Tài liệu Tăng cường hiệu quả học ngữ pháp tiếng Anh lớp 11 trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa với Grammar Games: ... Ebook Tăng cường hiệu quả học ngữ pháp tiếng Anh lớp 11 trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa với Grammar Games
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tăng cường hiệu quả học ngữ pháp tiếng Anh lớp 11 trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa với Grammar Games, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØØNG ÑAÏÏI HOÏÏC AN GIANG
KHOA SÖ PHAÏÏM
[\
Sinh Vieâân Thöïïc Hieään : Traààn Dieããm Trang – DH2D
MSSV : DAV011415
Taêêng Cöôøøng Hieääu Quaûû Giôøø Hoïïc Ngöõõ
Phaùùp Tieááng Anh Lôùùp 11 Tröôøøng PTTH
Thuûû Khoa Nghóa Vôùùi Grammar Games
Giaùùo Vieâân Höôùùng Daããn : THs. Traààn Thò Thanh Hueáá
An Giang – 06/2004
MỤC LỤC
[\
Trang
¾ Mục Lục
¾ Phụ Lục
¾ Tên Biểu Đồ Và Biểu Bảng
¾ Bảng Các Chữ Viết Tắt
¾ Tóm Tắt
¾ Lời Cảm Ơn
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..............................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..............................................2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................2
4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........2
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.......................................................................2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. HỨNG THÚ HỌC TẬP...........................................................................4
1.1.1. Khái niệm “hứng thú học tập” .......................................................4
1.1.2. Điều kiện để tăng cường “hứng thú học tập” của học sinh ...........4
1.2. DẠY VÀ HỌC NGỮ PHÁP....................................................................5
1.2.1. Các phương pháp dạy và học Ngữ pháp........................................5
1.2.2. Tiến trình dạy và học Ngữ pháp.....................................................5
1.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY NGỮ PHÁP ..............................7
1.3.1. Các trò chơi (Games) ....................................................................7
1.3.2. Các trò chơi ngôn ngữ (Language games).....................................7
1.3.3. Các trò chơi Ngữ pháp (Grammar games).....................................7
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.....................................................9
2.1.1. Trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa và bộ môn Anh văn tại trường.........9
2.1.2. Tình hình chung về việc học tập môn Tiếng Anh
của học sinh khối 11 và lớp thực nghiệm 11A16 ...........................9
2.2. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .........................................................................10
2.2.1. Kết quả của bảng câu hỏi khảo sát...............................................10
2.2.2. Kết quả dự giờ..............................................................................14
2.2.2.1. Các lớp có sử dụng Grammar Games ..............................14
2.2.2.2. Các lớp học không sử dụng Grammar Games .................16
2.2.3. Kết quả phỏng vấn .......................................................................19
2.3. BÀN LUẬN...........................................................................................22
2.3.1. Thực tế việc dạy và học Ngữ pháp ở trường PTTH
Thủ Khoa Nghĩa ..........................................................................22
2.3.2. Hiệu quả của Grammar Games....................................................24
2.3.2.1. Hiệu quả của Grammar Games trong việc
nâng cao hứng thú học tập của HS ..................................24
2.3.2.2. Hiệu quả của Grammar Games trong việc
nâng cao khả năng hiểu bài của HS..................................... 25
2.3.3. Những khó khăn khi sử dụng Grammar Games trong lớp học.........25
CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ NGHỊ
3.1. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN
KHI SỬ DỤNG GRAMMAR GAMES ................................................27
3.1.1. Đối với giáo viên .........................................................................27
3.1.2. Những giải pháp cho học sinh .....................................................29
3.2. GỢI Ý MỘT SỐ GRAMMAR GAMES CÓ THỂ ỨNG DỤNG
TRONG DẠY VÀ HỌC NGỮ PHÁP.......................................................... 29
3.2.1. Trò chơi: MAKE & DO DRAG AND DROP GROUPING........30
3.2.2. Trò chơi: FIND WHO.................................................................31
3.2.3. Trò chơi: THE ALPHABET GAMES .........................................32
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................35
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................36
3. ĐỀ NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU SÂU HƠN......................................36
PHUÏÏ LUÏÏC
# "
Phuï luïc A: Phieáu thaêm doø yù kieán (daønh cho Giaùo vieân)
Phuï luïc B: Phieáu thaêm doø yù kieán (daønh cho Hoïc sinh)
Phuï luïc C: Phieáu phaûn hoài cuûa hoïc sinh lôùp 11A16 trong caùc tieát thöïc
nghieäm.
Phuï luïc D: Phieáu döï giôø
Phuï luïc E: Noäi dung vaø ñaùp aùn baøi kieåm tra thöù I
Phuï luïc F: Noäi dung vaø ñaùp aùn baøi kieåm tra thöù II
TEÂN BIEÅU ÑOÀ VAØ BIEÅU BAÛNG
# "
Trang
Bieåu ñoà
¾ Bieåu ñoà 1: Möùc ñoä thöôøng xuyeân cuûa vieäc söû duïng
Grammar Games trong lôùp hoïc .............................. 11
¾ Bieåu ñoà 2: Nhöõng khoù khaên cuûa Giaùo vieân khi söû duïng
Grammar Games ..................................................... 12
¾ Bieåu ñoà 3: Soá hoïc sinh traû lôøi ñuùng caùc caâu hoûi cuûa Giaùo vieân
trong caùc tieát hoïc ..................................................... 18
¾ Bieåu ñoà 4: Keát quaû caùc baøi kieåm tra cuûa hoïc sinh( 11A16)
sau caùc tieát hoïc coù vaø Grammar Games .................. 19
¾ Bieåu ñoà 5: Möùc ñoä höùng thuù cuûa hoïc sinh khi giaùo vieân
söû duïng Grammar Games vaøo giôø daïy Ngöõ phaùp.... 21
¾ Bieåu ñoà 6: Nhöõng khoù khaên cuûa hoïc sinh khi söû duïng
Grammar Games ..................................................... 22
Bieåu baûng
¾ Bieåu baûng 1: Nhöõng khoù khaên cuûa Giaùo vieân khi
daïy Ngöõ phaùp....................................................... 10
¾ Bieåu baûng 2: Nhöõng thuaän lôïi cuûa Grammar Games trong
daïy vaø hoïc Ngöõ phaùp tieáng Anh .......................... 11
¾ Bieåu baûng 3: Möùc ñoä yeâu thích caùc tieát hoïc tieáng Anh
cuûa hoïc sinh ......................................................... 13
¾ Bieåu baûng 4: Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh trong giôø daïy
Ngöõ phaùp tieáng Anh............................................. 13
¾ Bieåu baûng 5: Nhaän xeùt cuûa hoïc sinh veà möùc ñoä
thöôøng xuyeân söû duïng caùc troø chôi trong giôø daïy
Ngöõ phaùp cuûa Giaùo vieân ..................................... 14
¾ Bieåu baûng 6: So saùnh höùng thuù hoïc taäp cuûa hoïc sinh
trong caùc tieát daïy ................................................. 17
¾ Bieåu baûng 7: Soá hoïc sinh traû lôøi ñuùng caùc caâu hoûi cuûa
Giaùo vieân trong caùc tieát hoïc................................. 18
¾ Bieåu baûng 8: Keát quaû caùc baøi kieåm tra...................................... 19
BAÛNG NHÖÕNG TÖØ VIEÁT TAÉT
THPT : Trung hoïc phoå thoâng
GV : Giaùo vieân
HS : Hoïc sinh
NP : Ngöõ phaùp
GG : Grammar Games
TOÙÙM TAÉÉT
# "
Thoâng thöôøng, hoïc sinh phoå thoâng ôû Vieät Nam hay caûm thaáy raát chaùn moãi khi
hoïc Ngöõ phaùp tieáng Anh bôûi vì hoï khoâng theå thay ñoåi caùch hoïc “truyeàn thoáng” cuûa
mình: vaøo lôùp chaêm chæ cheùp baøi, nghe giaûng moät caùch thuï ñoäng, veà nhaø hoïc thuoäc
hoaëc coá gaéng laøm thaät nhieàu baøi taäp cho ñeán khi thuoäc loøng caáu truùc Ngöõ phaùp ñoù.
Ñeå giuùp hoïc sinh hoïc Ngöõ phaùp moät caùch haêng haùi vaø hieäu quaû hôn, ngöôøi
nghieân cöùu ñaõ tìm hieåu caùc lí luaän veà daïy vaø hoïc Ngöõ phaùp vaø ñaët ra vaán ñeà: Lieäu
söû duïng caùc troø chôi trong daïy Ngöõ phaùp tieáng Anh (Grammar Games) seõ khieán
hieäu quaû hoïc taäp cuûa hoïc sinh taêng leân hay khoâng?
Haàu heát caùc lí luaän tröôùc ñoù ñeàu cho raèng söû duïng caùc troø chôi Ngöõ phaùp laø
coù lôïi nhöng chæ noùi chung chung. Vì theá, toâi tieán haønh nghieân cöùu vôùi caùc phöông
phaùp sau: döï giôø caùc lôùp hoïc, phoûng vaán thaân maät caû giaùo vieân vaø hoïc sinh sau moãi
tieát daïy, phaùt phieáu ñieàu tra ñeå tieáp thu nhöõng phaûn öùng vaø thaùi ñoä cuûa hoïc sinh veà
hieäu quaû söû duïng Grammar Games ñoàng thôøi thöïc nghieäm treân moät lôùp ngaãu nhieân
söû duïng xen keõ caùc tieát hoïc coù vaø khoâng coù Grammar Games ñeå tìm hieåu hieäu quaû
hoïc taäp cuûa noù leân hoïc sinh lôùp 11 tröôøng THPT Thuû Khoa Nghóa. Nghieân cöùu naøy
ñaõ chæ ra raèng caùc troø chôi coù taùc duïng tích cöïc trong vieäc giuùp hoïc sinh phoå thoâng
taêng cöôøng höùng thuù vaø hieäu quaû hoïc taäp moân Ngöõ phaùp tieáng Anh.
oââi xin baøøy toûû loøøng bieáát ôn saââu saééc cuûûa toââi ñeáán
thaïïc só Traààn Thò Thanh Hueáá, nhôøø vaøøo söïï giuùùp
ñôõõ to lôùùn cuûûa coââ ñaõõ cho toââi nhöõõng lôøøi khuyeâân
höõõu ích cuõõng nhö söïï uûûng hoää nhieäät tình ñaõõ khuyeáán
khích vaøø coåå vuõõ toââi suoáát thôøøi gian thöïïc hieään ñeàà taøøi
naøøy.
âi
e
âi
a
oââi
cu
T
oâ cuõõng xin baøøy toûû loøøng bieáát ôn chaâân thaøønh
ñ áán caùùc thaàày coââ khoáái Ngoaïïi ngöõõ , khoa Sö
phaïïm tröôøøng Ñaïïi hoïïc An Giang ñaõõ daïïy baûûo
toââi suoáát thôøøi gian qua.
T
oâ ñaëëc bieäät bieáát ôn caùùc thaàày coââ boää moâân Anh
v êên vaøø hoïïc sinh khoáái 11 tröôøøng PTTH Thuûû
Khoa Nghóa, coââ Tröông Thò Nguyeään vaøø lôùùp
11 A16 ñaõõ giuùùp ñôõõ toââi raáát nhieààu trong khi thu thaääp
thoââng tin cho baøøi nghieâân cöùùu naøøy. Neááu khoââng coùù
söïï giuùùp ñôõõ nhieäät tình cuûûa quí thaàày coââ, Ban Giaùùm
Hieääu nhaøø tröôøøng vaøø hoïïc sinh khoáái 11, baøøi nghieâân
cöùùu naøøy khoùù coùù theåå hoaøøn thaøønh.
T
xin chaâân thaøønh caûûm ôn nhöõõng ngöôøøi baïïn
ûûa toââi ôûû tröôøøng Ñaïïi hoïïc An Giang ñaõõ heáát
loøøng uûûng hoää toââi.
T
Cuoáái cuøøng, toââi traâân troïïng bieáát ôn ba meïï vaøø gia
ñình toââi, nhöõõng ngöôøøi ñaõõ taïïo moïïi ñieààu kieään toáát
nhaáát ñeàà toââi coùù theåå thöïïc hieään nghieâân cöùùu naøøy!
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, sự bùng nổ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại
chúng khiến loài người càng xích lại gần nhau hơn, tiếng Anh đã trở thành ngôn
ngữ quốc tế. Vì thế, việc hiểu biết và vận dụng hiệu quả tiếng Anh đối với học
sinh phổ thông đã trở thành một yếu tố nhất thiết phải có cho việc học tập, giải
trí, công việc giao tiếp và kinh doanh sau này.
Nói cách khác, việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông ngày nay
phải có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, một vốn liếng
Anh ngữ tương đối để có thể nghe, nói, hiểu được tiếng Anh thông dụng trong
giao tiếp hằng ngày.
Trong thời gian gần đây, việc dạy tiếng Anh đã có những bước cải tiến
về phương pháp giảng dạy như: dạy theo phương pháp giao tiếp hay phương
pháp lấy người học làm trung tâm, đã đáp ứng mục tiêu giúp học sinh có khả
năng giao tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế, ở một số trường phổ thông, việc dạy
Ngữ pháp tiếng Anh chiếm một thời lượng lớn trong chương trình học nhưng
hiệu quả đạt được không cao như mong muốn. Đa số học sinh không có hứng
thú khi học Ngữ pháp cũng như không nắm kĩ bài dạy của thầy cô, hay
không thể áp dụng điểm Ngữ pháp vừa học vào ngữ cảnh khác. Mặc dù ai
trong chúng ta cũng đều biết rằng học một ngoại ngữ là một việc vô cùng
khó nhọc. Sự nổ lực học tập đòi hỏi trong từng phút và kéo dài trong suốt
một tiết học. Đặc biệt, việc học Ngữ pháp được xem là nền móng của một
ngôn ngữ nên càng đòi hỏi người học phải cố gắng nhiều hơn để có thể sử
dụng đúng và hiểu sâu sắc ngôn ngữ đó.
Mặt khác, các trò chơi nói chung và các trò chơi Ngữ pháp nói riêng thực
sự rất có ích vì nó vừa khuyến khích, giải trí nhưng lại vừa có tác duïng dạy dỗ và
đẩy mạnh việc sử dụng ngôn ngữ một cách trôi chảy. Mặc dù vậy, theo tôi được
biết thì cho đến nay chỉ có một vài nghiên cứu về tăng cường hứng thú và hiệu
quả học tập Ngữ pháp của học sinh phổ thông Việt Nam nhưng đó lại chỉ mới là
những ý kiến chung chung chứ chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng tích
cực của nó trong một đơn vị cụ thể. Thế nên, việc thực hiện đề tài này là cần thiết
và kết quả thu được sẽ có ý nghĩa thực tiển trong công tác dạy và học Ngữ pháp
một cách hiệu quả hơn ở trường phổ thông.
Xuất phát từ thực tế trên, là một sinh viên chuyên ngành Anh văn, tôi rất
muốn nghiên cứu đề tài này, vận dụng những kiến thức đã học được ở trường Sư
phạm để phân tích, tìm hiểu thực trạng dạy và học môn này nhằm tìm ra nguyên
nhân học sinh ít hứng thú với các giờ học Ngữ pháp; từ đó rút ra bài học cho bản
thân và đóng góp ý kiến cá nhân nhằm giúp giáo viên tăng hiệu quả giảng dạy bộ
môn này.
Trang 1
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
o Tổng hợp lý luận về vai trò của hứng thú học tập, phương pháp giảng dạy
Ngữ pháp tiếng Anh và tổ chức các trò chơi trong giờ dạy Ngữ pháp.
o Tìm hiểu thực trạng dạy Ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh khối 11 trường
PTTH Thủ Khoa Nghĩa.
o Tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng các trò chơi Ngữ pháp (Grammar
Games) trong tiết dạy Ngữ pháp cho học sinh khối 11.
o Đưa ra một số đề xuất cho việc ứng dụng Grammar Games vào giờ dạy
Ngữ pháp tiếng Anh.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này chỉ lấy khách thể nghiên cứu là học sinh khối 11 trường
PTTH Thủ Khoa Nghĩa. Hiệu quả học tập của học sinh trong giờ Ngữ pháp có
thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng trong nghiên cứu này, hiệu quả học
tập được giới hạn ở hai yếu tố: tăng cường hứng thú học tập và khả năng hiểu
bài của học sinh.
4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
o Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 11 và giáo viên dạy tiếng Anh cho các
học sinh này tại trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa.
o Đối tượng nghiên cứu : Hiệu quả học tập được thể hiện qua hứng thú học
tập và khả năng hiểu bài của học sinh lớp 11A16 trong giờ học Ngữ pháp
tiếng Anh.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Để làm tăng hứng thú học tập, khả năng hiểu và ghi nhớ bài giảng cho học
sinh, người giáo viên cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các trò chơi trong dạy Ngữ
pháp tiếng Anh. Điều đó góp phần tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái; từ đó
học sinh sẽ cảm thấy hứng thú học tập và tiếp thu bài mới tốt hơn.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
o Phương pháp đọc sách và tài liệu.
o Phương pháp quan sát sư phạm.
o Phương pháp điều tra giáo dục.
o Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
o Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
o Phương pháp đàm thoại trực tiếp với học sinh.
o Phương pháp thống kê số liệu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu (Phần I, Mục 2), người nghiên cứu tiến
hành thu thập thông tin theo trình tự sau:
Trang 2
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
Trước hết, để tìm hiểu thực trạng dạy và học Ngữ pháp tiếng Anh ở trường
PTTH Thủ Khoa Nghĩa, người nghiên cứu tiến hành dự giờ, quan sát 5 lớp 11
trong giờ Ngữ pháp; kết hợp với việc điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng
vấn thân mật cả giáo viên và học sinh.
Kế đến, một thực nghiệm được tiến hành trên một lớp ngẫu nhiên (xen kẽ
giữa giờ Ngữ pháp có và không có Grammar Games). Người nghiên cứu cùng
thảo luận và thống nhất với giáo viên đứng lớp những Grammar Games được
dùng cho những giờ Ngữ pháp cụ thể. Hứng thú học tập và khả năng hiểu bài
mới của học sinh sẽ được quan sát trong suốt những tiết học này. Sau mỗi hai tiết
học (có và không có Grammar Games), người nghiên cứu sẽ đưa ra một bài kiểm
tra nhỏ để kiểm tra mức độ tiếp thu bài mới của học sinh.
Tiếp theo, cuối mỗi tiết học, cả giáo viên dạy lớp và học sinh cũng được
phỏng vấn thân mật để biết những nhận xét của họ về hứng thú học tập của học
sinh trong những giờ học có và không có Grammar Games.
Cuối cùng, người nghiên cứu dựa trên tình hình thực tế về kết quả thu
được để đưa ra một số kết luận và đề nghị cho việc ứng dụng Grammar Games
vào giờ dạy Ngữ pháp tiếng Anh.
Trang 3
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. HỨNG THÚ HỌC TẬP
1.1.1. Khái niệm “hứng thú học tập”
Theo định nghĩa của các nhà tâm lý học, hứng thú là một quá trình bên
trong giúp ta hoạt động, hướng dẫn việc làm của ta và duy trì thái độ đó suốt thời
gian. Nói một cách đơn giản, hứng thú là những điều khiến ta làm việc, giữ ta
tiếp tục làm và quyết định mục đích mà ta cố gắng đạt được (Slavin, 1994: 29).
Có thể nói rằng: hứng thú học tập là một trong những yếu tố quan trọng của
việc học và cũng rất khó đánh giá. Hứng thú học tập – sự sẵn sàng nổ lực trong việc
học là sản phẩm của nhiều yếu tố: cá tính của học sinh, chức năng riêng biệt của mỗi
nhiệm vụ học tập, sự nỗ lực cần cù và cả thái độ của giáo viên…
Nói cách khác, “hứng thú học tập” là một nhu cầu hay lòng ham muốn
mà người học cảm thấy khi học một ngôn ngữ. Nếu lòng ham muốn đó đủ mạnh
thì người học sẽ nổ lực nhiều hơn để làm tăng hiệu quả của quá trình học tập.
1.1.2. Điều kiện để tăng cường “hứng thú học tập” của học sinh
Theo Downs (2000:8), hứng thú học tập của học sinh sẽ tăng nếu có
những điều kiện sau:
* Khi học sinh cảm thấy họ được thừa nhận và thấu hiểu.
* Khi học sinh tin rằng họ có thể thành công.
* Khi ngôn ngữ đang học có mục đích giao tiếp.
* Khi người học có trách nhiệm với việc học của họ.
Nói tóm lại, theo người nghiên cứu, mức độ hứng thú của học sinh là một
trong những yếu tố quan trọng để quyết định liệu học sinh đó có thành công để
đạt được hiệu quả học tập ngoại ngữ hay không. Như vậy, nhiệm vụ quan trọng
nhất của giáo viên là làm thế nào để tăng hứng thú học tập cho học sinh. Bởi vì
sự khích lệ của giáo viên cũng là một biện pháp để củng cố, tăng cường hứng thú
cho học sinh. Thế nên, theo Salvin (1994: 30), người giáo viên có thể làm tăng
bản chất của hứng thú bằng những cách sau:
* Khuấy động sự quan tâm, thích thú của học sinh.
* Duy trì sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh.
* Sử dụng nhiều phương pháp trình bày.
* Giúp học sinh tự đặt ra những mục đích riêng biệt, rõ ràng.
* Cung cấp những thông tin phản hồi nhanh chóng, thường xuyên.
* Sử dụng các phương pháp khen thưởng, động viên học sinh kịp thời.
Trang 4
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
1.2. DẠY VÀ HỌC NGỮ PHÁP
1.2.1. Các phương pháp dạy và học Ngữ pháp
Ngữ pháp là những qui tắc làm nền móng cho một ngôn ngữ, nó là toàn bộ
những qui tắc mà người sử dụng ngôn ngữ dùng để tạo thành câu như: những qui
tắc kết hợp từ thành cụm từ, cụm từ thành câu …đúng cấu trúc Ngữ pháp.
Theo các tác giả Tứ Anh, Phan Hà, May Vi Phương, Hồ Tấn (2002:84), có
các phương pháp dạy Ngữ pháp như sau:
a). Phương pháp diễn dịch
Người dạy dùng tiếng Việt để giảng Ngữ pháp qua các ví dụ và qui tắt
Ngữ pháp. Sau đó, người học áp dụng các qui tắt đã học vào các bài tập viết và
nói. Cách dạy này có thể đảm bảo cho người học hiểu rõ bài học Ngữ pháp, đặc
biệt là những hiện tượng Ngữ pháp phức tạp nhưng cách dạy này lại không giúp
cho người học có được khả năng nói trôi chảy tiếng Anh do người giáo viên chỉ
tập trung vào việc phân tích Ngữ pháp, chú trọng vào các hình thái cấu trúc Ngữ
pháp và các biến tố của từ. Do đó, dịch các câu từ tiếng Anh sang tiếng Việt là
hình thức chính của các bài tập trong lớp, học sinh ít có cơ hội sử dụng tiếng Anh
trong lớp nên không có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
b). Phương pháp qui nạp
Người học tích cực rèn luyện, lập lại theo mẫu những câu ví dụ và tự rút
ra những qui tắc Ngữ pháp mà không cần nghe giảng lí thuyết. Sau đó, người
học cứ theo mẫu mà tạo ra những câu tương tự. Sau khi đã tích cực rèn luyện
nghe - nói qua các mẫu câu, phần tổng kết lý thuyết sẽ được cung cấp qua các
bảng biểu ở phần cuối bài học.
c) Phương pháp linh động
Ngữ pháp không được dạy thành bài, người học sẽ tự học trong tiến trình
học bài khoá. Người dạy có nhiệm vụ hướng sự chú ý của người học vào một số
điểm Ngữ pháp nào đó trong tiến trình học nhưng không tập trung rèn luyện
những hiện tượng Ngữ pháp này.
Qua cách này, việc dạy Ngữ pháp sẽ linh động và dễ phù hợp với người
học và cách học của họ hơn.
1.2.2. Tiến trình dạy và học Ngữ pháp
Theo Thái Hoàng Nguyên (2001:21), việc dạy Ngữ pháp thường được tiến
hành qua ba giai đoạn:
Thứ nhất là việc giới thiệu hình thái và nghĩa của cấu trúc. Thứ hai là giai
đoạn rèn luyện. Thứ ba là giai đoạn củng cố bằng các bài tập và hoạt động hoặc trò
chơi tiếp nối sau khâu rèn luyện. Các giai đoạn trên được tiến hành cụ thể như sau:
Trang 5
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
a) Giai đoạn giới thiệu ( presentation)
Giai đoạn giới thiệu nhằm giúp học sinh hiểu được công dụng và sự cần
thiết phải học cấu trúc Ngữ pháp mới, giúp học sinh hiểu rõ cấu trúc Ngữ pháp
mới và tác dụng của nó.
Để giới thiệu tốt, giáo viên cần phải đưa điểm mới vào một ngữ cảnh thích
hợp, có thể là một tình huống giao tiếp hay một văn bản.
b) Giai đoạn luyện tập ( practice )
Giai đoạn luyện tập giúp học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ vừa
được giới thiệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để nắm vững cấu trúc Ngữ
pháp và hiểu thêm ý nghĩa của nó. Trước đây, giai đoạn này chủ yếu là
những bài luyện tập (drills). Tuy nhiên, giáo viên có thể đưa vào những
hoạt động giao tiếp (Communicative activities) để học sinh được luyện tập
nhiều hơn và bài tập mang tính thực tiễn hơn, đồng thời những bài tập này
nếu được thực hiện tốt sẽ giúp cho những hoạt động tên lớp lí thú hơn và
thực hơn.
Bài luyện tập (drills) thường do giáo viên điều khiển và lớp học luyện tập
bằng cách nói đồng thanh, hoặc từng cá nhân học sinh, hoặc từng cặp đứng lên
lập lại. Như vậy, bài luyện tập thường mang tính máy móc (mechanical drills),
thiếu tính giao tiếp và thường tập trung nhiều vào hình thức Ngữ pháp.
Bài luyện tập có ý nghĩa (meaningful drills) đòi hỏi học sinh phải
hiểu ý nghĩa của các từ gợi ý, cấu trúc Ngữ pháp. Học sinh phải nghe hiểu
và chọn lựa từ vựng mới thực hiện được các dạng bài tập này. Như vậy, bài
luyện tập này chú trọng vừa hình thức Ngữ pháp vừa ý nghĩa và chức năng
của ngôn ngữ.
c) Giai đoạn luyện tập tự do ( free practice / production)
Đây là giai đoạn học sinh tự thực hành, củng cố những gì đã học và tự
điều chỉnh nếu có những vấp váp. Những bài luyện tập bây giờ đòi hỏi học
sinh trao đổi một cách tự do hơn ở giai đoạn luyện tập trước. Học sinh có thể
sử dụng cấu trúc Ngữ pháp hoặc các chức năng ngôn ngữ đang học kết hợp
với những kiến thức và kĩ năng đã có trong những tình huống ngôn ngữ có
nhiều yếu tố bất ngờ hơn.
Giai đoạn luyện tập tự do nhằm giúp học sinh vận dụng ngôn ngữ, phát
triển khả năng đáp ứng, tạo hứng thú và tự tin, giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ
lưu loát hơn. Các hoạt động ở giai đoạn này thường là thảo luận, hoạt động
khoảng trống thông tin, các trò chơi, sắm vai hoặc chuỗi đối thoại…
Trong ba giai đoạn trên của tiến trình dạy Ngữ pháp, theo tôi các trò chơi
có thể được sử dụng một cách linh động ở nhiều giai đoạn khác nhau trên lớp
như: để hâm nóng bầu không khí lớp học (warmer), luyện tập ngôn ngữ (practice,
free practice) và ôn tâp (revision).
Trang 6
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
1.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY NGỮ PHÁP
1.3.1. Các trò chơi (Games)
Các trò chơi thường được xem là những hoạt động với những qui tắc và có
tính chất cạnh tranh nhằm mục đích vui chơi. Người ta thường tham gia các trò
chơi để thư giản, giải trí hay chỉ đơn giản là giết thời gian. Tuy nhiên, ở đây ta
chỉ nói đến những trò chơi ngôn ngữ( Language Games) chứ không phải những
trò chơi đơn thuần.
1.3.2. Các trò chơi ngôn ngữ (Language games)
Theo Byre (1995), trò chơi ngôn ngữ là những hoạt động vui chơi có
những qui tắc, qui luật được tổ chức không chỉ nhằm thay đổi không khí cho
những hoạt động thường ngày, mang lại niềm vui mà còn khiến người học sử
dụng ngôn ngữ đang học vào trò chơi.
Đồng ý với ý kiến trên, Hadfied (1990) xem các trò chơi ngôn ngữ là
một hoạt động với những qui tắc, có mục đích và có cả những yếu tố vui chơi.
Nói tóm lại, qui tắc, sự cạnh tranh, thư giãn và mục đích học tập là những yếu
tố cơ bản của một trò chơi ngôn ngữ.
1.3.3. Các trò chơi Ngữ pháp (Grammar games)
Các trò chơi ngữ pháp là những trò chơi được thiết kế nhằm giúp học sinh
thực hành điểm ngữ pháp. Mặc dù còn khá hạn chế vì vẫn còn nhiều hoạt động lập
lại nên học sinh ít bày tỏ ý kiến của mình nhưng đã có nhiều sách phương pháp và
các chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp dạy học chỉ ra rằng GG không chỉ là
hoạt động “5 phút cuối cùng” hay hoạt động để lấp đầy giờ mà còn có giá trị to
lớn. Lee (1979: 2) cho rằng GG giúp học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ thay vì
chỉ nghĩ về việc học đúng cấu trúc Ngữ pháp. Richard–Amato (1988:147) tin rằng
GG có thể làm giảm bớt sự căng thẳng vì thế những điều đạt được sẽ nhiều hơn
mong đợi. Còn theo Hansen (1994:218), GG có thể làm tăng hứng thú của học
sinh, kể cả những học sinh hay mắc cỡ cũng có nhiều cơ hội để bày tỏ ý kiến và
cảm xúc của mình.
Hơn nữa, Richard- Amato (1988: 147) cho rằng GG thêm vào sự giải trí cho
một hoạt động bình thường của lớp học, phá vỡ bầu không khí buồn chán mà vẫn
có thể dùng để giới thiệu những kiến thức mới. Tương tự, Wierus (1994: 218) nhận
xét rằng “dễ dàng nhận thấy bầu không khí thư giãn được tạo ra khi sử dụng GG sẽ
giúp học sinh nhớ nhanh hơn và tốt hơn”. Silver (1982: 29) thì cho rằng rất nhiều
giáo viên hăng hái khi sử dụng GG như một công cụ dạy học tuy họ vẫn chỉ nhận
thấy các trò chơi đơn thuần là một loại bài tập lấp thời gian, phá vỡ những bài
luyện tập đều đều nhàm chán hoặc là những hoạt động không nghiêm chỉnh.
Nhiều giáo viên thường xem nhẹ một sự thật là trong không khí thư giãn, hoạt
động học tập thực sự cũng có thể diễn ra và học sinh sử dụng ngôn ngữ vừa được
học và thực hành chúng một cách dễ dàng hơn. Zdybiewska (1994: 6) ủng hộ quan
điểm này vì ông tin rằng GG là con đường tốt nhất để thực tập những điểm Ngữ
pháp bởi vì chúng cung cấp kiểu mẫu của những gì học sinh sẽ sử dụng vào cuộc
sống trong tương lai.
Trang 7
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
Tóm lại, theo Rinolucri (1984:6), những thuận lợi cơ bản khi sử dụng GG là:
- Học sinh có trách nhiệm với những gì họ nghĩ về Ngữ pháp
- Không cần quá tập trung vào hứng thú của học sinh, giáo viên cũng có thể
tìm ra những điều học sinh thật sự hiểu biết.
- Sự làm việc quá nghiêm túc sẽ được thế chỗ trong ngữ cảnh trò chơi. Các
trò chơi sẽ làm sống động không khí lớp học bằng cách khiến cho hầu hết
học sinh biết kết hợp trò chơi với diểm ngữ pháp của bài học. Những trò
chơi sẽ đóng vai trò như đầu máy xe lửa kéo đoàn tàu Ngữ pháp đi.
- Trò chơi thu hút được sự tham gia tích cực của mọi người trong cùng một
lúc kéo dài trong thời gian từ 20- 30 phút.
Trang 8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
CHƯƠNG II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa và bộ môn Anh văn tại trường
a). Trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa
Trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa nằm trong nội ô thị xã Châu Đốc (một thị
xã nhỏ trên địa bàn tỉnh An Giang, chủ yếu phát triển các nghành du lịch, dịch vụ
và thủ công nghiệp), là một trong những trường trọng điểm của tỉnh vì có chất
lượng dạy, học tốt, có uy tín trong toàn ngành Giáo dục, là đơn vị nhận huân
chương lao động hạng II, III và nhiều bằng khen của Bộ giáo dục cho giáo viên.
b). Tổ bộ môn Anh văn
Tổ bộ môn Anh văn gồm 14 giáo viên. Các thầy cô trong tổ bộ môn đều
tốt nghiệp Đại học sư phạm hoặc đạt chuẩn giáo dục. Đa số giáo viên trẻ, nhiệt
tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Tổ Ngoại ngữ
thường xuyên có những buổi họp tổ chuyên môn để thảo luận, trao đổi kinh
nghiệm hoặc dự giờ chuyên môn các giáo viên trong tổ để cùng học tập các
phương pháp dạy tốt của nhau. Đồng thời, các thầy cô đều được học những khoá
bồi dưỡng hè hoặc được các giảng viên nước ngoài bồi dưỡng về phương pháp
mới nên đều rất tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
2.1.2. Tình hình chung về việc học tập môn Tiếng Anh của học sinh khối 11
và lớp thực nghiệm 11A16
a). Học sinh khối 11
Khối 11 trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa gồm 19 lớp, 16 lớp thường, 1 lớp
Pháp văn, 1 lớp chuyên Toán và 1 lớp chuyên Hoá. Theo các thầy cô giảng dạy
và kết quả học tập môn Anh văn cả năm (2/3 học sinh đạt loại trên Trung bình).
Nhìn chung, học sinh khối 11 có học lực ở mức Trung bình- Khá.
b). Học sinh lớp 11A16
Lớp 11A16 sỉ số 40, 21 Nữ sinh và 19 Nam sinh. Kết quả học tập môn Anh
văn cả năm: 2 học sinh Giỏi, 11 học sinh Khá, 20 học sinh Trung bình, 7 học sinh
dưới Trung bình. Học lực chung của lớp 11A6 là Trung bình- Khá.
Người nghiên cứu chọn lớp 11A16 để làm thực nghiệm vì trong thời gian
kiến tập sư phạm đã có dịp dự một số giờ dạy của Giáo viên phụ trách môn Anh
văn của lớp này đã dùng rất nhiều và rất thường xuyên các trò chơi Ngữ pháp
trong tiết dạy của mình. Điều này sẽ tạo nhiều thuận lợi trong quá trình nghiên
cứu, xin ý kiến; cũng như giáo viên đã quen với phương pháp dạy có sử dụng các
trò chơi sẽ khiến cho việc thực nghiệm được dễ dàng hơn.
Trang 9
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SVTH: Trần Diễm Trang
Mặt khác lớp 11A16 cũng là một lớp có học lực Trung bình- Khá giống với
học lực chung của cả khối. Trình độ học sinh không quá giỏi cũng như quá kém
nên có thể khái quát kết quả thực nghiệm cho học sinh cả khối 11.
Vì những lí do như trên người nghiên cứu quyết định chọn lớp 11A16 để
làm lớp thực nghiệm cho bài nghiên cứu khoa học này.
2.2. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.2.1. Kết quả của bảng câu hỏi khảo sát
a) Bảng câu hỏi cho giáo viên
Người nghiên cứu thăm dò ý kiến cho 14 giáo viên Anh văn (GV) trong tổ
ngoại ngữ trường PTTH Thủ Khoa Nghĩa. Hầu hết GV đều đã tốt nghiệp ĐHSP
hoặc đủ trình độ và kinh nghiệm trong nghề; 28.6% GV dạy từ 5 đến 10 năm;
35.7% dạy từ 10 năm trở lên; GV trẻ đã tham gia giảng dạy từ 1 đến 5 năm chiếm
35.7%.
Tổng hợp các câu trả lời của GV cho bảng khảo sát (Xem phụ lục B),
người nghiên c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7138.pdf