Tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại tỉnh Nghệ An đến năm 2010

Lời mở đầu Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn và dân số đông. Tỉnh tập trung đầy đủ các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, đường không, đường biển và là cầu nối giữa hai miền Bắc-Nam có cửa ngõ giao thương với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, ngoài ra tỉnh còn có tiềm năng về các tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên thực tế phát triển kinh tế- xã hội của Nghệ An trong những năm qua chưa thực sự tương ứng với tiểm năng của mình, những chỉ tiêu kinh tế- xã hội luôn t

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại tỉnh Nghệ An đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp hơn và đang bị tụt hậu so với các tỉnh Miền Nam và Miền Bắc. Do đó việc đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh được đặt ra như một đòi hỏi khách quan, liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế địa phương của quốc gia. Để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện CNH-HĐH, Nghệ An phải chọn công nghiệp làm khẩu đột phá và cần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng như: Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động, trình độ khoa học kỹ thuật-công nghệ… nhưng quan trọng và có tính quyết định hơn cả là vấn đề vốn đầu tư. Với mặt bằng kinh tế kém phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật kém phát triển, cùng với thiên nhiên khắc nghiệt…làm cho khả năng tích luỹ vốn của Nghệ An rất hạn chế, không thể đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua tỉnh đã tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, và chú ý phát triển công nghiệp của tỉnh bằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Do đó, vấn đề tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh đang được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của tỉnh và của từng người dân. Cùng với sự quan tâm đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại tỉnh Nghệ An đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Đề tài này có bố cục như sau: Lời mở đầu Phần I. Lý luận chung về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển kinh tế tại Nghệ An Phần II. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 Phần III. Các biện pháp tăng cường khả năng thu hút vốn FDI để phát triển công nghiệp tại Nghệ An đến năm 2010 Kết luận Tài liệu tham khảo Để hoàn thành tốt chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, TS. Nguyễn Thị Kim Dung, giáo viên Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn Hoàng Anh Dũng, cùng các cán bộ trong Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An. Em mong được sự góp ý chân thành của cô giáo hướng dẫn cùng các thầy cô giáo trong Khoa để em hạn chế được những thiếu sót trong chuyên đề này. Phần I. Lý luận chung về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An I. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển (Việt Nam) 1. Tính tất yếu khách quan của hình thức FDI Trước hết chúng ta nên hiểu thế nào là Đầu tư trực tiếp nước ngoài : Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. 1.1. Lịch sử phát triển của FDI Trong lịch sử thế giới, đầu tư nước ngoài đã xuất hiện ngay từ thời kỳ tiền tư bản. Các công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp là những công ty đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vốn vào các nước Châu Á để khai thác đồn điền và khai thác khoáng sản ở các nước thuộc địa nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ở chính quốc Trong thế kỷ XIX, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên mạnh mẽ, các nước công nghiệp lúc bấy giờ đã tích tụ được những khoản tư bản khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc xuất khẩu tư bản. Theo nhận định của Lênin trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” thì việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trên các nước tiên tiến. Nhưng thực chất của vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành lên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Cũng theo Lênin, “xuất khẩu tư bản” là một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản, thông qua nó, các nước đế quốc thực hiện việc bóc lột đối với các nước thuộc địa, với các nước lạc hậu. Nhưng cũng chính Lênin đã đưa ra “Chính sách kinh tế mới” và cho rằng: Những nguời cộng sản phải biết lợi dụng thành công trong kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước phát triển, các nước tư bản thông qua hình thức “tư bản Nhà nước”. Cũng theo đây, nhiều nước đã “chấp nhận” một phần dưới hình thức bóc lột của các nước tư bản để phát triển kinh tế, làm như vậy có thể là nhanh hơn để tự thân các nước kém phát triển vận động và phát triển hay đi vay vốn để mua lại kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển. Trước đây, hoạt động xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc chỉ phải tuân theo pháp luật của chính họ thì hiện nay các nước mà tiếp nhận đầu tư đã là những nước đã có nền độc lập chủ quyền của chính họ, do đó hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân theo pháp luật, sự quản lý của chính phủ nước sở tại và thông lệ quốc tế. Nếu các chính phủ của các nước tiếp nhận đầu tư không sai lầm trong quản lý vĩ mô thì có thể hạn chế những thiệt hại của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước tư bản hay các nước công nghiệp phát triển. Nguyên tắc lợi thế so sánh cho phép các hoạt động đầu tư nước ngoài lợi dụng những ưu thế tương đối của mỗi nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên: Bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư. Những thuận lợi về khoa học kỹ thuật của các công ty cho phép so sánh với các công ty con của nó ở các vị trí khác nhau do việc tận dụng tư bản chuyển dịch cũng như chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất của các nước tiên tiến đến nơi giá thành thấp hơn 1.2. Xuất phát từ xu hướng của các quốc gia đi đầu tư Thông thường, khi nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, việc đầu tư ở trong các nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản, vì thế lợi thế so sánh ở trong nước không còn nữa. Để tăng thêm lợi nhuận các nhà tư bản tại các nước phát triển đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài, thường là đầu tư vào các nước lạc hậu hơn, nghèo hơn vì ở các nước này các yếu tố đầu vào của sản xuất còn rẻ hơn nên chi phí sản xuất thấp hơn, và do đó lợi nhuận thu được sẽ cao hơn cho các nước đi đầu tư. Vào thời kỳ đầu thế kỷ XX, lợi nhuận mà các nước đầu tư thu được từ các hoạt động đầu tư của họ là khoảng 5%/năm, cao hơn đầu tư ở các nước có công nghệ phát triển. Có như vậy là do tại các nước kém phát triển hơn hay các nước lạc hậu, tư bản vẫn còn ít, giá đất đai còn thấp, tiền lại hạ và nguyên liệu lại rất rẻ, đặc biệt là giá nhân công rẻ mạt và đây cũng chính là một lý do để tăng thêm doanh thu cho các nước đi đầu tư. Mặt khác, các công ty tư bản lớn rất cần nguồn nguyên liệu và tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp đầy đủ, ổn định cho quy mô sản xuất của họ. Điều này vừa tạo điều kiện cho các công ty lớn của các nước tư bản thu được lợi nhuận rất cao, vừa lại giúp họ giữ được vị thế độc quyền của họ Nếu muốn thực hiện sự đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một nước nào đó, nước nhận đầu tư phải có những điều kiện tối thiểu như: Cơ sở hạ tầng phát triển hoặc đủ điều kiện đảm bảo cẩn thiết cho hoạt động sản xuất và hình thành một số ngành dịch vụ phụ trợ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Vì vậy, các nước đầu tư thường chọn các nước nào có điều kiện kinh tế tương đối phát triển để đầu tư trước. Còn khi phải đầu tư vào các nước lạc hậu hơn, mà ở các nước này chưa có những điều kiện cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài thì việc các nước đi đầu tư cũng phải dành một phần vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và một số lĩnh vực dịch vụ khác để phục vụ cho việc sản xuất hoặc hoạt động đầu tư của các nước đi đầu tư, hoặc là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của họ ở nước sở tại Sau mỗi chu kỳ kinh tế, nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển lại rơi vào một cuộc suy thoái. Chính những lúc này, để vượt qua được những giai đoạn khó khăn này và tạo được những điều kiện phát triển đòi hỏi phải đổi mới tư bản cố định. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đi đầu tư hay chính là các nước công nghiệp phát triển có thể chuyển các máy móc, thiết bị cần thay thế sang các nước kém phát triển hơn và thu hồi một phần giá trị để bù đắp những khoản chi phí khổng lồ cho việc mua sắm các thiết bị máy móc mới. Những thành tựu của khoa học công nghệ mới ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đi vào áp dụng trong sản xuất và đời sống. Các chu kỳ kinh tế ngày càng bị rút ngắn đi, do đó yêu cầu thay thế máy móc thiết bị ngày càng cấp bách hơn rất nhiều. Hiện nay, bất kỳ trung tâm tiên tiến nào cũng cần phải có thị trường tiêu thụ công nghệ cấp hai, có như vậy mới đảm bảo thường xuyên đổi mới công nghệ, kỹ thuật mới 1.3. Xuất phát từ xu hướng của các quốc gia tiếp nhận đầu tư Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế- xã hội, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, mở rộng trên phạm vi toàn cầu đã lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hoà nhập vào nền kinh tế hội nhập. Trong xu thế như vậy, chính sách biệt lập đóng cửa là không thể tồn tại vì chính sách này chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của toàn nền kinh tế-xã hội của một đất nước. Một quốc gia hay một vùng lãnh thổ không thể tách khỏi sự liên quan của thế giới, vì những thành tựu đã kéo con người ở khắp nơi trên toàn cầu xích lại gần nhau hơn và như vậy dưới tác động của quá trình quốc tế hoá, khắc buộc các nước phải mở cửa hướng ra bên ngoài, mở cửa với toàn thế giới. Trong xu thế này, các nước phát triển đang dần chuyển giao các công nghệ từng phần cho các nước đang phát triển bằng rất nhiều hình thức: bằng đầu tư, bằng trao đổi thương mại hay bằng viện trợ. Nhưng con đường chính thống mà các nước đi đầu tư thường lựa chọn là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước đang phát triển hay các nước kém phát triển thường hay rơi vào vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Làm sao để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này. Đó là câu hỏi không thể có câu trả lời chung cho tất cả các nước, cho mọi hoàn cảnh. Nhưng chỉ khi nào tìm được điểm nút để thoát ra ngoài thì các nước mới có khả năng bứt phá và đuổi kịp các nước phát triển. Mỗi quốc gia có con đường đi riêng để tìm lối, và họ có những chiến lược của từng quốc gia. Cũng có những quốc gia đã thành công rực rỡ như các nước Đông Nam Á và NICs nhưng cũng có những nước lại rơi vào vòng luẩn quẩn khác như các nước Nam Mỹ và Châu Phi. Sự khôn khéo trong hoạch định chiến lược đối với nguồn FDI đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của các nước NISs. Các nước này tận dụng được những lợi thế của FDI để khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu ngoại tệ, trình độ quản lý và công nghệ mà không dẫn đến nợ trong điều kiện nền kinh tế còn lạc hậu so với các nước Mỹ, Nhật, Tây Âu. Cũng theo những bước đường mà các nước đi trước đã thành công, các nước đang phát triển sau này cũng đang đi trên con đường thu hút FDI, để dựa vào nó mà phát triển kinh tế nhanh hơn so với việc phải tự thân phát triển. Ngày nay việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số quốc gia và các vùng lãnh thổ đã và đang trở thành phương thức hữu hiệu nhất hiện nay, một yếu tố quan trọng vào loại bậc nhất trong cơ cấu ngân sách cho đầu tư phát triển của một quốc gia, một hình thức quan trọng và phổ biến trong mối quan hệ kinh tế với toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bù đắp sự thiếu hụt về vốn, công nghệ và lao động giữa các nước đang phát triển. Một nước đang phát triển sẽ khai thác tiềm năng vốn có một cách có hiệu quả hơn khi nhận được nguồn vốn và công nghệ từ các nước tiên tiến thông qua các hình thức liên doanh, hợp doanh và các hình thức đầu tư khác như: BOT, BTO, BT. Mặt khác các nước phát triển sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi bỏ vốn đầu tư ra nước ngoài, nơi mà chi phí đầu vào thấp hơn rất nhiều trong nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần cải thiện mối quan hệ chính trị giữa các nước, các quan hệ trong hợp tác về thương mại, các vấn đề về môi trường, các quan hệ văn hoá, xã hội khác tạo ra tiếng nói chung giữa các cộng đồng và khu vực. Từ những phân tích trên đây về xu hướng của cả nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư, ta thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các hình thức kinh doanh quốc tế hữu hiệu nhất hiện nay, nó đã đang và sẽ trở thành phổ cập như một phương thức tiến tạo Do đó ta có thể nói hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tất yếu khách quan 2. Tác động của FDI trong quá trình phát triển ở các nước đang phát triển (LDCs) nói chung và Việt Nam nói riêng Đứng trên quan điểm kinh doanh, phần lớn ý kiến cho rằng FDI là hình thức cao nhất trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Nó đưa lại nhiều tác động tích cực đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó không có những tác động tiêu cực lên các nước đó 2.1. Những mặt tích cực của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư Một là, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển và ngay cả các nước kém phát triển đều rơi vào tình trạng: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy mà đầu tư thấp…Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn nhất mà các nước phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước rơi vào tình trạng nghèo đói bởi lẽ không tìm và tạo ra được điểm đột phá. Trở ngại lớn nhất cho các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công an việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… từ đó tạo tiền đề để tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế một cách nhanh chóng thì chỉ có một hướng đi nhanh nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà đặc biệt là nguồn vốn FDI. Nó không chỉ bổ sung sự thiếu hụt về vốn mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ. Bởi vì FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của các nước đang phát triển, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI Hai là, lợi ích quan trọng mà FDI mang lại là công nghệ kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước Về lâu dài đây chính là lợi ích quan trọng nhất của các nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật cho các nước đang phát triển như là góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành của sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển nghề mới, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi có hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch nhanh ở các nước đang phát triển FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cao cho các nước đang phát triển, mang lại cho họ những phương thức sản xuất hiện đại, thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho quá trình phát triển như đào tạo kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao, cán bộ quản lý… Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ của mình, chẳng hạn như đầu những năm 60, Hàn Quốc còn là nước kém phát triển về ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, nhưng nhờ tiếp nhận công nghệ của Mỹ, Nhật và một số nước khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ôtô đứng thứ 7 thế giới Ba là, lợi ích về tạo công ăn việc làm. Thực ra đây là một tác động kép, tạo công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động, cũng có nghĩa là tăng thêm tích luỹ và đầu tư cho đất nước Bốn là, chính sách thu hút FDI vào các ngành nghề, các lĩnh vực nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực Năm là, hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước cho các nước đang phát triển từ các khoản cho thuê đất, mặt nước, các loại thuế như thuế doanh thu, thuế nhập khẩu… Bên cạnh các mặt tích cực của FDI, chúng ta cũng cần xét đến một số mặt tiêu cực của FDI gây ra cho các nước đang phát triển, và Việt Nam cũng phải chịu những mặt tiêu cực này khi thu hút nguồn vốn FDI 2.2. Những mặt hạn chế của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư Một là, chi phí của việc thu hút FDI. Để tiếp nhận FDI các nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là : giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian dài…hoặc tiền thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hai là, các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, điều này làm cho chi phí sản xuất cao ở các nước chủ đầu tư và nước chủ nhà phải mua hàng hoá do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn Ba là, đôi khi có một số nhà đầu tư thường lợi dụng để chuyển giao các công nghệ và kỹ thuật lạc hậu vào nước nhận đầu tư. Việc này gây ra nhiều thiệt hại cho các nước nhận đầu tư * Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc đó, do đó nước nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỉ lệ góp phần trong các xí nghiệp liên doanh, và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận * Nguy cơ gây tổn hại đến môi trường, bởi vì các nước đầu tư đã biến các nước nhận đầu tư thành các “bãi thải công nghiệp”. Các nước đi đầu tư thường chuyển giao các công nghệ hạng 2,3 thậm chí thấp hơn cho các nước chủ nhà thông qua hình thức liên doanh hoặc bán bản quyền. Hơn nữa, do trình độ yếu kém của các nước chủ nhà nên công nghệ thường được đánh giá cao hơn thực tế. Mặc dù những thiết bị công nghệ đó có khi còn cao hơn những thiết bị và công nghệ ở trong nước nhưng nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển là rất rõ ràng trong tương lai * Khi công nghệ chuyển giao lạc hậu thì rõ ràng là chất lượng sản phẩm kém, chi phí sản xuất cao và không cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường thế giới. Điều này cũng gây thiệt hại rất lớn cho các nước tiếp nhận đầu tư Bốn là: Các nhà ĐTNN lợi dụng FDI để can thiệp bất lợi vào nền chính trị của nước chủ nhà, hoạt động tình báo, gây rối loạn an ninh chính trị. Không phải nhà đầu tư nào cũng đầu tư để thu lợi nhuận. Trong số họ không ít cá nhân, tổ chức dưới danh nghĩa tiến hành hợp tác kinh doanh nhưng thực tế lại thực hiện các mục tiêu chính trị. Trong thế giới đa cực và sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các hoạt động tình báo diễn ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi các quốc gia phải luôn luôn tỉnh táo trong quan hệ đối ngoại Năm là: Ngoài một số tác động tiêu cực triên còn có một số hạn chế do FDI mang lại như: Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thu hút một số lượng lớn lao động có trình độ tay nghề cao, các cán bộ chuyên môn trẻ có năng lực, đồng thời với quy mô công ty lớn, nhiều vốn đã và đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ. Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài lại lạm dụng quá đáng sức lao động của công nhân, tạo chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớn dân cư đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghéo ngày càng sâu sắc, và nó cũng là nguyên nhân gây nên các tệ nạn và các xung đột xã hội 3. Vài nét về tình hình cạnh tranh thu hút FDI trên phạm vi khu vực và ở Việt Nam 3.1. Tình hình cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực Với xu hướng toàn cầu hoá đã được định hình, sự cạnh tranh về thu hút trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh dòng chảy vốn đầu tư FDI vẫn chưa phục hồi sau 3 năm liên tục giảm, tính chất cạnh tranh trong thu hút FDI càng trở nên khốc liệt. Nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển cũng tham gia vào cuộc chạy đua này Bảng 1: Tình hình thu hút FDI trên phạm vi toàn cầu (đơn vị: tỉ USD) 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 FDI toàn cầu 1.089,5 1.402,4 823,3 654,8 575,3 754,8 883,7 FDI vào các nước phát triển 834,9 1.128,9 591 462,6 388,4 525,2 628,7 FDI vào các nước đang phát triển 254,6 273,5 232,3 192,2 186,9 229,6 255 % vốn chảy vào các nước LDCs 23,4 19,5 28,2 29,4 32,5 30,4 28,9 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, thông tin kinh tế Trường ĐHKTQD 2004-2005 Như vậy, trong toàn bộ dòng chảy FDI toàn cầu, xu hướng đầu tư giữa các nước phát triển vẫn chiếm tỉ lệ lớn (gần 70%). Điều này cho thấy, sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển sẽ khốc liệt hơn. Thực tế cho thấy dòng chảy vào các nước đang phát triển ít về quy mô nhưng cũng có sự lựa chọn kỹ càng. Khoảng 80% chảy vào các nước có môi trường đầu tư hấp dẫn. Trong đó Trung Quốc là một điển hình, riêng năm 2004 nước này thu hút khoảng 60 tỉ USD vốn FDI trở thành một trong những địa chỉ thu hút vốn FDI hàng đầu thế giới. Các nước ASEAN năm 2004 cũng đã thu hút tổng cộng 25.6 tỷ USD vốn FDI, tăng 39% so với năm 2003 (cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của thế giới), trong đó đầu tư vào lĩnh vực chế tạo chiếm 45%. Điều này củng cố thêm địa vị của ASEAN như là một công xưởng quan trọng và ngày một phát triển. Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan và Anh là những nước đầu tư hằng đầu của khối, chiếm lần lượt 20%, 10%, 9% và 7% tổng lượng FDI rót vào thị trường ASEAN năm 2005. Trong khi Nhật Bản, Mỹ, Liên Minh Châu Âu, Trung Quốc và Hàn Quốc là các đối tác thương mại lớn nhất hiện nay của ASEAN Ngoài ra, các nước khu vực Đông Á cũng đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nhằm cạnh tranh thu hút FDI. Các quốc gia này đã và sẽ không chỉ là đối tác mà còn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI. Bên cạnh đó, với sự gia nhập WTO của Trung Quốc và năng lực thu hút FDI rất lớn của quốc gia này cũng là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong cạnh tranh thu hút FDI. Thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực rất cao trong cải thiện môi trường đầu tư. Những nỗ lực này đã cho kết quả bước đầu, tuy nhiên cần phải lưu ý rằng môi trường đầu tư được cải thiện không chỉ được đánh giá về trạng thái trước-sau mà còn phải đảm bảo tính hấp dẫn so với đối thủ cạnh tranh. 3.2. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam Nhìn chung tình hình đầu tư vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng nhanh, đặc biệt là trong năm 2005 và những tháng đầu năm 2006. Gần 6 tỉ USD là kết quả thu hút ĐTNN của năm 2005, trong đó nguồn vốn từ các dự án mới đạt 4 tỉ USD, còn lại là vốn tăng thêm từ các dự án đang hoạt động. Như vậy, tổng FDI của các dự án còn hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam đã vượt ngưỡng 50 tỉ USD. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận sau 18 năm thu hút ĐTNN (từ năm 1987-2005). Năm 1994 vượt ngưỡng 10 tỉ USD, năm 1997 vượt ngưỡng 30 tỉ, năm 2003 vượt ngưỡng 40 tỉ USD. Bảng 2: Vốn đăng ký FDI qua các năm vào Việt Nam (triệu USD) 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đăng ký 3.258 2.805 3.128 4.222 5.900 Nguồn : Tạp chí Kinh tế và Dự Báo tháng 1/ 2006 Trong năm 2005, cả nước có 705 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 5.900 triệu USD, tăng 11,4% về số dự án và 81,8% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ năm ngoái. - Phân theo ngành Đầu tư FDI vào nước ta trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu đầu tư phù hợp với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cơ cấu vốn đầu tư thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng vào công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến. Trong giai đoạn đầu mở cửa, phần lớn số vốn đầu tư đổ vào công nghiệp khai thác dầu khí, xây dựng khách sạn, du lịch và giải trí. Đến giai đoạn sau, đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển sang các ngành công nghiệp chế tạo, kể cả những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, gia dày, và các ngành sử dụng nhiều vốn như lắp ráp ôtô, phân bón, hoá chất, hóa dầu Trong năm 2005, vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu chủ yếu trong 2 lĩnh vực: công nghiệp và dịch vụ + Lĩnh vực công nghiệp có 464 dự án, chiếm 66,0 % về số dự án cấp mới và 58,1% tổng vốn đầu tư đăng ký + Lĩnh vực dịch vụ có 171 dự án, chiếm 24,3% về số dự án và 38,5% về vốn đầu tư đăng ký số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (9,7% về số dự án và 3,4% về vốn đầu tư đăng ký) - Phân theo địa phương : Phần lớn các dự án đầu tư FDI tập trung ở một số địa phương có môi trường đầu tư và kinh doanh tốt, có cơ sở hạ tầng và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm, gần thủ đô. Các địa phương thu hút nhiều dự án nhất là TPHCM, TP. Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và đặc biệt gần đây các nhà đầu tư đang quan tâm đến một số tỉnh lân cận thủ đô như Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng… Trong năm 2005 có 41 địa phương thu hút vốn FDI, trong đó 5 địa phương đứng đầu cả nước là: Hà Nội chiếm 11,6% số dự án và 31,6% tổng số vốn đầu tư đăng ký; Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 1,7% về số dự án và 19,7% tổng số vốn đăng ký đầu tư; Đồng Nai chiếm 11,1% về số dự án và11,3% số vốn đăng ký; Bình Dương chiếm 17,9% số dự án đầu tư và 7,3% số vốn đăng ký; Thành Phố HCM chiếm 29,4% số dự án và 6,9% số vốn đăng ký Như vậy 5 địa phương trên 78,8% tổng số vốn đăng ký của cả nước. - Phân theo đối tác đầu tư: Nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu từ các nước Châu Á. Trong đó đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo, Hàn Quốc, Malaixia… chiếm khoảng 60% về số vốn đăng ký và 63% vốn thực hiện. Phần còn lại là các nước Châu Âu (khoảng 20%), Châu Mỹ khoảng 13%... Các nước Nhật Bản, các nước Châu Âu, Mỹ thường đầu tư vào các ngành công nghiệp như dầu khí, ôtô, bưu chính viễn thông. Còn các nước Đông Á và các nước ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm và khách sạn II. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An 1. Những tiềm năng và lợi thế phát triển của tỉnh Nghệ An 1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Tỉnh Nghệ An nằm trên tuyến giao lưu Bắc Nam và đường xuyên Á Đông Tây. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hoá của tỉnh và của khu vực Bắc trung bộ, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía nam và cách TPHCM 1.400 km về phía bắc Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn và đông dân, với 16.480km2 đất tự nhiên, dân số trên 3 triệu người, mật độ dân số là 183 người/km2. Tỉnh có 1 thành phố loại hai, 1 thị xã và 17 huyện. Điều kiện địa lý, kinh tế của tỉnh tương đối đa dạng và phong phú, có biển, đồng bằng và rừng núi. Đây là thế mạnh mà ít địa phương có được. Đất nông nghiệp của tỉnh có 207.100 ha, đất lâm nghiệp 1.195.557 ha, là điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên quy mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, từ cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu đến chăn nuôi đại gia súc, nuôi trông thuỷ sản… Diện tích rừng của tỉnh gần 750 nghìn ha, trong đó có rừng quốc gia Pù Mát, các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống diện tích 50 nghìn ha có nhiều động thực vật quý hiếm, ngoài khả năng để phát triển vùng nguyên liệu giấy, chăn nuôi đại gia súc… còn là điểm du lịch sinh thái Nghệ An là một tỉnh giáp biển với diện tích hơn 4 nghìn hải lý vuông, 6 cửa lạch, trên 3 nghìn ha diện tích nước mặn lợ có khả năng phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, trữ lượng thuỷ hải sản ước tính trên 80.000 tấn. Bờ biển Nghệ An dài 82 km có nhiều bãi biển đẹp. Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An khá phong phú, có một số loại có trữ lượng lớn có thể khai thác với quy mô công nghiệp như: đá vôi trắng gần 1 tỷ tấn chất lượng tốt, đá xây dựng trữ lượng gần 1 tỷ m3, đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn, đá bazan trên 260 triệu m3, trên 54 triệu m3 đá đen, sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn … điều đáng nói là các tài nguyên khoáng sản của Nghệ An tập trung thành quần thể, có chất lượng cao, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển 1.2. Cơ sở hạ tầng Tỉnh Nghệ An hội tụ đủ các tuyến đường sắt, đường bộ, đường không, đường sông và đường biển, là cầu nối giữa hai miền Bắc Nam, là cửa ngõ sang Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh hiện có hai cửa khẩu quốc sang Lào là cửa khẩu Nặm Cắn và Thanh Thuỷ, tương lai có thêm cửa khẩu Thông Thụ rất thuận tiện cho việc giao lưu với các nước khu vực phía tây. Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Cảng biển Cửa Lò có thể đón nhận tầu 1 vạn tấn cập cảng hiện đang tiếp tục được đầu tư mở rộng. Sân bay Vinh nằm sát trung tâm thành phố đã được nâng cấp, mở rộng để máy bay hiện đại lớn có thể cất hạ cánh Hệ thống điện lưới quốc gia, thong tin liên lạc đã phủ hết các huyện trong tỉnh, có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tỉnh nhận nguồn cung cấp điện chủ yếu từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cấp điện cho trạm 220 KV Hưng Đông … trên địa bàn tỉnh hiện đang sắp khởi công xây dựng nhiều công trình thuỷ điện như: Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố, Nặm Cắn 1 và 2... Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập của tỉnh nhiều và lượng mưa hằng năm tương đối cao so với cả nước. riêng nước sinh hoạt cho đô thị và khu công nghiệp (KCN) đều có hệ thống nhà máy phân phối đều trên toàn tỉnh đảm bảo 1.3. Nguồn nhân lực Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn và đông dân, với dân số trên 3 triệu người. Lực lượng lao động của Nghệ An tương đối dồi dào, tổng số lao động trong tuổi lao động khoảng 1.500.000 người, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó lao động có việc làm thường xuyên là 1.382.000 người, chiếm khoảng 92.1% tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Còn phân theo ngành kinh tế thì: Lao động trong ngành Nông- Lâm- Ngư là chiếm 70.1% và Công nghiệp-Xây dựng chiếm 13%, lao động thiếu việc làm thường xuyên là khoảng gần 8% Chất lượng lao động năm 2004 như sau : + Tổng số lao động qua đào tạo : 345.500 người, chiếm khoảng gần 28 % lao động có việc làm thường xuyên Bảng 3 : Chất lượng lao động Nghệ An trong năm 2004 (người) Tiêu chí Tổng số lao động tỉ lệ % so với lao động được đào tạo tỉ lệ % so với lao động có VLTX Tổng LĐ qua đtạo 345.500 100 100 CN kỹ thuật 58.735 17 3,2 Sơ cấp kỹ thuật 122.652 35,5 6,7 Trung cấp kỹ thuật 118.506 34,3 6,5 Cao đẳng & Đ.Học 45.295 13,11 2,5 Trên Đại Học 311 0,09 0,018 Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội Nghệ An Hằng năm có hơn 20 nghìn học sinh tốt nghiệp từ Đại Học Vinh, 5 trường cao đẳng, 3 trường trung học kỹ thuật, 7 trường ._.đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề, sẽ là nguồn bổ sung lao động đáng kể, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong những năm tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức đào tạo để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo thợ lành nghề và doanh nhân. Tỉnh đề nghị Trung ương nâng cấp trường Đại Học Vinh và một số trường cao đẳng lên đại học như: Cao đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật… đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số trường dạy nghề Tóm lại: Nghệ An có nguồn lao động dồi dào, trẻ, với truyền thống cần cù, hiếu học, là cơ sở để tiếp tục đào tạo và hình thành đội ngũ lao động có trình độ quản lý, kinh tế, có đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai 2. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế Nghệ An 2.1. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với những thế mạnh về vốn, công nghệ đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, ngày càng có những xu hướng phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Sự gia tăng lên về tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và tỉ trọng ngành nông nghiệp dang giảm đã cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngành của tỉnh. Các dự án đầu tư ngày càng tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, từ đó làm cho trong một thời gian ngắn, một số ngành có tốc độ phát triển cao, ví dụ như: Lắp ráp ô tô, xe máy; ngành sản xuất ximăng; các ngành công nghiệp chế biến cũng đang rất được phát triển; hay các dịch vụ phục vụ các loại hình du lịch cũng đang là lĩnh vực được quan tâm… Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy các khu vực trong tỉnh phát triển đồng đều hơn. Nhờ các chính sách khuyến khích của tỉnh và của Nhà nước mà các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn và nhờ đó mà đời sống nhân dân ở đó được cải thiện một cách đáng kể, nhất là các bà con dân tộc, ví dụ như các vùng Nghĩa Đàn, Tương Dương hay Nghi Phú, Nghi Lộc, Cửa Lò….Tại đây, nhiều công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng như: điện, đường, bệnh viện, trường học…cũng từ nguồn vốn FDI. 2.2. Đào tạo và thu hút nguồn lao động của tỉnh Nguồn lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện cuộc sống của dân cư, từ đó tạo điều kiện cho lao động nâng cao trình độ chuyên môn trong công việc và tay nghề là một mặt tích cực rất lớn mà nguồn vốn FDI mang lại cho hầu hết các địa phương tiếp nhận đầu tư, và Nghệ An cũng là một trong những địa phương đó. FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tao ra công ăn việc làm của gần hàng triệu lao động Nghệ An thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là có một số dự án hoặc nhà máy xây dựng trong các KCN mà sử dụng nhiều công nhân như: may mặc, điện tử, chế biến… Ngoài ra, cũng giống như đặc điểm chung của nó, FDI nâng cao năng lực quản lý của các công nhân, lao động trong tỉnh theo nhiều hình thức khác nhau. Và tỉnh đòi hỏi phải phù hợp để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư 2.3. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của địa phương. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ có sẵn từ bên ngoài và khả năng phát triển công nghệ của tỉnh, khả năng tự nghiên cứu và ứng dụng nó tại địa phương Chuyển giao công nghệ thông qua FDI vào tỉnh thường được thực hiện bởi các tập đoàn xuyên quốc gia dưới hình thức chuyển nhượng, chuyển giao… giữa các chi nhánh của nó. Bên cạnh chuyển giao những công nghệ có sẵn, thông qua FDI các chủ đầu tư hay các tập đoàn này còn góp phần tích cực đối với việc tăng cường khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ tại tỉnh. Tuy tỉ lệ này còn thấp so với cả nước và các địa phương khác, nhưng nó cho thấy một sự tiến bộ và một tương lai tốt đẹp hơn cho sự phát triển công nghệ tại tỉnh 2.4. Đóng góp vào ngân sách cho tỉnh Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đóng góp vào ngân sách những khoản thuế như: thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, các khoản thuế doanh thu và các khoản phí, tiền thuê mặt bằng… Tốc độ nộp ngân sách của khu vực này ngày càng tăng, nhất là các dự án có vốn đầu tư lớn và có lợi nhuận cao. Đây là một trong những vai trò rất quan trọng mà FDI tạo cho tất cả các nước và các địa phương tiếp nhận vốn đầu tư. 2.5. Bổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế tỉnh Với số vốn đầu tư đã thực hiện trong tỉnh những năm qua đang tăng lên, kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, nó đã góp phần đáng kể vào nguồn vốn đầu tư xã hội của tỉnh, và nhất là nguồn vốn phát triển kinh tế. Khi ngân sách của tỉnh tăng lên do đóng góp của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thì việc sử dụng nguồn vốn này làm quỹ phát triển kinh tế của tỉnh là một việc làm đúng đắn trong thời đại này. Từ những điều phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất quan trong đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, và do đó nó thực sự rất quan trọng cho các địa phương có nền kinh tế nghèo như Nghệ An. Vì vậy việc đưa ra những giải pháp để thu hút nguồn vốn này vào tỉnh là một điều hết sức cần thiết III. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An 1. Kinh nghiệm thu hút của một số địa phương trong nước 1.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào Đà Nẵng Đà Nẵng được xác định là vị trí chiến lược quan trọng của nước ta, là trung tâm kinh tế, văn hoá của miền Trung. Là tỉnh có những yếu tố địa- kinh tế thuận lợi, nó đang là địa điểm thu hút FDI mạnh ở nước ta. Đà Nẵng nay đã khác trước, nhờ công cuộc đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy kinh tế từ Đảng và Nhà nước đến từng doanh nhân, từng người lao động. Đà Nẵng đang hội đủ những yếu tố thiên thời- địa lợi. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2004 Đà Nẵng được nâng lên cấp thành phố quốc gia, trở thành 1 trong 5 thành phố trung tâm của cả nước. Theo kết quả ĐTNN thời gian qua, trong số 66 dự án ĐTNN cùng với gần 400 triệu USD hiện vẫn còn hiệu lực trên địa bàn thành phố, thì hơn một nửa được cấp giấy phép trong 4 năm gần đây. Để tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh, ngày 10/3/2004. Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành 2 văn bản quan trọng. Đó là quyết định số 50/2004/QĐ-UB về những chính sách ưu đãi nhằm thu hút ĐTNN và quyết định 51/2004/QĐ-UB về những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn thành phố. Suy cho cùng thì chính sách ưu đãi hay khuyến khích đầu tư ở một địa bàn tựu chung là ché độ thuê đất, mua đất đai, sang nhượng quyền sử dụng đất, là các loại thuế suất đối với các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư… về mặt này thì Đà Nẵng tạo điều kiện hấp dẫn nhất, với thời gian sớm nhất với chi phí thấp nhất Đà Nẵng khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sau: Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, như công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm máy tính, công nghiệp hướng vào sản xuất hàng xuất khẩu với quy mô vừa và nhỏ Kết hợp với những đổi mới chung của Việt Nam, Đà Nẵng đang tập trung vào xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh cải cách hành chính để “ trải thảm” mời đón các nhà đầu tư. Trong tương lai không xa, Đà Nẵng sẽ là thành phố vì hoà bình và phát triển thịnh vượng 1.2. Những cơ chế chính sách ưu đãi riêng của tỉnh Đồng Nai Là tỉnh có những lợi thế về địa lý, nằm trong khu vực trung tâm phía Nam, cách TP.HCM 25 km. Kết cấu hạ tầng khá thuận lợi cho việc phát triển cả công nghiệp lẫn nông nghiệp. Tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ văn hoá khá cao, tác phong công nghiệp. Từ những chủ trương chính sách của Nhà nước và những tiềm năng, lợi thế của địa phương, tỉnh đã chọn quy hoạch phát triển KCN là mô hình phát triển trọng điểm kinh tế của địa phương. Đây cũng là giải pháp quan trọng để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triẻn để từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới Một số chính sách ưu đãi riêng khi phát triển công nghiệp Đồng Nai: - Thực hiện ưu đãi đặc biệt (miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ hạ tầng…) đối với các dự án đầu tư vào xã nghèo, các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các ngành nghề khuyến khích trên địa bàn tỉnh, cụ thể: + Các dự án đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục 16 xã nghèo không phân biệt ngành nghề, được miễn tiền thuê đất + Các dự án đầu tư vào khu (cụm) công nghiệp tại các huyện: Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh: được miễn phí sử dụng hạ tầng trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, nếu các khu (cụm) công nghiệp đó có đầu tư thu phí hạ tầng. Ngoài ra, nếu dự án đầu tư ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư (theo nghị định số 24/2000/NĐCP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luật đầu tư nước ngoài) được miễn tiền thuê đất, các dự án đầu tư thuộc các ngành nghề còn lại được miễn tiền thuê đất trong thời gian 15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất - Các doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp (không kinh doanh được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất) - Các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm (khu) công nghiệp đã được UBND tỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh, được tỉnh tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đã được chính phủ phê duyệt Thành quả đạt được của tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua tương đối toàn diện, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về kinh tế, xã hội. Với điều kiện vị trí thuận lợi, tiềm năng phong phú và đa dạng tỉnh Đồng Nai phấn đấu đạt được những thành tựu mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước 1.3. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư của Bà Rịa Vũng Tàu Trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 của tỉnh đã đưa ra mục tiêu huy động 72.260- 82.260 tỉ đồng vốn đầu tư, và tốc độ tăng bình quân là 25-27%/ năm. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và có tác động lớn đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ này UBND tỉnh đã đề ra một giải pháp cải thiện môi trường đầu tư. - Thực hiện tốt công tác quy hoạch đồng thời công bố công khai quy hoạch nhằm định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp với tiềm năng, lợi thế phát triển, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững Công tác quy hoạch vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp quan trọng để tăng cường thu hút đầu tư. Từ đó, xác định các tiềm năng, lợi thế, các khó khăn và thách thức, các yếu tố phát triển, các lĩnh vực cần tập trung thu hút đầu tư - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư - Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thận lợi cho các nhà đầu tư - Áp dụng một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư phù hợp với quy hoạch chung của pháp luật và tính chất đặc thù của địa phương - Bảo đảm an ninh trật tự và ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiển khai dự án Đây được coi là giải pháp quan trọng trong tổng thể các giải pháp nhằm thu hút đầu tư. Các cơ quan phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh, trật tự và ổn định xã hội cho các nhà đầu tư, bảo vệ tài sản, vốn đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng và đưa dự án hoạt động - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thong tin về quy hoạch, về chủ trương định hướng phát triển, thong tin về cơ chế chính sách thương mại của chính phủ và của địa phương - Xây dựng, giáo dục tinh thần, thái độ trọng thị đối với các nhà đầu tư, quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để nắm bắt kịp thông tin về khó khăn của doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ giải quyết 1.4. Kinh nghiệm thu hút của TP.HCM Để có được thành quả là dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI , TP Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Trước hết, thành phố cũng bắt đầu cuộc chạy đua với các địa phương trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư. Thành phố lựa chọn các ngành nghề phù hợp với quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên những ngành dịch vụ cao cấp, những ngành công nghệ cao sử dụng ít lao động; công bố quy hoạch ngành nghề, quy hoạch quỹ sử dụng đất; hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đơn giản các thủ tục đăng ký và triển khai các dự án đầu tư. Thành phố còn hợp đồng với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để giới thiệu các dự án, chính sách ưu đãi… đến các nhà đầu tư quốc tế. Sau hội chợ là kế hoạch mời các nhà đầu tư vào TP Hồ Chí Minh tham quan, giới thiệu các cơ hội và tiềm năng đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, giới thiệu tiềm năng du lịch... Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các dự án công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới, các dự án thâm dụng chất xám… tại TPHCM sẽ được cấp giấy phép nhanh nhất, hưởng giá thuê đất thấp nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất. Song song đó, thành phố cũng kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm… Những dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ được cấp giấy phép trong 5 ngày. Từ 1-9 Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ áp dụng quy trình cấp phép một cửa tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép. TP cũng công bố chương trình 7 sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư trên các lĩnh vực: Sẵn sàng đất, viễn thông, cung ứng lao động, hạ tầng điện nước, thông tin… Thành phố trở nên chuyên nghiệp hơn trong mời gọi đầu tư, quảng bá hình ảnh. Với những hoạt động này, chúng ta có quyền hy vọng một dòng chảy đầu tư mới, mạnh hơn sẽ đổ về TP Hố Chí Minh trong thời gian tới. 2. Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An Qua quá trình phát triển tạo nên những kinh nghiệm cho tỉnh, bên cạnh đó việc học tập các giải pháp mà các địa phương đã sử dụng và được coi là phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Nghệ An đã rút ra những bài học sau: - Bài học về giải pháp cải thiện môi trường đầu tư + Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực đầu tư + Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đây là vấn đề có tính chất rất quan trọng , tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư + Đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư vào KCN, cụm công nghiệp + Có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư + Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hiện có làm sao để cạnh tranh với các địa phương trong cả nước…. - Bài học về việc sử dụng Ngân sách: đây là vấn đề rất quan trọng, có tính đột phá, Ngân sách của tỉnh nên: + Cùng với ngân sách trung ương để dành cho việc đầu tư hạ tầng quan trọng như cảng, sân bay, đường quốc lộ chính, điện nước, viễn thông, sớm hoàn chỉnh cơ sở vật chất hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… + Bố trí ngân sách cho công tác bồi thường, giải phóng và san lấp mặt bằng các dự án đặc thù + Tập trung đầu tư vào Quỹ Xúc tiến Đầu tư, quỹ này phục vụ cho các công tác đầu tư - Xác định đối tác phù hợp, hiệu quả để xúc tiến vận động, đa dạng hoá các hình thức Xúc tiến đầu tư + Xác định các đối tác chiến lược, mang tính thường xuyên, lâu dài cần xúc tiến đầu tư, xác định cụ thể cho các loại chương trình, dự án + Xác định các hình thức xúc tiến tập trung, hình thức phân tán - Phân nhóm và xác định các dự án để có giải pháp xúc tiến và vận động đầu tư có hiệu quả Trên đây chỉ là những bài học được rút ra rất tóm tắt từ những kinh nghiệm của các địa phương trong cả nước đã thành công trong công tác kêu gọi và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cũng chính từ kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An Phần II. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 I . Tổng quan tình hình thu hút FDI vào công nghiệp cả nước Sau giai đoạn sụt giảm 1996-1998 (do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực), thu hút ĐTNN phục hồi chậm trong các năm 2001-2003, đến thời kỳ 2004-2005, cùng chung với xu hướng tăng mạnh dòng đầu tư đổ vào các nước đang phát triển, thu hút ĐTNN vào Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, báo hiệu một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Trước nhu cầu phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng GDP hơn 7%/năm trong thời gian tới, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn là phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ và tạo ra một cuộc bùng nổ về thu hút FDI, cả về quy mô và chất lượng, như là một lực đẩy cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một số ngành như năng lượng (dầu khí, điện), công nghiệp nặng (cơ khí, thép, ôtô, thiết bị điện - điện tử), công nghiệp nhẹ (dệt may, da giầy, rượu bia nước giải khát, thuốc lá, nhựa, giấy) có sự tăng trưởng nhanh, liên tục và luôn thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất. Riêng ngành dầu khí đã thu hút gần 7 tỷ USD từ nguồn vốn FDI. Công nghiệp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) do có lợi thế về yếu tố kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý điều kiện, có thị trường đầu ra ổn định, lại được nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, nên trong những năm qua phát triển ngày càng nhanh và ổn định hơn khu vực công nghiệp trong nước. Giai đoạn 1996-2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7% và tăng giá trị sản xuất 20,28%. Vị trí của công nghiệp FDI trong cơ cấu công nghiệp cả nước ngày càng được củng cố. Tỷ trọng của khu vực này trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần: từ 16,9% năm 1991 lên 23,65% năm 1995, từ 26,5% năm 1996 lên tới 35,3% năm 2001, và hiện chiếm tới 35,6% (cao hơn cả khu vực DNNN và khu vực ngoài quốc doanh) Không chỉ tăng nhanh mà công nghiệp khu vực FDI còn sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại nên chất lượng và chi phí sản xuất có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng ngày càng lớn cùng với chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ của công nghiệp FDI đã góp phần quan trọng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp cả nước trên 10% liên tục suốt thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm tỷ trọng cao một số ngành như: dầu khí 99,9%; 84,2% lắp ráp ôtô; 75% sản xuất phương tiện vận tải khác; 31,5% sản xuất thép; 44,8% sản xuất thiết bị điện tử; 40,5% về dệt may, da giầy; 37,7% hoá chất; 24,6% sản xuất thực phẩm và đồ uống, v.v... Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội ở nước Việt Nam, đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng công nghiệp 7 tháng đầu năm đạt 16% và đóng góp xuất sắc vào việc tạo nên tốc độ tăng trưởng cao này là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu khí) với mức tăng trong 7 tháng đầu năm 2005 là 25,2%. Nhìn chung, về mặt vĩ mô, khu vực FDI tạo ra khoảng 13-15% GDP, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước (1/4 thu ngân sách) và tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài giá trị về kinh tế, công nghiệp FDI còn tạo thêm hàng triệu việc làm, nhất là trong ngành công nghiệp nhẹ, góp phần bổ sung và hoàn thiện các mô hình quản lý và tổ chức sản xuất mới phù hợp với cơ chế thị trường ở Việt Nam. II. Tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Nghệ An Trong 5 năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh và đúng hướng, bước đầu tạo nên thế và lực cao hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,6% /năm, cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP từ 18,6% năm 2000 đã tăng lên 27,5% năm 2005, tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống một cách rõ rệt. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,3 triệu đồng. Riêng lĩnh vực công nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuất tăng bình quân năm 24%. Năm 2005 nhiều sản phẩm chủ lực đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra và tăng gấp nhiều lần so với năm 2000 như Bia 30 triệu lít tăng gấp 2,7 lần; đường kính 152.000 tấn, tăng gấp 3 lần, xi măng 1,4 triệu tấn, tăng gấp 9 lần; gạch nung 330 triệu viên, tăng gấp 2 lần… Theo thống kê của tỉnh ta có bảng số liệu sau về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua: Bảng 4 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo thành phần kinh tế 2001-2005 (đơn vị: %) 2001 2002 2003 2004 Ước 2005 GTSX Công nghiệp (tỉ đồng) 1300.92 1793.62 3026.6 3395.13 3694.7 GTSX Công nghiệp (%) 100 100 100 100 100 GTSXCNquốc doanh 29,78 38,6 43,14 45,21 45,83 GTSXCN ngoài quốc doanh 45,21 41,98 40,69 38,77 38,09 GTSXCN có vốn ĐTNN 24,99 19,43 16,18 16,02 16,08 Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2004 và ước tính 2005 tỉnh Nghệ An-Biên soạn Chi cục thống kê Nghệ An Theo số liệu trên ta thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua đang tăng lên. Trong đó GTSX công nghiệp của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có tăng lên, nhưng những năm gần đây thì có xu hướng chững lại, do đó chúng ta càng phải xem lại những biện pháp khắc phục tình trạng này. Về cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp của tỉnh tập trung vào 3 ngành công nghiệp là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, và công nghiệp sản xuất điện nước. Nhưng tập trung hơn cả là ngành công nghiệp chế biến chiếm hơn 90% số vốn đầu tư vào công nghiệp của tỉnh Bảng 5 : Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2000-2005 (đơn vị: %) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 CN khai thác mỏ 8,30 8,03 8,92 7,21 7,02 6,96 CN chế biến 91,15 91,51 90,57 92,2 92,31 92,33 Sản xuất điện nước 0,55 0,46 0,51 0,59 0,67 0,71 Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2004 và ước tính 2005 Ngoài ra với 16.480 km đất tự nhiên có thể đáp ứng nhu cầu đất và rất thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp để quy hoạch các khu công nghiệp (KCN). Để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Nghệ An là xây dựng thành công các KCN tập trung để hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngay từ năm 1997, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tỉnh đã quyết định xây dựng KCN đầu tiên vào ngày 18/12/1998 , KCN Bắc Vinh Theo báo cáo của ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, tỉnh Nghệ An đã lập quy hoạch chi tiết được 4 KCN tập trung và được chính phủ đồng ý. Đó là Cửa Lò diện tích 50 ha; Bắc Vinh diện tích 143 ha ; Hoàng Mai diện tích 300 ha, Nam Cấm 327,83 ha. Hiện nay tỉnh đang triển khai lập quy hoạch chi tiết KCN Phủ Quỳ với diện tích 300 ha + KCN Bắc Vinh: Thành lập năm 1998 tại Hưng Đông, thành phố Vinh, với diện tích 143,6 ha với tổng vốn đầu tư 78.5 tỉ đồng. Các ngành nghề ưu tiên phát triển tại KCN là : Dệt, may xuất khẩu; giầy da xuất khẩu; điện tử; điện dân dụng; chế biến lương thực, thực phẩm…Tính đến 6/2005 đã có 15 dự án đầu tư xây dựng trong KCN với diện tích đất thuê là 30 ha, đạt gần 70% diện tích công nghiệp. Tổng vốn đầu tư hiện đạt 305 tỉ đồng và 1,2 triệu USD. Trong đó có 2 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, còn lại là các dự án liên doanh với nước ngoài và ngoại tỉnh, còn một số dự án đang xây dựng. Sự ra đời của kCN đã giải quyết một phần nhu cầu di dời các cơ sở công nghiệp trong nội thành, tạo ra một diện mạo mới cho thành phố, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá các vùng lân cận thành phố Vinh; các dự án đầu tư tại KCN góp phần giải quyết hơn 1600 lao động tại địa phương + KCN Nam Cấm: Được thành lập ngày 16/9/2003, có diện tích 327 ha, thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc; Các ngành công nghiệp được ưu tiên là: Sản xuất thép; lắp ráp ô tô; phân bón; chế biến khoáng sản; chế biến gỗ; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; giầy da xuất khẩu… Đến 6/2005 KCN đã thu hút 20 dự án đầu tư. Tổng số vốn đầu tư là 1.336,2 tỉ đồng và 9,388 triệu USD. Diện tích của đất công nghiệp cho thuê là 142 ha + KCN Cửa Lò: KCN đã được chính phủ phê duyệt để thành lập, có diện tích quy hoạch là 40,55 ha. Các ngành công nghiệp ưu tiên trong KCN là: May xuất khẩu; hàng mỹ nghệ xuất khẩu; đồ chơi trẻ em; đồ lưu niệm; điện- điện tử; lắp ráp cơ khí; kho ngoại… Đặc biệt trong KCN này, công ty VINAMILK đã thuê 4,37 ha đất, hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất vào tháng 6/2005. Nhà máy sữa Nghệ An có công suất 15 triệu lít sữa/ năm, tổng số vốn đầu tư là 75tỉ đồng + KCN Hoàng Mai: Quy hoạch KCN này nằm trong quy hoạch tổng thể vùng Nam Thanh-Bắc Nghệ đã được chính phủ phê duyệt ngày 10/10/1997, thuộc huyện Quỳnh Lưu với diện tích khoảng 400 ha. Vị trí quy hoạch này tương đối thuận tiện, phù hợp với quy hoạch phát triển của huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2001-2010 và quy hoạch tổng thể khu đô thị Hoàng Mai đang được UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa, lắp ráp thiết bị xây dựng; sản xuất bao bì, hoá chất… + KCN Phù Quỳ: KCN nằm cạnh đường Hồ Chí Minh, có diện tích khoảng 180-200 ha. Các ngành nghề ưu tiên: Công nghiệp chế biến sau đường, chế biến nông sản, chế biến lâm sản, chế biến thức ăn gia súc; sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí, chế biến khoáng sản… Tính đến tháng 6/2005, các KCN Nghệ An đã thu hút được 36 dự án đầu tư, trong đó có 9 dự án FDI, chiếm 25% tổng số dự án, với tổng số vốn là 12,40 triệu USD. Số dự án đi vào hoạt động là 14 dự án. Số dự án đang xây dựng là 12 dự án, trong đó có 7 dự án đã đưa vào hoạt động trong năm 2005 (3 dự án ở KCN Bắc Vinh và 4 dự án tại KCN Nam Cấm). Số dự án chưa triển khai là 11 dự án, đều tập trung ở KCN Nam Cấm. Một số dự án lớn đầu tư vào Nghệ An đáng kể đến là Nhà máy bia Vilaken của công ty hợp tác kinh tế Việt-Lào có công suất 100 triệu lít/năm, vốn đầu tư là 900 tỉ đồng; Nhà máy sản xuất bao bì tự huỷ với công suất là 30 triệu sp/năm, vốn đầu tư là 155 tỉ đồng; Nhà máy chế biến đá trắng công suất 100.000 tấn/năm, liên doanh Việt-Mỹ có vốn đầu tư 3,5 triệu USD… Nhìn chung, số dự án đầu tư vào công nghiệp Nghệ An, đặc biệt là các KCN có xu hướng ngày càng tăng phản ánh môi trường đầu tư ở Nghệ An có những cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua. 2. Tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2001-2005 2.1. Quy mô đầu tư FDI vào công nghiệp Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư phát triển của tỉnh có bước chuyển biến tích cực và toàn diện. Tổng vốn đầu tư huy động thời kỳ 2001-2005 ước đạt 27.800 tỉ đồng, tăng 40% so với thời kỳ 1996-2000, bằng 108% so với dự kiến kế hoạch. Trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là đầu tư trong nước đạt 88%, vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh chiếm 11%. FDI vào tỉnh những năm gần đây tăng mạnh, đạt khoảng 4.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2005, toàn tỉnh có 14 dự án đầu tư, so với 81 triệu USD, đưa số dự án đầu tư nước ngoài vào Nghệ An sau 10 năm lên 18 dự án đang hoạt động với số vốn 188.73 triệu USD, đứng thứ 20/64 tỉnh, thành trong cả nước. Điều đáng chú ý là tỉnh đang ngày càng thu hút đầu tư vào công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản. Một số dự án đã đi vào sản xuất ổn định và có nhu cầu sản xuất vượt quá công suất thiết kế như liên doanh mía đường và gỗ ép MDF, đá Việt-Nhật… Sau đây là bảng thống kê tình hình thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2001-2005. Bảng 6: Tình hình thu hút FDI vào công nghiệp Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005. (Đơn vị: Triệu đồng) 96-2000 2000-2005 2001 2002 2003 2004 2005 FDI vào tỉnh 2.823.000 2.045.434 185.434 157.000 210.000 729.000 764.000 FDI vào CN 2.117.250 1.431.803 129.803 109.900 147.000 510.300 534.800 Nguồn : Phòng tổng hợp - Sở Kế Hoạch Đầu tư Nghệ An Theo bảng trên ta thấy nhìn chung FDI vào công nghiệp Nghệ An đang tăng đều, và tỉ lệ đầu tư vào công nghiệp khá cao. FDI vào công nghiệp năm 2001 là 129.803 triệu đồng và 5 năm sau, con số này là 534.800 triệu đồng, tăng hơn 4 lần. Như vậy ta thấy việc Nghệ An tích cực cải thiện môi trường đầu tư và có những chính sách đầu tư đang phát huy hiệu quả của nó. Tuy nhiên, so với số dự án và số vốn đầu tư của cả nước và của các địa phương khác thì con số này là còn hạn chế, nhưng với tốc độ tăng này thì ta có quyền hy vọng trong những năm tới, khi mà chính quyền và người dân có một cách nhìn khác về việc thu hút FDI và khi mà Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng hơn nữa với thế giới thì con số FDI vào Nghệ An sẽ tiếp tục tăng nhanh. 2.2. FDI theo dự án đầu tư Trong những năm qua, các dự án đầu tư FDI vào công nghiệp Nghệ An thực hiện theo các hình thức đầu tư như: Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh tế. Trong đó - Dự án Liên doanh : 8 dự án - Dự án 100% vốn nước ngoài: 9 dự án - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: 1 dự án Và sau đây là danh sách các dự án cụ thể có vốn FDI vào công nghiệp Nghệ An Bảng 7 : Danh sách các doanh nghiệp có vốn FDI và tổng hợp vốn đến năm 2005 (Đv tính: 1000 USD) TT Danh mục tổng vốn đầu tư vốn pháp định vị trí đặt trụ sở ước thực hiện 1991-2005 tTổng số NN(%) VN(%) tổng NN VN 1 XNLD chế biến gỗ Nghệ An 520 520 51 49 Vinh-NghệAn 520 2 CTLDHữu Nghị Shell Butimen 16,000 7,600 100 TX Cửa Lò-N.A 16,000 3 CTLDMíađường Tate&Lyle 90,000 36,000 81 19 QuỳHợp Nghệ An 90,000 4 CTLDSX giầy da Việt Đức 3,000 2,400 30 70 Vinh- NghệAn 2,100 5 CT khoáng sản Việt Nhật 4,500 3,960 100 QuỳHợp-Nghệ An 4,000 6 CTLDSX gỗ ép MDF 4,500 4,000 93 7 NghĩaĐàn Nghệ An 4,000 7 XNSX bật lửa gas doanh phú 2,500 2,500 100 Nghi liên Nghi Lộc 2,500 8 NMSX bê tông & thiết bị điện 1,200 1,200 100 KCN Bắc Vinh 1,200 9 HĐ đá trắng Đài Loan 2,000 2,000 100 TP Vinh 2,000 10 LD Hồng Thái 50,000 50,000 64 36 KCN Cửa Lò 35,000 11 Khai thác Vàng Sông Hiếu 480 480 70 30 Nghĩa Đàn 480 12 Gỗ Dăm Đài Loan 5,000 610._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36337.doc
Tài liệu liên quan