Tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phần thép Việt – ý

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự giám sát của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đổi mới của các doanh nghiệp Nhà nước, đã đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp dần được chuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ phần, hoặc Công ty TNHH một thành viên hoặc nhiều thành viên, và được quản lý theo một cơ chế phù hợp hơn. Có thể nói, thời gian qua, quản lý nhà nước về

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phần thép Việt – ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt tài chính doanh nghiệp đã có bước chuyển đổi cơ bản từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế tự chủ trong kinh doanh, tách biệt rõ hơn chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp, giảm dần sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó các doanh nghiệp phần nào khẳng định được vị trí quan trọng trong việc tạo thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Song hiệu quả của các doanh nghiệp sau chuyển đổi còn thấp là thực tế không thể phủ nhận, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn, sự yếu kém trong công tác huy động vốn. Bởi vậy nếu doanh nghiệp không tiếp tục đổi mới nâng cao khả năng tiếp cận và huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả thì các doanh nghiệp khó có thể phát triển ổn định, càng không thể đứng vững trong thương trường cạnh tranh khi tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực đang diễn ra. Vốn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong các doanh nghiệp khi bắt đầu bất kỳ một kế hoạch gì. Do vậy, việc lựa chọn một hình thức huy động vốn hiệu quả đóng vai trò quyết định đến thành công của dự án kinh doanh nói riêng và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Mỗi một doanh nghiệp đều có nhiều cách khác nhau để huy động vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế là huy động vốn như thế nào, bao nhiêu thì đủ,… thì hiện nay doanh nghiệp lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát sinh trong từng nghiệp vụ, mà không hề có một kế hoạch dài hạn cho vấn đề này. Các chuyên gia kinh tế cho rằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi loại vốn có những đặc điểm khác nhau, do đó công ty cần xem xét kỹ lưỡng để quyết định mức huy động đối với mỗi loại vốn. Cụ thể, với nguồn vốn vay tín dụng: Công ty phải trả lãi vay tín dụng, mặc dù phần lãi vay này không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, nhưng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ. Trong khi đó, nếu sử dụng vốn chủ sở hữu, công ty không phải đáo hạn vốn gốc, làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu. Khoản vốn này không bắt buộc phải trả lãi vay cố định mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng phải chịu sức ép đó là sức ép từ các cổ đông đối với người quản lý điều hành. Bởi công ty phải thực hiện được các chỉ tiêu hiệu quả về tài chính, nhất là chỉ tiêu về cổ tức và cổ đông… Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thép Việt – Ý (VIS) tôi nhận thấy: Để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và phát triển VIS cần rất nhiều vốn. Tuy nhiên công tác huy động vốn tại VIS gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, môi trường cạnh tranh gay gắt bản thân VIS còn nhiều sự ràng buộc về cơ chế quản lý đã khiến VIS không thể huy động vốn có hiệu quả, và khai thác triệt để tiền năng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu và tăng cường giải pháp cho công tác huy động vốn tại VIS có hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong giới hạn điều kiện và thời gian cho phép tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Công ty cổ phần thép Việt – ý” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Hy vọng với những kiến thức đã học tại trường tôi có thể góp phần nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp, và tôi cũng học được nhiều điều bổ ích trong đợt thực tập này. Ngoài phần mở đầu, và kết luận nội dung chuyên đề bao gồm: Chương 1: Nguồn vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tăng cường huy động vốn tại Công ty CP thép Việt - Ý Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn trong Công ty CP thép Việt - Ý Chương I NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP Tổng quan về vốn, nguồn vốn trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và phân loại Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong cuốn Từ điển kinh tế hiện đại có giải thích: "Capital - tư bản/vốn: một từ dùng để chỉ một yếu tố sản xuất do hệ thống kinh tế tạo ra. Hàng hoá tư liệu vốn là hàng hoá được sản xuất để sử dụng như yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy, tư bản này có thể phân biệt được với đất đai và sức lao động, những thứ không được coi là do hệ thống kinh tế tạo ra. Do bản chất không đồng nhất của nó mà sự đo lường tư bản trở thành nguyên nhân của nhiều cuộc tranh cãi trong lý thuyết kinh tế." [1] Vốn là biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư. Các nguồn lực có thể là của cải vật chất, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, là các tài sản vật chất khác. Nguồn vốn và tài sản là hai mặt khác nhau của vốn trong doanh nghiệp. Tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể của vốn, cái đang có và tồn tại, còn nguồn vốn là biểu hiện mặt trừu tượng, chỉ ra phạm vi sử dụng hay nguồn huy động tài sản. Một tài sản có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác nhau, và ngược lại một nguồn vốn có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản khác nhau.[2] Xét theo nguồn hình thành, toàn bộ vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn nợ phải trả.[2] Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư tự góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp, mà một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư nên Nhà nước là chủ sở hữu. Đối với các doanh nghiệp liên doanh, liên kết chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các cá nhân tham gia hùm vốn Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân, hoặc một hộ gia đình. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn góp do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng để thành lập hoặc mở rộng kinh doanh và được sử dụng vào mục đích kinh doanh. Số vốn này có thể được bổ sung tăng thêm hoặc rút bớt trong quá trình kinh doanh. Lợi nhuận chưa phân phối. Các quỹ… Vốn chủ sở hữu khác: Nợ phải trả: Là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và do vậy doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả; bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn. Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm. Các khoản nợ này được trang trải bằng tài sản lưu động hoặc bằng các khoản nợ phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm: vay ngắn hạn, thương phiếu phải trả, khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả, tiền phải trả cho người bán, tiền nhận thầu, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, lượng, phụ cấp phải trả cho công nhân viên, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn khác. Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm, bao gồm: Vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ thế chấp phải trả, thương phiếu dài hạn, trái phiếu phải trả, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, các khoản phải trả dài hạn khác. 1.1.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp Để thành lập một doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh, thì vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất Quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể khái quát như sau: Đầu ra: hàng hoá, dịch vụ Đầu vào: hàng hoá, dịch vụ Để có được đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước và lượng tiền ứng trước này chính là vốn của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp bao gồm tài sản và nguồn vốn, nguồn vốn được kết tinh trong quá trình đầu tư tạo ra tài sản. Do vậy một doanh nghiệp nếu sử dụng hiệu quả nguồn vốn và có cơ cấu vốn hợp lý thì sẽ tạo ra hiệu quả trong kinh doanh. Do vậy vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp: Vốn là điều kiện tiền đề để thành lập doanh nghiệp. Vốn có phạm vi hoạt động rộng và là cơ sở để đa dạng hoá ngành nghề trong doanh nghiệp. Vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra trình tự, từ lúc mua các yếu tố đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro, biến động và tổn thất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm vốn chủ và vay nợ. Việc huy động vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển quy mô và phát triển của doanh nghiệp. Nếu trong một doanh nghiệp chỉ dựa vào vốn chủ ban đầu khi thành lập mà không có kế hoạch huy động vốn, tăng quy mô vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp đó hoạt động cầm chừng và chỉ chống lại được sự phá sản trong tương lai. Nói các khác, nếu một doanh nghiệp không có khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn để tạo ra được một cơ cấu vốn hợp lý cho sự phát triển thì nguy cơ phá sản là một yếu tố khó tránh khỏi. Do đó, nguồn vốn có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp: Đảm bảo cho doanh nghiệp có vốn, cung ứng vốn cho doanh nghiệp khi cần. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, với chi phí vốn phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Đồng thời là điều kiện đảm bảo mở rộng quy mô, tăng hiệu quả đầu tư vào dự án phát triển doanh nghiệp. Do vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì nguồn vốn phải được đảm bảo và được sử dụng một cách linh hoạt hiệu quả. Không có nguồn vốn thì doanh nghiệp không thể tồn tại. 1.2 Các hình thức huy động vốn trong doanh nghiệp. 1.2.1 Khái niệm. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến việc quản lý việc huy động và luân chuyển của vốn. Việc huy động các nguồn tài chính khác nhau đảm bảo cho nhu cầu về vốn của doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Ngoài cách huy động truyền thống như: cấp phát, xin hỗ trợ, … thì hiện nay doanh nghiệp đã có nhiều phương thức hiệu quả hơn như: Góp vốn, phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng, tín dụng thương mại, thuê mua… 1.2.2 Các hình thức huy động vốn. Việc lựa chọn một hình thức huy động vốn đóng vai trò quyết định đến sự thành công của dự án kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, nhưng lựa chọn hình thức huy động nào thì còn phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà ra quyết định lựa chọn hình thức huy đông. Tưu chung lại có các hình thức huy động vốn đối với doanh nghiệp như sau: Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp: Là lượng giá trị mà các chủ doanh nghiệp đưa vào để thành lập và duy trì hoạt động doanh nghiệp, đây được coi là sự góp vốn dài hạn, không có kỳ hạn thanh toán nhất định. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu. Các doanh nghiệp có thể huy động vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách: vốn góp ban đầu, phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thưởng hay giữ lại lợi nhuận: Vốn góp ban đầu: Các doanh nghiệp khi mới thành lập đều có một lượng vốn ban đầu từ các thành viên sáng lập. Đây chính là vốn được ghi trong điều lệ doanh nghiệp, là bộ phận quan trọng của vốn chủ sở hữu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh và chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cổ phần có thể gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, các doanh nghiệp góp vốn có thể giữ lại lợi nhuận hay kêu gọi thêm vốn góp từ các nhà thành viên. Phát hành cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi là những cổ phiếu có một số đặc điểm quyền ưu đãi so với cổ phiếu thường, ví dụ: ưu đãi về quyền bỏ phiếu, ưu đãi về thứ tự ưu tiên chi trả cổ tức, … Do đó, cổ phiếu ưu đãi thường được phát hành cho các cổ đông truyền thống để tránh nguy cơ thôn tính hay sát nhập vì việc chuyển nhượng các cổ phiếu ưu đãi bị giới hạn hơn so với cổ phiếu thường. Đặc điểm cơ bản của cổ phiếu ưu đãi là cổ tức chi trả cho các cổ đông là cổ định, cổ đông không được hưởng quyền thu nhập thặng dư như cổ đông sở hữu cổ phiếu thường. Do vậy doanh nghiệp sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn trong trường hợp muốn giảm chi phí vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ gặp phải áp lực chi trả cổ tức mạnh hơn vì cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi được quyền trả cổ tức trước các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường. Thậm trí nếu thu nhập sau thuế của doanh nghiệp chỉ đủ trả cổ tức ưu đãi thì doanh nghiệp không phải trả cổ tức cho cổ phiếu thường. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vẫn phải có trách nhiệm chi trả cổ tức ưu đãi vào năm sau nếu năm sau có lãi. Phát hành cổ phiếu thường: Sự khác biệt giữu cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường là cổ phiếu thường không những được chi trả cổ tức với tỷ lệ doanh nghiệp cam kết khi phát hành mà các cổ đông còn có quyền hưởng thu nhập thặng dư nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhiều hơn dự kiến. Điều này hoàn toàn hợp lý vì việc đầu tư vào cổ phiếu thường rủi ro hơn so với cổ phiếu ưu đãi nên các cổ đông phải đòi hỏi lãi suất cao hơn. Do đó, đối với doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu ưu đãi sẽ phải trả chi phí cao hơn so với cổ phiếu thường. Lợi nhuận không chia: Thông thường các cổ đông sẽ được nhận cổ tức vào cuối năm tài chính từ thu nhập sau thuế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các cổ đông sẽ đồng ý cho doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư mà không nhận cổ tức. Đây là nguồn vốn rất chủ động và thuận tiện cho các doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí lại tương đối cao, đối với các cổ đông đây lại là chi phí cơ hội. Do vậy muốn giữ lại để tái đầu tư, doanh nghiệp phải cam kết trả cho các cổ đông lãi suất cao hơn lãi cổ tức hiện tại. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn giữ lại bằng hai cách: 1) ghi tăng mệnh giá của cổ phiếu đang lưu hành hoặc 2) phát hành thêm cổ phiếu mới tương ứng với giá trị cổ tức trả cho các cổ đông đam nắm giữ. Với cách thứ nhất, sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng, thường được áp dụng khi doanh nghiệp phát triển ở mức trung bình, muốn tăng giá cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường. Cách thứ hai, khi phát hành thêm cổ phiếu mới sẽ dẫn đến hiệu ứng pha loãng, làm giảm giá cổ phiếu, vì vậy phương thức này thường được áp dụng với những doanh nghiệp phát triển nóng, muốn giảm giá cổ phiếu trên thị trường. Huy động nợ: Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt Quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế,... nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp. Phân loại theo tính chất kỳ hạn, nợ của doanh nghiệp được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các khoản phải trả nhà cung cấp, khoản phải nộp nhà nước hay cấp trên, phải trả cán bộ công nhân viên hay phát hành trái phiếu ngắn hạn. Thông thường vốn ngắn hạn thường được huy động để bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp, đầu tư vào các tài sản ngắn hạn, có chu kỳ quay vòng ngắn. Các hình thức huy động khoản nợ ngắn hạn bao gồm: Vay ngắn hạn ngân hàng: Vay ngắn hạn ngân hàng thường được sử dụng trong trường hợp thiếu hụt tiền tạm thời để đáp ứng nhu cầu chi trả, ví dụ chi tả lương cán bộ công nhân viên, chi trả tiền mua nhiên liệu, … Điều kiện để doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng tương đối đơn giản, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ sẵn có. Hơn nũa ngay cả khi doanh nghiệp đã vay dài hạn để đầu tư dự án vẫn có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu quản lý dòng tiền của dự án. Lãi suất vay ngắn hạn về nguyên tắc nhỏ hơn lãi suất vay dài hạn, tuy nhiên trong một số trường hợp các chi phí giao dịch sẽ đẩy chi phí thực của doanh nghiệp khi tiếp cận với khoản vay ngắn hạn tăng lên. Các hình thức vay vốn ngắn hạn ngân hàng phổ biến: vay luân chuyển và vay theo hạn mức. Vay luân chuyển là hình thức vay vốn mà doanh nghiệp được phép thực hiện quay vòng nhiều lần vốn vay với chỉ một hợp đồng tín dụng. Với hình thức vay vốn này, doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí vì chỉ cần ký kết một hợp đồng mà được vay nhiều lần. Thông thường hợp đồng vay luân chuyển sẽ có giá trị trong một khoản thời gian xác định thường là một năm. Trong khoảng thời gian đó, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tự động cấp vốn cho doanh nghiệp nhiều lần mà không cần phải ký thêm bất cứ một hợp đồng nào. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ ưa thích sử dụng hình thức này để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với hình thức vay hạn mức, theo hình thức này doanh nghiệp sẽ được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng tối đa trong một khoản thời gian xác định. Để xây dựng hạn mức thích hợp, ngân hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó xác định nhu cầu vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, rồi đối chiếu với khả năng cung cấp vốn của ngân hàng. Khi đó ngân hàng và doanh nghiệp đều phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh nói chung và kế hoạch huy động vốn nói riêng. Đôi khi, vay theo hạn mức của ngân hàng cản trở doanh nghiệp tiến cận những cơ hội kinh doanh đột xuất ngoài dự kiến, vì doanh nghiệp không thể vay quá hạn mức mà doanh nghiệp đã ký kết với ngân hàng. Do vậy, một số doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng vay vốn hạn mức với nhiều ngân hàng trong cùng một khoảng thời gian nhằm tối đa hoá khả năng huy động vốn ngắn hạn. Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Khác với tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại là nguồn vốn được xuất phát trên cơ sở hàng hoá. Nghĩa là, khi hai bên bán hàng và mua hàng đã thoả thuận được đầy đủ các điều kiện của hợp đồng mua bán hàng hoá, thì bên chấp nhận cho bên mua trả chậm với điều kiện nhất định. Thông thường, các khoản tín dụng nhà cung cấp không phải trả chi phí, nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước, .... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc, .... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận với khoản vốn này, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của DN với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn. Rõ ràng khi người bán cho mua chịu nghĩa là họ phải đối mặt với rủi ro không có khả năng thu hồi nợ. Do vậy, chỉ có những doanh nghiệp chứng tỏ được tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ mới được hưởng khoản tín dụng thương mại này. Các khoản phải nộp Nhà nước: các khoản thuế, lệ phí phải nộp Nhà nước nhưng chưa phải nộp hoặc doanh nghiệp trì hoãn chưa nộp cũng được coi là nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản vốn này trong tổng vốn không cao vì hầu hết các khoản nghĩa vụ đối với Nhà nước bao giờ doanh nghiệp cũng có trách nhiệm nộp đầy đủ và đúng hạn, thậm trí còn phải nộp trước khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này trong tình trạng gặp khó khăn về khả năng thanh toán hay hoạt động kinh doanh thua lỗ. Hơn nữa, mặc dù đây là nguồn vốn không có chi phí, nhưng khi tận dụng nó uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút, tăng sự phụ thuộc vào cơ quan quản lý Nhà nước. Thay vì thế, các doanh nghiệp sẽ tìm đến những cách thức huy động vốn khác linh hoạt hơn như phát hành trái phiếu ngắn hạn. Phát hành trái phiếu ngắn hạn: đây là một hình thức huy động nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các trái phiếu do doanh nghiệp phát hành sẽ là giấy chứng nhận quyền đòi nợ đối với doanh nghiệp do chủ nợ nắm giữ. Các trái phiếu có thể là ghi danh hay không ghi danh. Tuy nhiên, để tăng khả năng chuyển hoá thành tiền của trái phiếu, thông thường các doanh nghiệp hay phát hành trái phiếu không nghi danh. So với hình thức huy động vốn bằng cách vat ngân hàng hay tín dụng thương mại, thì phát hành trái phiếu có nhiều ưu điểm nổi bật. Doanh nghiệp không phải lệ thuộc vào bên cho vay, vì các trái phiếu được phát hành với mệnh giá rất nhỏ, phù hợp với thu nhập của đại đa số dân chúng. Hơn nữa số lượng trái phiếu phát hành phụ thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp, mà không bị phụ thuộc vào hạn mức tín dụng. Nợ dài hạn: Nợ dài hạn là nguồn vốn dài hạn quan trọng của doanh nghiệp. Huy động nợ dài hạn qua các trung gian tài chính như: Ngân hàng, các công ty tài chính huy động nợ gián tiếp. Vay dài hạn ngân hàng: Các khoản vay dài hạn ngân hàng thường được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các dự án dài hạn của doanh nghiệp. Bất kỳ một quyết định đầu tư dài hạn nào của doanh nghiệp cũng gắn với một dự án cụ thể. Tuy nhiên, không một doanh nghiệp nào dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tư vào một dự án, cho dù khả năng tài chính cho phép. Các doanh nghiệp sẽ tìm cách phân chia rủi ro từ việc đầu tư dự án với các chủ sở hữu khác. Ví dụ, khi các Ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn có nghĩa là ngân hàng đã gánh bớt rủi ro cho doanh nghiệp, bù lại Ngân hàng sẽ được hưởng lãi và chi phí cho vay. Song bao giờ Ngân hàng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có một phần vốn chủ sở hữu đóng góp vào dự án, có nghĩa là các Ngân hàng cũng không bao giờ cho vay toàn bộ đối với một dự án. Để có thể vay được vốn dài hạn, các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu, điều kiện do Ngân hàng đưa ra, vì đối với Ngân hàng đó cũng chính là các điều kiện để đảm bảo vốn cho vay an toàn và sinh lời. Đó là, các doanh nghiệp phải chứng minh tính hợp pháp của dự án cũng như tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Trong hồ sơ đề nghị vay vốn, cần có các giấy tờ cần thiết như: giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy phép đầu tư của cơ quan có thẩm quyền và một loạt các giấy tờ liên quan khác. Để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trong ít nhất hai năm gần nhất. Các dự báo tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án xin vay, phương án hoàn trả gốc và lãi là những căn cứ quan trọng để ngân hàng đưa ra phán quyết cho vay cuối cùng. Khi vay Ngân hàng doanh nghiệp sẽ chịu một số áp lực từ phía ngân hàng, đôi khi những áp lực này còn ảnh hưởng đến các quyết định quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, hạn mức tín dụng của Ngân hàng sẽ là rào cản để các doanh nghiệp tiếp cận các dự án lớn. Hay các điều kiện đảm bảo tiền vay như yêu cầu về tài sản thế chấp, kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về khả năng thanh toán. Ngoài các thủ tục rườm rà mang tính hình thức cũng sẽ làm tăng thời gian và chi phí tiếp cận với vốn vay Ngân hàng của doanh nghiệp. Tín dụng thuê mua (thuê tài sản): Chính vì thế mà đã phát sinh một hình thức tín dụng khác, do các công ty cho thuê cung cấp đó là công ty cho thuê tài sản. Về bản chất đây là hình thức cung cấp vốn của Ngân hàng cho doanh nghiệp, nhưng chừng nào mà bên đi thuê chưa mua lại tài sản thì bên cho thuê vẫn nắm giữ quyền sở hữu tài sản. Đây là hình thức tài trợ của doanh nghiệp, nhưng không phải bằng tiền mà bằng tài sản. Hình thức này ngày càng phổ biến vì những ưu việt của nó. Bên cạnh các công ty cho thuê tài sản thuộc ngân hàng, còn có các Công ty tài chính hay cho thuê tài sản độc lập đang hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Trên cơ sở nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh hay đầu tư mua sắm máy móc thiết bị của doanh nghiệp, bên cho thuê sẽ mua tài sản cố định rồi cho doanh nghiệp thuê lại, thay vì việc cho doanh nghiệp vay tiền để mua tài sản. Như vậy, tài sản cho thuê thuộc sở hữu của bên cho thuê, còn doanh nghiệp đi thuê phải trả tiền thuê. Kết thúc hợp đồng cho thuê, bên đi thuê có quyền mua lại tài sản với giá ưu đãi hơn so với thị trường. Điều này gắn chặt với quyền lợi của bên cho thuê và doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản. Thông thường, bên cho thuê sẽ sử dụng hình thức cho thuê ba bên, nghĩa là có sự tham gia của nhà cung cấp máy móc thiết bị để đảm bảo tài sản cố định cho thuê thoả mãn mọi yêu cầu về thông số kỹ thuật của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp, đây là hình thức tài trợ tương đối ưu việt vì doanh nghiệp có thể thực hiện được dự án mà không cần thoả mãn các yêu cầu khắt khe của ngân hàng như khi đi vay. Yêu cầu về tài sản thế chấp là một trong những vướng mắc chủ yếu của các doanh nghiệp khi tiếp cận với vốn vay ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh rất tốt do họ có thể tiếp cận với mọi cơ hội đầu tư và tận dụng nguồn nhân công rẻ nhưng để thoả mãn điều kiện về tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng thì không phải đơn giản. Phát hành trái phiếu dài hạn: Phát hành trái phiếu dài hạn là phương thức huy động vốn dài hạn khá linh hoạt, nhất là đối với doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Các loại trái phiếu rất đa dạng phong phú, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, khiến các doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động đươc vốn thông qua kênh tài trợ này. Phân loại trái phiếu theo các tiêu thức sau: Theo phương thức trả lãi: Trái phiếu trả lãi một lần và trái phiếu coupon. Trái phiếu coupon có lãi trả định kỳ, có thể theo quý, năm, trong khi đó trái phiếu có lãi trả một lần thì lãi được trả một lần cùng với gốc vào ngày đáo hạn của trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu coupon sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực lên khả năng thanh toán vào ngày mãn hạn trái phiếu. Bởi khi đó doanh nghiệp phải đối mặt với dòng tiền đi ra lớn do phải chi trả gốc. Lãi được trả định kỳ sẽ giảm bớt dòng tiền đi ra so với việc lãi được thanh toán lãi một lần cùng với thanh toán gốc vào ngày đáo hạn. Theo lãi suất: trái phiếu có lãi suất thả nổi, và trái phiếu có lãi suất cố định. Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu có lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường, nếu lãi suất thị trường thay đổi thì lãi suất của trái phiếu sẽ thay đổi tương ứng. Ngược lại trái phiếu có lãi suất cố định được cố định lãi suất trong suất thời gian của giá trị trái phiếu cho dù lãi suất thị trường có thay đổi thế nào. Sử dụng trái phiếu có lãi suất cố định có hai mặt; trong trường hợp lãi suất thị trường tăng cao hơn so với lãi suất của trái phiếu thì doanh nghiệp sẽ chịu thiệt, tuy nhiên nếu sử dụng trái phiếu có lãi suất cố định doanh nghiệp sẽ xác định được chi phí trả lãi trái phiếu, và trường hợp lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế. Trong khi đó, trái phiếu có lãi suất thả nổi sẽ linh hoạt điều chỉnh theo thị trường, giúp doanh nghiệp xác định chính xác chi phí vốn do phát hành trái phiếu. Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu, doanh nghiệp còn có thể phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Đây là loại trái phiếu có thời hạn dài và sau một khoảng thời gian nhất định được chuyển thành cổ phiếu, các trái chủ trở thành các cổ đông. Các doanh nghiệp có khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, xu thế tăng trưởng tốt. Đánh giá khả năng huy động vốn của doanh nghiệp thể hiện thông qua một số chỉ tiêu: Quy mô vốn, quy mô huy động vốn tại doanh nghiệp Cơ cấu vốn tại doanh nghiệp (cơ cấu TS, nguồn vốn tại doanh nghiệp). Cơ cấu huy động vốn Chi phí huy động vốn. 1.2.3 Sự cần thiết tăng cường huy động vốn trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp hoạt động phải có vốn và nguồn vốn, nhưng nếu tự bản thân nó vận động thì bản thân doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Do vậy huy động vốn là phương án huy nhất và hiệu quả nhất để đảm bảo dự án kinh doanh được hoạt động và phát triển. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu thì việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán nhanh, uy tín của doanh nghiệp,… phát triển quy mô doanh nghiệp trong tương lai cũng như khả năng tiếp cận với các dự án lớn. Hơn nữa bản thân vốn chủ sở hữu được coi là lá chắn cho sự phá sản của doanh nghiệp, cho dù vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có lớn đủ sức tri trả cho các hoạt động kinh doanh và mở rộng đầu tư thì một nhà lãnh đạo khôn ngoan cũng không bao giờ lựa chọn sử dụng toàn bộ vốn chủ để kinh doanh. Phân tán rủi ro là việc mà bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động đều áp dụng. Do vậy khi huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn tìm mọi phương án để giảm thiểu chi phí huy động vốn, đồng thời linh hoạt trong công tác huy động để đáp ứng được mọi tình huống khi có nhu cầu về vốn, chủ động trong vấn đề huy động vốn. 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới tăng cường huy động vốn. 1.3.1 Nhân tố chủ quan: - Quan điểm của lãnh đạo công ty. - Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp. - Đối với Công ty cổ phần thì quyết định, tâm lý của cổ đông. - Uy tín của doanh nghiệp, quan hệ với các tổ chức tài chính. - Tính khả thi của phương án, dự án, chiến lược kinh doanh. - Chính sách định hướng phát triển của công ty. 1.3.2 Nhân tố khách quan: - Thị trường tài chính chưa phát triển đồng bộ, các công cụ của thị trường tài chính còn nhiều hạn chế. - Yêu cầu cho vay của các tổ chức tài chính còn khá cao, một số công ty không có khả năng tiếp cận. - Bản thân doanh nghiệp không phải là một doanh nghiệp mạnh để có khả năng tiếp cận với mọi nguồn huy đ._.ộng vốn. - Chính sách khuyến khích, phát triển doanh nghiệp của Nhà nước. Chương II THỰC TRẠNG VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY CP THÉP VIỆT – Ý 2.1 Tổng quan về Công ty CP Thép Việt – Ý 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP Thép Việt - Ý Xuất phát từ định hướng và phát triển của Tổng Công ty Sông Đà trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới là: đầu tư, đổi mới và hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Thực hiện chủ chương: đa dạng hoá sản phẩm, phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp trên cơ sở giữ vững ngành nghề truyền thống của Tổng Công ty Sông Đà là xây dựng thuỷ điện, các công trình lớn, xây dựng Tổng Công ty Sông Đà thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh, ngày 02/01/2001, Tổng Công ty Sông Đà có Quyết định số 19/TCT-VPTH của Tổng Giám đốc công ty, thành lập Nhà máy thép Việt – ý. Nhà máy Thép Việt – ý được đầu tư một dây chuyền thiết bị cán thép đồng bộ do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất thép Danieli – Italy cung cấp. Với mục tiêu: “Cung cấp thép có chất lượng cao và ổn định cho các công trình mà TCT đầu tư xây dựng và các công trình do TCT thầu và thi công, số còn lại đáp ứng nhu cầu thị trường và đáp ứng vào sự đa dạng các mặt hàng thép xây dựng”. Tháng 1 năm 2003, Nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất thương mại. Sản phẩm của Nhà máy là các loại thép xây dựng mang thương hiệu VIS, có chất lượng cao và chất lượng cao và đa dạng về chủng loại: Thép cuộn f6, f8 và thép cây D10 – D36 phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp JIS (Nhật Bản), TCVN (Việt Nam), ASTM (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) và BS (Anh Quốc). Năng lực sản xuất của Nhà máy mỗi ngày đạt 1.000 tấn thép các loại, công suất một năm đạt 240.000 tấn sản phẩm. Trước đây Nhà máy thép Việt - Ý là đơn vị trực thuộc Công ty Sông Đà 12 , chức năng nhiệm vụ của Nhà máy chỉ là sản xuất thuần tuý mà không phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất. Các quyết định liên quan đến mua vật tư, bán hàng đều do Công ty Sông Đà 12 đảm nhận. Do vậy năm 2003 Nhà máy tiêu thụ được 97.000 tấn thép các loại và kết quả kinh doanh lỗ 23 tỷ đồng. Thực hiện chủ chương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, ngày 26/12/2003, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã có Quyết định số 1744/QĐ-BXD phê duyệt phương án cổ phần hoá: Nhà máy thép Việt - Ý thuộc Công ty Sông Đà 12 - Tổng Công ty Sông Đà. Ngày 26/12/2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định 1748/QĐ-BXD về việc chuyển Nhà máy thép Việt - Ý thành Công ty CP thép Việt - Ý. Ngày 20/02/2004, Công ty CP Thép Việt - Ý chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Công ty cổ phần thép Việt - Ý có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần và luật doanh nghiệp. Với phương châm: Uy tín số 1, chất lượng hàng đầu, Công ty CP Thép Việt – Ý cam kết phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và với thời gian nhanh nhất. Trải qua 3 năm phấn đấu và trưởng thành, Công ty CP Thép Việt - Ý trở thành một trong những thương hiệu được biết đến nhiều nhất trong ngành thép. Xây dựng được uy tín đối với người tiêu dùng, nhắc đến chất lượng thép tốt, đặc biệt dành cho những Công trình/Dự án lớn các chủ đầu tư, các nhà thầu luôn tin tưởng và chọn VIS với niềm tin cao nhất. Do đó khả năng cạnh tranh của VIS ngày càng được nâng cao, và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường nói chung và ngành thép nói riêng. Tháng 12/2006 Công ty chính thức đăng tên giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn trong giai đoạn hiện nay của doanh nghiệp. Nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩn thép xây dựng; sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép; kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá. Là một đơn vị kinh tế phát triển mang tính chiến lược cho lĩnh vực vật liệu xây dựng của Tổng công ty Sông Đà. Đảm bảo cung cấp thép chất lượng tốt và ổn định cho các công trình, đồng thời bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên và những người lao động tại địa phương (Hưng Yên). Góp phần nhằm nâng cao hiệu quả Kinh tế - Xã hội trên địa bàn doanh nghiệp đóng trụ sở. Ngay sau khi đi vào hoạt động, thành phần cán bộ công nhân viên chủ yếu là những cán bộ đã từng làm việc trong nội bộ Tổng Công ty Sông Đà. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và hoàn thành nhiệm vụ được giao, Công ty dần từng bước thay đổi cơ cấu lao động cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của công việc. Những nhân viên có nguyện vọng gắn bó với Công ty đều được mua cổ phần, đồng thời tạo điều kiện đào tạo và tuyển dụng nhân dân trong vùng. Cơ cấu lao động tại Công ty CP thép Việt – Ý dần thay đổi nhằm đạt chất lượng tốt hơn. Thể hiện: Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại Công ty CP Thép Việt –Ý (2004 – 2006) ĐVT: người STT STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng số CBCNV 361 395 405 2 Lao động trực tiếp 285 313 315 3 Lao động gián tiếp 76 82 90 4 Hợp đồng < 1năm 339 136 89 5 Lao động nữ 19 29 48 6 Độ tuổi lao động Dưới 30 tuổi Từ 31 – 45 Từ 46 – 55 132 15 157 13 209 10 7 Trình độ chuyên môn Đại học Trung cấp Trên Đại học 82 12 97 17 112 21 (Nguồn: Số liệu thống kê – Công ty CP Thép Việt - Ý) Qua bảng 2.1 ta thấy, tình hình biến động lao động của Công ty qua 3 năm như sau: Số lượng lao động tăng qua các năm. Năm 2004, mới đi vào hoạt động ngoại trừ là những lãnh đạo và trưởng, phó phòng thì toàn bộ lao động trong Công ty đều ký Hợp đồng lao động 1 năm đối với người đại diện của Công ty là Tổng Giám đốc. Năm 2005, hoạt động kinh doanh dần đi vào ổn định, xét theo thành tích cống hiến trong năm 2004 mà tỷ lệ lao động được ký hợp đồng lao động dài hạn tăng. Đây là một yếu tố kích thích lao động hăng say, cống hiến sức mình vì sự phát triển của Công ty, gắn bó với công ty hơn. Đội ngũ CBCNV Công ty dần được trẻ hóa, đội ngũ trong độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm % trong tổng số lao động toàn công ty. Điều này cho thấy khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động, chịu được sức ép của công việc của lao động công ty là rất cao. Sự trẻ hoá đội ngũ lao động đem lại sức sống mới trong công ty cổ phần thép Việt - Ý, tạo tiền năng phát triển với hướng đi mạnh dạn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 2.1.2 Bộ máy tổ chức: Ngay sau khi đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, công ty đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức để đáp ứng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bao gồm: Hội đồng quản trị Công ty Ban kiểm soát Tổng giám đốc 04 Phó Tổng giám đốc Với 07 phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho Ban giám đốc + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng Kế hoạch đầu tư + Phòng Tài chính kế toán + Phòng Kinh doanh + Phòng Hợp tác quốc tế + Phòng Nghiên cứu và phát triển + Phòng dự án Phân xưởng: + Xưởng cơ điện + Xưởng Cán + Xưởng Luyện cán Các đơn vị trực thuộc: + Chi nhánh Tây Bắc + Chin hánh Miền Trung + Ban Quản lý dự án sản xuất phôi thép 2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VIS Bảng 2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty CP thép Việt – Ý (2004 – 2006) TT Chỉ tiêu kinh tế ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 05/04 (%) 06/05 (%) 1 Sản lượng tiêu thụ Tấn 116,219 164,950 171,034 141,93 103,69 2 Doanh thu Tỷ .đ 911,343 1.125,413 1.269,068 123,49 112,76 3 Nộp NSNN Tỷ .đ 0 0 2,221 - - 4 L.nhuận sau thuế Tỷ .đ 10,341 12,978 14,029 125,50 108,09 5 TN BQ /người/tháng Triệu đồng 1,9 2,0 2,2 105,26 110,00 (Nguồn: Công ty Cổ phần Thép Việt – Ý) Nhìn chung, qua 3 năm đi vào hoạt động Công ty đã từng bước chiếm lĩnh thị trường, phát triển thị phần xây dựng thương hiệu VIS trở thành một thương hiệu mạnh trong ngành thép. Sản lượng tiêu thụ tăng trưởng qua 3 năm, so với các Nhà máy sản xuất thép khác như: Hoà Phát, Vinakansai, Thép Nam Đô, Thép Thái Nguyên, Việt Hàn, Việt Nhật… thì VIS luôn là một Nhà máy có sản lượng tiêu thụ cao nhất. Doanh thu năm 2004 đạt 911,343 tỷ đồng, đến năm 2005 doanh thu đạt 1.125,413 tỷ đồng tăng 23,49%, năm 2006 đạt 1.269,068 tỷ đồng tăng 12,76%. Lợi nhuận sau thuế tăng, năm 2005 tăng 25,5% so với năm 2004, năm 2006 tăng 8,09% so với năm 2005, đáp ứng được kỳ vọng của các cổ đông, tăng cao giá trị doanh nghiệp. Mới đi vào hoạt động 3 năm nên các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước doanh nghiệp được miễn giảm. Thu nhập bình quân Công ty luôn đảm bảo và phấn đấu nâng cao thu nhập cho người lao động. 2.2 Thực trạng vốn và huy động vốn tại Công ty CP thép Việt – ý Tài chính có một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải xử lý các quan hệ tài chính thông qua việc giải quyết 3 vấn đề lớn: Nên đầu tư dài hạn vào đâu, bao nhiêu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh lựa chọn. Nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào? Nhà doanh nghiệp quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Tài chính có vai trò quan trọng, nó giúp tiền tệ của Công ty được chuyển động tuần hoàn, đưa dồng tiền đi đến các bộ phận của Công ty, đảm bảo cho Công ty hoạt động, vận hành bình thường. Do vậy, phân tích tài chính trong doanh nghiệp chính là sự xác định các hạn chế, dự báo được dấu hiệu bất thường trong hoạt động của Công ty, đồng thời giải quyết được các mối quan hệ trong nội bộ Công ty, và công ty với các tác nhân bên ngoài. Để thấy được vị trí và yêu cầu của Công ty trong từng giai đoạn phát triển, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu trong quản lý doanh nghiệp. Từ đó không chỉ tạo ra sức mạnh, uy tín của doanh nghiệp trên thi trường nhằm thu hút các nhà đầu tư, huy động nguồn lực về vốn nhằm mở rộng và đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay, theo đó doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất. Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và thông qua cơ cấu vốn, nguồn vốn và sự biến động của từng loại vốn, từng nguồn vốn ta sẽ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tình hình tài chính và huy động vốn tại Công ty CP Thép Việt – Ý qua một số chỉ tiêu, cụ thể: 2.2.1 Tình hình tài sản tại VIS Bảng 2.3 Kết cấu tài sản của Công ty cổ phần thép Việt – Ý tại ngày 31/12 qua 3 năm (2004 – 2006) ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 05/04 (%) 06/05 (%) I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 337,722 502,043 551,546 148,66 109,84 1 Tiền mặt 13,995 54,762 77,900 391,30 142,25 2 Các khoản phải thu 139,754 213,147 324,954 152,51 152,45 3 Hàng tồn kho 180,061 234,058 138,444 129,98 59,15 4 Tài sản lưu động khác 3,912 0,076 10,248 1,94 13484 II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 236,402 219,172 226,603 92,71 103.39 1 Tài sản cố định hữu hình 279,544 288,309 291,478 103,14 101.10 2 Hao mòn luỹ kế (43,210) (72,988) (92,669) 168,91 126,96 3 Tài sản cố định vô hình 0 2,375 0 - - 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0,068 1,467 14,624 2157 996,86 5 Tài sản dài hạn khác 3,740 5,042 13,170 134,81 261,21 Tổng tài sản 574,124 721,215 778,149 125,62 107,89 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP Thép Việt - Ý) Qua bảng 2.3 ta thấy, Việc bố trí cơ cấu tài sản của Công ty tương đối hợp lý (TSCĐ chiếm 30% - 40%, TSLĐ chiếm 70% - 60% trên tổng tài sản doanh nghiệp). Công ty là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng, là mặt hàng có khối lượng lớn và cồng kềnh do vậy hàng tồn kho tại công ty khá lớn. Và đây cũng là một cơ sở để đảm bảo cho nguồn vốn vay tại các Ngân hàng. Bên cạnh đó Công ty cũng luôn chú trọng tới vấn đề đầu tư, mua sắm trang thiết bị, máy móc, và xây dựng kho kín để bảo quản sản phẩm. Điều này cho thấy, tình hình biến động tài sản của VIS tăng rõ qua 3 năm. Tổng tài sản của VIS năm 2004 đạt 574,124 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 721,215 tỷ đồng, tăng 25,62% so với năm 2004; năm 2006 tổng tài sản VIS tăng đạt 778,149 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2005. Qua bảng ta thấy, yếu tố làm tổng tài sản biến động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng, tiền mặt tăng, hàng tồn kho lại giảm điều này cho thấy sản lượng thép được sản xuất ra đã được tiêu thụ tốt; Riêng tài sản cố định và đầu tư dài hạn: có chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tài sản dài hạn khác đều có sự tăng đột biến năm 2006, nguyên nhân năm 2006 là thời kỳ công ty tiến hành cho xây dựng kho kín chứa sản phẩm, xây dựng xưởng luyện cán để tận dụng nguyên liệu phế trong quá trình cán thép chính... Điều này cho thấy công ty hoạt động ngày có hiệu quả. 2.2.2 Tình hình nguồn vốn tại VIS Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Thép Việt – ý tại ngày 31/12 qua 3 năm (2004 - 2006) ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 05/04 (%) 06/05 (%) I. Nợ phải trả 501,087 634,952 662,057 126,71 104,27 1 Nợ ngắn hạn 292,450 469,231 470,932 229,40 100,36 2 Nợ dài hạn 204,457 162,150 162,625 79,31 100,29 3 Nợ khác (Chi phí phải trả) 4,180 3,571 28,500 85,43 798,10 II. Vốn chủ sở hữu 76,023 92,108 116,212 121,16 126,17 1 Vốn chủ sở hữu 75,585 91,713 115,990 121,34 126,47 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,438 0,395 0,222 90,18 56,20 Tổng nguồn vốn 577,110 727,060 778,269 125,98 107,04 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP Thép Việt - Ý) Bảng 2.4 chi chúng ta thấy: Năm 2004 có số nợ phải trả là 501,087 tỷ đồng, năm 2005 là 634,952 tỷ đồng tăng 26,71% nguyên nhân là do sau khi mới bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do nhu cầu về vốn nhiều nên số nợ đã tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2006 tình hình kinh doanh của doanh nghiệp dần đi vào ổn định, doanh nghiệp dần làm chủ được tình hình tài chính nên tỷ lệ nợ phải trả về cơ bản là tăng nhẹ so với năm 2006 là 4,27%. Tuy nhiên số nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, năm 2004 tỷ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn là 86,82%, năm 2005 là 87,33%, năm 2006 là 85,06%. Tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn phản ánh mặt lợi và khó khăn của doanh nghiệp. Đối với VIS tỷ lệ này khá cao có thể thấy: Là một doanh nghiệp mới thành lập số nợ vay lớn cho thấy công ty có uy tín để có thể được nợ khoản tiền lớn như vậy, tuy nhiên điều này lại là một áp lực lớn đối với doanh nghiệp trong vấn đề trả nợ. Để phục vụ sản xuất kinh doanh, trong điều kiện vốn vay có hạn và còn phải chịu nhiều ràng buộc, công ty đã chọn phương án tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu mục đích tăng khả năng thanh toán và mức độ đảm bảo an toàn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời làm nguồn đối ứng cho việc mở rộng sản xuất, thành lập Nhà máy sản xuất phôi thép. Năm 2004 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 75,585 tỷ đồng, năm 2005 là 91,713 tỷ đồng tăng 21,34%, năm 2006 là 115,99 tỷ đồng tăng 26,47% so với năm 2005. Điều này cho thấy doanh nghiệp không chỉ tăng vốn điều lệ mà còn tự tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Huy động vốn ở đây có thể nói là vấn đề sống còn của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải làm sao đảm bảo hiệu quả trong huy động vốn và sử dụng vốn. Bảng 2.5 Hiệu quả sử dụng vốn tại VIS qua 3 năm (2004 - 2006) ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 05/04 (%) 06/05 (%) 1 Tổng doanh thu 911,343 1.125,413 1.269,068 123,49 112,76 2 Lợi nhuận trước thuế 10,341 12,978 16,250 125,50 125,21 3 Tổng vốn 577,110 727,060 778,269 125,98 107,04 4 Lợi nhuận TT/ Tổng vốn 1,79% 1,78% 2,08% 5 Vốn CSH / Tổng vốn 13,17% 12,67% 14,94% 6 Nợ dài hạn / Tổng vốn 35,43% 22,30% 20,90% 7 Vốn CSH / Nợ dài hạn 36,97% 56,56% 71,32% 8 Chi phí lãi vay/Tổng chi phí 3,06% 3,3% 2,9% 10 Chi phí vốn CSH, trả cổ tức 10% 11% 10% + 4% cp thưởng 11 Vốn điều lệ 64 75 100 117,19 133,33 (Nguồn: Công ty CP Thép Việt - Ý) Theo bảng 2.5, cho thấy: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, tổng vốn của Công ty CP Thép Việt - Ý tăng qua 3 năm nghiên cứu. Tuy nhiên tỷ lệ tăng của năm 2006 so với năm 2005 là thấp hơn năm 2005 so với năm 2004, cụ thể: Doanh thu năm 2005 đạt 1.125,413 tỷ đồng tăng 23,49% so với năm 2004, năm 2006 đạt 1.269,068 tỷ đồng tăng 12,76% so với năm 2005. Lợi nhuận trước thuế năm 2005 đạt 12, 978 tỷ đồng tăng 25,5% so với năm 2004, năm 2006 đạt 16,25 tỷ đồng tăng 25,21% so với năm 2005. Tổng nguồn vốn tăng, lợi nhuận trước thuế tăng làm cho chỉ tiêu LNTT/Tổng vốn tăng; chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì doanh nghiệp tạo ra 1,79 đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu Hệ số vốn CSH/Tổng vốn phản ánh mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, trong 100 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Theo số liệu trên cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2006 tỷ trọng vốn CSH trên tổng vốn có xu hướng tăng, nếu như hệ số này năm 2004 là 13,17% thì đến năm 2006 đạt 14,94%, điều này cho thấy sự tự chủ về tài chính của VIS ngày càng cao, cũng như sự độc lập và tự chủ trong kinh doanh của Công ty ngày càng được khẳng định. Nếu như hệ số Vốn CSH/Tổng vốn cho thấy sự tự chủ về tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, thì hệ số Nợ dài hạn/ Tổng vốn lại cho thấy sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn bên ngoài. Nợ dài hạn của Công ty CP Thép Việt –Ý ở đây bao gồm hai bộ phận vay chính: vay dài hạn và phát hành cổ phiếu. Hệ số nợ dài hạn của VIS có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2004 hệ số này là 35,43%, thì năm 2005 giảm xuống còn 22,30%, và năm 2006 chỉ còn 20,90%. Chúng ta nhận thấy hệ số tự chủ về tài chính tăng, trong khi sự phụ thuộc tài chính bên ngoài giảm dần cho thấy VIS có xu hướng sử dụng vốn chủ nhiều hơn. Xong một thực tế cho thấy việc giảm hệ số nợ dài hạn phản ánh tình hình thanh toán nợ dài hạn của VIS rất đều đặn, chứng tỏ chính sách huy động và sử dụng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn tương đối ổn định và cân bằng. Hệ số vốn CSH /Nợ dài hạn tăng qua các năm, cho thấy VIS đã chủ động hơn trong việc dùng vốn đối ứng với việc huy động vốn vay dài hạn từ bên ngoài (Toàn bộ tài sản VIS trong thời gian đầu dùng 100% vốn vay ngân hàng). Mặc dù hệ số vốn CSH/Nợ dài hạn tăng, nhưng tỷ trọng tài sản của VIS cũng rất cao chứng tỏ VIS tận dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Việc xác định chi phí vốn của VIS rất quan trọng, là căn cứ để xây dựng mô hình cơ cấu vốn tối ưu và cũng là sơ sở đưa ra lựa chọn phương thức huy động vốn của VIS. Trong từng trường hợp cụ thể mà VIS có quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn nào. Bảng 2.5 cho thấy chi phí lãi vay của VIS tương đối thấp và ổn định. Nếu trừ đi phần tiết kiệm thuế, thì chi phí lãi vay khoảng 2,7% (vì lãi vay được đưa vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên số liệu trên chưa tính đến các khoản chi phí cho việc tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng như: chi phí giao dịch, chi phí thông tin liên lạc, chi phí lập dự án khả thi, chi phí kiểm toán… Chi phí vốn CSH thực chất là chi phí phải trả cho chủ sở hữu khi tham gia góp vốn vào doanh nghiệp. Với doanh nghiệp thì đây là một khoản chi phí, nhưng với nhà đầu tư thì đây chính là thu nhập được nhận trên cơ sở đầu tư vốn. Năm 2004 tỷ lệ này là 10%, năm 2005 là 11%, năm 2006, VIS đã được ghi danh niêm yết trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ chi trả cổ tức là 10% + 4% cổ phiếu thưởng. Điều này đã kích thích các nhà đầu tư kỳ vọng vào VIS trong tương lai. 2.2.3 Hoạt động huy động vốn của VIS. Là một đơn vị còn non trẻ của ngành thép, VIS đi vào hoạt động với sự hậu thuẫn, ủng hộ, chỉ đạo sát sao từ Thường vụ Đảng uỷ Tổng Công ty, ban lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà đến mọi hoạt động của Công ty. Ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức theo mô hình công ty cổ phần, ban lãnh đạo Công ty đã từng bước có những chiến lược và kế hoạch phát triển công ty, xây dựng công ty trở thành đơn vị kinh tế tiên tiến vững mạnh của Tổng, của Ngành. Việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật là vấn đề tất yếu phù hợp với xu thế thị trường. Trong 3 năm, từ năm 2004 đến năm 2006 VIS đã tiến hành một số công việc: Phát triển sản xuất kinh doanh: Tăng sản lượng, thu vốn tốt; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống dây chuyền công nghệ.. Đầu tư mua sắm một số trang thiết bị phục vụ sản xuất như: lò nung, máy tiện M650, máy xọc đứng, cần trục 20 tấn … Mua nguyên liệu phục vụ sản xuất. Mở rộng quy mô hoạt động: Phát triển lĩnh vực vận tải (mua 3 đầu xe). Năm 2005, xây dựng xưởng sản xuất phụ nhằm tái chế và tận dụng những phế phẩm từ dây chuyền cán thép của Nhà máy. Năm 2006 xưởng chính thức đi vào hoạt động. Xây dựng dự án thành lập Nhà máy sản xuất phôi thép tại Hải Phòng, dự tính cuối năm 2008 đi vào hoạt động chính thức cho ra sản phẩm đầu tiên. Chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, nguồn vốn hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án phát triển, do vậy VIS phải tiếp cận được nguồn vốn cần thiết với nhiều cách khác nhau. Nghiên cứu thực tế tại VIS, cho thấy việc huy động vốn của của công ty diễn ra chủ yếu theo hình thức: Vay ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành cổ phiếu (tăng vốn điều lệ), gia nhập thị trường chứng khoán làm tăng giá trị doanh nghiệp.. Thực trạng nguồn vốn và công tác huy động vốn tại VIS thể hiện như sau: Nguồn vốn chủ sở hữu: Ngay từ khi thành lập công ty đã gặp một số khó khăn như: Tại thời điểm ngày 31/12/2004 còn nhiều cổ đông chưa góp vốn điều lệ, cụ thể: STT Cổ đông Số lượng vốn góp (VNĐ) 1 Tổng Công ty Sông Đà 5.250.000.000 2 Công ty Sông Đà 10 1.500.000.000 3 Công ty Sông Đà 9 1.000.000.000 4 Công ty ĐTPTĐT và KCN Sông Đà 1.500.000.000 5 Công ty Xi măng Sông Đà 1.682.600.000 Tổng số 10.932.600.000 (Nguồn: Công ty CP Thép Việt - Ý) Các cổ đông này dều là thành viên của Tổng công ty Sông Đà, tuy chưa góp vốn bằng tiền nhưng danh nghĩa vẫn là cổ đông của VIS, việc nợ vốn góp đã khiến VIS gặp khó khăn trong việc chủ động nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thành lập với số vốn điều lệ xác định là 30 tỷ đồng, tuy nhiên với gần 11 tỷ đồng chưa được cổ đông đóng góp, đi vào hoạt động với 2/3 số vốn góp VIS đã phải dựa vào sự bảo lãnh của Tổng để hoạt động. Mặc dù còn nhiều khó khăn xong với sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong năm 2004 công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng ban đầu lên 64 tỷ đồng vào tháng 10/2004. Để gắn bó nhân viên với công ty, gắn kết quyền và nghĩa vụ, khuyến khích nhân viên toàn tâm toàn lực vì sự phát triển công ty, Công ty quyết định bán bán số cổ phần tăng thêm cho cán bộ công nhân viên trong công ty với giá bằng mệnh giá cổ phiếu: 10.000đồng/cp. Trong điều kiện thị trường tài chính đang dần hoàn thiện và phát triển với sự ra đời của thị trường chứng khoán đã làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, khiến người nắm giữ cổ phiếu của công ty không chỉ nhận được thu nhập từ cổ tức công ty trả hàng năm mà còn nhận được sự gia tăng thu nhập mà cổ phiếu đó đem lại khi giao dịch trên thị trường chứng khoán. Việc tăng vốn điều lệ là giải pháp hiệu quả trong giai đoạn đầu khi mới thành lập VIS. Bởi trong giai đoạn này (từ tháng 3 đến tháng 5/2004) công ty gặp không ít khó khăn, chưa đủ năng lực để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó VIS cũng không đủ năng lực để trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu phôi do vậy phải phụ thuộc vào Công ty Sông Đà 12 thông qua uỷ thác nhập khẩu. Việc thông quy ủy thác nhập khẩu khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, dẫn đến tình trạng giá thép VIS cao hơn so với các Nhà máy khác. Năm 2005, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, VIS tiến hành chiến lược giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu, bằng cách: Xây dựng kho kín chứa sản phẩm: Thép là sản phẩm cồng kềnh, lại dễ bị giảm chất lượng do thời tiết ẩm và mưa nhiều như ở Việt Nam ta, việc xây kho kín giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn khi chưa tiêu thụ kịp. Thành lập Xưởng luyện cán nhằm tận dụng những phế phẩm từ quá trình sản xuất thép thành phẩm. Sản phẩm của xưởng là các loại dây buộc, thép ly nhỏ, và cung cấp sắt cho quá trình cán thép. Bên cạnh đó với mục tiêu chủ động nguồn nguyên liệu phôi thép trong tương lai Công ty tiến hành xây dựng dự án Nhà máy phôi thép tại Hải Phòng, công suất 400.000 tấn/năm. Năm 2006, kho kín và xưởng luyện cán đi vào hoạt động đem lại nguồn thu nhập ổn định và phát triển cho VIS. Nhằm gia tăng giá trị doanh nghiệp, xây dựng uy tín và quảng bá thương hiệu VIS, Công ty đã đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tháng 12/2006, công ty chính thức đăng tên trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, với mức giá là 45.000/cp. Bảng 2.6 Tổng hợp nguồn vốn qua 3 năm (2004 - 2006) ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Vốn vay 501,087 86,83 634,952 87,33 662,057 85,06 2 Vốn CSH 76,023 13,17 92,108 12,67 116,212 14,94 Tổng vốn 577,110 100,00 727,060 100,00 778,269 100,00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Công ty CP thép Việt - Ý) Qua bảng 2.6, cho thấy cơ cấu vốn vay và vốn CSH trong tổng vốn là tỷ lệ hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn qua các năm về mặt tỷ lệ không thay đổi nhiều, nhưng về mặt giá trị thì năm sau tăng hơn so với năm trước. Cụ thể: năm 2004, vốn chủ sở hữu là 76,023 tỷ đồng chiếm 13,17% tổng vốn, năm 2005 vốn chủ sở hữu tăng lên đạt 92,108 tỷ đồng chiếm 12,67% so với tổng vốn. Nguyên nhân giảm tỷ lệ vốn CSH trong tổng vốn do năm 2005 công ty phải đầu tư vào nhiều dự án mà phương án tăng vốn điều lệ không thể tăng tùy thích. Mặt khác, công ty đẫ dần có được niềm tin của các Ngân hàng uy tín của công ty cũng dần được khẳng định, việc huy động từ nguồn vốn vay đã có nhiều thuận lợi. Đến đây ta thấy được sự thành công của Công ty, vì trong cơ cấu vốn CSH vốn tự bổ sung tăng lên không ngừng. Bảng 2.7 Cơ cấu vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần thép Việt – ý (2004 - 2006) ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I Nguồn vốn, quỹ 75,585 99,424 91,711 99,569 116,041 99,853 1 NV Kinh doanh 64,187 84,92 74,728 81,482 100 86,176 2 Quỹ ĐTPT 0,795 1,05 3,618 3,945 1,177 1,014 3 Quý DPTC 0,262 0,35 0,387 0,422 0,835 0,72 4 LN chưa phân phối 10,341 13,68 12,978 14,151 14,029 12,09 II Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0,438 0,576 0,397 0,431 0,171 0,147 Tổng vốn CSH 76,023 100,00 92,108 100,00 116,212 100,00 (Nguồn: Công ty cổ phần thép Việt - Ý) Mặt khác tổng các quỹ của công ty cũng có xu hướng tăng. Cụ thể, bảng 2.7 cho thấy: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính tăng, nếu năm 2004 quỹ ĐTPT chỉ đạt 0,795 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này là 3,618 tỷ đồng, năm 2006 là 1,177 tỷ đồng. Quỹ dự phòng tài chính tăng năm 2004 là 0,262 tỷ đồng, năm 2005 là 0,387 tỷ đồng, năm 2006 là 0,835 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp cũng tăng, nếu năm 2004 là 10,341 tỷ đồng chiếm 13,68% vốn CSH, thì năm 2005 đạt 12,978 tỷ đồng chiếm 14,151% vốn CSH, tăng 25,5% so với năm 2004. Năm 2006 LN chưa phân phối đạt 14,029 tỷ đồng tăng 8,09%. Nguồn vốn kinh doanh được bổ sung qua 3 năm, năm 2004 nguồn vốn kinh doanh đạt 64,187 tỷ đồng, năm 2005 là 74,728 tỷ đồng tăng 16,42% so với năm 2004, năm 2006 nguồn vốn kinh doanh được bổ sung từ việc tăng vốn điều lệ và nguồn tự bổ sung đạt 100 tỷ đồng, tăng 33,82% so với năm 2005. Việc tăng nguồn vốn kinh doanh, và các quỹ nói riêng và tăng nguồn vốn CSH nói chung khẳng định VIS kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó công tác huy động vốn của VIS bằng phương thức tăng vốn điều lệ là biện pháp hữu hiệu trong khi VIS nỗ lực tiếp cận với nguồn huy động khác. * Nguồn vốn vay: Công tác vốn vay gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ mới thành lập Công ty cổ phần. Trước đây toàn bộ mảng tín dụng của Nhà máy do Công ty Sông Đà 12 thực hiện. Khi thành lập Công ty cổ phần, mặc dù công ty đã cố gắng liên hệ trực tiếp với các Ngân hàng, tuy nhiên do mới thành lập nên thủ tục vay vốn ban đầu, kể cả uy tín đối với Ngân hàng chưa có nên việc vay vốn gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay việc vay vốn cho sản xuất đã đảm bảo đáp ứng nguồn vay cho Công ty khoảng 425 tỷ. Ngân hàng ngoại thương Hải Dương đã cấp hạn mức cho vay vốn lưu động là 200 tỷ đồng (có bảo lãnh của Tổng Công ty Sông Đà), với lãi suất VNĐ = 0,725%/tháng, USD = 3,25%/năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phố Nối cam kết cho vay theo món có giá trị cho vay 60 tỷ đồng, với lãi suất VNĐ = 0,875%/tháng, USD = 4,8%/năm Ngân hàng NN&PTNT Nam Hà Nội cam kết cho vay theo món có giá trị cho vay 100 tỷ đồng (có bảo lãnh của Tổng Công ty Sông Đà) với lãi suất VNĐ = 1%/tháng và USD = 4,5%/năm. Ngân hàng Techcombank Hưng Yên là 65 tỷ đồng. Công ty đã tiến hành bàn giao vay vốn dài hạn chuyển từ Công ty Sông Đà 12 sang Công ty cổ phần thép Việt ý với 03 Ngân hàng: Ngân hàng ĐT và PT Phố Nối Hưng yên, Ngân hàng nông nghiệp Hưng Yên, Ngân hàng công thương Hưng Yên. Qua bảng 2.6 cho thấy, nguồn vốn vay Ngân hàng của VIS chiến tỷ lệ từ 81% – 86% so với tổng nguồn vốn. Khối lượng vốn vay tăng qua các năm nghiên cứu, điều này cho thấy: Nhu cầu vốn vay của VIS ngày càng tăng cao đáp ứng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thì khả năng huy động vốn của VIS cũng tăng. Nguyên nhân chính là do sự lỗ lực của bản thân doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín không chỉ với khách hàng mà còn với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng. Do đó khả năng huy động vốn từ ngân hàng của VIS cũng dần được nâng cao. Năm 2004 mức vay là 501,087 tỷ đồng, năm 2005 là 634,952 tỷ đồng tăng 26,71%, năm 2006 là 662,057 tỷ đồng tăng 4,27% so với._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0187.doc