LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Khắp nơi trên mọi miền đất nước đều đang chuyển mình theo con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Trong những năm qua, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đem lại cho tỉnh một màu sắc mới, phát triển hơn, giàu đẹp hơn. Nhưng bên cạnh đó cũng còn không ít những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là vấn đ
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề đô thị hoá đã làm giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn trình độ thấp thiếu việc làm, giảm thu nhập gây nguy hại cho mục tiêu phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Điều này đã thôi thúc em nghiên cứu đề tài: “Tác động của quá trình đô thị hoá tới việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc”.
Kết cấu chuyên đề bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn
Chương 2: Thực trạng lao động việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Các giải pháp tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình đô thị hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
1.1. Những vấn đề lý luận chung về đô thị
1.1.1. Khái niệm:
Đô thị là nơi dân cư tập trung với một mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện, tỉnh hoặc vùng, miền lãnh thổ,cả nước.
- Trung tâm tổng hợp: là những đô thị có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Trung tâm chuyên ngành: là những đô thị có vai trò, chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như: công nghiệp cảng, du lịch - nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông…
Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng hay của một tỉnh cũng có thể là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hoặc toàn quốc tùy thuộc vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định.
- Lãnh thổ đô thị gồm: nội thành hoặc nội thị và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm: quận, phường, còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm: huyện và xã.
- Quy mô dân số: quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 4000 người. Riêng ở miền núi, quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 2000 người. Quy mô này chỉ tính trong nội thị.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp: tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị không nhỏ hơn 60%. Tỷ lệ này chỉ tính trong nội thị.
Lao động phi nông nghiệp gồm:
+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
+ Lao động xây dựng cơ bản.
+ Lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hang.
+ Lao động thương nghiệp, dịch vụ, du lịch.
+ Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, phục vụ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
+ Các lao động khác… ngoài khu vực sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng đô thị: cơ sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật ( giao thông, thông tin – liên lạc, cấp nước, cấp năng lượng, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường) và hạ tầng xã hội ( nhà ở, các công trình thương nghiệp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác).
Cơ sở hạ tầng đô thị phản ánh trình độ phát triển, mức tiện nghi sinh hoạt của người đô thị và được xác định theo các tiêu chí sau:
+ Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: lít/ người- ngày
+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: Kwh/ người.
+ Mật độ đường phố: Km/ Km2 và đặc điểm hệ thống giao thông.
+ Tỷ lệ tầng cao trung bình.
+ Mật độ dân cư. Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số nội thi và diện tích xây dựng trong giới hạn nội thị của đô thị. Đơn vị đo: người/ km2.
1.1.2. Đặc trưng của đô thị:
- Đô thị là nơi sinh sống và làm việc của cộng đồng dân cư bao gồm một tập hợp các tầng lớp: công nhân, trí thức, công chức, tiểu thương tiểu chủ, thợ thủ công và các doanh nghiệp… là vùng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, là trung tâm phát triển kinh tế văn hoá chính trị.
- Đô thị có cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trình độ khoa học công nghệ cao hơn nông thôn. Tự do, dân chủ, công bằng cũng cao hơn nông thôn.
- Một số ngành của nông thôn vẫn tồn tại ở đô thị nhưng có sự phát triển ở cấp độ cao hơn, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật sản xuất cũng cao hơn…
1.1.3. Vai trò của đô thị:
- Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hóa.
- Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. Sự đóng góp của các đô thị vào ngân sách chiếm tỷ trọng là chủ yếu. Chỉ tính riêng 4 thành phố lớn của nước ta là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đã đóng góp trên 80% ngân sách cả nước. Đô thị sẽ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nông thôn và trực tiếp là các khu vực ngoại thành.
1.1.4. Chức năng của đô thị:
Đô thị có các chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng chính trị, quân sự, tôn giáo: đô thị Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh hơn từ thế kỷ XVIII trở lại đây. Đô thị cũng là sự kết hợp 2 chức năng: Đô là thành quách để bảo vệ cư dân và thị là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, thương mại.
- Chức năng quản lý: Sự phát triển đô thị, một mặt được điều chỉnh bởi các nhu cầu, trong đó nhu cầu kt là chủ yếu tác động qua cơ chế thị trường; mặt khác chịu sự điều chỉnh do hoạt động quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể xã hội. Tác động của quản lý nhằm hướng nguồn lực vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng coa khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân.
- Chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ: Trong những giai đoạn phát triển kinh tế thị trường vừa qua, chức năng kinh tế là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hinh xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, trước hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị.
- Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tang, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn.
Chức năng văn hóa của đô thị càng phát triển hơn vào thời kỳ kinh tế phồn vinh, mức sống được nâng cao, thời gian dành cho việc hường thụ văn hóa của mỗi người dân được tăng lên. Chức năng này càng có vị trí đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn minh công nghiệp lên nền văn minh hậu công nghiệp hiện nay, sự phát triển bền vững cần đến nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn. Trong lĩnh vực kinh tế, những “ công nhân áo trắng” hay “ công nhân trí thức” và những nhà khoa học ngày càng quan trọng hơn so với thiết bị công nghệ và tài chính. Kể cả trong lĩnh vực xã hội và chính trị cũng ngày càng đòi hỏi một trình độ dân trí cao hơn. Do đó vai trò của văn hóa, khoa học giáo dục sẽ được phát huy từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của bất kỳ quá trình vận động nào trong một thế giới phát triển bền vững.
- Chức năng xã hội: Chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại… là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Nhìn chung các đô thị, chức năng xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vìchính những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại có thay đổi.
1.2. Những vấn đề lý luận chung về đô thị hóa
1.2.1. Khái niệm
- Trên quan điểm một vùng: Đô thị hoá là một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.
- Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hoá hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đô thị hiện có theo chiều sâu.
Tóm lại, đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số.
1.2.2. Đặc điểm của đô thị hoá
- Đô thị hoá là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.
- Đô thị hoá gắn liền với một thể chế kinh tế xã hội nhất định, gắn liền với sự biến đổi về kinh tế xã hội của đô thị và nông thôn, sự biến đổi ấy thể hiện ở sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… Phương hướng, điều kiện phát triển của đô thị hoá phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
+ Ở các nước phát triển, đô thị hoá đặc trưng cho sự phát triển các nhân tố theo chiều sâu, tạo điều kiện để điều tiết và khai thác tối đa các ích lợi, hạn chế bất lợi của quá trình đô thị hoá, nâng cao điều kiện sống và làm việc, công bằng xã hội, xoá bỏ khoảng cách thành thị và nông thôn…
+ Ở các nước đang phát triển, như Việt Nam, biểu hiện của đô thị hoá là sự bùng nổ về dân số, sự phát triển công nghiệp tỏ ra yếu kém, sự gia tăng dân số không dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế. Mẫu thuẫn giữa thành thị và nông thôn có biểu hiện gia tăng do sự mất cân đối trong các cơ hội phát triển…
+ Công nghiệp hoá là cơ sở cho sự phát triển của đô thị hoá. Đô thị hoá trên thế giới bắt đầu từ cách mạng thủ công nghiệp ( tượng trưng là cái sa quay ); sau đó là cách mạng công nghiệp ( tượng trưng là máy hơi nước ) đã thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc với năng suất lao động cao hơn và đã phân công lại lao động xã hội, làm thay đổi cơ cấu lao động xã hội, đồng thời, cách mạng công nghiệp đã tập trung hoá lực lượng sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành đô thị mới, mở rộng quy mô đô thị cũ. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ( tượng trưng cho nó là những cỗ máy vi tính, những siêu xa lộ thông tin và điện thoại di động ) thì sự phát triển đô thị hoá đã và sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Như vậy, mỗi nền văn minh đều tạo ra một phong cách sống, làm việc thích hợp, một hình thái phân bố dân cư, một cấu trúc đô thị thích hợp.
1.2.3. Các hình thức đô thị hoá
- Đô thị hoá nông thôn: là xu hướng bền vững có tính quy luật. Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn ( cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt…), đây là sự tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững.
- Đô thị hoá ngoại vi: là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng … tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị… góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
- Đô thị hoá giả tạo: là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là nông thôn … dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống…
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa
- Điều kiện tự nhiên: trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ thì đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng sản, giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn, quy mô nhỏ hơn. Từ đó dẫn đến sự phát triển không đồng đều hệ thống đô thị giữa các vùng.
- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh tế thị trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền đề cho đô thị hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản của nền kinh tế sẽ tạo ra quá trình đô thị hóa nông thôn và các vùng ven biển.
- Văn hóa dân tộc: mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…nói chung và hình thái đô thị nói riêng.
- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định trong quá trình đô thị hóa. Bởi vì nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để xây dựng, nâng cấp, cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn. Nguồn đó có thể từ trong nước hay từ nước ngoài. Trình độ phát triển kinh tế thể hiện trên nhiều phương diện: quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa giáo dục của dân cư, mức sống dân cư.
- Tình hình chính trị: ở Việt Nam từ sau năm 1975, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng… Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.
1.2.5. Hình thái biểu hiện của đô thị hóa
- Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới là hình thức phổ biến với các đô thị của Việt Nam trong điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế. Việc hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới được xem là hình thức đô thị hóa theo chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất cho lực lượng sản xuất phát triển. Với hình thức này dân số và diện tích đô thị tăng nhanh chóng. Sự hình thành các đô thị mới để phát triển đồng đều các khu vực, các đô thị mới được xây dựng trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp và các vùng kinh tế là xu hướng tất yếu của sự phát triển.
- Hiện đại hóa và nâng cao trình độ các đô thị hiện có là quá trình thường xuyên và tất yếu cảu quá trình tăng trưởng và phát triển. Các nhà quản lý đô thị và các thành phần kinh tế trên địa bàn đô thị thường xuyên vận động nhằm làm giàu thêm cho đô thị của mình. Quá trình đó đòi hỏi họ phải điều tiết, tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có và hoạt động có hiệu quả cao trên cơ sở hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội ở đô thị.
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá
1.2.6.1. Tiêu chí đánh giá trình độ đô thị hoá theo chiều sâu
- Các chỉ tiêu định lượng
+ Diện tích cây xanh trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người, diện tích các công trình công cộng trên đầu người, diện tích nhà ở trên đầu người…
+ GDP( GO ) bình quân đầu người
+ Trình độ dân trí
+ Số giường bệnh trên 1000 dân.
+ Các công trình văn hoá trên 1000 dân.
+ Tổng số máy điện thoại trên 100 dân.
- Các chỉ tiêu định tính
+ Chất lượng hạ tầng kĩ thuật
+ Chất lượng hạ tầng xã hội
+ Trình độ văn minh đô thị
+ Kiến trúc đô thị
+ Môi trường sinh thái.
1.2.6.2. Tiêu chí đánh giá theo chiều rộng
- Các chỉ tiêu định lượng
+ Quy mô diện tích đô thị
+ Tỷ lệ diện tích đất đô thị trên đất nông thôn
+ Quy mô dân số đô thị, tỷ lệ dân số đô thị
+ Quy mô cơ cấu GDP ( GO ).
+ GDP ( GO ) bình quân đầu người
+ Diện tích đường giao thông trên đầu người
+ Trình độ dân trí
+ Số giường bệnh trên 1000 dân
+ Tổng số máy điện thoại trên 100 dân
+ Tuổi thọ bình quân
+ Các chỉ tiêu định tính
+ Chất lượng hạ tầng kỹ thuật
+ Chất lượng hạ tầng xã hội
+ Kiến trúc đô thị
+ Trình độ văn minh đô thị
1.3. Tính tất yếu của đô thị hoá hiện nay
- Sự phát triển kinh tế của mỗi nước gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển của hệ thống các ngành này thúc đẩy quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh hơn và đô thị hoá lại tác động ngược trở lại sự phát triển của các ngành này.
- Quy mô dân số ngày càng tăng, đòi hỏi phải đáp ứng cả vể mặt vật chất và tinh thần như: nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí… góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá.
- Nhu cầu vật chất ngày càng tăng lên tỷ lệ với mức tăng thu nhập, đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải đáp ứng đủ. Từ đó nảy sinh nhu cẩu đô thị hoá, phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.
- Quá trình phát triển kinh tế mỗi nước là quá trình phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập và tích luỹ. Quá trình đó tạo ra những điều kiện vật chất thúc đẩy và thực hiện nhanh quá trình đô thị hoá. Đó cũng là xu thế vận động mang tính khách quan. Quá trình này dẫn tới sự biến đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp là chủ yếu chuyển sang công nghiệp là chủ yếu và cả sự biến đổi ngay trong khu vực công nghiệp. Kéo theo đó là tập trung dân cư tại các khu công nghiệp, các vùng kinh tế để đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu sản xuất, sự phát triển kinh tế; từ đó hình thành nên các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn.
1.4. Tác động của đô thị hoá đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn
1.4.1. Tác động tích cực
- Thúc đẩy kinh tế đô thị tăng trưởng nhanh hơn: phải nói rằng đóng góp vào GDP của các địa phương chủ yếu là của các đô thị. Cùng với quá trình đô thị hóa, các đô thị ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng thu nhập của tỉnh, huyện. Với cơ cấu ngành nghề ngày càng đa dạng, trong đó các ngành sử dụng nhiều chất xám, vốn tăng lên tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất làm nâng cao năng suất lao động, gia tăng khối lượng sản phẩm làm ra thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Nâng cao trình độ quản lý: cùng với việc dân cư tăng lên, cũng như quy trình sản xuất cũng được cải tiến, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, thị trường hàng hóa, lao động, đất đai, khoa học công nghệ, vốn phát triển đòi hòi cũng như là một điều tất yếu là trình độ quản lý từ cấp trung ương đến địa phương, trong từng doanh nghiệp, nhà máy tăng lên.
- Có tác động lan toả tích cực đến các vùng lân cân: đô thị với tính cách là một thực thể kinh tế mở cửa, nó có mối liên hệ kinh tế rộng rãi với khu vực xung quanh. Đô thị cùng với khu vực xung quanh không chỉ hình thành chỉnh thể của hệ thống sản xuất, mà còn hình thành mạng lưới công nghiệp, dịch vụ, thông tin tương đối độc lập. Trong mối liên hệ với khu vực kinh tế xung quanh, đô thị do điều kiện kinh tế ưu việt của mình, nó có tác dụng thu hút và tác dụng khuyếch tán to lớn với khu vực xung quanh. Ví dụ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, chịu sự khuyếch tán về lao động của thủ đô, sự khuyếch tán về công nghiệp và thương mại của thủ đô; hiện nay, huyện Mê Linh có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ nhất trong tỉnh Vĩnh Phúc, với các khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Tiền Phong, tổ hợp thương mại Mê Linh Plaza. Khu công nghiệp Quang Minh hiện nay không chỉ thu hút và giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh mà còn tạo nhiều việc làm cho lao động Hà Nội và một số tỉnh khác, đặc biệt với sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
Một ví dụ khác về tác động lan tỏa của đô thị, nằm kề thủ đô Hà Nội, là một thuận lợi cho tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác giáo dục đào tạo, nhiều giáo viên các trường đại học của Hà Nội được thuê giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng ở tỉnh, các giáo viên, giảng viên trong tỉnh rất thuận lợi trong việc nâng cao trình độ bằng các khóa học tại chức, cao học, chứng chỉ ở Hà Nội.
Gần với thủ đô Hà Nội, tỉnh luôn luôn tiếp cận được với nguồn hang hóa dồi dào đặc biệt là về giáo trình sách, văn phòng phẩm, về các hàng điện tử điện lạnh, hiện nay nhiều cửa hàng ở tỉnh là đại lý bán các hàng nhập từ Hà Nội về.
Hơn nữa, Hà Nội có dân cư đông, đời sống cao, nhu cầu về giải trí cuối tuần là rất lớn, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều điểm nghỉ mát cuối tuần lý tưởng đã thu hút được lượng khách du lịch ở Hà Nội ngày một đông, đóng góp vào doanh thu của ngành du lịch hàng năm…
- Nâng cao thu nhập mức sống dân cư các vùng đô thị hoá: ở khu vực thành thị nền kinh tế với cơ cấu công – nông nghiệp do đó sản xuất đòi hỏi lao động phải có trình độ. Vì thế, tiền lương và thu nhập thường được trả cao hơn để tương xứng với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra. Do đó, nhìn chung thu nhập của dân cư tại các thành phố lớn, đô thị thường cao hơn so với các vùng khác.
Đô thị với đặc điểm là vùng kinh tế, xã hội rất phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người khá đầy đủ, hiện đại và đa dạng. Vì vậy, có thể nói đô thị là nơi có điều kiện sống và làm việc thuận lợi hơn so với khu vực nông thôn. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các điều kiện phục vụ đời sống và sinh hoạt như nơi vui chơi giải trí, học tập ngày càng phát triển làm cho trình độ văn hóa, mức sống của con người tại các khu đô thị ngày càng tăng, thậm chí với việc tăng này có khi còn tạo ra khoảng cách lớn về mức sống, thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Nhìn chung, cuộc sống của người dân nông thôn đa số là tự túc, tự cấp, còn cuộc sống của người dân đô thị hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường theo phương thức mua bán. Các nhu yếu phẩm phục vụ cho cuộc sống hang ngày, từ những cái nhỏ nhất đều do thị trường cung cấp, bảo đảm cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho cuộc sống hang ngày của người dân là trách nhiệm nặng nề của chính quyền các vùng đô thị nói chung. Bên cạnh trách nhiệm bảo đảm cung cấp nhu yếu phẩm thì chính quyền của đô thị còn có trách nhiệm giải quyết việc làm, tạo ra nguồn sống cho người dân đô thị. Trong khi đó chính quyền nông thôn cũng phải lo cuộc sống của người dân, song mức độ phức tạp và gay gắt không thể bằng đô thị.
Nói tóm lại, ở thành thị kinh tế phát triển và các công trình phúc lợi công cộng như: y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, điện, nước, giao thông cũng phát triển hơn nông thôn. Kéo theo đó là thu nhập và mức sống hơn hẳn.
- Nâng cao năng suất, trình độ lao động: Khác với nông thôn, ở thành thị các ngành công nghiệp, dịch vụ rất phát triển, đòi hỏi tất yếu là lao động phải có trình độ cao để có thể sử dụng các máy móc, thiết bị, công cụ lao động hiện đại.
Ở thành thị người lao động có thu nhập, mức sống, trình độ văn hóa cao nên điều kiện, khả năng và mong muốn được học tập, nâng cao trình độ lành nghề để có cơ hội tìm được công việc có mức lương cao hơn là tốt hơn. Ngoài ra, tại các vùng đô thị, sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng giúp cho con người có nhiều điều kiện thuận lợi để trao đổi thông tin, học tập, nâng cao trình độ lành nghề.
Đối với lao động nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của khoa học kỹ thuật nhằm giảm thiểu các tác động của tự nhiên. Trên thực tế hiện nay, ngành nông nghiệp dần được cơ khí hóa, điện khí hóa. Khi tiến hành đô thị hóa, mặc dù quy mô sản xuất nông nghiệp giảm nhưng các thành tựu về khoa học kỹ thuật lại được áp dụng một cách rộng rãi góp phần nâng cao năng suất, trình độ lao động.
Còn đối với sản xuất công nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều hết sức quan trọng. Đối với vùng đô thị hóa với tỷ lệ cao, mà đặc thù của sản xuất công nghiệp hầu hết là sử dụng máy móc thiết bị, trên cơ sở đó yêu cầu lao động phải có kỹ năng nhất định, hay đúng hơn trình độ lao động phải cao hơn những ngành khác.
Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có sự nhạy bén trong tiếp cận. Bên cạnh đó cùng với quá trình đô thị hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng phát triển, máy móc thiết bị được hiện đại hóa, trình độ quản lý tổ chức sản xuất, kỹ thuật được nâng cao, điều kiện làm việc được cải thiện… tại các khu đô thị. Tất cả những thay đổi này cùng với việc nâng cao trình độ lành nghề góp phần nâng cao năng suất lao động của khu vực thành thị, từ đó làm tăng năng suất lao động và quy mô sản phẩm của toàn quốc gia. Ngoài ra ở thành thị trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, kỹ thuật được nâng cao, điều kiện làm việc được cải thiện góp phần tăng năng suất lao động.
Tất cả những đặc điểm kể trên tại các vùng đô thị góp phần làm tăng trình độ lao động, từ đó nâng cao năng suất trong khu vực thành thị nói riêng và trong phạm vi một quốc gia nói chung.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, việc làm, tăng tỷ trọng việc làm các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng việc làm ngành nông nghiệp: Mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và ra đời một số ngành nghề, cơ hội kinh doanh mới trong quá trình đô thị hóa tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động trong các vùng đô thị. Đô thị hóa sẽ tạo điều kiện giúp người lao động chuyển đổi cơ cấu việc làm, từ việc làm thuần nông thu nhập thấp sang việc làm mới, ổn định và có thu nhập cao. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý và phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kết quả là lao động và sức lao động trở thành hàng hóa. Bên cạnh đó, cùng với quá trình đô thị hóa các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ ngày càng phát triển tạo ra nhiều việc làm ( lao động có tay nghề và lao động giản đơn ).
Ngoài ra còn phải kể đến một số việc làm mang tính chất lao động giúp việc cho những gia đình có thu nhập cao song quá bận rộn. Đô thị hóa với đặc trưng là kinh tế - xã hội phát triển kéo theo hàng loạt các việc làm dẫn tới việc di dân từ nông thôn ra thành thị, đây là một nguồn bổ sung lao động cho khu vực thành thị. Sự đa dạng trong cơ cấu kinh tế ngành cũng là một mặt phản ánh sự đa dạng việc làm do quá trình đô thị hóa mạng lại.
1.4.2. Tác động tiêu cực
- Sự quá tải về dân số: Cùng với đô thị hóa, sức hút của quá trình này đối với người dân là rất lớn, tạo ra một làm song di dân từ nông thôn ra thành thị gây nên tình trạng quá tải, bùng nổ về dân số. Tình trạng này đang là vấn đề nan giải đối với thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội trong việc giải quyết về nhà ở, mức sống cho người dân cũng như các dịch vụ sinh hoạt hàng ngày như điện, nước. Ngoài những vấn đề đó ra, chính quyền của các khu vực này cũng đang đau đầu với các vấn đề xã hội như trật tự, an ninh, tệ nạn…
- Mất cân đối về cơ hội việc làm và việc làm giữa các vùng: Đô thị hóa thiếu bền vững như ở Việt Nam đang gây ra vấn đề mất cân đối về việc làm giữa nông thôn, thành thị; chính vì vậy mới có sự di dân từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm, như các dòng dân cư đổ từ Bắc vào Nam, từ các vùng ngoại thành vào thủ đô. Có những nơi ở Việt Nam hiện nay vẫn còn sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hóa rất nhỏ không phát triển. Các chính sách, trọng tâm phát triển của Chính phủ có vai trò rất to lớn trong việc quyết định vùng nào được phát triển và vùng nào không được phát triển.
- Tăng sự chênh lệch về các cơ hội giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giữa các vùng: có thể dễ nhân thấy rằng hiện nay các trường đại học cao đẳng của cả nước, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục ở các đô thị cũng được quan tâm đầu tư hơn các vùng nông thôn.
- Làm giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng những người phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất rơi vào tình trạng thiếu việc làm: lao động nông nghiệp bị tác động rất nhiều khi tiến hành quá trình đô thị hóa, diện tích đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều dẫn đến một số lượng lớn lao động không có việc làm. Lao động nông nghiệp với thói quen, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đô thị hóa diễn ra. Trình độ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó các khu vực đô thị hóa lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ nên số lao động nông nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, khi tiến hành đô thị hóa có thể sẽ làm gia tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp, khó khăn trong vấn đề việc làm và thu nhập, tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, đó là chưa kể đến các tệ nạn xã hội phát sinh.
Đô thị hóa góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, khi tăng quy mô các đô thị hiện có bằng các giải pháp mở rộng không gian, hình thành các phường mới, các cụm đô thị mới, sẽ dấn đến tình trạng thất nghiêp.
1.5. Tình hình phát triển đô thị, đô thị hóa
1.5.1. Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô thị lớn
Sự hình thành các trung tâm có tính chất chuyên ngành trong những đô thị lớn là xu thế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đô thị, là biểu hiện của tính chuyên môn hóa cao trong sản xuất. Tất cả các hoạt động sản xuất có cùng đặc điểm, tính chất được tập trung vào một khu vực tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu tốt hơn sản xuất với năng suất và hiệu quả cao hơn và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm của đô thị, thị trường lao động phong phú hơn…
- Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng ngoại ô
Sự hình thành các trung tâm của mỗi vùng có tính chất khách quan nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng tăng lên của chính vùng đó. Đó là biểu hiện của tính tập trung hóa trong sản xuất. Tuy nhiên, quy mô sản xuất và hoạt động thương mại dịch vụ sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và quy mô dân số của vùng để đảm bảo tính hoạt động có hiệu quả. Đồng thời các trung tâm này còn là điểm nối, hay sự chuyển tiếp giữa các đô thị lớn làm cho tính hiệu quả của hệ thống đô thị được nâng cao. Trong quá trình đô thị hóa, các trung tâm này sẽ trở thành những đô thị vệ tinh của các đô thị lớn.
- Mở rộng các đô thị hiện có: mở rộng các đô thị hiện có theo mô hình làn sóng là xu thế tất yếu khi nhu cầu về đất xây dựng đô thị tăng và khả năng mở có thể thực hiện tương đối dễ. Xu hướng này tạo sự ổn định tương đối và giải quyết các vấn đề quá tải cho đô thị hiện có.
- Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị: đây là một xu hướng hiện đại được thực hiện trong điều kiện có sự đầu tư lớn của Nhà nước. Vấn đề cơ bản là tạo nguồn tài chính để cải tạo đất, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, ví dụ như khu đô thị Nam Sài Gòn chính là việc chuyển một vùng nông thôn thành đô thị hiện đại.
1.5.2. Tình hình phát triển đô thị của cả nước
Từ trước năm 2000, Việt Nam là quốc gia có tiến trình đô thị hóa chậm chạp và tỷ trọng đô thị thấp kém. Quá trình hình thành và phát triển tuy lâu dài nhưng luôn dao động, đứt gẫy, biến thiên thất thường do n._.hững điều kiện lịch sử tạo ra. Từ năm 2001 đến 2007 tiến trình đô thị hóa của Việt Nam đã có những dấu hiệu mới do những yêu cầu của thương mại, mở cửa, hợp tác… ngày càng mạnh mẽ hơn.
Nếu so sánh với tiến trình đô thị hóa chung của thế giới thì Việt Nam mới thoát khỏi thời kỳ sơ khai và đang trên chặng đường đầu của một tiến trình có quy mô, có kế hoạch trước yêu cầu của chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, miệt vườn, kênh rạch truyền thống xuyên suốt Bắc – Nam, mang nặng tính tự cấp tự túc đang dần lùi bước trước một nền kinh tế thương thuyền hải ngoại, hàng hóa và thị trường rộng mở bốn phương, hòa nhập cùng cộng đồng quốc tế thì sự xuất hiện một nền đô thị hóa với quy mô, kích thước mới, hiện đại là điều tất yếu.
Trước 1954: Đô thị Việt Nam đóng vai trò trung tâm hành chính, giao lưu thương mại phục vụ cho sự cai trị của bọn thực dân; sản xuất công nghiệp nhỏ bé.
Từ 1954 đến 1975: Hai miền theo hai xu hướng chính trị khác nhau: miền Bắc theo con đường XHCN, miền Nam được sự đầu tư của Mỹ, các đô thị phát triển mạnh hơn.
Sau 1975: Đất nước thống nhất, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng.
* Đặc điểm kinh tế đô thị ở Việt Nam
- Xét về tính kinh tế và động lực kinh tế: thương mại trội hơn khá nhiều kinh tế công nghiệp. Đặc điểm này chứng tỏ kinh tế đô thị Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu, sơ khai của kinh tế thị trường. Điều đó cho thấy tính tích lũy còn nhỏ bé, thị trường nội địa phát triển. Sự phồn vinh ban đầu của đô thị thường thể hiện ở mặt thương mại, với vô số cửa hang mở ra khắp phố phường.
+ Tính chất kinh tế thương mại của đô thị Việt Nam trong giai đoạn đầu gắn liền với thời kỳ mở cửa, cũng là nhân tố tạo ra bộ mặt phồn vinh của đô thị. Quá trình hợp tác đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, phần lớn xoay quanh các đô thị. Quá trình này đã thúc đẩy việc mở rộng ngoại thương là một tất yếu, với chiến lược hướng về xuất khẩu và tạo khả năng thay thế nhập khẩu một phần những sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng tốt. Tuy vậy trong điều kiện hiện nay, ngoại thương cũng là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại, kìm hãm sản xuất nội địa. Không ít ngành sản xuất trong nước bị phá sản do đặc điểm này gây ra. Thị trường các đô thị phần lớn là hàng hóa nước ngoài, các cửa hàng lớn hầu như đóng vai trò đại lý bán hàng nước ngoài.
+ Quy mô sản xuất và buôn bán ở các đô thị Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Khác với các loại xí nghiệp vừa và nhỏ ở các nước công nghiệp, ở Việt Nam loại xí nghiệp này là di sản của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Do đó hầu hết các xí nghiệp vừa và nhỏ ở đô thị Việt Nam sản xuất với công nghệ truyền thống chưa được nâng cao và chưa được hiện đại hóa. Công nghệ truyền thống có giá trị là lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghệ chạm khắc đồ gỗ, công nghệ đồ gốm lưu truyền hàng ngàn năm nay…Loại công nghệ truyền thống này một thời gian dài không được chú trọng, nay mới bắt đầu chú ý, có một số doanh nghiệp khai thác hướng này đã đạt hiệu quả khá cao.
+ Đô thị Việt Nam sinh ra từ thời kỳ tiền công nghiệp, nên chưa có quá trình tập trung sản xuất như ở các nước đã trải qua công nghiệp hóa. Phát triển thương mại và trung tâm chính trị vẫn là hai nét nổi bật của đô thị Việt Nam. Từ khi mở cửa nước ta mới bắt đầu xây dựng một số khu công nghiệp, sớm nhất là khu chế xuất Tân Thuận Sài Gòn. Tuy vậy rút kinh nghiệm các nước, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam sẽ không lặp lại quy luật tập trung sản xuất quy mô quá lớn như ở các đô thị ra đời trong thế kỷ XX. Đây là một vấn đề đặt ra từ bây giờ cho Nhà nước Việt Nam.
+ Tình trạng đô thị Việt Nam kém phát triển còn do mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn Việt Nam. Do điều kiện kinh tế hàng hóa chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, do sự hạn chế về quản lý kinh tế của Nhà nước nên công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản chưa gắn liền với nguồn nguyên liệu như một cơ cấu tái sản xuất. Các vùng phụ cận đô thị chưa phải là vùng nguyên liệu trù phú cho công nghiệp chế biến ở đô thị, hoặc chưa phát triển công nghiệp chế biến nhỏ ở nông thôn như những chi nhánh cho công nghiệp lớn ở thành phố. Còn các vùng trung du miền núi hầu như còn tách biệt quan hệ kinh tế với đô thị, nhiều nơi sản xuất tự cung tự cấp vẫn còn chủ yếu. Cho nên các đô thị ở nước ta phồn vinh hơn so với trước là do mở cửa với bên ngoài, do giao lưu kinh tế giữa đô thị này với đô thị khác, chứ không phải là mở rộng thị trường trong nước bao gồm thành thị và nông thôn. Xu hướng phát triển một cách tự phát như vậy chứa đựng những nguy cơ lớn cho cả nước vì sự phát triển phiến diện một bộ phận của đất nước, sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh giữa các vùng,… gây nhiều hậu quả cho các đô thị như mức tăng cơ học về dân số đô thị sẽ tăng nhanh do các dòng người thiếu việc làm ở nông thôn sẽ đi tìm việc làm ở đô thị, các tệ nạn xã hội và tội phạm tăng nhiều, làm mất an ninh xã hội và ổn định kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước còn dựa chủ yêú theo địa giới hành chính tỉnh, theo bộ chủ quản, sở chủ quản. Trong đó chứa đựng tính chất phân tán, cục bộ địa phương khá nặng nề, do đó dẫn đến sự kìm hãm phát triển của thị trường và tính chủ động của các doanh nghiệp.
+ Một đặc điểm khác của kinh tế đô thị Việt Nam là các cơ sở sản xuất và cơ sở buôn bán của cư dân không tách rời với nhà ở của họ. Đây là tình hình phổ biến nóí lên một đặc điểm của một kiểu đô thị tiền công nghiệp chưa tách rời chức năng sản xuất kinh doanh với chức năng nhà ở.
Nếu như ở Việt Nam ta, công nghiệp hóa diễn ra giống như ở các nước đi trước, tách rời các chức năng của đô thị, trong khi các đô thị đã phát triển trên thế giới lại đang tìm cách kết hợp các chức năng trên trình độ cao đã đạt được. Đây sẽ là một trong những vấn đề chủ yếu cần phải giải quyết trong việc quy hoạch đô thị Việt Nam. Nếu giải quyết tốt sẽ tạo khả năng cho đô thị Việt Nam phát triển theo con đường rút ngắn để đuổi kịp các đô thị tiên tiến trên thế giới.
1.5.3. Tình hình đô thị hóa tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đô thị và 37 thị tứ. Trong đó có thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại 3, thị xã Phúc Yên là đô thị loại 4, còn lại 7 thị trấn là đô thị loại 5 ( Tam Đảo, Hương Canh, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Hợp Hòa ).
Quá trình hình thành và phát triển đô thị trong tỉnh Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng lớn của chiến tranh và tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và của tỉnh. Vĩnh Phúc là tỉnh mà diễn biến lịch sử đã để lại hậu quả là công nghiệp, đô thị không phát triển. Các đô thị của Vĩnh Phúc mới khởi sắc từ 1997 trở lại đây, các thị trấn mới được thành lập gần đây là Yên Lạc, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Hợp Hòa, Bình Xuyên đang trong giai đoạn đầu đi vào ổn định.
Thành phố Vĩnh Yên có chức năng là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh.
Thị xã Phúc Yên mới được thành lập, có chức năng là trung tâm phát triền kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Thị trấn Tam Đảo có chức năng là đô thị du lịch nghỉ mát của vùng.
Các thị tứ có tính chất là điểm dân cư đô thị, là trung tâm phát triển kinh tế, xã hội của cụm xã, là trung tâm dịch vụ môi giới và thương mại.
Mục tiêu chiến lược của tỉnh là phấn đấu trở thành tỉnh cơ bản là công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp cơ khí sản xuất ô tô, xe máy ở khu vực phía Bắc. Để đạt được mục tiêu đặt ra, Vĩnh Phúc đã và đang tập trung thu hút mọi nguồn lực và khơi dậy tiềm năng cho đầu tư và phát triển. Tỉnh có 03 KCN đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, một số khu và cụm công nghiệp đã được lắp đầy. Bên cạnh mỗi KCN, CCN tỉnh cũng quy hoạch các khu đô thị lớn và khu du lịch đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và vui chơi giải trí đạt chất lượng cao cho mọi đối tượng, đặc biệt là chỗ ở cho người nước ngoài làm việc tại Vĩnh Phúc. Nhiều nhà đầu tư từ Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia... đã quan tâm tìm hiểu để lập quy hoạch và xây dựng khu đô thị và khai thác tiền năng du lịch của Vĩnh Phúc.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp nông thôn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997, là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dân số xấp xỉ 1,2 triệu người, diện tích trên 1371km2.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh có 7 huyện và 2 thị xã, thị xã Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km, cách cảng biển Cái Lân - tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng- thành phố Hải Phòng 150 km.
- Hệ thồng giao thông:
+ Đường bộ:
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đường bộ nhìn chung được phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh. Có 04 tuyến quốc lộ chạy qua: QL2A (Hà Nội –Hà Giang), QL2B (Vĩnh Yên- Tam Đảo), QL2C (Vĩnh Tường- Vĩnh Yên- Tam Dương –Tuyên Quang), QL23 (Hà Nội –Đô thị mới Mê Linh). Hiện nay, một tuyến đường cao tốc từ sân bay quốc tế Nội Bài đi Vân Nam (Trung Quốc) chạy qua Vĩnh Phúc đang được Chính phủ đầu tư xây dựng. Đây là tuyến đường đi thẳng đến Cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường này sẽ giúp cho việc vận chuyền hàng hoá đến các sân bay, bến cảng trên thế giới được thuận lợi. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc còn đang xây dựng một số tuyến đường tỉnh lộ đến tất cả các trung tâm Khu công nghiệp và đô thị. Những tuyến đường này sẽ có quy mô mặt cắt từ 36m trở lên.
+ Đường sắt:
Tuyến đường sắt liên vận Hà Nội – Lào Cai đi Vân Nam (Trung Quốc) qua các huyện thị của tỉnh với m ột đoạn có chiều dài là 41km với 06 ga của tỉnh, trong đó ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên là hai ga chính.
+ Đường sông:
Trên địa bàn tỉnh có hai tuyến sông chính sông Lô (đoạn qua tỉnh là 35km) và sông Hồng (đoạn qua tỉnh 50km), đảm bảo được các phương tiện vận tải, vận chuyển dưới 30 tấn. Trên các sông này, tỉnh có 3 cảng là cảng Chu Phan, Vĩnh Thịnh (trên sông Hồng) và Như Thuỵ (trên sông Lô).
+ Đường hàng không:
Vì tỉnh liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài nên việc vận chuyển, đi lại tới các nơi trong nước và trên thế giới rất thuận tiện.
Với vị trí thuận lợi như vậy, tỉnh có khả năng tiếp nhận tốt sự lan tỏa trong phát triển kinh tế của Hà Nội và các địa phương lân cận cũng như mời gọi các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tỉnh làm ăn, kinh doanh lâu dài, tạo ra nhiều việc làm cho tỉnh.
- Về địa hình:
Tỉnh Vĩnh Phúc có địa hình rất đa dạng, có cả đồi núi, trung du và đồng bằng.
+ Vùng đồi núi:
Phân bố ở phía Bắc của tỉnh, thuộc địa bàn các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương, phía Bắc thị xã Phúc Yên, gồm những dãy núi cao từ 300m - 1500m, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Việc phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc cũng như giao lưu phát triển kinh tế giữa vùng với các vùng khác gặp nhiều khó khăn.
+ Vùng trung du:
Chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, các huyện có đất trung du là: Vĩnh Yên, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Phúc Yên, Tam Đảo. Đặc điểm đất trung du là cao hơn đồng bằng nên không bị ngập, thời tiết thuận hòa, thu ận lợi cho làm ăn và sinh sống của người dân, cũng rất thuận lợi đối với phát triển công nghiệp. Đất trung du còn giúp đa dạng cây trồng, chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.
+ Vùng đồng bằng:
Gồm 2 tiểu vùng phù sa cũ và mới, tập trung ở các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía Nam huyện Mê Linh. Vùng đồng bằng thích hợp với sản xuất nông nghiệp, là nơi dân cư tập trung, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển hơn miền núi, vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động cả trong nông nghiệp, công nghiệp lẫn dịch vụ.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh ít về trữ lượng, nghèo về hàm lượng. Số lượng các mỏ ít, không đa dạng. Các khoáng sản chủ yếu của tỉnh mà có trữ lượng tương đối đó là đá xây dựng, đá granit, than bùn, cao lanh giàu nhôm. Có thể nói, tỉnh Vĩnh Phúc rất nghèo khoáng sản. Đây là một điều kiện bất lợi của tỉnh.
+ Tiềm năng du lịch:
Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tỉnh nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia với quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, Đầm Và, Đầm Vạc... Tỉnh cũng nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể về du lịch của vùng Bắc bộ, có tuyến du lịch đường bộ xuất phát từ Hà Nội là: khu du lịch hồ Đại Lải, hồ Vân Trục, thị trấn Tam Đảo, các khu rừng nguyên sinh. Không chỉ có thế, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng như: danh thắng Tây Thiên, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn... Hạ tầng du lịch của Vĩnh Phúc đang được đầu tư xây dựng ví dụ như tỉnh đang xây dựng 2 sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế là sân golf Đầm Vạc, sân golf Xuân Hòa còn sân golf Tam Đảo đã đi vào hoạt động vào tháng 10/2005.
Trong tương lai, ngành du lịch sẽ là một ngành giải quyết một lượng lao động to lớn.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
- Hiện nay cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại, nông – lâm - thủy sản; cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển biến theo hướng tích cực, tăng trưởng kinh tế bình quân 14,4 % / năm trong 10 năm qua, với đà này, số việc làm trong tương lai sẽ còn gia tăng.
- Tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống như nghề mộc Bích Chu, làng rèn Lý Nhân, làng gốm Hương Canh, làng đá Hải Lựu, … tạo cho tỉnh có cơ cấu ngành nghề đa dạng, giải quyết được nhiều lao động trình độ trung bình, mà có thu nhập lại cao hơn sản xuất nông nghiệp, nếu những làng nghề này tâm hơn nữa sẽ tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập nếu được quan tâm phát triển đúng mức.
2.1.3. Đặc điểm xã hội
- Về dân số:
Quy mô dân số vào loại trung bình so với cả nước, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 57,46%, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên dân số ở độ tuổi dưới tuổi lao động còn lớn tạo ra sức ép về giáo dục, nuôi dưỡng làm giảm tiết kiệm, giảm đầu tư, giảm nguồn vốn nội lực để phát triển.
Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các huyện: thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh, Bình Xuyên, Tam Dương, thị xã Phúc Yên. Mật độ dân cư ở 2 huyện miền núi là Tam Đảo, Lập Thạch và xã Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên) thấp cộng với trình độ lao động thấp nên hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng của tỉnh như du lịch sinh thái, khoáng sản, tiềm năng rừng, hệ thực vật, đất đai, trong khi nhiều người ở độ tuổi lao động lại không có hoặc thiếu việc làm.
- Về lao động:
Nguồn nhân lực dồi dào, chiếm 61.6% trong tổng dân số. Trên địa bàn tỉnh có gần 20 trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có gần 10.000 học sinh tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực trẻ có kiến thức văn hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu về lao động của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh.
2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
- Cấp điện:
. Hiện tại tỉnh đã có 6 trạm 110 KV (trong đó có 2 trạm cũ là trạm Vĩnh Yên và Phúc Yên còn lại 4 trạm mới đang xây dựng) với tổng dung lượng 375 MVA và 01 trạm 220 KV đang chuẩn bị xây dựng tại Hương Canh để cấp riêng cho trạm biến áp 110 KV Thiện Kế.
+ Trạm 110 KV Vĩnh Yên có công suất 103MVA với 01 máy 63 MVA và 1 máy 40 MVA.
+ Trạm 110 KV Vĩnh Yên có công suất 80MVA với 02 máy 40 MVA.
+ Trạm 110KV Vĩnh Tường có công suất 50MVA với 02 máy 25 MVA.
+ Trạm 110KV Lập Thạch có công suất 32MVA với 02 máy 16 MVA (giai đoạn 1 lắp 1 máy).
+ Trạm 110KV Quang Minh có công suất 126MVA với 02 máy 60 MVA (giai đoạn 1 lắp 1 máy).
Với hệ thống chuyền tải điện trên 1000km (đường 22KV, 35KV) trải đều trên toàn tỉnh. 100% các xã trên địa bàn tỉnh đã được phủ điện lưới quốc gia. Tại các KCN, CCN, tỉnh đang lập kế hoạch xây dựng 2 trạm nguồn khác nhau để đảm bảo điện sử dụng liên tục cho các KCN, CCN.
- Cấp nước:
Vĩnh Phúc có 02 nhà máy nước lớn, xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Italia: Nhà máy nước Vĩnh Yên với công suất 16.000m3/ngày đêm, sẽ được mở rộng là 36.000m3/ngày đêm, cung cấp cho khu vực phía Bắc tỉnh.
Nhà máy nước Khu vực Phúc Yên và Bình Xuyên: Hiện tại đang hoàn chỉnh và đưa vào nhà máy xử lý nước ngầm Phúc Yên công suất 20.000m3/ngđ. Kết hợp với nhà máy xử lý nước ngầm khu vực Tháp Miếu công suất 3.600m3/ngđ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho khu vực Phúc Yên, Xuân Hoà, Đại Lải và các Khu công nghiệp lân cận và sẽ đầu tư xây dựng mới nhà máy xử lý nước ngầm khu vực Bình Xuyên với công suất 10.000m3/ngđ.
Khu vực Mê Linh: Hiện tại đã có Nhà máy nước ngầm KCN Quang Minh với công suất 14.000m3/ngđ. Giai đoạn 2010 nguồn nước ngầm Q=34.000m3/ngđ, giai đoạn 2015-2020 nguồn nước ngầm Q=34.000m3/ngđ, nước mặt 40.000m3/ngđ- 100.000m3/ngđ.
Việc cung cấp nước sạch cho các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp là hoàn toàn được đảm bảo.
- Thông tin liên lạc:
Đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế nhanh chóng, chất lượng cao. Hệ thống thông tin và viễn thông hiện đại, đồng bộ. Mạng cáp gốc được xây dựng bằng cáp quang. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo nâng cấp đường truyền mạng internet băng thông rộng, tốc độ cao cho từng KCN, CCN.
- Ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng Vĩnh Phúc không ngừng đổi mới công nghệ, tăng cường cơ sở vật chất, thực hiện nối mạng thanh toán giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế, đảm bảo vốn cho nhu cầu vay của các thành phần kinh tế.
- Hải quan:
Mọi thủ tục xuất nhập được khai báo qua mạng. Việc kiểm tra hải quan và thông quan được thực hiện tại Vĩnh Phúc.
Nh ư vậy có thể nói rằng điều kiện cơ sở hạ tầng của Vĩnh Phúc khá đầy đủ và hiện đại để có thể đáp ứng được sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tạo nhiều công ăn việc làm.
2.2. Quá trình đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc
2.2.1. Biến động đất đai của tỉnh giai đoạn 1997 – 2005
2.2.1.1. Về cơ cấu đất đai
Tính đến 1/1/2005, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 13722414 ha, tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh năm 1997 là 63500 ha, do sự biến động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, trong giai đoạn 2000 – 2005, cơ cấu đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều thay đổi: diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm tương ứng là 2,65% và 9,16%, đất chuyên dùng và đất ở tăng lên tương ứng là 7,5% và 2,33%. Biểu 1 cho thấy sự biến động cơ cấu đất đai trong quá trình phát triển đô thị ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Biểu 1: Biến động cơ cấu đất đai thời kỳ 2000 – 2005
Loại đất
Tình hình sử dụng
Biến động tăng (+) giảm (-)
2000
2002
2005
Năm 2002 so với năm 2000
Năm 2005 so với năm 2002
Năm 2005 so với năm 2000
Tổng diện tích đất tự nhiên Km2)
1372
1371.481
1372.2414
- 51.9
+ 76.04
+ 24.14
Đất nông nghiệp (%)
48.69
48.50
46.04
- 0.19
- 2.46
- 2.65
Đất lâm nghiệp (%)
22.16
22.13
22.29
- 0.03
+ 0.16
+ 0.13
Đất chuyên dùng (%)
13.63
13.80
21.13
+ 0.17
+ 7.33
+ 7.5
Đất ở (%)
3.79
3.78
6.12
- 0.01
+ 2.34
+ 2.33
Đất chưa sử dụng(%)
11.73
11.75
2.57
+ 0.02
- 9.18
- 9.16
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2000, 2002, 2005
Trong cơ cấu đất chuyên dùng lại được chia ra các loại đất sau: đất xây dựng cơ bản, đất giao thông, thủy lợi, di tích lịch sử văn hóa, đất an ninh quốc phòng, đất khai thác nguyên vật liệu, nghĩa trang, nghĩa địa và các đất chuyên dùng khác. Sau đây là bảng chi tiết về biến động các loại đất phi nông nghiệp:
Biểu 3: Cơ cấu đất chuyên dùng qua các năm
(đơn vị: ha)
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Đất chuyên dùng,chia ra:
318
180
132
92.9
395
353
657
857
823
- Đất xây dựng cơ bản
255
75.5
34.5
36.6
94.2
233
510
691
550
- Đất giao thông
13.8
33.8
22.3
16.5
17.3
21.1
71.9
19.4
67.6
-Thủy lợi
3.1
9.1
25.7
18
261
42.8
3.06
2.22
13.5
- Di tích LSVH
0.4
0
0
0
0
4.88
0.42
17.1
0.18
- Đất AN, QP
10.1
5.9
27
0
0.11
0.32
0
1.83
0
- Đất khai thác NVL
0
2.2
1.2
2.7
3.07
19
11.5
36.2
0
- Nghĩa trang, nghĩa địa
5.4
8.3
0.5
0.4
0.25
0.61
0.35
3.77
6.65
- Đất CD khác
4.9
7.1
2
0
0
8.1
21.9
59.5
63.4
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên ta thấy, tổng đất chuyên dùng tăng mạnh nhất vào năm 2004, các loại đất xây dựng cơ bản, đất cho các di tích lịch sử văn hóa, đất khai thác nguyên vật liệu, và các đất chuyên dùng khác cũng tăng mạnh. Năm 2005, tổng đất chuyên dùng tăng cao nhưng đã giảm so với năm 2004. Trong cơ cấu đất chuyên dùng thì đất giao thông tăng mạnh nhất, sau đó đến đất xây dựng cơ bản, đất chuyên dùng khác và đất dành cho thủy lợi. Đất xây dựng cơ bản, đất thủy lợi và đất để khai thác nguyên vật liệu luôn giữ tỷ lệ lớn, còn tỷ lệ đất chuyên dùng khác trong tổng đất chuyên dùng ( như: đất xây dựng chợ, khu thương mại, khu vui chơi giải trí…) mới tăng lên từ năm 2003 đến nay. Trong năm 2001, diện tích đất thủy lợi tăng mạnh nhất trong cơ cấu của đất chuyên dùng. Nhìn chung các loại đất phi nông nghiệp đều tăng phục vụ nhu cầu phát triển đô thị, phát triển nông thôn của tỉnh.
Tóm lại, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất của tỉnh là nhằm phục vụ phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh, việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư trong và ngoài nước đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh diễn ra nhanh hơn.
2.2.1.2. Biến động đất đai ở khu vực nội thị
Có thể nói rằng theo đà phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua cũng đã mạnh hơn. Năm 2000, cả tỉnh chỉ có Vĩnh Yên là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, được công nhân là đô thị loại III vảo cuối năm 2004, được công nhận là thành phố Vĩnh Yên vào ngày 1/12/2006 theo nghị định 146/2000/ NĐ – TTg của thủ tướng Chính Phủ, thì đến năm 2004 tỉnh có thêm thị xã Phúc Yên là đô thị loại IV, như vậy nếu như năm 2000 toàn tỉnh 7 đơn vị hành chính cấp huyện đó là thị xã Vĩnh Yên, và các huyện Mê Linh, huyện Bình Xuyên, huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, trong đó có 1 đô thị loại 4 đó là thị xã Vĩnh Yên với 13 đô thị loại V, đến năm 2004, tổng số đô thị loại V của tỉnh là 17, tăng 4 so với năm 2000, số đô thị loại III tăng 1 so với năm 2000. Đến năm 2005, xã Khai Quang thuộc Thành Phố Vĩnh Yên được nâng lên thành phường Khai Quang, nâng tổng số đô thị loại V lên 18, tổng diện tích đất đô thị năm 2005 tăng lên so với năm 2000 là hơn 1042,42 ha. Dự kiến đến năm 2008, xã Quang Minh thuộc huyện Mê Linh sẽ là thị trấn.
2.2.1.3. Quy mô đất đai của một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị:
Khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư và cho phép thành lập:
- Khu công nghiệp Kim Hoa (Mê Linh) có diện tích quy hoạch 261,4 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 156,84 ha. Tổng mức đầu tư là 95,1 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 35 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh) có diện tích quy hoạch 706 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 447,5 ha. Tổng mức đầu tư giai đoạn một là 532,725 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 485 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp Bình Xuyên (huyện Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 271 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 175 ha. Tổng mức đầu tư là 586,3 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 110 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 262,14 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 180 ha. Tổng mức đầu tư là 274 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 106,5 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp Bá Thiện (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 327 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 226,5 ha. Tổng mức đầu tư là 334 tỷ đồng, vốn đã đầu tư đạt 18,3 tỷ đồng.
- Khu công nghiêp Chấn Hưng (Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch 126,13 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 93,1 ha.
+ Khu công nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ xin chủ trương đầu tư:
- Khu công nghiệp Sơn Lôi (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 417,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 246,5 ha. (Đã quy hoạch).
- Khu công nghiệp Hợp Thịnh (Tam Dương) có diện tích quy hoạch 146 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 93 ha. (Đã quy hoạch).
- Khu công nghiệp Phúc Yên (Thị xã Phúc Yên) có diện tích quy hoạch 230 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 135 ha. (Đang quy hoạch).
- Khu công nghiệp Tam Dương (huyện Tam Dương) có diện tích quy hoạch 300 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 180 ha. (Đang quy hoạch).
+ Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được quy hoạch:
- Cụm công nghiệp Hương Canh (Bình Xuyên) có diện tích quy hoạch 49,5 ha, trong đó đất công nghiệp là 38,2 ha.
- Cụm công nghiệp Lai Sơn (Vĩnh Yên) có diện tích quy hoạch 63,92 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 40,37 ha.
- Cụm công nghiệp Tân Tiến (Vĩnh Tường) có diện tích quy hoạch 50 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 22,1 ha.
- Cụm công nghiệp Xuân Hoà (Phúc Yên) có diện tích quy hoạch 109,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 61 ha.
- Cụm công nghiệp Đạo Tú (Tam Dương) có diện tích quy hoạch 30 ha, trong đó đất công nghiệp 18 ha.
2.2.2. Quá trình đô thị hóa với sự biến động về dân số
2.2.2.1. Về quy mô dân số:
Năm 2005, dân số trung bình toàn tỉnh là 1169067 người, tăng 1,08 lần so với năm 1998, trong đó dân số thành thị năm 2005 là 165151 người, tăng 1,51 lần so với năm 1998, dân số nông thôn năm 2005 là 1003916 người, tăng 1,03 lần so với năm 1998. Dưới đây là một số chỉ tiêu về dân số của tỉnh:
Biểu 4: Một số chỉ tiêu về dân số phân theo thành thị và nông thôn 1998 - 2005
(đơn vị: 1000 người)
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
1083,06
1095,59
1110,11
1125,45
1137,36
1148,71
1154,72
1169,067
Thành thị
109,721
115,94
119,829
122,037
124,714
137,518
160,216
165,151
Nông thôn
973,339
979,649
990,282
1001,38
1012,62
1011,23
994,576
1003,916
Tốc độ tăng dân số thành thị (%)
16,6
3,2
5,66
1,84
2,19
10,27
16,51
3,08
Tốc độ tăng dân số nông thôn(%)
1,1
0,64
1,09
1,32
0,92
0,94
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số thành thị
12,35
12,46
11,00
9,90
10,45
10,79
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số nông thôn
13,33
12,93
11,82
11,48
11,25
12,26
Tổng
13,23
12,86
11,72
11,28
11,13
12,05
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua bảng trên ta thấy: Tốc độ tăng dân số thành thị: ở mức trung bình, cao nhất vào năm 1998, 2004, 2003 thấp nhất vào năm 2001, sau đó là năm 2002, ở mức trung bình vào các năm 1999, 2000 và 2005. Nguyên nhân dân số thành thị tăng nhanh hơn dân số nông thôn là vì có dòng di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị sinh sống và mua đất làm nhà, do tăng tự nhiên và do diện tích đô thị được mở rộng.
Tốc độ tăng dân số nông thôn trung bình cả giai đoạn là hơn 1% thấp hơn so với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nông thôn trung bình là 12.2% trong giai đoạn 2000 - 2005, cho thấy dân cư nông thôn đã di chuyển ra thành thị, các thành phố lớn làm ăn, sinh sống.
Dân số đô thị tăng lên là một xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế xã hội. Dân số đô thị tăng lên một mặt cung cấp thêm nguồn lao động, tăng nhu cầu tiêu dùng, kích thích các ngành sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động… nhưng một mặt lại làm tăng chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ đô thị như: chi phí về nhà ở, chi phí cung cấp nước sạch, chi phí về y tế, giáo dục, chi phí về dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, về giao thông đô thị, về môi trường, về đảm bảo an ninh trật tư…
2.2.2.2. Mật độ dân số
Dân số của tỉnh phân bố không đều giữa các huyện thị:
Biểu 5: Mật độ dân số theo huyện thị năm 2006
(đơn vị: người/km2)
Vĩnh Yên
Phúc Yên
Lập Thạch
Tam Dương
Tam Đảo
Bình Xuyên
Mê Linh
Yên Lạc
Vĩnh Tường
Tổng
1605
721
656
880
278
726
1289
1367
1365
852
(nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)
Mật độ thấp nhấp là ở huyện Tam Đảo chỉ có 278 người/km2, mật độ cao nhất là ở thành phố Vĩnh Yên 1605 người/km2 gấp 5,77 lần huyện Tam Đảo, gấp 1,88 lần mật độ trung bình của cả tỉnh; trong từng huyện, thị xã, thành phố, dân cư lại tập trung đông ở câc trung tâm, thị tứ, thị trấn, ví dụ như ở thị xã Phúc Yên, mật độ dân số cao nhất là ở phường Trưng Trắc, mật độ thấp nhất ở xã miền núi Ngọc Thanh. Dân số tập trung với mật độ cao ở Vĩnh Yên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh tạo nhiều điều kiện thuận lợi phát triển đô thị.
Tỷ lệ dân số của huyện, thị trong tổng dân số của tỉnh như sau:
Biểu 6: Tỷ lệ dân số theo huyện thị năm 2005
(đơn vị: %)
Vĩnh Yên
Phúc Yên
Lập Thạch
Tam Dương
Tam Đảo
Bình Xuyên
Mê Linh
Yên Lạc
Vĩnh Tường
Tổng
6,97
7,41
18,11
8,07
5,78
9,05
15,57
12,48
16,55
100
(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)
Qua số liệu ở trên ta thấy: Tỷ lệ dân số của Vĩnh Yên, Tam Đảo vào loại thấp nhất trong tỉnh. Kết hợp với số liệu về mật độ dân số như trên ta thấy rằng, đô thị Vĩnh Yên quy mô dân số ít nhưng mật độ lại cao nhất, từ đây dẫn đến kết luận: đô thị hóa mạnh mẽ ở Vĩnh Yên dẫn đến sự tập trung đông dân cư trên một diện tích nhỏ bé. Còn đô thị hóa ở Phúc Yên ở mức độ vừa phải nên chưa xảy ra hiện tượng tích tụ dân cư mạnh như ở Vĩnh Yên mặc dù vậy mật độ dân số của Phúc Yên đã tăng từ 675 người/ km2 năm 2005 lên 721 người/ km2, tăng 46 người/ km2, trong khi đó với tỷ lệ tăng tự nhiên của năm 2005 là 1% thì chỉ làm tăng lêm khoảng 6 người/ km2. Ở Bình Xuyên, Tam Dương, nếu như cuối năm 1997, mật độ dân số của cả 3 huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên mới là 557 người/ km2, thì đến nay chỉ riêng Bình Xuyên mật độ đã là 726 người/km2, của Tam Dương là 880 người/km2, của Yên Lạc và Vĩnh Tường, mật độ dân số cũng tăng lên từ cuối năm 1997 là 1326 người/ km2, cuối năm 2006 đã lần lượt là 1367 người/km2, và 1365 người/ km2, trong khi tỷ lệ gia tăng tự nhiên của các huyện này đều giảm.
2.2.3. Quá trình đô thị hóa với sự chuyển dịch cơ cấu ._. phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp sẽ là yếu tố thu hút nguồn lao động từ tỉnh khác đến làm tăng quy mô dân số.
- Mức độ và tính chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian tới:
Trong thời gian từ nay đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, điều này sẽ tạo thêm nhiều việc làm trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Hơn nữa, ngay trong nội bộ từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - thương mại cũng có sự chuyển dịch. Cụ thể, trong ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, sản xuất tiếp tục gia tăng, tỷ trọng các ngành thủ công nghiệp truyên thống cũng tăng lên giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi tăng, tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản tăng lên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ phía nhà nước, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần cải thiện sức khỏe, giáo dục, y tế cho dân cư, trong tương lai chất lượng nguồn nhân lực nhất định sẽ tăng lên. Hơn nữa, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết của nông dân. Trong ngành thương mại – dịch vụ, các ngành dịch vụ như ngân hang, tài chính, tư vấn gia tăng đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ tăng lên, điều này kích thích người dân đi học, nâng cao trình độ của mình.
- Tính chất của đô thị hóa và xu hướng đô thị hóa:
Tính chất đô thị hóa có tác động to lớn đến phân bố dân cư, đô thị hóa theo chiều rộng dẫn đến sự tập trung dân cư quá đông ở một đô thị và làm giảm dân cư các vùng không phải đô thị, điều này dẫn đến những vấn đề xã hội bức xúc ở đô thị, cũng như làm giảm các nhu cầu ở vùng nông thôn dẫn đến hạn chế phát triển nông thôn, làm gia tăng khoảng cách giữa nông thôn, thành thị. Với xu hướng đô thị hóa của tỉnh như đã nêu ở trên, đó là sự mở rộng quy mô các thị trấn, thị tứ có sẵn theo hướng phát triển một ngành nghề phi nông nghiệp làm chủ chốt cho địa bàn, tập trung xung quanh đường giao thông, bến cảng, bến sông… như vậy cơ cấu kinh tế đô thị đa dạng với các ngành nghề phi nông nghiệp, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, chỉnh trang nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ đời sống cho người dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Những nỗ lực cố gắng của tỉnh trong việc kiềm chế tỷ lệ sinh:
Tỷ lệ sinh tự nhiên của tỉnh không ổn định, nhiều gia đình vẫn sinh con thứ 3 vì nhiều lý do: muốn có con trai, muốn có con vì những người con trước đã lớn. Hơn nữa tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn còn tăng là do số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn mà điều này lại là hậu quả từ thời kỳ trước, những nỗ lực giảm tỷ lệ sinh đẻ của tỉnh trong 5 năm trở lại đây sẽ tỏ ra hữu dụng rõ rệt mà chúng ta có thể nhìn thấy qua các con số thì phải có một độ trễ khoảng 15 năm mới thấy được, còn trong thời gian ngắn rất khó nhận biết tác dụng của những nỗ lực nhằm hạn chế sinh đẻ của tỉnh. Bởi vậy từ nay đến năm 2010 dân số của tỉnh tiếp tục tăng tự nhiên.
3.1.2.2. Dự kiến về quy mô dân số
- Phân tích định lượng:
+ Một số căn cứ:
Tỉ lệ sinh tự nhiên của các huyện năm 2006
Biểu13: Tỷ lệ sinh tự nhiên năm 2006 của các huyện thị
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Vĩnh Yên
Phúc Yên
Mê Linh
Bình Xuyên
Tam Dương
Lập Thạch
Vĩnh Tường
Yên Lạc
Tam Đảo
Tỷ lệ sinh tự nhiên năm 2006
1.025
1
1.33
1.11
1.05
0.92
1.35
0.97
1.17
Tăng giảm so với 2005
- 0.005
- 0.03
- 0.01
- 0.03
- 0.04
Năm kế hoạch 2007
1.02
1
1.28
1
1.04
0.92
1.32
0.97
1.15
Số (tỷ lệ sinh) con thứ 3 được sinh
58 cháu
7.6%
374 cháu
7.01%
13.64%
118 cháu
Tăng giảm so với năm 2005
- 0.6%
- 103 cháu
(-3.46%)
+0.5%
- 0.3%
(Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội các huyện năm 2006)
Biểu 14: Dân số của các huyện thị năm 2006
Đơn vị: người
Stt
Tên huyện, thị xã, thành phố
Dân số (người)
1
Tam Dương
92.694
2
Lập Thạch
208.121
3
Bình Xuyên
103.495
4
Tam Đảo
65.156
5
Mê Linh
178.559
6
Phúc Yên
81.173
7
Vĩnh Yên
76.650
8
Vĩnh Tường
186.976
9
Yên lạc
142.989
(Nguồn: Thu thập trên mạng Internet)
Biểu 15: Dự báo dân số của tỉnh qua các năm:
Huyện, thị
2006
2007
2008
2009
2010
Tam Dương
93667.29
94641.43
95625.698
96620.2049
97625.055
Lập Thạch
213798
215764.9
217750
219753
221775
Bình Xuyên
104643.8
105690.2
106747.13
107814.606
108892.752
Tam Đảo
65918.33
66676.39
67443.164
68218.7608
69003.2765
Mê Linh
180933.8
183249.8
185595.39
187971.006
190377.035
Phúc Yên
81984.73
82804.58
83632.623
84468.9493
85313.6388
Vĩnh Yên
77435.66
78225.51
79023.406
79829.4452
80643.7055
Vĩnh Tường
189500.2
192058.4
194651.22
197279.009
199942.275
Yên Lạc
144376
145776.4
147190.47
148618.219
150059.816
Tổng
1148662
1161427
1174336.4
1187391.75
1203696
Bảng dự báo dân số trên dựa trên các giả thiết sau:
+ Tỷ lệ tăng cơ học bằng 0.
+ Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2007, 2008, 2009, 2010 đúng như kế hoạch định ra cho năm 2007.
Với những giả định như vậy, ta có tổng dân số của tỉnh là 1200594,82 người.
- Phân tích định tính :
Từ năm 2010 trở đi cùng với sự phát triển nhanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, cùng với quá trình hình thành các đường cao tốc Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ, các đường vành đai 4 và 5 Thủ Đô Hà Nội...dân số tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tăng nhanh, đặc biệt là tăng cơ học.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn sẽ vẫn tăng lên nhưng tăng chậm, còn tỷ lệ tăng tự nhiên ở đô thị sẽ chững lại, thay vào đó là tỷ lệ tăng cơ học gia tăng.
Dân số nông thôn sẽ tăng chậm cùng với sự gia tăng dân số toàn tỉnh từ nay đến năm 2010, nhưng sẽ có xu hướng giảm và ổn định đến năm 2020, còn khoảng 90 – 95 vạn người.
3.1.2.3. Về phát triển nguồn nhân lực:
Cơ sở của dự kiến: sử dụng phương án dân số “ trung bình” để tính toán các dự kiến về lao động. Với dự kiến về dân số của tỉnh nằm trong khoảng 1202831 người đến 1220846 người vào năm 2010, lấy số trung bình của hai số này ta được dân số trung bình năm 2010 là 1211839 người.
Về sự phát triển nguồn nhân lực của tỉnh: trong những năm tới, các điều kiện giáo dục, y tế…càng ngày càng đa dạng và chất lượng hơn, chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ được tăng cao, tuy nhiên đội ngũ lao động chất lượng này cũng phải có một độ trễ trong việc cống hiến cho nền kinh tế bởi họ phải mất thời gian học tập, đào tạo.
3.1.2.4. Dự kiến về số lượng lao động bị mất đất trong những năm tớỉ ở tỉnh Vĩnh Phúc:
Để có thể đưa ra một con số cụ thể về số lượng lao động sẽ bị mất đất trong tương lai của tỉnh Vĩnh Phúc là điều nằm ngoài khả năng của em, thế nhưng chúng ta cũng có thể nhận thấy được điều đó qua số đất đai sẽ được chuyển sang cho việc phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại và các mục tiêu phát triển đô thị khác.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn để đến năm 2010 có khoảng 4500 ha đến 5000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ chất lượng cao.
3.2. Một số quan điểm về tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Các quan điểm định hướng
3.2.1.1. Tạo điều kiện để quá trình đô thị hóa diễn ra thuận lợi
Sở dĩ cần phải quán triệt quan điểm này là vì, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giúp nâng cao thu nhập, điều kiện sống cho người dân. Đô thị hóa sẽ tạo thêm nhiều việc làm giải quyết tình trạng thất nghiệp. Hơn thế nữa đô thị hóa theo hướng đô thị hóa nông thôn sẽ tạo điều kiện nâng cao sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đưa kinh tế nông nghiệp tiếp cận nhanh với nền sản xuất hang hóa quy mô lớn.
Chủ động đón nhận và giải quyết những tác động tiêu cực do đô thị hóa gây ra, có như vậy quá trình đô thị hóa mới có thể diễn biến tốt đẹp.
3.2.1.2 . Cần có sự chuyển biến về mặt nhận thức về quá trình đô thị hóa
Phải có nhận thức đầy đủ về quá trình đô thị hóa, những câu hỏi: như thế nào là đô thị hóa bền vững, như thế nào là đô thị hóa không bền vững? Và các cấp chính quyền có vai trò, trách nhiệm gì trong quá trình này? phải thường xuyên được đặt ra và soi sáng vào thực tế đang diễn ra để có những hành động phù hợp, kịp thời.
3.2.1.3. Tạo việc làm cho người lao động bị mất đất canh tác nằm trọng tổng thể các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp nông thôn, đây là một thể thống nhất, không tách rời nhau
Đặc điểm của thị trường lao động nông thôn là luôn có hiện tượng thất nghiệp ở nhiều hình thức khác nhau, có thể là bán thất nghiệp, có thể là thất nghiệp toàn phần, cũng có trường hợp là thất nghiệp trá hình có việc làm nhưng vẫn bị coi là thất nghiệp. Bởi vậy dù có đô thị hóa hay không có đô thị hóa thì những người dân đó vẫn đang thất nghiệp hoặc có nguy cơ thất nghiệp rất cao. Đô thị hóa chỉ góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp của những người dân này mà thôi. Hơn thế nữa, họ cũng là những người nông dân vì vậy tình trạng của họ cũng gần giống với tình trạng của những người dân nông thôn khác.
3.2.1.4. Tập trung tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương
Tại chỗ nghĩa là “ li nông bất li hương”, cha ông ta thường có câu: “ an cư lạc nghiệp”, bởi vậy dù đi đâu thì làm việc tại chính nơi mình gắn bó vẫn là phương án an toàn, hiệu quả nhất, không có ai hiểu rõ về quê hương mình hơn mình, và không có ai có thể làm giàu cho quê hương mình hơn bản thân mình. Bởi vậy cần phải khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, tự chủ, sang tạo của người dân tự tìm việc làm, tạo ra thu nhập và có hệ thống công cụ hỗ trợ để mục tiêu này đạt được.
3.2.1.5. Gắn kết việc thực hiện các chính sách xã hội với việc tạo việc làm cho người lao động
Các chính sách xã hội có liên quan đó là: chính sách đối với người có công với cách mạng, người tàn tật, người già cô đơn, người nhiễm chất độc màu da cam, người nghèo, người dân tộc thiểu số. Các chính sách xã hội phải quan tâm đến các hướng tạo việc làm cho những đối tượng chính sách, ưu tiên cho sản xuất giúp họ hòa nhập cộng đồng, như vậy mới đảm bảo hiệu quả chính sách.
3.2.2. Phương hướng giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa tới việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp
3.2.2.1. Giải quyết vấn đề của đô thị hóa đến việc làm theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Giải quyết vấn đề của đô thị hóa đến việc làm, lao động vừa phải theo đúng với quy luật khách quan của thị trường vừa có sự định hướng từ phía Nhà nước. Theo đúng quy luật khách quan để quá trình đô thị hóa diễn ra bình thường, phát huy tác động tích cực. Sự định hướng của nhà nước là để giảm thiểu những tác động tiêu cực của đô thị hóa đến lao động việc làm, quay trở lại thúc đẩy đô thị hóa diễn ra thuận lợi hơn. Tóm lại giải quyết theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một định hướng đúng đắn để phát huy tối đa những lợi ích mà đô thị hóa mang lại. Đê làm được điều này thì cần phải không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ TW đến cơ sở.
3.2.2.2. Giải quyết ảnh hưởng của đô thị hóa phải đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự
Theo phương hướng này, thì trong khi giải quyết những ảnh hường của đô thị hóa đến việc làm và thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn cần phải giải quyết các tác động này một cách đồng bộ, có trọng điểm, có tuần tự để tránh sự lãng phí nguồn lực. Đồng bộ nghĩa là phải có một hệ thống giải pháp trên mọi lĩnh vực có liên quan, ví dụ như không chỉ liên quan đến chính sách về lao động việc làm, mà còn liên quan đến chính sách về đất đai, tài chính tín dụng đối với người lao động nông nghiệp bị mất đất, các chính sách xã hội khác. Không chỉ có các biện pháp đối với người lao động bị mất đất mà còn cần đến cả các biện pháp giải quyết việc làm cho toàn thể lao động nông nghiệp, nông thôn, và cho toàn thể lao động ở tất cả các lĩnh vực, không chỉ giải quyết ở nông thôn mà còn phải giải quyết cả ở đô thị. Có trọng điểm là không giải quyết dàn trải, cùng một lúc tất cả các vấn đề, bởi vì nguồn lực là có hạn, và hơn thế nữa giải quyết có trọng điểm sẽ tận dụng được hiệu ứng lan tỏa cao nhất. Tuần tự nghĩa là không được nôn nóng đốt cháy giai đoạn, tuân thủ đúng quy luật tự nhiên.
3.2.2.3. Giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hóa đến lao động, việc làm nông nghiệp nông thôn theo hướng huy động tổng hợp các nguồn lực cho xã hội
Giải quyết tác động của đô thị hóa đến lao động bị mất đất canh tác theo hướng huy động tổng hợp các nguồn lực cho xã hội nghĩa là: huy động khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi cấp mọi ngành tham gia vào công việc chung của xã hội.
3.3. Các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.1.Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hóa của tỉnh trong đó thể hiện rõ chiến lược tạo việc làm cho người lao động ở tỉnh nói chung và đối với lao động nông nghiệp bị mất đất do quá trình đô thị hóa nói riêng.
- Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hoá của tỉnh
Xây dựng quy hoạch chiến lược đô thị hóa của tỉnh tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng lập ra chiến lược tạo việc làm. Trong chiến lược ấy, nhất thiết phải quan tâm đến việc tạo việc làm thu hút lực lượng lao động nông nghiệp bị mất đất.
Quy hoạch chiến lược cần phải đảm bảo được một số vấn đề liên quan đến lao động việc làm như sau:
+ Chỉ ra được số việc làm trực tiếp và gián tiếp có thể tạo ra do đô thị hóa
+ Số lao động bị mất đất do đô thị hóa, và khả năng giải quyết việc làm cho những lao động này như thế nào
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tới 80 dự án đầu tư nước ngoài, số doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại tỉnh ngày càng tăng lên, mặc dù họ cũng ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thế nhưng thực tế là số lao động làm việc ở các công ty doanh nghiệp này chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với tổng nguồn lao động của tỉnh, và số việc làm gián tiếp tạo ra còn khiêm tốn, vì vậy khi quy hoạch cần có những phân tích kỹ lưỡng và chi tiết các phương án để chọn ra những phương án tạo nhiều việc làm gián tiếp nhất. Hơn nữa trong khi kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, nên lấy chỉ tiêu số việc làm tạo ra và mức tiền lương mà người lao động trên địa bàn được hưởng làm tiêu chí ưu đãi cho các doanh nghiệp, chú ý thu hút công nghệ sạch, sử dụng nhiều lao động.
3.3.2. Cần hoàn thiện chính sách huy động vốn, cho vay vốn và sử dụng vốn trong việc giải quyết việc làm
Số lượng việc làm được tạo ra có mối quan hệ chặt chẽ với lượng vốn được đầu tư tạo việc làm. Các đối tượng bị thu hồi đất đều được đền bù, dù ít dù nhiều thì họ cũng có tiền triệu trở lên. Nhưng do họ chưa biết cách làm ăn, do lười hoặc do không biết cách sử dụng vốn cho nên rơi vào cảnh không biết làm gì. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý vốn thay họ thông qua việc tỉnh giao trách nhiệm cho các hội gần gũi với nhân dân làm việc này theo cách thức: những người dân nào có phương án làm ăn tích cực thì giao tiền đền bù cho họ và giám sát họ, nhưngg chỉ nên giao một phần để làm công cụ áp chế đối tượng bắt buộc phải sử dụng hiệu quả vốn, hoặc là thay họ gửi tiền vào ngân hàng để họ hưởng lãi suất ngân hàng nếu họ không có kế hoạch làm ăn, để tránh việc ăn tiêu lãng phí.
Giải thích cho người dân, hướng dẫn người dân nên làm gì có lợi cho họ.
Ngoài ra cũng cần có chính sách cho vay vốn với các điều khoản ưu đãi để người dân có điều kiện tự tạo việc làm.
3.3.3. Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nghề cho người lao động
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động
Hiện nay tỉnh chưa có một kế hoạch chi tiết cụ thể để đào tạo nghề cho người lao động, vì vậy tỉnh cần nhanh chóng rà soát lại tình hình và xây dựng kế hoạch dào tạo cho giai đoạn mới. Kế hoạch đảo tạo cần nêu lên được: nhu cầu việc làm cho người lao động, số người đã có việc làm, số người chưa có việc làm, khả năng cung ứng việc làm ở các ngành nghề của tỉnh, nhu cầu của người lao động đặc biệt là người bị mất đất, các hình thức đào tạo, nguồn lực tài chính cần để thực hiện, các khả năng sử dụng người lao động sau khi đào tạo.
Quy hoạch lại cải tiến cơ chế hoạt động và định hướng hoạt động của các cơ sở dạy nghề, đánh giá chính xác năng lực đào tạo của từng cơ sở và nhu cầu đào tạo trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Đầu tư xây dựng thêm một số trường dạy nghề mới có quy mô vừa phải trên cơ sở đánh giá đúng năng lực đào tạo cũng như nhu cầu lao động của tỉnh và các tỉnh lân cận. Phát triển đào tạo tại các cơ sở hiện có về những ngành nghề mới có nhu cầu bền vững. Tuy nhiên việc đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề công lập cần gắn với nhu cầu thực tế, tránh chạy theo quy mô, việc lựa chọn ngành nghề đào tạo gắn với nhu cầu thị trường không lựa chọn ngành nghề hiện đại một cách hình thức. Trước mắt tỉnh nên đánh giá lại năng lực đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và các địa phương lân cân, rà soát lại quy hoạch đào tạo nghề của tỉnh,
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động đảo tạo nghề
Cơ sở vật chất cho đào tạo nghề hiện nay ở tỉnh thiếu và cũ. Để nâng cao hiệu quả đào tạo cần tăng thêm cơ sở vật chất.
- Chuẩn bị nguồn vốn cho đào tạo nghề
Tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế
Vốn cho đào tạo nghề có thể lấy từ các nguồn sau:
+ Tiền đóng góp của người lao động
+ Vốn từ các chương trình của nhà nước về tạo việc làm
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh
- Củng cố hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm
Các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh hiện nay hoạt động không hiệu quả và kém năng động. Ví dụ như trung tâm giới thiệu việc làm của đoàn thanh niên cộng sản tỉnh Vĩnh Phúc, là một trung tâm có thể nói là lớn nhất của tỉnh, thế nhưng hoạt động của cán bộ lại kém năng động, đơn cử như việc phát tờ rơi tuyển dụng lao động, hay cách thức đăng tin trên mạng còn bỡ ngỡ, nhiều thông tin tuyển dụng hoặc không đến được với người lao động. Thậm chí nhiều người lao động không biết đến sự tồn tại của các trung tâm này.
- Thiết lập các mối quan hệ và phát triển các mối quan hệ hiệp tác chặt chẽ giữa các đơn vị đào tạo dạy nghề với các doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cân.
3.3.4. Hướng tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay sang cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn, giúp phân công lại lao động tại chỗ, tạo ra việc làm đầy đủ hơn cho người lao động.
- Trong trồng trọt: cần sử dụng hợp lý quỹ đất đai, đầu tư cải tạo để nâng cao diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa màu hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích người nông dân dồn điền đổi thửa, hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất đai trong sản xuất nông nghiệp hình thành những khu sx tập trung.
Đầu tư nâng cao, mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm lai tạo tuyển chọn giống cây con mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.
+ Đối với các ngành nghề khác: Ngành nghề cần hướng vào phục vụ trong nông nghiệp, nông thôn như xây dựng, sửa chữa nhà cửa, công cụ lao động, tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp để giảm thời gian nhàn rỗi.
+ Việc chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung vào 2 hướng chính: Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết đã được UBND tỉnh công bố, có định hướng phát triển đô thị trong từng thời kỳ qua đó xác định đầu tư, quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế cao như làm rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả... Cần có quan điểm chỉ đạo thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã, phân công cán bộ phụ trách giúp đỡ các HTX lập dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với quy hoạch chi tiết, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp cho nông dân đầu tư sản xuất tạo thành vùng chuyên canh có giá trị hàng hóa cao. Các khu vực đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cần có quy hoạch tổng thể, đầu tư xây dựng hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi chỉ đạo kỹ thuật.
- Khu vực đồng trũng, nhiều ao hồ đầm nên giao cho nông dân có thời hạn ổn định để họ đầu tư, cải tạo nuôi trồng thủy sản, tạo thành các khu vực sinh thái.
- Khu vực sản xuất cây lương thực cần quan tâm đầu tư đào tạo các hệ thống tưới tiêu giúp cho việc cấy và chăm sóc kịp thời vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: sử dụng các giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, phòng trừ sâu bệnh và chuột bọ phá hoại.
- Phát triển kinh tế hộ, tổ hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể. Ưu tiên cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế trang trại, các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản.
3.3.5. Ưu tiên tạo việc làm tại nhà cho người lao động
Các hình thức lao động tại nhà:
+ Làm hàng gia công xuất khẩu
+ Làm nghề truyền thống để tiêu thụ tại địa phương
+ Làm các công việc dịch vụ tại các khu vực sản xuất kinh doanh
+ Chế biến các phế phẩm nông nghiệp.
Khó khăn cơ bản cho việc làm tại nhà là: thiếu vốn sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu kiến thức làm ăn.
Bởi vậy tạo việc làm tại nhà theo hướng này cần:
+ Quy hoạch ngành nghề truyền thống cần khai thác phát triển.
+ Điều tra khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ.
+ Hoàn thiện các chính sách về vốn, thuế như: sử dụng hình thức thế chấp để vay vốn, thành lập các HTX tín dụng kiểu mới, thực chất là tập hợp các khoản tiền nhàn rỗi trong dân vào quỹ tín dụng và cho vay. Tuy nhiên cần nghiên cứu các nguyên tắc gửi, vay để tránh sự đổ vỡ theo những phương thức cũ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho địa điểm làm việc trong phạm vị các quy định của nhà nước.
+ Tạo điều kiện hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm...
3.3.6. Khai thác và phát triển ngành nghề truyền thống
Tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành nghề truyền thống.
Bởi vậy, trước hết cần có kế hoạch tập trung khai thác, phát triển ngành nghề sẵn có, mặt khác cần đầu tư nhập các nghề mới mà phù hợp ở các nơi khác để có thể tận dụng được lực lượng lao động của tỉnh. Trước mắt cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Có quy hoạch phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương.
- Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề thủ công truyền thống, như các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các làng nghề, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ tập huấn phổ biến các chính sách pháp luật của nhà nước, kinh nghiệm kinh doanh cho các chủ hộ, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề truyền thống.
- Tổ chức giới thiệu sản phẩm truyền thống trên thị trường tiêu thụ.
- Có chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nghề mới. Các cấp các ngành cần tập trung tuyên truyền vận động để nông dân có điều kiện học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về kinh nghiệm cách làm. Khuyến khích nông dân phát triển các loại hình dịch vụ tại chỗ, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tận dụng các thế mạnh, điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên để đẩy mạnh kinh doanh, phá vỡ thế sản xuất thuần nông. Tạo cho nông dân phải nghiên cứu học hỏi, tìm ra cách làm ăn mới phù hợp với cơ chế thị trường và đúng pháp luật. Các HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp cần đẩy mạnh các loại hình dịch vụ, tổ chức liên kết liên doanh, tìm ra phương thức làm ăn, tạo chỗ dựa vững chắc cho xã viên. Mở rộng các chợ đẩu mối, chợ bán lẻ. Thành lập các khu vui chơi giải trí, khu thể thao, có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư.
Đào tạo nghề:
- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề truyền thống cho người lao động.
Trong tình hình hiện nay, để phù hợp với đối tượng người học, việc đào tạo nghề ngắn hạn là hình thức đào tạo nghề phù hợp hơn cả (đào tạo dài hạn thường áp dụng trong các trường hợp đào tạo chuyên nghiệp) bởi lẽ:
- Thời gian đào tạo ngắn, nhất là việc phổ cập nghề cho đông đảo nhân dân và thanh niên.
- Nội dung đào tạo nghề dễ hiểu, thiết thực cho người học nhằm trang bị một số kiến thức và kỹ năng cần thiết của nghề, học xong có thể ứng dụng nhanh chóng và có nghề để kiếm sống.
Việc dạy nghề và danh mục nghề hiện nay trong xã hội rất phong phú và đa dạng. Để thích hợp với hoàn cảnh kinh tế của tỉnh cần tập trung một số vấn đề sau:
+ Đối với nghề nông nghiệp:
Để tăng hiệu quả canh tác, cần nghiên cứu chuyển đổi, lựa chọn những cây, con có giá trị kinh tế cao để tiến hành nuôi trồng. Đối với trồng trọt, chăn nuôi nhất thiết phải được ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: những giống gia cầm mới, những loại cây thực phẩm mới, những loại hoa mới,...và cần phải có hướng dẫn về các quy trình kỹ thuật như: chăm sóc, bảo vệ, nhân giống...
+ Đối với nghề truyền thống:
Hỗ trợ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, có điều kiện đầu tư công nghệ mới (từng phần, từng công đoạn) trong quá trình sản xuất.
3.3.7. Đẩy mạnh việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho nông dân, con em nông dân
Nhu cầu việc làm của người lao động là vấn đề cả xã hội phải quan tâm. Để có việc làm ổn định, năng suất chất lượng lao động cao, con người phải trải qua quá trình học tập, đào tạo tay nghề. Vấn đề đào tạo nghề cho người nông dân và con em nông dân đã được đề cập nhiều trong các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, đảo tạo như thế nào, đào tạo nghề gì để đáp ứng được nguyện vọng của người nông dân là vấn đề hết sức quan trọng, nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Bản chất của người nông dân là cần cù, chịu khó lao động. Việc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân cần thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội, các câu lạc bộ khuyến nông, giúp họ hiểu sâu và kỹ hơn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Tại các khu dân cư nên xây dựng các mô hình kinh tế ở một số lĩnh vực theo hộ gia đình. Đây là bài học sinh động và truyền tải đến nông dân nhanh nhất.
Trong cơ chế thị trường, việc khuyến khích đầu tư phát triển ngành nghề phải xuất phát từ ý thức của người lao động, họ phải là những người tâm huyết với nghề. Vai trò của các cấp chính quyền và đoàn thể là: tập trung tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện giúp họ nhận thức đúng, đầy đủ các chủ trương, chính sách hỗ trơ, khuyến khích họ vươn lên chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong sự cạnh tranh nghiệt ngã của cơ chế thị trường, một bộ phận nông dân sẽ vấp ngã trong hoạt động kinh tế song từ đó họ sẽ tìm ra được những bài học và kinh nghiệm quý báu trong hoạt động kinh doanh.
Tỉnh cũng cần trích một phần kinh phí thích đáng trong việc đào tạo nghề cho nông dân và con em nông dân thông qua các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và trung tâm dạy nghề để tổ chức các lớp tại các chi hội, tổ hội. Tổ chức cho tham gia các mô hình sản xuất, từ đó giúp họ lựa chọn tìm ra hướng sản xuất của riêng mình. Đối với con em nông dân là chủ nhân tương lai của xã hội cần quan tâm, tạo điều kiện được học hành, tiếp thu khoa học kỹ thuật...
LỜI KẾT
Đô thị hoá là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Tuy nhiên, đô thị hoá diễn ra ở các nước phát triển và các nước thế giới thứ ba lại có những đặc điểm rất khác nhau về tốc độ và chất lượng của đô thị hoá…
Đô thị hoá cũng đặt ra những vấn đề như đất đai nông nghiệp nhường chỗ cho các mục đích sử dụng khác, việc làm người dân nông thôn trở thành mối lo ngại và cấp bách, mức sống của người dân chưa cao…
Với đề tài này, em mong muốn đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông nghiệp nông thôn.
Bố cục đề tài đi từ việc tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về đô thị, đô thị hoá. Tiếp đến là trình bày về thực trạng đô thị hoá thông qua những tác động của đô thị hoá tới việc làm, thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn. Và cuối cùng là trên cơ sở thực trạng đó và các dự báo về tình hình đô thị hoá và phát triển kinh tế xã hội của thị xã trong tương lai để để ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Do đề tài quá lớn, thời gian nghiên cứu cấp bách nên không tránh khỏi sự trùng lặp, sai sót, bởi vậy em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy giáo và các bạn đọc để em hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS. TS Phạm Văn Vận, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban nghiên cứu chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Quản Lý Kinh Tế TW, bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập của minh.
Ngoài ra, em xin cảm ơn các bác, các cô, các chú ở Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Nông Nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu cho đề tài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Giáo trình: Kinh tế đô thị
Giáo trình: Quản lý đô thị
Sách: Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam – NXB CTQG – 1998
TS. Chu Tiến Quang - Thực trạng và giải pháp việc làm ở nông thôn – NXB – Nông Nghiệp – 2001
GS, TSKH. Lê Du Phong, TS, Nguyễn Văn Áng, TS. Hoàng Văn Hoa - Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, thực trạng và giải pháp – NXB CTQG – 2002
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị, thị tứ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị năm 2006
Báo Vĩnh Phúc.
Niên giám thống kê cả nước.
Tài liệu đất đai, lao động, phát triển nông nghiệp của các sở Tài nguyên môi trường, sở Lao động thương binh và xã hội, sở nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.
Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc - vinhphuc.gov.vn
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36654.doc