Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra

Tài liệu Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra: ... Ebook Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra

doc204 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I BÁO CÁO THỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢP TRONG HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, HIỆU LỰC CỦA CÔNG TÁC THANH TRA” BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢP TRONG HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, HIỆU LỰC CỦA CÔNG TÁC THANH TRA” PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH HỆ THỐNG CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC VÀ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TRONG HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC. I. Tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước. Hệ thống được hiểu là “tập hợp những bộ phận có liên kết chặt chẽ với nhau” Nguyễn Lân - Từ điển từ và ngữ Việt Nam, năm 2000 – Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh Hệ thống luôn có cấu trúc, được cấu tạo bằng các bộ phận và các phân hệ trong hệ thống, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại, ràng buộc nhau. Nhờ có cấu trúc mà hệ thống có tính ổn định. Tính ổn định của hệ thống không còn khi các mối quan hệ bên trong của hệ thống thay đổi và đến một mức độ nào đó nó sẽ thay đổi về chất. Hệ thống còn được hiểu là thứ tự xắp xếp có quy củ, hệ thống mang tính liên tục không đứt quãng. Khi nói đến hệ thống chúng ta thường phải gắn nó một đối tượng nhất định. Tăng cường tính hệ thống chính là tăng cường mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các bộ phận trong hệ thống. Cơ quan Thanh tra nhà nước với tư cách là một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Thanh tra nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có biên chế xác định với đội ngũ cán bộ, công chức được xắp xếp theo ngạch, bậc. Do đó, có thể thấy rằng ngành thanh tra được tổ chức có tính hệ thống, giữa các cơ quan thanh tra có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại với nhau và được xắp xếp theo thứ tự quy củ trong quá trình tổ chức, hoạt động. Trên thế giới, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra rất đa dạng, tuỳ thuộc vào thiết chế bộ máy nhà nước của từng quốc gia. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân định thành các loại hình thanh tra khác nhau. Tuy nhiên, dù loại hình thanh tra nào thì nó cũng có một đặc điểm chung là: Chức năng của cơ quan thanh tra nằm trong chức năng của cơ quan lập ra nó và quyền hạn của cơ quan thanh tra không vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của cơ quan lập ra nó. Ở nước ta, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt - tổ chức tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam - trải qua những thăng trầm cùng cách mạng Việt Nam, cơ quan thanh tra luôn được đặt trong hệ thống cơ quan hành pháp, có vị trí quan trọng trong hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ và các ngành, các cấp. Các cơ quan thanh tra là một bộ phận hữu cơ của các cơ quan quản lý nhà nước và được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, do đó, các cơ quan thanh tra được tổ chức theo hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Nghĩa là các cơ quan thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính (chiều dọc) và tổ chức theo ngành, lĩnh vực (chiều ngang). Như vậy, tăng cường tính hệ thống của cơ quan thanh tra chính là tăng cường mối quan hệ qua lại, sự phối hợp trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra, với mục đích chung là giúp các cơ quan thanh tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phục vụ hiệu quả, đắc lực cho công tác quản lý nhà nước của cấp mình, ngành mình, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hiệu lực của toàn bộ hệ thống thanh tra. Muốn tăng cường mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan thanh tra trong hệ thống thanh tra chúng ta phải thông qua các phương diện hoạt động chủ yếu của các cơ quan thanh tra được pháp luật quy định, bao gồm: Tổ chức bộ máy và nhân sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra; phương thức, cách thức hoạt động của các cơ quan thanh tra. Do đặc thù của ngành thanh tra, mặc dù cùng trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước, nhưng một số cơ quan thanh tra có những chức năng, nhiệm vụ riêng phụ thuộc vào phạm vi quan lý của cơ quan quản lý cùng cấp. Điều này đã phân chia các cơ quan thanh tra nhà nước thành những nhóm, những loại cơ quan thanh tra khác nhau. Do đó, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra rất đa dạng, phong phú. Có mối quan hệ là bắt buộc, có mối quan hệ không mang tính bắt buộc; có mối quan hệ bao trùm trong toàn bộ hệ thống thanh tra, nhưng lại có mối quan hệ chỉ phát sinh giữa hai hoặc một số cơ quan thanh tra; có mối quan hệ toàn diện, có mối quan hệ trong phạm vi hẹp... Dù những mối quan hệ trong các tổ chức thanh tra phức tạp, tính chất, mức độ, cường độ khác nhau nhưng chúng đều là những mối quan hệ nội tại trong hệ thống, nghĩa là những quan hệ đó là quan hệ giữa nội bộ các cơ quan thanh tra nhà nước với nhau, cùng thống nhất thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành thanh tra nhằm đạt mục đích chung là phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trên thực tế qua quá trình phát triển, tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan có nhiều biến động nhưng dù ở thời kỳ nào thì giữa các tổ chức thanh tra cũng có những mối quan hệ trong tổ chức và hoạt động và thực tế cũng chỉ ra rằng khi nào sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra được tăng cường thì khi đó hiệu lực hiệu quả của công tác thanh tra được nâng cao và ngược lại. Tại pháp lệnh thanh tra tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước được thể hiện khá rõ nét qua việc qui định "Hệ thống các tổ chức thanh tra bao gồm..." và các tổ chức thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo của tổ chức thanh tra nhà nước cấp trên về công tác tổ chức nghiệp vụ thanh tra. Luật Thanh tra năm 2005 với tinh thần tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cá cơ quan quản lý đối với công tác thanh tra và phù hợp với tinh thần cải cách hành chính về phân cấp quản lý nên mối quan hệ giữa các tổ chức thanh tra có sự thay đổi: Thanh tra Chính phủ với tư cách là cơ quan cao nhất, quản lý nhà nước về công tác thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo các tổ chức thanh tra về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra còn các tổ chức thanh tra khác thì vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cùng cấp vừa chịu sự chỉ đạo của tổ chức thanh tra nhà nứoc cấp trên về công tác và nghiệp vụ thanh tra. Như vậy so với trước kia thì tính hệ thống trong các tổ chức thanh tra đã có sự thay đổi, lỏng lẻo hơn và dây cũng là lý do khiến một số ý kiến cho rằng thanh tra không thực sự là một ngành có tính hệ thống chặt chẽ. Thực tiễn thực hiện Luật thanh tra cũng đã bắt đầu bộc lộ những nhược điểm của sự thay đổi này nhưng dù sao thì vẫn có thể thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa các tổ chức thanh tra trong quá trình tổ chức và hoạt động và đây chính là tính hệ thống mà chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu để có những giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ đó đồng thời cũng phải thấy những vấn đề còn chưa hợp lý trong qui định của pháp luật, từ đó có những dề xuất kiến nghị sửa đổi bổ sung kịp thời về thể chế pháp luật góp phần nâng cao hiêu quả, hiệu lực hoạt động của các tổ chưc thanh tra Như vậy, có thể quan niệm rằng: thanh tra nhà nước là hệ thống các các cơ quan thanh tra từ Trung ương đến địa phương, (không bao gồm Ban Thanh tra nhân dân) được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế tương đối đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của ngành thanh tra. Các cơ quan thanh tra nhà nước có mối quan hệ tất yếu trên các mặt tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác, nghiệp vụ, phối kết hợp trong tiến hành các hoạt động thanh tra. II. Tính tất yếu khách quan của việc tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống thanh tra. Tất yếu được hiểu là “nhất thiết phải có, không thể thiếu để có được một kết quả, một tác dụng nào đó” Nguyễn Lân - Từ điển từ và ngữ Việt Nam, năm 2000 – Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh . Trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước, mối quan hệ đa dạng, đan xen, nhiều tầng nấc giữa các cơ quan thanh tra là phổ biến và phức tạp. Để có một lực lượng thanh tra mạnh, tinh thông nghiệp vụ, hoạt động thanh tra trên phạm vi toàn quốc đạt hiệu lực, hiệu quả cao thì phải xây dựng được cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan thanh tra trong toàn ngành, vì vậy để đạt được mục đích đó, thì việc tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống thanh tra là một tất yếu khách quan. 1. Mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp của hệ thống thanh tra qua các thời kỳ. Lịch sử ngành Thanh tra đã trải qua những bước phát triển thăng trầm cùng lịch sử dân tộc. Ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 64/SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt, tiền thân ngành thanh tra Việt Nam. Sự ra đời của Ban Thanh tra Đặc biệt một mặt giải quyết ngay những vấn đề đang đặt ra cho chính quyền nhân dân còn non trẻ, mặt khác có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển ngành thanh tra trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên hoạt động của Ban thanh tra đặc biệt chỉ giải quyết một số việc điển hình. Đây là thời kỳ thành lập và bắt đầu hoạt động của ngành Thanh tra, số cán bộ trong lực lượng thanh tra còn rất ít, Thanh tra chưa có một hệ thống tổ chức chặt chẽ, chưa hoạt động thường xuyên. Thời gian năm 1946 – 1949, cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. Để tiến hành chỉ đạo cuộc kháng chiến thuận lợi có hiệu quả, bộ máy chính quyền các cấp được tổ chức, kiện toàn. Đầu năm 1946 Chính phủ thành lập Ban Thanh tra ở Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Canh nông .... Ngày 04/08/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh cử đồng chí Tôn Đức Thắng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ sung chức Thanh tra đặc biệt toàn quốc. Bên cạnh Ban Thanh tra đặc biệt, Đảng, Chính phủ thành lập các Đặc uỷ Đoàn và các Đặc phái viên. Như vậy tổ chức thanh tra nhà nước thời kỳ này đã có các cơ quan thanh tra thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Các Đặc uỷ Đoàn hoạt động với tư cách như một cơ quan thanh tra của Chính phủ; các cơ quan thanh tra trong các bộ là cơ quan thanh tra chuyên ngành. Mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức thanh tra trong thời kỳ đã hình thành nhưng còn tương đối hạn chế. Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các Đặc uỷ Đoàn, Đặc uỷ viên và Cục Tổng thanh tra quân đội trong thời gian này do Hồ Chủ tịch thống nhất chỉ đạo, điều hành, phục vụ mục đích chung là xây dựng lực lượng vũ trang, đảm bảo cơ sở cho kháng chiến thắng lợi. Thời gian năm 1950 – 1954, sau ba năm toàn quốc kháng chiến. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phải xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, đồng thời phải củng cố công tác thanh tra đi vào nề nếp, có tổ chức thống nhất, được lãnh đạo chặt chẽ, phối kết hợp trong công tác thanh tra để đạt hiệu quả cao. Trước hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Ban thanh tra Đặc biệt không còn phù hợp với giai đoạn lịch sử, Chính phủ quyết định thành lập một Ban thanh tra mới của Chính phủ để thống nhất hoạt động trong thanh tra cả nước. Ngày 18/12/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138/SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ trực thuộc Thủ tướng. Ban Thanh tra Chính phủ được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống và có mối liên hệ mật thiết với Ban kiểm tra Trung ương Đảng. Thời kỳ này Ban Thanh tra Chính phủ tiến hành chỉ đạo công tác thanh tra ở các Bộ, các địa phương, làm cho công tác thanh tra đi vào nề nếp, thường xuyên và đạt hiệu quả to lớn. Song song với công tác thanh tra việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Ban Thanh tra Chính phủ đã chủ động phối hợp với Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, phối hợp với Cục Tổng Thanh tra Quân đội làm rõ một số vụ tham ô lớn trong, ngoài quân đội, thanh tra việc xây dựng hậu phương, dự trữ lương thực, thực phẩm, thanh tra việc xây dựng lực lượng dân quân, du kích, công tác phòng gian bảo mật của các địa phương. Đây là cuộc thanh tra toàn diện có quy mô rộng lớn của Ban Thanh tra Chính phủ. Như vậy, trong khoảng thời gian gần 10 năm, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng ngành thanh tra, đặt nền tảng vững chắc cho việc phát triển hệ thống tổ chức thanh tra chính quy trong giai đoạn tiếp theo. Từ năm 1955 đến năm 1975 tổ chức thanh tra nhà nước đã dần được kiện toàn và trở thành một hệ thống từ trung ương đến địa phương. Ngày 28/03/1956 Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 261/SL thành lập Ban thanh tra Trung ương của Chính phủ. Ngày 26/12/1956 Thủ tướng Chính phủ ban hanh Nghị định số 1194/TTg thành lập các Ban Thanh tra ở các liên khu, khu, thành phố và tỉnh, các Ban Thanh tra này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban hành chính các cấp và chịu sự hướng dẫn của thanh tra cấp trên. Ngày 29/09/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 136/NĐ thành lập Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ thay cho Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ. Ngày 25/03/1965 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương họp đã nhận định cả nước có chiến tranh. Miền Bắc phải chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với thời chiến. Thực hiện chủ trương này, Đảng, Nhà nước quyết định thay đổi tổ chức, giải thể một số cơ quan, trong đó có Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ. Công tác thanh tra giao cho thủ trưởng các cấp, các ngành, các cơ quan phụ trách, để gắn công tác thanh tra với việc chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch nhà nước và các nhiệm vụ công tác khác. Ở các tỉnh, thành phố công tác thanh tra do Uỷ ban hanh chính các cấp đảm nhiệm, các Bộ, Tổng cục tổ chức thanh tra không giải thể được tiếp tục hoạt động, những cơ quan chưa thành lập Ban Thanh tra được phép thành lập Ban Thanh tra để thanh tra các vụ việc do lãnh đạo cơ quan yêu cầu. Đây là thời kỳ hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước bị thu hẹp, chỉ có các Ban thanh tra của Bộ, ngành hoạt động là chủ yếu, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra gần như không có, không có sự chỉ đạo chung thống nhất của ngành thanh tra. Chính vì vậy một số chính sách của Đảng, Nhà nước bị vi phạm, công tác quản lý kinh tế bị buông lỏng, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chậm được xử lý. Trước tình hình đó Đảng, Nhà nước đã nhận định, cần phải chấn chỉnh hệ thống tổ chức thanh tra, bổ sung, kiện toàn bộ máy cho tương xứng với nhiệm vụ, qua đó tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và công tác quản lý nhà nước. Ngày 11/08/1969 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra nghị quyết số 780/NQ-TVQH thành lập Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ. Tháng 10/1970 Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ triệu tập Hội nghị thanh tra toàn miền Bắc, Hội nghị nhất trí củng cố và hoàn thiện bộ máy thanh tra chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, các bộ, các tổng cục. Đến năm 1971 cơ quan thanh tra nhà nước đã được hình thành ở hầu khắp các ngành, các địa phương và thực sự là trở thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương, hoạt động có tính chất chuyên nghiệp. Trong tình hình chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các cơ quan thanh tra đã có mối quan hệ phối hợp trong hoạt động công tác của mình, phục vụ mục đích chung của ngành. Để công tác thanh tra hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ thì việc tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra là một điều tất yếu nhằm phục vụ mục đích cuối cùng là đảm bảo mọi cơ sở cho thắng lợi cuối cùng của dân tộc, thống nhất nước nhà. Năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Trước tình hình mới, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước hết sức nặng nề, chính quyền cách mạng gấp rút được thiết lập, hoàn thiện ở địa bàn các tỉnh, thành phố mới giải phóng. Đảng, Nhà nước ta nhanh chóng xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi mới của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ năm 1976 đến năm 1990, hệ thống các cơ quan Thanh tra từ Trung ương đến các tỉnh đã được thiết lập, tạo điều kiện mới cho ngành Thanh tra nhanh chóng triển khai hệ thống tổ chức đến các cấp cơ sở địa phương. Để tăng cường chức năng quản lý nhà nước về thanh tra. Ngày 15/12/1984 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị quyết số 26/HĐBT về việc tăng cường tổ chức thanh tra nêu rõ về hệ thống thanh tra nhà nước các cấp gồm: Uỷ ban Thanh tra nhà nước Trung ương, Uỷ ban thanh tra Nhà nước cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện và tương đương. Đây thực sự là một hệ thống tổ chức thanh tra được quản lý chỉ đạo tập trung thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong thời kỳ này là hết sức quan trọng. Nền kinh tế tập trung, bao cấp, phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, trình độ quản lý nhà nước còn yếu kém. Vai trò của ngành Thanh tra là hết sức to lớn, các cơ quan thanh tra chủ động phối hợp mở nhiều cuộc thanh tra trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục của các bộ, ngành và các địa phương và thu được kết quả. Ngày 01/04/1990 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh thanh tra. Pháp lệnh đổi tên Uỷ ban Thanh tra Nhà nước thành Thanh tra Nhà nước. Thanh tra Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi cả nước. Hệ thống thanh tra nhà nước ở các bộ, ngành, thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra các sở, thanh tra các quận, huyện, thị xã cũng được kiện toàn. Năm 2004 Luật Thanh tra được ban hành, mở ra một thời kỳ mới của công tác thanh tra. Luật đổi tên Thanh tra Nhà nước thành Thanh tra Chính phủ. Quy định tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: - Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính; - Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên. Như vậy, thanh tra được tổ chức có hệ thống, giữa các cơ quan thanh tra có mối quan hệ gắn bó với nhau trong quá trình tổ chức và hoạt động. Để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra thì việc tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các tổ chức thanh tra nhà nước là tất yếu. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thanh tra Việt Nam từng bước xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức cũng như chú trọng đến công tác cán bộ, phát triển chuyên môn nghiệp vụ, công tác thanh tra được khẳng định là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Trong lịch sử phát triển của ngành có lúc thăng, lúc trầm theo từng nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam, nhưng công tác thanh tra vẫn được Đảng, Nhà nước xem trọng. Các cơ quan thanh tra dần được xây dựng, phát triển thành hệ thống. Trong thời gian nào thì mối quan hệ nội tại giữa các cơ quan thanh tra là rất cần thiết và để công tác thanh tra đạt hiệu quả, hiệu lực cao góp phần đảm bảo các hoạt động quản lý nhà nước đúng đắn, nghiêm minh thì việc tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các tổ chức thanh tra trong các cơ quan thanh tra nhà nước là một điều tất yếu khách quan. 2. Sự cần thiết tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan thanh tra trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đảng đề xướng, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để nước ta phát triển thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Bên cạnh đó, việc tăng cường mở rộng hợp tác, nắm bắt và trao đổi thông tin với bạn bè quốc tế là một xu thế tất yếu của tiến trình hội nhập. Trước bối cảnh đó, một yêu cầu đặt ra là phải có những cải cách bộ máy nhà nước cho phù hợp với tình hình mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khi đề ra đường lối đổi mới đã chỉ rõ “thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước”. Tiếp đó, nhiều văn kiện và nghị quyết của Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải xúc tiến xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy nhà nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã nêu ra những quan điểm cơ bản và phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và sau đó Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) tiếp tục khẳng định và đề ra những phương hướng và biện pháp quan trọng, trong đó nhấn mạnh phải chú trọng xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đủ điều kiện đáp ứng tiến trình hội nhập của đất nước. Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng. Thực tế cho thấy tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực. Những tiến bộ đó đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, nhất là đổi mới cơ chế quản lý. Qua 60 năm phát triển và trưởng thành, Thanh tra từng bước phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước. Qua mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng, tổ chức và hoạt động của thanh tra lại có bước phát triển mới. Trong công cuộc đổi mới hiện nay công tác thanh tra càng trở nên quan trọng. Hoạt động thanh tra phải làm cho bộ máy hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba (khóa VIII) của Đảng đã xác định “tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, coi đó là công cụ quan trọng và hữu hiệu để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội”. Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý, là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý. Vai trò của mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước được thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực: tổ chức bộ máy và nhân sự; trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của các tổ chức thanh tra. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình bản thân ngành thanh tra phải có những tìm tòi, sáng tạo, tự đổi mới cả về tổ chức và hoạt động đề nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra. Đổi mới công tác thanh tra có nhiều nội dung, trong đó việc tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước là một nội dung cơ bản và cần thiết. Vai trò của mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra nhà nước. Các cơ quan thanh tra nhà nước được tổ chức trên cơ sở gắn kết chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, theo ngành, lĩnh vực và theo lãnh thổ. Tính hệ thống của các cơ quan thanh tra nhà nước xuất phát và được quyết định bởi tính hệ thống của các cơ quan quản lý. Nội dung của tính hệ thống này bao gồm hai thành tố cơ bản: các cơ quan thanh tra nhà nước với tư cách là chủ thể trong hệ thống và mối quan hệ tác động qua lại giữa các chủ thể này. Và vì vậy, mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra nhà nước giữ một vai trò quan trọng, mang tính thiết yếu trong tổng thể công tác thanh tra. Thanh tra là một khâu của quản lý, mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động quản lý. Do vậy, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra nhà nước có thể hiểu là một dạng cụ thể của quan hệ trong quản lý, giữa các chủ thể trong một nhóm chủ thể cụ thể của quản lý. Xuất phát từ đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức quyền lực trong bộ máy nhà nước ta đó là tính thống nhất, có sự phân công, phối hợp trong thực hiện, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước cũng được xây dựng và hoạt động dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước, đồng thời, có sự phân công, phân nhiệm, chỉ đạo, phối hợp cụ thể nhằm phát huy tính chất chuyên sâu của quản lý, sự chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý. Cụ thể, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc quản lý theo ngành, lĩnh vực kết hợp với quản lý theo lãnh thổ. Mỗi cơ quan hành chính được phân công thực hiện quản lý nhà nước theo các lĩnh vực cụ thể hoặc quản lý chuyên môn tổng hợp trên một địa bàn lãnh thổ nhất định. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của bản thân từng cơ quan hành chính cũng như của cả hệ thống các cơ quan hành chính, mỗi cơ quan hành chính bên cạnh việc làm tốt các nhiệm vụ quản lý của mình còn phải chú trọng thực hiện tốt các mối quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan khác. Các cơ quan thanh tra nhà nước cũng được tổ chức theo mô hình tổ chức của các cơ quan quản lý, gồm có: cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. Và cũng như cơ quan quản lý, các cơ quan thanh tra nhà nước cũng phải rất coi trọng thực hiện các hoạt động phối hợp trong công tác thanh tra, bao gồm phối hợp theo cấp hành chính, phối hợp theo ngành, lĩnh vực và phối hợp giữa cơ quan thanh tra theo cấp và cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực. Như đã phân tích, công tác thanh tra có tính thống nhất, xuất phát từ tính thống nhất của quản lý hành chính nhà nước. Sự thống nhất của công tác thanh tra thể hiện trên các mặt: thống nhất về tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước và thống nhất trong hoạt động thanh tra. Khi tiến hành hoạt động thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nước đều hướng tới mục tiêu chung: “phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Để đạt tới mục tiêu này, các cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành hoạt động thanh tra dựa trên nền tảng pháp lý chung là Luật Thanh tra, với các biện pháp, công cụ về cơ bản là thống nhất. Mối quan hệ phối hợp cũng như các hoạt động phối hợp cụ thể là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống thanh tra, cả về tổ chức và hoạt động thanh tra. Mối quan hệ phối hợp này bao gồm mối quan hệ chỉ đạo, điều phối giữa cơ quan thanh tra nhà nước ở cấp quản lý cao hơn và cơ quan thanh tra nhà nước ở cấp quản lý thấp hơn và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thanh tra nhà nước ngang cấp hoặc tương đương. Một trường hợp cụ thể về đảm bảo tính thống nhất đó là thống nhất trong văn bản pháp luật về thanh tra. Luật Thanh tra quy định rõ mối quan hệ phối hợp để giải quyết trường hợp khi có sự mâu thuẫn về văn bản pháp luật về thanh tra. Theo đó, Tổng Thanh tra có quyền kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định do bộ đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng thanh tra về công tác thanh tra hoặc đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản của Tổng thanh tra về công tác thanh tra Bên cạnh tính thống nhất, cũng giống với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, công tác thanh tra còn phải đảm bảo sự phân công, phân cấp thích hợp trong tổ chức và hoạt động. Theo đó, mỗi cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực hay cấp mình. Trên thực tế, có nhiều trường hợp cơ quan thanh tra thực hiện hoạt động thanh tra không đúng thẩm quyền, theo cấp hoặc theo lĩnh vực. Điều này rõ ràng xâm phạm đến trật tự đúng đắn của quản lý và làm giảm hiệu quả công tác thanh tra. Vì vậy, trong những trường hợp này, các cơ quan thanh tra cần phải có sự liên hệ thường xuyên, sự điều phối, phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo vụ việc được tiến hành đúng thẩm quyền cũng như chuyên môn. Luật Thanh tra cũng đã ghi nhận và quy định rõ nội dung này. Ví dụ như, Tổng Thanh tra có quyền đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thực tiễn công tác thanh tra cho thấy có rất nhiều vụ việc thanh tra mang tính chất liên ngành, liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành, địa phương. Trong trường hợp này, cần có sự chỉ đạo, điều phối chung của cơ quan thanh tra cấp trên cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan thanh tra ngang cấp có liên quan. Như vậy, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thanh tra có vai trò rất quan trọng trong công tác thanh tra. Để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra thì việc tăng cường mối quan hệ phối hợp, chỉ đạo trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước là một tất yếu khách quan. III. Thực trạng mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống thanh tra trong những năm qua. Trong những năm qua, nhất là sau khi Pháp lệnh thanh tra được ban hành, tổ chức thanh tra đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, hoạt động thanh tra cũng diễn ra rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Trong quá trình phát triển đó, các mối quan hệ trên dưới, dọc ngang về các mặt công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra đã dần dần hình thành và đi vào nề nếp. Về tổ chức, Thanh tra Chính phủ đã có sự phối hợp với hợp có hiệu quả với Thủ trưởng các cấp, các ngành trong quá trình hình thành và kiện toàn các tổ chức thanh tra. Về cơ bản thì thanh tra các ngành, các cấp được tổ chức theo đúng tinh thần các quy định của pháp luật. (Pháp lệnh thanh tra trước kia và Luật thanh tra năm 2004). Tuy nhiên, do sự phát triển của tình hình và xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý một số ngành quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động cho nên có nhu cầu tổ chức cơ quan thanh tra của mình căn cứ vào thực tiễn của ngành nên có vướng mắc với quy định của pháp luật, chẳng hạn một số Bộ ngành muốn tổ chức thanh tra có nhiều cấp (thanh tra Bộ, thanh tra Tổng cục, thanh tra Cục) với nhiều loại thanh tra có tính chất chuyên ngành và không có sự tập trung thống nhất và chỉ đạo ngay trong hoạt động thanh tra ngành đó. Vấn đề này ít xảy ra đối với thanh tra cấp tỉnh bởi vì nhìn chung hoạt động quản lý của cấp chính quyền trên một địa bàn về cơ bản không khác nhau, trừ hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ ._.Chí Minh có nhu cầu và đã được Chính phủ đồng ý cho tổ chức thí điểm một số hoạt động thanh tra nhằm tăng cường quản lý trật tự đô thị có những nét riêng biệt. Trên thực tế những vướng mắc trong quá trình tổ chức thanh tra một số ngành chưa được giải quyết triệt để. Thanh tra Chính phủ cũng còn lúng túng và chưa có các kiến nghị để có các giải pháp có tính chất cơ bản mà thường xử lý có tính "vụ việc" nên kết qủa là tổ chức thanh tra bộ ngành hiện nay quá nhiều loại hình và từ đó dẫn đến sự không thống nhất trong hoạt động của toàn ngành thanh tra. Vấn đề tổ chức tại địa phương cơ sở ít nảy sinh vướng mắc hơn vì có sự điều hoà trên cùng đại bàn do Uỷ ban nhân dân chỉ đạo. Về nhân sự: Việc bổ nhiệm và sắp xếp các chức danh lãnh đạo các tổ chức thanh tra thực hiện theo qui định của Pháp luật cũng như trình tự thủ tục về cơ bản không có nhiều khó khăn. Tuy nhiên quá trình này vai trò của cơ quan thanh tra còn khá mờ nhạt. Trong đa số các trường hợp ý kiến của cơ quan thanh tra cấp trên chỉ để tham khảo còn việc quyết định chủ yếu phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý các ngành các cấp, nhất là từ khi triển khai thực hiện Luật Thanh tra. Trong một số trường hợp, việc sắp xếp, đề bạt Chánh thanh tra không căn cứ vào yêu cầu của công tác thanh tra cũng như năng lực trình độ của người được bổ nhiệm mà do nhu cầu sắp xếp nhân sự của bộ, ngành và địa phương đó. Điều đó dẫn đến tình trạng người đứng đầu các tổ chức thanh tra nói riêng và đội ngũ cán bộ thanh tra nói chung thiếu ổn định, thậm chí những người có năng lực và kinh nghiệm trong công tác thanh tra thì lại dễ bị điều chuyển đi sang công tác khác, ngược lại các cán bộ lãnh đạo các cơ quan thanh tra ít khi được "đôn" từ dưới lên, nên sự gắn bó với ngành, nghề thanh tra không nhiều. Một số ít trường hợp, cán bộ lãnh đạo tổ chức thanh tra bị điều chuyển vì lý do liên quan đến bất đồng quan điểm với các tổ chức khác, thậm chí với thủ trưởng cơ quan quản lý trong quá trình hoạt động thanh tra nhưng tổ chức thanh tra cấp trên cũng không có khả năng can thiệp. Về công tác: Sự phối hợp hoạt động trong công tác thanh tra được thể hiện qua quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cũng như trong khi tiến hành các cuộc thanh tra cụ thể. Hàng năm, Thanh tra Chính phủ có văn bản hướng dẫn các tổ chức thanh tra cấp dưới xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra. Các cơ quan thanh tra khác cũng có hướng dẫn cho các cơ quan thanh tra cấp dưới về vấn đề này. Công việc này đã trở thành nề nếp nhưng thực chất chất lượng chưa cao, sự hướng dẫn còn chung chung cho nên các tổ chức thanh tra ít "trông cậy" được vào đó để xây dựng chương trình kế hoạch đó cho mình. Trong hoạt động thanh tra, cụ thể là khi tiến hành các cuộc thanh tra, sự phối hợp chỉ đạo cũng chưa thật tốt. Đối với các cuộc thanh tra diện rộng, sự chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chức thanh tra tỏ ra có hiệu quả và đều đặn hơn, thường là trong một chương trình chung tuỳ theo từng năm (mỗi năm tập trung thanh tra một hay một vài lĩnh vực trên toàn quốc). Đối với các cuộc thanh tra khác thì việc tiến hành thanh tra phụ thuộc khá nặng nề vào thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, điều này cũng tương tự như về công tác tổ chức nhân sự, tổ chức thanh tra cấp trên chưa thể hiện được nhiều vai trò chỉ đạo điều hành có tính chất hệ thống đối với tổ chức thanh tra cấp dưới trong ngành thanh tra. Về nghiệp vụ thanh tra: Đây thực sự là điểm yếu của ngành thanh tra hiện nay, trước hết là thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ. Mặc dù đã có gần 60 năm hình thành và phát triển nhưng những vấn đề về lý luận nghiệp vụ thanh tra vẫn còn chưa được khẳng định và chưa trở thành một hệ thống lý luận chung cho quá trình tổ chức và hoạt động của ngành. Do vây việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác thanh tra còn lúng túng cả về nội dung và phương thức. Những năm qua, công tác này đã được chú trọng hơn, hoạt động của trường cán bộ thanh tra đã nhộn nhịp hơn nhưng nội dung và chương trình giảng dạy cho các khoá học bồi dưỡng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh tra, nhất là chưa phù hợp với sự đa dạng về trình độ năng lực của độ ngũ cán bộ thanh tra. Các khoá học hiện nay chủ yếu đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ thanh tra (cấp giấy chứng chỉ nghiệp vụ) nhiều hơn là tạo điều kiện để học viên ngành thanh tra nâng cao "tay nghề thanh tra" của mình, nhất là đối với chương trình nâng cao hoặc thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc cao cấp. Những văn bản hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ còn quá chưa đáp ứng kịp thời việc giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra. Ngoài ra những hướng dẫn "bị động" (việc trả lời các vướng mắc trong các cuộc thanh tra do các cơ quan thanh tra cấp dưới đang tiến hành hoặc những vấn đề khác liên quan đến hoạt động thanh tra) cũng chưa trở thành "thói quen" nên mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra cũng trở nên rời rạc. Theo chương trình hàng năm hoặc đột xuất, ngành thanh tra cũng tổ chức các hội nghị tổng kết hoặc trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thanh tra nhưng thực chất ít hiệu quả mà mang nặng tính hình thức, gặp gỡ giao lưu trong ngành nhiều hơn là thảo luận trao đổi về nghiệp vụ thanh tra. PHẦN HAI NỘI DUNG CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG HỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƯỚC. I. Mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ với các cơ quan thanh tra nhà nước khác. Điều 10 Luật thanh tra quy định Cơ quan thanh tra nhà nước (…) chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; và Điều 14 Luật thanh tra quy định Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ. Theo quy định của pháp luật, trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước, Thanh tra Chính phủ có vị trí cao nhất, thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Mối quan hệ của thanh tra Chính phủ với các cơ quan thanh tra nhà nước thông qua công tác chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ đối với Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh. Thanh tra Chính phủ vừa là cơ quan ngang bộ, vừa là cơ quan cao nhất trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước, có chức năng thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ và là cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực. Do đó, trong mối quan hệ với các cơ quan cấp dưới trực tiếp là thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra bộ, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn một cách toàn diện trên các mặt công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra. Thanh tra Chính phủ còn có thẩm quyền chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra diện rộng, phối hợp quyết định việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan thanh tra tỉnh, thanh tra bộ, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng … Với vị trí là cơ quan cao nhất trong hệ thống thanh tra nhà nước và có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiều mối quan hệ với các tổ chức thanh tra khác và đóng vai trò to lớn trong việc tăng cường tính hệ thống của các tổ chức thanh tra, cụ thể như sau: Về công tác: Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra thông qua việc xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm và hướng dẫn các tổ chức thanh tra khác xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của mình. Về tổ chức: Công tác tổ chức bao gồm tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Vai trò của thanh tra Chính phủ được thể hiện ở việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan thanh tra cấp bộ và cấp tỉnh cụ thể là theo qui định của Luật Thanh tra thì Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra cấp tỉnh do Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra. Thanh tra Chính phủ quy định các tiêu chuẩn chức danh; quy định ngạch, bậc, chế độ tiền lương đối với cán bộ, thanh tra viên; tổ chức thi nâng ngạch; bổ nhiệm các chức danh Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp. Đối với cơ quan Thanh tra bộ, mối quan hệ về tổ chức của Thanh tra Chính phủ còn thể hiện ở quy định: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công tác quản lý nhà nước của Bộ, ngành; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thống nhất với Tổng thanh tra trình Chính phủ qui định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra bộ. Về hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra: Đây là một nội dung quan trọng trong mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra nhà nước khác. Nội dung này thể hiện rõ vai trò của Thanh tra Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra. Nội dung này bao gồm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra; nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại tố cáo; nghiệp vụ về phòng ngừa và chống tham nhũng, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những nội dung này được Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thông qua các hình thức phổ biến pháp luật, mở các lớp tập huấn ngắn hạn đối với các cán bộ thanh tra, tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, tư vấn các vụ việc cụ thể… Duy trì và tăng cường mối quan hệ hướng dẫn công tác nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ với các cơ quan thanh tra nhà nước khác là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tính hệ thống chặt chẽ trong các tổ chức thanh tra. Về nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra: Do đặc thù của công tác thanh tra, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra cũng có những đặc điểm riêng không như các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực khác. Ngành thanh tra không tổ chức thành ngành dọc và cơ cấu tổ chức cũng như biên chế của các tổ chức thanh tra do cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quyết định. Nhưng để thống nhất xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có phẩm chất đạo đức, năng lực cũng như trình độ nghiệp vụ trên phạm vi toàn quốc. Thanh tra Chính phủ với tư cách là cơ quan chuyên môn của Chính phủ về công tác thanh tra, thực hiện việc lãnh đạo đối với toàn bộ hệ thống thanh tra nhà nước, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra trong toàn quốc. Do vậy, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra dưới các hình thức phù hợp. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra bao gồm: tổ chức các lớp tập trung; Thanh tra Chính phủ kết hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức các lớp theo yêu cầu nhằm nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên trách, cán bộ quản lý các cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành thanh tra có vai trò rất quan trọng, được xác định là một khâu trong chế độ công chức của ngành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là căn cứ của việc phát triển và quy hoạch cán bộ ngành thanh tra. Thanh tra Chính phủ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức hiểu biết pháp luật, nắm vững kiến thức chuyên môn và các kỹ năng đặc thù của ngành thanh tra, trên cơ sở đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà nước giao phó. II. Nội dung mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ với Thanh tra bộ, ngành. Mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp của Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ) được thể hiện ở hai nội dung: Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; Thanh tra các vụ việc thuộc thẩm quyền. Thực tiễn hoạt động của ngành thanh tra đã chứng minh, mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra các bộ là mối quan hệ cơ bản, mang tính thường xuyên, liên tục. Tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng Việt Nam mà việc chỉ đạo, phối hợp, của Thanh tra Chính phủ với Thanh tra các bộ có những bước phát triển khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ chung của toàn ngành. Nhằm khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo về tổ chức thanh tra ở các bộ, ngành, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Bộ trưởng để kiểm soát chặt chẽ, toàn diện đối với hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực do bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Luật thanh tra xác định có tính nguyên tắc mỗi bộ, ngành có một tổ chức thanh tra. Thanh tra bộ sẽ là đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý toàn bộ công tác thanh tra, kể cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra chuyên ngành có thể được đặt tại bộ, nằm trong cơ cấu tổ chức của thanh tra bộ hoặc ở các cục, tổng cục được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành, các bộ phận thanh tra này vẫn là cơ quan của thanh tra bộ, do Thanh tra bộ chỉ đạo về công tác, tổ chức và nghiệp vụ. Đối với các bộ quản lý theo ngành dọc hoặc có các cục, tổng cục được giao chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành được tổ chức theo hệ thống dọc thì Thanh tra bộ còn được đặt tại các cơ quan của bộ, ngành đặt tại địa phương (như Thanh tra Ngân hàng, Thanh tra Công an, Thanh tra Quốc phòng, Thanh tra Thống kê). Tuy nhiên, các bộ phận này còn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ, nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra bộ do Bộ trưởng giao, Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ chủ yếu thể hiện trên lĩnh vực hướng dẫn công tác, tổ chức, cử cán bộ chuyên trách theo dõi giúp đỡ Thanh tra bộ về nghiệp vụ thanh tra, tổng hợp kết quả công tác thanh tra, tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra của các bộ báo cáo Thủ tướng để xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trong từng thời kỳ. Thanh tra Chính phủ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra trong các cơ quan thanh tra bộ, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kịp thời cập nhật kiến thức về quản lý nhà nước nói chung và công tác thanh tra nói riêng, giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra của bộ, ngành. Mối quan hệ của Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ còn thể hiện thông qua quyền hạn của Tổng thanh tra. Trong công tác tổ chức, Chánh thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra. Việc tăng cường mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ trong công tác tổ chức, hoạch định cán bộ là rất cần thiết, qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng được yêu cầu của công tác. Tổng thanh tra có quyền kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Thủ tướng hoặc phối hợp với người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. Trong quan hệ công tác, Tổng thanh tra có quyền đề nghị Bộ trưởng thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ. Trên thực tế, Thanh tra Chính phủ thực hiện công tác thanh tra hành chính trong phạm vi thẩm quyền, quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra, phát hiện những dấu hiệu vi phạm trong ngành, lĩnh vực thuộc quyền quản lý của bộ thì đề nghị Bộ trưởng tiến hành thanh tra. Mối quan hệ này nhằm tránh tình trạng có những lỗ hổng không đáng có trong công tác thanh tra, đồng thời khẳng định nguyên tắc Thanh tra bộ có trách nhiệm thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ. Trong công tác xây dựng các văn bản pháp quy phục vụ công tác thanh tra. Tổng thanh tra có quyền kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định do bộ đó ban hành trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước, của Tổng thanh tra về công tác thanh tra; nếu Bộ trưởng không đình chỉ hoặc huỷ bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thanh tra, trường hợp phát hiện các văn bản pháp quy do bộ ban hành trái với các văn bản pháp luật của nhà nước, của Tổng thanh tra về công tác thanh tra thì có quyền kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ hoặc hủy bỏ. Quy định này nhằm bảo đảm tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh tra và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tổng thanh tra có quyền xem xét những vấn đề mà Chánh thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng về công tác thanh tra và đề nghị Bộ trưởng xem xét lại; trường hợp Bộ trưởng, không xem xét hoặc đã xem xét nhưng Tổng thanh tra không nhất trí thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mối quan hệ này thể hiện rõ tính độc lập tương đối giữa các cơ quan thanh tra và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Như vậy, nội dung mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ là thường xuyên và có ý nghĩa quan trọng trong công tác thanh tra nói chung và công tác thanh tra trong từng bộ, ngành nói riêng. Trong những năm qua công tác thanh tra đã góp phần lập lại trật tự, kỷ cương, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, gắn liền nhiệm vụ chống tham nhũng với việc làm trong sạch bộ máy nhà nước, thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Để đạt được những kết quả đó là do sự phối hợp, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành một cách hợp lý, khoa học, vì vậy công tác thanh tra không thể tách rời mối quan hệ chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành. Trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ cần phải tăng cường chỉ đạo, phối hợp thanh tra các bộ, ngành để hoạt động thanh tra ổn định, đi vào nề nếp, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Nhà nước giao phó. Mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp của Thanh tra Chính phủ với thanh tra các bộ, ngành cần được gắn kết chặt chẽ và phải được thể chế bằng các văn bản quy phạm pháp luật để công tác thanh tra ngày càng có hiệu lực, hiệu quả cao. III. Mối quan hệ giữa Thanh tra chính phủ với cơ quan Thanh tra hành chính địa phương. Điều 13 Luật thanh tra quy định Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính gồm có: 1. Thanh tra Chính phủ; 2. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); 3. Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện). Theo quy định của Luật thanh tra, cơ quan thanh tra theo cấp hành chính ở Trung ương gồm Thanh tra Chính phủ; các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính ở địa phương bao gồm: Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện. Nội dung mối quan hệ của Thanh tra Chính phủ với các cơ quan thanh tra nhà nước ở địa phương được thể hiện thông qua việc chỉ đạo, hướng dẫn các mặt công tác như sau. 1. Mối quan hệ của Thanh tra Chính phủ với Thanh tra tỉnh Điều 14. Luật Thanh tra quy định Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ. Điều 17. Luật Thanh tra quy định Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Đây là mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên và cơ quan thanh tra nhà nước cấp dưới trực tiếp. Theo quy định của Luật Thanh tra, Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh đều là tổ chức thanh tra theo cấp hành chính, về cơ bản chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động có những điểm chung, điểm khác nhau cơ bản là phạm vi hoạt động của Thanh tra Chính phủ trên toàn quốc, trong khi đó Thanh tra tỉnh chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong phạm vi cấp tỉnh. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới được thể hiện thông qua quyền hạn của Thanh tra Chính phủ là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh là các cơ quan có chức năng thanh tra hành chính. Do đó, có những nhiệm vụ chung nên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh có mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ với Thanh tra tỉnh thể hiện toàn diện trên các mặt chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức nghiệp vụ; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra cấp tỉnh. Về chỉ đạo, hướng dẫn công tác: Tổng Thanh tra có quyền đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thanh tra trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh. Trong công tác thanh tra, nếu phát hiện những quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trái với văn bản của Tổng thanh tra về công tác thanh tra, thì Tổng Thanh tra có quyền đình chỉ việc thi hành các quy định đó sau đó đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ. Điều này tạo sự thống nhất cao trong công tác ban hành văn bản pháp quy trong ngành thanh tra từ Trung ương đến địa phương. Trường hợp có những bất đồng trong công tác thanh tra giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và Chánh thanh tra tỉnh, Tổng thanh tra có quyền xem xét, và đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh xem xét lại. Nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh không xem xét lại hoặc đã xem xét nhưng Tổng Thanh tra không nhất trí thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mối quan hệ này thể hiện rõ sự giúp đỡ về công tác chuyên môn của Thanh tra Chính phủ với Thanh tra tỉnh, đồng thời cũng tạo sự thống nhất, thông suốt trong công tác thanh tra trên phạm vi toàn quốc. Mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh còn thể hiện trong việc Thanh tra Chính phủ hướng dẫn Thanh tra các tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng của thanh tra các tỉnh báo cáo Chính phủ, trên cơ sở đó Thanh tra Chính phủ tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi toàn quốc. Ngoài việc chỉ đạo hướng dẫn xây dựng chương trình công tác thanh tra hàng năm, khi có công tác thanh tra đột xuất Thanh tra Chính phủ chỉ đạo Thanh tra tỉnh báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện theo sự chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ. Về chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức: Thanh tra Chính phủ hướng dẫn Thanh tra tỉnh về công tác tổ chức thể hiện thông qua việc bổ nhiệm cán bộ thanh tra, thi chuyển ngạch thanh tra viên. Thanh tra Chính phủ đề nghị Chính phủ quy định chế độ, chính sách cho cán bộ thanh tra, hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước. Về công tác hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng cán bộ thanh tra: Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh. Nội dung hướng dẫn nghiệp vụ bao gồm: nghiệp vụ về thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghiệp vụ phòng ngừa và chống tham nhũng. Thanh tra Chính phủ hướng dẫn các cơ quan thanh tra tỉnh, thanh tra viên khi thực hiện các cuộc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo tính thống nhất trong việc ban hành quyết định thanh tra, kế hoạch thực hiện cuộc thanh tra, hệ thống các biên bản làm việc với đối tượng thanh tra, xác minh thu thập chứng cứ trong hoạt động thanh tra, các quyết định xử lý vi phạm, quy trình thực hiện một cuộc thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, kiến nghị hoặc quyết định xử lý về thanh tra. Thanh tra Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra đối với Thanh tra tỉnh trong việc áp dụng các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động thanh tra, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai dân chủ và kịp thời của công tác thanh tra. Thanh tra Chính phủ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra cấp tỉnh. Để hoạt động thanh tra có hiệu quả, hiệu lực, đạt được sự thống nhất cao trên phạm vi toàn quốc, cần tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh chặt chẽ và thường xuyên. 2. Mối quan hệ của Thanh tra Chính phủ với Thanh tra huyện Đây là mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra nhà nước ở Trung ương và cơ quan thanh tra nhà nước cấp cơ sở. Mối quan hệ này chủ yếu thể hiện trong công tác bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng. Xuất phát từ nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra cho cơ quan Thanh tra huyện chủ yếu thông qua cơ quan Thanh tra tỉnh. Do đó, mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ và Thanh tra huyện không thể hiện rõ nét. IV. Mối quan hệ giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, Thanh tra sở Theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ quan thanh tra vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên. Như vậy, giữa cơ quan thanh tra nhà nước các cấp trong hệ thống thanh tra nhà nước tất yếu phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa Thanh tra tỉnh và Thanh tra huyện, Thanh tra sở bao gồm quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ, tổ chức và mối quan hệ phối hợp trong việc tiến hành hoạt động thanh tra. Pháp luật về thanh tra quy định Chánh thanh tra tỉnh có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Chánh thanh tra tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối với thanh tra huyện, thanh tra sở. Như vậy thanh tra tỉnh không những chỉ đạo công tác của thanh tra huyện, thanh tra sở, mà còn lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra của các huyện, các sở trực thuộc tỉnh. Theo quy định của Luật Thanh tra, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn chung là: - Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Thủ trưởng cơ quan cùng cấp; - Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; - Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; - Quản lý nhà nước về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do có những nhiệm vụ, quyền hạn chung, nên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, Thanh tra sở phải có mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp mật thiết với nhau mới mang lại hiệu lực, hiệu quả cao trong công tác thanh tra. 1. Chỉ đạo công tác thanh tra Trong phạm vi một tỉnh, các cơ quan cấp huyện, sở đều thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh. Căn cứ theo nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh, các huyện, sở cụ thể hoá thành nhiệm vụ chính trị riêng của từng địa phương, đơn vị. Các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị mình, suy cho cùng cũng là để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh. Mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan thanh tra cấp trên đối với cơ quan thanh tra cấp dưới. Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra hành chính cho Thanh tra huyện, Thanh tra sở, bao gồm các nội dung như: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm; điều chỉnh chương trình công tác; điều hòa phối hợp và xử lý những vướng mắc, trùng lặp giữa các cơ quan Thanh tra tỉnh, huyện, sở, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, khắc phục tình trạng chồng chéo về nội dung, trùng lặp về thời gian gây phiền hà cho đối tượng thanh tra; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác thanh tra đã đề ra và đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện chương trình công tác thanh tra. Đây là những nội dung phối hợp để các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở thực hiện thống nhất và cần phải có sự chỉ đạo và định hướng của cơ quan thanh tra cấp trên. Mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm: Theo quy định của Pháp luật về Thanh tra, hàng năm các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở phải xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra và phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Giám đốc sở cùng cấp phê duyệt. Điều 35 của Luật Thanh tra quy định “Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở theo qui định của luật này có trách nhiệm phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra của năm sau do Tổng Thanh tra, Chánh thanh tra cùng cấp trình chậm nhất vào ngày 31/12 của năm trước; quyết định việc thanh tra theo đề nghị của Tổng Thanh tra, Chánh thanh tra cùng cấp”. Chương trình kế hoạch thanh tra được phê duyệt là căn cứ quan trọng để các cơ quan thanh tra tiến hành các hoạt động thanh tra. Căn cứ theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh và những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh, vào quí tư hàng năm, Thanh tra tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn định hướng những trọng tâm công tác thanh tra hành chính năm sau cho thanh tra huyện, thanh tra sở. Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng của Thanh tra tỉnh và yê._.ẫn thi hành. Thanh tra Chính phủ cần có nhiều văn bản hướng dẫn đối với các vấn đề cụ thể mà pháp luật đã qui định và những vấn đề có thể vướng mắc trong thực tế; - Chỉ đạo hướng dẫn môt cách "bị động": Tức là sẵn sằng nghiên cứu và trả lời kịp thời các khó khăn vướng mắc từ các tổ chức thanh tra bộ ngành địa phương. Nhiệm vụ này có thể thực hịên một cách trực tiếp thông qua hoạt đọng của một nhóm chuyên gia hay một bộ phận của thanh tra Chính phủ. Đối với những vấn đề khó khăn phức tạp có thể tổ chức trao đổi ý kiến trước khi trình xin ý kiến chính thức của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ. Đây là công việc rất khó khăn, trong đó, cũng như các bộ ngành khác, trách nhiệm chủ yếu thuộc về tổ chức pháp chế của Thanh tra Chính phủ trong sự phối hợp với các đồng chí có kinh nghiệm làm công tác thanh tra, các chuyên gia pháp luật và đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong và ngoài ngành thanh tra Về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra: Đây cũng là mảng công việc quan trọng đã được thanh tra nhà nước quan tâm đẩy mạnh trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên do đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra rất đông đảo về số lượng lại thường xuyên biến động cho nên nhu cầu được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra là rất lớn. Thanh tra Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng một chương trình bồi dưõng khoa học, phù hợp với nhiêu đối tượng với các nhu cầu khác nhau dể có phương thức đào tạo bồi dưỡng tích hợp. Mục tiêu phải là có một chương trình tương đối ổn định, một đội ngũ giảng viên có chất lượng (có kiến thức sâu rộng, có hiểu biết về công tác thanh tra, có năng lực sư phạm) và giáo trình vừa ngày càng được chuẩn hoá, vừa luôn được cập nhật những vấn đề cần thiết cho công tác thanh tra. Đông thời phải có những hình thức đào tạo bồi dưỡng mềm mại thích hợp kết hợp với các địa phương bộ ngành để mở các khoá đào tạo bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm hoạt động cũng như nhu cầu của đối tượng. 2. Nâng cao vai trò của Thanh tra Bộ trong hoạt động thanh tra chuyên ngành Việc đạo luật Thanh tra qui định thanh tra theo ngành và lĩnh vực cũng như hoạt động thanh tra chuyên ngành như một loại tổ chức và hoạt động riêng chứng tỏ tính chất quan trọng cũng như tính đặc thù của nó trong hoạt động thanh tra hiện nay. Xu hướng tăng cường quản lý nhhà nước theo ngành và lĩnh vực và quản lý nhà nước bằng pháp luật càng làm cho hoạt động thanh tra chuyên ngành sối nổi. Cũng cần nhận thấy rằng mối quan hệ giữa thanh tra bộ vói thanh tra sở ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn và có một số ngành đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ có như một hệ thống, nhất là một số ngành đòi hởi chuyên môn cao cũng như đội ngũ tham gia công tác thanh tra đông đảo như y tế, giáo dục, văn hoá... hoạt động thanh tra chuyên ngành gần giống với hoạt động kiểm tra bởi vì nó có tính chất thường xuyên và đối tượng rất lớn. Trong bối cảnh nêu trên thanh tra bộ với trách nhiệm giúp bộ trưỏng quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước nước của bộ có vai trò hết sức quan trọng, nhất là vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Về công tác thanh tra: Vai trò của Thanh tra bộ trước hết thể hiện ở khâu lập chương trình kế hoạch thanh tra chuyên ngành. Hoạt động thanh tra chuyên ngành chủ yếu do thanh tra các địa phương (thanh tra sở) tiến hành cho nên thanh tra bộ xây dựng chương trình kế hoạch và chỉ đạo xây dựng chương trình kế hoạch cho các tổ chức thanh tra sở. Thậm chí theo chúng tôi do đối tượng của thanh tra tra chuyên ngành tuy rộng những lĩnh vực thanh tra lại hẹp và chuyên sâu cho nên thanh tra bộ có thể xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm cho toàn ngành một cách thống nhất. Trên cơ sở dó thanh tra bộ có thể chỉ đạo tiến hành thanh tra theo các đợt trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên để làm được công việc này, thanh tra bộ cần tham mưu cho lãnh đạo bộ ngành mình làm việc thống nhất về quan điểm nhận với chính quyền địa phương để tạo điều kiện có sự phối hợp trong quá trình tiến hành thanh tra. Cũng về công tác thanh tra, vấn đề sử dụng các chuyên gia hoặc cộng tác viên trong hoạt động thanh tra chuyên ngành là rất quan trọng. hoạt động thanh tra chuyên ngành vừa cần số lượng lớn cán bộ lại vừa cần những người có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn. Vì vậy thanh tra bộ, căn cứ vào đặc điểm hoạt động của ngành, lĩnh vực mình cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp từ đó hướng dẫn các tổ chức thanh tra sở khắc phục khó khăn này bằng các giải pháp thống nhất trong ngành mình. Về tổng kết rút kinh nghiệm và hướngs dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Đây là công việc hết sức quan trọng thuộc trách nhiệm của thanh tra bộ. Theo qui định của pháp luật thì thanh tra ngành và lĩnh vực (thanh tra bộ ,thanh tra sở) vừa có chức năng thanh tra hành chính, vừa có chức năng thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên việc hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính cho thanh tra các sở thuộc trách nhiệm của thanh tra tỉnh, thanh tra bộ hướng dẫn thanh tra sở về thanh tra chuyên ngành. Tại các địa phương thì thanh tra sở chủ yếu thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cho nên sự hướng dẫn của thanh tra bộ là rất cần thiết. Thông thường việc bồi dưõng, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra trong các cơ quan thanh tra theo ngành và lĩnh vực thường có hai loại: - Các lớp tập huấn chung vê công tác thanh tra trong đó bao gồm những vấn đề chung về công tác thanh tra, các vấn đề về pháp luật chuyên nhành và trao đổi những vấn đề nổi lên trong hoạt động thanh tra chuyên ngành; - Các hội nghị chuyên sâu về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: vừa là nơi trao đổi thảo luận những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động thanh tra chuyên ngành đồng thời thông qua đó thanh tra bộ có thể tổng kết, đúc rút kinh nhiệm về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành. Trên thực tế thanh tra một số bộ ngành đã làm tốt các công việc nêu trên và mối quan hệ giữa thanh tra bộ với thanh tra các sở là rất gắn bó, góp phân thiết thực vào việc tăng cường tính hệ thống giữa các tổ chức thanh tra nhà nước. 3/ Nâng cao vai trò của Thanh tra tỉnh trong việc tăng cường mối quan hệ và tính hệ thống giữa các cơ quan thanh tra tại địa phương Mặc dù không phải là cơ quan quản lý nhà cao nhất về công tác thanh tra những thanh tra tỉnh lại có vị trí đặc biệt quan trọng, có tính chất "trung tâm" trong hệ thống các tổ chức thanh tra nhà nước. Thanh tra tỉnh vừa chịu sự chỉ đạo hướng dẫn toàn diện của thanh tra Chính phủ lại vừa thực hiện sự hướng dẫn của mình đối với thanh tra huyện cũng như có vai quan trọng trong nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động của thanh tra sở. Có thể nói thanh tra tỉnh là nơi điều hoà các hoạt động thanh tra trên địa bàn tỉnh. Tăng cường mối quan hệ có tính hệ thống giữa các tổ chwc thanh tra tại địa phương vừa tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra vốn là vấn đề hiện nay dư luận hay kêu ca, và tạo ra sức mạnh tổng hợp để các tổ chức thanh tra trên địa bàn thực hiện được nhiệm vụ của mình. Về công tác thanh tra, trong một chừng mực nào đó, thanh tra tỉnh có vai trò gần giống với Thanh tra Chính phủ trong việc xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra và hướng dẫn các tổ chức thanh tra xây dựng chương trình kế hoạch của mình nhưng ở cấp độ thấp hơn trong phạm vi một tỉnh. Điều 7 Nghị định 41 qui định: Thanh tra tỉnh "Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng chương trình và việc thực hiện chương trình kế hoạch của thanh tra huyện, thanh tra sở". Vì ở cấp độ thấp hơn cho nên sự hướng dẫn, kiểnm tra, đôn đóc của thanh tra tỉnh lại có điều kiện làm cụ thể hơn. Công tác này thể hiện vai trò to lớn của thanh tra tỉnh trong việc khẳng định tầm quan trọng của công tác quản lý tại địa phương. Về trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ than tra: Tại Điều 7 Nghị định cũng nêu thanh ra tỉnh có trách nhiệm "Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối vói thanh tra huyện, thanh tra sở. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra viên của thanh tra huyện, thanh tra sở". Thực hiện nhiệm vụ này, thanh tra tỉnh cần phối hợp với Thanh tra Chính phủ, nhất là với Trường cán bộ thanh tra để có các hình thức thích hợp, trong đó thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức, Trường cán bộ thanh tra sẽ bảo đảm nội dung chương trình tập huấn đáp ứng nhu cầu của thanh tra viên. Một số biện pháp khác nhằm tăng cường tính hệ thống của các tổ chức thanh tra Trên thực tế giữa các tổ chức thanh tra còn có rất nhiều mối quan hệ khác trong quá trình hoạt động có mối quan hệ mang tính chỉ đạo, có mối quan hệ chỉ mang tính phối hợp (thưòng xuyên hoặc không thường xuyên). Có thể nêu một số lĩnh vực như sau: - Xin chỉ đạo của tổ chức thanh tra cấp trên trong quá trình tiến hành cuộc thanh tra; - Trưng tập cán bộ thanh tra của các tổ chức thanh tra cấp dưới tham gia đoàn thanh tra; - Tham khảo ý kiến của thanh tra chuyên ngành về vấn đề chuyên môn trong hoạt động thanh tra hành chính, ngược lại thanh tra chuyên ngành có thể tham khảo ý kiến thanh tra hành chính về pháp luật. - Ngoài ra có một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính hệ thống của các tổ chức thanh tra nhà nước là hệ thống thông tin và chế độ báo cáo. Đây là vấn đề vướng mắc trong thời gian qua. Mặc dù pháp luật qui định trách nhiệm báo cáo của các tổ chức thanh tra nhà nước nhưng do chưa có sự thống nhất cho nên trên thực tế nhiều tổ chức thanh tra hết sức lúng túng khi xây dựng báo cáo của mình ngược lại Thanh tra Chính phủ lại gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổng hợp tình hình, số liệu về công tác thanh tra. Thanh tra Chính phủ cần nghiên cứu và hướng dẫn cho các tổ chức thanh tra trong hệ thống, thậm chí cần tổ chức thảo luận các tiêu chí để áp dụng thống nhất trong toàn ngành. Tóm lại: Với mạng lưới cơ quan thanh tra có ở hầu hết các ngành các cấp và một đội ngũ cán bộ, thanh tra viên đông đảo như hiện nay, việc tăng cường mối quan hệ trong hệ thống thanh tra là hết sức cần thiết. Trách nhiệm trong quá trình này chủ yếu thuộc về sự chủ động của các cơ quan thanh tra cấp trên và có sự ủng hộ tích cực của các tổ chức thanh tra cấp dưới. Điều đó không chỉ nhằm tạo ra sự gắn bó trong nội bộ ngành thanh tra cũng như giữa những người làm công tác thanh tra mà chủ yếu là giúp cho các tổ chức thanh tra thực hiện tốt nhiệm vụ quyền hạn mà pháp luật đã qui định, góp phần đắc lực cho công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành. BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ MỐI QUAN HỆ CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢP TRONG HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC I. Giới thiệu chung 1. Lý do khảo sát Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các Tổ chức thanh tra nhà nước có một ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra của các cơ quan thanh tra với mục đích chung phục vụ hiệu quả, đắc lực cho công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực của toàn bộ hệ thống thanh tra. Do đặc thù của ngành thanh tra, mặc dù cùng trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước, nhưng một số cơ quan thanh tra có những chức năng, nhiệm vụ riêng phụ thuộc vào phạm vi quan lý của cơ quan quản lý cùng cấp. Điều này đã phân chia các cơ quan thanh tra nhà nước thành những nhóm, những loại cơ quan thanh tra khác nhau. Do đó, mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra rất đa dạng, phong phú. Có mối quan hệ là bắt buộc, có mối quan hệ không mang tính bắt buộc; có mối quan hệ bao trùm trong toàn bộ hệ thống thanh tra, nhưng lại có mối quan hệ chỉ phát sinh giữa hai hoặc một số cơ quan thanh tra; có mối quan hệ toàn diện, có mối quan hệ trong phạm vi hẹp... Luật Thanh tra được ban hành thay thế cho Pháp lệnh Thanh tra đã có những thay đổi khá cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước, nhất là mối quan hệ chỉ đạo phối hợp hoạt động trong hệ thống thanh tra. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra đối với công tác thanh tra là phải xác định rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các cơ quan Thanh tra nhà nước theo tinh thần của Luật mới được ban hành. Đây là một vấn đề cho đến nay chưa được đề cập và nghiên cứu một cách đầy đủ. Triển khai đề tài cấp bộ “ Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các tổ chức thanh tra nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra” theo Quyết định ….Ban chủ nhiệm, một mặt đã nghiên cứu lý luận cũng như thực trạng mối quan hệ giữa các tổ chức thanh tra nói chung và giữa các tổ chức thanh tra với cơ quan quản lý cùng cấp nói riêng. Mặt khác để có được số liệu thực tế mang tính khách quan, xác thực và tin cậy từ phía những người làm công tác thanh tra nhằm bổ sung cho cơ sở lý luận, Ban chủ nhiệm Đề tài đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến về mối quan hệ mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các Tổ chức thanh tra nhà nước thông qua Bảng hỏi. 2. Mục tiêu Mục tiêu của khảo sát chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính sau: - Dựa trên phương pháp định lượng, thu thập ý kiến của những người trực tiếp làm công tác thanh tra ở các cấp địa phương, bộ, ngành trên phạm vi cả nước về mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp trong hệ thống các Tổ chức thanh tra nhà nước trên cơ sở Luật thanh tra nói chung và các văn bản pháp quy khác nói riêng. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, phối hợp giữa các tổ chức thanh tra. 3. Phạm vi, số phiếu hỏi và số phiếu nhận được Phạm vi: Các cơ quan thanh tra ở mọi cấp trên phạm vi cả nước; Số phiếu phát đi: 1.000 phiếu; Số phiếu nhận được: 791 phiếu. II. Kết quả khảo sát 1. Mối quan hệ chỉ đạo của thủ trưởng quản lý trực tiếp đối với hoạt động thanh tra. Khi đưa ra câu hỏi “Pháp luật hiện hành đã quy định rõ mối quan hệ chỉ đạo của thủ trưởng quản lý trực tiếp đối với hoạt động thanh tra hay chưa?”, chỉ có 11,27% đối tượng được hỏi trả lời là “đầy đủ”, trong khi đó có tới 61,97% cho rằng pháp luật hiện hành mới chỉ “tương đối đầy đủ”, còn lại 26,76% đồng ý là “chưa đầy đủ.” Kết quả khảo sát cho thấy cần hoàn thiện và làm rõ các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này hơn nữa, mặc dù LuËt Thanh tra x¸c ®Þnh tr¸ch nhiÖm cña Thñ tr­ëng c¬ quan qu¶n lý nhµ n­íc nh­ mét nguyªn t¾c trong ho¹t ®éng thanh tra: “Thñ t­íng ChÝnh phñ, Bé tr­ëng, Thñ tr­ëng c¬ quan ngang bé, Thñ tr­ëng c¬ quan thuéc ChÝnh phñ, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n tØnh, thµnh phè trùc thuéc trung ­¬ng, Chñ tÞch ñy ban nh©n d©n huyÖn, quËn, thÞ x·, thµnh phè thuéc tØnh trong ph¹m vi nhiÖm vô, quyÒn h¹n cña m×nh cã tr¸ch nhiÖm tæ chøc, chØ ®¹o ho¹t ®éng thanh tra, xö lý kÞp thêi c¸c kÕt luËn, kiÕn nghÞ cña c¬ quan thanh tra”. 2. Mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các tổ chức thanh tra. Mối quan hệ phối hợp cũng như các hoạt động phối hợp cụ thể là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống thanh tra, cả về tổ chức và hoạt động thanh tra. Mối quan hệ phối hợp này bao gồm mối quan hệ chỉ đạo, điều phối giữa cơ quan thanh tra nhà nước ở cấp quản lý cao hơn và cơ quan thanh tra nhà nước ở cấp quản lý thấp hơn và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan thanh tra nhà nước ngang cấp hoặc tương đương. Mặc dù, Luật thanh tra chứa đựng những quy định điều chỉnh về mối quan hệ phối hợp trong tổ chức và hoạt động thanh tra, tính thống nhất trong văn bản pháp luật về thanh tra cũng như sự phân công, phân cấp thích hợp trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức thanh tra. Tuy nhiên, kết quả khảo sát ý kiến cho thấy hiện nay pháp luật chưa quy định đầy đủ về vấn đề này. Chỉ có 9,86% người trả lời câu hỏi“Pháp luật hiện hành đã qui định đầy đủ về mối quan hệ chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chức thanh tra hay chưa?” cho rằng “đầy đủ”, trong khi đó số người trả lời “tương đối đầy đủ” và “chưa đầy đủ” tương ứng là 42,25% và 47,89%. 3. Mối quan hệ giữa việc bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức thanh tra theo Luật thanh tra với hiệu quả hoạt động thanh tra. Kết quả khảo sát ý kiến đối với câu hỏi “Quy định người đứng đầu tổ chức thanh tra do thủ trưởng cùng cấp bổ nhiệm ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động thanh tra” cho thấy chỉ có 11,28% người được hỏi trả lời “tốt hơn so với trước kia”, trong khi đó có tới 43,67% người trả lời khẳng định “không thay đổi”, thậm chí có đến 45,15% câu trả lời là “không tốt so với trước kia.” Kết quả này phần nào cũng đã phản ánh nhận xét chung rằng, trong một số trường hợp việc sắp xếp, đề bạt Chánh thanh tra không căn cứ vào yêu cầu của công tác thanh tra cũng như năng lực trình độ của người được bổ nhiệm mà do nhu cầu sắp xếp nhân sự của bộ, ngành và địa phương đó. Điều đó dẫn đến tình trạng người đứng đầu các tổ chức thanh tra nói riêng và đội ngũ cán bộ thanh tra nói chung thiếu ổn định, thậm chí những người có năng lực và kinh nghiệm trong công tác thanh tra thì lại dễ bị điều chuyển đi sang công tác khác, ngược lại các cán bộ lãnh đạo các cơ quan thanh tra ít khi được "đôn" từ dưới lên, nên sự gắn bó với ngành, nghề thanh tra không nhiều. Một số ít trường hợp, cán bộ lãnh đạo tổ chức thanh tra bị điều chuyển vì bất đồng quan điểm với với thủ trưởng cơ quan quản lý trong quá trình hoạt động thanh tra nhưng tổ chức thanh tra cấp trên cũng không có khả năng can thiệp. 4. Vấn đề xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra Đối với câu hỏi “Việc xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra của tổ chức thanh tra đồng chí chủ yếu dựa trên cơ sở nào?”, có đến 84,51% người trả lời đều trả lời “cả hai”, nghĩa là dựa trên sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng và hướng dẫn của tổ chức thanh tra cấp trên. Tuy nhiên vẫn có 7,04% câu trả lời là chỉ dựa trên “sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng” và 8,45% - “hướng dẫn của tổ chức thanh tra cấp trên”. Kết quả khảo sát này cho thấy tính đặc thù của ngành thanh tra, mặc dù cùng trong hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước, nhưng một số cơ quan thanh tra có những chức năng, nhiệm vụ riêng phụ thuộc vào phạm vi quan lý của cơ quan quản lý cùng cấp. 5.Vấn đề hướng dẫn của tổ chức thanh tra cấp trên đối với việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cũng như báo cáo công tác thanh tra của cấp dưới. Kết quả câu hỏi “Việc hướng dẫn của thanh tra cấp trên đối với việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra và báo cáo công tác của tổ chức thanh tra đồng chí hiện nay như thế nào?” cho thấy, có 56,34% trả lời “đầy đủ và dễ thực hiện”, tuy nhiên cũng có đến 43,66% khẳng định “không đầy đủ, khó thực hiện”. Điều này phần nào đã phản ánh đúng thực trạng mặc dù Luật Thanh tra quy định hàng năm, tổ chức thanh tra cấp trên hướng dẫn các tổ chức thanh tra cấp dưới xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra và có công việc này đã trở thành nề nếp nhưng thực chất chất lượng chưa cao, sự hướng dẫn còn chung chung cho nên các tổ chức thanh tra ít "trông cậy" được vào đó để xây dựng chương trình kế hoạch đó cho mình. 6. Vấn đề phối hợp giữa các tổ chức thanh tra khi tiến hành thanh tra Trả lời câu hỏi “Khi tiến hành cuộc thanh tra, việc phối hợp giữa tổ chức thanh tra của đồng chí với các tổ chức thanh khác như thế nào?”, có 53,52% trả lời “Thường xuyên” và 46,46% người trả lời “không thường xuyên”. Như vậy có thể thấy, trong hoạt động thanh tra, cụ thể là khi tiến hành các cuộc thanh tra, sự phối hợp chỉ đạo giữa các tổ chức thanh tra cũng chưa thật tốt. Đối với các cuộc thanh tra diện rộng, sự chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chức thanh tra tỏ ra có hiệu quả và đều đặn hơn, thường là trong một chương trình chung tuỳ theo từng năm (mỗi năm tập trung thanh tra một hay một vài lĩnh vực trên toàn quốc). Đối với các cuộc thanh tra khác thì việc tiến hành thanh tra phụ thuộc khá nặng nề vào thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, điều này cũng tương tự như về công tác tổ chức nhân sự, tổ chức thanh tra cấp trên chưa thể hiện được nhiều vai trò chỉ đạo điều hành có tính chất hệ thống đối với tổ chức thanh tra cấp dưới trong ngành thanh tra. 7. Mối quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với người đứng đầu tổ chức thanh tra sau khi ban hành Luật thanh tra. Kết quả khảo sát ý kiến câu hỏi “Luật thanh tra mới được ban hành có làm thay đổi mối quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với người đứng đầu tổ chức thanh tra hay không?” cho thấy có 61,97% người được hỏi cho rằng Luật thanh tra được ban hành làm “ thay đổi tương đối”, trong khi đó có 12,68% trả lời “thay đổi rất nhiều” và 25,35% người hỏi khẳng định “không thay đổi”. 8. Vấn đề phối hợp giữa thanh tra chuyên ngành với thanh tra hành chính trong tổ chức và hoạt động. Đối với vấn đề này, câu hỏi “Hiện nay, tại tổ chức thanh tra của đồng chí có sự phối hợp giữa thanh tra chuyên ngành với thanh tra hành chính trong tổ chức và hoạt động hay không?” được dành riêng cho thanh tra Bộ và thanh tra Sở. Kết quả khảo sát cho thấy có 75% người được hỏi trả lời “có” và 25% trả lời “không” đối với câu hỏi . Như vậy có thể thấy rằng, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở cấp Bộ và cấp Sở vẫn có mối quan hệ phối hợp thể hiện dưới những hình thức sau: - Đối với thanh tra Bộ. Các bộ có sự phân công công tác thanh tra thành các bộ phận để thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác nhau, giúp Chánh thanh tra bộ trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tổng hợp số liệu báo cáo. Việc triển khai cụ thể công tác thanh tra do Chánh thanh tra bộ căn cứ theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt; căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu của công tác quản lý, theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng để điều động cán bộ thanh tra tập trung giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể; - Đối với thanh tra Sở. Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đều là các bộ phận trong tổ chức Thanh tra sở, do đó có mối liên hệ thường xuyên thể hiện thông qua các đợt tập huấn, các cuộc tọa đàm, hội thảo, rút kinh nghiệm công tác trong ngành thanh tra. Mối quan hệ của thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong hoạt động của Thanh tra sở còn thể hiện thông qua công tác tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của sở. Nhìn chung, trong hoạt động của Thanh tra sở sự phân công thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành chỉ mang tính tương đối, chủ yếu là phân công đầu mối giúp việc Chánh thanh tra sở trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra và theo dõi tổng hợp số liệu để tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên. Mối quan hệ giữa hai bộ phận này mang tính chất hỗ trợ nhau, thống nhất chịu sự lãnh đạo của Chánh thanh tra sở nhằm đạt mục đích chung, thực hiện tốt nhiệm vụ của Thanh tra sở và nhiệm vụ chính trị của địa phương. 9. Vấn đề xây dựng Kế hoạch thanh tra chuyên ngành thống nhất Khi trả lời câu hỏi “Theo đồng chí, có thể xây dựng Chương trình kế hoạch thanh tra chuyên ngành thống nhất trên toàn quốc hay không?”, số người trả lời “có” chiếm 62,50% và “không” là 37,50%. 10. Vấn đề hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành “ Xin đồng chí cho biết, việc thanh tra Bộ hướng dẫn thanh tra cấp sở về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành có cần thiết hay không?” là câu hỏi được đưa ra dành cho thanh tra Bộ và thanh tra Sở. Kết quả cho thấy chỉ có 12,5% cho rằng “không cần thiết”, trong khi đó số người trả lời “rất cần thiết” và “cần thiết” tương ứng là 46,86% và 40,64%. Kết quả trên phần nào khẳng định, Luật Thanh tra quy định thanh tra theo ngành và lĩnh vực cũng như hoạt động thanh tra chuyên ngành như một loại tổ chức và hoạt động riêng đã chứng tỏ tính chất quan trọng cũng như tính đặc thù của nó trong hoạt động thanh tra hiện nay. Xu hướng tăng cường quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực và quản lý nhà nước bằng pháp luật càng làm cho hoạt động thanh tra chuyên ngành sôi nổi. Cũng cần nhận thấy rằng mối quan hệ giữa Thanh tra bộ với Thanh tra sở ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ hơn và có một số ngành đã hình thành mối quan hệ chặt chẽ như một hệ thống, nhất là một số ngành đòi hỏi chuyên môn cao cũng như đội ngũ tham gia công tác thanh tra đông đảo như ngành Y tế, Giáo dục, Văn hoá... hoạt động thanh tra chuyên ngành gần giống với hoạt động kiểm tra bởi vì nó có tính chất thường xuyên và đối tượng thanh tra rộng. 11. Mối quan hệ giữa thanh tra tỉnh và thanh tra sở Theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước được thiết lập từ Trung ương đến địa phương và nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước. Các cơ quan thanh tra vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân hoặc Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, vừa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên. Như vậy, giữa cơ quan thanh tra nhà nước các cấp trong hệ thống thanh tra nhà nước tất yếu phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa Thanh tra tỉnh và Thanh tra sở bao gồm quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ, tổ chức và mối quan hệ phối hợp trong việc tiến hành hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cho thấy có 53,50% trả lời “thường xuyên”, nhưng cũng có tới “46,48%” khẳng định “không thường xuyên” đối với câu hỏi “Hiện nay mối quan hệ giữa thanh tra tỉnh và thanh tra sở đang ở mức độ nào?”. 12. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện Đây là một nội dung quan trọng trong mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra nhà nước khác. Nội dung này thể hiện rõ vai trò của Thanh tra Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra. Nội dung này bao gồm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra; nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại tố cáo; nghiệp vụ về phòng ngừa và chống tham nhũng, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những nội dung này được Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thông qua các hình thức phổ biến pháp luật, mở các lớp tập huấn ngắn hạn đối với các cán bộ thanh tra, tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, tư vấn các vụ việc cụ thể… Duy trì và tăng cường mối quan hệ hướng dẫn công tác nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ với các cơ quan thanh tra nhà nước khác là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện tính hệ thống chặt chẽ trong các tổ chức thanh tra. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy chỉ có 16,92% cho rằng “tốt” đối với câu hỏi “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hiện nay do Thanh tra Chính phủ thực hiện đáp ứng nhu cầu của tổ chức thanh tra đồng chí ở mức nào?”, trong khi đó có tới 54,91% người trả lời “bình thường” và 28,17% cho rằng “chưa tốt”. Đối với hình thức đào tạo, trả lời câu hỏi “các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện có phù hợp với đặc điểm công tác thanh tra hiện nay hay không?”, chỉ có 2,82% người trả lời là “phù hợp”, “tương đối phù hợp” là 83,10% và “không phù hợp" – 14,08%. III. Một số kiến nghị - Nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong việc chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra nhà nước; - Nâng cao vai trò của Thanh tra bộ trong việc chỉ đạo phối hợp hoạt động thanh tra chuyên ngành; - Nâng cao vai trò của Thanh tra cấp tỉnh trong việc chỉ đạo, phối hợp hoạt động thanh tra chuyên ngành; - Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật thanh tra theo hướng tăng cường tính hệ thống của các cơ quan thanh tra Nhà nước; - Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ giảng viên Trường cán bộ Thanh tra, đồng thời hoàn thiện giáo trình giảng dạy trên cơ sở tiếp thu những kiến thức mới. BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU KHẢO SÁT 1. Pháp luật hiện hành đã quy định rõ mối quan hệ chỉ đạo của thủ trưởng quản lý trực tiếp đối với hoạt động thanh tra hay chưa? a. Đầy đủ 11,27 % b. Tương đối đầy đủ 61,97 % c. Chưa đầy đủ 26,76 % 2. Pháp luật hiện hành đã qui định đầy đủ về mối quan hệ chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chức thanh tra hay chưa? a. Đầy đủ 9,86 % b. Tương đối đầy đủ 42,25 % c. Chưa đầy đủ 47,89 % 3. Qui định người đứng đầu tổ chức thanh tra do thủ trưởng cùng cấp bổ nhiệm ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động thanh tra? a. Tốt hơn so với trước kia 11,28 % b. Không thay đổi 43,67 % c. Không tốt so với trước kia 45,15 % 4. Việc xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra của tổ chức thanh tra đồng chí chủ yếu dựa trên cơ sở nào? a. Sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng 7,04 % b. Hướng dẫn của tổ chức thanh tra cấp trên 8,45 % c. Cả hai 84,51 % 5. Việc hướng dẫn của Thanh tra cấp trên đối với việc xây dựng báo cáo công tác của tổ chức thanh tra của đồng chí hiện nay như thế nào? a. Đầy đủ và dễ thực hiện 56,34 % b. Không đầy đủ, khó thực hiện 43,66 % 6. Khi tiến hành cuộc thanh tra, việc phối hợp giữa tổ chức thanh tra của đồng chí với các tổ chức thanh tra khác như thế nào? a. Thường xuyên 53,52 % b. Không thường xuyên 46,48 % 7. Luật Thanh tra mới được ban hành có làm thay đổi mối quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với người đứng đầu tổ chức thanh tra hay không so với trước kia hay không? a. Thay đổi rất nhiều 12,68 % b. Thay đổi tương đối 61,97 % c. Không thay đổi 25,35 % 8. Hiện nay tại tổ chức thanh tra của đồng chí có sự phối hợp giữa thanh tra chuyên ngành với thanh tra hành chính trong tổ chức và hoạt động hay không? a. Có 75,00 % b. Không 25,00 % 9. Theo đồng chí, có thể xây dựng Chương trình kế hoạch thanh tra chuyên ngành thống nhất trên toàn quốc hay không? a. Có 62,50 % b. Không 37,50 % 10. Xin đồng chí cho biết, việc thanh tra Bộ hướng dẫn thanh tra cấp sở về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành có cần thiết hay không? a. Rất cần thiết 46,86 % b. Cần thiết 40,64 % c. Không cần thiết 12,5 % 11. Hiện nay mối quan hệ giữa thanh tra tỉnh và thanh tra sở đang ở mức độ nào? a. Thường xuyên 53,52 % b. Không thường xuyên 46,48 % 12. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hiện nay do Thanh tra Chính phủ thực hiện đáp ứng nhu cầu của tổ chức thanh tra đồng chí ở mức nào? a. Tốt 16,92 % b. Bình thường 54,91 % c. Chưa tốt 28,17 % 13. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra do Thanh tra Chính phủ thực hiện có phù hợp với đặc điểm công tác thanh tra hiện nay hay không? a. Phù hợp 2,82 % b. Tương đối phù hợp 83,10 % c. Không phù hợp 14,08 % 14. Theo đồng chí việc tổ chức thi ngạch bậc thanh tra viên hiện nay của Thanh tra Chính phủ đáp ứng nhu cầu của tổ chức thanh tra của đồng chí ở mức nào? a. Tốt 23,94 % b. Bình thường 63,38 % c. Chưa tốt 12,68 % ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA0308.doc
Tài liệu liên quan