Tăng cường công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Bắc Giang

Lời mở đầu ở bất kỳ quốc gia nào thuế luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Thuế không chỉ là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho NSNN mà thuế còn là một công cụ hữu hiệu để nhà nước tiến hành điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Một chính sách thuế đúng đắn được nghiên cứu thận trọng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế có thể mang lại sự phồn vinh và ổn định lâu dài cho đất nước. Ngược lại, một hệ thống thuế lạc hậu không ph

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp sẽ kìm hãm sự phát phát triển của nền kinh tế. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, hệ thống thuế đang được hoàn thiện đảm bảo nguồn lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng. Luật thuế GTGT được quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp lần thứ 11 (họp từ 2/4/1997 đến 10/5/1997) có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 thay thế luật thuế doanh thu là một trong những bước đột phá có tính chất quyết định của công cuộc cải cách thuế bước II ở nước ta. Luật thuế GTGT ra đời nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN, tránh hiện tượng đánh trùng thuế, đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, góp phần hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Sau 5 năm đưa vào hoạt động thuế GTGT đã cho thấy hiệu quả của nó. Tuy nhiên trong quá trình thực thi còn nhiều bất cập: sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, sự quản lý chồng chéo của các cơ quan chức năng cũng như sự nhận thức của các cơ sở kinh doanh còn chưa cao do đó thất thu thuế còn lớn, đặc biệt trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Với chuyên ngành mình học, trong thời gian thực tập tại Chi cục thuế Bắc Giang, em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang” Qua việc nghiên cứu công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực Thị xã Bắc Giang từ năm 2001 trở lại đây, Em hy vọng trong một chừng mực nào đó đưa ra được một số ý kiến thích hợp trong việc tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Nội dung chủ yếu của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Thuế GTGT và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang. Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, khuyến khích nhiệt tình của cán bộ Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang, các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính và toàn thể các bạn. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả các cô chú, anh, chị ở Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang, đặc biệt là anh Lê Hoài Nam đội trưởng đội QLDN đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp những kiến thức thực tế và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Lục Diệu Toán, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề và em cũng xin được cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng- Tài chính, các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã truyền dạy cho em những kiến thức cần thiết và bổ ích làm cơ sở để em hoàn thành chuyên dề tốt nghiệp của mình. Hà nội ngày1/5/2005 Sinh viên: Đoàn Mạnh Quân Lớp Tài Chính Công 43a Khoa Ngân hàng – Tài chính - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chương I Thuế GTGT và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh I. Mốt số vấn đề cơ bản về thuế gTGT 1. Khái niệm và đặc điểm thuế GTGT 1.1. Khái niệm thuế GTGT Giá trị gia tăng là phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT tiếng Anh là Value Added Tax (VAT), tiếng Pháp là Taxe sur la Valeur Ajoutee (TVA) là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.2. Đặc điểm thuế GTGT Là một sắc thuế của hệ thống thuế, thuế GTGT cũng mang đặc điểm chung của hệ thống thuế: - Tính cưỡng chế và tính pháp lý cao: Đặc điểm này được thể chế hoá trong pháp luật của mỗi quốc gia - Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp: Khác với các khoản vay, nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế sau một khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào ngân sách Nhà nước. Ngoài đặc điểm chung của một hệ thống thuế, thuế GTGT còn mang những đặc điểm riêng: - Do thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ nên đối tượng nộp thuế phải là các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có giá trị tăng thêm, nhưng thực chất phần thuế mà họ nộp là do người mua hàng hoá, dịch vụ phải thanh toán. Vì vậy thuế GTGT là thuế gián thu, đây cũng là chính sách thuế tốt xét về mặt “trách nhiệm chính trị” - Thuế GTGT có phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng phải nộp thuế là toàn bộ các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh kể cả gia công, chế biến và hoạt động dich vụ có thu tiền, thuế GTGT được thu đối với các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong nước, kể cả hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, một số hàng hoá và dịch vụ cũng có thể được miễn thuế GTGT. Các hàng hoá, dịch vụ miễn thuế được quy định tuỳ thuộc vào mỗi nước trong từng thời kỳ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ một nước nào khi chuyển sang áp dụng thuế GTGT, đồng thời cũng phải rà soát lại phạm vi và thuế suất của các chính sách thuế khác. - Thuế GTGT không đánh vào đầu tư vì thuế nằm ngoài giá trị tài sản cố định và giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Người mua phải trả thêm tiền thuế GTGT và tiền thuế này sẽ được tách riêng để khấu trừ khi tính thuế GTGT phải nộp ở giai đoạn sau. - Một đặc điểm quan trọng của thuế GTGT là cho dù sản phẩm có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng số thuế phải nộp cũng không thay đổi. Đó chính là số thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả. Tổng thuế GTGT phải nộp của 1 sản phẩm = Thuế suất X Giá mua của người tiêu dùng cuối cùng Thuế GTGT ở mọi khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào GTGT ở khâu đó, vì vậy thuế GTGT không làm tăng giá đột biến khi sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, lưu thông, cung ứng dịch vụ nên không gây xáo trộn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao. Xét về cơ bản, thuế GTGT không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, tiêu dùng theo ngành nghề cụ thể, không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề, có thuế suất chênh lệch nhau nhiều, không khuyến khích việc hội nhập doanh nghiệp theo chiều dọc để tránh thuế. Mục tiêu của thuế GTGT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản như thuế thu nhập, thuế tài sản. Vì thế, thuế GTGT thường ít mức thuế suất, số đối tượng được miễn giảm rất hạn chế, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và ít gây sự rối loạn hay méo mó. - GTGT của hàng hoá, dịch vụ phát sinh là căn cứ để tính số thuế GTGT phải nộp. Điều quan trọng là phải xác định một cách đúng đắn phần GTGT thực sự phát sinh qua mỗi giai đoạn sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ đến tiêu dùng. Để thực hiện được điều đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải áp dụng nghiêm ngặt chế độ sử dụng hoá đơn, chứng từ. Các đối tượng nộp thuế cần có đầy đủ hoá đơn đầu ra và hoá đơn đầu vào tương ứng. - Thuế suất thuế GTGT căn cứ vào loại hàng hoá, dịch vụ chứ không phân biệt ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ. 2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT Luật thuế GTGT ở nước ta được ban hành ngày 10 tháng 5 năm 1997 và không ngừng được bổ sung hoàn thiện, nội dung cơ bản: 2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài). 2.2. Đối tượng nộp thuế GTGT Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. 2.3. Căn cứ tính thuế GTGT Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 2.3.1. Giá tính thuế GTGT Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ thể như sau: - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hoá đơn. - Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng thuế TTĐB (nếu có). Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu. - Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương (trừ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo theo quy định tại Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ về khuyến mại quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại không phải tính thuế GTGT), giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh. Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT. - Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ở Việt Nam, giá tính thuế GTGT là giá dịch vụ thanh toán cho phía nước ngoài. - Dịch vụ cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị…giá tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức thu tiền thuê từng kỳ hoặc thu trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thu từng kỳ hoặc thu trước, bao gồm cả các khoản thu dưới hình thức khác như thu tiền để hoàn thiện, sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê. Giá cho thuê tài sản do các bên thoả thuận được xác định theo hợp đồng. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thuê thì giá thuê được xác định trong phạm vi khung giá quy định. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó (không bao gồm lãi trả góp), không tính theo số tiền trả góp từng kỳ. - Đối với gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu. - Đối với xây dựng, lắp đặt: + Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. + Đối với trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao thì giá tính thuế tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT. - Đối với các cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để bán, để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế GTGT đối với nhà, cơ sở hạ tầng bán ra hoặc chuyển nhượng là giá bán, giá chuyển nhượng chưa có thuế, trừ tiền sử dụng đất theo giá đất quy định khi giao đất. Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư cho thuê cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ để cho thuê lại, giá tính thuế là giá cho thuê chưa có tuế GTGT, trừ giá thuê đất phải nộp NSNN. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT đối với nhà, hạ tầng gắn với đất được trừ giá đất theo giá do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm bán bất động sản. - Đối với dịch vụ đại lý tầu biển, dịch vụ môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và dịch vụ khác hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa có thuế GTGT. - Đối với vận tải, bốc xếp, giá tính thuế là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại. - Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết…ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem…) 1+ (%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành , hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở kinh doanh. Trường hợp giá trọn gói bao gồm các khoản không chịu thuế GTGT như chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam đi nước ngoài, các chi phí ăn, nghỉ, tham quan ở nước ngoài (nếu có chứng từ hợp pháp) thì các khoản chi này được tính giảm trừ trong giá (doanh thu) tính thuế GTGT. - Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và chênh lệch thu được từ bán hàng cầm đồ {doanh thu bán hàng phát mại trừ (-) phần phải trả khách hàng (nếu có), trừ (-) số tiền cho vay}. - Đối với sách, báo, tạp chí bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở (đối với loại chịu thuế GTGT). Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. - Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in. Trường hợp cơ sở in thực hiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy. - Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ ba của dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, giá tính thuế là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng, bao gồm cả khoản phí tổn cơ sở kinh doanh bảo hiểm thu được. 2.3.2. Thuế suất thuế GTGT. - Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt đối tượng xuất khẩu. - Thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng như: nước sạch phục vụ sinh hoạt, lương thực, thuốc chữa bệnh, đồ chơi trẻ em, thực phẩm tươi sống… - Thuế suất 10% áp dụng cho các hàng hoá còn lại, là những hàng hoá, dịch vụ thông thường và những hàng hoá dịch vụ có giá thanh toán cao như: dầu mỏ, khí đốt, sản phẩm điện tử, dịch vụ khách sạn, du lịch, vàng bạc, đá quý… 2.4. Phương pháp tính thuế GTGT. 2.4.1. Phương pháp khấu trừ thuế: Đối tượng áp dụng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác. Công thức xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT Phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, Thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 2.4.2. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT là: các cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Doanh số của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau: -Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ (đối tượng nộp thuế có kê khai). - Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. - Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; GTGT được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. 3. Vai trò của thuế GTGT. -Thuế GTGT không thu trùng lắp, không gây ra hiện tượng đánh trùng thuế cho nên góp phần khuyến khích chuyên môn hoá để nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. -Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi, có phạm vi đối tượng thu rất rộng (Thu vào mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ) do đó tạo ra nguồn thu lớn cho NSNN. -Thuế GTGT góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu, vì hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% và được hoàn trả lại toàn bộ số thuế GTGT đã thu ở khâu trước. Đồng thời nó còn kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn của hàng hoá nhập khẩu mục đích bảo vệ sản xuất kinh doanh nội địa. -Thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt việc hạch toán và thực hiện mua bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ cho phép chống trốn lậu thuế, nâng cao tính hiệu quả, nâng cao tính tự giác của đối tượng kinh doanh. -Thuế GTGT góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta, thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với vai trò trên của thuế GTGT cho thấy mục đích việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu là tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, chứ không nhằm tăng mức động viên cho NSNN hay gây khó khăn cho các doanh nghiệp. II. Kinh tế ngoài quốc doanh và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 1. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - Đặc điểm cơ bản của khu vực ngoài quốc doanh là mang tính sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tính tư hữu cao và hoạt động theo cơ chế thị trường với mục đích chính là mưu cầu lợi nhuận. Khu vực ngoài quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty THNH, công ty cổ phần và các đơn vị theo hình thức HTX. - Sự phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường mang tính tự phát và có nhiều biến động phụ thuộc vào cung cầu thị trường hàng hoá, vào những chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích hay hạn chế phát triển. - Quy mô sản xuất kinh doanh trong các đơn vị thường nhỏ, vốn thường tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khách sạn đặc biệt là dịch vụ. . .Tuy nhiên số lượng các đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực này rất lớn. Các đơn vị này hoạt động ở các ngành có tính năng động cao nên dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, dễ thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của nền kinh tế. - ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thường không cao thể hiện qua việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá chưa đầy đủ, không theo đúng quy định của Nhà nước, nếu có chỉ mang tính chất đối phó. Việc giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ chủ yếu bằng tiền mặt, rất ít trường hợp thanh toán qua ngân hàng, do đó công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. 2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Với mục tiêu đưa nước ta nhanh tróng trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại hoá, kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đảng và Nhà nước tạo ra những hành lang pháp lý thuận lợi giúp cho các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả của mình. Nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, khu vực tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển với cơ cấu đa dạng. Sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giữ vai trò không thể phủ nhận đối với nền kinh tế, nhất là trong tình hình nước ta hiện nay. Bằng những chính sách ưu tiên và động viên hợp lý đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, một phần lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội đã được đưa vào kinh doanh đúng mục đích và có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế đất nước, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Với quy mô và hình thức kinh doanh ngày càng phong phú, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. ở nước ta hàng năm có khoảng 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động. Nếu như chỉ thông qua thành phần kinh tế quốc doanh thì sẽ không đủ cung cấp việc làm cho những người này, gây ra tình trạng thất nghiệp và hậu quả sẽ rất lớn. Nhờ sự phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với mọi loại hình, mọi quy mô, mọi loại ngành nghề nên đã sử dụng hết số lao động này và trên cơ sở đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Cùng tồn tại đan xen với thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh là nhân tố xúc tác quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thành phần kinh tế quốc doanh nói riêng. Với số lượng cơ sở kinh doanh đông đảo kinh tế ngoài quốc doanh đã trở thành các đơn vị dịch vụ trung gian, đại lý tiêu thụ sản phẩm hoặc tham gia sản xuất gia công một phần một số khâu, một số công đoạn của quá trình kinh tế cho các doanh nghiệp Nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy ở các nước đang phát triển, cơ chế thị trường và kinh tế ngoài quốc doanh đã trở thành động lực kích thích kinh tế phát triển nhanh hơn so với sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quá trình kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho NSNN. Với số lượng đơn vị kinh doanh đông đảo, ở mọi lĩnh vực mọi ngành nghề đã đem lại một nguồn thu lớn cho NSNN (Trên 4000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 2 triệu hộ kinh doanh cá thể). Đây là tiềm năng rất lớn của nền kinh tế. Nếu có cơ chế quản lý tốt thì mức động viên từ khu vực kinh tế này sẽ ổn định và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Xuất phát từ vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với toàn xã hội nói chung và đối với nền kinh tế quốc dân nói riêng, Đảng và Nhà nước đang tạo mọi điều kiện để thành phần kinh tế này ngày càng phát triển và đưa nó trở thành một thành phần kinh tế quan trọng tạo ra hiệu quả kinh tế và xã hội cao cho đất nước, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. 3.Sự thất thu thuế GTGT và hậu quả của thất thu thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham giá tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng lượng hàng hoá cho xã hội và tăng lợi nhuận cho người kinh doanh đặc biệt trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó thu hút và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm thay đổi đáng kể cơ cấu ngành sản xuất, phân công lao động trong nền kinh tế nước ta. Nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường là việc chạy theo lợi nhuận, chính vì vậy mà các cơ sở kinh tế ở khu vực ngoài quốc doanh này thường xem nhẹ việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là pháp luật về thuế. Họ thường tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, một số doanh nghiệp còn cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật thuế để chiếm dụng NSNN thông qua việc hoàn thuế. Ngành thuế quản lý thuế GTGT thông qua hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành và phần tự khai của các hộ kinh doanh. Theo luật định hình thức nộp thuế theo kê khai áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hộ cá thể lớn và vừa nếu như các tổ chức, cá nhân trên áp dụng nghiêm túc chế độ kế toán. áp dụng hình thức thu ấn định đối với các hộ kinh doanh nhỏ có địa điểm kinh doanh không cố định, hoặc những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm trốn thuế. Đối với cáchộ thực hiện theo phương pháp khấu trừ thuế đầu vào, những hộ này thường sử dụng hoá đơn không đúng theo quy định, xuất hoá đơn đỏ không đúng với giá trị hàng hoá bán ra, hoá đơn lưu để kê khai thuế thường thấp hơn rất nhiều so với giá trị hàng hoá bán ra, thậm chí không đúng chủng loại hàng hoá dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Từ đó nhà nước thất thu thuế ở 2 khâu: Khách hàng dùng hoá đơn đỏ để khấu trừ thuế đầu vào do đó làm giảm số thuế GTGT phải nộp đồng thời hạch toán vào chi phí sản xuất nhằm giảm thu nhập doanh nghiệp để trốn thuế TNDN. Bản thân cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ kê khai số thuế trên hoá đơn lưu với ngành thuế để trốn thuế GTGT của số lượng hàng hoá bán ra. Đối với những hộ không sử dụng hoá đơn, không mở sổ sách kế toán thì ngành thuế sử dụng phương pháp ấn định trực tiếp thuế GTGT trên doanh thu hàng tháng từ đó áp dụng thuế suất GTGT và thuế TNDN. Do việc điều tra và khảo sát còn thiếu chặt chẽ và chưa chính xác nên việc ấn định GTGT và thuế GTGT cho các hộ này không sát thực tế sản xuất kinh doanh, thường chỉ đảm bảo thu được khoảng từ 60% đến 70% số thuế GTGT từ số hộ này. Đối với những hộ kinh doanh ở các chợ lớn và các thành phố lớn thì tỷ lệ thất thu thuế ở khâu này thường chiếm đến 40% đến 50%. Hậu quả của thất thu thuế làm cho mục đích thu NSNN từ thuế không đạt được, gây khó khăn cho kế hoạch chi tiêu của nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Thất thu thuế làm hạn chế vai trò của thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Thất thu thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của các luật thuế, gây mất cân bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người dân, tạo ra ý thức coi thường kỷ cương pháp luật thuế, sự thiếu tin tưởng của đối tượng nộp thuế vào cơ quan chức năng từ đó tác động xấu đến đời sống xã hội. Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Một mặt tạo nguồn thu lớn cho NSNN mặt khác phát huy vai trò của thuế GTGT trong khu vực này. 4. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 4.1. Quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 4.1.1. Đăng ký thuế - Tổ NV- HT hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ đăng ký thuế. - Nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế: Tổ HC nhận hồ sơ và chuyển cho tổ xử lý dữ liệu. Tổ XLDL nhận, kiểm tra hồ sơ và trả kết quả đăng ký thuế cho doanh nghiệp. 4.1.2. Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế. - Nhận và kiểm tra sơ bộ tờ khai thuế: Tổ XLDL đóng dấu ngày nhận vào tờ khai, ghi sổ nhận tờ khai, chuyển bảng kê hoá đơn cho đội QLDN. Tổ XLDL kiểm tra thủ tục tờ khai và đóng tệp tờ khai đúng quy định. - ấn định thuế đối với trường hợp không nộp tờ khai thuế: Đội QLDN lập danh sách ấn định thuế ký chuyển cho tổ XLDL vào ngày 20 hàng tháng, sau đó tổ XLDL in thông báo ấn định thuế. - Tổ XLDL nhập và xử lý chứng từ nộp thuế. - Đội QLDN phân tích tình trạng kê khai thuế: Lập bảng phân tích dấu hiệu kê khai thuế sai; phân loại, xử lý dấu hiệu kê khai sai và theo dõi việc xử lý tờ khai thuế có dấu hiệu kê khai sai. - Ngày 10 hàng tháng, tổ XLDL thống kê cung cấp cho lãnh đạo và cá tổ đội liên quan. -Tổ XLDL tổ chức lưu trữ các tệp tờ khai thuế, thông báo điều chỉnh lỗi tờ khai. Đội QLDN lưu các bảng kê hoá đơn và bảng phân tích dấu hiệu kê khai thuế sai và kết quả xử lý theo từng tháng. 4.1.3. Quản lý thu nợ thuế. - Gửi thông báo đôn đốc nộp thuế: Đội QLDN thường xuyên nắm tình hình, tra cứu thông tin trực tiếp trên mạng máy tính. Trong vòng 10 ngày sau thời hạn nộp thuế, tổ XLDL thực hiện in thôn._.g báo nợ tiền thuế. - Thông báo số tiền phạt do nộp chậm tiền thuế: Tổ XLDL thực hiện in, trình lãnh đạo ký thông báo nộp phạt chậm tiền thuế từ ngày 15 đến ngày 20 hàng tháng. - Ngày 10 hàng tháng đội QLDN (phối hợp với tổ XLDL) lập bảng phân tích tình trạng nợ theo mức nợ, theo khả năng thu nợ. - Ngày 15 hàng tháng đội QLDN lập kế hoạch đôn đốc thu nợ thuế. - Thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế: Đội QLDN thực hiện các biện pháp thu nợ, công khai danh sách doanh nghiệp cố tình chây ỳ, nợ thuế; Lập hồ sơ các trường hợp nợ thuế kéo dài hoặc vi phạm nặng chuyển cho phòng thanh tra thuế cưỡng chế. Tổ thanh tra theo dõi kết quả xử lý của các cơ quan pháp luật đối với các hồ sơ đã gửi. - Báo cáo kết quả thu nợ: Ngày 5 hàng tháng, đội QLDN theo dõi đánh giá tổng hợp kết quả thu nợ gửi một bản cho phòng DT-TH cục thuế. - Phòng QLDN lưu giữ hồ sơ, tài liệu đôn đốc thu nợ. Phòng DT-TH lưu các boá cáo tổng hợp tình trạng nợ. 4.1.4. Xử lý hoàn thuế. - Đội QLDN tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và ghi sổ nhận hồ sơ hoàn thuế - Kiểm tra thủ tục hồ sơ hoàn thuế: Đội QLDN kiểm tra thủ tục hồ sơ, thông báo hồ sơ chưa đúng thủ tục, thông báo hồ sơ không thuộc diện hoàn thuế. - Đội QLDN phân tích, đối chiếu số liệu của hồ sơ hoàn thuế. - Thực hiện thủ tục hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau: Đội QLDN (phối hợp với tổ XLDL) để xác định số thuế GTGT được hoàn ghi vào phiếu kết quả hoàn thuế. - Kiểm tra tại doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế: Đội QLDN lập tờ trình kèm theo phiếu nhận xét hồ sơ hoàn thuế đề nghị kiểm tra trực tiếp và thực hiện kiểm tra trực tiếp, kiến nghị xử lý vi phạm nếu có. Sau khi doanh nghiệp thực hiện các quyết định xử lý, thực hiện thủ tục hoàn thuế như bình thường. - Lập chứng từ uỷ nhiệm chi hoàn thuế: Phòng XLDL cục thuế lập uỷ nhiệm chi. Tổ XLDL hạch toán số thuế đã hoàn. - Lập báo cáo về hoàn thuế và lưu hồ sơ hoàn thuế: Đội QLDN lập báo cáo tình hình hoàn thuế. Đội QLDN tổ chức lưu hồ sơ hoàn thuế, biên bản kiểm tra, thanh tra hoàn thuế và quyết định xử lý. 4.1.5. Quyết toán thuế - Nhận báo cáo quyết toán thuế: Tổ XLDL nhận báo cáo quyết toán thuế và ghi sổ nhận hồ sơ thuế. - Tổ XLDL kiểm tra thủ tục hồ sơ quyết toán thuế. - Nhập thông tin quyết toán thuế: Tổ XLDL nhập thông tin quyết toán vào máy tính; phát hiện lỗi tính toán sai, lập danh sách báo cáo quyết toán lỗi; chuyển các báo cáo quyết toán thuế, các tài liệu kèm theo, danh sách lỗi báo cáo quyết toán và giải trình điểu chỉnh hoặc báo cáo quyết toán thay thế cho đội QLDN. - Đội QLDN tiến hành phân tích, đối chiếu số liệu báo cáo quyết toán tại cơ quan thuế. - Điều chỉnh báo cáo quyết toán thuế: Đội QLDN in thông báo đề nghị điều chỉnh báo cáo quyết toán thuế. Tổ XLDL nhập quyết toán thay thế vào máy tính để điều chỉnh. Đội QLDN thực hiện thủ tục phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hành vi kê khai thuế sai. - Kiểm tra quyết toán thuế: đội QLDN thống nhất với tổ thanh tra lập kế hoạch kiểm tra quyết toán thuế trực tiếp tại doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra quyết toán thuế được chuyển ngay cho tổ XLDL. - Đôn đốc và quản lý tình trạng quyết toán thuế: Đội QLDN đôn đốc nộp quyết toán thuế và quản lý việc xử lý quyết toán thuế. Tổ XLDL thông báo số thuế sau quyết toán thuế. - Báo cáo tình hình quyết toán thuế và lưu hồ sơ quyết toán: Đội QLDN lập báo cáo đánh giá tình hình phân tích báo cáo quyết toán để gửi phòng DT-TH. Tổ XLDL lập báo cáo tổng hợp kết quả xử lý quyết toán thuế của chi cục thuế để chuyển cho các tổ thanh tra, QLDN, lãnh đạo chi cục thuế. Đội QLDN lưu vào hồ sơ của doanh nghiệp. 4.1.6. Xử lý miễn, giảm thuế - Đội QLDN trực tiếp nhận hồ sơ sau đó đội QLDN kiểm tra thủ tục hồ sơ và kiểm tra xác định số thuế được miễn giảm. - Đội QLDN lập hồ sơ trình xét miễn, giảm thuế và gửi lên phòng DT-TH cục thuế thẩm định hồ sơ. - Xử lý kết quả miễn, giảm thuế: Phòng HC cục thuế nhận quyết định miễn, giảm thuế. Tổ XLDL xử lý số liệu về thuế. - Phòng DT-TH lưu giữ hồ sơ miễn, giảm thuế của doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý. 4.2 Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. 4.2.1. Đăng ký thuế. - Đội thuế cấp tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn hộ mới ra kinh doanh kê khai đăng ký nộp thuế. - Đội thuế nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh - Nhập và xử lý hồ sơ đăng ký thuế: Tổ XLDL nhập tờ khai đăng ký thuế vào máy tính và truyền dữ liệu về cục thuế. Cục thuế kiểm tra, xác nhận thủ tục cấp sổ mã số thuế cho từng hộ kinh doanh và chuyển kết quả về chi cục thuế. Tổ XLDL lưu giữ hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh theo từng địa bàn và đội thuế. - In giấy chứng nhận đăng ký thuế, gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế cho hộ kinh daonh: Tổ XLDL trả giấy chứng nhận đăng ký thuế đã ký cho đội thuế. Đội thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho từng hộ kinh doanh và lập sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. -Tổ XLDL lập danh bạ hộ kinh doanh đã đăng ký thuế và đã được cấp mã số thuế, đồng thời thông báo cho đội thuế phường, xã biết để đội thuế đưa vào bộ thuế. 4.2.2. Quản lý thu thuế. - Đối với hộ ổn định thuế: + Đội thuế phát tờ khai và hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai doanh thu kinh doanh. + Điều tra doanh thu thực tế: Đội thuế chọn một số hộ kinh doanh đại diện cho các ngành nghề, quy mô kinh doanh để điều tra điển hình làm căn cứ đánh giá tính chính xác của các tờ khai do hộ kinh doanh tự kê khai và làm căn cứ để hiệp thương với hộ kinh doanh kê khai doanh thu không đúng hoặc ấn định thuế đối với những hộ kinh doanh không kê khai, không nộp tờ khai. + Dự kiến doanh thu tính thuế của từng hộ kinh doanh: Căn cứ vào tờ khai doanh thu của hộ kinh doanh, căn cứ vào kết quả điều tra doanh thu thực tế, đội thuế lập danh sách hộ kinh doanh, dự kiến doanh thu của từng hộ kinh doanh và đưa ra trao đổi thống nhất trong đội thuế. + Tính thuế, lập bộ thuế: Căn cứ hồ sơ dự kiến doanh thu ấn định của các hộ mới ra kinh doanh và các hộ dự kiến điều chỉnh doanh thu ấn định (do hết thời hạn ổn định) sau khi đã được tổ NV-HT kiểm tra đảm bảo cân đối chung giữa các địa bàn, giữa các hộ kinh doanh trong cùng địa bàn; danh sách hộ miễn thuế, hộ nghỉ kinh doanh, hộ tự nghỉ kinh doanh do các đội thuế lập; tổ XLDL tính thuế cho từng hộ và lập sổ bộ thuế. + Duyệt bộ thuế: Lãnh đạo chi cục thuế chủ trì duyệt bộ cho từng đội thuế. + Công khai thuế: Đội thuế thực hiện niêm yết công khai sổ bộ thuế đã được duyệt tại trụ sở UBND phường, xã, trụ sở đội thuế, trụ sở ban quản lý chợ các tổ ngành hàng để các hộ kinh doanh được biết. - Đối với hộ nộp thuế theo kê khai: + Hướng dẫn kê khai thuế, đôn đốc nộp tờ khai thuế: Tổ NV-HT/ Đội thuế hướng dẫn hộ kinh doanh thực hiện kê khai và đôn đốc nộp tờ khai theo đúng thời hạn qui định. + Nhận và kiểm tra tờ khai: Đội thuế nhận tờ khai thuế và các bảng kê theo quy định và kiểm tra tờ khai. + Nhập dữ liệu kê khai: Tổ XLDL có trách nhiệm nhập tờ khai vào máy ngay khi nhận của đội thuế chuyển tới và lưu tờ khai thuế theo thời hạn quy định hiện hành. + Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế: Sau khi đã thông báo đôn đốc nhưng hộ kinh doanh vẫn không nộp tờ khai, đội thuế dự thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trình lãnh đạo chi cục ký chuyển 01 bản cho tổ XLDL, 01 bản chuyển cho hộ kinh doanh thực hiện. + ấn định thuế: Đối với những hộ đã quá thời hạn nộp tờ khai (theo thông báo đôn đốc) hoặc đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng căn cứ để tính thuế, đã được cơ quan thuế thông báo chỉnh sửa lỗi tờ khai nhưng không sửa hoặc có sửa nhưng vẫn không đúng thì cơ quan thuế được quyền ấn định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. + Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ thuế, duyệt bộ thuế: Căn cứ vào tờ khai thuế, kết quả ấn định thuế, các kết quả kiểm tra, quyết định xử phạt hành chính… Tổ XLDL tiến hành tính thuế, tính nợ kỳ trước chuyển sang và tính phạt nộp chậm tiền thuế đối với hộ chậm nộp thuế theo quy định để lập sổ bộ thuế. + Quyết toán thuế: Tổ HC nhận quyết toán thuế của hộ kinh doanh giao cho đội thuế kiểm tra. Đội thuế xác định số thuế phải nộp theo quyết toán, số thuế hộ kinh doanh đã kê khai, số thuế đã nộp trong năm. Sau đó đội thuế lập danh sách kết quả kiểm tra quyết toán thuế chuyển tổ XLDL. 4.2.3. Tổ chức thu nộp thuế - Phát hành thông báo thuế: Căn cứ vào sổ bộ thuế được duyệt tổ XLDL lập thông báo thuế. Đối với hộ kê khai lập thông báo thuế hàng tháng, đối với hộ ổn định thuế lập thông báo thuế cho cả kỳ ổn định. - Tổ chức thu nộp thuế: Sau khi phát hành thông báo thuế, đội thuế có trách nhiệm phối hợp với UBND phường, xã, ban quản lý chợ, tổ ngành hàng đôn đốc hộ kinh doanh nộp thuế được nhanh, gọn, đảm bảo an toàn. - Chấm bộ thuế: Tổ XLDL nhận giấy nộp tiền từ kho bạc hoặc biên lai thu thuế của những địa bàn thu trực tiếp thu chấm sổ bộ thuế, theo dõi tình hình nộp thuế và nợ đọng thuế của hộ kinh doanh, xử lý vi phạm chậm nộp đối với hộ kinh doanh chậm nộp thuế trình lãnh đạo chi cục duyệt. - Lập báo cáo kế toán, thống kê thuế: Theo kỳ hạn quy định, tổ XLDL lập các báo cáo kế toán, thống kê theo chế độ để gửi lãnh đạo chi cục và cấp trên để phục vụ cho công tác chỉ đạo thu. Chương II Thực trạng công tác quản lý thu thuế gtgt đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã bắc giang I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Thị xã Bắc Giang 1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh; có vị trí, địa chất, thuỷ văn thuận lợi cho việc phát triển đô thị. Thị xã Bắc Giang có diện tích tự nhiên 32,2172 km2, dân số 1254,987 người, gồm 7 phường, 4 xã. Phía bắc giáp huyện Tân Yên, phía đông giáp huyện Lạng Giang, phía nam-tây nam giáp huyện Yên Dũng, phía tây giáp huyện Việt Yên. Nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc vộ, thị xã có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ địa hình thấp, có sông Thương chảy qua. Thị xã có địa chất thuộc dạng kiến tạo bồi đắp có nguồn gốc sông biển (trầm tích sông Thương). Thị xã Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió mùa, đặc biệt là gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,20C – 23,80C, độ ẩm trung bình từ 83%- 84%. 2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội Thị xã Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Trong nhiều năm qua Đảng bộ và nhân dân Thị xã Bắc Giang đã giành được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực: nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá(từ năm 2001-2004 trung bình tăng 8,56%), tỷ trọng cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng nhanh ngành công nghiệp và dịch vụ. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh và Thị xã đã xây dựng chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật làm tiền đề phát triển kinh tế phấn đấu đến cuối năm 2005 đưa Thị xã Bắc Giang trở thành đô thị loại ba. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: đã có bước phát triển nhanh, số cơ sở sản xuất tăng từ 890 cơ sở năm 1995 lên 1339 cơ sở năm 2002 và 2156 cơ sở năm 2004. Giá trị sản xuất tăng từ 348,830 tỷ đồng năm 1995 lên 521,336 tỷ đồng năm 2002 và 756,120 tỷ đồng năm 2004. Thị xã đã quy hoạch 3 cụm công nghiệp với quy mô 10 ha ở hai xã Xương Giang, Dĩnh Kế và Phường Thọ Xương để phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, từng bước đưa những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra xa trung tâm Thị xã. Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá giữa các vùng, do đó ngành thương mại đã thực sự phát triển góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, bình ổn giá cả trên thị trường và tăng nguồn thu cho NSNN. Về sản xuất nông nghiệp: những năm qua Thị xã đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn, mở nhiều lớp tập huấn giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển diện tích ruộng trũng cấy lua một vụ không ăn chắc sang nuôi thuỷ sản, tập trung phát triển các vùng chuyên canh, thu nhập bình quân 1ha canh tác đạt 28 triệu đồng/năm, một số nơi đạt 50 triệu đồng/năm. Từ khi xoá bỏ chế độ quản lý bao cấp chuyển sang phát triển các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quan lý của nhà nước thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang ngành nghề khác như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến, vận tải xây dựng, xuất khẩu, thương mại dịch vụ tương đối nhanh. Chính sự chuyển đổi đó đã góp phần thúc đẩy sản xuất- kinh doanh trên địa bàn Thị xã ngày càng phát triển. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của huyện trong những năm vừa qua ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn tạo ra hàng ngàn việc làm cho người lao động nông thôn và huy động cho NSNN những nguồn thu không nhỏ, hàng năm số tiền thuế thu được từ khu vực này vào khoảng 16 đến 17 tỷ (năm 2004 là 17.880.636.000đ). Về văn hoá- xã hội: Thị xã Bắc Giang có mạng lưới các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề được phát triển tương đối rộng khắp đào tạo trình độ đại học tại chức, cao đẳng, đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên chức trên địa bàn Thị xã cũng như toàn tỉnh Bắc Giang. Thị xã đã hoàn thành công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, ngành giáo dục đào tạo Thị xã luôn là một trong những lá cờ đầu của ngành giáo dục đào tạo của tỉnh. II. thực trạng công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang đối với khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang. 1. Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang. Là một bộ phận không thể thiếu của Thị xã Bắc Giang, Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang có nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã. Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang bao gồm 104 cán bộ, trong đó 100 cán bộ đã trong biên chế, còn 4 cán bộ làm việc theo hợp đồng. Đa số các cán bộ Chi cục thuế đều có trình độ từ trung cấp trở lên: 1 cán bộ có trình độ trên đại học, 52 người có trình độ đại học, 5 người lao động phổ thông, còn lai là trình độ trung cấp. Sơ đồ tổ chức của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang như sau: Chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Phó chi cục trưởng Tổ nghiệp vụ Tổ kiểm tra Tổ ấn chỉ Tổ xử lý dữ liệu Tổ hành chính nhân sự Đội quản lý DN Đội trước bạ và thu khác Đội thuế Chợ Thương Đội thuế P.Trần Phú Đội thuế P.Lê Lợi Đội thuế P.Ngô Quyền Đội thuế P.Trần Nguyên Hãn Đội thuế P.Thọ Xương Đội thuế P.Mỹ Độ Đội thuế Xã Đa Mai Đội thuế Xã Song Mai Đội thuế Xã Dĩnh Kế Đội thuế Xã Xương Giang Đội thuế P. Hoàng Văn Thụ Đứng đầu chi Chi cục là Chi cục trưởng, có nhiệm vụ quản lý chung , chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động quản lý của Chi cục, ngoài ra còn phụ trách các bộ phận: Đội trước bạ và thu khác, đội thuế Xã Xương Giang và đội thuế Phường Hoàng Văn Thụ. Các phó chi cục trưởng giúp việc chi cục trưởng, phụ trách các tổ đội chuyên môn và các đội thuế xã, phường. Giữa các tổ đội chuyên môn và các đội thuế xã, phường hỗ trợ nhau về nghiệp vụ, quản lý trong công tác quản lý thu thuế tại chi cục. 2. Nhiệm vụ, chức năng của các tổ đội trong Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang - Tổ nghiệp vụ- tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế (gọi tắt là Tổ nghiệp vụ- hỗ trợ): Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn nghiệp vụ thuế, tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. - Tổ tính thuế, kế toán, thống kê và dự toán thuế (gọi tắt là Tổ xử lý dữ liệu): Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế lập dự toán thu thuế; thực hiện tính lập sổ thuế, kế toán, thống kê thuế. - Tổ thanh tra, kiểm tra: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế và các cơ quan, tổ chức được uỷ nhiệm thu; thanh tra, kiểm tra nội bộ cơ quan thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế, các chế độ quản lý; xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế; giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền qui định của pháp luật. - Tổ quản lý ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý các lọai hoá đơn, biên lai thuế, phí , lệ phí, thu phạt… (gọi chung là ấn chỉ thuế) trên địa bàn quản lý của chi cục thuế. - Tổ hành chính: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác văn thư hành chính, quản trị, tài vụ và quản lý các bộ của chi cục thuế. - Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất đai tài sản, tiền thuê đất, phí, lệ phí, các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục thuế. - Đội QLDN: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các doanh nghiệp, tổ chức nộp thuế và các cá nhân thuộc diện phải nộp thuế thu nhập phân cấp quản lý. - Các đội thuế xã, phường và đội thuế chợ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân trên nộp thuế trên địa bàn xã, phường, được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế SDĐNN, thuế tài nguyên…). 3. Tình hình thực hiện thu ngân sách của Chi cục thuế Thị Xã Bắc Giang trong thời gian qua. Thị xã Bắc Giang có địa bàn tương đối rộng, số cơ sở kinh doanh nhiều, đa dạng về loại hình, về ngành nghề. Với sự sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý trong những năm qua Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang luôn hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách do Cục thuế Bắc Giang, Hội đồng nhân dân giao, tổng số tiền thu được tăng nhanh qua các năm. Bảng 1:Tổng số thu tại Chi cục Đơn vị:1000đ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Kế hoạch thu 17.860.000 23.277.000 41.225.000 106.900.000 Thực hiện 23.147.800 23.994.420 69.899.139 110.467.309 (Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác các năm của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang) Bảng2: Tỷ trọng các khoản thu ngân sách của Chi cục từ năm 2001-2004 Đơn vị:1000đ STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Thực hiện Tỷ trọng % Thực hiện Tỷ trọng % Thực hiện Tỷ trọng % Thực hiện Tỷ trọng % 1 Thu NQD 9.159.975 39,57 10.794.470 44,99 14.830.028 21,22 17.880.636 16,19 Thuế môn bài 803.619 3,47 951.680 3,97 1.407.343 2,01 1.481.325 1,34 Thuế GTGT+TNDN 5.303.933 22,91 5.720.204 23,84 7.179.037 10,27 8.963.932 8,11 Thuế TTĐB 13.055 0,06 16.026 0,07 20.575 0,03 2.274 0,002 Thu phạt 140.126 0,61 139.003 0,58 199.902 0,29 163.304 0,15 DN cục quản lý 2.899.243 12,52 3.967.556 16,54 6.023.171 8,62 7.269.801 6,58 2 Lệ phí Trước bạ 157.087 0,68 226.771 0,95 477.872 0,68 1.328.014 1,20 3 Thuế CQSD đất 458.650 1,98 674.519 2,81 1.299.514 1,86 3.518.658 3,19 4 Thuế nông nghiệp 264.877 1,14 288.411 1,20 12.729 0,02 31.467 0,03% 5 Thuế nhà đất 912.073 3,94 941.251 3,92 989.748 1,42 998.235 0,90 6 Thuế TN cao 434.561 1,88 626.615 2,61 5.940 0,01 7 Tiền thuê đất 916.983 3,96 876.237 3,65 43.978 0,06 79.489 0,07 8 Thu phí lệ phí 1.337.820 5,78 1.503.427 6,27 1.731.343 2,48 1.130.167 1,02 9 Thu tiền SD đất 4.866.079 21,02 3.649.931 15,21 46.242.457 66,16 80.000.000 72,42 10 Bán hàng tịch thu 1.018.377 4,40 887.240 3,70 1.621.530 2,32 11 Thu biện pháp TC 3.621.318 15,64 3.525.548 14,69 2.644.000 3,78 5.500.643 4,98% Cộng 23.147.800 23.994.420 69.899.139 110.467.309 Bảng 3: Kết quả thực hiện thu ngân sách so với kế hoạch của các năm 2002-2003 Đơn vị:1000đ STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 % So với kế hoạch KH thu Thực hiện KH thu Thực hiện KH thu Thực hiện 2002 2003 2004 1 Thu NQD 7.500.000 10.794.470 8.689.000 14.830.028 16.245.000 17.880.636 91 101 110 Thuế môn bài 820.000 951.680 1.330.000 1.407.343 1.450.000 1.481.325 116 106 102 Thuế GTGT+TNDN 6.410.000 5.720.204 7.139.000 7.179.037 8.450.000 8.963.932 89 101 106 Thuế TTĐB 20.000 16.026 20.000 20.575 50.000 2.274 80 103 5 Thu phạt 250.000 139.003 200.000 199.902 200.000 163.304 56 100 82 DN cục quản lý 3.685.000 3.967.556 5.732.000 6.023.171 6.095.000 7.269.801 108 105 119 2 Lệ phí Trước bạ 200.000 226.771 320.000 477.872 900.000 1.328.014 113 149 148 3 Thuế CQSD đất 600.000 674.519 800.000 1.299.514 2.700.000 3.518.658 112 162 130 4 Thuế nông nghiệp 212.000 288.411 24.000 12.729 31.467 136 5 Thuế nhà đất 820.000 941.251 900.000 989.748 950.000 998.235  115 110 105 6 Thuế TN cao 626.615 5.940 7 Tiền thuê đất 820.000 876.237 10.000 43.978 20.000 79.489 107 440 397 8 Thu phí lệ phí 1.420.000 1.503.427 1.730.000 1.731.343 1.085.000 1.130.167 106 100 104 9 Thu tiền SD đất 4.720.000 3.649.931 18.820.000 46.242.457 80.000.000 80.000.000 77 246 100 10 Bán hàng tịch thu 900.000 887.240 1.600.000 1.621.530 99 101 11 Thu biện pháp TC 2.400.000 3.525.548 2.600.000 2.644.000 5.000.000 5.500.643 147 102 110 Cộng 23.277.000 23.994.420 41.225.000 69.899.139 110.467.309 110.467.309 103 169 103 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác cuối năm của Chi cục thuế Bắc Giang qua các năm) Bảng 4: Kết quả thu ngân sách so với cùng kỳ năm trước Đơn vị: 1000đ STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 % So với cùng kỳ KH thu Thực hiện KH thu Thực hiện KH thu Thực hiện 2002 2003 2004 1 Thu NQD 7.500.000 10.794.470 8.689.000 14.830.028 16.245.000 17.880.636 118 128 126 Thuế môn bài 820.000 951.680 1.330.000 1.407.343 1.450.000 1.481.325 118 148 105 Thuế GTGT+TNDN 6.410.000 5.720.204 7.139.000 7.179.037 8.450.000 8.963.932 108 125 106 Thuế TTĐB 20.000 16.026 20.000 20.575 50.000 2.274 123 128 10 Thu phạt 250.000 139.003 200.000 199.902 200.000 163.304 99 159 93 DN cục quản lý 3.685.000 3.967.556 5.732.000 6.023.171 6.095.000 7.269.801 137 291 134 2 Lệ phí Trước bạ 200.000 226.771 320.000 477.872 900.000 1.328.014 144 211 277 3 Thuế CQSD đất 600.000 674.519 800.000 1.299.514 2.700.000 3.518.658 147 193 262 4 Thuế nông nghiệp 212.000 288.411 24.000 12.729 31.467 109 237 5 Thuế nhà đất 820.000 941.251 900.000 989.748 950.000 998.235 103 105 100 6 Thuế TN cao 626.615 5.940 144 7 Tiền thuê đất 820.000 876.237 10.000 43.978 20.000 79.489 96 136 170 8 Thu phí lệ phí 1.420.000 1.503.427 1.730.000 1.731.343 1.085.000 1.130.167 112 115 66 9 Thu tiền SD đất 4.720.000 3.649.931 18.820.000 46.242.457 80.000.000 80.000.000 75 1267 165 10 Bán hàng tịch thu 900.000 887.240 1.600.000 1.621.530 87 183 11 Thu biện pháp TC 2.400.000 3.525.548 2.600.000 2.644.000 5.000.000 5.500.643 97 75 134 Cộng 23.277.000 23.994.420 41.225.000 69.899.139 106.900.000 110.467.309 104 291 154 (Nguồn: Báo cáo kết quả tổng hợp của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang qua các năm) Trong 4 năm trở lại đây Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao và số thu này tăng nhanh qua các năm. Năm 2002 kế hoạch được HĐND thị xã giao 23.277 triệu đồng, Chi cục thực hiện 23.994 triệu đồng vượt mức kế hoạch là 103% , một số khoản thu đạt tỷ lệ cao như: Thuế CQSDĐ đạt 136%, thu biện pháp tài chính đạt 147%. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 được Hội đồng nhân dân Thị xã giao là 41.255 triệu đồng, thực hiện được 69.899,13 triệu đồng, đạt 170% kế hoạch năm, bằng 291% so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó các nguồn thu đạt cao như: Thu tiền sử dụng đất đạt 246%, thuế chuyển quyền sử dụng đất đạt 162%, lệ phí trước bạ đạt 149% , thuế nhà đất 110%. Năm 2004 chỉ tiêu kế hoạch năm được Hội đồng nhân dân Thị xã giao là 106.900 triệu đồng, thực hiện được 110.467,309 triệu đồng , đạt 103% kế hoạch năm, bằng 154% so với cùng kỳ năm 2003. Trong đó tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch được giao, một số khoản thu đạt cao như: Thu lệ phí trước bạ đat 148%, thuế chuyển quyền sử dụng đất đạt 130%, Thuế ngoài quốc doanh đạt 110%, thuế nhà đất đạt 105%. Một số các khoản thu chủ yếu của Chi cục qua các năm: Đối với thu thuế ngoài quốc doanh: Hiện nay Chi cục đang quản lý thu thuế khu vực ngoài quốc doanh với các loại thuế như: thuế môn bài, thuế TNDN, thuế GTGT và thuế TTĐB. Trong 4 năm trở lại đây, tổng số thu từ khu vực ngoài quốc doanh liên tục tăng và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên tổng thu từ thuế ngoài quốc doanh tại Chi cục lại chưa cao, mặc dù số thu từ khu vực này tăng qua các năm nhưng tỷ trọng khoản thu này so với tổng số thu ngân sách của Chi cục giảm dần: Năm 2001 thu được 9.159,98 triệu đồng chiếm 39,57% tổng số thu ngân sách của Chi cục. Năm 2002 thu được 10.794,5 triệuđồng chiếm 44,94% tổng số thu ngân sách của Chi cục. Năm 2003 thu được 14.830,03 triệu đồng chiếm 21,22% tổng số thu ngân sách của Chi cục. Năm 2004 thu được 17.880,64 triệu đồng chiếm 16,19%. Nguyên nhân tỷ trọng khoản thu ngoài quốc doanh giảm như trên là do khoan thu tiền sử dụng đất tăng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các khoản thu ngân sách của Chi cục. Trong tương lai nguồn thu tiền sử dụng đất sẽ không tăng, thậm chí còn giảm trong khi nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh sẽ không ngừng lớn mạnh do khu vực này ngày đang phát triển nhanh. Trong khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì số thu từ thuế GTGT và thuế TNDN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu từ khu vực này: Năm 2003 chiếm 48,41% so với tổng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2004 tỷ lệ này là 50,12%. Về thuế nhà đất: Chi cục luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao trong những năm gần đây. Năm 2002 kết quả thực hiện thu được 941.251 triệu đồng đạt 115% kế hoạch được giao và tăng 103% so với năm trước.Chỉ tiêu được giao năm 2003 là 900 triệu, kết quả thực hiện được 989,148 tiệu đồng bằng 105% so với cùng kỳ năm 2002. Năm 2004 thực hiện thu được 998,2 triệu đồng đạt 105% so với kế hoạch. Có được kết quả trên là do hàng năm Chi cục đã tham mưu cho UBND Thị xã Bắc Giang xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu thu thuế nhà đất cho các phường, xã bàn biện pháp thu, phát động phong trào thi đua hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao; Tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện tốt từ khâu lập sổ bộ, duyệt sổ bộ, thông báo thuế, tổ chức thu. Thu lệ phí trước bạ và thuế CQSD đất: Đây là hai nguồn thu được thực hiện đối với hoạt động mua bán chuyển nhượng nhà đất, phát sinh không ít những khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý thu. Song do có sự chỉ đạo củaUBND Thị xã trong việc triển khai thực hiện cơ chế một cửa và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xét cấp giấy chứng nhận QSD đất ở các phường, xã, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với phòng địa chính và UBND các phường, xã do đó kết quả thu từ hai nguồn này luôn vượt mức kế hoạch và tăng nhanh. Năm 2002: lệ phí trước bạ được giao 200.000 triệu đồng, Chi cục đã thực hiện được 226.771 triệu đồng , đạt 113% dự toán cả năm, bằng 144% so với cùng kỳ năm 2001; Thuế CQSD đất được giao 600.000 triệu đồng, Chi cục đã thực hiện được 674.519 triệu đồng đạt 112% dự toán năm, bằng 147% so với cùng kỳ năm 2001. Năm 2003: Lệ phí trước bạ năm 2003 được giao là 320 triệu, đã thực hiện được 477,87 triệu, đạt 149% dự toán, bằng 211% cùng kỳ; Thuế CQSD đất được giao năm 2003 là 800 triệu, đã thực hiện 1.200,514 triệu, đạt 162% dự toán năm, bằng 193% cùng kỳ. Năm 2004: Đây là năm có kết quả về hai nguồn thu này đạt cao nhất so với những năm trước đây. Ngoài những nguyên nhân trên có được kết quả này là do có sự tác động của chính sách triển khai thực hiện luật đất đai năm 2003; Lệ phí trước bạ được giao 900 triệu đồng, đã thực hiện được 1.328 triệu đồng, đạt 148% dự toán cả năm, bằng 277% cùng kỳ; Thuế CQSD đất được giao năm 2004 là 2.700 triệu đồng, đã thực hiện 3.518,65 triệu đồng, đạt 130% dự toán năm, bằng 262% cùng kỳ. Về thu tiền sử dụng đất: Đây là khoản thu chủ yếu trong hai năm trở lại đây, nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các khoản thu ngân sách của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang. Khoản thu này tăng nhanh làm tổng các khoản thu ngân sách của Chi cục tăng nhanh, giúp Chi cục hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Năm 2002 chỉ tiêu đặt ra là 4.720 triệu đồng, Chi cục chỉ thực hiện được 3.649,9 triệu đồng đạt 77% so với kế hoạch, số thu này chiếm 15,21% tổng các khoản thu ngân sách của Chi cục. Sang năm 2003 chỉ tiêu đặt ra là 18.820 triệu đồng, đã thực hiện được 46.242,457 triệu đồng, đạt 246%, bằng 1267% so với cùng kỳ năm 2002, chiếm 66,16% tổng các khoản thu của Chi cục thuế. Có kết quả trên là do Thị xã đã tổ chức bán đấu giá các lô đất thuộc khu vực xã Dĩnh Kế và khu vực phường Ngô Quyền, triển khai hợp thức hoá quyền sử dụng đất ở cho cán bộ thuộc khu tập thể của một số cơ quan thuộc địa bàn Thị xã. Năm 2004 Chi cục tiếp tục được giao kế hoạch thu tiền sử dụng đất với số tiền lớn 80.000 triệu đồng, Chi cục đã thực hiện được 80.000 triệu đồng đạt 100% kế hoạch được giao, bằng 165% so với cùng kỳ năm 2003. Đạt được kết quả trên là do Thị xã đã chỉ đạo kịp thời hoàn chỉnh các thủ tục và tổ chức đấu giá đất tại khu Đồng Kê- Bãi Miếu Xã Xương Giang và khu vực phường Ngô Quyền, phối hợp với Hội đồng đấu giá của tỉnh tổ chức đấu giá đất ở khu dẫy 1 đường Nguyễn Thị Minh Khai thuộc Phường Thọ Xương và xã Dĩnh Kế triển khai hợp thức hoá quyền sử dụng đất ở cho cán bộ khu tập thể của một số cơ quan thuộc địa bàn Thị xã. Kết quả thu ngân sách của Chi cục theo tổ đội: STT Tên đơn vị Năm 2003 Năm 2004 KH TH Đạt Tổng số thu đã loại trừ thu từ tiền cấp đất KH TH Đạt Tổng số thu đã loại trừ thu từ tiền cấp đất KH TH Đạt KH TH Đạt 1 Chợ Thương 1.218.000 1.238.098 102% 1.218.000 1.238.098 102% 1.055.000 1.131.000 107% 1.055.000 1.131.000 107% 2 Trần Phú 2.961.000 4.189.976 142% 2.961.000 3.109.777 105% 3.504.000 3.885.000 111% 3.504.000 3.719.000 106% 3 Lê Lợi 2.046.000 1.502.148 73% 1.046.000 1.138.183 109% 8.433.000 1.665.000 20% 1.433.000 1.665.000 116% 4 Ngô Quyền 10.771.030 31.395.179 291% 1.551.030 1.570.131 101% 25._.tiêu chuẩn cần thiết cho đối tượng này và tổ chức kỳ thi quốc gia để cấp chứng chỉ hành nghề. Về hình thức xử phạt đối với đối tượng vi phạm luật thuế: Bên cạnh các hình thức khuyến khích người dân tự nguyện tuân thủ luật thuế, các cơ quan liên quan cũng cần duy trì các biện pháp cưỡng chế đủ mạnh trong quá trình thực thi. Trong các hình thức phạt cần thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế, có tính nêu gương cho người khác. Cần phối hợp giữa toà án, đơn vị quản lý thu thuế và cơ quan cưỡng chế thi hành để đảm bảo tính nghiêm minh của luật thuế. 2. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế Quản lý đối tượng nộp thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một công tác vô cùng phức tạp và cực kỳ quan trọng. Số thuế GTGT thu được trong năm phụ thuộc vào số đối tượng quản lý nhiều hay ít. Trên thực tế đối tượng nộp thuế GTGT khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn biến động do sự phát triển của kinh tế thị trường. Vì vậy Chi cục phải tăng cường nắm bắt thực tế, quản lý các hộ sản xuất- kinh doanh, tình hình sản xuất- kinh doanh, loại hình, ngành sản xuất- kinh doanh để đưa vào diện quả lý thuế Cần phân loại hộ sản xuất – kinh doanh thành: - Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX, tổ sản xuất- kinh doanh và hộ kinh doanh lớn thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT. - Các hộ kinh doanh cá thể: Có 2 loại + Hộ cá thể sản xuất- kinh doanh thuộc diện mở sổ sách kế toán sử dụng hoá đơn bán hàng áp dụng phương pháp kê khai, nộp thuế GTGT theo doanh thu kê khai. + Các hộ sản xuất- kinh doanh cá thể không mở sổ kế toán, không sử dụng hoá đơn bán hàng áp dụng thu thuế GTGT theo phương pháp ấn định trực tiếp. Loại hộ này thường được phân làm 2 loại: Các hộ sản xuất kinh doanh qua điều tra có mức thu nhập dưới 290.000 đồng/ tháng (mức lương tối thiểu cho viên chức Nhà nước) thuộc diện không thu thuế GTGT theo luật định, chỉ thu thuế môn bài cả năm, số hộ này phải làm đơn qua đội thuế xã, phường kết hợp với Hội đồng tư vấn thuế của Chi cục ra quyết định miễn thuế. Những hộ sản xuất- kinh doanh có mức thu nhập trên 290.000 đồng/tháng thuộc diện quản lý thu thuế GTGT hàng tháng, được đưa vào sổ bộ thuế theo mã số thuế để quản lý thường xuyên. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý số hộ sản xuất- kinh doanh trên địa bàn Thị xã Bắc giang, Chi cục thuế phải thường xuyên kết hợp với các ngành có liên quan như phòng thống kê, phòng kế hoạch, phòng phòng quản lý thị trường của Thị xã để nắm bắt, thống kê số hộ trên địa bàn, kiểm tra việc cấp đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế, phát hiện kịp thời hoạt động của các cơ sở sản xuất- kinh doanh không đăng ký kê kai nộp thuế, đưa các hộ còn sót vào quản lý. Tích cực tuyên truyền giải thích cho đối tượng nộp thuế hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để họ tự giác đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Chi cục cần có quy định kiểm tra thực tế các hộ nghỉ kinh doanh một cách khoa học, thường xuyên đảm bảo không để hiện tượng báo nghỉ để xin giảm thuế hoặc thông đồng với cán bộ thuế trong khi vẫn kinh doanh bình thường. Để tiện việc kiểm tra báo nghỉ kinh doanh, cơ quan thuế có thể cấp biển “ Nghỉ kinh doanh” cho những hộ xin nghỉ để treo trước cửa hàng vừa tiện cho công tác kiểm tra vừa hạn chế được tiêu cực. Củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức trong Chi cục, phân công và bố trí cán bộ phù hợp với phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn tại các tổ , đội trên nguyên tắc phát huy mọi nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực trong từng cán bộ nhằm tránh mọi trường hợp cán bộ thuế thông đồng với hộ kinh doanh để “nghỉ giả” gây thất thu về hộ. Thực hiện công tác công khai về hộ kinh doanh, trong đó có các hộ được miễn giảm trong tháng để nhân dân giám sát. Kiên quyết xử lý những cán bộ cố tình để thất thoát về số hộ sản xuất- kinh doanh trên địa bàn được phân công quản lý. Với những giải pháp đối với quản lý đối tượng nộp thuế như trên, trong những năm tới Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang có thể đảm bảo quản lý được 100% các hộ có hoạt động kinh doanh trên địa bàn Thị xã. 3. Giải pháp trong công tác quản lý căn cứ tính thuế *Quản lý doanh thu tính thuế: Trên địa bàn Thị xã Bắc Giang ngoài các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH, HTX, tổ sản xuất và một số hộ sản xuất- kinh doanh lớn thuộc diện bắt buộc phải mở sổ sách kế toán nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai thuế GTGT, còn lại phần lớn số hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu. - Đối với các cơ sở nộp thuế thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và kê khai nộp thuế theo hoá đơn bán hàng, việc quản lý doanh thu tương đối thuận tiện bởi mọi nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất- kinh doanh đã được thể hiện qua các bảng kê và sổ sách kế toán, số thuế GTGT phải nộp thể hiện trên từng hoá đơn nhập và xuất. Mỗi quý, Chi cục thuế cần kiểm tra, đối chiếu xem xét doanh nghiệp thực hiện đúng hay không đúng, có sự nghi vấn lập tức tiến hành kiểm tra, xác minh từng hoá đơn đảm bảo việc quản lý doanh thu đối với đối tượng này được chặt chẽ. - Đối với các hộ sản xuất- kinh doanh thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp ấn định thì việc quản lý doanh thu rất phức tạp và khó khăn. Để có thể xác định doanh thu của những hộ này một cách chính xác Chi cục cần phải thực hiện một số giải pháp sau: + Cán bộ thuế tại các đội thuế xã, phường, chợ phải tăng cường bám sát địa bàn, thường xuyên điều tra doanh thu bán hàng, yêu cầu các hộ sản xuất- kinh doanh phải ký nhận vào phiếu điều tra số sự chứng kiến của Hội đồng tư vấn thuế của Chi cục trên cơ sở đó tổng hợp danh sách điều tra và dự kiến doanh thu của hộ, thông qua Hội đồng tư vấn thuế của Chi cục để thống nhất ấn định doanh thu, cán bộ thuế phân loại hộ sản xuất- kinh doanh theo từng tiêu thức: Mặt hàng kinh doanh, vị trí kinh doanh, quy mô kinh doanh từ đó phân tích đối chiếu với luật để ấn định tỷ lệ gia tăng cho từng hộ sản xuất- kinh doanh cho phù hợp. + Công khai các kết quả điều tra và ấn định doanh thu, tỷ lệ GTGT của từng hộ theo loại hình kinh doanh tại các trung tâm xã, phường, các chợ đồng thời phát trên loa đài để các hộ sản xuất- kinh doanh nắm bắt được trước 10 ngày khi ra thông báo thuế ổn định cho hộ sản xuât- kinh doanh. + Tổ thanh tra, kiểm tra phải phối kết hợp với các đội thuế xã, phường, chợ, Hội đồng tư vấn thuế trong quá trình điều tra doanh thu, tổng hợp và lập sổ bộ thuế. Kịp thời giải quyết các khiếu nại, vướng mắc của các hộ sản xuất- kinh doanh theo pháp lệnh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, những vấn đề về hỗ trợ tư vấn pháp luật chuyển cho tổ nghiệp vụ giải quyết. + Trong quá trình quản lý doanh thu, phân loại hộ sản xuất-kinh doanh để xác định những hộ sản xuất- kinh doanh có tổng doanh thu từ 10 triệu đồng/tháng trở lên ra quyết định chuyển sang nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai. *Về thuế suất: Chi cục căn cứ vào luật thuế GTGT và các thông tư hướng dẫn để phân loại các loại hàng hoá dịch vụ vào các mức thuế suất đảm bảo thu đủ và công bằng trong công tác thu thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh. 4. Giải pháp đối với công tác thu nộp Quản lý thu nộp thuế là khâu then chốt trong quy trình quản lý thu thuế. Vấn đề chủ yếu ở khâu này là phải tìm ra cách thức để thúc đẩy nhanh việc thu nộp thuế ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, hạn chế tối đa nợ đọng cũng như giải quyết số thuế tồn đọng. Để thực hiện tốt công tác này Chi cục thuế cần tiến hành: - Công tác lập kế hoạch phải sát với thực tế hơn nữa. Chi cục cần xuất phát từ thực tiễn để tham mưu cho Cục thuế Bắc Giang trong việc giao chỉ tiêu cho Chi cục. Ngược lại Cục thuế Bắc Giang cũng cần tiến hành kiểm tra thực tế xem việc giao chỉ tiêu đã hợp lý chưa, có sát với thực tế hay không. Chi cục cần tăng cường đội ngũ cán bộ làm kế hoạch có đủ số lượng, có đủ năng lực để đảm đương công việc. - Đối với công tác đôn đốc thu nộp thuế: Cán bộ thuế chuyên quản cần thường xuyên nhắc nhở các cơ sở nộp thuế theo đúng thời hạn quy định, tránh để hiện tượng nộp thuế gối đầu của hộ kinh doanh, xử lý thật nghiêm minh những trường hợp nợ nần dây dưa về thuế + Đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và kê khai doanh thu tính thuế yêu cầu phải lập bảng kê, báo cáo số thuế GTGT phải nộp tháng trước vào trước ngày 10 tháng sau. Cán bộ thuế kiểm tra và chuyển cho tổ kế hoạch tính thuế phát thông báo nộp trong vòng 3 ngày. + Đối với các hộ ấn định do còn có tư tưởng chây ỳ, dây dưa nên vừa động viên, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục kết hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, chợ để đôn đốc, đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm. - Chi cục cần phối hợp với Kho bạc mở rộng thêm các điểm thu thuế vào Kho bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nộp thuế nhanh tróng. Đối với những hộ kinh doanh cá thể nộp thuế ở mức thấp thì yêu cầu đến nộp thuế tại cơ quan thuế (các tổ đội) để nộp. Trường hợp không đến thì cán bộ thuế trực tiếp đến tận nơi để thu và viết biên lai. Hiện nay phần lớn lớn số thuế GTGT của các hộ sản xuất- kinh doanh vừa và nhỏ cán bộ thuế phải xuống thu tại cửa hàng do đó khó tránh khỏi hiện tượng tiêu cực. Trong thời gian tới cần hạn chế việc cán bộ thuế đi thu trực tiếp các hộ bằng cách khuyến khích các hộ nộp thuế tại Kho bạc và Chi cục, đối với những hộ kinh doanh có doanh thu lớn hơn một mức nhất định thì bắt buộc nộp thuế tại Kho bạc hay Chi cục, trường hợp không thực hiện thì xử lý nghiêm khắc, nâng cao tính tự giác của các hộ sản xuất- kinh doanh. - Đối với các hộ xin nghỉ kinh doanh phải kiểm tra nhanh chóng để ra quyết định miễn giảm thuế tránh tình trạng hộ nghỉ kinh doanh nhưng vẫn ra thông báo thuế tạo nên nợ đọng thuế không thu được. - Cần có chế độ thưởng phạt đối với cán bộ chuyên quản trong công việc đôn đốc thu nộp thuế. Nếu cán bộ chuyên quản làm tốt công tác này phải có chế độ khen thưởng kịp thời. Ngược lại, những cán bộ chuyên quản không làm tốt công việc của mình thì phải có hình phạt nghiêm khắc. 5. Giải pháp đối với công tác thanh tra, kiểm tra Quá trình quản lý thu thuế GTGT rất phức tạp, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Hiện tượng trốn, lậu thuế, sử dụng hoá đơn, ấn chỉ sai quy định, vi phạm pháp luật, hiện tượng nợ đọng thuế thường xuyên xảy ra nên công tác thanh, kiểm tra thuế cần được tổ chức thường xuyên. Đây là một trong những công tác trọng tâm của ngành thuế. Để làm tốt công tác này Chi cục cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: Công tác thanh tra cần phải chủ động lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan chuyên ngành như công an, quản lý thị trường cùng tiến hành, tránh gây phiền phức cho đối tượng nộp thuế. Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Các cán bộ làm công tác thanh tra tuyển chọn phải có năng lực chuyên môn, đạo đức tốt làm tròn trách nhiệm được giao giúp cho lãnh đạo Chi cục xử lý, phát hiện những trường hợp vi phạm. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau: + Thanh tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế: Việc đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, trước hết là trách nhiệm của các tổ chức kinh tế và cá nhân có thực hiện các hoạt động sản xuất- kinh doanh. Thanh tra thuế trong việc xem xét đăng ký kê khai nộp thuế là xác định tính đúng đắn, độ chính xác của các tờ khai với tình hình thực tế kinh doanh cảu cơ sở, phát hiện những sai sót và những điều bất hợp lý trong những tờ khai của người nộp thuế. + Thanh tra việc chấp hành chế độ thống kê- kế toán, hoá đơn, chứng từ: Sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ phản ánh tình hình thực tế trong sản xuất kinh doanh của các cơ sở, là những căn cứ không thể thiếu được để tính thuế cho các đối tượng nộp thuế. Trong thực tế, nhiều đối tượng nộp thuế đã lợi dụng hoá đơn, chứng từ để trốn lậu thuế, gây thiệt hại cho NSNN. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã đưa ra những quy định chặt chẽ về việc thực hiện chế độ thống kê, kế toán, chế độ sử dụng hoá đơn, chứng từ trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của các cơ sở. Thanh tra thuế cần đối chiếu những quy định đó với tình hình áp dụng chế độ thống kê, kế toán thực tế của các đơn vị để tìm ra những sai sót. Đồng thời kiểm tra tính chính xác của các số liệu kế toán được sử dụng làm căn cứ tính thuế nhằm khắc phục tình trạng gian lận trong việc kê khai và tính thuế của cơ sở. + Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước: Dựa vào thông báo thuế do cơ quan thuế gửi đến, đối tượng nộp thuế phải có nghĩa vụ nộp đầy đủ số tiền thuế vào NSNN theo đúng thời hạn ghi trong thông báo thuế. Thanh tra thuế dựa vào những quy định trong các luật thuế và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước để thanh tra việc tính và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo nộp đủ, kịp thời số thu cho NSNN. + Bên cạnh việc thanh tra kiểm tra các đối tượng nộp thuế cần tiến hành thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành thuế để ngăn chặn và phát hiện xử lý những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế trong việc quản lý hoá đơn, biên lai thuế. Đặc biệt xử lý thật nghiêm khắc đối với cán bộ thuế cấu kết với đối tượng nộp thuế để bòn rút tiền thuế đem lại lợi ích cá nhân, gây ấn tượng không tốt cho người dân, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ thuế. 6. Giải pháp đối với một số công tác nhiệm vụ khác *Công tác tổ chức, hành chính: Xây dựng kế hoạch vệ sinh cơ quan hàng tuần, thực hiện đầy đủ theo kế hoạch. Thực hiện kiểm tra các phòng, tổ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Đôn đốc các cán bộ làm việc đúng thời gian quy định của cơ quan, có hình thức kỷ luật đối với những cán bộ vi phạm quy định. Tạo hình ảnh tốt của các cán bộ Chi cụ đối với người dân. * Công tác kế toán- kế hoạch- thống kê: Đây là công tác hết sức quan trọng trong quy trình quản lý thuế, kế hoạch giúp kiểm tra xem Chi cục có hoạt động hiệu quả hay không, kế toán nhằm kiểm tra các cơ sở sản xuất- kinh doanh có thực hiện đúng chế độ kế toán theo quy định hay không. Để làm tốt công tác này cần phải: Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ trong công tác này cho phù hợp với sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp luật và sự thay đổi của hoạt động kinh doanh của các hộ trên địa bàn Thị xã. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ trong công tác này từ đó phát huy hết vai trò chức năng của công tác này. * Công tác quản lý ấn chỉ: Cần đôn đốc các cán bộ thuế thanh toán biên lai thuế đúng lịch, đúng thời gian quy định. Có chế độ thưởng cho những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, và phạt đối với những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên kiểm tra số hộ sử dụng hoá đơn, phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm, tránh thất thu về thuế. Từng bước áp dụng công nghệ tin hoc vào việc lưu trữ, đối chiếu sử dụng hoá đơn. *Công tác nghiệp vụ: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền về chính sách thuế cho các hộ kinh doanh thông qua hệ thống truyền thanh của phường, xã hoặc bằng các văn bản, từ đó giúp cho họ thấy được nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế. Tóm lại: Những giải pháp cụ thể trên là những giải pháp cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn Thị xã Bắc Giang. Để đạt được hiệu quả cao hơn nữa còn cần có nhiều giải pháp khác có liên quan như: Kiện toàn bộ máy tổ chức, hiện đại hoá, tin học hoá trong công tác quản lý thu thuế để giảm bớt khối lượng công việc của các cán bộ Chi cục giúp các cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. II. Những tiền đề để thực hiện các giải pháp trên Qua nghiên cứu thực trạng về quản lý thu thuế GTGT khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang trong những năm qua em xin có một số kiến nghị nhằm thực hiện những giải pháp đã nêu từ đó nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 1. Kiến nghị với Chính Phủ Cần sửa đổi và bổ sung thêm một số vấn đề còn bất cập trong Luật thuế GTGT: Về đối tượng chịu thuế: Bổ sung các mặt hàng chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất và nhập khẩu, một số sản phẩm, một số dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo thực hiện khấu trừ và hoàn thuế đầu vào để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Đồng thời giảm và hạn chế đối tượng không chịu thuế GTGT. Về thuế suất: Theo chế độ hiện hành, thuế GTGT bao gồm 3 mức thuế suất là 0%, 5%, 10%. Trong đó mức thuế suất 0% được áp dụng cho các trường hợp xuất khẩu và liên quan đến xuất khẩu. Trong thời gian tới cần nghiên cứu để áp dụng một mức thuế suất duy nhất (ngoài mức 0% áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu). Khi đó luật thuế sẽ đơn giản, dễ hiểu hơn, dẫn đến chi phí quản lý hành chính và chi phí chấp hành luật thuế sẽ thấp hơn. Các nhà hoạch định chính sách sẽ không gặp khó khăn khi phân biệt các nhóm hàng hoá dịch vụ với những mức thuế suất khác nhau, các cán bộ quản lý cũng như các đối tượng nộp thuế sẽ dễ dàng tính được số thuế phải nộp cho toàn bộ doanh số chịu thuế theo cùng một mức thuế suất. Việc áp dụng một mức thuế suất sẽ đơn giản hoá mẫu tờ khai thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ quản lý trong công tác kiểm tra thu thuế. Mặt khác, do tất cả các hàng hoá dịch vụ đều chịu một mức thuế suất nên hiện tượng kê khai sai, gian lận doanh số theo mức thuế suất sẽ hạn chế, góp phần làm giảm thất thu NSNN. Tuy nhiên việc áp dụng thống nhât một mức thuế suât thuế GTGT cũng gặp khó khăn vướng mắc trong thời gian đầu, đối với những đơn vị sản xuất tư liệu sản xuất (áp dụng mức thuế suất phổ thông sẽ cao hơn trước) ngược lại, mức động viên chung lại quá thấp đối với một số ngành đang có lợi thế như điện lực, bưu chính viễn thông, xăng dầu, hàng không... không đảm bảo tập trung nguồn thu cho NSNN. Do đó cần nghiên cứu kỹ để đưa ra mức thuế suất hợp lý cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Từ đó đảm bảo công bằng cho các ngành nghề, cũng như đảm bảo nguồn thu cho NSNN. 2. Kiến nghị với Bộ Tài chính Cần sớm hoàn thiện đồng bộ, triệt để những bất cập về chứng từ hoá đơn: Cần có quy định rõ ràng về chứng từ hoá đơn. Khuyến khích các doanh nghiệp tự phát hành hoá đơn khi có đủ điều kiện, hoá đơn do doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo các nội dung theo quy định thống nhất của Bộ tài chính. Hiện tại vấn đề in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn mới chỉ được quy định ở các quyết định do Bộ tài chính ban hành. Để nâng cao tính pháp lý, Chính phủ nên sớm ban hành Nghị định về in ấn, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn. Tăng cường việc quản lý tiền mặt, quản lý thanh toán: Yêu cầu tất cả các doanh nghiệp đều phải mở tài khoản tại ngân hàng, ban đầu khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể mở tài khoản, sau đó có thể quy đinh hộ kinh doanh có doanh thu ở một mức nhất định bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng. Có như vậy mới quản lý được đầy đủ doanh thu, chi phí trên cơ sở đó mới có thể tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, đảm bảo công bằng và bình đẳng về thuế. Cần có quy định cụ thể buộc các cấp các ngành có liên quan có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ và giúp đỡ cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao: Các cấp, các ngành có liên quan phải có trách nhiệm cung cấp những tài liệu liên quan đến quá trình hình thành và hoạt động của doanh ngiệp, để cơ quan thuế có thể kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cần nghiên cứu và có những Chính sách tăng cường sức mạnh, quyền lợi cho bộ máy ngành thuế, có những quyền cũng như trang thiết bị cần thiết để thi hành nghiêm chỉnh và hiệu quả hơn nữa pháp luật về thuế để thuế xứng đáng là công cụ cần thiết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. 3. Kiến nghị với Tổng cục thuế và Cuc thuế Bắc Giang - Tổng cục thuế phải có những quy định đối với các cơ quan thuế giải quyết nhanh các thủ tục cho doanh nghiệp như: Kê khai thuế, mua hoá đơn, nộp hoá đơn, nộp thuế… Tránh tình trạng để doanh nghiệp phải đi lại nhiêu lần, gây ấn tượng không tốt về cán bộ thuế, về thủ tục của Nhà nước trong người dân. - Cục thuế Bắc Giang cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chính sách thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cán bộ thuế mỗi năm từ 1 đến 2 lần nhằm đảm bảo nâng cao trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn của các đối tượng nộp thuế và cán bộ công chức thuế. - Tổng cục thuế cùng với các Cục thuế rà soát lại đội ngũ cán bộ công chức thuế, có chính sách cụ thể để tinh giảm biên chế, khoán lương theo tỷ lệ số thuế thu được theo dự toán và thực tế. Bố trí những cán bộ tuổi cao, sức khoẻ yếu, cán bộ kém năng lực và vi phạm phẩm chất lối sống của cán bộ thuế sang làm việc khác, cho nghỉ hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ một lần…để tuyển dụng bổ sung những cán bộ trẻ, có trình độ được đào tạo chính quy vào ngành nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. - Cục thuế Tỉnh tham mưu cho Thành uỷ, HĐND, UBND Tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh và các ngành trong công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh nói riêng, đặc biệt là việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, việc thực hiện Luật doanh nghiệp và các thủ tục tố tụng về thuế, các chính sách cưỡng chế thi hành Luật thuế GTGT. - Từng bước đưa tin học hoá vào việc quản lý thu thuế. Để thực hiện tốt mục tiêu tin học hoá ngành thuế thì Tổng cục thuế cần : + Quan tâm hơn nữa trong việc cấp kinh phí đào tạo, trang bị thêm kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ thuế làm công tác tin học để theo kịp sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin hiện nay. + Đầu tư thích đáng vào việc tin học hoá trong cơ quan thuế. Một hệ thống máy tính hiện đại sẽ là một nhân tố hỗ trợ đắc lực cho quy trình quản lý thuế. 4. Kiến nghị đối với Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang - Tăng cường hơn nữa việc nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh theo các giải pháp trên. Kiện toàn bộ máy cán bộ quản lý nhằm bố trí đội ngũ cán bộ theo đúng năng lực chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý thu thuế. -Trau dồi những kiến thức chuyên môn cho cán bộ trong Chi cục bằng cách thường xuyên cập nhật những văn bản thuế cũng như các diễn biến của nền kinh tế, cử các cán bộ đi đào tạo ở các trường đại học chuyên ngành, chuyên tu định kỳ mở các khoá huấn luỵện, tìm hiểu chính sách thuế mới, thường xuyên mời các chuyên gia của các ngành mở các lớp huấn luyện về chính sách nghiệp vụ nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn của cán bộ công nhân viên đáp ứng kịp thời công tác quản lý trong quá trình đổi mới - Thường xuyên kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các ban ngành đoàn thể chính trị xã hội thực hiện tốt công tác quản lý thu chống thất thu thuế góp phần làm tốt nhiệm vụ được giao bình ổn thị trường trên địa bàn. - Tranh thủ đến mức cao nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc từ cán bộ đảng viên đến quần chúng nhân dân trong việc chấp hành luật thuế. Tham mưu cho Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã các định hướng phát triển kinh tế - xã hội về mặt vĩ mô, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thông thoáng, có chính sách phù hợp để phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên cơ sở đó tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững. - Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời. Khen thưởng cán bộ thuế, cán bộ chính quyền ban ngành đoàn thể và cá nhân đã có thành tích đóng góp thực hiện tốt công tác thuế, thường xuyên thiết lập phong trào thi đua sối nổi trong toàn ngành. Khen thưởng và biểu dương những cá nhân đơn vị thực hiện việc nộp thuế nhanh chóng, đầy đủ. Cần sử lý nghiêm minh những đối tượng cố tính trốn, lậu thuế, dây dưa, trây ỳ việc nộp thuế, đặc biệt là các cán bộ thuế vi phạm kỷ luật ngành để từ đó có tác dụng giáo dục tích cực. Kết luận Sau 5 năm đưa thuế GTGT vào áp dụng tại nước ta đã thu được những kết quả to lớn. Bên cạnh đó, việc đưa một loại thuế mới vào áp dụng không tránh khỏi những bất cập, những hạn chế. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác thuế, đặc biệt là thuế GTGT, điều đó thể hiện qua các văn bản từ nghị quyết của Đảng đến các luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư của Chính Phủ và Bộ Tài Chính. Trong thời gian tới các văn bản pháp luật về thuế này sẽ được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo xu hướng tiến bộ hơn nữa, phù hợp với thực tiễn đất nước, từ đó hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Trong những năm gần đây công tác quản lý thu thuế GTGT khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả to lớn. Số thuế GTGT thu được từ khu vực này liên tục tăng trong 4 năm trở lại đây. Ngoài những kết quả đạt được, bên cạnh đó công tác quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế. Bằng những kiến thức đã được học tại nhà trường và thực tiễn trong thời gian thực tập tại Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang, em đã cố gắng tổng hợp, phân tích các số liệu thực tế để đưa ra một số ý kiến, kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo tổng kết công tác từ năm 2001 đến năm 2004 của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang. Báo cáo tổng hợp số thu trên địa bàn của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang từ năm 2001 đến năm 2004. Báo cáo tổng hợp kết quả lập bộ thuế hộ cá thể các tháng. Báo Bắc Giang tháng 12 năm 2004. Giáo trình “Quản lý thuế”- Trường ĐHKTQD- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội năm 2002. Giáo trình thuế Nhà nước – Học viện Tài Chính Kế Toán Luật thuế GTGT số 02/1997/ QH9. Nghị định số 79/2000/ NĐ- CP. Nghị định số 89/2002/ NĐ- CP. Nghị định số 158/2003/ NĐ- CP ngày 10/12/2003. Quy trình quản lý thuế đối với hộ cá thể- Ban hành kèm theo quết định số 1201 TCT/QĐ/TCCB ngày 67/7/2004. Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp- Ban hành kèm theo Quyết định số 1209 TCT/QĐ/TCCB. Tạp chí Tài Chính các số năm 2003, 2004; số 1, 2, 3 năm 2005. Tạp Chí Thuế Nhà nước các số năm 2003, 2004; số 1, 2, 3 năm 2005. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 274 – Tháng 3/2001. Thông tư số 120/2003/TT- BTC ngày 12/12/2003. Văn kiện Đại Hội VII, VIII, X – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia năm 1991,1996, 2001. Và một số luận văn, chuyên đề tốt nghiêp của các khoá 40, 42. Danh mục các từ viết tắt - CNXH Chủ nghĩa Xã hội - CQSDĐ Chuyển quyền sử dụng đất - DT- TH Dự toán – Tổng hợp - GTGT Giá trị gia tăng - HTX Hợp tác xã - HĐND Hội đồng nhân dân - HC Hành chính - NSNN Ngân sách Nhà nước - NV- HT Nghiệp vụ hỗ trợ - NQD Ngoài quốc doanh - QLDN Quản lý doanh nghiệp - SDĐNN Sử dụng đất nông nghiệp - TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt - TNHH Trách nhiệm hữu hạn - TNDN Thu nhập doanh nghiệp - UBND Uỷ ban nhân dân - XLDL Xử lý dữ liệu Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: thuế GTGT và sự cần thiết phải tăng cường quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 3 I. Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT 3 1. Khái niệm và đặc diểm thuế GTGT 3 1.1. Khái niệm thuế GTGT 3 1.2. Đặc điểm thuế GTGT 3 2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT 5 2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT 5 2.2. Đối tượng nộp thuế GTGT 6 2.3. Căn cứ tính thuế GTGT 6 2.4. Phương pháp tính thuế GTGT 10 3. Vai trò của thuế GTGT 13 II. Kinh tế ngoài quốc doanh và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 14 1. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 14 2. Vai trò của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong sự phát triển kinh tế xã hội nước ta 15 3. Sự thất thu thuế GTGT và hậu quả của thất thu thuế trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 16 4. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 18 4.1. Quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 18 4.2. Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể 22 Chương 2: thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã bắc giang 26 I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Thị xã Bắc Giang 26 1. Điều kiện tự nhiên 26 2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội 26 II. Thực trạng công tác quản lý thu thuế của chi cục thuế thị xã Bắc Giang đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang 28 1. Cơ cấu tổ chức Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang 28 2. Nhiệm vụ, chức năng của các tổ, đội trong Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang 30 3. Tình hình thực hiện thu ngân sách của Chi cục Thị xã Bắc Giang trong thời gian qua 31 4. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang trong thời gian qua 41 4.1. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế 41 4.2. Quản lý căn cứ tính thuế 43 4.3. Tình hình công tác quản lý thu nộp thuế 49 4.4. Công tác miễn, giảm và hoàn thuế 53 4.5. Công tác thanh tra, kiểm tra 53 III. Đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị xã Bắc Giang. 55 1. Những ưu điểm 55 2. Những tồn tại 57 2.1. Những tồn tại chung về các quy định của Luật thuế GTGT 57 2.2. Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế 58 2.3. Về quản lý căn cứ tính thuế 59 2.4. Về công tác thu nộp 60 2.5. Về công tác thanh tra, kiểm tra 60 2.6. Những tồn tại một số công tác, nhiệm vụ khác của Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang 60 Chương 3 : Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã bắc giang 63 I. Một số giải pháp chủ yếu 63 1. Về các quy định của Luật thuế GTGT 63 2. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế 65 3. Giải pháp trong công tác quản lý căn cứ tính thuế 67 4. Giải pháp đối với công tác thu nộp 68 5. Giải pháp đối với công tác thanh tra, kiểm tra 70 6. Giải pháp đối với một số công tác nhiệm vụ khác 72 II. Những tiền đề để thực hiện các giải pháp trên 73 1. Kiến nghị với Chính Phủ 73 2. Kiến nghị với Bộ Tài chính 74 3. Kiến nghị với Tổng cục thuế Và Cục thuế Bắc Giang 75 4. Kiến nghị đối với Chi cục thuế Thị xã Bắc Giang 76 Kết luận 78 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0098.doc
Tài liệu liên quan