Tài liệu Tăng cường khả năng thắng thầu của Công ty công trình đường thuỷ: ... Ebook Tăng cường khả năng thắng thầu của Công ty công trình đường thuỷ
59 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tăng cường khả năng thắng thầu của Công ty công trình đường thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY GIAI ĐOẠN 2003-2006
1.1. QUY TRÌNH ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
Gửi yêu cầu, thông báo MT
Khách hàng, CĐT
Xem xét hồ sơ
Chuyển giao cho phòng DA
Lập KH chuẩn bị HS thầu
Phân phối các đơn vị và cá nhân có liên quan
Kiểm tra KH
Các đơn vị chuẩn bị hồ sơ theo KH phân công
Tổng hợp bộ hồ sơ
Kiểm tra HS
Hoàn chỉnh bộ hồ sơ
Trình GĐ ký duyệt
Nộp hồ sơ thầu
Tham dự mở thầu
Trúng thầu
Ký hợp đồng
Tổ chức thi công
Nhận yêu cầu
Gửi thông báo từ chối
Lưu HS phân tích nguyên nhân
Từ các bước trên của quy trình đấu thầu, ta có thể chia quy trình đấu thầu của công ty thành một số giai đoạn chủ yếu sau đây:
1.1.1. Giai đoạn tìm kiếm công trình dự thầu.
Công ty Công trình đường thủy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy, vì vậy công tác tìm kiếm nguồn đấu thầu của công ty chủ yếu là từ: tổng công ty, các công trình giao thông được Bộ GTVT giao, thông qua qua các phương tiện thông tin đại chúng, các bản tin mời thầu đăng trên báo chí và thư mời thầu của chủ đầu tư. Tuy nhiên với sự phát triển của đất nước cùng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, công ty cần phải có nhiều hơn nữa các nguồn thông tin, các biện pháp mở rộng việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác như Internet, từ các nhà môi giới... Có các biện pháp khuyến khích cán bộ công nhân viên tìm kiếm công trình và nếu công trình đó trúng thầu thì sẽ được hưởng phần hoa hồng thích đáng.
Sau khi có thông tin về công trình cần đấu thầu, công ty sẽ phải có biện pháp xác minh về tình trạng tài chính của Chủ đầu tư để tránh tình trạng chủ đầu tư không có khả năng thanh toán gây tồn nợ cho công ty. Đồng thời công ty cũng phải quan tâm đến thông tin về các đối thủ cạnh tranh, về các yêu cầu kỹ thuật, tài chính của chủ đầu tư, tiến hành phân tích năng lực của công ty để quyết định xem có nên tham gia đấu thầu hay không.
Tiếp đến là tiến hành phân tích kỹ lưỡng các vấn đề nói trên, công ty sẽ quyết định có nên mua Hồ sơ mời thầu hay không. Nếu có, Giám đốc công ty sẽ phân công cho Phòng Kế hoạch thị trường tiến hành mua Hồ sơ dự thầu theo địa chỉ trong thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu.
1.1.2. Khảo sát thực địa
Sau khi mua Hồ sơ mời thầu, công việc tiếp theo của công ty là cử một số cán bộ đi khảo sát thực địa. Công tác khảo sát thực địa bao gồm: khảo sát địa chất công trình, mặt bằng giá, nguồn khai thác nguyên vật liệu, khoảng cách vận chuyển, địa điểm tập kết nguyên vật liệu, lán trại cho cán bộ công nhân viên thi công công trình, khí hậu... Công tác khảo sát thực tế hiện trường rất quan trọng trong việc xác định khối lượng công việc phải làm cụ thể hơn, tỉ mỉ hơn giúp cho việc tổ chức thi công hợp lý. Việc khảo sát giá nguyên vật liệu giúp công ty xác định được mức giá dự thầu hợp lý nhất.
Chẳng hạn như khi khảo sát thực địa của gói thầu xây dựng cảng xi măng CHINFON
1. Điều kiện địa hình:
Bình đồ tỷ lệ 1: 500 lập tháng 10/2005 do Công ty Tư vấn XDCT Thủy I thực hiện.
2. Điều kiện Khí tượng, Thủy văn
2.1. Đặc điểm khí tượng:
Căn cứ vào tài liệu quan trắc tổng hợp được lập trong chu kỳ nhiều năm của Đài khí tượng thủy văn Bắc Bộ cho thấy:
a. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ không khí trung bình là 23,60C, mùa nóng 280C, mùa lạnh 14,40C.
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 42,50C (tháng 5) và thấp nhất tuyệt đối là 5,40C (tháng 1)
b. Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm tương đối đạt giá trị trung bình trong năm là 83%, mùa nóng là 84%, mùa lạnh 82%.
- Trị số độ ẩm lớn nhất quan trắc được là 100%, nhỏ nhất là 10%.
c. Chế độ gió:
Theo bốn thời kỳ quan trắc được tại trạm Cát Bi (1957-1966 và 1981-1986) thì trong khu vực nghiên cứu có chế độ gió như sau:
- Từ tháng 10 đến tháng giêng năm sau có gió mùa Đông Bắc tần suất chiếm 40%, từ tháng giêng đến tháng 8 thì 40% là gió Đông Nam. Từ tháng 8 đến tháng 10 và tháng 3 là gió chuyển tiếp, các hướng thịnh hành là Đông Nam và Tây Nam.
- Thời gian lặng gió chiếm 10,2%, vận tốc gió trung bình 1-3m/s, chiếm 55%, vận tốc từ 4-8m/s chiếm 34%, vận tốc từ 9-14m/s chiếm 0,5%, vận tốc > 15m/s chiếm 0,3%.
d. Bão:
Theo thống kê của Tổng cục Khí tượng thủy văn từ năm 1954 đến 1995 thì tại khu vực Hải Phòng bão thường đổ bộ vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Tần suất bão thống kê từ năm 1954 đến 1995 cho thấy tháng 10 là tháng ít bão nhất chiếm 3,4%, tháng 7 là tháng nhiều bão đổ bộ nhất tần suất chiếm 33,3%.
e. Chế độ mưa:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa hàng năm khoảng 1,600 – 2,500mm, trung bình hàng năm là 1,806mm, năm có tổng lượng mưa lớn nhất là năm 1994: 2,558mm.
- Trong một năm có khoảng 138 ngày có mưa tập trung vào tháng 6-9, lượng mưa trung bình trong mùa mưa là 1,254,1mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 408mm (Tháng 9), tháng trung bình thấp nhất là 21mm ( tháng 12 ).
2.2. Đặc điểm thủy văn tại khu vực xây dựng công trình.
Nằm cách Hải Phòng khoảng 15km, về phía Đông và Đông Bắc, tiếp giáp với Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh, khu vực dự kiến xây dựng có điều kiện thủy hải văn mang đặc điểm của vùng ven bờ khu Đông Bắc Việt Nam mà các điều kiện thủy hải tại Hòn Dáu có thể được xem là đại diện:
a. Mực nước - Thủy triều:
Vị trí xây dựng công trình nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều. Thủy triều ở đây thuộc chế độ nhật triều thuần nhất, có biên độ trung bình vào kì nước cường khoảng trên dưới 3,5m với tốc độ mực nước lên xuống nhanh, có thể đạt 0,5m/giờ.
Số liệu thủy văn thu thập được tại trạm thủy văn Do Nghi thuộc thôn Do Nghi, xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Tọa độ địa lý và khỏang 20056’17’’ vĩ độ bắc 106045’28’’ kinh độ Đông. Vị trí này cách cửa sông Thải khoảng 1km nên số liệu thu thập có thể sử dụng để thiết kế luồng tàu và kết cấu bến nhập – Công ty Xi măng CHINFON Hải Phòng.
b. Dòng chảy:
Theo các tài liệu thu thập được cho thấy vị trí xây dựng công trình nằm trên sông Thải, cách ngã ba sông Giá và sông Bạch Đằng 1,6km. Dòng chảy trên sông chủ yếu do dòng triều với lưu tốc tương đối nhỏ. Dựa trên sự phân bố đường đồng mức, sơ bộ có thể đánh giá hướng dòng chảy trên sông dọc theo hướng luồng và song song với bờ.
c. Sóng:
Do vị trí nằm sâu trong đất liền, khu nước hẹp nên không chịu ảnh hưởng của sóng.
3. Điều kiện Địa chất
Hồ sơ khảo sát địa chất do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khảo sát và Xây dựng (USCO) thực hiện tháng 12/2005 cho thấy địa tầng từ trên xuống gồm có các lớp sau:
- Lớp 1: Sét dẻo cao, trạng thái chảy. Lớp 1 gặp trong tất cả các hố khoan với chiều dày thay đổi từ 1,1m (MR04) đến 6,2m tại hố khoan MR05. Lớp 1 có thành phần là sét dẻo ca, màu nâu, xám nâu, trạng thái chảy, lẫn vật chất hữu cơ, vỏ sò, vỏ hến.
- Lớp 2: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo mềm. Lớp này gặp hầu hết các hố khoan, trừ hố khoan MR05 với bề dày biến đổi 0,7m (MR02) đến 1,8m (MR03) chiều dày trung bình 1,25. Lớp 2 thành phần là sét dẻo thấp, màu đỏ gạch, xám trắng, trạng thái dẻo mềm, đôi chỗ lẫn dăm sạn.
- Lớp 3: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng, nửa cứng. Lớp này gặp trong các hố khoan từ MR01 đến MR04, chiều dày lớp biến đổi 1,3m (MR03) đến 5,4m (MR01), chiều dày trung bình 3,35m. Lớp 3 có thành phần là sét dẻo thấp, màu xám xanh, vàng nhạt, đôi chỗ màu đỏ gạch loang lổ. Trạng thái dẻo cứng, nửa cứng. Đôi chỗ lẫn ít sạn sỏi.
- Lớp 4: Sét dẻo thấp, trạng thái nửa cứng - cứng. Lớp này gặp trong các hố khoan MR01, bề dày biến đổi từ 4,3m (MR03) đến 10,3m (MR04), chiều dày trung bình 7,3m. Thành phần của lớp 4 là sét dẻo thấp, màu đen, xám đen.
- Lớp 5: Đá sét, bột kết. Lớp 5 gặp ở tất cả các hố khoan từ MR01 đến MR04 chiều dày lớp chưa xác định được. Đã khoan vào lớp 5 được 7,3m (hố khoan MR01) vẫn chưa hết lớp. Lớp 5 là đá gốc sét bột kết, màu nâu gụ, xám đen, nứt nẻ trung bình, phong hóa trung bình.
Sau khi khảo sát thực địa xong nhà thầu sẽ lập biện pháp tổ chức thi công trên cơ sở hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công theo Biện pháp kết hợp thi công đồng thời các hạng mục riêng biệt.
Như vậy, ta có thể thấy rằng tất cả các công trình mà công ty tham dự thầu đều được công ty tiến hành khảo sát thực địa một cách cẩn thận, kết hợp với chỉ dẫn kỹ thuật do Bên mời thầu cấp, số liệu của bảng tiên lượng mời thầu... công ty sẽ đưa ra được biện pháp tổ chức thi công một cách chính xác. Đây chính là một điểm mạnh nâng cao khả năng thắng thầu của công ty.
1.1.3. Lập Hồ sơ dự thầu.
Sau khi khảo sát xong hiện trường công trình, căn cứ vào Hồ sơ mời thầu và báo cáo khảo sát thực tế, công ty sẽ tiến hành lập Hồ sơ dự thầu. Một bộ Hồ sơ dự thầu luôn luôn phải đảm bảo đủ phần 3 sau đây:
* Nội dung về hành chính pháp lý:
- Bản sao về quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Bản sao chứng chỉ hành nghề xây dựng, giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Bản sao quyết định xếp hạng doanh nghiệp.
- Thông tin chung.
- Năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật.
- Năng lực máy móc thiết bị.
- Bảng kê tổng số năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng chuyên dụng và bản kê các công trình được thực hiện trong vòng 5 năm qua có tính chất tương tự kèm theo bản sao các hợp đồng.
* Năng lực tài chính và giá dự thầu:
- Tình trạng tài chính của nhà thầu: Số liệu tài chính trong 3 năm gần nhất: Tóm tắt tài sản nợ - có trên cơ sở báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 năm gần nhất, Bảng cân đối kế toán của 3 năm gần nhất.
- Khả năng tài chính đáp ứng cho công trình.
- Giấy bảo lãnh dự thầu.
- Giấy đảm bảo cung cấp tín dụng.
- Tổng hợp giá dự thầu.
- Bảng phân tích đơn giá dự thầu.
* Nội dung về kỹ thuật:
- Bản vẽ và đề xuất biện pháp thi công:
- Phơng án tổ chức thi công.
- Biện pháp kỹ thuật thi công.
- Tiến độ thi công.
- Sơ đồ tổ chức quản lý công trờng và thuyết minh tổ chức hiện trường.
- Các biện pháp đảm bảo chất lợng.
- Bố trí nhân lực tại công trình kèm theo chứng chỉ chuyên môn của các cán bộ.
- Bảng kê khai thiết bị thi công, thiết bị kiểm tra, thí nghiệm dùng để thi công công trình.
- Lực lượng công nhân kỹ thuật thi công.
Đây là các nội dung không thể thiếu trong bộ hồ sơ dự thầu, chúng thể hiện mức độ khoa học của công tác thi công và quản lý, chủ đầu tư căn cứ vào đó để nhận biết mức độ dảm bảo an toàn kỹ thuật, phân cấp trách nhiệm của các thành viên trong công ty đối với từng vấn đề cụ thể.
Trong 4 phần trên thì nội dung về kỹ thuật và nội dung về thương mại tài chính là 2 phần có tỷ trọng điểm cao nhất và đó cũng là hai phần công việc đòi hỏi phải có sự nỗ lực không ngừng của các cán cán bộ trong toàn công ty để có đợc hiệu quả cao nhất.
1.1.4. Giai đoạn nộp Hồ sơ dự thầu
Sau khi các tài liệu trên của Hồ sơ dự thầu được hoàn thành, công ty sẽ tiến hành đóng Hồ sơ dự thầu thành quyển và nộp hồ sơ theo thời hạn quy định của Bên mời thầu. Hồ sơ được sắp xếp theo đúng thứ tự các tài liệu của hướng dẫn Hồ sơ mời thầu. Sau khi nộp Hồ sơ dự thầu cho Chủ đầu tư, công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những đề xuất kỹ thuật, tiến độ và biện pháp thi công mới có hiệu quả cho cả chủ đầu tư và công ty. Như vậy, khả năng cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn, tăng khả năng trúng thầu.
1.1.5. Giai đoạn thực hiện hợp đồng
Giai đoạn này được thực hiện sau khi có kết quả thông báo trúng thầu. Công ty tiến hành việc thi công lắp đặt công trình theo như kế hoạch đã để ra, phòng QLDA sẽ phối hợp với các xí nghiệp để trực tiếp thi công công trình. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chi phí, chất lượng và tiến độ của công trình, vì trong quá trình thi công, công ty đã sử dụng nhiều biện pháp linh hoạt đề ra các biện pháp khuyến khích nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình. Công ty thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ kỹ thuật, chất lượng công trình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra. Mặc dù giai đoạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đấu thầu nhưng nó sẽ tạo uy tín cho công ty khi tham gia đấu thầu các công trình sau đó.
1.1.6. Tổng kết và đúc rút kinh nghiệm sau đấu thầu:
Sau mỗi dự án đấu thầu, công ty đều tổng kết để rút bài học kinh nghiệm.Với các dự án không trúng thầu, công ty tiến hành phân tích nguyên nhân để từ đó khắc phục ở những lần sau. Với những dự án trúng thầu, sau khi ký hợp đồng và đi vào thi công, những cán bộ lập Hồ sơ đấu thầu đánh giá lại xem đâu là điểm mạnh để tiếp tục phát huy, chỗ nào chưa hợp lý để điều chỉnh.
1.2. LẬP BẢN VẼ THI CÔNG
1.2.1. Lập bản vẽ và đề xuất biện pháp thi công:
Dựa vào bảng tiên lượng có trong Hồ sơ mời thầu, cán bộ của phòng quản lý dự án sẽ phải nghiên cứu, bóc tách khối lượng các công việc cần làm. Do tiên lượng các công việc được cung cấp trong Hồ sơ mời thầu chỉ mang tính chất tham khảo nên mọi thiếu sót trong bảng tiên lượng nếu không được kiểm tra một cách cẩn thận sẽ ảnh hưởng tới công tác xác định giá dự thầu. Muốn vậy, công ty cần phải tăng cường công tác khảo sát thực địa nhằm tăng tính chính xác cho bản vẽ và biện pháp thi công.
1.2.2. Phương án tổ chức thi công:
Phương án tổ chức thi công sẽ bao gồm công tác chuẩn bị thi công và công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, đảm vệ sinh môi trường.
Nội dung chính của công tác chuẩn bị thi công : Bố trí tổ chức công trường, tập kết máy móc thiết bị thi công, dự kiến tổ chức nhân lực, máy móc thiết bị chủ yếu huy động trên công trường, các phương tiện đảm bảo giao thông, lập kế hoạch mua và tập kết vật tư, vật liệu, hoàn tất các thủ tục khởi công công trình
Ví dụ: công tác chuẩn bị mặt bằng thi công của gói thầu xây dựng cảng xi măng Chinh Fon
1. Chuẩn bị mặt bằng:
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng Nhà thầu sẽ khảo sát lại hiện trạng mặt bằng khu vực. Thoả thuận thống nhất với Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan khác để xây dựng bố trí mặt bằng thi công. Bao gồm văn phòng công trường, kho lán trại, bãi tập kết vật liệu, bãi cấu kiện đúc sẵn, nhà ăn, nhà tư vấn, nhà thí nghiệm, đường tạm v..v..
Xác lập hệ thống định vị cơ bản phục vụ thi công, từ các mốc cơ bản được giao tiến hành xác định hệ trục XOY bằng phương pháp giao hội.
Tiến hành khảo sát lại mặt bằng, bình đồ. Xác định phạm vi công trình cả trên cạn và dưới nước. Đặt phao tiêu chỉ giới và các biện pháp thi công dưới nước. Giải phóng mặt bằng, vận chuyển và di dời các vật liệu, các chướng ngại trong phạm vi mặt bằng thi công.
Chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng: Xác định hệ thống điện nước phục vụ thi công và sinh hoạt trong công trường, hệ thống thoát nước, đường vận chuyển đi lại, mặt bãi gia công các cấu kiện bê tông đúc sẵn, kho bãi tập kết vật liệu và thiết bị, để phục vụ thi công an toàn và đảm bảo cho các hoạt động của các phương tiện thuỷ qua lại.
Xây dựng và lắp đặt trang thiết bị cần thiết tại Ban chỉ huy công trường, xây dựng nhà kho, nhà tạm để phục vụ thi công, phạm vi công trường và bãi tập kết phương tiện có rào chắn, biển báo ranh giới rõ ràng.
Diện tích và vị trí cụ thể khu nhà ở công nhân, văn phòng chỉ huy, nhà thí nghiệm, văn phòng TVGS, kho, bãi tập kết vật liệu, bãi đúc và khu tập kết phương tiện thi công. Cụ thể như sau:
+ Bãi đúc cọc:
Bãi đúc cọc BTCT và các cấu kiện bê tông đúc sẵn được bố trí ở khu đất nằm trong khu vực thi công của Nhà thầu. Căn cứ khối lượng và tiến độ thi công nhà thầu bố trí khu vực bãi đúc như sau:
- Bãi đúc cọc 400 m2.
- Bãi chứa cọc, tập kết thiết bị, vật liệu 200 m2.
+ Kết cấu bãi đúc từ trên xuống gồm các lớp:
- Láng vữa XM mác 100 dày 3cm.
- Lớp cát đệm đầm chặt dày 5cm
- Lớp đá 4x6 lót móng dày 10cm
- Nền đất san phẳng đầm chặt.
+ Kết cấu bãi chứa cấu kiện từ trên xuống gồm các lớp:
- Lớp đá dăm xô bồ lu lèn chặt dày 7cm.
- Nền đất san phẳng đầm chặt.
Bãi chứa cọc được san phẳng đầm chặt để khi xếp cọc không bị lún.
Bãi đúc cọc và bãi chứa vật liệu được bố trí hệ thống rãnh thoát nước xung quanh.
+ Mố xuất và đường tạm:
- Để phục vụ công tác chuyển cọc ra vị trí đóng dưới nước, Nhà thầu dự kiến sẽ sử dụng bến Cảng hiện có để xuất cọc xuống Sà lan (nếu được Chủ đầu tư cho phép) hoặc Nhà thầu sẽ thiết kế để xây dựng một mố xuất (bến tạm) để thi công.
- Bến tạm khi xây dựng có kích thước BxL = (5x15) m. Bến tạm có kết cấu bao gồm các rọ đá kích thước 1x1x2m. Xung quanh bến đóng các cọc bằng thép hình I200. Mặt bến rải lớp đá dăm lu lèn chặt dày 15cm.
+ Đường chuyển cọc và vật tư, vật liệu:
- Để phục vụ công tác vận chuyển cọc, nhà thầu sẽ xây dựng đường tạm dài khoảng 200m-400m từ bãi đúc đến bến tạm. Kết cấu đường tạm từ trên xuống gồm:
Đá dăm xô bồ lu lèn chặt dày 30 cm.
Nền đất san phẳng lu lèn chặt.
Hệ thống cấp điện - nước trong công trường: Nhà thầu đã tìm hiểu thực tế tình hình điện, nước hiện có trên mặt bằng công trường và thấy rằng :
+ Hệ thống điện:
Hiện nay tại khu vực thi công cũng như sinh hoạt Nhà thầu sẽ sử dụng nguồn điện hiện có trong khu vực Nhà máy bằng các đường dây điện có vỏ bọc. Để dự phòng Nhà thầu sẽ kết hợp sử dụng thêm hai máy phát điện 75KW của mình để đảm bảo tính ổn định và liên tục phục vụ sản xuất.
+ Nước:
- Tại Khu vực lán trại, khu gia công cấu kiện và tại công trường sản xuất Nhà thầu sẽ mua nước sinh hoạt của khu vực Nhà máy.
- Nước sử dụng cho sản xuất tại công trường luôn luôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và các quy định của Hồ sơ mời thầu.
2. Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật:
- Hợp đồng với các đơn vị tại địa phương có khả năng cung cấp đầy đủ và kịp thời các chủng loại vật tư đến công trình theo đúng tiến độ thi công.
- Có hệ thống theo dõi, ghi chép cập nhật việc nhập xuất vật tư kỹ thuật để phục vụ cho công tác xuất nhập vật tư.
- Tổ chức bãi tập kết vật tư đảm bảo an toàn, tiện lợi cho thi công.
- Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm để xác định các nguồn cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng yêu cầu.
3. Chuẩn bị nhân lực, thiết bị :
- Căn cứ vào khối lượng công việc và yêu cầu kỹ thuật của công trình, Nhà thầu sẽ huy động đầy đủ các loại máy móc thiết bị và nhân lực phù hợp để thi công công trình đúng tiến độ; Chuẩn bị bãi tập kết vật tư,thiết bị.
- Số lượng, chủng loại thiết bị huy động xem bảng kê khai danh mục thiết bị huy động cho công trường.
- Các thiết bị thi công chủ yếu được huy động từ Hà Nội và Hải Phòng đến hiện trường theo tiến độ thi công.
- Thiết bị nạo vét và thiết bị đóng cọc dưới nước được vận chuyển bằng đường thuỷ đến hiện trường. Các thiết bị còn lại vận chuyển đến hiện trường bằng đường bộ.
- Các thiết bị thi công trước khi sử dụng, nhà thầu sẽ cung cấp cho chủ đầu tư các tài liệu về tính năng kỹ thuật. Khi chủ đầu tư chấp thuận mới được phép đưa vào thi công.
- Đối với nhân lực thi công, căn cứ vào khối lượng và tiến độ thi công trong từng thời điểm nhà thầu sẽ điều động kịp thời đến hiện trường.
4. Phao và biển báo hiệu khu vực thi công:
Vị trí xây dựng cảng nằm ở khu vực đông dân cư, nghành du lịch khá phát triển nên hàng ngày có khá nhiều tàu thuyền qua lại khu vực thi công.
Để đảm bảo an toàn cho người các phương tiện giao thông thuỷ qua lại và các thiết bị thi công, chúng tôi sẽ bố trí hệ thống phao khống chế mặt bằng thi công gồm:
Phao khống chế mặt bằng thi công: 2 cụm ( gồm phao và rùa neo ).
Phao khống chế mặt bằng thi công hình quả nhót, đường kính D = 1,20m, kết cấu phần vỏ phao bằng thép tấm, phía trong là hệ khung thép hình phao được liên kết với rùa bêtông bằng xích 32 (rùa bê tông loại 10T). Quá trình thả phao chúng tôi sẽ liên hệ với cơ quan quản lý đường sông hoặc Cảng vụ Quảng Ninh để được cấp phép.
1.2.3. Quản lý nguồn nhân lực và máy móc thiết bị
Bảng 1.1: Chất lượng cán bộ công nhân viên tại Công ty công trình
Đường Thủy tính đến tháng 12/1006
Đơn vị: người, %
STT
Trình độ
Số lao động
Tỷ trọng
1
Đại học và trên đại học
129
19,1
2
Cao đẳng
51
7,5
3
Trung cấp
102
15,1
4
Công nhân kỹ thuật
300
44,5
5
CN phổ thông và lao động khác
93
13,8
Tổng
675
100
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - tiền lương
Tùy vào mỗi công trình cụ thể, mỗi địa điểm cụ thể mà phòng quản lý dự án kết hợp với các phòng liên quan khác như phòng kỹ thuật, phòng thiết bị vật tư để có kế hoạch huy động và quản lý điều động nhân lực và máy móc thiết bị cho phù hợp với yêu cầu tiến độ và thời gian của công trình. Nếu công trình có tính phức tạp lớn mà một xí nghiệp không thể thực hiện được công ty sẽ thành lập công trình mềm đảm bảo công trình thực hiện đúng tiến độ và sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, tiết kiệm được thời gian di chuyển máy móc thiết bị cũng như nhân công phục vụ cho công trình nhằm tiết kiệm chi phí từ đó giảm chi phí chung khi tham gia đấu thầu.
Bảng 1.3: Danh sách công nhân dự kiến thi công dự án xây dựng cảng nhập
xi măng Chinh Fon
Loại công nhân
Số người
Loại công việc
Công nhân bậc 1/7
92
Chia đều cho các công việc chi tiết theo kế hoạch phân bố nguần nhân lực và theo tiến độ thi công
Công nhân bậc 2/7
60
Công nhân bậc 3/7
40
Công nhân bậc 4/7
28
Công nhân bậc 5/7
37
Công nhân bậc 6/7
25
1.2.4. Quản lý thời gian và tiến độ dự án.
Tùy vào từng dự án mà công ty có những biện pháp thi công phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư. Tuy nhiên việc quản lý tiến độ thi công phải dự trên những nội dung sau:
+ Bản vẽ thi công, khối lượng, trình tự tiến hành công việc.
+ Kỹ thuật thi công.
+ Năng lực máy móc thiết bịcủa Nhà thầu.
+ Năng lực trình độ và số lượng công nhân hiện có của Nhà thầu.
+ Biện pháp thi công cụ thể của Nhà thầu.
Trình tự thi công được mô tả chi tiết trong bản vẽ tổng tiến độ thi công, ở đây chỉ xin nêu một vài ý chính như sau:
Bảng tiến độ thi công được lập theo hình thức sơ đồ ngang. Trình tự công việc được sắp xếp khoa học sao cho trên công trình có các công việc nối tiếp đan xen nhau nhưng đồng bộ không chồng chéo, đảm bảo có mặt bằng thi công thuận tiện, đảm bảo các thời gian chờ kỹ thuật. Tiến độ thi công được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công, khối lượng thực tế phải hoàn thành, số lượng công nhân cần thiết hoàn thành một công việc được xác định bằng định mức lao động.
Ví dụ về tiến độ thi công hạng mục “bến nhập” thuộc gói thầu xây dựng bến nhập cảng xi măng Chinh Fon
- Tổng thời gian thi công hoàn thành bàn giao công trình là: 13 tháng (kể cả ngày nghỉ tuần, nghỉ lễ)
- Tiến độ thi công cụ thể được thể hiện trong biểu đồ tiến độ thi công kèm theo.
Tiến độ thi công công trình đợc mô tả qua sơ đồ GANTT dới đây:
CV
Năm 2005
Năm 2006
T11
T12
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
I
Lệnh khởi công
1
2
II
3
8máy xúc+4 máy ủi+24 ôtô+24 máy khoan+12 ép khí+12 lu+4 xe téc+100 nhân công
4
5
III
2 máy xúc+1 trạm trộn BT tơi+6 ôtô+2 cẩu 10T+2 máy bơm+12 đầm+1 bộ sơn+40 nhân công
6
7
IV
4 máy xúc+4 máy san+12 ôtô+ 4 ép khí+12 lu+2 xe téc+90 nhân công
8
9
10
11
V
1 máy trộn BT+1 đầm+2 ôtô+20 nhân công
12
13
1.2.5. Nội dung quản lý chi phí ( giá của dự án).
Trong việc lập Hồ sơ dự thầu thì vấn đề xác định giá dự thầu có ý nghĩa quan trọng nhất. Giá dự thầu được lập căn cứ vào: Hồ sơ thiết kế công trình, đơn giá xây dựng của các Tỉnh, Thành phố nơi có công trình xây dựng. Công ty xác định giá dự thầu theo công thức:
Gdth = ∑ Qi xDGi
i =1 n
Gdth : Giá dự thầu
Qi : Khối lợng công tác xây lắp thứ i do Bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc ra từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công.
DGi : Đơn giá đấu thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trờng theo mặt bằng giá được ấn định trong Hồ sơ mời thầu.
n: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
Giá dự thầu của công ty sẽ đợc tổng hợp trong biểu sau:
STT
Hạng mục công trình
Đơn vị
Khối lợng
Đơn giá
Thành tiền
1
2
3
4
Sau đó, từng hạng mục công trình sẽ đợc tính toán một cách chi tiết trong bảng phân tích đơn giá:
STT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
I
A
1
a. Vật liệu (VL)
2
b. Nhân công (NC)
3
c. Máy (M)
4
d. Chi phí chung (C)
5
e. Cộng (a+b+c+d)
6
f.Thu nhập chịu thuế tính trớc (L)
7
g. Chi phí khác
8
m. Giá trị xây lắp trớc thuế (e+f+g)
VAT: Thuế Giá trị gia tăng
VAT = 5% giá trị xây lắp trớc thuế
Giá dự thầu = Giá trị xây lắp trớc thuế + VAT
Ví dụ minh hoạ về cách tính giá dự thầu của công ty:
Bảng Đơn giá dự thầu và bảngphân tích đơn giá chi tiết hạng mục xây dựng hệ thống tường rào của gói thầu xây dựng cảng nhập xi măng Chinh Fon
STT
Néi dung c«ng viÖc
§¬n vÞ
Khèi lîng
§¬n gi¸ tríc thuÕ
Thµnh tiÒn
A
Khốii lựong theo HSMT
1
Ph¸ dì kÕt cÊu cét têng bª t«ng cò b»ng thñ c«ng
m3
16,851
352.933
5.947.277
2
Ph¸ dì kÕt cÊu tưêng g¹ch cò b»ng thñ c«ng
m3
56,364
101.374
5.713.868
3
Ph¸ dì hµng rµo líi thÐp cò
m2
157,500
6.007
946.161
4
S¶n xuÊt hµng rµo líi thÐp
m2
94,962
283.995
26.968.730
5
L¾p dùng líi thÐp B40
m2
94,962
30.037
2.852.361
6
Mãc gi÷ c¨ng líi thÐp
c¸i
114,000
5.665
645.766
7
Cung cÊp èng thÐp tr¸ng kÏm D60 ®Ó l¾p dùng líi thÐp
100md
0,7315
19.033.101
13.922.714
8
Cung cÊp èng thÐp tr¸ng kÏm D50 ®Ó lµm cæng phô
100md
0,066
11.669.104
770.161
9
Cung cÊp èng thÐp tr¸ng kÏm D22 ®Ó lµm thanh ®ì d©y thÐp
100md
0,190
2.741.673
520.918
10
ThÐp trßn D8
TÊn
0,017862
9.867.757
176.258
11
ThÐp tÊm lµm cæng phô
TÊn
0,003925
12.459.750
48.905
12
L¾p dùng èng thÐp tr¸ng kÏm D60
TÊn
0,209157
2.434.854
509.267
13
L¾p dùng c¸c lo¹i èng thÐp tr¸ng kÏm kh¸c
100md
0,256
852.199
218.163
B
Khèi lîng nhµ thÇu ®Ò nghÞ t¨ng hÆc gi¶m
Tæng céng h¹ng môc
59.240.548
Có thể thấy giá dự thầu là yếu tố đặc biệt quan trọng mà bất kỳ một công ty tham dự thầu nào cũng phải quan tâm. Nó là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng để cho điểm một gói thầu. Một công trình dù đảm bảo về chất lượng và tiến độ nhưng có giá bỏ thầu cao thì nó sẽ không được chủ đầu tư chấp nhận. Vì vậy, những Hồ sơ dự thầu loại này sẽ bị loại ngay khi mở thầu. Còn những nhà thầu nào đưa ra mức giá dự thầu thấp nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư thì khả năng thắng thầu là rất cao.
Qua ví dụ trên về cách tính giá dự thầu của công ty chúng ta có thể thấy cách tính giá dự thầu một cách chặt chẽ, chi tiết. Đầu tiên công ty sẽ đưa ra bảng tổng hợp giá dự thầu của tất cả các hạng mục công trình, sau đó đơn giá của từng hạng mục công trình sẽ được công ty tính toán một cách cụ thể trong bảng phân tích đơn giá chi tiết. Đơn giá dự thầu sẽ được công ty cân nhắc tính toán với mức giá thấp nhất có thể. Với cách tính giá này, công ty được các Chủ đầu tư đánh giá rất cao. Đây chính là một ưu điểm, góp phần vào sự thắng lợi của công ty.Tuy nhiên, hiện nay việc tính giá dự thầu của công ty nói riêng cũng như một số công ty khác nói chung tương đối cứng nhắc. Công ty thường chỉ dựa vào bảng dự toán xây dựng cơ bản và những thông báo giá trong từng thời kỳ để tính giá dự thầu. Công ty chưa biết đưa giá thực tế vào để tính giá dự thầu nên giá dự thầu thường cao. Mặt khác, nhiều khi muốn trúng thầu, công ty cứ hạ giá mong sao trúng được thầu, nhưng khi bảo vệ giá dự thầu trước chủ đầu tư, công ty đã không bảo vệ được và bị chủ đầu tư đánh trợt thầu. Ví dụ nh “Dự án 2A/2 Quốc lộ 5”, giá mời thầu là 11.856 triệu đồng, giá trúng thầu là 11.848 triệu đồng, công ty bỏ thầu với giá 11.832 triệu đồng nhng khi bảo vệ trớc hội đồng chấm thầu công ty không lý giải được tại sao mình lại bỏ thầu với mức giá này.
Bên cạnh xây dựng một mức giá dự thầu hợp lý, trong hồ sơ dự thầu của công ty còn kèm theo thư giảm giá. Tuỳ theo từng công trình mà công ty có thể tính toán và đưa ra một mức giảm giá phù hợp đi kèm giá dự thầu đầy đủ. Trường hợp được chấp nhận, giá dự thầu chính thức của công ty sẽ là giá dự thầu đầy đủ sau khi đã trừ đi phần giảm giá. Hiện nay, thư giảm giá của công ty thờng nằm trong khoảng từ 5 - 9%, giảm đều cho tất cả các hạng mục công trình. Ví dụ nh Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32 có tổng giá trị hợp đồng là 18.700 triệu đồng, công ty đưa ra mức giảm giá là 7% tương ứng với 1.309 triệu đồng. Ta có thể thấy rằng, mức thư giảm giá của công ty không quá cao cũng không quá thấp so với mặt bằng giảm giá chung của các nhà thầu. Đây cũng chính là một điểm mạnh của công ty bởi công ty thường căn cứ vào tình hình thực tế ư để đưa ra mức giảm giá phù hợp. Mức giảm giá phù hợp sẽ giúp cho công ty có nhiều khả năng trúng thầu và không bị phá sản khi hợp đồng được thực hiện.
Như đã biết yếu tố giá cả là một trong những nhân tố quyết định đến khả năng thắng thầu cũng như khả năng cạnh tranh của công ty vì vậy để có thể tăng cường khả năng thắng thầu thì “thư giảm giá” là một phần hết sức quan trọng và phải được tính toán một cách hết sức kỹ càng để không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của công ty. Việc tính toán để giảm giá sau khi nghiên cứu kỹ càng hồ sơ mời thầu cũng như bảng tiên lượng công ty có thể xem xét năng lực của mình để có thể tiết kiệm được chi phí như: địa điểm thi công của công trình này nằm gần với xí nghiệp thi công của công ty hoặc gần với những công trình mà công ty đang thi công hoặc sắp thi công xong có thể tiết kiêm được thời gian và chi phí khi di chuyển máy móc thiết bị cũng như công nhân từ đó có thể đẩy nhanh tiến độ hoặc linh hoạt trong việc phân bổ nguồn nhân lực cũng như máy móc thiết bị. Thiết bị đang sử dụng tốt song đã thực hiện khấu hao gần hết, do đó có thể sử dụng để tiết kiệm trong chi phí máy thi công. Tận dụng các nguyên vật liệu thừa đã thanh toán ở các công trình khác còn tồn ở trong kho hay các hàng dự trữ trong kho mua được lúc trước với giá rẻ bây giờ đem ra sử dụng nhằm hưởng chênh lệch giá. Do đơn vị thi công có bề dày kinh nghiệm trong quản lý thi công xây dựng loại công trình đó, lực lượng công nhân lành nghề thi công công trình chiếm tỷ lệ cao do đó có thể tiết kiệm được chi phí chung.
Như vậy, ta có thể thấy Hồ sơ dự thầu của công ty được lập tương đối chi tiết song hiện nay, trong một số trờng hợp, do giá dự thầu còn chưa sát với thực tế nên dẫn đến nguyên nhân trượt thầu ở một số công trình của công ty. Đây là một tồn tại mà công ty cần có giải pháp để hoàn thiện hơn nữa.
1.3. Đánh giá tình hình đấu thầu của công ty thời gian qua
1.3.1. Những kết quả đạt được
1.3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trưởng thành và phát triển qua một chặng đường dài đầy khó khăn gian khổ, song Công ty công trình Đường Thủy đã luôn vượt khó, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc và liên tục tăng trưởng qua các năm.
Các số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua:
Bảng : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2003
Nă._.m 2004
Năm 2005
1. Doanh thu BH và c/c DV
1
85.221.789.809
96.052.924.863
122.015.885.000
2. Các khoản giảm trừ
3
3. Doanh thu thuần về BH và c/c DV
10
85.221.789.809
96.052.924.863
122.015.885.000
4. Giá vốn hàng bán
11
78.897.103.245
84.733.211.748
110.794.704.492
5. Lợi nhuận gộp về BH và c/c ĐốI VớI
20
6.324.686.564
11.319.713.115
11.221.180.508
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
7. Chi phí tài chính
22
6.215.425.000
6.098.472.463
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
6.215.425.000
6.098.472.463
8. Chi phí bán hàng
24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
6.291.865.287
5.043.275.599
4.587.869.115
10. Lợi nhuần thuần từ hoạt động KD
30
32.821.277
61.012.516
534.838.930
11. Thu nhập khác
31
175.621
12. Chi phí khác
32
13. Lợi nhuận khác
40
175.621
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
32.996.898
61.012.516
534.838.930
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
9.239.131
17.083.504
149.754.900
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
23.757.767
43.929.012
385.084.030
Nhờ có kết quả hoạt động kinh doanh khả quan như vậy mà doanh thu của Công ty đã tăng liên tục qua các năm, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
Đánh giá tình hình hoạt động của công ty sẽ cho chúng ta thấy rõ tiềm lực của công ty và nguyên nhân để có thể gặt hái được thành quả như ngày hôm nay.
Bảng: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của công ty
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tỷ lệ về khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán chung
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn
+ Hệ số thanh toán nhanh
1.14
0.94
0.80
1.09
0.94
0.83
1.10
0.92
0.77
Tỷ lệ về khả năng sinh lời
+ Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
+ Doanh lợi tài sản
+ Doanh lợi vốn tự có
0.0003
0.0002
0.0016
0.0004
0.0003
0.0040
0.0031
0.0029
0.0330
Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn
+ Hệ số nợ
+ Hệ số thanh toán lãi vay
0.88
-
0.92
1.01
0.91
1.09
Tỷ lệ về khả năng hoạt động
+ Vòng quay vốn lưu động
+ Vòng quay toàn bộ vốn
+ Vòng quay dự trữ
+ Kỳ thu tiền bình quân
+ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ
0.95
0.70
5.99
301.14
0.70
2.74
0.90
0.72
6.86
328.03
0.72
3.62
1.15
0.92
6.58
251.93
0.92
4.61
Nhờ việc chuyển hướng nhanh chóng và chính xác khi nền kinh tế chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường mà công ty đã làm ăn ngày càng có hiệu quả, các chỉ tiêu về doanh thu và phần trích nộp ngân sách nhà nước luôn được công ty đảm bảo
1.3.1.2. . T ình hình đấu thầu của công ty trong thời gian qua
Bảng Kết quả tham gia đấu thầu của công ty từ 2003-2006
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Tổng số công trình đấu thầu
20
14
16
15
Giá trị công trình đấu thầu
135
126
210
315
Số công trình thắng thầu
12
6
9
8
Giá trị công trình thắng thầu
78
82
148
186
Tỷ lệ % công trình thắng thầu/ Tổng số công trình đấu thầu
Tỷ lệ % giá trị trúng thầu/ Tổng giá trị công trình đấu thầu
Bảng :Danh sách một số công trình đã và đang thi công của công ty
TÊN DỰ ÁN
GIÁ TRỊ THỰC HIỆN (1000Đ)
THỜI GIAN THỰC HIỆN
CHỦ ĐẦU TƯ
BẮT ĐẦU
HOÀN THÀNH
I- Các công trình cầu tàu, bến cảng
8. Cải tạo cảng Hải Phòng (Chùa Vẽ)
15.500.240
1998
2000
Tổng cty XD Đường thủy
9. Cảng cá Xuân Phổ - Hà Tĩnh
8.397.692
1998
2000
Ban QLDA cảng cá Xuân Phổ
10. Bến 1 - Cảng Dung Quất – Quảng Ngãi
31.563.693
1998
2001
Ban QLDA
Biển Đông
11. Bến bốc xếp VLXD Bình Minh - Vĩnh Long
6.115.874
2001
2002
Cty TNHH cảng Bình Minh
12. Cảng số 2 Kỳ Hà huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam
7.199.214
2001
2002
Ban chuẩn bị triển khai đề án khu KT mở Chu Lai
13. Bến 1 cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế (2 giai đoạn)
23.527.000
2001
2005
Cty Cầu I Thăng Long (Tổng thầu)
14. Cảng cá Cửa Đại thị xã Hội An - Quảng Nam
8.904.164
2001
2003
Ban QLDA cảng cá Cửa Đại
15. Cảng tổng hợp Mường La - DA Nhà máy thủy điện Sơn La
14.500.000
2004
2005
Tổng cty XD đường thủy (Tổng thầu)
16. Các công trình thủy công - DA đầu tư nâng cấp cảng Bến Ngọc - Hòa Bình
8.280.811
2004
2005
Tổng cty đường sông miền Bắc
II. Các công trình triền đà, ụ tàu
27. Mở rộng đường - kè kênh đồng Bãi Cháy - Quảng Ninh
4.610.472
2000
2000
Cty XD số 2
Quảng Ninh
28. Kè Xâm Thị 1 tỉnh Hà Tây
5.700.000
2000
2000
Tổng Cty XD
Thủy Lợi 1
29. Nâng cấp Cảng Việt Trì (đường, kè) TP.Việt Trì
5.256.761
2002
2002
Cảng Việt Trì
30. Kè trên đoạn A - Bảo vệ tuyến đường phía Nam
11.789.128
2003
2005
Ban QLDA các DADT
31. Kè trên đoạn B - Bảo vệ tuyến đường phía Nam
10.225.835
2003
2005
Ban QLDA các DADT
32. Kè thượng lưu và hạ lưu cầu tàu 5000DWT cảng Sa Đéc
7.310.309
2005
2006
Ban QLDA XDCT giao thông
33. Xây dựng kè bảo vệ bờ - Cty cơ khí đóng tàu than Việt Nam - Quảng Ninh
11.199.308
2006
2006
Cty cơ khí và đóng tàu than Việt Nam
IV. Các công trình cầu đường, đường bộ
34. Cầu số 4 Trịnh Hữu Nghĩa - Cần Thơ
12.319.400
1999
2001
Ban QL các DA đường thủy
35. Cầu đoạn Hương Trạch đến Khe Ve - Đường Hồ Chí Minh
12.690.000
2000
2001
Tổng cty XD đường thủy (Tổng thầu)
36. Các cầu nhánh phía tây - Đường Hồ Chí Minh (3 cầu) tỉnh Quảng Bình
6.560.000
2001
2002
Tổng cty XD đường thủy (Tổng thầu)
37. Cầu đường - Bến bãi dân dụng Bến phà Bình Chánh TP Hồ Chí Minh
6.826.231
2002
2003
Cty QLCT cầu phà TP.HCM
38. Các cầu trên tuyến Phú Quới - Bắc Bình Minh tỉnh Vĩnh Long
6.402.677
2002
2004
Ban QLDA GT
tỉnh Vĩnh Long
39. Cầu Km 7 + 917 - Đường GT trục chính Nông trường 718 - Đắc Lắc
7.534.656
2003
2005
Ban QLDA
đường GT trục chính
Nông trường 718
40. Gói thầu số 02: Phần xây lắp cầu Pản Pặc 1 + Cống hộp Khe Chát DA XD 3 cầu và 1 cống hộp trên QL18C - Quảng Ninh
6.433.091
2004
2005
Ban QLDA 1
tỉnh Quảng Ninh
3
1.3.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Công Trình Giao Thông Đường Thủy.
1.3.2.1.Nhóm nhân tố bên trong.
Tài chính
Bảng: so sánh năng lực tài chính của công ty CTGT Đường Thủy với một số công ty khác.
Đơn vị: %
Tt
Các chỉ tiêu
Tên công ty
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ
1
Cty CTGT Đường thủy
100
100
100
2
Cty xây dưng 207
84.1
140
77.2
3
Cty CTGT 4
101.5
224
92.9
4
Cty CTGT 1
131
210
106
Nhận xét: công ty là doanh nghiệp có tổng tài sản lớn so với một số đối thủ cạnh tranh khác. Đây là một trong những lợi thế và là sức mạnh của đơn vị, nó thể hiện về mặt tiềm lực khả năng đáp ứng trang thiết bị, kỹ thuật thi công. Tuy nhiên ở đây điều đáng phải quan tâm là nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn thấp, hệ số vay nợ vào loại cao. Đây là một trong những điểm hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp thẻ hiện khả năng tự chủ về tài chính còn ở mức thấp. Nhược điểm này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là đơn vị đã không có sự tích lũy cần thiết hàng năm về vốn chủ sở hữu dẫn đến việc vốn đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Vốn chủ sở hữu thấp, vay nợ nhiều sẽ là một nhân tố để các chủ đầu tư đánh giá thấp khả năng của doanh nghiệp, đông thời xét trên phương tiện cạnh tranh trên thị trường thì công ty có ít khả năng hơn trong việc đáp ứng vốn cho các công trình thi công và từ đó uy tín của doanh nghiệp đối với các ngân hàng, các tổ chức tài chính tín dụng là không cao.
*) Máy móc thiết bị, công nghệ thi công.
Cũng như tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh khác, ngoài yếu tố nhân lực thì chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư của công ty phụ thuộc rất nhiều vào máy móc thiết bị, công nghệ. Năng lực máy móc thiết bị, công nghệ được đánh giá qua các thông số kỹ thuật của máy. Nó có vai trò quyết định đến tiến độ, chất lượng, giá thành công trình, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, chi phí máy thi công chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành công trình.
Qua báo cáo tổng kết của công ty có thể thấy: công ty có tổng giá trị tài sản lớn nhưng cơ cấu tài sản còn bất hợp lý. Tỷ trọng tài sản cố định nhỏ, đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ thi công của đơn vị còn kém, đặc biệt là thiết bị động bộ hiện đại. Việc đầu tư trang thiết bị trong những năm vừa qua tăng không đáng kể đã có tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh, ảnh hưởng lớn đén việc giành chiến thắng trong các cuộc đấu thầu. Qua biểu phân tích về tình hình tài chính của công ty còn cho thấy sự chẩm đổi mới tài sản cố định. Việc sử dụng các thiết bị đã cũ, lâu năm trong một giai đoạn nhất định hoặc với loại hình công trình giao thông đơn giản thì có thêt đạt được hiệu quả kinh tế cao nhưng đối với các loại hình dự án đầu tư đòi hỏi cao về công nghệ thi công thì khả năng đáp ứng của công ty rất hạn hẹp. Tuy nhiên số liệu ở trên chưa phản ánh được đầy đủ năng lực máy móc thiết bị, công nghệ của công ty. Tuy mức độ đàu tư không nhiều về số lượng nhng thiết bị, công nghệ của công ty vẫn hoạt động tốt, tỏ ra phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn của Việt Nam. Mặt khác. công ty xác định thương hiệu nổi tiếng, có khả năng sử dụng lâu dài, để giảm khấu hao dẫn đế giảm giá thành công trình nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Bên cạnh đó, tuy công ty đã đầu tư với tỷ trọng thấp nhưng về trình độ sự dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp là tương xứng và phát huy được tối đa công sức từ đó tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động các nguồn lực vật chất sẵn có phục vụ mục đích cạnh tranh.
* Nguồn nhân lực và tổ chức quản lý doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty công trình Đường Thủy. Trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động liên quan tới việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những yếu tố về con người và tổ chức sẽ tác động trực tiếp đến việc xác định tiến độ, biện pháp, chất lượng thi công công trình.
Về nhân lực là một thế mạnh của công ty, với một đội ngũ lao động gắn bó đoàn kết giúp cho công ty có sức mạnh vượt qua thử thách.
Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung so với các đơn vị khác thì công ty có đội ngũ nhân lực còn khiêm tốn về trình độ, tỷ trọng đại học chiếm 19,1, công nhân kỹ thuật, trung cấp 44% tổng số lao động. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng quản lý cũng như phương án nhân lực trong các phương án tham gia dự thầu.
Hạn chế về tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
- Sự phối hợp giữa các phòng ban chưa đồng bộ, nhất là kết hợp với phòng dự án để triển khai công tác đấu thầu. Đặc biệt khi có những dự án lớn phải tập trung nhiều cán bộ làm Hồ sơ thầu và các việc khác liên quan đến công tác đấu thầu, công ty thường bị hạn chế trong việc huy động cán bộ từ các bộ phận. Nguyên nhân là do mỗi bộ phận chuyên môn có sự vận động riêng, với các mục tiêu cục bộ, chưa chú trọng tới giải quyết công việc chung, mục tiêu tổng thể của công ty.
- Nhiều cán bộ, nhân viên không được đanh giá theo sự đóng góp của họ vào tiến trình xây dựng hồ sơ thầu. Do đó, nhân viên các phòng ban quản lý chưa ý thức được nhiệm vụ của mình với hiệu quả công tác đấu thầu, mặt khác còn coi đó là trách nhiệm của riêng phòng Dự án.
* Khả năng liên danh, liên kết
Do nhận thức được mối quan hệ liên danh, liên kết có tác động hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty công trình Đường Thủy đã liên kết chặt chẽ với các công ty khác trong Bộ, đặc biệt trong việc sử dụng các trang thiết bị nặng và chuyên dụng để giảm chi phí vận chuyển thết bị trong xây dựng, tận dụng hết công suất máy móc thiết bị, rút ngắn thời hạn sử dụng để đổi mới công nghệ. Công ty cũng liên kết chặt chẽ với các bên cung cấp vật tư thiết bị, đã tạo lập được các mối quan hệ với bạn hàng tốt, với các nhà cung ứng. Công ty cũng có quan hệ tốt với các cấp chính quyền địa phương nơi có công trình xây dựng phải thực hiện để làm tốt việc giải phóng mặt bằng, giải quyết và tổ chức tốt đời sống cho người lao động, khai thác được các nguồn tài nguyên tại chỗ, nhờ đó giảm được giá thành xây dựng mà vẫn bảo đảm được chất lượng và tiến độ thi công xây dựng.
* Hoạt động marketing:
Hoạt động quảng bá danh tiếng của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo uy tín đối với chủ đầu tư về các mặt kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp.
Đội ngũ marketing của công ty đã được bố trí tương đối hợp lý tại các khu vực mà công ty có khả năng trúng thầu, do đó giúp cho công ty có điều kiện lựa chọn đúng các dự án mà công ty có ý định thực hiện. Thêm nữa, trên các khu vực hoạt động truyền thống, do công ty đã thực hiện có hiệu quả rất nhiều công trình có giá trị lớn, nên được các chủ đầu tư tín nhiệm và vẫn giữ được các mối quan hệ tạo điều kiện tốt cho công ty tham dự đấu thầu và thắng thầu.
Tuy nhiên, công tác marketing tìm kiếm thị trường cũng như tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu phù hợp vẫn chưa được coi trọng xứng đáng với vị trí quan trọng của nó. Trình độ nắm bắt thông tin thị trường của công ty còn nhiều hạn chế, đội ngũ chuyên gia marketing còn mới, chi phí cho các hoạt động marketing còn quá ít ỏi, do đó việc nắm bắt thị trường, đặc biệt thị trường dài hạn còn yếu kém, hạn chế công ty khó có thể có được chiến lược cạnh tranh thích hợp. Thực tế hện nay, hoạt động marketing chưa tách rời các hoạt động chính của công ty, hoạt động quảng bá thương hiệu nằm chung với bộ phận làm công tác đấu thầu, điều này hạn chế lớn đến hiệu quả của công tác tiếp cận các đối tác liên quan đến hoạt động đấu thầu của doanh nghiệp.
*) Trình độ tổ chức, chất lượng lập hồ sơ dự thầu.
Do nhận thức được tầm quan trọng trong cạnh tranh đấu thầu, cũng như các công ty khác, công ty đã xây dựng một đội ngũ chuyên gia tương đối lành nghề trong công tác chẩn bị tham gia đấu thầu, các hồ sơ dự thầu về mặt pháp lý luân đạt tiêu chuẩn. Đội ngũ thực hiện công tác đấu thầu đã có sự trưởng thành về nhiều mặt trong thời gian vừa qua, nhưng nhìn chung về năng lực vẫn còn một số hạn chế, nhất là còn thiếu hiểu biết về các lĩnh vực đầu thầu quốc tế, kinh tế, pháp luật và chuyên môn. Những cán bộ đã trải qua 2 cơ chế quản lý kinh tế thì việc thích ứng với cơ chế thị trường và đặc biệt là trong môi trường hội nhập đầy cơ hội và thách thức.. còn gặp nhiều khó khăn, chậm chạm. Đối với các cán bộ trẻ có trình độ, năng lực thì lại thiếu khả năng thực tế trong đấu thầu xây lắp và khả năng ngoại ngữ, hiểu biết về đầu thầu quốc tế còn yếu chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của công ty cũng như của thị trường.
Qua số liệu một số gói thầu đã tham gia thể hiện trong nhiều trường hợp việc lập giá trị dự toán dự thầu còn chưa hợp lý khi thì quá thấp so với đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như một số gói thầu: Cầu đường - Bến bãi dân dụng Bến phà Bình Chánh TP Hồ Chí Minh, Kè thượng lưu và hạ lưu cầu tàu 5000DWT cảng Sa Đéc... có giá bỏ thầu thấp hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh( gần 1 tỷ), ngược lại, có một số gói thầu thì giá lại quá cao như: Cảng Nhà máy xi măng Hải Vân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng(15,2 tỷ) trong khi đối thủ cạnh tranh cao nhất chỉ là 14tỷ. Đây là vấn để xác định phương án thi công, phương án khai thác nguyên vật liệu còn bất hợp lý. Đặc biệt là chưa đưa ra được mức giá linh hoạt phù hợp với từng trường hợp, từng gói thầu.
3.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
* Chủ đầu tư.
- Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu, song trong nhiều trường hợp do chuẩn bị không tốt nên có nhiều hạn chế như: Hồ sơ mời thầu được chuẩn bị một cách chung chung, mập mờ gây khó hiểu cho nhà thầu cũng như cho việc đánh giá; khối lượng đưa ra sai lệch so với thiết kế; tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng, cán bộ chuyên gia lập hồ sơ do thiếu kinh nghiệm, năng lực nên chưa đáp ứng đẫn đến một số gói thầu cho đến nay vẫn chưa có quyết định trúng thầu.
Chất lượng của Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá là những nguyên nhân cơ bản đã làm cho quy trình đánh giá Hồ sơ dự thầu kéo dài, thiếu cơ sở tin cậy để ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu đồng thời gây ra những thắc mắc khiếu nại.
- Vể thời gian chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và quy dịnh về thời gian xét thầu, công bố kết quả đấu thầu còn nhiều hạn chế như: Trong thời gian vừa qua có nhiều gói thầu có thời gian xét thầu quá dài vượt quá thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu. Chủ đầu tư yêu cầu các nhà thầu gia hạn bảo lĩnh dự thầu, trong khi chờ công bố kết quả trúng thầu nhiều trường hợp giá vật tư tăng vọt, có biến động lớn trên thế giới gây thiệt hại lớn cho nhà thầu khi nhà thầu nhận được quyết định phê duyệt trúng thầu.
* Cơ quan tư vấn
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, tư vấn thiết kế đóng vai trò quan trọng. Quy trình đầy đủ và những mắt xích tham gia quá trình đầu tư một dự án bao gồm nhiều khâu. Chức năng của tư vấn đầu tư xây dựng là thay mặt chủ đầu tư để thực hiện các bước, từ tư vấn đầu tư (lập luận chứng tiền khả thi, khả thi, thu xếp tài chính), đến tư vấn xây dựng (lập hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toán công trình, chuẩn bị Hồ sơ mời thầu, xét thầu, quản lý giám sát xây dựng, vận hành thử nghiệm, nghiệm thu, bàn giao) các dự án mà chủ đầu tư yêu cầu. Cũng có trường hợp tư vấn chỉ được giao một số khâu trong đó, nhng tổ chức tư vấn xây dựng nào cũng đều có trách nhiệm lập luận chứng, lập hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toán công trình.
Thời gian qua có quá nhiều gói thầu trúng với giá thấp hơn nhiều so với giá dự án được duyệt, thậm chí có gói thầu trúng với giá chỉ bằng 30% - 40% giá dự toán của chủ đầu tư. Một điều hiển nhiên là, trong xây dựng cơ bản, không thể có công trình nào được thi công với giá 30 – 40% thậm chí 50 – 70% giá dự toán. Sự sai lệch tới một nửa giá dự toán được duyệt không thể hiểu khác là do tổ chức tư vấn, thiết kế và chủ đầu tư đã bỏ qua quá nhiều sai sót, tính toán không chuẩn xác, đưa đến hậu quả giá đầu tư tăng lên gấp đôi và như vậy không thể coi chênh lệch giữa giá dự toán của chủ đầu tư và giá trúng thầu là một khoản tiết kiệm được.
Trong quy chế đấu thầu hiện nay không quy định trách nhiệm cụ thể, không có chế tào đối với t vấn. Không ai xử phạt t vấn khi sai sót, mà chỉ có những điều quy định chung chung nh một nghĩa vụ, hoặc khuyến cáo “phải theo đúng pháp luật” - có hàng loạt công trình đợc bốc giá lên, điển hình nh dự án đờng Quy Nhơn - Sông Cầu, t vấn vẽ ra đến trên 400 tỷ đồng, thực tế chỉ làm hết 60%; đê chắn sóng cho cảng Dung Quất tư vấn vẽ ra 80 triệu $, công ty Lũng Lô và LICOGI chỉ bỏ thầu 45 triệu $; cảng Cái Lân giá trúng thầu chỉ bằng 55% giá dự kiến của chủ đầu tư (tức là giá dự toán do t vấn và Ban quản lý xác định) thấp hơn gần 55 triệu $; gói thầu một dự án nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi dự toán được duyệt 150 triệu $, nhng giá trúng thầu chỉ 103 triệu (giảm 30%); dự án đường Xuyên Á giá thắng thầu 41,6 triệu $ so với 84,4 triệu giá dự toán (xấp xỉ 50%)... Đây là “thành tích” của nhà thầu hay tư vấn? Hay chỉ đơn thuần là một sự tính toán sai?
* Các cấp có thẩm quyền: Trong một số trường hợp, sự tham gia của các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền chưa đáp ứng yêu cầu của quy chế đấu thầu đã làm ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu. Mặc dù chưa có những phát hiện về những tiêu cực cụ thể ở các ngành và địa phương, nhưng thực tế đã và đang tồn tại nhiều dạng vi phạm quy chế đấu thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu và xét thầu. Như tình trạng áp dụng phương pháp đấu thầu hạn chế tràn lan, có sự sắp đặt từ trước. Theo số liệu của một số địa phương, việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế ở một số dự án có sự sắp đặt từ trước, quy định điều kiện dự thầu có lợi cho nhà thầu nào đó, có hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”. Theo báo cáo, ở Tỉnh Vĩnh Phúc, trong 6 tháng đầu năm 2000, trong số 51 gói thầu thì có 29 gói chỉ định thầu; Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện tổng số 213 gói, trong đó có 156 gói chỉ định thầu, 54 gói đấu thầu hạn chế; Thành phố Hải Phòng thực hiện 38 gói thầu nhưng chỉ có 1 gói thầu đấu thầu rộng rãi.
* Các đối thủ cạnh tranh
Thắng thầu là mục tiêu của các nhà thầu. Để thắng thầu, có một số các nhà thầu đã dùng các biện pháp mang tính tiểu xảo để thắng thầu. Những biện pháp này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà thầu cùng tham dự thầu mà còn làm hại tới lợi ích của chủ đầu tư và đôi khi còn chính cả nhà thầu đó.
- Hiện tượng bỏ thầu giá thấp: Như đã biết giá dự thầu là một yếu tố quan trọng gần như quyết định đến việc “trúng” hay “trượt” của các nhà thầu. Tình trạng phổ biến xảy ra trong đấu thầu thời gian qua là các nhà thầu thi nhau hạ giá, bỏ giá quá thấp để cốt sao thắng thầu, giành được công trình, sau đó khi thi công thì thay thế nguyên vật liệu bằng những loại không đảm bảo với giá thành rẻ hơn hoặc xin cấp thêm vốn. Một số nguyên nhân chính của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này là :
+ Do thiếu việc làm, để có tiền trả lương cán bộ, công nhân và các chi phí khác, doanh nghiệp phải hạ giá để thắng thầu, nhằm giải quyết đợc bế tắc trước mắt.
+ Do tình trạng tài chính doanh nghiệp: nợ đến hạn phải trả gây áp lực lớn buộc doanh nghiệp phải bằng mọi giá, kể cả lỗ để thắng thầu, có thể tiếp tục vay tiền ngân hàng trả nợ đáo hạn, tránh được sự cố đổ vỡ, đe doạ phá sản hoặc bị phong toả tài khoản tại ngân hàng, tìm lối thoát hiểm tạm thời cho doanh nghiệp.
+ Do đầu tư mua sắm thiết bị: đầu tư giàn trải tràn lan không có định hướng mục tiêu cụ thể dẫn đến việc máy móc chỉ sử dụng được một vài công trình sau đó không có việc, máy nằm ở kho bãi không làm ra sản phẩm, không có nguồn khấu hao để trả nợ vay ngân hàng. Bỏ giá thầu thấp, tự giảm giá khấu hao máy để có khối lượng thi công, có tiền luân chuyển, giải quyết được một phần nợ vay đến hạn trả...
+ Bằng các thủ thuật thiếu lành mạnh, móc ngoặc, thậm chí thông đồng với chủ đầu tư, tư vấn, giám sát bỏ giá thầu thấp để thắng thầu. Sau khi thắng thầu, sẽ tìm cách xoay xở, bổ sung khối lượng, cắt xén, đổi chác vật liệu. Thậm chí nhiều khi thông đồng với bên A, sửa đổi, bổ sung thiết kế. Khối lượng này do A và B thoả thuận không qua đấu thầu,dẫn đến công trình thực tế được hoàn thành với giá quyết toán cao hơn giá thắng thầu rất nhiều.
- Thư giảm giá ngày càng khốc liệt và phi lý: Tỷ lệ giảm giá từ 5 – 7% tăng lên 20 – 30%, thậm chí giảm giá tới gần 40% với giá trị tuyệt đối từ 5-7 tỷ lên tới 100 tỷ, 170 tỷ, 223 tỷ. Trong một cuộc mở thầu có đến 70 – 80% số nhà thầu gửi th giảm giá mức giảm từ 5 – 25%, giảm đều cho tất cả các hạng mục hoặc từng hạng mục. Những con số vô lý như vậy lại có thể qua mặt được những chuyên gia chấm thầu “ đầy kinh nghiệm”? Nhưng sự thật thì những nhà thầu bỏ giá thấp như vậy lại chính là những người trúng thầu. Trong Quy chế đấu thầu đã quy định rất rõ từng bước của quá trình bỏ thầu và chấm thầu như phải qua vòng sơ tuyển; rồi quy trình chấm thầu với phương pháp “giá đánh giá”, vượt đợc 70/100 điểm kỹ thuật, yếu tố còn lại để quyết định thắng thầu là giá bỏ thầu... Nhưng sự thật có hàng trăm, nghìn thủ thuật để biến báo chất lượng xấu trở thành tốt, làm thời gian chậm trở thành hợp lý để không bị phạt. Các loại tiêu cực, tham nhũng ẩn náu trong tất cả các khâu của quá trình tư vấn, thiết kế, giám sát thi công, kiểm định, nghiệm thu, bàn giao công trình. Và nhà thầu đại hạ giá chưa chắc đã phá sản ngay, hoặc chịu lỗ lớn nhờ vào các hoạt động ngầm trong tất cả các mắt xích đó.
- Việc móc ngoặc chạy thầu giữa các nhà thầu với ban Quản lý dự án, tư vấn lập Hồ sơ mời thầu, hội đồng xét thầu, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật nhằm tác động để được trúng thầu như chiếm đoạt hoặc tiết lộ bí mật thông tin, tài liệu đấu thầu, đưa, nhận hối lộ và cố ý làm trái quy định của nhà nước về đấu thầu, vi phạm nghiêm trọng quy chế đấu thầu. Việc móc ngoặc xảy ra trong tất cả các giai đoạn của đấu thầu từ khâu lập dự án, lập kế hoạch, ra đầu bài, tổ chức chấm, xét thầu, thương thảo hợp đồng... Quá trình lập Hồ sơ mời thầu có biểu hiện ra điều kiện, quy định có lợi, phù hợp với khả năng của nhà thầu đã móc ngoặc, nhiều khi gây tranh luận, kiện cáo kéo dài làm chậm quá trình xét thầu, ảnh hưởng đến tiến độ dự án hoặc tiết lộ thông tin để nhà thầu lập Hồ sơ dự thầu sát đầu bài, đạt điểm cao. Trong giai đoạn chấm thầu thì tiết lộ thông tin về giá cả chào của các nhà thầu, kết quả chấm thầu...
Tổng kết về khả năng cạnh tranh của công ty, mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty.
Điểm mạnh
Điểm yếu
chất lượng tốt, ấn tượng sản phẩm tốt
Nguồn nhân lực dồi dào
Năng lực thiết bị, công nghệ đáp ứng tốt những đòi hỏi của các công trình phức tạp.
Kinh nghiệm thi công
Sản xuất kinh doanh có lãi, đã có tích lũy
Tình hình tài chính chưa thực sự vững chắc, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý.
Cơ cấu nhân sự, trình độ năng lực còn bất cập
Công tác xây dựng hồ sơ dự thầu còn hạn chế.
Tính đồng bộ của máy móc thiết bị chưa cao.
Mô hình quản lý điều hành dự án chưa phù hợp.
Cơ hội
Thách thức
Triển vọng thị trường trong nước và đặc biệt thị trường truyền thống ngày càng được mở rộng.
Chính sách ưu đãi nhà thầu trong nước
Quyền tự chủ ngày càng cao
Mở rộng thị trường nhờ chính sách mỏ của và hội nhập
Các đối thủ cành tranh ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và năng lực.
yêu cầu ngày càng cao của các chủ đầu tư.
Biến động về giá cả.
Các dối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài.
Chương 2
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY
2.1. Phương hướng của Công ty trong thời gian tới
Hoàn thành đúng tiến độ những công trình đang dở dang chuyển tiếp từ năm 2006.
Bảng: Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đang và sẽ thi công trong thời gian tới
STT
TÊN DỰ ÁN
GIÁ TRỊ THỰC HIỆN
(1000Đ)
THỜI GIAN THỰC HIỆN
CHỦ ĐẦU TƯ
BẮT ĐẦU
HOÀN THÀNH
1
Triền tàu Sông Thu
6.543.000
2006
2007
Công ty Sông Thu - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
2
Cầu chính Đình Vũ
13.749.000
2006
2007
BQLDA DAP Đình Vũ - Hải Phòng
3
Đê vây Nha Trang
12.200.000
2006
2007
Công ty Lâm Viên - BQP
4
Xây dựng hệ thống GTVT ngoài nhà máy bao gồm bến nhập và xuất đá vôi Dự án xi măng Yên bình
71.045.205
2006
2007
Công ty cổ phần
xi măng Yên Bình
5
Cầu chính + phân đoạn 18 cầu dẫn gói thầu số 7 Dự án Đầu Tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP tại khu kinh tế Đình Vũ TP Hải Phòng
14.570.551
2006
2007
Công ty CDCT56 - Tổng công ty Thành An -BQP
6
Thi công xây dựng phàn thủy công sàn nâng tàu 1000T + kè bờ khu vực sàn nâng
39.584.253
2006
2007
Công ty 189 - Tổng cục CNQP
7
Bến cập tàu chở hàng Thiệp Phước và các công việc kèm theo
10.502.830
2006
2007
Công ty Dầu Thực Vật Cái Lân tại Hiệp Phước.
8
Gói thầu số 1 “xây dựng bến cập tầu 1000DWT, kè bảo về bờ, tôn tạo bãi” thuộc công trình Trung tâm quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Miền Trung
9.838.753
2006
2007
Công ty Sông Thu - Tổng cục công nghiệp Quốc Phòng
9
Gói thầu 16: Xây dựng Bến Xuất + kè bờ tràm nghiền Phú Hữu - Dự án Nhà máy xi măng bình Phước
16.169.930
2007
2007
Công ty Xi Măng
Hà Tiên
10
Xây dựng triền tàu 2000DWT- Dự án Xây dựng nhà máy đóng tầu Sông Hồng
21.078.593
2006
2007
Công ty CNTT và Xây Dựng Sông Hồng
Trong một vài năm tới với sự thay đổi ngày càng nhanh của đất nước và thế giới. Nhất là tình hình Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, khi chính phủ có nhiều dự án xây dựng nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT đồng nghĩa với việc công ty có nhiều cơ hội, việc làm hơn, nhưng song song với những cơ hội đó là một thách thức không nhỏ đối với các công ty xây dựng nói chung và đối với công ty Công Trình Đường Thủy nói riêng. Để tồn tại và phát triển ngày càng giữ vững và nâng cao uy tín, công ty đã đề ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể cho một số năm tiếp theo :
Khả năng hoạt động
Năm 2007
Vòng quay vốn lưu động
1.5
Tốc độ tăng trưởng
10 - 15%
Hiệu suất sử dụng lao động
98%
Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị
50%
Tỷ lệ hoàn thành công trình
100%
Ngoài các mục tiêu cụ thể trên, công ty còn phải tích cực thực hiện các mục tiêu dài hạn như:công tác mở rộng, tìm kiếm thị trường, mở rộng các mối quan hệ liên doanh liên kết cũng như các mối quan hệ với nhà cung cấp... tranh thủ sự giúp đỡ các mặt của tổng công ty... Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chú trọng đào tạo về quản lý kinh tế. Có kế hoạch đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại thay thế các công nghệ cũ kỹ lạc hậu. Bổ sung sửa đổi quy ché sản xuất kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường, thực hiện giao khoán nội bộ công khai rõ ràng. Xây dựng quy chế khoán đến từng cán bộ, công nhân viên gắn liền trách nhiệm và quyền lợi. Bên cạnh đó còn phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công cũng như khi nghiệm thu công trình. Hạn chế sự thất thoát lãng phí nhằm giảm chi phí, giảm giá thành của công trình. có chế độ khuyến khích người lao động, đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho người lao động, đồng thời cũng kiên quyết xử lý nghiêm túc những cá nhân, tập thể vi phạm quy chế điều hành sản xuất kinh doanh, kỷ luật lao động. Thường xuyên đào tạo, gửi đi học đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề kế cận đáp ứng đầy đủ trên tất cả các công trình thi công, bổ sung đội ngũ công nhân lành nghề cho các đơn vị đáp ứng các nhiệm vụ thi công trước mắt cũng như lâu dài.Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ đối với ngời lao động, thực hiện và tham gia đầy đủ các chế độ, loại hình bảo hiểm nh: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm con ngời. Đảm bảo phân phối tiền lơng, tiền thởng và thu nhập theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thắng thầu của Công ty
2.2.1.Nghiên cứu xác định cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu.
* Tăng cường việc thu thập và nắm vững thông tin liên quan đến dự án và gói thầu
Thị trường của công ty là thị trường trong nước và thị trường xây dựng trong khu vực. Vì vậy, việc tìm kiếm thông tin về dự án, về một gói thầu đang chuẩn bị triển khai không phải là dễ dàng. Theo quy định về chế độ đấu thầu, trước khi bán Hồ sơ đấu thầu dự án, chủ đầu tư phải có thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng khoảng thời gian này thường là rất hạn chế. Trong khi đó, việc hiểu kỹ về chủ đầu tư, về dự án và thị trường các nhà cung cấp là hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3036.doc