Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội, loài người. Vì vậy, đối với những nước đang phát triển, muốn tiến kịp các nước phát triển nhanh chóng nâng cao năng lực khoa học và trình độ công nghệ, nắm bắt và làm chủ tri thức mới để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đ

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã giành được những thành tựu to lớn và quan trọng làm cho thế và lực của đất nước mạnh lên rất nhiều. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, khoa học và công nghệ nước ta đã có những bước tiến tích cực, lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ đã trưởng thành một bước và có nhiều cố gắng để thích nghi với cơ chế mới, có khả năng tiếp thu, làm chủ được tri thức, công nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh vực kinh tế. Nhiều doanh nghiệp Việt nam đã không ngừng vươn lên, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư đổi mới công nghệ, từng bước làm chủ công nghệ nhập ngoại, từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trình độ công nghệ của doanh nghiệp Việt nam nhìn chung vẫn còn rất thấp so với mức trung bình của khu vực và quốc tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm tới đầu tư đổi mới công nghệ. Đầu tư đổi mới công nghệ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn và mức độ rủi ro cao. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích và thúc đầy doanh nghiệp quan tâm đổi mới công nghệ và bỏ vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp Việt nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để giúp doanh nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.” nhằm làm rõ thực trạng nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Việt nam từ năm 2002 - đến nay, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian tới. CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận về vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể, nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư chia làm hai loại: vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất. Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Vốn đầu tư vào tài sản cố định lại được chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn. Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang. Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thể của tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản. Nhưng vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là nhằm bảo đảm thay thế tài sản bị hư hỏng. Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới. Vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ là một bộ phận cấu thành trong vốn đầu tư sản xuất. Thời đại của tiến bộ khoa học công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều máy móc, thiêt bị…nhanh chóng bị rơi vào trạng thái lạc hậu công nghệ. Do đó, phải tiến hành đầu tư đổi mới, nhằm thay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình. 1.1.2. Các nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ Sơ đồ 1.1: Các nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ Nguồn vốn chi phối chủ yếu Các loại đầu tư đổi mới công nghệ Đặc điểm Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D) - Độ rủi ro cao - Đầu tư thường xuyên - Lượng vốn đầu tư ít - Kết quả không rõ ràng - Vốn từ Ngân sách nhà nước - Vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm - Vốn tự có của doanh nghiệp Đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ. - Độ rủi ro thấp - Đầu tư theo giai đoạn, thời kỳ - Lượng vốn đầu tư lớn - Kết quả rõ ràng - Vốn tín dụng của Ngân hàng - Vốn tự có của daonh nghiệp Đầu tư cho con người - Độ rủi ro thấp - Đầu tư thường xuyên - Lượng vốn đầu tư vừa phải - Kết quả tương tác tổng hợp với các yếu tố khác - Vốn từ ngân sách nhà nước - Vốn tự có của daonh nghiệp Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. Như vậy có thể thấy rất nhiều nguồn vốn khác nhau được huy động để đổi mới công nghệ: Nguồn vốn tài trợ của Nhà nước Theo thống kê, nguồn vốn của Nhà nước thường được tài trợ chủ yếu cho hai loại đầu tư là đầu tư nghiên cứu và triển khai và đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực. Như đã thấy đầu tư cho nghiên cứu và triển khai có độ rủi ro cao và kết quả không rõ ràng, chính vì vậy mà khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng rất khó khăn. Việc đầu tư nghiên cứu và triển khai mang lại lợi ích xã hội cao hơn lợi ích cá nhân của doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước chú trọng hỗ trợ vốn cho hoạt động này. Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì sẽ phải tuân thủ theo những quy định và quy tắc của WTO. Do vậy, việc Nhà nước hỗ trợ vốn cho hoạt động nghiên cứu triển khai; Đầu tư cho con người ít làm méo mó quan hệ thị trường, đáp ứng được qui tắc của WTO đặt ra. Việc đầu tư cho con người có độ rủi ro thấp, tính hiệu quả cao, chi phí ít. Đầu tư cho thiết bị, máy móc, công nghệ có độ rủi ro thấp, kết quả có thể đánh giá được. Nhưng hình thức này tạo ra méo mó trong quan hệ thương mại. Khó đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp theo nguyên tắc “đối xử quốc gia” của WTO. Giai đoạn 1990 - 2000, đầu tư cho R&D của các ngành công nghiệp các nước OECD tăng 53% từ khoảng 230 tỷ USD lên 350 tỷ USD. Trong khi đó tài trợ trực tiếp của Chính phủ cho R&D chỉ tăng 8.4%. Điều này cho thấy ở các nước OECD, tỷ trọng tài trợ từ nguồn của Nhà nước giảm đi đáng kể. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp Đây là nguồn đầu tư chính cho đổi mới công nghệ, hình thành từ lợi nhuận của doanh nghiệp và từ các cổ đông. Nguồn vốn này có thể dùng cho cả ba hình thức đầu tư đổi mới công nghệ. Việc sử dụng nguồn vốn này ở doanh nghiệp có tính chọn lọc. Đây là một ưu điểm hơn hẳn so với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Việc lựa chọn hình thức đầu tư, chi phí và hiệu quả được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Chỉ những dự án công nghệ có tính khả thi tương đối cao cả về kỹ thuật lẫn kinh tế mới được đầu tư. Ở các nước phát triển tỷ lệ vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ khá cao. Mỹ năm 1995 đầu tư Nhà nước là 65%, tư nhân là 35% nhưng đến năm 1989 đầu tư Nhà nước chỉ còn 49% và đầu tư tư nhân là 51%. Ở Hàn Quốc đầu tư tư nhân chi cho nghiên cứu và phát triển lên đến 81% tổng chi phí cho nghiên cứu năm 1993. Trong khi đó ở Việt Nam năm 2006 tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt nam khoảng 0.2% - 0.3% doanh thu. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8 đến 10%, trong khi ở các nước trong khu vực tỷ lệ tương ứng là 15 tới 20%. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp quốc doanh đầu tư khoảng 10 triệu USD/năm, trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư khoảng 150 - 200 triệu USD/năm và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khoảng 1200 triệu USD/năm. Các nguồn vốn vay Nguồn vốn vay từ hệ thống tài chính tín dụng chủ yếu cung cấp cho loại đầu tư mới máy mọc thiết bị còn kém chất lượng do loại đầu tư này không mang tính rủi ro cao và có thể thấy được kết quả rất cụ thể của các dự án đầu tư. Tuy nhiên để có thể tiếp cận được nguồn vốn này thì doanh nghiệp phải có lượng vốn nhất định để được chấp nhận hoặc bảo đảm tiền vay. Các dự án sẽ được thẩm định trước khi cho vay, với các dự án có tính khả thi sẽ được chấp nhận. Mặt khác, với các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính mạnh thì ngân hàng cũng có thể xem xét và cấp vốn cho những dự án có tính khả thi không cao. Như vậy có thể thấy dường như nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh. Vốn góp của các tổ chức, cá nhân. Vốn góp của các tổ chức, cá nhân cũng được coi là một phần đầu tư cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tuy nhiên không thể coi đây là một trong những nguồn vốn cơ bản. Việc góp vốn mang tính tự nguyện và mang tính thời điểm. Lượng vốn huy động được không lớn và độ chắc chắn không cao, chủ yếu huy động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2. Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp 1.2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ đời sống xã hội. Ngày nay công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa “phần cứng” và “phần mềm”. Theo cẩm nang Oslo: “Đổi mới công nghệ -(bao gồm đổi mới quá trình sản xuất và sản phẩm) (TPP) là tạo ra sản phẩm hoặc qui trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến công nghệ đáng kể về sản phẩm hoặc quá trình sản xuất. Đổi mới công nghệ diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới (đổi mới công nghệ) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới trong quá trình sản xuất). Đổi mới công nghệ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại. Một doanh nghiệp được coi là đổi mới công nghệ nếu doanh nghiệp sản xuất ra sản phảm hoặc quá trình sản xuất mới hoặc có những cải tiến đáng kể về công nghệ sản phẩm hoặc quy trình sản xuất trong thời kỳ xem xét”. (Cẩm nang Oslo Manual, 1995 ). Đầu tư đổi mới công nghệ là việc sử dụng các nguồn lực nào đó để thực hiện đổi mới công nghệ. Theo góc độ tài chính thì đầu tư cho đổi mới công nghệ là việc bỏ vốn để thay đổi, cải tiến công nghệ góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có ba hình thức chính về đầu tư đổi mới công nghệ: - Đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D): là đầu tư mang tính dài hạn, hướng tới tương lơi đồng thời kết quả thì chưa thể xác định trước và mang tính rủi ro cao nhưng cũng có thể đem lại lợi nhuận lớn. Các công ty lớn, có tiềm lực về tài chính thường hay đầu tư cho hoạt động R&D. - Đầu tư cho máy móc thiết bị hay công nghệ sản phẩm mới: là những đầu tư ở giai đoạn tiếp theo khi việc sản xuất thử nghiệm các kết quả nghiên cứu và triển khai đã thành công hoặc trong quá trình chuyển giao “phần cứng” của chuyển giao công nghệ. - Đầu tư cho việc đào tạo con người để sử dụng các công nghệ mới: thường là những đầu tư đi kèm với hai loại đầu tư trên. Máy móc thiết bị bản thân tự nó không thể tạo ra sản phẩm nếu không có sự điều khiển của con người. Bản thân công nghệ, kỹ thuật mới đã đòi hỏi những kỹ năng mới vì vậy nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề làm chủ và vận hành các công nghệ và kỹ thuật ngày càng rõ nét hơn. 1.2.2. Sự cần thiết đầu tư đổi mới công nghệ từ các doanh nghiệp Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, áp lực cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất và giá trị sản phẩm, giảm thiểu chi chí, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy việc đầu tư đổi mới công nghệ, làm chủ và nắm bắt được công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng sự phát triển hay tồn tại của doanh nghiệp. Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Có nghĩa là doanh nghiệp tăng trưởng dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu chi phí các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức hàng hoá cho phù hợp. Những yêu cầu đó chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và kinh doanh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mà còn tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Việc đổi mới công nghệ cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành. Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng, còn ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm. 1.2.3 Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp. a. Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ Nguồn gốc của đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp xuất phát từ chính những yêu cầu nảy sinh trong qua trình sản xuất. Chính vì vây, những nhân tố bên trong doanh nghiệp được doanh nghiệp đánh giá là có tác động lớn nhất đến quá trình đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi đó các nhân tố ngoại cảnh thuộc về môi trường ít có tác động thúc đẩy hơn. Việc doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ không phải vì mục đích được hưởng ưu đãi mà xuất phát từ chính yêu cầu của doanh nghiệp. Yêu cầu về nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, yêu cầu về nâng cao năng suất, yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu được đánh giá là nhân tố có tác động lớn nhất đến quá trình đầu tư đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Một số nhân tố mang tính bắt buộc đồi với các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng các quy định về chất lượng sản phẩm hay quy định về bảo vệ môi trường. Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước đã ban hành các chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến các vấn đề như chính sách thuế và tài chính doanh nghiệp, chính sách tín dụng, chuyển giao công nghệ…nhưng theo như bảng đánh giá có thể thấy hiệu quả thúc đẩy của các nhân tố này đến quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp mặc dù mang tính tích cực nhưng chưa cao. Bảng 1.1: Tác động của các nhân tố thúc đẩy quá trình đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Các nhân tố Điểm số trung bình' Yêu cầu về nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm 4.1 Yêu cầu về nâng cao năng suất 4.1 Yêu cầu về đa dạng hoá sản phẩm 3.4 Chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ của nhà nước 2.6 Quy định về thuế 2.9 Quy định về ưu đãi vay vốn 2.9 Quy định về đất đai 2.7 Các quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 3.1 Yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh 3.9 Các quy định về bảo vệ môi trường 2.9 Mở rộng thị trường xuất khẩu 3.1 Chiến luợc, chính sách phát triển ngành của Việt Nam/chiến lược phát triển của công ty mẹ 2.8 Nguồn : CIEM, UNDP (': 1 – Không có ý nghĩa; 2 – Ít có ý nghĩa; 3 – Có ý nghĩa; 4 - Rất có ý nghĩa; 5- Có ý tính quyết định) b. Các nhân tố cản trở hoạt động đầu tư đổi mới của các DN. - Thiếu vốn: Đây là nhân tố có tác động lớn nhất đối với quá trình đổi mới công nghệ của DN nói chung. Thực tế hiện nay, các DN, ngoại trừ các DN có vốn ĐTNN, thực sự gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư đổi mới công nghệ. Trong khi thị trường vốn trung và dài hạn trong nước lại chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Một số quy định hiện hành trong việc cho vay vốn còn bất cập hoặc đòi hỏi lãi suất quá cao. - Thiếu thông tin công nghệ và thônh tin thị trường. - Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết. - Thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ. - Quy trình xin hỗ trợ cho đầu tư đổi mới công nghệ phức tạp và kéo dài do các văn bản hiện hành còn chưa đầy đủ và rõ ràng. Một phần nguyên nhân do những ưu đãi này chưa hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư đổi mới. - Sợ rủi ro khi đầu tư: Quá trình đầu tư đổi mới công nghệ của DN có thể gặp nhiều rủi ro như thời gian hoàn vốn dài, đổi mới sợ bị sao chép do vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện nghiêm ngặt. - Vấn đề giải quyết dư thừa lao động khi DN đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên yếu tố này có tác động không đáng kể. 1.3. Kinh nghiệm một số nước nhằm tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. 1.3.1 Kinh nghiệm từ một số quốc gia a. Kinh nghiệm Nhật Bản. Ở Nhật Bản, dựa trên Luật Cơ bản về Khoa học và Công nghệ có hiệu lực từ năm 2005, Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ I được thông qua năm 1996, và lần thứ II đã được Nội các Chính phủ thông qua năm 2001 để thực hiện trong các năm tài khoá từ 2001 đến 2005. Trong Kế hoạch Cơ bản về Khoa học và Công nghệ II, các chính sách được coi là thiết yếu nhằm tạo nên một quốc gia dựa trên cơ sở tính sáng tạo của khoa học và công nghệ: - Thiết lập vấn đề ưu tiên nhằm tạo đà có tính chiến lược về KHCN; - Cải cách hệ thống KHCN nhằm đạt được các kết quả xuât sắc và có khả năng ứng dụng; Ngoài ra, do cần phải giữ vững mức chi tiêu NCPT của Chính phủ tính theo tỷ lệ phần trăm trong GDP ít ra cũng phải tương đương với các mức của các nước Châu Âu và Châu Mỹ, nên tổng chi tiêu NCPT của Chính phủ dự kiến đạt 24 nghìn tỷ Yên trong các năm tài khoá từ 2001 đến 2005 đã được xác định như một mục tiêu với những điều kiện chắc chắn. Con số ước tính này được dựa trên giả định rằng, đầu tư NCPT của chính phủ sẽ bằng 1% GDP, trong đó tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch Cơ bản lần thứ hai sẽ là 3.5%. Chi tiêu nghiên cứu phát triển (NCPT) của Chính Phủ: Tổng chi tiêu NCPT của Chính phủ trong năm tài khoá 2001 lấy từ ngân sách đạt 17 nghìn tỉ Yên, các nỗ lực vấn đang tiếp tục được duy trì nhằm bảo đảm tổng số là 24 nghìn tỷ Yên chi tiêu nghiên cứu phát triển của Chính phủ. Tuân theo hướng dẫn của Hội đồng Chính sách KHCN, các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả tại Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ và các bộ tiến hành nghiên cứu phát triển khác. Liên quan đến việc cải tổ và làm tăng nguồn kinh phí cạng tranh đóng góp cho việc thiết lập một môi trường nghiên cứu phát triển cạnh tranh, tổng chi tiêu tăng lên cùng với việc tăng các chi tiêu gián tiếp (từ 296.8 tỷ Yên lên 360.6 tỷ Yên trong dự thảo ngân sách quốc gia năm 2004). Bảng 1.2: Phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực (Đơn vị: 100 triệu Yên; %) 2002 2003 2004 Các khoa học về sự sống 3934 19.4 4270 20.9 4362 20.9 Thông tin và viễn thông 1758 8.7 1696 8.3 1758 8.4 Môi trường 1006 5.0 1099 5.4 1175 5.6 Công nghệ Nano và vật liệu 856 4.2 912 4.5 940 4.5 Năng lượng 7050 34.8 6714 32.8 6826 32.6 Công nghệ chế tạo 164 0.8 198 1.0 203 1.0 Cơ sở hạ tầng 2554 12.6 2561 12.5 2839 13.6 Công nghệ mũi nhọn 2953 14.6 3029 14.8 2814 13.5 Nguồn: CIEM Hỗ trợ của Chính phủ cho nghiên cứu phát triển và đổi mới thuộc khu vực tư nhân: Tại Nhật Bản tỷ lệ khấu trừ thuế nghiên cứu phát triển cực kỳ thấp nếu so sánh với quốc tế. Gần đây Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi lại hệ thống khuyến khích thuế nghiên cứu phát triển nhằm khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế trong nước. b. Kinh nghiệm Trung Quốc Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới với GDP đạt khoảng 30,000 tỷ NDT. Để đạt được một thành tựu lớn như ngày hôm nay, Chính phủ Trung Quốc đã phải nỗ lực rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực khoa học công nghệ. Chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận biết được tầm quan trọng của KHCN. Việc kết thúc cuộc “Cách mạng Văn hoá”, đã để lại nhiều khó khăn chồng chất và mọi thứ đổ vỡ hoàng tàn cần phải xây dựng lại. Trong hoàn cảnh đó, Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra một cách sâu sắc rằng: “Trung Quốc cần đuổi kịp trình độ tiên tiến trên thế giới” Hiện này, nền KHCN Trung Quốc đã trở thành một nền KHCN hiện đại, hoàn chỉnh và độc lập. Hoạt động trong lĩnh vực này là một đội ngũ cán bộ đông đảo, có năng lực cao. Chính phủ Trung Quốc đã liên tục đầu tư vào KHCN để đảm bảo sức cạnh tranh cho hàng hoá Trung Quốc trên thị trường thế giới. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt ưu tiên cho việc nhập nội công nghệ và đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của Trung Quốc là nâng cao trình dộ KHCN để đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trong thế kỷ mới. Một số quan điểm nổi bật của Trung Quốc trong phát triển KHCN: - Đầu tư thích đáng cho KHCN: Đây là một quan điểm chủ đạo trong chính sách phát triển KHCN của Trung Quốc suốt nhiều năm qua. - Chú trọng đến nghiên cứu cơ bản: Hàng năm, để thúc đẩy cho nghiên cứu cơ bản, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp trên 600 triệu NDT cho Quỹ khoa học tự nhiên của Trung Quốc (NSFC) - Gắn kết KHCN với phát triển kinh tế: Chính phủ Trung Quốc đã sớm nhận thấy để kinh tế phát triển, đất nước cần phải có một nền KHCN phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế ấy. Có như vậy, KHCN mới hoàn thành được vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế. - Tăng cường hợp tác quốc tế: Quan điểm của Trung Quốc là luôn coi việc hợp tác quốc tế và trao đổi về KH&CN có tầm quan trọng rất lớn. Trong quá trình xây dựng và đổi mới nền KHCN của mình, song song với việc phát triển “năng lực KHCN nội sinh”, Chính phủ Trung Quốc chủ trương học hỏi KHCN tiên tiến của nước ngoài. - Phát triển nhân tài và nâng cao dân trí. - Gắn KHCN với phát triển bền vững. Từ những đường lối chính sách phát triển mà Trung Quốc đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Doanh thu từ các hợp đồng phát triển công nghệ chiếm vị trí hàng đầu trong 4 hình thức hợp đồng năm 2003, khoảng 42.607 tỷ Yuan, tăng 17% so với năm trước; 58591 hợp đồng đã được ký kết, tăng 21% so với năm trước. Có 33,113 kết quả từ các dự án của kế hoạch khoa học công nghệ của các chính quyền các cấp được đưa ra thị trường khoa học công nghệ năm 2003, chiếm 12.4% tổng số các hợp đồng KHCN. Doanh thu hợp đồng đạt 20.7 tỉ Yuan, tăng 62.7% so với năm trước, chiếm 19.32% giá trị giao dịch của các hợp đồng công nghệ. Các hợp đồng công nghệ do các doanh nghiệp kí đạt 73390 hợp đồng tăng 27.7% so với năm trước và đạt doanh thu 51.87 tỉ Yuan, tăng 44.7% so với năm trước, thị phần tăng lên 47% so viới năm 2002 là 40%. Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu từ các hợp đồng công nghệ Trung Quốc giai đoạn 1995-2003 Đơn vị: Tỷ Yuan Năm 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Doanh thu 26.83 35.13 43.58 52.34 65.07 78.27 88.42 108.47 Nguồn: CIEM Trong thương mại công nghệ năm 2003, đã có 19 tỉnh, vùng tự trị và thành phố tự trị dưới chính quyền TW, đạt doanh thu hợp đồng công nghệ trên 1 tỉ Yuan, tăng gấp đôi so với năm 2002. Trong đó đã có vùng tăng 10 lần, đạt 4 tỉ Yuan. Hình 1.1: Doanh thu từ hợp đồng công nghệ của 5 địa phương hàng đầu Trung Quốc. (Đơn vị : Tỷ Yuan) Nguồn: CIEM Trung Quốc rất chú trọng việc xây dựng môi trường pháp lý. Trong khi vận dụng đòn bẩy miễn giảm thuế, việc lập kế hoạch KH&CN đã trở thành một phương tiện chính để thông qua đó Chính phủ Trung Quốc tham gia vào các hoạt động đổi mới công nghệ. Bước vào một chu kỳ phát triển KH&CN mới, Trung Quốc đã xác định mục tiêu tổng thể phát triển KH&CN là cải tiến hệ thống đổi mới quốc gia, đưa khả năng cạnh tranh về KH&CN của Trung Quốc xếp vào hạng tiên tiến nhất thế giới và tạo ra một sự hỗ trợ mạnh mẽ về KH&CN cho việc xây dựng một xã hội thịnh vượng. Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ xây dựng một số viện nghiên cứu mang tầm cỡ thế giới và các trường đại học định hướng nghiên cứu, thành lập các tập đoàn doanh nghiệp KH&CN đa quốc gia. Nỗ lực phấn đầu để bồi dưỡng một nhóm các nhà nghiên cứu đầu đàn có uy tín quốc tế. Ra sức cải thiện tầm hiểu biết của người dân, coi đó là yếu tố quan trọng trong nền tảng phát triển KH&CN nhanh và mạnh mẽ. c. Kinh nghiệm Thái Lan Hiện nay Thái Lan là một nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Những năm gần đây, Chính phủ Thái Lan chủ trương xây dựng một nền kinh tế định hướng thị trường và khuyến khích đầu tư nước ngoài. Chính sách này đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo việc làm và chuyển giao công nghệ. Kế hoạch của Thái Lan, trong phát triển KHCN là chú trọng phát triển nhân lực khoa học, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng KHCN. Tuy vậy, nền KHCN của Thái Lan hiện nay vẫn kém phát triển. Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ của nước ngoài để đổi mới công nghệ sản xuất. Để phát triển năng lực KHCN của đất nước, Bộ KHCNMT Thái Lan đã đề ra và triển khai chính sách trong 4 lĩnh vực: chuyển giao công nghệ, NCPT, thông tin KHCN và xây dựng đội ngũ cán bộ KHCN. Bốn lĩnh vực này hướng tới việc thực hiện 5 chính sách công nghệ: - Các ứng dụng triển khai công nghiệp trong đó có các nghành công nghiệp cơ bản như hoá chất, luyện kim, điện tử; - Các ứng dụng triển khai trong nông nghiệp như công nghệ sinh học, kỹ thuận gen; - Các ứng dụng trong ngành năng lượng để tạo ra các nguồn năng lương tái tạo như thuỷ điện, năng lượng gió và năng lượng mặt trời; - Các ứng dụng trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; - Các ứng dụng để phát triển tiềm lực quốc phòng; Xây dựng nguồn nhân lực KHCN: xúc tiến các chương trình đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao tay nghề cho công nhân. Phát triển cả về thể lực lẫn trí lực cho nhân dân thông qua cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế. Tổ chức các khoá học, đào tạo ngắn hạn từ đó nâng cao năng suất và phát triển thị trường, qua đó gián tiếp cải thiện mức sống. Năm 1991, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Cơ quan Phát triển KHCN Quốc gia (NSTDA) để điều phối các hoạt động nghiên cứu và Quỹ Nghiên cứu Thái Lan năm 1992. Quỹ nghiên cứu Thái Lan được thành lập với quy chế tổ chức và hoạt động hoàn toàn độc lập và tự chủ với mức tài trợ ban đầu của Nhà nước là 2 tỷ Bat (80 triệu USD) Dự án nghiên cứu về các công nghệ chủ chốt thời kỳ 2006-2010 - Phát xạ xincrotron - Vật liệu siêu dẫn - Vi cơ học - Lưu trữ quang học - Robot - Điện tử học nano - Phần tử nhạy sinh học - Truyền dữ liệu không đồng bộ - Thiết kế và tác nhân dược phẩm dựa vào cấu trúc kháng thể - Pin nhiên liệu - Sản xuất protein - Phương tiện đi lại dùng điện - Gốm xây dựng không nung - Năng lượng hạt nhân - Hợp kim nhẹ cho các phương tiện vận tải Những công nghệ tương lai được coi là quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước, được lựa chọn bằng cách sử dụng phương pháp Delphi. Kết quả của thủ tục phụ thuộc vào sự thừa nhận là với một chiến lược tốt, với các điểm mạnh của công nghiệp dựa vào công nghệ thì việc quản lý và quyết định của Chính phủ trong việc hỗ trợ xây dựng cơ bản và quản lý kỹ thuật cần phải liên tục và có hệ thống, trong khuân khổ thu thập kiến thức cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu cho việc phát triển lâu dài. Chính phủi Thái Lan xác định chỉ có bằng cách xem xét ngiêm túc nhân lực và hệ thống tài trợ mới có thể làm cho đất nuớc sử dụng công nghệ như nền tảng của sự phát triển. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Cần xác định đúng đắn và thực hiện tốt vai trò của Chính Phủ trong việc quản lý, hoạch định kế hoạch; chiến lược phát triển khoa học công nghệ và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đi đôi với tăng cường hiệu lực của chúng. Chú trọng phát triển Vường ươm công nghệ. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng. Cần phải thúc đẩy nhanh việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Phát triển hệ thống dịch vụ trung gian trên thị trường. Cải các triệt để hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho lao động. Việt nam nên tận dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ. Hệ thống thông tin cần được cập nhập đầy đủ và có giá trị sử dụng. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Đây là một loại thị trường được hình thành và phát triển chậm hơn so với các loại thị trường các yếu tố sản xuất khác. Hiện tại, hệ thống các thị trường ở Việt nam đã hình thành nhưng chưa phát triển, đặc biệt là các thể chế thị trường chưa được hoàn thiện. Đối với thị trường vốn, cần mở rộng, đa dạng hoá các loại hình hỗ trợ vốn. Doanh nghiệp phải chủ động, thực sự trở thành chủ thế chính trong việc tiếp cận nguồn vốn và hoạch định chính sách đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN CHO ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1. Tổng quan về môi trường chính sách và thực trạng công nghệ hiện nay của doanh nghiệp. 2.1.1. Về môi trường chính sách Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học – công nghệ đối với tăng năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, Hội nghị TW 6 khoá IX của Đảng ta đã đề ra chủ trương “Thúc đầy việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp”. Trong những thập niên 90 của thế kỷ XX và nhất là những năm trở lại đây, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách huy động nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ ở Doanh nghiệp. Điển hình Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam. Chính sách huy động vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm: - Các chương trình Kĩ thuật - kinh tế trọng điểm quốc gia thực hiện theo Quyết định 54/1998/QĐ - TTg ngày 03/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Qui chế quản lý và điều hành các Chương trình Kĩ thuật - kinh tế. Trong giai đoạn 5 năm 2001- 2005, NSNN đã cấp cho 4 chương trình này tổng số vốn 325.4 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư 1,988.3 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 16.4%) để thực hiện 98 dự án đổi mới công nghệ. Bảng 2.1: Hỗ trợ từ Chương trình kỹ thuật - kinh tế 2000-2005 STT Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu VND) Vốn được hỗ trợ từ chương trình Số tiền (triệu VND) % Tổng đầu tư CT về công nghệ vật liêu 21 747.945 122.390 16.4 CT về tự động hoá 34 834.891 102.402 12.3 CT về CNTT 32 200.132 43.470 21.7 CT về công nghệ sinh học 11 205.377 57.148 27.8 Tổng số 98 1,988.345 325.410 16.4 Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện 4 Chương trình Kĩ thuật - kinh tế giai đoạn 2001-2005. - Các chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm. - Nghị định 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/1999 về: Một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KHCN” theo tinh thần của Nghị quyết TW 02 khoá VIII. - Chính sách thuế - Chính sách tín dụng ưu đãi thông qua thành lập các quĩ hỗ trợ nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ của Nhà nước. - Chính sách đầu tư hạ tầng hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. - Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. - Chính sách huy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2038.doc
Tài liệu liên quan