Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Thị trường Hoa Kỳ

Mục lục trang Lời mở đầu: 1 Chương I: Lí luận chung về Xúc tiến thương mại và vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại với xuất khẩu 3 I-Khái quát chung về xúc tiến thương mại 3 Khái niệm xúc tiến thương mại: 3 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại 5 2.1 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại nhà nước. 5 2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức phi chính phủ. 9 2.3 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại ở doanh nghiệp 10 II- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xú

doc113 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào Thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tiến thương mại 15 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 15 Môi trường chính trị -pháp luật 16 Môi trường kinh tế -kĩ thuật 17 Môi trường văn hoá 18 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 19 III- Vai trò của xúc tíến thương mại với hoạt động xuất khẩu 20 1-Truyền đạt thông tin về thị trường và sản phẩm đến người tiêu dùng nước ngoài .............................................................................................................20 2- Đẩy mạnh việc bán hàng qua biên giới 21 Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 21 Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường quốc tế 22 chương II: thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường HOA Kỳ..............................23 I-Đặc điểm cơ bản của thị trường Hoa Kỳ 23 Đặc điểm chung 23 Hệ thống thị trường Hoa Kỳ 24 Hệ thống luật thương mại 29 Quy chế về hải quan 31 Cơ chế chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ 33 II-Khái quát mạng lưới xúc tiến thương mại ở Việt Nam (sơ lược một số tổ chức hỗ trợ về thương mại). 35 Tổ chức xúc tiến thương mại nhà nước 35 Cục xúc tiến thương mại 35 Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 36 Các tổ chức xúc tiến thương mại phi chính phủ 37 2.1 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam( VCCI) 37 2.2 Các Hiệp hội ngành hàng 38 3. Các tổ chức thương mại có thu (bán chính phủ) và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại 38 III- Hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Hoa Kỳ thời gian qua Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam 39 Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ thời gian qua của Việt Nam……...43 Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ….......................................................................................................45 Tồn tại,hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động xúc tiến thương mại ......55 chương III: Các biện pháp tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ 62 I. Xu hướng phát triển thương mại quốc tế và quan hệ thương mại Việt-Mỹ Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế 62 Xu hướng phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: 66 II- Định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trong quan hệ Việt -Mỹ 71 Định hướng trong hoạt động xúc tiến thương mại nhà nước 71 Định hướng hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức phi chính phủ 74 Định hướng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại ở ngay chính các doanh nghiệp 75 III- Các biện pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ: 75 1, Các biện pháp ở tầm vĩ mô 75 1.1 Chuyển hệ thống xúc tiến thương mại thành mạng lưới xúc tiến thương mại -có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ , đơn vị hỗ trợ thương mại và doanh nghiệp 76 1.2, Đánh giá đúng tiềm năng xuất của Việt Nam, bổ sung bằng kế hoạch xúc tiến thương mại theo ngành vững chắc .............................................................80 1.3 Tạo hành lang pháp lí và hỗ trợ pháp lí 81 1.4 Hỗ trợ tài chính một cách hợp lí 83 1.5 Đào tạo 86 Các biện pháp ở các doanh nghiệp 87 2.1- Tích cực sử dụng thương mại điện tử 87 2.2- Tích cựctham gia các hiệp hội ngành nghề -kinh doanh 88 2.3- Tăng cường hợp tác quốc tế với kiều bào ở nước ngoài: 89 2.4- Nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất: 90 Kết luận 92 Tài liệu tham khảo Phụ lục Lời mở đầu Trong xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu mỗi quốc gia và mỗi doanh nghiệp đều phải nâng cao sức cạnh tranh của mình, đấu tranh để tồn tại và bắt kịp cùng với xu hướng chung. Tăng cường xuất khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương giúp doanh nghiệp và từng quốc gia tham gia vào quá trình thương mại toàn cầu và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng chung đó. Trong những năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã tăng lên không ngừng. Chúng ta không chỉ tập trung vào những mặt hàng và thị trường quen thuộc mà đã từng bước đa dạng hoá mặt hàng và vươn ra những thị trường mới. Có được kết quả đó một phần không nhỏ có sự đóng góp của hoạt động xúc tiến thương mại. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được kí kết đã mở ra cho Việt Nam cánh cửa vào một thị trường rộng lớn giàu tiềm năng. Tuy nhiên thực tế trong những tháng vừa qua sau khi hiệp định có hiệu lực đã chứng tỏ những gì chúng ta chuẩn bị cho việc xuất khẩu vào thị trường này vẫn còn chưa đủ. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này còn nhiều vướng mắc do nhiều nguyên nhân: hàng hoá Việt Nam vấp phải nhiều hàng rào kĩ thuật, doanh nghiệp Việt Nam chưa quen phong cách làm ăn của người Mỹ… và một nguyên nhân khá quan trọng khác là hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do đó tôi đã chọn đề tài “Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ“. Mục đích cuả khoá luận là cho thấy tầm quan trọng cuả thị trường Hoa Kỳ với hoạt động xuất khẩu cuả Việt Nam và vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại với hoạt động này. Đồng thời tôi cũng cố gắng đưa ra một số nguyên nhân gây nên sự không hiệu quả của hoạt động này và chỉ ra một số giải pháp để khắc phục. Nội dung của khóa luận được chia thành 3 phần: Chương I: Lí luận chung về xúc tiến thương mại và vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại với xuất khẩu. Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Chương III: Các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, diễn giải, quy nạp, chứng minh, phân tích, so sánh, thống kê để trình bày nội dung nghiên cứu. Với trình độ còn hạn chế trong khuôn khổ của một bài khoá luận các vấn đề chắc chắn chưa được đề cập một cách chính xác và đầy đủ nhất và vẫn có thể có một số thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và góp ý của bạn bè. Cuối cùng tôi xin được dành những lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo,Thạc sỹ Bùi Ngọc Sơn- giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương Hà Nội- người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi từng bước đi cần thiết khi nghiên cứu đề tài này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị cô bác tại Cục xúc tiến thương mại và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, các thầy cô bè bạn cùng lớp và gia đình đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận này. Chương I: lí luận chung về xúc tiến thương mại và vai trò của hoạt động xúc tiến thương mại với xuất khẩu I- Khái quát chung về xúc tiến thương mại 1- Khái niệm xúc tiến thương mại Lần đầu tiên vào cuối thế kỉ XIX khủng hoảng thừa đã xảy ra trên phạm vi thế giới, các doanh nghiệp bắt đầu ý thức được vai trò của thị trường trong sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Có thể đây chính là cái mốc đầu tiên của sự ra đời Marketing quốc tế và những hoạt động nền tảng đầu tiên cho các hoạt động xúc tiến thương mại sau này. Các hoạt động xúc tiến thương mại xuất hiện sớm nhất ở Hoa Kỳ sau đó nhanh chóng được phổ biến ở các nước tư bản phát triển khác như Anh, Pháp, Nhật, Canada … Sau chiến tranh thế giới thứ hai các hoạt động này cũng đã có mặt ở các nước Nics (Singapore, Hồng Kông, Đài Loan…), và dần dần ở cả các nước đang phát triển. Không chỉ tại các quốc gia phát triển mà ngay tại cả các quốc gia đang phát triển tổ chức xúc tiến thương mại đều được coi là một tổ chức kinh tế không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân vì hoạt động xúc tiến thương mại là nhu cầu có tính quy luật ở mỗi quốc gia khi bước vào nền kinh tế thị trường. Có thể nói rằng các hoạt động xúc tiến thương mại xuất hiện ngay trong lòng các hoạt động kinh doanh thương mại, ở tầm doanh nghiệp nó chính là hoạt động Marketing, còn với các tổ chức xúc tiến thương mại chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại là hoạt động hỗ trợ cho công tác Marketing doanh nghiệp. Theo đó các cách hiểu về Marketing trong doanh nghiệp cũng rất phong phú. Theo một công ty Anh quốc định nghĩa: Marketing là quy trình công nghệ giúp cho công ty thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và thu được lợi nhuận mong muốn.Viện Marketing của Anh định nghĩa thì đó là quá trình tổ chức và quản lí toàn bộ hoạt động sản xuất – kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến. Marketing không chỉ là là xúc tiến bán hàng mà cần phải hiểu sâu hơn như một quá trình nhằm cung cấp đúng hàng hoá, đúng chỗ, đúng thời điểm, đúng giá và bằng đúng các công cụ xúc tiến bán hàng . Để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh quốc tế có hiệu quả cần nắm bắt được thông tin quan trọng nhưng điều đó không phải là dễ, trong khi phần lớn các công ty lại không có khả năng thu thập, phân tích xác đáng do đó họ rất cần có sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại. Rất nhiều nước đã thành lập tổ chức xúc tiến thương mại để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển sản xuất trong nước, thâm nhập, duy trì và phát triển tại các thị trường nước ngoài và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Và khái niệm xúc tiến thương mại cũng đã được hình thành từ khá lâu, với ý nghĩa là thúc đẩy, quảng bá bằng nhiều hoạt động và phương thức khác nhau, nhằm tăng sức mua bán, trao đổi hàng hoá, sản phẩm theo cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. ở nước ta hiện nay cũng có một số khái niệm khác nhau về các hoạt động xúc tiến thương mại (trade promotion). Theo luật Thương mại năm 1997 thì xúc tiến thương mại là các hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại, nó gồm các hoạt động chủ yếu như thông tin thị trường, hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hoá, tư vấn thương mại, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực kinh doanh…Các tổ chức xúc tiến thương mại khác nhau lại có những quan điểm phụ thuộc một phần vào đặc trưng hoạt động của mình, ví dụ như theo Viện nghiên cứu thương mại – Bộ thương mại – thì xúc tiến thương mại là các hoạt động nghiên cứu bàn giấy, khảo sát và các dịch vụ liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hành vi mua bán nhưng không thuộc hành vi mua bán, mà chỉ hỗ trợ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Hay theo Cục xúc tiến thương mại, xúc tiến thương mại là những hoạt động bổ trợ thiết yếu, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng cao của xã hội.Viện Nghiên cứu thương mại và Luật thương mại chỉ coi xúc tiến thương mại là những hoạt động gián tiếp với quá trình sản xuất cuả doanh nghiệp còn Cục Xúc tiến thương mại thì mở rộng hơn khái niệm này, đưa ra một khái niệm sâu hơn và cũng vì thế mà những hoạt động xúc tiến thương mại theo khái niệm này cũng ở phạm vi rộng hơn. Nhưng nhìn chung, trong tình hình hiện nay và những năm sắp tới tại Việt Nam xúc tiến thương mại chủ yếu nhằm vào mặt xúc tiến xuất khẩu, làm gia tăng kim ngạch cũng như chất lượng hàng hoá xuất khẩu; củng cố và duy trì chỗ đứng cho hàng hoá nội địa tại các thị trường trọng điểm trên thế giới; xác lập và phát triển thị trường mới, sản phẩm mới cho ngành xuất khẩu. 2- Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại 2.1 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại nhà nước Các hoạt động xúc tiến thương mại ở tầm chính phủ được thực hiện thông thường qua các cơ quan xúc tiến thương mại của chính phủ như Cục Xúc tiến thương mại, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài (thuộc Bộ Thương Mại) và các Bộ, Ngành liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài Chính …nội dung của nó thường là: a, Nghiên cứu, dự báo và định hướng thị trường trong ngoài nước để phát triển thị trường và sản phẩm thương mại Các cơ quan của chính phủ thường là cơ quan đầu mối tập hợp các thông tin tổng hợp của doanh nghiệp trong nước đồng thời có được các mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức thương mại quốc tế do đó có điều kiện nghiên cứu thị trường một cách chuyên sâu, có hệ thống, từ đó giúp cho doanh nghiệp Việt nam theo kịp các thay đổi nhanh chóng của mậu dịch thế giới, tập trung đặc biệt vào tình hình hoạt động thương mại ở một số khu vực, một số nước nhất định. Để có được thông tin chính xác các cơ quan này thường dựa vào hệ thống chi nhánh (các đại diện thương mại và tham tán thương mại, cơ quan đại diện ngoại giao) của mình tại nước ngoài, sau đó tiến hành phân tích chi tiết, lưu giữ và công bố cho các doanh nghiệp và giới kinh doanh đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các cuộc hội thảo, toạ đàm, tư vấn trực tiếp hay in trên các tạp chí và ấn phẩm khác của các tổ chức xúc tiến. Tổ chức hội thảo, toạ đàm với sự tham dự của các thành viên doanh nghiệp là một hoạt động khá thường xuyên và bổ ích vì chính trong các hội thảo này doanh nghiệp được có dịp tiếp xúc với các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như Marketing, tài chính, đầu tư và các nhà xuất khẩu có kinh nghiệm cùng các tham tán thương mại. Đó là những người mang lại thông tin cập nhật cho doanh nghiệp về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Cạnh đó các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ của doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước cũng rất nên được tổ chức định kì nhờ đó doanh nghiệp có thể trao đổi với nhau kinh nghiệm cách thức tiếp cận thị trường một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó nhà nước còn cử các phái đoàn thương mại, phái đoàn xúc tiến xuất khẩu tham dự các hội chợ thương mại ở các nước, đi điều tra tình hình thị trường ở những nước doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và có khả năng xâm nhập. b, Hoạch định chiến lược thị trường dài hạn Các doanh nghiệp thường chỉ hoạt động hướng theo một cái đích duy nhất là lợi nhuận nên chỉ tập trung cho một số ít các thị trường mục tiêu của mình. Các cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước có nhiệm vụ vạch ra các chiến lược phát triển thị trường dài hạn, các chiến lược thương mại cho cả một quốc gia trong các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương. Hơn thế nữa, việc hoạch định các chiến lược Marketing dài hạn cho các thị trường nước ngoài của các cơ quan chính phủ còn giúp cho các doanh nghiệp định hướng kế hoạch và các biện pháp riêng cho bản thân mình khi thâm nhập thị trường nước ngoài. Các bộ chuyên ngành như Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…và các tổng công ty phối hợp với Bộ Thương mại để lập kế hoạch phát triển xuất khẩu theo ngành hàng là một cách hiệu quả để đẩy mạnh việc xuất khẩu một cách bền vững, đồng thời tạo chỗ đứng vững chắc cho các sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế. Ban đầu bằng việc rà soát các phương thức, cách xâm nhập vào một thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam đi trước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài khác tại thị trường mục tiêu. Từ đó đưa ra cách tốt nhất giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường. Các tổ chức chính phủ cần đi đầu trong việc hoạch định và tham gia vào các dự án ở nước ngoài phù hợp chiến lược marketing dài hạn. Tìm cách phối hợp các cơ quan chức năng nước ngoài để tăng cường khả năng tiếp cận các dự án nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và phía đối tác. c, Tham vấn chính sách Tổ chức xúc tiến thương mại định kỳ thường xuyên thu thập ý kiến, nguyện vọng của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài từ đó đề xuất kiến nghị với các cơ quan hữu quan của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống quản lý kinh tế và thương mại nhằm phát huy tối đa tiềm năng của các doanh nghiệp, đảm bảo cho thị trường luôn sôi động, thông thoáng. Đồng thời, cơ quan xúc tiến thương mại cũng là một trong những công cụ của Nhà nước để chuyển tải và quán triệt đường lối, chính sách quản lý kinh tế, thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp. Mặt khác, tổ chức xúc tiến thương mại quốc gia còn phải xây dựng hoặc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản pháp luật về xúc tiến thương mại, giúp Bộ Thương mại chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng chương trình, qui hoạch, kế hoạch và dự án về các hoạt động xúc tiến thương mại. Hướng dẫn thực hiện các chương trình, qui hoạch, kế hoạch và dự án đó sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. d, Thực hiện hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại và trợ giúp quá trình quốc tế hoá của các doanh nghiệp trong nước: Đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có tổ chức xúc tiến thương mại mang tính chất Chính phủ và phi chính phủ. Mặt khác, trên thế giới đã hình thành nhiều tổ chức xúc tiến thương mại mang tính chất đa phương như Trung tâm thương mại quốc tế (ITC-International Trade Centre) của Liên hiệp quốc, Nhóm Công tác về xúc tiến thương mại của APEC (APEC Working Group on Trade Promotion), Diễn đàn xúc tiến thương mại Châu á (ATPF- Asia Trade Promotion Forum), Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Nhật Bản- ASEAN (AJC - ASEAN-JAPAN Promotion Centre on Trade, Investment and Tourism). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức xúc tiến thương mại ngày càng tăng cường hoạt động hỗ trợ cho giới doanh nghiệp đồng thời cũng đẩy mạnh sự hợp tác với nhau trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các tổ chức xúc tiến thương mại là tất yếu và cần thiết. Do đó, tham gia các hoạt động chung về xúc tiến thương mại là những đòi hỏi cấp bách, không những nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình hành động chung mà còn tranh thủ được sự trợ giúp của quốc tế, mở rộng giao lưu, khai thác thông tin và tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Với chức năng này các cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước sẽ đảm nhận các dự án hợp tác với chính quyền địa phương ở trong nước, chọn các ngành và các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh để đưa họ tham gia vào quá trình quốc tế hoá. Để làm được điều này tổ chức xúc tiến thương mại cần có các hoạt động xúc tiến phối hợp với chính quyền địa phương trong và ngoài nước, cùng các doanh nghiệp tổ chức các phái đoàn thương mại ra nước ngoài tìm kiếm nghiên cứu xác định các mặt hàng có ưu thế và là mặt hàng tiềm năng sản xuất. Cạnh đó cùng phối hợp các tổ chức xúc tiến thương mại tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm hàng hoá, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. e, Giúp Bộ trưởng Bộ thương mại chỉ đạo các đại diện thương mại ở nước ngoài tiến hành các công tác xúc tiến thương mại Các đại diện thương mại ở nước ngoài là thành phần quan trọng trong hệ thống xúc tiến thương mại vì đây thường là cơ quan cung cấp các thông tin tình báo thương mại chính xác, có giá trị. Sự phối hợp chỉ đạo của cơ quan xúc tiến thương mại nhà nước- điển hình là Cục xúc tiến thương mại- đã giúp cơ quan này định hướng hoạt động của mình trong việc phục vụ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các chi nhánh này chính là nơi cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam những dịch vụ và tư vấn bổ ích về thủ tục xuất khẩu, thủ tục và các cơ hội đầu tư, các thông tin về nhu cầu thị trường về hàng hoá Việt Nam. Thông qua các hoạt động thường ngày của các văn phòng đại diện để giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam trong việc tìm kiếm các cơ hội mới cho sản phẩm và dịch vụ của họ, đẩy mạnh việc phân phối và đẩy mạnh sản phẩm của họ ở nước ngoài. Đây cũng là nơi hỗ trợ sắp xếp cho các phái đoàn đến thăm làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam và phân phát các ấn phẩm của tổ chức. g, Đào tạo- tư vấn thương mại Việc tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại và cán bộ quản lí và kinh doanh là một trong những nhiệm vụ của cục xúc tiến thương mại. Để thực hiện việc này các vị lãnh đạo của chính phủ của nước ngoài có khả năng về chính trị, thương mại quốc tế đã được mời về nói chuyện, trao đổi quan điểm với giới lãnh đạo trong chính phủ và giới kinh doanh Việt Nam. Cục còn tổ chức đưa họ đi thăm các cơ sở kinh tế hiện tại sản xuất kinh doanh các nhóm hàng có tiềm năng xuất khẩu, các vùng, khu vực kinh tế lớn trọng điểm để họ hiểu thêm về đối tác Việt Nam. Cục cũng tổ chức khoá đào tạo cho nhân viên các tổ chức xúc tiến thương mại và gửi các nhân viên tham dự các khoá đào tạo về xúc tiến thương mại ở nước ngoài để trao dồi kiến thức nghiệp vụ. Ngoài ra, Cục còn tổ chức các khoá đào tạo cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong các khoá đào tạo này doanh nghiệp không chỉ có điều kiện học hỏi các kiến thức về Marketing, hải quan, các quy định của nước nhập khẩu mà còn được tư vấn nhiều vấn đề của riêng từng doanh nghiệp. Việc tư vấn thường là miễn phí, hoặc mức phí cũng chỉ là tượng trưng. h, Tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong ngoài nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu hàng hoá dịch vụ và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của họ. Hội chợ triển lãm cũng là nơi doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm bạn hàng, tiến hành giao dịch thương mại, nắm bắt nhu cầu thị hiếu tiêu dùng, khảo sát nghiên cứu thị trường. Các tổ chức xúc tiến thương mại rất cần thiết phải tổ chức và hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ, quảng cáo khuyến mại tại việt Nam và ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất, các công ty thương mại Việt Nam giới thiệu các sản phẩm của họ ra thị trường trong và ngoài nước.Hình thức như tổ chức có thể là: các trung tâm giới thiệu sản phẩm, tuần lễ giao dịch thương mại, toạ đàm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm qua Internet…Thực tế là nếu các đơn vị doanh nghiệp tham gia lẻ tẻ tự phát thì thường chi phí sẽ cao hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng không rõ hội chợ triển lãm nào nên tham gia và tham gia như thế nào. Các tổ chức xúc tiến thương mại lúc này sẽ đóng vai trò như cầu nối giúp doanh nghiệp có thông tin chính xác về các hội chợ triển lãm đó và tư vấn cách tham gia sao cho có hiệu quả hơn. 2.2 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức phi chính phủ Các tổ chức xúc tiến thương mại phi chính phủ cũng có nhiều hoạt động khá giống các tổ chức của chính phủ, ví dụ như việc thu thập thông tin thương mại, tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, in ấn các ấn phẩm phục vụ doanh nghiệp… những cũng có nhiều hoạt động có cách thức, phạm vi tiến hành khác với các tổ chức của chính phủ. Các tổ chức xúc tiến thương mại phi chính phủ thường không làm việc định hướng thị trường. Họ không phải cơ quan tập hợp đầy đủ và làm đầu mối tập hợp các thông tin khu vực và thế giới trừ những tổ chức quy mô như phòng thương mại công nghiệp. Tuy nhiên đây vẫn là những tổ chức nghiên cứu và dự báo thị trường. Trong việc hoạch định chiến lược thị trường dài hạn đây là những tổ chức phối hợp với các cơ quan chính phủ. Và trong khi Cục xúc thương mại có thể chỉ đạo các tham tán và đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài thì các tổ chức xúc tiến thương mại phi chính phủ chỉ có được sự phối hợp ngang cấp với những cơ quan này. Việc tham vấn chính sách ở các tổ chức này cũng chỉ ở một mức độ vừa phải chứ không được như các tổ chức chính phủ. Tuy nhiên tổ chức xúc tiến thương mại phi chính phủ cũng có trách nhiệm tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường , mặt hàng, công nghệ, kỹ thuật kinh doanh, đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, giúp đỡ, tư vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn phát triển kinh doanh tại Việt nam về luật pháp, môi trường kinh doanh, tìm kiếm đối tác. ở những nước mới đang ở trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng nền công nghiệp hướng vào xuất khẩu, các hoạt động xúc tiến thương mại không thể tách rời các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp, thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, từ đó có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có sức cạnh tranh. Mặt khác, các tổ chức xúc tiến thương mại cũng nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm và giới thiệu các hình thức thương mại mới cho các doanh nghiệp như thương mại điện tử (Electronic Commerce) hoặc đặt hàng qua bưu điện (Mail order)... nhằm từng bước hiện đại hoá, nâng cao trình độ theo kịp với tiến bộ kỹ thuật thương mại của thế giới. Các tổ chức này cũng tỏ ra rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, hay trực tiếp tổ chức các hội chợ triển lãm. Ví dụ như với VCCI đây là một hoạt động quan trọng và có hẳn một công ty thương mại và dịch vụ tổ chức các cuộc triển lãm nói chung và triển lãm ngành ở nước ngoài nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp quảng cáo hàng hoá Việt Nam ở trong và ngoài nước. Để hỗ trợ việc xâm nhập các kênh phân phối ở thị trường ngoài nước các tổ chức xúc tiến thương mại còn có thể tham gia vào việc lập một trung tâm dịch vụ cho người xuất nhập khẩu tại một nước nhằm giúp họ gặp mặt với những nhà xuất khẩu Việt Nam, thu thập các thông tin về sản phẩm và các nhà cung cấp Việt Nam. 2.3 Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại ở doanh nghiệp Hoạt động xúc tiến thương mại nếu chỉ được thực hiện ở các tổ chức XTTM thì mới chỉ như vỗ tay bằng một bàn tay. Bàn tay thứ hai tạo nên tiếng ở đây chính là hoạt động xúc tiến ở ngay chính doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến thương mại ở doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu: a, Xác định thị trường mục tiêu Theo quan điểm của Trung tâm thương mại quốc tế UNTAD/WTO (ITC) thì thị trường mục tiêu (target market) được hiểu là một thị trường được xác định cho một công ty hoặc sản phẩm của công ty và thị trường đó là một mục tiêu của các nỗ lực tiếp thị. Một thị trường được doanh nghiệp nhắm đến thường là một thị trường phát triển, có sức tăng trưởng khá có nhu cầu về hàng hoá công ty có khả năng cung cấp. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay khi mà các công ty xuyên quốc gia ngày càng phát triển doanh nghiệp cũng cần xem liệu thị trường đó có bị các công ty lớn, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia thống trị không, cũng như phải xem xét đến các chính sách điều tiết, bảo vệ thị trường của các nước đó. Thị trường xuất khẩu cho một loại sản phẩm của doanh nghiệp đang phát triển có thể dễ bước vào thị trường này và chiếm thị phần mà ít gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ đã từng cung ứng cho thị trường. Những công ty nào đấu tranh để sống còn trên những thị trường không còn phát triển được nữa hoặc bắt đầu suy thoái thì thường kháng cự mạnh mẽ những công ty mới đến. Nghiên cứu thị trường là một công việc cần thiết để giúp doanh nghiệp nhận ra thị trường hứa hẹn nhất, giúp tìm ra cách tiếp thị tại thị trường này và cách đáp ứng các yêu cầu của nó. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường rất tiếc là lại bị nhiều nhà xuất khẩu có tiềm năng bỏ qua, thậm chí các công ty đang xuất khẩu ngày nay cũng bỏ qua. Cạnh đó nhà xuất khẩu cũng phải phân biệt thị trường và phân đoạn thị trường. Việc phân đoạn thị trường khá phức tạp và phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau như: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tôn giáo, dân tộc …Bằng việc phân đoạn hiệu quả doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm cho mình các khách hàng tiềm năng và mở ra một hướng xuất khẩu mới. b, Đánh giá tiềm năng xuất khẩu và định ra chính sách sản phẩm Đánh giá tiềm năng xuất khẩu thường là một trong số các công việc được tiến hành đầu tiên và quyết định phần nào đến các hoạt động xúc tiến. Sau khi đã chọn được một thị trường mục tiêu công ty phải đánh giá xem mình có đủ mạnh để giành và giữ được một vị trí trên thị trường mục tiêu đã được xác định không. Một doanh nghiệp thành công ở thị trường trong nước là điều kiện cần chứ chưa đủ để bước ra thị trường nước ngoài, và có thể liều lĩnh khi cam kết một cách thiếu khôn ngoan với quá nhiều nguồn xuất khẩu hoặc bắt đầu quá sớm. Do đó nên bắt đầu bằng việc kiểm tra nội bộ về tiềm năng xuất khẩu. Tiềm năng xuất khẩu có được từ đặc điểm của doanh nghiệp chẳng hạn như việc thực hiện công việc tiếp thị trong nước. Do đó tiềm năng xuất khẩu có thể đo lường được theo cấp độ của doanh nghiệp. Tiềm năng này cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như: những điều kiện thuận lợi tương đối của mỗi quốc gia, chính sách xúc tiến thương mại của chính phủ, tỉ giá, những cơ hội ở những thị trường xuất khẩu chuyên biệt. Nhà xuất khẩu cũng cần phải định vị được sản phẩm của mình trên thị trường. Định vị sản phẩm là việc xác định vị trí sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường so với sản phẩm cạnh tranh, là chiến lược Marketing hướng tới các ý tưởng mong đợi của khách hàng trong mối tương quan với đối thủ nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược. Để đánh giá khả năng chuẩn bị xuất khẩu về mặt sản phẩm, doanh nghiệp phải nhìn sản phẩm của mình băng đôi mắt phê phán nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của chính nó và phân tích trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu mục tiêu và vòng đời sản phẩm. Đây chính là công việc cho doanh nghiệp cái nhìn khách quan về bản thân mình và đối thủ cạnh tranh. c, Đưa ra chính sách giá cả Chính sách giá là biểu hiện cụ thể của những mục tiêu của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường, để đạt mục tiêu lợi nhuận, doanh số hay thị phần. Doanh nghiệp thường xác định giá cơ sở trên các căn cứ như chi phí, giá thành, hoặc thông qua điểm hoà vốn, đồng thời cũng phải xem xét đến mức giá thị trường và của đối thủ cạnh tranh. Mức giá tối ưu của doanh nghiệp thường được quyết định sau một chu trình được mô tả theo mô hình sau đây: Hình 1: Tóm tắt 5 bước quyết định giá bán tối ưu: Xác định mục tiêu Xác định chi phí Dự đoán lượng bán Xác định giá cạnh tranh Quyết định mức giá tối ưu Doanh nghiệp xác định chi phí đầu vào để xét xem mình có thể bán ở mức giá nào thì không bị lỗ, có thể hoàn vốn trong thời gian mong muốn, hay doanh nghiệp không bị thiệt hại. Có thể trong thời gian đầu để xâm nhập thị trường doanh nghiệp sẵn sàng bán giá thấp hơn của đối thủ, thấp hơn cả mức giá doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận. Thế nhưng nếu mức giá này là quá thấp thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc bị kiện bán phá giá, việc chứng minh được các chi phí lúc này là rất quan trọng. Lượng bán ra cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc xác định mức giá của doanh nghiệp. Việc xác định được lượng bán phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích cầu và lượng cầu, cũng như việc phân đoạn thị trường của doanh nghiệp. Nếu có được một lượng cầu lớn nhưng lại hơi hạn chế về thu nhập và số tiền chi tiêu so với tích luỹ doanh nghiệp có thể nghĩ đến chiến lược giá thấp, đến việc thu lợi nhuậ._.n trên mỗi sản phẩm nhỏ nhưng có lợi nhuận lớn nhờ vào lượng cầu dồi dào. Lúc này doanh nghiệp có thể đạt được cả mục tiêu thị phần và lợi nhuận. Nếu hàng tiêu thụ chậm mức giá có thể sẽ phải điều chỉnh theo nhưng đó sẽ là một tình huống khó khăn cho công ty vì thường hạ giá đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm không phải là tuyệt hảo, hình ảnh công ty trong mắt người tiêu dùng sẽ có thể thay đổi. Do đó rất quan trọng nếu xác định được lượng bán ngay từ đầu. d, Xác định kênh phân phối, tiếp thị và chính sách phân phối Theo quan điểm Marketing, việc xây dựng một chính sách phân phối không chỉ dừng lại ở việc quyết định khối lượng hàng hóa sẽ được tiêu thụ mà nó còn bao gồm cả việc tổ chức vận hành các mạng lưới trung gian cho phù hợp với từng biến động trên thị trường. Do đó có thể thấy đây cũng không phải khâu có thể thực hiện dễ dàng. Những biến chuyển của toàn bộ hệ thống tiêu dùng kéo theo các biến chuyển sâu sắc của chính sách phân phối hàng hoá cũng như các chính sách Marketing-Mix của doanh nghiệp. Trong hoạt động phân phối hàng hóa, sự di chuyển hàng hoá đồng thời với sự di chuyển quyền sở hữu từ người sản xuất đến tiêu dùng. Thông qua phân phối hàng hoá, các thành viên tham gia hoạt động phân phối sẽ cung cấp thông tin về hàng hoá dịch vụ từ người sản xuất đến tiêu dùng. Ngược lại, doanh nghiệp cũng thu nhận được các thông tin phản hồi từ thị trường, phía người tiêu dùng. e, Các công cụ xúc tiến Các doanh nghiệp thường sử dụng mềm dẻo một số công cụ để thúc đẩy việc bán hàng của mình như là quảng cáo, hội chợ triển lãm, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, văn minh thương mại… Quảng cáo thương mại theo luật Thương mại là những hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hoá dịch vụ để xúc tiến thương mại. Thương nhân có quyền quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình. Có thể thấy ở đây quảng cáo là hành động xúc tiến thương mại sử dụng các phương tiện không gian và thời gian để giới thiệu sản phẩm. Thực tế nó đã có manh nha từ rất lâu nhưng chỉ thực sự phát triển từ phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai. So với mức tăng trưởng của sản xuất quốc tế (5%), thương mại quốc tế (10%), đầu tư quốc tế (13-14%) , mức tăng trưởng trung bình của quảng cáo (15-16%) đủ cho thấy sự cần thiết của nó trong nền kinh tế thị trường như thế nào. Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, kí kết hợp đồng mua bán hàng. Trưng bày giới thiệu hàng hoá lại tiếp tục được định nghĩa là hành vi thương mại của thương nhân dùng hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo với khách hàng về sản phẩm, hàng hóa của mình nhằm xúc tiến thương mại. Đây là cách doanh nghiệp cho người tiêu dùng thấy sản phẩm của mình cho khách hàng dùng thử và nếu hài lòng khách hàng sẽ mua sản phẩm của họ. Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. Các hội chợ triển lãm thương mại phải xác định rõ chủ đề, quy mô, thời gian, địa điểm tiến hành, danh mục hàng hoá, tài liệu hàng hoá, tên địa chỉ các tổ chức cá nhân tham gia. Quan hệ công chúng là một công cụ của Marketing trong đó doanh nghiệp không những phải có mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp vật tư, nhà kinh doanh mà còn phải quan tâm đến một loạt các công chúng khác có quan tâm và liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quan hệ công chúng trước kia gọi là tuyên truyền (publicity). Theo đó, tuyên truyền là một sự kích thích nhu cầu của con người một cách gián tiếp. Khi sử dụng hoạt động tuyên truyền doanh nghiệp không phải trả tiền khi khuyếch trương sản phẩm và dịch vụ. Nhưng quan hệ công chúng có mức độ cao hơn tuyên truyền. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ sau: Trợ giúp cho việc tung ra sản phẩm mới. Hỗ trợ cho việc định vị lại sản phẩm ở giai đoạn chín muồi. Gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Bảo vệ những sản phẩm đang gặp rắc rối với công chúng trên thị trường. Xây dựng hình ảnh về doanh nghiệp. Khi số lượng quảng cáo bùng nổ nó thường gây phản cảm với công chúng. Quảng cáo là một hoạt động không chỉ có chi phí thấp hơn mà còn đáng tin cậy hơn, gây ảnh hưởng cao hơn đến người tiêu dùng. Trong xã hội cũng đã bắt đầu hình thành một nghề mới mang tính chuyên nghiệp hơn- nghề quan hệ công chúng (public relation). Bán hàng cá nhân (personal selling) là công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trực tiếp với khách hàng. Đây là phương pháp nói chuyện với một hay nhiều khách hàng để bán hàng. Chi phí của việc bán hàng thường rất cao nên thường sử dụng đối với hàng có giá trị lớn hoặc khi cần có sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Văn minh thương mại thể hiện qua tất cả các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nó được thể hiện qua cách bày trí văn phòng trong doanh nghiệp, thái độ của cán bộ công nhân viên, qua thư từ văn bản tài liệu… II- Các Yếu tố ảnh hưởng đếN Hoạt Động xúc tiến thương mại 1-Vị trí địa lí- điều kiện tự nhiên Trong buôn bán làm ăn với một thị trường, vị trí địa lí là điều kiện khách quan nhưng không thể không xem xét tới. Với mỗi quốc gia nó ảnh hưởng tới vị trí vai trò thuận lợi khó khăn khi tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng. -Vị trí địa lí cùng những điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa hình, địa chất góp phần tạo nên nguồn lực của mỗi quốc gia. Nó phần nào quyết định việc mỗi quốc gia có lợi thế trong sản xuất sản phẩm gì, tức là tạo ra một nguồn cung tiềm năng cho thị trừơng tiêu thụ thế giới. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới nhu cầu của người dân- tức tạo ra một cầu tiềm năng.Ví dụ như với các quốc gia vùng Trung Đông do có nguồn dầu lửa tự nhiên phong phú những quốc gia này là nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu cho thế giới; nhưng cũng do điều kiện khí hậu khắc nghiệt khó khăn trong trồng trọt các nước này lại có nhu cầu rất lớn trong việc nhập khẩu lương thực thực phẩm. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên cũng tác động tới sự thích nghi của sản phẩm đối với thị trường từng nước khi nó tác động đến phong tục tập quán, lối sống của người dân, tới những vấn đề chính sách của nhà nước trong các vấn đề liên quan tới môi trường, tài nguyên quốc gia. Do đó với một trong những chức năng của xúc tiến thương mại là đi trước xuất khẩu nếu không nắm được những thông tin cần thiết hoạt động xuất khẩu chắc chắn là không thể thành công được. -Vị trí địa hình cũng góp phần tạo nên sự thuận lợi hay không của các tuyến giao thông không chỉ trong nội địa mà còn là với khu vực và quốc tế. Một nước với quá nhiều đồi núi hiểm trở nếu muốn có hệ thống cơ sở giao thông tốt sẽ phải tốn rất nhiều tiền của và điều này thật không dễ dàng với các nước nghèo hay đang phát triển. Ngược lại một quốc gia có hệ thống sông suối nhiều có thể sẽ rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, một nước nằm cạnh biển trên tuyến đường vận chuyển quốc tế sẽ rất thuận lợi cho việc vận chuyển quốc tế hay tổ chức các dịch vụ vận chuyển quốc tế, đồng thời dễ dàng tiếp xúc với nhiều bạn hàng nhờ đó mà các cơ hội buôn bán cũng được gia tăng. 2-Môi trường chính trị – pháp luật Ngày nay vai trò của nhà nước trong một nền kinh tế là không thể phủ nhận. Sự can thiệp này dù ít dù nhiều đều là cần thiết để đảm bảo thị trường hoạt động theo đúng định hướng nhà nước mong muốn, hạn chế những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của thị trường. Những quan điểm đường lối chính sách của một đất nước là một yếu tố quan trọng quyết đinh mức độ tham gia vào các hoạt động kinh tế quốc tế của một nước, đồng thời Nhà nước cũng có ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại quốc tế. Nhà nước có thể tham gia một cách trực tiếp vào hoạt động xúc tiến thương mại, hoặc đưa ra những biện pháp nhằm gián tiếp tác động tới hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức cá nhân khác theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi nước có thể theo đuổi những chính sách, chế độ khác nhau mà quan điểm của nó cũng chi phối đến quan hệ với các nhà nước khác nhau. Nếu mối quan hệ chính trị giữa các nước phát triển tốt đẹp thì quan hệ trên các mặt khác cũng được đẩy mạnh và được thể hiện bằng việc kí kết các Hiệp định thương mại, văn bản ghi nhớ về sự thoả thuận hợp tác giữa hai bên. Những hiệp định, văn bản tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa hai bên phát triển và sẽ là cơ sở để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, quan hệ chính trị giữa hai nước cũng có thể có những điểm bất đồng mà hậu quả thường lại tạo ra sự hạn chế trong hoạt động thương mại cũng như xúc tiến thương mại giữa hai nước. Với vai trò là người quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhà nước sẽ ban hành các chính sách, văn bản pháp luật thể hiện ý chí và quan điểm cuả nhà nước đối với các hoạt động kinh tế. Đây chính là nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quan hệ kinh tế với các quốc gia khác nhà nước thường cố gắng ban hành những chính sách, văn bản pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, và bảo vệ lợi ích cho các chủ thể kinh tế nước mình, đồng thời cũng chỉ tạo ra một mức độ thuận lợi nhất định với các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác hoạt động trên lãnh thổ nước mình tuỳ theo chính sách riêng với từng nước hoặc từng khối nước. Do vậy mà hoạt động xúc tiến thương mại có thực hiện được dễ dàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của nhà nước hai bên. 3- Môi trường kinh tế- kĩ thuật Trong nền kinh tế ngày nay vai trò của khoa học công nghệ ngày càng có ý nghĩa lớn, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Với một số nước cách mạng khoa học công nghệ là cơ hội để chấn hưng nền kinh tế của nước mình, tăng tốc, rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước phát triển khác nhưng đồng thời cũng có nhiều nước bị tụt lại sau xa hơn, và ngày nay thị trường cũng được phân thành các nhóm khác nhau theo trình độ phát triển kinh tế. Các nước trong cùng một nhóm thường có nhiều đặc điểm chung, có thể là về trình độ phát triển kinh tế (như khối các nước phát triển G7, khối các nước công nghiệp mới Nics…) hay khu vực địa lí (như khối các nước Đông Nam á -ASEAN, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ – NAFTA…). Sự liên kết giữa các nước thường tạo ra các khối kinh tế, khối thị trường cùng hỗ trợ cho nhau phát triển nhưng lại ở góc độ nào đó tạo ra rào cản với các nước không cùng trong khối. Các nước trong cùng một khối thường áp dụng một số quy định thống nhất nhưng cũng thường có một số điều chỉnh nhỏ cho phù hợp với đặc điểm riêng cuả từng nước, do đó khi tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại phải tìm hiểu được những điểm chung và cả những nét riêng biệt giữa các nhóm nước, nhóm thị trường và các liên kết khu vực để tìm ra các hoạt động xúc tiến có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Xét một nước riêng lẻ các yếu tố kinh tế như thu nhập quốc dân, lạm phát thất nghiệp, lãi suất …trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống cư dân nước đó và gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại. Khi thu nhập bình quân theo đầu người tăng thì nhu cầu có khả năng thanh toán tăng, lượng cầu tăng lên, đồng thời nhu cầu về hàng hoá có chất lượng cao hơn cũng tăng lên, người dân chú ý tới mua sắm nhiều hơn vì thế các hoạt động xúc tiến dễ mang lại hiệu quả hơn. Ngược lại khi mức GDP/người giảm hay tỉ lệ thất nghiệp tăng hay mức lạm phát cao thì nhìn chung mức sống của người dân giảm kéo theo lượng cầu thực tế giảm, công tác xúc tiến thương mại cũng khó khăn hơn khi người tiêu dùng không có khả năng mua sản phẩm hay coi yếu tố giá là quan trọng hàng đầu. Trong một thị trường phát triển thì thông thường doanh nghiệp cũng vấp phải nhiều rào cản kĩ thuật như các chính sách về bảo vệ môi trường, lao động, điều hành quản lí xuất nhập khẩu … Để làm người tiêu dùng và bạn hàng tin vào các sản phẩm chưa có chứng nhận của các tổ chức có uy tín không phải là điều dễ. Thế nhưng khi đã vượt qua được rào cản kĩ thuật của một hay một số nước phát triển thì sản phẩm doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong xâm nhập một thị trường tương tự, thậm chí lúc đó doanh nghiệp có thể bớt được nhiều thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp. 4- Môi trường văn hóa Văn hoá là một trong những yếu tố đặc trưng của của mỗi quốc gia, nó không chỉ ảnh hưởng tới quan niệm, phong cách sống của người dân, sở thích và thói quen của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Và chỉ khi ý thức được điều này hoạt động xúc tiến mới đi đúng hướng trở thành công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu.Văn hoá được hiểu là một tập hợp của kiến thức, đạo đức, đức tin, nghệ thuật, luật pháp, thói quen hình thành qua thời gian trong mỗi xã hội và được các thành viên trong xã hội đó thừa nhận, tuân theo. Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng, nó không chỉ tham gia một phần quan trọng vào việc quyết định cách nhìn nhận của thành viên một cộng đồng với một sự kiện, hành vi mà còn quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu muốn được thoả mãn và cách thức thoả mãn của con người trong cộng đồng đó. Trong những cộng đồng khác nhau các giá trị văn hoá được coi trọng có thể là khác nhau. Các giá trị này không thể ngày một ngày hai hình thành ngay được mà cần có thời gian để được khẳng định. Chính vì vậy quan niệm, lối sống cách suy nghĩ của các nhân cách cộng đồng khác nhau cũng khác nhau. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, người kinh doanh hay người thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại phải thích nghi với các yếu tố văn hoá đó. Kết quả là ta cần có những kế hoạch xúc tiến thương mại khác nhau cho các thị trường khác nhau với những nền văn hoá khác nhau. Do vậy thị trường mục tiêu càng rộng lớn, đa dạng về văn hoá hoạt động xúc tiến càng phải được quan tâm hơn, đòi hỏi nhiều công sức hơn. 5-Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Các yếu tố nói trên là những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, với doanh nghiệp đó có thể coi là môi trường bên ngoài của hoạt động xúc tiến thương mại doanh nghiệp. Bên cạnh đó ta có thể kể thêm các yếu tố bên trong của doanh nghiệp mà cũng có ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến thương mại như môi trường tài chính, tình hình nhân sự, công nghệ của doanh nghiệp, cũng như văn hoá của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp thường cho thấy rõ nhất tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp thường thể hiện trong báo cáo tài chính hàng năm. Thông qua báo cáo này ta cũng có thể thấy được một yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh đó là vốn. Một doanh nghiệp năng động thường có số vòng chu chuyển vốn nhanh và tỉ lệ vốn lưu động trên vốn cố định khá cao. Tuy nhiên khi số tiền chi cho hoạt động quảng cáo bán hàng – một trong những cách xúc tiến bán hàng phổ biến và khá hiệu quả - bị giới hạn trong một phạm vi nhất định – 7% vốn đăng kí kinh doanh theo luật pháp Việt Nam– thì vốn tự có của doanh nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng. Nhưng dù sao cũng không thể nói rằng càng nhiều vốn thì hoạt động xúc tiến thương mại càng hiệu quả, mà trên thực tế nếu ta biết sử dụng đúng mục đích với những hoạt động linh hoạt thì mới mong thu được kêt qủa. Việc này lại phụ thuộc không gì khác ngoài nguồn lực con người của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, với những kiến thức kinh nghiệm được tích luỹ qua năm tháng. Do đó có nhiều tổ chức khi đánh giá tính hiệu quả và cạnh tranh của một doanh nghiệp lại sử dụng chỉ số doanh thu bán hàng trên tổng số nhân viên, so sánh số lượng những ngưòi làm công việc nghiên cứu với tổng nhân viên, hoặc xét đến cả chi phí dùng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên hàng năm. Ngoài ra ta cũng có thể thấy rằng trình độ ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh như ngày nay. Có thể nói đây chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và tiết kiệm được chi phí. Việc sử dụng các công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp có được chất lượng sản phẩm cao, đồng đều nên dễ được khách hàng chấp nhận, tin tưởng. Cạnh đó, khi biết khai thác các thông tin bằng các phương tiện hiện đại như Internet doanh nghiệp có thể giảm được nhiều chi phí quảng cáo, bán hàng, khai thác thông tin hơn các cách truyền thống (như gặp trực tiếp khách hàng – một cách không dễ thực hiện nếu khách hàng đó ở xa; hay gửi chào hàng qua đường bưu điện với rủi ro là thư có thể đến chậm thậm chí không đến; và làm giảm việc sử dụng điện thoại – cách thông tin không phải lúc nào cũng thành công ngay từ lần đầu tiên). Hơn nữa, việc sử dụng, khai thác công nghệ cũng tạo ra một nét trong văn hoá doanh nghiệp, mang lại cho doanh nghiệp một phong cách chuyên nghiệp dễ được khách hàng tin tưởng. III- Vai trò của xúc tiến thương mại với hoạt động xuất khẩu 1- Truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng nước ngoài Mục đích của chính sách xúc tiến thương mại là truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, tác động một cách tích cực lên khách hàng- tạo ra nhu cầu của họ về sản phẩm. Muốn làm được điều đó nhà kinh doanh phải hiểu được quá trình lôi kéo khách hàng và những tác động của những yếu tố môi trường lên quá trình đó. Khách hàng tiềm năng không chỉ nhận được thông tin mà còn phải ý thức được thông tin. Thông tin với khách hàng phải là những thông tin có ích, đáp ứng được mong đợi thì mới có thể thúc đẩy việc phản ứng lại với thông tin một cách tích cực từ khách hàng. Hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ quan tâm đến việc đưa thông tin đến khách hàng như thế nào mà còn phải quan tâm đến những phản ứng sau đó của khách hàng với chất lượng, mẫu mã sản phẩm, các dịch vụ trước và sau khi bán hàng, giá cả, mạng lưới phân phối … có phù hợp với khách hàng không…Những thông tin này nếu được thu thập và phân tích một cách đúng đắn sẽ là gợi ý hữu ích cho các sửa đổi để doanh nghiệp có thể hoàn thiện các hoạt động của mình, từ đó tồn tại và phát triển được trong một thế giới đầy cạnh tranh ngày nay. 2- Đẩy mạnh việc bán hàng qua biên giới Nhờ có các hoạt động xúc tiến thương mại mà doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình tìm kiếm đối tác, tiến hành các chào hàng, kí kết hợp đồng. Việc xâm nhập thành công một thị trường và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường sẽ làm doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, vòng quay vốn và hiệu qua kinh doanh cũng tăng lên. Việc truyền đạt thông tin tạo ra một lượng cầu tiềm năng mà doanh nghiệp có khả năng để chuyển nó thành lượng cầu thực cho sản phẩm của mình khi đưa cho người tiêu dùng đúng cái họ cần. Hoạt động xúc tiến thương mại như đã biết là có thể giúp doanh nghiệp xâm nhập vào các kênh phân phối cuả thị trường mục tiêu, hình thành một hệ thống phân phối riêng cho mình. Khi hoạt động của cá kênh phân phối đó trôi chảy thì hàng hoá lưu chuyển dễ dàng và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất. 3- Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý, sự thích thú và tạo ra tâm trạng thoải mái cho người mua đối với sản phẩm mà còn nâng cao uy tín cũng như danh tiếng của doanh nghiệp. Về lâu dài, hoạt động xúc tiến thương mại sẽ tạo dựng được hình ảnh tốt cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp, tạo lòng tin tưởng từ phía khách hàng. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại và nhờ uy tín của doanh nghiệp cùng sản phẩm trên thị trường sẽ lôi kéo được khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao luôn thấy là mình có lợi thế hơn ở thị trường trong nước nhưng họ cũng phải thừa nhận là danh hiệu này không giúp được họ nhiều lắm ở thị trường nước ngoài. Trên thực tế bằng các hoạt động xúc tiến, quảng cáo và sự kiểm nghiệm thực tế trên thị trường doanh nghiệp có thể làm cho khách hàng tại thị trường khác ý thức được ý nghiã của danh hiệu đó. Điều này là vô cùng khó khăn với những doanh nghiệp đi đầu nhưng lại tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu đi sau. Một khi biết cách duy trì phát triển những gì mình có doanh nghiệp có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nước ngoài. 4- Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường quốc tế Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm sao kích thích được nhu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng. ở nhiều thị trường năng lực cạnh tranh của hàng hoá có thể tăng lên nhờ việc cải tiến chất lượng sản phẩm, phát triển những tính năng mới của sản phẩm hay giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, nhưng yếu tố quan trọng nhất là việc thiết lập các kênh thông tin về sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như các điều kiên thuận lợi trong mua bán sao cho có sức thuyết phục người tiêu dùng chuyển sang dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Với doanh nghiệp, các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có thể được coi là biện pháp và nghệ thuật mà các doanh nghiệp dùng để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua nhằm lôi kéo người mua đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó nhiều doanh nghiệp sử dụng các công cụ của chính sách Xúc tiến thương mại hết sức linh hoạt và đa dạng như vũ khí cạnh tranh trên thương trường. Nếu biết khéo léo sử dụng vũ khí này doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thành công trên thương trường. Chương II: thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa kỳ I- Đặc điểm cơ bản của thị trường Hoa Kỳ 1-Đặc điểm chung (địa lí, lịch sử, kinh tế) Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (the United States of America), gọi tắt là nước Mỹ là một trong những nước có diện tích vào loại lớn nhất thế giới (9.363.000 triệu km2). Nước Mỹ có 50 bang trong đó 48 bang nằm liền kề nhau trên lục điạ Bắc Mỹ, một phần lãnh thổ là đảo Hawaii nằm trên biển Thái Bình Dương và bang Alaska nằm ở phía Bắc Canada. Lịch sử ra đời của nước Mỹ gắn liền với các phát kiến điạ lí và những dòng người di cư từ Châu Âu sang lập nghiệp. Được tìm ra vào thế kỉ 15. Đến đầu thế kỉ 16 người Tây Ba Nha, Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển, rồi Anh đến Bắc Mỹ lập nghiệp. Sau nhiều cuộc chiến tranh với người bản địa và các nước thực dân với nhau, Anh giành chiến thắng. Năm 1776, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ lại tuyên bố giành độc lập và tiến hành cuộc chiến tranh chống lại thực dân Anh và đã giành chiến thắng năm 1783. Xét về đặc điểm khí hậu, địa hình đây là một nước đa dạng các loại hình từ các đồng bằng phì nhiêu, những cánh rừng rậm rạp ẩm ướt cho đến những khu vực khô hạn, hoang vu; khí hậu ôn đối và cận nhiệt ở phía nam và hàn đới ở phía bắc. Những đặc điểm tự nhiên đa dạng đó cho phép nước này phát triển các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp phong phú trên quy mô lớn. Cạnh đó, Mỹ vẫn là một trong những nước đứng đầu về khai thác khoáng sản đặc biệt là dầu lửa và than đá nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Mỹ đặc biệt thời kì đầu của giai đoạn công nghiệp hoá. Tuy nhiên do nhu cầu to lớn của nền kinh tế Mỹ vẫn phải nhập khẩu khá nhiều nguyên nhiên liệu sản xuất. Về dân cư, Mỹ là nước đứng thứ ba thế giới với khoảng 300 triệu người và tỉ lệ tăng trưởng bình quân là 1%, mật độ dân cư không đồng đều tập trung chủ yếu ở thành phố. Dân số Mỹ ngày nay đang già dần đi (tuổi thọ trung bình khoảng 75,9 tuổi). Là đất nước của người nhập cư thành phần dân cư Mỹ tương đối phức tạp. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính, ở miền Nam một số người vẫn nói tiếng Tây Ba Nha, các cộng đồng người di cư còn nói ngôn ngữ của họ. Mỹ có nền kinh tế khổng lồ, thu nhập quốc nội (GDP) luôn đứng đầu thế giới. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 31000 USD/năm trong khi dân số chỉ chiếm 4% dân số thế giới. Vừa là nước có kim ngạch ngoại thương lớn nhất thế giới (2500 tỉ USD năm 2000) đồng thời là nước đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất (1999 là 151 tỉ USD). Đồng đô la của Mỹ tiếp tục là phương tiện thanh toán chủ yếu của thế giới. Đây cũng là nước đóng góp nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB). Một đặc điểm rất nổi bật của kinh tế Mỹ là dù là một nền kinh tế lớn nhưng cũng là một nền kinh tế tư nhân. Tỉ trọng kinh tế tư nhân áp đảo so với kinh tế nhà nước trong cơ cấu GDP. Tỉ trọng này tăng đều qua các năm 1998 tăng so 1993 là 2%. Sự áp đảo của kinh tế tư nhân là một nhân tố tạo nên sự năng động, dễ thích nghi với các biến động tuy tạo ra không ít rủi ro bất trắc. Chính phủ quản lí nền kinh tế bằng thuế và các biện pháp, quy định như chống độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường… trên quan điểm càng ít can thiệp càng tốt. Đồng thời đây cũng là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Theo báo cáo về tính cạnh tranh của các nền kinh tế mức độ cạnh tranh giữa các công ty của Mỹ là lớn nhất thế giới. Đây cũng bắt nguồn từ vai trò của kinh tế tư nhân cũng như việc thi hành hiệu quả pháp luật về chống độc quyền (vụ kiện công ty phần mềm máy tính Microsoft ra toà là một ví dụ điển hình). 2- Hệ thống thị trường Hoa Kỳ 2.1 Hệ thống chính sách thương mại Điểm cần lưu ý nhất trong hệ thống chính sách thương mại của Hoa Kỳ với các nước khác là sự phân biệt đối xử theo nước và nhóm nước. Trong đối ngoại nước này phân chia các nước trên thế giới thành nhiều nhóm nước khác nhau: nhóm T (nhóm các nước kinh tế thị trường), nhóm X (các nước xã hội chủ nghĩa cũ), nhóm Z (nước bị Hoa Kỳ cấm vận) và có chính sách đối xử khác nhau thông qua thuế suất trong biểu thuế. Biểu thuế này được chia thành hai cột thể hiện hai chính sách với các nước Hoa Kỳ có quan hệ bình thường và chưa bình thường: Cột 1: có hai loại thuế suất– thuế suất tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi. Thuế suất tối huệ quốc dành cho các nước nhóm T gồm các nước thành viên WTO và các nước đã có quan hệ thương mại bình thường với Hoa Kỳ (Normal Trade Relation- NTR). Thuế suất ưu đãi được dành cho những nước có thoả thuận ưu đãi với Hoa Kỳ như: NAFTA, nhóm các nước Caribê (CBI), ADEAN, Israel… và thuế suất GSP dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển theo UNCTAD quy định. Cột 2: thuế suất không có tối huệ quốc. Loại này cao hơn nhiều lần so với tối huệ quốc và dành cho các nước không có thoả thuận tối huệ quốc với Hoa Kỳ. Các nước này gồm các nước thuộc diện cấm vận (Cu ba, Bắc Triều Tiên, Iraq, Libi) và các nước chưa có tối huệ quốc của Hoa Kỳ như Lào. 2.2 Quy mô thị trường Thập niên 90 là thời gian Hoa Kỳ có sự phát triển ổn định và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mức độ tăng trưởng GDP không ngừng tăng lên. Đồng thời ngoại thương ngày càng giữ vai trò quan trọng và thể hiện thông qua tỉ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP. Tỉ lệ này năm 1970 mới là 13% thì đến năm 1990 chiếm tới 30%. Bảng 1: Chỉ số phát triển kinh tế Hoa Kỳ trong thập kỉ 90 (Đơn vị: % so với năm trước) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 GDP -0,9 2,7 2,3 3,5 2,4 3,4 3,9 3,9 4,2 5,0 Đầu tư -9,4 7,1 9,3 13,0 2,1 8,8 11,3 10,3 10,0 9,5 Xuất khẩu 6,3 6,6 2,9 8,2 11,3 8,5 12,8 1,5 2,0 11,5 Nhập khẩu -0,7 7,5 8,9 12,2 8,8 9,2 13,9 10,6 14,0 12,5 Nội thương -0,7 2,5 2,1 2,9 2,8 3,4 3,5 4,0 4,0 3,3 (Nguồn: Kinh doanh với Hoa Kỳ- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam-2002) Thông qua ngoại thương Hoa Kỳ có thể thực hiện được mô hình đàn sếu bay và giảm dần đến không sản xuất nữa các mặt hàng chỉ đòi hỏi lao động giản đơn như dệt may, giày dép, tivi, đầu video… mà chuyển giao công nghệ cho Nhật Bản, Đài Loan… và sau này là đến các nước ASEAN, Trung Quốc, Bangladet…và nhập khẩu trở lại các mặt hàng này để tiêu dùng. Thay vào đó Hoa Kỳ lại tập trung sản xuất các mặt hàng kĩ thuật cao như phần mềm máy tính, viễn thông…Ta có thể thấy rõ điều này trong cơ cấu xuất nhập khẩu của nước này tại phụ lục 5: Những mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Hoa Kỳ. Chi phí cho khoa học kĩ thuật của Hoa Kỳ cũng cao nhất thế giới: chi phí cho nghiên cứu và phát triển gần bằng chi phí của toàn bộ thế giới còn lại (năm 1992 Mỹ chi 79,4 tỷ USD, phần còn lại của thế giới chi 87.9 tỉ). Nền kinh tế Mỹ hiện nay đang trong quá trình máy tính hoá mạnh mẽ, số lượng máy tính được sử dụng chiếm 47% tổng số máy tính được sử dụng trên thế giới. Theo các dự báo kinh tế thương mại điện tử Mỹ sẽ đạt 327 tỉ USD (tương đương với 2,3 % GDP Mỹ) vào năm 2003. Trong những năm gần đây tỉ lệ đóng góp của ngành sản xuất điện tử tin học cho sự tăng trưởng kinh tế Mỹ lên tới 45% trong khi ngành xây dựng chỉ chiếm 14% , còn ôtô là 4%. Đây cũng là nhân tố chính tạo ra quá trình tăng trưởng kinh tế lâu dài. Bảng sau cho thấy mức độ áp dụng và phổ cập các thành tựu của công nghệ thông tin của Mỹ thực hiện qua các chỉ số đều vượt so với Châu Âu. Bảng 2: So sánh mức độ đầu tư và sử dụng công nghệ thông tin và Internet của Mỹ và châu Âu Chỉ tiêu Mĩ Châu Âu Đầu tư cho công nghệ thông tin 320 tỉ USD ( 4% GDP) 182 tỉ USD ( 3% GDP) Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng Internet 61% 47% Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng Internet 18% 5,5% Tỉ lệ hộ gia đình có máy tính 46% 24% (Nguồn: Xuất khẩu sang EU- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam-2001) Hoa Kỳ là một nền công nghiệp khổng lồ nhưng giá trị nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp vẫn là lớn nhất (hơn 1,200 tỉ USD vào năm 2001), trong đó chủ yếu là máy móc chuyên dụng, máy móc văn phòng và tivi, video. Nguyên liệu thì Mỹ nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ với một giá trị lớn (hơn 110.000 triệu USD vào năm 2000). Ngoài ra giá trị nhập khẩu quần áo cũng là con số khổng lồ (gần 60.000 triệu USD cho năm 2000). Bạn hàng truyền thống là những nước phát triển và ngày càng có xu hướng có nhiều bạn hàng là các nước đang phát triển. Bảng 3: Một số nước có kim ngạch buôn bán lớn với Hoa Kỳ năm 2000 (Đơn vị : triệu USD) Stt Nước Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân 1 1220- Canada 229.059,._.ang chủ ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia thì việc các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp thị và quảng bá bằng trang chủ sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều so với việc tham quan thị trường, đi chào hàng bên Mỹ và quảng cáo bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Ông Tony Nong, giám đốc giám đốc điều hành công ty thương mại với Mỹ cho rằng : có một trang chủ đẹp, bắt mắt là thành công bước đầu trong việc tiếp thị của doanh nghiệp. Cũng vì thế nên khi thiết kế trang chủ doanh nghiệp phải rất chú ý đến hình ảnh màu sắc, cách trình bày để lôi kéo khách hàng. Thực tế hiện nay một số doanh nghiệp đã làm sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh nhưng khả năng tiếp thị còn yếu. Trong khi đó một thực tế là dù sản phẩm có chất lượng cao nhưng không biết cách tiếp cận để thu hút sự quan tâm của thị trường Mỹ thì khó mà bán hàng vào thị trường này. Việc có một trang web ngoài ý nghĩa tạo ra hình ảnh một tổ chức hiện đại còn cung cấp khả năng thể hiện sinh động và không gian quảng cáo. Lí lịch các công ty, các tài liệu, catalog có thể số hoá và đưa vào trang web. Bằng việc đưa vào trang web một số tài liệu hỗ trợ một công ty có thể tiết kiệm được chi phí in. Nhưng một trang web còn chưa đủ, nó chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp chủ động thu hút các nhóm khách hàng mục tiêu tham quan trang web. Do đó có thể coi sử dụng thương mại điện tử là công cụ tốt đối với mỗi doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cho mình. Hơn nữa hiện nay nhiều tổ chức và các cơ quan rất sẵn lòng giúp doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử. Trong cuộc gặp ngày 06/03/2002 giữa chuyên gia của tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản và ATI_ HCM ông Lê Văn ái cho biết trước mắt ATI sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ. Một trong những cách ông cho là hiệu quả nhất là giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm trên mạng điện tử BVOM, bước đầu giúp các doanh nghiệp làm quen với phương thức kinh doanh hiệu quả đang được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển. Việc tạo được một thói quen tốt cho doanh nghiệp sử dụng Internet, thích ứng với các khái niệm Website, web hosting cũng là một trong các việc làm hiệu quả cuả ATI trong thời gian qua. Khi trở thành thành viên của những tổ chức như thế này (là thành viên của BVOM) doanh nghiệp có thể đạt được một số lợi ích, và gần như được tham gia diễn đàn doanh nghiệp trên trang web thương mại này. Các doanh nghiệp có thể nhanh chóng thể hiện mình qua Brochures, catalogues điện tử trực tuyến sinh động; kết hợp với việc trợ giúp thông tin tư vấn theo ngành nghề cụ thể kết nối phân bổ hợp lí các nhu cầu đặt hàng của các đối tác Mỹ quan tâm về mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay thực tế là đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đăng kí tham gia vào Cầu nối thương mại điện tử Việt Nam –Hoa Kỳ thông qua WWW.BVOM.com để quảng bá sản phẩm, tự tin hội nhập vào thị trường thương mại thế giới. Gần đây, vào tháng 10/2002 trong cuộc hội thảo: “doanh nghiệp trong chiến lược thương mại điện tử quốc gia” các chuyên gia đã đánh giá là các doanh nghiệp cần đề ra một chiến lược cụ thể nhằm thực hiện thương mại điện tử. Doanh nghiệp phải hình dung ra lộ trình và chia ra từng giai đoạn thực hiện. Doanh nghiệp là người thực hiện , các tổ chức xúc tiến thương mại và các cơ quan khác sẽ tham gía hỗ trợ. Tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề – kinh doanh: Các hiệp hội ngành nghề và kinh doanh sẽ hình thành nên một dạng liên hiệp các doanh nghiệp hoạt động độc lập song gắn kết với nhau để xúc tiến thương mại và xuất khẩu. Hiệp hội sẽ là nơi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ nhau, trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Trong giai đoạn hiện nay khi mà một số doanh nghiệp Việt Nam giành được các đơn đặt hàng lớn của Mỹ nhưng công suất hoạt động của nhà máy lại không đủ để đáp ứng thì các doanh nghiệp có thể tìm được sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp khác trong hiệp hội và từ chính hiệp hội. Với các doanh nghiệp nhỏ đây chính là cơ hội có được cơ hội thử sức mình. Có thể nhờ đó mà sẽ không còn việc may Đức Giang phải từ chối đơn đặt hàng, 10 doanh nghiệp chế biến cá ba sa và cá tra của Việt Nam có cơ hội hợp sức để có đủ năng lực chế biến. Hơn nữa khi các doanh nghiệp phối hợp với nhau chung lưng chia sẻ chi phí thành lập văn phòng đại diện hay gian hàng tại Mỹ thì một mặt doanh nghiệp đảm bảo được việc có đầu mối giao dịch tại Mỹ mặt khác chi phí từng doanh nghiệp phải chịu sẽ thấp hơn. Hơn nữa có thực tế là nhiều đối tác muốn mua hàng của Việt Nam nhưng ta và họ đều khó vì không thoả thuận được số lượng ban đầu. Ví dụ một doanh nhân nước ngoài rất thích sản phẩm mĩ nghệ trang trí của Việt Nam nhưng không có khả năng mua một lần cả container hàng nên hai bên chỉ dừng ở bản ghi nhớ chờ cơ hội. Các gian hàng của các hiệp hội hay nhóm doanh nghiệp sẽ là nơi trưng bày và giới thiệu hàng Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp sẽ đóng hàng mẫu theo từng kiện và gộp chung từng container, gửi sang văn phòng đại diện. Chi phí cho hàng mẫu và phí gửi hàng do doanh nghiệp chịu, chi phí hải quan và thủ tục nhập hàng, gian hàng và nhân sự tại Mỹ do phía cộng tác đảm nhận. Sau đó mọi phát sinh mua bán sẽ được kí hợp đồng với công ty đại diện ở Việt Nam như hoạt động kinh doanh bình thường. Ưu điểm còn ở chỗ người mua có thể mua với số lượng nhỏ ban đầu, không nhất thiết cả container, doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội giới thiệu hàng và tiếp xúc với bên ngoài với chi phí không quá cao. Các doanh nghiệp tham gia cũng không cần tham dự nhiều hội chợ triển lãm và không cần có đại diện thương mại riêng của mình cho hoạt động tiếp thị và kinh doanh. Tăng cường hợp tác quốc tế với kiều bào ở nước ngoài Để tăng khả năng tiếp cận thị trường chúng ta có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Việt kiều và mời họ làm việc như những nhà trung gian thương mại. Sau Trung Quốc và Isarel, không một quốc gia nào có nguồn nhân lực và lực lượng tiếp thị mạnh như Việt Nam với hơn 2 triệu người Việt sống tại 150 nước, trong đó tại Mỹ là hơn 1 triệu người. Đây chính là những người am hiểu các tập quán thương mại tại nước sở tại, cũng như ngôn ngữ của những nước này. Nếu thực hiện một chính sách quốc gia (giống như Trung Quốc) đối xử bình đẳng với những người Việt Nam sống ở hải ngoại, giao dịch với họ trên cơ sở hai bên cùng có lợi, Việt Nam có thể phát triển một lực lượng đại diện thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang Mỹ như là một mũi nhọn của sự phát triển trong tương lai. Đây chính là nhân tố quan trọng giúp các doanh nghiệp mở kênh tiêu thụ, tìm đại lí cung cấp thông tin và tiêu thụ hàng đến các vùng miền theo tập quán, thị hiếu của các đối tượng tiêu dùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất Việc mở ra thị trường Mỹ là một cơ hội cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp các ngành may mặc, giày dép, thuỷ sản…Mặc dù chỉ mới qua khoảng gần 1năm Hiệp định có hiệp lực nhưng nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội chủ động xuất khẩu vào Mỹ mà ngành may là một ví dụ. Theo thống kê, doanh nghiệp trong ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ đạt 30 triệu USD. Một số doanh nghiệp như May Việt Tiến, May Đức Giang, May 10, May Tân Châu…có kim ngạch đat trên 10-20 triệu USD. Từ đầu năm 2002 có nhiều công ty may Việt Nam phải từ chối khá nhiều đơn hàng vào Mỹ vì không có khả năng đáp ứng, dù cồng ty đã phát huy hết năng lực sản xuất. Trên trực tế để tận dụng cơ hội vào thị trường Mỹ năm 2002, năng lực sản xuất của ngành đã được tăng mạnh. Nhiều nhà máy mở rộng quy mô sản xuất lên 2-3 lần hoặc được thành lập mới nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng hết các đơn hàng của đối tác Mỹ. Cũng vì có nhiều đơn hàng, các doanh nghiệp phải phát huy hết công suất, mở rộng quy mô nên cần nhiều công nhân trong khi đào tạo không kịp đã xẩy ra tình trạng tranh giành công nhân giữa các nhà máy trong thời gian qua. Điều này đã thể hiện những yếu kém bất cập trong ngành may hiện nay. Các chuyên gia cho rằng để đáp ứng được hết các đơn hàng vào Mỹ ngành dệt may Việt Nam cần đầu tư nâng cao năng lực sản xuất lên khoảng 30 % so với năng lực hiện có. Hơn nữa theo khảo sát của trung tâm kinh tế Châu á- Thái Bình Dương thì trong số gần 1000 doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang hoạt động chỉ có 50 doanh nghiệp (5%) có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực mà nguyên nhân chính là do năng suất lao động của ta còn thấp (chỉ bằng 50- 70% so với năng suất lao động của Singapore, Malaixia, Thái Lan), trình độ công nghệ thấp, mẫu mã chưa đa dạng. Nhưng để thực hiện việc này không phải là chuyện dễ dàng. Với mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là nâng cao giá trị xuất khẩu hàng dệt may lên 4-5 tỉ USD vào năm 2005, trong đó thị trường Mỹ đạt 2 tỉ USD thì ngoài việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất ngành dệt may còn có 3 lợi thế cần tận dụng: lợi thế phi quota, ổn định chính trị, lao động rẻ. Mà việc tận dụng các lợi thế đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của từng doanh nghiệp. Tuy vậy cũng cần thấy rằng việc tăng lượng xuất khẩu hiện thời là việc rất quan trọng khi sắp tới Mỹ sẽ áp đặt hạn ngạch theo số lượng chứ không phải giá trị. Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp có thể hợp tác với bên thứ ba làm gia công, làm OPA mỗi nước làm một công đoạn nhưng công đoạn của mình được Mỹ công nhận là có xuất xứ ở Việt Nam . Chỉ khi các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với nhau thì các doanh nghiệp ở trung ương mới có thể giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao trình độ quản lí và nâng cao chất lượng hướng tới mục tiêu là tất cả các doanh nghiệp đều có thể làm được hàng xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường khó tính này thì chất lượng vẫn là vấn đề cũ mà không cũ, đặc biệt khi các doanh nghiệp xuất khẩu bước sang giai đoạn hai: tăng giá trị xuất khẩu ở thị trường này. lúc này yêu cầu ta phải chuyển từ làm gia công cho một bên thứ ba sang kinh doanh FOB trực tiếp với nhà mua hàng của Mỹ. Giai đoạn này doanh nghiệp vừa phải quan tâm đến chất lượng vừa phải quan tâm đến nhãn hiệu và đẳng cấp của sản phẩm. Khi đã có chỗ đứng trong thị hiếu của người tiêu dùng thì vẫn phải giữ uy tín bởi một khi thương hiệu đã bị người tiêu dùng bài trừ vì chất lượng thì khó có cơ hội thứ hai trên thị trường. Và như đã trình bày ở trên về hệ thống hàng rào phi thuế của Hoa Kỳ ta thấy rõ chất lượng là vấn đề cần quan tâm như thế nào đặc biệt với ngành thực phẩm, nông lâm thuỷ sản. Bên cạnh đó ta cũng phải thấy rằng bên cạnh những mặt hàng chủ lực có rất nhiều mặt hàng khác ta có thể xuất khẩu được sang Mỹ. Đơn cử như các mặt hàng tưởng như nhỏ như : bulông, con tán…hay như hàng nhôm nhựa, dụng cụ nhà bếp, trang trí nội thất, đồ gỗ…các mặt hàng này với chủng loại đa dạng và phong phú lại là những mặt hàng lẽ ra có thể chiếm ưu thế trên thị trường thế giới vì tính độc đáo.Và chính đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ nhanh nhạy trước nhu cầu của thị trường. Vì vậy việc đa dạng sản phẩm là điều rất cần với doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta không chỉ cần đáp ứng tốt nhu cầu cuả thị trường mà còn phải tạo ra thị trường cho sản phẩm cuả chính chúng ta. Ngay trong điều kiện nền kinh tế Mỹ có nhiều khó khăn, tâm lí người tiêu dùng không thuận, mức độ đầu tư và tiêu dùng của Mỹ đều giảm, thì với mức xuất khẩu chưa tới 0.1 % dung lượng nhập khẩu của thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn có khả năng mở rộng xuất khẩu sang thị trường này, điều quan trọng là ta biết đa dạng hoá sản phẩm, nắm bắt yêu cầu và thị hiếu của các đối tượng tiêu dùng cụ thể chúng ta định nhằm vào. Kết luận Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về thành công trong kinh tế kể từ khi áp dụng cải cách thị trường vào những năm cuối của thập kỉ 80, ngày nay thường được thế giới biết tới như chính sách "Đổi mới". Sự thành công về kinh tế của Việt Nam được tạo ra bởi các nhân tố tương tự như các nhân tố đã tạo nên “phép mầu về kinh tế” tại các nước Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc vào những năm 70 và 80. Những nhân tố này chủ yếu nhấn mạnh vào phát triển xuất khẩu, ổn định chính trị và một nền kinh tế thị trường có kế hoạch thực hiện theo chiến lược đã đặt ra. Xuất khẩu càng đóng vai trò quan trọng thì hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu càng được chú trọng , đặc biệt với mục tiêu mở rộng thị trường và đa dạng hoá các mặt hàng như Đảng và nhà nước ta đã đặt ra. Mối quan hệ của ta với Hoa Kỳ tuy cũng đã có từ lâu nhưng chưa bao giờ được coi là “bình thường” cả. Tuy vậy đây vẫn được xác định là một thị trường lớn, giàu tiềm năng với hàng xuất khẩu Việt Nam. Do đó công tác xúc tiến thương mại vào thị trường này cần có sự chuẩn bị kĩ càng và cẩn thận hơn bao giờ hết dù rằng Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã đi vào thực thi và mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp của cả hai nước. Khoá luận này chỉ phần nào xem xét đến hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam để chuẩn bị hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ đó đưa ra một số biện pháp có thể cân nhắc áp dụng nhằm giúp cho hoạt động này hiệu quả hơn. Với sự hạn chế thời gian, kinh nghiệm cũng như thực tế khoá luận này chắc chắn không thể không có những thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè. Một lần nữa tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới thầy giáo, Thạc sĩ Bùi Ngọc Sơn, người đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tài liệu tham khảo Luật thương mại năm1997 NXB Chính trị – Quốc gia Giáo trình Marketing lí thuyết Trường đại học Ngoại Thương Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ (Một số thông tin nên biết) Cục xúc tiến thương mại Khởi sự công việc xuất khẩu Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam- chi nhánh Cần Thơ Giáo trình kinh tế ngoại thương Trường Đại học Ngoại thương Kinh doanh với Hoa Kỳ Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam Thời báo kinh tế Việt Nam Các số năm 2000,2001,2002 Tạp chí nghiên cứu Châu Mỹ Các số năm 2001,2002 Tạp chí thương mại Các số năm 2002 Thời báo ngân hàng Số 78 ngày 28/9/2002, số 86 ngày 26/10/2002 Tạp chí cộng sản Số 25 (9/2002) Niên giám xuất khẩu 2001 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Báo Diễn đàn doanh nghiệp Các số năm 2001, 2002 Tạp chí ngoại thương Các số năm 2001,2002 Thông tin thương mại Các số năm 2001, 2002 Thời báo kinh tế Sài Gòn Các số năm 2001,2002 Cục diện kinh tế thế giới 2001- dự báo thương mại 2002 Bộ thương mại Đánh giá sơ bộ tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam Cục xúc tiến thương mại Danh bạ doanh nghiệp Việt Nam Công ty phát triển thông tin- VCCI Một số trang web của Bộ thương mại, Bộ tài chính, Cục xúc tiến thương mại, Hải quan Hoa Kỳ, Đại sứ quán Mỹ… Phụ lục Phụ lục 1: So sánh việc thực hiện công tác xúc tiến thương mại qua việc xuất bản một dạng ấn phẩm của các tổ chức xúc tiến Việt Nam: “Một số so sánh giữa VBD và các đối thủ cạnh tranh” VBD VIETBIG VICB YELLOW PAGES Cơ quan xuất bản Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Công ty TNHH Kiến Long (Klinco Co., Ltd.) ---> Đánh giá sơ bộ: Klinco rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo thông tin. VIETBIG là đối thủ cạnh tranh chính của VBD Nhà xuất bản Thống Kê ---> Đánh giá sơ bộ: So với VBD và VIETBIG, chất lượng thông tin của VICB kém hơn rất nhiều, VICB yếu thế hơn hai ấn phẩm trên trong cạnh tranh. Bưu điện Thành phố ---> Đánh giá sơ bộ: Đặc thù của YP là niên giám điện thoại, không phải là niên giám doanh nghiệp, đối tượng phát hành của YP là các thuê bao nên YP khác với VBD và VIETBIG Vị trí đặc thù + Theo tập quán quốc tế, danh bạ doanh nghiệp do Phòng Thương mại - tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư phát hành. Như vậy, VBD được biên soạn và phát hành theo đúng thông lệ quốc tế. + Phòng Thương mại là tổ chức gần gũi với các doanh nghiệp ---> Doanh nghiệp dễ bị thu hút và thuyết phục hơn. + Khi tiếp cận với khách hàng, VIETBIG không có được lợi thế như VBD vì KLINCO không có chiêu bài là một tổ chức xúc tiến thương mại có uy tín. + Tương tự như VIETBIG Số lượng thông tin giới thiệu 1. Gần 13.500 doanh nghiệp 2. 1.500 văn phòng đại diện 3. Bộ, UBND, Đại sứ quán, Tổ chức qtế 1. 17.000 doanh nghiệp 1. 11.000 doanh nghiệp tại 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Hải phòng, Đà Nẵng 2. 2000 văn phòng đại diện 1. Trang vàng: Khách hàng quảng cáo 2. Trang trắng: Thuê bao thuộc khối cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội Chất lượng thông tin + Thông tin được chọn lọc và biên soạn công phu. + Chất lượng thông tin đựoc đánh giá là tốt nhất và mang tính tổng thể + VBD được đánh giá là cuốn danh bạ có chất lượng thông tin, biên tập, trình bày và in ấn đạt tiêu chuẩn so với các cuốn danh bạ quốc tế. (Ví dụ: Trước đây, hàng năm Bộ thương mại xuất bản cuốn Danh bạ doanh nghiệp, nhưng từ khi VBD được phát hành rộng rãi (1995) thì cuốn Danh bạ của BTMại không có khả năng cạnh tranh và đã ngừng xuất bản từ năm 1997) + Lượng doanh nghiệp được giới thiệu nhiều nhưng thông tin về từng công ty sơ lược và thiếu chọn lọc. + Phân loại ngành nghề không hợp lý và doanh nghiệp được giới thiệu trong mỗi ngành không đại diện cho ngành hoạt động đó. + VIETBIG thực chất là một hình thức biến thể của YP. + Nguồn dữ liệu từ niên giám điện thoại. Bản chất của cuốn này là niên giám điện thoại có chọn lọc + Thông tin thiếu cập nhật (Sai khoảng 40%) + Thiếu các chỉ số của một cuốn danh bạ doanh nghiệp. Nặng về các tham số thống kê. Đối tượng phát hành Phát hành trong nước và quốc tế qua mạng lưới phát hành: + Hệ thống VCCI trong, ngoài nước và Phòng Thương mại các nước + Các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư trong nước và quốc tế + Đại sứ quán, thương vụ nước ngoài tại Việt Nam + Đại sứ quán và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài * Chính sách phát hành hiện nay: Số lượng phát hành miễn phí còn hạn chế và có chọn lọc. --->Nhược: + Lượng phát hành ít và hạn chế biếu rộng dẫn đến cuốn sách chưa được biết đến nhiều. * Chính sách khắc phục: Chỉ phát hành trong nước Chiến lược của VIETBIG trong năm nay và năm 2001 là biếu ồ ạt và rộng rãi cho các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. --->Ưu: + VIETBIG được các doanh nghiệp trong nước biết rất nhiều do chiến lược phát hành rộng và ồ ạt. Đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Khách hàng dễ bị thuyết phục vì VIETBIG đã nhắm vào đúng đối tượng Chỉ phát hành cho các doanh nghiệp tại 4 thành phố Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng ---> Nhược: + Lượng phát hành nhỏ + Không phát hành tại nước ngoài Yellow Pages phát hành tại từng địa phương: --->Ưu: + YP đã có chỗ đứng vững trên thị trường vì tra cứu thông tin trên YP đã trở thành tập quán. YP đã quá quen thuộc với khách hàng + Lượng phát hành rất lớn nhắm tới cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. ---> Nhược: + Vì đặc thù của mỗi YP là được phát hành tại mỗi địa phương, dẫn đến khi tham gia quảng cáo trên YP nào là chỉ đơn thuần là nhắm vào khách hàng thuộc địa bàn đó. Đối tượng phát hành + Kể từ VBD 2002, Sách đã được phát miễn phí rộng rãi cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt phủ kín tại HN, HCM, ĐN, HP thông qua chiến dịch phát hành rầm rộ vào tháng 03/2002. khách hàng quảng cáo hiện nay tại các ấn phẩm là doanh nghiệp trong nước. ---> Nhược: Không có kênh phát hành ở nước ngoài + YP có phát hành tại nước ngoài nhưng lượng phát hành nhỏ. Số lượng phát hành 15.000 cuốn 15.000 cuốn 3.000 cuốn 200.000 cuốn Doanh số QC năm 2001 3tỉ 1 0 5 tỉ Doanh số QC năm 2002 2tỉ 7 Đã chết 5 tỉ (Nguồn: Công ty phát triển thông tin- Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) Phụ lục 2: Những mặt hàng dễ và khó nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 1-Ba mươi mặt hàng có thể nhập khẩu dễ dàng Dụng cụ gia đình Nghệ thuật: HS 96 Tác phẩm nghệ thuật Chổi lông: HS 96 Hàng công nghiệp khác Li e HS 45 Li e và vật làm bằng li e Hoa giả: HS 67 lông vũ , vịt , hoa giấy, tóc giả Máy cắt kim loại: HS 82 máy cắt Lông giả: HS43 lông thú giả Trang sức và đá quý: HS 71 đồ trang sức vàng bạc, đá quý Thuỷ tinh: HS 70 thuỷ tinh và hàng làm bằng thuỷ tinh Đồ trang sức: HS 71 đồ trang sức Đồ da: HS 42 hàng bằng da Da thô: HS41 da, lông thú thô Đồ thắp sáng: HS94 đồ trang trí phòng ở Vali, túi đựng: HS 42 bằng da Máy công cụ: HS84 máy lớn công nghiệp Kim loại cơ bản: HS72-81 Nhạc cụ : HS 92 nhạc cụ Dụng cụ quang học: HS90 công cụ quang học, y học,chính xác giấy và sản phẩm bằng giấy: HS 47-49 bột giấy , giấy phế thải, giấy in Ngọc trai: HS 71 Nhựa và sản phẩm nhựa: HS39 Cao su và sản phẩm bằng cao su: HS 40 Yên cương : HS 42 yên cương ngựa Hàng thể thao: HS95 đồ chơi, thiết bị thể thao Đá và sản phẩm bằng đá: HS 68 Gạch lát tường, nền và sành sứ: HS68 Máy cầm tay: HS 82 máy tiện kim loại Ô dù: HS 66 Đồ dung nhà bếp , dụng cụ dùng để nấu ăn: HS 82 Giấy dán tường: HS 48 2- Mười bảy mặt hàng nhạy cảm khó nhập khẩu: Ma tuý: HS 30 Vật liệu phóng, phát xạ: HS 84 Vũ khí đạn dược: HS 93 Rượu và đồ uống có rượu: HS 22 Sản phẩm sữa: HS 40 Gia súc và trứng: HS 02 và 04 Thịt : HS 2 Đồ chơi: HS 95 Động vật sống: HS 01 Dệt may: HS 50-63 Xe máy: HS87 Phương tiện hàng không: HS88 Thực phẩm chế biến: HS 16,19,20 và 21 Phương tiện thiết bị phát sáng: HS 84,85,90, 92 Phân bón: HS 31 Sơn và các sản phẩm liên quan: HS 32 Thuốc nổ, pháo, vật liệu dễ cháy: HS 36 Phụ lục 3: Cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại ở Việt Nam Đại diện thương mại Bộ KHCN& MT * TCTCCL&ĐL (Các cơ quan Chính phủ: cung cấp môi trường vĩ mô) Bộ NG Bộ NN&PTNT Bộ TM Cục XTTM Viện NCTM TT thông tin thương mại Bộ tư pháp Tổng cục hải quan Bộ KHĐT Bộ CN (Các cơ quan hỗ trợ thương mại: trực tiếp cung cấp sự hỗ trợ và dịch vụ) Các sở thương mại Phòng thương mại và công nghiệp Trung tâm phát triển ngoại thương tp.HCM Hh thuỷ sản Vitranet Các TCTv Hh da giày Hh công kĩ nghệ gia Các nhà cung cấp dịch vụ thương mại khác Các tổ chức nghiên cứu và đào tạo khác Các hiệp hội ngành nghề khác (Các doanh nghiệp : kinh doanh) DNTN DNNN Phụ lục 4: Các hàng hoá khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có hạn ngạch. 1- Hạn ngạch thuế quan: 0404.20.20 : sữa và kem 1604.16: Anchovies 9603 : Brooms 9901.00.50: Ethyl alcohol Chương 20: Oliver 2008.30.20: Satsuma(amndarin) 1604.14.20: cá ngừ 9903.52: Bông cao nguyên 9904.70: lúa mì (Duram and other) Một số mặt hàng thuộc các nước Nafta: Mêhicô, Canada Một số mặt hàng theo quy định WTO Một số mặt hàng nông sản theo hiệp định Hoa Kì- Ixarael 2- Hạn ngạch tuyệt đối: Thức ăn gia súc, có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa: Sản phẩm thay thế bơ, có chứa 45% bơ béo theo HTS 2106.90.15, và bơ từ đàu ăn Bơ pha trộn , trên 55,5 % nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo Pho mát, Chedder thiên nhiên, làm từ sữa chưa thanh trùng để thời gian chưa quá 9 tháng. Sữa khô có chứa 5.5 % hoặc ít hơn bơ béo. Sữa khô theo HTS 9904.10.15 Chocolate crumb và các sản phẩm có liên quan có chứa trên 5,5 % trọng lượng là bơ béo Cho colate crumb chứa 5,5% hoặc ít hơn trọng lượng bơ béo Ethyl ancohol và các sản phẩm dùng chất này trong nhiên liệu nhập từ vùng Caribean và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Hoa Kì, theo HTS9901.00.50 Thịt (từ Australia và New Zealand) Sữa và kem dạng lỏng hay đông lạnh , tươi hoặc chua ( từ New Zealand) 3- Hạn ngạch hàng dệt may: Hải quan Hoa Kì kiểm soát việc nhập khẩu bông, len, sợi dệt, tơ lẫn loại và các mặt hàng làm từ các sợi lấy từ cây hoặc được sản xuất từ một số nước. Việc kiểm soát hạn ngạch hàng dệt may dựa trên những văn bản hướng dẫn của Chủ tịch uỷ ban Hải quan trong quá trình thực hiện các hiệp định hàng dệt (Textile agreements) A/ Hạn ngạch (visa) hàng dệt may và giấy phép xuất khẩu: Visa hàng dệt may là một sự chấp nhận dưới dạng một tem/ dấu do chính phủ nước ngoài đóng trên hóa đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm dệt may vào Hoa Kì. visa có thể dùng cho mặt hàng cần hạn ngạch hoặc không cần hạn ngạch. Ngược lạimặt hàng cần hạn ngạch có thể cần hoặc không cần visa, tuỳ theo nước xuất xứ. B/ ELVIS(electronic transmission of visa information) hay visa điện tử đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kì: Tuỳ theo thoả htuận từng nước , hầu hết hàng dệt may khi vào Hoa Kì phải có visa dệt may, trừ các hạng mục 300-369 , nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai với hạn ngạch. “Visa dệt may” là việc đóng dấu vào một hoá đơn hoặc giấy kiểm soát xuất khẩu do một cơ quan của chính phủ nước xuất khẩu thực hiện. Visa có thể áp dụng cho hàng nhậnp vào theo hạn ngạch hoặc ngời hạn ngạch, hàng theo hạn ngạch có thể cần hoặc không cần visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ được Hoa Kì chấp thuận theo một Hiệp định về visa kí với từng nước. Hàng từ các nước chưa có hiệp định về visa không cần có visa nhưng sẽ được tính theo hạn ngạch phù hợp. Tuy nhiên có visa không có nghĩa là hàng chắc chắn được làm thủ tục nhập khẩu vào Hoa Kì. Nếu hạn ngạch bị hết hạn trong thời gian vận chuyển (tức giữa thời gian sau khi hnàg đã được đóng dấu visa ở nước xuất khẩu và thời gian hàng đến Hoa Kì), thì người nhập khẩu ở Hoa Kì cũngkhông được làm thủ thục nhận hàng cho đến khi hạn ngạch đựoc bổ sung hoặc gia hạn lại. C/ Hạn ngạch hoặc giấy phép phải xin ở các cơ quan nhà nước khác: Đồng hồ và các linh kiện đồng hồ được nhập từ các vùng lãnh thổ thuộc Hoa Kì được miễn thuế sẽ do Bộ thương mại Hoa Kì cấp giấy phép nhập khẩu. Các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa sau đây phải do Bộ Nông nghiệp Hoa Kì cấp hạn ngạch : bơ, sữa khô, sữa váng khô, sữa có bơ, pho mát Chedder, các loại pho mát khác và các sản phẩm thay thế pho mát… Phụ lục 5: Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính của Hoa Kỳ (Đơn vị : triệu USD) Năm 2000 1999 Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Theo cán cân thanh toán 707.638 1.222.880 621.441 937.868 Tăng tuyệt đối 8.366 5.490 10.548 4.546 Theo số thống kê 716044 1.117390 632.988 933.322 Hàng công nghiệp 571.140 933.488 513.985 804.643 Hàng nông sản 45.866 34.615 42.711 33.392 Nhiên liệu 11.890 120.042 8.786 67.841 Một số hàng hoá chính Máy thiết bị văn phòng 42.020 84.568 36.790 76.678 Phụ tùng máy bay 13.728 5.111 13.982 5.405 Máy bay 22.236 10.747 28.524 8.328 Rượu bia 394 2.696 394 2.366 Nhôm 3.482 6.547 3.268 5.786 Thức ăn gia súc 3.459 546 3.022 518 Nghệ thuật 1.319 5.473 1.016 4.511 Nhựa 18.048 9.837 15.336 8.455 Quần áo 7.621 58.848 7.443 52.028 Cà phê 2.024 746 2.104 613 Dầu thô 425 82.135 659 45.3216 Hải sản 2.622 9.044 2.585 8.054 Giày dép 609 13.774 640 12.943 Máy công nghiệp 30.220 32,096 27.306 28.814 Sắt thép 5.285 14.772 4,670 12.184 Khoáng sản 2,964 2.064 2.380 1.146 Giấy 9958 14.070 9.024 12.282 Sản phẩm dầu mỏ 5.260 22.911 2.931 12.877 Hàng nhựa 7.017 7.429 5.788 6.416 Gạo 761 162 858 170 Thiết bị nghiên cứu khoa học 27.893 20.101 23.30 316.001 Máy chuyên dụng 28.235 20.839 22.657 19.818 Tivi, video 25.506 64.387 21.880 46.099 Vải sợi 9.718 14.061 8.535 12.455 Rau quả 6.848 8.436 6.532 8.434 (Nguồn: Tổng cục thống kê Hoa Kỳ- 2001) Phụ lục 6: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam Sản phẩm / dịch vụ Thứ tự ưu tiên Điểm ưu tiên trợ giúp xuất khẩu Đánh giá tiềm năng xuất khẩu Dầu thô Trung bình (TB) 15 Thấp Hầu như khả năng cung cấp phụ thuộc vào khả năng sản xuất Than Thấp 10 Thấp Cung cấp đình trệ, thị trường xác định Gạo Thấp 12 Thấp Khả năng cung cấp, xuất khẩu đang tăng lên, có tiềm năng nâng cao chất lượng và giá cả, nhu cầu thế giới tăng chậm. Cà phê Thấp 12 TB Nguồn cung trên thế giới bão hoà, nỗ lực tìm kiếm việc mở rộng nguồn cung, có tiềm năng nâng cao chất lượng và chuyển sang loại abrica giá cao hơn. Cao su Thấp 12 TB Có khả năng mở rộng nguồn cung đáng kể, phát triển xuất khẩu nên tập trung vào sản xuát có giá trị gai tăng cao hơn thông qua các sản phẩm chế tạo. Hạt điều TB 15 TB Vấn đề về nguyên liệu thô, có tiềm năng nâng cao chất lượng và tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, triển vọng thị trường tốt Hạt tiêu TB 14 Thấp Có vị thế cao trên thị trường thế giới. Triển vọng phát triển về trung hạn không tốt do điều kiện thị trường. Chè TB 14 Thấp Có tiềm năng mở rộng nguồn cung và nâng cao chất lượng. Rau quả Cao 20 Cao Có tiềm năng tăng mạnh nguồn cung và nâng cao giá cả đáng kể, triển vọng thị trường tốt. Hải sản Cao 18 Cao Tiềm năng phát triển mạnh nguồn cung nuôi trồng hải sản có giá trị cao, tiềm năng nâng cao chất lượng và chế biến thành sản phẩm có giá cả và giá trị gia tăng cao, triển vọng thị trường tốt, thị trường tốt, thị trường Mĩ có triển vọng rất lớn. Thủ công Tb 17 Cao Có tầm quan trọng lớn về mặt xã hội, có tiềm năng tăng xuất khẩu thông qua khâu thiết và nâng cao chất lượng. Mĩ và EU là rất có tiềm năng. Dệt may Cao 18 Cao Có tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc tăng đầu vào trong nước, có tiềm năng nâng cao chất lượng và chuyển thành nước xuất khẩu chủ động có giá trị gia tăng tiên phong cho mặt hàng giá trị tăng cao hơn. Thị trường Mĩ rất có tiềm năng. Giày da Cao 18 Cao Cạnh tranh mạnh mẽ với hàng Trung Quốc, nhưng có tiềm năng lớn để đa dạng hoá sản xuất tăng giá trị sản phẩm thông qua việc tăng đầu vào trong nước, triển vọng lâu dài là có chiến lược marketing năng động và mẫu mã riêng. Mĩ là thị trường có tiềm năng lớn. Điện tử Cao 19 Thấp Đây sẽ là mặt hàng xuất khẩu mới có tăng trưởng cao của Việt Nam trong thời gian trung dài hạn. phụ thuộc rất lớn cào đầu tư trực tiếp của nước ngoài, có tiềm năng cải thiện môi trường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sản phẩm từ gỗ Cao 18 Cao Một ngành xuất khẩu có tiềm năng Du lịch Cao 18 Cao Có cơ hội lớn do nhu cầu tăng nhanh, sản phẩm độc đáo trong một khu vực năng động. Tuy nhiên sẽ có những bất ổn do những do những sự kiện gần đây trên thế giới. Xuất khẩu lao động Tb 16 Thấp Có tiềm năng tăng nguồn cung thông qua đào tạo ngoại ngữ Dịch vụ công nghệ thông tin Tb 15 Thấp Có tiềm năng thông qua việc tăng nguồn cung bằng việc tạo môi trường phát triển tốt hơn. (Nguồn: Đánh giá sơ bộ tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam – Claes Lindahl- Cục xúc tiến thương mại) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoaluan.doc
  • docBIA.DOC