BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Lan Anh
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RỪNG NGẬP MẶN Ở
LONG SƠN (TP.VŨNG TÀU) VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Lan Anh
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN ĐẾN RỪNG NGẬP MẶN Ở
LONG SƠN (TP.VŨNG TÀU) VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4030 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ SĨ TUẤN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu thu thập, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người viết cam đoan
Nguyễn Thị Lan Anh
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ Chính quy tại trường Đại
học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy –
TS. Võ Sĩ Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu và
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân xã Long Sơn, Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở thủy sản, Ban quản lí rừng
phòng hộ, Hạt kiểm lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện và thu thập số liệu liên quan đến đề tài.
Cảm ơn quí thầy, cô giảng dạy ngành Sinh thái học – Khoa Sinh học – trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học tập.
Xin cảm ơn các bạn và tập thể lớp Cao học Sinh thái học khóa 2007 – 2010, đã giúp
đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, sự quan tâm sự giúp đỡ của bạn bè và
những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Nguyễn Thị Lan Anh
MỤC LỤC
0TLỜI CAM ĐOAN0T ..................................................................................................... 3
0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 4
0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 5
0TĐẶT VẤN ĐỀ0T ........................................................................................................... 7
0TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN0T .................................................................................... 9
0TCHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU0T ....................................................................................................... 15
0T2.1. Mục tiêu nghiên cứu0T ............................................................................................... 15
0T2.2. Đối tượng nghiên cứu0T ............................................................................................. 15
0T2.2.1. Đối tượng nghiên cứu0T ........................................................................................ 15
0T2.2.2. Phạm vi nghiên cứu0T ........................................................................................... 15
0T2.3. Nội dung nghiên cứu0T .............................................................................................. 15
0T2.4. Phương pháp nghiên cứu0T ....................................................................................... 16
0T2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp0T ................................................................ 16
0T2.4.2. Phương pháp điều tra cộng đồng0T ........................................................................ 16
0T2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa0T ........................................................................... 17
0T2.4.4. Phương pháp vẽ bản đồ và tính diện tích rừng ngập mặn0T ................................... 17
0TCHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA XÃ LONG
SƠN, TP.VŨNG TÀU0T ............................................................................................ 18
0T3.1. Điều kiện tự nhiên0T .................................................................................................. 18
0T3.1.1 Vị trí địa lí0T .......................................................................................................... 18
0T3.1.2. Khí hậu, địa hình0T ................................................................................................ 18
0T3.1.3. Thủy văn, biển0T ................................................................................................... 18
0T3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội0T ....................................................................................... 19
0TCHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN0T ......................................................... 20
0T4.1. Đặc điểm rừng ngập mặn0T....................................................................................... 20
0T4.1.1. Phân bố và diện tích0T ........................................................................................... 20
0T4.1.2. Thành phần và đặc điểm cây ngập mặn chủ yếu0T ................................................. 22
0T4.2. Hiện trạng khai thác và nuôi trồng tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập
mặn0T ................................................................................................................................ 29
0T4.2.1. Tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn và hiện trạng khai thác thủy
sản0T ............................................................................................................................... 29
0T4.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản0T ........................................................................... 32
0T4.3. Các tác động đến tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn0T ................. 38
0T4.3.1. Khai thác quá mức0T ............................................................................................. 38
0T4.3.2. Nuôi trồng thủy sản0T ............................................................................................ 41
0T4.3.3. Các tác động khác0T .............................................................................................. 42
0T4.4. Hiện trạng quản lí tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn0T ............... 46
0T4.4.1. Quản lí rừng ngập mặn0T ....................................................................................... 46
0T4.4.2. Quản lí việc khai thác tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn0T ........... 47
0T4.4.3. Quản lí các hoạt động nuôi trồng thủy sản0T.......................................................... 48
0T4.5. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng bền vững tài
nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn0T .......................................................... 48
0T4.5.1. Bảo tồn và phục hồi0T ........................................................................................... 48
0T4.5.2. Nuôi trồng thân thiện môi trường0T ....................................................................... 51
0T4.5.3. Du lịch thiên nhiên0T ............................................................................................. 53
0TCHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T ......................................................... 59
0T1. Kết luận0T ..................................................................................................................... 59
0T2. Kiến nghị0T ................................................................................................................... 59
0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ..................................................................................... 61
0TPHỤ LỤC0T ............................................................................................................... 66
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới
và đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói lở, cố định bãi bồi, chống sóng gió, cung
cấp các chất dinh dưỡng và là nơi sinh sản, ương giống cho các loài thủy sinh vật, lọc trong
nước thải, giữ cân bằng sinh thái ở vùng ven biển. Ðây cũng là môi trường thích hợp cho
các hoạt động nuôi trồng thủy sản, đánh bắt tôm, cá, các đặc sản thủy sản có giá trị khác.
Rừng ngập mặn còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã như: chim, thú, bò sát,
lưỡng cư. Các sản phẩm có giá trị của thực vật như gỗ, ta nin, than, giấy, đường, rượu, dược
liệu cũng được khai thác từ rừng ngập mặn. Như vậy rừng ngập mặn cung cấp rất nhiều
nguồn lợi cho con người cả về thực vật lẫn động vật đặc biệt là nguồn lợi về thủy sản.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, là một trong 7 tỉnh,
thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng động lực và trên
thực tế là vùng lãnh thổ phát triển năng động nhất cả nước. Trong những năm gần đây ở Bà
Rịa – Vũng Tàu do sự phát triển của các khu công nghiệp, khai thác trái phép rừng ngập
mặn, lấn chiếm đất để nuôi trồng thủy sản góp phần làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn
đồng thời ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản trong vùng. Đặc biệt là việc nuôi trồng thủy
sản phát triển nhanh, diện tích nuôi ngày càng mở rộng, người nuôi dùng nhiều biện pháp để
nâng cao năng suất dẫn đến lượng hóa chất đưa vào môi trường ngày càng nhiều, vấn đề
môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành mối lo ngại cho xã hội.
2TLong Sơn là một xã đảo duy nhất trực thuộc thành phố Vũng Tàu có p2Thía Đông giáp
sông Dinh, phía Bắc giáp xã Tân Hải - huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa (thuộc tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu), phía Tây và phía Nam giáp biển (vịnh Gành Rái). Long Sơn có gần 100 ha
rừng ngập mặn tự nhiên và hơn 400 ha rừng trồng ngập mặn (chủ yếu là cây đước). Rừng
ngập mặn của Long Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ ven biển, là môi
trường để phát triển thủy sản bền vững. Toàn xã có diện tích đất nuôi trồng thủy sản kể cả
đất mặt nước là 2955 ha trong đó đất nuôi trồng thủy sản là 1191,78 ha, đất mặt nuớc nuôi
trồng thủy sản là 1763,42 ha. Sáu tháng đầu năm 2009, trên toàn xã sản lượng khai thác
thủy sản đạt 650 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 690 tấn, giá trị sản lượng đạt khoảng
10,2 tỷ đồng (theo Báo cáo về tình hình hoạt động, khai thác, nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn xã Long Sơn năm 2009). Nhân dân trong xã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển
nuôi trồng và khai thác thủy sản cụ thể là nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đặc biệt là con hàu.
Hiện nay nhân dân đã đăng kí hồ sơ nuôi hào là 284 hộ, 12 doanh nghiệp và khoảng 17 hộ
dân tham gia nuôi cá lồng bè.
Trong giai đoạn hiện nay đối với xã Long Sơn nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven
bờ là những ngành kinh tế chủ yếu để giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống hàng
ngày của người dân. Có thể nói đời sống của nhân dân Long Sơn gắn liền với tài nguyên
thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn.
Tuy nhiên, tình trạng khai phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản và xây dựng cơ
sở hạ tầng đã và đang thu hẹp diện tích của hệ sinh thái này ở xã Long Sơn. Nguồn lợi thủy
sản ở vùng biển ven bờ và trên các sông rạch cũng đang giảm sút. Ngoài ra, nước thải từ chế
biến hải sản và việc khai thác cát thiếu qui hoạch cũng có thể gây ảnh hưởng đến nguồn lợi
thủy sản và hoạt động nuôi trồng. Mặt khác, Nhà nước chủ trương quy hoạch một số diện
tích đất đai trên địa bàn xã để xây dựng khu công nghiệp góp phần làm thu hẹp diện tích
nuôi trồng thủy sản.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Tác động của việc khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP.Vũng Tàu) và giải pháp phát
triển bền vững”.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Rừng ngập mặn ngoài chức năng phòng hộ bảo vệ các bờ biển, bờ sông, điều hòa khí
hậu còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi thủy sản cho đới ven bờ. Trên thế
giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa rừng
ngập mặn và nguồn lợi thủy sản, tác động qua lại giữa chúng và giải pháp phát triển bền
vững hệ sinh thái nhạy cảm này.
* Trên thế giới
Có thể điểm qua một số công trình sau đây:
Đề tài: “Mô hình nuôi trồng cá vùng cửa sông” của Hickling C.F. (1970) cho thấy
vùng cửa sông phù hợp với việc phát triển mô hình nuôi trồng các loại cá, tôm nước lợ,
mặn. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến các loại cá được nuôi, nguồn giống, nguồn thức ăn
và các biện pháp quản lí vùng nuôi ở một số nơi trên thế giới như Nga, Nhật Bản, Ý.[4]
Đề tài: “Chuyển đổi rừng ngập mặn sang ao nuôi trồng thủy sản” của Kapetsky
(1986) cho thấy việc chuyển đổi rừng ngập mặn không qui hoạch sang ao nuôi trồng thủy
sản là một trong những nguyên nhân làm mất mát diện tích rừng ngập mặn và làm suy giảm
đa dạng sinh học. Trong suốt ba thập kỷ qua, 196.000 ha rừng ngập mặn của Philippines và
42.000 ha rừng ngập mặn của Ecuador đã được chuyển đổi thành ao nước lợ nuôi cá và nuôi
tôm tương ứng. Tuy nhiên việc nuôi trồng thủy sản ở các ao nước lợ trong vùng ngập mặn
đều thất bại về kinh tế và sinh thái. Các ao nuôi tôm đều hoạt động dưới tiềm năng sản xuất
mặc dù đã tăng cường sử dụng các chất kháng sinh, hóa chất nhưng số ao nuôi tôm tồn tại
khá khiêm tốn. Rừng ngập mặn còn chịu sự phá hủy của tự nhiên như bão, sóng thần. Thiệt
hại nghiêm trọng do bão gây ra ở Tây Nam Bangladesh năm 1988 đã phá hủy 8.500.000 cây
ngập mặn tương đương với 66,3 triệu mP3P gỗ thương mại. Hơn nữa, quy mô thay đổi lớn về
môi trường sau biến thể vi khí hậu; bất thường dao động mức nước biển, muối tích tụ trong
đất hoặc lũ lụt cũng đã góp phần cho sự phá hủy rừng ngập mặn.[6]
Đề tài: “Một số vấn đề về môi trường trong qui hoạch nuôi trồng thủy sản” của
Saenger P. (1993) đã nghiên cứu những tác động trực tiếp và gián tiếp của việc nuôi trồng
thủy sản đến môi trường sống. Tác động trực tiếp của việc nuôi trồng thủy sản đó là làm mất
mát diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển từ đó làm mất môi trường sống của một số loài
dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Các hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản
như: nạo vét, cải tạo làm thay đổi chế độ thủy văn, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển. Tác
động gián tiếp của nuôi trồng thủy sản như chiếu sáng ban đêm, tiếng ồn và độ rung. Tiếng
ồn, độ rung động từ máy bơm hay thiết bị sục khí có thể gây thay đổi hành vi của một số
loài động vật không xương, cá, chim. Ánh sáng chiếu ban đêm có thể làm thay đổi sự
chuyển động của một số loài cá, mực, rùa. Tuy nhiên, tác động quan trọng nhất của nuôi
trồng thủy sản là làm suy giảm chất lượng nước vùng ven bờ do quá trình axit hóa đất mặt,
làm giàu chất dinh dưỡng từ phân bón và thức ăn, chất thải hữu cơ tăng lên. Việc giới thiệu
các biện pháp quản lý để giảm thiểu suy giảm nước biển ven bờ tác động môi trường bất lợi
của nuôi trồng thủy sản phát triển đã trở thành vấn đề cấp bách.[10]
Đề tài: “Đa dạng sinh học các loài cá vùng cửa sông thuộc Nam Châu Phi” của
Whitfield, A.K (1994) đã xác định ở Nam Phi trong số 142 loài cá được nghiên cứu có tới
71% loài là những đại diện hoặc hoàn toàn hay một phần đời sống phụ thuộc vào vùng cửa
sông, trong đó gồm cá cửa sông (28%) và cá biển rộng muối (43%), số còn lại là những loài
cá biển hẹp muối, xuất hiện trong vùng cửa sông với số lượng ít như khách vãng lai (21%),
một số loài cá nước ngọt rộng muối (55) và những loài di cư qua vùng cửa sông (3%).[13]
Đề tài: “Xử lí nước thải đầm tôm ở vùng đất ngập nước rừng ngập mặn tự nhiên” của
Primavera và cộng sự (1998) đã nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn ở Philippines và đánh
giá khả năng xử lí chất thải của rừng ngập mặn tự nhiên. Việc trồng các cây ngập mặn có
tác dụng lọc nước thải từ đầm tôm và phục hồi được các đầm tôm bị bỏ hoang.[9]
Đề tài: “Các tác động của môi trường nuôi trồng thuỷ sản và những ảnh hưởng của ô
nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển ở Đông Nam Á” của Chua Thia Eng và cộng
sự (2003) đã chỉ ra rằng nuôi trồng thủy sản ven biển là một nghề truyền thống ở Đông Nam
Á. Sự phát triển của nghề này trong ba thập kỷ qua đã tạo ra các tác động tiêu cực về môi
trường ví dụ như chuyển đổi rừng ngập mặn trên diện rộng thành các ao nuôi, làm thay đổi
chế độ thủy văn ở các vùng nước do sự phát triển của cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản, xả nước
thải hữu cơ vào nước biển. Đồng thời, việc xả chất thải do các hoạt động nông nghiệp và
công nghiệp vào nước biển vùng ven bờ dẫn đến sự suy thoái ngày càng cao của chất lượng
nước biển từ đó ảnh hưởng đến sản xuất nuôi trồng thuỷ sản và lợi nhuận. Hơn nữa, tần số
tăng của thủy triều đỏ trong khu vực đã đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho nuôi trồng thủy
sản ven biển, đặc biệt là trồng nhuyễn thể. Việc giới thiệu các biện pháp quản lý để giảm
thiểu suy giảm chất lượng nước biển ven bờ và các hậu quả môi trường do phát triển nuôi
trồng thủy sản đã trở thành một vấn đề cấp bách cho khu vực.[2]
Đề tài: “Cơ sở của việc bảo vệ và đồng quản lí rừng ngập mặn” của Schmit, K.
(2010) đã đưa ra khái niệm, quy trình và nguyên tắc đồng quản lí. Đồng quản lí dựa trên nền
tảng thương lượng, lấy quyết định chung, mức độ chia sẻ quyền hạn và phân phối công bằng
lợi ích giữa tất cả các bên liên quan. Quy trình đồng quản lý theo một quy trěnh bốn bước,
trong đó bốn nguyên tắc phải được áp dụng. Bốn bước gồm: Tham khảo ý kiến và tổ chức,
thương lượng và thỏa thuận, thực hiện, giám sát và đánh giá và bốn nguyên tắc gồm: quản
lý tổng hợp vùng ven biển, sự tham gia, phân khu, giám sát. Đồng quản lý rừng ngập mặn sẽ
đem lại lợi ích như sau: Bảo vệ hiệu quả các khu rừng ngập mặn, cải thiện sinh kế qua việc
đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên, người sử dụng tài nguyên được tham gia quyết định
việc quản lý tài nguyên, giảm khối lượng công việc cho chính quyền chia sẻ lợi ích như một
phần của cách tiếp cận, quản lý tổng hợp vùng ven biển.[11]
* Tại Việt Nam
Công trình nghiên cứu về: “Mối quan hệ của hệ sinh thái rừng ngập mặn và nguồn
lợi hải sản” của Phan Nguyên Hồng (2003) và cộng sự đã cho thấy rừng ngập mặn là nơi
nuôi dưỡng các loài hải sản và hỗ trợ nghề cá. Rừng ngập mặn bảo vệ hiệu quả và xử lí các
chất thải của các đầm tôm, cua. Các nguồn tôm giống bố mẹ đều có quan hệ mật thiết đến
rừng ngập mặn. Chính nhờ mùn bã phong phú của rừng ngập mặn mà năng suất của các
đầm tôm, cua cao hơn. Và việc trồng rừng ngập mặn ở một số tỉnh đã đem lại thu nhập cho
người dân thông qua nguồn lợi hải sản.[12]
Đề tài: “Đánh giá tác động của việc phục hồi rừng ngập mặn đối với nguồn lợi thủy
sản ở một số xã ven biển thuộc tỉnh Thái Bình và Nam Định” của Phan Thị Thúy, Lê Xuân
Tuấn (1998) đã xác định việc phục hồi rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn
lợi thủy sản to lớn từ đó đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.[35]
Đề tài: “Sự gia tăng nguồn lợi hải sản sau khi có rừng ngập mặn trồng tại huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của Lê Xuân Tuấn, Đỗ Thành Trung (1998) đã cho thấy sự
phát triển của rừng ngập mặn có tác dụng bảo vệ đê biển, cải thiện môi trường đồng thời
làm gia tăng nguồn hải sản đến cư trú và sinh sống góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho người dân trong vùng.[36]
Đề tài: “Ảnh hưởng của rừng ngập mặn đối với hệ thống nuôi tôm rừng ở đồng bằng
sông Cửu Long” của tác giả Bùi Thị Nga và cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ và ảnh hưởng
qua lại giữa lá đước với hệ thống nuôi tôm – rừng. Lá đước có vai trò trực tiếp và gián tiếp
là nguồn thức ăn cho hầu hết các loài thủy sinh kể cả tôm. Tuy nhiên, quá trình phân hủy lá
đước làm tiêu thụ nhiều oxi, làm cho hàm lượng oxi trong thủy vực thường rất thấp gây ức
chế sinh lí cho tôm dẫn đến năng suất nuôi thấp trong mô hình nuôi quảng canh. Do đó việc
trao đổi nước tại nơi tích tụ nhiều lá đước hoặc tạo điều kiện để cung cấp oxi cho hệ thống
nuôi là điều rất cần thiết.[19]
Đề tài: “Vấn đề nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn” của Viên Ngọc Nam, Nguyễn
Sơn Thụy (1998) đã tổng kết các hình thức nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn hiện nay
gồm có: nuôi trên nền đáy (nuôi sò huyết, nuôi nghêu); nuôi lồng hoặc nuôi bè (nuôi cua,
tôm, cá); nuôi thủy sản ở ao, đầm, đập (nuôi cá, tôm). Đồng thời đưa ra phương thức sử
dụng hợp lí rừng ngập mặn cho việc nuôi thủy sản kết hợp với mô hình lâm – ngư trong
rừng ngập mặn đảm bảo được vốn rừng và năng suất thủy sản bền vững.[17]
Đề tài: “Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh” của Lê Đức Tuấn (1995) trong báo cáo hội thảo quốc gia năm 1996 đã tổng kết
các mô hình nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh
và đề xuất một số biện pháp quản lí bền vững.[29]
Đề tài: “Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong khu vực có rừng ngập mặn ở Hải
Phòng và biện pháp cải thiện” của Lê Xân, Đỗ Văn Khương (1998) cho thấy nuôi trồng
thủy sản ở Hải Phòng và các tỉnh miền Bắc những năm 90 phát triển chậm và mô hình
quảng canh là chủ yếu và đề xuất mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản hòa hợp với rừng
ngập mặn.[42]
Đề tài: “Công tác khôi phục tài nguyên rừng và khai thác nuôi trồng thủy sản với mô
hình lâm ngư kết hợp tại lâm ngư trường công ích 184 tỉnh Cà Mau” của tác giả Ngô Dũng
Liêm (1996) đã đưa ra mô hình sản xuất lâm - ngư kết hợp vừa trồng rừng vừa nuôi trồng
thủy sản. Theo mô hình này thì diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 1/4 diện tích rừng mà
vẫn đảm bảo sự ổn định và bền vững của môi trường, của hệ sinh thái rừng ngập mặn và ổn
định đời sống kinh tế của người dân. Khi thực hiện mô hình này, Cà Mau đã phục hồi được
4000 ha rừng ngập mặn.[15]
Các công trình liên quan đến giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập
mặn gồm có:
Đề tài: “Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở xã Liên Vị, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh” của Phạm Văn Minh
(1995) đã đưa ra một số biện pháp khai thác, quản lí và bảo vệ rừng ngập mặn có hiệu quả
như sau: quá trình khai thác phải đi đôi với việc củng cố, phát triển và nuôi dưỡng rừng
ngập mặn; phải nghiên cứu những cây dược liệu quí là cây ngập mặn để có phương thức chế
biến và khai thác có kế hoạch; phải có qui chế quản lí toàn bộ diện tích rừng ngập mặn và
thông báo cho nhân dân trong vùng nhận thực và hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng
ngập mặn.[16]
Còn trong công trình nghiên cứu: “Qui hoạch môi trường thành phố Hải Phòng và
định hướng bảo tồn phát triển tài nguyên sinh vật vùng ngập nước ven biển” của tác giả Lê
Trình và cộng sự (1996) cho rằng việc bảo tồn rừng ngập mặn ngoài việc khai thác hợp lí
nguồn tài nguyên, trồng rừng bổ sung thì cần phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng
ngập mặn. Đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như: đưa việc giáo dục bảo vệ
rừng ngập mặn vào nhà trường, cung cấp chất đốt để thay thế cho việc dùng củi từ cây ngập
mặn, áp dụng các kĩ thuật công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản để tăng năng suất thay
cho việc phá rừng làm đầm mới, giảm thiểu việc khai thác hải sản trong khu vực rừng ngập
mặn để bảo vệ đàn giống cho dải ven bờ.[27]
Đề tài: “Cộng đồng ven biển và vấn đề quản lí nguồn tài nguyên ven biển” của tác
giả Trần Minh Hiền và cộng sự (1996) đã đề xuất các giải pháp phát triển bền vững từ phía
cộng đồng ven biển như: Hỗ trợ tài chính cho các hộ dân đánh bắt xa bờ để nâng cao sản
lượng trong bối cảnh nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt, nâng cao nhận thức của người dân nhằm
chấm dứt phương thức đánh bắt hủy diệt, kiểm soát các vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt
và công nghiệp, xây dựng đê biển, đầu tư xóa đói giảm nghèo.[7]
Đề tài: “Mô hình phục hồi, quản lí hệ sinh thái theo hướng đồng quản lí” của Lý Hòa
Khương (2010) đã đưa ra giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng mô
hình đồng quản lí. Mô hình này dựa trên việc thiết lập lợi ích cho nhiều bên liên quan dẫn
đến cải thiện rừng ngập mặn thông qua qui hoạch tổng hợp việc sử dụng nguồn tài nguyên
và thử nghiệm phương pháp tiếp cận đồng quản lí có sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng
chủ yếu là cộng đồng dân tộc người Khmer, phụ thuộc vào tài nguyên vùng ven biển.[14]
Đề tài: “Kinh nghiệm quản lí Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Khu ramsar quốc tế” của
Nguyễn Viết Cách (2010) cho thấy thực trạng quản lí và bảo tồn Vườn Quốc gia Xuân Thủy
đồng thời đưa ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lí
và phát triển bền vững như sau: tăng cường năng lực cho Vườn Quốc gia Xuân Thủy (về vật
chất kĩ thuật, trang thiết bị, con người, pháp lí); tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng,
thúc đẩy hợp tác nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ chế quản lí thích hợp, tổ chức thực thi
dự án đầu tư vùng đệm, phát triển mô hình du lịch sinh thái.[2]
Qua quá trình thu thập tài liệu, điểm qua tất cả các công trình đã được nghiên cứu
cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm rừng ngập mặn và những tác động
đến tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn ở xã Long Sơn – thành phố Vũng Tàu
cũng như giải pháp phát triển bền vững. Do đó đây là vấn đề hoàn toàn mới cần được
nghiên cứu và phát triển.
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi được thực hiện nhằm các mục tiêu sau đây:
• Nắm được các đặc điểm chủ yếu (diện tích, phân bố và thành phần cây ngập mặn
thường gặp của rừng ngập mặn ở xã Long Sơn, tp. Vũng Tàu.
• Tìm hiểu tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn, hiện trạng khai thác và nuôi
trồng thủy sản
• Đánh giá các tác động đến tài nguyên liên quan rừng ngập mặn ở xã Long Sơn, tp.
Vũng Tàu
• Đề xuất giải pháp quản lí và phát triển bền vững tài nguyên thủy sản liên quan rừng
ngập mặn ở xã Long Sơn, tp. Vũng Tàu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản liên quan ở
xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là xã Long Sơn của tp. Vũng Tàu.
Phạm vi áp dụng: kết quả của đề tài làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và
chính quyền xã xây dựng và thực thi các giải pháp quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên
thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn xã Long Sơn, tp. Vũng Tàu.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:
1. Phân bố và diện tích rừng ngập mặn
2. Thành phần cây ngập mặn chủ yếu
3. Tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn và hiện trạng khai thác thủy sản
4. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
5. Tác động và tình trạng suy thoái tài nguyên rừng ngập mặn
6. Giải pháp đề xuất liên quan đến quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản
liên quan rừng ngập mặn
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ áp dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Kế thừa tất cả các tài liệu (sách, luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học, bản đồ…)
có liên quan đến tài nguyên thủy sản của rừng ngập mặn Việt Nam nói chung và ở xã Long
Sơn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Đồng thời, liên hệ với các sở (Tài nguyên – Môi
trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…), ban quản lí rừng phòng hộ, thư viện tổng
hợp của tỉnh để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài về các vấn đề như: đặc điểm rừng
ngập mặn xã Long Sơn và tài nguyên thủy sản của nó, hiện trạng khai thác và nuôi trồng
thủy sản, các tác động tới tài nguyên rừng ngập mặn…
2.4.2. Phương pháp điều tra cộng đồng
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân sinh sống ở vùng ngập mặn bằng cách sử
dụng mẫu phiếu đã lập sẵn những thông tin cần thu thập phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn cán bộ quản lí rừng, cán bộ thủy sản và cán bộ xã tại địa
phương để có thông tin tổng quát và xác thực hơn.
Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu về tài nguyên thủy sản liên quan rừng ngập mặn và
hiện trạng khai thác (đối tượng đánh bắt, công cụ đánh bắt, sản lượng khai thác, số lượng
tàu thuyền khai thác, vùng khai thác, thu nhập bình quân của mỗi hộ…), hiện trạng nuôi
trồng thủy sản (kiểu nuôi, vùng nuôi, sản lượng nuôi hàng năm, các tác động tới nuôi trồng
và từ nuôi trồng…)
Công tác phỏng vấn thực hiện song song với công tác điều tra khảo sát ngoài thực
địa, chụp hình, xem xét tình hình làm ăn sinh sống, lao động sản xuất và các hoạt động khai
thác sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn của các hộ dân. Trong quá trình đi phỏng vấn có kết
hợp tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân đối với những chính sách liên quan đến
đời sống kinh tế xã hội, môi trường sống, khai thác sử dụng rừng,…
Tổng số phiếu phỏng vấn là 150 phiếu. Mỗi phiếu tương ứng với một nghề khai thác.
Mỗi nghề khai thác chúng tôi tiến hành phỏng vấn khoảng 15 hộ. Vì điều kiện đi lại khó
khăn, các hộ tham gia khai thác và nuôi trồng khá nhiều nên chỉ chọn ngẫu nhiên 150 hộ
dân trong tổng số 2460 hộ đang sống trong xã. Thời gian phỏng vấn từ tháng 2/ 2011 –
tháng 3/2011.
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát ngoài thực địa kết hợp với việc phân tích trên bản đồ để tìm hiểu
sự phân bố rừng ngập rừng ngập mặn có trong xã.
Kiểm tra tình trạng sử dụng rừng ngập mặn (nếu có).
Xác định các loài cây ngập mặn chủ yếu có trong vùng phân bố bằng cách sử dụng
một số tài liệu định loại sau: Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III. (Phạm Hoàng Hộ, 1999),
Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân,
1997), Phân loại học thực vật (Hoàng Thị Sản, 1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập I, II
(Võ Văn Chi, Trần Hợp).
Đối với các mẫu không xác định được tên loài thì tiến hành thu mẫu và nhờ các
chuyên gia về cây ngập mặn định loại.
2.4.4. Phương pháp vẽ bản đồ và tính diện tích rừng ngập mặn
Phương pháp này do chuyên gia GIS Tống Phước Hoàng Sơn của Viện Hải dương
học hỗ trợ, sử dụng ảnh vệ tinh để vẽ bản đồ phân bố. Tính di._.ện tích bằng phần mềm
MapInfo 7.5.
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
XÃ LONG SƠN, TP.VŨNG TÀU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí
2T Long Sơn là một xã đảo duy nhất trực thuộc thành phố Vũng Tàu được bao bọc
bởi bốn bề sông nước có p2Thía đông giáp sông Dinh, phía Nam giáp xã Tân Hải - huyện Tân
Thành, phía tây bắc giáp biển, phía bắc giáp với TP. Vũng Tàu và cách trung tâm thành phố
chừng 10 km theo đường chim bay.[25]
3.1.2. Khí hậu, địa hình
Long Sơn nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ có hai mùa rõ rệt: mùa khô
và mùa mưa. Mùa khô có nền nhiệt độ cao và hầu như quanh năm không thay đổi kéo dài từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27PoPC. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa phân bố đều trong các tháng, lượng mưa trung bình là
1356,5 mm.
Địa hình Long sơn đa dạng và xen kẽ lẫn nhau, bao gồm: Núi, đồng bằng và vùng
đầm lầy. Khu vực núi gồm có núi Nứa, nằm gần chính giữa đảo, có độ cao là 182m. Khu
vực đồng bằng bao quanh các ngọn núi trên có độ cao trung bình là 5 – 7 m. Khu đầm lầy
bao quanh đảo và giáp với biển, sông Chà và, sông Rạng có độ cao từ 0,2 – 1m.[37]
3.1.3. Thủy văn, biển
Long Sơn là hòn đảo che chắn các cửa sông đổ vào vịnh Gành Rái bao gồm hai
hệ thống sông chính là sông Rạng và sông Chà Và. Sông Rạng là một nhánh của sông Dinh,
tách ra từ sông Dinh tại Phước Cơ thành phố Vũng Tàu, sông có chiều dài khoảng 3 km.
Sông Chà Và nằm phía Đông của đảo được tách ra từ sông Rạng, phần hạ lưu của sông
Dinh, sông chịu ảnh hưởng của thủy triều. Sông Dinh dài khoảng 35 km nằm gọn trong tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, lưu vực sông rộng khoảng 300 kmP2P là nguồn cung cấp nước sinh hoạt
và tưới tiêu của tỉnh.
Vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và của Long sơn nói riêng có chế
độ hải văn bán nhật triều. Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Đỉnh
triều, thân triều và biên độ 2 lần triều lên, triều xuống không bằng nhau.[37]
Như vậy, khí hậu đảo Long Sơn nói riêng và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói
chung mang đặc thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm, ít
xảy ra thiên tai và thời tiết bất thường nên rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái
rừng ngập mặn.
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân cư sống tại đảo Long Sơn có tổng số là 2460 hộ bao gồm 12899 người. Mật
độ dân số trung bình là 239 người/kmP2P. Dân cư chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp,
khai thác và nuôi trồng thủy sản. Tổng số lao động trên đảo chiếm 68% tổng dân số. Cơ cấu
lao động bao gồm: nông, ngư nghiệp (76,4%); dịch vụ hành chính sự nghiệp (11,4 %); công
nghiệp, xây dựng (12,2%).[40]
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm rừng ngập mặn
4.1.1. Phân bố và diện tích
Ở Việt Nam, Phan Nguyên Hồng là người đầu tiên đề cập đến vấn đề phân bố và
địa lí các quần xã cây ngập mặn ở Việt Nam được công bố trong các công trình nghiên cứu
ở các năm 1970, 1975, 1991, 1996, 1999.
Trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam có tới 45 quần xã cây ngập mặn
(Mangrove communites) và 6 quần thể cây rừng ngập mặn (Mangrove populations) và
chúng được phân bố theo các vùng như sau:
+ Vùng ven biển Đông bắc Việt Nam (tỉnh Quảng Ninh)
+ Vùng ven biển Đồng bằng Bắc bộ
+ Vùng ven biển Bắc Trung bộ
+ Vùng ven biển Nam Trung bộ
+ Vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh (miền Đông Nam
bộ). [20]
Như vậy, rừng ngập mặn xã Long Sơn thuộc khu vực vùng ven biển Bà Rịa –
Vũng Tàu – thành phố Hồ Chí Minh. Vùng này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ của
hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, bãi bồi tương đối rộng, phù sa giàu đất sét, khí
hậu quanh năm ấm áp, không có mùa đông, không có bão, khá thuận lợi cho cây ngập mặn
sinh trưởng.
Long Sơn có 97,9 ha rừng ngập mặn tự nhiên và 412,2 ha rừng trồng ngập mặn
(theo báo cáo hiện trạng rừng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009) phân bố rải rác bao
quanh xã, trong đó tập trung nhiều nhất ở thôn 2, thôn 9, thôn Rạch Giá, thôn Bến Điệp.
Đặc điểm phân bố, diện tích và hiện trạng sử dụng rừng ngập mặn theo từng khu vực được
trình bày cụ thể ở bảng 4.1 và hình 4.1.
Khu vực có
rừng ngập mặn
Diện
tích
(ha)
Đặc điểm phân
bố (dày hay
thưa thớt)
Kiểu rừng
(Rừng tự nhiên
hay rừng trồng)
Cây ngập mặn
chủ yếu
Hiện trạng
sử dụng rừng
Cầu Long Sơn,
thôn 10, một
phần thôn 1
35.8 Rải rác Tự nhiên Đước, Mắm trắng, Dà vôi, Bần chua Rừng phòng hộ
Rừng Sác 34.5 Dày Tự nhiên Đước, Mắm trắng, Dà vôi, Bần chua Rừng phòng hộ
Thôn 2 123.4 Dày Trồng Đước, Mắm đen, Dà quánh,
Bần trắng Rừng phòng hộ
Thôn Rạch Giá 130.2 Dày Trồng Đước, Mắm đen, Mắm trắng,
Dà quánh, Bần trắng Rừng phòng hộ
Thôn Bến Điệp 87.4 Dày Trồng Đước, Mắm đen, Mắm trắng,
Dà quánh, Bần trắng Rừng phòng hộ
Thôn 4 35.6 Dày Trồng Đước, Mắm đen, Dà quánh,
Bần trắng Rừng phòng hộ
Thôn 6 19.3 Rải rác Tự nhiên Đước, Mắm trắng, Dà vôi, Bần chua Rừng phòng hộ
Thôn 8 14.1 Rải rác Tự nhiên Đước, Mắm đen, Dà quánh,
Bần trắng Rừng phòng hộ
Thôn 9 (Khu Gò
Găng) 39.2 Dày Rừng trồng Đước, Mắm trắng, Bần trắng Rừng phòng hộ
Bảng 4.1: Đặc điểm của các khu vực rừng ngập mặn chủ yếu ở Long Sơn
(Số liệu do Tống Phước Hoàng Sơn tính toán)
Dựa theo bảng 4.1: Đặc điểm của các khu vực rừng ngập mặn chủ yếu ở Long Sơn
(Số liệu do Tống Phước Hoàng Sơn tính toán) ta có diện tích rừng ngập mặn tự nhiên và
rừng trồng ngập mặn được tính toán bằng phần mềm MapInfo 7.5 lần lượt là: 101,7 ha và
415,8 ha. Như vậy, so với kết quả diện tích rừng theo báo cáo hiện trạng rừng của tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu năm 2009 là không chênh lệch nhiều.
4.1.2. Thành phần và đặc điểm cây ngập mặn chủ yếu
4.1.2.1. Thành phần cây ngập mặn chủ yếu
Theo nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1993) thì trong các hệ sinh thái ở rừng
ngập mặn Việt Nam có tới 77 loài cây ngập mặn khác nhau thuộc 2 nhóm đó là:
+ nhóm cây ngập mặn “thực thụ”: Nhóm này có 36 loài cây ngập mặn thuộc 20 chi của 14
họ (năm 1999 có bổ sung thêm một loài)
+ nhóm cây “gia nhập”: Nhóm này có 42 loài thuộc 36 chi của 28 họ
Hình 4.1: Bản đồ phân bố rừng ngập mặn trong xã Long Sơn
Nguồn: Tống Phước Hoàng Sơn
Trong 78 loài cây ngập mặn khác nhau thì các cây ngập mặn thực thụ, thân gỗ
nằm trong họ Rhizophoraceae bao gồm 4 chi: chi Đước (Rhizophora), chi Vẹt (Buguiera),
chi Dà (Ceriops) và chi Trang (Kandelia) có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy ở miền Bắc Việt Nam có 17 loài cây ngập mặn
thực thụ trong tổng số 37 loài cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam chiếm 46% tổng số loài.
Còn ở miền Nam Việt Nam có 33 loài cây ngập mặn thực thụ trong tổng số 37 loài cây ngập
mặn thực thụ ở Việt Nam chiếm 80% tổng số loài.
Vùng ven biển Đông Bắc có số loài cây ngập mặn thực thụ là 16 loài trong tổng
số 37 loài cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam chiếm 43% trong đó phổ biến là Đâng hay
Đước vòi (Rhizophoza stylosa), Vẹt dù bông đỏ (Bruguiera gymnorrhiza) và Trang
(Kandelia obovata). Ngoài ra còn có mắm biển (Avicennia marina), Sú (Aegiceras
corniculatum).
Vùng ven biển Đồng bằng Bắc bộ có 14 loài cây ngập mặn thực thụ trong tổng số
37 loài, chiếm 37,8 % tổng số loài trong đó phổ biến là Bần chua hay Bần sẻ (Sonneratia
caseolaris) và Trang (Kandelia obovata). Ngoài ra còn có Sú (Aegiceras corniculatum).
Vùng ven biển Nam Trung Bộ có 23 loài cây ngập mặn trong tổng số 37 loài,
chiếm 62 % tổng số loài. Tuy nhiều hơn 3 vùng trên nhưng chúng phân bố phân tán thành
các diện tích nhỏ hẹp, nằm ở ven các con sông hoặc khe rạch bên trong bờ biển.
Vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu do có khí hậu thích hợp, không có mùa đông,
bãi bồi tương đối rộng nên số lượng loài cây ngập mặn thực thụ tăng lên đáng kể có 32 loài
trong tổng số 37 loài chiếm 86,4 % tổng số loài trong đó phổ biến là: Đước hay Đước đôi
(Rhizophora apiculuta), Bần chua (Sonneratia caseolaris), Mắm trắng hay Mắm lưỡi đòng
(Avicennia alba) và Mắm đen (Avicennia officinalis).[20]
Rừng ngập mặn ở Long Sơn nối liền với rừng ngập mặn ở Long Thành, Nhơn
Trạch (tỉnh Đồng Nai) và rừng ngập mặn ở Cần Giờ (huyện Duyên Hải, thành phố Hồ Chí
Minh) tạo thành một quần thể rừng ngập mặn rộng hàng trăm kmP2P. Rừng ngập mặn Cần Giờ
có diện tích là 24,592 ha bao gồm 33 loài cây rừng ngập mặn thực thụ thuộc 36 chi, 24 họ
trong đó có các loài chủ yếu sau: Bần trắng, Mắm trắng, Mắm đen, Đước đôi, Giá, Dừa
nước, Chà là.[21]
Cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 180 km về phía đông là hệ thống
rừng ngập mặn của Vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Rừng ngập mặn Côn Đảo có diện tích không nhiều khoảng 30 ha nhưng là rừng
nguyên sinh chưa bị tác động bởi con người bao gồm 23 loài cây ngập mặn thực sự (thuộc
11 họ) và 18 loài cây gia nhập rừng ngập mặn (thuộc 16 họ), trong đó các cây ngập mặn
chiếm ưu thế là: Đước đôi, Sú đỏ, Dà vôi, Vẹt dù, Đâng, Đưng.[13]
Về cơ bản đặc điểm thành phần loài của rừng ngập mặn xã Long Sơn gần với
rừng ngập mặn Cần Giờ hơn so với rừng ngập mặn Côn Đảo. Tuy nhiên theo kết quả điều
tra thì diện tích rừng ngập mặn của Long Sơn nhỏ hơn và số loài ít hơn so với rừng ngập
mặn Cần Giờ. Chúng tôi đã xác định rừng ngập mặn xã Long Sơn có 10 loài cây ngập mặn
thực thụ thuộc 8 chi, 5 họ. (Bảng 4.2)
Aizoaceae
1. Sesuvium portulacastrum L.
Họ Rau đắng đất
Sam biển, Hải châu
Arecaceae
2. Phoenix paludosa Roxb.
3. Nypa fruticans Wurmb.
Họ Cau Dừa
Dừa nước, Dừa lá
Chà là
Avicennniaceae
4. Avicennia alba Bl.
5. Avicennia officinalis L.
Họ Mắm
Mắm trắng
Mắm đen
Rihizophoraceae
6. Ceriops decandra (Griff.)
7. Ceriops tagal (Pers) C.B.Rob.Ding hou
8. Rhizophora apiculuta Bl.
Họ Đước
Dà quánh, Dà đen
Dà vôi, Dà đỏ
Đước đôi
Sonneraticeae
9. Sonneratia alba Bl.J.E.Smith
10. Sonneratia caseolaris (L.) Engler.
Họ Bần
Bần trắng
Bần chua
Ở đây có các quần xã và quần thể cây ngập mặn chủ yếu sau:
+ Tại các bãi mới bồi, ngập nước sâu, khi triều cường ở ven sông Chà Và, sông Thị
Vải có các quần thể cây ngập mặn tiên phong là Bần trắng (Sonneratia alba).
Bảng 4.2: Thành phần loài cây ngập mặn chủ yếu trong
rừng ngập mặn xã Long Sơn
+ Trên các bãi bồi được ngập triều và đất tương đối ổn định thì có quần thể Đước
(Rhizophora apiculuta). Quần thể này chiếm ưu thế trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ở
Long Sơn. Qua kết quả điều tra, hầu như các khu vực ngập mặn trong xã đều có Đước.
+ Quần xã Đước (R. apculata), Dà vôi (Ceriops tagal) và Mắm trắng (Avicennia
alba) phân bố trên các bãi bồi có độ ngập nước sâu trung bình khi triều cường (khu vực cầu
Long Sơn, thôn 9) (Hình 4.2, 4.3).
+ Quần xã Đước (R. apculata), Mắm đen (Avicennia officinalis), Dà quánh (Ceriops
decandra) phân bố trên các bãi bồi khi ngập triều cao (thôn Rạch Giá, thôn Bến Điệp, thôn
2, thôn 4).
+ Quần xã Chà là (Phoenix paludosa), Sam biển (Sesuvium portulacastrum) phân bố
trên các bãi bồi chỉ ngập nước khi có nước triều cao và cao bất thường trong năm (phân bố
rải rác trong các thôn như thôn 6, thôn 8, thôn 10).
Ở khu vực nước lợ cửa sông của vùng này thường gặp các quần thể chủ yếu sau:
+ Quần thể Bần chua (Sonneratia caseolaris) là quần thể cây ngập mặn tiên phong cố
định bãi bồi vùng cửa sông, nước lợ, ngập sâu (khu vực cầu Long Sơn, rừng Sác).
+ Quần thể Dừa nước (Nypa fruticans) phân bố trên các bãi bồi vùng nước lợ cửa
sông được ngập nước khi triều cao trung bình (phân bố rải rác trong các thôn như thôn 1,
thôn 6, thôn 8).
4.1.2.2. Đặc điểm của các loài cây ngập mặn chủ yếu
* Đước đôi (Rhizophora apiculuta Bl.)
Hình 4.2, 4.3: Một góc rừng ngập mặn nhìn từ khu vực cầu Long Sơn
và thôn 9
Cây gỗ có thể cao 25 – 30 m, rễ chống chân nôm rất phát triển. Lá đơn, mọc đối, hình
bầu dục, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm và láng bóng, lá kèm đỏ. Cụm hoa xim có 2 hoa trên
cuống ngắn và mập; đài hợp xẻ 4 thùy hình tam giác dày, sẽ ở lại cùng với quả; cánh tràng
4, mỏng, hơi trắng, không lông. Quả màu nâu với trụ mầm dài 20 – 30 cm, xanh sẫm. Mùa
hoa tháng 4 - 5 hay quanh năm, quả tháng 11. Thích hợp nơi đất bùn mềm đến hơi ngập
triều định kì hàng ngày.[4]. Đây là loài cây phân bố rất phổ biến ở đồng bằng Nam Bộ ví dụ
như rừng ngập mặn ở Bạc Liêu, Cà Mau có Đước đôi là loài ưu thế; phân bố rải rác ở Nam
Trung bộ, không phân bố tự nhiên ở Bắc Trung bộ, đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Bắc
Việt Nam.
* Mắm trắng hay Mắm lưỡi đòng (Avicennia alba Bl.)
Cây gỗ thường cao khoảng 10 – 15 m, cành non xám, nhẵn nhưng khi già thì trở nên
đen, rễ thở nhiều, thon dần phía đầu, dựng đứng từ dưới bùn lên, cao đến 30 cm. Lá đơn,
mọc đối hình mũi mác, đầu nhọn, gốc hình nêm, mặt dưới phủ lông màu trắng bạc. Hoa
đơm thành gié; hoa nhỏ (đường kính 5mmm), màu vàng. Quả nang hơi cong, dài khoảng 4
cm, màu xanh hơi xám, đầu thon nhọn, tự khai thành 2 mảnh, hạt nảy mầm trên cây trước
khi quả rụng. Mùa hoa tháng 6 – 7, quả chín tháng 8 – 9.[4]. Đây là loài cây quan trọng
cùng với Bần trắng (Sonneratia alba) được xem là những loài tiên phong ở nơi đất mới bồi
của vùng ngập mặn. Phân bố rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam ( huyện Cần Giờ - TP.Hồ
Chí Minh, xã Thạnh Phú – Bến Tre, huyện Long Thành – Đồng Nai…)
* Mắm đen (Avicennia officinalis L.)
Cây gỗ cao khoảng 10 – 15 m. Vỏ mỏng màu xám nâu, hệ thống rễ tương tự Mắm
trắng. Lá hình trứng ngược hay bầu dục, đầu tròn, gốc hình nêm, mép hơi uốn xuống, mặt
dưới nhiều lông màu hung. Hoa tự đầu, gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng hay da cam. Quả nang
dài 2 – 3 cm có dạng hình tim, bất xứng, có mũi ngắn, vỏ quả màu vàng nhạt đến nâu nhạt,
1 hạt, nảy mầm trước khi quả rụng. Quả chín vào tháng 7 – 8. Cây thường mọc nơi bùn chặt,
ngập triều trung bình, nằm sâu trong đất liền hơn so với Mắm trắng.[4]. Phân bố phổ biến ở
vùng ven biển Đồng bằng Nam bộ đặc biệt là bán đảo Cà Mau.
* Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler.)
Cây gỗ cao khoảng 10 – 15 m, nhánh non đỏ, cành thường rũ xuống, rễ thở nhiều,
mọc dựng đứng từ dưới bùn lên. Lá đơn, mọc đối, dày, giòn; phiến lá trưởng thành thon hay
bầu dục, đầu nhọn, cuống màu đỏ nhạt. Hoa đơn độc hay dạng xim 2 ngả gồm vài hoa, đầu
cành; cánh hoa mảnh, đỏ; nhị dực nhiều, chỉ nhị hình sợi, trắng ở phần đầu và đỏ hồng ở
đáy. Quả mọng, màu xanh; gốc có 6 – 8 thùy đài xòa rộng; hạt nhiều. Mùa hoa tháng 3 – 4;
quả tháng 5 – 9. [4]. Đây là loài Bần phân bố khá phổ biến và rộng khắp ở 3 miền: miền
Nam (huyện Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, xã Thạnh Phú – Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau…),
miền Trung, Bắc Việt Nam, nơi bãi bồi của cửa sông giàu bùn sét và độ mặn thấp.
* Bần trắng hay Bần đắng (Sonneratia alba Bl.J.E.Smith)
Cây gỗ cao đến 15 m; rễ thở mọc thẳng đứng, thon nhọn. Lá đơn, mọc đối, phiến lá
hình trứng ngược, đầu tròn hay hơi lõm, cứng, dày và giòn, dễ gãy. Hoa nở về ban đêm,
cánh hoa trắng hơi đỏ ở đầu, hẹp như chỉ nhị; nhị đực nhiều, màu trắng, đài hình chén. Quả
mọng mang thùy đài thường vểnh ngược lên, nhiều hạt, không ăn được vì có vị đắng. Mùa
hoa vào tháng 2 – 3; quả chín tháng 5 – 9. Là loài cây tiên phong ở những bãi bồi vùng cửa
sông, ven biển, có khả năng chịu mặn nhất trong các loài Bần, thường mọc với Mắm trắng.
[4]. Phân bố tự nhiên ở vùng ven biển Nam bộ và Nam trung bộ (huyện Cần Giờ - TP.Hồ
Chí Minh, xã Thạnh Phú – Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng...)
* Rau sam biển (Sesuvium portulacastrum L.)
Cây thảo mộc, nằm, phân nhành nhiều, hơi đo đỏ, có rễ ở mắt. Lá thẳng, đáy thon,
dài 1 – 2 cm, mập, cuống là ngắn và có màng ở đáy. Hoa nhỏ mọc đơn độc ở nách là có màu
hồng nhạt. Quả hạch có nắp xoan hay thuôn; hạt nhiều. Cây ra hoa quanh năm. Cây ưa sáng,
thường mọc hoang ở các vùng cát và ruộng ven biển, đất bùn chặt ven bờ sông rạch ít ngập
triều, hay có thể thấy từng thảm lớn ở những ruộng muối bỏ hoang. [4]. Phân bố phổ biến ở
cả miền Bắc, Trung và Nam Bộ (huyện Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, xã Thạnh Phú – Bến
Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau...)
* Chà là (Phoenix paludosa Roxb.)
Mọc thành bụi dày, thân cột cao 1 – 6 m. Lá hơi mốc trắng, dài 1 – 2 m, có gai nhọn.
Hoa tự đầu là buồng có 1 mo mang nhánh cái dài hơn nhánh dực. Quả mọng màu nâu đỏ,
dài khoảng 1 cm, chín vào tháng 6 – 8. Lá cây ưa sáng mọc thuần loại hay hỗn giao với
Ráng (Acrostichum aureum) trên đất bùn cứng. [4]. Phân bố rải rác ở hầu hết các vùng đất
ngập mặn trên cả nước, nơi chịu ảnh hưởng của triều cao, nhưng tập trung nhiều ở miền
Nam (huyện Long Thành – Đồng Nai, huyện Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, xã Thạnh Phú –
Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau...).
* Dà vôi (Ceriops tagal (Pers) C.B.Rob.Ding hou)
Cây gỗ cao 5 – 10 m, bạnh gốc thấp, cành có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá hình
bầu dục, đầu tròn hơi lõm, gốc hình nêm, hai bên mép lá cũng hơi uốn xuống. Cụm hoa ở
nách lá cũng gồm những xim phân đôi nhưng trục phát hoa hơi dài và mảnh hơn ở Dà
quánh; cánh hoa trắng rồi nâu, đầu có 3 phụ bộ hình chùy. Quả với thùy đài tồn tại thường
xòe rộng hay vểnh lên. Trụ mầm dài 15 – 25 cm luôn mọc thòng xuống, hơi có cạnh. Mùa
kết trái tháng 7 – 9. Cây thường mọc trên đất bùn chặt, mọc thuần loại hoặc xen với Cóc
vàng trên đất rừng thứ sinh chỉ ngập khi triều cao. [4]. Phân bố tự nhiên ở vủng ven biển
đồng bằng Nam bộ ví dụ như Cà Mau, huyện Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, xã Thạnh Phú –
Bến Tre, Kiên Giang, rải rác ở Nam Trung Bộ và không thấy phân bố tự nhiên ở miền Bắc
Việt Nam.
* Dà quánh (Ceriops decandra (Griff.))
Cây gỗ cao 5 – 10 m, cây trưởng thành có bạnh gốc do rễ khí sinh ở cây con phát
triển thành. Lá hình bầu dục rộng có dạng hình trứng ngược, đầu tròn hay hơi lõm, hai bên
mép lá hơi uốn xuống. Hoa gồm những xim phân đôi, trục phát hoa rất ngắn và dày trông
như hoa tự đầu, mọc ở nách lá; cánh hoa trắng, 2 – 3 mm, đầu chia tua. Quả với thùy đài tồn
tại ôm quả. Trụ mầm dài 10 – 15 cm, có cạnh rõ, thường có xu hướng mọc ngược lên (hiếm
khi thòng xuống). Mùa hoa tháng 3 – 5, mùa trái tháng 6 – 8. Cây thường mọc nơi đất bùn
chặt, rải rác ven bờ sông rạch chỉ ngập khi triều cao trung bình xen lẫn với các loài Đước,
Giá, Chà là. [4]. Phân bố giống với Dà vôi.
* Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.)
Thân ngầm trong bùn. Lá kép lông chim rất to, đứng từ trong bùn, cao
5 – 9 m, có bẹ phình to; lá chét thon dài đến 70 cm. Phát hoa đồng chu, có thể cao đến 2 m,
màu cam. Buồng quả hình cầu to (đường kính 40 cm), mang khoảng 40 – 60 quả hạch, 3
góc có mùa nâu sẫm, nhiều xơ, phôi nhũ lúc non mềm (ăn được), sau cứng. Mùa quả chín
tháng 2 – 4. Cây thường mọc thành từng rải rộng dọc triền sông nước lợ, trên đất bùn hội tụ.
[4]. Phân bố tự nhiên ở vủng ven biển đồng bằng Nam bộ, rải rác ở Nam Trung Bộ và
không thấy phân bố tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam.
4.2. Hiện trạng khai thác và nuôi trồng tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng
ngập mặn
4.2.1. Tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn và hiện trạng khai thác
thủy sản
4.2.1.1. Đối tượng đánh bắt
Qua thống kê từ những hộ dân được phỏng vấn, thấy rằng người dân ở xã Long Sơn
chủ yếu khai thác một số đối tượng thủy sản liến quan đến rừng ngập mặn sau đây: tôm
(tôm sú, tôm thẻ, tôm đất…), cua, cá (cá bống, cá nâu, cá căng, cá đục, cá chẽm, cá bơn, cá
trai, cá rìa đầm, cá hồng, cá mú, cá lượng, cá cơm…).
4.2.1.2. Sản lượng và thời gian khai thác
a. Dụng cụ khai thác và thời gian khai thác
STT Các loại công cụ
khai thác
Số lượng
(chiếc)
Tỉ lệ
(%)
1 Lưới kéo 55 36
2 Lưới vây 34 22
3 Lưới đáy 21 14
4 Te 18 12
5 Các loại câu 14 9
6 Các loại bẫy 8 7
Qua phỏng vấn, các hộ dân dùng nhiều dụng cụ để khai thác thủy sản như: lưới kéo,
lưới vây, te, bung (rập)…(Bảng 4.3). Phần lớn hộ dân dùng lưới kéo và lưới vây để kéo các
loại cá, cua, dùng te để bắt tôm. Hầu hết tàu cá khai thác nghề lưới kéo vẫn mang tính chất
của nghề cá quy mô nhỏ được đóng bằng gỗ, máy tàu được sử dụng là máy cũ hoặc cải hoán
từ các máy ôtô vận tải hạng nặng. Ngoài ra, một số hộ còn dùng bung (rập) (hình 4.4) để
đánh bắt hoặc dùng các loại câu, bẫy. Tuy nhiên, việc sử dụng các dụng cụ này không phổ
biến lắm. Những năm trước đây các hộ hành nghề te khá nhiều nhưng hiện nay do nhà nước
cấm nghề te nên số lượng cũng te giảm dần. Mùa vụ khai thác thủy sản là quanh năm và phụ
thuộc vào cường độ triều trong tháng. Những tháng khai thác được nhiều nhất là từ tháng 9
đến tháng 11.
Bảng 4.3: Các loại dụng cụ và tỉ lệ các hộ được điều tra sử
dụng trong đánh bắt thủy sản của xã
b. Sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác cá, tôm trong rừng ngập mặn những năm gần đây giảm sút
nhanh chóng (Bảng 4.4 và Hình 4.6). Theo bảng 4.4 thì sản lượng khai thác thủy sản rừng
ngập mặn có xu thế giảm dần từ năm 2007 – 2010. Đặc biệt giảm mạnh nhất từ năm 2007
đến năm 2008. Các năm còn lại sản lượng giảm ít hơn. Theo ông Huỳnh Hoàng Sơn ở thôn
2 cho biết trước năm 2008 sản lượng khai thác đối với tôm thẻ là 4 – 5 kg/ngày thì bây giờ
chỉ được 1 – 2 kg/ngày, đối với sản lượng cá các loại thì trước đây thu được 7 – 8/ngày còn
hiện nay khoảng 3 – 4 kg/ngày.
Năm Sản lượng đạt được Giá trị sản lượng
2007 1600 tấn 10 tỷ đồng
2008 1200 tấn 7.5 tỷ đồng
2009 1120 tấn 7 tỷ đồng
2010 950 tấn 5.9 tỷ đồng
Bảng 4.4: Báo cáo tình hình sản lượng khai thác thủy sản ở
rừng ngập mặn xã Long Sơn trong giai đoạn 2007 – 2010[38]
Hình 4.4: Bung (rập) – 1 loại dụng
cụ đánh bắt thủy sản của hộ dân
Hình 4.5: Người dân thôn 2 đang
kéo lưới
1600
1200
1120
950
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2007 2008 2009 2010
Sản lượng khai
thác thủy sản
Năm
4.2.1.3. Nguồn lợi thu được từ khai thác
Nhờ khối lượng mùn bã từ các cây ngập mặn được phân hủy tại chỗ, rừng ngập mặn
thu nhận các chất dinh dưỡng từ nội địa do sông chuyển ra và từ biển khơi chuyển vào do
thủy triều nên tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn rất cao trong đó có nhiều
nguồn hải sản quan trọng. Theo Ronnback (1999), mỗi năm 1 ha rừng ngập mặn có thể tạo
ra 13 – 756 kg tôm thuộc họ Tôm he có giá trị 91 – 5.292 đô la Mỹ (USD), 13 – 64 kg cua
bể với số tiền tương ứng là 39 – 352 USD, 257 – 900 kg cá qui ra tiền là 475 – 713 USD,
500 – 979 kg ốc, sò có giá trị tương ứng là 140 – 274 USD. Theo Talbot và Wilkenson
(2001) với 40.000 ha rừng ngập mặn được quản lí tốt ở Malaisia đã hỗ trợ cho ngành thủy
sản 100 triệu USD, mỗi hecta thu được 2.500 USD/năm. [12]
Khai thác và nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế chính đối với người dân xã Long
Sơn. Chính nhờ nguồn lợi thủy sản trong rừng ngập mặn mà nhiều hộ dân thoát nghèo, đưa
kinh tế địa phương phát triển. Các loại thủy sản này được bày bán tại địa phương hoặc chở
đi nơi khác để tiêu thụ hoặc phơi khô để bán với giá rẻ hơn (Hình 4.7, 4.8). Sản lượng cá
cơm trong vùng khá lớn nên ngoài việc làm thức ăn cho người dân còn được dùng để chế
biến nước mắm. Nhiều cơ sở kinh doanh đánh bắt thủy hải sản mọc lên trong vùng. Theo
kết quả điều tra từ các hộ dân thì các loại cá được khai thác nhiều nhất và giá bán tại các chợ
Hình 4.6: Biểu đồ sản lượng khai thác thủy sản ở rừng ngập
mặn xã Long Sơn trong giai đoạn 2007 – 2010
đầu mối được trình bày ở bảng 4.5. Bình quân thu nhập một hộ dân từ khai thác thủy sản
liên quan đến rừng ngập mặn là 1.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng.
Loại thủy sản được
khai thác
Giá bán
Cá đối 40.000 – 50.000 đ/kg
Cá đục 20.000 – 30.000 đ/kg
Cá nâu 25.000 – 35.000 đ/kg
Cá cơm 10.000 – 15.000 đ/kg
Cá mú 150.000 - 180.000 đ/kg
Cá bống 40.000 – 45.000 đ/kg
Cá ngát 30.000 – 40.000 đ/kg
Cá hồng 35.000 – 40.000 đ/kg
Tôm thẻ 80.000 – 100.000 đ/kg
Tôm sú 110.000 – 130000 đ/kg
4.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Long Sơn có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Toàn xã có diện tích đất nuôi
trồng thủy sản kể cả đất mặt nước là 2955 ha. Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 1.365 hộ
nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi hàu là 714 hộ với diện tích là 7,73 ha; nuôi sò huyết là
103 hộ với diện tích là 32,5 ha; làm đầm là 548 hộ với diện tích là 1394 ha. [38]. Trong đó
Hình 4.7, 4.8: Cá nâu, cá chẽm, cá mú và cá đối được bày bán tại địa phương
Bảng 4.5: Giá bán của một số đối tượng thủy sản
được khai thác chủ yếu tại các chợ đầu mối
làm đầm nuôi tôm (nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng) chiếm diện tích chủ yếu trong nuôi
trồng thủy sản của xã chiếm tỉ lệ 97%.
4.2.2.1. Kiểu và vùng nuôi trong xã
Đối tượng nuôi: hàu, cá (cá chẽm, cá bóp, cá mú), tôm, sò huyết. Vùng nuôi tập trung
chủ yếu ở khu vực hạ lưu sông Chà Và thuộc xã Long Sơn: nuôi tôm sú, tôm thẻ bằng hình
thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh (một số hộ dân vẫn nuôi bằng hình thức quảng
canh); nuôi hàu chủ yếu là nuôi giàn cọc; nuôi cá bóp, cá chẽm, cá mú là nuôi lồng bè.
a. Các mô hình nuôi tôm
- Nuôi quảng canh: Đối tượng chủ yếu là tôm sú. Nuôi tôm sú trong các đập, thu hoạch
thông qua hệ thống cống, dựa vào các kì thủy triều, năng suất thấp. Nguồn tôm giống chủ
yếu lấy từ tự nhiên.
Tuy nhiên do nguồn lợi tôm ngày càng giảm nên diện tích nuôi theo hình thức này
ngày càng thu hẹp để chuyển dần sang nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh.
- Nuôi quảng canh cải tiến: Đối tượng chủ yếu là tôm sú. Diện tích tối đa không quá 1ha
để tiện chăm sóc, năng suất cao, đầu tư ít tốn kém, phù hợp cho từng hộ cá thể. Tận dụng
tôm giống và thức ăn tự nhiên nhưng có thả thêm giống, mật độ thả từ 2 – 5 con/mP2P.
Trong điều kiện giống tôm tự nhiên ngày càng ít đi thì mô hình nuôi tôm quảng cảnh
cải tiến có bổ sung thêm giống ở mật độ thấp, hoàn toàn sử dụng thức ăn tự nhiên, không
đòi hỏi vốn đầu tư nhiều nhưng năng suất ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ dân, hạn
chế rủi ro về dịch bệnh, không dùng hóa chất trong xử lí môi trường được coi là mô hình
sinh thái và mô hình này đáp ứng được một phần mục tiêu duy trì rừng ngập mặn trong xã.
- Nuôi bán thâm canh: Đối tượng chủ yếu: tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Dùng giống tự
nhiên hoặc giống nhân tạo. Thả giống mật độ 15 – 25 con/mP2P, sử dụng thức ăn công nghiệp.
b. Mô hình nuôi hàu trên sông
Nghề nuôi hàu của xã đã hình thành từ nhiều năm qua, hình thức nuôi chủ yếu là
nuôi giàn, nuôi bè (Hình 4.9) và nuôi lồng. Trong đó hình thức nuôi giàn có nhiều ưu thế do
phù hợp với điều kiện của ngư dân do vốn đầu tư ít, kĩ thuật nuôi đơn giản mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Nuôi bè dễ quản lý, dễ chăm sóc, cho hiệu quả kinh tế cao nhưng chi phí
đầu tư cao hơn nuôi giàn. Nuôi lồng tốc độ tăng trưởng của hàu nhanh, cho năng suất cao
nhưng chi phí đầu tư cao nhất so với các hình thức khác. Được thả nuôi ở vùng bãi triều,
cửa sông ven biển nơi có nguồn thức ăn phong phú, có dòng chảy nhẹ, ít sóng gió, ít thuyền
bè qua lại. Giống hàu được lấy từ tự nhiên dựa vào đặc tính sống bám của hàu. Tiêu chuẩn
của vật bám lấy giống là phải sạch, không mùi vị, không độc, có độ cứng và độ ráp nhất
định để hàu dễ bám. Vật bám có thể là vỏ hàu (kích cỡ 5 x 10 cm), tấm phibro ximăng (20 x
30 cm hoặc 20 x 40cm) (Hình 4.10), vỏ lốp xe (15 x 25 cm), gạch ống, ngói. Trong toàn xã
các hộ dân chủ yếu dùng tấm phibro ximăng làm vật bám. Mỗi năm có 2 vụ lấy giống. Vụ
chính từ tháng 4 – 5 (tháng 3 – 4 âm lịch), vụ phụ từ tháng 9 – 10 (tháng 8 – 9 âm lịch).
Thời gian thu hoạch hàu từ 12 – 15 tháng. Diện tích nuôi hàu của các hộ dao động khá lớn,
bình quân diện tích nuôi của mỗi hộ là từ 1000 – 5000 mP2P. Ngoài ra có những hộ nuôi hào
với diện tích nhỏ hơn từ 200 – 700 mP2P và cá biệt có gia đình ông Hồ Văn Tôm ở thôn 1 nuôi
hào với diện tích lớn là 30.000 mP2P.
c. Nuôi cá lồng – Nuôi cá bằng ao đất
Đây là hình thức nuôi mới được phát triển trong những năm gần đây ở xã. Đối tượng
chủ yếu là cá chẽm, cá bóp, cá mú. Trong đó cá bóp được nuôi nhiều nhất (Hình 4.11). Hiện
nay, nguồn giống tự nhiên bị giảm sút, chất lượng giống tự nhiên lại không cao do con
giống bị đánh bắt bằng xung điện nên những con giống này thường bị yếu và khi nuôi sẽ dễ
bị thất thu. Trong xã có thôn 9 (khu vực Gò Găng) cũng có 3 trại sản xuất cá giống nhưng
chất lượng không cao nên con giống chủ yếu là giống nhập có nguồn gốc từ xã Phước Tỉnh
(thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Cà Mau, Đài Loan. Tính trung bình mỗi
hộ có từ 20 – 25 lồng (hộc) cá. Mỗi lồng có diện tích từ 25 mP2 P– 36 mP2P. Người ta chắn lưới
trong mỗi hộc sâu khoảng 3m và thả con giống. Thời gian thu hoạch cá từ khi thả giống đến
khi khai thác là 12 tháng. Trong toàn xã có 45 hộ nuôi cá lồng.
Hình 4.9: Bè nuôi hàu của hộ dân
ở Long Sơn
Hình 4.10: Tấm phibro ximăng dùng làm
vật bám cho hàu
Do nuôi cá mú trong lồng bè thường không đem lại hiệu quả cao, cá mú lại dễ bệnh
chết, nên hiện nay một số hộ dân ở Long Sơn nuôi cá mú trong ao đất. Nuôi cá mú trong ao
đất thường qui mô nhỏ vì vậy dễ chăm sóc, quản lý và chi phí ban đầu nuôi cá mú trong ao
đất thấp hơn nhiều so với nuôi lồng bè. Ngoài ra, một số hộ còn nuôi cá hường thí điểm, lấy
giống ở Cà Mau. Tuy nhiên do cá chậm lớn, khi nuôi rủi ro cao nên hiện nay không còn hộ
nào nuôi cá hường nữa.
d. Nuôi sò huyết
Sò huyết được nuôi tại bãi bồi ven sông, mặt đáy bằng phẳng, dòng chảy nhẹ, ít sóng
gió, nơi có thủy triều lên xuống, thời gian phơi bãi 5 - 6 giờ/ngày. Bãi nuôi được rào bằng
lưới mành có kích thước mắt lưới 0.5 cm, lưới được cắm sâu dưới mặt đất khoảng 0,4 m,
chiều cao từ mặt đáy lên 1 m, xung quanh cắm trụ, cọc chắn lưới thẳng nghiêng vào bên
trong một góc 60P0P, khoảng cách giữa các cọc là 3 m. Sò là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh, ăn
thức ăn tự nhiên. Thời gian từ khi bắt đầu thả con giống đến khi thu hoạch là từ 6 tháng đến
8 tháng. Mùa vụ nuôi từ tháng 4 – 8. Con giống được cung cấp tại các bãi ươm sò giống tại
địa phương ngoài ra người dân còn thu mua ở Cà Mau.
4.2.2.2. Sản lượng nuôi hàng năm
Sản lượng nuôi trồng thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn trong xã cũng giảm liên
tục cùng với sản lượng khai th._.ên quan đến môi
trường tự nhiên, bất kể là để giải trí, khám phá hay phiêu lưu.
4.5.3.2. Các nguyên tắc của du lịch bền vững
12 nguyên tắc sau đề cập đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến
ngành công nghiệp du lịch được nêu trong Hướng dẫn thiết kế du lịch bền vững. Các
nguyên tắc liệt kê dưới đây không sắp xếp theo tầm quan trọng.
Giảm thiểu các tác động môi trường
Ngành du lịch cần cân nhắc những tác động môi trường đến địa phương và toàn cầu.
Du lịch ở cấp độ địa phương nên cố gắng duy trì chất lượng mỹ quan của các thắng cảnh và
tránh các tác động vật lý tức thời đến môi trường bằng cách giảm thiểu ô nhiễm không khí,
nguồn nước hoặc đất, đồng thời giảm thiểu phát sinh rác thải. Ở mức độ toàn cầu, ngành du
lịch nên chú ý đến các vấn đề như phát thải khí nhà kính và sử dụng các nguồn tài nguyên
không thế tái tạo.
Bảo tồn hiệu quả
Ngành du lịch cần hưởng ứng việc bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái và đời sống
hoang dã và giảm thủy hủy hoại chúng. Sự liên kết giữa du lịch và bảo tồn có thể đạt được
phương châm đôi bên cùng có lợi. Nguồn tài nguyên sẽ được đánh giá cao, đồng cảm, được
bênh vực và bảo vệ thông qua sự hiểu biết và ủng hộ.
Tạo khác biệt
Một trong những điểm mấu chốt để ngành du lịch thành công và bền vững là phải tạo
được sự khác biệt rõ rệt với những địa điểm cạnh tranh khác. Điều này có thể đạt được nhờ
thị trường và phát triển dựa vào đặc tính và thế mạnh của từng địa phương. Việc phát triển
nên tập trung củng cố thương hiệu và giá trị thương hiệu của địa phương.
Mang tính thực tế
Những sự hấp dẫn có khả năng dẫn đến thành công và có tính chất lâu dài nhất là
những đặc tính thật gắn liền với lịch sử, công nghiệp, văn hóa, lối sống và nguồn tài nguyên
thiên nhiên của địa phương.
Phản ánh các giá trị cộng đồng
Điều này nghĩa là phải đại diện cho các mong muốn trong quá khứ, hiện tại và tương
lai của cộng đồng địa phương một cách nhạy bén và linh hoạt; chứ không phải chỉ là tưởng
nhớ đến quá khứ và nhấn mạnh sự phát triển. Điều này liên quan đến việc lắng nghe và đáp
ứng các nguyện vọng của cộng đồng.
Hiểu rõ và hướng đến thị trường
Hiểu rõ các xu hướng của thị trường chính và các nhu cầu cũng như mong muốn đối
với các lĩnh vực đặc thù là vấn đề then chốt. Việc này liên quan đến sự phát triển các sản
phẩm đặc trưng, dựa trên nguồn lực sẵn có của từng vùng.
Nâng cao kinh nghiệm
Động cơ đi du lịch là do nhu cầu muốn thực hiện một điều gì đó mà ta không thể làm
được tại nhà. Việc “xây dựng” các đặc trưng sẽ nâng cao tính hấp dẫn của nơi đó cũng như
thu hút khách viếng thăm.
Bổ sung giá trị
Việc tăng giá trị cho các đặc trưng hiện tại giúp cho ngành du lịch phong phú hơn,
đồng thời làm đa dạng thêm nên kinh tế địa phương. Việc này bao gồm nhà ở, các cửa hàng
kinh doanh hoặc các khu ăn uống cùng với các ngành công nghiệp tương thích.
Mang nội dung hay (“thuyết minh”)
Phát triển du lịch cần làm sáng tỏ (trình bày và giải thích) các đặc tính về tự nhiên, xã
hội, lịch sử và sinh thái. Thuyết minh sẽ mang lại những trải nghiệm bổ ích hơn và sẽ giúp
giữ gìn địa danh một cách tối ưu nhất.
Bài trí nâng cao giá trị của địa danh
Cách bài trí thích hợp sẽ nâng cao các nguồn lực sẵn có, bảo tồn có hiệu quả, phản
ánh giá trị cộng đồng và là một phương cách truyền tải nội dung. Đây không chỉ là hình
thức và nhiệm vụ mà còn là sự tác động đến cảm xúc của khách du lịch.
Mang lại lợi ích chung cho cả khách du lịch và địa phương
Ngành du lịch không phải chỉ hướng đến lợi ích của riêng nó, đây còn là phương
thức phát triển kinh tế và cộng đồng. Do đó, cần xét đến lợi ích của cả địa phương và khách
du lịch.
Xây dựng năng lực địa phương
Kinh doanh du lịch tốt không tách biệt khỏi cộng đồng mà phải gắn liền với cộng
đồng và phối hợp với các ngành kinh doanh khác, cũng như góp phần xây dựng năng lực địa
phương.
4.5.3.3. Các biện pháp thúc đẩy hoạt động du lịch thiên nhiên trong xã
Đẩy mạnh việc bảo tồn thiên nhiên
Du lịch sẽ được vận hành hướng đến mục tiêu phát triển. Ngành du lịch địa phương
không nên phát triển tương tự với các nơi khác, mà nên phát triển dựa trên các nguồn lực
sẵn có, bao gồm rừng ngập mặn và những đặc thù khác. Do đó việc đẩy mạnh việc bảo tồn
thiên nhiên để tạo ra sự khác biệt là vấn đề then chốt để tạo nên thành công trong cuộc cạnh
tranh với các địa danh du lịch nổi tiếng hiện tại trong khu vực nhằm phát huy và duy trì lợi
ích cho các ngành kinh doanh và cộng đồng địa phương.
Tạo mối liên kết giữa các khu vực được bảo vệ và ngành du lịch
Theo suy tính, ngành du lịch chủ yếu ở phát triển tại các khu vực được bảo vệ. Theo
Eagles và cộng sự (2002), mối liên kết giữa các khu vực được bảo vệ và ngành du lịch đã
lâu đời như lịch sử của các khu vực này. Các khu vực được bảo vệ cần du lịch và ngành du
lịch cần các khu vực cần được bảo vệ. Dựa trên mối quan hệ phức tạp và đôi khi lại đối
nghịch này, ngành du lịch luôn là tiêu chí để xem xét việc thiết lập và quản lý các khu vực
được bảo vệ.
Đề ra các kế hoạch du lịch thích hợp dựa trên các đặc tính sinh thái, xã hội và
kinh tế của địa phương
Việc đề ra các kế hoạch thích hợp dựa trên các đặc tính sinh thái, xã hội và kinh tế là
yếu tố thiết yếu đảm bảo cho du lịch bền vững. Việc lập kế hoạch cho du lịch chủ yếu dựa
vào sự phát triển hạ tầng, giao thông, lượng khách du lịch, các biện pháp quản lý có khả
năng tạo nên sự bền vững. Các nhà chức trách của các khu vực được bảo vệ sẽ làm việc trực
tiếp với ngành du lịch và cộng đồng địa phương để thuận tiện cho việc lập kế hoạch phát
triển du lịch tại khu bảo tồn cảnh quan rừng ngập mặn. Việc khoanh vùng các hoạt động du
lịch khác nhau (du lịch nhà bè, câu cá, tham quan các di tích lịch sử…) cần thực hiện dựa
trên dữ liệu và thông tin của các cuộc khảo sát sinh thái và những nhu cầu bảo tồn. Nguyên
tắc hoạt động du lịch tương thích với chức năng của từng vùng và cần có sự thảo luận, thống
nhất của các bên liên quan và do nhà chức trách của các khu vực được bảo vệ thực thi.
Đóng góp tài chính cho việc kinh doanh du lịch
Đóng góp tài chính cho việc kinh doanh du lịch trong bảo tồn và phục hồi cảnh quan
rừng ngập mặn và các tài nguyên liên quan phản ánh trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn
tài nguyên và duy trì quyền lợi lâu dài. Bên cạnh chi phí để vào các khu vực được bảo vệ
mà khách du lịch phải trả, tùy thuộc quyết định của chính quyền cấp tỉnh, ngành du lịch nên
đóng góp tài chính, chi trả cho các bảo vệ địa phương nhằm ngăn chặn các hoạt động có hại
đồng thời phục hồi rừng ngập mặn.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư
Sự tham gia của dân địa phương trong các hoạt động du lịch cần được đẩy mạnh để
có được sự ủng hộ và mang lại quyền lợi cho cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức
khác nhau như: Hướng dẫn khách tham quan du lịch, tìm hiểu các hoạt động sản xuất của cư
dân địa phương, xây dựng các cơ sở lưu trú cho du khách. Nhiều giá trị cộng đồng khác tại
địa phương nên để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào
hoạt động du lịch mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
+ Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần dân trí của cư dân thông qua việc tiếp xúc
nhiều đối tượng du khách đến tham quan du lịch.
+ Cải thiện đời sống vật chất, tăng thu nhập cho người dân do làm các dịch vụ cho du
khách.
+ Nâng cao nhận thức người dân thông qua việc bảo vệ nguồn tài nguyên đang có vì
thông qua việc giữ gìn nguồn tài nguyên này sẽ đem lại cho họ cơ hội cải thiện cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Thông qua thái độ ứng xử đầy tình cảm, thân thiện, cởi mở, hiếu khách của người
dân địa phương cùng với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc và những giá trị lịch sử, văn hóa của
địa phương sẽ tạo ra du khách những cảm xúc tốt đẹp từ đó nảy sinh những tình cảm và
mong muốn được đến lại nơi mà mình có những kỉ niệm khó quên. Do đó việc đào tạo cho
dân địa phương tham gia các dịch vụ du lịch cần được chú trọng để xây dựng khả năng cho
họ.
Đào tạo nguồn nhân lực
Cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động du lịch. Trong
đó tập trung khai thác và đào tạo các hướng dẫn viên du lịch có kĩ năng hướng dẫn và trình
độ chuyên môn về môi trường tự nhiên cũng như về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán
của vùng nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch cần có
trình độ ngoại ngữ, các phương pháp tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu. Cần thực hiện một chương
trình nâng cao nhận thức của các hướng dẫn viên du lịch và du khách do các nhà chức trách
của các khu vực được bảo vệ với sự hỗ trợ của các nhà sinh thái học về các vùng và các quy
định của khu bảo tồn trên từng tàu du lịch, các khuyến cáo dành cho khách du lịch thân
thiện với môi trường. Các cơ quan quản lý khu bảo tồn nên đưa ra các quy định liên quan
đến việc quản lý du khách nhằm giảm thiểu các tác động của các hoạt động du lịch đối với
hệ sinh thái và nguồn lợi liên quan.
Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Phần lớn hộ dân ở Long Sơn là những hộ nghèo và cơ sở hạ tầng vẫn còn kém phát
triển. Do đó việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kĩ thuật ngoài việc phục vụ cho phát
triển kinh tế ở địa phương (xây cầu, làm đường, các đường dây điện, cấp thoát nước, xây
dựng khu công nghiệp,…) cũng góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nhanh sự phát triển của
du lịch địa phương.
Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch sẽ tác động đến các hệ
sinh thái và môi trường nói chung. Các ảnh hưởng này cần được cân nhắc ở nhiều cấp độ, từ
địa thế của công trình đến các khu vực ảnh hưởng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tác động
xấu đến môi trường do khai thác đất, đá và san lấp. Các tác động này có thể trực tiếp hoặc
gián tiếp. Những ảnh hưởng trực tiếp như phá hủy thảm thực vật, các đầm phá, và rừng
ngập mặn; phát sinh các chất gây ô nhiễm, gia tăng ô nhiễm không khí, giảm mỹ quan của
thắng cảnh. Tác động gián tiếp quan trọng khác có thể kể đến xói lở bờ ở các bãi biển. Vì
vậy, cần có các hoạt động cần thiết nhằm giảm thiểu tác động của việc xây dựng cơ sở hạ
tầng như: thiết lập các địa điểm hợp lý để khai thác các vật liệu xây dựng và đưa ra các biện
pháp cần thiết để hạn chế các tác động tiêu cực; nhanh chóng tiến hành các hoạt động xây
dựng, ngăn chặn việc san lấp hoặc tàn phá các hệ sinh thái có giá trị như đầm phá, rừng
ngập mặn...; hạn chế khai thác cát sông; và quy định khoảng cách hợp lý giữa các khu nghỉ
mát.
Công tác quảng bá hình ảnh khu du lịch thiên nhiên của xã
Công tác tuyên truyền quảng bá về cảnh quan thiên nhiên ở Long Sơn là một trong
những biện pháp quan trọng để thu hút khách du lịch. Cần thực hiện việc quảng bá bằng
nhiều loại hình khác nhau và bằng nhiều phương tiện khác nhau để nhằm vào các đối tượng
thích hợp. Nhiều khu du lịch đã được xây dựng nhằm khai thác những tiềm năng của xã đảo
bằng hình thức kết hợp giữa du lịch sinh thái, ẩm thực với du lịch về nguồn. Hiện nay, công
tác quảng bá về du lịch tại Long Sơn hầu như chưa có, du khách biết đến là qua truyền
miệng và các công ty tổ chức tour du lịch đến Long Sơn còn hạn chế. Do đó lượng du khách
đến tham quan và nghỉ ngơi còn rất hạn chế chủ yếu là các du khách đến từ vùng lân cận
thành phố Vũng Tàu như các huyện trong tỉnh, Sài Gòn, Đồng Nai. Vì vậy, cần xây dựng
chiến lược quảng bá về du lịch thiên nhiên ở Long Sơn với sự tham gia quản lí của Nhà
nước cũng như các thành phần kinh tế khác.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn lợi thủy sản vùng
ven bờ, giúp duy trì nghề cá bền vững. Tuy nhiên, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản của
người dân trong khu vực có rừng ngập mặn cũng có tác động ngược lại đối với tài nguyên
rừng ngập mặn. Vì vậy, nghiên cứu tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến
tài nguyên rừng ngập mặn từ đó tìm ra giải pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên này
là điều hết sức cần thiết và đó cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Các kết quả có thể
được tóm tắt như sau:
+ Bước đầu chúng tôi đã nghiên cứu được đặc điểm của rừng ngập mặn xã Long Sơn
về phân bố, diện tích và thành phần cây ngập mặn chủ yếu.
+ Đã xác định được tài nguyên thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn của xã Long
Sơn cùng với hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản trong vùng.
+ Đã tìm hiểu được các tác động đến tài nguyên rừng ngập mặn cũng như tình trạng
suy thoái tài nguyên rừng ngập mặn xã Long Sơn.
+ Đã đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên
thủy sản liên quan rừng ngập mặn
Các kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ ngành thủy sản và
cán bộ quản lí rừng phòng hộ, làm cơ sở cho việc quản lí và xây dựng các chiến lược phát
triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Long Sơn.
2. Kiến nghị
Qua việc nghiên cứu hiện trạng của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản và các tác
động đến tài nguyên rừng ngập mặn chúng tôi có những kiến nghị như sau:
- Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ thu được những kết quả bước đầu
về thành phần cây ngập mặn và nguồn lợi thủy sản chủ yếu liên quan đến rừng ngập mặn ở
xã Long Sơn. Cần có những đề tài nghiên cứu sâu hơn nữa về đặc điểm rừng ngập mặn xã
Long Sơn như: các loài cây tham gia rừng ngập mặn, hệ động vật trong rừng, các loài thủy
sản khác liên quan đến rừng ngập mặn của xã. Cần có những nghiên cứu cho thấy sự đa
dạng tài nguyên rừng ngập mặn nơi đây.
- Diện tích rừng ngập mặn trong xã hiện nay giảm khá nhiều do làm đầm tôm thiếu
qui hoạch, quy hoạch khu công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, chặt phá làm củi, xây nhà.
Trong khi đó, rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ ven biển, là hàng
rào vững chắc chắn gió, bão, sóng thần đồng thời tạo ra nguồn thu nhập chính cho người
dân trong xã. Vì vậy, Ban quản lí rừng phòng hộ của tỉnh cần vận động các đơn vị liên quan
đầu tư tài chính vào các dự án trồng thêm rừng và vận động người dân tham gia vừa trồng
vừa bảo vệ.
- Cần hạn chế các tác động đến tài nguyên của rừng ngập mặn bằng cách tuyên
truyền cho người dân hiểu rõ hậu quả của các tác động này và bằng những biện pháp xử lí vi
phạm nghiêm khắc.
- Cần có những qui định về việc xây dựng qui trình, hệ thống xử lí chất thải đảm bảo
hiệu quả và chất lượng cho các nhà máy chế biến hải sản gần khu vực nuôi trồng thủy sản
của người dân. Đối với các trường hợp vi phạm (xả chất thải chưa qua xử lí, xả trộm nước
thải vào khu vực nuôi trồng thủy sản) cần xử phạt nặng, khắc phục hậu quả và bồi thường
thiệt hại cho người dân.
- Nguồn lợi thủy sản liên quan đến rừng ngập mặn trong xã khá lớn và đa dạng đóng
góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, do việc khai thác quá
mức, nuôi trồng thủy sản thiếu qui hoạch, ô nhiễm nguồn nước, khai thác cát tràn lan…đã
làm suy giảm nguồn lợi thủy sản trong vùng. Đồng thời, việc qui hoạch Khu công nghiệp
Dầu khí Long Sơn đã đẩy nhiều hộ dân vào tình trạng không có việc làm. Vì vậy, cần có
những chính sách đền bù thỏa đáng và hỗ trợ việc làm cho người dân nơi đây.
- Cần nhanh chóng đẩy mạnh bảo tồn thiên nhiên cùng với việc xây dựng các chiến
lược phát triển du lịch bền vững nhằm phát triển kinh tế - xã hội của xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Phạm Phương An (2005), Điều tra thành phần loài thực vật và tình hình khai thác
thủy sản ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre,
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Sinh học, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
2. Nguyễn Viết Cách (2010), Kinh nghiệm quản lí Vườn Quốc gia Xuân Thủy – Khu
ramsar quốc tế. Trong hội thảo: Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu
hướng tới phát triển bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Võ Văn Chi (2003 - 2004), Từ điển thực vật thông dụng (tập I, II), NXB Khoa học và
Kỹ thuật.
4. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật bậc cao, NXB Khoa học
và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
5. Cơ quan xây dựng dự án Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (2005), Dự án
đầu tư theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn
2005 – 2010, Vũng Tàu.
6. Nguyễn Thị Kim Cúc (1999), Nghiên cứu thảm thực vật xã Thụy Hải, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Sinh học.
7. Trần Minh Hiền, Nguyễn Thị Đào, Marget David (1996), Cộng đồng ven biển và vấn
đề quản lí nguồn tài nguyên ven biển. Trong hội thảo: “Sử dụng bền vững và có hiệu
quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng ngập mặn”, Nha Trang.
8. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, (tập I, II, III), NXB Trẻ.
9. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phan Nguyên Hồng (1996), Xây dựng chiến lược quản lí và bảo vệ đất ngập nước
vùng cửa sông ven biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng chiến lược Quốc
gia quản lí và bảo tồn đất ngập nước giai đoạn 1996 – 2020, Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường.
11. Phan Nguyên Hồng (1994), Tác động của việc nuôi quảng canh tôm đến môi trường
và tài nguyên đa dạng sinh học vùng đất ngập mặn ven biển, Tạp chí thủy sản số 10, tr
6 – 9.
12. Phan Nguyên Hồng, Phan Hồng Anh, Quản Thị Quỳnh Dao (2003), Mối quan hệ giữa
hệ sinh thái rừng ngập mặn và nguồn lợi hải sản. Trong: “Hội thảo toàn quốc Bảo vệ
môi trường và nguồn lợi hải sản, Hà Nội, tháng 1/2005”.
13. Trần Hậu Huệ (2005), Phân bố thực vật rừng ngập mặn Vườn quốc gia Côn Đảo tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ Sinh học, TP.Hồ Chí Minh.
14. Lý Hòa Khương (2010), Mô hình phục hồi, quản lí hệ sinh thái theo hướng đồng quản
lí. Trong hội thảo: “Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới
phát triển bền vững”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Ngô Dũng Liêm (1996), Công tác khôi phục tài nguyên rừng và khai thác nuôi trồng
thủy sản với mô hình lâm ngư kết hợp tại lâm trường công ích 184 tỉnh Cà Mau. Trong
hội thảo: “Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái
rừng ngập mặn”, Nha Trang.
16. Phạm Văn Minh (1995), Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong
hệ sinh thái rừng ngập mặn ở xã Liên Vị, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Trong hội
thảo: “Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn”, Nha Trang.
17. Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy (1998), Thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ tp.Hồ
Chí Minh, Tạp chí Lâm nghiệp 1/1998.
18. Viên Ngọc Nam, Nguyễn Sơn Thụy (1992), Vấn đề nuôi thủy sản trong rừng ngập
mặn, Tạp chí Lâm nghiệp 11/1992.
19. Bùi Thị Nga, Đặng Thanh Tam, R.Roijackers, Trương Trọng Nghĩa (2008), Ảnh
hưởng của rừng ngập mặn đối với Mô hình nuôi tôm – rừng ở đồng bằng sông Cửu
Long. Trong hội thảo: Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới
phát triển bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Tổng quan
rừng ngập mặn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Lê Văn Sinh (1996), Du lịch sinh thái huyện Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh hiện trạng và
biện pháp thúc đẩy phát triển. Trong: Hội thảo quốc gia: “Mối quan hệ giữa phục hồi
hệ sinh thái rừng ngập mặn và nuôi trồng hải sản ven biển Việt Nam”, Hà Nội.
22. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006, Bà Rịa – Vũng Tàu.
23. Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2015, Bà Rịa – Vũng Tàu.
24. Vũ Trung Tạng (2009), Sinh thái học các hệ cửa sông Việt Nam, Nxb Giáo dục.
25. Nguyễn Đình Thống (2009), Lịch sử Đảng bộ Long Sơn 1930 – 2005, tp. Vũng Tàu.
26. Nguyễn Giang Thu (2004), Sử dụng và quản lí hiệu quả rừng ngập mặn cho nghề cá,
Tạp chí thủy sản số 4/2004.
27. Lê Trình, Ngô Thanh Tâm, Nguyễn Hữu Cữ (1996), Qui hoạch môi trường thành phố
Hải Phòng và định hướng bảo tồn phát triển tài nguyên sinh vật vùng ngập nước ven
biển. Trong: Hội thảo quốc gia: “Mối quan hệ giữa phục hồi hệ sinh thái rừng ngập
mặn và nuôi trồng hải sản ven biển Việt Nam”, Hà Nội.
28. Lê Đức Tuấn (1995), Rừng ngập mặn Cần Giờ, Ban quản lí rừng phòng hộ Môi
trường tp.Hồ Chí Minh, Tài liệu lưu hành nội bộ.
29. Lê Đức Tuấn (1995), Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ tp.Hồ Chí
Minh. Tuyển tập Báo cáo Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Mối quan hệ giữa việc
phục hồi rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Việt Nam”. Tổ chức tại
Huế từ 31/10 – 02/11/1996.
30. Lê Đức Tuấn (2004), Du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở các Khu Dự Trữ Sinh
Quyển, Hội nghị khoa học trẻ 2004, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
31. Võ Sĩ Tuấn (2004), Quần xã thủy sinh vật và các hệ sinh thái biển, Giáo trình giảng
dạy sau đại học, Nha Trang.
32. Võ Sĩ Tuấn (2011), Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa
dạng sinh học ở vùng biển Phú Quốc.
33. Võ Sĩ Tuấn, Kim Sour, Phạm Văn Thơm (2011), Hướng dẫn sử dụng hợp lí các hệ
sinh thái và các tài nguyên liên quan ở vùng biển xuyên biên giới thuộc hai tỉnh
Kampot (Cambodia) và Kiên Giang (Việt Nam).
34. Lê Xuân Tuấn, Phan Nguyên Hồng, Trương Quang Học (2010), Những vấn đề môi
trường ven biển và phục hồi rừng ngập mặn ở Việt Nam. Trong: Kỉ yếu hội thảo quốc
tế Việt Nam học lần thứ ba.
35. Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Thúy (1998), Đánh giá tác động của việc phục hồi rừng
ngập mặn đối với nguồn lợi thủy sản ở một số xã ven biển thuộc tỉnh Thái Bình và Nam
Định. Trong hội thảo: “Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong
hệ sinh thái rừng ngập mặn”, Nha Trang.
36. Lê Xuân Tuấn, Đỗ Thành Trung (1998), Sự gia tăng nguồn lợi hải sản sau khi có rừng
ngập mặn tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Trong hội thảo: “Sử dụng bền vững
và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng ngập mặn”, Nha Trang.
37. Nguyễn Thanh Tùng cùng cộng sự (2010), Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản
tỉnh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tp.Hồ Chí
Minh.
38. Ủy ban nhân dân xã Long Sơn (2010), Báo cáo tình hình hoạt động khai thác và nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn xã Long Sơn năm 2007 – 2010, Long Sơn – tp.Vũng Tàu.
39. Ủy ban nhân dân xã Long Sơn (2011), Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an
ninh – quốc phòng, thu chi ngân sách năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm
2011, Long Sơn – tp.Vũng Tàu.
40. Ủy ban nhân dân xã Long Sơn (2010), Báo cáo thực trạng kinh tế, văn hóa, xã hội an
ninh quốc phòng 2007 – 2010, Long Sơn – tp.Vũng Tàu.
41. Viện nghiên cứu hải sản (2007), Kết quả quan trắc, cảnh báo tháng 9 – 10/2007 tại
một số vùng nuôi trồng thủy sản, cảng cá, khu bảo tồn biển.
42. Lê Xân, Đỗ Văn Khương (1998), Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trong khu vực có
rừng ngập mặn ở Hải Phòng và biện pháp cải thiện. Trong hội thảo: “Sử dụng bền
vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng ngập mặn”, Nha
Trang.
Tiếng nước ngoài
1. Black K.D. (2001), Sustainability of aquaculture. In: Environment Impacts of
Aquaculture (edited by BK.D. Black). Shelfield Academic Press.
2. Chua Thia Enga et al. (2003), The environmental impact of aquaculture and the effects
of pollution on coastal aquaculture development in Southeast Asia. In: International
Center for Living Aquatic Resources Management, M.C. P.O. Box 1501, Makati,
Metro Manila, Philippines.
3. Eagles P.F.J., McCool S.F., & Haynens C.D. (2002), Sustainable tourism in protected
areas: Guideline for planning and management. IUCN Gland, Switzerland and
Cambridge, UK.
4. Hickling C.F (1970), Estuarine fish farming.
5. McNeely, J.A. et al. (1991), Conserving the Word’s biological Diversity. WRL, WCU,
WB, WEF, Conservation International, Washington, D.C. and Gland Switzland.
6. Kapetsky, J.M (1986), Conversion of mangrove for pond aquaculture: Some short-tern
and long-tern remedies. Workshop on the conversion of mangrove areas to
aquaculture.
7. Phan Nguyên Hồng & Hoàng Thị Sản (1993), Mangroves of Vietnam. IUCN.
8. Pearson & K.D. Black (2001), The environment impacts of marine fish cage culture.
In: Environment Impacts of Aquaculture (edited by BK.D. Black). Shelfield Academic
Press
9. Primavera, J.P. et al. (1998), Xử lí nước thải đầm tôm ở vùng đất ngập nước rừng
ngập mặn tự nhiên.
10. Saenger P. (1993), Some environmental considerations in aquaculture planning and
operation, Southern Cross University.
11. Schmitt, K. (2010), Introduction to the concept og mangrove co-management and
protection. Hội thảo quốc gia, Đồng quản lí khái niệm và thực tiễn ở Việt Nam. Thành
phố Sóc Trăng 17 – 19/03/2010.
12. SEAFDEC (2006), Supplementary guidelines on co-management using group user
rights, Fisheries statistics, indicators and fisheries refugia, Southeast Asian Fisheries
Development Centre, Bangkok, Thailand.
13. Vũ Trung Tạng, Phan Nguyên Hồng (1998), The role of mangroves to biodiversity and
marine resources. In: Phan Nguyên Hồng (ed.) Proceedings of national workshop
“Sustainable and economically efficient utilization of natural resources in mangrove
ecosystem”. Nha Trang City, 1 – 3 November 1998.
14. Whitfield, A.K. (1994), Fish species diversity in Southern African estuarine systems:
an evolutinary perpestive. Environment Biology of Fishes.
PHỤ LỤC
PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC THỦY SẢN
Xã/ làng: ............................................................................................
Đối tượng đánh bắt:............................................................................
Công cụ đánh bắt
Sản lượng khai thác/ngày
Số ngày khai thác/tháng
Số tháng khai thác/năm
Số lượng tàu thuyền khai thác
Số người/tàu
Vùng khai thác
Giá (đ/kg)
Số lượng đầu nậu/làng
Sản lượng trung bình mỗi đầu
nậu/ngày
Số hộ trong làng sống bằng nghề này
Thu nhập bình quân mỗi hộ/ngày
Thu nhập bình quân mỗi hộ từ nghề
khác
Xu thế SL so với 10 năm trước (%)
Cơ chế quản lí hiện hành (có, không)
Mùa có giống
Vùng có giống
Môi trường
Ý kiến đề xuất của dân (về cơ chế quản lí, phương pháp khai thác bền vững nguồn lợi, thu
mua, chế biến, hỗ trỡ kĩ thuật để chuyển sang nuôi trồng…)
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
PHIẾU TẬP HỢP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Nuôi trồng thủy sản
1. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong xã? ..................................................
2. Số hộ dân nuôi trồng thủy sản? .......................................................................
3. Số hộ dân khai thác và nuôi trồng thủy sản?....................................................
4. Các loài kinh tế đang được nuôi? ....................................................................
5. Nguồn giống từ đâu? Số trại, cơ sở cung cấp giống?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
6. Kiểu và vùng nuôi trong xã
Kiểu 1: ...................................................... Kiểu 2: ...............................................
Kiểu 3: ...................................................... Kiểu 4: ..............................................
7. Sản lượng nuôi hàng năm
Kiểu 1: ...................................................... Kiểu 2: ...............................................
Kiểu 3: ...................................................... Kiểu 4: ..............................................
8. Tỉ lệ % thu nhập trong hộ từ việc nuôi trồng thủy sản? ...................................
9. Các tác động tới nuôi trồng thủy sản (cung cấp những chứng cứ, nếu có)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
10. Các tác động từ nuôi trồng (cung cấp những chứng cứ, nếu có)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
11. Kế hoạch phát triển nuôi trồng (kiểu và quy mô)?
.............................................................................................................................
12. Biện pháp quản lí nuôi trồng hiện hành
.............................................................................................................................
HÌNH ẢNH CỦA CÁC CÂY NGẬP MẶN CHỦ YẾU
Đước đôi
(Rhizophora apiculuta Bl.)
Mắm trắng
(Avicennia alba Bl.)
Mắm đen
(Avicennia officinalis L.)
Bần chua
(Sonneratia caseolaris (L.) Engler.)
Bần trắng
(Sonneratia alba Bl.J.E.Smith)
Dừa nước
(Nypa fruticans Wurmb.)
Rau sam biển
(Sesuvium portulacastrum L.)
Chà là
(Phoenix paludosa Roxb.)
Dà vôi
(Ceriops tagal (Pers) C.B.Rob)
Dà quánh
(Ceriops decandra (Griff.) Ding Hou)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5908.pdf