Những điểm mới và kết quả đạt được khi nghiên cứu của đề tài
“Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất
hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam bộ”
Điểm mới nhất của đề tài so với những công trình nghiên cứu trước đó về
ngành hàng hồ tiêu trong và ngoài nước là ngoài phương pháp phân tích bằng mô tả
thống kê, tác giả đã vận dụng mô hình kinh tế để phân tích định lượng các yếu tố
chính tác động đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ.
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình vùng Đông Nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu đó, các kết quả thu được qua quá trình
nghiên cứu đề tài là tư liệu bổ sung cho nguồn dữ liệu nghiên cứu về ngành hàng hồ
tiêu Việt Nam, mô hình kinh tế cụ thể:
Y1= e16,183 Aps1,069Cu-0,733 U0,230
Y2= e20,205 Aps0,525Cu-0,860 U0,683Se0,326
Khi năng suất đất (Aps) tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng/ha (Y1) và thu
nhập lao động gia đình (Y2) trung bình sẽ tăng, giảm tương ứng là 1,069% và
0,525% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Khi chi phí trung bình (Cu) tăng hay giảm 1% thì thu nhập ròng /ha và thu
nhập lao động gia đình trung bình giảm, tăng tương ứng là 0,733% và 0,860% trong
điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Khi kiến thức nông nghiệp (U) tăng hay giảm 1% (theo giá trị thang bảng
điểm của đề tài) thì thu nhập ròng/ha và thu nhập lao động gia đình trung bình tăng,
giảm tương ứng là 0,230% và 0,683%.
Khi sự phù hợp/chất lượng của giống (Se) tăng hay giảm 1đơn vị thì thu
nhập lao động gia đình trung bình tăng, giảm tương ứng là 0,326 trong điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi.
Tác giả,
Nguyễn Thị Minh Châu
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------
NGUYỄN THỊ MINH CHÂU
“TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CHÍNH ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU VIỆT NAM
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ”
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
____________________
Nguyễn Thị Minh Châu
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số : 60.31.05
Giảng viên hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Đinh Phi Hổ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008
Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trình bày trong Luận văn là do
chính bản thân nghiên cứu và thực hiện, các dữ liệu được thu thập từ các
nguồn hợp pháp và được phản ánh một cách trung thực.
Lời Tri ân
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến:
Quý Thầy cô;
Các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp;
Các cán bộ huyện và xã tại các vùng điều tra; và
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu!
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Châu
Mục lục
Tiêu đề Trang
Tên các bảng, hình vẽ và đồ thị
Tên ký hiệu và các chữ viết tắt
Phần mở đầu
1 Đặt vấn đề 1
2 Câu hỏi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
7 Kết cấu của đề tài 3
Chương 1 Cơ sở khoa học và thực tiễn 6
1.1. Các lý thuyết kinh tế 6
1.1.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp
6
1.1.2 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố
đầu vào
6
1.1.3 Chi phí sản xuất 9
1.1.4 Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định
sản xuất
10
1.1.5 Đất – tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt 10
1.1.6 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp 11
1.1.7 Kiến thức nông nghiệp 13
1.1.8 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng sản lượng trong
nông nghiệp
15
1.2. Một số công trình nghiên cứu điển hình về hồ tiêu
của Việt Nam và thế giới trong những năm gần đây
16
1.2.1 Tại Việt Nam 16
1.2.2 Trên thế giới 20
1.3. Mô hình lựa chọn 20
Kết luận Chương 1 22
Chương 2 Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập
của Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
25
2.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và Thế
giới
25
2.1.1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giới 25
2.1.2 Sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam và vùng Đông Nam
bộ
27
2.2. Mô tả điều tra 31
2.3. Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của
Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ
32
2.3.1 Thực trạng các yếu tố trong mô hình 32
2.3.1.1 Quy mô diện tích đất cho sản phẩm 32
2.3.1.2 Năng suất 34
2.3.1.3 Chi phí trung bình 36
2.3.1.4 Kiến thức nông nghiệp 38
2.3.1.5 Giống 39
2.3.2 Kết quả mô hình hồi quy 40
Kết luận Chương 2 42
Chương 3 Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ
sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
43
3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp 43
3.1.1 Xu hướng cung cầu của thị trường hồ tiêu thế giới 43
3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất của hồ tiêu Việt
Nam
45
3.1.3 Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có khả năng hỗ
trợ phát triển sản xuất hồ tiêu
46
3.2. Nội dung các giải pháp 48
3.2.1 Nhóm giải pháp ổn định năng suất và giảm chi phí
trung bình
48
3.2.1.1 Cải thiện chất lượng giống 48
3.2.1.2 Tăng cường việc tổ chức thực hiện sản xuất theo
quy trình kỹ thuật cho từng vùng sản xuất
48
3.3.1.3 Duy trì quy mô diện tích trồng dưới 1ha 48
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao kiến thức nông nghiệp 49
3.2.2.1 Tăng cường tính thường xuyên và đa dạng của
thông tin cung cấp
49
3.2.2.2 Đầu tư trang thiết bị tiếp nhận thông tin tại các xã
thuộc vùng trọng điểm
50
3.2.2.3 Thiết lập các Nhóm Hộ trồng hồ tiêu 50
3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển giống hồ tiêu mới 50
3.2.3.1 Nhập giống hồ tiêu 50
3.2.3.2 Lai ghép các giống hồ tiêu hiện có trong nước 50
3.2.3.3 Xử lý đột biến các giống tiêu hiện có 51
3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ - xúc tiến thương mại 51
3.2.4.1 Quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam bằng hình
ảnh sản xuất an toàn
51
3.2.4.2 Quảng bá các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ngay tại
thị trường trong nước
52
Kết luận Chương 3 52
Kết luận và đề nghị 54
Tài liệu tham khảo 58
Phụ lục
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra
Phụ lục 2 Cách đánh giá kiến thức nông nghiệp của Hộ
Phụ lục 3 Các kết quả phân tích hồi quy
Phụ lục 4 Các thống kê từ dữ liệu điều tra sơ cấp
Phụ lục 5 Các số liệu thống kê về ngành hàng hồ tiêu Việt
Nam và Thế giới
Tên các bảng và hình vẽ
Tiêu đề Trang
Bảng 1.1
Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu
17
Bảng 1.2 Hiệu quả đầu tư hồ tiêu, tính bình quân trên các vùng
Đông Nam bộ và Phú Quốc theo quan điểm của ngân
hàng
18
Bảng 1.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và một số cây trồng khác 18
Bảng 1.4 Kết quả đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các
yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên
các vùng trồng tiêu cả nước
19
Bảng 2.1 Số mẫu điều tra tại các địa phương 31
Bảng 2.2 Thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình /ha 33
Bảng 2.3 Năng suất bình quân của các huyện nghiên cứu 35
Bảng 2.4 Chi phí trung bình 37
Bảng 2.5 So sánh năng suất với chi phí trung bình và thu nhập ròng 38
Hình 01
Sơ đồ vị trí các địa phương được đề tài chọn nghiên cứu
5
Hình 1.1 Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp
thế giới
13
Hình 1.2 Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp
Việt Nam giai đoạn 1985 – 2005
13
Hình 2.1 Sản lượng và xuất khẩu trung bình của các quốc gia sản
xuất hồ tiêu, giai đoạn 2002 – 2007
26
Hình 2.2 Sản lượng và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua các
thời kỳ
30
Hình 2.3 Diện tích trồng hồ tiêu của vùng điều tra mùa vụ 2006 32
Hình 3.1 Biểu đồ giá xuất khẩu FOB/ tấn tiêu đen và lượng cung
giai đoạn 1989 – 2007
44
Tên ký hiệu và chữ viết tắt
Bộ NN& PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
GAP: Thực hành nông nghiệp tốt (good agricultural practices)
IPC: Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (International Pepper Community)
IPM: Quản lý dịch bệnh tổng hợp (integrated pest management)
NSLĐ: Năng suất lao động
TFP: Các yếu tố năng suất tổng hợp (total factors of productivity)
VPA: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (Việt Nam Pepper Association)
VN: Việt Nam
1
Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
Hồ tiêu được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị” - King of Spices, hàng năm
chiếm tỷ trọng 30% - 35% trong tổng giá trị lượng gia vị mua bán trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam cây hồ tiêu được trồng vào cuối thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển mạnh
từ thập niên 90’s của thế kỷ XX, tuy phát triển sau so với các nước sản xuất hồ tiêu
truyền thống như Brazil, Ấn Độ, Malaysia và Indonesia, nhưng kể từ năm 2002 đến
nay Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên
thế giới. Trong giai đoạn 2002 – 2007 sản lượng và lượng xuất khẩu của Việt Nam
đạt từ 75.000 tấn đến 120.000 tấn/năm, chiếm khoảng 28% tổng sản lượng và
khoảng 40% tổng lượng xuất khẩu hạt tiêu của thế giới.
Hạt tiêu xuất khẩu chiếm trên 90% sản lượng, đạt kim ngạch hàng năm ở mức 120
triệu USD – 250 triệu USD (tùy thuộc vào giá thế giới), với tỷ trọng khoảng 3,5% -
5,0% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ yếu của nước ta gồm
gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, và rau quả. Hồ tiêu là nguồn thu nhập chính
của hàng trăm nghìn hộ nông dân thuộc các vùng nông nghiệp ít có điều kiện để
chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ như ở các vùng kinh
tế mới, vùng núi nơi sinh sống khá tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số từ
BắcTrung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, đến Đông Nam bộ. Trong
những năm qua cây hồ tiêu đã thực sự góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo
của các vùng này, theo số liệu điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp (2005) thu nhập bình quân từ cây công nghiệp lâu năm chiếm 70% tổng thu
nhập năm của hộ, trong đó thu nhập từ hồ tiêu chiếm 44%.
Mặc dù hiện tại hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với những nước sản
xuất và xuất khẩu khác về điều kiện các nhân tố sản xuất như đất tốt có tiềm năng
tạo năng suất cao, lao động có kinh nghiệm về trồng trọt, đồng thời có sự hỗ trợ tích
cực của công nghiệp chế biến và hoạt động xuất khẩu từ các doanh nghiệp kinh
doanh hồ tiêu. Song sản xuất đã và đang phải đối mặt với những rủi ro từ: sâu bệnh,
thiên tai, hệ quả của việc khai thác tài nguyên đất và môi trường kém bền vững, giá
của các yếu tố đầu vào ngày càng tăng cao, và giá hồ tiêu trên thị trường thường
xuyên biến động lên xuống.
Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậu
quả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của
người trồng tiêu, vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định và tăng thu nhập
cho hộ sản xuất hồ tiêu là yêu cầu cần thiết.
2
Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến
cung và cầu, điển hình gồm có: giá cả của các sản phẩm có thể thay thế hồ tiêu, thu
nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán của hồ tiêu trên thị trường, tiến bộ
công nghệ, các yếu tố đầu vào của sản xuất, các chính sách của chính phủ, thời tiết
và dịch bệnh. Vì điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu một số yếu tố chính về phía cung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như
vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ của quá trình sản xuất hồ tiêu và không gian
lựa chọn là Vùng Đông Nam bộ - Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm 60% diện
tích trồng và sản lượng hồ tiêu của cả nước năm 2006.
Do vậy đề tài có tên là: “Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ
sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp điển hình ở vùng Đông Nam bộ”
2. Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp hai câu hỏi:
Thứ nhất: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính về phía cung đến thu nhập
của hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ như thế nào?
Thứ hai: Giải pháp nào để ổn định và tăng thu nhập cho Hộ sản xuất hồ tiêu?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định những kết quả cần đạt được để trả lời
cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, đó là:
Xác định các yếu tố chính về phía cung và sự tồn tại mối tương quan giữa
các yếu tố này đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu.
Xác định mối tương quan tồn tại là cùng chiều hay ngược chiều và cường độ
của từng mối tương quan đối với thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu đồng thời tìm ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất hồ tiêu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hồ tiêu được sản xuất chủ yếu ở loại hình kinh tế hộ, vì
vậy đối tượng nghiên cứu sẽ là các hộ trồng hồ tiêu (sau đây gọi tắt là Hộ) có diện
tích cho sản phẩm tại các khu vực của vùng trồng tiêu trọng điểm Đông Nam bộ
(sau đây gọi tắt là Vùng).
Phạm vi nghiên cứu: lựa chọn các tỉnh, huyện và xã trồng tiêu tập trung có diện
tích trồng hồ tiêu lớn và đặc trưng của Vùng, cụ thể gồm có:
Bình Phước là tỉnh có thời gian bắt đầu trồng hồ tiêu muộn hơn so với
những tỉnh khác trong Vùng nhưng lại có mức độ tăng diện tích và năng suất cao,
hiện đang là tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng và sản lượng của Vùng và cả nước,
trong tỉnh chọn huyện Lộc Ninh - Huyện có diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu
lớn nhất tỉnh (chiếm 38%), và bốn xã đại diện là: Lộc An, Lộc Quang, Lộc Tấn và
Lộc Thuận.
3
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa danh đầu tiên thử nghiệm trồng
hồ tiêu ở Việt Nam, hiện có diện tích trồng và sản lượng lớn thứ hai của Vùng và cả
nước, trong tỉnh chọn huyện Châu Đức - Huyện có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất
tỉnh và cả nước (chiếm 75% diện tích trồng của tỉnh), và chọn ba xã đại diện là:
Quảng Thành, Kim Long và Bàu Chinh.
Đồng Nai là tỉnh đứng thứ ba về diện tích trồng và sản lượng hồ tiêu của
Vùng, trong tỉnh chọn huyện Cẩm Mỹ - Huyện có diện tích cho sản xuất lớn nhất
(chiếm 37%), và chọn ba xã đại diện là: Bảo Bình, Lâm San và Xuân Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra trực tiếp các hộ trồng hồ tiêu bằng bảng câu hỏi theo phương pháp điều
tra nhanh nông thôn để tạo lập dữ liệu sơ cấp.
Thống kê các dữ liệu thứ cấp từ việc kế thừa có chọn lọc các công trình khoa học
đã thực hiện trong và ngoài nước về ngành hồ tiêu, thu thập các dữ liệu của ngành
hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới thông qua Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam, Bộ NN & PTNT, tổ chức Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), và các báo
cáo kinh tế xã hội của các địa phương.
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập, kết
hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế
lượng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong quá trình phân tích các số liệu của ngành hàng hồ tiêu sẽ kiểm nghiệm các
kết luận của những lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô liên quan.
Những luận cứ khoa học, các nội dung phân tích và đặc biệt là kết quả từ mô hình
đánh giá tác động của một số yếu tố chính về phía cung đến thu nhập của Hộ sản
xuất hồ tiêu, một mặt sẽ cung cấp dữ liệu mới bổ sung cho các công trình nghiên
cứu trước đó, mặt khác sẽ là tư liệu tham khảo cho các địa phương vùng Đông Nam
bộ và các nhà hoạch định chiến lược của ngành hàng hồ tiêu trong việc xác định các
giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững ở vùng
Đông Nam bộ.
7. Kết cấu của đề tài
Các nội dung nghiên cứu được trình bày trong ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn.
Chương này sẽ trình bày một số lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô có liên quan đến
hàm sản xuất, chi phí, lợi nhuận, đất, lao động, năng suất lao động,và đề cập một số
công trình nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước, từ đó có đầy đủ cơ sở khoa
học và thực tiễn xác định những yếu tố chính của sản xuất hồ tiêu ảnh hưởng đến
4
thu nhập của Hộ và mô hình lựa chọn, đồng thời có thể thấy được điểm mới của đề
tài so với các công trình nghiên cứu trước đó.
Chương 2: Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ
tiêu vùng Đông Nam bộ.
Đây là chương sẽ trình bày các kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu
thực trạng ngành hàng hồ tiêu Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam bộ nói riêng.
Các nội dung chính gồm có:
Tổng quan về ngành hàng hồ tiêu Việt Nam và thế giới;
Tác động của các yếu tố chính đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu tại vùng
Đông Nam bộ được xác định bởi đánh giá thực trạng của các yếu tố và kết quả của
mô hình kinh tế
Chương 3: Một số giải pháp nhằm ổn định thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu
vùng Đông Nam bộ
Trên cơ sở kết quả của Chương 1 và 2, kết hợp với phân tích tình hình thị trường,
định hướng phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam, những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
mới, tác giả đề xuất một số giải pháp có tính chất gợi ý cho các địa phương, các tổ
chức và ban ngành liên quan cần quan tâm thực hiện nhằm góp phần ổn định và
tăng thu nhập cho hộ trồng tiêu của vùng Đông Nam bộ và các vùng trồng hồ tiêu
khác có thể tham khảo ứng dụng.
5
Hình 0.1 Sơ đồ vị trí các địa phương được đề tài chọn nghiên cứu
6
Chương 1
Cơ sở khoa học và thực tiễn
1.1. Các lý thuyết kinh tế
1.1.1 Thu nhập và các thước đo thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp
Thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp là giá trị bằng tiền biểu hiện cho kết quả của
quá trình sản xuất và được xác định thông qua các thước đo sau:
Thu nhập gộp - giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu là tích của giá bán
sản phẩm và tổng sản lượng đầu ra.
Thu nhập ròng - lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí,
thu nhập ròng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất.
Thu nhập lao động gia đình là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao
động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất.
Như vậy cùng với giá bán, sản lượng đầu ra và chi phí là những nhân tố quyết định
trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Vậy những yếu tố nào liên quan
đến sản lượng và chi phí sản xuất, và khi nào hộ sản xuất nông nghiệp sẽ có được
thu nhập tối ưu? Để giải đáp cho câu hỏi này chúng ta tìm hiểu một số lý thuyết
kinh tế liên quan dưới đây:
1.1.2 Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào:
Sản xuất là quá trình chuyển hóa những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu ra
hay còn được gọi là sản lượng đầu ra hoặc sản phẩm, và kết quả của sản xuất do
lượng và chất của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng quyết định, mối tương
quan phụ thuộc đó được diễn tả qua hàm sản xuất “Hàm sản xuất biểu diễn mối
quan hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản
lượng đầu ra”1 hay “Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa
có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định
tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định”2. Dạng tổng quát của hàm sản xuất:
Y= f (X1, X2, X3, X4..., Xn)
Với: Y là sản lượng đầu ra;
Xi là số lượng yếu tố đầu vào thứ i, các yếu tố đầu vào được chia thành ba
nhóm:
1 David Beg “Kinh tế học”, bản dịch Nhà XB Thống kê 2007, trang 105
2 Giáo trình “Kinh tế vi mô”, Trường ĐHKT TP. Hồ Chí Minh, Nhà XB Thống kê 2005, trang 84
7
Nhóm 1 là vốn (K) gồm các yếu tố chính như: nhà xưởng, đất đai, máy móc,
và nguyên nhiên vật liệu, đây là nhóm các tư liệu sản xuất biểu hiện cho quy mô sản
xuất. Trong nông nghiệp các yếu tố đầu vào chính thuộc nhóm vốn gồm có: đất, hệ
thống tưới nước, máy móc nông nghiệp, sân phơi, gia súc làm việc, giống cây trồng,
phân bón, thuốc hoá học, nguyên vật liệu.
Nhóm 2 là lao động (L) được đề cập cả về số lượng và chất lượng lao động,
chất lượng lao động bao hàm cả những yếu tố phi vật chất như kỹ năng, kiến thức,
kinh nghiệm.
Nhóm 3 là nhóm các yếu tố tăng năng suất (TFP) điển hình như công
nghệ, thể chế kinh tế chính trị.
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra từ việc kết hợp một lượng các yếu
tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng với mỗi
kỹ thuật để sản xuất ra mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy nhiên, mối quan hệ
phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và trong dài
hạn có những đặc tính riêng do khả năng thay đổi các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn
và dài hạn khác nhau.
Trong ngắn hạn:
Do trong ngắn hạn các yếu tố đầu vào cố định - biểu thị cho các hàng hóa không sử
dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất đai và máy móc thiết bị,
không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng hay giảm sản lượng chỉ có thể bằng
cách thay đổi lượng các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, lao
động trực tiếp mà thôi. Trong nông nghiệp những yếu tố biến đổi trong ngắn hạn
chủ yếu là yếu tố phân bón, nước tưới và lao động.
Năng suất trung bình của yếu tố đầu vào biến đổi (APXi) đánh giá mức độ đóng góp
của yếu tố đầu vào biến đổi trong quá trình sản xuất, APXi = Y/ Xi, còn năng suất
cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi (MPXi) sẽ xác định mức gia tăng của sản lượng
khi tăng một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi đó trong điều kiện giữ nguyên các yếu
tố sản xuất khác, công thức tính: MPXi=ΔY/ ΔXi.
Việc gia tăng lượng yếu tố đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm cho sản
lượng tăng theo, giai đoạn đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào năng suất cận biên và
năng suất trung bình của yếu tố đó đều tăng dần lên dẫn đến sản lượng tăng nhanh,
nhưng khi lượng tăng vượt quá một mức nhất định thì sẽ làm cho năng suất trung
bình và năng suất cận biên của yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất cận
biên < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm. Hiện tượng này có tính quy luật, một quy luật
về công nghệ: duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ một yếu tố,
quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định, sự tăng
8
thêm đầu vào biến đổi này dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần1. Mối quan
hệ giữa MPX, APXi, và Y như sau:
MPXi > APXi thì APXi tăng dần; MPXi>0 thì Y tăng dần;
MPXi < APXi thì APXi giảm dần; MPXi < 0 thì Y giảm dần;
MPXi = APXi thì APXi đạt cực đại. MPXi = 0 thì Y đạt cực đại.
Như vậy hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng suất cận biên
và năng suất bình quân bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi đó vẫn
còn khi năng suất cận biên của nó dương, và sản lượng sẽ đạt tối đa khi năng suất
cận biên bằng 0.
Trong dài hạn:
Trong dài hạn tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó khả năng thay đổi sản
lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra trong dài
hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết định quy mô của sản
xuất trong dài hạn. Hiệu suất của việc gia tăng quy mô sản xuất có thể xảy ra một
trong ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: tỷ lệ tăng sản lượng bằng tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào -
hiệu suất không đổi theo quy mô.
Trường hợp 2: tỷ lệ tăng sản lượng lớn hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào
- hiệu suất tăng theo quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô.
Trường hợp 3: tỷ lệ tăng sản lượng thấp hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố đầu vào
- hiệu suất giảm theo quy mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô.
Phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas sẽ thấy rõ điều này, ban đầu Y1=A. K.Lβ,
nếu tăng K và L lên hai lần khi đó:
Y2 = A. (2K). (2L)β
= A. 2(+β). K.Lβ = 2(+β). Y1
Nếu +β =1 thì Y2= 2Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất không đổi theo quy mô.
Nếu +β >1 thì Y2>Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất tăng dần theo quy mô - tính
kinh tế của quy mô.
Nếu +β <1 thì Y2<Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất giảm dần theo quy mô –
tính phi kinh tế của quy mô.
Nguyên do dẫn đến tính kinh tế của quy mô là đặc tính không thể chia nhỏ của sản
xuất, chuyên môn hóa và lợi thế sản xuất quy mô lớn, còn lý do dẫn đến tính phi
kinh tế của quy mô là rắc rối trong công tác quản lý và bất lợi về vị trí địa lý của nơi
sản xuất, yếu tố công nghệ và toàn cầu hóa sẽ làm giảm tính phi kinh tế của quy mô.
1 David Beg “Kinh tế học”, bản dịch Nhà XB Thống kê 2007, trang 116
9
1.1.3 Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí bằng tiền mà nhà sản xuất đã chi ra để mua
các yếu tố đầu vào, tính đầy đủ chi phí sản xuất còn bao gồm cả chi phí cơ hội của
mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà khoản đầu tư có thể thu được nếu sử
dụng nó vào việc khác với mức trả cao hơn.
Chi phí trung bình (AC) sẽ xác định chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản lượng
đầu ra, AC = TC/Y, còn chi phí cận biên (MC) xác định mức tăng chi phí sản xuất
khi tăng một đơn vị sản lượng đầu ra, MC= ΔTC/ΔY.
Do các khả năng thay đổi của các yếu tố đầu vào là khác nhau trong ngắn hạn và
trong dài hạn, nên đặc điểm của chi phí sản xuất, chi phí trung bình và chi phí cận
biên trong ngắn hạn và trong dài hạn cũng khác nhau.
Chi phí sản xuất ngắn hạn:
Chi phí sản xuất ngắn hạn (STC) gồm có chi phí cố định (SFC) và chi phí biến đổi
(SVC), trong đó:
Chi phí cố định là toàn bộ chi phí mà nhà sản xuất phải chi ra trong mỗi đơn
vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù không sản xuất ra một sản phẩm
nào ví dụ như: tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị và nhà xưởng, tiền lương cho
bộ máy quản lý, và lãi suất vốn vay, chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng
thay đổi. Trong sản xuất nông nghiệp các chi phí chính thuộc chi phí cố định gồm
có: tiền mua và thuê đất, khấu hao tài sản (máy nông nghiệp, nhà kho, sân phơi,
công trình thủy nông, vườn cây lâu năm, gia súc làm việc), và lãi vốn vay, riêng đối
với cây trồng lâu năm các khoản như giống, tiền công, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật và nước tưới đầu tư trong giai đoạn chưa cho sản phẩm cũng nằm trong chi phí
cố định.
Chi phí biến đổi là toàn bộ chi phí mua các yếu tố đầu vào biến đổi như
nguyên vật liệu, tiền công lao động trực tiếp, chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự
thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Trong nông nghiệp chi phí biến đổi là các
khoản tiền chi cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền công lao động, các nguyên
vật liệu khác, và lãi vốn vay trong giai đoạn thu hoạch.
Do trong ngắn hạn chi phí cố định không đổi nên sự tăng giảm của tổng chi phí
ngắn hạn chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của chi phí biến đổi mà thôi và tổng chi phí
ngắn hạn tăng lên khi sản lượng tăng lên.
Chi phí trung bình ngắn hạn (SAC) có xu hướng tăng lên nếu tiếp tục tăng lượng
của một yếu tố đầu vào do bị chi phối bởi quy luật năng suất cận biên giảm dần: khi
năng suất cận biên tăng dần lên dẫn đến sản lượng tăng nhanh và chi phí trung bình
giảm, nhưng khi năng suất cận biên giảm dần cho đến khi năng suất cận biên < 0 thì
sản lượng bắt đầu giảm và chi phí trung bình tăng lên.
10
Chi phí cận biên trong ngắn hạn (SMC) luôn có giá trị dương do tồn tại chi phí cố
định, điều này giải thích cho tổng chi phí ngắn hạn tăng lên khi sản lượng tăng, chi
phí cận biên càng lớn thì tổng chi phí càng tăng. Khi SMC=SAC thì chi phí trung
bình đạt cực tiểu.
Trong dài hạn:
Tổng chi phí dài hạn (LTC) là chi phí tối thiểu để sản xuất mỗi mức sản lượng vì
trong dài hạn có thể thay đổi các yếu tố đầu vào hay lựa chọn quy mô sản xuất theo
ý muốn nên các nhà sản xuất sẽ chọn được phương án thích hợp nhất để sản xuất
với mức chi phí thấp nhất (trong dài hạn các nhà sản xuất có thể dừng việc sản xuất
của mình và do đó LTC = 0), và quy mô sản xuất trong dài hạn sẽ do sản lượng
quyết định.
Chi phí trung bình dài hạn xác định hiệu suất theo quy mô: nếu chi phí trung bình
dài hạn giảm khi tăng sản lượng sẽ phản ánh tính kinh tế của quy mô, và ngược lại
nếu chi phí trung bình dài hạn tăng khi sản lượng tăng sẽ phản ánh tính phi kinh tế
của quy mô.
1.1.4 Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định sản xuất
Việc gia tăng sản lượng dẫn đến giá bán một đơn vị sản lượng chắc chắn sẽ giảm
tương đối do đường cầu dốc xuống, tác động này làm giảm doanh thu cận biên
(MR) khi bán thêm một đơn vị sản phẩm, tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn tiếp tục
tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên và sẽ dừng việc
tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biện (MR<MC). Như
vậy mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa khi doanh thu cận biên bằng chi phí
cận biên: MR = MC.
Quyết định sản xuất:
Nhà sản xuất quyết định tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn và trong dài hạn khi tại
mức sản lượng đó giá sản phẩm lớn hơn chi phí biến đổi trung bình ngắn hạn (P >
SAVC) và giá sản phẩm bù đắp được chi phí trung bình dài hạn (P > LAC), và nhà
sản xuất sẽ ngừng hoạt động nếu P < SAVC và P < LAC.
Các lý thuyết trên đã đưa ra những vấn đề liên quan đến sản lượng và chi phí trong
quá trình sản xuất một cách tổng quát, tiếp theo chúng ta sẽ xem xét một số đặc tính
riêng có của các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất nông nghiệp để xác định một
cách cụ thể hơn mối tương tác giữa sản lượng, chi phí và thu nhập của hộ sản xuất
nông nghiệp.
1.1.5 Đất – tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành trồng trọt
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và chưa thể thay thế được đối với sản xuất
trên quy mô lớn của ngành nông nghiệp và đặc biệt đối với trồng trọt, đặc điểm
khác biệt của đất so với những tư liệu sản xuất khác là chất lượng của đất sẽ tăng
11
lên nếu sử dụng đất một cách hợp lý. Tính chất đặc biệt này là do độ phì nhiêu của
đất tạo nên, độ phì nhiêu của đất được hình thành và bồi đắp bởi ba nguồn: thứ nhất
từ nguồn tự nhiên do các tác động lý, hoá, sinh trong tự nhiên tạo thành; thứ hai là
từ nguồn nhân tạo do áp dụng hệ thống canh tác hợp lý; và thứ ba là nguồn tiềm
năng do sự kết hợp của hai nguồn tự nhiên và nhân tạo đến một lúc nào đó sẽ làm
tăng độ phì nhiêu của đất.
Bị giới hạn về mặt diện tích và lãnh thổ nên quỹ đất là có hạn cả về số lượng và
không gian, và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng làm cho quỹ đất sử
dụng sản xuất nông nghiệp bị giảm tương đối bởi đất được dùng cho nhiều mục
đích phi nông nghiệp điển hình như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô
thị hóa, xây dựng cơ sở du lịch và dịch vụ.
Bên cạnh xu hướng giảm về quỹ đất nông nghiệp, đặc tính không thể di chuyển toàn
bộ đất từ nơi này đến nơi khác, đã khẳng định một trong những cách tốt nhất để
tăng sản lượng bền vững là phải duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất để nâng cao
năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Các biện pháp bảo vệ môi trường đất chính như chống xói mòn và rửa trôi, sử dụng
phương pháp canh tác hợp lý (chọn cây trồng, mật độ trồng và sử dụng phân bón),
và có hệ thống thủy lợi hạn chế ảnh hưởng của úng, hạn và phục vụ cải tạo đất chua,
mặn. Còn các biện pháp để tăng n._.ăng suất đất chủ yếu là nâng cao hệ số gieo trồng,
sử dụng loại giống có chất lượng tốt tăng lượng và chất của sản phẩm, sản xuất các
sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, và đa dạng hóa sản xuất.
1.1.6 Lao động và năng suất lao động trong nông nghiệp
Lao động nông nghiệp gồm toàn bộ những người tham gia vào sản xuất nông
nghiệp, hai nguồn cung cấp lao động cho nông nghiệp là lao động của chính gia
đình làm nông nghiệp và lao động đi thuê.
Sự phát triển của các ngành kinh tế khác đã thu hút lao động từ nông nghiệp sang do
đó về mặt lượng lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần.
Năng suất lao động nông nghiệp (APLA) là sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng
nông nghiệp tính trên một lao động nông nghiệp (tính theo giá cố định), công thức
tính:
APLA = YA/LA =YA/S * S/LA
Trong đó:
YA là tổng sản lượng hoặc giá trị tổng sản lượng nông nghiệp;
LA là số lượng lao động nông nghiệp; và
S là diện tích đất gieo trồng.
Từ công thức thấy được năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào năng suất
đất (YA/S) và hệ số đất – lao động (S/LA), do đó muốn tăng năng suất lao động nông
12
nghiệp cần phải tăng hoặc YA/S hoặc S/LA hoặc cả hai. Tác động của từng yếu tố
năng suất đất và yếu tố hệ số đất – lao động đối với sản lượng tùy thuộc vào quá
trình phát triển của nông nghiệp, thông qua lý thuyết hàm sản xuất nông nghiệp tăng
trưởng theo các giai đoạn phát triển của nhà kinh tế SS. Park (1992) sẽ thấy được
mối tương tác một cách rõ nét. Theo SS. Park, sản xuất nông nghiệp phát triển qua
ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn sơ khai: đây là thời kỳ công nghệ chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp
chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên (N) như đất, nước, khí hậu, và lao động. Năng suất
đất có xu hướng giảm dần do khai thác cạn kiệt độ phì nhiêu của đất và chịu sự chi
phối của quy luật năng suất biên giảm dần của yếu tố lao động, do vậy để tăng sản
lượng chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích nghĩa là tăng S/LA. Mối quan hệ phụ
thuộc của sản lượng và các yếu tố đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất: Y = F
(N, LA).
Giai đoạn đang phát triển: do đất bị giới hạn về diện tích nên không thể tiếp tục
mở rộng quy mô đất, trong khi lao động nông nghiệp vẫn đang ở trạng thái dư thừa
dẫn đến S/LA giảm, vì thế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phảm nông
nghiệp, bắt buộc phải tăng năng suất đất. Với thành tựu của ngành công nghiệp về
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các giống mới có năng suất cao của cuộc cách
mạng xanh cùng sự phát triển của hệ thống thủy lợi đã cung cấp thêm những yếu tố
đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sự tăng trưởng của sản lượng, giai
đoạn này YA/S tăng mạnh nhưng vẫn chịu sự chi phối của quy luật năng suất biên
giảm dần, nếu tiếp tục tăng lượng phân bón, thuốc hóa học, lao động đến một mức
nào đó sẽ làm giảm YA/S và sản lượng. Hàm sản xuất của giai đoạn đang phát triển:
Y = F (N, L) + F (R), trong đó R là các yếu tố đầu vào từ công nghiệp.
Giai đoạn phát triển cao: khi nền kinh tế toàn dụng, công nghiệp và dịch vụ phát
triển mạnh thu hút lao động nông nghiệp chuyển dịch sang, giảm tối đa lượng lao
động trong nông nghiệp, do vậy giảm lượng lao động trên một đơn vị diện tích và
sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ thâm dụng vốn (máy móc, công
nghệ hiện đại). Giai đoạn này sản lượng tăng do cả hai năng suất đất và hệ số đất -
lao động đều tăng, và hàm sản xuất có dạng: Y = F (N, L) + F(R) + F(K), trong đó
K là vốn sản xuất.
Một lần nữa qua các giai đoạn phát triển của nông nghiệp khẳng định vai trò quan
trọng của năng suất đất đối với việc tăng năng suất lao động và sản lượng, đặc biệt
trong giai đoạn đang phát triển khi mà lượng lao động nông nghiệp vẫn còn đang
trong tình trạng bán thất nghiệp.
Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp có tính quy luật tăng dần
tương ứng với số lượng lao động nông nghiệp giảm dần.
13
Y/
S
S/La
B
C
A
Hình 1.1 Xu hướng tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp thế giới
Hình 1.2 Xu hướng chuyển dịch năng suất lao động nông nghiệp
Việt Nam, 1985– 2005
80
90
100
110
120
130
140
150
160
80 90 100 110
S/La (%)
Y/
S
(%
)
Nguồn: Đinh Phi Hổ, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 2003,
trang 46, 47 và Niên giám thống kê 2003 – 2005
Ghi chú: Điểm A là điểm xuất phát của NSLĐ nông nghiệp giai đoạn sơ khai, từ A đến B
thể hiện sự dịch chuyển của NSLĐ nông nghiệp trong giai đoạn sơ khai và giai đoạn đang
phát triển, từ B đến C thể hiển sự dịch chuyển của NSLĐ nông nghiệp giai đoạn phát
triển.Đường dịch chuyển NSLĐ nông nghiệp Việt Nam cũng có xu hướng giống của thế
giới, nhưng với tốc độ chậm hơn (độ dốc thấp).
1.1.7 Kiến thức nông nghiệp
Chất lượng của yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với sản lượng đầu ra
trong quá trình sử dụng yếu tố đầu vào đó, vai trò chất lượng của bản thân yếu tố
lao động - vốn nhân lực lại có ý nghĩa đặc biệt hơn bởi lao động là yếu tố đầu vào
14
không thể thay thế được của bất kỳ quá trình sản xuất nào và chính lao động có chất
lượng sẽ cải tiến và phát minh kỹ thuật mới để tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu
vào khác. Một trong những nhân tố cấu thành chất lượng của lao động đó là kiến
thức của người lao động - nhân tố phi vật chất tạo nên giá trị của lao động, bao gồm
những hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, chuyên môn. Theo Alfred Marshall (1890),
kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất.
Kiến thức của người sản xuất nông nghiệp được gọi là kiến thức nông nghiệp, và có
thể được xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà
người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình1. Các nhà
kinh tế đã tranh luận về vai trò của kiến thức nông nghiệp đối với sản xuất nông
nghiệp và đưa ra những nhận định của họ: Wharton (1963) cho rằng với các nguồn
lực đầu vào giống nhau thì hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông
nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau, Bhati (1973) nhận định kiến thức nông
nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất 2 và coi đây là yếu tố có thể kết hợp
các nguồn lực đầu vào chính như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới
và lao động.
Để đo lường kiến thức nông nghiệp các nhà phân tích sử dụng bảng câu hỏi đánh
giá và cho điểm các nội dung liên quan sau:
Đánh giá trình độ kiến thức chung về nông nghiệp, sử dụng các câu hỏi liên
quan đến mức độ tiếp cận và tham gia vào các hoạt động cộng đồng ở nông thôn
như: tiếp xúc thường xuyên với cán bộ khuyến nông; tham gia vào các tổ chức hội
(hội nông dân, tổ chức kinh tế hợp tác); thường xuyên đọc sách báo, xem các
chương trình truyền bá kỹ thuật nông nghiệp trên truyền hình và đài phát thanh, hay
các thông tin trên internet.
Đánh giá trình độ kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, sử dụng các câu hỏi kiểm
tra hiểu biết kỹ thuật của nông dân về chọn giống, cách trồng, chăm bón và thu hái.
Đánh giá trình độ kiến thức kinh tế, sử dụng các câu hỏi kiểm tra hiểu biết
của nông dân về: giá bán, tiêu chuẩn chất lượng, các đối thủ cạnh tranh, và cách tính
giá thành.
Ngày nay trong nền kinh tế tri thức và kinh tế mở thì vai trò của kiến thức lại càng
hết sức quan trọng, trong đó kiến thức kinh tế và kiến thức kỹ thuật cùng có vai trò
quyết định đến thành quả đạt được của người nông dân, để lượng hóa quan hệ giữa
kiến thức nông nghiệp với thu nhập của nông dân các nhà kinh tế sử dụng mô hình
của hàm sản xuất Cobb – Douglas:
1 , 2 TS. Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê 2003, trang. 155.
15
Y = a Xibi
Trong đó:
Y là tổng thu nhập gộp (tổng giá trị sản phẩm) hoặc thu nhập ròng hoặc thu
nhập lao động gia đình trong năm.
Xi là các yếu tố đầu vào chính trong năm sản xuất như: diện tích đất gieo
trồng, lao động sử dụng, vốn lưu động, kiến thức nông nghiệp.
1.1.8 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng sản lượng trong nông nghiệp
Trong các yếu tố thuộc nhóm tăng năng suất (TFP), công nghệ - những cách thức
sản xuất ra hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng đến kết quả của sản xuất. Tiến bộ
công nghệ trong năng suất diễn ra thông qua các phát minh, tức là việc khám phá
ra các tri thức mới và áp dụng các tri thức mới vào quy trình sản xuất trong thực
tế1. Vai trò của tiến bộ công nghệ đối với việc tăng sản lượng được các trường phái
đánh giá như sau:
Solow chỉ ra ngoài phần đóng góp cho tăng trưởng sản lượng do yếu tố vốn
K và yếu tố lao động còn một phần do đóng góp của tiến bộ công nghệ - được gọi là
phần dư Solow, phần dư này khá lớn và phụ thuộc vào trình độ công nghệ của mỗi
quốc gia.
Quan điểm của trường phái Tân cổ điển là nguồn gốc của tăng trưởng chính
là cách thức kết hợp các yếu tố K và L.
Và nhà kinh tế Kaldor cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế phụ thuộc
vào phát triển tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Vai trò của tiến bộ công nghệ đối với sản xuất không chỉ dừng lại ở việc làm tăng
sản lượng mà còn làm tăng chất lượng của sản lượng đó, vì thế việc phát minh và
đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng để tiết kiệm được lượng các yếu tố đầu vào
nhưng vẫn có thể sản xuất ra mức sản lượng như cũ đồng thời nâng cao chất lượng
của các yếu tố đầu vào đó để có sản phẩm với chất lượng tốt hơn.
Trong nông nghiệp, nhờ có tiến bộ công nghệ đã làm cho năng suất nông nghiệp
được tăng lên rất nhiều và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.Tiến bộ
công nghệ sử dụng trong nông nghiệp gồm các tiến bộ công nghệ của các ngành
kinh tế và khoa học khác đặc biệt là của ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu
vào cho sản xuất nông nghiệp về phân bón, thuốc trừ sâu, hệ thống thuỷ lợi, các
máy móc thay thế cho sức kéo của trâu bò, và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của chính
quá trình sản xuất nông nghiệp phát minh và cải tiến về chọn tạo giống, kỹ thuật
canh tác: trồng, chăm sóc, và thu hoạch sơ chế biến, điển hình là cuộc cách mạng
1 David Begg, Kinh tế học, bản dịch Nhà xuất bản Thống kê 2007, Tr.560
16
xanh đã tạo những giống mới đem đến sự phát triển mạnh mẽ cho ngành nông
nghiệp.
1.2. Một số công trình nghiên cứu điển hình về hồ tiêu của Việt Nam và
thế giới trong những năm gần đây
1.2.1 Tại Việt Nam
Nhận thấy tầm quan trọng của hồ tiêu, trong những năm qua các bộ ngành liên
quan, các địa phương trồng hồ tiêu, và các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu
cũng như định hướng cho việc phát triển cây hồ tiêu, điển hình có một số công trình
nghiên cứu sau:
Điều tra hiện trạng, hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của sản xuất
hồ tiêu cả nước do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2000.
Quy hoạch phát triển vùng trọng điểm hồ tiêu Tỉnh Bình Phước và
Huyện Phú Quốc do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2001.
Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến năm 2010 do Phân
viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn thực hiện năm 2003.
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát
triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu do Viện Khoa học
Kỹ thuật miền Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm
2005.
Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn
quốc (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, và điều) do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện năm 2006.
Thông qua các điều tra khảo sát thực địa các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm theo hộ,
xã, huyện; điều tra thu thập các số liệu thứ cấp; phân tích tài chính – kinh tế;
phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm các giải pháp về giống và kỹ thuật canh tác,
các công trình trên đã đưa ra những kết quả và kết luận chính như sau:
a) Xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm
Qua đánh giá hiện trạng sản xuất hồ tiêu cả nước, các công trình nghiên cứu trên đã
xác định được các vùng trồng hồ tiêu trọng điểm có quy mô lớn gồm có:
Vùng Đông Nam bộ có các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng
Nai;
Vùng Tây Nguyên có các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắk, Gia Lai;
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có Phú Quốc; và
Vùng Bắc Trung bộ có tỉnh Quảng Trị.
17
Trong đó, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là các vùng chiến lược có nhiều ưu
thế về yếu tố đất, năng suất, sản lượng và giá thành so với các vùng khác.
b) Nhận định cơ cấu giống hồ tiêu kém phong phú và chất lượng nhân
giống chưa tốt
Giống hồ tiêu tại Việt Nam là các giống nhập nội với đặc điểm nhân giống vô tính
nên chủng loại không phong phú như các quốc gia khác, mỗi vùng chỉ trồng phổ
biến một vài loại giống hồ tiêu có ở địa phương từ lâu ví dụ như: vùng Bắc Trung
bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh, vùng Tây Nguyên chủ yếu là giống Tiêu Sơn, vùng
Đông Nam bộ chủ yếu là giống Vĩnh Linh và Tiêu Trung.
Qua điều tra thực địa xác định được ba bộ giống khá phù hợp với vùng Đông Nam
bộ và Tây Nguyên: giống Vĩnh Linh, giống Ấn Độ và giống Lada Belangtoeng.
Việc nhân giống chưa đảm bảo chất lượng một mặt do các hộ chọn dây lươn có
mầm bệnh hoặc kém phát triển hoặc chọn cành ác (cành cho trái mau ra hoa nhưng
năng suất giảm mạnh sau 3 đến 4 năm thu hoạch)
c) Đánh giá hiệu quả sản xuất hồ tiêu tại các vùng trồng tính trên một ha cho
từng loại đất thông qua việc đánh giá chi phí và thu nhập của Hộ có so sánh với một
số cây trồng khác, kết quả cây hồ tiêu là một trong những cây trồng có hiệu quả
nhất, cụ thể:
Bảng 1.1 Hiệu quả kinh tế của sản xuất hồ tiêu
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
2002 2005
Vùng
Thu nhập ròng
Thu nhập
Lao động gia
đình
Thu nhập ròng
Thu nhập
Lao động gia
đình
Duyên Hải
Trung bộ
22,30 32,11 8,45 23,76
Tây Nguyên 25,07 36,47 13,21 23,21
Đông Nam bộ 27,60 43,59 13,30 23,40
Kiên Giang 8,45 23,76
Nguồn: Kết quả điều tra của “Quy hoạch phát triển sản xuất hồ tiêu cả nước đến 2010” và
“Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn quốc2005”
18
Bảng 1.2 Hiệu quả đầu tư hồ tiêu, tính bình quân trên các vùng Đông Nam bộ
và Phú Quốc năm 2004, theo quan điểm ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Năm đầu tư 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đầu tư ban đầu 88,6
Chi vật tư 9,7 15,6 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2 17,2
Chi lao động 6,1 8,6 12,0 13,8 14,4 14,0 13,2 13,2 13,2 13,2
Tổng ngân lưu ra 104,4 24,2 29,2 31,0 31,6 31,2 30,4 30,4 30,4 30,4
Năng suất (tấn/ha) 2,6 3,6 4,0 3,7 3,2 3,2 3,2 3,2
Giá bán (triệu đồng/tấn) 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5
Ngân lưu vào 45,5 63,0 70,0 64,8 56,0 56,0 56,0 56,0
Ngân lưu ròng -104,4 -24,2 16,3 32,0 38,4 33,5 25,6 25,6 25,6 25,6
NPV (r= 10%) 8,5
IRR
Giá thành (đồng/kg)
11,5
13.978
Nguồn: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và thị trường để phát triển vùng
tiêu trọng điểm”
Ngân hàng giả định chu kỳ kinh doanh của cây hồ tiêu là 10 năm, lãi suất vay là
10%, nên với NPV>0, IRR >10%, đã có kết luận kinh doanh cây hồ tiêu có hiệu quả
Bảng 1.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu và một số cây trồng lâu năm khác
năm 2005
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Hạng mục Giá trị
sản lượng
Lợi nhuận
Cây hồ tiêu 39,34 18,77
Cây điều 8,70 6,90
Cây cao su 18,00 18,98
Cây cà phê 16,00 10,00
Cây chè 15,00 9,50
Cây ăn quả 17,50 12,50
Cây mía 15,60 7,76
Nguồn: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm
trên toàn quốc 2005”
19
d) Thống kê hiện trạng các yếu tố chính tác động đến sản lượng, chất lượng
và giá thành sản phẩm hồ tiêu
Các công trình đã xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm và giá thành hồ tiêu của Hộ bao gồm: khí hậu, đất đai, giống,
kỹ thuật trồng và chăm sóc, sâu bệnh, lao động, vốn, thu hái và sơ chế biến, thị
trường, hỗ trợ khuyến nông, thủy lợi, và điều tra thống kê mức độ khó khăn và
thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng này với kết quả cụ thể dưới đây.
Bảng 1.4 Kết quả đánh giá những thuận lợi và khó khăn
của các yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu
trên các vùng trồng tiêu cả nước
Đơn vị tính (%)
Các yếu tố Khó khăn Thuận lợi Bình thường
Thời tiết 20,4 34,9 43,2
Đất 22,9 51,8 25,3
Vốn 57,2 18,4 23,8
Lao động 20,4 42,0 37,6
Hiểu biết kỹ thuật 27,0 29,5 42,3
Hỗ trợ khuyến nông 38,1 28,7 31,7
Thủy lợi 32,4 39,3 28,0
Sâu bệnh 54,5 22,9 21,9
Chế biến sản phẩm 40,3 19,7 38,8
Giá bán 48,4 29,0 22,1
Nguồn: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm
trên toàn quốc 2005”
Kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu này đã là những căn cứ quan trọng
giúp ngành hàng hồ tiêu Việt Nam kế thừa sử dụng xây dựng chiến lược phát triển
đến năm 2020, tuy nhiên, mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả
20
sản xuất của Hộ chưa được các công trình phân tích định lượng bằng mô hình kinh
tế lượng.
1.2.2 Trên thế giới
Tại các nước sản xuất hồ tiêu, các nhà khoa học và kinh tế có nhiều công trình
nghiên cứu về cây hồ tiêu, điển hình có:
Các công trình nghiên cứu “Các giải pháp kiểm soát sâu bệnh” của Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia, SriLanka thực hiện qua các năm 2000 – 2007;
Công trình nghiên cứu “Tỷ lệ sử dụng và kiểm soát dư lượng thuốc trừ
sâu và bảo vệ thực vật cho sản xuất hồ tiêu” của Malaysia 2004 và Brazil 2007;
Các công trình nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất hồ tiêu”của các nước thực
hiện 2002 – 2004;
Công trình nghiên cứu “Vai trò của hồ tiêu đối với giảm nghèo đói ở nông
thôn” của SriLanka 2004
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các nước sản xuất tập trung nhiều vào
khía cạnh kỹ thuật, còn về nghiên cứu kinh tế ít hơn và chủ yếu sử dụng phương
pháp thống kê mô tả là chính. Riêng công trình nghiên cứu “Vai trò của hồ tiêu
đối với giảm nghèo đói ở nông thôn của Sri Lanka” của Vụ Nghiên cứu Kinh tế
và Phát triển Nông sản Xuất khẩu của Sri Lanka đã sử dụng phân tích hồi quy để
đánh giá thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp từ một số các loại cây con nuôi
trồng chính như: gia súc, dừa, chè, cà phê, hồ tiêu, cam, chanh vàng. Tuy nhiên đề
tài cũng chưa nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
trong sản xuất hồ tiêu.
Sau khi tìm hiểu nội dung của một số công trình điển hình trong và ngoài nước như
đã trình bày trên đây, đề tài tập trung vào phân tích định lượng - phương pháp chưa
được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam cũng như
trên thế giới nhằm bổ sung thêm cơ sở dữ liệu cho các công trình nghiên cứu trước
đó thông qua việc phân tích mô hình kinh tế về mối tương quan giữa một số yếu tố
chính về phía cung và thu nhập của Hộ sản xuất.
1.3. Mô hình lựa chọn
Lựa chọn các biến
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đã trình bày, tác giả lựa chọn một số các biến chính
mang tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp và của sản xuất hồ tiêu tác động đến
thu nhập của Hộ như sau:
Biến phụ thuộc: Sử dụng hai thước đo thu nhập là thu nhập ròng và thu nhập lao
động gia đình, trong đó:
21
Thu nhập ròng Y1 là lợi nhuận tính trên 1ha có đơn vị tính là triệu đồng/ha/năm,
công thức tính Y1= (P*Q – Cu*Q)/ha, Y1 sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của các Hộ
sản xuất theo quy mô.
Thu nhập lao động gia đình Y2 trong năm, có đơn vị tính là triệu đồng/năm, công
thức tính Y2 = P * Q – Cu*Q + Chi phí cơ hội lao động gia đình, Y2 sẽ đánh giá
thực tế thu nhập của Hộ.
Với P là giá bán trung bình, Q là sản lượng thu hoạch, và Cu là chi phí trung bình
của năm sản xuất.
Các biến độc lập:
Diện tích đất trồng tiêu đang cho sản phẩm (S), đơn vị tính là ha, đây là
biến đại diện cho quy mô sản xuất, kỳ vọng quy mô đất trồng sẽ có tác động dương
đến thu nhập.
Năng suất đất (Aps) đơn vị tính là tấn/ha, là biến tổng hợp cho năng suất
của các yếu tố đầu vào, công thức tính Aps = Q/S, kỳ vọng sẽ có tác động dương
đến thu nhập, sau đây gọi tắt là năng suất.
Chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay chi phí trung bình (Cu), đơn vị
tính là đồng/kg, Cu được cấu thành bởi chi phí cố định trung bình và chi phí biến
đổi trung bình, cụ thể:
Chi phí cố định trung bình – chi phí kiến thiết trung bình (Ckt) được xác định
bằng công thức: Ckt = TCkt*S/(Tổng diện tích trồng *10 năm * Q).
Trong đó: chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (TCkt) là chi phí trồng mới và chi phí
của các năm chưa cho sản phẩm gồm các loại chi phí: mua đất (nếu có), làm đất,
giống, trụ trồng (cây choái), phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao động
gia đình và lao động thuê), và chi phí khác (tưới nước, thuế sử dụng đất, lãi vốn
vay, nhiên liệu)
10 năm là chu kỳ kinh doanh trung bình của một vườn tiêu đã được các chuyên gia
đưa ra trên cơ sở thực tế của sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ.
Chi phí biến đổi trung bình – chi phí kinh doanh trung bình (Ckd) được xác
định bằng công thức: Ckd = TCkd/Q
Trong đó: chi phí kinh doanh (TCkd) là chi phí trong năm thu hoạch gồm các loại
chi phí: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao động gia đình và lao động
thuê), và chi phí khác (tưới nước, thuế sử dụng đất, lãi vốn vay, nhiên liệu), chi phí
này được phân bổ cho năm kinh doanh.
Do vậy Cu = Ckt + Ckd
Vì Cu là chi phí nên kỳ vọng có quan hệ ngược chiều với thu nhập.
Kiến thức nông nghiệp (U), đo lường theo thang bảng – chi tiết Phụ lục 2,
là những hiểu biết của lao động tại Hộ về: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ
22
chế biến, giá bán, kênh mua bán, chất lượng sản phẩm. Kỳ vọng U có tác động
dương đến thu nhập.
Giống (Se) đo lường theo biến giả: 0 làgiống cũ không phù hợp,1là giống cũ
phù hợp,và 2là giống mới, đây là yếu tố phản ánh trình độ công nghệ, do vậy kỳ
vọng có tác động dương đến thu nhập.
Giả thiết: với số liệu điều tra từng vùng tại một thời điểm nên giả định yếu tố
giá không ảnh hưởng.
Mô hình
Sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas, một hàm phổ biến trong phân
tích kinh tế lượng dùng cho hồi quy đa biến với tương quan phi tuyên tính giữa các
biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố lựa chọn đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ, cụ
thể mô hình như sau:
Y1 = α1 Sβ1 Aps β2 Cuβ3 Uβ4 Seβ5 (1)
Y2 = α2 Aps
γ1 Cu γ2 U γ3 Se γ4 (2)
Từ mô hình (1), (2) có thể lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố dưới dạng mô hình hồi
quy tuyến tính:
LnY1 = β0 + β1LnS(+) + β2LnAps(+)+ β3LnCu(-)+ β4LnU(+)+β5Se (+) (3)
(β0= Ln1)
LnY2 = γ0 + γ1LnAps(+)+γ2LnCu(-)+γ3LnU(+)+γ4Se (+) (4)
(γ0= Ln2)
Trong đó: các β và γ - hệ số hồi quy và chính là hệ số co giãn của biến phụ thuộc
thu nhập đối với các biến độc lập. Mô hình (3), (4) thỏa mãn các điều kiện của mô
hình hồi quy tuyên tính cổ điển dưới đây:
Biến phụ thuộc LnY1 và Ln Y2 phân phối chuẩn với trung bình của LnY1và LnY2
tại một giá trị của biến độc lập và có phương sai không đổi;
Các giá trị của LnY1 và LnY2 độc lập thống kê đối với nhau;
Tất cả các giá trị trung bình của LnY1 và LnY2 đều nằm trên một đường hồi quy
tổng thể; và
Không có quan hệ cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Kết luận Chương 1
Sản lượng và chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp,
cả hai đều phụ thuộc vào lượng và chất của các yếu tố đầu vào tham gia trong quá
23
trình sản xuất và kỹ thuật để phối hợp các yếu tố đó. Các yếu tố đầu vào được chia
thành ba nhóm chính, đó là nhóm các yếu tố vốn, nhóm các yếu tố lao động và
nhóm các yếu tố tăng năng suất tổng hợp. Vai trò của mỗi nhóm và mỗi yếu tố trong
nhóm đối với việc tăng trưởng sản lượng là khác nhau trong từng giai đoạn phát
triển của sản xuất.
Khi tăng lượng một yếu tố đầu vào biến đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ
nguyên đến một mức nào đó năng suất biên của yếu tố đó sẽ nhỏ hơn 0 và sản lượng
giảm dần – quy luật năng suất biên giảm dần, còn khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào
biến đổi có ba khả năng có thể xảy ra một là hiệu suất không thay đổi theo quy mô,
hai là hiệu suất tăng theo quy mô – tính kinh tế của quy mô, ba là hiệu suất giảm
theo quy mô – tính phi kinh tế của quy mô. Thông qua chi phí trung bình dài hạn sẽ
xác định được tính kinh tế hay phi kinh tế của quy mô, yếu tố công nghệ và toàn cầu
hóa sẽ làm giảm tính phi kinh tế của quy mô.
Trong ngắn hạn không thể thay đổi một số yếu tố đầu vào, việc tăng hay giảm sản
lượng chỉ bằng cách tăng hay giảm lượng của yếu tố đầu vào biến đổi mà thôi, do
đó chi phí trong ngắn hạn sẽ gồm có chi phí cố định và chi phí biến đổi, và tổng chi
phí trong ngắn hạn luôn luôn tăng khi sản lượng tăng. Chi phí trung bình ngắn hạn
đạt cực tiểu khi nó bằng chi phí cận biên, còn năng suất trung bình của yếu tố đầu
vào biến đổi đạt cực đại khi bằng năng suất cận biên của nó, việc sử dụng yếu tố
đầu vào vẫn còn hiệu quả khi năng suất cận biên lớn hơn 0.
Điều kiện để tối đa lợi nhuận là chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên, nhà sản
xuất tiếp tục sản xuất nếu giá bán một đơn vị sản phẩm không nhỏ hơn chi phí biến
đổi trung bình trong ngắn hạn và chi phí trung bình trong dài hạn.
Quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do sự phát triển của
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá và tăng dân số tự nhiên, vì thế muốn nâng cao
hiệu quả sử dụng đất một cách bền vững, một trong những cách tốt nhất là làm tăng
độ phì nhiêu của đất để góp phần tăng năng suất đất. Năng suất đất không chỉ phản
ánh mặt chất của năng suất lao động mà còn phản ánh hiệu quả của việc kết hợp các
yếu tố đầu vào.
Tiến bộ công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tăng sản lượng, vì vậy
cần ứng dụng các phát minh và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông
nghiệp.
Vốn nhân lực không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động kinh tế nào, trong đó trí
lực phản ánh chất lượng của lao động và có vai trò là động lực quan trọng trong
việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, vì thế củng cố và bổ sung kiến thức nói chung
và kiến thức nông nghiệp nói riêng cho hộ sản xuất là rất cần thiết nhằm tăng hiệu
quả của sản xuất và thu nhập cho chính họ.
24
Một số công trình trong và ngoài nước đã điều tra các yếu tố chính tác động đến
năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, giá thành, và phân tích hiệu quả kinh tế
mang lại từ sản xuất hồ tiêu, đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề tài kế thừa.
25
Chương 2
Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của
Hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam bộ
2.1. Tổng quan sản xuất hồ tiêu của Việt Nam và thế giới
2.1.1 Sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Bảy quốc gia chính sản xuất hồ tiêu gồm có: Ấn độ, Brazil, Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia, Sri Lanka và Việt Nam, sản lượng của các nước này chiếm trên 90% tổng
sản lượng của thế giới, và trên 80% hồ tiêu được sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu,
riêng Ấn Độ và Trung Quốc thì ngược lại. Ba kênh nhập khẩu chính là kênh các
nước sản xuất nhập khẩu để tái chế biến và xuất khẩu tiếp, kênh các nước chuyên
kinh doanh hồ tiêu gồm Singapore, Hà Lan, Hồng Kông, và Tiểu Vương Quốc Ả
Rập, và kênh các nước tiêu dùng tại các thị trường EU, Mỹ, Trung Đông, Châu Phi
và Châu Á. Ngoại trừ Trung Quốc, các quốc gia còn lại tham gia vào Cộng đồng Hồ
tiêu Quốc tế (IPC) nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác để phát triển sản xuất hồ
tiêu thế giới. Sản xuất hồ tiêu tại mỗi quốc gia có một số đặc điểm nổi bật sau:
Ấn Độ: hồ tiêu là một loại cây gia vị quan trọng nhất và được trồng lâu đời
tại các bang miền Nam Kerala, Kanataka, và Tamil Nadu theo quy mô hộ gia đình.
Hồ tiêu thường được trồng xen canh với các cây trồng lâu năm khác như dừa, và có
suất đầu tư thấp nên năng suất không cao khoảng 0,5tấn/ha, mùa vụ thu hoạch từ
tháng 11 đến tháng 3. Sản phẩm chủ yếu là hạt tiêu đen có chất lượng trung bình và
được tiêu dùng trong nước trên 80%, hàng năm nhập khẩu khoảng 12.000 tấn -
15.000 tấn chủ yếu từ Việt Nam, Sri Lan Ka và Indonesia để tái chế biến cho xuất
khẩu, thị trường chính là Trung Đông, Bắc Mỹ và Châu Âu. Ấn độ là nước sản xuất
duy nhất có sàn giao dịch hồ tiêu, và đang đứng ở vị trí thứ hai về sản xuất và thứ tư
về xuất khẩu, với tỷ trọng khoảng 18% tổng sản lượng và 9% tổng lượng xuất khẩu
hồ tiêu thế giới.
Brazil: hồ tiêu được trồng chủ yếu tại miền Bắc (Pará State) theo mô hình
trang trại có diện tích trồng trung bình khoảng 3-5 ha/hộ, do địa hình tương đối
bằng phẳng nên đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Năng suất trung bình đạt
1,5tấn/ha, mùa thu hoạch từ tháng 8 đến tháng10. Các sản phẩm chính là hạt tiêu
đen (90%) và hạt tiêu trắng (10%) được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng hồ tiêu
Brazil mới (2006) với mục tiêu nâng cao chất lượng ngay từ sản xuất, thị trường
chính là những quốc gia tiêu dùng tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Brazil đang đứng ở vị trí
thứ tư về sản suất và vị trí thứ ba về xuất khẩu, chiếm tỷ trọng khoảng 13% tổng sản
lượng và 17% tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.
26
Indonesia: hồ tiêu được trồng tại hai vùng Lampung và Bangka, Indonesia
nổi tiếng với hạt tiêu trắng được sản xuất theo phương pháp truyền thống có chất
lượng cao, hàng năm thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Các sản phẩm hồ tiêu được
xuất khẩu cho tất cả các thị trường trên thế giới tương tự như Việt Nam, hiện
Indonesia đang đứng ở vị trí thứ ba về sản xuất và thứ hai về xuất khẩu với tỷ trọng
17% và 19% tổng sản lượng và tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới.
Malaysia: hồ tiêu được trồng tập trung tại Bang Sarawak chiếm 98% sản
lượng cả nước, Sarawak là nơi có điều kiện tự nhiên gần giống đảo Phú Quốc với
đặc trưng của khí hậu đại dương, năng suất trung bình đạt 2 – 2.5 tấn/ha, mùa thu
hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Malaysia chú trọng vào việc sản xuất các
sản phẩm có chất lượng cao với 75% là hạt tiêu đen và 25% là hạt tiêu trắng được
chế biến thành nhiều dạng sản phẩm cho kênh bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng
cuối cùng như tiêu ngâm, tiêu bột, tinh dầu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là._.67 215
a Predictors: (Constant), LNSE, LNCU, LNAPS, LNU
bb Dependent Variable: LNY2
Hệ số hồi quy của các biến độc lập - Coefficients(a)
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients T Sig.
Collinearity
Statistics
B
Std.
Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 20,205 3,604 5.606 ,000
LNAPS ,525 ,154 ,215 3,412 ,001 ,885 1,130
LNCU -,860 ,270 -,242 -3,185 ,002 ,608 1,645
LNU ,683 ,288 ,178 2,373 ,019 ,621 1,609
LNSE ,326 ,107 ,182 3,040 ,003 ,977 1,023
a Dependent Variable: LNY2
Collinearity Diagnostics(a)
Model Dimension Eigenvalue
Condition
Index Variance Proportions
(Const
ant)
LN
APS
LN
CU
LN
U
LN
SE
1 1 4,272 1,000 ,00 ,00 ,00 ,00 ,01
2 ,723 2,430 ,00 ,00 ,00 ,00 ,96
3 ,003 35,640 ,00 ,00 ,02 ,52 ,01
4 ,001 65,555 ,01 ,84 ,04 ,11 ,00
5 8.477E-05 224,493 ,99 ,16 ,94 ,38 ,01
a Dependent Variable: LNY2
Mối quan hệ tuyên tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
12108642
19.0
18.5
18.0
17.5
17.0
16.5
16.0
LNY21
LNU
LNY21
LNCU
LNY21
LNAPS
121086420-2
20
19
18
17
16
15
LNY3
LNSE
LNY3
LNU
LNY3
LNCU
LNY3
LNAPS
Phân phối chuẩn của phần dư
Model LnY1
Standardized Residual
2.00
1.00
0.00
-1.00
-2.00
-3.00
-4.00
-5.00
-6.00
-7.00
-8.00
80
60
40
20
0
Std. Dev = .99
Mean = 0.00
N = 216.00
Model LnY2
Standardized Residual
2.00
1.00
0.00
-1.00
-2.00
-3.00
-4.00
-5.00
-6.00
-7.00
-8.00
80
60
40
20
0
Std. Dev = .99
Mean = 0.00
N = 216.00
LN Y1, LNU
LN Y1, LNCu
LN Y1, LNAps
LNY2,LNSe
LNY2, LNU
LNY2, LNCu
LNY2, LNAps
Phụ lục 3.2 Xác định tầm quan trọng của các biến:
Hệ số tương quan riêng và hệ số tương quan từng phần
Y1 Y2
Biến
Hệ số tương quan
riêng
Hệ số tương
quan từng
phần
Hệ số tương
quan riêng
Hệ số tương
quan từng
phần
Năng suất
0,842 0,649 0,229 0,202
Chi phí trung
bình - 0,542 -0,268 - 0,214 -0,188
Kiến thức nông
nghiệp 0,187 0,079 0,161 0,190
Giống 0,205 0,180
Thông qua kết quả hệ số tương quan riêng và tương quan từng phần xác định
được vai trò quan trọng của các biến giải thích đối với biến phụ thuộc theo thứ
tự giảm dần là: biến năng suất, biến chi phí trung bình, biến kiến thức nông
nghiệp, và biến giống.
Phụ lục 04
Các thống kê từ dữ liệu điều tra
Phụ lục 4.1 Một số chỉ tiêu bình quân tổng hợp từ phiếu điều tra các hộ sản
xuất hồ tiêu
Phụ lục4.2 Thống kê các khó khăn của hộ trong sản xuất hồ tiêu
Phụ lục 4.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu trên 1ha
Phụ lục4.4 Một số kết quả điều tra chi tiết của tất cả các Hộ sản xuất
Phụ lục 4.1 Một số chỉ tiêu tổng hợp từ phiếu điều tra
Số
TT
Hạng mục Đơn vị
tính
Số liệu điều tra của đề tài
12 /2007
Số liệu điều tra của Viện QH
6/2006
Lộc Ninh
(Bình
Phước)
Châu Đức
(Bà Rịa
V. Tàu)
Cẩm Mỹ
(Đồng Nai)
Bình
Phước
Bà Rịa
Vũng Tàu
Đồng Nai
1 Số khẩu bình quân/hộ Người 4,49 4,87 5,98 5,90 6,20 6,27
2 Số lao động bình quân /hộ Người 2,10 2,07 2,72 2,95 3,13 3,2
3 Diện tích trồng hồ tiêu bq/ hộ Ha 1,02 0,88 0,89 0,71 0,74 0,76
4 Mật độ trồng tiêu Trụ/ha 2281 1772 1737 2538,75 2182,50 2182,50
5
Năng suất hồ tiêu:
Năng suất trung bình
Năng suất thấp nhất
Năng suất cao nhất
Tấn/ha
3,27
1,87
5,00
2,72
1,33
5,00
2,49
1,50
5,00
2,65
1,78
3,55
1,77
1,25
2,31
2,19
1,59
2,79
6 Giá bán bình quân đ/kg 45.900 46.900 44.800 20.000 20.000 20.000
7
Giá thành bình quân đ/kg 20.337 20.370 21.067 17.287 19.868 18.867
8
Thu nhập hộ gia đình bình
quân
Triệu
đồng 87,85 60,57 61,64 21,52 12,90 17,00
Phụ lục 4.2 Thống kê các khó khăn của hộ trong sản xuất hồ tiêu
(%)
Số
TT
Hạng mục Lộc
Ninh
Châu
Đức
Cẩm
Mỹ
Tổng
1
Thiếu vốn 59,8 76,8 23,3 55,1
2
Thiếu kiến thức kỹ thuật 42,5 55,1 41,7 46,3
3
Thiếu thông tin khoa học và
thị trường
48,3 44,9 38,3 44,4
4
Thiếu cơ sở vật chất phục vụ
sản xuất
33,3 13,0 5,0 19,0
5
Thiếu lao động 40,2 53,6 6,7 35,2
6
Ảnh hưởng của thời tiết 69 79,9 60,0 69,9
7
Ảnh hưởng của sâu bệnh 73,6 88,4 83,3 81,0
8
Sự không ổn định của giá
vật tư
95,4 98,6 73,3 90,3
9
Sự không ổn định của giá
bán
93,1 95,7 28,3 75,4
Phụ lục4.3 Hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu /1ha năm 2006
Đơn vị tính triệu đồng/ha
Số liệu điều tra của
Đề tài
Mùa vụ 2006
Số liệu điều tra của
Viện QH & TKNN
Mùa vụ 2005
Số liệu điều tra của
Viện KHNNMN
Mùa vụ 2004
Bình Phước, Bà Rịa V.Tàu
& Đồng Nai
Vùng Đông Nam bộ Bình Phước, Bà Rịa V.Tàu
v& Phú Quốc
Số TT
Hạng mục
KTCB Năm kinh
doanh
KTCB Năm kinh
doanh
KTCB Năm kinh
doanh
I
Tổng chi phí 139,72
44,13
99,36 30,51 150,40 42,49
1 Chi phí làm đất, giống, cây choái 53,88 47,45 88,60
3 Chi phí phân bón 30,94 15,70 18,13 6,61 25,30 17,20
4 Chi phí lao động 37,10 20,68 27,60 10,10 14,70 13,80
5 Chi phí khác 17,80 7,75 6,18 13,80 21,80 16,30
II
Thu nhập gộp
132,37
43,80 58,45
1 Năng suất (tấn/ha) 2,88 2,20 3,34
2 Giá bán (Triệu đồng/tấn) 46,380 20,00 17,50
III
Hiệu quả kinh tế
74,40
3,37 -3,35
1 Thu nhập ròng 74,40 3,37 -3,35
2 Chi phí(đồng/kg) 20.550 18.466 18.350
Phụ lục4.4 Một số kết quả điều tra theo Hộ sản xuất hồ tiêu
Mã
số
Hộ
Mã số
Huyện
Số lao
động
chính
Tuổi
vườn
S. thu
hoạch
(ha)
Sản
lượng
2006
Dung
trọng hạt
(g/l)
Giá bán
(đ/kg)
Giá
thành
(đ/kg)
Thu nhập
gộp
Tr. đồng
Thu nhập
ròng
Tr.đồng
Thu nhập
Hộ gia đình
Tr. đồng
Điểm kiến thức
Nông nghiệp
1 2 3 5 3,50 10.000 480 55.000 17.244 550 378 389 22,50
2 2 2 5 1,80 7.000 470 45.000 18.884 315 183 201 23,00
3 2 2 7 2,50 7.500 480 40.000 15.787 300 182 184 20,00
4 2 3 6 0,70 2.000 480 40.000 26.644 80 27 27 12,00
5 2 2 4 1,30 3.000 470 45.000 28.919 135 48 61 17,00
6 2 2 5 0,90 2.500 450 40.000 17.760 100 56 65 18,50
7 2 2 5 1,06 4.500 450 40.000 19.289 180 93 94 18,00
8 2 1 6 1,00 3.000 470 40.000 23.350 120 50 51 14,50
9 2 2 5 0,50 2.000 450 40.000 18.900 80 42 49 21,50
10 2 2 6 1,00 3.200 470 45.000 18.803 144 84 98 21,00
11 2 2 6 0,50 1.800 450 40.000 19.222 72 37 39 17,50
12 2 1 6 0,50 1.300 470 45.000 22.192 59 30 32 20,50
13 2 2 6 0,50 1.500 470 45.000 20.753 68 36 39 21,00
14 2 2 6 1,50 5.000 460 40.000 16.098 200 120 128 20,50
15 2 1 6 0,80 2.800 480 48.000 21.731 134 74 77 22,50
16 2 1 6 0,50 1.200 470 40.000 23.017 48 20 23 17,00
17 2 2 5 1,00 2.500 470 45.000 18.656 113 66 71 19,00
18 2 4 6 0,50 2.000 470 40.000 17.955 80 44 47 18,00
19 2 2 6 0,50 1.800 480 45.000 21.742 81 42 47 18,50
20 2 4 4 1,00 2.100 480 47.000 18.612 99 60 64 20,00
21 2 1 6 0,70 2.000 470 45.000 15.703 90 59 61 22,50
22 2 2 6 0,50 1.800 470 45.000 18.419 81 48 50 21,00
23 2 2 5 1,20 4.000 500 45.000 20.009 180 100 112 17,50
24 2 3 5 0,40 1.100 450 40.000 18.913 44 23 24 18,00
25 2 2 6 0,80 1.500 450 40.000 19.320 60 31 35 13,00
26 2 1 9 0,50 1.000 480 40.000 20.634 40 19 22 16,50
27 2 2 5 1,00 3.500 450 40.000 14.562 140 89 98 22,00
28 2 2 6 0,35 1.100 450 42.000 19.768 46 24 30 19,50
29 2 2 7 1,50 3.000 450 45.000 21.428 135 71 76 18,00
30 2 3 5 1,00 3.200 500 50.000 15.527 160 110 116 26,50
31 2 3 5 1,50 5.000 500 50.000 14.580 250 177 184 23,50
32 2 2 7 0,40 1.200 450 45.000 20.704 54 29 34 17,00
33 2 2 7 0,30 1.500 480 45.000 19.631 68 38 43 17,00
Mã
số
Hộ
Mã số
Huyện
Số lao
động
chính
Tuổi
vườn
S. thu
hoạch
(ha)
Sản
lượng
2006
Dung
trọng hạt
(g/l)
Giá bán
(đ/kg)
Giá
thành
(đ/kg)
Thu nhập
gộp
Tr. đồng
Thu nhập
ròng
Tr.đồng
Thu nhập
Hộ gia đình
Tr. đồng
Điểm kiến thức
Nông nghiệp
34 2 3 8 0,70 2.500 480 45.000 23.910 113 53 57 20,50
35 2 2 8 0,50 1.400 500 45.000 20.651 63 34 41 18,00
36 2 2 7 1,00 3.800 500 50.000 16.672 190 127 136 26,00
37 2 3 8 0,15 500 450 45.000 19.429 23 13 20 20,00
38 2 2 6 1,50 3.500 520 50.000 15.480 175 121 123 21,00
39 2 2 4 1,50 3.700 500 47.000 16.609 174 112 120 23,50
40 2 2 5 2,00 7.000 500 50.000 15.511 350 241 256 24,50
41 2 3 8 0,50 1.450 450 45.000 18.196 65 39 43 21,00
42 2 2 6 0,70 2.000 500 48.000 18.114 96 60 64 24,00
43 2 2 6 2,00 7.500 500 50.000 19.920 375 226 234 22,50
44 2 1 6 0,40 1.200 450 45.000 22.810 54 27 27 17,00
45 2 2 6 0,30 1.100 480 47.000 28.497 52 20 41 17,50
46 2 2 5 0,20 600 450 45.000 21.514 27 14 17 17,50
47 2 2 6 1,00 4.000 450 45.000 23.135 180 87 102 17,00
48 2 2 5 1,70 7.500 450 45.000 16.974 338 210 230 19,00
49 2 1 6 1,50 5.500 450 45.000 16.603 248 156 169 19,00
50 2 2 5 2,00 8.000 450 45.000 19.030 360 208 228 20,00
51 2 2 6 1,50 5.500 450 42.000 18.389 231 130 141 16,40
52 2 2 5 1,20 3.500 450 44.000 15.240 154 101 112 20,00
53 2 2 5 1,20 3.000 450 46.000 24.280 138 65 71 15,50
54 2 2 4 0,20 1.000 450 45.000 23.245 45 22 36 15,00
55 2 2 5 0,20 600 480 46.000 27.389 28 11 23 14,00
56 2 2 5 0,40 2.000 480 47.000 20.045 94 54 67 15,00
57 2 2 5 0,80 3.500 450 45.000 15.491 158 103 120 19,50
58 2 2 5 0,80 3.000 480 46.000 23.957 138 66 86 14,50
59 2 2 5 0,80 4.000 450 45.000 16.694 180 113 133 18,00
60 2 2 5 0,60 3.000 450 45000 16.258 135 86 101 18,00
61 2 2 5 0,60 2.500 450 45.000 20.645 113 61 79 15,50
62 2 2 5 0,50 1.500 480 47.000 23.600 71 35 46 16,50
63 2 2 4 0,25 1.200 450 45.000 22.893 54 27 40 17,00
64 2 2 4 0,40 2.000 450 44.000 16.363 88 55 65 19,50
65 2 2 4 0,20 900 450 45.000 25.000 41 18 25 14,00
66 2 1 6 0,40 1.200 450 45.000 25.625 54 23 39 16,50
67 2 2 6 0,35 1.000 450 50.000 19.150 50 31 34 22,00
68 2 2 6 0,50 1.750 500 50.000 17.314 88 57 61 24,50
69 2 2 5 1,00 3.000 480 50.000 15.450 150 104 104 26,00
Mã
số
Hộ
Mã số
Huyện
Số lao
động
chính
Tuổi
vườn
S. thu
hoạch
(ha)
Sản
lượng
2006
Dung
trọng hạt
(g/l)
Giá. bán
(đ/kg)
Giá
thành
(đ/kg)
Thu nhập
gộp
Tr. đồng
Thu nhập
ròng
Tr.đồng
Thu nhập
Hộ gia đình
Tr. đồng
Điểm kiến thức
Nông nghiệp
70 2 2 5 1,00 3.000 450 47.000 16.735 141 91 93 22,50
71 2 4 5 1,00 3.500 400 40.000 16.460 140 82 87 18,00
72 2 3 5 1,20 2.850 450 52.000 23.447 148 81 89 21,00
73 2 2 4 0,60 1.600 500 47.000 27.138 75 32 36 14,00
74 2 2 5 0,50 2.000 500 47.000 19.307 94 55 61 20,50
75 2 2 5 1,00 2.200 500 45.000 25.514 99 43 48 15,00
76 2 2 3 1,00 2.800 500 50.000 14.304 140 100 105 26,50
77 2 2 3 1,00 2.400 500 49.000 24.612 118 59 64 15,00
78 2 4 5 2,20 4.800 500 50.000 28.272 240 104 124 15,50
79 2 1 4 0,70 2.000 500 54.000 22.578 108 63 69 14,50
80 2 . 4 1,00 2.400 500 50.000 26.075 120 57 64 13,50
81 2 2 3 0,70 2.000 500 48.000 25.837 96 44 51 20,50
82 2 2 5 1,80 7.500 500 57.000 16.598 428 303 314 23,00
83 2 4 4 2,00 4.400 500 52.000 21.623 229 134 147 17,00
84 2 2 5 2,00 4.500 500 50.000 27.116 225 103 114 16,50
85 2 2 8 2,00 4.300 500 48.000 25.860 206 95 104 14,50
86 2 2 5 0,50 1.500 500 50.000 21.427 75 43 47 16,00
87 2 2 5 0,40 1.600 500 60.000 21.648 96 61 65 19,00
88 3 2 3 1,50 2.400 450 45.000 31.085 108 33 53 12,50
89 3 3 4 1,00 1.700 450 45.000 21.213 77 40 48 19,50
90 3 3 4 1,30 2.000 450 45.000 31.717 90 27 40 15,50
91 3 2 7 1,60 4.000 480 45.000 16.300 180 115 137 17,50
92 3 2 5 1,80 6.000 480 45.000 18.104 270 161 191 15,50
93 3 1 4 1,30 2.000 450 45.000 24.109 90 42 57 14,50
94 3 2 5 1,50 4.500 490 45.000 13.490 203 142 162 21,50
95 3 2 6 0,80 2.000 480 45.000 13.179 90 64 76 19,50
96 3 2 5 0,30 1.500 450 45.000 18.647 68 40 46 17,50
97 3 2 5 0,20 1.000 480 45.000 19.856 45 25 34 14,00
98 3 2 6 0,20 1.000 450 45.000 22.044 45 23 28 13,50
99 3 2 4 0,30 500 480 45.000 30.094 23 7 12 14,50
100 3 2 5 0,30 700 450 45.000 28.557 32 12 17 14,00
101 3 3 5 0,70 2.000 450 45.000 21.428 90 47 63 15,50
102 3 2 5 0,90 1.600 450 45.000 19.817 72 40 46 16,00
103 3 2 5 0,30 700 450 45.000 29.663 32 11 19 13,00
104 3 3 5 0,75 1.500 450 45.000 28.727 68 24 38 13,50
105 3 3 5 0,70 2.000 480 45.000 17.013 90 56 64 14,00
Mã
số
Hộ
Mã số
Huyện
Số lao
động
chính
Tuổi
vườn
S. thu
hoạch
(ha)
Sản
lượng
2006
Dung
trọng hạt
(g/l)
Giá. Bán
(đ/kg)
Giá
thành
(đ/kg)
Thu nhập
gộp
Tr. đồng
Thu nhập
ròng
Tr.đồng
Thu nhập
Hộ gia đình
Tr. đồng
Điểm kiến thức
Nông nghiệp
106 3 4 6 0,90 2.500 450 45.000 21.572 113 59 73 14,00
107 3 2 4 0,50 1.500 450 45.000 18.432 68 40 50 13,50
108 3 4 4 0,80 2.100 450 45.000 21.990 95 48 64 13,50
109 3 4 7 0,90 2.600 450 45.000 18.612 117 69 85 16,50
110 3 2 5 0,30 700 450 45.000 16.719 32 20 26 17,00
111 3 2 5 0,10 150 450 45.000 24.427 7 3 5 14,00
112 3 2 6 0,40 1.000 450 45.000 17.450 45 28 36 15,00
113 3 2 5 0,30 500 450 45.000 21.703 23 12 17 13,00
114 3 2 6 0,40 600 450 45.000 21.567 27 14 18 17,00
115 3 4 6 0,30 600 450 45.000 21.692 27 14 19 12,50
116 3 5 5 0,80 2.200 450 47.000 19.415 103 61 76 14,50
117 3 2 6 0,70 1.800 450 45.000 17.256 81 50 65 14,50
118 3 2 5 0,60 1.500 450 45.000 20.268 68 37 49 14,50
119 3 3 7 0,50 1.000 450 45.000 22.758 45 22 32 13,50
120 3 10 5 0,90 2.400 450 45.000 19.538 108 61 77 16,00
121 3 2 6 1,00 2.000 450 40.000 25.485 80 29 38 12,00
122 3 4 6 1,20 2.500 450 40.000 17.169 100 57 64 14,50
123 3 2 6 1,20 2.300 450 40.000 23.900 92 37 50 14,00
124 3 2 5 1,30 2.500 450 40.000 22.384 100 44 54 13,50
125 3 7 5 1,00 2.000 450 45.000 19.117 90 52 62 14,00
126 3 4 4 2,00 4.000 450 45.000 17.308 180 111 127 14,50
127 3 2 6 1,00 2.200 450 40.000 15.443 88 54 63 19,00
128 3 2 7 2,30 5.000 450 45.000 15.668 225 147 162 16,00
129 3 2 5 1,30 2.700 450 45.000 23.693 122 58 68 15,50
130 3 3 8 1,70 3.200 450 45.000 18.617 144 84 102 14,00
131 3 4 6 1,60 3.200 450 45.000 20.445 144 79 97 13,50
132 3 5 7 3,20 6.500 450 48.000 18.849 312 189 213 19,50
133 3 2 6 1,20 2.600 450 46.000 23.235 120 59 78 19,00
134 3 2 6 0,40 1.300 450 46.000 19.500 60 34 47 16,50
135 3 3 5 0,35 1.100 450 44.000 25.109 48 21 37 13,50
136 3 6 6 0,30 1.000 450 45.000 15.848 45 29 37 21,00
137 3 2 6 0,80 1.900 450 48.000 18.595 91 56 67 16,00
138 3 2 8 0,90 2.300 450 46.000 21.063 106 57 70 13,50
139 3 3 6 0,80 2.200 450 47.000 19.575 103 60 74 14,50
140 3 2 8 0,80 2.000 450 46.000 22.588 92 47 63 18,00
141 3 1 5 0,60 1.200 450 45.000 24.275 54 25 34 13,50
Mã
số
Hộ
Mã số
Huyện
Số lao
động
chính
Tuổi
vườn
S. thu
hoạch
(ha)
Sản
lượng
2006
Dung
trọng hạt
(g/l)
Giá bán
(đ/kg)
Giá
thành
(đ/kg)
Thu nhập
gộp
Tr. đồng
Thu nhập
ròng
Tr.đồng
Thu nhập
Hộ gia đình
Tr. đồng
Điểm kiến thức
Nông nghiệp
142 3 2 5 0,70 2.000 450 46.000 19.343 92 53 67 15,00
143 3 2 6 0,70 1.500 450 45.000 17.167 68 42 50 21,50
144 3 2 5 0,30 700 450 45.000 28.214 32 12 21 15,00
145 3 2 7 0,20 1.000 500 50.000 16.953 50 33 36 20,00
146 3 2 4 0,28 750 450 42.000 26.547 32 12 19 13,00
147 3 1 5 1,10 2.500 450 45.000 19.504 113 64 77 13,00
148 1 2 4 0,25 500 470 48.000 23.074 24 12 15 16,50
149 1 1 9 0,40 1.100 480 47.000 11.866 52 39 42 20,50
150 1 2 6 0,78 1.700 500 50.000 18.935 85 53 56 22,00
151 1 2 5 0,74 1.200 500 45.000 19.366 54 31 34 22,50
152 1 2 4 0,50 800 470 48.000 21.531 38 21 23 16,50
153 1 2 5 0,80 2.500 500 50.000 15.989 125 85 88 23,00
154 1 2 4 0,75 1.500 470 45.000 20.298 68 37 40 17,00
155 1 2 5 0,50 1.200 500 40.000 17.250 48 27 30 20,00
156 1 3 5 0,80 2.000 500 40.000 19.545 80 41 44 18,50
157 1 2 5 1,00 2.400 470 50.000 21.608 120 68 74 15,50
158 1 3 7 1,00 3.000 480 45.000 19.209 135 77 84 16,50
159 1 2 5 0,60 2.000 480 49.000 21.217 98 56 59 17,50
160 1 3 4 1,10 3.500 470 48.000 20.349 168 97 111 18,50
161 1 3 5 1,20 3.500 470 45.000 18.406 158 93 100 21,50
162 1 3 6 1,10 4.000 470 45.000 16.852 180 113 120 22,00
163 1 2 5 0,70 2.000 470 48.000 17.462 96 61 67 21,50
164 1 2 7 1,20 4.000 500 50.000 18.753 200 125 138 24,50
165 1 2 5 0,90 3.000 470 49.000 20.903 147 84 91 16,00
166 1 2 6 1,30 3.500 450 45.000 15.820 158 102 112 22,00
167 1 2 9 0,80 1.400 460 40.000 26.429 56 19 26 14,00
168 1 2 9 0,70 2.200 480 48.000 16.955 106 68 79 20,50
169 1 1 4 0,30 700 500 50.000 28.249 35 15 21 12,50
170 1 2 5 0,49 1.200 490 50.000 16.452 60 40 49 19,00
171 1 2 4 0,50 1.800 510 50.000 16.797 90 60 74 19,00
172 1 2 12 0,45 1.100 460 47.000 18.218 52 32 36 16,00
173 1 2 6 0,40 1.130 470 45.000 17.691 51 31 36 20,50
174 1 2 6 0,13 550 480 48.000 19.372 26 16 18 17,50
175 1 2 5 0,62 2.400 510 50.000 19.049 120 74 90 16,50
176 1 2 5 0,72 1.000 490 50.000 27.168 50 23 35 16,00
177 1 2 9 0,94 3.200 510 50.000 19.852 160 96 118 20,50
Mã
số
Hộ
Mã số
Huyện
Số lao
động
chính
Tuổi
vườn
S. thu
hoạch
(ha)
Sản
lượng
2006
Dung
trọng hạt
(g/l)
Giá. Bán
(đ/kg)
Giá
thành
(đ/kg)
Thu nhập
gộp
Tr. đồng
Thu nhập
ròng
Tr.đồng
Thu nhập
Hộ gia đình
Tr. đồng
Điểm kiến thức
Nông nghiệp
178 1 2 11 1,06 2.800 480 50.000 22.716 140 76 92 13,00
179 1 2 8 0,94 2.138 470 47.000 26.001 100 45 57 15,00
180 1 2 4 0,60 2.000 480 52.000 18.077 104 68 76 18,50
181 1 2 6 0,85 3.400 470 47.000 15.792 160 106 121 16,00
182 1 1 4 0,65 2.100 480 50.000 17.658 105 68 77 17,00
183 1 3 4 0,87 2.350 500 51.000 19.613 120 74 89 14,50
184 1 2 6 0,38 1.300 480 50.000 16.460 65 44 50 18,00
185 1 0 9 0,87 2.000 470 50.000 20.531 100 59 64 16,00
186 1 2 4 0,40 1.350 490 47.000 14.920 63 43 51 20,50
187 1 2 4 0,30 800 490 50.000 21.514 40 23 31 17,00
188 1 1 14 0,40 1.000 450 40.000 26.080 40 14 26 16,00
189 1 5 5 0,80 2.000 470 45.000 24.593 90 41 50 18,00
190 1 0 20 1,20 2.500 460 50.000 21.968 125 70 73 17,00
191 1 1 6 0,40 1.300 480 50.000 16.283 65 44 50 19,50
192 1 1 4 1,20 3.000 480 59.000 33.392 177 77 87 14,50
193 1 2 6 0,61 1.600 460 50.000 27.213 80 36 45 16,50
194 1 2 6 0,50 1.600 490 45.000 20.946 72 38 52 18,00
195 1 2 5 0,50 1.250 460 40.000 27.126 50 16 33 15,50
196 1 2 7 0,50 1.200 480 46.000 16.001 55 36 40 17,00
197 1 4 8 1,00 2.500 490 50.000 16.510 125 84 91 21,00
198 1 2 7 0,70 1.800 480 50.000 15.554 90 62 65 19,00
199 1 2 6 0,30 700 450 40.000 23.511 28 12 14 17,50
200 1 2 20 1,80 2.400 500 45.000 19.222 108 62 67 22,00
201 1 2 4 0,50 1.200 490 45.000 24.900 54 24 39 18,50
202 1 1 4 0,50 2.000 450 53.000 21.665 106 63 69 15,00
203 1 5 12 0,80 2.500 480 53.000 27.144 133 65 82 15,00
204 1 2 9 0,60 1.400 490 45.000 28.950 63 22 39 13,50
205 1 2 6 1,60 4.500 470 50.000 15.300 225 156 166 25,50
206 1 4 6 0,30 600 420 40.000 22.758 24 10 17 20,00
207 1 3 7 1,50 5.000 490 50.000 17.421 250 163 175 17,50
208 1 0 4 0,80 4.000 420 38.000 18.730 152 77 79 17,00
209 1 2 1 0,20 500 450 40.000 11.960 20 14 16 22,50
210 1 3 1 0,50 1.000 480 50.000 23.485 50 27 29 18,50
211 1 2 1 0,50 1.000 480 50.000 26.345 50 24 25 19.50
212 1 2 1 0,20 400 480 50.000 20.625 20 12 13 19,50
213 1 2 1 1,20 3.100 500 40.000 19.300 124 64 67 18,00
Mã
số
Hộ
Mã số
Huyện
Số lao
động
chính
Tuổi
vườn
S. thu
hoạch
(ha)
Sản
lượng
2006
Dung
trọng hạt
(g/l)
Giá. Bán
(đ/kg)
Giá
thành
(đ/kg)
Thu nhập
gộp
Tr. đồng
Thu nhập
ròng
Tr.đồng
Thu nhập
Hộ gia đình
Tr. đồng
Điểm kiến thức
Nông nghiệp
214 1 2 1 0,40 1.000 480 45.000 13.253 45 32 35 22,00
215 1 2 1 0,30 800 500 32.000 27.938 26 3 8 14,00
216 1 2 1 0,20 400 450 40.000 19.425 16 8 10 15,00
Ghi chú: Châu Đức số 1, Lộc Ninh số 2, và Cẩm Mỹ số 3
chi phi tren mot don vi san pham (d/kg)
32000.0
30000.0
28000.0
26000.0
24000.0
22000.0
20000.0
18000.0
16000.0
14000.0
12000.0
chi phi tren mot don vi san pham (d/kg)
F
r
e
q
u
e
n
c
y
40
30
20
10
0
Std. Dev = 4102.79
Mean = 20550.8
N = 216.00
Chi phí trung bình – giá thành đồng/kg
nang suat dat (kg/1000m2)
5000.0
4800.0
4600.0
4400.0
4200.0
4000.0
3800.0
3600.0
3400.0
3200.0
3000.0
2800.0
2600.0
2400.0
2200.0
2000.0
1800.0
1600.0
1400.0
nang suat dat (kg/1000m2)
F
r
e
q
u
e
n
c
y
40
30
20
10
0
Std. Dev = 84
Mean = 2879.
N = 216.00
Năng suất kg/1000m2
Phụ lục 5
Các số liệu thống kê về ngành hàng hồ tiêu
Việt Nam và Thế giới
Phụ lục 5.1 Sản lượng hồ tiêu thế giới giai đoạn 1989 – 2007
Phụ lục 5.2 Xuất khẩu hồ tiêu thế giới giai đoạn 1989 – 2007
Phụ lục 5.3 Lượng tiêu dùng hồ tiêu của thế giới giai đoạn 1999 – 2007
Phụ lục 5.4 Biểu đồ giá xuất khẩu hồ tiêu đen (1989 - 3/2008)
Phụ lục 5.5 Biểu đồ giá bán tại thị trường New York và sản lượng hồ
tiêu giai đoạn 1981 – 2007
Phụ lục 5.6 Thống kê hiện trạng sản xuất hồ tiêu của Việt Nam
2005 & 2006
Phụ lục 5.7 Thống kê khác
Phụ lục 5.1 Sản lượng hồ tiêu thế giới giai đoạn 1989 - 2008
Nước 1989 1900 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(dự
kiến)
2008
(dự
kiến)
Brazil 29717 30514 50000 27500 25000 23000 20000 25700 18000 17000 22000 26385 43000 45000 50000 45000 44500 44500 35000 33000
India 45000 65000 55000 60000 55000 50000 55000 65000 60000 65000 75000 58000 79000 80000 65000 62000 70000 55000 50000 50000
Indonesia 50000 53000 61000 62000 23500 42500 59000 39500 43291 56250 44500 77500 59000 66000 80000 55000 55000 46000 46000 46000
Malaysia 27500 31000 29000 26000 17600 16000 13000 16000 18000 19000 21500 24000 27000 24000 21000 20000 19000 19000 20000 23000
Sri Lanka 2600 1990 2850 3255 9000 5000 3725 3988 4470 6771 4740 10676 7800 14815 14860 12820 14000 14330 14640 14900
Việt Nam 7083 8623 8900 7830 18500 20000 20000 23000 25000 22000 30000 36000 56000 75000 85000 100000 95000 100000 90000 80000
Khác 20775 25586 26604 27216 22495 25981 21969 22914 19933 20263 20600 26625 33895 38460 48500 51659 37700 42400 36400 41500
Tổng 182675 215713 233354 213801 171095 182481 192694 196102 188694 206284 218340 259186 305695 343275 364360 346479 335270 321230 292040 288400
Tỷ trọng sản lượng của các nước sản xuất giai đoạn 2002 - 2007
Nguồn: Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) 11/2007
Phụ lục 5.2 Xuất khẩu hồ tiêu thế giới giai đoạn 1989 - 2008
Nước 1989 1900 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
(dự
kiến)
2008
(dự
kiến)
Brazil 27717 28014 47553 25702 24119 21103 21259 23418 13961 17250 19615 20385 36585 37531 37940 40529 38416 42194 3600 33000
India 25120 34429 18845 19399 47228 34112 24541 41138 37816 32154 46437 22268 23706 24225 19423 14049 15752 26377 28000 23000
Indonesia 42136 47675 49665 61438 25801 35134 56129 36560 33011 38311 35811 63938 53291 53210 60896 46260 38227 35545 32500 38000
Malaysia 26271 27498 26732 21932 15727 22269 13991 19128 24808 18699 21653 22731 25406 22661 18672 18206 16799 16605 19000 22000
Sri Lanka 1575 2609 2058 2127 7779 3377 2278 2987 3279 5493 3754 4855 3161 8225 8240 4853 8129 8190 8500 8800
Việt Nam 7551 8995 16252 22358 14801 16000 17900 25300 23500 22000 28000 36465 56506 78155 74639 98494 109565 116670 82900 75000
Khác 4984 5899 5941 8282 8983 10951 3144 3318 5686 2534 5195 2621 3151 8609 8597 8734 7076 8408 8000 17000
Tổng 135354 155119 167146 161238 144438 142946 139242 151849 142061 136441 160465 173263 201806 232616 228407 231125 234964 253989 214900 216800
Tỷ trọng xuất khẩu của các nước sản xuất hồ tiêu giai đoạn 2002 - 2007
Nguồn: Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) 11/ 2007
Phụ lục 5.3 Lượng tiêu dùng hồ tiêu của thế giới
Giai đoạn 1999 – 2007
Đơn vị tấn
Năm Lượng nhập của
các nước tiêu dùng
Lượng tiêu dung
tại các nước sản
xuất chính
Tổng
1999 239.688 67.170 306.858
2000 179.868 70.180 250.048
2001 195.410 108.760 304.170
2002 203.553 111.480 315.033
2003 217.918 122.320 340.238
2004 235.915 120.000 355.915
2005 230.525 120.000 350.525
2006 243.031 112.045 355.076
2007 243.000 118.400 361.400
Phụ lục 5.4 Biểu đồ giá xuất khẩu hạt tiêu đen (USD/Tấn FOB)
& Sản lượng hạt tiêu đen, giai đoạn 1999 – 2007
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Mar-08
Giá FOB
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Sản lượng hạt tiêu đen
Nguồn: IPC
Phụ lục 5.5 Biểu đồ giá tại sàn giao dịch New York và sản lượng hồ tiêu 1989 – 2007
Nguồn Nedspice
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng
Nguồn: FAO và IPC
Bảng 5: % tăng giảm sản lượng và giá xuất khẩu giai đoạn 1989 - 2007
Năm Sản lượng
(tấn)
Giá xuất khẩu
(USD/FOB/tấn
hạt tiêu đen )
% tăng/giảm
sản lượng
% tăng /giảm
giá
1989 182.675 2400
1990 215.731 1745 18.09% -27.29%
1991 233.354 1325 8.18% -24.07%
1992 213.801 1122 -8.38% -15.32%
1993 171.095 1426 -19.97% 27.09%
1994 182.481 2111 6.65% 48.04%
1995 192.694 2580 5.60% 22.22%
1996 196.102 2357 1.77% -8.64%
1997 188.694 3790 -3.78% 60.80%
1998 206.284 4660 9.32% 22.96%
1999 218.340 5007 5.84% 7.45%
2000 259.186 4321 18.71% -13.70%
2001 305.695 2018 17.94% -53.30%
2002 343.275 1520 12.29% -24.68%
2003 364.360 1518 6.14% -0.13%
2004 346.479 1407 -4.91% -7.31%
2005 335.270 1380 -3.24% -1.92%
2006 321.230 1790 -4.19% 29.71%
2007 292.040 3276 -9.09% 83.02%
Phụ lục 5.6
Thống kê hiện trạng sản xuất hồ tiêu Việt Nam
2005 2006
Vùng
D.tích
trồng
(ha)
D.tích
cho
sản
phẩm
(ha)
Năng
suất
tấn/ha
Sản
lượng
tấn
D.tích
trồng
(ha)
D.tích
cho
sản
phẩm
(ha)
Năng
suất
tấn/ha
Sản
lượng
tấn
Bắc Trung
bộ 3.674 2.372 0,89 2.104 3.500 2.500 0,92 2.300
Duyên hải
Nam Tr. bộ 1.155 788 1,02 803 1.100 800 1,25 1.000
Tây Nguyên 13.225 11.667 2,16 25.146
13.700
11.800 2,47 29.200
Đông Nam
bộ 30.335 21.214 2,11 51,161 29.300 23.800 2,05 48.800
Đồng bằng
SCL 607 460 2,37 1.092 600 500 2,40 1200
Cả nước 48.996 39.501 2,03 80.306 48.200 39.400 2,09 82.500
Thống kê hiện trạng sản xuất hồ tiêu các Tỉnh điều tra
2005 2006
Tỉnh
D.tích
trồng
(ha)
D.tích
cho
sản
phẩm
(ha)
Năng
suất
tấn/ha
Sản
lượng
tấn
D.tích
trồng
(ha)
D.tích
cho
sản
phẩm
(ha)
Năng
suất
tấn/ha
Sản
lượng
tấn
Bình Phước 11.085 9.420 2.51 23.657 10.600 9.000 2,41 21.000
Bà Rịa –
Vũng Tàu 8.267 6.176 1,57 9.711 7.300 6.200 1,30 7.000
Đồng Nai 7.584 5.476 1.80 9.866
7.700
5.500 2,04 11.200
Tỉnh khác 3.393 3.132 2,53 7.927 3.700 3.100 3.09 9.600
Toàn vùng 30.335 24.204 2,11 51.161 29.300 23.800 2,05 48.800
Thống kê hiện trạng sản xuất hồ tiêu các Huyện điều tra
2005 2006 2007
Huyện D.tích
trồng
(ha)
D.tích
cho
sản
phẩm
(ha)
Năng
suất
tấn/ha
D.tích
trồng
(ha)
D.tích
cho
sản
phẩm
(ha)
Năng
suất
tấn/ha
D.tích
trồng
(ha)
D.tích
cho
sản
phẩm
(ha)
Năng
suất
tấn/
ha
Huyện
Lộc
Ninh
4.283 3.574 2.72 4.085 3.408 2,00 3.384 2.712
2,70
Huyện
Châu
Đức
5.910 4.400 1,53 5.750 4.800 1,4 5.477 4.359
1,30
Huyện
Cẩm
Mỹ
2.774 2.062 1.85 2.250 1.768 1,74 1.851 1.650
2,00
Huyện
khác 17.368 14.168 2,50 17.215 13.824 2,45
Toàn
vùng
ĐNB
30.335 24.204 2,11 29.300 23.800 2,05
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2005, 2006 và
Báo cáo Kinh tế Xã hội 2006, 2007 của các Huyện
Phụ lục 5.7 Thống kê khác
Khối lượng và Kim ngạch xuất khẩu các nông sản chính của VN
Hạng mục
Khối lượng xuất khẩu
1000 tấn
Giá trị xuất khẩu
Triệu USD
Tỷ lệ %
của giá
trị
2000 2005 2007 2000 2005 2007 2007
Tổng 4.632 7.035 6.766 1.680,3 3.695,7 5.770 100
Gạo 3.528 5.250 4.500 667,4 1.407,2 1.454 33,16
Cà phê 705 892 1.194 464,3 735,5 1.854 42,29
Cao su 273 587 719 166,0 804,1 1.400 0,30
Điều 34 109 153 167,3 501,5 649 14,80
Hồ tiêu 36 109 86 145,7 150,5 282 6,45
Chè 56 88 114 69,6 96,9 131 3,00
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Giá một số loại phân bón và công lao động
Loại phân bón Đơn vị
tính
2005 2006 2007 3/2008
Urê đồng/kg 4.866 5.049 5.214 7.200
DAP đồng/kg 6.083 6.320 6.540 16.200
N.P.K (16:16:18) đồng/kg 4.671 4.847 5.005 10.000
Lao động đồng/ngày
công
30.000 42.000 48.000 50.000
Nguồn: Thông tin thị trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Năng suất lao động Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1885 – 2005
Năm GDP
(Y)
Diện
tích
(S)
Lao
động
(L)
Y/S S/L Chỉ số
NS
LĐ
Chỉ số
NSĐất
Chỉ số
Đất -
LĐ
1985 36,832 6,942 18,080 5.31 0.38 100.00 100.00 100.00
1986 37,932 6,946 18,800 5.46 0.37 99.04 102.93 96.23
1987 37,499 6,950 19,620 5.40 0.35 93.82 101.69 92.26
1988 38,867 6,946 20,240 5.60 0.34 94.26 105.46 89.38
1989 41,589 6,978 20,960 5.96 0.33 97.40 112.33 86.71
1990 42,003 7,111 22,319 5.91 0.32 92.38 111.33 82.98
1991 42,917 7,448 22,841 5.76 0.33 92.23 108.60 84.93
1992 45,869 7,707 22,867 5.95 0.34 98.47 112.17 87.78
1993 47,373 7,797 22,935 6.08 0.34 101.39 114.52 88.54
1994 48,968 7,809 23,000 6.27 0.34 104.51 118.19 88.43
1995 51,319 7,972 23,521 6.44 0.34 107.10 121.33 88.27
1996 53,577 8,218 24,153 6.52 0.34 108.89 122.88 88.62
1997 55,895 8,330 24,814 6.71 0.34 110.57 126.47 87.43
1998 57,866 8,540 25,302 6.78 0.34 112.26 127.71 87.91
1999 60,896 9,143 24,791 6.66 0.37 120.58 125.53 96.05
2000 63,717 9,345 24,480 6.82 0.38 127.77 128.51 99.42
2001 65,618 9,382 24,500 6.99 0.38 131.47 131.82 99.73
2002 68,352 9,406 24,455 7.27 0.38 137.20 136.96 100.17
2003 70,828 8,959 24,443 7.91 0.37 142.24 149.01 95.46
2004 73,917 9,284 24,430 7.96 0.38 148.52 150.06 98.97
2005 76,905 9,409 24,257 8.17 0.39 155.63 154.05 101.02
(Nguồn: Số liệu Thống kê Kinh tế Xã hội 1975-2000,
Niên giám thống kê 2003&2005)
Ghi chú: - GDPnông nghiệp tính theo giá cố định 1994 (tỷ đồng)
- Diện tích đất nông nghiệp 1000ha
- Lao động nông nghiệp 1000 người
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0126.pdf