đề tài:
tác dộng của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới Wto tới ngành thép việt nam
Lời nói đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng toàn cầu. Liên minh kinh tế, liên hết kinh tế không chỉ diễn ra ở một khu vực kinh tế, mà nó sảy ra trên toàn cầu. WTO là một tổ chức như thế.
Hội nhập không phải chỉ là câu chuyện ra nhập để cùng quan hệ cùng trao đổi, đó là câu chuyện hội về hội nhập như thế nào, ảnh hưởng của hội nhập đến nền kinh tế, cơ hội và thách thức mà chúng ta
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tác động của việc hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tới ngành thép VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gặp phải.
Một năm qua, Việt Nam hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, vậy cài mà chúng ta được là gì, cái chúng ta mất là gì? Đây không phải là vấn đề chỉ nhà nước mới quan tâm mà tất cả các doanh nghiệp trong nước đều quan tâm, tất cả các ngành, tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8.5%/năm, kinh tế Việt Nam đang có một sự khởi đầu tốt cho công cuộc hội nhập hay không? Thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đang phải đối mặt với một tỷ lệ lạm phát đạt kỉ lục 12,6% , vậy phản ứng của Việt Nam trước tác động của hội nhập chưa tốt. Vấn đề đặt ra làm thế nào để tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng bền vững. Có vậy mới mong Việt Nam phát triển cùng xu thế hội nhập như Trung Quốc, năm con rồng Châu á...
Muốn vậy, bản thân từng ngành kinh tế phải chủ động trước cơ hội và thác thức thị trường đem lại bên cạnh sự hỗ trợ của các chính sách nhà nước. Bài viết này chọn đề tài “ Tác động của việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO tới ngành thép Việt Nam “ để xem xét đánh giá một khía cạnh nào đó của việc Việt Nam gia nhập WTO tới nền kinh tế nói chung, và ngành thép nói riêng. Có thể nói, năm qua cũng là một năm hết sức thăng trầm của ngành thép Việt Nam, với không ít các cơn sốt giá khiến cho các nhà thầu, chủ xây dựng phải lao đao. Vậy nguyên nhân là do đâu. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kéo theo cạnh tranh gay gắt như hiện nay, liệu ngành thép Việt Nam có đứng vững hay không?
CHƯƠNG I
Những lí luận chung về tổ chức thương mại thế giới wto, nền kinh tế và nngành công nghiệp thép việt nam
hội nhập wto - một xu hướng tất yếu.
Đôi nét về tổ chức thương mại thế giới wto
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập ngày 1.1.1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan (GATT).
Chức năng:
Mục đích quan trọng của WTO là hỗ trợ cho sự trao đổi suôn sẻ, tự do, công bằng và có thể dự đoán trước của thương mại thế giới, thông qua:
Quản lí các hiệp định thương mại của WTO
Là diễn đàn cho các đàm phán thương mại
Xem xét chính sách thương mại của quốc gia
Hỗ trợ các nước đang phát triển trong vấn đề về chính sách thương mại, thông qua hỗ trợ kĩ thuật và chương trình huấn luyện
Hợp tác với các tổ chức quốc tế khá.
Cơ cấu tổ chức :
WTO hiện có 150 thành viên, chiếm khoảng 90% thương mại thế giới. Hiện có khoảng 30 quốc gia đang đàm phán để trở thành thành viên WTO.
Các quyết định của WTO được thực hiện trên cơ sở đồng thuận bởi tất cả các thành viên.
Xu hướng hội nhập WTO
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao đông dẫn tới sự chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và diễn ra không chỉ đối với một vùng hay một khu vực kinh tế mà diễn ra trên toàn cầu.
Đối với các nước phát triển việc hội nhập là cơ hội để chuyển giao công nghệ, khai thác nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công rẻ mạt của các quốc gia khác.
Đối các nước đang phát triển và chậm phát triển thì hội nhập lại là cơ hội để thu hút vốn, khoa học công nghệ, cũng như trình độ quản lí để phát triển kinh tế.
Trên thực tế đã có rất nhiều nước đi lên từ mở cửa hội nhập như Autralia, năm con rồng Châu á, ấn Độ…
Việt Nam hội nhập WTO
Tiến trình hội nhập WTO của Việt Nam
Từ tháng 1 năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Đến tháng 8 năm 1996 Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”. Trải qua ba vòng đàm phán (1998-2000, 2000-2002, 2002-2006), đến ngày 26 tháng 10 năm 2006 kết thúc vòng đàm phán đa phương cuối cùng. Và ngày 1.11.2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.
.
Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
Gia nhập WTO là một xu hướng tất yếu vì thế chúng ta không thể đứng ngoài cuộc chơi. Chúng ta sẽ có cơ hội và thuận lợi bên cạnh những thách thức phải vượt qua.
Theo các cam kết những hàng rào thưong mại sẽ được dỡ bỏ, các doanh nghiệp cùng với sản phẩm của Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc,… và 149 nước thành viên WTO. Chúng ta sẽ có đượ luật chơi bình đẳng, sự cạnh tranh công bằng với các nước thành viên trong WTO.
*Cơ hội khi gia nhập WTO:
Theo phân tích của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, nước ta đứng trước nhiều cơ hội lớn:
Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không phân biệt đối sử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai – với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế có độ mở lớn như chúng ta hiện nay, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng.
Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lí theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lí, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tạo công an việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15.5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ba là: Gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch địng chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lí hơn, có điều kiện bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên là kết quả đấu tranh còn tuỳ thuộc vào thế lực của chúng ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lí điều hành của ta.
Bốn là: Hội nhập thúc đẩy cải cách trong nước, đảm bảo tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn.
Năm là: Việc hội nhập còn giúp ta nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tạo điều kiện triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam muốn làm bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
*Thách thức khi gia nhập WTO:
Bên cạnh những cơ hội mà chúng ta có thể tận dụng, kinh tế Việt Nam vẫn gặp phải không ít những khó khăn khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Thủ tướng chính phủ cũng đã nhấn mạnh những thách thức mà chúng ta phảI đối đầu:
Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thé giới mà ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17.4% hiện nay xuống trung bình 13.4% trong vòng từ 3-5 năm, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lí và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng phản ánh vượt trước trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lí có tạo dược chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dụng được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không.
Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia.
Hai là: Trên thế giới sự phân phối lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi thấp hơn. ở mỗi quốc gia sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cư phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo mạnh lên. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tôt chủ chương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong tong bước phát triển”.
Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lí phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ánh tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trêòng thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thi trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc.
Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền.
ngành thép việt nam hội nhập – cơ hội và thách thức
Ngành thép Việt Nam cam kết hội nhập
Ngành thép hội nhập là một tất yếu trong hoàn cảnh cả nước đang hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp hội thép Việt Nam đã cam kết trước những điều luật thưong mại của nhà nước khi gia nhập WTO. Đó là việc đi đến xoá bỏ các hàng rào thuế quan về nhập khẩu thép vào Việt Nam. Đi đôi với việc thừa nhận những chính sách của nhà nước, các doanh nghiệp thép cũng chuẩn bị về mặt tư tưởng cũng như kế hoạch chiến lược để nâng cao khả năng hội nhập của ngành thép nói chung, cũng như đảm bảo cho các doanh nghiệp có khhả năng đứng vững ngay tại thị trường trong nước.
Những cơ hội mà ngành thép có thể tận dụng trong tiến trình hội nhập
Vấn đề nhận thức cơ hội đến với Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã được chúng ta nhìn nhận từ rất lâu. Riêng đối với ngành thép thì những cơ hội đó là:
Yếu điểm lớn nhất của ngành thép Việt Nam đó là phôi thép. Từ trước tới nay việc sản xuất phôi thép trong nước còn rất hạn chế, chủ yếu nhập khẩu bên ngoài với giá cao. Việc mỏ cửa sẽ đem lại cho chúng ta nhiều nguồn nhập hơn.
Mở cửa chúng ta có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho việc đầu tư sản xuất phôi thép, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại cho ngành thép Việt Nam vốn đang còn rất lạc hậu.
Trong hội tảo “Công nghệ thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO” do Viện chiến lược chính sách công nnghệ (IPSI) phối hợp với tập đoàn Sojitz(Nhật Bản) tổ chức ngày 2/8/2007 đã nhận định ngành thép Việt nam có một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với thị trưòng nội địa mà còn cả đối với thị trường thế giới. Vì thế hội nhập chính là cơ hội tốt để ngành thép phát triển thị trường tiêu thụ ra thị trường thế giới.
Thách thức hội nhập đối với ngành thép
Nói đến hội nhập với muôn vàn cơ hội cho sự phát triển kinh té, nhưng hội nhập không phải dễ dàng. Đặc biệt đối với ngành thép Việt Nam khi còn qua bé nhỏ và lạc hậu so với nến kinh tế thế giới , lại được bảo hộ bởi những chính sách của chính phủ thì thách thức mà chúng ta gặp phải là rất lớn:
Thực hiện cam kết hội nhập, Việt Nam phải thực hiện hạn chế dần đi đến xoá bỏ các hàng rào kĩ thuật đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác, công cụ để bảo hộ cho sản xuất trong nứơc không nữa. Với hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều thiếu sót, ngành thép Việt Nam phải tự mình vươn lên. Đặc biệt trong vấn đề quản lí chất lượng, đăng kiểm nhãn mác, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập; công tác quản lí nhà nước còn chồng chéo, thiếu tính ổn định và nhất quán giữa các bộ ngành khi xử lí các vấn đề liên quan đến ngành thép như thuế, bình ổn thị trường nhập khẩu nguyên vật kiệu, cấp phép nhập khẩu … là nguyên nhân đẩy ngành thép tới tình thế khó xử , lao đao trước những đòi hỏi ứng xử của thị trường.
Các sản phẩm thép sẽ phải đối mặt với sự ồ ạt của thép nhập khẩu từ bên ngoài. Đó là sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép từ các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cạnh tranh với một số lượng lớn các sản phẩm đa dạng cả về chất lượng cũng như chủng loại. Trong khi cơ cấu chủng loại sản phẩm thì đơn điệu, thiếu các sản phẩm thép dài, thép hình cỡ lớn, thép chất lượng cao và thép chế tạo máy móc. Hệ thống phân phối thép cũng không rõ ràng qua nhiều khâu phân phối trung gian.
Mặc dù những năm qua, ngành thép đã có tốc độ phát triển nhanh chóng đạt khoảng 55% nhu cầu nội địa vế các sản phẩm thép(trong đó có những loại đáp ứng được khoảng 70-80% nhu cầu nội địa) và đã tự khẳng định được vai trò trong nền kinh tế quốc dân, thế nhưng, sự phát triển của ngành thép còn thiếu tính bền vững, chậm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa thượng nguồn (sản xuất phôi) và hạ nguồn (cán thép).
Năng lực sản xuất phôi thép trong nước chỉ mới đáp ứng được 20-25% nhu cầu cán thép. Còn 75-80% lượng phôi thép phụ thuộc vào nhập khẩu bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi khi thị trường thế giới biến động, ngành thép Việt Nam lại phải gồng mình lên gánh chịu thiệt hại.
quan điểm của chính phủ đối với sản xuất và kinh doanh của ngành thép
Vai trò của ngành thép
Có thể nói ngành thép luôn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Là một bộ phận của ngành công nặng, công nghiệp thép cung cấp nguyên vật liệu cơ bản cho ngành xây dựng, ngành chế tạo máy, ngành cơ khí... Vì thế ngành thép giữa một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá và hiên đại hoá đất nước.
Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của nó qua triển vọng tiêu thụ thép trên thế giới và trong nước.
*Tiêu thụ thép toàn cầu
Năm 2005, toàn thế giớ tiêu thụ khoảng 1.126 triệu tấn thép. Năm 2006, đạt 1.217 triệu tấn, tăng đén 1.305 triệu tấn năm 2007 và dự báo năm 2008 lên đén 1.385 triiêụ tấn tăng 6% so với năm 2007.Trong đó Trung quốc tiếp tục là đọng lực tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu, chiếm 55% tổng mức tiêu thụ.Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đô thị hoá tăng nhanh chóng tiếp tục làm tăng nhu cầu đối với thép xây dựng
Tiêu thụ thép của ấn Độ tăng 13% vào năm 2007 lên 53 triệu tấn và tiếp tục tăng 9% trong năm 2008 , nhờ có chính sách khuyến khích tiêu thụ thép của chính phủ ấn Độ và các chương trình tăng đầu tư cho các công trình phát triển kết cấu hạ tầng.
Tiêu thụ thép của Nga dự báo tăng 10% trong năm 2007 lên 43 triệu tấn và tiếp tục tăng 7% trong năm 2008 , chủ yếu do nhu cầu phát triển ngành cơ khí, và nhu cầu cải tạo công trình kết cấu hạ tầng và sự phát triển của ngành xây dựng.
Tiêu thị thép của Hoa kì đạt 115 triệu tăn và tiếp tục tăng 1% trong năm 2008,lên 116 triệu tấn do nhu cầu của ngành ché tạo máy, đặc biệt là ngành sản xuất ôtô .
*Tiêu thụ thép trong nước
Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoà đất nước.
Tăng trưởng GDP (%); II- Tăng trưởng công nghiệp (%); III- Tăng trưởng sx thép (%); IV- Tăng tiêu thụ thép (%)
Giai đoạn
I
II
III
IV
1996-2000
6,94
13,57
27
37
2001-2005
7,5
14,08
14
78
2006-2010
7,5
10,38
10
123
2011-2015
7,0
8-9
9-9,5
170
Từ thực tế tiêu thụ thép trên thế và trong nước đã cho thấy sự quan trọng cần thiết phải phát triển ngành thép trong nền kinh tế quốc dân.
Quan điểm của nhà nước đối với sự phát triển ngành thép trong các giai đoạn tiếp theo
Quan điểm của chính phủ nhằm phát triển ngành thép sao cho đáp ứng được nhu cầu về thép thông thường của Việt Nam để không bị lệ thuộc vào bên ngoài.
Trong giai đoạn đầu sẽ phát triển các khâu hạ nguồn trước như thép cán tròn xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội…đi từ thép phôi, thép nhập khẩu và một phần thép phế liệu. Trong quá trình phát triển sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu những cơ sở hiện có, nghiên cứu phát triển khâu thượng nguồn có sử dụng quặng sắt trong nước và một phần quặng sắt nhập khẩu phù hợp với trình độ công nghệ đã thuần thục. Mà cụ thể là:
1. Thép là vật tư chiến lược của ngành công nghiệp, ngành xây dựng, ngành quốc phòng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì thế ngành thép cần được xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển.
2. Phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có trong nước (đặc biệt nghiên cứu sớm khai thác mỏ sắt Quý Xa và các mỏ nhỏ phục vụ sản xuất gang thép Thái Nguyên), kết hợp với việc nhập khẩu một phần phôi thép và quặng sắt của nước ngoài, xây dựng khu liên hợp luyện kim công suất 4-5 triệu tấn thép/năm để tưng bước đáp ứng nhu cầu thép trong nướccả về chủng loại và chất lượng. Trong giai đoạn đầu tập trung phát triển các khâu hạ nguồn như cán thép xây dựng, thép cán tấm nóng, cán tấm nguội, sau đó cần nghiên cứuphát triển khâu thượng nguồn để sử dụngcó hiệu quả nguồn để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ tận dụng có hiệu quả các nguồn từ nước ngoài (trước hết về thiết bị và công nghệ hiẹn đại). Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá; tự chủ nhưng không bỏ qua các cơ hội hợp tác và sự phân công lao động quốc tế đẻ đẩy nhanh tốc đọ phát triển ngành thép. Đa dạng hoá vốn đầu tư cho ngành thép. Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu dành cho phát triển các nguồn quặng trong nước và công trình sản xuất thép lá, thép tấm;
4. Về công nghệ:Trong giai đoạn đến năm 2020 vẫn sử dụng công nghệ truyền thống là sản xuất lò cao luyện thép. Đồng thời tích cực nghiên cứu các công nghệ mới tiên tiến, hiện đại đẻ phat triển ngành thép. Đối với khu liên hợp luyện kim khép kín có vốn đầu tư lớn và thời gian xây dựng kéo dài, có thể triển khai trước khâu sản xuất cán kéo. Sau đó sẽ phát triển khâu sản xuất phôi thép cán từ quặng.
5. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tích cực cho ngành thép trong khuôn khổ cho phép của các cam kết thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Tham gia AFTA, gia nhập WTO đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào thuế quan, ngành thép phải củng cố mở rộng từ khâu sản xuất đến phân phối với các ngành kinh tế khác để mở rộng thị trường và cạnh tranh được ở thi trường trong nước và thế giới.
7. Đi đôi với việc xây dựng các nhà máy hiện đại, phải coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá các cơ sở hiện có lên ngang bằng tiên tiến trong nước và khu vực.
8. Quan tâm công tác phát triển nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ ngành.
Chương ii
thực trạng của ngành thép Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
quá trình phát triển của ngành thép
Quá trình phát triển của ngành thép trong nền kinh tế thế giới
Trên thế giới ngành thép ra đời từ rất lâu đời, nhưng không phải ở tất cả các nước trên thé giới. Do vậy chúng ta sẽ nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nó ở một số nước điển hình như các nước G7, NIC, Trung Quốc…
Các nước G7
Các nước G7 là các nước công nghiệp phát triển từ lâu đời, do vậy ngành công nghiệp thép tại các nước này cũng được xây dựng và phát triển khá sớm. Cho đến nay các nước G7 vẫn là các nước hàng đầu thế giới về ngành thép. Năm 204, tổng sản lượng thép thô của Nhật Bảnlà 112 triệu tấn (đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc); Hoa Kì đứng thứ 3 với 99 triệu tấn; Đức, Italia, Pháp lần lượt đứng thứ 6,10 và 11 với sản lượng tương ứng là 46, 28 và 21 triệu tấn thép thô.
Đặc điểm của các nước G7 là những nước có trình độ kinh tế rất phát triển, GP bình quân đầu người đều ở mức cao trên 20.000 USD. Tiêu thụ thép bình quân đầu người không còn ở mức cao (hiện khoảng 250-500 kg/người) do đã hoàn thàn công nghiệp hoá. Mặc dù phải trải qua nhiều thời kì khủng hoảng, nhưng ngành thép của các nước G7 vẫn được duy trì và phát triển, hướng mạnh sang xuất khẩu. Sản lượng thép sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu với tỉ lệ cao.
Các nước G7 đều có ngành công nghiệp chế tạo phát triển với công nghệ cao, sản xuất hàng hoá xuất khẩu khắp thế giới. Ngành thép các nước này đều có khả năng sản xuất, cung ứng vật liệu chất lượng cao và đa dạng về chủng loại. tại các nước này, sản phẩm thép dẹt được sản xuất nhiều hơn thép dài ( tỉ lệ thép dẹt của Nhật Bản là 65%, Hoa Kí là 69%, Đức 64%).
Các nước NIC (Hàn Quốc, Đài Loan…)
Đây là những nước công nghiệp mới, có nền kinh tế tăng trưởng mạnh từ những năm 80 của thế kỉ trước. Cho đến thập kỉ 90 thu nhập bình quân đầu người đã đạt khoảng 10.000 USD (theo số liệu của ADB năm 2003). GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc, Đài Loan tương ứng là 10.300 và 12.8000 USD. Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới chiến tranh lạnh, ngành thép các nước này đã được Nhà nước tập trungđầu tư ngay từ đầu và đã nhanh chóng trở thành những nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới như POSCO và China Steel (CSC).
Sản lượng thép thô năm 2004 của Hàn Quốc và Đài Loan 47.5 triệu tấn và 19.5 triệu tấn; đứng thứ 5 và đứng thứ 13 trên thế giới. Mức tiêu thụ biểu kiến của 2 nước này lần lượt là 47,2 triệu tấn và 22,1 triệu tấn. Như vậy, tỷ lệ sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước là rất cao ( xấp xỉ 100% đối với Hàn Quốc và 88% đối với Đài Loan).
Do các nước NIC đang ở giai đoạn cao của quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế nên mức tiêu thụ thép bình quân đầu người năm 2003 của Hàn Quốc và Đài Loan tương ứng là 955 KG và 878 kg. Tỷ lệ sản xuất thép dẹt/thép dài của Hàn Quốc là 58% và của Đài Loan là 56/44.
Tình hình sản xuất thép thế giới hiện nay nói chung
Theo Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Ôxtrâylia (ABARE), sản lượng thép thô thế giới năm 2007 tăng khoảng 7%, lên 1,34 tỷ tấn và tiếp tục tăng 6% vào năm 2008, lên 1,41 tỷ tấn. Trong đó Trung Quốc là nước có tốc đọ tăng sản lượng cao nhất, chiếm 70% mức tăng tổng sản lượng thép năm 2007 và 60%mức tăng sản lượng của năm 2008. Sản lượng của Nga, ấn Độ và Bra-xin có triển vọng tăng lên trong khi sản lượngcủa Hoa Kỳ dự báo sẽ giảm xuống do sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc và nhu cầu yếu của các ngành công nghiệp chế tạo Hoa Kỳ.
Các giai đoạn phát triển của ngành thép Việt Nam
Ngành thép Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ đầu những năm 60. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc giúp ta xây dựng đã cho ra mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Công xuất thiết kế lúc đó của khu gang thép là 100 ngàn tấn/ năm. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều mặt, 15 năm sau, Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm thép cán. Năm 1975, Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức(trước đây) giúp đã đi vào sản xuát. Công nghệ thiết kế của cả khu liên hợp lên đến 10 vạn tấn/năm. Từ đó đến nay ngành thép Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạ phát triển:
Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1989:Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản lượng từ 40.000 – 85.000 tấn thép/năm. Trong giai đoạn này, công ty Luyện kim đen Miền Nam đươc thành lập(1976) trên cơ sở tiếp quản các nhà luyện, cán thép mini của chế độ cũ để lại ở thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà, với tổng công suât khoảng 80.000 tấn thép cán/năm.
Giai đoạn năm 1989 đến năm 1995: Thực hiện chủ trương đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng thép, sản lượng trong nước đạt trên mức 100.000 tấn/năm. Năm 1990, Tổng công ty thép Việt Nam (thuộc Bộ công nghiệp nặng – nay là Bộ công nghiệp) được thành lập, thống nhất quản lí ngành sản xuất thép quốc doanh trong cả nước. Đây kà thời kì phát triển sôI động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh với nước ngoài được thực hiện. Các ngành công nghiệp cơ khí, xây dựng, quốc phòng và các thành phần kinh tế khác đua nhau làm thép mini. Sản lượng thép các năm 1995 đã tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đạt 450.000 tấn/năm và bằng mức Liên Xô cung cấp cho nước ta hàng năm trước năm 1990. Tháng 4 năm 1995, Tổng công ty thép Việt Nam được thành lập theo mô hình Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty 91) trên cơ sơ hợp nhất Tổng công ty thép Việt Nam và Tổng công ty cơ khí thuộc Bộ Thương Mại.
Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000: Ngành hép vẫn giữ được mức độ tăng trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu. Đã đưa vào hoạt động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán. Sản lượng thép cán của cả nước đạt khoảng 1,57 triêu tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 1995 và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Hiện nay thành phần tham gia sản xuất và gia công chế biến thép ở nước ta rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty thép Việt nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Tính đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng ( chỉ tính các cơ sở có công suất hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công suất từ 100.000 – 300.000 tăn/năm.
Sau gần 50 năm hình thành và phát triển, không phải là thời gian dài cho một ngành công nghiệp đòi hỏi một trình độ công nghệ cao nhất định, ngành thép Việt Nam vẫn còn non trẻ so với công nghiệp thép thế giới. Nhưng chúng ta cũng phải ghi nhận những thành tựu mà nó đã đạt được, đặc biệt trong 10 năm đổi mới 1995 – 2005, đạt được một số các chỉ tiêu sau:
-Luyện thép lò điện đạt 500.000 tấn/năm.
- Công suất cán thép đạt 2,6 triệu tấn/năm (kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty thép Việt Nam )
- Luyện cán thép đạt 470.000 tấn/năm.
- Cán thép đạt 760.000 tấn/năm.
- Sản phẩm thép thô (phoi và thỏi ) huy đọng được 78% công suất thiết kế.
-Thép cán dài (thép tròn, thép thanh, thép hình nhỏ và vừa) đạt tỷ lệ huy động 50% công suất.
-Sản phẩm thép gia công sau cán (ống hàn, tôn mạ các loại) huy động 90% công suất.
thực trạng của ngành thép Việt nam
Tình hình sản xuất trong nước
Cơ cấu sản phẩm của ngành thép hiện nay
Hiên nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn, thép vằn (10 – 40mm), thép cuộn (6 -10 mm), thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài) phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ…từ sản phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài trong nước cũng phần lớn được cán từ phôi thép nhập khẩu khả năng tự sản xuất phôi thép trong nước còn rất nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 28%, còn 72% nhu cầu phôi thép cho các nhà máy đều phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Trong nước chưa có nhà máy cán thép dẹt (tấm, lá cán nóng, cán nguội). Chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất đặc biệt phục vụ chế tạo cơ khí. Hiện nay chỉ mới sản xuất 1 số chủng loại thép đặc biệt với quy mô nhỏ ở một số nhà máy cơ khí và nhà máy thép của tổng công ty thép Việt Nam.
Nhìn chung, do hạn chế về vốn đầu tư và do thị trường tiêu thụ thép trong nước còn quá nhỏ bé, ngành hép Việt Nam mới chỉ tập trung đầu tư và sản xuất các sản phẩm thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước. Đây là các sản phẩm có thuận lợi về thị trường cần vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả đầu tư tương đối cao, thu hút được nhiều đối tác nước ngoài bỏ vốn liên doanh. Đối với các sản phẩm thép dẹt do nhu cầu thị trường thấp, trong khi để đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải đủ lớn, cần vốn đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư chưa cao nên ít hẫp dẫn các đối tác nước ngoài đầu tư liên doanh, bản thân ngành thép hiện nay thiếu đồng bộ, mất cân đối giữa phôi thép và cán thép, giữa cơ cấu mặt hàng ( thép xây dựng và thép phục vụ chế tạo cơ khí ) và cơ cấu chất lượng sản phẩm.
Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị
Ngành thép Việt Nam hiện nay có năng lực sản xuất thực tế khoảng 2,6 triệu tấn thép cán/năm (thép xây dựng ); 0,5 – 0,6 triệu tấn phôi thép bằng lò điện (phôi thép vuông và cả thỏi đúc cỡ nhỏ ). Về trình độ công nghệ chia làm 4 mức sau:
Loại tương đối hiện đại: Gồm các dây chuyền cán thép liên tục của 2 công ty liên doanh VINA KYOEI, VPS và một số dây chuyền cán thép mới sẽ xây dựng trong thời gian gần đây.
Loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền cán bán liên tục như Vinausteel, NatSteelvina, Tây Đô, Biên Hoà, Thủ Đức (SSC), Gia Sàng, Lưu Xá (TISCO) và các công ty cổ phần, công ty tư nhân (Vinatafong, Nam Đô, HảI Phòng…)
Loại lạc hậu: bao gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy Nhà Bè, Thủ Đức, Tân Thuận, Thép Đà Nẵng, Thép Miền Trung Và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty thép Việt Nam.
Loại rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán thép mini có công suất nhỏ (<20.000 tấn/năm).
Nguyên vật liệu
Để tiến hành sản xuất, những nguyên liệu cần thiết bao gồm qặng sắt là nguyên liệu chính, các tổ hợp các bon, cùng một số các nhiên liệu như điện, chất đốt (chủ yếu là than cốc ). ở Việt Nam các nguồn nguyên liệu này không hiếm song khả năng khai thác thì lại bị hạn chế, dẫn đến chúng ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Việt Nam chưa tự sản xuất được phôi thép, thép cán dẹt, phần lớn phải nhập khẩu.
Rõ ràng về tiềm lực phát triển, ngành thép Việt Namvẫn hơn hẳn nhiều nước trên thế giới. Lại có nguồn nhân công rẻ, nhưng chúng ta vẫn chưa có năng lực khai thác được hết khả năng vốn có của mình.
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm cán thép xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam và khối liên doanh nhìn chung không thua kém sản phẩm nhập khẩu.Chỉ có các sản phẩm của cơ sở sản xuất nhỏ (<20.000 tấn/năm), đặc biệt là các cơ sở có khâu luyện thép thủ công chất lượng kém và không đạt yêu cầu.
Đánh giá thực trạng sản xuất thép Việt Nam
Những năm qua tuy ngành thép đã được đầu tư đáng kể và có bước phát triển tương đối khá mạnh (cả quốc doanh và ngoài quốc doanh), đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, có tiềm lực gấp hàng chục lần so với ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27493.doc