và đa dạng (trên 400 mặt hàng), chia làm hai loại chính là sản phẩm chế tạo và sản phẩm lắp ráp, bao gồm các sản p hẩm như: máy điện thoại các loại._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC955.doc
Tài liệu liên quan