Tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam

Tài liệu Tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam: Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới ngoại thương Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm. Tỷ giá biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bên cạnh các yếu tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá dễ dàng nhận biết như cung cầu ngoại hối, lãi suất, lạm phát, cán cân thanh toán…tỷ giá còn chịu tác động bởi những yếu tố nếu thoáng qua sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả. Ví như công việc của một ... Ebook Tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam

doc125 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người bán hàng rong: xét một cách cụ thể công việc của một người bán hàng rong ảnh hưởng đến thu nhập của anh ta, đến lượt thu nhập lại tác động lên chi tiêu thực tế, gây ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng và cuối cùng là tỷ giá hối đoái thực tế. Mặc dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô cùng phức tạp song tỷ giá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Các quốc gia trên thế giới từ lớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là một công cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng như ngoại thương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối. Việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái dưới đây do đó sẽ giúp ta hiểu hơn tại sao tỷ giá hối đoái lại quan trọng đối với các quốc gia đến như vậy. 1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷ giá hối đoái: 1.1.1. Khái niệm: Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm thương mại trong nước, khi ta mua cam Sài Gòn hay bưởi Vĩnh Long, tất nhiên chúng ta sẽ trả bằng tiền đồng của Việt Nam và tất cả những người bán cũng muốn chúng ta trả cho họ bằng đồng tiền như vậy. Điều đó cho thấy các giao dịch kinh tế trong phạm vi một nước rất đơn giản. Song nếu chúng ta muốn mua cam California (Mỹ) thì mọi việc sẽ hoàn toàn khác. Các nhà xuất khẩu Mỹ sẽ muốn chúng ta trả cho họ đô la Mỹ chứ không phải tiền đồng Việt Nam, do đó ta sẽ phải mua đô la Mỹ, từ đó dùng lượng đô la này để trả cho họ. Một câu hỏi đặt ra liệu chúng ta sẽ cần bao nhiêu đô la Mỹ ? Khi ấy, chúng ta sẽ phải quan tâm đến một khái niệm mới đó là: tỷ giá hối đoái. Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối đoái. Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường độ tác động của nó phụ thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế giới”. Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịch sử cũng như sự vận động của tỷ giá. Sau Mark, tỷ giá hối đoái đã được hiểu đơn giản hơn và cho đến nay khái niệm thường được sử dụng nhất là: Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này tính theo đồng tiền nước khác(2). Điều đó có nghĩa tỷ giá hối đoái cũng là giá cả song giá cả của một loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ. Mỗi quốc gia hiện nay thường tạo dựng cho mình một đồng tiền riêng, đồng tiền nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏi phải sử dụng đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó lại xuất hiện hai khái niệm cụ thể hơn về tỷ giá hối đoái xét trên phạm vi một quốc gia: *Tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ. Khái niệm này biểu trưng cho cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ). Ví dụ tỷ giá EUR/VND (EUR: euro, đồng tiền chung Châu Âu) trên thị trường Việt Nam ngày 5/11/2003 là 18.142VND và ở đây giá 1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND. *Tỷ giá là giá cả của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ. Đây là khái niệm chỉ cách yết giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ), ví dụ như tỷ giá CNY/VND (CNY: Nhân dân tệ) tại Bắc Kinh là 1.842, giá VND chưa biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biết được giá VND, phải tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND = 1/1.842CNY. Điều 4 mục 3.5 nghị định của Chính phủ về quản lý ngoại hối ban hành 17/8/1998 quy định: Tỷ giá hối đoái là giá một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ Việt Nam. Để tiện nghiên cứu, trong toàn bộ đề tài này nếu không có ghi chú gì đặc biệt thì tỷ giá tăng sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ tăng tức đồng nội tệ tăng giá, còn tỷ giá giảm sẽ được hiểu là tỷ giá nội tệ giảm, đồng nội tệ giảm giá. Điều này cũng có nghĩa phá giá làm tỷ giá hối đoái giảm còn nâng giá làm tỷ giá hối đoái tăng. Trong cách viết EUR/VND, EUR đứng trước gọi là tiền yết giá và là một đơn vị tiền tệ; VND đứng sau là tiền định giá, là một số đơn vị tiền tệ thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá(35). 1.1.2.Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều chế độ khác nhau, các chế độ tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương mại thế giới. Từ chế độ bản vị vàng (1875-1914) đến chế độ bản vị hối đoái vàng (1944-1972) rồi chế độ tỷ giá thả nổi, thả nổi có quản lý (1975 - nay), tỷ giá đều được hình thành trên tương quan so sánh giá trị đồng tiền quốc gia này với quốc gia khác bất kể đó là vàng hay là tiền tệ của một quốc gia đơn lẻ nào đó. Có thể nói trong lịch sử phát triển của mình, tỷ giá được hình thành trên hai ngang giá chính đó là ngang giá vàng và ngang giá sức mua. 1.1.2.1.Ngang giá vàng: Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ song bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toán thương mại giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng và bạc. Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ và Úc, lượng vàng khai thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu. Nếu trước đó chỉ có Anh tiến hành vàng hóa thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi được ra vàng) thì năm 1851, Pháp và một số quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh. Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ bản vị vàng bắt đầu. Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì thời kỳ bản vị vàng được quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau. Giả sử hàm lượng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàm lượng vàng của franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra: 6GBP = 12FRF 1GBP = 2FRF Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau: Tỷ giá hối đoái (đồng A/ đồng B)= Dưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọi biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tự động được điều chỉnh về mức cân bằng. Hãy lấy ví dụ trên làm minh chứng. Với hàm lượng vàng như trên giữa các đồng tiền GBP và FRF, giả sử GBP bị sụt giá trên thị trường ngoại hối tức 1GBP= 1,8FRF; một nhà nhập khẩu Anh cần 1000FRF để mua hàng hóa từ Pháp; nếu nhà nhập khẩu mua trực tiếp FRF bằng GBP, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra 555,56 GBP để có 1000FRF. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu này đã dùng 1000FRF để mua vàng tại Anh sau đó đổi từ vàng sang GBP. Qui trình 1 khiến nhà nhập khẩu phải mua vàng để có 1000FRF với giá (1000/12)*6 = 500GBP; như vậy nhà nhập khẩu này đã lãi 55,56 GBP. Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ làm tương tự như vậy dẫn đến cầu đồng bảng tăng cho đến khi tỷ giá quay trở lại vị trí cân bằng ban đầu 1GBP = 2FRF. Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại nguồn lợi cho rất nhiều quốc gia đặc biệt là Anh. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, các mỏ vàng đứng trước nguy cơ bị khai thác hết, lượng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng giảm phát liên tiếp xảy ra, một cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái mới xuất hiện: Cơ chế ngang giá sức mua. 1.1.2.2. Ngang giá sức mua: Thời kì bản vị vàng qua đi, tiền giấy đảm nhận toàn bộ chức năng thanh toán, cùng với việc giấy bạc không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng ấn định, ngang giá vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái; thay vào đó, việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai loại tiền tệ. Tỷ giá hối đoái hình thành trên cơ chế ngang giá sức mua ra đời. Và để nghiên cứu cơ chế này, chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu thuyết ngang giá sức mua. Ý tưởng ngang giá sức mua xuất phát từ thế kỉ thứ 19 với sự góp mặt của nhà kinh tế học trường phái cổ điển David Ricardo, sau đó được mở rộng và hệ thống hóa bởi nhà kinh tế học Thụy Điển Gustav Cassel những năm 1920. Ngang giá sức mua nhanh chóng được đón nhận trong bối cảnh siêu lạm phát diễn ra ở Đức, Hungari và Liên bang Xô Viết khi sức mua tiền tệ các quốc gia này đột nhiên sụt giảm bất ngờ. Thuyết ngang giá sức mua được xây dựng trên sự phát triển qui luật một giá cho rằng: Tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ giữa mức giá của hai quốc gia đó. Từ đây, tỷ giá hối đoái được hình thành như sau: nếu xem PD là mức giá của giỏ hàng hóa trong nước (tính bằng nội tệ), PF là mức giá của giỏ hàng hóa (tính bằng ngoại tệ) thì : Tỷ giá hối đoái (số đơn vị nội tệ /1 đơn vị ngoại tệ) = PD / PF Ví dụ tại Mỹ, một áo sơ mi bán với giá 4 USD trong khi tại Anh, cũng áo đó nhưng giá bán là 3 GBP thì trên thị trường Mỹ, tỷ giá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3 USD. Cách áp dụng tính tỷ giá như trên gọi là PPP tuyệt đối, chỉ đúng trong trường hợp chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản nào giữa hoạt động thương mại hai nước còn khi chi phí vận chuyển cao đi cùng với cạnh tranh không hoàn hảo, có sự can thiệp của nhà nước bằng các hàng rào thuế và phi thuế thì tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ không hoàn toàn được xác định như trên. PPP tương đối được đưa ra để khắc phục nhược điểm này. Đối với PPP tương đối thì tỷ giá được hình thành trên cơ sở xem xét chênh lệch lạm phát giữa hai nước. %∆S = %∆ PD - %∆PF Trong đó: %∆S: Tốc độ thay đổi của tỷ giá %∆PD: Tỷ lệ lạm phát trong nước %∆PF: Tỷ lệ lạm phát nước ngoài Điều này có thể hiểu là nếu tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam là 10%, ở Mỹ là 5% thì giá đồng đô la sẽ được nâng lên 5% so với đồng Việt Nam. Tuy nhiên, PPP tương đối lại chỉ xem xét hàng hóa mậu dịch; đối với hàng hóa phi mậu dịch như dịch vụ cắt tóc thì PPP tương đối chưa giải thích được cơ chế hình thành tỷ giá, PPP tương đối không giải thích được tại sao cắt một kiểu đầu mới giá ở Mỹ là 20 USD trong khi ở Mêhicô chỉ có 7 USD. Song dù thế nào đi nữa thì PPP cũng đã đưa ra được một cơ chế hình thành tỷ giá mới dựa trên cơ sở ngang giá sức mua, mặc dù tỷ giá được xem là chịu tác động của nhiểu yếu tố như lạm phát, lãi suất…song cái cốt lõi của việc hình thành tỷ giá trong chế độ tiền giấy ngày nay vẫn chính là ngang giá sức mua. 1.1.3. Phân loại: Tỷ giá hối đoái trên cơ sở thực tiễn đã được phân làm nhiều loại, dựa trên những căn cứ khác nhau mà người ta phân loại ra những cặp tỷ giá khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài, người viết xin đưa ra những tỷ giá tiêu biểu nhất được xem là khuôn mẫu cho quá trình vận động của tỷ giá. *Căn cứ vào thời điểm thanh toán: _Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá dùng cho các mua bán ngoại hối thanh toán ngay vào ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày. _ Tỷ giá kỳ hạn : là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa ngày kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 1 năm. *Căn cứ vào tính chất của tỷ giá: _Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa được hiểu là tỷ giá đo lường giá trị danh nghĩa của đồng tiền mà không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trong trao đổi thương mại quốc tế. Sự phá giá tỷ giá danh nghĩa vì vậy cũng không phản ánh được sự thay đổi trong tính cạnh tranh quốc tế hàng hóa một nước như tỷ giá thực tế trình bày dưới đây. _Tỷ giá thực tế(i): là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức giá tương đối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa quốc gia. *Căn cứ vào phương tiện thanh toán: _Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là cơ sở xác định các loại tỷ giá khác _ Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. (i)Tỷ giá danh nghĩa được công bố hàng ngày trên thông tin đại chúng trong khi tỷ giá thực tế phải được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa như sau: Tỷ giá thực tế = (Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài)/ Mức giá trong nước *Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối, ở những nước kém phát triển, ngoài thị trường ngoại hối chính thức còn xuất hiện thị trường chợ đen, tỷ giá được chia thành tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương quy định và tỷ giá chợ đen do quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định(35). *Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương: _Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu được tính bằng tỷ số của giá bán hàng xuất khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp cộng thuế xuất khẩu bằng nội tệ. _Tỷ giá nhập khẩu: tỷ giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giữa giá bán buôn hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ. Khái niệm tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu chính xác hơn chính là tỷ suất phí của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lãi thì bất đẳng thức sau phải được thỏa mãn: tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá chính thức < tỷ giá nhập khẩu (xem (5),(35)). *Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái: có 3 loại tỷ giá chính. _Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá cố định được áp đặt một cách cứng nhắc, mọi biến động của tỷ giá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷ giá với biên độ rất nhỏ do nhà nước cho phép. Nhà nước sẽ là tổ chức duy nhất được quyền quyết định thay đổi lại tỷ giá nếu có biến động quá lớn giữa ngang giá sức mua các đồng tiền. Mặc dù tỷ giá cố định có ưu điểm là tạo niềm tin về đồng tiền ổn định cho các nhà đầu tư, giúp các nhà xuất, nhập khẩu tránh được rủi ro hối đoái…song tỷ giá cố định thường là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ thường xuyên bị phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền được neo tỷ giá, đi kèm với việc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối giữ tỷ giá ổn định, dẫn đến cạn kiệt lượng ngoại hối dự trữ… _Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống Bretton Wood sụp đổ, tỷ giá thả nổi hoàn toàn được xác lập hoàn toàn dựa trên cung cầu ngoại hối, sự vận động hàng ngày của tỷ giá thả nổi đều phản ánh chính xác sự luân chuyển các luồng tiền tệ giữa các quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ không còn gặp nguy cơ cạn kiệt dự trữ ngoại hối như trong trường hợp tỷ giá cố định nữa, chính sách tiền tệ trở nên độc lập hơn... Tuy vậy, trong sự vận động không hoàn hảo của thị trường, tỷ giá hoàn toàn thả nổi cũng ẩn chứa nhiều rủi ro; đó là hễ tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong cán cân thanh toán, cụ thể hơn là cán cân thương mại để phù hợp với mức tỷ giá mới. Tỷ giá thả nổi sẽ luôn gây ra sự sụt giá trên thị trường nội địa do những thay đổi về lợi nhuận của các nhà đầu tư, các nhà xuất- nhập khẩu. Chưa hết, tỷ giá thả nổi còn là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ tiền tệ, việc đầu cơ theo trào lưu rất dễ gây tổn thương khu vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế. _Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, đứa con ruột của cuộc hôn phối giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, nó khắc phục được các nhược điểm của cả hai loại tỷ giá trên. Trong tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá vận hành theo sự biến động cung cầu thị trường, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ dựa trên điều chỉnh tỷ giá chính thức. Tỷ giá thả nổi có quản lý một mặt phản ánh cung cầu ngoại hối, mặt khác đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế thông qua việc điều chỉnh tỷ giá của nhà nước nên được các quốc gia rất ưa chuộng. Tính từ đầu năm 1970 đến nay, số quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đã tăng từ 23% (trong tổng số các quốc gia) lên tới 84% năm 2002 và Việt Nam chúng ta cũng nằm trong số các quốc gia này (47). 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở: Dưới con mắt các nhà kinh tế học, tỷ giá hối đoái luôn vận động theo những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Mặc dù khoác cho mình tấm áo tỷ giá danh nghĩa có lúc được xem là ổn định song tỷ giá danh nghĩa đối với các nước áp dụng chế độ thả nổi tỷ giá hoặc thậm chí cố định cũng thường xuyên thay đổi. Tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Yên Nhật ngày 31/9 năm 2003 đang dừng ở mức 118 JPY ăn 1 USD thì chỉ tám ngày sau đó đã lên đến 109 JPY một USD, một mức biến động khá lớn, ấy là chưa kể trong khoảng thời gian chưa đầy một tuần từ 3/9 đến 8/9 năm 2003 tỷ giá giữa đồng Baht (Thái Lan) đã tăng giá 2% so với USD (39) . Thế giới ngày nay thực sự đã đổi khác, các hoạt động thương mại, đầu tư trở nên gấp gáp hơn, những bữa ăn trưa của các doanh nhân cũng vội vàng hơn, thời gian dường như bị thu hẹp lại, tất cả bị cuốn đi trong vòng xoáy toàn cầu hóa, tự do hóa. Và tỷ giá hối đoái, người bạn đồng hành của lưu thông hàng hóa tiền tệ cũng không tránh khỏi nhịp sống đó. Hãy nhìn lại trước kia khi đa số các quốc gia theo đường lối Xã Hội Chủ Nghĩa phủ nhận vai trò tỷ giá thì tỷ giá dường như chỉ là cái bóng mờ nhạt bên cạnh những người bạn đồng hành của nó ví như lạm phát, lãi suất…Cụ thể hơn, đối với một nền kinh tế đóng mà hiện nay Bắc Triều Tiên là một quốc gia điển hình thì sự tồn tại của tỷ giá hối đoái chỉ đồng nghĩa với việc trao đổi thuần túy hàng hóa giữa các quốc gia, chức năng của nó chẳng qua là chỉ để thay thế cho phương trình trao đổi 1chiếc rìu bằng 3 quả tạ mà thôi. Nhà nước hoàn toàn ấn định tỷ giá theo sự cảm nhận chủ quan của mình, cũng có tính đến những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái song những tính toán đó có thể coi là không chính xác, không theo kịp mọi bước đi gấp gáp của vũ điệu thương mại thế giới. Nói một cách khác, trong nền kinh tế đóng, sự vận động của tỷ giá hối đoái không phản ánh đúng tác động gây ra bởi các nhân tố như cán cân thanh toán, đầu cơ, lạm phát, lãi suất, buôn lậu…Trái lại, trong một nền kinh tế mở cửa, dù là mở cửa ở mức độ nào thì tỷ giá hối đoái cũng được xem là vô cùng nhạy cảm, hấp thu mọi tác động từ các biến số kinh tế vĩ mô khác, các nhà hoạch định do đó cần phải rất thận trọng khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái, phải cân nhắc tới mọi động thái, mọi nhân tố tác động để có thể đạt được mục tiêu hiệu quả trên tổng thể trên toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn hơn 80% tổng số quốc gia trong đó có Việt Nam theo đuổi chiến lược mở cửa nền kinh tế, phần này sẽ chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở và hãy bắt đầu bằng một nhân tố quen thuộc: Độ mở nền kinh tế. 1.2.1. Độ mở nền kinh tế: Theo Tiến sĩ kinh tế học Johnathan Heward hiện đang là giảng viên trường Đại học Arizona (Mỹ) thì độ mở nền kinh tế chính là mức độ mà một quốc gia tham gia thương mại quốc tế, quan hệ quốc tế, tiến hành việc giao lưu hàng hóa, tiền tệ, lao động, bí quyết công nghệ và vốn với phần còn lại của thế giới. Ông cũng đã tiến hành nghiên cứu và đặt trọng số về độ mở nền kinh tế, vấn đề này có thế được khái quát giản đơn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Sơ đồ giới hạn mức độ mở cửa Mức độ mở cửa (%) 0 50 +100 (Đóng cửa) (Độ mở trung bình) (Hoàn toàn mở cửa) Nguồn: Báo cáo chiến lược kinh tế bang Arizona (Mỹ), 11/2001. Ở mức 0%, nền kinh tế trong trạng thái “ngủ”, nhân tố mở không còn, khái niệm độ mở không tồn tại và do đó cũng sẽ không có tác động của độ mở nền kinh tế lên tỷ giá hối đoái. Mức 0% đến 50% là các quốc gia có độ mở vừa phải, đa số là các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế nhỏ mở cửa, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp đến trung bình (dưới 1000 USD) trong đó có thể kể đến Lào, Việt Nam, Tuynidi, Nevanda… Việc mở cửa nền kinh tế các quốc gia này được tiến hành một cách từ từ, có tính chất thăm dò và chủ yếu dựa trên các hiệp định thương mại song phương, mục đích kinh tế vẫn còn bị chính trị chi phối, mọi khía cạnh tự do hóa thị trường tài chính, tự do hóa đầu tư, lãi suất…vẫn còn nằm trong ý chí chủ quan của nhà nước. Mức trung bình đến 90% là mức độ mở cửa của các quốc gia như Mỹ, Nhật, EU, Canada… các quốc gia này tìm kiếm tự do hóa thương mại dựa trên hiệp định cả song phương lẫn đa phương, việc mở cửa kinh tế không đơn thuần chỉ dựa vào các hoạt động thương mại mà còn liên kết với nhau trên các lĩnh vực như quân sự, hàng không, thám hiểm vũ trụ, đại dương. Tuy nhiên, cho dù mở cửa ở mức độ nào thì độ mở ấy cũng sẽ gây ra những tác động nhất định lên tỷ giá hối đoái. Trước tiên có thể kể đến việc mở cửa đối với các hoạt động thương mại, một khi thương mại được tiến hành tự do giữa các quốc gia thì khối lượng hàng hóa, kéo theo khối lượng tiền tệ luân chuyển là khá lớn. Nếu độ mở nền kinh tế càng lớn thì tác động lên tỷ giá hối đoái càng diễn ra thường xuyên, việc kinh doanh, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu sẽ tác động trực tiếp, liên tục đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ giả sử tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối London ở mức cân bằng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ đã khiến nhà nhập khẩu Anh phải bán đồng bảng Anh để mua đô la Mỹ, trên thị trường ngoại hối, cung bảng Anh tăng lên dẫn đến đồng bảng bị giảm giá, còn đồng đô la Mỹ lại tăng giá, tại Anh tỷ giá USD/GBP giảm (theo phương pháp yết giá trực tiếp). Do nhu cầu thương mại giữa Anh và Mỹ không chỉ dừng lại ở việc Anh nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ mà những nhà ngoại thương Mỹ cũng muốn nhập khẩu hàng hóa từ Anh cộng với việc giao dịch tiền tệ giữa hai quốc gia là hoàn toàn tự do nên tỷ giá sẽ liên tục biến động tăng giảm. Bên cạnh tự do hóa thương mại, mở cửa đối với lĩnh vực ngân hàng, đối với các hoạt động vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ cũng tác động mạnh lên tỷ giá hối đoái. Chi phí giao dịch ngoại hối giảm do việc áp dụng hàng loạt các biện pháp mới khi mở cửa như thanh toán điện tử… cộng với chính sách cho phép người ngoại quốc được mua trái phiếu, cổ phiếu, dòng vốn luân chuyển trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ cũng như giữa hai thị trường này trở nên dễ dàng hơn, thường xuyên hơn, gây tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, cung cầu ngoại hối đến lượt nó lại quyết định mức độ của tỷ giá, vấn đề này sẽ được bàn kĩ trong phần 1.2.5 Mở cửa nền kinh tế cũng đồng nghĩa tìm kiếm những cơ hội đầu tư từ các đối tác nước ngoài. Những mức độ mở cửa khác nhau hay nói đúng hơn là mức độ cho phép các nhà đầu tư đầu tư vào những lĩnh vực nào cũng sẽ dẫn đến các tác động khác nhau lên tỷ giá hối đoái. Đối với những nước bắt đầu mở cửa, danh mục khuyến khích đầu tư thường hạn chế, đầu tư nước ngoài không phản ánh đúng vai trò của nó, không kích thích sản xuất, tiêu dùng, sản phẩm trong nước chất lượng yếu kém song dân chúng vẫn bắt buộc phải mua do cung có giới hạn dẫn đến vấn đề giảm giá đồng nội tệ do sức mua đồng nội tệ giảm. Hiệu ứng trên có thể xem là ngược lại đối với các quốc gia có độ mở cửa lớn. Tuy nhiên, có thể thấy độ mở cửa càng cao thì rủi ro tài chính tiền tệ càng lớn, quốc gia tiến hành mở cửa sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào các tác động bên ngoài, tỷ giá hối đoái do đó rất dễ bị tổn thương. Mức độ giao lưu vốn, liên kết trực tiếp lãi suất nội địa và lãi suất quốc tế sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu lực của tỷ giá. Trong trường hợp quốc gia cố định tỷ giá kèm theo tự do giao lưu vốn thì một sự giảm trong lãi suất quốc tế cũng sẽ dẫn đến lãi suất nội địa giảm, làm tăng sức ép đối với tỷ giá thông qua cán cân vãng lai. Việc mở cửa, mức độ hội nhập bản thân nó đã thôi thúc các quốc gia đến các quyết định ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương về tỷ giá hối đoái. Đó là trường hợp các thành viên của Cộng đồng kinh tế Châu Âu (sau là Liên minh Châu Âu: EU) đã cùng nhau kí kết Hiệp định Roma năm 1957, ấn định tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên và từ đó đến nay, mặc dù có được điều chỉnh một vài lần song tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Châu Âu này luôn được giữ ổn định, dao động trong biên độ thấp nhằm tránh các cú sốc kinh tế bên ngoài gây bất ổn cho tỷ giá và nền kinh tế các quốc gia này (46). Năm 2003, các nước thành viên EU mặc dù đã quen với việc sử dụng đồng tiền chung, song việc cố định tỷ giá cộng với trình độ phát triển không đồng đều giữa các nước thành viên đã khiến mức giá tại một số quốc gia như Bỉ liên tục tăng, gây căng thẳng cho NHTW Châu Âu trong việc ghìm giữ mức tỷ giá theo luật định. Cuối cùng, có thể nói lý thuyết cũng như thực tế đã chỉ ra rằng thước đo độ mở cửa không phải yếu tố nào khác mà chính là mức độ bảo hộ nền kinh tế, nếu các biện pháp bảo hộ càng cao thì cũng đồng nghĩa với độ mở cửa nền kinh tế càng hẹp. Bằng các chính sách bảo hộ thuế quan và phi thuế quan, hàng rào bảo hộ được dựng lên ngăn cản tự do hóa thương mại, thu hẹp độ mở nền kinh tế. Các mức thuế quan cũng như các biện pháp phi thuế khác: hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật… được áp đặt đối với sản phẩm nhập khẩu vô hình chung làm tăng giá sản phẩm nhập khẩu trên thị trường nội địa, giảm lợi ích người tiêu dùng, hạn chế khối lượng hàng hóa – dịch vụ nhập khẩu, dẫn đến giảm cầu ngoại tệ khiến đường cầu ngoại tệ dịch chuyển xuống phía dưới, cân bằng tỷ giá bị phá vỡ, giá ngoại tệ giảm đẩy giá trị đồng nội tệ tăng lên trong dài hạn. Ví dụ Việt Nam áp dụng chế độ bảo hộ lên sản phẩm xe hơi bằng cách đánh thuế 300% xe nhập khẩu từ Nhật, khi đó giá xe ô tô của Nhật sẽ tăng lên , nhu cầu nhập xe ôtô từ Nhật giảm, cầu về Yên nhật giảm (từ D xuống D’: Hình 1), đồng Việt Nam tăng giá (tỷ giá chuyển từ vị trí 1 xuống vị trí 2), tỷ giá hối đoái giảm (theo phương pháp yết giá gián tiếp nội tệ/ngoại tệ) Hình 1: Tác động của hàng rào bảo hộ lên tỷ giá hối đoái cân bằng Trong đó: Q (JPY) là lượng ngoại tệ E (VND/JPY) tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ D, D’ : Cầu ngoại tệ 1 : Điểm cân bằng gốc 2 : Điểm cân bằng sau khi cầu ngoại tệ giảm S : Cung ngoại tệ Q (JPY) D’22 D S 1 2 E(VND/JPY) Q2 Q1 Nói tóm lại, mức độ mở cửa luôn được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Mở cửa tác động trực tiếp đến các nhân tố mũi nhọn như thương mại, đầu tư, du lịch, ngân hàng, tài chính…sự tăng giảm các yếu tố này cũng sẽ gây ra những biến động cho tỷ giá hối đoái, song việc mở cửa đến mức độ nào nhằm đảm bảo tận dụng triệt để được hiệu quả của tỷ giá thì vẫn là một bài toán khó cần phải giải đáp. 1.2.2. Lãi suất: Lãi suất là một trong những công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ, lãi suất đóng một vai trò quan trọng trong việc ấn định mức tỷ giá hối đoái một cách hợp lý. Xét về định nghĩa, lãi suất được xem là “mối tương quan giữa khoản tiền lãi mà một người cho vay nhận được với khoản tiền vốn mà người đó cho vay, được biểu thị bằng một số phần trăm trong một thời gian nào đó”(5) hay nói một cách đơn giản, lãi suất chính là giá cả của đồng tiền. Lãi suất được xem là công cụ của NHTW trong việc điều chỉnh tỷ giá, một sự gia tăng lãi suất nội tệ thường được sử dụng như một bảo bối kinh điển để bảo vệ tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn. Năm 1989, Chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức cơ bản trong chính sách lãi suất, lần đầu tiên đã phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa (lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát; nếu lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát thì lãi suất thực tế = 0, điều này đồng nghĩa với việc gửi tiền không được lãi ), lãi suất tiền gửi nội tệ đã được nâng rất cao vào tháng 3 năm 1989 (12%/tháng) và đã thu hút được một lượng tiền mặt lớn vào ngân hàng, sự sụt giá tiền đồng Việt Nam được chặn đứng cho đến tận đầu năm 1990(27). Còn đối với lãi suất ngoại tệ, một khi lãi suất ngắn hạn ở một nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, vốn ngắn hạn sẽ chảy vào với mục đích thu lãi dựa trên những khoản chênh lệch đó và kết quả là cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm xuống kéo theo tỷ giá giảm. (35) Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất cũng đã được nhiều nhà kinh tế học quan tâm. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ bù kì hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia nọ có lãi suất cao hơn hay nói đơn giản hơn là sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, lợi tức của hai loại tiền gửi bất kỳ là tương đương nhau khi cùng quy về một đồng tiền. Và khi tất cả các lãi suất dự kiến bằng nhau tức có sự xuất hiện ngang giá lãi suất thì thị trường hối đoái sẽ cân bằng do không thể có dư cung hoặc dư cầu. Tuy nhiên lý thuyết ngang giá lãi suất này lại được xây dựng dựa trên nguyên tắc cố định các nhân tố khác (cetacis paribas) nên độ chính xác chỉ có tính tương đối, tỷ giá hối đoái tương lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không chỉ có riêng lãi suất, song xét cho cùng đây cũng là lý thuyết đầu tiên mô phỏng khái quát ảnh hưởng của lãi suất lên tỷ giá và cũng đã gặt hái được nhiều thành công nhất định (34). Bên cạnh lý thuyết cân bằng lãi suất, thực tế đã chứng minh sự chênh lệch lãi suất là căn nguyên cơ bản dẫn đến những biến động của tỷ giá hối đoái. Lãi suất cao sẽ hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất nội tệ cao hơn lãi suất ngoại tệ ở nước ngoài thì dòng vốn ngắn hạn chảy vào chủ yếu làm chuyển hóa lượng ngoại tệ sang nội tệ để được hưởng lãi cao hơn, điều này dẫn đến cung ngoại tệ tăng (cầu nội tệ tăng) từ đó đồng ngoại tệ sẽ giảm giá còn nội tệ sẽ tăng giá. Trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại. Nói một cách tổng quát, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài thì sẽ dẫn đến nhập khẩu tiền tệ, còn lãi suất nước ngoài cao hơn, sẽ xuất hiện xuất khẩu tiền tệ với điều kiện lãi suất xem xét phải được cân nhắc dựa trên lãi suất thực tế và chỉ có lãi suất thực mới tạo nên sự nhập hoặc xuất khẩu vốn, từ đó mới gây tác động thực đến tỷ giá hối đoái. Năm 2003, USD mất giá nghiêm trọng, bên cạnh các nguyên nhân mất lòng tin từ phía các nhà đầu tư Mỹ, cuộc chiến tại Irắc khiến chính quyền Bush tiêu tốn hàng tỷ đô la thì vấn đề chênh lệch lãi suất cũng được xem là yếu tố khiến đồng đô la mất giá nghiêm trọng so với Euro. Trước tháng 10 năm 2003, trong khi Mỹ vẫn duy trì lãi suất cơ bản đối với đồng USD ở mức 1,25% thì ngân hàng trung ương Châu Âu ECB lại duy trì lãi suất cơ bản đối với đồng Euro ở mức 2,5% (gấp đôi mức lãi suất của Mỹ), chính khoảng cách chênh lệch này đã khiến các tài sản định giá bằng đồng EUR trở nên hấp dẫn hơn đồng USD, cầu Euro tăng mạnh, đồng đôla sụt giá nghiêm trọng, tính đến tháng 11 năm 2003, sau khi cả FED (Cục dự trữ liên bang Mỹ) và ECB đồng loạt cắt giảm lãi suất xuống mức tương ứng là 1% (mức thấp kỉ lục trong lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay) và 1,75%, đồng USD đã mất giá gần 30% so với đồng Euro (24). Mặt khác, bên cạnh việc nâng hoặc giảm lãi suất danh nghĩa, ngân hàng trung ương còn có thể tác động vào lãi suất chiết khấu, điều chỉnh mức độ tăn._.g giảm cung tiền, gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Cung tiền giảm đồng nghĩa với tỷ giá hối đoái tăng, cung tiền tăng đi đôi với tỷ giá hối đoái giảm… Xét riêng thị trường Việt Nam, vấn đề lãi suất nóng lên cũng gây tác động xấu tới tỷ giá hối đoái. Nếu xu hướng chung năm 2003 trên thế giới là duy trì lãi suất ở mức thấp thì Việt Nam lại đi theo chiều hướng mức lãi suất cao, tính trung bình 11 tháng đầu năm 2003, lãi suất VND cao hơn lãi suất USD tới khoảng 6% điểm (17), việc VND đang bị định giá cao so với giá trị thực là 20% cộng với sự sụt giảm chỉ số giá tiêu dùng, vô hình chung cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế có xu hướng tăng, gây tổn hại đến các hoạt động xuất khẩu, du lịch, đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên cũng có trường hợp tác động tăng hoặc giảm của lãi suất không hề gây ra biến động nào cho tỷ giá hối đoái, đó là trường hợp nền kinh tế đang trong tình trạng bất ổn có nguy cơ khủng hoảng, khi ấy cho dù lãi suất có tăng đến mấy cũng không có một nhà đầu tư nào làm cái việc dại dột là chuyển vốn của mình vào nơi nước sôi lửa bỏng để ăn chênh lệch lãi suất cả. Điển hình là trong khủng hoảng kinh tế năm 1971-1973 mặc dù lãi suất trên thị trường Newyork cao gấp rưỡi thị trường London, gấp ba lần thị trường Frankfurk nhưng vốn ngắn hạn vẫn không được chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản (21). Song dù thế nào đi nữa thì trong điều kiện kinh tế bình thường, lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc điều hành chính sách lãi suất không hiệu quả có thể gây ra những bất lợi như nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát chảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Mặc dù có thể xem lãi suất luôn như là một công cụ hữu hiệu để chuyển hướng tỷ giá theo mục tiêu các nhà quản lý song lãi suất chỉ phát huy hiệu quả của nó trong ngắn hạn. Về lâu dài, giải pháp này có thể gây ra những tác động tai hại lên toàn bộ nền kinh tế, tăng sức ép lên tỷ giá hối đoái bởi bản chất của vấn đề chính là sức mua thực sự của đồng tiền chứ không phải một sự lên giá tạm thời. 1.2.3. Lạm phát: Lạm phát được xem là sự biểu thị của mức tăng giá chung, lịch sử ra đời lạm phát gắn liền với sự xuất hiện của kinh tế thị trường. Lạm phát thường bị coi là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế, nếu lạm phát ở mức vừa phải tức chỉ số giá tiêu dùng CPI(ii) nằm trong khoảng 1,01-1,06 (lạm phát khoảng từ 1% đến 6%) thì nền kinh tế được xem là vận động có hiệu quả. Lạm phát vừa phải và ổn định sẽ kích thích cầu đầu tư, tiêu dùng, nhờ đó thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, tỷ giá có xu hướng giảm giá nhẹ. Trong trường hợp lạm phát cao hoặc siêu lạm phát, đồng tiền sẽ mất giá mạnh, một sự gia tăng lạm phát lớn hơn mức tăng tỷ giá có thể sẽ dẫn đến một sự “phá giá”, bóp méo cơ chế truyền dẫn vốn có giữa lạm phát và tỷ giá, sự vận động của lạm phát sẽ trở nên độc lập với tỷ giá hối đoái và rất khó kiểm soát. (ii) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index) là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. CPI đo lường chi phí mua một lô hàng chuẩn tại những thời điểm khác nhau và được xây dựng dựa trên việc gắn quyền số cho những lô hàng khác nhau của một giỏ hàng hóa kiểu mẫu.(23) Trong trường hợp lạm phát chỉ xảy ra ở một nước, mức giảm tỷ giá đối với tiền tệ các nước bất kỳ sẽ được xem bằng với mức lạm phát ở quốc gia đó. Cụ thể hơn, nếu mức lạm phát tại nước A là 6%/năm thì đồng tiền nước A sẽ bị giảm giá 6% tương ứng so với đồng tiền nước B trong trường hợp nước B không có lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra đồng thời ở cả hai quốc gia A và B với mức lạm phát lần lượt là 3% và 4% thì đồng tiền nước A được xem là tăng giá 1% so với đồng tiền nước B. Tức nước nào có mức độ lạm phát cao hơn, sức mua đồng tiền nước đó sẽ thấp hơn và đồng tiền nước đó sẽ giảm giá tương ứng đúng bằng mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Lạm phát càng tăng, sức mua thực tế đồng nội tệ càng giảm, dân chúng sẽ tìm mọi cách “vứt” đồng tiền của mình đi càng nhanh càng tốt, họ tích trữ vàng, động sản thay vì cầm trong tay một đống giấy lộn và thế là đồng nội tệ bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá. Các nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra rằng lạm phát càng cao thì tốc độ mất giá đồng tiền càng nhanh. Năm 1920, nước Cộng hòa Weimar (hiện nay thuộc Đức) đã in tiền với mục đích trang trải cho các chi tiêu chính phủ, kết quả là giá cả tăng vọt, nếu tỷ số lạm phát năm 1923 so với 1922 mới ở mức 140% thì tỷ số năm 1924 so với 1923 đã lên đến 6666666,7%, đồng Mác Đức bị sụt giá thấp chưa từng có trong lịch sử (49). Tuy nhiên một mức lạm phát liên tục giảm sẽ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, nếu giảm xuống mức thấp hơn 1% thì cũng có nghĩa là nền kinh tế đã rơi vào tình trạng giảm phát, một căn bệnh nguy hiểm không kém gì lạm phát phi mã. Những yếu tố thiểu phát sẽ tác động mạnh hơn những yếu tố làm lạm phát, thiểu phát sẽ làm cho các nhà sản xuất phải bán hàng với giá hạ đi trong khi chi phí đầu vào không giảm tương ứng, dẫn đến thu hẹp đầu tư, giảm thu nhập, giảm cầu nền kinh tế. Với tâm lý giá hàng hóa sẽ còn giảm trong tương lai, người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu kích thích tỷ giá tăng mạnh hơn nữa. Việt Nam hiện nay cũng đang có nguy cơ phải trải qua tình trạng giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm, tính đến tháng 9 năm 2003, trung bình lạm phát mới chỉ ở mức 1,5% cùng với việc đồng Việt Nam bị định giá cao hơn giá trị thực thì nguy cơ tăng tỷ giá có thể xem là rất gần. Lạm phát rõ ràng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, đặc biệt là tỷ giá hối đoái thực tế do tỷ giá này được xây dựng trên cơ sở tính toán lạm phát (công thức phần 1.1.3). Chính vì vậy, khi điều hành công cụ tỷ giá, cần phân tích kĩ động thái lạm phát nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra gây tổn hại nền kinh tế quốc gia. 1.2.4.Cán cân thanh toán: Ngày nay trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nghe đến thuật ngữ cán cân thanh toán, với định nghĩa “là sự ghi chép các luồng giao dịch của một nước với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) (40), thuật ngữ này luôn được xem là trọng tâm chú ý của các nhà kinh tế cũng như chính trị học trên toàn thế giới. Những gì xảy ra đối với cán cân thanh toán quốc gia hay đúng hơn là trạng thái cán cân thanh toán luôn được chính phủ để mắt bởi nó có ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ giá hối đoái và tình hình kinh tế trong nước. Cán cân thanh toán ghi chép mọi khoản thu ngoại tệ (+) và chi ngoại tệ (-) của một nước đối với nước ngoài. Thặng dư cán cân thanh toán có nghĩa là các khoản thu ngoại tệ lớn hơn các khoản chi ngoại tệ và thâm hụt đồng nghĩa với chi ngoại tệ lớn hơn thu ngoại tệ. Với tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán, chính phủ có thể tăng lãi suất, giảm nhu cầu nhập khẩu, tiến hành kiểm soát xuất nhập khẩu, ngoại hối cũng như sự chu chuyển các luồng vốn nhằm mục đích ổn định tỷ giá. Cán cân thanh toán bao gồm các khoản mục chủ yếu là: Tài khoản (cán cân) vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản dự trữ chính thức (trong cán cân vãng lai có sự góp mặt của cán cân thương mại, ghi chép mọi hoạt động ra vào của ngoại tệ thông qua xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình). Việc cân bằng cán cân thanh toán không có nghĩa là các tài khoản vãng lai và vốn phải đồng thời cân bằng, mà tài khoản vãng lai có thể thâm hụt, trong khi tài khoản vốn thặng dư. Tuy nhiên do những biến động của các luồng vốn ngắn hạn, dài hạn, của thương mại quốc tế mà hiếm khi cán cân thanh toán được cân bằng, đây là nguyên nhân trực tiếp và tổng quát dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá. Cần lưu ý là khái niệm không cân bằng trong cán cân thanh toán hiện nay không phải là cán cân thanh toán với ý nghĩa đầy đủ của nó mà thường được sử dụng để chỉ tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn. Điều đó có nghĩa là một sự thâm hụt trong cán cân thanh toán có nghĩa là cán cân dự trữ chính thức tăng lên, trái lại, một sự thặng dư trong cán cân thanh toán đồng nghĩa với việc cán cân dự trữ sẽ giảm xuống. Với cấu trúc cán cân thanh toán như vậy, ảnh hưởng của cán cân thanh toán đến tỷ giá hối đoái sẽ được phân tích qua cán cân vãng lai và cán cân vốn. 1.2.4.1.Ảnh hưởng của cán cân vãng lai đến tỷ giá hối đoái: Cán cân vãng lai bao gồm các yếu tố thể hiện việc mua bán hàng hóa dịch vụ giữa một nước với các nước khác, nó bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, các khoản mục thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao tiền tệ, song tác động chủ yếu lên tỷ giá vẫn thuộc các yếu tố nằm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, gọi là cán cân thương mại. Cán cân thương mại là một phần cấu thành cán cân vãng lai, với hai hạng mục chủ yếu là xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa hữu hình. Sự di chuyển các luồng ngoại tệ ra, vào một đất nước thông qua quá trình xuất nhập khẩu này là nhân tố cơ bản và tiên quyết dẫn đến biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái. Nếu cán cân thương mại thâm hụt, đồng nghĩa với việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, cung nội tệ để nhập hàng sẽ tăng lên vượt quá cầu nội tệ, phá vỡ mức cân bằng ngắn hạn, nếu các biến số vĩ mô khác là không đổi, thì đồng nội tệ sẽ bị đặt trước sức ép giảm giá, ngược lại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu tức cán cân thương mại thặng dư thì đồng nội tệ sẽ đứng trước sức ép tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, đồng nội tệ tăng giá kéo theo nhập khẩu tăng…Chúng ta có thể khái quát tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá là như sau Sơ đồ 2: Tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá (Tỷ giá tăng) Sức ép tăng giá nội tệ Thặng dư cán cân thương mại Thâm hụt cán cân thương mại (+) (-) Sức ép giảm giá nội tệ (Tỷ giá giảm) Hãy lấy một ví dụ cụ thể đó là nếu ở Mỹ, lượng ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu vượt lượng ngoại tệ thu về từ xuất khẩu thì cung đô la sẽ vượt cầu đô la trên thị trường ngoại hối, và kết quả là đồng đô la có thể bị sụt giá so với các đồng tiền khác. Và thực tế cho thấy tính đến tháng 6 năm 2003, cán cân thương mại Mỹ đã thâm hụt gần 200 tỷ USD (7) (tức là hơn 1 tỷ USD/ngày) tạo nên nguồn cung đô la rất lớn trên thị trường hối đoái toàn cầu, mặc dù cố duy trì chính sách đồng đô la mạnh song thâm hụt quá lớn từ phía cán cân thương mại đã khiến Mỹ buộc phải giảm giá đồng đô la hồi đầu tháng 10 năm 2003. Mô hình trên có thể coi là đúng đắn trong cả chế độ tỷ giá thả nổi lẫn cố định, mặc dù trong chế độ tỷ giá cố định, độ trễ của mô hình lớn hơn do có sự can thiệp của nhà nước trong ấn định tỷ giá song tất yếu qui luật trên sẽ xảy ra và vấn đề còn lại chỉ nằm ở yếu tố thời gian mà thôi. Bên cạnh yếu tố kim ngạch xuất nhập khẩu, các yếu tố tác động lên cầu xuất nhập khẩu cũng được xem là gián tiếp gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ví dụ như mức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng nội và hàng ngoại…Những năm 1970, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Nhật của những người dân Mỹ tăng mạnh, cán cân thương mại Nhật Bản thặng dư, chính quyền Nhật Bản đã buộc phải tăng tỷ giá đồng Yên so với đô la Mỹ lên 5% trong vòng 2 năm từ 1976 đến 1978 (52). Từ đó có thể kết luận những thay đổi về cầu xuất nhập khẩu nếu làm cho cán cân thương mại thặng dư thì nước đó sẽ có điều kiện tăng dự trữ ngoại tệ đồng nội tệ cũng sẽ tăng giá (hoàn toàn ngược lại trong trường hợp thâm hụt cán cân thương mại). 1.2.4.2. Tác động của tài khoản vốn lên tỷ giá hối đoái: Tài khoản vốn ghi chép sự vận động các luồng vốn: đầu tư trực tiếp, gián tiếp, vốn tín dụng dài hạn, ngắn hạn, các khoản tiền gửi dài hạn ngân hàng. Việc xem xét tác động của mỗi nhân tố trong cán cân vốn lên tỷ giá phải được đặt trong mối tương quan giữa sự vận động của các nhân tố khác trong tổng thể cán cân vốn. Song xét một cách tổng quát, có thể nói mọi lượng vốn chảy vào một nước sẽ làm tăng tài sản ngoại tệ của nước đó và ngược lại, bất kì lượng vốn nào chảy ra cũng làm suy giảm tài sản ngoại tệ. Các nhân tố làm thay đổi luồng di chuyển các dòng vốn sẽ làm thay đổi cán cân tài khoản vốn và làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường tài sản, quan hệ cung cầu đó đến lượt nó lại làm thay đổi tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong ngắn hạn. Không giống như các tác động của cán cân vãng lai, tác động của cán cân vốn lên tỷ giá vận động một cách phức tạp hơn, sự vận động các luồng vốn vào ra này chịu sự chi phối của rất nhiều các biến sô khác như lãi suất, lạm phát… thay đổi của lãi suất, lạm phát dẫn đến sự di chuyển các luồng vốn giữa các quốc gia và tác động đến tỷ giá hối đoái, điều này đã đề cập ở phần trên.(1.2.2; 1.2.3) 1.2.5.Cung, cầu ngoại hối: Cũng giống như các hàng hóa khác, giá cả của tiền tệ (tỷ giá hối đoái) cũng được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu. Tỷ giá thay đổi hàng ngày, hàng giờ do những biến động tương tác giữa hai lực lượng chính: cung, cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối, nơi diễn ra sự trao đổi giữa đồng tiền quốc gia này với đồng tiền quốc gia khác. Các thị trường ngoại hối lớn trên thế giới như thị trường ngoại hối Tokyo, London, Zurich thường xuyên tiến hành buôn bán hàng trăm tỷ ngoại tệ mỗi ngày. Việc nghiên cứu tác động của cung, cầu ngoại hối đến tỷ giá hối đoái sẽ được xem xét qua việc sử dụng những đường cầu và cung trong mô hình cân bằng cung-cầu quen thuộc nhằm minh họa rõ việc thị trường sẽ quyết định giá cả tiền tệ như thế nào. Trước hết, cầu ngoại tệ sẽ nảy sinh khi nào ? Đó là khi một nước có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ cũng như các tài sản khác ở nước ngoài (23). Đường cầu ngoại tệ thông thường có độ dốc xuống từ trái sang phải giống đường cầu hàng hóa, điều này đồng nghĩa với việc tỷ giá hối đoái và cầu ngoại tệ vận động ngược chiều nhau. Cụ thể hơn, đường cầu ngoại tệ biểu hiện mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và lượng cầu ngoại tệ. Khi cầu đồng tiền A giảm xuống (Q1 xuống Q2), giá ngoại tệ A giảm, giá nội tệ C tăng, tỷ giá giữa ngoại tệ A và nội tệ C theo phương pháp yết giá trực tiếp tăng (từ E1 đến E2). (Hình 2) Hình 2: Đường cầu ngoại tệ E1 : Mức tỷ giá ban đầu E2: Mức tỷ giá A sau khi cầu A giảm. Q1: Cầu ngoại tệ A gốc Q2: Lượng ngoại tệ A sau khi giảm cầu Q(A): Lượng ngoại tệ A E(A/C) : tỷ giá ngoại tệ trên nội tệ theo phương pháp yết giá trực tiếp D : Đường cầu ngoại tệ B’ E(A/C) B E2 E1 D 0 Q2 Q1 Q(A) (Với phương pháp yết giá trực tiếp, sự tăng lên của tỷ giá trên chính là sự tăng lên của giá đồng nội tệ) Trong thương mại quốc tế, với giả thiết việc mua sắm sẽ được thanh toán bằng đồng tiền của nước bán thì một sự giảm đi trong nhu cầu người tiêu dùng sẽ khiến nhu cầu mua ngoại tệ giảm, trên thị trường ngoại hối, cầu ngoại tệ giảm, trong khi trong ngắn hạn cung ngoại tệ không đổi, đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá. Nhà kinh tế học Paul Samuelson (Mỹ) cho rằng một sự giảm trong cầu ngoại tệ sẽ khiến đường cầu ngoại tệ dịch chuyển xuống dưới, gây tác động giảm giá đồng ngoại tệ. Một ví dụ cụ thể: Giả sử dịch bệnh SARS khiến người dân Mỹ đi du lịch sang Trung Quốc ít đi, có nghĩa là số người dân Mỹ phải đổi USD lấy CNY (Nhân dân tệ) giảm xuống, điều này sẽ làm giảm cầu CNY trên thị trường ngoại hối, khiến đường cầu nhân dân tệ dịch sang trái, đồng nhân dân tệ xuống giá trong khi đồng đô la Mỹ lên giá (giả sử nếu trước kia người Mỹ cần 0,15 USD mới đổi đước 1 CNY, thì nay chỉ cần 0,125 USD). Sở dĩ biết được sự lên giá của đồng đô la là do chúng ta đã đảo ngược diễn biến mối quan hệ cung cầu bằng cách phân tích cung cầu USD trên cơ sở cung cầu CNY và điều này là chấp nhận được. Trong thế giới buôn bán ngày nay, việc trao đổi các hoạt động thương mại, du lịch, đầu tư… dù dưới vỏ bọc nào vẫn có thể coi đó là quan hệ song phương, khi ấy, cầu nhân dân tệ của Mỹ được chuyển thành cung đô la và cung về nhân dân tệ của người Trung Hoa cũng sẽ được chuyển thành cầu về đồng đô la. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cầu ngoại tệ và các yếu tố cấu thành nên cầu ngoại tệ cũng được xem là cơ sở cho việc tạo nên những biến đổi cầu ngoại tệ gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Xét riêng trong phạm vi một quốc gia, nếu nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài tăng lên thì cầu ngoại tệ cũng tăng lên, cầu nội tệ giảm và kết quả là tỷ giá nội tệ giảm. Điều đó cho thấy cầu ngoại tệ vận động ngược chiều với các yếu tố tạo ra nó. Sự tương quan nghịch giữa cầu ngoại tệ và các yếu tố cấu thành cầu ngoại tệ được mô hình hóa dưới dạng sau: DNgT = f(cầu của dân chúng một nước về hàng hóa, dịch vụ, tài sản của nước ngoài;γ) (trong đó γ là biểu thị tác động các yếu tố ngẫu nhiên lên cầu ngoại tệ.) Yếu tố còn lại quyết định tỷ giá hối đoái chính là cung ngoại hối. Đường cung ngoại hối có chiều hướng lên trên, từ trái sang phải, thể hiện quan hệ khi cung ngoại hối tăng lên (Q đến Q’), giá cả ngoại hối giảm xuống, giá cả nội tệ tăng và tỷ giá tăng lên (E đến E’)(trường hợp ngược lại sẽ cho hiệu ứng ngược lại) (Hình 3). Hình 3: Đường cung ngoại tệ S E’ E Q(Ngt) Q Q’ E(Ngt/Nt) E(Ngt/Nt): Tỷ giá ngoại tệ/nội tệ theo phương pháp yết giá trực tiếp Q(Ngt): Lượng cung ngoại tệ S: đường cung ngoại tệ Một ví dụ tiêu biểu cho tác động của cung ngoại tệ lên giá cả nội tệ chính là “Dịch bệnh Hà Lan”. Sau khi phát hiện ra nguồn khí ga thiên nhiên ở Hà Lan, ngoại tệ từ việc bán dầu như nước đổ dồn về vùng đất trũng này đã làm tăng nhanh giá trị đồng nội tệ, giá cả ngoại tệ giảm mạnh, kéo theo sự suy giảm xuất khẩu. Về mặt lý thuyết, cung ngoại hối phát sinh cùng với sự xuất hiện của cầu ngoại hối. Trên thị trường ngoại hối, một nhu cầu về ngoại tệ thường đi kèm với nguồn cung nội tệ. Cung nội tệ của nước A sẽ trở thành cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, một nhà đầu tư Brazil muốn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải đổi đồng Real nước họ ra VND, cùng lúc, nhà đầu tư thực hiện hai vấn đề, cung đồng Real và cầu đồng Việt Nam. Do đó hàm biểu thị mối liên hệ giữa cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối, gián tiếp gây nên biến động tỷ giá hối đóai sẽ có dạng: SNgT = f(cầu của dân chúng nước ngoài về hàng hóa dịch vụ , tài sản một nước; ζ) (trong đó ζ cũng được xem là biểu thị sự vận động của cung ngoại hối bởi các biến ngẫu nhiên) Một cách tổng quát, cung cầu ngoại hối trên thị trường cùng nhau xác lập một mức tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Khi tỷ giá hối đoái cân bằng cũng là lúc cung ngoại hối bằng cầu ngoại hối, ví như nếu lượng bảng Anh bán ra đúng bằng lượng bảng Anh mua vào thì tỷ giá sẽ trong trạng thái cân bằng tối ưu. Tuy nhiên, trong thực tế, sự cân bằng đó chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, sự vận động liên tục giữa các luồng vốn xuyên quốc gia nhằm mục đích đầu tư, đầu cơ, thương mại… đã khiến cho thị trường ngoại hối liên tiếp lâm vào tình trạng dư cung hoặc dư cầu. Trước tình trạng này, các nước theo chế độ tỷ giá cố định thường can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm mục đích ổn định tỷ giá. Giữa năm 2001, thị trường ngoại hối tại Việt Nam liên tiếp rơi vào tình trạng căng thẳng, cầu đô la tăng mạnh khiến NHTW phải tung đô gần 800 triệu đô la ra bán (55). Tác động của cung cầu ngoại hối lên tỷ giá hối đoái dựa chủ yếu vào các yếu tố cấu thành nên nó, tuy nhiên ngoài các tác nhân tác động trực tiếp lên cung cầu ngoại hối thì các nhân tố gián tiếp như thu nhập, chi tiêu chính phủ, sản lượng… cũng gây ảnh hưởng không nhỏ lên tỷ giá hối đoái. Thu nhập tăng lên đồng nghĩa với chi tiêu tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài tăng lên, cầu ngoại tệ tăng lên và cuối cùng kéo theo một sự lên giá đồng ngoại tệ. Chi tiêu cũng vậy, nếu chi tiêu chính phủ vượt quá mức cho phép dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng thì một sự cắt giảm chi tiêu đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ tất yếu dẫn đến qui luật giảm cầu ngoại tệ, cuối cùng là đồng ngoại tệ giảm giá. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chính phủ buộc phải cắt giảm lực lượng lao động, sản lượng sụt giảm làm tăng nguy cơ lạm phát và giảm giá tỷ giá hối đoái thực tế …Có thể nói, cung cầu ngoại hối là hai yếu tố vô cùng nhạy cảm, quyết định trực tiếp mức độ tăng giảm của tỷ giá hối đoái. Những tín hiệu bất bình thường về cung cầu ngoại hối sẽ luôn là công cụ hữu hiệu để ngân hàng trung ương có những giải pháp đối phó kịp thời với những rủi ro tiềm ẩn xảy ra do biến động của tỷ giá hối đoái . 1.2.6. Năng suất lao động: Năng suất lao động được xem là yếu tố quyết định trình độ phát triển kinh tế một quốc gia. Trong điều kiện tự do hóa, toàn cầu hóa, năng suất lao động được tạo nên không chỉ bởi nội lực quốc gia mà còn bởi việc giao lưu vốn, công nghệ. Một sự tăng lên hoặc giảm xuống trong năng suất lao động tất yếu sẽ kéo theo hàng loạt biến động trong nền kinh tế trong đó có tỷ giá hối đoái. Mặc dù không tác động trực tiếp đến tỷ giá, nhưng mức độ tăng lên hoặc giảm xuống của năng suất lao động vẫn được xem là nhân tố có tác động mạnh mẽ lên sự vận động của tỷ giá hối đoái và thường xuyên được các nhà kinh tế học quan tâm. Việc xem xét ảnh hưởng năng suất lao động lên tỷ giá trong khuôn khổ bài viết sẽ tuân theo hướng vận động tăng giảm của năng suất lao động. Thứ nhất có thể kể đến biến động tăng trong năng suất lao động, việc tăng năng suất lao động có thể dẫn đến những kết quả chủ yếu sau đối với tỷ giá: Năng suất lao động tăng kéo theo sự gia tăng sản lượng sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, cung ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ giảm, tỷ giá có xu hướng tăng. Trường hợp này chỉ đúng trong điều kiện mức sản lượng toàn bộ nền kinh tế chưa đạt đến mức tiềm năng, một khi mức tiềm năng đã được nền kinh tế đạt tới thì một sự tăng lên trong năng suất lao động lại dẫn đến chi phí sản xuất tăng, đội giá hàng tiêu dùng trong nước lên cao, sức mua thực tế giảm sút, đồng nội tệ sụt giá kèm theo nó là nạn thất nghiệp trầm trọng do việc cắt giảm chi phí lao động, bảo tồn lợi nhuận từ phía các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tăng năng suất lao động trong chừng mực nào đó sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lượt nó lại thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút các luồng vốn quốc tế chảy vào trong nước, cung ngoại tệ tăng, giá ngoại tệ giảm, đồng nội tệ có xu hướng tăng giá. Việc tăng lên trong năng suất lao động với điều kiện kinh tế phát triển ổn định sẽ dẫn đến niềm tin đồng nội tệ tăng giá trong tương lai và thế là nạn đầu cơ xuất hiện, các nhà đầu cơ sẽ nhanh chóng mua nội tệ, tỷ giá nội tệ sẽ phải đối mặt trước sức ép tăng giá. Đây là trường hợp rất nguy hiểm, tạo nên hiện tượng khan hiếm nội tệ, khan hiếm tiền mặt trong lưu thông, nếu tồn tại dưới một chế độ tỷ giá cố định thì ngân hàng trung ương sẽ vô cùng vất vả trong việc giữ tỷ giá dao động trong biên độ cho phép, vấn đề này sẽ được đề cập kĩ hơn trong phần 1.2.7 dưới đây. Đối với trường hợp mức tăng năng suất lao động nhỏ hơn mức tăng tương đối của chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao…thì sẽ dẫn đến lợi nhuận sụt giảm, sản lượng giảm, kinh tế suy thoái, lạm phát có xu hướng tăng, kéo đồng nội tệ mất giá. Cuối cùng, xét năng suất lao động trong tương quan hai nền kinh tế, nếu nền kinh tế nào có mức độ tăng năng suất lao động cao hơn thì hàng hóa nước đó sẽ trở nên rẻ tương đối, sức mua đồng nội tệ nước đó sẽ cao hơn và tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước đó với đồng tiền có năng suất lao động thấp hơn sẽ tăng lên. Ngoài sự tăng lên trong năng suất, năng suất lao động giảm xuống cũng là một yếu tố cần phải được xem xét. Năng suất lao động giảm thường gây tâm lí hoang mang về nguy cơ suy thoái kinh tế, xuất khẩu bị xói mòn do mức sản lượng sụt giảm, hàng hóa trở nên khan hiếm hơn trước, giá cả tăng, sức mua đồng nội tệ giảm, tỷ giá hối đoái giảm. Mặt khác, một sự giảm xuống trong năng suất lao động sẽ khiến hàng hóa trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, việc tăng nhập khẩu do đó sẽ diễn ra, cầu ngoại tệ tăng lên, đồng ngoại tệ tăng giá… Nói tóm lại, năng suất lao động cũng gây ra một số tác động nhất định đến tỷ giá hối đoái. Trong dài hạn, năng suất lao động sẽ tác động trước tiên đến mặt bằng giá cả nội địa, qua đó đến tỷ giá hối đoái. 1.2.7. Đầu cơ tiền tệ: Đầu cơ giờ đây là khái niệm không còn xa lạ đối với các quốc gia mở cửa, hướng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như Việt Nam. Đầu cơ tiền tệ được hiểu là việc mua hoặc bán tiền tệ sau đó bán hoặc mua tiền tệ kiếm lời khi giá cả hoặc tỷ giá hối đoái thay đổi. Cụ thể là các nhà đầu cơ sẽ mua đồng tiền yếu, chờ lên giá rồi bán, hoặc bán đồng tiền mạnh, chờ xuống giá rồi mua lại để kiếm lãi và kết quả là họ làm cho các đồng tiền mạnh yếu đi, đồng tiền yếu mạnh lên. Đối với các quốc gia có hệ thống tiền tệ yếu kém, tăng trưởng dựa trên luồng vốn ngắn hạn, vốn khống hay còn gọi là vốn ảo, đầu cơ thường đem lại hiệu quả xấu, gây biến động lớn đến tỷ giá hối đoái. Do việc đầu cơ tiền tệ được tiến hành thông qua mua bán một khối lượng lớn các loại tiền nên đầu cơ thường có xu hướng khiến tỷ giá hối đoái tăng hoặc giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng đồng Peso hồi tháng 2 năm 2002 khiến Chính phủ Áchentina điêu đứng là một minh chứng thể hiện tác động tiêu cực của đầu cơ lên tỷ giá hối đoái. Tổng thống Achentina ông Eduardo Duhalde đã lớn tiếng chỉ trích những kẻ đầu cơ tiền tệ khiến đồng Peso rớt giá đến mức kỉ lục, giá đô la từ 1 peso ăn một đô la ngày 1/2/2002 đã lên đến 10 peso/đôla ngày 11/2/2002 (1). Một số nhà đầu cơ nước ngoài vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàng tung toàn bộ số peso trong tài khoản ra bán, điều này kéo theo hiệu ứng đám đông trong dân chúng và kết quả là đồng peso sụt giá thảm hại; Chính phủ Achentina đã buộc phải từ bỏ chế độ ấn định tỉ giá cố định 1/1 đối với đồng đô la sau khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Các nhà đầu cơ khác với những nhà bảo hiểm rủi ro tỷ giá, họ luôn nắm giữ tài sản “nợ” với hi vọng trong tương lai việc bàn các tài sản này sẽ có lợi cho họ. Số vốn ban đầu mà các nhà đầu cơ bỏ ra để có quyền mua một hợp đồng tiền tệ trên thực tế thấp hơn rất nhiều so với tổng số tiền trên hợp đồng tiền tệ họ nhận được sau này. Cụ thể trước khủng hoảng 97 – 98, ở Thái Lan, chỉ cần 510 triệu bạt là có thể mua được 200 hợp đồng tiền tệ với tổng trị giá 2 tỷ USD (19), đây là những “quả bom nguyên tử” có sức công phá lớn trên thị trường tiền tệ thường bị những kẻ đầu cơ lợi dụng để kiếm chác. Tháng 5/1997, tỷ phú George Soros (Mỹ) đã dùng các hợp đồng tiền tệ mua 2 tỷ bạt, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, cùng với sự mua vào như đã định sẵn, tỷ phú Soros đã kí hợp đồng giao ngay bán ngay 2 tỷ bạt ra thị trường với mục đích ăn chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tư trước nguy cơ giảm giá đồng bạt cũng đã liên tiếp bán tống bán táng mọi chứng khoán, chuyển mọi khoản cho vay bằng đồng bạt sang USD rút về nước và kết quả là đồng bạt sụt giá thê thảm, từ 26 bạt/USD xuống 80 bạt/USD, Chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá. Bên cạnh tác động làm sụt giá tiền tệ này, đầu cơ đồng thời lại làm tăng giá tiền tệ khác bởi xét mối quan hệ mua bán tiền tệ song phương, cầu tiền tệ này chính là cung tiền tệ kia và ngược lại. Các nhà đầu cơ do đó cho dù là đầu cơ giá lên hay đầu cơ giá xuống đều gây tác động dẫn đến lên giá đồng tiền này và hạ giá đồng tiền kia. Một nhà đầu cơ A khi có nhu cầu mua một lượng lớn đồng tiền X bằng đồng tiền Y thì ngay lập tưc đồng tiền X sẽ có xu hướng lên giá và đồng tiền Y có xu hướng hạ giá. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, hiện tượng đầu cơ cũng mang lại một số hiệu quả nhất định, đó là việc các nhà đầu cơ đã chấp nhận rủi ro, thông qua các nghiệp vụ kinh doanh, quyền chọn, bán non, các lệnh đình chỉ thua lỗ, các hợp đồng kì hạn… đã phần nào đưa đồng tiền các quốc gia về đúng với giá trị thực của nó, làm ổn định thị trường ngoại hối. 1.2.8. Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ cùng với chính sách tài khóa là hai công cụ cơ bản được các quốc gia sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nếu chính sách tài khóa dựa trên việc kiểm soát thuế và chi tiêu chính phủ thì chính sách tiền tệ lại tác động lên nền kinh tế thông qua lãi suất và cung cầu tiền tệ (cung cầu tiền ở đây được hiểu là lượng tiền trong nội bộ nền kinh tế). Các biện pháp thường xuyên được sử dụng đó là chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ lỏng. Xét trong phạm vi nội bộ quốc gia, chính sách tiền tệ chặt đó là việc chính phủ tiến hành tăng lãi suất, giảm cung tiền; với khái niệm cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh khoản (MS) thì một sự thay đổi trong cung tiền sẽ dẫn đến sự thay đổi trong lãi suất, từ đó tác động đến mức giá đồng nội tệ. (Hình 4). Chính phủ có thể tiến hành giảm cung tiền bằng cách phát hành trái phiếu, giảm lượng tiền mặt lưu thông, đường cung tiền dịch sang trái (M đến M*), nâng mức lãi suất lên mức i*. Ở mức lãi suất cao hơn này đối với một nền kinh tế nhạy cảm với chi tiêu thì có thể làm tăng tỷ giá hối đoái đồng bản tệ. Lãi suất Hình 4: Sự vận động lãi suất trong tương quan với cung tiền i* MSS M* MD i Cung tiền M : Lượng cung tiền ban đầu M*: Cung tiền sau khi bị thu hẹp i : Lãi suất ban đầu i* : Lãi suất sau khi thu hẹp cung tiền MD: Cầu tiền Đối với chính sách tiền tệ lỏng, hiệu ứng sẽ ngược lại, một sự tăng cung tiền sẽ làm lãi suất giảm xuống, khiến tỷ giá đồng bản tệ giảm trong ngắn hạn. Tỷ giá hối đoái của một quốc gia trong thế giới tự do hóa thương mại ngày nay không đơn thuần chỉ chịu tác động của riêng chính sách tiền tệ quốc gia đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Anh…USD giờ đây mặc dù đã suy yếu song thế giới vẫn dõi theo từng động thái trong chính sách tiền tệ Mỹ. Với hai phần ba lượng đô la phát hành được lưu thông ngoài nước Mỹ, việc tăng, giảm lãi suất đồng đô la cũng sẽ là một trong những nguyên nhân chủ đạo tác động đến tỷ giá hối đoái các nền kinh tế ngoài Mỹ. Ngay sau khi Mỹ tuyên bố cắt giảm lãi suất USD từ 1,25% xuống 1% (ngày 9/10/2003), NHTW Châu Âu cũng đã hạ lãi suất EUR xuống 1,5% từ 1,75%. Việc cắt giảm lãi suất của EUR nhằm mục đích duy trì mức tỷ giá cạnh tranh, không để đồng đô la giảm giá qua nhiều so với EUR bởi điều này sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu của các nước thuộc liên minh châu Âu sang Mỹ. Tại Việt Nam ngân hàng Ngoại Thương đã giảm 0,2% đối với tất cả các kì hạn song theo bà Vũ Phương Liên, vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ (NHNNVN) thì việc cắt giảm lãi suất này chỉ tác động nhẹ tới tỷ giá, tỷ._. vội vàng quay về chỉ để “mua hóa đơn”, chưa hết, để đổi được hóa đơn cũ đã hết hạn, ông Nguyễn Khắc Phụng, giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Hà Nội phải chuẩn bị tới 12 loại giấy tờ khác nhau, đồng thời cán bộ thuế yêu cầu đích thân ông phải đi đổi... Chính những sự phiền nhiễu không đáng có này đã khiến một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng bế tắc, ở cơ quan quản lý nào, doanh nghiệp cũng bị gây khó rễ. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ không thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tập trung vào sản xuất chừng nào mà sức lực của họ vẫn bị chi phối bởi các thủ tục nhũng nhiễu như trong việc mua hóa đơn kể trên. 3.2.2. Giải pháp vi mô: 3.2.2.1. Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Hạt nhân quan trọng nhất thúc đẩy hoạt động ngoại thương chính là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mọi giải pháp phát triển ngoại thương sẽ trở nên vô nghĩa nếu hoạt động của bản thân các doanh nghiệp bề trễ. Vì vậy, những giải pháp sau cần được xem xét: * Tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu: Thực tế chứng minh đã có rất nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến việc ký kết hợp đồng xuất-nhập khẩu mà quên đi vấn đề cần kiểm tra độ tin cậy của đối tác. Các doanh nghiệp sau khi mất hàng, mất tiền mới chợt bừng tỉnh. Kỳ quặc thay còn có một số trường hợp ký kết hợp đồng qua email trong khi không hề xác minh trụ sở thực khai báo trên email có chính xác hay không. Đó là sự vụ của một doanh nghiệp tại Hà Nội, ký kết hợp đồng qua email mua 300 tấn nhôm thành phẩm từ một doanh nghiệp Hồng Kông dưới cái tên Leettee Ptc. Ltd năm 2002. Người mua nhanh chóng mở L/C thanh toán 80% tiền hàng, số còn lại thanh toán khi nhận hàng. Khi lô hàng đến cảng, người mua phát hiện đó là phân bón chứ không phải nhôm và lập tức gửi email, fax, phản ánh cho phía Hồng Kông song được thông báo là số fax ghi trong hợp đồng không có ở Hồng Kông. Đây là bài học đau lòng cho những doanh nghiệp quá cả tin vào bạn hàng dẫn đến thiệt hại lớn về mặt vật chất. Vấn đề này không chỉ gây thiệt hại riêng cho doanh nghiệp mà còn làm méo mó sự vận động của tỷ giá, gây thiệt hại đến hoạt động thương mại. Bởi thế các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng đối tác trước khi ký kết hợp đồng, có thể tìm hiểu thông qua ngân hàng nơi đối tác có tài khoản, thông qua những bạn hàng đã từng buôn bán với đối tác...Có như vậy, ngoại thương Việt Nam mới có thể thực sự phát triển. *Cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đồng tiền, tỷ giá thanh toán: Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán cũng là một trong những nhân tố quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp doanh thu của doanh nghiệp. Lời khuyên truyền thống đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương chính là nếu nhập khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng xuống giá còn nếu xuất khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, tuyệt đối tránh những đồng tiền biến động thất thường trong khoảng thời gian cực ngắn, không theo chu kỳ, khó dự đoán hoặc đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn về chính trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên cân nhắc xem mình sẽ áp dụng mức tỷ giá như thế nào khi thanh toán, tỷ giá giao ngay hay tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá SWAP. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ am hiểu về những biến động tiền tệ, biết triển khai công tác dự báo từ đó áp dụng lựa chọn loại tỷ giá nhất định cho mỗi hợp đồng xuất-nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi mới bước chân vào kinh doanh thường ấn định một mức tỷ giá nhất định trong thanh toán đối hợp đồng của họ, và vì vậy họ đã bỏ qua khoản lợi nhuận đáng lẽ ra có thể thu được nhờ biết cách kinh doanh dựa trên biến động tỷ giá. Tuy nhiên, trong tình hình thực tiễn hiện nay, do việc áp dụng tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá SWAP còn có những hạn chế nên các doanh nghiệp thường không chú trọng đến vấn đề này. Song để có thể hội nhập tốt và đững vững lâu dài trong kinh doanh, các doanh nghiệp nên xem xét vấn đề này một cách đúng đắn hơn. * Tiến hành đa dạng hóa ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tiến hành đa dạng hóa tài khoản tiền gửi của mình nhất là trong xu thế vận động khôn lường của hệ thống tiền tệ thế giới, việc phụ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền duy nhất sẽ gây nên những rủi ro lớn. Hãy thử tưởng tượng xem nếu trong tài khoản của doanh nghiệp A sẽ chỉ có toàn USD, cái gì sẽ xảy ra nếu chính phủ Mỹ quyết định đổi tiền 10USD cũ = 1 USD mới ? Số ngoại tệ trong tài khoản doanh nghiệp A khi ấy sẽ chỉ còn bằng 1/10 so với trước kia. Giới kinh doanh có câu “không bỏ trứng vào một giỏ”, trong trường hợp này điều đó có nghĩa là đa dạng hóa ngoại tệ cũng chính là biện pháp giảm rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra, đa dạng hóa ngoại tệ sẽ giúp các doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra mua ngoại tệ nhập khẩu, thay vào đó là sử dụng ngoại loại ngoại tệ cần thiết vốn đã có sẵn trên tài khoản, chi phí mua ngoại tệ sẽ giảm bớt, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất hơn. * Tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá: Bảo hiểm rủi ro tỷ giá đã được cho phép tiến hành ở EXIMBANK và mới đây là Ngân hàng Đầu tư – Phát triển bằng việc thực hiện nghiệp vụ Option. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể yên tâm không sợ rủi ro trong thanh toán bất kỳ ngoại tệ nào. Đặc biệt, EXIMBANK đã tái bảo hiểm cho các ngân hàng đối tác ở nước ngoài với đúng mức phí bằng mức phí bảo hiểm tại ngân hàng mình, điều này có nghĩa là EXIMBANK không được hưởng lợi từ bất kỳ một khoản phí bảo hiểm nào. Do thời điềm này chi phí bảo hiểm rủi ro tỷ giá không cao cộng với việc ngân hàng đang ra sức thu hút khách hàng thông qua việc giảm phí nên có thể xem đây là cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu khi áp dụng dịch vụ này. * Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trên cơ sở thành lập các liên hiệp doanh nghiệp: Để thành công trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có một sức mạnh tổng hợp, đó là sự kết hợp của sức mạnh về khả năng sản xuất hàng hóa, sức mạnh trong tìm kiếm, giữ vững thị trường, sức mạnh tự cứu mình thoát khỏi những chiếc bẫy vô hình được nhào nặn bởi các quốc gia vốn lọc lõi trên thương trường. Thế nhưng thật đáng buồn là cho đến nay, sức mạnh ấy của ta vẫn còn ở dạng tiềm ẩn. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giành được đơn đặt hàng xuất khẩu hiện nay diễn ra khá gay gắt. Thậm chí có một số doanh nghiệp không có khả năng thực hiện được đơn đặt hàng vẫn nhất quyết không trông cậy vào sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp khác. Đáng lẽ ra, các doanh nghiệp của chúng ta phải cùng nhau hợp sức trên trường quốc tế thì nay, lợi nhuận trước mắt đã che mờ lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp. Và thế là sức mạnh của ta bị xé lẻ, xuất khẩu Việt Nam đành ngậm ngùi chứng kiến cảnh ra đi lần lượt của những đơn đặt hàng lớn. Thiết nghĩ để có thể tồn tại trong bối cảnh phức tạp hiện nay, các doanh nghiệp cần liên kết với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm cạnh tranh và cạnh tranh được trên thị trường thế giới. *Thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng là một trong số những nhân tố được sử dụng nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. Song hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, dẫn đến tình trạng “được ăn cả, ngã về không”. Người ta hẳn còn nhớ như in những khó khăn mà các công ty xuất nhập khẩu thủy sản gặp phải khi CFA đưa cá tra, cá basa của chúng ta ra trước tòa án Mỹ. Ấy thế mà mức độ đa dạng hóa thị trường của các công ty vẫn diễn ra rất chậm, dường như các công ty này chỉ chú trọng đến vấn đề tìm kiếm sao cho thật nhiều lợi nhuận mà quên đi việc làm gì để có thể giữ gìn lợi nhuận ấy. Thế là việc phụ thuộc vào một số ít thị trường vẫn diễn ra đối với những công ty kinh doanh lâu năm. Công ty cổ phần xuất-nhập khẩu mây tre đan Babonimex (Hải Phòng) hiện vẫn có đến 60% sản phẩm được xuất sang thị trường Mỹ. Và một khi thị trường Mỹ quay lưng với sản phẩm mây tre đan của Việt Nam thì 60% doanh thu của công ty sẽ biến mất. Do đó, các công ty Việt Nam cần thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trên cơ sở củng cố thị trường nội địa nhằm tạo hậu phương vững chắc để doanh nghiệp có thể yên tâm chiến đấu nơi tiền tuyến nóng bỏng. * Liên kết chặt chẽ với người sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đảm bảo có được nguồn hàng xuất khẩu trong thời gian cần thiết: Quan hệ trực tiếp giữa những nhà xuất khẩu và nông dân sản xuất ra nguyên vật liệu, nông sản xuất khẩu hiện nay còn khá lỏng lẻo. Vì thế mà đã dẫn đến tình trạng ép giá từ phía các tiểu thương. Doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu phải mua nguyên vật liệu, nông sản đầu vào với giá cao trong khi những người nông dân lại bị ép bán với giá thấp. Cũng có một số doanh nghiệp tiến hành liên hệ trực tiếp với nông dân, song lại chưa đưa ra được những ràng buộc cụ thể để xảy ra tình trạng người dân tự ý phá vỡ hợp đồng nếu có lợi cho họ. Những người nông dân đơn giản thấy được giá thì bán, họ đâu có bận tâm đến việc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu thiệt hại thế nào khi vi phạm hợp đồng đã kí kết với các đối tác nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân doanh nghiệp với người dân bằng cách: Kí kết hợp đồng với những chế tài cụ thể, đảm bảo bù đắp cho nông dân nếu có những biến động về giá. Thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp và nông dân nhằm phát hiện sớm được những khó khăn, từ đó kịp thời đưa ra được các phương hướng giải quyết. * Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tự quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm: Muốn đứng vững trên thị trường thế giới, các sản phẩm của Việt Nam cần có thương hiệu riêng của mình cũng như phải giữ vững được thương hiệu ấy. Thế nhưng sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất sang thị trường thế giới thường lại thường phải ngậm ngùi dưới thương hiệu của các nước khác. Có thể thấy rõ vấn đề này trong xuất khẩu dệt may, da giầy. Kết quả là người tiêu dùng nước ngoài sẽ chẳng bao giờ biết đến sản phẩm của chúng ta, việc nâng cao chất lượng sản phẩm trở nên vô nghĩa bởi nó sẽ chỉ khuyếch trương những thương hiệu không phải của Việt Nam mà thôi. Ấy là chưa kể đến việc mấy năm gần đây, các thương hiệu nổi tiếng của chúng ta lần lượt bị giành mất trên thị trường thế giới (Ví như thương hiệu thuốc lá Vinataba đã bị Malayxia đăng kí bảo hộ trên 15 thị trường trong đó có thị trường Singapore). Do đó để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp cần tự lập thương hiệu riêng, đăng ký bảo hộ thương hiệu trên một số thị trường chủ yếu thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu thông qua hội chợ, triển lãm, các phương tiện truyền thông như Truyền hình, Internet...và tăng cường các dịch vụ sau bán. Tất cả các giải pháp trên sẽ không có tác dụng nếu chất lượng sản phẩm yếu kém, trong bối cảnh người tiêu dùng thế giới ngày càng trở nên khó tính thì việc nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua đổi mới công nghệ, thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng toàn diện tất cả các khâu từ tìm hiểu nhu cầu thị trường đến dịch vụ sau bán trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Bản thân Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhận định “ hàng hóa của Việt Nam còn kém về chất lượng, giá thành không cạnh tranh, nếu cứ giữ như thế này thì chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu so với thế giới...”. Tất nhiên, để có thể làm được điều này, các doanh nghiệp cần tạo lập cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ bằng cách thường xuyên đào tạo cán bộ và đặc biệt là có những chế độ thực sự ưu đãi nhằm thu hút người tài. 3.2.2.2. Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu: Từ khi hoạt động ngoại thương phát triển, cuộc sống của người sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những người nông dân trở nên khấm khá hơn. Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thô sơ chế nên việc sản xuất thường phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài đặc biệt là điều kiện về môi trường, thời tiết. Số phận người nông dân do đó trở nên bấp bênh hơn. Để bảo vệ chính mình và cũng để bảo vệ nguồn lợi xuất khẩu, nông dân cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: * Tham gia tích cực các lớp huấn luyện nuôi trồng sản phẩm xuất khẩu: Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nông dân tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu theo kiểu trào lưu, hầu hết đều chưa qua bất kỳ một lớp đào tạo nào mà chỉ học hỏi kinh nghiệm theo kiểu truyền miệng. Vì thế mà hiệu quả sản xuất không cao, việc áp dụng một số giống mới vào sản xuất do không được áp dụng đúng kỹ thuật đã gây tổn thất không nhỏ. Tháng 10/2003, hàng loạt nông dân áp dụng giống lúa cao sản do viện nông nghiệp tiến hành nghiên cứu đã lâm vào tình cảnh bi thảm khi toàn bộ số lúa họ trồng đều lép hạt. Số là giống lúa này chỉ thích hợp trồng vào mùa xuân, song do chưa được phổ biến kỹ, họ đã tiến hành trồng vào thời điểm hè-thu. Ấy là chưa kể đã có rất nhiều gia đình nhổ lúa, trồng tôm sú và đã gặp cảnh tôm chết hàng loạt vì chưa có kiến thức thực sự về phòng và chữa bệnh cho tôm. Bởi thế, các hộ gia đình cần tích cực tham gia các lớp huấn luyện nuôi trồng, ở đó họ sẽ vừa được học hỏi những kiến thức đúng đắn về nuôi trồng, lại vừa được giải đáp mọi thắc mắc giúp cho việc sản xuất có hiệu quả hơn. * Tham gia bảo hiểm cây trồng, vật nuôi: Thực tế cho thấy việc tham gia bảo hiểm sẽ giảm bớt những thiệt hại do những rủi ro không lường trước gây ra cho cây trồng, vật nuôi, giúp người dân có được một lượng vốn duy trì sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ví như đối với công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam, trong vụ tôm 2002, công ty đã bán bảo hiểm tôm sú cho 15 khách hàng với tổng hợp đồng 30 triệu. Trong thời gian bảo hiểm có 6 khách hàng bị rủi ro và công ty đã trả bảo hiểm 400 triệu đồng. Song vấn đề bảo hiểm cây trồng, vật nuôi hiện nay vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với những người dân. Họ không tin tưởng lắm vào các loại hình bảo hiểm và chỉ tiến hành bảo hiểm đối với những vật nuôi, cây trồng gặp nhiều rủi ro. Vì thế mà đã có rất nhiều người nông dân mất trắng đành phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa đi làm mướn. Để bảo vệ quyền lợi của chính mình cũng như quyền lợi sản phẩm xuất khẩu, thiết nghĩ ngay tại thời điểm hiện nay, người nông dân nên xem xét vấn đề mua bảo hiểm một cách nghiêm túc. * Phối hợp thành lập hiệp hội nông dân sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu: Hoạt động sản xuất của nông dân Việt Nam chủ yếu vẫn còn phân tán, có tính chất manh mún, nhỏ lẻ, vì thế những người dân rất khó có thể tự bảo vệ mình trước những biến động về giá cũng như trước những thủ đoạn của một số tiểu thương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp những người nông dân có thêm tiếng nói, họ nhất thiết sẽ phải đoàn kết với nhau để có thể chống lại sự cạnh tranh từ phía hàng nhập khẩu cũng như đòi hỏi những quyền lợi họ đáng lẽ được hưởng. Ở các quốc gia phát triển, hình thức này đã được thực hiện từ lâu và các hiệp hội này đã hoạt động rất tích cực trong việc chống lại sự xâm lấn của hàng nhập khẩu. Điển hình là Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép làm tăng giá bán cá tra, cá basa của ta trên thị trường họ. Các hiệp hội của Việt Nam ra đời sẽ liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó có thể giúp giảm phí trung gian, tăng lợi nhuận và doanh thu cho các hộ gia đình. Với lợi nhuận tăng lên như vậy, chắc chắn những hộ nông dân sẽ trung thành hơn trong việc thực hiện các cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài một số giải pháp đối với những người dân sản xuất đầu vào xuất khẩu nói trên, lực lượng lao động trong bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần nỗ lực hết mình để có thể đưa hoạt động ngoại thương Việt Nam đạt được mục tiêu làm đòn bẩy, đưa đất nước trở thành quốc gia bán công nghiệp vào năm 2010. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy chỉ đạt được khi lực lượng lao động của chúng ta luôn tự nâng cao trình độ, không ngừng học hỏi và đặc biệt là tạo được cho mình tác phong lao động công nghiệp, có tính kỷ luật cao. Người ta hẳn vẫn chưa quên sự kiện đau lòng khi một giám đốc Đài Loan đánh ba công nhân Việt Nam hồi năm 1998. Đành rằng hành vi này là không thể chấp nhận được song khách quan nhìn nhận, tính kỷ luật của các công nhân Việt Nam còn chưa cao, tính “tự do” vẫn hiện hữu. Ấy là chưa kể đến việc ở một số doanh nghiệp, hễ có bất bình là công nhân lại kéo nhau biểu tình mà không hề thương lượng trước với giám đốc. Điều này đã khiến năm 2002, trên báo Lao động ngày 13/8, Chính phủ đã phải tuyên bố cấm biểu tình ở các doanh nghiệp dệt may, thủy sản. Lộ trình hội nhập ngày một đến gần, hơn bao giờ hết, để ngoại thương Việt Nam phát triển, để chính sách tỷ giá phát huy vai trò đòn bẩy của nó, các giải pháp trên rất cần được thực sự xem xét. Kết luận Ngoại thương Việt Nam đã bước đi trên chặng đường đổi mới được gần 20 năm. Từ đó đến nay, thế giới thực sự đã đổi khác. Các quốc gia ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau hơn bởi sự vận động của những luồng hàng hóa, dịch vụ không thể nào kìm hãm nổi. Cùng với sự di chuyển các luồng hàng hóa dưới tốc độ chóng mặt, tỷ giá hối đoái các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như USD, JPY, EUR cũng liên tục biến động, phản ánh chính xác tương quan sức mua giữa các nước trên thế giới. Là một quốc gia đang bước những bước đầu tiên trong quá trình hội nhập, đã đến lúc Việt Nam chúng ta phải có những nhìn nhận đúng đắn hơn về công cụ tỷ giá, đặc biệt là tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam. Có ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay sẽ chủ yếu được gây dựng nhờ việc đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại..., rằng với cơ cấu xuất-nhập khẩu ở thời điểm hiện tại thì tỷ giá hối đoái sẽ không có tác động mấy đến hoạt động ngoại thương Việt Nam..Xin thưa nếu sản phẩm của chúng ta có cải tiến đến đâu, mẫu mã có phong phú đến cỡ nào, khi vận động dưới một chế độ tỷ giá bị áp đặt cao hơn nhiều lần so với giá trị thực của nó như tại thời điểm này thì cánh cửa hội nhập chắc chắn sẽ dần khép lại. Ấy là chưa kể đến việc hàng hóa của Việt Nam vốn kém tính cạnh tranh trên trường quốc tế, chất lượng thấp, giá thành cao... Các doanh nghiệp nhà nước với thói quen làm ăn kiểu cũ dù được đầu tư khá nhiều song đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu không được là bao. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó mấy năm trở lại đây, đầu tư nước ngoài lại không ngừng suy giảm. Lúc Việt Nam bước chân lên thương trường quốc tế cũng chính là lúc hàng hóa Việt Nam liên tiếp gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Đằng sau những thái độ cởi mở, giảm dần mức thuế quan hay cho hưởng đãi ngộ tối huệ quốc là những rào cản vô hình do các quốc gia trên thế giới ngấm ngầm tạo ra nhằm bảo vệ sản xuất nước họ. Chiêu bài mà các nước phát triển thường sử dụng để ngăn cản sự xâm lấn của hàng hóa các nước đang phát triển trên thị trường nước họ chính là bán phá giá hàng hóa. Điều này cho thấy việc cạnh tranh dựa trên giảm giá thành sản xuất tiến đến giảm giá bán hàng xuất khẩu không còn là biện pháp tối ưu. Bài học đau lòng về vụ kiện cá tra, cá basa còn đó và tôm của chúng ta cũng rất có thể sẽ lâm vào tình cảnh tương tự, khi ấy liệu các nhà hoạch định của chúng ta có còn quay lưng với tỷ giá ? Thiết nghĩ đây chính là thời điểm thích hợp nhất để tỷ giá hối đoái được trả về vận động theo đúng xu thế tự nhiên của nó. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt (1) Augustine Arize - Dùng đồng Peso là yêu nước - Tạp chí Dân chủ Argentina – 3/2002. (2) Nguyễn Ngọc Bích, T.S. Nguyễn Đức Dị, T.S.Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh Tuấn -Từ điển kinh tế kinh doanh Anh-Việt- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2000. (3) Hải Bình, Thúy Ngà - Thị trường tiền tệ và chứng khoán thế giới nửa đầu năm 2003 - Thông tin tài chính, 7/2003. (4) T.S. Võ Văn Đức, Đỗ Quang Hưng -Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp xuất-nhập khẩu Việt Nam hiện nay – Tài Chính, 8/2002. (5) Mc. Grawhill - Quản trị tài chính quốc tế- Nhà xuất bản quốc tế , 2002. (6) Nguyễn Thanh Hà - Nhìn nhận về những biến động về tỷ giá USD tại Việt Nam trong thời gian qua – Tài Chính, 9/2001. (7) Nguyễn Thanh Hà - Vì sao đồng đô la sụt giá ?- www.econet.com (15/10/2003), (8) Quang Hải - Cung cầu ngoại tệ mất cân bằng có phải do điều tiết ?– Báo Đầu tư, 3/2003. (9) Thanh Hải - Rủi ro trong thanh toán điện tử– Tạp chí Tin học và đời sống, 12/2002. (10) Lê Xuân Hiếu - Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và phá giá đồng nội tệ – Tài Chính, tháng 7/2001 (11) T.S. Nguyễn Xuân Hiếu, T.S.Nguyễn Hồng Sơn -Chế độ tỷ giá và hiệu quả kinh tế ở các nước đang phát triển – Tài Chính, 4/2003. (12) Trọng Hồ - Hiểu thế nào về nhập siêu cho đúng hiện nay - Thương mại, số 26/2003. (13) Nguyễn Thị Thanh Hoài - Giải pháp khi hàng Việt Nam bị nước ngoài điều tra bán phá giá – Thương mại, số 36/2003. (14) T.S. Nguyễn Đắc Hưng - Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và công cụ điều hành tỷ giá – Tài Chính, 12/2001. (15) Th.s Nguyễn Văn Khách -Dự báo tỷ giá USD/VND năm 2003-2004 – Tạp chí Ngân Hàng, số 6/2003. (16) Nguyễn Văn Lộc -Tỷ giá VND/USD hiện nay và các giải pháp điều chỉnh – Tài Chính, 11/2001. (17) Võ Đại Lược - Kinh tế Việt Nam 10 tháng đầu năm - Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, 10/2003. (18) Hồng Minh - Đồng Euro chiếm gần 10% dự trữ ngoại hối của Việt Nam – Báo Thanh niên, số 12/2003. (19) Thành Nam - Tỷ phú Soros và quỹ đầu cơ tiền tệ – Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 28/10/1999. (20) Trần Nguyên Nam - Đánh giá về hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng – Tài chính, 2/2002. (21) PGS.TS. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ -Tỷ giá hối đoái và nghệ thuật điều chỉnh- Nhà xuất bản tài chính, 1998. (22) Vũ Ngọc Nhung - Những vấn đề tiền tệ- ngân hàng- Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1999. (23) Paul A.Samuelson & William D. Norhaus - Kinh tế học vĩ mô - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2001. (24) Lan Phương -USD giảm giá, lợi hay hại ?– www.vcb.com.vn, 12/2003 (25) HQ -Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản đang chất lên các ngân hàng- Thời báo ngân hàng, số 92(871), 14/11/2003. (26) T.S Nguyễn Hồng Sơn -Tài chính tiền tệ thế giới năm 2001-Tạp chí Ngân hàng số 1+2/2002. (27) TS. Nguyễn Đình Tài -Cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái và vấn đề kinh tế đối ngoại - Nhà xuất bản giáo dục, 1995. (28) Lê Hồng Tâm -Rủi ro vay vốn ngoại tệ và sự lựa chọn nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của doanh nghiệp– Tạp chí thương mại, số 29/2003. (29) Lê Hồng Tâm -Vận dụng nghiệp vụ Option-ngân hàng giúp doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về tỷ giá– Thương mại, số 30/2003. (30) Trọng Tâm -Nửa đầu năm 2003 nhìn lại thị trường ngoại hối, những điều đúng và không đúng với dự đoán– Thị trường tài chính tiền tệ, 1/8/2003. (31) Nguyễn Ngọc Thanh -Lịch sử tỷ giá Việt Nam- Tạp chí Phát triển kinh tế tháng 3/2003. (32) PGS. TS. Đỗ Văn Thành, T.S Vũ Đình Ánh, Th.s Nguyễn Văn Tạo -Một số giải pháp kinh tế tài chính phục vụ chiến lược hướng về xuất khẩu– Bộ Tài Chính, 2001. (33) Thanh Thảo -Bao giờ tỷ giá đồng NDT thay đổi ?– Thông tin tài chính, 8/2003. (34) Trần Thị Ngọc Trang -Mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất– Tạp chí Phát triển kinh tế, 8/2001 (35) PGS.Đinh Xuân Trình -Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương- Nhà xuất bản giáo dục, 2001. (36) T.S. Nguyễn Công Trực -Phân tích tỷ giá và cơ chế hình thành tỷ giá tại Việt Nam- Viện nghiên cứu Tài Chính, 2000. (37) Lê Xuân -Khi đồng Việt Nam tăng giá- Thời báo Kinh tế Sài Gòn- Số 12/2003. (38) Bình Yên -C/O: bài toán khó tìm lời giải- Báo diễn đàn doanh nghiệp điện tử, 12/9/2003. (39) TTQ -Thông tin kinh tế, 12/10/2003. (40) Niên giám thống kê 2002; Nhà xuất bản thống kê. (41) Thống kê tháng 10/2003; Vụ chính sách tiền tệ, NHNN. (42) Việt Nam – Cải cách theo hướng rồng bay- Viện phát triển Havard, 1999 Tiếng Anh (43) Aktuelle Analysen –Getting inflation in Russia down: A tricky task- Bundesinsitut fur ostwissenschaftliche und internationale Studien, 8/11/2000. (44) Bob Stallman –Exchange rate regimes and management tactics- Ngân hàng thế giới, 2000. (45) Dragi Tasevski – Exchange rate influence over inflation and development – Ministry of Finance, Russia 2003. (46) Eduardo Fernández-Arias, Ugo Panizza, Ernesto Stein –Trade Agreements and Exchange rate disagreements- Fortaleza_Brazil, 3/2002. (47) Emil-Maria Claassen – Exchange rate policies in developing and post-socialist countries –An International Center for Economic Growth Publication ICS Press, San Francisco- California, 12/2002. (48) Harald A.Euler –Exchange rate control under fixed E.R system- WB, 2002. (49) Johnathan Mc.Carthy –Monetary inflation, real danger for economies- Center for economic development, Berlin, 1998. (50) Temir Burzhubaev, Tatyana Fukalova –Foreign trade and exchange rate problem in Kyrgyzstan– IMF, 1999. (51) Weinmar Guiner –Interest rates and the exchange rate control- Institute of strategic economic development of Germany, 2000. (52) Yokiko Ama –Japan 20 years before- University of Tokyo, 8/1998. (53) Yu Yongding –The Yuan depreciation and its impacts on Chinese economy- Institute of the Asia economics and politics development, 11/2002. (54) Vietnam: Preparing for Take-off ? – WB 2003 (55) Yen Vu -Banking system in Vietnam- www.thebanker.com, 22/12/2001 (56) Economic Times, 17/10/2003. Phụ lục Phụ lục 1 1.1.Cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 1995-2003 Đơn vị: %   Nhóm Năm Máy móc thiết bị Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng 1995 27.5 57.8 16.5 1996 33.2 56 10.8 1997 28 63 9 1998 27.6 55.7 6.7 1999 28.4 66.4 5.2 2000 30.9 63.8 5.3 2001 30.5 61.6 7.9 2002 32 62.9 5.1 2003 (ước) 28 67.2 6.8 Nguồn: Báo cáo ước tính của Bộ Thương Mại, 8/2003. 1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân theo châu lục giai đoạn 1999-2002 1999 2000 2001 2002 (%) 2000/2001 (%) 2002/2001 Tổng kim ngạch (triệu USD) 11541,0 14455,0 15027,0 16796,0 104,0 Châu Á Kim ngạch (triệu USD) 6656,6 8716,4 9086,0 8711,0 104,2 95,9 Tỷ trọng (%) 57,7 60,3 60,5 52,1 Châu Âu Kim ngạch (triệu USD) 3078,0 3363,6 3795,0 3981,0 113,2 103,2 Tỷ trọng (%) 26,7 23,2 25,3 23,5 Châu Mỹ Kim ngạch (triệu USD) 714,0 954,0 1398,0 2730,0 146,5 195,3 Tỷ trọng (%) 6,2 6,6 9,3 16,3 Châu Phi Kim ngạch (triệu USD) 137,7 144,5 171,0 129,0 118,3 75,4 Tỷ trọng (%) 1,2 1,0 1,1 0,8 Châu Đại Dương Kim ngạch (triệu USD) 836,5 1286,5 1027,0 1355,0 79,8 131,9 Tỷ trọng (%) 7,2 8,9 6,9 8,1 Nguồn: Tổng cục thống kê 1.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu theo châu lục giai đoạn 1999-2002 Năm Thị trường 1999 2000 2001 2002 (%) 2001/2000 (%) 2002/2001 1. Châu Á *Kim ngạch (tỷ USD) *Tỷ trọng 9,438 80,4% 12,852 82,2% 12,768 79% 19,733 80,2% 99,3 124,0 2. Châu Âu *Kim ngạch (tỷ USD) *Tỷ trọng 1,544 14,2% 1,861 13,1% 2,181 13,5% 2,803 11,9% 117,3 128,5 3. Châu Mỹ *Kim ngạch (tỷ USD) *Tỷ trọng 0,424 3,6% 0,516 3,3% 0,411 2,5% 0,682 3,5% 79,7 165,9 4. Châu Phi *Kim ngạch (tỷ USD) *Tỷ trọng 0,039 0,3% 0,047 0,3% 0,051 0,3% 0,067 0,3% 108,7 131,4 5.Châu Đại Dương *Kim ngạch (tỷ USD) *Tỷ trọng 0,272 1,5% 0,360 1,1% 0,588 4,7% 0,353 4,1% 163,5 60 Nguồn: Bộ Thương Mại 1.4.Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực phân theo khu vực thị trường giai đoạn 1997-2002 Đơn vị: triệu USD 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Gạo 819,20 984,20 798,90 512,31 478,15 650,7 Châu Âu 326,40 182,60 131,70 52,65 60,85 58,30 Châu Á 345,00 653,10 635,70 288,70 264,00 320,40 Châu Phi 1,61 7,67 24,58 - 29,82 - Trung Đông 81,21 96,70 1,96 160,30 116,30 - Châu Mỹ 64,98 44,34 4,96 10,83 7,18 - Cà phê 478,88 587,52 620,16 482,11 387,85 - Châu Âu 225,70 329,80 375,20 311,40 253,20 - Châu Á 179,90 170,40 178,80 95,80 54,90 - Châu Phi - 0,16 0,42 - 0,81 - Trung Đông - - 3,81 0,10 0,46 - Châu Mỹ 73,28 87,16 61,93 74,81 65,44 - Cao su 179,8 118,90 145,94 162,24 159,02 - Châu Âu 26,40 22,54 29,42 43,25 43,97 - Châu Á 151,70 93,87 113,50 116,90 108,00 - Châu Phi - - 0,01 - 0,01 - Trung Đông - 0,04 0,02 - 4,57 - Châu Mỹ 0,84 1,59 2,99 2,09 2,47 - Thủy hải sản 754,83 804,60 958,52 1459,00 1727,90 2024,20 Châu Âu 77,15 100,00 95,13 110,84 127,60 - Châu Á 631,70 616,10 728,60 1024,00 1097,00 - Châu Phi - 0,10 0,09 - 0,21 - Trung Đông - 0,07 1,30 0,23 0,97 - Châu Mỹ 45,98 88,33 133,40 324,00 502,10 - Dệt may 1231,40 1367,70 1603,8 1846,90 1974,10 2710,10 Châu Âu 473,30 628,30 686,10 712,20 737,40 - Châu Á 715,90 649,40 856,30 1046,00 1143,00 - Châu Phi - 0,28 0,23 - 1,34 - Trung Đông - 0,86 0,85 0,31 5,25 - Châu Mỹ 42,21 52,90 60,31 79,45 87,13 - Da giầy - 839,20 1109,70 1395,80 1426,80 1828,00 Châu Âu - 508,10 774,10 1084,00 1106,00 - Châu Á - 191,30 184,60 191,10 156,20 - Châu Phi - 3,25 3,05 - 6,77 - Trung Đông - 0,04 7,05 2,87 3,69 - Châu Mỹ - 136,50 140,09 117,80 154,20 - Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Hải quan. Phụ lục 2 Tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên nhóm hàng xuất khẩu và nhóm thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm đối chứng Hệ quả Tích cực (+)/ tiêu cực (-) Nhóm đầu tư xuất khẩu Dựa vào vốn vay USD Tăng gánh nặng nợ, hạn chế đầu tư - Dựa vào vốn vay trong nước Giảm gánh nặng nợ, tạo điều kiện tăng đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu + Nhóm nguyên nhiên liệu Kích thích xuất khẩu do tăng thu nếu tính bằng nội tệ và có khả năng giảm giá + Nhóm gia công, chế biến Tỷ lệ xuất khẩu cao Khả năng cạnh tranh cao hơn do giá gia công tính bằng ngoại tệ hạ + Tỷ lệ tiêu thụ nội địa cao Giá nhập khẩu tăng, giá bán không tăng tương ứng nên dễ bị lỗ _ Nhóm nước thanh toán bằng USD Qui định không nghiêm về bán phá giá Tăng sức cạnh tranh do giảm giá bán + Qui định nghiêm ngặt về chống bán phá giá Ít có khả năng giảm giá bán song lợi nhuận tính bằng nội tệ tăng + Nhóm nước thanh toán bằng bản tệ Tỷ giá ngoại tệ tăng nhanh hơn tỷ giá VND Tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu + Tỷ giá ngoại tệ tăng chậm hơn tỷ giá VND Việt Nam khó xuất khẩu sang thị trường này _ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvan.doc
  • docmucluc.doc
  • doctrang bia.doc