I. Đặt vấn đề.
Kể từ khi trong xã hội loài người xuất hiện tư hữu, lịch sử phát triển của loài người luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực đất đai và theo cùng với các cuộc chiến tranh đó đánh dấu các bước phát triển quan trọng mang tính bước ngoặt của KHKT, hầu hết các phát minh sáng chế KHKT luôn luôn được phát triển đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, và sau đó mới được ứng dụng vào trong các lĩnh vực dân sự phục vụ đời sống của con người bởi có lẽ bất cứ một dân tộc nào
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tác động của Khoa học kỹ thuật đến quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, một người lãnh đạo nào cũng hiểu được tầm quan trọng to lớn của quân sự trong việc gìn giữ độc lập chủ quyền của dân tộc và phát triển kinh tế xã hội của dân tộc mình. Các nhà quân sự luôn là những người đi đầu trong việc tìm kiếm các phát minh đó để xem nó có thể áp dụng được cho quân sự, có phục vụ được cho quân sự không? Sự phát triển như vũ bão của KHKT trên thế giới cũng kéo theo sự phát triển không ngừng hoàn thiện của các loại vũ khí trong quân sự, chúng ngày càng hiện đại và có tính huỷ diệt rất cao. Tác động của KHKT tới quân sự là rất chặt chẽ, có thể chứng minh điều này qua lịch sử.
Từ những ngày đầu trong lịch sử các cuộc đấu tranh của loài người, các vũ khí được sử dụng là các vũ khí thô sơ như gậy gộc giáo mác, cung kiếm, cùng với thời gian các loại vũ khí được phát triển lên ngày càng thông minh hơn và ngày càng có sức huỷ diệt lớn hơn, các phát minh ra thuốc nổ đã tạo tiền đề cho sự phát triển của hàng loạt các loại vũ khí nóng, đầu tiên là các loại súng ngắn thô sơ, rồi đến các loại vũ khí có sức huỷ diệt lớn hơn như các loại súng có tầm bắn xa, sức công phá mạnh, bom xe tăng, pháo. Kế đến các nghiên cứu thành công về lí thuyết khí động lực học và các loại vật liệu mới đã giúp các nhà khoa học chế tạo ra máy bay. Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng khoa học đồng thời với sự ra đời đó là sự lạm dụng máy bay vào mục đích quân sự của các nhà tư bản trong những năm đầu thế kỷ XX lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện một máy bay của Pháp kiểu Farnan do Wanden Borg lái vào ngày10/12/1910. Bảy năm sau đó những chiếc máy bay này bắt đầu tham gia công cuộc đưa “ Nền văn minh của nước đại Pháp” đi khai hoá cho thuộc địa bằng việc đánh phá Việt Nam: Người Pháp đã dùng bom để tàn sát các cuộc biểu tình của nhân dân gây nên bao đau thương. Ta có thể điểm qua các sự phát triển của KHKT qua các tác động của nó tới lĩnh vực quân sự như sau:
* Tác động của KHKT tới các loại vũ khí thông thường:
Vũ khí thông thường có một bước tiến nhảy vọt, từ những loại vũ khí truyền thống đã nhanh chóng xuất hiện những loại vũ khí mớo hết sức hiện đại có tính năng công dụng ưu việt hơn rất nhiều so với trước. Khi phát triển vũ khí thông thường các nhà quân sự quan tâm đến những vấn đề sau:
- Tăng tầm xa của các phương tiện hoả lực:
Trong chiến tranh,tầm hoạt động hiệu quảcủa vũ khí rất quan trọng, nó tạo điều kiện cho bên có vũ khí này uy hiếp nhiều mục tiêu, chủ động trong các hoạt động quân sư, gây cho đối phương nhiều thiệt hại cả về vật chất (vũ khí trang bị,con người) lẫn tinh thần (Tư tưởng, ý chí tinh thần chiến đấu).Trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực thuốc phóng có khả năng sinh công lớn, chế tạo nhẽng động cơ phản lực có công suất lớn hoạt động được trong thời gian dài, kỹ thuật tiếp dầu trên không, tạo ra khả năng quyết định tầm xa của các phương tiên hoả lực. Ví dụ trong chiến dịch đánh phá miền Bắc, Mỹ đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52 có tầm hoạt động tối đa là 16000 đến 22000 km
- Tăng độ chính xác cho các phát bắn:
Khoa học công nghệ đã tác động vào các phương tiện trinh sát, kiểm soát, truyền tin, chỉ huy và vũ khí bằng kỹ thuật vi điện tử,vi tính, laze, hồng ngoại tạo ra một trong nhẽng nhân tố quyết định tăng độ chính xác của các phương tiện hoả lực và các phát bắn. Người ta tổng kết, trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, phải bắn ít nhất 5000 viên đạn pháo phòng không cỡ lớn mới bắn rơi một máy bay, trong đại chiến thế giới lần thứ 2 phải bắn 3343 viên đạn cỡ 88mm mới bắn rơi một máy bay. Trong chiến tranh Trung Đông(1967 và 1973) bình quân 50 -55 quả tên lửa SAM 6 mới tiêu diệt được một máy bay.Trong chiến dịchkhông quân Mỹ đánh phá Miền Bắc Việt Nam 12 ngày đêm Mỹ huy động 150/400 chiếc B52, bị không quân ta bắn rơi 2 chiếc, tên lửa bắn rơi 30 chiếc, pháo tầm cao bắn rơi 2 chiếc tỉ lệ rơi là 22,6% đã làm cho chính quyền Mỹ lo sợ, phần nào đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Các vũ khí bắn thẳng đã đạu được kết quả đáng kể là do cải riến thiết kế đạn và phần thuốc phóng. Ngày nay để đưa đầu đạn, bom tới mục tiêu người ta nghiên cứu chế tạo ra “đầu tự dẫn” các tên lửa có thể là chủ động hoặc bán chủ động hoặc thụ động có rađa dẫn đường, do đó xác suất tiêu diệt mục tiêu là rất lớn. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, khi bắn phá cầu Hàm Rồng không quân Mỹ đã huy động lơn 4000 lần chiếc máy bay ném bom, bắn tên lửa và mất gần 100 máy bay, nhưng cầu vẫn tồn tại, nhưng khi Mỹ sử dụng bom điều khiển bằng laze thì chỉ một lần xuất kích quân Mỹ đã đánh gẫy được cầu.
- Tăng uy lực sát thương:
Khoa học công nghệ đã tác động vào lĩnh vực thuốc phóng, thuốc nổ, động cơ và thiết kế chế tạo làm tăng uy lực sát thương của các loại hoả lực.
- Tăng tính cơ động cho các phương tiện hoả lực:
Khoa học công nghệ đã tác động mạnh vào lĩnh vực thiết kế chế tạo động cơ, trang bị phương tiện thông tin liên lạc tạo ra một trong những nhân tố quyết định tăng khả năng cơ động của các phương tiện hoả lực.
- Tăng khả năng xử lí thông tin liên lạc:
Nhờ sự phát triển của sóng điện từ, kỹ thuật vi tính, điện tử tin học, hồng ngoại, laze khả năng xử lí thông tin của các phương tiện hoả lực ngày càng cao. Như trong chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam, trên tuyến hàng rào điện tử Mắc Namara, chỉ cần một máy bay trinh sát L19 bay lượn ở trên không thu thập các tin tức qua máy thu phát từ mặt đất rồi truyền về trung tâm chỉ huy ở vùng Đông Bắc Thái Lan, sau một vài phút viên sĩ quan trực, qua phân tích của máy tính có thể điều động máy bay, pháo oanh tạc vào toạ độ nghi ngờ. Hiện nay Mỹ và Nga đều có những tổ hợp trinh sát chỉ huy rất gọn nhẹ, cơ động đảm bảo xử lí thông tin rất kịp thời như Mỹ có máy bay báo động sớm E-2C, E-3A; Nga có TU-126,IL-76, trên mỗi máy bay báo động sớm trang bị hệ thống điện tử phát hiện tất cả các mục tiêu trên không trong bán kính 480-650 km theo dõi cùng một lúc 250- 600 mục tiêu, dấn đường chỉ thị hàng chục máy bay của mình cùng một lúc tiến công hơn 100 mục tiêu.
* Tác động của KHKT tới vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học:
- Sự phát hiện ra các chất phóng xạ đã làm tiền đề cho sự ra đời của vũ khí hạt nhân là loại vũ khí gây sát thương phá hoại dựa trên cơ sở năng lượng được giải phóng khi có phản ứng hạt nhân. Điển hình cho vụ sử dụng vũ khí hạt nhân là trong thế chiến lần 2 Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Naghasaki của Nhật Bản làm chết hàng chục vạn người, và để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường hàng chục năm sau. Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh quân Irắc sững xờ khi thấy xe tăng T-72 của họ bị phá huỷ bởi những viên đạn bắn rất nhanh từ đại bác MILAL An ram, họ đâu biết rằng quân đội Mỹ đã sử dụng đạn có uranium được làm nghèo, hậu quả là ngay từ năm 1991, các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia chiến đấu ở vùng vịnh, nhiều người bị chứng mệt mỏi mất trí nhớ, đau đớn, rụng tóc, bị bệnh tim và đường ruột. Tại Irắc xuất hiện nhiều bệnh nhân bị ung thư và máu trắng, rụng tóc, chướng bụng do rối loạn chức năng gan và thận.
- Vũ khí hoá học là loại vũ khí gây sát thương phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng tính độc của chât hoá học, vũ khí hoá học bao gồm chất độc( chất độc thần kinh Vx, Sarin gây tác hại hệ thần kinh trung ương, chất độc loét da YPêrit gây tổn thương cơ quan hô hấp, tiêu hoá, da, mắt và vết thương, chất độc toàn thân axits Xyanhydrick, chất độc ngạt thở Phốtgien gây tác hại phổi, chất độc tâm thần). Phương tiện sử dụng ( bom, đạn, tên lửa, mìn ) và chất cháy (các chất cháy như Napan, chất cháy Tecmít,chất cháy phốtpho trắng). Ngày nay loại vũ khí này ngày càng được phát triển do dễ dàng trong việc cất giữ, vận chuyển do nó rất nhỏ, chỉ cần một giọt vũ khí hoá học là có thể huỷ diệt cả một vùng rộng lớn. Ngày nay nhiều nước đã nghiên cứu chế tạo thành công và từng bước đưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí hoá học với cấu tạo và nguyên lý hoạt động mới, đó là các loại siêu axit có khả năng làm yếu cầu cống, làm rệu rã xích xe tăng, hoá chất đặc biệt, khi được bôi lên cánh máy bay làm cho chúng hoá giòn và và dễ gây nổ khi cất cánh, loại hoá chất được dải lên các sân bay làm cho máy bay không hạ cánh được, tàu hoả và ô tô không chạy được do trơn. Các trường hợp sử dụng vũ khí hoá học điển hình như: Ngày 22/4/1915 trong chiến tranh trên đất Bỉ, quân Đức đã sử dụng 180 tấn chất độc tấn công trận địa đối phương làm 5000 quân liên mimh Anh Pháp bị chết và hơn 1500 người bị nhiễm độc nặng. Tính từ năm 1961 đến 1971 Mỹ đã sử dụng 91 triệu kg chất diệt cỏ mang ký hiệu: chất da cam, chất trắng, chất xanh trong đó chất diệt cỏ màu da cam chiếm 61% rải xuống nhiều vùng ở Miền Nam Việt Nam và nó còn tồn tại trong thiên nhiên tới đầu thế kỷ 21.
- Vũ khí sinh học: là những sinh vật mang mầm bệnh để gây bệnh cho người, động vật hay phá hoại mùa màng. Vũ khí sinh học có thể xâm nhập vào cơ thể theo 3 đường: hô hấp, tiêu hoá và vết thương. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai đơn vị 731 của quân đội Nhật do tướng Shiroishi một chuyên gia vi trùng học chỉ huy tháng 11/1941 đã ném xuống tỉnh Hồ Nam Trung Quốc rất nhiều bọ chét, mang vi trùng dịch hạch làm khoảng 400 người bị chết. Năm 1995, cảnh sát Nhật khi khám xẻttung tâm giáo phái A-um phát hiện trên 300 tập sách sinh hoá nói về nuôi cấy vi khuẩn, máy móc thiết bị ủ bệnh, có khả năng sinh sản ra vi trùng gây ngộ độc thịt Botulium, các chuyên gia cho biết chỉ cần 29,86 gam tinh thể độc tố này có thể giết hại tất cả dân số của Mỹ và Canada cộng lại.
* Tác động của KHKT tới trang bị kỹ thuật:
Tác động của khoa học công nghệ đến hệ thống trinh sát, kiểm soát, truyền tin, tình báo chỉ huy ( Command, Control, Communication and Intellience C3 I) là rất to lớn. Việc trinh sát, hoạt động tình báo, phát hiện thu thập tin tức phải chính xác,phải liên tục theo dõi mục tiêu, truyền tin cho người chỉ huy để kịp thời phân tích phán đoán, ra mệnh kệnh chính xác, tác động có hiệu quả tới hệ thống trang bị điện tử của đối phương. Ngày nay việc trinh sát có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp như trinh sát bằng chụp ảnh từ vệ tinh, trinh sát bằng rađa, các thiết bị trinh sát bằng hồng ngoại…Hệ thống C3 I ngày nay hoạt động vừa nhanh, vừa chính xác kịp thời: Máy bay báo động sớm E3 Sentry của Mỹ trang bị 6/1984 tốc độ hành trình 770km/h, tầm hoạt động tối đa1600km trong 6 giờ, máy được lắp giáp hệ thống chống nhiễu, 2 máy gây nhiễu hồng ngoại, máy phát hiện mục tiêuở cự ly 600km, cùng một lúc bám sá được 300-4-- mục tiêu đồng thờichỉ huy được 100 máy bay tiến công.
Rõ ràng, ảnh hưởng của KHKT ngày càng tác động to lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động quân sự, tới qui mô và tính chất của các cuộc chiến. Do đó mà ngày nay đối với ta cũng có những nhìn nhận mới về nhiều khái niệm trong quân sự như:
- Quan niệm về chiến trường khác đi: khái niệm tiền tuyến hậu phương không còn ý nghĩa nữa do khả năng của các phương tiện tấn công là rất xa, mà mặt trân lúc này rất rộng lớn, trông suốt và rất cơ động. Không còn khái niệm ngày và đêm do hoả lực có thể tấn công trong mọi thời tiết khí hậu và vào moị thời điểm, mọi mục tiêu đều bị đánh phá từ nhiều phía, chiến trường số hoá, chuyển hoá và di chuyển nhanh.
- Phương pháp tác chiến khác đi:
Do vai trò to lớn của mà quan niệm về mục tiêu ưu tiên cũng thay đổi. Tác chiến theo phương pháp không trực tiếp tiếp xúc, phòng ngự, tiến công có xu hướng hoà nhập, tiến công thế năng thay thế tiến công thể năng, tiến công cơ năng, tác chiến liên hợp kết hợp với tác chiến mạng thông qua hệ thống định vị toàn cầu trong thời gian thực GPS, thông tin trở thành yếu tố có tính quyết định trực tiếp đến thắng lợi.
* Sự phát triển của các phương tiện tiến công đường không, qui mô phương thức tác chiến:
ý tưởng tấn công từ trên không xuống các mục tiêu ở mặt đất đã xuất hiện trước cả sự ra đời của chiếc máy bay đầu tiên. Năm 1812, khinh khí cầu có người điều khiển do Lepikha chế tạo đã dùng để ném bom quân Pháp ở ngoại ô Matxcơva. Rồi đến chiến tranh thế giới lần thứ I, những chiếc máy bay mang bom cỡ nhỏ hoặc được lắp những khẩu súng máy, từ trên cao dội bom xả đạn xuống đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với đối phương dưới mặt đất. Nhận thấy sức mạnh của phương tiện tiến công đường không, các nước đã tập trung vào phát triển nó và đỉnh cao của kết quả phát triển vũ khí đường không được sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ II, những quả tên lửa (còn gọi là bom bay) V1, V2 của Đức đã được phóng sang đất Anh gây không ít thiệt hại. Thảm hoạ bom nguyên tử, đặc biệt là Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagasaki - Nhật Bản đã cho thấy sức mạnh huỷ hiệt của các phương tiện tiến công đường không
Sau chiến tranh thế giới thứ II, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ các nước ra sức phát triển vũ khí tiến công đường không vì họ cho rằng tầm quan trong then chốt của các loại vũ khí tiến công đường không. Đỉnh điểm của giai đoạn này là chiến tranh Việt Nam. Đế quốc Mỹ đã tuyên bố đem tiềm lực quân sự hiện đại nhất nhằm đưa Việt Nam trở về thời kì đồ đá, chúng đã sử dụng các loại máy bay, trong đó có loại hiện đại B-52, F111, tấn công bằng nhiều loại bom, bom lazer, chất độc dacam với qui mô rất lớn. Trong cuộc chiến ở vùng vịnh và ở Nam Tư, Mỹ đã sử dụng một loại máy bay mới có tính năng thoát khỏi tầm kiểm soát của rađa đó là máy bay tàng hình F117A
Tên lửa phòng không có điều khiển là một trong những phương tiện then chốt trong chiến tranh hiện đại và nó ngày càng được phát triển mạnh hơn, có sức công phá lớn hơn, có cự li bắn xa hơn và chính xác hơn. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển.
II. Phân tích tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển.
*Khái niệm:
Tên lửa là vật thể bay không người lái có hình dạng khí động hoc, nhờ có các động cơ phản lực ( động cơ Laval) nên tốc độ của nó lớn hơn nhiều tốc độ âm thanh và có sức bền tốt mang vác các đầu đạn để phá huỷ các mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào tính năng của nó.
* Phân loại:
Người ta phân chia tên lửa làm nhiều loại khác nhau theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo mục đích sử dụng: tên lửa tiêu diệt mục tiêu trên không, tên lửa tiêu diệt mục tiêu dưới mặt đất và tên lửa tiêu diệt mục tiêu trên biển.
- Theo cự li:
+ Tên lửa chiến lược: cự li 5000 - 10000 km
+ Tên lửa chiến dịch: cự li 1000 -5000 m
- Theo nhiên liệu:
+ Nhiên liệu rắn: thường sử dụng cho loại bắn ở tầm gần,bay ở các độ cao thấp, mật độ không khí được coi như là hằng số
+ Nhiên liệu lỏng: thường sử dụng hai hỗn hợp axit hữu cơ và vô cơ, sử dụng cho các loại bắn ở tầm xa và bay ở tầm cao khác nhau.
+ Nhiên liệu khí: thường sử dụng cho tên lửa bay dưới mặt nước.
- Theo vị trí phóng:
+ Đất: bắn các mục tiêu khác nhau, bắn mục tiêu trên không gọi là tên lửa đất đối không, tương tự ta có các loại tên lửa đất đối đất, đất đối biển
+ Không: nếu vị trí phóng cao hơn 16km thì gọi là tên lửa trên cao, còn nếu nhỏ hơn 16km gọi là tên lửa trên không.
+ Biển:
- Theo sơ đồ cánh:
+ Sơ đồ cánh “bình thường”: Khi đó bộ cánh số 1 là bộ cánh phá ổn định, bộ số 2 là bộ cánh ổn định hay còn gọi là bộ cánh nâng, bộ số 3 là bộ cánh điều khiển. Sơ đồ này thường sử dụng cho các loai tên lửa bắn tầm xa bay ở các độ cao khác nhau.
+ Sơ đồ cánh “con vịt”: Lúc này chức năng của hai bộ cánh 1 và 3 đổi cho nhau. Sơ đồ này thường sử dụng bắn tầm gần.
Sau đây ta sẽ phân tích một số ưu nhược điểm của tên lửa phòng không có điều khiển:
* Ưu điểm:
- Nói đến tên lửa ta không thể không nói đến ưu diểm của nó là tốc độ, sức bền tốt, mang vác máy móc, đầu đạn, chất nổ, vệ tinh. Nói đến tốc độ thì thên lửa có thể bay với tốc độ rất lớn trong mật độ không khí gần xấp xỉ bằng không, do đó mà trong quân sự tên lửa là một vũ khí có thể mang đầu đạn, chất nổ để tiêu diệt các mục tiêu ở xa với mức độ bí mật và tốc độ rất cao, qui mô hoạt động của nó cũng rất lớn vì nó có thể tiêu diệt được các mục tiêu ở xa, do vậy mà khái niệm chiến trường đối với nó cũng sẽ khác đi, không còn khái nệm hậu phương, tiền phương mà tên lửa có thể tấn công vào bất cứ mục tiêu nào mà nó cho là nguy hiểm. Ví dụ, tên lửa hành trình Tômahôc có xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, có thể vượt một quãng đường dài để tấn công mục tiêu (trong 52 quả được phóng xuống đất irăc có tới 51 quả trúng mục đích).
- Đa dạng, linh hoạt: Tên lửa ngày nay đã trở thành một trong những loại vũ khí kỹ thuật cao, được các chuyên gia quân sự đánh giá đặc biệt và được coi là vũ khí quan trọng, cần được phổ biến rộng rãi, do vậy mà các nước ra sức phát triển loại vũ khí này, do đó có rất nhiều loại tên lửa ưu việt ra đời như, Tômahôc, ALCM - D, ASARM, SRAM, MX.
Đồng thời tên lửa có thể linh hoạt phóng từ bệ phóng cố định, hầm ngầm, cơ động trên xe cơ giới, tàu nổi, tàu ngầm và máy bay. Nó có thể mang đầu đạn hạt nhân, hoá học hoặc thông thường, thích hợp cho các nhiệm vụ khác nhau.
- Diện tích phản xạ Rađa nhỏ: Do đó mà khả năng vượt qua hệ thống phòng không đối phương tương đối cao.
- Chiến thuật sử dụng đa dạng: Tên lửa có thể sử dụng cho cả tiến chông và phòng ngự vừa có thể sử dụng độc lập như một vũ khí chiến lược, vừa có thể kết hợp tác chiến với các lực lượng khác.
* Bên cạnh các ưu điểm rất mạnh của tên lửa phòng không có điều khiển như đã kể ở trên thì nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế mà có thể coi như nhược điểm của nó.
- Đòi hỏi kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ cao, ví dụ như khi muốn phóng một quả tên lửa hành trình Tômahôc thì cần phải có một phương tiện dò đường để thu thập các số liệu về địa hình, sau đó nhập và bộ nhớ của nó. Quá trình này đòi hỏi tỉ mỉ và phức tạp, tốn kém mới đem lại kết quả cao, nhưng nếu chỉ cần đối phương nguỵ trang địa hình là có thể làm cho tên lửa nhận đường sai và do vậy mà dễ sai lệch mục tiêu tiêu diệt.
- Chuẩn bị bệ phóng, kĩ thuật cẩn thận chính xác, cần có sự đồng bộ giữa các phương tiện điều khiển, bệ phóng và tên lửa. Tức là phải cấu thành một tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển với vức độ phức tạp.
*Kỹ thuật tên lửa:
Kĩ thuật phát triển tên lửa gắn liền với khí động lực học (khí là không khí, động là lực tác động): là khoa học nghiên cứu các qui luật chuyển động của tên lửa trong không khí, từ đó đặt ra các yêu cầu chung cho toàn bộ hệ thống điều khiển và xử lý một cách tối ưu. Kĩ thuật tên lửa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đội tin cậy, do vậy cần phải có các hệ điều khiển tên lửa tối ưu, có thể có sơ đồ sau:
Hệ thống điều khiển tên lửa:
Tự dẫn thụ động
Tự dẫn chủ động
Định hướng từ xa
Điều khiển bằng lệnh
Tự dẫn
Điều khiển từ xa
Các hệ thống điều khiển
Tự dẫn bán chủ động
* Hệ thống nhóm thứ nhất tự dẫn: các hệ thống máy móc xác định toạ độ, khối điều khiển được đật trọng tên lửa thường được gọi máy tọa độ mục tiêu hay tự dẫn. Có thể chia làm 3 loại nhóm: hệ tự dẫn chr động, tự dẫn bán chủ động và tự dẫn thụ động/
+ Tự dẫn chủ động: Tên lửa bắn ta ngoài khoảng không gian, thiết bị nhận dạng của nó phát sóng rađa gặp mục tiêu phản xạ trở về ăngten thu, qua đó xác định sai lệch giữa tên lửa và mục tiêu tạo ra các sai lệch dưới dạng điện áp một chiều biến đổi chậm vào các bộ khuếch đại, mở van khí nén làm lệch bánh lái buộc nó tiến tới mục tiêu. Loại tên lửa này có nhược điểm là do nó chứa cả máy thu và máy phát nên làm cho trọng lượng của đạn phải giảm xuống, dẫn đến xác suất tiêu diệt mục tiêu giảm.
+ Hệ tự dẫn bán chủ động: là hệ mà ở đó mục tiêu được chiến xạ bằng một nguồn năng lượng đặt ngoài tên lửa, còn năng lượng phản xạ từ mục tiêu thu bằng máy thu đặt trên tên lửa. Thông thường chế độ này người ta cũng sử dụng bức xạ vô tuyến. Do giảm được khối máy phát nên có thể mang vác được khối lượng đạn lớn hơn do đó xác suất tiêu diệt lớn hơn, tuy nhiên nó có tính chống nhiễu kém.
+ Hệ dẫn thụ động: là hệ mà ở đó nhận thông tín về mục tiêu người ta sử dụng năng lượng do mục tiêu bức xạ và thu năng lượng này bằng một máy thu trên tên lửa. Thông thường trong các hệ này thường sử dụng bức xạ nhiệt từ các chất khí được đốt nóng đến nhiệt độ cao thoát ra từ các ống phụt của động cơ phản lực của mục tiêu. Máy thu năng lượng trong trường hợp này là một dụng cụ hồng ngoại. Loại này có nhược điểm là phổ tạp của hệ thống điều khiển phụ thuộc vào cự li tiêu diệt, dẫn đến gây ra sai số nên nó chỉ bắn được các giới hạn trung bình ở các mục tiêu 50 - 70km.
Hiện nay xu hướng là kết hợp các hệ thống trên.
* Nhóm các hệ điều khiển từ xa: Người ta sử dụng bức xạ vô tuyến để nhận biết thông tin về mục tiêu. Vì vậy nhóm này cũng chia thành hai hệ: Điều khiển bằng lệnh và hệ định hướng từ xa.
+ Điều khiển bằng lệnh được sử dụng rộng rãi trong các tên lửa phòng không của Liên Xô cũng như các nước khác. Khối điều khiển được đặt ở mặt đất, thông tin về mục tiêu và tên lửa được đưa vào đây để xử lý để phù hợp với phương án dẫn (điều khiển) đã chọn, sau đó lệnh điều khiển được truyền từ khối điều khiển lên tên lửa theo đương liên lạc, làm tín hiệu chủ động điều khiển tên lửa.
+ Định hướng từ xa: Tên lửa chuyển động trong một tia Rada hẹp bám theo mục tiêu. Tên lửa được trang bị các dụng cụ xác định vị trí của nó trong tia. Phụ thuộc vào vị trí này trong khối điều khiển đặt trên tên lửa, tín hiều điều khiển được tạo ra đảm bảo cho tên lửa chuyển động theo quĩ đạo đã chọn.
Độ tin cậy của các tên lửa phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống điều khiển, đặc biệt là độ sai số của các khâu điều khiển.
Nguyên lí hoạt động của tên lửa:
Từ khái niệm động lực học ở phần kĩ thuật tên lửa, cho thấy hoạt động tên lửa dựa trên qui luật khí động lực học. Khi nghiên cứu về khí động tên lửa, ta có thể nghiên cứu lực nào có thể làm cho tên lửa có thể bay được.
Một số hệ toạ độ được sử dụng trong nghiên cứu tên lửa:
+ Hệ toạ độ đất: OYdXdZd đặt tại mặt đất
+ Hệ toạ độ liên kết: OX1Y1Z1 đặt trên tên lửa
+ Toạ độ cực , b, D (góc tà, phương vị, cự li tà)
Lực tác độnglên tên lửa: lực tác động toàn phần
= + +
: lực cản mũi được xác định Q = CX.q.S (CX hệ số cản mũi)
: Lực nâng được xác định Y= CY.q.S (CY hệ số lực nâng)
: Lực sườn vuông góc Z = C2..SV2. (CZ hệ số lực sườn)
Chú thích: S : thiết diện mặt cắt ngang lớn nhất
SC : Diện tích sải cánh
SZ : Diện tích cắt dọc tên lửa
Q : áp lực động học (áp tốc)
S : mật độ không khí
Lực được đặt tại tâm lực O’ khác với trọng tâm của tên lửa O, do vậy mà sinh ra các mômen lực, khi điều khiển tên lửa bay người ta quan tâm đến sự dịch chuyển giữa O’ và O, và sự quay quanh trọng tâm.
Các phương pháp điều khiển:
Nửa góc
Cả góc
Đón
3 điểm
Tiếp cận thẳng
Tiếp cận đuổi
Tiếp cận song song
Tiếp cận tỉ lệ
Điều khiển 3 điểm
Điều khiển 2 điểm
Phương pháp điều khiển
Phương pháp 2 điểm : gồm tên lửa và mục tiêu.
- Điều khiển tiếp cận thẳng: là phương pháp mà trong suốt quá trình điều khiển trục dọc của tên lửa luôn trùng với hướng của mục tiêu. Để thực hiện phương pháp này có thể gáng chặt bộ phận xác định hướng mục tiêu vào tên lửa.
- Điều khiển tiếp cận đuổi: Là phương pháp điều khiển mà trong suốt quá trình điều khiển, véc tơ tốc độ trùng hướng mục tiêu.
- Điều khiển tiếp cận sông song: Là phương pháp điều khiển tên lửa mà trong mỗi quá trình điều khiển hướng của mục tiêu (tức là đươngf thẳng nối từ tên lửa đến mục tiêu) luôn tồn tại sông song - Tên lửa bay thẳng đến mục tiêu.
- Điều khiển tiếp cận tỉ lệ: Phương pháp điều khiển này mà trong quá trình điều khiển véc tơ tốc độ góc của tên lửa (q) tồn tại tỉ lệ với tốc độ góc của hệ thống hướng mục tiêu.
Sơ đồ cấu trúc:
X
Xác định
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Đo gia tốc WTL
q
Wn
Các phương pháp trên được lựa chọn còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Độ cong quĩ đạo nhỏ, đảm bảo cùng một cự li bay thì thời gian bay của tên lửa nhỏ, ít nhiên liệu, dễ chế tạo.
- Không đòi hỏi tính cơ động của tên lửa phải lớn, độ cong quĩ đạo nhỏ dẫn đến độ sai điểm gặp nhỏ.
- Phương pháp điều khiển tên lửa phải đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện kể cả nhiễu.
Phương pháp 3 diểm: Là phương pháp điều khiển tên lửa mà trong suốt quá trình điều khiển trọng tâm tên lửa luôn nằm trên đường thẳng nối từ đài điều khiển đến mục tiêu.
Phương pháp 3 điểm được ứng dụng khi bắn mục tiêu cơ động nhỏ, vận tốc mục tiêu không quá lớn, tránh gây quá tải cho tên lửa. Đồng thời trong chế độ bắn mục tiêu bị nhiễu không xác định được cự li vẫn đảm bảo điều khiển được tên lửa. Phương pháp bắn đơn (TIC): Là phương pháp tên lửa tiếp cận mục tiêu theo quĩ đạo tính toán. Hướng của tên lửa luôn đón trước hướng của mục tiêu một góc đón
Phương pháp này có thể là bắn đón cả góc hoặc nửa góc.
TL = mt + đón
Khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển :
*Khả năng hoả lực
a,Khu vực sát thương : Vùng không gian mà trong đó việc tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa được đảm bảo với một xác suất đã cho.
b. Khu vực phóng: Khu vực này là phần không gian trong đó có chứa ục tiêu mà tịa thời điểm phóng tên lửa đảm bảo các tên lửa gặp mục tiêu thuộc khu vực sát thương. Giới hạn vùng phóng từ một điểm thuộc khu vực sát thương đặt theo chiều ngược hướng đường bay một đoạn S = Vmt.tbay.
c. Khả năng di chuyển hoả lực:
Một trong những đòi hỏi của tên lửa ohòng không là bắn được nhiều mục tiêu khác nhau có thể trên cùng một hướng, khác hướng. Trên thực tế mục tiêu xuất hiện rất đa dạng ở các hướng khác nhau có thể trên cùng một thời điểm hoậc các thời điểm khác nhau -> đánh giá khả năng di chuyển hoả lực (cơ động) của hệ thống điều khiển tên lửa ta dựa vào tham số Tchu kỳ .
Tchu kỳ : Tổng thời gian của một lần bắn và một lần di chuyển hoả lực sang mục tiêu khác.
Tchu kỳ = Tbắn + Tchuyển
Tham số Tchu kỳ phụ thuộc vào:
+ Trình độ và phương pháp chỉ huy trong chiến đấu.
+ Trình độ con người như kíp chiến đấu -> giảm thời gian thao tác.
d. Khả năng chống nhiễu: Nhiễu (hay tác chiến điện tử) rất đa dạng và phức tạp, thực tế đã qua và khả năng chống nhiễu của các hệ thống điều khiển ở dạng sau:
- Nhiễu tiêu cực: Loại nhiễu làm nhiễu hiệu phản xạ của đài điều khiển làm che lấp đội hình chiến đấu.
- Nhiễu tích cực: Loại nhiễu này địch chỉ phát ra để áp chế các đài điều khiển rada cảnh giới hay dẫn đương. Có thể là nhiễu tạp, nhiễu không đồng bộ, nhiễu đồng bộ, các loại nhiễu này rất đa dạng làm giảm hoặc mất khả năng theo dõi bám sát mục tiêu, phân biệt mục tiêu thật, giả.
III. Kết luận:
Lấy nhỏ thắng lớn, lâý ít địch nhiều, lấy thô sơ, tương đối hiện đại thắng hiện đại là tư tưởng quân sự đã xuất hiện và phát triển xuyên suốt lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự của nhiều nước trên thế giới trong đó Việt Nam là một điển hình. Ngày nay, trong khi ra sức tranh thủ mọi điều kiện để mua sắm trang bị các vũ khí tranh bị tiên tiến, quân dội một số nước trên thế giới cũng chú trọng đến vấn đề làm thế nào để đánh thắng bằng vũ khí trang bị hiện có, và kém hơn đối phương về trình độ kỹ thuật hiện đại trong cuộc chiến tranh kỹ thuật cao. Muốn vậy phải biết tạo ra ưu thế và phát huy những cái mạnh tổng hợp của mình.
Con người vẫn là nhân tố quyết định, cuộc chiến tranh kỹ thuật cao trong tương lai là cuộc cách mạng về thực lực kinh tế và sức mạnh quốc gia song trên hết là cuộc cạnh tranh về chất lượng con người, dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai suy cho cùnglà cuộc đấu tranh giữa người với người và con người vẫn là yêú tố quan trọng nhất. Chiến tranh kỹ thuật cao yêu cầu về tố chất con người ngày càng cao hơn, đó là yếu tố chính trị, tinh thần, ý chí quyết tâm, lòng tin, tri thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng quân sự chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong chất lượng toàn diện của con người. Chỉ có vũ khí trang bị hiện đại mà không có con người chất lượng cao thì không thể có sức mạnh chiến đấu thực sự. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã chứng minh luận điểm này, ông cha ta đã làm nên được những chiến thắng lẫy lừng gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới.
Việc phân tích khách quan, toàn diện, cụ thể các mặt, các nhân tố quân sự, chính trị, kinh tế, địa lý, con người của đối phương có tính quyết định tới thắng bại của cuộc chiến tranh, phải tìm ra được khâu yếu nhất, hạn chế được ưu thế vũ khí hiện đại của đối phương, triển khai một cuộc đấu tranh với địch bằng nhiều hình thức, biện pháp trên nhiều lĩnh vực, khiến sức mạnh quân sự nói chung của địch mất hẳn ưu thế của nó.
Vũ khí trang bị kỹ thuật cao nhìn chung có nhiều ưu thế, tầm hoạt động xa, độ chính xác cao, sức sát thương lớn thế nhưng cũng có những điểm yếu là: đòi hỏi cao về điều kiện bảo đảm kỹ thuật, chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện địa hình và thời tiết, phải có sự phối hợp nghiêm ngặt trong hệ thống, tổ chức chỉ huy tác chiến phức tạp ngoài ra vũ khí trang bị kỹ thuật cao còn có điểm yếu là giá thành rất cao, nên không thể sử dụng hàng loạt và tác chiến lâu dài, do đó nghiên cứu cách đánh, phải tìm ra được các biện pháp tránh được cái mạnh tấn công vào các điểm yếu của địch ví dụ như kéo dài thời gian tác chiến, nguỵ trang và gây nhiễu với các phương tiện trinh thám của địch.
Để giành thắng lợi trong “ chiến tranh kỹ thuật cao” với điều kiện kinh tế quân sự của nước ta hiện nay, cần phải quan tâm tiến hành một số vấn đề sau:
- Công tác tổ chức quản lý bộ đội về lực lượng tổ chức phải hợp lý, các phân đội vừa và nhỏ có khả năng cơ động cao, trên mọi địa hình, trong mọi điều kiện thời tiết, thường xuyên huấn luyện kỹ chiến thuật sử dụng thành thạo các loại vũ khí, khí tài hiện có, tích cực nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng các loại vũ khí trang bị, rèn luyện nế sống có kỷ cương, sẵn sàng chiến đấu luôn nâng cao cảnh giác thực hiện phòng gian bảo mật, củng cố và hoàn tiện kế hoạch bố trí lực lượng, cơ động lực lượng trong thời bình thời chiến.
- Phòng chống các phương tiện trinh sát: Mục tiêu vị phát hiện chủ yếu là qua mày sắc hình dáng, dấu hiệu hoạt đọng do các phương tiện trinh sát bằng mắt và khí tài quang học, chụp ảnh, hồng ngoại, laze, rađa, âm thamh, ánh sáng, xhấn ssộng bố trí trên mặt đất, trên không, trêm biển,trên vũ trụ, do đó vấn đề phòng chống tốt nhất là:
+ Nguỵ trang che giấu múc tiêu, vật liệu dùng nguỵ trang là tất cả các loại vật liệu có trong tự nhiên, hoặc vật liệu chế sẵn như cỏ cây, lưới nguỵ trang, hộp khói, khi nguỵ trang phải phù hợp với mội trường._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35048.doc