Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập tự do hạnh phúc
Tiểu luận
Môn Khoa Học và Quản Lý
Đề tài: Tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp.
* Phần I: Lời mở đầu
Từ khi Internet ra đời thế giới không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Vào giữa thập niên 60, mạng máy tính vẫn còn đang trong thời kỳ thai nghén. Cho đến khoảng năm 1970 thì Advanced Research Projects Agency, một bộ phận của bộ quốc phòng Mỹ ra đời và có thể xem như là
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền thân của Internet. Nhưng sau đó thì mạng ARPAnet phát triển rất nhanh chóng và trở thành mạng hoạt động phục vụ chủ yếu cho các hoạt động phi quân sự. Sau đó, Bộ quốc phòng Mỹ đã lập ra một mạng khác đó là MILNET. Đến cuối năm 1980 thì hai mạng này hoà nhập hẳn với nhau. ở thời gian này còn có một số mạng khác được thành lập như Compuserve và American online cũng được thành lập và thu hút được nhiều người tham gia. Internet ra đời đó là sự tổng hợp của các mạng.
Tù đó cho đến nay Internet phát triển như vũ bão, nó thâm nhập vào mọi ngõ nghách của đời sống xã hội. Những tiện ích do nó mang lại cho cuộc sống quả thực rất phong phú và vô tận.
Hiện nay, từ trẻ em cho đến người già đều có thể sử dụng Internet để phục vụ cho nhu cầu của mình. Mọi người có thể truy xuất vào Internet để tìm kiếm thông tin, giải trí, tán gẫu qua mạng cũng như cùng nhau thực hiện những đề án. Những tin tức nóng hổi trên thế giới luôn luôn được cập nhật từng ngày từng giờ, giúp cho mọi người có thể nắm bắt thông tin một cách thật dễ dàng.
Một động lực khác cũng rất mạnh mẽ trên Internet là hướng tới việc sử dụng mang tính thương mại.
Có thể nói rằng ngày nay trên thế giới thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, nó là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thương mại điện tử được hiểu là những giao dịch, hoạt động của các doanh nghiệp trên Internet hay nói cách khác là các doanh nghiệp sử dụng những tiện ích trên Internet để phục vụ cho những hoạt động của DN nhằm mang lại lợi ích cho họ.
* Phần 2: Doanh nghiệp với thương mại điện tử
Những lợi ích đối với DN khi tham gia TMĐT:
Thương mại điện tử nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Thật vậy, ở Việt Nam hiện nay chưa có đơn vị kinh doanh nào hoàn toàn “ảo”, có nghĩa là các hoạt động kinh doanh hoàn toàn dựa trên mạng Internet. Những lý do sau đây sẽ giúp chúng ta nhận ra những lợi ích mà TMĐT sẽ mang lại cho DN:
+ Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: chỉ với vài chục đôla Mỹ mỗi tháng, bạn đã có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn đến với hàng triệu người xem từ các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được cho DN. Bạn có thể quảng cáo 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, với chi phí cho website của bạn mỗi tháng ước tính( kinh tế nhất) là: 5 đôla Mỹ chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), 10-20 đôla Mỹ trả cho chi phí quảng cáo. Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể thuê quảng cáo với chi phí cao hơn để mong muốn quảng cáo tốt hơn.
+ Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng:
Với TMĐT, bạn có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, bạn có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng... Nói tóm lại, TMĐT mang lại cho bạn các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiêng nhẫn phải chờ đợi thông tin trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng quan tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ không kiêng nhẫn mà chờ bạn, trong khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh đang săn đón họ.
+ Tăng doanh thu:
Với TMĐT, đối tượng khách hàng của bạn giờ đây đã không còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Bạn không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong thành phố của bạn, mà bạn còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt Nam hoặc các nước khác. Bạn không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với bạn mà bạn phải tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế chắc chắn rằng, số lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến doanh thu tăng cao. Đó là điều mà DN nào cũng mơ ước. Tuy nhiên cũng xin nhắc lại với bạn rằng chất lượng, giá cả sản phẩm và dịch vụ của bạn phải tốt, nếu không thì TMĐT cũng không giúp được gì cho bạn.
+ Giảm chi phí hoạt động:
Với TMĐT, bạn không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho chứa...Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành website mỗi tháng không qua một triệu đồng. Nếu website của bạn chỉ là trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, bạn tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn làm hàng xuất khẩu, bạn có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến đích thân “xuất ngoại”.
+ Lợi thế cạnh tranh:
Việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, bạn tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị...Và một khi các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng TMĐT, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho DN, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thêm thu hút và giữ được khách hàng.
Tóm lại, TMĐT thực sự là một cơ hội cho các DN Việt Nam. Bạn đừng nghĩ rằng hãy còn quá sớm để nói đến TMĐT. Những người chiến thắng thường là những người đi tiên phong, hơn nữa, các DN cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến TMĐT, do đó, để dành lấy ưu thế, bạn không thể thủng thỉnh đi dạo và quan sát người khác hành động, mà bạn phải nhanh tay hành động ngay.
II. Các bước triển khai TMĐT cho DNVN:
Các DN vừa và nhỏ VN muốn áp dụng TMĐT vào kinh doanh cần tham khảo 5 bước sau, trong đó, ba bước đầu rất cần thiết, hai bước sau tuỳ chọn, phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của DN. Các bước đó là:
Hiện diện trên mạng: có một website giới thiệu thông tin, hình ảnh, hàng hoá, dịch vụ...
Quảng bá website.
Hỗ trợ khách hàng qua mạng
Thanh toán qua mạng: không nhất thiết phải thực hiện, nếu không thực sự có nhu cầu, hiện nay chỉ có nhu cầu đối với DN bán lẻ hàng hoá ra nước ngoài.
Đổi mới phương thức kinh doanh: dành cho DN “nghiêng” nhiều hơn về những mô hình kinh doanh trên mạng.
- Bước 1: Hiện diện trên mạng: Có một website trên mạng
Bước đầu tiên để tham gia TMĐT là phải xây dựng một website cho DN của mình. Tuỳ theo đặc tính riêng của mỗi DN, wesite này có thể từ rất đơn giản như là một vài trang web tĩnh (tức là thông tin trên trang web này không thường xuyên thay đổi) đến phức tạp gồm các cơ sở dữ liệu và các trang web động (thông tin trên trang web này thường xuyên thay đổi) cho phép tương tác với người sử dụng.
Nếu bạn chỉ muốn quảng cáo thôg tin trên web của bạn, bạn có thể xây dựng vài trang, bao gồm trang chủ, trang giới thiệu về DN, trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ, và nên có ít nhất một địa chỉ email để người quan tâm có thể liên hệ với bạn dễ dàng.
Bước 2: Quảng bá website trên mạng
Có được website cho DN của bạn rồi, bây giờ là lúc bạn phải quan tâm đến việc làm sao mọi người biết được địa chỉ website của bạn? Vào thời điểm cuối năm 2004, có khoảng hơn 40 triệu website tồn tại trên Net với hơn 8 tỷ trang web. Nếu bạn không chú trọng marketing cho website của mình thì nó sẽ nhanh chóng chìm sâu trong hơn 8 tỷ trang web này. Theo một thống kê, hiện ước tính mỗi tháng có gần 1 triệu website mới ra đời trên toàn thế giới.
Việc thực hiện marketing cho website của bạn đòi hỏi công sức, sự kiên trì và kiến thức. Bạn phải dành khá nhiều thời gian trong ngày, trong tuần để lên mạng marketing cho wesite của mình.
Bước 3: Hỗ trợ khách hàng qua mạng
Sau khi marketing ban đầu cho website của bạn, bạn đã có một số người quan tâm gửi email hỏi về mặt hàng, giá cả hay bất kỳ vấn đề nào. Không phải đợi đến lúc này mà bạn phải chuẩn bị cho khâu hỗ trợ khách hàng từ trước. Bạn phải chuẩn bị sẵn các biểu mẫu báo giá, thông tin, những file brochure quảng cáo để bất kỳ lúc nào khách hàng yêu cầu là bạn phải có thông tin để gửi đi một cách nhanh nhất.
Khách hàng sẽ có ấn tượng rất tốt đối với bạn nếu như họ vừa gửi email yêu cầu thông tin cho bạn và chỉ trong một buổi hay một ngày là họ nhận được trả lời từ bạn với đầy đủ thông tin họ cần. Và cũng nên lưu ý, trong email trả lời và các file gửi đi, bạn đừng tự gây hại cho mình nếu như bạn cho phép các lối đánh máy, lỗi văn phạm tồn tại. Đừng xem nhẹ những yếu tố này.
Tóm lại, đặc tính của TMĐT là nườ mua và người bán không biết mặt nhau, nên những yếu tố thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn nằm ở chỗ: tốc độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tính thẩm mỹ của tài liệu, trình độ của DN. Một khi đã có người quan tâm dến sản phẩm, dịch vụ, website của bạn, thì bạn đừng nên bỏ lỡ cơ hội biến họ thành khách hàng thực sự.
Bước 4: Thanh toán qua mạng
Nếu bạn bán lẻ hàng hoá ra nước ngoài, chắc chắn bạn phải chấp nhận thanh toán qua mạng. Nếu bạn bán sỉ qua mạng, có thể bạn cũng chưa biết cách triển khai xử lý thanh toán qua mạng vì việc thanh toán qua mạng còn rất nhiều rủi ro kèm theo, và trong bất kỳ trường hợp nào, thiệt thòi vẫn thuộc về người bán – theo luật chơi của TMĐT trên thế giới. Hoặc nếu bạn chỉ đơn thuần quảng cáo thông tin trên mạng, bạn có thể không cần quan tâm đến việc thanh toán qua mạng.
Bước 5: Đổi mới phương thức kinh doanh
Khi bạn đã quyết tâm tận dụng thế mạnh của TMĐT, bạn cũng phải quyết tâm đổi mới để có thành công. Đổi mới ở đây liên quan đến:
Đổi mới tư duy: một số quan niệm của thời đại mới- thời đại ‘e’ và ‘@’ – mà bạn cần phải nắm: tốc độ phục vụ, tính đặc trưng trong môi trường cạnh tranh mãnh liệt, toàn cầu hoá (thị trường mở rộng và đối thủ cạnh tranh cũng mở rộng). Tuy nhiên những quan niệm kinh doanh truyền thống như chất lượng hàng hoá, giá cả cạnh tranh vẫn luôn luôn đúng. Bạn phải đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt, giá cả cạnh tranh, uy tín trong kinh doanh thì TMĐT mới giúp bạn mở rộng thị trường và tăng doanh thu đáng kể.
Đổi mới cung cách kinh doanh: Người Việt Nam có thói quen không quan trọng yếu tố thời gian, trong khi trong TMĐT yếu tố tốc độ phục vụ rất quan trọng. Tôn trọng lời hứa cũng rất quan trọng để gây dựng và bảo vệ uy tín của DN. Đừng bao giờ xem nhẹ lời hứa, nếu bạn hứa một điều gì dù nhỏ, bạn cũng phải cố gắng thực hiện lời hứa (như thời gian giao hàng, chất lượng giao hàng, thời gian giao hồ sơ...). Nếu trong trường hợp bất khả kháng, bạn không thể thực hiện đúng lời hứa, hãy chủ động liên hệ với đối tác, nêu rõ lý do bạn không thực hiện được lời hứa và đề nghị một giải pháp mới.
III. TMĐT- những điều cần lưu ý:
- Không có khuôn mẫu cho mô hình TMĐT: không có cách tốt nhất để áp dụng TMĐT cho tất cả các DN. Bạn phải dựa trên đặc tính của DN, sản phẩm và dịch vụ của mình để tạo ra một mô hình TMĐT phù hợp cho riêng mình. Và cần nhớ một điều quan trọng là: chìa khoá thành công trong TMĐT của bạn nằm ở cụm từ “tạo nét đặc trưng cho riêng mình”.
- Cạnh tranh khốc liệt: chi phí để triển khai TMĐT là rất thấp nên hầu như ai cũng có thể áp dụng TMĐT, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Vì thế, để thành công, bạn phải biết cách đầu tư: quan tâm đến marketing qua mạng, tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng cho riêng mình. Làm tốt 3 yếu tố này bạn sẽ thành công.
- Tốc độ đổi mới nhanh: CNTT là một lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. TMĐT là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của CNTT, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra rất nhanh, đòi hỏi DN tham gia TMĐT phải luôn luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý...Nếu bạn chậm chạp trong việc đổi mới này, bạn phải xem lại khả năng thành công của mình khi áp dụng TMĐT.
IV. 3 chữ ‘C’ trong TMĐT:
Có 3 chữ C (trong tiếng Anh) mà một DN cần phải xem xét để cửa hàng trực tuyến của bạn thành công:
- Nội dung (Content): Bán sản phẩm và dịch vụ của bạn trong một ngữ cảnh phù hợp với khách hàng mà bạn hướng tới.
- Cộng đồng (Community): Tạo một môi trường trực tuyến mà khách ghé thăm site và khách hàng của bạn có thể tham gia vào và cảm thấy là một thành viên của nó.
- Thương mại (Commerce): Các báo giá thực sự và xu hướng phát triển xuất phát từ thu nhập.
>> Nội dung (Content): Hướng site của bạn vào một nguồn tìm hiểu.
Nội dung là vấn đề chủ đạo trên Net. Người ta sử dụng Net để tìm hiểu. Đó là cái dẫn dắt khách thăm quan đến với một website. Nội dung có thể bao gồm thông tin và sự tham gia cộng đồng, và thậm chí các báo giá trên site TMĐT của bạn cũng được coi là nội dung. Nội dung site của bạn – dù là thông tin, tham gia cộng đồng, hay một báo giá sản phẩm hay dịch vụ – cần phải đủ thú vị để khiến cho khách thăm quan đến với site của bạn, ở lại và quay trở lại nhiều hơn nữa.
Hãy lưu ý rằng nội dung site không cần phải liên quan chặt chẽ tới sản phẩm của bạn, song chắc chắn phải liên quan đến nhu cầu và sở thích của các khách hàng tương lai của bạn. Để thực hiện điều này, bạn cần phải làm cho cửa hàng web của bạn không chỉ là một nơi để mua hàng hoá, mà còn là một nguồn tìm hiểu nữa. Đó chính là điều mà Paul Siegel, một tác giả, một nhà tư vấn tiếp thị Internet, nhà đào tạo và diễn giả đề xuất. Ông là người khởi xướng “nguồn tìm hiểu”, một website tác động tới khách thăm quan bằng cách giúp họ tìm hiểu. Ông nổi tiếng với câu nói: “ Một nguồn tìm hiểu là một website thu hút khách hàng tương lai – không chỉ khách thăm quan – bằng cách giúp họ hiểu. Trong khi tìm hiểu, họ nán lại và mua hàng”.
Theo Siegel thì các site phổ biến nhất trên Net như Yahoo, The Motley Fool, Consumer World, thậm chí Amazon.com một site TMĐT – tất cả đều là những nguồn tìm hiểu. Site TMĐT của bạn cũng phải là một nguồn tìm hiểu.
Siegel chia nội dung của nguồn tìm hiểu thành 4 loại:
+ Người chỉ dẫn
+ Người cung cấp thông tin
+ Người tư vấn
+ Người cung cấp theo chủ đề
- Người chỉ dẫn
Không ai biết về sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp tốt hơn bạn. Do đó, bạn hãy sử dụng những hiểu biết này để giúp các khách thăm quan của bạn hiểu mọi mặt sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn có thể không có mọi thông tin họ cần, song với một cuôn nghiên cứu nho nhỏ, bạn có thể tạo ra một thư mục các site trên Net, thư mục này có thể cung cấp thông tin người tiêu dùng cần và chỉ dẫn họ tới đó.
Ví dụ, giả sử bạn bán các sản phẩm máy tính. Trên site của bạn, bạn có thể cung cấp một danh sách dài giới thiệu sản phẩm, so sánh một sản phẩm bạn bán với sản phẩm khác. Đó là một công việc tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thay vào đó, bạn có thể chỉ dẫn khách hàng của bạn đến các site chuyên về duyệt sản phẩm như ZDNet, TechTV.
- Người cung cấp thông tin:
Cung cấp thông tin được cập nhật thường xuyên trên site của bạn, những thông tin mà khách thăm quan có thể sử dụng thực tế, sẽ dẫn họ đến site của bạn và ‘quyến rũ’ họ đến thăm nhiều lần. Hãy cho phép khách hàng truy cập tới những thông tin mới nhất- đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm- danh mục hàng hoá, và các dịch vụ nhắc nhở.
YellowBrix tập hợp các nội dung miễn phí từ hơn 500 nhà cung cấp khác nhau về các lĩnh vực như là Top News and Weather, Sports New, Business and Finance, Entertaiment and Lifestyles, Technology, và Health News, thậm chí cả Fun and Games. Các nhà cung cấp tin tức bao gồm Cnet, tạp chí Roling Stone, CBS Market Watch và Sporting News. Và đa số nội dung được sử dụng miễn phí trên website của bạn.
- Người tư vấn:
Nhiều người mua hàng cần lời khuyên để đi đến quyết định mua hàng. Bằng cách làm cho lời khuyên về sản phẩm sẵn có cho các khách hàng của bạn, bạn có thể tăng khả năng mua hàng. Tuy nhiên, để tư vấn cho người tiêu dùng, bạn phải trung thực và đáng tin cậy. Một ví dụ xuất xắc về loại hình tư vấn này có thể tìm thấy tại Amazon.com. Họ là người đi tiên phong về khái niệm người đọc đưa ra các nhận xét về các đầu sách và băng video trên site của họ. Bất kể ai mua sản phẩm đều có thể ghi lại bản nhận xét sản phẩm riêng của họ. Một bản nhận xét của người ngang hàng có vẻ khách quan hơn đối với một khách hàng tiềm năng và làm tăng khả năng mua hàng, người mua hàng tin tưởng vào quan điểm của những người tiêu dùng khác hơn là vào các nhà quảng cáo.
- Người cung cấp theo chủ đề:
Cung cấp các công cụ về thông tin để giúp người mua hàng quyết định lựa chọn sản phẩm là một yếu tố nội dung quan trọng khác nữa đối với cửa hàng web của bạn. Bạn hãy xem xét việc cung cấp cho người mua hàng khả năng giải quyết một vấn đề hay xác định các nhu cầu mua hàng của họ trong phạm vi site của bạn bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến như là danh sách kiểm tra, máy tính, công cụ đánh giá, và thiết bị mô phỏng.
Thông tin có chủ đề chuyên biệt có thể là chuyên biệt về sản phẩm hay chuyên biệt về mua hàng.
Trước tiên, hãy xem xét các công cụ chuyên biệt về sản phẩm. Giả sử bạn có một dịch vụ thế chấp trung gian trên web. Để trợ giúp cho các khách hàng tiềm năng quyết định được việc mua hàng tại site của bạn, bạn có thể đưa ra một công cụ tính thế chấp. Khách hàng có thể tính một khoản thanh toán thế chấp hàng tháng dựa trên loại hình thế chấp mà anh ta muốn, mức lãi, và bất cứ sự lựa chọn nào khác sẵn có với dịch vụ. Một ví dụ của loại hình công cụ mua hàng này có thể tìm thấy tại Bloomberg.com. Các nhà đầu tư, những người ghé thăm The League of American Investor có thể chạy một trò chơi mô phỏng, trò chơi này dạy một nhà đầu tư tiềm năng làm thế nào để đầu tư một cách khôn ngoan.
Các thông tin chuyên biệt về chủ đề của bạn không cần phải chuyên biệt về sản phẩm. Bạn có thể cung cấp một số công cụ tổng hợp hữu ích tại cửa hàng web của bạn, ví dụ như các kết nối tới hối đoái tiền tệ, liệt kê các ngày nghỉ quốc tế, và một máy tính thời gian trên thế giới. Hay bạn có thể cung cấp nhiều công cụ mua hàng tại site của bạn, những công cụ làm cho qúa trình mua hàng trở nên hữu ích hơn đối với khách hàng. Một trong những công cụ mua hàng tốt nhất mà bạn có thể cung cấp cho các khách hàng của bạn là một kết nối tới một dịch vụ theo dõi kiện hàng, và website FedEx có một công cụ tuyệt vời loại này.
>> Cộng đồng: Xây dựng một cộng đồng tương tác.
Siegel nêu ra một nguồn tìm hiểu quan trọng hơn- cộng đồng tìm hiểu (the learning community). Người ta truy cập trực tuyến không chỉ để lấy thông tin mà còn để tương tác với những người khác. Đáp ứng được nhu cầu này tại cửa hàng web của bạn sẽ giúp bạn biến người đi mua hàng thành khách hàng và khách hàng thành người mua hàng thường xuyên. Nội dung có thể thu hút người đi mua hàng tới site của bạn. Song để làm xuất hiện một dòng liên tục các khách hàng ghé thăm thường xuyên, bạn cần phải cung cấp việc truy nhập tới một cộng đồng tương tác.
Tính cộng đồng cũng quan trọng như nội dung khi lập kế hoạch thiết kế một site TMĐT. Nếu như thực hiện thoả đáng, các yếu tố cộng đồng trên site của bạn sẽ làm tăng số lượng trang xem trên lần ghé thăm, đem lại cho bạn cơ hội cung cấp hàng hoá cho người mua hàng của bạn. Các yếu tố cộng đồng có thể được sử dụng để khuyến khích khách hàng quay trở lại site của bạn. Thiết lập một cộng đồng tìm hiểu có thể giúp người mua hàng nâng cao sự thông hiểu qua việc tương tác với những người mua hàng khác ghé thăm site của bạn. Đặt ra các câu hỏi, thảo luận vấn đề, nêu các vấn đề và khả năng trao đổi, tương tác trong nhóm làm phát triển một hình thức mới của sự trung thành, điều có lợi cho sự thành công của cửa hàng web của bạn. Và sự trung thành dẫn đến những lần ghé thăm tiếp theo.
Một lợi ích khác nữa của cộng đồng tương tác là nó có thể bổ sung nội dung cho site của bạn. Diễn đàn thảo luận, phòng trò chuyện, và danh sách thảo luận có thể cung cấp nội dung bởi vì chúng làm nảy sinh thông tin với bản chất thực sự của chúng. Bạn có thể lấy một báo giá ngắn từ một trong số các diễn đàn hay danh sách thảo luận của bạn và thông báo nó mỗi ngày trên site của bạn như là nội dung “tươi mới”, để tạo nên sự thích thú đối với sản phẩm hay báo giá của bạn. Loại nội dung này có thể hoạt động như một nam châm thu hút lưu thông, đưa khách thăm quan liên tục tới site của bạn.
Các cộng đồng có thể xây dựng doanh nghiệp của bạn. Hãy suy nghĩ về điều đó. Người đi mua hàng ghé thăm site của bạn càng nhiều lần hơn thì họ càng quen thuộc với nó nhiều hơn. Họ càng quen thuộc bao nhiêu, họ càng có thể thoải mái với nó bấy nhiêu khi thực hiện mua hàng của bạn thay vì ở một site xa lạ nào đó mà họ vừa mới kích chuột một lần vào. Các cộng đồng có khuynh hướng liên kết. Khách hàng thăm quan có xu hướng dừng lại ở site của bạn lâu hơn trước đây. Site càng có khuynh hướng liên kết, cởi mở thì khách hàng càng trở nên trung thành hơn. Sự trung thành tạo nên lòng tin và lòng tin là “đồng tiền” của DN. Vậy bạn nên càng sử dụng nhiều công cụ cộng đồng tương tác vào website của bạn càng tốt.
Các công cụ chủ yếu của cộng đồng tương tác là diễn đàn thảo luận, phòng trò chuyện, danh sách thảo luận và tin thư.
- Diễn đàn thảo luận:
Tất cả mọi người đều có một quan điểm, và nhiều người muốn cho rằng quan điểm của họ là nghiêm túc. Một số người muốn giúp đỡ người khác, người khác lại có sở thích tìm hiểu nhiều hơn về một chủ đề, một vấn đề hay sản phẩm. Những sở thích này khiến người ta bị thu hút tới những cộng đồng trực tuyến.
Khi những cuộc thảo luận nghiêm túc được diễn ra trên cửa hàng web của bạn và bạn khuyến khích những cuộc thảo luận như vậy trên site của bạn, người đi mua hàng sẽ quay trở lại thường xuyên để biết được vấn đề gì sẽ được thảo luận tiếp theo.
Diễn đàn thảo luận- hay diễn đàn thông tin- cung cấp một bản thông báo các cuộc thảo luận diễn ra. Chúng bắt đầu với một sêri các chủ đề hay vấn đề mà người đọc có thể đưa ra lời bình luận hay câu trả lời của họ. Người đọc sau sẽ đưa ra ý kiến mới của họ – dù là cho chủ đề mới bắt đầu hay để phản hồi cho ý kiến của người đọc trước – cho đến khi các cuộc thảo luận lần lượt qua đi sau khi các ý kiến sẵn có đã được thảo luận hết nhẽ.
Khách thăm quan site của bạn được phép đọc bất cứ lời bình luận nào. Song nếu họ muốn tham gia vào cuộc thảo luận, thông thường họ phải đăng ký và có một user- name (tên người dùng) và password (mật khẩu). Khi họ đăng ký, điều này cho bạn một cơ hội để thu thập các thông tin về dân số học và sở thích để sử dụng cho mục đích tiếp thị.
Diễn đàn thảo luận cần phải được lập chương trình. Song nếu bạn không quan tấm đến việc sử dụng dịch vị bảng thong tin, bạn có thể bổ xung một diễn đàn thảo luận miễn phí cho site của bạn.
- Phòng trò chuyện:
Công cụ cộng đồng tương tác có xu hướng liên kết nhất là phòng trò chuyện trực tiếp. Việc có một phòng trò chuyện trực tiếp có thể giữ khách thăm quan dừng lại ở site của bạn hàng giờ liền. Đó là khoảng thời gian tiếp xúc rất dài với một trang web. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể thực hiện chào hàng trên trang thảo luận trò chuyện để thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Thậm chí bạn có thể tham gia vào cuộc trò chuyện về sản phẩm hay loại sản phẩm của bạn, định rõ bản thân bạn như là nhà kinh doanh và đưa ra câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào về công ty của bạn và sản phẩm bạn bán.
- Danh sách thảo luận:
Ngoài diễn đàn thảo luận và phòng trò chuyện đòi hỏi người đi mua hàng phải ghé thăm site của bạn, có phương thức khác để xây dựng một cộng đồngvới những người đi mua hàng mà không đòi hỏi việc ghé thăm site, song vẫn xây dựng được sự trung thành và lưu giữ được cửa hàng web trong tâm trí khách hàng. Một trong những phương thức tốt nhất và ít tốn kém nhất để xây dựng cộng đồng là thông qua là viẹc sử dụng một danh sách thảo luận email.
Một danh sách thảo luận là một diễn đàn thảo luận thông qua email. Những người đăng ký vào danh sách thảo luận của bạn nhận email trên cơ sở thường xuyên. Trên email này có các bình luận được gửi tới mọi người đăng ký trong danh sách. Mọi người đăng ký trong danh sách đều nhận được mọi thư gửi tới danh sách. Mọi thư gửi tới danh sách đều được thực hiện thông qua một thông điệp email được gửi tới danh sách. Mọi người đăng ký trong danh sách đều nhận được thư gửi.
Một danh sách thảo luận được điều hành tốt có thể đạt được khả năng “mục kích” rộng lớn và một uy tín rất cao cho DN của bạn và cho sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Số các thành viên của một danh sách thảo luận thông dụng có thể lên đến hàng nghìn và tạo một cơ hội rất lớn để bán sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
- Tin thư:
Không như các diễn đàn thảo luận, các phòng trò chuyện và danh sách thảo luận , một tin thư là một phương tiện truyền thông một chiều, nó không cho phép sự tương tác. Song đó là một phương thức rất tốt để duy trì mối liên hệ với các khách thăm quan của bạn và giữ cho công ty của bạn ở đầu tiên trong tâm trí của họ. Với tin thư điển hình, các thành viên có thể đăng ký và không đăng ký một cách tự do. Bạn cần một phần mềm phục vụ danh sách như Majordomo để quảh lý danh sách và gửi đi các tin thư điện tử của bạn.
Một tin thư điện tử có thể được sử dụng ở nhiều phương thức:
- Tính năng sử dụng cơ bản nhất của một tin thư là khiến cho các khách hàng đăng ký luôn được cung cấp những thông tin mới ở site của bạn. Bạn có thể thông báo những tin đặc biệt mới, các sản phẩm mới, hay các chương trình khuyến mãi mới, những gì có thể được sử dụng để dẫn người đăng ký quay trở lại site của bạn trên cơ sở thường xuyên. Hãy sử dụng tin thư để chăm sóc các khách hàng tiềm năng cho đến khi họ sẵn sàng mua một sản phẩm từ bạn hay ký một hợp đồng.
- Hãy sử dụng tin thư của bạn để gửi đi các thông tin mà những người đăng ký có thể sử dụng, ví dụ như tin tức về điện ảnh, sách hay âm nhạc, hay những bản cập nhật sắp tới của phầm mềm mà họ vừa mua.
>> Thương mại (Commerce): Hãy bổ sung nhiều dòng thu nhập
Net không chỉ phát triển nhanh chóng, nó còn làm phát triển nhanh chóng những gì ở trên nó. Ví dụ như Yahoo!. Chỉ khoảng gần một thập niên trước đây, nó chỉ là một thư mục web đơn giản. Sau đó nó bổ xung email, trò chơi, thông tin đầu tư, các trang trắng, và các dịch vụ khác, và trở thành một cổng. Và trong một lần “niệm thần chú” gần nhất, Yahoo đã bổ sung “nuôi” cửa hàng trực tuyến và phát triển thành một site TMĐT.
Ngay cả các site TMĐT cũng phát triển dần lên. Amazon.com từng một thời chỉ bán sách. Giờ họ đang bán cả phim ảnh, CD, đồ điện tử, đồ chơi, trò chơi, và một loạt các sản phẩm đa dạng khác. Và giấc mơ nào họ đang theo đuổi? Nó được gọi là đa dòng thu nhập (multiple revenue streams). Đa dòng thu nhập vượt quá việc bán sản phẩm đơn giản. Bổ sung các dòng thu nhập vào site của bạn sẽ làm tăng lưu thông site của bạn và tạo thu nhập gia tăng. Dưới đây là một số dòng thu nhập có thể có:
- Thu nhập bán sản phẩm hay dịch vụ: đây là dòng thu nhập chính của cửa hàng web. Đây là mục tiêu chính mà doanh nghiệp TMĐT của bạn hướng tới và phải là điểm tập trung trước hết của bạn.
- Thu nhập quảng cáo: Sau khi bạn đã tạo được lưu thông tới site của bạn, bạn có thể xem xét việc chuyển một số trong các lưu thông đó thành thu nhập. Những người quảng cáo luôn tìm kiếm các phương thức để những thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của họ đến được với các khách hàng tiềm năng. Họ biết rằng đặt các quảng cáo lên các website kết nối với người đi mua hàng, nhữg người có thể mua sản phẩm của họ là một phương thức khôn ngoan để chi tiêu những đồng quảng cáo của họ. Có thể lúc đầu thu nhập quảng cáo chưa lớn, song thu nhập này sẽ tăng nhanh nếu bạn có hàng nghìn khách thăm quan ghé thăm website của bạn.
- Thu nhập nhờ chỉ dẫn: Một nguồn thu nhập khác nữa là chỉ dẫn những người mua hàng của bạn tới website của một công ty khác. Đã có những chương trình của các hội đoàn hợp tác. Bạn có thể xem xét việc chỉ dẫn khách mua hàng tới một nhà kinh doanh không cạnh tranh để trao đổi một click-through được trả tiền hay phần trăm doanh thu.
Phát triển nhiều dòng thu nhập này đồng thời, và bạn có thể tăng trưởng thu nhập site của bạn ngoài việc cung cấp sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Phần 3: Sự phát triển thương mại điện tử trên thế giới:
Hiện nay đối với nhiều quốc gia trên thế giới thì thương mại điện tử là một phương tiện để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới xung quanh.
Vậy những quốc gia nào đã nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng liên lạc viễn thông, loại bỏ các rào cản đối với TMĐT toàn cầu; còn quốc gia nào chỉ thực hiện phát triển Internet trên lời nói? Trong nỗ lực trả lời những câu hỏi này, tổ chức thông tin kinh tế EIU ( trong đó có tạp chí Ecnomist cùng những ấn phẩm nổi tiếng khác) và công ty nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin Pyramid Research đã cùng nhau đưa ra “bảng đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của các nước”. Dựa trên phạm vi hoạt động rộng lớn, các chuyên gia hàng đầu, cùng phương thức nghiên cứu mới, EIU đã thực hiện một nghiên cứu đối với 60 quốc gia có ứng dụng TMĐT hàng đầu thế giới. “ Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT” là khả năng của môi trường kinh tế ở một quốc gia có thể tạo được cơ hội cho kinh doanh thông qua Internet. Đây là một khái niệm bao gồm một loạt các nhân tố, từ mức độ hiện đại của hệ thống liên lạc viễn thông, việc đảm bảo an ninh cho các giao dịch bằng thẻ tín dụng cho đến tỷ lệ biết chữ của dân chúng. Các nước cần phải đảm bảo một loạt các tiền đề trước khi có thể tạo ra những phát triển đầy sáng tạo như nước Mỹ trong những năm vừa qua.
Bảng đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng Internet không chỉ có ích đối với các giám đốc điều hành, những người ham muốn mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang những thị trường mới, mà còn có ích đối với chính những quốc gia được xếp hạng. Thông qua bảng đánh giá này, các quốc gia có cơ hội tự nhìn lại và đánh giá lại mình. Và nếu họ muốn nắm bắt những cơ hội mới thì họ cần một vài thay đổi cho phù hợp.
Rõ ràng là tác phong công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của thương mại điện tử. Tuy nhiên những chính sách chủ động của chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Một tiền đề cho việc có được một mức độ truy cập Internet tương đối chính là cạnh tranh trong thị trường liên lạc viễn thông.
ở những nước đang phát triển, hầu hết các quốc gia đều tiếp cận với Internet trong tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng cũng như hiểu biết của dân chúng. Vì vậy ngay cả mức độ sơ đẳng trong việc áp dụng thương mại điện tử cũng là một thách thức đầy khó khăn đối với các quốc gia này. Tuy nhiên là không phải không có chỗ cho TMĐT ở các quốc gia này và bảng đánh giá chia toàn bộ 60 quốc gia thàh 4._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT29.DOC