Lời mở đầu
Trong những năm vừa qua, sau khi có chính sách mở cửa Việt Nam đã có những tiến bộ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qúa trình toàn cầu hoá đã có ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội trong việc sản xuất kinh doanh và thương mại toàn cầu, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới nhưng phải đảm bảo được vấn đề thương mại môi trường và
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tăng cường quản lý chất lượng môi trường trong các Doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo vệ môi trường cho Việt Nam. Để giải quyết mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển kinh tế, điều tiên quyết là phải có các chính sách kinh tế - xã hội môi trường phù hợp, lấy phòng ngừa làm nguyên tắc cơ bản và mục tiêu bao trùm là phát triển bền vững.
Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng các thiệt hại do ô nhiễm gây ra ở mức cao (khoảng 10% GDP) và đang có xu hướng gia tăng. Vấn đề đặt ra là cần phải có hệ thống quản lý môi trường hiệu quả từ các doanh nghiệp để kiểm tra,giám sát các hoạt động sẽ phát thải ra các chất gây ô nhiễm, gây hậu quả xảy ra cho môi trường xung quanh và sức khoẻ con người. Vì vậy, bên cạnh vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn hoá của quốc tế ISO 9000 đang là tiêu chuẩn cần thiết của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ tiêu chuẩn quản lý chất lượng môi trường cũng là một yêu cầu không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp công nghiệp ISO 14000 là một bộ phận cấu thành của một hệ thống quản lý hoàn chỉnh, bao gồm việc chế định thực thi, thực hiện, đánh giá, thẩm tra và duy trì những biện pháp bảo vệ môi trường của những tổ chức chủ thể. Đồng thời nó thoả mãn các yêu cầu về khả năng cạnh tranh quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng như kỳ vọng của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, thông qua sự tìm hiểu,tham khảo, nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau như sách, báo, tạp chí và thông tin đại chúng, trong bài viết này tôi trình bầy vấn đề: “Tăng cường quản lý chất lượng môi trường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay.” Đồng thời tôi xin đưa ra một số ý kiến góp phần thúc đẩy công tác quản lý môi trường tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay.
Do lần đầu viết đề tài nên có nhiều sai sót, tôi mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn.
Tôi cũng chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn tiến sĩ Trương Đoàn Thể đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài viết này
Hà nội, tháng 12 năm 2001
Phần I: cơ sở lý luận về tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống quản lý môi trường
I - Tiêu chuẩn chất lượng môi trường
1. Những khái niệm và định nghĩa cơ bản về môi trường
Khoa học về môi trường là môn khoa học rất mới mẻ đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong khuôn khổ giới thiệu khái quát dưới đây là những khái niệm rất cơ bản liên quan đến vấn đề môi trường được sử dụng rất thông dụng.
Tổ chức là từ được dùng trong tài liệu về môi trường để gọi các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất, đơn vị kinh doanh.
Môi trường là những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức gồm không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên thực vật, hệ động vật và mối quan hệ qua lại của chúng ta.
Cân bằng khối lượng là sự cân bằng trong quá trình hoạt động của một tổ chức.
Khía cạnh môi trường là yếu tố của các hoạt động, các sản phẩm, các dịch vụ của tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường.
Tác động môi trường là sự thay đổi bất kỳ nào đó gây ra có hại hoặc có lợi toàn bộ hoặc từng phần cho môi trường do các hoạt động,do sản phẩm và do dịch vụ của một tổ chức gây ra.
Bên hữu quan là cá nhân hoặc nhóm người hoặc đơn vị bị liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động về môi trường của một tổ chức.
Mục tiêu môi trường là mục đích tổng thể về môi trường xuất phát từ chính sách môi trường mà tổ chức tự đặt ra để đạt tới và được định hướng khi có thể.
Chỉ tiêu môi trường là yêu cầu chi tiết việc thực hiện được định lượng khi có thể, xuất phát từ mục tiêu môi trường cần phải đề ra và đạt được, áp dụng cho các tổ chức hoặc bộ phận quần chúng.
Chính sách môi trường là chính sách được công bố của một tổ chức về ý định và nguyên tắc liên quan đến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường (QLMT) là một phần của hệ thống quản lý chung của một tổ chức bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, thủ tục, xem xét và duy trì chính sách môi trường.
Kết quả hoạt động về môi trường là kết quả có thể đo được của hệ thống quản lý môi trường liên quan đến sự kiểm soát các khía cạnh môi trường của một tổ chức dựa trên chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của mình.
2. Đánh giá chung về tình hình môi trường thế giới hiện nay
Để bảo toàn sự cân bằng hết sức mỏng manh của hệ sinh thái tự nhiên trái đất, người ta dần sẽ đưa ra các quyết định một cách sáng suốt dựa trên sự đánh giá về ô nhiễm môi trường để kịp thời phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Những vấn đề được liệt kê dưới đây sẽ được xem xét như là những vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu từ mức độ toàn cầu đến khu vực.
Một là, suy thoái tầng ôzôn. Tầng ôzôn bao quanh trái đất ở độ cao khoảng 15 - 20 km so với mực nước biển, bảo vệ cho trái đất thoát khỏi tia cực tím của mặt trời, Ôzôn được tạo ra và bị phá huỷ liên tục nhưng được giữ ở trạng thái cân bằng để duy trì sự sống trên trái đất. Do suy thoái tầng ôzôn, hệ sinh thái không còn được bảo vệ khỏi tia cực tím và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người gồm nguy cơ ung thư da và đục nhân mắt. Việc suy thoái tầng ôzôn là do việc sử dụng rộng rãi chất CFC (chlorofluorocarbons) như chất đẩy trong các bình phun...
Hai là, nóng lên toàn cầu (hiệu ứng nhà kính): việc sử dụng rộng rãi trên trái đất các loại máy móc, thiết bị đã sản sinh ra nhiều loại khí như CO2, NO, Methane, CFC,... Các loại khí này cùng với hơI nước hình thành một lớp xung quanh tráI đất chỉ cho phép các tia của mặt trời đi qua nhưng ngăn lại những tia phản hồi từ bề mặt trái đất và đại dương gây nóng toàn cầu.
Ba là, mất đa dạng sinh học. Các loại sinh vật đa dạng trên trái đất liên quan chặt chẽ tới sự ổn định của hệ sinh thái. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt chủng hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng. Người ta tính rằng trong vòng 30 năm tới xu hướng không bảo vệ như hiện nay trái đất sẽ bị mất khoảng 17 triệu loài. Chúng ta đã biết rằng sự mất đi của bất cứ loài nào cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới loài khác.
Bốn là, ô nhiễm không khí. Tại tầng khí quyển thấp rất nhiều loại khí độc hại, bụi bặm đang gia tăng ở mức đáng kể từ hoạt động của các phương tiện giao thông, từ sự phát thải của ngành công nghiệp các nhà khoa học đã dự đoán rằng 20% dân số trên thế giới đang hít thở không khí bị nhiễm bẩn quá giới hạn an toàn quốc tế do tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định.
Năm là, ô nhiễm nước. Các chất thải từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, từ các bãi rác, từ những tai nạn không ngừng xâm nhập vào nguồn nước và gây ô nhiễm.
Sáu là, mưa axit. Các chất khí ôxit lưu huỳnh và ôxit nitơ được thải ra từ các nhà máy diện, lò luyện kim hoặc từ các loại động cơ đốt trong lẫn với hơi nước gây mưa axit gây phá huỷ cơ sở hạ tầng.
Bảy là, hoá chất độc hại. Công nghiệp sản xuất hàng hoá chất, sảm xuất nhựa hay chất cách điện sinh ra những chất cực kỳ độc hại với con người thông qua mọi cách: trực tiếp, gián tiếp, nước.
Tám là, sự giảm tài nguyên thiên nhiên. Mọi nguồn tài nguyên đều có mức nhất định. Việc sử dụng chúng một cách khôn khéo là hết sức cần thiết. Chúng ta đang bị đe dọa bởi nguy cơ hàng năm lượng đất trồng trọt bị giảm đi do bị sa mạc hoá lượng nước sạch ngày một thiếu hụt.
Chín là, nhiễm bẩn đất. Mức độ nhiễm bẩn đất ở mỗi quóc gia trên thế giới ở mức độ khác nhau do quá trình công nghiệp hoá ở mỗi nước kéo dài khác nhau. Con người phải kịp thời quan tâm tới việc sử dụng đất đai của mình và các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm.
Ngày nay, khi nền công nghiệp phát triển rộng khắp thế giới, vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng. Do đó việc bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của mọi quốc gia, của tất cả mọi người trên trái đất.
3. Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là phương tiện chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môitrường ở hầu hết các nước trên thế giới. Chúng xác định các mục tiêu môi trường và đặt ra các giới hạn số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào khí quyển, nước, đất, hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng.
3.1. Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh chủ yếu được dùng để bảo vệ chất lượng nước và không khí.
Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh quy định những điều kiện tối thiểu mà một nguồn nước cần phải đáp ứng đối với một số thông số cụ thể, tại những địa điểm cụ thể. Chúng được đặt ra trên cơ sở những tiêu chuẩn khoa học đánh giá nguy cơ đối với sức khoẻ của con người và số lượng tổn thất có thể gây ra bởi một liều lượng tiếp xúc đối với chất ô nhiễm nhất định. Đồng thời, tiêu chuẩn chất lượng nước cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu lực kiểm soát, thải bỏ nước thải.
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh là những giới hạn được đặt ra đối với các chất ô nhiễm không khí trong không khí ngoài trời. Các tiêu chuẩn này cần phải được đáp ứng thông qua việc áp dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm nâng cao. Những tiêu chuẩn này cung cấp các mục tiêu cho công cụ quản lý mệnh lệnh và kiểm soát ô nhiễm cũng như các biện pháp kinh tế phục vụ kiểm soát ô nhiễm.
3.2. Các tiêu chuẩn nước thải và thải khí
Các tiêu chuẩn nước thải và thải khí là các trị số trung bình hay tối đa của các nồng độ hay số lượng chất ô nhiễm do một nguồn riêng lẻ, tại thời điểm đổ thải, có thể được phép thải vào các vùng nước hay vào khí quyển. Các tiêu chuẩn xả thải là thành phần bổ sung của hệ thống pháp lý để kiểm soát ô nhiễm nước hoặc không khí.
Các tiêu chuẩn xả thải nước cung cấp một phương tiện trực tiếp có thể quản lý để kiểm soát ô nhiễm với một mức dự đoán thích hợp về chất lượng nước mặt. Do vậy, xây dựng các tiêu chuẩn xả thải thích hợp có thể là phương cách tốt nhất để kiểm soát ô nhiễm nước.
Tiêu chuẩn xả thải dựa vào công nghệ là loại tiêu chuẩn xả thải quy định những công nghệ riêng biệt mà các công ty có thể sử dụng để thực hiện đúng các luật và tiêu chuẩn môi trường. Chúng không cho các công ty có được sự linh động trong việc xác định phải sử dụng loại công nghệ kiểm soát nào để đáp ứng các yêu cầu đó. Ngược lại, các tiêu chuẩn xả thải trong vận hành quy định lượng chất ô nhiễm có thể được xả thải theo nồng độ xả thải cho phép hoặc lượng chất ô nhiễm cần phải được lấy đi trước khi xả thải, nhưng lại cho phép các công ty được lựa chọn cách tốt nhất để đáp ứng tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn vận hành là chúng cho phép những người gây ô nhiễm được sử dụng những kỹ thuật có chi phí tối thiểu để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.
3.3. Các tiêu chuẩn xả thải theo sản phẩm và quy trình
Các tiêu chuẩn xả thải theo sản phẩm và quy trình đặt ra một mức tối đa (mức trần) pháp lý về số lượng chất ô nhiễm được phép thải vào nước mặt, nước ngầm và khí quyển. Tiêu chuẩn sản phẩm cấm cho thêm chì vào xăng để loại trừ việc ô tô, xe máy xả ra khí có chì. Tiêu chuẩn quy trình là sự ngăn ngừa việc xả thuỷ ngân từ sản xuất pin màng ngăn. Do đó, cấm sản phẩm hay quy trình có thể là công cụ, chính sách hữu hiệu khi có được những vật phẩm thay thế với chi phí bổ sung thấp.
II. Hệ thống quản lý môi trường.
1. Hoạt động quản lý môi trường.
1.1. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường(QLMT) là đưa ra các phương pháp đánh giá điều chỉnh nhằm thay đổi và cải tiến môi trường trong doanh nghiệp thông qua việc khống chế ô nhiễm, phòng tránh ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, hạn chế rác thải trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2. Tình hình phát triển của vấn đề quản lý môi trường
Với tư cách là một chuyên ngành vấn đề QLMT đã có lịch sử vào khoảng 20 năm. Trước khi các quy định về việc QLMT được xây dựng một cách rộng rãi, những vấn đề về môi trường thường được xử lý bởi các kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ và trách nhiệm khác nhau chứ không phải bởi các nhà quản lý chuyên trách Trước đây, những quy định chính thức về môi trường thường không có nhiều. Các quy định về việc cấp giấy phép và giám sát thực hiện cũng chỉ mức độ hạn chế.
Các doanh nghiệp thường có xu hướng đáp ứng riêng từng quy định mà không tập trung thời gian và công sức để hệ thống hoá các giải pháp đáp ứng. Trước đây các nhà QLMT thường tìm cách xử lý những điều phiền phức đã xảy ra chứ không phải là những nhà kế hoạch làm việc một cách chủ động. Đồng thời, các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp cũng không hề tham gia hoặc có trách nhiệm về những vấn đề môi trường có liên quan tới họ.
Tóm lại, tình hình QLMT trước kia và kể cả hiện nay, trong nhiều trường hợp, thường mang tính đối phó, vụn vặt, thường mang tính chữa cháy hơn là phòng ngay từ đầu. Do đó, vấn đề QLMT hiện nay được giải quyết một cách hệ thống hơn do một số nguyên nhân. Trước hết, vấn đề chi phí thực hiện bảo vệ môi trường là một yếu tố rất quan trọng. Người ta cho rằng, chi phí về vấn đề môi trường sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập của công ty (2% lợi nhuận doanh nghiệp). Vì vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường nhằm hạn chế những phí tổn có thể phát sinh, thông thường doanh nghiệp trích 20% vốn đầu tư doanh nghiệp sẽ phải dành cho các dự án môi trường. Các tổ chức tài chính bây giờ cũng rất thận trọng, nhạy cảm đối với vấn đề môi trường và đã quan tâm xem xét những vấn đề đó trong việc cho vay. Ngày nay trên thế giới không chỉ có xu hướng quốc tế hoá kinh tế mà còn có xu hướng toàn cầu hoá vấn đề môi trường để vươn tới sự phát triển bền vững.
Hiện nay, người ta đã nghiên cứu tạo lập một phương thức mới trong việc QLMT, làm cho nó chuyển từ chức năng phù hợp sang chức năng mới, hoà nhập với quá trình xây dựng chiến lược và hoạt động. Việc QLMT không thể chỉ phụ thuộc vào việc kiểm soát ở giai đoạn cuối như trước mà việc ngăn ngừa ô nhiễm và những vấn đề môi trường khác cần phải được xem xét trên mọi phương diện của các quá trình thiết kế, chế tạo và phân phối.
1.3. Tại sao doanh nghiệp phải quan tâm đến QLMT?
QLMT là một phương thức hệ thống để chăm lo tới mọi khía cạnh có liên quan tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức. Nó phải được xem như là một bộ phận gắn liền trong hoạt động và chiến lược kinh doanh của tổ chức. Việc doanh nghiệp phải quan tâm đến quản lý môi trường là do:
-Pháp luật và những sự ép buộc khác đối với doanh nghiệp.
-áp lực về nhận thức, về danh tiếng, quan hệ cộng đồng.
-Tính cạnh tranh và hoạt động tài chính.
2. Hệ thống quản lý môi trường
2.1. ISO và sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Tổ chức tiêu chuẩn hoá (ISO) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá. Hiện nay, ISO có trên 120 thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, Việt Nam tham gia là thành viên đầy đủ của ISO từ năm 1977 và đang có sự tham gia tích cực vào hoạt động của tổ chức này.
Trong những năm 1980 ISO đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá một vấn đề quản lý quan trọng của doanh nghiệp là quản lý chất lượng. Ban kỹ thuật TC 176 về đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng được thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn đầu tiên về quản lý chất lượng.Đến năm 1981 bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được ban hành. Đây là một bộ tiêu chuẩn mang lại tiếng tăm và sự thành công nhất trong lịch sử của ISO, đa số các quốc gia trên thế giới đã chấp nhận các tiêu chuẩn ISO 9000 thành các tiêu chuẩn quốc gia để đưa vào áp dụng một cách rộng rãi.
Trong cùng thời kỳ, khi mà ISO đang gặt hái được các kết quả khả quan trong việc đưa ra áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9000 thì trên diễn đàn môi trường thế giới đang diễn ra nhiều sự kiện gây xôn xao nhiều giới chức của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Sự huỷ hoại tầng ôzôn, sự nóng lên toàn cầu, sự phá rừng nghiêm trọng và các vấn đề môi trường khác được xem như là các vấn đề mang tính toàn cầu. Đại diện của nhiều quốc gia có quan tâm đã gặp nhau tại Montreal - Canada vào năm 1987 để soạn thảo các thoả thuận nhằm ngăn cản sự sản xuẩt ra các hoá chất gây hại như CFC. Một yếu tố khác vào thời điểm này đã gây nhiều sự quan tâm quốc tế chưa có một chỉ số tổng hợp để đánh giá sự cố gắng nỗ lực của một doanh nghiệp trong việc đạt được thành quả bảo vệ môi trường một cách liên tục và đáng tin cậy. Chính loại chỉ số này đã hình thành nên tiêu chuẩn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường. Tóm lại, sự thành công của ISO 9000 và sự nổi lên của các vấn đề môi trường toàn cầu đã đẫn đến việc ISO thực sự bắt đầu các công việc xem xét đến diễn đàn môi trường.
Tuy nhiên chỉ đến năm 1991, ISO mới thực chất khởi sự công việc này. Vào giữa những năm 1991, trên cơ sở các yêu cầu của ban tổ chức UNCED, ISO đã kêu gọi các thành viên tình nguyện tham gia nhóm tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) SAGE đã quyết định vào giữa năm 1992 là thời điểm ISO bắt tay vào xây dựng các tiêu chuẩn về QLMT. Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (6/1992) tại Rio và Hội nghị Bàn tròn Uruguay (GATT) là sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến quyết định của ISO về vấn đề tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực quản lý môi trường.
Căn cứ vào khuyến nghị của SAGE, năm 1993, ISO đã quyết định thành lập Ban kỹ thuật ISO/TC 207 về QLMT, với nhiệm vụ đặt ra là soạn thảo các tiêu chuẩn Quốc tế về QLMT bao gồm các tiêu chuẩn về hệ thống và công cụ QLMT, về các phương pháp xác định tác nhân gây ô nhiễm môi trường, giá trị giới hạn đối với chất thải, tác động của công nghệ, sản phẩm đối với môi trường. Các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực QLMT được tập hợp theo số đăng ký chung thành Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000.
2.2. Sự cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000
Hiện nay, hàng ngàn các tổ chức, cơ sở trên toàn thế giới đang đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000. Và hàng chục ngàn các tổ chức, cơ sở này sẽ tiến tới được đăng ký, chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn trong vài thập kỷ tới. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi có thể sẽ hỏi: tại sao họ lại phải đầu tư thời gian và tiền bạc cho việc áp dụng một tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng như vậy?Hoặc điều đó mang lại gì? Nhưng ở đây ta chỉ xét đến các nguyên nhân cơ bản từ đó khách quan dẫn đến việc các tổ chức cơ sở áp dụng ISO 14000.
Một là, việc tăng cường sử dụng những tiêu chuẩn tự nguyện đã được tăng cường hơn trước. Thoả thuận chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) đã chính thức tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế thông qua thoả thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT).
Hai là, tinh giản thủ tục, hạn chế trùng lặp. Việc áp dụng một tiêu chuẩn quốc tế quy nhất có thể làm giảm bớt những công việc kiểm định do khách hàng, các nhà chức trách tiến hành. Một khi tránh được những yêu cầu không nhất quán, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiết kiệm được chi phí thanh tra, xác nhận và các yêu cầu không nhất quán khác.
Ba là, yêu cầu thực tế. Việc thực hiện một EMS phù hợp với các tiêu chuẩn ISO 14000 và hoàn thành thủ tục đăng ký 3 bên rất có thể trở thành nhu cầu thực tế trong kinh doanh xu hướng chung hiện nay là các công ty muốn giao dịch với những công ty có ý thức về vấn đề môi trường.
Bốn là, chấp thuận của chính phủ chủ trương của chính phủ là một nhân tố quan trọng khác đối với ISO 14000. Chính phủ của các nước phát triển với những quy định chặt chẽ về môi trường đã quan tâm tới ISO 14000 như một phương thức mới thay cho những quy định chỉ huy và kiểm soát phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh phí. Các nước đang phát triển thì chú ý tới ISO 14000 và coi nó như một giải pháp để xây dựng các quy chế chưa có hoặc chưa đầy đủ về mặt QLMT. Nói chung, việc đăng ký ISO 14000 có thể đã hỗ trợ các chính phủ để tăng cường hiệu quả của hệ thống pháp quy.
Năm là, đáp ứng nhu cầu của cổ đông. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của đông đảo các cổ đông bao gồm các nhà đầu tư, công chúng và các nhóm chuyên trách về môi trường. Việc đăng ký ISO 14000 có thể đáp ứng được nhu cầu của công chúng về trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời tạo niềm tin, uy tín trên thương trường đối với các nhà đầu tư.
Sáu là, giảm thiểu chi phí bảo hiểm và tăng cường khả năng tích luỹ việc thực hiện một EMS hữu hiệu có thể tạo điều kiện tiết kiệm kinh phí trong tương lai thông qua việc giảm bớt chi phí bảo hiểm. Một số nhà đầu tư có thiết chế lớn như các quỹ trợ cấp đã bắt đầu thực hiện chủ trương quyết định đầu tư trên cơ sở thành tích bảo vệ môi trường của một tổ chức. Điều đó khiến cho việc QLMT được gắn kiền với mức độ tích luỹ của một công ty.
Bảy là, lợi ích nội bộ ISO 14000 có thể cung cấp một cơ chế để kiểm soát các phương pháp quản lý hiện có, hợp nhất những hệ thống riêng rẽ hoặc xây dựng những hệ thống mới. Nó cũng giúp cho các công ty theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện của mình. Nó cũng hỗ trợ việc đào tạo các nhân viên về trách nhiệm của họ đối với việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Một EMS hữu hiệu có thể hợp nhất những hệ thống quản lý hữu hiệu để tiết kiệm kinh phí và giảm bớt tình trạng chồng chéo công việc.
Tám là, đề phòng ô nhiễm. Mấu chốt của việc đề phòng ô nhiễm là ở chỗ tiến hành thành công việc kết hợp các vấn đề môi trường, chiến dịch kinh doanh và hoạt động tác nghiệp. Đồng thời nó có tác dụng làm giảm kinh phí thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng.
Chín là, thành tích tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường. Sức ép của các cổ đông, sự cạnh tranh thị trường, sự khuyến khích và thừa nhận của các cơ quan Nhà nước đang tạo nên những điều kiện ưu tiên cho nhiều công ty có thể đạt được những thành tích tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường.
Tóm lại, các tiêu chuẩn ISO 14000 sẽ là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển và thương mại. Bởi vì, bản thân các tiêu chuẩn quốc tế được ban hành để hỗ trợ cho thương mại và gỡ bỏ hàng rào thương mại; cải thiện kết quả hoạt động môi trường trong phạm vi toàn cầu; xây dựng trên cơ sở thoả thuận có tính toàn cầu rằng có nhu cầu với việc quản lý môi trường.
2.3. Các nguyên tắc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn hoá ISO 14000 được xây dựng với những nguyên tắc cơ bản sau:
- Thúc đẩy việc QLMT thông qua việc xúc tiến các kỹ thuật quản lý hiệu quả, hiệu suất và thống nhất.
- Xây dựng một tiêu chuẩn về QLMT dựa trên cơ sở khoa học và thực tế, phản ánh các thực hành tốt nhất hiện nay về QLMT.
- Xây dựng một tiêu chuẩn linh hoạt,không theo lề thói cũ và có hiệu quả về mặt chi phí, làm tăng giá trị của tổ chức có sử dụng tiêu chuẩn này.
- Không khuyến khích sử dụng bộ tiêu chuẩn về QLMT như một rào cản thương mại.
-Hài hoà tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống QLMT với các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực (địa phương).
-Tránh lập các mức cho các kết quả hoạt động môi trường đặc thù các mục tiêu, các chỉ tiêu, chính sách môi trường hoặc là mức cải thiện môi trường.
-Tạo ra một tiêu chuẩn về QLMT có thể sử dụng cho nội bộ công ty và cho các cơ quan chứng nhận bên thứ ba ở bên ngoài công ty (cơ quan chứng nhận, đăng ký)
-Tránh có bất kỳ tiêu chuẩn về QLMT nào đưa ra các yêu cầu công ty phải tiết lộ các mục đích, chính sách hoặc là chỉ tiêu môi trường của mình cho công chúng.
-Xây dựng các tiêu chuẩn môi trường thông qua dự thoả thuận của các bên có quan tâm để các tổ chức chịu sự tác động đến quyền lợi của tất cả các bên chấp nhận một cách tự nguyện.
-Hài hoà và giảm thiểu các tiêu chuẩn QLMT để tránh trùng lặp và các chi phí không cần thiết.
2.4. Một số nét cơ bản về Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc QLMT nhằm thiết lập hệ thống QLMT và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như kiểm tra đánh giá môi trường, nhãn môi trường, phân tích chu trình sống của sản phẩm các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm.
Bộ ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Sysems).
Kiểm tra đánh giá môi trường (Environmental Auditing - EA)
Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Perfoemance Evahiation - EPE).
Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA)
Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (Environmental Aspects in Product Standards - EAPS)
2.5. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống QLMT theo ISO 14000
Một doanh nghiệp cần thực hiện một hệ thống QLMT có hiệu quả để giúp bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi các tác động tiềm tàng của những hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình giúp cho việc duy trì và cải thiện chất lượng môi trường. Những lợi ích tiềm tàng gắn liền với một hệ thống QLMT có hiệu quả bao gồm:
-Đảm bảo cho khách hàng những cam kết về QLMT
-Duy trì được những quan hệ tốt với quần chúng, cộng đồng.
-Thoả mãn chuẩn cứ của người đầu tư và cải tiến sự tiếp cận với vốn
-Có được hợp đồng bảo hiểm với chi phí hợp lý.
-Tăng cường uy tín và thị phần.
-Đáp ứng được chuẩn cứ chứng nhận của người cung cấp.
-Cải tiến việc kiểm soát chi phí.
-Giảm được các rắc rối về pháp lý.
-Chứng tỏ được sự quan tâm hợp lý.
-Bảo toàn được nguyên vật liệu và năng lượng đầu vào.
-Làm dễ dàng cho việc có được giấy phép và sự uỷ quyền.
-Tăng cường sự phát triển và chia sẻ các giải pháp về môi trường.
-Cải thiện các mối quan hệ giữa công nghiệp - Chính phủ.
2.6 Khó khăn khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bên cạnh những lợi ích mà ISO 14000 đem lại, khi áp dụng hệ thống QLMT, các doanh nghiệp gặp một số khó khăn như sau:
-Việc thực hiện một hệ thống QLMT toàn diện đòi hỏi một kinh phí đáng kể
-Lãnh đạo của một số doanh nghiệp chưa hiểu được vai trò áp dụng hệ thống ISO 14000
-Sử dụng không đúng đắn các tiêu chuẩn có thể gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh toàn cầu thông qua những hàng rào thương mại kỹ thuật.
2.7 Mối quan hệ giữa bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 9000
Như ở mục 2.1 ta đã biết lịch sử hình thành của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là do tác động của sự thành công bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các hoạt động bảo vệ môi trường. Ngày nay, hai bộ tiêu chuẩn này tồn tại song song và hỗ trợ lẫn nhau đối với công tác quản lý một doanh nghiệp. Cả hai bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá như là một công cụ quản lý có hiệu quả trong việc kiểm tra và đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách của tổ chức khi quản lý chất lượng môi trường. Vì vậy,một doanh nghiệp áp dụng thành công hai bộ tiêu chuẩn này sẽ đem lại những lợi ích kinh tế lớn.
Các tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 đều có cùng phương pháp cấu trúc. Tuy nhiên người ta thường phê phán ISO 9000 ở chỗ chủ yếu hướng tới việc thiết lập và vận hành một hệ thống quản lý được văn bản hoá tốt,chưa hướng tới hệ thống đảm bảo cho việc sản xuất ta sản phẩm có chất lượng cao. Còn đối với ISO 14000 sự phê phán là: bộ tiêu chuẩn này chưa hướng trọng tâm vào việc đảm bảo mức chất lượng môi trường.
Phần ii: thực trạng tiêu chuẩn về chất lượng và hệ thống quản lý môi trường tại các doanh nghiệp công nghiệp việt nam hiện nay
I- Thực trạng môi trường các doanh nghiệp công nghiệp
Các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam (DNCNVN) hiện nay không chỉ chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm đến vấn đề môi trường.Vấn đề môi trường là mối nguy hại lớn nhất của Việt Nam hiện nay.ở nước ta hiện có 3311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Ngành sản xuất thực phẩm có tới 1217 đơn vị chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ sở sản xuất với 36,7 %.Tiếp theo là các ngành hóa chất,vật liệu xây dựng như xi măng,sắt thép thể hiện qua bảng sau:
STT
Ngành
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
Công nghệ thực phẩm
Công nghiệp hóa chất
Vật liệu xây dựng
Thủ công nghiệp
Công nghiệp nhẹ
Công nghiệp nặng
Dịch vụ
Công nghiệp điện,điện tử
36,76
13,81
13,05
12,26
10,84
9,03
3,71
0,54
Cộng
100
Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2000 có gần 90% cơ sở sản xuất chưa có thiết bị xử lý nước thải,trong khi chỉ có 5 trong tổng số khu công nghiệp cả nước có hệ thống xử lý tập trung. Chẳng hạn, xí nghiệp dệt 8-3(Hà Nội) một ngày có 4500 mét khối nước thải, thì lượng ô nhiễm tính theo kg/ngày riêng BOD là 365,COD là 868. Và Dệt Kim Đông Xuân có 2700 mét khối nước thải thì tải lượng ô nhiễm tính theo kg/ngày riêng BOD là 172, COD là 1620. Hầu hết các nhà máy chỉ tiến hành xử lý sơ bộ rồi thải thẳng ra sông.Theo số liệu thống kê, tất cả các con sông ở phía Bắc không có con sông nào chất lượng nước mặt đạt tiêu chuẩn loại A(nước dùng cho sinh hoạt). Ô nhiễm hữu cơ ở các sông phía Nam ở mức nặng hoặc axit hoá, kim loại hoá.
Bên cạnh đó tổng chất thải rắn công nghiệp trên toàn quốc hàng năm khoảng 7.750.226 tấn. Cho đến thời điểm hiện nay Việt Nam chưa quản lý chặt chẽ chất thải rắn công nghiệp nguy hại, phần lớn được thu gom và chôn lẫn với rác thải sinh hoạt. Theo số liệu điều tra tại Hà Nội, tỷ lệ chất thải nguy hại trên tổng chất thải ngành điện, điện tử là 89,5%, hoá chất 64%, cơ khí luyện kim là 52,4%...
Một vấn đề đang ở mức báo động là tình trạng ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp. Môi trường không khí ô nhiễm chủ yếu do các ngành công nghiệp hoá chất, luyện kim, vật liệu xây dựng…Chẳng hạn,tại các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh sản xuất vật liệu xây dựng hàng năm thải vào môi trường không khí 624 tấn SO2, 12.973 tấn bụi, 153 tấn CO, 1636 tấn NO2 và 40 tấn hydrocabon.
Mặt khác,bức tranh toàn cảnh về hạ tầng bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn thiếu và ở mức thô sơ, ở đây chỉ đề cập đến hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; hệ thống cấp nước sạch, tiêu thoát và xử lý nước thải, hệ thống thu gom, vận chuyển xử lý và thải bỏ chất thải rắn. Chẳng hạn cả nước có 3 cơ sở sản xuất phân bón từ rác, 6 lò đốt rác.
Nói chung môi trường các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam hiện nay đang ở mức ô nhiễm trầm trọng. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên.
-Các thành phần môi trường như đất, nước, không khí bị ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường xảy ra thường xuyên, chát lượng môi trường giảm.
-Các doanh nghiệp được thành lập trên một cơ sở hạ tầng thấp.
-Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, chuyên môn thấp.
-Nguồn đầu tư thiếu về công nghệ xử lý ô nhiễm, chất thải.
-Luật bảo vệ môi trường và hệ thống các văn bản dưới luật đang được hoàn thiện, công bằng.
-Ngành công nghiệp môi trường chưa phát triển.
-Hệ thống cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương rất mỏng.
-Nhận thức về môi trường và phát triển bền v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35204.doc