Tài liệu Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học môn Toán Đại số nâng cao 10 - Trung học phổ thông: ... Ebook Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học môn Toán Đại số nâng cao 10 - Trung học phổ thông
146 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tăng cường vận dụng các bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy học môn Toán Đại số nâng cao 10 - Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ THANH PHƯƠNG
TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN
VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN
ĐẠI SỐ NÂNG CAO 10 - THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã Số: 60.14.10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2008
2
C«ng tr×nh ®•îc hoµn thµnh t¹i:
Tr•êng ®¹i häc S¦ PH¹M
Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS NGUYỄN NGỌC UY
Ph¶n biÖn 1:............................................................................
.............................................................................
Ph¶n biÖn 2:............................................................................
.............................................................................
LuËn v¨n sÏ ®•îc b¶o vÖ tr•íc Héi ®ång chÊm LuËn v¨n:
...............................................................................................
Vµo håi: giê ngµy .... th¸ng .... n¨m 2008
Cã thÓ t×m hiÓu LuËn v¨n t¹i:
Th• viÖn tr•êng §¹i häc S• ph¹m
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nền thơ cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 trải qua nhiều chặng
đường khác nhau, mỗi chặng đường thơ đều gắn liền với những sự kiện
chính trị lớn, chi phối toàn diện đời sống xã hội và đã đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận.
Nhìn lại chặng đường thơ hơn nửa thế kỷ qua, có thể nói thời kì 1954 -
1964 được đánh giá là giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn “bản lề” giữa thơ ca
thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Sau những năm kháng chiến chống Pháp,
thơ viết về đất nước mở ra nhiều hướng khai thác và có nhiều sáng tạo mới
mẻ. Đây là giai đoạn mà thơ ca có nhiều mùa gặt bội thu. Nhiều nhà thơ tìm
được cảm hứng từ hiện thực và vẻ đẹp của con người hăng say xây dựng cuộc
sống mới. Thơ ca giai đoạn này là mối duyên đầu của tấm lòng nhà thơ với
chủ nghĩa xã hội. Những đổi thay tốt đẹp từng ngày trong cuộc sống cùng với
những tưởng tượng về cuộc sống ngày mai tươi sáng, gần gũi đã tạo nên
những tứ thơ đẹp giàu ước mơ và chân thực. Hai miền Nam Bắc tuy có những
yêu cầu khác nhau nhưng cùng chung một nhiệm vụ chiến lược: đấu tranh
thống nhất nước nhà.
Có thể nói thơ ca thời kỳ này phát triển cao ở nhiều phương diện, từ lực
lượng sáng tác đến sự ra đời của ý thức nghệ thuật mới, cảm hứng mới. Đa
dạng về sự tìm tòi, về cá tính sáng tạo và định hình nhiều phong cách nghệ
thuật, tạo nên sự khởi sắc cho cả một giai đoạn thơ. Hầu hết các nhà thơ đều
xuất bản những tập thơ riêng có giá trị.
Tố Hữu, lá cờ đầu của thơ ca cách mạng cho ra đời tập thơ Gió Lộng,
Xuân Diệu giải quyết vấn đề “riêng - chung” qua ba tập thơ: Riêng chung,
Mũi Cà Mau - Cầm tay, Một khối hồng. Huy Cận ngợi ca đất nước đổi mới
và dựng xây bằng ba tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca
4
cuộc đời. Chế Lan Viên thể hiện sự phấn đấu vươn lên “từ thung lũng đau
thương ra cánh đồng vui” trong Ánh sáng và phù sa. Tế Hanh xúc động cao
độ và xót xa thương nhớ đối với Miền Nam, tin tưởng ở miền Bắc: Gửi miền
Bắc, Tiếng sóng, Hai nửa yêu thương. Các nhà thơ khác như Nguyễn Bính,
Lưu Trọng Lư, Hoàng Trung Thông… đều có những tập thơ của riêng mình
được bạn đọc yêu thích.
Thực tế sáng tác, số lượng và chất lượng thơ thời kỳ 1954 – 1964 đã
tạo nên phẩm chất mới cho thơ: cảm xúc thơ phong phú, nhuần nhị, nghệ
thuật thơ có nhiều tìm tòi khám phá, đội ngũ sáng tác đông, có trình độ vốn
sống vững vàng.
Qua tìm hiểu thơ Việt Nam 1954 - 1964 chúng tôi nhận thấy thơ ca thời
kì này từ trước tới nay đã được giới chuyên môn quan tâm, nhưng nhìn chung
chưa được nghiên cứu một cách toàn diện về thành tựu, chất lượng chung cả
phong trào cũng như những đặc điểm nổi bật của nó. Luận văn Đặc điểm thơ
Việt Nam thời kỳ 1954 - 1964 của chúng tôi mong muốn bổ khuyết phần nào
sự thiếu hụt đó, góp phần đưa ra một cách nhìn có hệ thống và đầy đủ hơn về
thơ Việt Nam thời kì 1954 - 1964.
Đây cũng là thời kì có nhiều bài thơ được giảng ở trường phổ thông các
cấp, các trường đại học, cao đẳng. Việc chọn đề tài này giúp cho người viết có
cái nhìn sâu rộng hơn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy của mình đồng thời
cũng qua đây hy vọng đóng góp phần nào cho quá trình tiếp cận giảng dạy
văn học sử trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ ca giai đoạn 1954 - 1964 là một bộ phận cấu thành nên thơ ca hiện
đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay. Bởi vậy, việc
nghiên cứu đặc điểm của thơ ca giai đoạn này gắn liền với việc nghiên cứu
quá trình hình thành và phát triển của cả nền thơ Việt Nam sau Cách mạng
5
tháng Tám. Nhìn chung, có thể chia lịch sử nghiên cứu thơ thời kỳ 1954 -
1964 theo những mảng chính như sau:
2.1. Những công trình bàn trực tiếp về thơ thời kỳ 1954 - 1964
Trước hết là các công trình nghiên cứu thể hiện trong các giáo trình Đại
học ngành Ngữ văn. Ngay từ năm 1961, GS. Hoàng Như Mai đã dành
Chương XXI trong cuốn Văn học Việt Nam thời hiện đại (1945 - 1960) để
trình bày về “Thơ ca hoà bình lập lại”. Trong khi đánh giá chung về sự phát
triển và thành tựu của thơ ca trong vòng 6 năm sau ngày hoà bình (1954),
Giáo sư cũng đã bước đầu chỉ ra một số đóng góp của các nhà thơ tiêu biểu
như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh…
Đồng thời, năm 1962 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng cho ra đời
cuốn Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập VI (1945- 1960) của PGS
Huỳnh Lý và Trần Văn Hối. Trong đó, các tác giả đã nêu ra ba đặc điểm của
thơ ca giai đoạn này là: thơ đi vào hai loại đề tài là đấu tranh thống nhất nước
nhà và lao động kiến thiết xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc. Những năm về sau
trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả của hai trường Đại học
(Sư phạm và Tổng hợp) tiếp tục có Chương, Mục đánh giá về thơ giai đoạn
1954 - 1964 như Văn học Việt Nam 1954 - 1964 của Mã Giang Lân- Lê Đắc
Đô (1990). Văn học Việt Nam 1945 -1975, tập I của GS. Nguyễn Đăng Mạnh
và PGS. Nguyễn Trác, PGS. Trần Hữu Tá. GS. Mã Giang Lân cho rằng: “Thơ
giai đoạn này đã vượt qua những kể lể mộc mạc của giai đoạn trước, cố gắng
khám phá ra vẻ đẹp bên trong của cuộc sống, khái quát tạo ra những hình
tượng thơ có tính chất điển hình. Thơ không chịu nằm lỳ trong những thể loại
đã định hình từ trước mà nó luôn tìm tòi sáng tạo”...
Năm 1979, trong bộ sách “Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975)” viết
cùng giáo sư Phan Cư Đệ, giáo sư Hà Minh Đức có nhận định về “Thơ ca
những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội” như sau: “Cảm hứng về đất
nước anh hùng, về tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp vẫn là cảm hứng chủ
6
đạo trong thơ ca suốt một giai đoạn mới. Trong thơ ca có tiếng nói da diết nhớ
thương về tình cảnh đất nước còn bị chia cắt hai miền. Nhưng trước hết bài ca
về đất nước là bài ca thắng lợi, bài ca xây dựng”.
Năm 2003, trong cuốn Văn học Việt Nam trong thời đại mới, PGS.
Nguyễn Văn Long cũng đưa ra những nhận định của mình về thơ trong 10 năm
hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp: “Thơ trong khoảng 10 năm từ
1955 - 1964 đã có bước phát triển mới phong phú đa dạng và vững chắc, trên
cơ sở những thành tựu và phương hướng mà thơ ca kháng chiến đã đạt được”.
Bên cạnh những công trình khái quát về một giai đoạn thơ ca nói trên
còn có nhiều bài viết đánh giá chung về tình hình phát triển của văn học qua
các chặng đường. Trong đó có thành tựu của giai đoạn 1954 - 1960 hoặc1954
- 1964. Đáng chú ý có bài viết của Xuân Diệu Mười lăm năm thơ Việt Nam
dân chủ cộng hoà. Đây là lời nói đầu của tập Thơ Việt Nam 1954 - 1960.
Mặc dù ở điểm nhìn trong khoảng 5 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ
nhưng Xuân Diệu đã nhận ra rằng: “…thơ của ta, những năm gần đây 1958,
1959, 1960 có một bước nhảy quan trọng về chất lượng”.
Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (1960), Hồ Tuấn
Niêm có bài trên Tạp chí Nghiên cứu văn học “Mười lăm năm văn học Việt
Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà” cũng biểu dương thành tựu của thơ ca
giai đoạn sau 1954 qua một số tác giả tiêu biểu.
2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả, tác phẩm
Đánh giá thành tựu về thơ của một giai đoạn, không thể tách rời phong
trào sáng tác nói chung với các đỉnh cao của nó. Rất nhiều các bài nghiên cứu,
phê bình về các tập thơ, bài thơ của các tác giả ra đời trong thời kỳ 1954 -
1964 đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn diện mạo của thơ Việt Nam
giai đoạn này.
Có thể kể đến các bài của Hoài Thanh, Hà Xuân Trường, Bảo Định
Giang, Lê Đình Kỵ viết về tập Gió Lộng (1961) của Tố Hữu. Các bài của Xuân
7
Diệu, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức viết về tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960)
của Chế Lan Viên. Các bài của Phan Cự Đệ, Lê Nhuệ Giang, Vũ Đức Phúc viết
về các tập thơ Riêng chung (1960), Một khối hồng (1964) của Xuân Diệu. Các
bài của Chế Lan Viên, Lê Đình Kỵ, Đào Xuân Quý, Nguyễn Hoành Khung viết
về các tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời
(1963) của Huy Cận. Các bài của Lê Đình Kỵ, Đỗ Hữu Tấn, Nguyễn Đình,
Hoàng Minh Châu, Thiếu Mai viết về các tập thơ Gửi miền Bắc (1958), Tiếng
sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963) của Tế Hanh…
Nhìn chung, các bài viết về từng tập thơ thường hướng theo phân tích
tác phẩm, nghiêng về khẳng định những thành công và đóng góp của tập thơ,
khẳng định vị trí của tập thơ trong quá trình sáng tác của tác giả. Các ý kiến
đó thường nghiêng về sự biểu dương các thành tựu của cả phong trào cũng
như đặc điểm phong cách nhà văn. Tuy nhiên nó thường được nhìn nhận một
cách riêng lẻ (nhất là các bài viết về từng tập thơ).
Đó là chưa kể nhiều bài viết giới thiệu các nhà thơ có tác phẩm ra đời
vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, thời điểm được mệnh danh là “mùa
gặt” của văn học ta nói chung và thơ ca nói riêng.
Với sự xuất hiện của tuyển tập thơ: Tiếng hát miền Nam, Sức mới
(Tập thơ bạn trẻ)… cũng có những bài phê bình giới thiệu kịp thời. Trong bài
Tựa tập thơ Sức mới, Chế Lan Viên khẳng định sự phát triển của phong trào
thơ, thành công của một hướng đi: từ cuộc sống gắn bó với cuộc sống “nồng
ấm hơi thở cuộc sống”, tuy còn hạn chế không nhỏ “còn chọn lọc cuộc sống
theo một quan niệm “thi vị hoá” khá lỗi thời” “còn lên gân, nhồi nhét các chữ
ầm ĩ, ồn ào trong lời văn tụng ca cuộc sống”, phải làm sao cho “ngọn lửa lí
tưởng trong thơ của thế hệ trẻ bừng cháy thêm” “chất thép sắc nhọn thêm”,
“mỗi ngày càng thêm có màu sắc dân tộc”. Dẫu còn sơ lược và chỉ dừng ở
8
phạm vi thơ trẻ nhưng ít nhiều bài viết của Chế Lan Viên đã mang tính chất
đánh giá phong trào của một thời kỳ thơ.
2.3. Các công trình nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của các nhà thơ, trong đó có
chặng đường 1954 - 1964. Tiêu biểu là các công trình; Nhà thơ Việt Nam
hiện đại [56], Thơ những gương mặt [53], Thơ những cuộc đời [46] Nghệ
Tĩnh gương mặt nhà văn hiện đại [56]… Những công trình này thường tập
chung giới thiệu quá trình sáng tác, những nét riêng trong phong cách, cá tính
sáng tạo, sự trưởng thành trên con đường nghệ thuật của các nhà thơ tiêu biểu
trong nền thơ Cách mạng như: Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận,
Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Bính, Anh Thơ,
Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Thu Bồn, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật… Ở
những công trình này, các bài viết chú trọng tới việc dựng chân dung tổng
quát về từng nhà thơ, khẳng định phần đóng góp và vị trí của từng nhà thơ
trong nền thơ dân tộc, mà không tiếp cận ở góc độ văn học sử - dựng diện
mạo của giai đoạn thơ.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu thơ 1954 - 1964 ta có thể thấy
- Đây là một thời kỳ phát triển mới giàu thành tựu (xét trên nhiều
phương diện từ đội ngũ sáng tác, số lượng tác phẩm, phẩm chất thơ, phong
cách sáng tạo…) trong tiến trình của nền thơ Cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên
việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá này còn chưa tương xứng với vị trí, thành
tựu và những đóng góp của nó. Phần lớn các công trình, các bài viết, các bài
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những tác phẩm, những tác giả riêng lẻ biệt lập
hoặc được nhắc tới khi nghiên cứu về cả tiến trình chung của thơ Cách mạng
Việt Nam mà chưa xem xét và đặt nó như một đối tượng nghiên cứu riêng
biệt, cũng chưa đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng toàn diện.
Với luận văn này, trên cơ sở tiếp thu kế thừa những giáo trình, những bài viết,
những nhận định, đánh giá mà các nhà nghiên cứu đưa ra thật sự có giá trị. Đó
9
là những tư liệu định hướng, gợi ý đối với chúng tôi trong quá trình triển khai
đề tài này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu đặc điểm thơ thời kỳ 1954 -
1964 trong tiến trình thơ VNHĐ, từ phương diện cảm hứng và các xu hướng
khám phá thể hiện. Trên cơ sở đó đánh giá, khẳng định thành tựu nổi bật của
thơ thời kỳ này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ thời kỳ 1954 - 1964, chủ yếu
là phong trào sáng tác thơ của ba lực lượng: Thơ của các nhà thơ có sáng tác
từ trước Cách mạng tháng Tám, thơ của các nhà thơ trưởng thành trong kháng
chiến chống Pháp và thơ của các nhà thơ trẻ xuất hiện sau 1954.
Chủ yếu khảo sát những bài thơ có giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ
thuật và một số tập thơ của các nhà thơ tiêu biểu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm thơ của các tác giả
tiêu biểu từ 1954 - 1964 với trọng tâm là thơ Cách mạng, thơ kháng chiến.
Luận văn chưa có điều kiện đề cập tới mảng thơ ở các đô thị miền Nam được
sáng tác theo những cảm hứng nội dung tư tưởng khác. Bên cạnh đó để làm rõ
các đặc điểm thơ Việt Nam thời kỳ 1954 - 1964 luận văn lấy các tác phẩm
tiêu biểu trong thơ các giai đoạn khác để tiến hành so sánh.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp một cách nhìn toàn diện, có hệ thống về thơ thời kỳ
1954 - 1964. Nêu lên những nhận định bước đầu, có tính chất khái quát mà trước
đây chỉ mới được phác qua về những tác phẩm cụ thể, những khía cạnh riêng lẻ.
Phác thảo diện mạo chung của đội ngũ, nêu lên những đường nét cơ
bản về sự vận động và phát triển của lực lượng sáng tác, ý thức nghệ thuật,
phong cách nghệ thuật tiêu biểu và các xu hướng vận động phát triển của thơ.
10
Mở rộng phạm vi đề tài, xu hướng khái quát, tổng hợp, triết lí, suy tưởng và
xu hướng tự do hoá hình thức thơ.
Qua đó nhằm góp phần khẳng định vai trò - vị trí của giai đoạn thơ
1954 - 1964 trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh - lịch sử: phương pháp này nhằm so sánh tìm ra
những đặc điểm tiêu biểu của thơ thời kỳ 1954 - 1964 trong tương quan với
đặc điểm thơ các giai đoạn khác.
- Phương pháp hệ thống - phân loại: phương pháp này nhằm tìm kiếm
sắp xếp các yếu tố, có cùng tính chất để phân tích, đánh giá, tổng kết vấn đề.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: làm nổi lên giá trị của các tác phẩm
thơ, kết cấu văn bản thơ ở từng đơn vị và trong hệ thống vận động của thể loại.
7. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 3 chương :
- Chương 1: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 trong tiến trình thơ Việt Nam
hiện đại.
- Chương 2: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 nhìn từ phương diện cảm hứng
nghệ thuật.
- Chương 3: Thơ thời kỳ 1954 - 1964 nhìn từ các xu hướng khám phá,
thể hiện.
Phần kết luận
Thư mục tài liệu tham khảo
11
Chương 1
THƠ THỜI KÌ 1954 - 1964 TRONG TIẾN TRÌNH THƠ
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC VÀ SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA Ý THỨC NGHỆ
THUẬT MỚI
1.1.1. Đội ngũ các nhà thơ
Như một sự tất yếu của mỗi thời kì lịch sử, mỗi giai đoạn văn học, đều
cần có một đội ngũ sáng tác văn học của mình.
Hợp thành đội ngũ thơ 1954 - 1964 là ba lực lượng chính: Thế hệ các
nhà thơ tiền chiến được rèn luyện thử thách và “lột xác” từ trong lò lửa của
cuộc kháng chiến chín năm, những nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ
ca kháng chiến chống Pháp và đáng chú ý là lớp nhà thơ mới xuất hiện, được
nuôi dưỡng và trưởng thành sau hoà bình (1954).
Đối với các thế hệ nhà thơ có quá trình sáng tạo nghệ thuật trước cách
mạng tháng Tám: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Tế Hanh, Thế Lữ, Lưu
Trọng Lư, Nguyễn Bính, Anh Thơ… đội ngũ ấy bao gồm những nhà thơ đã
trải qua cuộc đời nô lệ của người dân mất nước, hồ hởi đến với cách mạng
“Như chờ vang tiếng sét giữa trời mây” (Chế Lan Viên), đây là giai đoạn
phát triển đến đỉnh cao trên nhiều phương diện: Ý thức nghệ thuật, cá tính
sáng tạo và thành tựu thơ.
Đến với Tố Hữu - một thi sĩ có “tầm cỡ khai sáng cho cả nền thơ trữ
tình cách mạng” [45,280], con chim đầu đàn vạch hướng cho cả một nền
thơ, là người “mở đường” và tiêu biểu nhất cho nền thơ cách mạng. Ngay từ
tiếng nói thơ ca đầu (trước cách mạng), Tố Hữu đã thể hiện rõ một con đường
đi, một hướng sáng tạo. Bởi vậy ngay từ đầu Tố Hữu đã chín với chất sống
12
mới chất đời mới. “Ông không chịu chung quy luật chín lại với thực tế mới
của một số nhà thơ lớp trước và đã vượt qua được bước sôi nổi ban đầu nhưng
còn chưa vững chắc của lớp nhà thơ mới lớn lên với cách mạng tháng Tám”
[22, 134]. Là người cùng thế hệ với nhiều nhà Thơ mới, Tố Hữu trước khi
giác ngộ lí tưởng cách mạng cũng tìm thấy ở họ những tâm trạng gần gũi với
mình trong lúc đang “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Nhưng con đường thơ
Tố Hữu đã khác hẳn những con đường của các nhà thơ mới, vì nó gắn liền với
lí tưởng cộng sản và cuộc đấu tranh cách mạng. Sau chặng đường 10 năm
hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của
người thanh niên cách mạng qua tập thơ Từ ấy. Tập thơ Việt Bắc bản hùng ca
của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh
dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi. Đến
Gió lộng ra đời đánh dấu bước tiến mới của thơ Tố Hữu, ghi nhận thành tựu
đáng kể của thơ ông: một tâm hồn thơ lớn, một nghệ thuật biểu hiện “già dặn”
và “nhuần nhị” hơn. Trong thơ ở chặng đường này đáng chú ý nhất về mặt đội
ngũ tác giả là sự tự khẳng định trở lại của nhiều nhà thơ thuộc thế hệ Thơ
mới. Qua mười năm đến với cách mạng, với nhân dân và kinh qua cuộc kháng
chiến đầy gian lao thử thách, nhiều nhà thơ của thế hệ thơ này đã thực sự đổi
mới tư tưởng và cảm xúc. Họ đã vượt qua được những khó khăn của cuộc
“nhận đường”, “lột xác”, trải qua cuộc đời nô lệ của người dân mất nước, hồ
hởi đến với cách mạng như từ Thung lũng đau thương đến cánh đồng vui, trải
qua một cuộc đấu tranh để “…phá cô đơn - Ta hoà hợp với người” tìm ra mái
ấm cho tâm hồn mình: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi - Cùng đổ mồ
hôi, cùng sôi giọt máu”. Các nhà Thơ mới đã xác định được con đường nghệ
thuật mới và tìm được tiếng nói nghệ thuật của mình, phù hợp với yêu cầu của
thời đại. Nhà thơ Tế Hanh đã Tâm sự :
13
Hỡi người bạn! Hãy nhập vào đại chúng
Cuộc đời riêng hoà với cuộc đời chung.
Như con sông dặm ngàn tìm lẽ sống
Vào đại dương cho thoả chí vô cùng
Ta là một, ta vừa là tất cả
Nhập vào đời, ta ấy “Tôi” hơn.
(Tâm sự - Tế Hanh)
Sự chuyển hướng của nhà thơ lãng mạn sang thơ hiện thực, lấy sự gắn
bó với cuộc sống, cuộc kháng chiến cứu nước làm cốt lõi của thơ, là đáp ứng
một đòi hỏi có tính quy luật, một điều không cưỡng lại được. Con đường đi
đến với cách mạng của những nhà thơ lớp trước khá vất vả, không phải là một
vài năm mà hàng chục năm. Đó không chỉ là sự giác ngộ về lí trí mà quan
trọng là ở sự rung động thực sự về tình cảm. Một cuộc tìm đường “trầy trật”
để đến với phương hướng mới, từ một cái tôi cá nhân cô đơn luôn ước ao
“vun hết là vàng để chắn nẻo xuân sang”(Chế Lan Viên). Luôn cho mình là
“Ta là một, là riêng là thứ nhất”(Xuân Diệu), luôn bơ vơ rợn ngợp giữa cô
đơn “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề” đến với cái tôi công dân, cái ta chung
rộng lớn của cả cộng đồng, hướng về những tình cảm những ý nguyện của cả
cộng đồng, hướng vào khai thác những chất thơ của đời sống kháng chiến.
Các nhà thơ của thế hệ Thơ mới phải trải qua hàng chục năm đi với cách
mạng và nhân dân. Đến thời kì này thực sự tìm lại được cái “tôi” của mình
trong sự hoà hợp, thống nhất với cuộc đời chung với nhân dân và xã hội, niềm
hạnh phúc trong sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung: “Bốn mùa vây quanh,
Con người ở giữa, Tôi ở giữa người”. Nhờ thế, các nhà Thơ mới bước đầu đã
có những đóng góp quý vào nền thơ kháng chiến. Do vậy, xét về mặt hiệu quả
nghệ thuật, quá trình đóng góp, tìm tòi để đổi mới hồn thơ của các nhà Thơ
14
mới trong kháng chiến chống Pháp còn rất hạn chế. Cái tôi trữ tình của nhà
thơ thường vẫn bị khuất lấp sau hiện thực và đối tượng miêu tả. Thành quả
chưa nhiều nhưng mỗi nhà thơ đều có những bài thơ ý nghĩa “đánh dấu” sự
chuyển biến của nhận thức, xúc cảm và bút pháp góp phần vào thành tựu
chung. Chỉ từ sau hoà bình (1954) các nhà thơ mới được rèn luyện, thử thách
và “lột xác” từ trong lò lửa của cuộc kháng chiến chín năm. Giờ đây sau
những ngày bám rễ vào cuộc sống thực tế, họ càng trở nên chín chắn, đồng
thời lại có điều kiện đi sâu thâm nhập vào đời sống, đã “chín” lại với thực tế
đời sống chiến đấu, lao động đông đảo của quần chúng - đã “chín” lại trong
một quan niệm nghệ thuật mới - nghệ thuật gắn bó với đời sống phục vụ cuộc
sống và con người. Các nhà thơ mới bước vào một giai đoạn sáng tác mới, với
tâm thế thanh thản, tự tin, mạnh dạn tìm tòi khám phá và sáng tạo. Mảnh đất
màu mỡ đã làm nảy nở những hạt giống mới một cách nhiệm màu, tâm hồn
các nhà thơ như trẻ lại, tài năng như thực sự được hồi sinh họ như tìm thấy
chính mình giữa cuộc đời rộng lớn, cuộc đời cách mạng, hoà nhịp đập trái tim
nhiệt huyết của mình vào trong niềm vui xây dựng cuộc sống. Chặng đường
thơ từ sau 1954, đã đem lại cho phong cách nghệ thuật của các nhà thơ những
nét mới, những biến đổi mà nguồn gốc sâu xa là từ sự biến đổi trong tư tưởng
và cảm xúc cùng với sự trải nghiệm đời sống của họ đã tạo nên cái nhìn và
giọng điệu riêng của mỗi nhà thơ.
Người đọc có thể nhận ra sức mạnh của cảm xúc, những cảm giác tinh
tế tạo nên cách cảm nhận thế giới nghiêng về trực giác, trực cảm của Xuân
Diệu qua: Riêng chung (1960), Mũi cà mau - Cầm tay (1962), Một khối
hồng (1964); sức mạnh trí tuệ trong những suy tưởng triết lí qua Gửi các anh (1955),
Ánh sáng và phù sa (1960) của Chế Lan Viên, liên tiếp ngợi ca đất nước Trời
mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963) của
Huy Cận, xúc động cao độ và thực tế nỗi xót xa, lòng thương nhớ, niềm tin
15
tưởng của miền Bắc đối với Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958),
Nhân dân một lòng (1960), Tiếng sóng (1960) Hai nửa yêu thương (1963)
của Tế Hanh, Đồng tháp mười (1955), Gửi người vợ Miền Nam (1955),
Đêm sao sáng (1962) của Nguyễn Bính…
Bên cạnh đội ngũ sáng tác có tên tuổi trước cách mạng, là lớp nhà thơ
trưởng thành trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Pháp, đến đây vẫn
tiếp tục phát huy tài năng của mình. Mặc dù ở họ có những thành công khác
nhau, nhưng ở mỗi nhà thơ có những nét riêng với những vần thơ giản dị chân
thành, hồn hậu, đậm đà tình cảm thực của quần chúng. Họ đã hợp thành
khuôn mặt chung của lớp người cầm bút, khoẻ khoắn và nồng nhiệt: Nguyễn
Đình Thi, Chính Hữu, Vũ Cao, Hoàng Trung Thông, Quang Dũng, Hoàng
Cầm, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Trần Hữu Thung…
Những con người này họ được rèn luyện và trưởng thành từ những
công tác kháng chiến, từ phong trào văn nghệ quần chúng. Thực tế lớn lao của
kháng chiến, đã thôi thúc họ cầm bút, họ tạc được những nét chắc khoẻ của
hình ảnh kháng chiến, dồi dào những cảm xúc tươi mới của đời sống. Nếu
như chín năm kháng chiến chống Pháp đã tạo sự quyết định trong tư tưởng
tình cảm của các nhà thơ, thì hiện thực những năm xây dựng hoà bình và đấu
tranh thống nhất đã bồi đắp vững chắc cho tư tưởng, tình cảm và mở rộng
nguồn cảm xúc. Họ đạt đến một độ “chín” thực sự xét trên cả hai phương
diện: cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật thơ, đặc biệt đạt đến sự hài hoà, nhuần
nhị giữa hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng, một số nhà thơ đã xuất
bản những tập thơ có giá trị riêng, tiêu biểu như: Nguyễn Đình Thi với Người
chiến sĩ (1956) và Bài thơ Hắc Hải (1959), Hoàng Trung Thông với Quê
hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), Trần Hữu Thung có liên
tục ba tập thơ: Đồng tháng tám (1955), Ngày thu ấy (1957), Gió nam (1962),
Nguyễn Xuân Sanh hết nghe Tiếng quê ta (1955) lại Lắng nghe bước xuân
16
về (1961). Nông Quốc Chấn nhà thơ Tày, năm 1943 đã kể chuyện Việt Bắc
đánh giặc nay hoà bình được hân hoan với Tiếng ca người Việt Bắc (1962)
và Người núi hoa (1961)…
Sự bổ sung, tiếp nối các thế hệ nhà thơ là quy luật tự nhiên, tất yếu của
mỗi nền thơ. Đến giai đoạn thơ 1954 - 1964, cùng với hai lực lượng chủ đạo:
các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám và các nhà thơ xuất hiện trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có sự bổ sung đáng quý của một
lực lượng sáng tác trẻ xuất hiện từ sau hoà bình: Nguyễn Bao, Xuân Quỳnh,
Bằng Việt, Ngô Văn Phú, Võ Văn Trực, Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân), Bùi
Minh Quốc, Phạm Tiến Duật, Vân Long… Lực lượng thơ trẻ dào dạt bay
bổng trong cảm hứng về cuộc sống mới, họ nói được một cách tự nhiên, đằm
thắm lí tưởng mới con người mới, họ mang đến cho thơ hơi thở nồng ấm của
của cuộc sống dựng xây náo nức trên miền Bắc sau hoà bình. “Họ ở trong
nhiều ngành nghề, địa phương khác nhau, đứng từ nhiều góc độ khác nhau để
nhìn cuộc sống. Do đó, gộp tất cả các cái nhìn riêng của họ lại, ta có một số
thành không đơn điệu, một cái nhìn chung khá phong phú về cuộc đời [59,6]. Và
đây, chính là đội ngũ chủ lực của thơ chống Mỹ. Thời kì này, thơ còn được tiếp
sức bằng một đội ngũ các nhà thơ trực tiếp sống trong cuộc chiến đấu gian khổ ở
miền Nam. Lực lượng này sẽ mang đến cho thơ những Tiếng hát miền Nam với
âm hưởng riêng, đau thương nhưng vô cùng anh dũng, thuỷ chung.
Sự phát triển vững chãi về lực lượng sáng tác này là cơ sở chắc chắn để
tạo nên những thành tựu xuất sắc của thơ giai đoạn 1954 - 1964.
1.1.2. Sự trưởng thành của ý thức nghệ thuật mới
Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đem lại sự biến đổi kì
diệu cho con người. Các nhà thơ hoà nhịp đập của trái tim mình trước hiện
thực cuộc sống mới. Khi mà tình cảm thẩm mĩ đã cùng nhịp đập với lí tưởng
cách mạng, họ đi sâu xâm nhập vào đời sống lao động sản xuất và chiến đấu,
họ đã tìm thấy cho mình một mảnh đất riêng để khám phá, để bộc lộ.
17
1.1.2.1. Trưởng thành trong nhận thức về bản chất chức năng của thơ ca
Có thể nói, thơ ca thời kì 1954 - 1964 đã mang những dấu ấn đặc sắc
riêng của nó khó trộn lẫn với bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử thơ ca
hiện đại. Trước hết, đó là sự đổi mới trong quan niệm về bản chất và chức
năng thơ ca. “Thơ lúc này không còn là ngôi đền thiêng cách biệt của cái tôi
cô đơn, thu về trong cái vỏ cá nhân với nỗi buồn uỷ mị chán chường mà chỉ
các thi nhân bước vào mà thơ thuộc về quần chúng, về mọi người cả trong
sáng tác cũng như tiếp nhận” [61] Nếu như thơ ca giai đoạn kháng chiến
chống Pháp, nằm trong yêu cầu phục vụ kháng chiến đã xác định được nhiệm
vụ chức năng thơ ca “Thơ ca phải thể hiện tính chiến đấu cách mạng, trở
thành một vũ khí tinh thần góp phần giáo dục động viên quần chúng kháng
chiến” [61,162), “Thơ ca phải phục vụ trực tiếp công cuộc cách mạng và
kháng chiến, vai trò công dân - chiến sĩ - nghệ sĩ của nhà thơ, thơ phải bám
chắc đời sống hiện thực, phải trả về cho quần chúng và hướng tới quần
chúng”. Vì vậy, thơ ca giai đoạn chống Pháp không quan tâm nhiều đến sự
tìm tòi hình thức thể hiện ngoại trừ mối quan tâm lớn là “hình thức ấy phải
rộng rãi và đại chúng” [68,28]. Thơ phải nói tiếng nói đại chúng, thơ phải dễ
đọc dễ nhớ, dễ thuộc, dễ phổ biến. Với quá trình tìm tòi, mò mẫm từ bước
nhận đường qua chặng quá độ để đến được sự định hình khuôn mặt nền thơ ca
mới, để đạt tới sự chân thực nghệ thuật. Như giáo sư Hà Minh Đức đã nhận
xét: Thơ ca kháng chiến có một vẻ đẹp chân thực, giản dị, hồn nhiên, nhưng
chưa phong phú, đa dạng. Phong trào thơ có chiều rộng nhưng chưa có chiều
sâu, có thành tựu đáng kể nhưng chưa đều. Hình thức trong thơ nhiều lúc còn
đơn giản sơ lược [22.144] Đến giai đoạn này (Giai đoạn 1954 - 1964) cùng
với những chuyển đổi nội dung, các nhà thơ đã thật sự quan tâm tìm đến một
hướng tìm tòi hình thức vận động nội tại của thơ. Cùng với cuộc sống xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà tiến không ngừng lên
18
một mức độ cao, đặt cho thơ một nhiệm vụ lớn và sâu, đòi hỏi các thi sĩ phải
làm thơ hay hơn nữa, “tức là đưa thêm cái phần lãng mạn bay bổng kết bạn
khăng khít với cái phần hiện thực vững vàng…tăng cường chất thơ, chất suy
nghĩ hình tượng, chất cảm xúc, chất nhạc điệu” [13.172]. “Những con ong hút
nhuỵ từ những bông hoa của đời sống” [20,169] đã ý thức rõ ràng và sâu sắc
hơn về tính chất “chuyên nghiệp” của cả một nền thơ. “Nói cho cùng thơ là
kết quả của sự nhập tâm” đời sống trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập tâm
được bao nhiêu là nhờ ở cuộc đời của mình gắn bó được bao nhiêu với nhân
dân mình. Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm, đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc,
tiếng cười. Nhập tâm đến một mức độ nào đó thì thơ ấy hình thành. Có thể
nói thơ chỉ tràn ra khi con tim ta cuộc sống đã thật đầy [42,439].
Có thể nói đến giai đoạn thơ này những vấn đề rất cơ bản: Tính dân tộc
và hiện đại, hiện thực và lãng mạn, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
đã được đặt ra khẩn thiết và nghiêm túc. Trên định hướng lớn về đường lối và
văn nghệ mà Đại hội Đảng Việt Nam lần thứ ba (1960) đã vạch ra: “Phát triển
nền văn nghệ mới với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc, có tính Đảng
và tính nhân dân sâu sắc. Nắm vững phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa,
phấn đấu để có thêm nhiều tác phẩm phản ánh chân thật cuộc sống mới, con
người mới góp phần giáo dục và động viên nhân dân đấu tranh cho cách mạng
xã hội chủ nghĩa và cho sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Các văn nghệ sĩ đã
nỗ lực không ngừng “đi lên hàng đầu của cuộc sống, học tập và sáng tạo
không ngừng để có nhiều hơn nữa những tác phẩm sâu sắc về nội dung đẹp đẽ
về nghệ thuật nhằm đưa mức tư tưởng của thơ cao hơn nữa” [52, 409]. Thư
của ban chấp hành Trung ương gửi Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai
(1957) cũng nhấn mạnh: “Giá trị của tác phẩm không phải chỉ ở nội dung tư
tưởng mà còn ở phẩm chất nghệ thuật”. Đến giai đoạn này vấn đề cơ bản
được đặt ra: Các văn nghệ sỹ cần chú trọng nâng cao chất lượng nghệ thuật.
19
Khi thơ mở rộng hướng cảm xúc ôm trùm mọi vấn đề trong cuộc sống
._.
hiện thực thì tất yếu phải mở rộng khả năng diễn đạt biểu hiện của thơ. Thơ
phải vừa hiện thực vừa hàm súc, vừa bao quát cụ thể, vừa “thực” lại cũng phải
“say”, phải huyền ảo, trữ tình. Và Chế Lan Viên đã đưa ra quan niệm về sự
chuyển đổi tính chất của thơ:
Thơ xưa hát mà bây giờ tập nói
Chỉ nói thôi mới nói hết được đời
Thơ xưa “hát” nhưng thơ nay phải “nói”, phải “nói” mới mong “nói hết
được đời”. Nói như Xuân Diệu: “Nói bao nhiêu cũng còn chưa đủ, Nói mãi
mãi vẫn là chưa hết, Nói đến chết cũng hãy đang còn”. Trên con đường lớn đi
sâu vào hiện thực, thơ cũng trăn trở tìm một tiếng nói một giọng điệu phù
hợp, đòi hỏi những cách nhìn cách nghe và những cách biểu hiện mới. Cách
biểu hiện ở đây không chỉ có một cách nói, mà trái lại tìm về cuộc sống thực
thơ cũng tìm ra nhiều cách nói của cuộc đời. Ở Tố Hữu, ngày càng quan tâm
sâu sắc hơn đến nghệ thuật thơ. Ông đòi hỏi tình cảm trong thơ phải bộc lộ
hết vẻ đẹp của nó. “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn trước cuộc
đời nhưng không phải lẽ tự nhiên”: “Thơ ta cần “say”mới thích… Tôi rất
thèm trong thơ một chất lãng mạn mới, một chất men mới làm sao cho thơ
bay bay”. Cái “chất mem mới” là những cảm xúc chín ngọt đủ sức để “đốt
cháy hiện thực thành những vần thơ óng ánh” (Tế Hanh). Những phẩm chất
trên của thơ cũng đòi hỏi một tư duy thơ ca phù hợp. Thơ vẫn đi theo đường
lối văn nghệ cách mạng của Đảng “Nền văn nghệ ta là nền văn nghệ của nhân
dân lao động. Văn nghệ sĩ chúng ta phải là người nói lên cuộc đời và tâm
trạng của công nông, trả lời được những vấn đề của cuộc sống cách mạng đặt
ra” [42.31]. Bởi, “Văn học là cuộc đời”… “Cuộc đời ấy là trái tim của mình
của người nghệ sĩ”. Trái tim ấy nó gắn liền với với tiếng nói yêu thương, với
lời ca tranh đấu, giàu ước mơ và khát vọng, gắn liền với lí tưởng bay bổng,
20
phần cao đẹp của tâm hồn và kết tinh lại ở những cảm xúc trong sáng, những
suy nghĩ cao đẹp tích cực nhất của người nghệ sĩ.
Tế Hanh cũng đã nêu cho mình phương châm sáng tạo qua suy nghĩ:
“Câu thơ đẹp là câu thơ có ích - Uống tự nguồn những suối ban mai”.
Câu thơ “đẹp”, những câu thơ “có ích” với cuộc sống cũng đã được đặt
ra từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Đến thời kì này thơ với cuộc sống lại
được quan niệm một cách rõ ràng và sâu sắc hơn, gắn với yêu cầu hết sức lớn
lao của thời đại, thơ đã được mở rộng cảm xúc theo hướng phong phú, đa
dạng để có thể bao quát được từ những vấn đề chung lớn lao để hoà với
những nhịp sống chung gần gặn nhất của mỗi con người. Thơ không thể
không đi vào cuộc sống, sống trong cuộc sống bởi nếu tách khỏi nó thì thơ ca
sẽ như “cây nhổ khỏi đất ”, “cá ra ngoài nước”. “Thơ là sự thể hiện con người
và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà
thơ mà nhiều khi thông qua tình cảm đó nói lên… ước mơ của nhân dân, vẽ
lên những nhịp đập của trái tim quần chúng”(Sóng Hồng).Các nhà thơ quan
niệm thơ không chỉ là những “hầm chông giết giặc”, “những dòng thơ lửa
cháy” mà thơ còn là những “dòng thơ tươi xanh” là “nhành hoa mát mặt cho
đời” như “thơ giữa cuộc đời” như “hoa giữa nắng”, làm sao cho “Mỗi câu thơ
che một trận tuyến tâm tình”. Nhà thơ phải làm sao cho thơ mình thật sự
“mang cánh lửa” bay hoà vào cuộc sống chung.
Các nhà thơ đã suy nghĩ và thể hiện một cách nghiêm túc và sâu sắc
nhất về mục đích và nhiệm vụ của thơ ca thời kì này. Với suy nghĩ đó, đã
khiến cho hồn thơ ảo não bậc nhất thơ mới của Huy Cận đã nhìn thấy Trời
mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời. Chế Lan Viên sau bao năm
vật lộn chuyển đổi bản thân thấy Ánh sáng và phù sa kết tụ. Xuận Diệu thấy
sự hài hoà Riêng chung trong nhịp đập Một khối hồng của trái tim dân tộc.
Tố Hữu thênh thang trong Gió lộng với cảm xúc “Gió lộng đường khơi rộng
21
đất trời”. Tế Hanh đau đáu Nhớ con sông quê hương xanh biếc. Hoàng
Trung Thông thì tự hào: Bàn tay ta làm nên tất cả…Và cũng chính vì thế ở
giai đoạn này mỗi nhà thơ đều có chung tâm sự:
Tôi đâu dám tủi buồn quên nhiệm vụ
Mỗi câu thơ đều phải vượt lên mình
(Chế Lan Viên)
Sau hoà bình, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội nhà thơ
Tố Hữu đã đặt nhiệm vụ cho thơ ca:
Thơ ta ơi hãy cất cao tiếng hót
Ca ngợi trăm lần tổ quốc chúng ta
Phải ngợi ca những thành quả tổ quốc ta, nhân dân ta đã đạt được. Để
cất cao được những tiếng hát ngợi ca mỗi người nghệ sĩ phải gắn mình với
cuộc đời, với con người và đó cũng là cái đích hướng tới:
Bốn mùa vây quanh
Con người ở giữa
Tôi ở giữa người
(Chế Lan Viên)
Có lẽ vì thế mà về với Tây Bắc về với nhân dân, Chế Lan Viên mới tìm
thấy niềm tin nhân hậu, mới bắt gặp niềm vui mới được hưởng hạnh phúc và
đón nhận sự chở che nâng cánh của con người:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Với nhà thơ Xuân Diệu bằng nỗ lực của tinh thần chủ động sáng tạo lại
luôn được sự cổ vũ của đường lối văn nghệ của Đảng và nhiệt tình của quần
22
chúng cách mạng, nhà thơ đã xác định được chỗ đứng vững chắc của mình
trong lòng quần chúng:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu,
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
Cùng yêu thương, gắn bó với con người như “ruột thịt”:
Những người ấy với tôi là ruột thịt
Trong lời thơ tôi gửi hết yêu thương
(Tiếng sóng - Tế Hanh)
Vấn đề đặt ra ở đây là thơ ở đây không chỉ đơn thuần là miêu tả tâm tư
tình cảm mà còn muốn qua thơ ca thấy một cách đặt và giải quyết những vấn
đề căn bản, lớn lao, bức thiết của đời sống xã hội, đời sống cá nhân con người:
“Thơ xưa chỉ hay than mà không biết hỏi
Đảng dạy ta: Thơ phải trả lời”
(Nghĩ về thơ - Chế Lan Viên)
Xác định được mục đích và nhiệm vụ cho thơ ca thời kì này các nhà
thơ đã hát lên tiếng lòng của mình với cuộc sống với thái độ chân tình, thấm
thía, với những suy tư đầy trăn trở sâu sắc và trách nhiệm. Một khi người
nghệ sĩ đã có được quan niệm rõ ràng về thơ ca, có được sự chín muồi trong ý
thức nghệ thuật là cơ sở để đánh dấu sự trưởng thành của một nền thơ.
1.1.2.2. Đổi mới trong ý thức nghệ thuật
Đất nước hồi sinh đã tạo ra nguồn cảm hứng lớn cho thơ, quyết định
đến sự chuyển biến tư tưởng của nhà thơ. Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp,
những nhận thúc đúng đắn và cách cảm cách nghĩ về đối tượng của văn học.
Thực tế, ngay sau Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, hiện thực cuộc sống đã cuốn hút các nhà thơ, thực sự đã đưa các nhà
23
thơ nói chung và thơ nói riêng vào quỹ đạo mới của đời sống xã hội, của sáng
tạo nghệ thuật. “Từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người” là
con đường phải trải qua nhiền gian khổ của nhiều nhà thơ. Không phải là một
vài năm mà hàng chục năm. Không phải là sự giác ngộ lí trí mà quan trọng
hơn là ở sự rung động thực sự về tình cảm. Nhà thơ bắt đầu cuộc hành trình
ấy khi tiếp nhận ánh sáng Cách mạng. Thật may mắn cho những ai giác ngộ
được chân lý đó ngay từ thời điểm bắt đầu cuộc đời sáng tạo, còn với những
tiếng nói thơ ca đã một lần chín trong thế giới riêng tư, cuộc đời thơ đã trải
qua một “mùa gặt” với nhiều ấn tượng và nhiều kỉ niệm thì với họ sự đổi thay
không hề đơn giản. Sự đổi thay của một cách nhìn cách cảm trong sáng tạo
nghệ thuật là quá trình nhiều trăn trở, đấu tranh nhưng cuộc đời mới đang dần
thay da đổi thịt, những tấm gương những hành động, những tâm trạng mà nhà
thơ bắt gặp trong hiện thực tươi mới, quyết liệt sẽ dần dà làm chín lại cảm
hứng sáng tạo. Cách mạng tạo nên một sự đổi thay kì diệu với sức mạnh tái
tạo hồi sinh, đã mở rộng cánh của căn phòng cá nhân để đón lấy ngọn gió của
thời đại “mỗi người không còn là một cái buồng kín” như Pie Rêvecđi quan
niệm mà mở ra một thời đại “lộng hương, lộng sắc” chắp cánh cho những ước
mơ của tâm hồn nghệ sĩ. Một thời đại mà “dưới thời Pháp thuộc đau thương
có thừa, nước mắt có thừa, thậm chí nỗi đau thắt ruột nước mắt tràn mi mà họ
không khóc nổi, khóc không ra tiếng thậm chí còn đâu nữa nước mắt mà
khóc. Đôi lúc họ lại cười gượng, nhưng rồi họ đến với chân trời của niềm vui
thật sự niềm vui cách mạng, họ đến với cách mạng bằng cả tấm lòng, không
hề gượng cười, gượng vui mà là cười thật sự” [71,164].
Từ quỹ đạo nghệ thuật cũ đến với một quỹ đạo nghệ thuật mới, các nhà
thơ mới chưa kịp chuyển phương pháp sáng tác cũng chưa đủ thời gian và
điều kiện để có được sự chuyển đổi “nhuần nhị” trong ý thức nghệ thuật của
mình để cất cao tiếng nói trữ tình của thời đại mới. Nói như nhà thơ Tế Hanh:
24
“Từ cuộc sống ngày trước như dòng sông lờ đờ chảy, cuộc cách mạng và
kháng chiến, đời sống của dân tộc thay đổi nhanh chóng đến nỗi người nghệ
sĩ cảm thấy như “không sống kịp” và “bỡ ngỡ”, hoặc không viết nổi, hoặc viết
mà không cảm thấy hài lòng” [29]. “Trong cái thế giới xúc cảm của tôi lúc
bấy giờ chưa thật nảy nở những yếu tố cảm xúc mới. Mà trong việc sáng tác
thơ thì tư tưởng phải nhào nặn với cảm xúc thành một trạng thái tâm hồn duy
nhất, thôi thúc thì mới sinh ra tác phẩm được [29]. Chính vì vậy khi đi vào
cuộc kháng chiến chống Pháp, hoà nhập vào dòng thác cách mạng các nhà thơ
“tiền chiến” còn không ít những điều “bất ổn”, kìm hãm sức sáng tạo nghệ
thuật. Ở họ đã mang khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, quan niệm thơ khác
nhau thậm chí đối lập nhau. Nếu như các nhà thơ cách mạng quan niệm: “Thơ
và cách mạng không thể tách rời”, “thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng”, thì
các nhà thơ mới lại quan niệm cực đoan “Nghệ thuật vị nghệ thuật”, nhà thơ
chỉ “Là con chim đến từ núi lạ - Ngứa cổ hót chơi” (Xuân Diệu). Dường như
họ chưa thoát ra khỏi quỹ đạo của cái tôi, bởi cái tôi xưa cũ đã trở thành một
thói quen, một vật sở hữu riêng tư, gạt bỏ nó quả là điều không dễ dàng. Bởi,
“Cái chất hưởng thụ cầu an tích luỹ trong thể xác và tâm trí… hàng mấy chục
năm, nay làm thành sức ỳ khó lay chuyển” [71,72]. Chịu đựng, thử thách và
vượt qua những trạng thái tình cảm đó sẽ tiếp cận và gặp gỡ được với niềm
vui rộng rãi, bao la, ấm áp nồng hậu của tập thể. Tế Hanh đã nói lên cảnh
phân li với con người cũ:
Sang bờ tư tưởng ta lìa ta
Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà
Bước chuyển biến ấy diễn ra và kéo dài suốt thời kỳ kháng chiến chống
Pháp. Phải làm sao để có sự ăn nhập với cuộc sống mới, tâm tình chung của
nhà thơ phù hợp với tâm tình chung của quần chúng cách mạng. Chế Lan Viên
đã nói lên chân thực những băn khoăn của lớp nhà thơ lớp trước khi đi theo
25
cách mạng: “Nhớ những ngày mới cách mạng rồi trải qua những năm tháng
đầu kháng chiến nữa, gần như có một sự chuệch choạc, một khoảng cách gần
không ra gần, xa chẳng ra xa giữa bạn đọc với tâm hồn tác giả và ngay trong
tâm hồn tác giả giữa cái phần này và phần khác của mình” [21,100].
Nhưng cuộc sống đã giúp họ “trồng cây thơ vào đất”, giúp họ diễn đạt
hiện thực cuộc sống với những màu tươi sáng những âm thanh tưng bừng
hứng khởi hơn. Hiện thực đời sống đã cho họ có điều kiện nhìn lại “Bước
đường tư tưởng” của mình, các nhà thơ mới với nhận thức khá rõ và đã lí giải
một cách sâu sắc, thấm thía những hạn hẹp thô sượng trong ý thức của họ thời
thơ chống Pháp. Nhà thơ Xuân Diệu đã thành thực trong suốt quá trình
chuyển đổi dai dẳng, vật vã của mình: “Cái đau trong cõi tinh thần - Đã đau
một lúc dần dần lại đau”. Ông nhận thấy: “Tôi rộng mở bước vào kháng
chiến trường kỳ và tư tưởng của tôi còn gặp gỡ, trải qua nhiều chặng lên
xuống không phải là đơn giản” [71,71]. Ông tự ý thức “Con đường có rất
nhiều đau đớn, nhưng không qua đó thì không đi được tới đâu”. Vì vậy, ông
đến với cách mạng đến với kháng chiến bằng một niềm vui lớn, đó là “tự nhấc
ra được khỏi một hệ thống chết, mà vào hệ thống sống, nghĩa là tự cứu được
mình” [71,71]. Tuy nhiên, ông “cũng mới chỉ giác ngộ trên lí thuyết” ở “một
mặt khác nữa, càng đi sâu vào cách mạng sự sáng tác càng gian nan… Sáng
tác cái mới thường thường bị thất bại, tôi quay về tựa lưng với thứ “của
chìm”: tác phẩm ngày trước của mình. Kỳ tình tôi vẫn biết đứng chỗ cũ không
thể được nữa, tuy nhiên, lại ngại sang đứng chỗ mới; tâm trạng tôi như người
bị chẹt, tinh thần bất ổn, vẫn gần với quá khứ, vẫn xa vợi với tương lai. Cứ
chạy sang bên này rồi chạy sang bên kia, thật là đau đớn”[71,72]. Những năm
đầu đi với cách mạng, tâm trạng của nhà thơ là thế.
Từ dĩ vãng trở về hiện tại, từ mộng ảo trở về hiện thực, từ chán nản rã
rời đi đến niềm tin và ý chí chiến đấu, Chế Lan Viên tự nhận định: “Đi xa về
hoá chậm - Biết bao là nhiêu khê” đó là những trăn trở trong đời sống tư
26
tưởng tình cảm, trong quan niệm nghệ thuật của buổi đầu đi với Cách mạng.
“Như một lữ hành đơn độc, Chế Lan Viên đã lầm lũi vượt qua sa mạc siêu
hình, đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui. Ra đến cánh đồng vui rồi,
sao đôi lúc gương mặt ông vẫn đầm đìa giọt khóc. Và thơ ông, kì lạ thay vẫn
bàng bạc một nỗi đau” [60,215,214]. Bước đường “nhận đường” và bước
chuyển cơ bản trong ý thức nghệ thuật, trong quan niệm thơ ca trước một thực
tế lớn lao, phức tạp không phải là dễ dàng, nhất là những nhà thơ có nhiều
“duyên nợ” với cuộc sống cũ, thì lại là những gian khổ của một quá trình đấu
tranh, đầy day dứt và cũng đầy quyết tâm. Sau cách mạng kháng chiến chống
Pháp, Chế Lan Viên đã hỏi một bạn thơ trẻ hơn mình: “Ông đọc thơ mình
xem mình có viết được nữa không?”. Điều đó cho thấy Chế Lan Viên đã
chuyển mình từ biển thơ siêu hình sang thơ cách mạng khó khăn và vất vả
biết nhường nào.Bởi, “Muốn đến được nắng vàng đất mật - Phải trên lòng
bao trận gió mưa qua”. Cách mạng đến “Dĩ vãng đau thương” vẫn trở về
“cắm lá cờ đen”, vẫn ám ảnh nhà thơ suốt chặng đường dài hoà nhập với cách
mạng, với dòng thơ cách mạng. Ông hiểu rõ lắm tâm hồn mình: “Hồn tôi là
một cánh đồng lẩn khuất - Đau bên Đoài nên gió thổi bên Đông”. Nhìn lại
quá khứ nhà thơ đã phân tích một cách sâu sắc bằng một cái nhìn sáng tỏ, triệt
để, “ngoảnh lại mười lăm năm” nhà thơ đã tâm sự:
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không
Nhân dân ở quanh ta mà chẳng thấy
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng!
(Người thay đổi thơ tôi, Người thay đổi đời tôi)
Đó là thời điểm mà nhà thơ “…Đi giữa lòng mình, mà mình không
hiểu nữa”. Và nhà thơ Tế Hanh cũng không tránh khỏi cái không khí chung
ấy: “Tôi đi từ lệch lạc này qua lệch lạc khác”. Từ chỗ chỉ nói đến tâm tình
mình, đến cái “Tôi” của mình, đến chỗ chỉ nói đến người việc chung quanh
27
và cho đó là khách quan, là có cái nhìn hiện thực hơn… Khi lòng ta hoà hợp,
gắn bó ước mơ với quảng đại quần chúng thì có nói đến lòng mình cũng
ngân vang trong lòng mọi người và có nói đến người khác thì cũng có lòng
mình trong đó” [30,7]. Nhà thơ Tế Hanh phản ảnh hiện thực thông qua tâm
trạng cảm xúc của mình: “Cái lòng say mê sự sống cái nhiệt tình cách mạng
của tôi nhiều khi không đủ lửa để đốt cháy cảm xúc của mình thành những
câu thơ óng ánh. Nhiều khi tôi đã làm thơ, làm cho có, làm thơ không thấy
thiết tha và cần cho lắm” [30.7].
Phải sau 1954 - thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Hoà bình
lập lại tạo nên một sự thay đổi kì diệu đã thổi một luồng gió mới tràn đầy hào
khí cách mạng thổi vào những trang thơ, làm chín lại những cảm hứng sáng
tạo. Từ chỗ là những thi sĩ say sưa trong Đài thơ riêng biệt, họ lại trở thành
chiến sĩ đam mê trên mặt trận văn hóa, mang ba lô đi theo các đoàn dân công,
bộ đội ra tiền phương. Có khi theo sát từng chiến dịch lớn, từng trận công đồn
nhỏ, quan sát từng chiếc lô cốt, từng ụ súng đơn sơ, thì giờ đây họ lại được
hoà mình vào cuộc sống mới, gắn bó thiết tha với cuộc sống mới, con người
mới được thâm nhập vào đời sống, lao động sản xuất làm cho nhà thơ thấy rõ
hơn bước đi của lịch sử, sức mạnh của quần chúng. Đi lâu dài kiên nhẫn với
nhân dân, với kháng chiến, các nhà thơ mới có được sự chín muồi thực sự
trong ý thức nghệ thuật. Các nhà thơ sau bước đường tư tưởng đã nhìn nhận
lại một cách nghiêm túc một thời thơ, buồn chán, cô đơn xa cách với cuộc
đời, nay đã xác định chỗ đứng và hướng đi trong cả đời và trong thơ. “Khi
cuộc đời rõ hướng… Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu” các nhà thơ đã
khẳng định lại một lần nữa quyết tâm, quyết liệt dứt bỏ ám ảnh: “Cắt cái bùi
ngùi, Vứt nó xuống sông. Chặt cái bùi ngùi, Ném nó dưới chân” (Xuân Diệu),
để gắn bó với Đảng, với dân tộc xây dựng một nền thơ cách mạng. Một nền
28
thơ “Trước hết vượt qua cái tôi cá nhân để xây dựng một nhân vật trữ tình
mới mang tinh thần quần chúng tập thể và thời đại đậm đà sắc thái dân tộc.
Thứ hai, nền thơ này hướng về học tập và các giá trị truyền thống. Thứ ba,
nền thơ này hướng về hiện thực đời sống xã hội và chiến đấu”. Các nhà thơ đã
trả lời, đã dứt khoát trong sự lựa chọn và đã xác định: Sứ mệnh thiêng liêng
của thơ ca vời đời sống. Thơ trước hết phải hướng về đời sống phục vụ quần
chúng cách mạng:
Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người
Nhưng rất gần cho những đứa em tôi
Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo
Nay họ về sưởi ấm dưới thơ tôi
(Chế Lan Viên)
Để xây dựng nền văn nghệ nói chung và nền thơ Cách mạng nói riêng,
mỗi người nghệ sĩ phải biết “Nối cuộc đời mình với những đau khổ, vui
sướng, căm thù mong ước của nhân dân” [42,31] để hoà vào dòng đời và sống
hết lòng với cuộc sống bởi: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta khi cuộc sống đã
thật đầy”(Tố Hữu) và biết “nhìn đời bằng đôi mắt xanh non”, biết “Hái những
sắc trời xa viễn vọng - Những biển cồn hãy mang đến cho thơ” để “Dòng
thơ… lấp lánh những ánh trời hi vọng” (Chế Lan Viên). Có thể nói, các nhà
thơ qua thơ đã thể hiện sâu sắc quan niệm cách mạng của mình về thơ. Hiện
thực của cuộc đời mới với sự phong phú và hấp dẫn riêng của nó đã thu hút
các nhà thơ.Và đến lúc này, “Từ sự hoà tan vào cộng đồng, chủ thể trữ tình đã
trở về với chính nó, xác định lại vị thế của nó như khởi nguyên của tồn tại và
sáng tạo để từ đó, đủ bản lĩnh và tư thế đi vào cuộc sống với tinh thần nhập
cuộc tích cực. Sau lần nhập cuộc thứ nhất với tư cách cái tôi công dân đây là
sự hoà nhập mới của cái tôi - nghệ sĩ vào thực tiễn cách mạng” [2.90]. Qua đi
trình độ trữ tình hồn nhiên, tự ca hát để đến với giai đoạn sáng tạo, có ý thức,
29
dựa trên nền tảng của mỗi cá nhân - nghệ sĩ, dựa trên sự thống nhất cộng
hưởng thực sự trong một quan niệm chín muồi về nghệ thuật, về thơ. Đó cũng
chính là cơ sở để tạo nên sự biến đổi cơ bản về “chất” trong sáng tạo thơ ca và
cũng là vấn đề cơ bản trong ý thức nghệ thuật.
1.2. THÀNH TỰU THƠ CA THỜI KÌ 1954 - 1964
Nếu như thành tựu của thơ ca kháng chiến chống Pháp không được tính
bằng những tập thơ, sự độc đáo của nhiều phong cách, của nhiều cá tính sáng
tạo. Khuôn mặt các tác giả chưa đủ thời gian định hình, đang chuyển đổi đang
trong quá trình tìm ra mình. Mặc dù thành tựu của thơ kháng chiến không ít
nhưng được ghép lại bởi thành công của những bài riêng lẻ. Phần lớn các tác
giả chỉ ghi nhận những thành công trên đôi ba bài thơ thậm chí tên mỗi tác giả
chỉ gắn với một bài thơ được ghi nhớ. Đến giai đoạn này, sau những năm tháng
chiến tranh đất nước hồi sinh, chan hoà với cuộc đời mới, cảm hứng đẹp đẽ về
chủ nghĩa xã hội đã mở ra cho thơ thời kì này những dáng vẻ phong phú và
chiều sâu của nó. Từ cuộc sống mới, thơ đã phát triển, nảy nở nhiều hương sắc,
nhiều cách biểu hiện đa dạng về sự tìm tòi và định hình nhiều phong cách.
Trong cuốn Dao có mài mới sắc nhà thơ Xuân Diệu đã nhận định:
“Giữa cái đà thơ của kháng chiến và phấn đấu lao động liên tục, thơ của ta
những năm gần đây có một bước nhảy quan trọng về chất lượng. Các thi sĩ đã
thấy trong tài thơ của mình, cái kết quả của sự tích luỹ tư tưởng, tình cảm
cách mạng trong hơn 10 năm. Chế độ ta giúp các nhà thơ tích luỹ và đi đến
thành tựu. Sự tiến bộ chung của cả một phong trào thơ, đến một lúc nào đó
cũng tích luỹ, kết lại trong một số nhà thơ. Các hiện tượng sáng tác tập trung
và với nhiều thành tựu của một số thi sĩ hiện nay là chứng tỏ thơ ta trưởng
thành và nảy nở rỡ ràng vì có cái rộng của nhiều người và có cái sâu của
những cá thể thi sĩ. Thơ đạt đến mức độ nhuần nhuyễn: đó là sự thoải mái như
cuộc sống cách mạng đã thành xương thành thịt của thi nhân” [13,166].
30
Với đội ngũ nhà thơ đông đảo, trưởng thành nhanh chóng với ba thế hệ
nối tiếp nhau: Thế hệ nhà thơ Tiền chiến được rèn luyện, thử thách nay như
được “hồi xuân” sung sức, sáng tác nhiều, đều và có chất lượng cao. Lớp nhà
thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã định hình, tiếp tục
phát huy tài năng. Hai lớp nhà thơ này đã tạo nên những phong cách và là lực
lượng nòng cốt của phong trào sáng tác thơ ca và sẽ tạo nên gương mặt mới
của thơ. Lớp nhà thơ trẻ mới hình thành được nuôi dưỡng và trưởng thành
trong hoà bình, họ xông xáo, tươi trẻ họ là những cây bút có khả năng, nhạy
bén với những vấn đề của cuộc sống hiện tại và sẽ tạo nên những gương mặt
mới của thơ ca thời kì chống Mĩ sau này.
Đề tài chủ đề thơ phong phú đa dạng, “Chủ nghĩa xã hội đã mở ra cho
thơ một đối tượng và khả năng phản ánh rộng hơn, dồi dào, không chỉ quẩn
quanh hạn chế trong một dải đất, một quê hương quen thuộc mà đưa thơ đến
mọi chân trời” [47,83]. Thơ viết về kháng chiến chống thực dân Pháp, về lao
động xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Những bài thơ hay ở thời kì này
nằm trong mạch thơ ca ngợi đất nước giàu đẹp sau những năm tháng vất vả
gian nan. Song niềm vui chưa trọn vẹn, đất nước chưa thống nhất, miền Nam
còn trong tình trạng nước sôi lửa bỏng dưới ách bọn Mĩ - Nguỵ. Có thơ viết
về đất nước về Đảng, Bác về tình cảm bạn bè quốc tế, có thơ viết về niềm vui
nỗi buồn, những ăn năn sám hối rất chân tình.
Bên cạnh việc coi trọng những chất liệu, hình ảnh được khai thác trực
tiếp từ đời sống hiện thực. Các nhà thơ ở thời kì này còn chú ý đến việc sáng
tạo những hình ảnh khái quát, tượng trưng, hình ảnh kì ảo được sáng tạo bằng
tưởng tượng phong phú táo bạo. Cùng với việc coi trọng vai trò của xúc cảm,
tình cảm thì khái quát, suy tưởng, liên tưởng, tưởng tượng đã có vị trí trong
thơ ca thời kì này.
31
Thơ giai đoạn này vừa coi trọng việc kế thừa những kinh nghiệm nghệ
thuật của thơ ca giai đoạn trước, vừa có những tìm tòi, sáng tạo theo hướng
mở rộng sự tự do hoá hình thức thơ. Về thể loại cũng có nhiều cách tân táo
bạo, các thể thơ dân tộc được sử dụng và có những đổi mới. Thơ tự do phát
triển mạnh tiến đến thơ văn xuôi. Và thơ dài đều được nhiều nhà thơ sử dụng:
Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng - 1960; Huy Cận, Người thợ ảnh -
1962; Tế Hanh, Câu chuyện quê hương - 1963.
Trong mười năm này, thơ đã có những biến đổi rõ rệt. Người sáng tác
có nhu cầu đổi mới nâng cao chất lượng thơ, vừa đáp ứng được yêu cầu khách
quan vừa làm cho thơ hoà vào mặt bằng thơ thế giới. Người đọc cũng muốn
thơ, không phải chỉ đúng mà còn phải hay, phải mới mẻ độc đáo. Thơ đã vượt
qua những kể lể mộc mạc, những chi tiết bề bộn của giai đoạn trước, cố gắng
khám phá vẻ đẹp bên trong của cuộc sống, tăng thêm tính khái quát tạo ra
những hình tượng thơ cô đúc có sức lay động mạnh. Các nhà thơ ra đời và lớn
lên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như: Nguyễn Đình Thi ,
Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Trinh Đường, Phạm Hổ, các nhà thơ
trẻ xuất hiện trong những năm hoà bình như Nguyễn Bao, Xuân Quỳnh, Bằng
Việt, Ngô Văn Phú, Võ Văn Trực, Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân)… đưa vào thơ
chất khoẻ khoắn, tươi vui cho cuộc sống. Các nhà thơ có quá trình sáng tác từ
trước Cách mạng tháng Tám đến lúc này lại sung sức, mở rộng đề tài, tìm tòi
cách thể hiện. Ngay cả ở các bài thơ sử dụng thể cách luật dân tộc, cũng đã
biến hoá đi nhiều nhất là trong cách nhắt câu, ngắt nhịp, tạo không khí cho
phù hợp với hiện thực cuộc sống. Thơ tự do lại tiếp tục “phá” để chứa đựng
được nhiều chi tiết, ôm sát thực tại hơn và nhờ vậy thơ cũng thực hơn. Trước
đấy thơ tự do dù phát triển mạnh, phù hợp với việc thể hiện nội dung, nhưng
thành công và được quần chúng yêu thích là những bài thơ ở dạng hợp thể và
biến thể. Đến giai đoạn này (1954-1964) thơ tự do lại tiến thêm một bước
32
mới: phá thể. Có nhiều bài thơ phóng túng mà nhuần nhị, có chất lượng cao:
Với Lênin, Tiếng chổi tre (Tố Hữu), Sóng Vỗ Cửa Tùng (Lưu Trọng Lư),
Hoa lúa (Hữa Loan), 728 (Trinh Đường), Lại về tỉnh nhỏ (Yến Lan)…
Một số bài thơ văn xuôi xuất hiện: Lúa mới, Irắc ơi!, Gửi người bạn
thơ Irắc (Huy Cận). Trong tập Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên giới thiệu
ba bài thơ: Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi gọi chung là văn xuôi về
một vùng thơ… Và thơ dài đã bộc lộ được nhiều vấn đề ôm chứa được nhiều
mặt cuộc sống, thể hiện khả năng bao quát và tài nghệ vững vàng của các nhà
thơ: Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu), Người thợ ảnh (Huy Cận), Đi
ra ngoại ô (Chế Lan Viên).
Cùng với việc đổi mới thể loại, ngôn ngữ thơ thực sự là tiếng nói đời sống
khoẻ khoắn, sinh động. Những bài thơ của Tố Hữu khẳng định bước phát triển
mới của ngôn ngữ thơ ca dân tộc. Ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên sắc sảo trong
cách vận dụng liên tưởng so sánh. Huy Cận sâu lắng, đậm đà. Xuân Diệu sống
động nhiều biến hoá. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi tự nhiên, gần với tiếng nói
hàng ngày. Các nhà thơ trẻ có ngôn ngữ thơ góc cạnh hơn, với nhiều màu sắc và
khả năng tạo hình, liên tưởng phóng túng. Trên cơ sở truyền thống thơ trẻ luôn
có ý thức tìm tòi, hiện đại hoá ngôn ngữ thơ. Tính đa dạng của ngôn ngữ thơ đủ
sức để tâm tình, trò chuyện, sôi nổi chính luận hay trầm tư triết lý.
Đặc biệt trong thơ thời kì này đã định hình nhiều phong cách sáng tạo.
Những năm kháng chiến trước đây thơ có phong trào, có mặt bằng, nhưng ít
có đỉnh, có phong cách. Lúc này phong trào thơ sôi nổi, rộng khắp và trên nền
thơ ấy đã in dấu ấn những cá tính sáng tạo độc đáo tạo nên những nét riêng cơ
bản nhất ở mỗi nhà thơ. Hầu hết các nhà thơ đều xuất bản những tập thơ riêng
của mình có những tác giả in hai đến ba tập.
Từ thực tế sáng tác, với số lượng lớn tác phẩm có nội dung phong phú,
có cách nắm bắt thực tế khác nhau, cách tư duy nghệ thuật và phương pháp
33
xây dựng hình tượng thơ không giống nhau, mức độ cảm xúc không đồng
đều… đã làm nên phong cách riêng của nhà văn. Vì vậy trong dàn hợp xướng
thơ ca 1954 - 1964, chúng tôi muốn nêu lên một số gương mặt, giọng điệu của
một số nhà thơ đã tạo cho mình những nét riêng độc đáo đồng thời cũng góp
phần làm nên thành tựu thơ ca thời kì này.
Từ tập Việt Bắc (1954) đến tập thơ Gió lộng (1961), cho thấy thơ Tố
Hữu có bước phát triển quan trọng, chứng tỏ nhà thơ vẫn sáng tạo không
ngừng. Ở Việt Bắc cuộc sống trở lên phong phú, dựng cảnh, dựng người, tả
tình tinh tế, tình cảm dần dần đa tuyến. Các bài thơ cuối tập như Việt Bắc, Ta
đi tới… đã báo hiệu khả năng khái quát tổng hợp. Ở Gió lộng cảm hứng chủ
đạo gắn liền với sự kiện tiêu biểu trong đời sống dân tộc. Tập thơ phản ánh
cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân ta để xây dựng miền Bắc, giải phóng
miền Nam và biểu hiện một cách sâu sắc chủ nghĩa yêu nước, anh hùng của
dân tộc ta trong thời kỳ mới.
Tố Hữu đề cập đến hầu hết những vấn đề lớn của thời đại trên tinh thần
trách nhiện và bản lĩnh nghệ thuật vững vàng. Mở đầu thời giai đoạn mới của
đất nước “Xưa là rừng núi là đêm - giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày”.
Nhiều bài thơ vươn tới chiều cao của niềm vui của nhà thơ và cũng là của
nhân dân ta trong không khí nhộn nhịp bước đầu công nghiệp hoá xã hội chủ
nghĩa, có khó khăn nhưng hào hứng. Những bài thơ nói đến miền Nam thực
sự da diết: có đau xót căm thù bọn giặc, có tự hào khâm phục nhân dân.
Những vấn đề của dân tộc, của thời đại được cảm nhận, đúc kết bình giá
và nâng lên thành tư tưởng, vì vậy nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu là
có thiên hướng khái quát tổng hợp những sự kiện lớn của hiện thực cách mạng.
Khái quát, tổng hợp thể hiện ở cách xây dựng hình tượng thơ, ở câu chữ,
hình ảnh và âm hưởng chung của toàn bài. Trường hợp này tạo nên những bài
thơ có dáng dấp sử thi như Thù muôn đời muôn kiếp không tan, Ba mươi năm
34
đời ta có Đảng, Bài ca mùa xuân 1961… Tố Hữu có những câu thơ hay khái
quát về dân tộc, về Tổ quốc, về lẽ sống chết, về nhân tình, về thời đại:
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
(Tiếng ru)
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
(Mẹ Tơm)
Những khái quát ở đây được trình bày thông qua những chi tiết cụ thể
sinh động, những hình ảnh, hình tượng thơ đầy xúc động và suy nghĩ. Sự
phong phú dồi dào về cuộc sống và tình cảm chân thành đã đem lại hiệu quả
nghệ thuật. Khái quát phải thông qua rất nhiều cái cụ thể và cái cụ thể “sống”
được phải nằm trong khái quát. Đó là yêu cầu cao mà Tố Hữu đã đạt được
trong giai đoạn này.
Âm điệu chủ đạo của thơ Tố Hữu là tâm tình, tha thiết. Có khi tố cáo tội
ác của giặc, có lúc ca ngợi chiến công… tâm tình vẫn nhất quán trong phong
cách thơ Tố Hữu. Rõ nhất là bài Người con gái Việt Nam: “Em là ai? Cô gái
hay nàng tiên - Em có tuổi hay không có tuổi?”. Vạch trần những hành động dã
man của kẻ thù, nhà thơ dùng hình thức như người vợ gửi chồng “Anh ạ, từ
hôm Tết tới nay - Giặc đi ruồng bố suốt đêm ngày” (Lá thư Bến Tre). Nhớ
Huế, nhớ mẹ, xót xa vời vợi giọng thơ bùi ngùi: “Mây núi hiu hiu, chiều lặng
lặng - Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…” mà vượt nghìn dặm đến bạn bè,
tiếng thơ vẫn là tiếng nhạc du dương: “Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan - Đường
bạch dương sương trắng nắng tràn” giàu yêu thương, tình nghĩa, ngọt ngào.
35
Cho nên cái căm thù được dồn nén lại ở bên trong không ồn ào nhưng day dứt,
giục giã hành động, cái nhiệt tình sôi nổi lại hiện ra ở giọng trầm, dõng dạc,
Trong cuộc sống nhiều điều sâu sắc chỉ có thể nói bằng giọng tâm tình, ân
nghĩa. Nhớ ._.
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
(Bài thơ Hắc Hải - Nguyễn Đình Thi)
125
Tiếp thu sáng tạo nghệ thuật dân gian, nâng tiếng nói nhân dân thành
tiếng nói thơ ca mộc mạc mà tinh tế:
Ai làm cách trở đôi ta
Vì anh vụng ngượng, hay là vì em ?
Trăng còn đợi gió chưa lên
Hay là trăng đã tròn trên mái rồi
(Hỏi - Xuân Diệu)
Những câu lục bát vẫn tung phá, giữa câu thơ lục bát chen một câu
bốn chữ:
Đỉnh non cao vút em ơi
Cao vút em ơi
Là trên đỉnh chót tình người yêu nhau
(Trên đỉnh non cao - Xuân Diệu)
Hoặc ngắt ra theo bậc thang:
Từ nay xin đặt tên hoa
“Hoa anh ơi”
một chiều ta
nở đầy
(Hoa anh ơi - Xuân Diệu)
Cô hát bài
Ka - chiu - sa
Tôi ngâm bài thơ
Con đường Tây Bá
(Đêm Tây Bá Lợi Á - Hoàng Trung Thông)
Bám chắc vào hình thức thơ truyền thống, các nhà thơ đã có những tìm
tòi và sự tìm tòi này là do yêu cầu nội dung, câu thơ khổ thơ, phải co giãn thu
126
hẹp hoặc nới rộng cho thích hợp với đối tượng miêu tả. Làm phong phú các
thể thơ truyền thống, mặt khác thể hiện rõ xu hướng tìm tòi mạnh mẽ để phá
bỏ những ràng buộc, đi tìm những hình thức mới cho thơ thời đại. Do đó thời
kỳ này thơ tự do ngày càng phát triển và trở thành một xu hướng quan trọng
trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Nó tạo nên những sắc thái biểu hiện mới cho
thơ. Qua việc khảo sát hai tập thơ tiêu biểu cho hai thời kỳ thơ Việt Nam
chúng ta sẽ thấy: từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến 1954 - 1964 tỉ lệ
thơ tự do ngày càng tăng.
Thơ ca kháng chiến 1946 - 1954 (Nxb Giáo dục, 1970), thơ tự do
chiếm 44%.
Thơ đấu tranh thống nhất 1954 - 1964 (Nxb Giáo dục, 1964) thơ tự do
chiếm 55%.
Các nhà thơ trẻ vẫn là những tác giả xông xáo trong thơ tự do nhiều
hơn và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu phản ánh cuộc sống phong phú, bề
bộn, sôi động. Đó là sự thể hiện rõ nhất quy luật nội dung thống nhất và gắn
bó mật thiết với hình thức. Nội dung yêu cầu phải có hình thức thích hợp. Thơ
tự do có ưu thế có khả năng phản ánh cuộc sống rộng rãi hơn bất cứ một thể
thơ nào khác và nhờ vậy nó gần gũi với cuộc sống hơn.
Tất nhiên để còn là thơ, thơ tự do phải có tính nhạc. Nhịp điệu là yếu tố
hàng đầu của thơ. Có thể có vần, ít vần hoặc không vần. Nói như Nguyễn
Đình Thi “vần là lợi khí, nhưng không phải hết vần là hết thơ”. Nhưng cần
chú ý sự hài hoà cân xứng trong toàn bài, và ba là có liên tưởng phong phú,
tình cảm mạnh tạo nên những rung động ở người đọc.
Thực ra thơ tự do lúc này vẫn là sự tiếp tục và phát triển trên hình thức
thơ tự do những năm trước. Có điều bây giờ nó được nâng cao hơn, tư duy
nghệ thuật và vóc dáng câu thơ, bài thơ mới mẻ và hiện đại hơn. Vẫn là
những gì đã có, vốn có trong lòng cuộc sống dân tộc, kết hợp thêm với tinh
127
hoa của thơ hiện đại thế giới, nên những bài thơ tự do và nói chung cả thơ
thời kỳ 1954 - 1964 của chúng ta là những sáng tạo đậm chất dân tộc hiện đại.
3.3.2. Cấu trúc mới câu thơ
Cùng với sự tìm tòi sáng tạo về thể thơ, về nhịp điệu, các nhà thơ có
những tìm tòi thể nghiệm mới trong cấu trúc câu thơ.
Qua khảo sát thơ thời kì này ta thấy, một số bài thơ tự do xuất hiện hình
thức câu thơ bậc thang, coi trọng những nhịp ngắt trong câu tạo nên khả năng
diễn đạt của từng từ, của từng nhóm từ. Ở cả phương diện nội dung và hình
thức, ý thơ được nhấn mạnh hơn làm câu thơ thêm sức gợi cảm và nhạc điệu.
Trong bài thơ Với Lênin, Tố Hữu đã sử dụng rất đạt lối ngắt nhịp theo bậc
thang ở hai câu kết:
Tôi vẫn thấy Lênin
Bình thường khoẻ mạnh
Giữa mùa đông nước Nga
Cùng công nhân vác gỗ xây nhà
Và chiều nay trước phút vội đi xa
Người còn nghe
thánh thót
Krup-xkai-a
Đọc trong sách
“Tình yêu cuộc sống”
(Với Lê Nin - Tố Hữu)
Câu thơ có khả năng thể hiện trọn vẹn một ý muốn nói mà chỉ riêng
một câu thơ ngắn thì chưa nói hết được cảm xúc, nên câu thơ được kéo dài
theo lối xuống dòng, không viết hoa chữ đầu dòng nhằm tạo những câu thơ
kéo dài theo chiều dọc. Có thể kể đến các nhà thơ Tế Hanh, Hữu Loan, Trinh
Đường… hay sử dùng hình thức thơ này trong thơ mình:
128
Chim ơi chim !
Đời ta cũng như em
ta sống giữa trời cao và biển rộng
ta muốn sống một cuộc đời đáng sống
mai về bờ Tổ quốc thân yêu
em nhớ nói:
Các anh còn chiến đấu
Các anh sẽ về miền Nam yêu dấu
(Người thuỷ thủ và con chim én - Tế Hanh)
Ai từng ngồi trên xe
đường phóng nhanh vụt hãm
ai đã thấy dòng sông cuồn cuộn
bỗng chiếc cầu đổ xuống chắn ngang
sẽ hiểu lòng tôi,
khi đến đây đứng sững bên đường
(728 - Trinh Đường)
Do nhu cầu diễn đạt những trạng huống, những cảm xúc cụ thể, phức
tạp của chủ đề, thơ phải vay mượn đến văn xuôi. Nhưng khác với câu văn
xuôi, thơ văn xuôi giữ được chất thơ (tính hình tượng, cách điệu hoá tiết tấu,
rung động, liên tưởng, nhạc điệu…) nằm trong quá trình chọn lọc sáng tạo.
Câu thơ kéo dài theo chiều ngang thành những câu thơ văn xuôi. Thơ văn
xuôi xuất hiện trước Cách mạng tháng tám 1945, Nguyễn Xuân Sanh, Phạm
Văn Hạnh đã có thành công trong thể loại thơ này. Với tập thơ Gió thơm viết
những năm 1940- 1941 nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã có những rung động
đẹp về đất nước:
129
Vụ gặt trong nắng xanh.Hồn của đất: lúa thơm. Sự sống thầm và
hoa mỹ. Nghĩ rằng một hạt cốm nếp mang đọng bao nhiêu hương
đất, bao nhiêu tháng ái ân
Muốn nhìn, muốn gửi, muốn nếm, muốn hương
(Tháng lúa chín trong gió thơm)
Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, thơ văn xuôi hầu như
không xuất hiện. Lối thơ này không thành công và tỏ ra cầu kỳ, lạc lõng giữa
lúc nền thơ kháng chiến đang cổ vũ cho lối diễn đạt chân thật giản dị, giàu
tính đại chúng. Nhiều bài thơ ở giai đoạn này, câu thơ có xu hướng kéo giãn
ra tạo nên dáng dấp của thơ văn xuôi. Thơ Việt nam vốn hiếm gặp những câu
thơ có từ 11, 12 âm tiết trở lên. Nhằm tăng thêm sức bao chứa ý thơ và làm
phong phú hơn tiết tấu thơ, phá vỡ khuôn khổ nhịp điệu của thơ, đẩy lối thơ tự
do đến tận cùng ranh giới. Nhà thơ Chế Lan Viên đã thể nghiệm lối thơ này từ
bài Chào mừng viết năm 1951 với ý nghĩa như thể nghiệm đầu tiên của thơ
văn xuôi theo hướng chính luận trên phạm vi toàn bài - những câu thơ kết nối
kéo dài nhằm tạo một liên kết trùng điệp phá vỡ khuôn khổ bình thường tăng
đến 15, 16 âm tiết có khi trên 20 âm tiết:
Tin vui báo đến, tin vui chuyền đi
Như gió vi vu đầu máy vô tuyến giữa rừng
Như lửa cháy lan qua các liên khu, qua các xóm làng
rậm rịt con người, sự sống
Như sấm nổ vang hờn căm uất ức trong những đô thành
chiếm đóng bởi quân thù
Như bão táp phong ba bốc cả 25 triệu con người lên một loạt
(Chào mừng - Chế Lan Viên)
Đến những năm 1954 - 1964 Văn xuôi về một vùng thơ với những
Cành phong lan bể, Tàu đến, Tầu đi đã trở thành chùm hoa lạ, rực rỡ màu
130
sắc trong thơ ca viết về cuộc sống mới. Câu thơ phóng túng mà vẫn nhịp
nhàng như chính cuộc sống đang muốn phá bung những ràng buộc cũ, nảy nở
trong những nhịp điệu mới, tạo nên những câu thơ đẹp. Cách tả biển của Chế
Lan Viên:
Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu qua
còn để tâm hồn nằm đọng lại
Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh ra thành
bể và thôi không trở lại làm trời
Nếu núi làm con trai, thì bể là phần yểu điệu nhất của
quê hương đã biến thành con gái
Mỗi đêm hè, da thịt sóng sinh đôi
(Cành phong lan bể - Chế Lan Viên)
So với Chào mừng, ba bài thơ này đã mang một phẩm chất mới, đã thể
hiện được vẻ đẹp và hiệu quả nghệ thuật một cách thuyết phục. Đầu những
năm 60 Huy Cận viết Lúa mới, Irắc ơi !, Gửi người bạn thơ Irắc, Quang
Huy viết Trưa vàng suối biếc:
Khi nắng trút lửa vàng trên lưng người cháy bỏng
Khi những con ve mệt nhọc
nằm tròn dưới đáy lá xanh
thôi không ra rả kêu hoài
Chỉ còn rì rào trên mặt suối trong
tiếng sóng vỗ hoài vách đá không thôi
Tay sóng vuốt ve bàn chân em
bên suối biếc trưa hè đãi quặng
(Trưa vàng suối biếc - Quang Huy)
131
Huy Cận trò chuyện với Irắc:
Irắc ơi!
Tôi đến đây trời xanh thăm thẳm không gợn chút mây trôi
Tôi đến đây gặp những mặt người tuyệt đẹp, giếng sâu thăm thẳm tình người
Gặp âm nhạc xa xưa ngọt ngào và sâu xoáy
Như dưới trời hạ mênh mông nước sông “chà là” nghìn năm cuộn chảy
Tôi gặp lại cây khuynh diệp quen thân vút cao gió lộng
Thẳng tắp bờ song, lơ thơ sa mạc như đoàn lữ khách đi mãi không thôi,
rạt rào đồng vọng
Lá cây thơm nhu hương nắng ép lại tự trăm mùa
Thân cây hông màu da thịt, quăn theo gió cát, như hiện than đau khổ
những thời xưa.
(Irắc ơi!- Huy Cận)
Trong thơ văn xuôi, những suy nghĩ, cảm xúc mạnh mẽ ào ạt được tự
do thể hiện. Bộc lộ tâm trạng, mô tả, ghi nhanh, ghi nhiều hình ảnh, sự việc..
đòi hỏi hình thức câu thơ phải chuyển biến nới rộng kéo dài mới có thể chứa
đựng nổi nội dung phản ánh. Và vì vậy chúng ta thấy những năm sau, đặc biệt
là những năm cả nước chống Mỹ, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu và
nhiều nhà thơ trẻ đã sử dụng thơ văn xuôi.
3.3.3. Trong thơ tự do có sự tìm tòi về cách ngắt nhịp thơ
Đối với thơ, vần là quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn là nhịp.
Trước đây, đã có nhiều bài thơ không giữ vần mà tạo nên nhịp ngắt, tạo âm
thanh bằng trắc, tạo âm hưởng thơ. Trong cuộc tranh luận thơ Nguyễn Đình
Thi ở Việt Bắc năm 1949, Nguyễn Đình Thi đã có lý bảo vệ thơ không vần.
Bỏ vần, gạt luận bên ngoài đi nhưng “có luật bên trong rất mạnh”, ấy là cái
hồn, cái âm thanh nhạc điệu phong phú của thơ. Nhiều bài thơ của Nguyễn
132
Đình Thi là như thế, Đèo cả của Hữu Loan không vần (đúng hơn là rất ít vần)
mà vẫn gợi cảm, xúc động.
Sau mỗi lần thắng
Những người trấn Đèo Cả
Về bên suối đánh cờ
Người hái cam rừng
ăn nheo mắt
Người vá áo
thiếu kim
mài sắt
Người đập mảnh chai
vênh cằm
cạo râu
Suối mang bóng người
Soi
những
về đâu?
Đường núi của Nguyễn Đình Thi, bỏ hết vần:
Chiều nhạt nhạt về nơi nào xa lắm
Ngây ngất sương mây
Lối mòn không dấu chân
Gió nổi
Đâu đây tiếng suối rì rào
Dù sao thơ không vần thời kỳ này vẫn còn quá mới, quần chúng quen
tiếp nhận với thơ có vần điệu. Nội dung sâu kín đầy tâm trạng, cùng với
hình thức thơ không vần khiến thơ anh khó hiểu và khó gần quần chúng.
Hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1955 Nguyễn Đình Thi viết dưới một
hình thức “điều hoà”:
133
Hai người yêu xa cách đã gặp nhau
Giữa đường phố đang say mừng chiến thắng
Họ đi như giữa trời đầy sao
Không nhìn thấy gì không nghe thấy gì họ chỉ
thấy nhay
(Chuyện hai người yêu xa cách - Nguyễn Đình Thi)
Tiếp đó lại viết thơ phá thể mạnh hơn:
Tôi đi qua những hố bom
Cỏ dại đã lấp xóm làng
Bốn bề im lặng
Có tiếng con tôi
Nào đâu - chỉ là ánh nước
(Người mẹ - Nguyễn Đình Thi)
Ngay từ đầu Cách mạng, Tố Hữu viết nhiều bài thơ tự do phóng túng,
đặc biệt là thơ phá thể: Hồ Chí Minh, Đêm xanh,… Vài năm sau, Tố Hữu
gây ấn tượng bằng thể thơ hợp thể: Phá đường, Sáng tháng Năm… và biến
thể: Giữa thành phố trụi, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới … Tố Hữu
sử dụng thơ tự do để biểu hiện cuộc sống khẩn trương, quyết liệt, nhưng bao
giờ ông cũng giữ vần cho thơ mình, ngay cả những bài thơ phá thể:
A? Tiếng hát
Ngọt như đường cát
Của các em
Êm êm
Thanh thanh…
(Đêm xanh - Tố Hữu)
134
Sau này vẫn thế, năm 1958, Trước Kremlin, ông ngắt nhịp ngắn, khoẻ
rất linh hoạt:
Như giọt máu trong dòng nhiệt huyết
Chảy về tim
Tôi hoà trong dòng người bất tuyệt
Đi lặng im…
(Trước Kremlin - Tố Hữu)
Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ca ngợi công việc lao động
bình thường, âm thầm của người lao động, Tiếng chổi tre tạo được âm thanh
như gần như xa, âm thanh trong đêm khuya vắng, xúc động lóng người, như
nhắc nhở mọi người đến công lao vất vả của người đi trước:
Nhớ nghe hoa
Người quét rác
Đêm qua
…
Nhớ em nghe
Tiếng chổi tre
Chị quét
(Tiếng chổi tre - Tố Hữu)
Những câu thơ của Nguyên Hồng tung phá. Ông viết về Cửu Long
giang mà làm hiện cả bước đi của dân tộc, của bản thân với cảm hứng sảng
khoái tự hào ngây ngất trong đất trời đổi mới và lời thơ, câu thơ tràn ra ngoài
những khuôn phép cũ:
Mê Kông chảy
Cây leo đá đổ
Lan hoang dứa mật thong nhựa lên hương
Những trưa hè ngùn ngụt nắng Trường Sơn
Ngẫm nghĩ vơi đi
Thác Khôn cười trắng xoá
(Cửu Long giang ta ơi!)
135
So với những bài thơ tự do thời kỳ 1945-1954, thơ tự do thời kỳ này
“mềm mại” hơn. Những bài thơ phá thể thời kỳ trước chưa được quần chúng
chấp nhận, hoặc thờ ơ, hoặc phản đối một phần do trình độ, thị hiếu thẩm mỹ
lúc đó, một phần nữa, có thể do nhịp điệu còn gò bó, cảm xúc thơ chưa thật
chín nên chưa quen với sự tiếp nhận chung. Đến những năm 1956, 1957…
sau này nhiều bài thơ hình thức phóng khoáng nhưng sinh động và lại rất
nhuần nhị.
Em là em gái đồng xanh
Tóc dài
Vương hoa lúa
Đôi mắt em mang
Chân trời quê cũ
Giếng ngọt
Cây đa
(Hoa lúa - Hữu Loan)
Đi giữa đường mấp mô
Không có kẻ đợi chờ
Đôi chiếc xe chụm đầu ngái ngủ…
Tình nhỏ
Cô em
Nằm xem
Kiếp hiệp
(Lại về tỉnh nhỏ - Yến Lan)
Phần lớn những bài thơ tự do đạt được hiệu quả cao, có sức truyền cảm
mạnh là giữ được yếu tố nhịp điệu. Cách ngắt nhịp câu thơ sáng tạo làm tăng
thêm khả năng diễn tả tạo điều kiện cho ý thơ bay bổng, phục vụ đắc lực cho
136
nội dung. Không chú ý đúng mức đến nhịp điệu sẽ bị hạn chế tính nhạc và có
khi phá vỡ âm thanh của câu thơ. Và từ đó làm sai lệch ý nghĩa nội dung.
Maiacôpxki nói: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ
không giải thích được nó đâu, chỉ có thể nói về nhịp điệu như thể nói về từ lực
hay điện từ. Từ lực và điện từ là những dạng của năng lượng”. Như vậy trong
thơ nhịp điệu giữ một vai trò quan trọng. Nó luôn luôn có tác dụng nâng đỡ
cảm xúc làm tăng thêm sức biểu đạt của câu thơ, bài thơ.
Những xu hướng trên đây thực tế chưa thể bao quát được đầy đủ những
tìm tòi khám phá về mặt nội dung và hình thức của thơ thời kỳ 1954 - 1964.
Tuy nhiên, chúng ta đã có thể hình dung những hướng tìm tòi tích cực của thơ
trong nỗ lực mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, đưa thơ về với đời sống,
vừa nói được những điều gần gặn nồng ấm hơi thở đời sống, vừa có khả năng
khái quát những vấn đề lớn của dân tộc, thời đại, đồng thời đạt tới những sáng
tạo nghệ thuật
137
PHẦN KẾT LUẬN
Được đánh giá là giai đoạn bản lề giữa thơ ca thời kỳ chống Pháp và
chống Mỹ, thơ Việt Nam thời kỳ 1954 - 1964 đã khẳng định được vị trí của
mình trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Mười năm phát triển của thơ là
mười năm phấn đấu nâng cao tính tư tưởng và đổi mới hình thức thơ. Thơ lúc
này đã có bước phát triển mới về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện,
phát triển cả bề rộng và bề sâu, có phong trào và có tác giả. Đội ngũ sáng tác
đông đảo, trưởng thành nhanh chóng với ý thức nghệ thuật chín muồi. Đề tài
thơ ngày càng mở rộng, phong phú đa dạng, đi vào nhiều mặt của cuộc sống,
có nhiều cách tân táo bạo trong nghệ thuật. Đặc biệt trong thơ đã định hình
nhiều phong cách sáng tạo độc đáo, tạo nên diện mạo và chất lượng cho thơ
ca thời kỳ này.
1. Từ góc độ chủ thể sáng tạo đội ngũ thơ ngày càng phát triển, mở
rộng và trưởng thành. Đó là kết quả của quá trình tích luỹ, trải nghiệm chuyển
biến qua mười năm cách mạng. Với thực tế cuộc sống, thực tế cách mạng các
nhà thơ tiền chiến ngày càng “chín” hơn, sáng tác nhiều, đều và có chất lượng
cao. Đây có thể coi là thời kỳ đạt tới “đỉnh cao” của mỗi tác giả. Các nhà thơ
trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp dần dần đã khẳng định được
sức sáng tạo của mình. Đóng góp của các nhà thơ trẻ lúc này không chỉ phản
ánh được cuộc sống muôn màu, mà hiện thực ấy được biểu hiện bằng nghệ
thuật giàu biến hoá và thuần thục. Một đội ngũ nhà thơ đông đảo, có sự bổ
sung của các thế hệ nhà thơ và sự chín muồi trong ý thức nghệ thuật là cơ sở
vững chãi để thơ có được những thành tựu xuất sắc. Xác định được bản chất
chức năng thơ ca các nhà thơ thời kỳ này đã cất cao tiếng hát ngợi ca và tạo
cho mình tiếng nói riêng, màu sắc và ngôn ngữ riêng. Từ thực tế sáng tác số
lượng tác phẩm có nội dung phong phú, có cách nắm bắt thực tế khác nhau,
138
cách tư duy nghệ thuật và phương pháp xây dựng hình tượng thơ không giống
nhau,… đã làm nên một số phong cách riêng biệt góp phần làm phong phú
thành tựu thơ ca thời kỳ này.
2. Nhiệm vụ cách mạng mới đã đặt ra cho văn học nghệ thuật những
nhiệm vụ và yêu cầu mới. Trên nền hiện thực đó thơ đã “trả lời những nhu
cầu cấp thiết của cuộc sống”, đã có sự phát triển, mở rộng rõ rệt về đề tài.
Cảm hứng sáng tạo của nhà thơ đã bung mở về nhiều chiều hướng, phản ánh
hiện thực đời sống đa dạng và nóng bỏng của dân tộc.
Từ nhiều góc độ, nhiều cung bậc tình cảm, từ những giọng điệu,
phương thức thể hiện khác nhau các nhà thơ đã tập trung thể hiện những cảm
hứng nồng nàn, tự hào thiết tha nhất về đất nước. Có thể nói chưa bao giờ
trong thơ Việt lại có những vần thơ sảng khoái, ngợi ca đất nước hoà bình như
thời kỳ này, niềm vui kháng chiến thắng lợi, không khí hào hứng, náo nức và
lòng tự hào ngợi ca tổ quốc, nhân dân đặc biệt ý thức làm chủ - một tình cảm
thiêng liêng nhất của mọi người dân - là âm hưởng chủ đạo của những bài thơ
về đất nước giai đoạn này. Cùng với những không gian dài rộng theo hình
sông, thế núi của một đất nước giàu đẹp, đã giành độc lập, chủ quyền. Thơ
giai đoạn này khơi gợi đến thời gian, lịch sử, truyền thống bất khuất của dân
tộc. Thơ tìm thấy ở đây những trầm tích lịch sử vẻ vang, bền vững trong
truyền thống dựng nước và giữ nước kiên cường của cha ông.
Ở giai đoạn này trong suy nghĩ, tình cảm của các nhà thơ, khái niệm đất
nước không chỉ gắn với những vùng đất, phong cảnh, những địa danh cụ thể
mà trong sự gắn bó chặt chẽ với Đảng, với nhân dân. Những bài thơ viết về
Đảng mới thực sự tập trung, đạt tới chiều sâu khái quát và thực sự đạt được sự
rung cảm sâu sắc với những tình cảm, suy nghĩ sâu sa trong tâm thế tiếp nhận
của đông đảo công chúng.
139
Tập trung và cũng là phần thành công nhất trong mạch thơ thời kỳ này
là cảm hứng khẳng định, ngợi ca thành quả lao động lao động dựng xây, ngợi
ca không khí đời sống mới, quan hệ sản xuất mới trên miền Bắc. Không khí
đời sống hoà bình dựng xây, náo nức tràn ngập trong thơ, của các nhà thơ
thuộc mọi thế hệ. Thơ đã ôm trùm phản ánh được một cách sinh động, đầy
hào hứng nhiều mặt, nhiều dáng vẻ, đổi thay trong cuộc sống trên khắp mọi
miền của Tổ quốc.
Miền Nam trở thành một đề tài trọng tâm thu hút hầu khắp các cây bút,
đó là tình cảm ruột thịt gắn bó Bắc - Nam, là nỗi xót xa về tình cảnh đất nước
bị chia cắt, cùng hướng về miền Nam thơ giai đoạn này tập trung tố cáo tội ác
của giặc Mỹ. Nhiều tác giả đã có những đóng góp đáng quý và đã có những
thành công đáng trân trọng.
3. Trong mười năm phát triển thơ ca giai đoạn 1954 - 1964 đã nổi lên
mấy xu hướng chính tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự đổi mới, nâng cao
chất lượng nghệ thuật. Đó là xu hướng khái quát tổng hợp, xu hướng triết lý
suy tưởng, xu hướng tự do hoá hình thức thơ.
Thơ ca từ sau 1954, ngày càng được mở rộng về mặt phản ánh hiện
thực và đi sâu vào hướng suy nghĩ. Nhà thơ không thể chỉ dừng lại ở tình cảm
trình bày những cảm xúc và tâm trạng của mình, mà phải suy nghĩ, lý giải
những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Từ cuộc sống đặt ra những câu hỏi, phát
hiện những vấn đề và tìm những lời giải đáp. Các nhà thơ đều đi từ đời sống
khái quát lên những vấn đề, những suy tưởng triết lý. Họ kết hợp nhuần
nhuyễn máu thịt cảm xúc với suy nghĩ.
Hướng suy nghĩ gắn chặt với cảm xúc và xuất phát từ thực tế đời sống
chính vì vậy nó luôn mới mẻ luôn sáng tạo và có sức hấp dẫn trong thơ thời
kỳ này.
Bên cạnh đổi mới các thể thơ dân tộc, thơ tự do phát triển mạnh mẽ,
trở thành một xu hướng và nhờ vậy đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực
sôi động và phong phú.
140
Thơ tự do lúc này có sự tìm tòi về cách ngắt nhịp thơ, tạo âm thanh
bằng trắc, tạo âm hưởng thơ, sức vang vọng của thơ. Các nhà thơ đã có những
tìm tòi sáng tạo, thể nghiệm mới trong cấu trúc thơ.
Thơ tự do vẫn tiếp tục phát triển trên hình thức thơ tự do những năm
trước, nhưng được nâng cao, kết hợp thêm với cách biểu hiện của thơ hiện đại
thế giới, nhờ vậy đã tạo ra được những tác phẩm thơ đậm đà chất dân tộc -
hiện đại.
Thơ ca giai đoạn 1954 - 1964 đã gặt hái được những thành tựu đáng ghi
nhận, phong phú trong cách biểu hiện, đa dạng về sự tìm tòi và định hình
nhiều phong cách. Lực lượng sáng tác được bổ sung đông đảo, trình độ tư
tưởng nhận thức được nâng cao, trình độ nghề nghiệp vững vàng, nhờ vậy
phong trào sáng tác thơ đạt được nhữnh thành tựu chắc chắn, tạo đà phát triển
cho thơ ở những chặng đường tiếp theo.
141
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995, Nxb Khoa
học xã hội.
2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm
định, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
3. Nguyễn Bính (1962), Đêm sao sáng. Nxb Văn học.
4. Vũ Cao (1962), Sớm nay, Nxb Văn học.
5. Hoàng Cầm (1991), Mưa Thuận Thành, Nxb Văn hoá.
6. Huy Cận (1986 - 1987), Tuyển tập Huy Cận (tập 1, 2), Nxb Văn học.
7. Huy Cận (1960), Đất nở hoa, Nxb Văn học
8. Huy Cận (1958), Trời mỗi ngày lại sáng, Nxb Văn học.
9. Huy Cận (1963), Bài thơ cuộc đời, Nxb Văn học.
10. Nông Quốc Chấn (1962), Tiếng ca người Việt Bắc, Nxb Văn học.
11. Xuân Diệu (1960), Phê bình giới thiệu thơ, Nxb Văn học.
12. Xuân Diệu (1983, 1987), Tuyển tậpXuân Diệu (T1, 2), Nxb Văn học.
13. Xuân Diệu (1963), Dao có mài mới sắc, Nxb Văn học.
14. Xuân Diệu (1958), Những bước đường tư tưởng của tôi, Nxb Văn học.
15. Xuân Diệu, Vài suy nghĩ về ba mươi năm thơ Việt Nam, Nxb Văn nghệ
số 36 (28.8.1976).
16. Xuân Diệu (1960), Riêng chung, Nxb Văn học.
17. Xuân Diệu (1964), Mội khối hồng, Nxb Văn học.
18. Phan Cự Đệ (1971), Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, Nxb Văn học.
19. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức (1979, 1983), Nhà văn Việt Nam 1945-
1975 (tập 1,2), Nxb Đại học và THCN.
20. Hà minh Đức (chủ biên), (1995), Lý luận văn học, Nxb giáo dục.
21. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
Nxb Khoa học xã hội.
142
22. Hà Minh Đức - Bùi Văn Nguyên (1974), Thơ ca Việt nam - Hình thức
và thể loại, Nxb Khoa học xã hội.
23. Hà Minh Đức (1977), Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca, Nxb
Văn học.
24. Hà Minh Đức - Nguyễn Văn Thành (2007), Lưu Trọng Lư về tác gia,
tác phẩm, Nxb Giáo dục.
25. Tế Hanh (1987, 1997), Tuyển tập Tế Hanh (tập 1, 2), Nxb Văn học.
26. Tế Hanh (1956), Gửi miền Bắc, Nxb Văn học.
27. Tế Hanh (1958), Tiếng sóng, Nxb Văn học.
28. Tế Hanh (1960), Hai nửa yêu thương, Nxb Văn học.
29. Tế Hanh - Huy Cận (9.1965), Trả lời phỏng vấn, Tạp chí Văn học.
30. Tế Hanh (1961), Thơ và cuộc sống mới, Nxb Văn học.
31. Lê Bá Hán (Chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.
32. Nguyễn Văn Hạnh (1987), Suy nghĩ về văn học, Nxb Văn học.
33. Hoàng Ngọc Hiến (1996), Tập bài giảng nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục.
34. Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb
Khoa học xã hội.
35. Nguyên Hồng (1961), Trời xanh, Nxb Văn học.
36. Sóng Hồng (1967), Thơ Sóng Hồng, Nxb Văn học.
37. Phạm Hổ (1963), Ra khơi, Nxb Văn học.
38. Tố Hữu (1962), Việt Bắc, Nxb Văn nghệ tái bản.
39. Tố Hữu (1961), Gió lộng, Nxb Văn học.
40. Tố Hữu (1983), Thơ Tố Hữu (tuyển thơ), Nxb Văn học.
41. Tố Hữu (1983), Tố Hữu tác phẩm, Nxb Văn học.
42. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân
dân ta, thời đại ta, Nxb Văn học.
143
43. M.B,Khrápchencô (1985), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới.
44. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, Nxb Đại học và THCN.
45. Phong Lan (1998), Tố Hữu về tác gia tác phẩm (tuyển chọn và giới
thiệu), Nxb Giáo dục.
46. Mã Giang Lân (1992), Thơ - Những cuộc đời, Nxb Văn học.
47. Mã Giang Lân (1997), Thơ Việt Nam 1954 - 1964, Nxb Giáo dục.
48. Mã Giang Lân (1997), Tìm hiểu thơ, Nxb Thanh niên.
49. Mã Giang Lân (1990), Văn học Việt Nam 1954-1964, Đại học tổng hợp.
50. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb
Giáo dục.
51. Lưu Trọng Lư (1987), Tuyển tập Lưu Trọng Lư, Nxb Văn học.
52. Hoàng Như Mai (1961), Văn học Việt Nam hiện đại (1945-1960), Nxb
Giáo dục.
53. Thiếu Mai (1983), Thơ - Những gương mặt, Nxb Tác phẩm mới.
54. Nguyễn Đăng Mạnh - Nguyễn Trác - Trần Hữu Tá (1988), Văn học Việt
Nam 1945-1975 (tập 1), Nxb Giáo dục.
55. Nhiều tác giả (1984), Nhà thơ Việt nam hiện đại,Nxb Khoa học xã hội.
56. Nhiều tác giả (1991), Nghệ Tĩnh gương mặt nhà văn hiện đại, Nxb Văn hoá.
57. Nhiều tác giả, 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội - in lần thứ 2.1990.
58. Nhiều tác giả (1985), Thơ Việt Nam 1945-1985, Nxb Văn học.
59. Nhiều tác giả (1965, 1967), Sức mới (Tập thơ bạn trẻ - 2tập), Nxb Văn học.
60. Nhiều tác giả (1995), Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội
nhà văn.
61. Nhiều tác giả () Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp
144
62. Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ - Tìm hiểu và thưởng thức, Nxb Tác
phẩm mới.
63. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo Dục.
64. Trần Đình Sử (1994), Hành trình thơ Việt Nam hiện đại, Báo Văn
Nghệ số 41.
65. Hoài Thanh (1960), Phê bình và tiểu luận, Nxb Văn học.
66. Nguyễn Đình Thi (1997), Tuyển tập Nguyễn Đình Thi - tập 3, Nxb Văn học.
67. Nguyễn Đình Thi (1956), Người chiến sĩ, Nxb Văn học.
68. Nguyễn Đình Thi (1958), Mấy vấn đề văn học, Nxb Văn học.
69. Hoàng Trung Thông (1964), Những cánh buồm, Nxb Văn học.
70. Anh Thơ (1987), Tuyển tập Anh Thơ, Nxb Văn học.
71. Lưu Khánh Thơ (1998), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
Dục
72. Chế Lan Viên (1960), Ánh sáng và Phù xa, Nxb Văn học.
73. Chế Lan Viên (1967), Hoa ngày thường, chim báo bão, Nxb Văn học.
74. Chế Lan Viên (1985, 1990), Tuyển tập Chế Lan Viên (tập 1,2), Nxb
Văn học.
75. Chế Lan Viên (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ, Nxb Văn học.
76. Chế Lan Viên (1971), Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học.
77. Chế Lan Viên (1960), Phê bình văn học, Nxb Văn học.
145
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 3
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 4
2.1. Những công trình bàn trực tiếp về thơ thời kỳ 1954 - 1964 ............... 5
2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả, tác phẩm ....................................... 6
2.3. Các công trình nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của các nhà thơ,
trong đó có chặng đường 1954 - 1964.. ................................................... 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 9
5. Những đóng góp của luận văn ................................................................. 9
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 10
Chương 1. THƠ THỜI KÌ 1954 - 1964 TRONG TIẾN TRÌNH THƠ
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ............................................................................... 11
1.1. Đội ngũ sáng tác và sự trưởng thành của ý thức nghệ thuật mới ......... 11
1.1.1. Đội ngũ các nhà thơ ..................................................................... 11
1.1.2. Sự trưởng thành của ý thức nghệ thuật mới .................................. 16
1.1.2.1. Quan niệm về bản chất và chức năng thơ ca .......................... 17
1.1.2.2. Đổi mới trong ý thức nghệ thuật ........................................... 22
1.2. Thành tựu thơ ca thời kì 1954 - 1964 .................................................. 27
Chương 2. THƠ THỜI KỲ 1954 - 1964 NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT..................................................................... 48
2.1. Cảm hứng về đất nước, về tổ quốc thân yêu ....................................... 48
2.2. Cảm hứng về Đảng, về bác Hồ ........................................................... 59
2.3. Cảm hứng bắt nguồn từ cuộc sống lao động xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc ...................................................................................... 71
146
2.4. Cảm hứng bắt nguồn từ công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ............... 77
2.4.1. Thương nhớ miền Nam bằng tình cảm ruột thịt gắn bó ................ 78
2.4.2. Tố cáo tội ác của kẻ thù ............................................................... 84
2.4.3. Biến đau thương thành sức mạnh kiên cường.............................. 89
Chương 3. THƠ THỜI KỲ 1954 - 1964 NHÌN TỪ CÁC XU HƯỚNG
KHÁM PHÁ, THỂ HIỆN ........................................................................... 93
3.1. Xu hướng khái quát tổng hợp ........................................................... 100
3.2. Xu hướng triết lý suy tưởng .............................................................. 115
3.3. Xu hướng tự do hoá hình thức thơ .................................................... 125
3.3.1. Sự đổi mới về thể thơ ................................................................. 120
3.3.2. Cấu trúc mới câu thơ .................................................................. 127
3.3.3. Trong thơ tự do có sự tìm tòi về cách ngắt nhịp thơ ................... 131
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 141
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA9537.pdf