Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hoàng Mai

MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai. 11 Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm 2006-2008. 41 Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai trong giai đoạn 2006 - 2008 43 Bảng 1.3: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư và phát triển 47 Bảng 1.4: Tình hình sử dụng vốn cho ĐTPT 52 Biểu đồ 1.3: Tình hình sử dụng vốn

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai 52 LỜI MỞ ĐẦU Năm 2008 kết thúc, kinh tế Việt nam đã trải qua nhiều thăng trầm với những biến động đáng kể…. Hàng loạt sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng đã thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nghành ngân hàng cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các ngân hàng ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế, với vai trò là trung gian tài chính, các ngân hàng điều tiết các luồng vốn chu chuyển giữa các đơn vị kinh tế, từ nơi thừa vốn sang nơi cần vốn, giúp việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đồng thời là công cụ vĩ mô nhằm điều tiết nền kinh tế, thực hiện các chủ chương chính sách của đảng và nhà nước, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công cuộc đầu tư phát triển nói riêng. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngân hàng hoạt động đầu tư phát triển, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai và được tiếp cận với các hoạt động của ngân hàng, em đã chọn đề tài nghiên cứu về “Tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai” Kết cấu của chuyên đề thực tập: Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập gồm có chương: Chương I : Thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Chương II: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI 1.1. Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập vào năm 1988 theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của chính phủ. Nghị định quy định về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh , trong đó có ngân hàng phát triển nông ngiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Ngày 14/11/1990 thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thay thế ngân hàng phát triển nông thôn Việt Nam theo quyết định 400/CT. Ngân hàng nông nghiệp là ngân hàng thương mại, hoạt động chính trong lĩnh vực nông nghiệp , phát triển nông thôn , hoach toán kinh tế độc lập , là một pháp nhân , tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình với phát luật. Ngày 01/013/1991 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định sơ 18/NHQĐ thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tại TPHCM. Ngày 24/6/1994 thống đốc ngân hàng nhà nước có quyết định số 439/CVTCCB về việc thành lập văn phòng đại diện miền trung tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định . Ngày 22/12/1992 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định thành lập các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các tỉnh thành phố bao gồm 3 sở giao dịch : sở giao dịch số 1 tại Hà Nội , sở giao dịch số 2 tại TPHCM , sở giao dịch số 3 tại Bình Định và 43 chi nhánh tại các tỉnh thành phố , chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các quận huyện thị xã có 475 chi nhánh. Ngày 7/3/1994 thủ tướng chính phủ ký quyết định số 90/TTG quy định ngân hàng nông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước , cơ cấu bao gồm : hội đồng quản trị , tổng giám đốc và bộ máy giúp việc bao gồm : bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên gồm có: các đơn vị hoạch toán phụ thuộc , các đơn vị hoạch toán độc lập , các đơn vị sự nghiệp , phân biệt các chức năng và các chức năng điều hành, chủ tịch hộ đồng quản trị và tổng giám đốc. Trên cơ sở những kết quả khả quan của quỹ cho vay ưu đãi người nghèo , ngân hàng nnoong nghiệp đề xuất lập ngân hàng phục vụ người nghèo và được chính phủ, ngân hàng nhà nước đánh giá ca ova cũng được Xã hội hoan nghênh. Ngày 31/8/1995 thủ tướng chính phủ quyết định thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo theo quyết định số 525/TTG. Ngày 15/11/1996 thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 280/QĐNHNN đổi tên ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN & PTNN Việt Nam). Năm 1998 ngân hàng chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng tín dụng , xử lý nợ xấu, quản lý công tác thẩm định, duyệt các hợp đồng cho vay mới và đề ra các biện pháp hạn chế nợ xấu. Năm 2001 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khai thác thực hiện đề án tái cơ cấu bao gồm các nội dung là : cơ cấu lại các khoản nợ , lành mạnh hóa các hoạt động tài chính, nâng cao tài sản sở hữu, thay đổ hệ thống kế toán cho phù hợp với quốc tế, cơ cấu lại bộ máy tổ chức theo các mô hình ngân hàng thương mại hiện đại chuẩn quốc tế, tăng cường đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu phát triển của ngân hàng trong tương lai, đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng kho dữ liệu thông tin quản lý hiện đại. Cùng với việc mở rộng thị phần trong nước ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế . Tính đến cuối năm 2002, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã là thanh viên của nhiều tổ chức, hiệp hội ngân hàng như: APRACA, CICA và ABA, và tổng giám đốc của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã là thàn viên của ban điều hành APRACA và CICA. Năm 2003 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đẩy nhanh việc thực hiện việc tái cơ cấu với mục tiêu đưa ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phát triển ở quy mô lớn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Ngày 7/5/2003 chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 226/2003/QĐ/CTN phong tặng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới do có những thành tích xuất sắc đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước góp phần phát triển kinh tế và xã hôi của nước ta trong thới kỳ đổi mới. Năm 2008 đánh dấu một chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , trong kế hoạch phát triển của mình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phấn đấu sẽ trở thành một tập đoàn tài chính hoạt động đa lĩnh vực, đa nghành và xác định các mục tiêu phấn đấu là: trên thị trường tài chính phải giữ vững vai trò chủ đạo, xúc tiến cổ phần hóa các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa ngân hàng theo lộ trình đã đề ra trong kế hoạch phát triển, giải quyết tình trạng nợ xấu, đạt mức an toàn về vốn theo các tiêu chuẩn quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phát triển thương hiệu của ngân hàng. 1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Hoàng Mai Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai là chi nhánh loại một trưc thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,được tổ chức và hoạt đông theo quy chế về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam kem theo qyết định thành lập số 1337/QD/HĐQTTCCB của hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành ngầy 24/12/2004. Tháng 10/2004 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có quyết định hoạt động chính thức. Địa chỉ: 813 đường Giải Phóng – quận Hoàng Mai – Hà Nội. Chi nhánh mới được thành lập nên gặp rất nhiều khó khăn bởi vì chưa có khách hàng truyền thống , chịu sự cạnh tranh của nhiều chi nhánh ngân hàng như: chi nhánh ngân hàng đầu tư Việt Nam, chi nhánh ngân hàng công thương, chi nhánh ngân hàng quân đội…cùng với xu hướng giảm gửi tiền tiết kiệm của dân cư trong ngân hàng để đầu tư vào các lĩnh vực khác như: chứng khoán, bất động sản… Điều đó làm cho tiền tiết kiệm của dân cư giảm. Ngoài ra, ngân hang cũng phai chịu sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng ngoài Việt Nam theo lộ trình của các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết: hiệp định về mở của hoạt động ngân hàng đã ký với WTO, hiệp định thương mại Việt Mỹ… Mặc dù có những khó khăn nhưng với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, cùng sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thì chi nhánh ngân hàng ngày càng phát triển đúng với mục tiêu kế hoạch đã đề ra ban đầu khi thành lập chi nhánh. 1.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai. Để cho hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai có hiệu quả cao thi chi nhánh đẫ tiến hành chuyên môn hóa trong tưng lĩnh vực hoạt động, đồng thời còn phân chia rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của các phòng ban. Các phòng ban thuộc chi nhánh có những nhiệm vụ nhất định nhưng chung vẫn có quan hệ hưu cơ với nhau để tạo thành một khối thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau cũng như tăng cường cho nhau trong các hoạt động của mình. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai. Ban Giám đốc chi nhánh Hoàng Mai Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng giao dịch Nguyễn Trãi Phòng giao dịch Trần Thánh Tông Phòng giao dịch Cửa Nam Phòng giao dịch Giáp Bát Phòng giao dịch Đại Kim Phòng giao dịch Ngã Tư Sở Phòng kế toán ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Phòng giao dịch Phòng kinh doanh ngoai hối Phòng dịch vụ maketting Phòng Điện toán, tin học Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Nguồn: Phòng hành chính nhân sự chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai 1.1.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai + nhận tiền gửi tiết kiệm , các loại tiền gửi , kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với hình thức đa dạng, lãi xuất linh hoạt và hấp dẫn, mua bán các loại ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và ngoài nước với các dịch vụ chuyển tiền nhanh là Wesrton Union + Cho vay với lãi suất linh hoạt và với các loại hình cho vay đa dạng, thực hiện các nghiệp vụ tài chính như: bảo lãnh ngân hàng đối với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước , thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ , chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT với các ngân hàng trên thế giới một cách nhanh chong vầ an toàn và thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu… + Thực hiện các nghiệp vụ về thẻ, phát hành và thanh toán thẻ trong nước và quốc tế, thự hiện việc chi trả lương qua thẻ, thực hiện việc thanh toán qua thể với các hệ thống thẻ kết nối với nhiều hệ thống thẻ của các ngân hàng trong nước cũng như quốc tế…, đảm bảo cho việc sử dụng thẻ được thuận tiện, an toàn. + thưc hiện các dịch vụ qua điện thoại như: tư vấn qua điện thoại, nạp tiền vào tài khoản điện thoại qua tin nhắn, chuyển khoản qua điện thoại di động… + Hoạt động trên thị trường tài chính: đầu tư vào thị trường chứng khoán mà chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu, đầu tư vào các quỹ đầu tư trên thị trương tài chính, đầu tư vào các tổ chức tài chính liên doanh , liên kết…. + Hoạt động các dịch vụ về ngân hàng : thanh toán , kinh doanh vàng và ngoại tệ, tư vấn, môi giới kinh doanh chứng khoán, bảo lãnh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, ủy thác đầu tư…. 1.1.1.5. Các chức năng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Haongf Mai với tư cách là một tổ chức tài chính, một ngân hàng thương mại nên ngân hàng thực hiện nhiều chức năng về tài chính khác nhau là: a. Chức năng làm trung gian tín dụng: Với chức năng này thì chi nhánh Hoàng Mai thực hiện các nghiệp vụ sau: Chi nhánh huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội của các chủ thể trong xã hội như: các hộ gia đình, các cá nhận các cơ quan, tổ chức hoạt động trong nền kinh tế…. Để hình thành nguồn vốn nhằm mục đích cho vay Chi nhánh dùng nguồn vốn đã huy động được thông qua các nghiệp vụ huy động để tiến hành cho vay với các đối tượng có nhu cầu vay vốn hoặc thiếu vốn, điều này góp phần làm lưu thông hàng hóa phát triển, thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất. Với các chức năng trên thì có thể khẳng định Chi nhánh là cầu nối giữa những khách hàng của chi nhánh hay cụ thể hơn là câu nối giữa những người có vốn nhàn rỗi gửi tiết kiệm tại chi nhành và những người có nhu cầu về vốn đã vay vốn tại ngân hàng. Chức năng làm trung gian tín dụng của ngân hàng mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng: + Người gửi tiền tiết kiệm tai chi nhánh thu lãi suất từ các khoản tiền gửi của mình. Mặt khác, chi nhánh còn bảo đảm cho các khoản tiền gửi được an toàn + người đi vay vốn có được vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình hoặc phục vụ cho các mục đích khác của hojmootj cách nhanh chóng ,với chi phí không quá tốn kém. + Chi nhánh ngân hàng thì thu được một khoản lợi nhuận từ việc cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất mà họ trả cho người gửi tiền. Chức năng làm trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và là một trong những chức năng chính của ngan hàng. b. Chức năng làm trung gian thanh toán Ngân hàng đi vay rồi lại cho vay, đó là cơ sở của chức năng trung gian thanh toán. Đối với ngân hàng khi làm chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng sẽ thực hiện những nghiệp vụ sau : mở tài khoản cho khách hàng gửi tiền, nhận tiền gửi của khách hàng va làm nhiệm vụ thanh toán khi có yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng tiêu dùng để mua hàng hóa và dịch vụ mà có yêu cầu ngân hàng thanh toán thì ngân hàng trích các khoản thanh toán đó từ tài khoản của khách hàng và nhập các khoản tiền gửi vào tài khoản khi có yêu cầu của khách hàng. Việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng thông qua chuyển khoản là hình thức thanh toán hiện đại , thuận tiện nhanh chóng và rất an toàn cũng như việc tiết kiệm chi phí. Đồng thời cung góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn và lưu thông hàng hóa, góp phần làm tăng hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội. c. Chức năng tạo tiền Chi nhánh ngân hàng thông qua chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán sẽ tạo ra lượng tiền lớn hơn nhiều lần so với số tiền lưu thông trong nền kinh tế. Với chức năng trung gian tín dụng thì ngân hàng sử dụng số tiền huy dộng được để tiến hành cho vay, số tiền được ngân hàng cho vay khách hàng lại dùng chúng vào việc thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở các ngân hàng khác. Thông qua việc này mà số tiền sẽ tăng lên nhiều lần so với số tiền ban đầu. số tiền tăng lên phụ thuộc vào : tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán. Chức năng này góp phần tạo điều kiện thận lơi cho sản xuất kinh doanh, tạo tiền chuyển khoản thay thế tiền măt, do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông .Và với vai trò tạo tiền, chi nhánh ngân hàng cồn là công cụ để ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Viêt Nam thực hiện các chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương giao cho. 1.1.2. Nguồn vốn của chi nhánh ngân hàng Hoàng Mai Nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh ngân hàng bao gồm : vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân, các khoản vay của các tổ chức tài chính tín dụng trên thị trường tài chính và vay của ngân hàng trung ương. 1.1.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chi nhánh ngân hàng, nguồn vốn này bao gồm : vốn điều lệ của chi nhánh ngân hàng, các quỹ dự trữ và các tài sản nợ khác theo quy định của pháp luật. + vốn điều lệ của chi nhánh là nguồn vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng Hoàng Mai là chi nhánh trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên vốn điều lệ là nguồn vốn nhà nước. Vốn điều lệ nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng cung như khả năng tài chính của chủ sở hữu ngân hàng, nhưng mức vốn này không được thấp hơn mức vốn pháp định mà pháp luật quy định đối với ngân hàng thương mại nhà nước. + Các quỹ dự trữ của ngân hàng : Trong quá trình kinh doanh của mình ngân hàng trích nguồn lợi nhuận của mình để lập các quỹ , các quỹ này đảm bảo cho ngân hàng duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình được liên tục. các quỹ của ngân hàng bao gồm : quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ và các quỹ khác như : quỹ phúc lợi, quỹ phát triển nguồn nhân lực, quỹ khen thưởng…. + các tài sản nợ khác theo quy định : Pháp luật quy định các tài sản nợ được coi như vốn chủ sở hữu của ngân hàng, các tài sản này bao gôm : các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận để lại mà chưa phân phối cho các quy và vốn đầu tư được nhà nước cấp. Nguồn vốn chủ sở hữ có một ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó là điều kiện pháp lý để ngân hàng có thể ra đời và hoạt động, là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu an toàn cho ngân hàng. Mặc dù nguồn vốn này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn của ngân hàng. 1.1.2.2. Nguồn vốn huy động của ngân hàng Các ngân hàng cung cấp nhiều loại dịch vụ tiền gửi nhằm mục đích huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư cung như của các tổ chức kinh tế. Các dịch vụ huy động tiền gửi mà ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm khác biệt và phù hợp với nhu cầu gửi tiền của từng đối tượng gửi tiền và phù hợp với nhu cầu rút tiền của các đối tượng này. Phân chia theo đối tượng gửi tiền thì tiền gửi của ngân hàng thương mại gồm có : tiền gửi của dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế và các loại tiền gửi khác. a. Vốn huy động từ tiền gửi : + Tiền gửi của dân cư: Tiền gửi dân cư là một nguồn vốn huy động rất quan trọng của ngân hàng. Tiền gửi dân cư bao gồm : - Tiền gửi tiết kiệm của dân cư : hình thưc gửi tiền tiết kiệm là một hình thức cơ bản và truyền thống của ngành ngân hàng, người gửi tiền tiết kiệm sẽ được giao một cuốn sổ tiết kiệm chứng nhận số tiềm gửi vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng, sổ tiết kiệm nay có thể dung làm tai sản thế chấp để đi vay ngân hàng. Trong hình thức gửi tiền tiết kiệm thì có hai loại là : tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn - Tiền gửi để thảo mãn nhu cầu thanh toán hay là tiền gửi thanh toán : Hình thức này được sử dụng để các cá nhân và tổ chức đã mở tài khoản tại ngân hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tiền gửi của dân cư luôn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, mặt khác để huy đọng nguồn tiền này thì ngân hàng chỉ phải trả một chi phí khá thấp. Do đó, ngân hàng cần chú trọng tới việc huy động nguồn vốn này thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động như : huy động tiền mặt , huy động bằng vàng, huy động thông qua các giấy tờ có giá, huy động tiền gửi xây dựng nhà ở…. Với lãi suất cạnh tranh và linh hoạt. + Tiền gửi của tổ chức kinh tế : Các đơn vị sản xuất kinh doanh trong chu kỳ sản xuất kinh doanh thường có một lượng tiền nhàn rỗi nhất định như : các khoản lợi nhuận đã trích các quỹ chưa sử dụng đến, tiền bán hàng, tiền trích để mua nguyên vật liệu nhưng chưa sử dụng…Đối với các doanh nghiệp thì mục tiêu lợi nhuận được đặt trên hết do đó họ sẽ không để các khoản tiền này nằm im không sinh lời , do đó các doanh nghiệp này thường gửi các khoản tiền này vào ngân hàng vừa để đảm bảo tính an toàn, thuận tiện khi cần sử dụng mà vẫn đảm bảo số tiền đó sinh lời. Các doanh nghiệp có thể gửi vốn vào ngân hàng dưới hai hình thức là : tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn tùy thuộc vào kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn tiền này đẻ thu hút lượng tiên gửi của các doanh nghiệp như : Đưa ra các kỳ hạn gửi tiền đa dạng ( 2 tháng, 3 tháng , 6 tháng….) với mức lãi suất cạnh tranh, ưu tiên rút tiền trước kỳ hạn (trước một thời gian nhất định) mà vẫn trả lãi suất có kỳ hạn trong những trường hợp doanh nghiệp cần vốn ngay…. - Tiền gửi không kỳ hạn : là loại tiền gửi mà ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng vào bất kỳ thời điểm nào khi mà khách hàng yêu cầu thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là thỏa mãn mục đích thanh toán của chủ tài khoản. Mặc dù là loại tiền gửi không xác định được thời gian rút tiền nhưng trên thực tế tại mỗi ngân hàng thì thời gian rút tiền cũng như số lượng rút tiền luôn chênh lệch tại các thời điểm nên trong nhưng trường hợp tiền gửi không kỳ hạn có số dư và lượng tiền thanh toán của ngân hàng đạt một tỷ lệ cho phép thi ngân hàng hoàn toàn có thể dùng số dư tiền gửi không kỳ hạn đẻ tiến hành cho vay và sử dụng vào các mục đích khác. Vì là nguồn tiền nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh toán của chủ tài khoản nên lãi suất của các khoản tiền gửi không kỳ hạn là rất thấp , trong nhiều trường hợp thì lãi suất được tính bằng không, do đó nguồn tiền này ngân hàng tiết kiệm được một khoản trả lãi đồng thời cũng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc cho vay. - Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng và khách hàng có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền và lãi suất. Do đó trong những trường hợp khách hàng rút tiền trước kỳ hạn thì khách hàng sẽ không được hưởng lãi suất, hoặc được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn, hoặc sẽ được hưởng một mức lãi suất phạt do rút tiền trước thời hạn do ngân hàng quy định. Do là loại tiền gửi mà ngân hàng biết trước được thời gian rút tiền nên ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động sử dụng nguôn vốn huy động tử nguồn này để cho vay và đầu tư một cách chủ động. Nguồn vốn huy đọng từ tiền gửi có kỳ hạn là nguôn vốn an toàn và mang tính ổn định cao, vì vậy ngân hàng cần đưa ra các biện pháp nhằm thu hut nguồn tiền nay như : đưa ra các kỳ hạn khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu của khach hàng gửi tiền và với mỗi kỳ hạn thì áp dụng một mức lãi suất khác nhau, kỳ hạn càng dài thì áp dụng mức lãi suất càng cao. + Các loại tiền gửi khác : Tiền gửi từ các nguồn khác bao gồm : - Tiền gửi của các tổ chức khác như : các tổ chức tín dụng, các tổ chức xã hội , các tổ chức phi chính phủ, các quỹ đầu tư…. - Tiền gửi của kho bạc nhà nước - Tiền gửi của người Việt Nam tại nước ngoài…. b. Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá Nguồn vốn này được ngân hàng huy động thông qua việc phát hành các giấy tờ như : chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng trên thị trường tài chính. Các giấy tờ có giá được ngân hàng phát hành có độ toàn rất cao, do đó nó là kênh đầu tư của các cá nhân và tổ chức trong xã hội có nguồn tiền nhàn rỗi. Đây là một kênh đầu tư rất hiệu quả và an toàn khi họ không thể tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp được, mặt khác kênh này còn rất thuận tiện bởi các giấy tờ như : chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và trái phiếu ngân hàng có tính thanh khoản cao, khi cần tiền mặt thì chủ sở hữu của nó có thể dễ dàng bán lại trên thị trường tài chính. Nguồn vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá là rất quan trọng với ngân hàng bởi thông qua phát hành giấy tờ có giá ngân hàng có thể huy động được một khối lượng vốn lớn , trong một thời gian ngắn và hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng chúng. Hình thức huy đọng vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá được ngân hàng áp dụng trong trường hợp ngân hàng đã cân đối nguồn vốn và nhu cầu sử dụng vốn và được sự đòng ý của thống đốc ngân hàng trung ương hoặc trong trường hợp ngân hàng tiếp nhận được một dự án vay vốn lớn và giải ngân trong thời gian ngắn. Tóm lại , nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu của ngân hàng . Nguồn vốn này có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy đọng nguồn vốn này nhằm gia tăng nguồn vốn này. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của nghành ngân hàng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 1.1.2.3. Nguồn vốn huy động từ việc đi vay Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không phải lúc nào cung suôn sẻ, trong những thời điểm khác nhau thì luôn tồn tại tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn, vấn đề thiếu vốn xảy ra khi ngân hàng huy động được vốn nhưng không cho vay hết, đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế suy thoái, ngược lại vấn dề thiếu vốn xảy ra khi có nhừng dự án vay vốn lớn nhưng ngân hàng lại không dủ vốn để cho vay, hay trong những trường hợp số lượng người gửi tiền rút tiền trước thời hạn lớn. Trong tình trạng thiếu vốn thì ngân hàng có thể vay của các tổ chức tín dụng hay của các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vay vốn hay rút tiền của khách hàng. Các nguồn vốn huy đọng từ việc đi vay : + Vốn vay của các tổ chức tín dụng khác : Trong những trường hợp thiếu vốn cho vay hoặc thanh toán mà hội sở chính không đáp ứng được cho ngân hàng thi việc ngân hàng vay của các tổ chức tín dụng trên thị trương tài chính là một giải pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu vốn của mình. + Vốn vay ngân hàng nhà nước : Trong những trường hợp thiếu vốn thì ngân hàng thương mại sẽ tiến hành vay vốn của ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp vay vốn của ngân hàng nhà nước thì ngân hàng thương mại sẽ vay ngắn hạn và dưới các hình thức khác nhau như : chiết khấu các giấy tờ có giá, chiết khấu thương phiếu, cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ có giá và thương phiếu. Trong những trường hợp khẩn cấp khi có chỉ thị của thủ tướng chính phủ ngân hàng nhà nước sẽ cho cấc ngân hàng thương mại mất khả năng thanh toán vay để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hang quốc gia và tạo tâm lý ổn định cũng như long tin của người gửi tiền. Nguồn vốn huy động từ việc vay nợ các tổ chức tín dụng trên thị trường tài chính và vay nợ của ngân hàng nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, nó đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng , cugnx như đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường mặc dù nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. 1..1.2.4. Nguồn vốn khác của ngân hàng Ngoài vốn huy động từ tiền gửi và vốn đi vay ngân hàng còn tạo lập cho mình nhiều nguồn vốn khác như : + Nguồn vốn mà ngân hàng có được trong quá trình làm trung gian thanh toán như : - Vốn lưu ký tại ngân hàng trong các hình thức thanh toán như : séc, thư tín dụng… - Vốn đang trong thời gian kuaan chuyển từ tài khoản của người phải trả tiền mà chưa chuyển vào tài khoản của người nhận do phải xử lý các chứng từ lien quan đến việc thanh toán. Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng gia tăng do việc mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng ngày cang được phổ biến. + Nguồn vốn tài trợ cho các dự án kinh tế, xã hội, văn hóa từ các tổ chức phi chính phủ hay của các chính phủ các nước có quan hệ với nước ta hoặc từ chính phủ và nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ hoặc của các tổ chức kinh tế khác. Trong những trường hợp như : vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa được sử dụng, vốn đầu tư được thu hồi lại song vẫn chưa chuyển cho chủ đầu tư, ngân hàng có thể dùng một phần vốn này để kinh doanh. + Nguồn vốn thu từ việc làm đại lý bán hộ cổ phiếu và trái phiếu , thu hộ cổ tức từ đầu tư chưng khoán nhưng chưa chuyển giao cho chủ sở hữu. Các nguồn vốn khác của ngân hàng dù chiếm một tỷ lệ nhỏ , thời gian sử dụng vốn ngắn nhưng điều quan trọng là nguồn vốn nay không phải trả chi phí cho chủ của nó, nặt khác lại làm gia tăng nguồn vốn của ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có kế hoạch sử dụng triệt để nguồn vốn này nhằm giảm chi phí hoạt động, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh của mình. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 1.1.3.1. Tốc độ gia tăng và sự ổn định của nguồn vốn huy động a. Khối lượng và cơ cấu nguôn vốn huy động Khối lượng nguồn vốn huy động phải đạt được quy mô đã được ngân hàng đề ra trong kế hoạch huy động vốn của ngân hàng để hoàn thành các mục tiêu của ngân hàng, mặt khác cơ cấu huy động nguồn vốn phải da dạng, từ nhiều nguồn khác nhau, với các thời hạn khác nhau và đạt một tỷ lệ theo quy định của ngân hàng để đảm bảo nguồn vốn luôn đáp ứng nhu cầu cho vay, cũng như trong các hoạt động đầu tư của ngân hàng, tránh tình trạng nguồn vốn của ngân hàng mất cân bằng, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh và thanh toán của ngân hàng. b. Tốc độ gia tăng của nguồn vốn huy động Đối với hoạt động của ngân hàng thì quy mô nguồn vốn là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng, quy mô vốn của ngân hàng càng lớn thì khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần càng lớn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn mới là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt đọng của ngân hàng cũng như sự an toàn của nguồn vốn. Do đó, ngân hàng cần dự báo được xu hướng biến động của sự tăng trưởng của nguồn vốn để có kế hoạch cho vay và đầu tư. Điều này đảm bảo cho hoạt đọng của ngân hàng ổn định và an toàn bởi nếu dự đoán và tính toán sai về sự tăng trưởng của nguồn vốn có thể đặt ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán. c. Xu hướng biến đổi của cơ cấu nguồn vốn huy động Xu hướng biến đổi của nguồn vốn là yếu tố quan trọng quết định hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khi xu thế biến động của cơ cấu nguồn vốn thay đổi kéo theo biến đổi về cơ cấu vốn , điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cho vay và đầu tư của ngân hàng. Xu thế biến đổi của cơ cấu nguồn vốn huy động chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan, do đó ngân hàng phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động của nó để có những kế hoạch tác động hay điều chỉnh tránh tình trạng bị động trong việc huy ddooongj các nguồn vốn. 1.1.3.2. Sự đa dạng của các hình thức huy động tiền gửi Đối với ngân hàng thương mại thì việc da dạng hóa các hình thức huy động vốn là yếu tố quyết định kết quả huy động vốn, vì vậy để huy động vốn các ngân hàng thường áp dụng các hệ thống sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, sự da dạng các hệ thống sản phẩm phụ thuộc vào tiềm lực tài chính, vào mục tiêu chính sách của ngân hàng tại mỗi thời kỳ. Để da dạng hóa hệ thống huy động vốn thì ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao cũng như khả năng quản lý thì mới có th._.ể da dạng hóa được các hình thức huy động vôn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác hàng khác nhau ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn về kỳ hạn cũng như xác loại tiền gửi, điều này giúcho ngân hàng huy động được mottj nguồn vốn dồi dào, đồng thời tiết kiệm được chi phí thông qua việc tiếp cận được các nguồn vốn có chi phí thấp. 1.1.3.3. Chi phí huy động các nguồn vốn + Lãi phải trả cho các cho các khoản vay ( Ký hiệu : L) : là chi phí lãi cho các khoản tiền mà ngân hàng huy động Công thức : L = r (bình quân) * Vốn huy động Đơn vị tính : L, Vốn huy động : VNĐ hoặc theo tỷ giá quy đổi ngoại tệ khi vốn huy động là ngoại tệ r : tính bằng phần trăm (%) Ý nghĩa : cho biết tiền trả lãi huy động vốn của ngân hàng là bao nhiêu + Chi phí huy động vốn ( Ký hiệu : C) : là tổng tất cả các chi phí mà ngân hàng phải trả trong quá trình huy động vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức : C = L + Chi phí khác L : Chi phí trả lãi Chi phí khác : Tất cả các chi phi liên quan đến hoạt động huy động vốn ngoại trừ L. Ý nghĩa : dựa vào chỉ tiêu này ngân hàng sẽ xác định được tổng chi phí của mình cho hoạt động huy động vốn để định ra mức lãi suất cho vay nhằm đạt được lợi nhuận, cung như trong việc cạnh tranh lãi suất cho vay với các ngân hàng khác. + Chi phí cho một đồng vốn mà ngân hàng huy động được : được tính bằng tổng chi phí huy động vốn chia cho tổng vốn huy động. Công thức : Chi phí huy động trên một đồng vốn = Tổng chi phí huy động vốn / tổng vốn huy động. Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho biết để có một đồng vốn ngân hàng phải chi phí mất bao nhiêu đồng để huy động. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình huy động vốn của nhân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai Nguốn vốn mà ngân hàng huy động được có vai trò hết sức quan trọng với quá trình kinh doanh của ngân hàng. Xét về cơ cấu, khối lượng và xu hướng biến đổi thì nguồn vốn huy động của ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau đây là tổng hợp của các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình huy động vốn của ngân hàng : + Các chính sách tiền tệ của nhà nước : các chính sách của nhà nước như : chính sách lãi suất , chính sách tiết kiệm … của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động huy đọng vốn và cho vay của ngân hàng. + Tình trạng của nền kinh tế đất nước : Khi nền kinh tế tăng trưởng và với một tốc độ cao thi nguồn vốn mà các thành phần trong nền kinh tế tích lũy được nhiều, khi đó nguồn tiền gửi tại các ngân hàng càng dồi dào, mặt khác trong điề kiện nền kinh tế tăng trưởng cao thi nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng là rất cao. Do đó, xét về khía cạnh huy động vốn cũng như cho vay của ngân hàng là hết sức thuận lợi và đây cũng là thời kỳ ngân hàng mở rộng hoạt đọng kinh doanh của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, lạm phát tăng cao, người dân mất lòng tin vào sự phục hồi của nền kinh tế, sự lạc quan về triển vọng kinh tế cũng mất đi thi hoạt động gửi tiền cung như vay vốn để tiêu dung, mở rộng sản xuất cũng hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn. + Chính sách lãi suất mà ngân hàng áp dụng : Để thu hút được nguồn tiền gửi cũng như việc cho vay thì ngân hàng thường áp dụng một mức lãi suất cạnh tranh với tất cả các nguồn vốn huy động, cho vay. Đặc biệt là trong việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn. + Sự tin tưởng của người dân vào hệ thống ngân hàng : Khi người dân gửi tiền vào ngân hàng thì mục đích ưu tiên hàng đầu của họ là thu được khoản lãi vay và thu hồi được nguồn vốn ban đầu. Do đó, hệ thống ngân hàng phải đảm bảo được điều đó để tạo sự tin tưởng của người dân vào hệ thống ngân hàng. Đây là một yếu tố hết sưc quan trọng bởi trong những trường hợp người dân hoang mang, mất long tin vào hệ thống ngân hàng thì họ sẽ ồ ạt rut tiền và điều này gây ra sự mất khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng và đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng. + Hệ thống thông tin ngân hàng : khi ngân hàng xây dựng được một hệ thống thông tin rộng khắp thì ngân hàng có thể quảng bá hình ảnh của mình cũng như việc truyền đạt các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ của nhà nước để tăng độ tin tưởng của người dân vào hệ thống ngân hàng. + Các yếu tố khác Như : mạng lưới hoạt động của ngân hàng, thị phần của ngân hàng, uy tín mà ngân hàng xây dựng được, nguồn nhân lực, nguồn tài chính của ngân hàng…Tất cả những yếu tố này đều hết sức quan trọng đối với sự thành công của ngân hàng 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cho vay vốn đầu tư phát triển của ngân hàng a. Công tác thẩm định dự án vay vốn cho hoạt động đầu tư phát triển: Thẩm định là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cho vay các dự án đầu tư của ngân hàng. Hoàn thanh tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vốn vay, giảm rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản suất kinh doanh phát triển. Công tác thẩm định dự án là việc xem xét, đánh giá các yếu tố như : tư cách pháp lý và năng lực tài chính của chủ đầu tư, cũng như việc xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư. Thông qua công tác thẩm định dự án thì ngân hàng nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư và dự án vay vốn để thông qua quyết đinh cho vay vốn cũng như việc hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình thực hiện và vận hành dự án. Hoạt động thẩm định dự án vay vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng thương mại có những nghiệp vụ sau : + Thẩm định tư cách pháp lí của chủ đầu tư - Chủ đầu tư có đủ năng lực pháp lí theo quy định của pháp luật trong việc vay vốn của ngân hàng. - Chủ đầu tư có năm trong nhóm đối tượng vay vốn theo quy định vay vốn của nghành ngân hàng không. - Uy tín củachủ đầu tư trên thị trường cũng như trong quan hệ với ngân hàng: Thị phần của chủ đầu tư trên thị trường trong lĩnh vực kinh doanh của họ,chất lượngvà giá cả hàng hoá dịch vụ mà chủ đầu tư cung cấp, khả năng phân đoạn thị trường và chiếm lĩnh thị trường mục tiêu của sản phẩm mà chủ đầu tư kinh doanh, các quan hệ kinh tế tài chính của chủ đầu tư với các tổ chức tín dụng, với khách hàng, bạn hàng và nhà cung cấp + Đánh giá Tình hình tài chính của chủ đầu tư: Nhằm xác định tình hình tài chính của chủ đầu tư ngân hàng tiến hành đánh giá tài chính của chủ đầu tư, công tác này của ngân hàng là nhằm mục đích đảm bảo dự án được thực hiện và đảm bảo an toan cho nguồn vốn mà ngân hàng đã cho vay. Để đánh giá tình hình tài chính của chủ đầu tư thì ngân hàng thường áp dụng phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu : - Khả năng thanh toán của chủ đầu tư : Trong nền kinh tế thì có rất nhiều doanh ngiệp bị rơi vào tình trạng Thanh toán các khoản nợ vì thiếu vốn, do vậy cần kiểm tra khả năng của doanh nghiệp để xác định xem doanh nghiệp có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay của ngân hàng không ~ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp (K): Công thức : Ktq = Tổng tài sản Nợ phải trả Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ của ngân hàng. Hệ sốkhả năng thanh toán càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn một giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt vốn trong thanh toán của doanh nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thu hồi vốn cũng như hoạt động của doanh nghiệp. ~ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nhiệp (Kn): Công thức : Kn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn củadoanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạncủa doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán ngăn hạn càng lớn thì khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, nếu Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gặp khó khăn, có nhiều khả năng không trả được nợ đúng hạn. ~ Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp (Kh): Công thức : Kh = Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. hệ số này cho biết khả năng huy động nguồn vốn bằng tiền của doanh nghiệp để hoàn trả các khoản vay ngắn hạn trong thời gian ngay lập tức. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Và ngược lại, Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép thì trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay lập tức các khoản vay nợ ngắn hạn thấp. - Tính ổn định và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ~ Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định (Kt): Công thức : Kt = Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hệ số thích ứng tài sản dài hạn của tài sản cố định phản ánh việc sử dụng vốn của chủ đầu tư có hợp lý hay không, hệ số này không được vượt quá một trăn phần trăm. Nếu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này vượt quá một trăn phần trăm cho thấyrằng doanh nghiệp đã đầu tư tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn có kỳ hạn ngắn hạn, điều này sẽ khiến cho dòng tiền của doanh nghiệp trở nên không ổn định, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tài chính củadoanh nghiệp. ~ Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kdh): Công thức : Kts = Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, hệ số này càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động trong việc định đoạt về tài sản của chủ đầu tư. ~ Hệ số nợ (N): Tính toán hệ số nợ để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp Công thức : N = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,hệ số này càng nhỏ thì vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn và cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính tốt. ~ Hệ số vốn chủ sở hữu (Vsh): Công thức : Vsh = Vốn chủ sở hữu Tổng Nguồn vốn Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn phản ánh sự ổn định của việc tăng vốn của doanh nghiệp ~ Đối với doanh nghiệp vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh theo hình thức bảo lãnh thì cần đánh giá thêm: > Đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: . Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định = tài sản cố định/ Tổng tài sản . Tỷ suất đầu tư vào tài sản lưu động = tài sản lưu động / Tổng tài sản Các chỉ tiêu trên cho biết tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp, cũng như xu hướng biến động của tổng tài sản của doanh nghiệp > Đánh giá sự biến động của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn với sự biến động của tài sản lưu động và tài sản cố định để xac định cơ cấu nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có hợp lý hay không - Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời ~ Hiệu quả sử dụng tài sản (Dts): Công thức : Dts = Doanh thu Tổng tài sản   Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản cho thấy kết quả mà doanh nghiệp đạt được qua việc tạo nguồn thu nhập dựa trên tài sản đã đưa vào hoạt độngsản xuất kinh doanh. ~ Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng ( LN v): Công thức : LNv = Tổng lợi nhuận trước thuế Tổng nguồn vốn bình quân ~ Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng (LNk) : Công thức : LNk = Tổng lợi nhuận thuần Tổng nguồn vốn bình quân ~ Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (LNvcsh): Công thức : LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu ~Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu (LNkd): Công thức : LNkd = Tổng lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu ~ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( LNdt): Công thức : LNdt = Tổng lợi nhuận trước thuế Doanh thu Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận nói trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của DN. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì thì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại,nếu các chỉ tiêu này mà nhỏ hơn một ngưỡng cho phép thì cho thấydoanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt độngsản xuất kinh doanh, tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục. - Sức tăng trưởng (TT) Phân tích các chỉ tiêu về sức tăng trưởng của doanh nghiệp giúp cho ngân hàng năm bắt được mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô củadoanh nghiệp.. ~Sức tăng trưởng doanh thu: Sức tăng trưởng doanh thu Công thức : TTdt = DThu năm sau Doanh thu năm trước Sức tăng tưởng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính Công thức : TTdtc = DThu từ HĐKD chính năm sau DThu từ HĐKD chính năm trước Trên đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của doanh nghiệp. Để đánh giá sưc tăng trưởng của doanh nghiệp thì ngân hàng cần : . So sánh chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp tăng mà lạm phát giảm hoặc không tăng thì tăng trưởng của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng và ngược lại . So sánh chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu với mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu nhỏ hơn mức độ tăng trưởng của thị trường thì có nghĩa doanh nghiệp bị hạn chế về khả năng cạnh tranh và thị phần trong thị trườngsản phẩm mà họ kinh doanh. ~ Sức tăng trưởng lợi nhuận: Sức tăng trưởng lợi nhuận Công thức : TTln = Tổng lợi nhuận năm sau Tổng lợi nhuận năm trước Sức tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính Công thức : TTlnt = Tổng lợi nhuận thuần năm sau Tổng lợi nhuận thuần năm trước Trên đây là hai chỉ số để phản ánh mức độ tăng trưởng về lợi nhuận củadoanh nghiệp . - Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên bảng lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các dòng tiền ra cũng như các dòng tiền vào doanh nghiệp. Điều nay giúp cho quá trình phân tích phát hiện nguyên nhân thiếu vốn hoặc thừa vốn của doanh nghiệp ~ Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động hoạt động của doanh nghiệp: Nếu dòng tiền nàylớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp có khả năng tự trang trải các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn của họ. Ngược lại, dòng tiền ròng nhỏ hơn 0 phản ánh doanh nghiệp cần có thêm nguồn vốn từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng tiền ròng nhỏ hơn 0 phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. ~Thặng dư tài chính và thâm hụt tài chính: thăng dư tài chính phản ánh doanh nghiệp đang thừa vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thâm hụt tài chính phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn ~ Vốn huy động từ bên ngoài doanh nghiệp: chỉ tiêu này lớn hơn 0 phản ánh doanh nghiệp thiếu tiền và đang huy động vốn từ bên ngoài để bù đắp các khoản thâm hụt từ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Chỉ tiêu này âm phản ánh doing nghiệp đang thừa tiền và đang tiến hành trả nợ các khoản đã vay. ~Tỷ số thanh toán bằng tiền : Công thức : Tỷ số thanh toán bằng tiền = Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán bằng tiền phản ánh khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản vay nợ càng cao và ngược lại. + Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Để đảm bảo thu hồi được nguồn vốn cho vay cũng như thu lãi từ các khoản vay thì Trước khi cho vay vốn để doanh nghiệp đầu tư vào các dự án thì ngân hang thường tiến hành phân tích tài chính dự án đầu tư. Sau đây là các chỉ tiêu được xem xét khi đánh giá hiệu quả tài chính: - Thu nhập thuần (NPV): Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần của dự án được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án Công thức: Trong đó: CFt: Dòng tiền thuần năm thứ t. k: Lãi suất chiết khấu. n: Số năm thực hiện dự án. I: lãi xuất huy động Ý nghĩa chỉ tiêu NPV: Phản ánh giá trị tăng thêm của dự án. Nếu NPV > 0 thì việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm có nghĩa là khi thực hiện dự án không những chủ đầu thu được vốn đầu tư bỏ ra mà còn thu được lợi nhuận do dự án đem lại và lợi nhuận này được theo giá trị thời gian của tiền ( hiện tại hoặc tương lai), trong trường hợp phải lựa chọn một dự án trong nhiều dự án được xem xét thì lựa chọn dự án có NPV lớn nhất. Nếu NPV < 0 đồng nghĩa với việc chủ đầu tư chịu thua lỗ do Vốn thu được từ hoạt động của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra để thực hiện dự án. Ưu điểm của việc tính toán chỉ tiêu NPV: ~ Chỉ tiêu NPV tính đến giá trị thời gian của tiền. ~ NPV gúp chủ đầu tư tính toán lọi nhuận và giúp chủ đầu tư tối đa hoá lợi nhuận thu được từ dự án. Nhược nhiểm của chỉ tiêu NPV: ~ Chỉ tiêu NPV không phản ánh cơ hội đầu tư bởi chỉ tiêu này chỉ là con số tuyệt đối ~ NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho cả đời của dự án nhưng do sự thay đổi của các yếu tố kinh tế , xã hội nên lãi xuất này luôn thay đổi qua các năm. ~ NPV không giúp chủ đầu tư tính toán được lợi ích từ một đồng vốn đầu tư bỏ ra cho dự án. - hệ số hoàn vốn nội bộ của dự án đầu tư ( IRR) : Công thức : Trong đó: k1: lãi suất chiết khấu ứng với NPV1 > 0 và gần 0 nhất. k2: lãi suất chiết khấu ứng với NPV2 < 0 và gần 0 nhất. NPV1: Giá trị hiện tạithuần ứng với lãi suất chiết khấu k1. NPV2: Giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất chiết khấu k2. Ý nghĩa của chỉ tiêu IRR: Chỉ tiêu này tính cho cả đời dự án và phản ánh mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi . Nếu gọi r là lãi suất huy động vốn bình quâncủa dự án. ~ Nếu IRR< r: dự án bị loại. ~ Nếu IRR = r: dự án được lựa chọn hay bị loại tuỳ thuộc vào yêu cầu khác (giải quyết việc làm, cải tạo môi trường ...). ~ Nếu IRR> r: dự án được chấp nhận và trong trường hợp phải lựa chọn trong nhiều dự án thì chon dự án co IRR lớn nhất Ưu điểm của chỉ tiêu IRR: ~ Chỉ tiêu IRR có tính đến giá trị của tiền theo thời gian. ~ Chỉ tiêu IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm thuận tiện để có thể so sánh cơ hội đầu tư của các dự án. Nhược điểm của chỉ tiêu IRR: ~ IRR không xét đến quy mô của dự án đầu tư . ~ Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, nên việc lựa chon dự án theo chỉ tiêu IRR có thể dẫn đến tính toán sai lợi nhuận của dự án. - Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí (B/C) : Chỉ tiêu lợi ích trên chi phí dùng để đánh giá dự án đầu tư, trong trường hợp B/C ≥ 1 thì dự án được chấp nhận và khi đó , tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đắp chi phí phải bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, nếu B/C < 1 thì dự án không được chấp nhận đầu tư. -Thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T) : là thời gian cần thiết cho dự án hoạt động để thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Nó là khoảng thời gian để hoàn thanh số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợ nhuận và khấu hao mà dự án thu được trong thời gian này. ý nghĩa của chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: cho biết sau bao lâu thì chủ đầu tư có thể thu hồi vốn đầu tư vào dự án - Điểm hoà vốn của dự án : Là điểm mà tại đó doanh thu vưa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra để thực hiện dự án.Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu của dự án bằng tổng chi phí, khi đó dự án chưa có lãi nhưng cũng không chịu lỗ. Do vậy , chỉ tiêu điểm hòa vốn cho biết mưc doanh thu cần phải đạt được để bù đắp các khoản chi phí mà dự án bỏ ra. Ngoài ra, trong công tác thẩm định ngân hàng còn xem xét những yếu tố khác ảnh hưởng đến dự án vay vốn như: ~ Xu hướng biến đổi của thị trường liên quan đến sản phẩm của dự án ~ Các rủi ro tiềm ẩn của dự án ~ Môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường xã hội, môi trường pháp lý, phong tục tập quán tiêu dùng của người dân trong khu vực dự án…. + Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh: - Thẩm định tư cách pháp lý của chủ đầu tư -Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư. - Thẩm định dự án đầu tư vay vốn đầu tư : ~ Mô tả khái quát về dự án đầu tư ~ Mục đích của dự án đầu tư ~ Các căn cứ pháp lý để tiến hành đầu tư cho dự án ~ Sự cần thiết phải đầu tư dự án ~ Quy mô của nguồn vốn đầu tư ,cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án ~ Phân tích sản phẩn, phân đoạn thị trường và đánh giá thị trường mục tiêu ~ Đáng gia kỹ thuật dự án ~ Đánh giá Kinh tế xã hội của dự án ~ Lập kế hoạch vay và trả nợ của của dự án -Thẩm định hình thức bảo đảm tiền vay Tóm lại: Thẩm định dự án là khâu đầu tiên và quan trọng để đem lại hiệu quả của việc cho vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng thu hồi được các khoản tài trợ cho các dự án của mình. Làm tốt công tác thẩm định giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho các nguồn vốn tài trợ, mặt khác cũng giúp chủ đầu tư thực hiện và vân hàng dự án một cách tốt nhất. b. Hoạt động quản lý vốn sau khi cho vay Để đảm bảo an toàn cho các khoản vốn cho vay, cũng như việc thu được lãi vay thì ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc cung ứng nguồn vốn cho vay mà còn có trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản vay nợ liên quan đến dự án của chủ đầu tư, xem xét chủ đầu tư sử dụng vốn có đúng mục đích hay không, tiến trình thi công của dự án có đúng kế hoạch không để có kế hoạch giải ngân vốn cho dự án . Việc quản lý vốn sau khi cho vay giúp cho ngân hàng và chủ đầu tư tránh được những rủi ro trong công tác thực hiện cũng như vận hàng dự án đầu tư để tư vấn cho chủ đầu tư và để hạn chế tối đa tình huống xấu xảy ra với dự án. c. Nguồn huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, và thời gian sử dụng vốn dài. Do đó, để tài trợ cho hoạt động đầu tư phát triển thì trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng, nguồn vốn trung và dài hạn phải chiếm tỷ trọng cao. Điều này không những gips ngân hàng chủ động trong hoạt động tài trợ cho công cuộc đầu tư phát triển mà còn giúp ngân hàng có được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.2. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai 1.2.1. về tình hình huy động vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai Để ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn là nền tảng, là công cụ. Do vậy, huy động vốn là vốn đề mang tính chất quyết định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì tầm quan trọng của nghiệp vụ này nên chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua. Cụ thể: Bảng 1.1: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh hoàng Mai trong các năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động 916,891 1285,339 1547,835 Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Biểu đồ 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoàng Mai qua các năm 2006-2008. Qua bảng 1.1 ta thấy sự tăng lên của tổng vốn huy động tại Chi nhánh Hoàng Mai trong ba năm, qua đó ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh được chú trọng và cũng có nhiều cố gắng của cán bộ nhân viên. Năm 2006 tổng vốn huy động tăng 82 tỷ (tăng 13.7%), năm 2007 con số này là 369.248 tỷ (tăng 40.31%), năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái nhưng tổng vốn huy động vẫn tăng 262.489 tỷ (tăng 20.42%). Xem xét nguồn vốn huy động theo thời hạn ta có bảng sau: Để tăng cường công tác huy động vốn thì năm 2008, chi nhánh đã có 06 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Các phòng giao dịch này đã bước đầu hoạt động có hiệu quả, thực hiện những hình thức và giải pháp huy động nguồn vốn phù hợp với từng giai đoạn. Năm 2008, đã điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ mang tính cạnh tranh, phù hợp sự với chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với 03 lần điều chỉnh mức lãi suất huy động VNĐ và 05 lần điều chỉnh mức lãi xuất huy động ngoại tệ. 1.2.2. Về tình hình sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai trong giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 738.99 745.08 1124.16 Theo thời hạn vay vốn Cho vay ngắn hạn 531.65 71.94 461.24 61.90 688.622 61.256 Cho vay trung và dài hạn 207.34 28.06 283.84 38.10 435.538 38.744 Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước 43.85 5.93 16.537 2.22 37.056 3.29 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 597.69 80.88 589.725 79.15 910.083 80.96 Hợp tác xã 0 - 0.2 0.03 - - Hộ gia đình và cá nhân 97.45 13.19 138.815 18.60 178.011 15.75 Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai Qua bảng 1.2 ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh Hoàng Mai tăng liên tục qua các năm. Đây là một kết quả khả quan cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang ngày càng được mở rộng và có xu hướng tăng mạnh trong các năm tiếp theo. Dư nợ theo các thành phần kinh tế thì đối tượng vay vốn chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ trọng dư nợ cao nhất, năm 2006 tỷ trọng của thành phần kinh tế này là 80.88% , năm 2007 con số này là 79.15%, năm 2008 là 80,96%. Cùng với đó là tỷ trọng dư nợ của hộ gia đình, cá nhân cũng tăng lên qua các năm. Trong khi đó dư nợ của thành phần kinh tế Nhà nước lại giảm mạnh. Trong tổng dư nợ phân loại theo thời gian thì chỉ tiêu dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, trong 3 năm liên tục đều trên 50% tổng dư nợ. Trong khi đó dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn, vấn đề này này gây ra sự hạn chế trong khả năng sinh lời của nguồn vốn, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng. Tuy nhiên, qua bảng trên ta cũng thấy tỷ trọng của nguồn vốn trung dài hạn đang tăng dần trong tổng dư nợ của Ngân hàng trong 3 năm, qua đó có thể thấy chi nhánh Hoàng Mai đã có sự quan tâm thích đáng tới hoạt động tín dụng trung và dài hạn. 1.3. Thực trạng về hoạt động huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai 1.3.1. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng Hoàng Mai cho hoạt động đầu tư phát triển. 1.3.1.1. Vai trò của hoạt đông sử dụng vốn cho đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thường đòi hỏi nguồn tiền rất lớn, thời gian đầu tư kéo dài. Vì vậy, vốn đầu tư thường nằm khê đọng và không có khả năng sinh lời và thời gian thu hồi vốn đầu tư thường kéo dài.Vì vậy, sự tham gia của ngân hàng vào quá trình cung ứng vốn cho đầu tư phát triển là hết sức quan trọng bởi trong hoạt động đầu tư phát triển thì việc tự tài trợ của doanh nghiệp là điều gân như không thể thực hiện được. Ngân hàng với tư cách là người cung ứng vốn và chủ đầu tư với tư cách là người đi vay khi tham gia vào hoạt động đầu tư phat triển đều được hưởng những lợi ích. Ngân hàng đi vay để cho vay thỏa mãn được nhu cầu cho vay vốn, con chủ đầu tư thì có được nguồn vốn lớn để thực hiện công cuộc đầu tư của mình với chi phí hợp lý. 1.3.1.2. Phân loại các hình thức cho vay của ngân hàng + Theo chỉ tiêu thời hạn cho vay : - Cho vay ngắn hạn : là hình thức cho vay có thời hạn dưới một năm chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. - Cho vay trung hạn : là hình thức cho vay có thời hạn từ trên một năm và dưới 5 năm . Hình thức cho vay này thường áp dụng với các hoạt động mua săm tài sản cố định để mở rộng sản xuất hoăc trong trường hợp cho vay để xây dựng các công trình với quy mô vốn nhỏ. - Cho vay dài hạn : là hình thức cho vay với thời hạn trên năm năm. Hình thưc này được áp dụng khi doanh nghiệp tiến hành thực hiện các dự án lớn, cải tiến hoặc mở rộng sản xuất + Theo các chỉ tiêu mục đích sử dụng : - cho vay để tiêu dùng - cho vay để mua bất động sản, - cho vay để xây dựng nhà cửa….. + Theo các chỉ tiêu khác : - cho vay bằng ngoại tệ - cho vay có bảo đảm - cho vay mua nhà trả góp….. Với hoạt động đầu tư phát triển thì hình thức cho vay trung và dài hạn là chủ yếu. Vì vậy ngân hàng cần lập các kế hoạch huy động cũng như sử dụng các nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trong từng giai đoạn. 1.3.1.3. Đặc điểm khác biệt cơ bản của hoạt động cho vay vốn đầu tư phát triển và cho vay ngắn hạn Những đăc điểm khác biệt của hoạt động cho vay đầu tư phát triển và cho vay ngắn hạn thể hiện qua các chỉ tiêu sau : Thứ nhất, xét về khía cạnh thời hạn cho vay vốn : hoạt động cho vay vốn ngắn hạn có thời hạn vay 1năm. Thứ hai, Xét về độ rủi ro với các khoản vay : cho vay vốn đầu tư phát triển có độ rủi ro lớn hơn nhiều so với cho vay vốn ngắn hạn bởi cho vay đầu tư phát triển thì thời gian cho vay vốn dài và khoản vay thương lớn trong khi cho vay ngắn hạn thì thời gian vay vốn thường ngắn và những khoản vay thường nhỏ. Thứ ba, Xét về lãi suất cho vay : lãi xuất cho vay vốn đầu tư phát triển thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn bởi độ rủi ro và thời hạn vay của các khoản vay đầu tư phát triển lớn hơn so với cho vay ngắn hạn 1.3.2. Thực trang huy động vốn cho đầu tư phát triển Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là sử dung nguồn vốn lớn và có thời gian sử dụng vốn dài.Do vậy,hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển của chi nhánh thường phải huy động các nguồn vốn có thời gian trung và dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển của ngân hàng gồm có các nguồn vốn chủ yếu sau: nguồn đi vay ngân hàng nông nghiệp Việt Nam; nguồn huy động bằng giấy tờ có giá như: kỳ phiếu và trái phiếu; nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Cụ thể như sau: Bảng 1.3: Thực trạng huy động vốn cho đầu tư và phát triển Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền gửi Trung và dài hạn của Tổ chức kinh tế, Dân cư 297.536 41% 207.842 38% 321.1._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21670.doc
Tài liệu liên quan