Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Lời nói đầu Nghèo đói hiện nay là vấn đề tồn tại không chỉ ở riêng một quốc gia nào trên thế giới mà nó là vấn đề chung của mọi quốc gia từ nước giàu nhất cho tới nước nghèo nhất. Đói nghèo ngăn cản quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Vậy làm sao để có thể xoá bỏ được đói nghèo ? Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế là như thế nào ? Mỗi quốc gia đều tự tìm cho mình một câu trả lời khác nhau phù hợp với đất nước mình. Đối với Việt Nam,

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một nước XHCN, nên mục tiêu phát triển là vì con người. Bởi vậy, vấn đề xoá đói giảm nghèo là một vấn đề quan trọng cần phảI thực hiện trong quá trình phát triển. Quan điểm của Nhà nước ta là kết hợp tăng trưởng đi đôi với vấn đề xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để xoá đói giảm nghèo và xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Thực hiện chủ trương này, thời gian qua Việt Nam đã có những thành tựu to lớn trong tăng trưởng kinh tế cũng như xoá đói giảm nghèo. Để đánh giá được đầy đủ ý nghĩa những tác động của tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong suốt hơn một thập kỉ qua cần có thời gian và một trình độ nhất định. Do đó bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Nguyễn Thị Mai Hương. Chương I : vấn đề lí luận về tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo I. nghèo đói là gì ? 1. khái niệm về nghèo đói. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nghèo đói . Tuy nhiên, có hai cách tiếp cận chính là tiếp cận theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng hay một nhóm dân cư là thấp nhất so với một cộng đồng hay một nhóm dân cư khác. Theo cách hiểu này người ta đưa ra khái niệm về nghèo khổ tuyệt đối. Ngân hàng thế giới cho rằng : “ nghèo khổ tuyệt đối là những người không đảm bảo được mức sống tối thiểu, thường xuyên đói ăn và thiếu dinh dưỡng, phần lớn là mù chữ ”. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê Việt Nam thì cho rằng: “hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất ” và “ hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành, ốm đau không có tiền chữa trị…”. Theo cách hiểu này, người ta thường đưa ra những chuẩn nghèo cụ thể để xác định được những đối tượng thuộc diện nghèo đói. Tuy nhiên cách tiếp cận này có phần phiến diện, chưa bao quát được hết các khía cạnh của nghèo đói. Trên thực tế thì nghèo đói lúc nào cũng tồn tại trong xã hội hiện đại, cho dù là ở nước giàu nhất. Nếu đứng trên phương diện so sánh mức sống, mức thu nhập của các nhóm dân cư thì lúc nào cũng có nhóm thấp nhất, nhóm cao nhất và các nhóm trung bình. đó là nghèo đói tương đối. Hơn thế nữa, theo cách tiếp cận này thì tăng trưởng kéo theo tăng thu nhập trung bình của nhóm nghèo nhất trong xã hội, không phản ánh thực tế rằng cho dù thu nhập của nhóm nghèo có được cải thiện, thì vẫn có một khoảng cách ngày càng xa giữa thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo khi nền kinh tế có sự tăng trưởng nhanh. Chính khoảng cách của nhóm nghèo so với nhóm giàu mới nói lên mức độ bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì vậy có cách hiểu nghèo đói theo nghĩa rộng hơn là nghèo đói xét trong sự tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa điểm mà dân cư sinh sống và phương thức tiêu dùng của từng địa phương. Đó là nghèo đói tương đối. Nghèo đói tương đối được hiểu là nhưng người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt cái mà đại bộ phận những người trong xã hội được hưởng. Do đó chuẩn mực để xem xét nghèo khổ tương đối thường khác nhau từ nước này sang nước khác, từ vùng này sang vùng khác. Và nghèo khổ tương đối cũng là một hình thức biểu hiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Hiện nay, ở Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/ 1993 : Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhân tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của địa phương. 2. Các thước đo đánh giá đói nghèo. 2.1. Thước đo đánh giá mức độ nghèo khổ tương đối. Có rất nhiều cách đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập nhưng cách được dùng phổ biến nhất là đường cong Lorenz và hệ số Gini. Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng chính là biểu hiện mức độ nghèo khổ tương đối trong xã hội hay nói cách khác đường cong Lorenz và hệ số Gini cũng chính là thước đo mức độ nghèo khổ tương đối. Để nghiên cứu mức độ chêch lệch trong phân phối thu nhập, người ta thường chia dân số của một nước ra làm 10 nhóm ( thường được gọi là 10 bậc ) mỗi nhóm có 10% dân số; hoặc chia ra 5 nhóm ( 5 bậc ) mỗi nhóm có 20% dân số từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập cao nhất. Đường cong Lorenz được biểu thị trong một hình vuông mà trục tung là phần trăm của thu nhập cộng dồn và trục hoành là phần trăm của các nhóm dân cư sắp xếp theo thứ tự mức thu nhập tăng dần. Đường cong Lorenz chỉ ra tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập cộng dồn theo tỷ lệ phần trăm cộng dồn của người nhận.vẽ Giả sử nếu thu nhập được phân phối tuyệt đối bằng nhau, thì cứ 20% dân số sẽ nhận được 20% thu nhập, có nghĩa không có người giàu, người nghèo, đường cong Lorenz trong trường hợp này sẽ là đường chéo ( còn gọi là đường 45o ). Còn trong trường hợp ngược lại tức là có sự bất bình đẳng tuyệt đối, khi mọi người hầu hết không có thu nhập gì ( ví dụ 99 trong số 100 người ) và 1 người còn lại chiếm toàn bộ thu nhập, đường cong Lorenz trong trường hợp này sẽ chạy theo cạnh đáy và đường vuông góc bên phải. Cả hai trường hợp này đều không xảy ra trong thực tế và bất kỳ sự phân phối thực tế nào cũng nằm giữa hai cực này. Nếu thu nhập của nhóm người nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm người giàu tăng lên thì đường cong Lorenz càng cách xa đường 45o, có nghĩa là sự bất bình đẳng gia tăng. Ngược lại, khi thu nhập của nhóm người nghèo tăng lên và của nhóm người giàu giảm đi thì đường cong Lorenz sẽ gần với đường 45o hơn, có nghĩa là sự bất bình đẳng giảm bớt. Diện tích ( a ) Diện tích tam giác OAB Hệ số Gini được tính toán trên cơ sở đường cong Lorenz, nó lượng hoá được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nếu gọi phần diện tích được giới hạn bởi đường 45o và đường cong Lorenz là a thì hệ số Gini được tính như sau: Hệ số Gini = Có thể thấy rằng về mặt lý thuyết, giá trị của hệ số Gini là từ 0 ( hoàn toàn bình đẳng ) đến 1 ( hoàn toàn bất bình đẳng ). Nhưng trên thực tế, giá trị của hệ số Gini chỉ nằm trong khoảng từ 0 đến 1.Dựa vào những số liệu thu thập được, Ngân hàng thế giới ( WB ) nhận thấy rằng trong thực tế giá trị của hệ số Gini thay đổi trong phạm vi hẹp hơn: từ 0,2 đến 0,6. Đối với những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5. Đối với những nước có thu nhập trung bình từ 0,4 đến 0,6 và với những nước có thu nhập cao từ 0,2 đến 0,4. Từ đó WB cũng đưa ra nhận xét rằng hệ số Gini tốt nhất thường xoay quanh 0,3. 2.2. Thước đo đánh giá mức độ nghèo đói tuyệt đối. Để đánh giá mức độ nghèo đói tuyệt đối, người ta sử dụng các chuẩn nghèo cụ thể. Theo cách đánh giá của Ngân hàng thế giới chia mức độ đói nghèo ra ở hai mức: Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung ( bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm ). Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức y tế thế giới và các cơ quan khác đã xây dựng. Đây là chuẩn đói nghèo được dùng phổ biến để đánh giá nghèo đói trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. ở Việt Nam khi đánh giá nghèo đói theo chuẩn nghèo của quốc tế cũng sử dụng chuẩn nghèo này. Chuẩn nghèo được tính theo mức calo tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người là 2100 calo/ người/ ngày. Theo chuẩn mức năng lượng cần đảm bảo là 2100 calo/ người/ ngày và theo sức mua của đồng tiền Việt Nam thì WB cho rằng mức nghèo đói ở Việt Nam là 1.090.000 đ/ người/ năm; trong đó, ở thành thị là 1.293.000 đ/ người/ năm và ở nông thôn là 1.040.000 đ. Theo chuẩn này năm 1993 Việt Nam có 25% dân số là nghèo đói; năm 1998 là 15%; năm 2000 ước tính là 13% và năm 2002 là 10,9%. Cũng theo chuẩn này qui đổi ra tiền là 1 USD/ ngày/ người tức là 370 USD/người/ năm. Theo đó, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam năm 1993 là 51,8%; năm 1999 là 37%; năm 2000 là 32% và năm 2002 là 28,9%. Đường đói nghèo chung tính thêm chi phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm ta có đường đói nghèo chung. Năm 1993 đường đói nghèo chung ở Việt Nam có mức chi tiêu là 1,16 triệu đồng/ người/ năm ( cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 55% ); năm 1998 là 1,79 triệu đồng/ người/ năm ( cao hơn đường đói nghèo lương thực, thực phẩm là 39% ). Còn theo đánh giá của bộ Lao động, Thương binh và xã hội và tổng cục Thống kê Việt Nam thì chuẩn nghèo tuyệt đối của Việt Nam năm 1993 là: Hộ nghèo: - Thành thị có thu nhập dưới 70 nghìn đồng/ người/ tháng. Nông thôn có thu nhập dưới 50 nghìn đồng/ người/ tháng. Hộ rất nghèo ( đói ) : - Thành thị có thu nhập dưới 50 nghìn đồng/ người/ tháng. - Nông thôn có thu nhập dưới 30 nghìn đồng/ người/ tháng. Theo chuẩn nghèo này thì năm 1993 Việt Nam có 20,5% trong tổng số hộ gia đình là nghèo đói. Trước những thành tích của công cuộc giảm nghèo cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống, từ năm 2001 đã công bố mức chuẩn nghèo mới để áp dụng cho thời kì 2001- 2005, theo đó chuẩn nghèo của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia mới được xác định ở mức độ khác nhau tuỳ theo từng vùng, cụ thể bình quân thu nhập là: Các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn là 80 nghìn đồng/ người/ tháng. Các vùng đồng bằng nông thôn là 100 nghìn đồng/ người/ tháng. Khu vực thành thị là 150 nghìn đồng/ người/ tháng. Theo đó, năm 2001 tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam là 17,2%. Trong tương lai, Việt Nam sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn thống nhất để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí quốc tế để so sánh. II. Vai trò của tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế. 1. Thế nào là tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế ? Các quốc gia trên thế giới cho dù có khuynh hướng chính trị khác nhau đều có chung một mục tiêu hướng tới là phát triển kinh tế, phát triển con người. Đó là ý muốn chủ quan của các quốc gia nhưng trên thực tế kết quả thực hiện lại rất khác nhau. Có quốc gia càng phấn đấu càng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, có quốc gia giàu lên rất nhanh rồi rơi vào “nền kinh tế bong bóng xà phòng” và rơi vào khủng hoảng, đổ vỡ. Vậy thì thế nào là phát triển kinh tế ? Phát triển kinh tế khác với tăng trưởng kinh tế ở những điểm gì ? Phát triển kinh tế có thể hiểu là sự biến đổi của nền kinh tế về mọi mặt, bao gồm sự biến đổi qui mô sản lượng của nền kinh tế, sự biến đổi cơ cấu kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội của con người. Như vậy phát triển kinh tế không chỉ có nghĩa là sự tăng lên về số lượng mà kèm theo đó là việc nâng cao mức sống của và đảm bảo các nhu cầu xã hội của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Còn tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định ( thường là một năm ). Tăng trưởng kinh tế chỉ là một nội dung của phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) hoặc tổng sản phẩm quốc dân ( GNP ). Hai chỉ tiêu này đều phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm cuối cùng và dịch vụ do các hoạt động của nền kinh tế tạo ra, chúng chỉ khác nhau về phạm vi tính toán. Tăng trưởng kinh tế có thể được tính toán bằng mức gia tăng tuyệt đối ΔY = Yt – Yo hoặc tính bằng mức gia tăng tương đối: g = ∆Y/Yo . Để so sánh, xếp loại mức độ tăng trưởng của các nước, liên hợp quốc và ngân hàng thế giới sử dụng tiêu thức thu nhập bình quân đầu người ( GDP/người hoặc GNP/ người ). Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân đã được điều chỉnh theo sự biến động của dân số, phản ánh khả năng đảm bảo nhu cầu vật chất của con người. Tuy nhiên đó mới chỉ là một nội dung của phát triển kinh tế, tăng trưởng chưa chắc đã nâng cao được mức sống của người dân và con người không chỉ có nhu cầu về vật chất, mà còn có nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu được học hành, nâng cao trình độ tri thức và chuyên môn cũng như có nhu cầu về công ăn việc làm. Như vậy, tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu xã hội cho con người là hai mặt cơ bản trong nội dung phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người còn việc mang lại ấm no và thoả mãn nhu cầu xã hội cho con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế. Trước kia, để so sánh trình độ phát triển của các nước Liên Hợp Quốc sử dụng chỉ tiêu GNP/ người nhưng thực tế cho thấy không phải nước nào có thu nhập cao thì đời sống của đại bộ phận nhân dân đều được cải thiện và trình độ dân trí cao. Vì vậy năm 1990, cơ quan phát triển con người của Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người HDI. Đây là chỉ tiêu kết hợp và lượng hoá từ ba chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người đó là: chỉ tiêu tuổi thọ bình quân, chỉ tiêu trình độ văn hoá( tỷ lệ biết chữ và số năm đi học bình quân ) và chỉ tiêu GDP/ người ( tính theo phương pháp PPP ). Chỉ số HDI được đưa ra để so sánh trình độ phát triển của các nước đã làm thay đổi vị trí của nhiều nước so với cách xếp hạng theo chỉ tiêu GNP/ người. Chỉ số HDI đã chỉ rõ, nhiều nước có thu nhập cao nhưng do chính sách kinh tế – xã hội không chú ý đến việc nâng cao các nhu cầu xã hội của người dân một cách thích đáng nên vị trí của các nước đó xếp theo HDI lại giảm; còn một số nước khác tuy thu nhập quốc dân thấp hơn nhưng giáo dục , y tế được chú ý phát triển nên vị trí xếp hạng theo HDI lại tăng lên. 2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong quá trình phát triển kinh tế. Nghèo đói là một vấn đề phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới hiện nay. Nghèo đói và tấn công nghèo đói là vấn đề toàn cầu chứ không phải chỉ ở các quốc gia kém phát triển. Và vấn đề nâng cao mức sống và đáp ứng những nhu cầu xã hội cho người nghèo là một quan trọng để đảm bảo sự phát kinh tế. Vậy có phải cứ tăng trưởng kinh tế cao thì sẽ không còn hiện tượng đói nghèo? Thực tế ở một số nước cho thấy tăng trưởng kinh tế cao nhưng đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện và hiện tượng đói nghèo, bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng. Hởu quả khôn lường của những mâu thuẫn ấy có thể làm tiêu tan toàn bộ những thành tựu của quá trình tăng trưởng kinh tế đã đạt được. Vậy giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ như thế nào? Và làm sao để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn nâng cao mức sống và nhu cầu xã hội của người dân mà đặc biệt là những người nghèo? Có thể nói rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản để xoá đói giảm nghèo: Theo triết lí của dân tộc : “ có thực mới vực được đạo ” và cũng theo quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac, phát triển phải dựa trên cơ sở một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu quả cao. Không thể có một xã hội tiến bộ và công bằng trong điều kiện thiếu hụt, chỉ đủ cung cấp cho dân chúng một cuộc sống “ giật gấu vá vai ”, “khéo ăn mới no, khéo co mới ấm” như tình trạng của Việt Nam trước đây. Tăng trưởng kinh tế làm tăng sản lượng xã hội, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người, tạo điều kiện cho chính phủ đầu tư thực hiện phúc lợi xã hội, công trình công cộng phục vụ người nghèo, đầu tư cho y tế, giáo dục phục vụ người nghèo.Tăng trưởng kinh tế kéo theo sự phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh làm tăng việc làm cho người lao động giúp họ có cơ hội thoát khỏi cảnh đói nghèo. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để xoá đói giảm nghèo. Thực tế trong quá trình phát triển ở nhiều quốc gia cho thấy rằng cùng với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế thì sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng và những người nghèo lại càng bị đẩy sâu xuống đáy cùng của xã hội và họ hầu như không được hưởng lợi ích gì từ quá trình tăng trưởng mang lại. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là tăng trưởng thôi vẫn chưa đủ mà phải phân phối thu nhập như thế nào? Việc phân phối thu nhập quốc dân cho những mục tiêu ưu tiên khác nhau của chính phủ chính là lí do khiến cho thu nhập của người dân không được nâng cao mặc dù có sự tăng trưởng kinh tế cao. Các nguyên nhân là: ở một số nước, chính phủ tập trung đầu tư vào các hoạt động quân sự hoặc các dự án lớn mang tính chất phô trương nhằm tăng sức mạnh quân sự hay danh tiếng của đất nước, không phục vụ trực tiếp cho đời sống của nhân dân. Một số khác do các nguồn lực khan hiếm để toạ ra sự tăng trưởng tiếp theo nên một bộ phận lớn thu nhập được dùng để tái đầu tư. Do đó quĩ thu nhập phân phối cho tiêu dùng rất hạn chế nên đời sông của nhân dân cũng không được cải thiện. Nhưng ngay cả với những quốc gia dành một phần lớn thu nhập cho tiêu dùng thì cũng chưa chắc những người nghèo đã được hưởng ích lợi từ tăng trưởng kinh tế bởi vì sự phân phối thu nhập không công bằng sẽ khiến cho phần lớn thu nhập rơi vào tay những người giàu có trong xã hội còn người nghèo thì vẫn rơi vào cảnh khốn cùng. Như vậy, vấn đề đặt ra với phân phối thu nhập là phải làm sao cân đối được chi tiêu vào các mục tiêu ưu tiên của chính phủ với phần thu nhập dành cho chi tiêu của các hộ gia đình một cách hợp lí. Đối với chi tiêu của chính phủ thì phải đảm bảo phân bổ hợp lí giữa chi đầu tư và chi cho các chương trình phúc lợi, chi trợ cấp và quan trọng hơn cả là phải đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập dành cho tiêu dùng của hộ gia đình. 3. Các phương thức phân phối. Để đạt được các mục tiêu ưu tiên trong phát triển kinh tế, Chính phủ các nước đã sử dụng các phương thức phân phối khác nhau. Có hai cách phân phối thường được sử dụng, đó là phân phối theo chức năng và phân phối theo thu nhập. Phân phối theo chức năng dựa vào chức năng của các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh tế và quyền sở hữa các yếu tố này. Đây là hình thức phân phối lần đầu. Còn phân phối theo thu nhập là một hình thức phân phối lại giữa những nhóm người có mức thu nhập giàu – nghèo khác nhau. Nếu tăng trưởng nhằm mục tiêu nâng cao không ngừng đời sống nhân dân thì trong phân phối sẽ đánh giá cao vai vai trò của yếu tố lao động và do đó thực hiện phân phối theo lao động là chính, tạo điều kiện cho mọi người lao động có khả năng nâng cao thu nhập của mình. Nếu Chính phủ nhằm mục tiêu ưu tiên cho lợi ích những người giàu thì sẽ đánh giá cao vai trò của vốn và tài sản, do đó chính sách phân phối theo lao động bị hạn chế, thu nhập từ quyền sở hữu các nguồn vốn và tài sản là chủ yếu. Quá trình phân phối lại thường được thực hiện qua thuế, trợ cấp và chi tiêu công cộng của Chính phủ nhằm giảm bớt mức thu nhập của người nghèo. Nhưng đây không phải là hình thức cơ bản để nâng cao thu nhập của đại bộ phận nhân dân. Chương II: Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2003 I. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam. Ngân hàng thế giới đã tiến hành điều tra, xác định mức độ nghèo đói của Việt Nam dựa trên mức chuẩn được tính chung cho các nước trên thế giới theo số calo tối thiểu cần thiết cho một người để sống, tức là khoảng 2100 calo/người/ngày. Theo chuẩn nghèo này của thế giới và tính theo sức mua của đồng tiền Việt Nam thì Việt Nam có tỷ lệ nghèo đói khá cao: Năm 1993, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam là 25%; năm 1999 là 15%; năm 2000 ước tính là 13%; năm 2002 là 10,9% và năm 2003 là 10%. Theo chuẩn nghèo chung của Ngân hàng thế giới ( 370 USD/ người/ năm ) thì tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam năm 1993 là 51,8%; năm 1998 là 37%; năm 2000 là 32%; năm 2002 là 28,9%. Bảng1 : Tỷ lệ nghèo đói các vùng theo chuẩn nghèo quốc tế (đơn vị: %) 1993 1998 2002 Cả nước - Thành thị - Nông thôn Miền núi phía Bắc ĐB sông Hồng Bắc Trung Bộ DH miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long 51.8 25.1 66.4 81.5 62.7 74.5 47.2 70.0 37 47.1 37.4 9.2 45.5 64.2 29.3 48.1 34.5 52.4 12.2 36.9 28.9 6.6 35.6 43.9 22.4 43.9 25.2 51.8 10.6 23.4 ( Nguồn: Các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 1993,1998,2002) Theo chuẩn nghèo của bộ Lao động, Thương binh - Xã hội và Tổng cục Thống kê năm 1993 tỷ lệ nghèo của Việt Nam là 20,3%; năm 1997 là 17,7%; năm 1998 là 15,8%. Theo chuẩn nghèo mới của Chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2001 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước; năm 2002, tỷ lệ đói nghèo là 14,3%; năm 2003 là 11,0%. Bảng 2 : Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam theo chuẩn nghèo quốc gia mới. (Đơn vị: %) Tỷ lệ nghèo Cơ cấu nghèo cuối 2003 2001 2003 Cả nước Trong đó: - Vùng Đông Bắc - Vùng Tây Bắc - ĐB sông Hồng - Bắc Trung Bộ - DH miền Trung - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - ĐB sông Cửu Long 17.2 22.3 33.9 9.7 25.6 22.3 24.9 8.9 14.2 11.0 13.8 18.7 8.1 15.7 12.2 17.4 6.3 9.3 100 12.8 4.5 19.4 19.1 10.3 8.2 8.0 17.7 ( Nguồn: Các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 1993,1998,2002) Hiện nay, nước ta có 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nghèo dưới 5%; 23 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nghèo từ 5 – 10%; 13 tỉnh, thành phố từ 10 – 15%; 16 tỉnh, thành phố từ 15 – 20%; và 4 tỉnh có tỷ lệ nghèo trên 20%. Về mặt cơ cấu, người nghèo ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống. Đặc điểm nghèo đói ở nông thôn và thành thị của Việt Nam: 1.2. Nghèo đói ở khu vực nông thôn: Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6% trong khi đó của nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất ( vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lí và chất lượng sản phẩm. Đói nghèo tập trung chủ yếu vào những hộ thuần nông với nguồn lực rất hạn chế, thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh. Phần lớn thu nhập của người nghèo ở nông thôn là từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế, thu nhập của người nghèo rất bấp bênh. Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói, do vậy khi có những dao động về thu nhập cũng khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo. Trong khu vực nông thôn thì vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao có tỷ lệ nghèo đói lớn hơn vùng đồng bằng. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lí cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai thường xuyên xảy ra. 1.2. Nghèo đói ở khu vực thành thị: Khu vực thành thị có mức sống trung bình cao hơn so với mức sống chung của cả nước và tỷ lệ nghèo đói ở đây cũng thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn song đói nghèo cũng là một vấn đề hết sức búc xúc cần phải giải quyết ở các đô thị lớn của nước ta hiện nay. Sự chênh lệch giàu nghèo ở thành thị là rất lớn và đang ngày càng gia tăng. Những người nghèo ở đô thị chủ yếu là những người thất nghiệp; những người dân di cư từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm, chủ yếu trong số họ là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Phần lớn trong số họ là là những lao động phổ thông, trình độ, kĩ năng, tay nghề không có hoặc ở trình độ thấp không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên đa số là làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Người nghèo ở thành thị chủ yếu là sống trong những khu nhà ở chuột của các xóm lao động nghèo, cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có đIều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng và thu gom rác thải… Cuộc sống của họ phụ thuộc vào nguồn thu nhập bằng tiền. Họ thường không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tạo việc làm. Những người này rất dễ lâm vào tình cảnh khốn cùng đặc biệt là khi bị mất việc làm hoặc mất sức lao động. Đối với những người dân di cư tự do ra thành thị thì họ còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc đăng kí hộ khẩu hoặc tạm trú lâu dài, do đó họ khó có thể tìmkiếm được công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Họ có ít cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải chi trả cho các dịch vụ y tế và giáo dục ở mức cao hơn so với người dân đã có hộ khẩu. Ngoài các đối tượng trên thì đói nghèo ở thành thị còn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác như những người không nghề nghiệp, người lang thang,và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, mãi dâm… 2. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đói nghèo ở Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đói nghèo ở Việt Nam song chúng ta có thể xếp thành 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau: 2.1. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội: Điều kiện tự nhiên: Do nước ta là một nước nông nghiệp, phần lớn người nghèo là nông dân với trình độ sản xuất còn rất lạc hậu nên điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của những người nghèo. Những khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại như thời tiết, khí hậu khắc nghiệt; thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh mất mùa, đất đai cằn cỗi, diện tích đất canh tác ít; địa dư hẹp, địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn.Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến dẫn tới đói nghèo ở những vùng sâu, vùng xa và vùng phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt ở nước ta. Do nguồn thu nhập của những hộ nghèo rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến động trong cuộc sống do thiên tai mất mùa gây nên. Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ và khả năng tái nghèo là rất lớn. Theo các phân tích từ cuộc điều tra hộ gia đình 1992/1993 và 1997/1998 cho thấy các hộ gia đình phải chịu nhiều thiên tai có nguy cơ dễ lún sâu vào nghèo đói. Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ hậu quả thiên tai được coi như một phần quan trọng của quá trình xoá đói giảm nghèo. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo mà nông thôn chỉ sản xuất thuần nông, độc canh cây lúa, tự cung, tự cấp và dân số tăng nhanh. Thu nhập bình quân đầu người thấp. Các hộ nghèo chủ yếu là hộ thuần nông, hầu hết là lao động thủ công. Họ khó tiếp cận được với thị trường vì học vấn thấp, không có nghề và chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thị trường. Mặc dù nước ta là một trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới nhưng hiện đói nghèo trong nông thôn vẫn khá phổ biến và vẫn là vấn đề xã hội gay gắt hiện nay và trong nhiều năm tới. Trên tổng thể, do nước ta có tốc độ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao ( trên 2%/ năm ), nên mặc dù sản lượng lương thực tăng song bình quân lương thực đầu người vẫn ở mức thấp. Một nguyên nhân nữa là đồng bào các dân tộc ít người, các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa còn quá nghèo, chưa biết cách tổ chức, sắp xếp sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu, thô sơ, chưa có diều kiện tiếp cận với các phương thức sản xuất mới . Tình trạng di dân tự do, sống du canh, du cư còn nhiều Các công trình kết cấu hạ tầng ở các xã không có hoặc có nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người nghèo. 2.2. Nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo. Bản thân người nghèo thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn hoặc không có vốn, đông con, neo đơn, thiếu sức lao động hoặc không có việc làm; rủi ro, ốm đau, tai nạn, lười nhác; mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, rượu chè…; trình độ dân trí thấp. Đây là nhóm nguyên nhân khiến cho người nghèo không có khả năng tự vươn lên để thoát nghèo. Cụ thể là: 2.2.1. Nguyên nhân do thiếu đất đai và vốn. Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Thiếu đất đai là một khó khăn lớn với người nghèo đặc biệt là khi trên 90% người nghèo ở Việt Nam là ở nông thôn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ngày nay, tốc đọ tăng dân số ngày càng cao trong khi quĩ đất đai là không đổi nên diện tích đất bình quân đầu người có xu hướng gimả dần.Thiếu đất ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống nên giá tị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động thực vật; nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như : điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. Thiếu vốn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói. Sự hạn chế về nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới… Mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận với vốn tín dụng của người nghèo đã được nâng lên rất nhiều song vẫn còn khá nhiều người nghèo, đặc biệt là những người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Nguyên nhân là do không có tài sản thế chấp, những người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33768.doc