LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Vào những thập niên của thế kỷ XX và thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự gia tăng mạnh mẽ đó đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh này, không thể phát triển nếu như không mở cửa hội nhập. Tuy vậy, hội nhập một mặt sẽ đón nhận được những cơ hội cho phát triển. Song mặt khác, cũng phải đối với hàng loạt những thách thức do chính x
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tác động của quá trình toàn cầu hoá đến Hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thế toàn cầu hoá đặt ra.
Trong hoàn cảnh đó toàn cầu hoá đã tác động mạnh tới doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu và rất nhiều vấn đề liên quan tới xuất nhập khẩu thời kỳ hội nhập. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi là một trong những doanh nghiệp đó.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
Tìm hiểu những tac động toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Từ đó phân tích tác động đó tạo ra thuận lợi và khó khăn gì cho hoạt động xuất khẩu. Để từ đó, đề án sẽ đưa ra những phương hướng giải pháp cho các doanh nghiệp về vấn đề về xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tác động của quá trình toàn cầu hoá đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi.
3. 2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề sau:
- Về mặt hàng: Chỉ nghiên cứu các sản phẩm gia dụng.
- Về không gian: Nhật, Hàn Đức, Pháp Mỹ...
- Về thời gian: Từ năm 2000 đến nay.
- Về giác độ nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề tác động toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
4. KẾT CẤU ĐỀ ÁN GỒM 3 CHƯƠNG
Chương 1: Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi trươc tác động toàn cầu hoá.
Chương 2: Phân tích tác động quá trình toàn cầu hoá đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi.
Chương 3: Giải pháp khai thác các cơ hội và biện pháp khắc phục, thích nghi với thách thức toàn cầu hoá.
Sau đây là nội dung của từng chương.
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT DUY LỢI
CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT DUY LỢI TRƯỚC TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HOÁ
I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT DUY LỢI
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy lợi, được thành lập 01/2000, chuyên sản xuất và kinh doanh các các sản phẩm gia dụng độc đáo do doanh nghiệp tự thiết kế. Các sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm: võng xếp và giường treo xếp 2 trong 1, giá phơi đồ xếp, ghế và giường xếp 2 trong 1, xích đu và ghế xếp 2 trong 1, nôi và xe đẩy 2 trong 1, giá treo vi tính, móc nón và kệ giày dép 2 trong 1, bàn vi tính, bàn làm việc, kệ sách và tủ 4 trong 1, salon và giường nệm 2 trong 1, bàn xếp, giá phơi khăn và mắc áo 2 trong 1, khung mắc mùng xếp, bàn ủi đồ xếp.
Sau 6 năm hoạt động doanh nghiệp Duy Lợi đã 5 lần liên tiếp (2002-2003-2004-2005-2006) đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”. Và đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Năm 2005 thương hiệu Duy Lợi lọt vào trong Top 100 thương hiệu nổi mạnh. Năm 2006 Duy Lợi lọt vào top 500 thương hiệu nổi tiếng.
Sản phẩm của doanh nghiệp Duy Lợi được tiêu thụ rộng rãi không những thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới: Nhật, Hàn, Đức, Pháp, Hàn...
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế tư nhân, với số vốn ban đầu là 10 tỷ VNĐ. Doanh nghiệp tuy mới thành lập nhưng đã trải qua nhiều thăng trầm, đối mặt với nhiều thách thức nhưng doanh nghiệp đã vượt qua giữ vững thị trường trong và ngoài nước. Qua đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và lớn mạnh với doanh số sản phẩm mỗi năm tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước hàng trăm nghìn sản phẩm lợi nhuận mỗi năm lên tới mấy chục tỷ đồng, đời sống công nhân được nâng cao. Không những thế mỗi năm doanh nghiệp trích một khoản lợi nhuận không nhỏ để làm từ thiện.
II. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM TRONG SUỐT 20 NĂM ĐỔI MỚI.
Song song với chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, thì chúng ta tiến hành từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 169 nước trên thế giới, trong đó đáng lưu ý là việc khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc được đánh dấu bằng bản tuyên bố chung, thoả thuận khôi phục quan hệ bình thường tháng 11/1999, và việc bình thường hoá quan hệ, lập quan hệ ngoại giao với Mỹ tháng 7/1995.
Quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam được mở rộng trong suốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với khoảng 160 nước và các vùng lãnh thổ, thu hút đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty từ 70 nước và vùng lãnh thổ, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nước và các định chế tài chính quốc tế.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã thực hiện quyền kế thừa tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: IMF, WB, ADB, nhưng sau đó quan hệ với các tổ chức này bị ngưng trệ một thời gian do vấn đề CAMPUCHIA. đến năm 1992, Việt Nam đã khai thông được lại quan hệ với các tổ chức này, đưa hoạt động hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu.
Tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, kí kết hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Trên thế giới hiện nay, các nước đã và đang hợp tác kinh tế quốc tế với 7 hình thức chính, Việt Nam chúng ta đang hội nhập kinh tế dưới 4 hình thức chủ yếu đó là: tham gia khu vực thương mại tự do (ASEAN, AFTA), tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế (ASEM và APEC), kí kết hiệp định thương mại đầu tư song phương, thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tóm lại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có được những thành tựu quan trọng. Từ nhu cầu thực tế phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế để phá thế bị bao vây, cô lập ở những năm 90 đầu thế kỷ, giờ đây, Việt Nam đã tích cực, chủ động mở rộng thị trường ra nước ngoài và tham gia ngày càng sâu rộng vào các hợp tác kinh tế quốc tế. Việt Nam không chỉ chứng minh cho thế giới thấy quyết tâm hội nhập như minh bạch chính sách, cải thiện môi trường đầu tư,… mà còn sẵn sàng cam kết thực hiện đầy đủ các chính sách thúc đẩy tự do hoá. Việt Nam đã xây dựng cho mình lộ trình thực hiện các cam kết của hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình hội nhập để ra.
2.1. Lộ trình gia nhập các tổ chức quốc tế của Việt Nam
Ngày 28/7/1995 Việt Nam được chính thức kết nạp là thành viên thứ 11 của ASEAN. Trong tất cả các hoạt động của ASEAN, Việt Nam đã là 1 thành viên tích cực, có nhiều đóng góp thực chất vào những vấn đề có ý nghĩa đối với sự phát triển của hiệp hội như cải cách đổi mới thể chế của ASEAN, thúc đẩy liên kết khu vực. Thu hẹp khoảng cách phát triển. Huy động nguồn nhân lực cho các chương trình. Sau hơn 10 năm hội nhập ASEAN, Việt Nam đã trở thành một hạt nhân quan trọng trong tổ chức này.
Tháng 3/1996, Việt Nam đã tham gia vào ASEM với tư cách là thành viên sáng lập. Từ đó đến nay, Việt Nam đang hoàn thành tốt trách nhiệm của một quốc gia thành viên tích cực và ngày càng chủ động hơn trong việc triển khai các thoả thuận và đóng góp cho ASEM trên cả ba lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, đăng cai một số cuộc họp của ASEM. Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò điều phối viên Châu Á kể từ Hội nghị cấp cao ASEM 3 và đã tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội vào tháng 10/2004.
Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào APEC vào tháng 11/1998. Kể từ đó tới nay, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động và chương trình hợp tác trong APEC trên hầu hết các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, hải quan, tiêu chuẩn chất lượng. Và một số chương trình hợp tác của APEC như thuận lợi hoá thương mại, kinh tế tri thức, hợp tác chống khủng bố… đặc biệt, Việt Nam đã được vinh dự là nước chủ nhà của APEC 2006.
Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006 sau hơn 10 năm nỗ lực đàm phán. Dưới đây là tiến trình đàm phán gia nhập WTO cụ thể.
6/1994: Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT.
4/1/1995: WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam.
30/1/1995: ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam được thành lập.
26/8/1996 Việt Nam nộp bản bị vong lục về chế độ ngoại thương.
8/2001 Việt Nam chính thức đưa ra bản chào ban đầu về hàng hoá và dịch vụ
31/5/2006 Việt Nam Hoa Kỳ kí thoả thuận kết thúc đàm phán song phương về gia nhập WTO của Việt Nam
7/1/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đang tiến hành các cam kết của mình và đưa ra lộ trình cụ thể cho từng ngành từng lĩnh vực.
Khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng ở thị trường các nước thuộc tổ chức. Thuế nhập khẩu của các nước trong tổ chức sẽ giảm đối hàng hoá có xuất xứ tại Việt Nam , khuyến khích hàng hoá xuât xứ từ Việt Nam . Cụ thể thuế nhập khẩu chung cho các nước thành viên WTO là 15%-16%. Thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm xuống 0%-5% giá trị hàng hoá.
III. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT DUY LỢI TRƯỚC VÀ SAU HỘI NHẬP
Năm 2000 doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi được thành lập với quy mô nhỏ. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ được tiêu thụ thị trường trong nước với doanh số thu về nhỏ. Bước sang năm 2001 doanh nghiệp đã bắt đầu hướng sản phẩm của mình xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, và những năm sau doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy trong trong đề án này chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề Việt Nam ra nhập tổ chưc thương mại thế giới WTO tác động tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy lợi như thế nào?
Sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi là sản phẩm đồ gia dụng độc đáo có lợi thế lớn khi xuất khẩu và doanh nghiệp xác định chỉ có xuất khẩu thì mới đem lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp mình trong xu thế hội nhập hiên nay. Vì thế doanh nghiệp có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp mình ra thị trường thế giới. Với điểm đến đầu tiên là thị trường Nhật Bản năm 2001 sau đó doanh nghiệp đã tiến bước sang nhiều thị trường rộng lớn khác Hàn Quốc, Đức, Pháp… Doanh nghiệp Duy Lợi xuất khẩu sản phẩm của mình qua nhiều kênh khác nhau. Mỗi thị trường doanh nghiệp xây dựng các kênh tiêu thụ sản phẩm khác nhau, như thị trường Nhật doanh nghiệp Duy Lợi kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tập đoàn siêu thị Keyio và doanh nghiệp cũng mở rất nhiều đại lý bán hàng trực tiếp ra nhiều thị trường Úc, Hàn…
Doanh thu từ xuất khẩu của doanh nghiệp theo thống kê thì thị trường Nhật vẫn chiếm phần lớn sau đó đến thị trường, Pháp, Mỹ, Úc, Hàn Quốc… Chi tiết như sau:
Năm 2001 doanh thu từ xuất khẩu là: 450000 USD, thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu duy nhất của doanh nghiệp trong năm này.
Năm 2002 doanh thu từ xuất khẩu là: 730000 USD, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đã được mở rộng: Thị trường Nhật Bản là 490000 USA; thị trường Pháp là 140000 USD; thị trường Mỹ là 100000 USD.
Năm 2003 doanh thu từ xuất khẩu là: 1100000 USA, trong đó thị trường Nhật: 520000USD; thị trường Pháp là 220000 USD; thị trường Mỹ là 210000 USD; thị trường Úc là 150000 USD.
Năm 2004 doanh thu từ xuất khẩu là: 1500000 USA, trong đó thị trường Nhật: 600000 USD; thị trường Pháp là 260000 USD; thị trường Mỹ là 150000 USD; thị trường Úc là 200000 USD; thị trường Hàn là 290000 USD.
Năm 2005 doanh thu từ xuất khẩu là: 1800000 USA, trong đó thị trường Nhật: 700000 USD; thị trường Pháp là 350000 USD; thị trường Mỹ là 190000 USD; thị trường Úc là 250000 USD; thị trường Hàn là 310000 USD.
Năm 2006 doanh thu từ xuất khẩu là: 2500000 USA, trong đó thị trường Nhật: 950000 USD; thị trường Pháp là 390000 USD; thị trường Mỹ là 350000 USD; thị trường Úc là 330000 USD; thị trường Hàn là 480000 USD.
Năm 2007 doanh thu từ xuất khẩu của doanh nghiệp sáu tháng đầu năm là: 2100000 USA, trong đó thị trường Nhật: 850000 USD; thị trường Pháp là 350000 USD; thị trường Mỹ là 340000 USD; thị trường Úc là 250000 USD; thị trường Hàn là 310000USD.
Từ nguồn số liệu trên ta có thể so sánh kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tăng lên rất đáng kể vào năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2007 so với năm trước đó. Doanh thu từ xuất khẩu của doanh nghiệp năm 2006 tăng lên so với năm 2001 là: 2050000 USD; so với năm 2005 là: 700000 USD, so với năm 2002 là 1770000 USD, so với năm 2003 là 1400000 USD, so với năm 2004 là 1000000 USD. Sáu tháng đầu năm 2007 ta thấy được xu thế phát kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp rât khả quan với doanh thu từ xuất khẩu đạt gần 80% doanh thu xuất khẩu năm 2007.
Một tác động quan trọng của toàn cầu hoá tác động tới thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đó chính là vấn đề sở hữu trí tuệ. Tháng 8/2002 đại diện nhóm Johnson của Nhật đã yêu cầu doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi hoặc ngừng ngay việc sản xuất khung mắc võng, hoặc phải đóng phí bản quyền cho nhóm với mức 4 USD đối với mỗi chiếc võng xuất sang Nhật Bản. Nếu không, nhóm Miki sẽ khởi kiện doanh nghiệp Duy Lợi vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Miki đưa ra lý lẽ là giải pháp hữu ích khung võng tiện dụng họ đăng kí đã được cơ quan sáng chế Nhật Bản cấp văn bằng số 3081528 vào ngày 22/08/2001. Do đó, lời đe doạ của Miki đặt ra một nguy cơ: Hàng của doanh nghiệp Duy Lợi không thể tiêu thụ tại Nhật (vì bị cáo buộc là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ), mà còn không thể bán ra tại 112 quốc gia thành viên của hiệp hội sáng chế quốc tế. Trước tình hình đó, tháng 11/2002, Duy Lợi với đại diện luật pháp là công ty luật Phạm & Associates đã tiến hành khiếu nại yêu cầu cơ quan sáng chế Nhật huỷ bỏ văn bằng sáng chế số 3081528. Hành trình đi tìm sự công bằng của doanh nghiệp Duy Lợi kéo dài hơn 6 tháng. Phía bị đơn lập luận: Đăng kí thứ nhất của Duy Lợi về kiểu dáng khung mắc võng bị cục sở hữu công nghiệp Việt Nam từ chối ngày 25/06/2001 chính vì kiểu dáng này đã được phía bị đơn nộp đăng kí vào ngày 09/07/1996. Đây cũng là giải pháp bị đơn đăng kí ở Nhật và đươc cấp văn bằng giải pháp hữu ích. Nhưng trên thực tế, giải pháp của Duy Lợi đã được công bố trên Công báo SHCN số 147, tập A, trang 84-85 (với số công bố 3787) trước khi có đơn đăng ký giải pháp hữu ích của nhóm Johnson Miki tại Nhật. Vì thế chiểu theo Điều 3, khoản 1, mục 3 trong Luật Sáng chế thì giải pháp "Khung võng tiện dụng" không thể được đăng ký. Sau một thời gian xem xét, nghe nguyên đơn lập luận và bị đơn biện hộ, Cơ quan Sáng chế Nhật đã ra phán quyết: Văn bằng giải pháp hữu ích "Khung võng tiện dụng" của nhóm Johnson Miki vi phạm quy định Điều 3, khoản 2 Luật Sáng chế, nên phải bị hủy bỏ theo Điều 37, khoản 1, mục 2 của luật này. Bên bị đơn cũng phải gánh chịu tất cả án phí. Như vậy doanh nghiệp Duy Lợi giữ vững thị trường xuất khẩu của mình.
Giữa tháng 3.2004, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh (P&LD) - cơ quan đại diện cho quyền lợi của ông Lâm Tấn Lợi - lại phát hiện trên một trang web (có xuất xứ từ Mỹ) giới thiệu một loại khung võng gấp giống y hệt khung võng kiểu 1 của Duy Lợi (đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam). Khung võng xếp này của ông Chung Sen Wu (Đài Loan) đã được USPTO cấp Bằng sáng chế độc quyền (BSCĐQ) ngày 22.10.2002. Điều này có nghĩa bất cứ loại võng xếp nào có kiểu dáng tương tự sẽ bị ngăn chặn ngay nếu muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ. Hành trình tự vệ của Duy Lợi bắt đầu...
Tháng 5.2004, P&LD đã tiến hành các bước cần thiết để yêu cầu USPTO hủy hiệu lực BSCĐQ đã cấp cho ông Wu do ngày nộp đơn của ông Wu (15.8.2001) muộn hơn ngày công bố của đơn xin cấp bằng kiểu dáng công nghiệp đối với khung võng xếp của ông Lợi hơn 1 năm. Do bản công bố trong Công báo Việt Nam có chất lượng không cao nên không thể nhìn thấy rõ một số chi tiết của khung võng Duy Lợi. Chính vì vậy, để có thể yêu cầu hủy BSCĐQ do USPTO cấp cho ông Chung Sen Wu, Văn phòng P&LD phải tiến hành tra cứu trong các cơ sở dữ liệu, nghiên cứu hàng ngàn kiểu khung võng khác nhau trên thế giới để tìm bằng chứng nhằm chứng minh rõ ràng rằng kiểu khung võng do ông Chung Sen Wu đăng ký thực chất là sao chép khung võng Duy Lợi". Ngày 29.9.2004, thay mặt Duy Lợi, P&LD đã nộp đơn tới USPTO yêu cầu hủy BSCĐQ đã cấp cho ông Wu với lý do là "Bằng kiểu dáng Việt Nam có ngày công bố sớm hơn ngày nộp đơn của ông Wu và điều này đã hoàn toàn không được xem xét trước khi cấp BSCĐQ cho ông Wu".
Gần 3 tháng sau, ngày 14/12/2004, USPTO đã ra thông báo chấp nhận xem xét lại BSCĐQ đã cấp cho ông Wu. Theo USPTO, có cơ sở để cho rằng Bằng kiểu dáng Việt Nam đã được cấp cho ông Lâm Tấn Lợi có thể "làm nảy sinh một vấn đề mới về bản chất đối với khả năng bảo hộ" đối với BSCĐQ đã được cấp tại Mỹ. Và USPTO cũng ấn định trong vòng 2 tháng (tức là phải trước ngày 14.2.2005) ông Wu có quyền có ý kiến bảo vệ BSCĐQ đã được cấp cho mình. Nếu ông Wu không có ý kiến gì thì USPTO sẽ đưa ra phán quyết. Sau một thời gian giám định tỉ mỉ những chi tiết liên quan đến loại khung võng xếp của cả hai bên và rà soát lại các thủ tục cần thiết, giám định viên Matthew C.Graham thuộc USPTO đã có biên bản tái xét lại khung võng xếp và kết luận về việc xâm phạm kiểu dáng công nghiệp của ông Wu đối với khung võng xếp Duy Lợi. Ngày 19/9/2005, USPTO đã công bố phán quyết hủy bỏ yêu cầu bảo hộ đối với khung võng xếp của ông Chung Sen Wu.
Theo luật sư Dương Tử Giang, chiến thắng của Duy Lợi là tiền lệ tốt cho thương hiệu Việt khi bị xâm phạm quyền sở hữu ở nước ngoài.
Như vậy chương 1 đã cung cấp đầy đủ số liệu và tài liệu về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy lợi trước và sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Duy Lợi trước và sau quá trình hội nhập sẽ được trình bày ở chương 2.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT DUY LỢI
I. TÁC ĐỘNG CẢU TOÀN CẦU HOÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP NÓI VIỆT NAMCHUN
Khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Về thuế xuất nhập khẩu, Việt Nam cam kết cắt giảm xuống chỉ còn 0%-5%. Lợi ích thu được là rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, khi Việt Nam ra nhập WTO đó là thuế nhập khẩu đối hàng hoá Việt Nam khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc WTO thì sẽ được hưởng mức thuế chung là 15%-16%. Các hàng rào phi thuế quan đối hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam một số lớn được dỡ bỏ như hạn hạch nhập khẩu… Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp nước ta ngày càng minh bạch, các doanh nghiệp nước được đối xử công bằng hơn, mọi tranh chấp thương mại sẽ đều được xử lý bằng luật pháp quốc tế.
II. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DOANH NGHIỆP DUY LỢI
Khi Việt Nam từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới, thì doanh nghiệp Việt Nam đã có được vô vàn thuận lợi để phát triển. Doanh nghiệp Duy Lợi cũng là một trong những doanh nghiệp đó. Khi Việt Nam ra nhập WTO thuế xuất nhập khẩu của nước ta sẽ giảm chỉ còn 0%-5% và sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu chung cho các nước thành viên WTO là 15%-16%. Nhiều hàng rào phi thuế quan đối hàng hoá Việt Nam được các nước là thành viên của WTO dỡ bỏ. Vì thế doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp Duy Lợi trong năm 2006 bằng 140% doanh thu năm 2005 và bằng 550% năm 2001. Riêng sáu tháng đầu năm 2007 doanh thu từ xuất khẩu đạt gần 80% doanh thu từ xuất khẩu năm 2006.
Không những thế thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Duy Lợi ngày càng mở rộng và vươn ra thị trường rộng lớn, với mức tiêu thụ mạnh của thế giới. Năm 2001doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sang thị trường Nhật, nhưng sang năm 2002 thì doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình không những sang thị trường Nhật mà còn xuất sang nhiều thị trường khac như Pháp, Mỹ. Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đến năm 2006 thì doanh nghiệp xuất hàng sang nhiều nước trên thế giới: Nhật, Pháp, Mỹ, Úc, Hàn Quốc. Và bước sang năm 2007 doanh nghiệp sẽ xuc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường mới để có thể mở rộng thị trường tiệu thụ, thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Một trong thành công của doanh nghiệp Duy Lợi mà nó trở thành bài học quý báu cho doanh nghiệp có sản phẩm mang bản sắc Việt Nam . Đó là các sản phẩm đồ gia dụng độc đáo của doanh nghiệp là do chính doanh nghiệp tự thiết kế, đó là sản phẩm rất tiên dụng như võng xếp, giường xếp, bàn xếp… Những sản phẩm này đưa lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp trên mọi thị trường kể cả trong nước và xuất khẩu. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp không những do sản phẩm của doanh nghiệp độc đáo và độc quyền mà còn có tác động rất lớn từ chất lượng sản phẩm đảm bảo đạt được tiêu chuẩn về kĩ thuật và an toàn, mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp rất đa dạng bắt mắt, giá cả của sản phẩm của doanh nghiệp rất phù hợp người tiêu dùng và hợp lý với chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp hầu hết là có giá dưới 600000 VNĐ. Như vậy từ kinh nghiệm của doanh nghiệp Duy Lợi ta có thể rút ra được các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với cơ chế năng động nắm bắt thị trường, thay đổi theo nhu cầu thị trường, cùng với khả năng sáng tạo tuyệt vời tạo ra sản phẩm mang đậm bản sắc Việt Nam, các doanh nghiệp đó có đủ mọi yếu tố đứng vững, cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
III. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP DUY LỢI
Một mặt toàn cầu hoá tạo ra cho doanh nghiệp những cơ hội để phát triển. Nhưng mặt khác nó tạo ra nhiều thách thức tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Riêng về vấn đề xuất khẩu thì toàn cầu hoá đặt ra thách thức, đó là những vấn đề ảnh hưởng trưc tiếp tới thị trường và kim ngạch xuất khẩu. Một trong tranh chấp thương mại mà hàng hoá Việt Nam hay gặp, đó chính là vấn đề sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, và sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi chính là điển hình về tranh chấp thương mại liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp. Năm 2002 xảy ra tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp một sản phẩm của doanh nghiệp Duy Lợi là võng xếp với nhóm Johnson Miki. Đến tháng 3/2004 một vụ việc tương tự cũng xảy ra với doanh nghiệp Duy Lợi nhưng lần này vụ việc lại xảy ra trên thị trường khác, đó chính là thị trường Mỹ với doanh nhân người Đài Loan là ông Chung Sen Wu và năm đó doanh thu từ xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường Mỹ giảm 30%. Cả hai vụ việc tranh chấp doanh nghiệp Duy lợi đều thắng kiện và doanh nghiệp giữ vững được thị trường xuất khẩu, đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Lý do mà đem lại sự thắng lợi cho doanh nghiệp chính là ngay từ đầu doanh nghiệp chú ý, coi trọng quyền sở hữu công nghiệp và doanh nghiệp đăng kí ngay khi thiết kế ra sản phẩm với cục sở hữu công nghiệp Việt Nam. Qua vụ việc của doanh nghiệp Duy Lợi thì rút ra bài học quý giá cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia kinh doanh ở thị trường quốc tế là hãy tự bảo vệ mình, tránh thiệt hại không cần thiết.
Khi tham gia hội nhập các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta có lợi vì thuế nhập khẩu của thị trường thuộc WTO. Nhưng chính vì thế mà các nước muốn hạn chế nhập khẩu thì các nước áp dụng rào cản phi thuế quan như: Rào cản kĩ thuật, chỉ tiêu an toàn, hệ thống quản lý chất lượng. Nên đã gây ra khó khăn nhất định cho doanh nghiệp nước ta khi xuất khẩu. Sản phẩm của doanh nghiệp Duy Lợi đảm bảo an toàn, được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
Tóm lại khi Việt Nam hội nhập thì sẽ đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước muốn vươn ra thị trường nước ngoài nhiều cơ hội và thách thức. Vì thế các doanh nghiệp phải tận dụng cơ hội khắc phục khó khăn để thu được nhiều lợi nhuận nhất tránh thiệt hại không cần thiết.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP KHAI THÁC CƠ HỘI TOÀN CẦU HOÁ
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SẢN XUẤT DUY LỢI TRONG TƯƠNG LAI
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy lợi cũng gặp nhiều cơ hội mới và thách thức mới, vì thế doanh nghiệp phải xây dựng cho mình định hướng rõ ràng để doanh nghiệp bắt kịp xu thế phát triển, nhanh chóng chuyển mình đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Và doanh nghiệp tận dụng cơ hội có được để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô, tăng doanh số bán, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để thu được lợi nhuận lớn nhất.
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi đã định hướng cho mình trong tương lai như sau: Doanh nghiệp đặt mục tiêu phát triển hàng năm là 25%, thị trường trong nước và thị trường xuât khẩu ngày càng mở rộng, doanh nghiệp đang định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU: Ý; Séc; Bỉ; Hà Lan; Tây Ba Nha; và một số nước khác ở Châu Á như Sigapo; Hồng kông; Đài Loan; Thái Lan; Malaixia; Philipin. Về nhân sự doanh nghiệp luân ưu tiên tuyển dụng và bồi dưỡng những nhân viên giỏi, thu nhập của nhân viên tăng lên hàng năm là 10%. Doanh nghiệp luôn chú ý tới đổi mới công nghệ, tăng năng suất, hợp lý hoá sản xuất. Không những thế doanh nghiệp từng bước củng cố hoàn thiện khâu dịch vụ phân phối và chăm sóc khách hàng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
II. CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC CƠ HỘI VÀ PHÒNG TRÁNH NHỮNG RỦI RO DO TOÀN CẦU HOÁ MANG LẠI
Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam có được rất nhiều cơ hội và muôn vàn thách thức.
2.1. Cơ hội của các doanh nghiệp trong quá trình toàn cầu hoá
Cơ hội có được của doanh nghiệp Việt Nam là:
Thứ nhất: Về thị trường các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp cận với nhiều thị trường rộng lớn có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Úc và các nước EU… mà các rào cản thương mại đã được cắt giảm như thuế nhập khẩu giảm tới mức tối thiểu theo quy định của hiệp định thương mại và thuế quan, các rào cản phi thuế quan được huỷ bỏ như hạn ngạch nhập khẩu. Vì thế xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng nhất là sau khi ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Cơ hội đầu tư ra nước ngoài mở rộng nhất thị trường châu Á và Châu Phi.
Thứ hai: Cơ hội đối doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập có thể học hỏi được khoa học, phương pháp và kinh nghiệm quản lý mới nâng cao hiệu quả quản lý, hợp lý hoá quản lý. Không những thế các doanh nghiệp Việt Nam còn được tiếp cận với nhiều công nghệ mới có năng suất cao, hiệu quả kinh tế đạt được lớn.
Thứ ba: Hội nhập Việt Nam đón nhận nhiều vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đi theo nó là quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao khoa học kĩ thuật, các phương pháp kinh nghiệm quản lý, cơ sở hạ tầng được nâng cao, đời sống người lao động được cải thiện.
Thứ tư: Đối với các doanh nghiệp của Việt Nam tận dụng tốt cơ hội do toàn cầu hoá mang lại, đồng thời phát huy nội lực của mình, tự đứng vững trên đôi chân của chinh mình. Doanh nghiệp Việt Nam phải biết tận dụng và phát huy lợi thế, thế mạnh của mình như lao động dồi dào, các sản phẩm độc đáo riêng có của doanh nghiệp để ta có đươc lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp tư nhân Duy Lợi là một điển hình về sự sáng tạo ra sản phẩm độc đáo riêng có của mình để giành lợi thế cạnh trên thị trường thế giới, đó chính là một lối đi thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
2.2. Thách thức đặt ra do toàn cầu hoá mang lại
Xu thế toàn cầu hoá mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng rất nhiều thách thức đặt ra.
Thứ nhất khi hội nhập các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ hai: Luật pháp của nước ta chưa hoàn thiện, hoàn chỉnh, và đội ngũ luật sư của nước ta còn rất yếu kém. Nên khi hội nhập nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều vướng mắc về pháp luật ở thị trường thế giới và khi tranh chấp pháp luật xảy ra thì doanh nghiệp Việt Nam luôn là nguời chịu thiệt thòi. Vì thế việc đầu tiên mà Việt Nam phải làm khi hội nhập chính là kiện toàn, hoàn chỉnh, thống nhất bộ luật và đào tạo ra những luật sư giỏi mang tầm cỡ quốc tế.
Thứ ba: Một vấn đề quan trọng mang tính thời sự mà các doanh nghiệp Việt Nam hay gặp phải khi tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới, đó chính là vấn đề sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, luật bản quyền tác giả và bản quyền thương hiệu. Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã bị công ty nước ngoài đăng kí trước và sau đó doanh nghiệp Việt Nam mua lại với giá rất cao, vì thế gây thiệt hại rất to lớn cho doanh nghiệp, nổi bật vấn đề này là thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Khi Việt Nam hội nhập nhiều bằng phát minh sáng chế của doanh nghiệp Việt Nam bị vi phạm nghiêm trọng gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho doanh nghiệp như thu hẹp thị trường xuất khẩu, làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy lợi đã bị hai doanh nghiệp Mỹ và Nhật kiện về bằng phát minh sáng chế nhưng cuối cùng doanh nghiệp đã thắng kiện giữ được thị trường xuất khẩu, bảo vệ được danh tiếng của mình. Đó chính là bài học đắt giá rút ra được của doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam phải coi trọng vấn đề này: Thương hiệu và bằng phát minh sáng chế chính là phần tài sản của doanh nghiệp.
Tóm lại xu thế toàn cầu hoá ngày càng diễn ra sâu rộng trên thế giới, nó chính là xu thế phát triển của thế giới. Việt Nam muốn phát triển thì phải hoà mình vào xu thế đó để tìm kiếm cơ hội để phát triển, tuy nhiên không ít thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì thế doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội để phát triển và cố gắng hạn chế thách thức, rủi ro do toàn cầu hoá mang lại. Từ đó phát triển nền kinh tế nước nhà ngày càng phồn thịnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân /PGS.TS Nguyễn thị Hường Nhà xuất bản Thống Kê năm 2005 .
www.dddn.com.vn/Destop.asps/Tintuc/Hoinhap-QT/Ba-cai-duoc-khi-ra-nhapWTO/-7
www.duyloi.vn
http: //vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/03/546129/
http:/www.tapchitruyenhinhvietnam.com.vn/index.php?option=com_ content&task=view&id=3654&Itemid=50
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0736.doc