Lời nói đầu
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Nam á vẫn đang là đề tài hàng ngày, với những chuyển động mới. Khởi đầu của cuộc khủng hoảng là Thái Lan kể từ khi chính phủ nước này tuyên bố thả nổi đồng Baht. Theo hiệu ứng dây chuyền, nó lan sang các nước trong khu vực làm đồng tiền các nước này liên tục giảm giá.
Khủng hoảng tài chính tiền tệ này đã ảnh hưởng đến sự vận động của đầu tư, thương mại của các nước trong khu vực khá rõ ràng. Suy thoái kinh tế phổ biến trong khu vực và tác động to
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tác động của khủng hoảng tài chính khu vực đến phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn cầu còn kéo theo nạn thất nghiệp, trong khi lạm phát có thể tăng lên đang là những thách thức gay go.Việc khôi phục lại lòng tin vào hệ thống tài chính và các chính sách của chính phủ gặp rất nhiều khó khăn.
Trên bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế các nước trong xu thế mở cữa hướng ngoại, thì khủng hoảng kinh tế tại một nước hay một khu vực sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới nói chung cũng như từng nền kinh tế riêng biệt. Mức độ phụ thuộc hay ảnh hưởng đối với mỗi nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ kinh tế, tiền tệ với khu vực xảy ra khủng hoảng. Với Việt Nam, mặc dù không nằm trong phạm vi tàn phá trực tiếp của cơn bão tiền tệ này song cũng ảnh hưởng đáng kể. Đồng tiền Việt Nam đã bị mất giá khoảng 19%, tình hình sản xuất, thương mại và đầu tư gặp nhiều khó khăn.
Khủng hoảng sẽ gây cho nước ta nhiều khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Do vậy cần có sự nghiên cứu các tác động đến quá trình phát triển kinh tế nước nhà. Để qua đó đề ra các giải pháp hạn chế các tác động. Việc lựa chọn đề tài: “Tác động của khủng hoảng tài chính khu vực đến phát triển kinh tế Việt Nam ” không ngoài mục đích đó.
Ngoài lời nói đầu và kết luận chung, đề tài được chia làm 3 chương với các nội dung :
Chương I : Các vấn đề về cuộc khủng hoảng
Chương II : Tác động của khủng hoảng đến phát triển kinh tế Việt Nam.
Chương III : Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng khủng hoảng đến phát triển kinh tế.
Do có sự hạn chế về các mặt nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để hiểu rõ hơn về vấn đề mới mẻ này.
Chương I:
các vấn đề về cuộc khủng hoảng
I. Diễn biến cuộc khủng hoảng
Tình hình kinh tế một số nước Đông Nam á và đặc biệt là Thái Lan từ cuối năm 1995 đã bộc lộ những dấu hiệu mầm mống của một cuộc khủng hoảng: tăng trưởng kinh tế giảm sút, xuất khẩu bị đình trệ, lạm phát tăng trong khi ngân sách và cán cânvãng lai thâm hụt nặng nề, nợ nước ngoaì đặc biệt là nợ quá hạn đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát... Đầu tháng 7/1997 chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã lan rộng từ Thái Lan sang một số nước Đông Nam á khác, tác đọng mạnh đến hàng loạt các đồng tiền như Peso (Philippine), Ringgit (Malaysia), Rupiah (Indonesia), đô la Singapore (SGD).
Khởi phát là đồng Baht thả nổi ngày 2/7/1997 và ngay lập tức bị mất giá 7,3% từ 25,65 Baht/USD xuống 27,55 Baht/USD. Đến ngày 7/1/1998 đồng Baht Thái Lan đã giảm xuống mức 54,1 Baht/USD so với 52,3 Baht/USD ngày 6/1/1998.
Ngày 21/7/1997 đồng Rupiah bị mất giá 6,8% từ 2475 Rupiah/USD xuống 2645 Rupiah/USD. Ngày 22/1/98 1USD đổi được 16500 Rupiah, có nghĩa giá trị của đồng tiền này so với USD chỉ còn 14,74%. Ngày 10/2/98 tỷ giá giữa đòng Rupiah /USD là 7400 Rupiah/USD.
Đồng SGD phổ biến ở mức 1,4630 đến 1,4715 và 1,500 SGD/USD, giảm 2 đến 2,5% so với tuần đầu tháng 7/1997. Cho tới ngaỳ 7/1/98 đồng SGD đã giẩm xuống mức thấp nhất kể từ 9/1991 với 1,78 SGD/USD. Các đồng Ringgit, Peso cũng bị giảm giá liên tục. Theo thời gian cuộc khủng hoảng còn tác động mạnh đến Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và Nga. Giá trị đồng tiền và chứng khoán tạicác nước này bị mất giá một cách nghiêm trọng, các thị trường chứng khoán trên thế giới đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng.
Đến nay, các nước khủng hoảng đang thực hiện nhiều biện pháp để ổn định kinh tế, đã xuất hiện dấu hiệu tích cực. Nhưng đáng giá về việc thoát khỏi khủng hoảng, phục hồi và phát triển kinh tế của các nước này còn nhiều ý kiến khác nhau. Tình hình có thể còn diễn biến phức tạp.
II. Về những hậu quả của khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, lâu dài tới các nước bị khủng hoảng, tới cả kinh tế khu vực và thế giới.
Do phải sử dụng một lượng lớn ngoại tệ để chống đỡ khủng hoảng, dự trứ ngoại tệ của các nước này giảm đi nhiệu (Thái lan từ 33 tỉ còn 15 tỷ USD Philippin dự trứ ngoại tế chỉ 10 tỷ USD cúng đã phải dùng 20% can thiệp thị trường.
Nợ nước ngoài tính bằng đồng nội tệ của các nước này tăng lên từ 30 - 40% tuy theo mức độ mất giá của từng đồng tiền. (Nợ nước ngoài của Malaixia tín bằng nộ tệ theo tỷ giá cũ tăng từ 29 tỷ USD tăng lên 36,5 tỷ USD, của Philippin 43,5 tỷ USD lên 54,4 tỷ USD, của Inđônexia từ 109,3 tỷ lên 150,8 tỷ USD... Trong số nợ đó phần lớn là nợ ngằn hạn làm cho rủi ro và thiện hại do vay ngày càng cao. Gánh nặng nợ nần càng tạo thêm khó khăn cho đất nước.
Hàng loại doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn vì không vay được của các ngân hàng trong nước nước ngoài. Những doanh nghiệp sử dụng nhiền nguyên liệu nhập khẩu gặp khó khăn vì tiền trong nước mất giá, đẩy giá nguyên liệu lên cao. Các chính phủ để phải đình, hoãn việc xây dựng các công trình lớn, các nhà đầu tư nước ngoài nợ vốn đầu tư...Hoạt động đầu tư, kinh doanh bị đình đốn. Từ chỗ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục nhiều năm, được xem là những “con rồng” nay tốc độ tăng GDP giảm đột ngột, phải sau nhiệu năm mới có thể phục hồi.
Sản xuất đình đốn làm nạn thất nghiệp tăng cao. Hàn quốc, Malaixia, Thái lan trong giai đoạn kinh tế phát triển cao đã thu hút lao động từ nước ngoài tới nay sử dụng các biện pháp cứng rắn để đuổi những người lao động nước ngoài, yêu cầu doanh nghiệp sử dụng lao động trong nước nhưng vẫn không làm giảm được tình trạng thất nghiệp. Tình trạng giá cả hàng hoá và thuế tăng lên, trợ cấp giảm xuống do chính sách tài chính khắc khổ, thất nghiệp gia tăng càng làm cho đời sống lao động khó khăn, tạo nên sự căng thẳng về xã hội.
Ngoài ra cuộc khủng hoảng tiền tệ đã tác động tới tình hình chính trị ở nhiều nước. Việc thực hiện những kế hoạch và dự định lớn của ASEAN bị ảnh hưởng. Vị thế và tiếng nói của ASEAN trong quan hệ quốc tế bị giảm sút.
III. Nguyên nhân của khủng hoảng.
1. Nền kinh tế phát triển hướng ngoại quá lệ thuộc vào nước ngoài
Các nước bị khủng hoảng đều thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, về cơ bản là đúng đắn song cơ cấu mặt hàng xuất khẩu lại quá nghèo nàn, chỉ tập trung chủ yếu vào điện tử và may mặc. Bình quân từ năm 1994,1995 và đầu năm 1996 khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Singapo là hàng điện tử chiếm gần 50% GDP, đối với Malaysia tỷ lệ này là 50% GDP và Hàn Quốc là 33,3% GDP, Thái Lan 21,2% GDP và Philippin là 43,5%. Trong khi đó thị trường thế giới về các mặt hàng này xuất hiện các xu hướng bão hoà do sự cạnh tranh giữa các nước lớn như Trung Quốc và các nước khác. Điều này làm cho xuất khẩu của các nước bị giảm sút, dẫn tới thâm hụt cán cân vãng lai, sản xuất trong nước bị đình trệ. Nhịp độ tăng xuất khẩu của cả khu vực ASEAN đã giảm tư 20% năm 1995 xuống còn chưa đầy 10% năm 1996, hầu hết các nước phải gánh chịu những tổn thất to lớn khi tổng cầu đối với các sản phẩm điện tử giảm mạnh, tổng thu nhập tính theo USD từ xuất khẩu đồ điện tử chỉ tính từ 12/1995 đến 7/1996 giảm 10%. Trong đó Hàn Quốc giảm 22,5%, Singapo giảm 6,5%, Đài Loan giảm 13%. Xuất khẩu giảm dẫn tới thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai tại các nước này ngày càng lớn. Khoản thâm hụt này năm 1996 của Malaysia và Thái Lan đều đạt mức 13,3 tỷ USD tương ứng chiếm 5,5% và 7,9% so với GDP, đối với Indonesia vào khoảng 8,7 tỷ USD chiếm 3,4% GDP.
Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư
Với mức tănh trưởng kinh tế bình quân từ 7_8%/năm làm cho khu vực Đông Nam á trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Lương vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước này là 14 tỷ USD/năm chiếm 51% tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển. Song có sự bất hợp lý trong cơ cấu nhập khẩu vốn: Nếu như năm 1990, tổng vốn đầu tư vào bốn nước này chỉ đạt 7,3 tỷ USD, thì đến năm 1994 con số này đã đạt mức 20,1 tỷ USD tăng 2,8 lần. Trong đó, năm 1990 vốn đầu tư vào Thái Lan chỉ là 2,8 tỷ USD, thì đến năm 1993 con số này đã lên tới 6,6 tỷ USD và năm 1994 đạt 3,8 tỷ. Đối với Malaysia, năm đầu thập kỷ 90, vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 2,4 tỷ USD thì năm 1994 đã tăng gần gấp 3 lần, đạt mức 6,6 tỷ. Tình hình cũng tương tự đối với Indonesia và Philippin.
Do thiếu sự kiểm soátchặt chẽ của các cơ quan tài chính nên các nhà đầu tư trong nước đã vay một cách ồ ạt nguồn vốn từ bên ngoài. Chính lượng vốn nhập khẩu qua mức này đã tạo nhiều yếu tố tiêu cực cho nền kinh tế và gây kho khăn cho công tác quản lý. Lượng vốn nhập khẩu cao hơn mức thâm hụt cán cânvãng lai gây mối đe doạ về sự mất cân đối vì dẫn đến việc gia tăng tín dụng không hợp lý, thiếu hiệu quả và tăng gánh nặng nợ nầncho quốc gia. Vấn đề cơ câú và hiệu quả đầu tư của các nước này chưa hiệu quả, thể hiện các mặt:
Thứ nhất : lượng vón đầu tư gián tiếp tăng nhanh hơn trực tiếp. Đầu tư gián chủ yếu qua cổ phiếu, trái phiếu. Loại đầu tư này có tính biến động cao đã đặt các nước này vào tình trạng mất ổn định.
Thứ hai : Trong tổng số vốn đầu tư gián tiếp thì tỷ lệ vốn đầu tư ngắn hạn rất cao. Song chủ yếu lại đầu tư vào kinh doanh tài chính mà không đầu tư vào sản xuất, tất yếu đặt quốc gia trạng thái không ổn định.
Thứ ba: Mặc dù theo đuổi chính sách phát triển hướng về xuất khẩu nhưng cơ cấu vốn đầu tư có nhiều thiên lệch, nặng về kinh doanh bất động sản, những ngành phát triển mạnh như cán thép và ô tô lại chỉ có thể tiêu thụ trong nứơc.
3 .Chính sách tỷ giá hối đoái được duy trì cứng nhắc.
Các nước bị khủng hoảng trong một thời gian tương đối dài đã duy trì tỷ giá hói đoái cố định một cách cứng nhắc theo USD. Điều này tỏ ra không có lợi trong những năm gần đây khi nền kinh tế Mỹ phát triển ổn định, USD lên giá so với Yên Nhật, giá trị đồng tiền của các nước này đã bị đánh giá cao từ 20 - 30% so với USD dẫn đến xuất khẩu trì trệ và kích thích nhập khẩu. Chính sách tỷ giá cố định buộc các nước này phải duy trì lãi suất cao khiến cho luồng vốn vay nước ngoài tăng nhanhvà khi có sự biến động về tỷ giá các dòng vốn sẽ lập tức rút ra. Bên cạnh đó, do duy trì tỷ giá cố định đòi hỏi phải tiêu tốn một lượng ngoại tệ lớn trong khi thực lực tài chính của Nhà nước còn yếu nên khả năng chống đỡ cuộc khủng hoảng không hiệu quả.
4. Hệ thống ngân hàng- tài chính yếu kém
Nhìn chung hệ thống ngân hàng- tài chính tại các nước bị khủng hoảng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao. Trong một thời gian dài sự yếu kém của hệ thống ngân hàng- tài chính tại các nước này được che đậy bởi những thành tựu kinh tế của các nước dẫn đến các thông tin phản ánh bị lệch lạc, méo mó. Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng do nhiều nguyên nhân đem lại song có thể rút ra một số nguyên nhân chính:
Một là, chính phủ các nước có sự can thiệpvcào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và công ty tài chính nhằm hướng các hoạt động ngân hàng vào hỗ trỡ cho chính sách phát triển kinh tế dẫn tới việc quản lý tín dụng lỏng lẻo và mở rộng đầu tư quá mức khiến cho hiệu quả kinh tế thấp.
Hai là, bản thâm các ngân hàng chậm trễ trong việc đổi mới hoạt động và bảo thủ trong việc hiện hoá các hoạt động nghiệp vụ của mình và phụ thuộc rất lớn vào sự trợ giúp của chính phủ.
Chương II
tác động của khủng hoảng đến phát triển
kinh tế việt nam
I - Lý do dẫn đến ảnh hưởng.
1. Những điểm yếu tương đồng dễ lây lan khủng hoảng.
- Nến kinh tế Việt nam có tốc độ tăng trưởng cao trong 7,8 năm qua nhờ kết quả của đường lối đối mới, những sự phát triển chưa ổn định và vững chắc.
Một phần đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng xuất khẩu cao (20-30%/năm) và vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA). Nhu cầu vốn đầu tư tăng nhanh, nhưng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trong nước thấp. Cơ cấu hành xuất khẩu của Việt nam cũng tương tự như một số nước khủng hoảng chủ yếu là sản phẩm dựa trên sử dụng nguồn lao động dồi dào với giá rẻ. Bởi vậy khi nguồn vốn bên ngoài và xuất khẩu bị giảm sút dễ gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế.
- Cán cân thanh toán vãng lai và cán cân thương mại thâm hụt kéo dài trong nhiều năm (trừ năm 1992) và ở mức cao so với GDP. Thâm hụt cán cấn thương mại 1996 gần 4 tỷ USD, năm 1997 mức thâm hụt có giảm nhưng vẫn ở mức ở cao 2,3 tỷ USD. Cán cân vãng lai 1995 thâm hụt 10,1 % GDP, 1996 : 11,3 % GDP, khoảng 2 tỷ USD, năm 1997 mức thâm hụt có giảm bớt nhưng vẫn cao, khoảng 1,5 tỷ USD và ước tính năm 1998 mức thâm hụt có thể còn cao hơn, khoảng 1,7 tỷ USD. Thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai gây sức ép đến tỷ giá hối đoái và tăng dư nợ nước ngoài của Việt Nam.
- Bội chi ngân sách Nhà nước ( năm 1997 : 3,5 % GDP). Công cụ thuế chưa phát huy được hiệu lực và hiệu quả đối với nền kinh tế, còn thất thu nhiều, khu vực doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả thấp thấp và chi thường xuyền chiếm phần chủ yếu trong tổng chi ngân sách (chi ngân sách cho xây dựng cơ bản tập trung còn thấp). Bội chi ngân sách thường xuyên gây sức ép tăng vay nợ nước ngoài để bù đắp thiếu hụt và lượng dự trữ ngoại tệ nhỏ bé của quốc gia.
- Sau khi bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng lên khá nhanh. Điều đó trước mắt góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhưng về lâu dài gánh nặng nợ cũng sẽ rất đang lo ngại nếu việc vay và cân đối khả năng trả nợ không được tính toán, kiểm soát chặt chẽ hàng năm, nếu các khoản vay nợ nước ngoài được sử dụng kém hiệu quả , bị thất thoát, doanh nghiệp vay mất khả năng trả nợ ... điều này sẽ gây căng thẳng cho cán cân thanh toán và nhu cầu ngoại tệ để trả nợ đến hạn.
- Cơ cấu vốn đầu tư có những bất hợp lý, vừa tập trung quá mức vào một số lĩnh vực kém hiệu quả, vừa bị phân tán, chồng chéo, đầu tư kéo dài, gây lãng phí lớn và hiệu quả đầu tư thấp. Vốn đầu tư để tăng năng lực sản xuất nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp, trong khi đó một phần vốn khá lớn đã đầu tư vào xây dựng khách sạn, văn phòng, đầu cơ đất đai ... dẫn đến tính trạng cung vượt cầu, không phát huy được hiệu quả, vốn bị ứ đọng lớn.
- Hệ thống tài chính - Ngân hàng Việt Nam những năm qua đã có nhiều đổi mới, nhưng chưa phát triển kịp yêu cầu, còn non yếu trong quản lý và kinh doanh., đặc biệt trong các khâu phòng ngừa rủi ro, thanh tra kiểm soát, lỏng lẻo trong quản lý vốn, chất lượng tín dụng kém, nợ quá hạn, nợ khó đòi chiếm tỷ lệ cao. Một số hoạt động dịch vụ Ngân hàng như: cho vay thế chấp bất động sản, bảo lãnh mở thư tín dụng (L/C) nhập hàng trả chậm, cho vay thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ ... mở rộng quá mức, thiếu quản lý chặt chẽ.
2. Những điểm khác biệt tạo cho Việt Nam khả năng hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.
- Thị trường tài chính, tiền tệ ở Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, chưa phát triển đầy đủ để có thể hoà nhập vào thị trường tài chính khu vực. Thị trường chứng khoán chưa hình thành, các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu ... chưa phát triển, chưa có sự mở cửa cho việc tự do mua, bán các chứng khoán, việc đầu tư của nước ngoài vào các giấy tờ có giá trong nước vẫn còn bị kiểm soát chặt chẽ nên những khả năng mua bán chứng khoán có tính chất đầu cơ, việc ồ ạt rút vốn khỏi Việt Nam gây nên những cú sốc tiền tệ đột biến sẽ khó có thể xẩy ra. Đồng tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền chuyển đổi tự do trong khu vực, do đó còn ít chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng thông qua cơ chế chuyển đổi rộng rãi giữa các đồng tiền đang mất giá mạnh trong khu vực.
- Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là đầu tư trực tiếp, thời hạn dài (hơn 80%) vào các dự án sản xuất, kinh doanh nên các nhà đầu tư nước ngoài không thể lập tức di chuyển vốn, không có các luồng vốn ngắn hạn tháo chạy ồ ạt ra nước ngoài.
- Nợ nước ngoài của Việt Nam cơ bản vẫn là nợ chính phủ từ nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vay theo hiệp định song phương, đa thương và chủ yếu là nợ trung hạn, dài hạn, nợ ngắn hạn không nhiều (chỉ khoảng 10% tổng số nợ nước ngoài) nên sức ép đột biến của việc thanh toán nợ làm tăng cầu ngoại tệ không mạnh như các nước bị khủng hoảng. Việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước được quản lý tương đối chặt chẽ và thông qua Ngân hàng Nhà nước nên nhìn chung vẫn kiểm soát được và dự báo được nhu cầu trả nợ từng thời kỳ.
- Chính sách tỷ giá nhìn chung về tổng thể cũng đã được điều chỉnh từng bước linh hoạt trên cơ sở ổn định giá trị đối nội và đối ngoại, một mặt phản ánh tương đối sát quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, góp phần kiềm chế lạm phát, mặt khác hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Từ năm 1986, Việt Nam đã chủ động điều chỉnh tỷ giá để đạt được các mục tiêu trên.
- Chế độ quản lý ngoại hối của Việt Nam tương đối chặt chẽ và tập trung, các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và tiền gửi được chú ý giám sát. Việc quản lý các luồng ngoại tệ ra vào Việt Nam của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tương đối chặt chẽ, góp phần tạo nên những “rào chắn” đối với các luông ngoại tệ chảy ra nước ngoài hoặc các hoạt động đầu cơ có quy mô lớn.
- Chính phủ Việt Nam đã chủ động sớm có những chỉ đạo kịp thời ngăn chặn những nguy cơ khủng hoảng suất phát từ những yếu tố nội sinh của nến kinh tế. Đó là việc chỉ đạo sử lý nợ quá hạn, công nợ dây dưa, ngăn chặn tình trạng đầu cơ địa ốc, tình trạng mất cân đối xuất nhập khẩu, nhập siêu quá lớn, ngăn chặp kịp thời tình trạng mở L/C thanh toán tràn lan thông qua khống chế hạn mức , tỷ lệ ký quỹ bắt buộc ... Đồng thời chính phủ đã có những biện pháp sử lý các tài sản thế chấp, giải toả nguồn vốn cho ngân hàng, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng ...
Từ sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa Việt Nam và các nước bị khủng hoảng tiền tệ có thể thấy nền kinh tế cũng chứa đựng những yếu tố dẫn đến khủng hoảng khi mang những yếu kém trong nền kinh tế có điều kiện bùng phát. Nhưng mặt khác Việt Nam hoàn toàn có khả năng tránh được nguy cơ khủng hoảng khi biết hạn chế và khắc phục các yếu kém đó. Việt Nam có thể tránh được khủng hoảng, nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của nhiều nước trong khu vực tác động tới Việt Nam là không thể tránh khỏi.
II - tác động của cuộc khủng hoảng đến phát triển kinh tế Việt Nam.
1. Lĩnh vực thương mại và cán cân thanh toán quốc tế
a) Hoạt động xuất khẩu:
- Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam giảm
Khủng hoảng tiền tệ làm cho giá đồng tiền các nước bị giảm, đồng nghiĩa với việc giá bán của hàng hoá sẻ rẻ đi. Đây là một lợi thế rấ lớn của các nước này nhằm thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh việc bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam; cạnh tranh, xâm chiếm thị phần của hàng Việt Nam trên thị trường khác. Do có sự đắt tương đối so với hàng hoá các nước bị khủng hoảng nên khả năng cạnh tranh hàng nước ta sẽ giảm. Điều này gây khó khăn cho việc cạnh tranh với hàng hoá các nước trong khu vực .
- Xuất khẩu giảm
Cuối năm 1997, khi khủng hoảng nổ ra và lan rộng trông khu vực ASEAN xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN đang từ 2252 triệu USD (năm 1996 ) đã giảm xuống chỉ còn 1787 triệu USD (năm 1997 ), mức giảm là 246 triệu USD. Năm 1998, khi mà cuộc khủng hoảng lan rộng sang nhiều nứoc khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.. . thì mức độ ảnh hưởng lớn hơn.Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 10 tháng năm 98 giảm so với cùng kỳ năm ngoái (bảng sau )
Xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu
Loại hàng
Số lượng
Tăng/giảm
Lạc nhân
78 nghìn tấn
+ 3,6%
Chè
27828 tấn
+ 11,3%
Gạo
3272 nghìn tấn
+ 7,6%
Hạt tiêu
51,7 triệu tấn
- 17,9%
Hàng rau quả
44 triệu tấn
- 29%
Hàng dệt may
1109 triệu USD
+ 6,9%
Thủ công mỹ nghệ
89 triệu
-12,7%
Cao su
152 nghìn tấn
+ 3,4%
Cà phê`
295 nghìn tấn
+ 2,1%
Hạt điều
99,5 triệu USD
+9,5%
Than đá
2608 nghìn tấn
-5,5%
Hải sản
678 triệu USD
+5,1%
Giày dép
782 triệu USD
+2,5%
Việc giảm sức cạnh tranh về hàng hoá xuất khẩu sẽ đe doạ khả năng làm giảm tốc độ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới mặc dù rất khó lượng tính mức độ. Đặc biệt nếu Trung Quốc cũng giảm giá đồng nhân dân tệ như những tin tức gần đây thì mức giảm xuất khẩu sẽ lớn hơn.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng, chúng ta sẽ phân tích tác động đến mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương quan với các mặt hàng của khu vực. Có thể thấy mặt hàng bị ảnh hưởng lớn là gạo, cao su... Đặc biệt khó khăn trong nhóm hàng công nghiệp là dệt - may và giày- da vì những mặt hàng này có tỷ trọng gia công cao mà yếu tố duy nhất để hàng Việt Nam cạnh tranh được lâu nay là giá nhân công rẻ nay trở nên đắt đỏ so với một số nước trong khu vực. Mặt hàng bị ảnh hưởng nhẹ là dầu thô do các nước Trung Đông là các nhà xuất khẩu dầu lửa chính. Mặt hàng không bị ảnh hưởng là cà phê, hạt tiêu, chè... Năm 1989-1993 giá gạo Việt Nam thường thấp hơn 50- 70 USD/1tấn gạo cùng chủng loại của Thái Lan, năm 1997 chỉ còn 40- 50 USD/1tấn, từ 7-1997 đến 2-1998 còn 5USD/1 tấn, thậm chí có lô gạo Thái Lan bán bằng giá gạo Việt Nam, nên năm 1997 Thái Lan xuất khẩu được 5,272 triệu tấn.
b) Hoạt động nhập khẩu
Có lợi cho các nhà nhập khẩu
Phần lớn vật tư, nguyên liệu và máy móc phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là cho sản xuất hàng xuất khẩu đều được nhập khẩu khá dễ dàng với mức thuế thấp nên sự mất giá của các đồng tiền trong khu vực có lợi cho nhà nhập khâủ Việt Nam. Theo kết quả điều tra đầu năm 1998 cho thấy giá máy móc- thiết bị nhập khẩu giảm từ 20-40% so với trước khi sảy ra khủng hoảng. Tương tự, nguyên liệu nhựa giảm từ 10-30%, linh kiện điện tử 10-30%, bông xơ các loại 10-15%... Sự giảm chi phí đầu vào là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam giữ được và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, chính phủ cũng như các doanh nghiệp cần lưu ý là máy móc- công nghệ của châu á( trừ Nhật Bản) không thuộc loại “ đầu nguồn”, vì vậy khó tạo ra khả năng cạnh tranh về mặt dài hạn.
Nhập khẩu gia tăng
Việt Nam có một số mặt hàng có chủng loại tương tự như các nước ASEAN. Khủng hoảng làm cho giá của các nước này trở nên rẻ hơn so với Việt Nam. Điều đó đưa đến các mặt hàng nhập khẩu gia tăng. Kim ngạch nhập khẩu 10 tháng của năn 1998 đạt 9583 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ. Tuy giảm về kim ngạch nhưng lượng hàng không những không giảm mà còn gia tăng do giá nhập tính baừng USD giảm. Ôtô nguyên chiếc và linh kiện đồng bộ tăng 16%, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế tăng 8,7%, sắt thép và phôi thép tăng 10,4%, xăng dầu các loại tăng 19%, hoá chất các loại tăng 9,5%, tân dược tăng 4,7%, chất dẻo nguyên liệu tăng 11%, sợi dệt các loại tăng 64,8%, thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng 7,5%, linh kiện đồng bộ xe máy tăng 225%... Những mặt hàng có giá giảm là ôtô, bông, sợi, bột ngọt, bột mì, sắt thép, phân bón, xăng dầu, thuốc trừ sâu, chất dẻo, linh kiện xe máy...
Nạn buôn lậu gia tăng
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã làm cho giá hàng tiêu dùng tại các nước này rẻ hơn cùng loại sản xuất trong nước. Trong điều kiện chính phủ hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, tình trạng buôn lậu gần đây có chiều hướng gia tăng đặc biệt từ Thái Lan. Cơn lốc hàng nhập lậu mạnh hơn rất nhiều so với đợt hàng nhập lậu từ Trung Quốc cách đây vài năm. Hàng nhập lậu tập trung vào các chủng loại : thuốc lá, mỹ phẩm, điện máy, quần áo, đồ hộp...
c - Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán vãng lai tiếp tục thâm hụt. Việc đồng Việt Nam lên giá so với nhiều đồng tiền các nước trong khu vực ( so với bạt của Thái Lan tăng khoảng 44%, với đồng ringgit tăng 35%, so với đồng won tăng khoảng 40%...) gây khó khăn cho xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu, tăng nợ nước ngoài... sẽ làm xấu thêm cán cân thanh toán vãng lai vốn đang bị thiếu hụt.
2. Thu hút và đầu tư
a) Đầu tư trong nước
Giảm lòng tin đối với các nhà đầu tư
Khủng hoảng sẽ thu hẹp sức mua của thị trường khu vực- thị trường lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó, khủng hoảng sẽ gây lúng túng cho các chủ đầu tư khi chọ hướng đầu tư sinh lời mới và an toàn hơn, đồng thời khủng hoảng cũng làm lây lan “ hiệu ứng tâm lý”, tạo ra tình trạng thụ động, kém sôi động trong giới doanh nhân trong nước. Vốn kinh doanh sẽ được găm giữ nhiều hơn, chuyển hoá thành vàng, ngoại tệ nhiều hơn, tiền gửi tiết kiệm có khả năng bị chuyến sang các dạng tài sản khác an toàn hơn trước sự đe doạ phá giá VND và lạm phát dâng lên.
Mất cân đối nguồn vốn trong nước
Trước thực tế kém hấp dẫn của thị trường chứng khoán khu vực trong cuộc khủng hoảng hiện nay, chính phủ và người dân có thái độ e dè hơn với thị trường chứng khoán sắp chính thức đi vào hoạt động ở nước ta. Thành thử, vốn trong nước vừa thừa nhiều, lại vừa thiếu nhiều, tựa như tình trạng năm qua của hệ thống tín dụng Việt Nam: các doanh nghiệp thiếu vốn trong khi các ngân hàng thừa vốn không dám cho vay, vì nỗi ám ảnh của gánh nặng “nợ khó đòi” có xu hướng gia tăng phổ biến, còn hệ thống luật pháp Nhà nước thì bất lực hoặc kém triệt để trong việc giải quyết tệ nạn này.
b) Đầu tư nước ngoài
Sự giảm sút về đầu tư
Khủng hoảng tiền tệ khu vực châu á sẽ làm giảm uy tín và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đâù tư toàn khu vực trong đó có Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường ASEAN sẽ trở nên kém hấp dẫn và bị đánh giá là có nhiều rủi ro. Điều này khiến các nhà đầu tư trên thế giới e ngại, “găm vốn” chờ đợi, nghe ngóng tình hình hoặc chuyển hướng đầu tư vào các thi trường khác an toàn hơn. Thành thử, những đồng vốn nước ngoài đổ vào khu vực sẽ trở nên khan hiếm hơn và mỗi nước càng khó khăn tìm kiếm những đồng tiền rẻ và dễ dãi hơn. Trong điều kiện đó dòng vốn nước ngoài dành cho Việt Nam cũng eo hẹp hơn. Số vốn đăng ký trong năm 1997 đã giảm hẳn, số vốn được cấp giấy phép chỉ bằng 64% so với năm 1996. Số dự án bị giải thể trong năm 1997 là 47 dự án, tăng 162% so với cùng kỳ năm 1996.
Khả năng mở rộng đầu tư trong tương lai sẽ khó khăn
Trong số các đối tác nước ngoài, các nước NIC ở Đông á, ASEAN và Nhật Bản luôn là những đối tác dẫn đầu chiếm khoảng 3/4 tổng số vốn. Tính đến cuối năm 1997, nhóm nước này có 1340 dự án với tổng số vốn đăng ký 21820 triệu USD, chiếm 69,8% dự án và 67,9% vốn đầu tư của các dự án đang hoạt động. Hiện tại, hầu hết các nước này đang có những vấn đề căng thẳng về tài chính liên quan đến cuộc khủng hoảng. Do đó chắc chắn nguồn vốn này sẽ giảm sút trong thời gian tới, cả vì lý do thiếu vốn, khó khăn về thị trường, chính sách hạn chế tư bản đầu tư ra nước ngoài để dành vốn cho trong nước của chính phủ các nước đó đang và sẽ thi hành cũng như do đồng bản tệ của họ giảm giá sẽ kích thích các công ty của họ quan tâm hơn đến lợi ích mà thị trường trong nước sẽ đem lại.
- Chậm trễ trong việc giải ngân vốn nước ngoài.
Hiện nay, khoảng 62% số cam kết FDI chưa được giải ngân là từ khu vực Châu á, trong đó 50% các vốn cam kết chưa được giải ngân lại lệ thuộc vào các dự án phát triển bất động sản (Khách sạn, du lịch, nhà cao tầng, xây dựng các khu đô thị mới và xây dựng). Những khó khăn về tài chính lẫn sự trì trệ về thị trường bất động sản khiến cho cáchủ đầu tư thêm lý do chính đáng trì hoãn, ngừng thực hiện, thu hẹp, giảm tiến độ, thậm chí từ bỏ ý định thực hiện các kết đầu tư của họ đã ký kết. Thực tiễn gần đây đang chứng tỏ xu hướng này, nhất là ơ khu vực phía nam.
- Giảm giá trị các khoản tiền vay và viện trợ
Sự giảm giá bản tệ do khủng hoảng, làm giảm những giá trị các khoản vay hay viện trợ bằng chính đồng bản tệ đó cho Việt Nam (chẳng hạn bằng đồng Yên với những khoản ODA mà Nhật Bản dành cho việt Nam); mặt khác, lại làm tăng chi phí dịch vụ nợ nếu đồng tiền phải thanh toán là ngoại tệ đang lên giá so với đồng bản tệ ấy (chẳng hạn làm tăng chi phí dịch vụ nợ bằng USD nếu tính theo giá VND đã bị giảm giá 15% so với năm trước).
3. Lao động và việc làm
a) Tỷ lệ thất nghiệp tăng
Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng đến thị trường lao động nước ta. Tính đến tháng 3 năm 1998 số lao động phải nghỉ việc lên đến 28000 người chiếm 8% lao động hiện có, một số doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp số lao động phải nghỉ việc lên đến 27- 30%.
Số lao động Việt Nam làm việc ở các nước Châu á tăng. Năm 1997 số lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc về là 1500 người. Quý I năm 1998 trong 2000 doanh nghiệp nhà nước đã có 1,2 vạn người phải nghỉ việc, đặc biệt ngành xây dựng cơ bản với 108000 lao động cả nước đã có 11000 lao động phải nghỉ việc hoàn toàn từ 6 tháng đến một năm, tập trung chủ yếu ở công ty xây dựng 201, số 6, số 18 đã mất việc làm từ 15% đến 40%; các ngành giày da, may mặc, dệt... cũng bị mất việc làm trên dưới 30% tổng lao động toàn ngành. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 1997 tạo việc làm mới cho 17000 lao động thì số lao động mất việc làm cũng lên tới 40000. Tháng 3/1998 số người mất việc ở thành phố Hồ Chí Minh là 5000 người. Trong 137 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở 19 tỉnh, thành phố đã có 6500 người nghỉ việc, có nơi số người nghỉ việc lên đến 25%.
b) Đời sống người lao động
Hiện nay, với tốc độ phát triển lực lượng lao động trên 30%, thì mỗi năm có trên 1,2 triệu người bước vào tuổi lao động. Trong khi đó cuộc khủng hoảng đã tác động đến các mặt cơ cấu đầu tư, tình hình xuất khẩu và khả năng thu hút vốn đầu tư giảm ... là những nhân tố tác động xấu đến việc làm và thu nhập của người lao động. Do vậy người lao động sẽ gặp khó khăn hơn.
Do cuộc khủng hoảng mà khoản chi của Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp trả nợ tăng lên. Điều này đã ảnh hưởng đến khoản chi cho phúc lợi xã hội của người lao động. Điều đáng chú ý là nguy cơ lạm phát tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội.
4. Tăng chi phí đầu vào của sản xuất
Cuộc khủng hoảng làm cho tình hình sản xuất trong nước ngày càng khó khăn do đầu tư giảm sút, khả năng cạnh trnh hàng hoá gặp nhiều trở ngại trong khi bản thân các doanh nghiệp trong nước gặp không ít khó khăn về vốn và công nghệ.
Trong điều kiện nhiều doanh nghiệp trong nước phải dựa vào vật tư nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thì việc nâng tỷ giá USD so với VND do sức ép của khủng hoảng sẽ lầm tăng chi phí cho đầu vào của sản xuất, giảm lợi nhuận và nguồn thu ngân sách, thậm chí nhiều doanh nghiệp thua lỗ.
5. Tăng trưởng kinh tế, thu chi ngân sách và dự trữ quốc gia.
Khủng hoảng đã ảnh hưởng tới cán cân vãng lai đặc biệt là xuất khẩu đầu tư nước ngoài suy giảm sẽ gây khó khăn cho tăng trưởng kinh tế nói chung trong năm 1998. Với mức tăng trưởng năm 1997 là 9%, ước tính năm 1998 sẽ là 6-7%. Nền kinh tế khó khăn sẽ tác động suy giảm đến tổng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0884.doc