Tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định: ... Ebook Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định
100 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................trang 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH ................trang 6
1.1. Vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ......................trang 6
1.1.1. Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế ................................. trang 6
1.1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước đối với
kinh tế du lịch .................................................................... trang 8
1.2. Nội dung, công cụ, phương pháp quản lý nhà nước
đối với du lịch ...................................................................... trang 18
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch ..................................trang 18
1.2.2. Hệ thống công cụ quản lý nhà nước về kinh tế du lịch ....... trang 25
1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế du lịch ............. trang 27
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở
một số tỉnh, thành phố ............................................................ trang 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ
DU LỊCH Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH ...................................... trang 40
2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển du lịch ở tỉnh
Bình Định . ..............................................................................trang 40
2.1.1. Tiềm năng du lịch tỉnh Bình Định . ......................................trang 40
2.1.2. Đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng
đến phát triển du lịch Bình Định . ..........................................trang 48
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế du lịch . ..................trang 50
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Bình Định . ..........................trang 50
2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế du lịch
ở tỉnh Bình Định . ....................................................................trang 67
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH .....................................................trang 79
3.1 Phương hướng .........................................................................trang 79
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
đến năm 2010 ........................................................................ trang 79
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch ở Việt Nam và phương hướng
phát triển du lịch tỉnh Bình Định .............................................trang 80
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế
du lịch ở tỉnh Bình Định . ........................................................trang 84
3.2.1. Đổi mới tư duy quản lý, nâng cao chất lượng công tác
kế hoạch hóa phát triển du lịch ............................................trang 84
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển trên cơ sở
pháp luật và chính sách chung của nhà nước, phù hợp với tình hình
phát triển du lịch của địa phương . ........................................trang 90
3.2.3. Tăng cường đầu tư, đảm bảo cơ sở hạ tầng phát triển
du lịch .................................................................................trang 95
3.2.4. Đảm bảo môi trường vĩ mô . .............................................trang 101
3.2.5. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về du lịch
ở Bình Định ......................................................................trang 104
3.2.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục du lịch,
Quảng bá xúc tiến du lịch . ..................................................trang 108
PHẦN KẾT LUẬN . ...............................................................trang 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................trang 114
PHẦN MỞ ĐẦU
1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa víi s vn hµnh cđa c¬ ch thÞ trng vµ vai trß kinh t cđa nhµ níc.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vơ đang được tập trung xây dựng và phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngành du lịch với những đặc điểm đặc thù của một ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp, tính liên ngành và tính xã hội hóa cao, đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, nhằm đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về qu¶n lý kinh t ®i víi ngành du lịch. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung cấp độ quản lý kinh tế vĩ mô - trên toàn ngành du lịch quốc gia, hoặc ở góc độ kinh tế vi mô - hoạt động kinh doanh du lịch. Chưa có sự nghiên cứu sâu vào vai trò, nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở cấp độ địa phương (địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Trong khi đó về lý luận cũng như thực tiễn, quản lý nhà nước kinh tế du lịch là một trong những yếu tố có tính chất quyết định sự phát triển ngành du lịch ở địa phương. Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Những năm gần đây, Tnh Bình Định đang tập trung để phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vn đỊ quản lý nhà nước vỊ kinh t đi với ngành du lịch đang đưỵc tnh ht sc quan tâm.
Để góp phần xác định vai trò, nội dung quản lý nhà nước vỊ kinh t đối với ngành du lịch ở tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nh»m t¨ng cng quản lý nhà nước về kinh t ®i víi du lịch, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nh nước đối với kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định”.
2- MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch.
Phân tích đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước đối với ngành du lịch ở tỉnh Bình Định.
Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định.
3- PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phạm vi nghiên cứu: Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế, đối với ngành du lịch ở tỉnh BìnhĐịnh.
- Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, trừu tượng, khái quát hóa, cụ thể hóa. Dùng thống kê thực nghiệm, so sánh, tổng hợp.
4. NỘI DUNG KẾT CẤU LUẬN VĂN.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, luận văn có 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH
1.1- VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ DU LỊCH:
1.1.1- Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế:
Nhà nước - sản phm cđa xã hội có giai cấp, là hiệu quả phát triển bền vững và lâu dài và lâu dài cđa s phát triển lực lượng sản xuấtt và những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, là biện pháp quan trọng như trong kiến trúc thượng tầng, "là ct trơ cđa hƯ thng chính trị, là công cơ thc hiƯn quyỊn lc cđa nhân dân". Trong lịch sư, Nhà nước c vai trò vô cng quan trng đi với s ra đi và phát triển cđa ch đ xã hi mới. Để biết trong kinh thị trường, mà Nhà nước, không phân biệt ch đ chính trị - x• hi cịng đỊu phải can thiệp, quản lý nỊn kinh t.
Vai trò điỊu tit nỊn kinh t cđa các qui lut kinh t khách quan và cđa nhà nước đ• đưỵc các nhà kinh t hc tp trung nghiên cu và đ• đưa ra những tư tưng, hc thuyt kinh t. Tìm hiĨu lịch sư các hc thuyt kinh t, chĩng ta thy đưỵc đỈc điĨm lịch sư các thi k phát triĨn kinh t và vai trò cđa nhà nước vỊ kinh t trong s tương quan so sánh với vai trò tác đng cđa quy lut kinh t khách quan. Tiêu biĨu cho hƯ thng các tư tưng kinh t đ là: tư tưng kinh t cđa phái trng thương, các hc thuyt kinh t cỉ điĨn, hc thuyt trưng phái Keynes, chđ ngha t do mới vỊ kinh t, hc thuyt trưng phái chính hiƯn đại – lý thuyt vỊ nỊn kinh t hỗn hỵp, lý thuyt cđa chđ ngha Mác – Lê nin v thi k quá đ lên chđ ngha cng sản, vỊ vai trò kinh t cđa nhà nước.
Do xut hiƯn trong các thi k c đỈc điĨm kinh t – x• hi khác nhau và với s phát triĨn vỊ nhn thc khác nhau, các hc thuyt kinh t đ• thĨ hiƯn những quan điĨm không ging nhau khi đánh giá vai trò cđa nhà nước đi với nỊn kinh t. Chẳng hạn, đại diƯn phái kinh t hc cỉ điĨn là Adam Smith thì nhn mạnh nỊn kinh t thị trưng c thĨ t điỊu chnh, t đng lp lại các mt cân đi mà không cần bt c s can thiƯp nào cđa nhà nước – nhà nước không nên can thiƯp vào kinh t. Tuy nhiên, đôi khi nhà nước cịng c những nhiƯm vơ kinh t nht định khi các nhiƯm vơ này vưỵt quá sc cđa doanh nghiƯp. VỊ sau này, thi k những năm 30 cđa th k XX, các nước Phương Tây, khđng hoảng kinh t, tht nghiƯp diƠn ra thưng xuyên và nghiêm trng, đỈc biƯt cuc khđng hoảng qui mô lớn 1929 -1933. Trong tình hìnhđ, trưng phái Keynes lại cho rằng: mun thoát khi khđng hoảng, tht nghiƯp, nhà nước phải thc hiƯn điỊu tit kinh t, tầm v mô và vi mô.
Vào những năm 40-50 cđa th k XX, mt hc thuyt kinh t khác – thuc trưng phái chính hiƯn đại mà đại diƯn là nhà kinh t hc ngưi M P.A Samuelson, đ• đưa ra lý thuyt vỊnỊn kinh t hỗn hỵp. Theo P.A. Samuelson, cơ ch thị trưng là mt hình thc tỉ chc kinh t, trong đ cá nhân ngưi tiêu dng và nhà kinh doanh tác đng ln nhau qua thị trưng đĨ xác định 3 vn đỊ trung tâm cđa tỉ chc kinh t. Cơ ch thị trưng không phải là là s hỗn đn mà là trt t kinh t. Kinh t thị trưng phải đưỵc hoạt đng trong môi trưng cạnh tranh do các qui lut kinh t khách quan chi phi. Tuy nhiên, cơ ch thị trưng cịng c những khuyt tt. ĐĨ đi ph với những khuyt tt đ, các nỊn kinh t hiƯn đại phải da vào cả cơ ch thị trưng và cả s quản lý cđa nhà nước, phải phi hỵp giữa “bàn tay vô hình” với “bàn tay hữu hình”. Song, cịng như “bàn tay vô hình”, “bàn tay hữu hình” - chính phđ, cịng c những khuyt tt, những vn đỊ mà nhà nước la chn không đĩng. Đ là biĨu hiƯn những s can thiƯp không hiƯu quả cđa nhà nước.
Qua nghiên cu các tư tưng, lý thuyt vỊ vai trò kinh t cđa nhà nước, chĩng ta c thĨ rĩt ra mt s nhn xét chung vỊ đánh giá vai trò quản lý nhà nước đi với kinh t:
Mt là, trong lịch sư phát triĨn kinh t th giới kĨ t khi x• hi c giai cpvà nhà nước, mi nỊn kinh t đỊu chịu s tác đng bi vai trò cđa nhà nước trong viƯc tỉ chc, điỊu tit nỊn sản xut hay ni cách khác là đỊu c vai trò quản lý nhà nước vỊ kinh t.
Hai là, ty theo tng thi k, tng ch đ x• hi, tng hc thuyt khác nhau thì quan điĨm vỊ mc đ và ni dung vai trò kinh t cđa nhà nước là khác nhau khi đỈt n trong mi quan hƯ hai mỈt, hai cơ ch: Thị trưng và nhà nước.
Ba là, trong quá trình tư duy và tư duy lại vỊ nhà nước trong phát triĨn đ• cho thy s phát triĨn do nhà nước chi phi đ• tht bại, nhưng phát triĨn mà không c nhà nước cịng tht bại. Vn đỊ là: Phát triĨn cần mt nhà nước c hiƯu quả.
Bn là, trong thi đại ngày nay, thi k cđa toàn cầu ha kinh t, xu hướng hi nhp nỊn kinh t dân tc cđa mỗi nước vào thị trưng th giới ngày mt tăng. Những diƠn bin kinh t trong tng nước và giữa các nước gây ảnh hưng r rƯt đn lỵi ích cđa nhau, khắc phơc ảnh hưng bt lỵi cịng như viƯc khai thác và sư dơng những tác đng c lỵi đòi hi phải c vai trò cđa nhà nước, phải tăng cưng vai trò quản lý cđa nhà nước vỊ kinh tế.
1.1.2. Sự cần thit phải tăng cưng quản lý nhà nước đi với kinh t du lịch.
1.1.2.1- Quan niệm về du lịch:
Du lịch trước hết là một mặt hoạt động của con người. Trong quá trình phát triển, hoạt động của du lịch từ chỗ chỉ là hiện tượng đơn lẻ của một số ít người thuộc tầng lớp trên, ngày nay du lịch đã trở thành hệ thống. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội, và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Du lịch có thể được hiểu dưới nhiều góc độ:
Dưới góc độ khách du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên và quay trở lại, nhằm thoả mãn những nhu cầu khác nhau với những mục đích khác nhau, ngoại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến.
Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch: Du lịch là một lĩnh vực bao gồm các hoạt động tạo ra những dịch vụ và hàng hóa để thỏa mãn những nhu cầu của khách du lịch, nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Quan điểm tổng hợp: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.
Ở Việt Nam, Pháp lệnh Du lịch (do Chủ tịch Nước công bố ngày 20/02/1999) nêu rõ: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định ».
Như vậy, du lịch là một loại hoạt động có nhiều đặc thù, nhưng lại có tính chất pha trộn, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại mang những đặc điểm văn hóa, xã hội, nhưng trước hết du lịch là một ngành kinh tế. Là một ngành kinh tế, du lịch vừa có tính chuyên ngành - ngành kinh tế dịch vụ du lịch, vừa là một ngành kinh tế tổng hợp. Pháp lệnh Du lịch Việt Nam đã nêu: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.”
* Đặc điểm du lịch:
Khi nghiên cứu về quản lý du lịch, cần phải nhận thức rõ đặc điểm, bản chất của hoạt động du lịch. Qua đó, thấy được vai trò của du lịch trong quá trình phát triển, cũng như xác định được vai trò, mục tiêu, nội dung quản lý của nhà nước đối với du lịch.
Những đặc trưng cơ bản của du lịch được thể hiện qua đặc điểm đặc thù của sản phẩm - dịch vụ du lịch. Đó là:
- Tính đa dạng trong sản phẩm dịch vụ du lịch:
Trước hết, là do sự cấu thành của nhiều yếu tố được tạo ra bởi nhiều ngành khác nhau, để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau: nhu cầu về hàng hóa (thức ăn, hàng mua sắm, hàng lưu niệm..) và nhu cầu về dịch vụ (lưu trú, vận chuyển hành khách, y tế, thông tin…)
Sự đa dạng trong các thành phần tham gia hoạt động du lịch (mà các thành phần này có mục đích, quyền lợi giống nhau, nhưng cũng không giống nhau, có tính cạnh tranh): thành phần khách du lịch, thành phần người phục vụ du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, chính quyền, tổ chức dịch vụ du lịch,..
Sự đa dạng trong mục tiêu lợi ích: Các lợi ích về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và người làm du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, lợi ích kinh doanh…
- Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, nhưng là một dịch vụ đặc biệt. Cho nên sản phẩm du lịch có những đặc điểm chung của dịch vụ và có những đặc điểm riêng, khác với dịch vụ sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ đời sống khác. Đó là :
+ Sự tham gia của du khách là cần thiết để thực hiện dịch vụ du lịch. Du lịch đòi hỏi phải có du khách để tồn tại. Cho nên người ta nói, khách hàng (du khách) là một phần của sản phẩm du lịch.
+ Sản phẩm du lịch không thể tồn kho, tức không dự trữ được.
+ Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể: Thực ra nó là “một kinh nghiệm” hơn là một món hàng cụ thể.
Từ điển du lịch - Tiếng Đức - NXB Kinh tế Berlin 1984 viết: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.”
- Sản phẩm du lịch thường ở xa khách hàng.
Khách hàng mua sản phẩm trước khi được thấy chúng. Việc tiêu dùng được xảy ra cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm của sản xuất, cung ứng. Trong du lịch, không thể vận chuyển sản phẩm đến với khách hàng mà tự khách hàng phải đến với nơi sản xuất (cung ứng) ra sản phẩm du lịch. Ở đây còn cho thấy môi trường địa lý (chứa đựng những tài nguyên, cơ sở vật chất du lịch) là một yếu tố cơ bản, nhưng cũng đồng thời là một áp lực quyết định đối với du lịch.
- Trong thị trường du lịch, trong ngắn hạn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, trong lúc đó lượng cầu thay đổi, tức là tính không co giãn của cung so với cầu làm cho người ta không thể tăng cung của sản phẩm du lịch trong ngắn hạn mà không làm cho nó biến thể. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ.
- Tính xã hội: Trong nhiều trường hợp, sản phẩm du lịch tùy thuộc vào nhiều yếu tố xã hội: chẳng hạn phải tuân theo những quy định của chính quyền, sử dụng những tài trợ của nhà nước, chịu sự can thiệp của nhà nước. Điều đó cho thấy, bên cạnh yếu tố môi trường địa lý, sự thành công của một sản phẩm du lịch thường được xây dựng trên những quan hệ tốt giữa doanh nghiệp du lịch và khu vực nhà nước.
1.1.2.2- Vai trò, vị trí của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội:
Về vai trò của ngành du lịch, Tuyên ngôn Manila về du lịch 1980 nêu rõ: “Du lịch được hiểu như hoạt động chủ yếu trong đời sống của các quốc gia do hiệu quả trực tiếp của nó trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế của các quốc gia và trong quan hệ quốc tế trên thế giới… Chính sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn chặt hoàn toàn với trạng thái hòa bình bền vững, đòi hỏi về phần mình du lịch cũng phải góp phần vào."
Trên giác độ kinh tế phát triển, du lịch có vai trò to lớn đối với quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và môi trường sinh thái.
Đối với kinh tế:
Là một ngành kinh tế, du lịch phát triển góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân, tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu dịch vụ tại chỗ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch phát triển, mở rộng giao lưu quốc tế, kích thích đầu tư nước ngoài và trong nứơc, phát triển sản xuất, dịch vụ, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước qua thuế và thu khác. Phát triển du lịch mang hiệu quả số nhân, ảnh hưởng, kích thích phát triển các ngành khác của nền kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, du lịch trực tiếp liên quan đến con người. Con người, người lao động là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, một nhân tố của nền kinh tế.
Đối với văn hóa xã hội:
Hoạt động du lịch góp phần giữ gìn - tăng cường sức khoẻ và nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân.
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu lao động, tình bạn…
Đối với chính trị:
Du lịch góp phần tăng thêm sự hiểu biết về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa các dân tộc, các địa phương; là nhân tố để đẩy mạnh các quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế, củng cố hòa bình, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Làm cho con người sống ở các khu vực, các nước hiểu biết và xích lại gần nhau.
Đối với môi trường:
Du lịch gắn chặt với môi trường sinh thái. Du lịch dựa vào môi trường, nhưng cũng đồng thời tác động trở lại môi trường, nhất là các loại hình du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch văn hóa - lịch sử…
Du lịch góp phần tôn tạo, bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái bằng hoạt động trực tiếp của du khách, người kinh doanh du lịch và bằng các hoạt động đầu tư từ nguồn thu do du lịch mang lại.
Trong nền kinh tế thị trường, du lịch đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều kết quả và hiệu quả to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò, tác động tích cực, du lịch cũng đưa lại những ảnh hưởng tiêu cực về môi trường - môi trường kinh tế, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường sinh thái. Điều đó đòi hỏi, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần tăng cường quản lý nhằm hạn chế “mặt tiêu cực” do hoạt động du lịch mang đến, phát huy những mặt tích cực của du lịch.
Vị trí du lịch trong quá trình phát triển :
Quá trình phát triển nói chung, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng, du lịch ngày càng có vị trí quan trọng. Có những nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ở Việt Nam đang thực hiện chiến lược phát triển du lịch thành ngành “kinh tế mũi nhọn” của nền kinh tế quốc dân.
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ. Hơn thế, còn được coi là “ngành kinh tế tổng hợp, ngành kinh tế đặc thù…” Một số đặc trưng lại tạo cho nó những tầm vóc của một ngành công nghiệp nặng; như: chi phí cao về tư bản (vốn) của hạ tầng kiến trúc, cơ sở vật chất kỹ thuật, đôi khi cần hệ số vốn cao, vì nó đòi hỏi một công nghệ vận tải, truyền thông, xây dựng hiện đại, chi phí cao, trong khi đó hao mòn và khấu hao tài sản thường chậm. Đồng thời ngành du lịch lại được coi là một ngành công nghiệp sản xuất ra các của cải và dịch vụ bằng việc sử dụng một lực lượng lao động đông đảo, đa dạng, với nhiều hình thức tổ chức phong phú.
Năm 1994, ngành du lịch thế giới đã thu hút trên 528 triệu lượt khách, tạo doanh thu 322 tỷ USD.
Năm 1995, du lịch tạo ra doanh thu 3.400 tỷ USD, tạo ra 211,7 triệu chỗ làm việc, đóng góp 10,9% GDP toàn cầu, thu thuế 637 tỷ USD.
Năm 1996, thu hút 595 triệu lượt khách (tăng 77% so với 1986), tạo doanh thu 3.600 tỷ USD, chiếm 10,6% GDP, giải quyết 255 triệu chỗ làm việc (the Economics 1988).
Ngày nay, trong xu thế chung là hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế, nền kinh tế thế giới đang diễn ra hai xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn:
Xu hướng thứ nhất là chuyển từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ. Chỉ tiêu thể hiện là giá trị các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong GDP và số lao động làm việc trong khu vực dịch vụ tăng cao. Trong đó có du lịch là một ngành kinh doanh mang lại hiệu quả lớn.
Xu hướng thứ hai là chuyển dịch trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, theo hướng công nghiệp hóa.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và xu hướng quốc tế hoá kinh tế, các nước đều áp dụng đồng thời cả hai xu thế trên, nhất là ở các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, xác vị trí ngành du lịch trong chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực…”
Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 nêu: “Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.”.
Như vậy, Đảng và nhà nước Việt Nam đã khẳng định vị trí của ngành du lịch trong quá trình phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là xây dựng ngành du lịch thành “ngành kinh tế mũi nhọn”, du lịch Việt Nam xếp vào nhóm quốc gia có “ngành du lịch phát triển” trong khu vực. Vị trí đó được xác định bởi sự tác động, vai trò của du lịch đối với kinh tế, văn hóa - xã hội và chính trị của một đất nước. Ngoài ra, cũng từ vị trí đó, đặt ra chiến lược, kế hoạch và hệ thống chính sách biện pháp để đẩy mạnh ph¸t triĨn ngành du lịch, đáp ứng được mục tiêu đặt ra.
1.1.2.3- Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh:
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, về lý luận và thực tiễn, nhà nước có vai trò không thể thiếu đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, ngành kinh tế du lịch nói riêng. Sự can thiệp, điều tiết của nhà nướcvào kinh tế nhằm phát huy những ưu thế của thị trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển và phát triển bền vững, khắc phục những hạn chế, khuyết tật của thị trường. Du lịch với vai trò, vị trí đã được xác định trong cơ cấu tổng thể kinh tế quốc dân, và với những đặc điểm đặc thù của mình, càng đòi hỏi cao hơn ở vai trò quản lý của nhà nước. Nhất là trong những thời kỳ đầu của sự hình thành và phát triển ngành.
Xét trên bình diện kinh tế – xã hội địa phương, trên địa bàn lãnh thổ của tỉnh, thành phố, hoạt động du lịch gắn chặt với những đặc điểm, điều kiện cụ thể. Tùy theo tình hình cụ thể và nhận thức khác nhau, mỗi địa phương có quan điểm, định hướng riêng trong việc phát triển ngành du lịch. Có những tỉnh, thành phố coi ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Các địa phương khác thì xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương mình.
Dù xét ở vị trí nào, trên giác độ kinh tế địa phương, ngành du lịch đều thể hiện rõ nét nhất những đặc điểm, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của nhiều nhân tố. Đó là các nhân tố về tài nguyên (gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn); về kinh tế – xã hội – chính trị (như : đặc điểm dân cư và lao động, sự phát triển sản xuất, nhu cầu và điệu kiện sống, tình hình an ninh – chính trị...); về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (như : mạng lưới giao thông, phương tiện vận tải, thông tin liên lạc, điện, nước, cơ sở lưu trú, ăn uống, mua sắm, thể thao, y tế...).
Hoạt động du lịch mang lại hiệu quả về nhiều mặt : kinh tế - xã hội – chính trị – môi trường.... Nhưng du lịch cũng đưa đến những tác động tiêu cực cho địa phương, cư dân và môi trường.
Chính vì vậy, để phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh – thành phố, cần thiết phải tăng cường vai trò của nhà nước. Nhằm :
- Định hướng phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng, điều kiện và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
- Thể chế hóa luật pháp, ban hành chủ trương, chính sách khuyến khích, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh hoặc hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.
- Hỗ trợ, can thiệp, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vậtchất kỹ thuật để phát triển du lịch.
- Giúp đỡ đào tạo nhân lực, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến... làm cho ngành du lịch có nhiều cơ hội để phát triển.
1.2- NỘI DUNG, CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH:
1.2.1- Ni dung qu¶n lý Nhµ níc vỊ du lÞch :
Nội dung quản lý biểu hiện những công việc mà nhà nước làm để thực hiện vai trò chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi xem xét chức năng qủan lý kinh tế của nhà nước:
Cách tiếp cận theo quá trình quản lý, chia hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế thành các nhóm: kế hoạch, tổ chức và điều hành; kiểm soát.
Cách tiếp cận theo tính chất tác động của quản lý, chia thành các nhóm: tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh; bảo đảm cơ sở hạ tầng cho phát triển; hỗ trợ phát triển, nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước.
Cách tiếp cận theo yếu tố và lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế, chia các nhóm: quản lý nhà nước về tài chính - tiền tệ; quản lý về kinh tế đối ngoại; quản lý về tài nguyên môi trường; quản lý về khoa học - công nghệ;…
Ở phạm vi vấn đề được đặt ra của luận v¨n này, ta nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng theo cách tiếp cận thứ hai, trên cơ sở có sự phân định giữa quản lý nhà nước về du lịch và kinh doanh du lịch - một trong những đối tượng tác động chủ yếu của quản lý nhà nước về du lịch.
1.2.1.1- Quản lý nhà nước về du lịch và sự phân định với chức năng kinh doanh du lịch:
* Quản lý nhà nước về du lịch - một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung - gồm những mặt chủ yếu như sau:
Thứ nhất, thiết lập khuôn khổ pháp luật và cơ chế, chính sách về kinh tế, kinh tế du lịch.
Các cơ quan quản lý nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp (trong đó có cơ quan chuyên môn quản lý ngành du lịch), cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ này, ở cấp trung ương và địa phương, bao gồm việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện.
Các chức năng hoạch định chiến lược, qui hoạch, kế hoạch dài hạn, các chương trình dự án phát triển lớn của nhà nước cũng mang tính chất điều hành vĩ mô, hướng dẫn của nhà nước tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh, cá nhân hoạt động du lịch phù hợp với pháp luật, cơ chế, chính sách của nhà nước.
Thứ hai, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch, trong đó có kinh doanh du lịch.
Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các quyết định hoặc hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Có hai nhóm: Yếu tố môi trường vĩ mô, là những yếu tố bên ngoài, có tác động gián tiếp; và yếu tố môi trường vi mô, là những tác động bên trong, trực tiếp.
Nhà nước có vai trò đặc biệt đối với nhóm môi trường vĩ mô, thể hiện ở việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, ổn định xã hội. Nhà nước không thực hiện tốt các nhiệm vụ này, không có môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch.
Thứ ba, đảm bảo cơ sở hạ tầng cho phát triển.
Cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết để phát triển, không có cơ sở hạ tầng, không thể phát triển du lịch. Dịch vụ cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi lâu và khó thu hồi, phần lớn là hàng hóa công cộng, hiệu quả tài chính thấp. Cho nên nhà nước tất yếu phải có trách nhiệm, bằng một trong hai cách: cung cấp trực tiếp thông qua đơn vị của nhà nước, hoặc gián tiếp bằng bảo trợ cho tư nhân thực hiện.
Dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu là: giáo dục, giao thông, thông tin, công nghệ, điện, nước…
Thứ tư, can thiệp hỗ trợ phát triển.
Trong cơ chế thị trường hiện đại, nhà nước có chức năng can thiệp, hỗ trợ phát triển vào các ngành, lĩnh vực, đối tượng cụ thể, đặc biệt là các ngành còn non trẻ. Du lịch là một ngành như vậy.
Nhà nước sử dụng các chính sách, công cụ để thực hiện sự can thiệp, bảo trợ, tạo điều kiện phát triển du lịch: chính sách tài chính - tiền tệ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ - thiết bị, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá du lịch,…
Thứ năm, cải cách khu vực công.
Là hoạt động của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển và do đó tác động các khu vực khác thuộc nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, góp phần thúc đẩy có h._.iệu quả của doanh nghiệp du lịch. Nội dung cải cách tập trung vào: hợp lý hóa chi tiêu công cộng, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đổi mới quản lý tài sản công.
* Kinh doanh du lịch:
Là một bộ phận của hoạt động du lịch, kinh doanh du lịch là việc thực hiện một số hay toàn bộ các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện các dịch vụ phục vụ khách du lịch trên thị trường với mục đích sinh lợi.
Các hình thức cơ bản của kinh doanh du lịch là: kinh doanh dịch vụ lữ hành (nội địa và quốc tế), kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Chủ thể thực hiện kinh doanh du lịch là các doanh nghiệp và cá nhân.,. Doanh nghiệp du lịch có thể được tổ chức dưới các hình thức: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty (trách nhiệm hữu hạn, cổ phần), doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể. Chủ thể kinh doanh du lịch là đối tượng quản lý nhà nước về du lịch theo pháp luật.
Như vậy, quản lý nhà nước về (kinh tế) du lịch và kinh doanh du lịch là hai lĩnh vực khác nhau, hai loại chức năng kinh tế khác nhau, do hai loại chủ thể khác nhau thực hiện trong cơ chế thị trường. Đó là sự phân biệt giữa hoạt động quản lý vĩ mô về du lịch và hoạt động kinh tế vi mô - kinh doanh du lịch. Hai chức năng đó có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động qua lại lẫn nhau thông qua cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
1.2.1.2- Quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và ở địa phương - tỉnh, thành phố.
Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động du lịch, nhưng có sự phân cấp theo ngành và theo lãnh thổ.
Theo đó, có sự phân cấp giữa trung ương và địa phương.
* Ở Trung ương, nhà nước tập trung quản lý các vấn đề có liên quan đến việc phát triển ngành du lịch cả nước trên các mặt, lĩnh vực cơ bản: Ban hành luật pháp, cơ chế chính sách quốc gia và của ngành du lịch; xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án quốc gia về du lịch, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc phát triển du lịch cả nước và từng vùng,…
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện bởi cơ quan hành pháp. Ở trung ương, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước ngành du lịch là Tổng Cục Du lịch - Cơ quan thuộc Chính phủ. Theo Nghị định số 94/2003/NĐ-CP ngày 19/8/2003 của Chính phủ quy định “Tổng Cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Tổng cục Du lịch theo qui định của pháp luật”.
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn chung của cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục Du lịch có 20 nội dung cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ qui định. Theo xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, ở trung ương sẽ hình thành bộ quản lý ngành du lịch - là cơ quan của Chính phủ.
* Ở địa phương - tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch là:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch trên lãnh thổ: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương và tham gia với các cơ quan trung ương trong công tác qui hoạch, kế hoạch hóa lãnh thổ.
- Xây dựng chủ trương, chính sách cụ thể để thi hành chính sách của trung ương phù hợp với yêu cầu và đặc điểm phát triển ngành du lịch ở địa phương; tổ chức liên kết, liên doanh, hợp tác giữa các cơ sở kinh tế du lịch thuộccác ngành, các thành phần, các cấp quản lý khác nhau hoạt động trên địa bàn, tạo nên cơ cấu hợp lý và hiệu quả kinh tế - xã hội lãnh thổ cao nhất.
- Đảm bảo kết cấu hạ tầng cho hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ an ninh và an toàn xã hội, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho hoạt động du lịch của du khách và kinh doanh du lịch.
- Đảm bảo việc thi hành pháp luật và chính sách nhà nước về du lịch ở địa bàn lãnh thổ thông qua các nhiệm vụ: hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giải quyết…. nhằm đảm bảo các đối tượng có tham gia hoạt động du lịch thực hiện đầy đủ và nghiêm túc pháp luật, chính sách, các qui định nhà nước về chuyên môn (lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch…)
- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, về: tài chính; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; thông tin khoa học công nghệ; thị trường; quản lý; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch…
Chính quyền nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình đối với ngành du lịch thông qua Sở Du lịch, hoặc Sở Du lịch - Thương mại, hoặc Sở Thương mại- Du lịch. Sở là cơ quan chuyên môn cđa UDND tnh nhưng chịu sự lệ thuộc 2 chiều: UBND tnh, thµnh ph và Bộ (c¬ quan ngang B) chủ quản.
1.2.2- HƯ thng c«ng cơ qu¶n lý nhµ níc vỊ kinh t:
Cũng như đối với các ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế khác, nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô ngành du lịch bằng hệ thống các công cụ quản lý như sau:
- Quản lý, điều tiết bằng hệ thống luật pháp, trong đó có pháp luật về du lịch.
Xây dựng, thiết lập khuôn khổ pháp luật là nội dung quản lý nhà nước, đến lượt nó - trở thành công cụ được xem như là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho các hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch được mở rộng, ph¸t triĨn có hiệu quả.
- Sử dụng hệ thống các chính sách, công cụ kinh tế.
Khác với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, trong cơ chế thị trường, nhà nước chủ yếu sử dụng công cụ kinh tế đề điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế và ngành kinh tế du lịch. Thông qua các chính sách về: tài chính - tiền tệ, thuế, lãi suất, vốn, tín dụng, giá cả, các chính sách xã hội,… nhà nước định hướng và điều tiết hoạt động du lịch theo xu hướng khuyến khích hoặc hạn chế.
Hệ thống chính sách, công cụ kinh tế là bộ phận nhạy cảm nhất, năng động nhất trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế của nhà nước. Vì vậy cần phải hết sức chú ý xây dựng hệ thống đồng bộ, phù hợp.
- Kế hoạch hóa phát triển.
Kế hoạch theo nghĩa rộng là một quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành, giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai.
Với chức năng là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nuớc, kế hoạch là một hệ thống công cụ gồm nhiều nội dung hoạt động: chiến lược phát triển; qui hoạch phát triển; kế hoạch dài, trung, ngắn hạn; chương trình - dự án.
Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh các công cụ thị trường - công cụ kinh tế, nhà nước cần sử dụng công cụ kế hoạch để quản lý, can thiệp, điều tiết hoạt động kinh tế.
- Tài sản quốc gia.
Theo nghĩa rộng, tài sản quốc gia bao gồm tất cả mọi nguồn lực đất nước, theo nghĩa hẹp ở đây là nguồn vốn, các phương tiện vật chất kỹ thuật mà nhà nước có thể sử dụng để tiến hành quản lý kinh tế. Trong đó có các yếu tố chủ yếu là: Công sở, ngân sách nhà nước, tài nguyên tự nhiên, kho bạc nhà nước, kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp nhà nước.
- Bộ máy quản lý hành chính kinh tế và kiểm tra kiểm soát. Thông qua thực hiện nhiệm vụ cụ thể bộ máy này sẽ tác động, can thiệp vào hoạt động kinh tế, chủ yếu bằng các qui định, thể lệ, cấp giấy phép hoạt động, tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đúng pháp luật.
- Hệ thống tuyên truyền giáo dục: Nhà nước thông qua hệ thống này để giáo dục nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức cá nhân từ đó định hướng tư tưởng, dư luận, quan điểm để các chủ thể hoạt động du lịch và nhân dân thực hiện theo đúng mục tiêu phát triển.
1.2.3- Ph¬ng ph¸p qu¶n lý nhµ níc vỊ kinh t
Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của nhà nước lên nền kinh tế và các bộ phận hợp thành để thực hiện các mục tiêu quản lý.
Sử dụng các phương pháp quản lý phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, mục tiêu quản lý, nhưng nó có tính khoa học và tính nghệ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả của quản lý.
Nhà nước sử dụng 3 phương pháp chủ yếu là:
- Phương pháp hành chính:
Là cách thức tác động trực tiếp của nhà nước thông qua các quyết định dứt khoát có tính bắt buộc lên đối tượng quản lý.
Phương pháp hành chính tác động theo hai hướng:
Tác động về mặt tổ chức, nhà nước xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho chủ thể kinh tế yên tâm hoạt động trong an toàn, trật tự. Ban hành các văn bản qui định quy mô cơ cấu, điều lệ hoạt động, tiêu chuẩn nhằmthiết lập tổ chức và xác định những mối quan hệ hoạt động nội bộ.
Tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý: qui định những thủ tục hành chính bắt buộc tất cả các chủ thể cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình phải tuân thủ.
Phương pháp hành chính có hiệu quả rất rõ và có tính tức thời. tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm dễ sa vào tình trạng lạm dụng quyền hành, chủ quan, duy ý chí, sinh ra tệ nạn quan liêu, tham nhũng, cửa quyền. Đó là lối quản lý hành chính quan liêu.
Vì vậy, khi sử dụng phương pháp hành chính đòi hỏi: Quyết định hành chính phải có căn cứ khoa học và luận chứng đầy đủ về kinh tế; phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định.
Phương pháp hành chính là cần thiết, không có phương pháp hành chính nhà nước không thể quản lý kinh tế có hiệu quả. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật với các thế chế quản lý kinh tế phù hợp là nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế.
- Phương pháp kinh tế.
Là cách thức tác động gián tiếp của nhà nước dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn, lên đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm làm cho họ quan tâm tới hiệu quả cuối cùng của hoạt động và phải chịu trách nhiệm vật chất về hành động của mình, từ đó mà tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình không cần phải thường xuyên tác động về mặt hành chính.
Đây là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên có cũng có những nhược điểm khi các chủ thể kinh doanh chỉ biết chạy theo lợi ích kinh tế, lợi nhuận, bất chấp pháp luật và đạo lý.
Bằng phương pháp kinh tế, nhà nước tác động quản lý theo các hướng:
Định hướng phát triển chung bằng mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế, chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, phân hệ, từng cá nhân của hệ thống.
Sử dụng định mức kinh tế - kỹ thuật: thuế suất, lãi suất, các đòn bẩy kinh tế.
Chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế.
Các phương pháp kinh tế được nhà nước sử dụng thông qua các công cụ: chính sách thuế, lãi suất ngân hàng, giải pháp hỗ trợ phát triển; quỹ dự trữ quốc gia; chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước; ngân sách nhà nước.
Ngày nay, xu hướng chung của các nhà nước là mở rộng việc áp dụng phương pháp kinh tế. Theo đó cần phải: hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng quan hệ hàng hóa tiền tệ, quan hệ thị trường, phân cấp đúng mức giữa các cấp quản lý, mở rộng quyền hạn cho cấp dưới; phải có cán bộ đủ trình độ, năng lực đáp ứng đòi hỏi quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
- Phương pháp giáo dục:
Là cách thức tác động của nhà nước vào nhận thức, tình cảm của con người thuộc đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế, nhằm nâng cao ý thức tự giác, nhiệt tình, hiệu quả công tác.
Nội dung giáo dục: Đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước, ý thức lao động sáng tạo, năng suất, chất lượng, hiệu quả; xóa bỏ tâm lý và phong cách sản xuất nhỏ; xóa bỏ tư tưởng tư sản, phong kiến, chủ nghĩa thực dụng, vô chính phủ, xây dựng tác phong công nghiệp…
Các hình thức sử dụng: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; sử dụng các đoàn thể, hoạt động có tính xã hội; sử dụng các hội nghị, tổng kết thi đua khen thưởng; rèn luyện giáo dục đội ngũ các cán bộ công nhân viên chức nhà nước;….
Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý của nhà nước căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của các qui luật khách quan, nguyên tắc quản lý, thực trạng và xu thế vận động của đối tượng quản lý, pháp luật và thông lệ thị trường để lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp. Và để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, cần phải biết vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý.
1.3- KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ:
Một số tỉnh thành phố ở khu vực Miền Trung có ngành du lịch phát triển sớm và đã đạt được nhiều thành tựu. Ở các địa phương này, hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch đã có được những bài học kinh nghiệm nhất định mà tỉnh Bình Định có thể tham khảo, học tập để vận dụng phù hợp với điều kiện của mình. Ở đây chọn nghiên cứu một số tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa.
* Tỉnh Nghệ An:
Nghệ An là một tỉnh ven biển, có nhiều tiềm năng về tự nhiên, nhân văn và điều kiện kinh tế, xã hội để phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến với Nghệ An tăng bình quân 15% năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 24% năm, trên 60% khách du lịch thuần tuý tham quan, nghỉ dưỡng quay trở lại với Nghệ An lần thứ 2, thứ 3… Năm 2003, ngành du lịch Nghệ An đã đón được 763.300 lượt khách, trong đó 15.800 lượt khách quốc tế; với doanh thu du lịch 192 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 151 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 4.067 phòng, trong đó có 14 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1¸3 sao với 750 phòng. Toàn ngành có 2 trung tâm, 1 chi nhánh lữ hành quốc tế đang tập trung khai thác thị trường khách Thái Lan, Lào, Trung Quốc…; 3 trung tâm lữ hành nội địa. Nhiều khu du lịch được hình thành, cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Đặc biệt khu du lịch Cửa Lò, khu di tích Kim Liên (Nam Đàn) mỗi năm đón hàng triệu lượt khách đến thăm quê Bác và nghỉ dưỡng, tắm biển. Hoạt động kinh doanh du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan đô thị của tỉnh.
Đạt được những kết quả trên là nhờ Nghệ An đã biết khai thác, phát huy nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong đó vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn là nhân tố hết sức quan trọng. Tỉnh đã sớm xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1996-2010; ban hành qui chế quản lý cơ sở lưu trú du lịch, hoạt động lữ hành. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của từng giai đoạn phát triển, Sở Du lịch đã xây dựng nhiều đề án, đề ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phát triển. Tỉnh chủ trương cho phép ngành du lịch dùng quỹ đất chưa sử dụng để làm vốn liên doanh, hoặc chuyển nhượng theo luật định, số tiền thu được cho phép sử dụng 60% để đầu tư phát triển ngành, khuyến khích mở rộng liên doanh liên kết. Ưu tiên hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kinh doanh khách sạn cho cán bộ chủ chốt ở tất cả cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng giải quyết nhanh, đúng qui định các yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo cho hoạt động du lịch đúng pháp luật.
Hiện nay, đánh giá lại tình hình phát triển ngành du lịch và thực trạng việc phát huy vai trò quản lý nhà nước về du lịch, tỉnh Nghệ An thấy rằng trước yêu cầu tăng tốc phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoạt động du lịch ở Nghệ An bộc lộ nhiều hạn chế: tốc độ tăng trưởng chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp; cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu; trình độ đội ngũ CB_CNV còn bất cập so với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay; quy hoạch chi tiết các vùng du lịch chậm, dẫn đến việc khai thác tài nguyên tùy tiện, có nguy cơ làm suy thoái môi trường du lịch… Trước tình hình đó, tỉnh Nghệ An đã đề ra và triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với du lịch:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các cấp, các ngành, nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về du lịch.
- Sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh qui hoạch phát triển du lịch Nghệ An phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế –xã hội của tỉnh, nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, bao gồm: qui hoạch tổng thể và qui hoạch chi tiết du lịch từng địa phương; phân cấp quản lý chặt chẽ đảm bảo việc đầu tư xây dựng, khai thác tài nguyên du lịch tuân thủ nghiêm túc qui hoạch đã được phê duyệt.
- Xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư phát triển du lịch nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của tỉnh.
- Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu du lịch đã và đang phát huy hiệu quả như Cửa Lò, Kim Liên – Nam Đàn. Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở kỹ thuật tại một số khu du lịch mới: Vườn quốc gia Pù Mát, bãi tắm Nghi Thiết, bãi biển Quỳnh Phương, nước khoáng nóng Giang Sơn – Đô Lương….
- Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở lưu trú du lịch đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ. Hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành trong việc xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường, đa dạng hóa các loại hình du lịch, khảo sát tour, tuyến mới.
- Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch, bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Trong thời gian tới Sở Du lịch sẽ xuất bản một số ấn phẩm giới thiệu sản phẩm du lịch Nghệ An, bổ sung hoàn thiện website du lịch Nghệ An theo đường truyền của Tổng cục Du lịch. Mở các đại diện du lịch Nghệ An tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lào… tằng cường công tác phối hợp quảng bá du lịch với các tỉnh của 3 nước (Việt Nam – Lào - Thái Lan) trên tuyến du lịch hành lang Động – Tây theo đường số 8 và đường số 7.
- Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thẩm định phân loại, xếp hạng các cơ sở lưu trú, cấp thẻ hướng dẫn viên, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước du lịch.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với hoạt động du lịch. Kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi phạm, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội.
* Tỉnh Quảng Bình:
Quảng Bình là tỉnh nằm ở phía Bắc miền trung, có sự hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch như hang động, sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – lịch sử… Nổi bật là các tuyến điểm: Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Động Tiên Sơn, biển Nhật Lệ, Hoành Sơn Quan, Đường mòn Hồ Chí Minh, suối nước khoáng Bang.
Trong những năm qua, tỉnh đã xác định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng” trong cơ cấu kinh tế của địa phương, đã đưa chương trình phát triển du lịch là một trong bốn chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Sự phát triển của ngành du lịch Quảng Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong thời kỳ từ 1996 – 2003, lượng du khách đến Quảng Bình tăng nhanh, bình quân tăng 30% / năm. Năm 2003, Quảng Bình đón 498.000 lượt khách, trong đó có 5.200 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch 52 tỷ đồng. Đặc biệt, ngay sau khi vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, lượng khách du lịch đến đây tăng đột biến, có những ngày lên đến hàng nghìn lượt khách. Hệ thống cơ sở vật chất, nhà hàng, khách sạn, giao thông, thông tin liên lạc phục vụ du lịch ngày càng được cải thiện và phát triển, đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành được chuyên nghiệp hóa và nâng cao trình độ thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ, ngoại ngữ; quan tâm dành nguồn vốn đầu tư và công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch.
Bên cạnh những kết quả, ngành du lịch Quảng Bình còn nhiều yếu kém và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã tập trung một số giải pháp lớn:
- Công việc trước mắt và cấp bách là phải xây dựng qui hoạch và định hướng phát triển chung cho các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Trên cơ sở các quy hoạch và giải pháp mang tính tổng thể, tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của mỗi điểm du lịch cụ thể cần đề ra những hướng đi thích hợp. Các giải pháp trong qui hoạch phải chi tiết và phải mang tính chiến lược lâu dài dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Chẳng hạn đối với khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, đây là khu du lịch trọng điểm. Phải có những nghiên cứu kỹ và đề ra những qui định nghiêm ngặt trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác các loại tài nguyên trong khu di sản phục vụ du lịch, đảm bảo không phá vỡ và làm tổn hại tới tài nguyên thiên nhiên, các giá trị địa chất, địa mạo của di sản. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và xây dựng các sản phẩm mới ở khu du lịch trọng điểm này. Tuyên truyền giáo dục cho cư dân sinh sống trong khu vực và cộng đồng dân cư địa phương, để khuyến khích họ tham gia vào công tác bảo tồn, giữ gìn đa dạng sinh học của vườn quốc gia.
- Qui hoạch, xây dựng các khu du lịch phía Nam, phía Bắc, khu du lịch Đồng Hới, tuyến du lịch đường mòn Hồ Chí Minh thành các khu du lịch vệ tinh; đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Là một tỉnh còn nghèo, cơ sở hạ tầng quá kém, nên công tác kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là yếu tố hàng đầu để phát triển du lịch Quảng Bình. Ngoài ngân sách của tỉnh, Quảng Bình đưa ra những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các đối tác trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm việc trong ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực có tay nghề nhằm nâng cao chất lượng phục vụ là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của du lịch. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là việc làm thường xuyên, liên tục của ngành du lịch.
* Tỉnh Khánh Hòa:
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có thế mạnh khá đặc biệt về du lịch, nhất là du lịch biển. Với những quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi, rừng và biển đảo; khí hậu ôn hòa; bờ biển dài hơn 380 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ , nhiều bãi tắm sạch đẹp; vùng núi có nhiều thác ghềnh; các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với những truyền thuyết, tạo nên những điều kiện phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái… Ngành du lịch Khánh Hòa phát triển khá sớm, đặc biệt là khu du lịch – thành phố biển Nha Trang. Những năm gần đây, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh, các chỉ tiêu cơ bản tăng từ 10-15% năm. Năm 2003, ngành du lịch đón 625.000 lượt khách, trong đó có 164.000 lượt khách quốc tế với số ngày lưu trú bình quân 2,5 ngày/khách; doanh thu du lịch 360 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Hiện nay, Khánh Hòa là một trong những tỉnh dẫn đầu ngành du lịch các tỉnh khu vực miền Trung Việt Nam. Đạt được những thành tựu về phát triển đó, bên cạnh những yếu tố, điều kiện về lợi thế tự nhiên và xã hội cho du lịch, tỉnh Khánh Hoà đã có nhiều giải pháp phát huy và nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với ngành du lịch.
- Trước hết là tỉnh đã nhận thức và xác định đúng mức vai trò, vị trí ngành du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; Du lịch được coi là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa. Dự kiến đến 2005, ngành du lịch thu hút trên 700.000 ngàn lượt khách, trong đó trên 240.000 lượt khách quốc tế, với doanh thu trên 430 tỷ đồng. Từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy mọi nguồn lực để phát triển du lịch. So với nhiều địa phương khác trong vùng, ở Khánh Hòa, vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo chủ chốt về Đảng, chính quyền đối với ngành du lịch được thể hiện rõ nét nhất.
- Chú trọng công tác quy hoạch dài hạn (2001-2020) trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh du lịch ( đặc biệt là thế mạnh về du lịch biển), tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương và các chương trình kinh tế quốc gia trên địa bàn (Vân Phong, Cam Ranh).
- Ban hành nhiều chính sách ưu đãi kết hợp với đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để đầu tư và kêu gọi, thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
+ Về cơ sở vật chất du lịch, trong những năm gần đây, tỉnh đã tập trung đầu tư một số tuyến đường quan trọng phục vụ du lịch: Đường Trần Phú, đường Nguyễn Tất Thành, đường lên núi Hòn Bà…
+ Về cơ sở vật chất du lịch, đầu tư 1.700 tỷ đồng xây dựng các khu nghỉ, vui chơi giải trí có chất lượng cao, chủ yếu là các khu du lịch biển – đảo như: Trí Nguyên – Thủy Cung; Dốc Lết, Vân Phong – Đại Lãnh, Bãi Đài – Cam Ranh, Bãi Trù – Đầm Già, Hòn Tre, Hòn tằm, Hòn Lao, Hòn Thị…
Đầu tư lớn, đúng hướng, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có chất lượng cao và hình thành những vùng du lịch tập trung trên cơ sở khai thác đúng mức lợi thế tự nhiên và lịch sử là giải pháp tốt mà Khánh Hòa đã và đang quyết tâm thực hiện.
- Coi trọng và tăng cường công tác thông tin quảng bá, tiếp thị, xúc tiến du lịch.
Định kỳ một tháng hai lần, chuyên mục du lịch Khánh Hòa được phát trên sóng truyền hình tỉnh. Nhiều ấn phẩm quảng bá du lịch được phát hành nhằm tăng cường, giới thiệu, quảng bá truyền thống lịch sử văn hóa, sản phẩm du lịch, đất nước và con người Khánh Hòa, nâng cao nhận thức của mọi người về tình yêu quê hương, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh trật tự xã hội.
Tổ chức thành công các lễ hội, sự kiện du lịch như lễ hội 350 năm Khánh Hòa, lễ hội du lịch “Tháng 8 – Nha Trang – điểm hẹn”, năm du lịch Khánh Hòa 2004…
Năm 2001, tỉnh đã thành lập Trung tâm xúc tiến Du lịch và Thương mại làm chức năng xúc tiến quảng bá du lịch, thương mại. Tổ chức các đoàn tham quan học tập kinh nghiệm xúc tiến du lịch, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trên Internet, trang website du lịch, tổ chức các hội thảo, hội nghị giới thiệu tiềm năng thế mạnh du lịch Khánh Hòa. Xin đặt các phòng thông tin du lịch tại các sân bay Nha Trang, Cam Ranh. Ở Khánh Hòa, mọi cấp, mọi ngành đều tham gia công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đặc biệt là đích thân các vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh cũng chính là những nhà quảng bá tích cực và hữu hiệu cho ngành du lịch.
CHƯƠNG 2
Thc tr¹ng qu¶n lý nhµ níc ®i víi kinh t du lÞch
tnh b×nh ®Þnh
2.1- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH:
Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc vùng Du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ trên bản đồ địa lý du lịch Việt Nam.
Toàn tỉnh có diện tích 6.026 km2, với tổng số dân 1.505 ngàn người (năm 2002). Có 11 huyện - thành phố, với Tỉnh lỵ là thành phố Quy Nhơn. Trên địa bàn tỉnh có 4 dân tộc sinh sống: Việt (kinh), Ba Na, Hre, Chăm.
Cũng như một số tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ, Bình Định được đánh giá là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú. Tiềm năng đó được thể hiện qua đặc điểm các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và các điều kiện khác liên quan đến việc hình thành và phát triển ngành du lịch. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh Bình Định cũng có những khó khăn, trở ngại ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch địa phương.
2.1.1- Tiềm năng du lịch :
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Địa hình:
Tỉnh Bình Định có đặc điểm địa hình đa dạng, gồm có vùng đồng bằng, vùng đồi, miền núi và đặc biệt là kiểu địa hình ven bờ biển.
Với bờ biển dài trên 134 km, địa hình ven bờ của Bình Định có đặc trưng nổi trội là sự tổ hợp gắn kết giữa núi - bờ biển - biển - đảo. Đây là kiểu địa hình thuận lợi cho việc tổ chức khai thác du lịch với nhiều mục đích (loại hình) khác nhau. Trọng tâm của các tổ hợp kiểu địa hình đó là các bãi cát dài và rộng, được bao bọc 3 hoặc 2 phía bởi núi xanh và phía trước là biển. Một vài khu vực còn có một số đảo trên mặt biển, tạo nên những cảnh quan đa dạng, phong phú.
Hệ thống các tổ hợp địa hình núi - bờ biển - biển - đảo, trong đó hạt nhân là bãi cát, tập trung chủ yếu ở thành phố biển Quy Nhơn (Tỉnh lỵ của Bình Định) và các huyện ven biển như Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn. Hiện nay, một số khu vực bãi biển đã được tổ chức khai thác phục vụ khách du lịch, như:
Khu vực Bãi Dài, cách trung tâm Thành phố Quy Nhơn 7 km, có bãi cát rộng và dài hơn 1,5 km, cát mịn và sạch, cách bờ vài trăm mét có hai đảo loại nhỏ. Lợi thế tự nhiên này đã được một tập đoàn du lịch Áo xây dựng thành khu nghỉ Resort 4 sao với các dịch vụ tắm biển và các dịch vụ giải trí đa dạng khác. Khu du lịch bước đầu được khai thác có kết quả.
Bãi biển trung tâm thành phố Quy Nhơn với chiều dài gần 10 km, từ lâu đã trở thành điểm nghỉ ngơi, tắm biển và tham quan của nhân dân thành phố, trong tỉnh và khách du lịch trong và ngoài nước. Dọc theo tuyến bãi biển đã hình thành hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng cao với gần 10 khách sạn, khu nghỉ Resort đạt tiêu chuẩn 2 ¸ 4 sao. Đặc biệt ở phía Nam của bãi biển có thắng cảnh Gành Ráng - Tiên Sa với những điểm tham quan nghỉ ngơi nổi tiếng: Bãi Đá Trứng - Bãi Tắm Hoàng Hậu, Lầu Bảo Đại, khu lưu niệm thi sỹ tài danh Hàn Mặc Tử. Gành Ráng - Tiên Sa là di tích thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng năm 1991.
Trong những năm gần đây và hiện nay, với việc đầu tư, mở rộng các tuyến đường giao thông ven biển như đường quốc lộ 1D Quy Nhơn - Sông Cầu (Phú Yên), đường Quy Nhơn - Nhơn Hội - Đề Gi - Tam Quan,... nhiều khu vực tiềm năng du lịch ven biển đang được đánh thức, hấp dẫn các nhà đầu tư và khách du lịch, như: Các khu du lịch Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Nhơn Lý, Hải Giang - Đảo Yến - Hßn Khô thuộc tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà, các khu du lịch Bãi Xép, Bãi Dại, Quy Hòa thuộc tuyến du lịch ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu; các khu du lịch biển Đề Gi (huyện Phù Cát), Tam Quan (huyện Hoài Nhơn)...
Đánh giá tài nguyên du lịch của kiểu địa hình ven bờ, không thể không tính đến bán đảo Phương Mai - Núi Bà, và hệ thống các đảo ven bờ biển Bình Định, nhất là Đảo Cù Lao Xanh (Nhơn Châu). Bằng việc đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và các chính sách hấp dẫn, tài nguyên du lịch trên bán đảo Phương Mai – Núi Bà và các đảo ven bờ sẽ trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo mới của Bình Định.._.môi trường xã hội lành mạnh, tự do nhiều hơn. Ở đây đã xuất hiện các quan hệ có yếu tố nhà nước. Thái độ ứng xử của nhà nước địa phương được biểu hiện qua các qui định, chính sách đối với du khách, nhất là đối với khách nước ngoài.
Một mặt, đề nghị nhà nước tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục xuất, nhập cảnh, quá cảnh đối với người và hành lý của khách du lịch; mở cửa các dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế; nghiên cứu và xúc tiến miễn thị thực đối với các nước ASEAN và một số nước trọng điểm.v.v. Mặt khác, ở địa phương cần có những chính sách trực tiếp khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến địa phương mình.
Xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của Việt Nam tại nước ngoài để tuyên truyền, quảng bá du lịch Bình Định đến với nhân dân các nước.
Thông thoáng hơn một số quy định, tạo điều kiện cho khách (quốc tế và trong nước) được đến du lịch các điểm “nhạy cảm” như: Đảo Nhơn Châu, đảo Yến… là những điểm có yêu cầu riêng về an ninh quốc phòng và kinh tế, nhưng là những nơi hết sức hấp dẫn đối với du khách v× tÝnh ®c ®¸o vµ riªng c cđa n trong khu vc.
3.2.3- T¨ng cng ®Çu t, b¶o ®¶m c¬ s h¹ tÇng ph¸t triĨn du lÞch.
Cơ sở hạ tầng là tiền đề khai thác tài nguyên, cơ sở du lịch hiện có và là điều kiện đầu tư, phát triển tuyến, khu, điểm du lịch mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình - sản phẩm du lịch. Các thành phần kinh tế đều có thể tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng; nhưng nhà nước có vai trò to lớn trong việc trực tiếp đầu tư, đảm bảo cơ sở hạ tầng cho du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tấng cần vốn lớn. Bên cạnh việc kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tỉnh cần tranh thủ tối đa các nguồn vốn ngân sách trung ương, có cơ chế huy động các nguồn vốn địa phương.
Trong giai đoạn tới, để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, Tỉnh Bình Định cần tăng cường đầu tư một số lĩnh vực hạ tầng cơ sở chủ yếu như sau:
3.2.3.1 Giao thông vận tải:
Là một Tỉnh miền Trung- ở xa hai trung tâm lớn của đất nước (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), Bình Định muốn phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng, trước hết phải phát triển giao thông, để kéo các nhà đầu tư và khách du lịch đến với Tỉnh. Bất lợi vì ở xa hai đầu, nhưng lợi thế là có sẵn hệ thống tương đối đồng bộ cácloại hình giao thông: đường hàng không, đường bộ xuyên quốc gia và nối với Tây Nguyên, đường biển, đường sắt.
- Về đường hàng không:
Hạn chế hiện nay là cơ sở vật chất kỹ thuật nhà ga còn nhỏ bé và lạc hậu, số tuyến và chuyến bay còn quá ít ỏi, bố trí không gian phục vụ khách trong khu vực cụm nhà ga - sân bay không thuận tiện, không đáp ứng nhu cầu đi lại hết sức đa dạng của hành khách, trong đó khách du lịch quốc tế đến từ hai trung tâm Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Cùng với Trung ương, Tỉnh phải tham gia tích cực vào việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng sân bay : Khu nhà ga, đường nối nhà ga với quốc lộ 1A, tích cực đề nghị mở thêm các tuyến, chuyến bay phù hợp với xu thế phát triển nguồn khách, nhất là tuyến Qui Nhơn - Đà Nẵng - Hà Nội. Đồng thời phải bàn bạc với các cơ quan quân sự, hàng không để cải cách thủ tục ra vào khu vực, tạo điều kiện nhanh chóng, thuận lợi cho khách đi bằng đường hàng không.
- Về đường bộ:
Hệ thống đường bộ của Bình Định cơ bản đã được hình thành đồng bộ ( quốc lộ, tỉnh lộ). Cần phải nâng cấp, xây dựng mới một số tuyến có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch.
Khẩn trương xây dựng tuyến cầu đường Qui Nhơn - Nhơn Hội - Đề Gi - Tam Quan. Đây là tuyến đường bộ mới ven biển, khai thông kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội vùng ven biển của tỉnh, trong đó phát triển du lịch là một hướng ưu tiên được lựa chọn.
Nâng cấp các tuyến Tỉnh lộ nối quốc lộ 1A với hệ thống khu, điểm du lịch ven biển nằm trên tuyến cầu đường Qui Nhơn - Nhơn Hội - Đề Gi - Tam Quan. Trong đó trước hết là các tuyến đường nối Ga Hàng không Qui Nhơn với tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà, Ga Diêu Trì( và quốc lộ 1 A ) với tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội.
Đề nghị Trung ương nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 19 nối Qui Nhơn (cảng quốc tế Quy Nhơn, quốc lộ 1 A) với Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển thị trường du lịch nội địa và du lịch quốc tế từ hướng Tây. Chính loại hình sản phẩm du lịch biển, du lịch về văn hoá lịch sử là đặc trưng du lịch Bình Định có sức hấp dẫn thị trường khách du lịch các tỉnh Tây Nguyên và khách quốc tế. Vì vậy, cùng với chương trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1 A của nhà nước đã cơ bản hoµn thành, dự án nâng cấp quốc lộ 19 có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế, du lịch cđa Bình Định cũng như các Tỉnh Tây Nguyên.
Đối với hệ thống đường bộ đến khu, điểm du lịch hiện có và đang qui hoạch phát triển, nhìn chung chưa đảm bảo yêu cầu, chất lượng đường còn xấu. Trách nhiệm đảm bảo hạ tầng giao thông đến hàng rào công trình, dự án đã được Tỉnh cam kết xác nhận ở các chính sách khuyến khích đầu tư . Vấn đề là tổ chức thực hiện như thế nào. Bài toán khó là nhu cầu thì lớn, khả năng ngân sách địa phương thường rất eo hẹp. Giao thông phải đi trước một bước. Sự lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư giao thông phục vụ du lịch có lẽ là giải pháp đúng đối với các địa phương. Khu, điểm du lịch nhìn chung nằm ở các vùng sâu, vùng xa, địa bàn mới… là các đối tượng thuộc chính sách cần quan tâm của nhà nước.
Trong qui hoạch, xây dựng hệ thống giao thông, cần đặc biệt chú ý không để các công trình giao thông làm phá vỡ cảnh quan khu, điểm du lịch, hơn thế nữa phải trở thành những công trình kiến trúc, hài hoà, làm tăng thêm chất lượng tài nguyên hiện có. Đã có những bài học đắt giá khi cho xây dựng những con đường nhựa lớn chạy sát bờ biển chia nhỏ và ngăn cách các bãi cát; hoặc đường bê tông rộng lớn cắt xẻ, phá vỡ mảng xanh và không gian tĩnh lặng, trong lành của quả đồi, ngọn núi, x©y dng c¸c c«ng tr×nh kh¸ch s¹n nhiỊu tÇng ngay s¸t c¸c b·i biĨn...lµm mt ®i hoỈc suy gi¶m gi¸ trÞ du lÞch cđa b·i c¸t, ®i nĩi t nhiªn.
- Về đường biển :
Bình Định có nhiều cảng biển phục vụ các nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách, đánh bắt hải sản, an ninh, quốc phòng… Để phát triển du lịch, cần chú ý hai loại cảng: Cảng đón tàu khách du lịch đến Quy Nhơn và cảng đón tour du lịch biển - đảo. Trước hết là phải sắp xếp lại hệ thống cảng hiện có ở thành phố Qui Nhơn, dành một cảng phục vụ du lịch, không nên để chung dịch vụ hàng hoá và hành khách trên một cảng như hiện nay. Mặt khác, để khai thác thế mạnh về hệ thống đảo trong tuyến du lịch biển - đảo, cần phải đầu tư một số cảng đón tàu khách tại các đảo Nhơn Châu, Đảo Yến, trên cơ sở có thể kết hợp các chức năng dịch vụ hành khách, vận tải hàng hoá, đánh bắt hải sản…
- Về đường sắt:
Có hai việc cơ bản mà tỉnh cần tham gia cùng với ngành đường sắt Việt Nam là nâng cấp nhà ga và con đường từ quốc lộ 1 A vào Ga Diêu Trì ; di dời hoặc phá bỏ nhà ga Qui Nhơn cũ nằm giữa lòng thành phố, không phát huy hiệu quả, cản trở giao thông, mất vẻ mĩ quan đô thị của thành phố Qui Nhơn.
3.2.3.2 Thông tin liên lạc:
Tạo điều kiện và vận động ngành bưu chính viễn thông tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc sâu rộng đến các vùng trong Tỉnh, nhất là các địa bàn có khu, điểm du lịch. Trong đó sự phát triển thông tin di động là cần thiết, bởi nhiều tuyến, khu, điểm du lịch không nằm ở thành phố, thị trấn mà là các địa bàn xa trung tâm.
Cơ quan quản lí nhà nước về du lịch của Tỉnh cần xây dựng mạng thông tin chuyên ngành du lịch nối mạng với Tổng cục du lịch và cơ quan du lịch các Tỉnh, để thường xuyên cập nhật các thông tin quản lí nhà nước, thông tin tiềm năng du lịch và các thông tin chuyên đề của từng vùng, khu, xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm du lịch Việt Nam và của Bình Định.
3.2.3.3 Hệ thống cung cấp điện:
Xây dựng hệ thống truyền tải điện đến hàng rào của dự án du lịch là trách nhiệm của nhà nước. Cùng với việc quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu, điểm du lịch, tỉnh phải từng bước xây dựng, đảm bảo hệ thống cung cấp điện lưới cho dự án. Nhà nước cần cam kết và triển khai khi nhà đầu tư bắt đầu trình dự án du lịch. Trừ khu du lịch đảo Nhơn Châu phải sử dụng hệ thống điện diezen tự phát, còn lại trên địa bàn tỉnh đều có đủ điều kiện xây dựng hệ thống điện lưới. Đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy phong điện Phương Mai vừa đảm bảo nguồn cung cấp điện tự phục vụ tại chỗ, vừa là công trình kiến trúc có giá trị phục vụ tham quan, du lịch trong quần thể du lịch gồm: tỉ hỵp cầu đường Quy Nhơn -Nhơn Hội, cụm nhà máy phong điện, tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà.
3.2.3.4 Hệ thống cấp nước.
Theo qui hoạch phát triển, ngoài các điểm du lịch đơn lẻ, phân tán phải sử dụng nguồn nước tại chỗ (đều có đủ điều kiện), có 3 cụm du lịch lớn yêu cầu đảm bảo nguồn nước sạch: cụm các cơ sở du lịch (chủ yếu là hệ thống khách sạn, nhà hàng) ở thành phố Quy Nhơn; cụm các khu du lịch trên tuyến Phương Mai - Núi Bà; cụm các khu du lịch Tây Sơn. Cũng như hệ thống giao thông, nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng về cấp nước cho các dự án du lịch trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển. Theo đó, tỉnh cần phải có kế hoạch mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố Quy Nhơn hiện có theo xu thế tăng trưởng khá nhanh của sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nhu cầu dân sinh của thành phố.
Xây dựng mới hệ thống cấp nước cho thành phố mới Nhơn Hội gắn với tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà.
Mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước thị trấn Phú Phong - Tây Sơn hiện có, đảm bảo nước sạch cho khu di tích Tây Sơn và các điểm du lịch lân cận.
3.2.4- §¶m b¶o m«i trng v m«:
Môi trường vĩ mô là điều kiện diễn ra các hoạt động du lịch. Môi trường tốt là nhân tố khuyến khích, thu hút đầu tư, kinh doanh du lịch. Nhà nước ở địa phương là người có chức năng, nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô trên địa bàn: về chính trị , an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa… trong đó cần đặc biệt chú ý một một số lĩnh vực lớn:
- Môi trường chính trị, an ninh xã hội: Sự ổn định và đáng tin cậy đối với chính quyền và trật tự xã hội ở một địa phương, một địa bàn bao giờ cũng là sự quan tâm đầu tiên của du khách và nhà đầu tư kinh doanh du lịch. Để có được điều đó, đòi hỏi thể chế chính trị, trước hết là chính quyền nhà nước cấp tỉnh phải mạnh, đáng tin cậy về cả lời nói lẫn hành động. Chính sách, điều kiện có thể tốt, nhưng vẫn mang tính ngắn hạn. Là chủ thể quyết định của hoạt động du lịch, nhà đầu tư kinh doanh cần tới một xu thế dài hạn, một sự đảm bảo bởi môi trường chính trị ổn định, vững mạnh của địa phương. Hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, bè phái, thường xuyên thay đổi cán bộ, thay đổi chính sách, thái độ lạnh lùng, quan liêu của chính quyền… là “nỗi sợ” lớn nhất đối với nhà đầu tư, kể cả đó là doanh nghiệp nhà nước.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự xã hội mọi nơi, mọi lúc. Sự an toàn là nhu cầu số một của du khách. Tình trạng đeo bám, chÌo kÐo mua b¸n hµng, gây rối đối với khách trên đường phố, tại các điểm, khu du lịch thường xảy ra, gây khó cho du khách và người kinh doanh. Bên cạnh việc giáo dục, động viên của các tổ chức, cộng đồng dân cư, biện pháp quản lý của các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở cơ sở là hết sức quan trọng.
- Về môi trường kinh tế:
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành. Sự phát triển du lịch không thể tự bản thân, mà có liên quan và phụ thuộc sự phát triển nhiều ngành kinh tế, văn hóa - xã hội. Chính vì vậy, đảm bảo môi trường kinh tế là điều kiện và biện pháp để phát triển du lịch.
Trước hết là đối với ngành văn hóa. Du lịch văn hóa - lịch sử được xác
định là một trong những loại hình du lịch chủ đạo của Bình Định. Trong đó trọng tâm là hệ thống yếu tố liên quan trực tiếp đến lịch sử và văn hóa Chăm, lịch sử phong trào nông dân Tây Sơn, gắn liền với tên tuổi người anh hùng dân tộc Quang trung - Nguyễn Huệ,… Một số việc cần làm là: Quy hoạch, đầu tư tôn tạo, nghiên cứu giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa với tầm cỡ xứng đáng, trở thành những “sản phẩm” đặc thù, riêng có của Bình Định. Đối với nhiệm vụ này, mặc dù về chủ trương tỉnh đã xác định rõ, nhưng trong quá trình thực hiện ngành văn hóa và các cấp có liên quan chưa quan tâm đúng mức. Nâng cấp đã chậm, việc chống xuống cấp còn gặp nhiều khó khăn hơn. Qui hoạch xây dựng các điểm có di tích lịch sử – văn hóa thành điểm du lịch. Muốn vậy, không chỉ tập trung cho việc đầu tư khôi phục, bảo tồn di tích, mà phải chú ý xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, vệ sinh, dịch vụ, cảnh quan môi trường tổng thể khu vực có di tích. Gắn du lịch với văn hóa trong thái độ ứng xử với tài nguyên văn hóa, di tích lịch sử là cách tốt nhất để phát triển văn hóa và du lịch.
Khôi phục, bảo tồn và phát triển văn hóa lễ hội, trong đó có những lễ hội gắn với di tích lịch sử. Lễ hội lớn nhất ở Bình Định là lễ hội Tây Sơn, tưởng nhớ anh em Nhà Tây Sơn và chiến thắng lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa đánh thắng 29 vạn quân Thanh. Như đã nói, với tầm cỡ lịch sử của triều đại Tây Sơn và hệ thống di tích lịch sử gắn liền với nó, tỉnh Bình Định cần qui hoạch xây dựng, nâng cấp khu di tích lịch sử Tây Sơn, cùng với lễ hội Tây Sơn trở thành khu du lịch lịch sử văn hóa lớn, không chỉ của Bình Định mà là của cả nước.
Khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Trong nền kinh tế thị trường, làng nghề gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nếu có cơ chế và biện pháp thích hợp, làng nghề vẫn có thể tồn tại và phát triển. Nhưng tự bản thân, làng nghề khó duy trì được tính truyền thống, nguyên bản nét độc đáo- là yêu cầu số một để phục vụ du lịch tham quan và mua sắm. Vì vậy, ngành chức năng nhà nước ở tỉnh và huyện cần có trách nhiệm. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch bảo tồn. Cùng với các doanh nghiệp lữ hành thành lập các nhóm công tác về các làng nghề, bàn bạc với địa phương sở tại và cơ sở sản xuất xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo không gian, qui trình kỹ thuật, cơ cấu sản phẩm, chất lượng, hình thức bao gói, phương pháp trưng bày quảng cáo giới thiệu, các dịch vụ liên quan khác. Tạo mỗi làng nghề thành một điểm du lịch bên cạnh chức năng cung cấp sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách.
Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, trước hết là dịch vụ thương mại, thể dục thể thao giải trí. Trong nhu cầu của khách du lịch, các dịch vụ bổ trợ tại chỗ như tham quan mua sắm, thể thao giải trí là cần thiết, tạo nên một địa bàn du lịch phong phú, sống động. Bình Định chưa có, và vì vậy cần phải sớm triển khai xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm văn hóa - thể thao, tổ chức các dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân: massage trị liệu, vũ trường, .v.v.
Tỉnh cần có quy hoạch và chính sách để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh các loại hình dịch vụ nói trên. Đối với những loại kinh doanh có điều kiện, những kinh doanh dịch vụ cao cấp, trong điều kiện ban đầu, cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích. Thực tế cho thấy, sự nghèo nàn, đơn điệu của hệ thống dịch vụ là trở ngại cho việc thu hút và lưu giữ khách du lịch ở các tỉnh Miền Trung, trong đó có Bình Định.
3.2.5- N©ng cao n¨ng lc b m¸y qu¶n lý Nhµ níc vỊ du lÞch:
3.2.5.1- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là ở cấp tỉnh và tập trung ở các nội dung: Thủ tục hành chính, bộ máy hành chính và mối quan hệ các ngành trong hệ thống quản lý.
- Về thủ tục hành chính: Khẩn trương triển khai thực hiện quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc: ban hành qui chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đây là vấn đề bức bách và hết sức khó đối với các cấp hành chính địa phương, bởi trước hết nó đụng đến tư duy và trình độ của cả bộ máy và từng cán bộ, trong một môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ. Xây dựng, ban hành thủ tục hành chính là vấn đề cụ thể, mang đặc thù tính hiệu lực cao. Tuy nhiên, khó hơn là ở việc thực hiện nó.
Để thủ tục hành chính đi được vào cuộc sống, cả bộ máy, cán bộ công chức nhà nước và các tổ chức, cá nhân đều phải nhận thức, quán triệt và phối hợp thực hiện. Phải chú ý tất cả các khâu: Xây dựng, ban hành, tuyên truyền hướng dẫn, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, xử lý.
- Về bộ máy và cán bộ. So với nhu cầu và xu thế phát triển ngành du lịch, việc củng cố bộ máy và nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công chức quản lý ngành du lịch của Bình Định là yêu cầu bức xúc.
Về tổ chức bộ máy, trước mắt cân đối lại theo hướng tăng cường thêm quy mô bộ phận quản lý du lịch tại Sở Thương mại - Du lịch và bố trí biên chế cán bộ theo dõi ngành du lịch (có thể kiêm dịch vụ thương mại) ở cấp huyện. Ở Sở TM-Du lịch nên biên chế 5-7 cán bộ, ở huyện trước mắt từ 1-2 cán bộ. Về lâu dài, sau một vài năm, nên thành lập Sở Du lịch để tương xứng với vai trò, vị trí và sự phát triển của ngành du lịch.
Về cán bộ, đổi mới tư duy là yêu cầu đầu tiên của cán bộ quản lý các cấp, trước hết phải là tư duy về quản lý nhà nước đối với kinh tế và tư duy về du lịch. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn trong quản lý ngành. Đối chiếu với nhu cầu công tác, hiện nay lực lượng cán bộ quản lý du lịch của Sở Thương mại - Du lịch cần phải được đào tạo lại.
Cũng cần phải chú ý trách nhiệm của nhà nước trong việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý, kinh doanh du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ ngành du lịch.
- Phân cấp và cải tiến sự phối hợp giữa các cơ quan, ngành, cấp có liên quan trong quản lý du lịch.
Hoạt động du lịch diễn ra hàng ngày ở địa bàn cơ sở và liên quan đến sự quản lý của nhiều ngành, cấp.
Trước hết, phải tăng cường hệ thống quản lý theo cấp. Lâu nay, hầu như quản lý du lịch mới được thực hiện ở cấp tỉnh (sở, ngành), còn ở huyện, thành phố, xã, phường chưa được chú ý.
Phân định rạch ròi và khắc phục tư tưởng hẹp hòi, lợi ích cục bộ để cải tiến sự quan hệ phối hợp giữa các ngành: Sở Thương mại - Du lịch, trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và đối ngoại, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Sở Văn hóa - Thông tin, Công An, Sở Tài nguyên Môi trường. Cần thiết phải xây dựng một qui chế phối hợp giữa các ngành trong việc đảm bảo quản lý, phục vụ đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
-Tổ chức hợp tác giữa ngành du lịch Bình Định với ngành du lịch các địa phương, trước hết là với hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, các tỉnh trong khu vực Miền Trung và Tây nguyên.
3.2.5.2- Đổi mới, nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức hiệp hội nghề du lịch.
Tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh, chủ yếu theo hướng cổ phần hóa. Kết hợp các biện pháp khác để nâng cao năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp du lịch. Riêng Công ty Du lịch tỉnh cần sớm tiến hành cổ phần hóa và đổi mới cơ cấu, tổ chức cán bộ để có được sinh khí mới đủ sức đảm đương vai trò chủ đạo trong ngành du lịch của tỉnh. Tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn của Công ty Du lịch tỉnh là: Cổ phần hóa, đổi mới cán bộ, tăng cường đầu tư nâng cấp và mở rộng. Đó là con đường để Công ty Du lịch tỉnh đứng vững trước “làn sóng” đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp du lịch và làm được vai trò đầu đàn của mình.
Tỉnh cần khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp lữ hành, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái nhằm đảm bảo cơ cấu ngành nghề du lịch hợp lý, tránh tình trạng tập trung đầu tư quá mức vào phát triển cơ sở lưu trú.
Từng bước hướng dẫn khuyến khích thành lập các hiệp hội nghề du lịch để nâng cao và phát huy khả năng hợp tác, phân công giữa các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
3.2.5.3 - Tăng cường công tác thanh tra đối với hoạt động du lịch.
Công tác thanh tra kiểm soát đối với các hoạt động du lịch là nhằm thực hiện quản lý về nhà nước về du lịch. Là một nội dung quản lý nhà nước, là phương thức quan trọng nhằm đảm bảo luật pháp, cơ chế chính sách, quy định… của nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch, tạo môi trường lành mạnh cho hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch.
Thanh tra du lịch cấp tỉnh có vai trò hết sức quan trọng. Được tổ chức kết hợp giữa bộ phận thanh tra du lịch của Sở Thương mại - Du lịch với các ngành chức năng khác: y tế, môi trường, văn hóa, an ninh,…
Cần củng cố, nâng cao trình độ, năng lực của bộ máy thanh tra sở, xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành trong công tác tổ chức tốt hoạt động thanh tra đối với các lĩnh vực: thực hiện các qui chế chuyên môn của ngành, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên…
3.2.6- T¨ng cng c«ng t¸c tuyªn truyỊn, gi¸o dơc du lÞch, qu¶ng b¸ xĩc tin du lÞch.
Du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ, có những hiện tượng kinh tế mới được xuất hiện trên lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt động của du khách, chẳng hạn như sự xuất hiện ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế cùng với các hoạt động của họ, nhiều cơ sở du lịch mới lạ, hiện đại ra đời, nhiều loại hình dịch vụ - sản phẩm du lịch mới,… Vì vậy để cho các hoạt động du lịch sớm triển khai thành ngành kinh tế - xã hội phát triển, bên cạnh vai trò tự thân của các doanh nghiệp, những người trực tiếp tổ chức kinh doanh du lịch trên nguyên tắc tuân theo cơ chế thị trường, thì nhà nước có trách nhiệm rất cao trong công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá du lịch.
Có nhiều nội dung cần thực hiện, nhưng trước hết cần tập trung một số việc cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, các ngành, các cấp và quần chúng ở địa phương về du lịch: vai trò ý nghĩa du lịch trong đời sống và trong kinh tế; điều kiện để phát triển du lịch; trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người trong việc phát triển du lịch… Có nhận thức, tư duy đúng đắn về du lịch là điều kiện đầu tiên để khuyến khích, vận động nhân dân, các doanh nghiệp và các ngành, các cấp tham gia đầu tư, kinh doanh, tổ chức hoạt động du lịch, đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch, các kế hoạch du lịch của tỉnh đã đề ra, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa lịch sử, tài nguyên, môi trường.
- Thứ hai, nội dung tuyên truyền quảng bá trước hết cần những trọng tâm:
+ Giới thiệu đất nước, con người và sản phẩm du lịch của Bình Định. Làm rõ tính đặc trưng, riêng có, hấp dẫn, và mới lạ của loại hình và sản phẩm du lịch Bình Định đối với thị trường trong nước và quốc tế.
+ Giới thiệu đầy đủ tiềm năng, điều kiện, những chủ trương, chính sách khuyến khích đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch của chính quyền địa phương.
+ Tranh thủ, triệt để tận dụng mọi cơ hội, mọi nơi, mọi lúc, trong tất cả các loại hình hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội- thể thao.v.v để giới thiệu và thể hiện cho được hình ảnh Bình Định với ý nghĩa như là “thương hiệu” Bình Định.
- Thứ ba, có nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền quảng bá cần phải được áp dụng đồng bộ, thường xuyên và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nội dung, đối tượng tuyên truyền, quảng bá. Có những hình thức phổ biến như: Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tập sách, đĩa CD, băng hình, phim, panô áp phích, trang web,… Một số hình thức mới cần hết sức chú ý, như: Tổ chức các liên hoan, lễ hội có tầm cỡ vùng hoặc quốc gia; tham gia hoặc tổ chức các hội nghị, hội thảo trong đó có sự hiện diện đặc biệt của lãnh đạo cao cấp địa phương.
Đầu tư cho tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch tốn nhiều chi phí, thời gian, nhưng hiệu quả trực tiếp thường không rõ nét và mang tính dài hạn. Vì vậy, doanh nghiệp thường phải tính toán kỹ, nhà nước càng phải có trách nhiệm cao. Thực tiễn nhiều địa phương cho thấy, các địa phương có du lịch phát triển đều là những nơi mà chính quyền đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch với những hình thức phong phú, đa dạng và có hiệu quả. nh÷ng n¬i ®, thm chÝ c¸c quan chc cao cp cịng ®Ịu tr thµnh nh÷ng nhµ tuyªn truyỊn, qu¶ng b¸ tÝch cc nht vỊ du lÞch vµ kinh t - x· hi ni chung cđa ®Þa ph¬ng m×nh, mang l¹i nh÷ng t¸c dơng vµ hiƯu qu¶ thit thc nht.
PHẦN KẾT LUẬN
Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế thị trường nói chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng, nhất là ở trong thời kỳ đầu, trong quá trình nước ta đang chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang xây dựng thể chế kinh tế thị trường phát triển.
Quản lý của nhà nước, cùng với sự điều tiết của cơ chế thị trường, sẽ tạo nên một cơ chế hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế. Tất cả mọi ngành kinh tế trong một cơ cấu kinh tế chung đều cần có sự quản lý của nhà nước. §Ỉc biệt đối với các ngành còn non trẻ và cần phải được phát triển mạnh thì yêu cầu càng cần phải nâng cao vai trò, nhiệm vụ qu¶n lý của nhà nước. Tất nhiên phạm vi, liều lượng của sự can thiệp quản lý là ở mức vừa phải, đủ để kích thích sự phát triển. Quản lý kinh tế của nhà nước không được can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, cũng không được làm thay vai trò của cơ chế thị trường.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng và tính chất xã hội hóa cao. Nhưng cũng là một ngành kinh tế mới được chú ý của nước ta trong định hướng xây dựng một nền kinh tế theo xu hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch. Với vai trò lớn của mình và để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch cần được nhà nước quan tâm, tập trung nhiều biện pháp, giải pháp tạo điều kiện phát triển.
Vai trò, nhiệm vụ quản lý của nhà nước vỊ kinh t trên giác độ nền kinh tế quốc dân đối với ngành kinh tế du lịch đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý tập trung nghiên cứu, đã đạt được những thành tựu cả về lý luận cũng như thực tiễn quản lý. Trên giác độ kinh tế địa phương, cụ thể là ở góc độ ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chưa có nhiều những đề tài nghiên cứu. Vì vậy bản luận v¨n này đã mạnh dạn tham gia vào đề tài tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng luận v¨n này đã cố gắng nghiên cứu và đạt được một số kết quả:
- Làm sáng tỏ lý luận cơ bản về vai trò, nội dung, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế đối với ngành kinh tế du lịch.
- Phân tích, đánh giá đầy đủ tiềm năng, thực trạng về hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với du lịch ở tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu vận dụng lý luận vào thực tiễn, đề xuất các biện pháp, giải pháp, nhằm t¨ng cng vai trß quản lý nhà nước vỊ kinh t đối với ngành du lịch ở tỉnh Bình Định.
Đổi mới mạnh mẽ về tư duy và hành động, trước hết là trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, chính quyền các cấp ở tỉnh Bình Định, sẽ là nhân tố quyết định để khai thác và phát huy các nguồn lực trong tỉnh và ngoài tỉnh, ngoài nước, nhằm sớm xây dựng được một tỉnh có ngành du lịch phát triển, trở thành một ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai gần.
Vì còn có những hạn chế về thời gian, kiến thức và năng lực trình độ bản thân nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô thông cảm và góp ý, giúp đỡ để luận v¨n được hoàn thiện hơn.
Bản thân xin chân thành biết ơn PGS. TS Lª Thơc đã nhiệt tình hướng dẫn, chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Khoa Mác-Lê nin và các khoa, phòng của Trường Đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội, đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2001), Nghị quyết số 02-NQ/TU (khoá XVI).
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (2000), Nghị quyết số 21-NQ/TU (khoá XV).
Bộ Tài nguyên Môi trường (2003) Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT.
Chính phủ (2003);Nghị Định số 94/2003/NĐ-CP.
Chính phủ (2000); Nghị Định số 39/2000/NĐ-CP.
Chính phủ (2001); Nghị Định số 27/2001/NĐ-CP.
Chính phủ (2001); Nghị Định số 47/2001/NĐ-CP.
Chính phủ (2002); Nghị Định số 50/2002/NĐ-CP.
C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lênin (1976), về CNH XHCN, NXB Sự thật, Hà nội.
C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lênin (1982), Tuyển tập, tập 5, NXB Sự thật, Hà nội.
C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lênin (1993), Toàn tập, tập 23, NXB chính trị quốc gia, Hà nội.
C. Mác, Ph.Ănghen, V.I. Lênin (1994), Toàn tập, tập 24, NXB chính trị quốc gia, Hà nội.
Địa lý Du lịch-NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.
Đổi mới để phát triển-NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002.
G.Cazes-R.Lanquar-Y.Rauoard, NXB Đại học quốc gia, Hà nội, 2002.
Mai Hữu Khuê (2003), Lý luận Quản lý nhà nước, NXB.
Mai Ngọc Cường (1999), Lịch sử các Học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà nội.
Niên giám thống kê Bình Định năm 2000,2001,2002.
Nhị Lê (2001) Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng XHCN ở Việt nam, NXB CTQG, Hà nội.
Nguyễn Văn Lưu, Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà nội.
Pháp lênh du lịch Việt nam, NXB CTQG, Hà nội, 1999.
Robert LanQuar (2002), Kinh tế du lịch, NXB Thế giới, Hà nội.
Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Văn hoá Thông tin Bình Định (2000), Bình Định thắng cảnh và di tích
S Th¬ng m¹i vµ Du lÞch B×nh §Þnh, B¸o c¸o Tỉng kt ho¹t ®ng du lÞch n¨m 2000, 2001, 2002, 2003.
Tài liệu hội thảo “Bình Định-Tiềm năng và Hội nhập”, 2003.
Thủ tướng Chính phủ (2000), Chỉ thị Số 07/CT-TTg.
Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định Số181/2003/QĐ-TTg.
Tổng cục Du lịch (2003), Non nước Việt nam.
Tổng cục Du lịch (2001), Chiến lược phát triển du lịch Việt nam giai đoạn 2001-2010.
Tổng cục Du lịch (2002), Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005.
Tổng cục Du lịch (2002), Thông tư số 01/2002/TT-TCDL.
Tổng cục Du lịch (2001), Thông tư số 04/2002/TT-TCDL.
Trường Đại học kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê, Hà nội.
Trường Đại học kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà nội.
Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), Kinh tế chính trị học, NXB Thống kê, Hà nội.
Trường Đại học kinh tế quốc dân (2002), Quàn lý kinh te, NXB CTQG, Hà nội.
Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Định (1996), Báo cáo tổng hợp qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định 1996-2010.
Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Định (1999), Quyết định số 70/1999/QĐ-UB.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt nam (2001), NXB CTQG, Hà nội.
Văn kiện đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Định lần thứ XVI (2001).
V.I.Lê Nin, Toàn tập, tập 3, NXB Sự thật, Hà nội, 1963.
*
* *
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTS011.doc