DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XNK
Xuất nhập khẩu
XK
Xuất khẩu
NK
Nhập khẩu
TMQT
Thương mại quốc tế
ADB
Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank )
GMS
Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion)
EHP
Chương trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA
ACFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South Asian Nations)
NDT
Nhân dân tệ
VNĐ
Việt Nam đồng
USD
Đồng Đôla Mỹ
CSHT
Cơ sở hạ tầng
KTXH
Kinh tế xã
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tác động của hành lang kinh tế Bắc - Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam - Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Quan hệ về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên, qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao giờ làm mất đi quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế chính trị của hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Hoạt động biên mậu của hai nước do có nhiều thuận lợi về địa lý cũng đã hình thành và phát triển từ rất lâu trong lịch sử quan hệ kinh tế - thương mại của hai nước. Sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung nói chung và quan hệ biên mậu nói riêng phù hợp với lợi ích của hai nước, phù hợp với xu hướng của thời đại và xu hướng tăng cường hợp tác trong khu vực. Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt - Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt KTXH và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thương mại biên giới Việt - Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần vào công cuộc CNH – HĐH của mỗi nước, song bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Việc xây dựng hành lang kinh tế Bắc – Nam trong phạm vi hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã có tác động to lớn đến quan hệ thương mại của hai nước theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Để đẩy mạnh hoạt động thương mại trên khu vực biên giới này, trong những năm qua, cả hai nước đã có nhiều cải cách trong chính sách thương mại, cũng như đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và ASEAN – Trung Quốc.
Ý tưởng hành lang kinh tế Bắc Nam được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) cùng với hai hành lang kinh tế khác nhằm mục đích tạo ra mối liên kết phát triển, đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước trong khu vực GMS. Đến tháng 5/2004, ý tưởng hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” là sáng kiến của Thủ tướng Việt Nam nêu lên trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc và nhận được sự đồng tình của Thủ tướng Trung Quốc, trong đó hai hành lang kinh tế này trùng với hai nhánh của hành lang kinh tế Bắc - Nam (GMS). Mục đích chủ yếu của hai hành lang kinh tế Việt – Trung này là thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh biên giới miền Bắc Việt Nam với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch…
Nhận thức được vai trò to lớn và tính cần thiết của việc đẩy mạnh hợp tác biên mậu giữa hai nước thông qua sự phát triển của các hành lang kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của hai nước nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc” nhằm đánh giá những tác động của hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, nằm trong khuôn khổ hợp tác GMS và hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt – Trung, tới quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trên cả hai mặt thành tựu và hạn chế, để đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại trên khu vực hai hành lang kinh tế này.
Nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế.
Chương II: Đánh giá tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Chương III: Các khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế trong hành lang kinh tế Bắc Nam.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các cán bộ nghiên cứu trong Ban Các vấn đề quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các anh chị trong Ban đóng góp ý kiến để em tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Mai Thị Minh Nguyệt
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
Cơ sở lý luận về hành lang kinh tế
Khái niệm về hành lang kinh tế
Hành lang kinh tế không phải là một khái niệm mới trên thế giới. Trước khi ADB đưa ra khái niệm này như một sáng kiến để thúc đẩy hợp tác kinh tế ở Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trên thế giới đã biết đến nhiều hành lang kinh tế ở Mỹ, châu Âu, châu Phi… như là một tiếp cận phát triển ở những khu vực địa lý liền kề, lấy các trục tuyến giao thông làm cở sở để kết nối các vùng nhằm xây dựng các khuôn khổ hợp tác về phát triển kinh tế - xã hội.
Ví dụ: theo hệ thống phát triển đường cao tốc Appalachian ở West Virgina (Mỹ) người ta xây dựng 26 hành lang kinh tế nhằm cải thiện vị trí địa lý của khu vực Appalachian. Hoặc hành lang kinh tế Tây Bắc Canada lấy đường cao tốc Yellowhead 16 làm xương sống nối bốn tỉnh miền Tây Bắc Canada với Thái Bình Dương nhằm phát huy tối đa lợi ích kinh tế của tuyến đường trục này, hành lang kinh tế này đã tạo ra bước ngoặt phát triển cho những khu vực nằm trong hành lang lang…
Hành lang kinh tế là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa trên việc thành lập một hoặc nhiều tuyến giao thông kết hợp với những chính sách kinh tế nhất định để thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn không gian đó.
Hành lang kinh tế thường được thành lập để đẩy mạnh sự hội nhập về kinh tế giữa những vùng kém phát triển hơn và thường là vùng sâu vùng xa với những vùng phát triển hơn và thường là vùng duyên hải. Một bên muốn tìm đường ra biển, một bên muốn tìm đường tiếp cận trung tâm. Bản thân từ "hành lang" trong quy hoạch giao thông và quy hoạch vùng lãnh thổ có nghĩa là tuyến giao thông kết nối một vùng sâu trong nội địa với cảng biển trong nước hoặc nước khác.
Hành lang kinh tế là một tuyến nối liền các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa lý – kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong, cũng như các vùng cận kề với hành lang.
Tuyến liên kết này được hình thành trên cơ sở kết cấu hạ tầng đa dạng có khả năng tạo ra sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi căn bản diện mạo của một vùng nhất định thuộc một hoặc nhiều quốc gia mà hành lang kinh tế đi qua, và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó.
Trên thực tế, thuật ngữ “hành lang kinh tế” được dùng chủ yếu để chỉ một khu vực rộng lớn trải dài hai bên một tuyến đường giao thông huyết mạnh đã có hoặc chuẩn bị được xây dựng. Tuyến đường trục này cho phép giao thông thuận tiện đến các điểm đầu, cuối và bên trong hành lang phát triển đó, có vai trò đặc biệt quan trọng để liên kết toàn khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc theo hành lang này.
Để hiểu rõ hơn khái niệm hành lang kinh tế chúng ta cần hiểu thêm về các cơ chế hợp tác khu vực. Có hai cơ chế hợp tác kinh tế khu vực chủ yếu: chính thức và không chính thức.
Cơ chế chính thức bao gồm các hình thức như Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (kiểu liên minh Nga - Belarus...), Thị trường chung (kiểu EU).
Cơ chế phi chính thức gồm các hình thức như Tam giác phát triển, Khu vực tự do xuyên quốc gia, Hành lang kinh tế. Trong đó cơ chế không chính thức có một số đặc thù như chỉ bao gồm các vùng (địa phương) thuộc các nước khác nhau chứ không bao gồm thực thể quốc gia; các thành viên duy trì quan hệ thương mại và đầu tư với thị trường bên ngoài khu vực; không có những chính sách chung đồng nhất, nhưng gián tiếp cắt giảm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do hoá thương mại, đầu tư, giao thông, nhập cư; thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới của các nước thành viên...
Như vậy, hành lang kinh tế là một dạng của cơ chế hợp tác khu vực phi chính thức, nó bao gồm các vùng, địa phương thuộc các nước khác nhau trong cùng một khu vực địa lý. Các thành viên trong hành lang sử dụng các chính sách thương mại và đầu tư để thúc đẩy phát triển tại khu vực “hành lang” của mình.
2. Đặc điểm của hành lang kinh tế
Hành lang kinh tế ngoài những đặc điểm tương tự với các hình thức hợp tác kinh tế phi chính thức khác còn có một số điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, hành lang là một khu vực địa lý xác định và thường được hình thành dựa trên cơ sở một tuyến động mạch giao thông liên vùng sẵn có.
Thứ hai, hành lang kinh tế nhấn mạnh các sáng kiến song phương hơn là các sáng kiến đa phương, tập trung vào các nút chiến lược đặc biệt là tại biên giới giữa hai nước.
Thứ ba, hành lang kinh tế đòi hỏi phải có sự quy hoạch không gian và vật lý cụ thể trên khu vực các hành lang và vùng lân cận, để tập trung phát triển hạ tầng và đạt được những hiệu quả thiết thực nhất.
3. Quá trình phát triển của các hành lang kinh tế
Hành lang giao thông: Là sự hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, tập trung vào phát triển các tuyến giao thông ưu tiên, có ý nghĩa quan trọng để liên kết các vùng hoặc các khu vực với nhau và đẩy mạnh liên kết giao thông vận tải tới các trung tâm đông dân, khu du lịch và thị trường. Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy giao thương, du lịch và đầu tư
Ví dụ: Trong hành lang kinh tế Bắc – Nam của GMS có 3 tuyến hành lang vận tải được đầu tư xây dựng là: tuyến Côn Minh tới Bangkok qua Lào hoặc Myanmar; Côn Minh tới Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh tới Hà Nội. Hay như dự án giao thông quan trọng trong hành lang kinh tế Đông Tây là tuyến đưởng thẳng và liên tục, duy nhất giữa Ấn Độ Dương với Biển Đông…
Các dự án giao thông cũng bao gồm cả nâng cấp hệ thống giao thông đường thủy nội địa, cảng biển và mạng lưới đường sắt. Nhờ có các hành lang giao thông này đã cắt giảm chi phí vận tải và thời gian đi lại. Đồng thời hành lang giao thông cũng tạo ra mối liên kết giữa các vùng kinh tế với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế.
- Hành lang giao thông đa phương thức: Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước, tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng. Hiện nay, vận tải đa phương thức là phương thức vận tải đang được phát triển mạnh trên thế giới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển buôn bán quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của phương thức giao hàng "từ kho người bán đến kho của người mua".
Ở Việt nam hàng hoá được vận chuyển theo hình thức vận tải đa phương thức là các loại hàng được đóng trong container, chủ yếu là những mặt hàng như quần áo may sẵn, hàng nông sản, hàng đông lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác, còn hàng hoá NK là các nguyên liệu gia công như: vải, sợi, len, dạ... hay các máy móc thiết bị...
Hành lang giao thông đa phương thức là dạng hành lang liên kết giữa các vùng hoặc khu vực thông qua sự hội nhập các phương tiện vận tải khác nhau.
Hành lang logistics: Hành lang logistics (hay hành lang hậu cần) không chỉ liên kết giữa các vùng, khu vực, mà còn phối hợp hài hòa khung thể chế của hành lang để thuận tiện hóa các dòng trao đổi hàng hóa và con người, thông tin trong cả vùng.
Hành lang kinh tế: Như đã nói ở trên, một trong những đặc điểm hay điều kiện quan trọng để hình thành nên hành lang kinh tế, đó là phải trục, tuyến giao thông huyết mạch, quan trọng, liên kết các vùng. Vì vậy, các hành lang kinh tế thường được hình thành trên cơ sở các hành lang giao thông, hoặc phát triển hành lang giao thông sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng, hình thành và phát triển các hành lang kinh tế. Sự liên kết về tự nhiên và các tiện ích hậu cần là điều kiện tiên quyết cho phát triển hành lang kinh tế.
“Hành lang kinh tế” muốn phát triển đòi hỏi phải có CSHT kết hợp với các cơ hội kinh tế. Các cơ hội đó là giao thông và đầu tư, cũng như các nỗ lực của chính quyền để giải quyết các tác động xã hội hay các tác động khác nảy sinh từ tính kết nối được tăng cường trên tuyến hành lang.
Mục tiêu đầu tiên cần được chú trọng để phát triển hành lang kinh tế đó là phát triển một hệ thống giao thông vận tải cho phép giao thương hàng hóa và người dân đi lại trong vùng mà không tốn kém hay bị trì hoãn. Đổi lại, việc nâng cấp mạng lưới giao thông sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển vùng. Do đó, giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Thương mại quốc tế và các tiêu chí đánh giá
Khái niệm về thương mại quốc tế
Khái niệm thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế (TMQT) thường được hiểu là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia hoặc mua bán tại chỗ với người nước ngoài. Theo nghĩa rộng hơn, TMQT bao gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét TMQT bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em chỉ xem xét TMQT dưới góc độ là thương mại hàng hóa hay cụ thể là hoạt động XNK hàng hóa.
1.2. Hàng hóa trong thương mại quốc tế.
Hàng hóa trong thương mại quốc tế có thể chia thành 3 loại:
1.2.1. Sản phẩm hàng hóa hữu hình
Sản phẩm hàng hóa hữu hình trong TMQT bao gồm những loại hàng hóa như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng… Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hoạt động mua bán các loại hàng hóa này được gọi là thương mại hàng hóa.
1.2.2. Sản phẩm hàng hóa vô hình
Sản phẩm hàng hóa vô hình bao gồm các loại sau: các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế phát minh, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch… Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng, phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Hoạt động mua bán các đối tượng này được gọi là thương mại dịch vụ.
1.2.3. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và do sự khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Có 2 loại hình gia công chủ yếu:
Thứ nhất: Gia công thuê cho nước ngoài. Khi trình độ phát triển của một quốc gia còn thấp, thiếu vốn, công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường nhận gia công cho nước ngoài.
Thứ hai: Thuê nước ngoài gia công. Khi quốc gia đã đạt tới một trình độ phát triển nhất định thì sẽ áp dụng hình thức này.
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế
Một trong những đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế thế giới hiện nay là quá trình hội nhập mạnh mẽ kinh tế quốc tế. Cùng với quá trình này, hoạt động TMQT có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước.
Đối với các nước đang phát triển, hoạt động TMQT trở thành nguồn tích lũy vốn quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp CNH. Thông qua hoạt động TMQT sẽ làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước và mở rộng các mối quan hệ quốc tế. Hoạt động TMQT tạo điều kiện XK những sản phẩm có lợi thế so sánh, góp phần cải thiện cán cân thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho việc NK máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Có nhiều nước đang phát triển không đủ điều kiện và khả năng để sản xuất nhiều loại tư liệu sản xuất, do đó việc NK sản phẩm đã góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước. Qua đó tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nâng cao khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động TMQT thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH. Ở các nước đang phát triển, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lao động trong nông nghiệp chiếm đại bộ phận, hoạt động dịch vụ nhỏ bé, lạc hậu. Phát triển TMQT sẽ thúc đẩy các mối liên kết ngược và xuôi giữa các ngành, sự phát triển các ngành trực tiếp XK đã tác động đến các ngành cung cấp đầu vào, thúc đẩy sự phát triển của các ngành này. Sau đó khi tích lũy được nâng cao, các sản phẩm thô vốn sử dụng cho XK, lại trở thành nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển của các ngành này lại thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ.
Hoạt động TMQT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc sản xuất sản phẩm làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều hơn so với thị trường trong nước. Do đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào tiêu chuẩn quốc tế. Thị trường thế giới rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản xuất quy mô lớn. Mặt khác, thông qua hoạt động TMQT sẽ NK được thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý khoa học. Những người lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý có điều kiện để học tập bí quyết công nghệ, nâng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý.
Bên cạnh đó, TMQT còn tạo điều kiện nâng cao khả năng tiêu dùng, tăng mức sống của dân cư. TMQT cho phép người tiêu dùng có thể được tiêu dùng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn, chủng loại phong phú hơn, giá rẻ hơn. Đó là cơ sở để nâng cao mức sống của dân cư các nước và của thế giới nói chung.
Các chính sách thương mại quốc tế thường được áp dụng
Khái niệm chính sách thương mại quốc tế.
Tự do hóa thương mại giúp cho người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, đồng thời kích thích sản xuất trong nước phát triển theo mô hình chuyên môn hóa dựa vào sự phân công lao động giữa các quốc gia. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các quốc gia mở cửa hoàn toàn thị trường. Ngày nay, vì nhiều lý do khác nhau nên hầu như quốc gia nào cũng đều có những hàng rào bảo hộ mậu dịch, hay những chính sách TMQT.
Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm về chính sách TMQT được viết ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy). Mạng lưới điện toán của nước Anh định nghĩa chính sách TMQT là “chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương”.
Như vậy, “Chính sách TMQT” thường được hiểu là hệ thống các biện pháp của Chính phủ nhằm điều tiết hoạt động TMQT, để phân phối lại thu nhập và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Nó là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh hoạt động TMQT của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, phù hợp với định hướng phát triển KTXH của quốc gia đó. Để thực hiện các mục tiêu của chính sách TMQT của mỗi quốc gia, người ta sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau, mang tính kinh tế, tính hành chính, hoặc tính kỹ thuật.
Hệ thống chính sách thương mại quốc tế
Theo Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE), hệ thống các chính sách TMQT có thể được phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính sách XNK, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác.
Thông thường, chính sách TMQT được hiểu là những quy định của Chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động TMQT, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ để tác động tới hoạt động XK và NK. Hai công cụ phổ biến của chính sách TMQT thường được sử dụng là thuế quan và các công cụ phi thuế quan.
Thuế quan.
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ mua bán và vận động qua “biên giới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan”.
3.2.1.1. Xét theo đối tượng chịu tác động.
Nếu xem xét dưới góc độ đối tượng chịu tác động thì hệ thống thuế được xem xét thường bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Các vấn đề được xem xét thường bao gồm thuế NK và thuế XK theo dòng thuế, mức thuế, cơ cấu tính thuế, thuế theo các ngành, lịch trình cắt giảm thuế theo các chương trình hội nhập…
Thuế quan trực tiếp là thuế đánh vào hàng hoá NK hay XK. Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế giá trị và thuế hỗn hợp.
Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.2.1.2. Xét theo góc độ thương mại quốc tế.
Nếu xét dưới góc độ TMQT, có thể phân thành thuế NK và thuế XK:
Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa NK. Theo đó, người mua trong nước phải trả cho hàng NK một khoản tiền lớn hơn mức mà người XK ngoại quốc nhận được.
Thuế xuất khẩu: áp dụng cho hàng hóa XK và làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước, làm hạ thấp tương đối mức giá cả trong nước của hàng hóa có thể XK xuống so với mức giá cả quốc tế.
Thuế quan với tính chất là hàng rào mậu dịch chính là thuế NK. Ngày nay nhiều nước đã bỏ thuế XK để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Thuế được tính theo nhiều phương pháp khác nhau: có thể là một số tiền cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa XNK; hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng hóa XNK; hoặc cũng có thể kết hợp hai cách trên, tức là thuế qun vừa được tính theo một tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóa, vừa cộng với mức thuế tính theo một đơn vị hàng hóa.
Công cụ phi thuế quan.
Các quốc gia có thể dùng thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, với xu hướng hội nhập KTQT và toàn cầu hóa, vai trò của thuế quan ngày càng giảm đi. Thay vào đó, các nước sẽ chú trọng hơn việc sử dụng hàng rào phi thuế quan.
Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp XK, hạn ngạch NK, hạn chế XK tự nguyện, các yêu cầu về nội địa hoá, trợ cấp tín dụng xuất khẩu, quy định về mua sắm của Chính phủ, các hàng rào hành chính, hàng rào về kỹ thuật, khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài XK, khu chế xuất, khu công nghiệp, các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp...
Tuy nhiên, do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực, các quốc gia tham gia nhiều hơn vào các tổ chức mậu dịch tự do nên cũng đang giảm dần các biện pháp hạn ngạch mà thay vào đó là các quy định về chất lượng hàng hóa XNK, các hàng rào kỹ thuật được tăng cường hơn.
4. Các loại hình thương mại quốc tế
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận TMQT là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. XK phụ thuộc vào cầu từ bên ngoài, vào tỷ giá hối đoái.
Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào XK được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị NK và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì XK có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong chuyên đề này chỉ xét tới hoạt động NK hàng hóa.
NK phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ NK càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng NK tính bằng nội tệ trở nên cao hơn, do đó, nhu cầu NK giảm đi.
Hoạt động TMQT, hay hoạt động XNK nói riêng, có thể được phân chia thành các hình thức như sau:
4.1. Phân theo hình thức xuất nhập khẩu.
4.1.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp
XK (hay NK) trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán (nhà XK) bán hàng trực tiếp cho khách hàng của mình (nhà NK) ở thị trường của nước NK.
Khi doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính, phát triển đủ mạnh để có thể thành lập 1 tổ chức hay 1 đơn vị bán hàng của riêng mình ở nước ngoài. Khi đó doanh nghiệp XK hàng hóa có thể kiểm soát trực tiếp, nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả, từ đó có thể làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích cho cả nước XK (vì chủ động kiểm soát được thị trường) và cả nước NK (vì người dân nước NK hàng hóa không bị ép giá qua cao do mua hàng từ bên thứ 3, đồng thời các chính sách dịch vụ đối với hàng hóa cũng tốt hơn).
Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp XK phải có cán bộ nghiệp vụ kinh doanh XNK có trình độ cao, am hiểu và có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phải có chi phí tiếp thị ở nước ngoài cao nên đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn không nên áp dụng.
4.1.2. Xuất nhập khẩu gián tiếp
XNK gián tiếp là hình thức bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài thông qua trung gian (người thứ 3) hay nói cách khác XNK gián tiếp là hình thức mà nhà sản xuất tiến hành XK sản phẩm của mình ra nước ngoài thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt tại quốc gia tiếp nhận NK.
Đối với nước XK, hình thức này có ưu điểm là: Giảm chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị. Những người trung gian thường có cơ sở vật chất nhất định, đa phần là những người bản địa, am hiểu thị trường, pháp luật, tập quán buôn bán địa phương vì vậy có thể đẩy mạnh được việc kinh doanh, buôn bán và tránh rủi ro, đồng thời giảm được chi phí đầu tư vào nước NK cho người ủy thác (doanh nghiệp XK hàng hóa).
Còn đối với người dân nước NK, hàng hóa cũng sẽ được bảo đảm về chất lượng hơn do người trung gian trước khi NK hàng hóa đã qua một giai đoạn sàng lọc chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là: chủ thể tham gia kinh doanh XK sẽ mất đi liên hệ với thị trường, lợi nhuận bị chia sẻ. Ngoài ra, bên phía trung gian thường đưa ra những yêu cầu đòi hỏi bên phía chủ thể XK phải đáp ứng, tạo thế bị động cho bên XK.
Hình thức này thường được sử dụng khi xâm nhập vào thị trường mới hoặc khi mặt hàng khó bảo quản như các mặt hàng tươi sống…
4.1.3. Gia công xuất khẩu
Gia công XK là hình thức bên nhận gia công sẽ NK nguyên liệu bán thảnh phẩm của bên đặt gia công để SX thành phẩm rồi giao lại cho bên gia công và hưởng phí gia công.
Ở Việt Nam hình thức này chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực gia công dệt may, giày dép. Hình thức này tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận với công nghệ sản xuất mới của nước ngoài. Mặt khác, với hình thức này thị trường tiêu thụ sẵn có vì vậy nó đem lại lợi ích tương đối lớn, đặc biệt với các nước đang phát triển.
Nhược điểm: tính bị động cao do toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào bên đặt gia công về thị trường, giá bán, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã…
4.1.4. Buôn bán đối lưu
Là hình thức buôn bán mà trong đó XK kết hợp chặt chẽ với NK, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hóa trao đổi luôn tương đương với nhau về giá trị. Mục đích của việc XK ở đây không phải là thu về một lượng ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa cần thiết có giá xấp xỉ lô hàng NK.
4.1.5. Tạm nhập tái xuất
Đây là hình thức mà hàng hóa XK đi qua 1 nước trung gian rồi mới đến nước NK và trong đó nước tái xuất sẽ thu được 1 khoản chênh lệch giữa khoản tiền bỏ ra để NK và số tiền thu về khi XK.
4.1.6. Xuất khẩu tại chỗ
XK tại chỗ là hình thức bán hàng cho nước ngoài ngay trên lãnh thổ nước mình.
Đây là hình thức XK mới nhưng ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường mở cửa. Loại hình này ở Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới hình thức bán hàng cho các khu chế xuất, bán hàng cho khách du lịch tại Việt Nam, bán hàng cho các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam. Hình thức XK này có đặc điểm là hàng hóa không bắt buộc phải vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay của khách hàng. Ngoài ra, các thủ tục XNK thì đơn giản hơn, chi phí XNK cũng như rủi ro thấp. Tuy nhiên, thị trường đối với lọai hình này là không lớn, chỉ gồm những người nước ngoài đi du lịch hoặc làm việc tại nước XK tiêu thụ.
4.2. Theo phương thức xuất nhập khẩu
Nếu xét theo phương thức XNK thì TMQT bao gồm các hình thức sau:
Hình thức thứ nhất là “thương mại chính ngạch”. Thương mại chính ngạch là hình thức mà các hàng hóa XNK qua biên giới theo giấy phép của Bộ Công thương. Những hàng hóa XNK phải được thông qua cửa khẩu quốc tế, quốc gia và phải tuân thủ các thủ tục XNK quốc tế.
Hình thức thứ hai là “thương mại tiểu ngạch”. Đây là hình thức XNK những hàng hóa XNK theo giấy phép của UBND các tỉnh biên giới
Hình thức thứ ba là “buôn bán của cư dân biên giới”: Là hoạt động trao đổi của cư dân biên giới, do nhân dân 2 vùng biên thực hiện. Các hàng hóa được trao đổi thường do họ tự sản xuất ra, đem trao đổi trực tiếp. Hình thức thương mại này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng biên. Do điều kiện địa hình không thuận lợi, chi phí vận chuyển hàng hóa từ dưới xuôi lên cao và khó khăn, họ tiến hành trao đổi hàng hóa ở những chợ vùng biên với giá cả rẻ hơn và hàng hóa sẵn có hơn. Đối với hình thức này, khối lượng trao đổi hàng hóa thường không nhiều. Tuy nhiên, hiện nay hình thức buôn bán này không được kê khai đầy đủ với cơ quan Hải quan nên đôi khi ảnh hưởng tới việc đánh giá kết quả của hoạt động biên mậu giữa các quốc gia.
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thương mại quốc tế
Kim ngạch xuất, nhập khẩu
Kim ngạch XNK hàng hóa của 1 quốc gia cho biết nước đó đã XNK bao nhiêu hàng hóa với khối lượng và giá trị bao nhiêu.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu
Tăng trưởng kim ngạch XNK hàng hóa là sự gia tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa được XNK của 1 nước trong 1 khoảng thời gian nhất định. Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng._. trưởng được sử dụng ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Sự cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu (hay cán cân thương mại)
Cán cân thương mại (cán cân trao đổi) là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị XK hàng hóa với tổng NK hàng hóa của 1 nước với 1 nước khác trong 1 thời kỳ xác định, thường là 1 năm.
Tình trạng của cán cân thương mại (thâm hụt hay thặng dư) thể hiện trạng thái của nền kinh tế; dữ liệu trên cán cân thương mại có thể được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của nước XK. Đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ CNH và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt là 1 hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và với mức độ lớn thì sẽ cho thấy sự yếu kém trong điều tiết vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt là yếu kém trong lĩnh vực XK, gây hậu quả đối với nền kinh tế trầm trọng.
Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu
Thông qua cơ cấu mặt hàng XNK ta cũng có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động XNK của 1 nước.
Khi phần lớn hàng hóa XK là những hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, áp dụng khoa học hiện đại, những mặt hàng có giá trị cao, khi đó hoạt động XK sẽ mang lại nguồn thu lớn cho đất nước. Ngược lại, nếu hàng XK là các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ ít thì tăng trưởng XK là rất khó. Bởi vì, các hàng hóa dưới dạng thô, chỉ sơ chế thường giá trị thấp, cung cầu không ổn định; hơn nữa nó còn là mầm mống làm cạn kiệt tài nguyên nước XK. Và cũng thông qua cơ cấu mặt hàng này ta có thể thấy được sự phát triển của quốc gia.
Hình thức giao dịch
Khi nước tham gia XNK chủ yếu qua hoạt động buôn bán chính ngạch (là hợp đồng XNK theo giấy phép của Bộ công thương lưu thông qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp hành đầy đủ các thủ tục theo thông lệ và tập quán quốc tế) thì sẽ giảm thiểu được những rủi ro trong thương mại, tránh thiệt hại cho nước mình. Ngược lại, khi nước tham gia XNK chủ yếu thông qua hoạt động hoạt động buôn bán tiểu ngạch (là hình thức XNK theo giấy phép của UBND các tỉnh biên giới) thì rủi ro mang lại là lớn, và nó có thể làm giảm đi rất nhiều hiệu quả của hoạt động XK.
Thời gian vận chuyển
Thời gian vận chuyển và chi phí của hoạt động XNK cho biết mức độ nhanh gọn của các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK. Hiện nay, các nước đều đang cố gắng hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính nhằm giúp các doanh nghiệp XNK giảm bớt thời gian chờ XNK, cũng như làm giảm chi phí đi kèm (như chi phí lưu kho, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa…)
Tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế
Tác động tới việc gia tăng các chính sách khuyến khích thương mại và hợp tác đầu tư trên khu vực hành lang.
Hành lang kinh tế hình thành đi kèm với nó sẽ là các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do hóa thương mại, đầu tư, giao thông, nhập cư, thúc đẩy sự phát triển tại khu vực biên giới của các quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng hành lang kinh tế, Chính phủ các nước liên quan sẽ có những biện pháp, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và thương mại trên tuyến hành lang như: xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ XNK (như ngân hàng, bến bãi, kho chứa, trạm trung chuyển hàng hóa…), cải cách thủ tục hành chính… Thông qua các chính sách hỗ trợ này sẽ làm gia tăng hoạt động thương mại và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các địa phương dọc tuyến hành lang.
Tác động đến kim ngạch xuất, nhập khẩu
Vì hành lang kinh tế được xây dựng với các chính sách khuyến khích, thúc đẩy TMQT đi kèm, do đó các hoạt động thương mại trên khu vực hành lang thường diễn ra mạnh mẽ hơn so với trước khi xây dựng. Vì vậy, kim ngạch XNK hàng hóa giữa các quốc gia trên tuyến hành lang thường có xu hướng tăng lên đáng kể.
Tác động đến cơ cấu xuất, nhập khẩu
Thông qua các chính sách khuyến khích thương mại và đầu tư của Chính phủ các nước trên tuyến hành lang kinh tế sẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương của các nước, tăng thêm hoặc giảm bớt số lượng các mặt hàng XNK, đồng thời cũng làm thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng. Ngoài ra, do có sự phát triển mạnh mẽ thương mại của tuyến hành lang nên các nước cũng sử dụng nhiều hơn các biện pháp thương mại phi thuế quan để kiểm soát và bảo vệ thị trường cũng như các ngành sản xuất trong nước. Đây cũng là nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu mặt hàng XNK.
Tác động đến thời gian và chi phí vận chuyển
Một mục đích quan trọng khi xây dựng hành lang kinh tế đó là phát triển một hệ thống giao thông vận tải cho phép giao thương hàng hóa và người dân đi lại trong vùng mà không tốn kém hay bị trì hoãn. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các bên khi xây dựng tuyến hành lang là xây dựng mới và cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên vùng, cũng như các cơ sở kinh tế phục vụ cho hoạt động thương mại và đầu tư.
Do đó, khi mà giao thông đã thông suốt, các cơ sở phục vụ thương mại được đầu tư thì sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa và con người giữa các quốc gia, giúp giảm chi phí vận tải tại các địa phương dọc theo tuyến hành lang, giảm chi phí thương mại do chậm trễ thời gian gây ra, nhờ đó giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, hành lang kinh tế cũng làm giảm chi phí lưu thông hàng hóa nội địa và XK thông qua việc hoàn thiện nâng cấp hệ thống hạ tầng theo trục và xung quanh trục hành lang.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM TRONG HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG MỞ RỘNG TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng GMS
Tổng quan về tiểu vùng sông Mekông mở rộng và các hành lang kinh tế trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng
Tổng quan về tiểu vùng sông Mekong mở rộng
Sông Mekong là một trong những con sông lớn trên thế giới, chảy qua nhiều nước châu Á trước khi đổ ra biển. Sông Mekong tạo ra một tiểu vùng (tiểu vùng Mekong) gắn kết nhau bởi địa lý, điều kiện tự nhiên, sự đa dạng phong phú về văn hóa và tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế. Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion - GMS) là khu vực gồm lãnh thổ của các quốc gia: Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. GMS là khu vực kinh tế tự nhiên gắn kết với nhau bởi Sông Mê Kông, rộng 2,6 triệu km2 và có dân số hơn 300 triệu người. Sông Mekong đã mang lại lợi ích và cơ hội to lớn cho hàng triệu người ở mỗi quốc gia trong tiểu vùng.
Vào năm 1992, với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sáu nước trong GMS đã khởi động chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mekong mở rộng để đẩy mạnh quan hệ kinh tế, dựa trên nền văn hóa và lịch sử chung. Hợp tác kinh tế GMS được xây dựng dựa trên điểm chung của các nước GMS. Đó là:
Một là, các nước có chung đường biên giới.
Hai là, các nước trong GMS hầu đều có xuất phát KTXH thấp.
Ba là, CSHT KTXH còn kém phát triển.
Bốn là, nền kinh tế các nước còn thiếu vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và nguồn nhân lực trình độ cao.
Năm là, thị trường các nước rộng lớn nhưng chưa được khai thác nhiều, còn nhiều tiềm năng phát triển.
Chương trình hợp tác kinh tế GMS khởi đầu rất thận trọng với các dự án hợp tác mang tính thực tế và định hướng kết quả để tạo dựng niềm tin và sự tin tưởng lẫn nhau. Chương trình không có hiệp định chính thức hay thể chế chặt chẽ. ADB đóng vai trò xúc tác và cầu nối trong giai đoạn đầu, còn vai trò điều phối hợp tác kinh tế GMS do Ban thư ký của chương trình đóng tại trụ sở của ADB tại Manila đảm nhiệm. Chương trình hợp tác GMS đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới trong vùng GMS và gắn kết tiểu vùng với các thị trường khác thông qua sự phát triển CSHT và các hiệp định cần có đối với việc sử dụng hiệu quả CSHT này. Với sự hỗ trợ từ ADB cùng các tổ chức khác, chương trình GMS đã giúp thực thi các dự án tiểu vùng được ưu tiên cao trong chín lĩnh vực gồm: năng lượng, giao thông vận tải, phát triển hành lang kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải và thương mại, viễn thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp, môi trường.
Chiến lược chính của chương trình hợp tác GMS là liên kết các thành viên trong việc cải thiện CSHT, khắc phục những trở ngại nội địa và đẩy mạnh thương mại – đầu tư để nhằm thúc đẩy kinh tế của từng nước nói riêng và trên cả khu vực tiểu vùng nói chung. Chương trình GMS đã xây dựng khung chiến lược hợp tác 10 năm, chiến lược hợp tác ngành và đặc biệt là chiến lược ba mũi nhọn - 3C - để đạt được tầm nhìn về một tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập và đoàn kết. Có thể nói chiến lược 3C là trụ cột để GMS tiếp tục dựa vào và thúc đẩy GMS thực hiện mục tiêu của mình trong tương lai. Chiến lược 3C này có nghĩa là:
• C1: Tăng cường tính kết nối trong tiểu vùng thông qua phát triển bền vững CSHT và hành lang kinh tế xuyên quốc gia;
• C2: Nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc hình thành và cam kết thực hiện các hiệp định hợp tác, tạo điều kiện cho đầu tư – thương mại của tiểu vùng; tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa và đi lại qua biên giới của người dân, các thị trường hội nhập và quy trình sản xuất, do đó tạo điều kiện dễ dàng cho tiểu vùng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
• C3: Xây dựng tính cộng đồng vững mạnh hơn thông qua các chương trình giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội chung. Từ đó nhằm mục đích phát triển một cộng đồng GMS phồn vinh, thịnh vượng, duy trì tính đa dạng và đặc thù của đời sống văn hóa từng nước thành viên.
Các hành lang kinh tế trong tiểu vùng sông Mekong
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là tổ chức tài chính quốc tế đi tiên phong trong việc khởi xướng chương trình hợp tác GMS, đồng thời là nhà tài trợ chính. Gần 20 năm qua với sự trợ giúp của ADB nhiều chương trình, dự án đầu tư đã được hoàn thành đóng góp rất đáng kể vào hợp tác phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo... của các nước trong khu vực.
Lĩnh vực giao thông vận tải là một trong 9 lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình hợp tác này. Với sự đầu tư của ADB, rất nhiều hành lang, tuyến giao thông đã được xây dựng, đang triển khai hoặc chuẩn bị triển khai. Sau khi hoàn thành toàn bộ, các tuyến, hành lang giao thông này sẽ tạo ra mạng lưới giao thông đồng bộ, liên kết giữa các nước trong khu vực.
Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đã xây dựng được 3 hành lang giao thông. Trong đó, Việt Nam cùng với Thái Lan là hai nước đã tham gia cả vào 3 hành lang này. Đó là, hành lang Đông - Tây, Hành lang Bắc – Nam từ Côn Minh (Trung Quốc) qua Lào đến Bangkoc (Thái Lan) và Hành lang phía Nam nối thành phố Hồ Chí Minh – PhnomPenh (Campuchia) – Bangkoc (Thái Lan). Các tuyến hành lang giao thông này sẽ làm tiền đề cho việc phát triển các hành lang giao thông đa phương thức, hành lang logistics và cuối cùng là hành lang kinh tế.
Hình 2.1: Các hành lang kinh tế trong GMS
Hiện nay trong tiểu vùng sông Mekong có 3 hành lang kinh tế là:
Hành lang Kinh tế Đông - Tây (East - West Economic Corridor - EWEC) là một sáng kiến được nêu ra vào năm 1998 tại Hội nghị Bộ trưởng Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng lần thứ tám tổ chức tại Manila (Philippines) nhằm thúc đẩy phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Hành lang này chính thức thông tuyến vào ngày 20 tháng 12 năm 2006, trở thành hành lang kinh tế đi vào hoạt động sớm nhất trong GMS.
Hành lang kinh tế Bắc Nam (North South Economic Corridor - NSEC): gồm ba tuyến trục dọc là Côn Minh tới Bangkok qua Lào hoặc Myanmar, Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến hành lang này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2010. Trong số ba tuyến đường của hành lang kinh tế này thì có tới hai tuyến đi qua Việt Nam.
Hành lang kinh tế phía Nam (Southern economic corridor - SEC): dự kiến hoàn thành vào năm 2010 – 2012, gồm ba tuyến đường nối phía Nam của Thái Lan qua Campuchia với Việt Nam. Khi tuyến hành lang này đi vào hoạt động sẽ là động lực phát triển kinh tế giữa ba nước Đông Dương, Thái Lan và Myanmar, đặc biệt là trong vấn đề hợp tác du lịch.
Ban đầu các hành lang kinh tế này vốn là kết quả về hợp tác giao thông vận tải của Chương trình hợp tác GMS, được gọi là các hành lang giao thông liên kết tiểu vùng. Sau đó, các hành lang giao thông này được phát triển trở thành hành lang kinh tế trên cơ sở kết hợp với các cơ hội kinh tế khác, đó là thương mại, đầu tư và nỗ lực để giải quyết các tác động xã hội cũng như các tác động khác nảy sinh từ tính kết nối được tăng cường.
Các nước GMS đã lập Diễn đàn Hành lang kinh tế để hỗ trợ những nỗ lực chuyển đổi các hành lang giao thông GMS sang hành lang kinh tế. Diễn đàn này sẽ giúp tăng cường hợp tác giữa các khu vực dọc hành lang, giữa các nhóm công tác theo từng lĩnh vực của GMS và sẽ đóng vai trò là một tổ chức duy nhất tập trung vào phát triển hành lang kinh tế.
Trong hành lang kinh tế, trục tuyến giao thông là nhân tố quan trọng nhất. Nghĩa là nói đến hành lang kinh tế trước hết phải nói đến việc đẩy mạnh phát triển các tuyến giao thông, cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường sông và đường hàng không. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà khi bàn đến các hành lang kinh tế trong hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng GMS, người ta nhấn mạnh đến phát triển các hạ tầng cơ sở giao thông.
Ví dụ:
Hành lang kinh tế Đông Tây (East – West economic corridor) kéo dài từ Mawlamyine – Myawaddy (Myanmar) đi qua Thái Lan, Lào và đến Đà Nẵng (Việt Nam) đã tập trung phát triển 6 dự án về hạ tầng giao thông. Trong đó ở Việt Nam đã thực hiện các dự án: Dự án nâng cấp Quốc lộ 9 có tổng chiều dài 83,5km; Dự án xây dựng hầm đường bộ Hải Vân; Dự án xây dựng cảng Tiên Sa – Đà Nẵng
Cũng tương tự như vậy, hành lang kinh tế phía Nam bắt đầu từ Bangkok (Thái Lan) đến Vũng Tàu (Việt Nam) được tập trung phát triển các tuyến giao thông thủy, bộ, hàng không trên trục giao thông xuyên qua 3 nước Thái Lan – Campuchia – Việt Nam. Nổi bật là các chương trình: Cải tạo đường bộ Bangkoc – Phnompenh – Hồ Chí Minh – Vũng Tàu (trong đó Dự án đường cao tốc PhnomPenh – thành phố Hồ Chí Minh, đã hoàn thành vào năm 2005); tuyến đường ven biển phía Nam; Cải tạo đường bộ Sihanuc Ville (Campuchia) đến Nam Lào; Phát triển dự án hành lang Đông Tây tại Trung Campuchia.
Ngoài các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, Chính phủ các nước thành viên GMS, đặc biệt là các quốc gia có hành lang kinh tế đi qua còn hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác như: tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư thông qua các Hiệp định thỏa thuận chung (như Khung chiến lược Hành động về Thương mại và Đầu tư SFA – TFI, Hiệp định về tạo thuận lợi cho quá cảnh người và hàng hóa qua biên giới – Hiệp định GMS… ), Tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại, du lịch và đầu tư…
2. Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS
Sự phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam (NSEC), liên kết các đầu mối kinh tế chính ở miền Bắc và miền Trung GMS, được các Bộ trưởng GMS tại Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 8, tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1998 xác định là một trong ba dự án ưu tiên theo cách tiếp cận hành lang kinh tế, cùng với hành lang kinh tế Đông – Tây và hành lang kinh tế phía Nam. Sự phát triển của hành lanh kinh tế Bắc Nam sau đó được coi là một trong các chương trình tiên phong thuộc Khuôn khổ Chiến lược GMS 10 năm, được các nhà lãnh đạo các nước GMS ủng hộ tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ nhất tổ chức tại PhnomPenh (Campuchia) năm 2002.
Hình 2.2: Hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS
Hành lang kinh tế Bắc Nam được xác định bao gồm 3 tuyến đường chính dọc theo trục Bắc – Nam của GMS, kết nối các trung tâm dân cư và kinh tế chính ở miền Bắc và miền Trung của tiều vùng. Đó là các tuyến: Tuyến đường Côn Minh – Chiang Rai – Bangkok qua Lào hoặc Myanmar (được gọi là: “ Tiểu hành lang phía Tây”); Tuyến đường Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội- Hải Phòng (được gọi là “ Tiểu hành lang trung tâm”); Tuyến đường Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh (còn được gọi là “ Tiểu hành lang phía Đông”). Mặc dù hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng được coi là có cự ly ngắn nhất và tương đối có tính khả thi nhưng việc triển khai chúng tỏ ra rất chậm chạp và chưa được chú trọng.
Đến tháng 5 năm 2004, trong Hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc, một lần nữa vấn đề hành lang kinh tế Bắc – Nam thuộc GMS lại được nhắc tới trong ý tưởng “hai hành lang, một vành đai”. Theo ý tưởng này thì hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế - thương mại theo hướng hai hành lang và một vành đai kinh tế. “Hai hành lang” này là chỉ hai hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh và Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh. “Một vành đai” chỉ “vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”. Như vậy, về mặt địa lý, “hai hành lang, một vành đai” bao gồm ba tỉnh phía Nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc ven vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Theo đó, chính phủ hai nước đã thể hiện một quyết tâm chính trị chung là đồng ý thiết lập hai hành lang kinh tế trên, nhằm hình thành các quan hệ “cầu nối” trong thúc đẩy hợp tác ASEAN – Trung Quốc. Điểm mới của ý tưởng này thể hiện trên hai phương diện: thứ nhất là việc nâng cao vai trò của các tỉnh phía Tây, Nam (Trung Quốc) và Việt Nam nhằm hiện thực hóa khu vực mậu dịch tự do ACFTA; thứ hai, tính hiện thực của các hành lang này nổi bật hơn so với ý tưởng của ADB trong khuôn khổ hợp tác GMS ở chỗ nó được triển khai đồng thời với việc triển khai chương trình thu hoạch sớm EHP trong khuôn khổ ACFTA. Do vậy, chính việc thúc đẩy thực hiện EHP giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tạo ra sức ép và điều kiện để đẩy nhanh trên thực tế tiến trình xây dựng các hành lang kinh tế này. Hiện nay thì cả 3 tuyến đường trong hành lang kinh tế Bắc – Nam của GMS đều đã, đang được xây dựng và đưa vào hoạt động, bao gồm hành lang lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, và hành lang kinh tế Côn Minh – Bangkok (được đánh dấu bằng việc thông xe tuyến đường cao tốc Côn Minh – Bangkok ngày 21/3/2008). Trong số đó thì có hai hành lang nằm trong khuôn khổ hợp tác Việt – Trung.
Như vậy, hành lang kinh tế Bắc – Nam là một “hành lang kinh tế tự nhiên” trong GMS. Có nghĩa là giao thông vận tải đa phương thức và mạng lưới CSHT trong tiểu vùng đều có hướng Bắc – Nam. Hành lang này có vị trí chiến lược, liên kết các vùng kinh tế phía Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Nó là tuyến thương mại trực tiếp giữa miền Nam Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam và là cửa ngõ cho thương mại ASEAN – Trung Quốc.
3. Thương mại Việt Trung trong thời gian qua
3.1.Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua
Trong những năm vừa qua, sau khi đổi mới đất nước (1986), Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới, kim ngạch XNK hàng năm liên tục tăng, đặc biệt là trong10 năm trở lại đây.
Bảng 2.1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2009
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tổng số
Bao gồm
Cân đối =NK-XK
Tỷ lệ nhập siêu (%)
Chỉ số tăng trưởng năm sau so với năm trước (Năm trước = 100%)
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng số (%)
Xuất khẩu (%)
Nhập khẩu (%)
1990
5156.4
2404.0
2752.4
348.4
14.49
1991
4425.2
2087.1
2338.1
251.0
12.03
85.8
86.8
84.9
1992
5121.5
2580.7
2540.8
-39.9
115.7
123.7
108.7
1993
6909.1
2985.2
3923.9
938.7
31.45
134.9
115.7
154.4
1994
9880.1
4054.3
5825.8
1771.5
43.69
143.0
135.8
148.5
1995
13604.3
5448.9
8155.4
2706.5
49.67
137.7
134.4
140.0
1996
9.3
18399.4
7255.8
11143.6
3887.8
53.58
135.2
133.2
136.6
1997
8.2
20777.3
9185.0
11592.3
2407.3
26.21
112.9
126.6
104.0
1998
5.8
20859.9
9360.3
11499.6
2139.3
22.86
100.4
101.9
99.2
1999
4.8
23283.5
11541.4
11742.1
200.7
1.74
111.6
123.3
102.1
2000
6.79
30119.2
14482.7
15636.5
1153.8
7.97
129.4
125.5
133.2
2001
6.89
31247.1
15029.2
16217.9
1188.7
7.91
103.7
103.8
103.7
2002
7.08
36451.7
16706.1
19745.6
3039.5
18.19
116.7
111.2
121.8
2003
7.34
45405.1
20149.3
25255.8
5106.5
25.34
124.6
120.6
127.9
2004
7.79
58453.8
26485.0
31968.8
5483.8
20.71
128.7
131.4
126.6
2005
8.44
69208.2
32447.1
36761.1
4314.0
13.30
118.4
122.5
115.0
2006
8.23
84717.3
39826.2
44891.1
5064.9
12.72
122.4
122.7
122.1
2007
8.46
111326.1
48561.4
62764.7
14203.3
29.25
131.4
121.9
139.8
2008
6,23
143322.0
62906.0
80416.0
17510.0
27.84
128.7
129.5
128.3
2009
5,32
127045.1
57096.3
69948.8
12852.5
22.51
88.6
90.8
87.0
Nguồn: Tổng cục thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, hoạt động XNK của Việt Nam tuy còn có những biến đổi bất thường nhưng xu hướng chung là tăng đều qua các năm, cùng với sự tăng trưởng kinh tế.
3.1.1. Về kim ngạch XNK
Từ năm 1990 đến năm 2008, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam liên tục tăng. Giai đoạn đầu từ 1990 đến 2001, kim ngạch XNK tăng trưởng còn chậm nhưng từ 2002 đến 2008, tổng mức lưu chuyển hàng hóa của Việt Nam tăng nhanh hơn rất nhiều, thể hiện ở đường “tổng kim ngạch XNK” có độ dốc lớn hơn giai đoạn trước.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2009
Năm 1997, 1998 do chịu tác động mạnh mẽ của khủng hoảng tài chính khu vực nên tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoạt động XNK đều giảm (tốc độ tăng trưởng 1998 là 5,8%, tốc độ tăng XK là 1,9%, NK giảm 0,8% ).
Tuy nhiên, bước sang thiên niên kỷ mới tình hình kinh tế Việt Nam đã có những bước thay đổi đáng kể. Từ năm 2000 đến 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục tăng, và đứng trong “top” đầu của khu vực về tăng trưởng kinh tế.
Kỳ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, tổng kim ngạch XK của Việt Nam đạt gần 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/ năm (trong khi kế hoạch là 16%). Các năm 2006 – 2008, XK tiếp tục tăng mạnh, khoảng 22%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 2,5 lần. Điều này cho thấy tuy XK của Việt Nam tăng nhanh nhưng vẫn chưa có khả năng lôi kéo nền kinh tế phát triển theo. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu mặt hàng XK của Việt Nam còn lạc hậu, chủ yếu là các mặt hàng thô. Ngoài ra, các mặt hàng chủ lực như giầy dép, dệt may, điện tử… đa phần là các sản phẩm gia công cho nước ngoài, hoặc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm của nước ngoài nên chưa tạo được mối liên kết với các ngành sản xuất trong nước, chưa có khả năng tạo chuỗi giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tạo ra chưa lớn.
Qua bảng số liệu trên, ta cũng thấy rằng kim ngạch NK và tốc độ NK tăng đều qua các năm. Quy mô NK đã tăng từ 11,14 tỉ USD (năm 1995) lên 80,4 42 tỷ USD (năm 2008) và 69,95 tỷ USD năm 2009.
Cũng như hoạt động XK, kim ngạch NK cũng có những biến động giống như kim ngạch XK nói riêng và tổng kim ngạch ngoại thương nói chung, tức là giai đoạn 1990 – 2001 quy mô NK tăng không nhiều, giai đoạn 2002 – 2008 tăng nhanh hơn giai đoạn trước, và cũng giảm xuống vào năm 2009.
Giai đoạn từ cuối nửa năm 1998 đến 1999, hoạt động NK cũng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực nên quy mô NK không tăng, do sản xuất trong nước bị thu hẹp.
Từ 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO thì kim ngạch NK càng tăng nhanh và nhiều hơn trước.
Năm 2009 kim ngạch XNK của Việt Nam đã giảm xuống 11,4%, XK giảm 9,2%, kim ngạch NK giảm 13% so với năm 2008. Nguyên nhân là do hoạt động thương mại nói chung và XK của Việt Nam nói riêng năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu NK hàng hóa của Việt Nam và giá cả quốc tế giảm sút mạnh. Đồng thời, các nước gia tăng các biện pháp bảo hộ mới, đặt ra nhiều hơn các rào cản phi thuế. Do đó, hoạt động XK chịu tác động tiêu cực trên cả ba phương diện: (1) đơn đặt hàng ít đi do bạn hàng gặp khó khăn về tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng nước NK suy giảm; (2) giá cả nhiều mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như dầu thô, than đá, lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, thủy sản... bị sụt giảm mạnh so với năm 2008; (3) các doanh nghiệp kinh doanh hàng XK gặp khó khăn về vốn và đầu ra, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng đứng trước tình hình đó, ngành công thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, các Hiệp hội ngành nghề, các địa phương đề ra nhiều giải pháp tích cực, chủ động tạo điều kiện đẩy mạnh XK, nên phần lớn mặt hàng đã có khối lượng XK tăng hơn năm 2008 (lượng XK tăng, làm tăng kim ngạch khoảng 1,5 tỷ USD), nhưng do tốc độ giảm giá lớn hơn (khoảng 11 tỷ USD, tương đương giảm 17 - 18% kim ngạch XK, trong đó: nhóm nông sản, thủy sản giảm 2,7 tỷ USD; nhóm nhiên liệu khoáng sản giảm 4,6 tỷ USD; nhóm công nghiệp chế biến giảm 3 - 4 tỷ USD) nên tổng kim ngạch XK cả năm bị giảm 9,2% so với năm 2008. Bên cạnh đó, kim ngạch NK năm 2009 cũng giảm xuống. NK hàng hoá giảm chủ yếu do sản xuất trong nước giảm và giá hàng hóa NK cũng giảm hơn năm 2008, nhất là trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, NK đã tăng dần trong những tháng cuối năm, do sự phục hồi của nền kinh tế và chính sách kích cầu của Chính phủ có tác dụng, bên cạnh đó có tâm lý tranh thủ NK để dự trữ khi giá NK thấp. Vì vậy, tổng kim ngạch XNK của cả nước năm 2009 đã giảm xuống so với năm 2008. Tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố đột biến về thị trường và giá hàng hoá trên thế giới năm 2008, XK năm 2009 vẫn có tốc độ tăng khá so với dãy số thời gian của các năm trước: tăng 74,1% so với năm 2005, tăng 41,8% so với năm 2006, tăng 16,3% so với năm 2007.
3.1.2. Về thị trường xuất nhập khẩu
Về thị trường XK: Đến nay, hàng hoá XK nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường XK chủ yếu của Việt Nam là Mỹ, EU, ASEAN, Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 ở Mỹ và sau đó lan rộng ra toàn thế giới năm 2008, đã ảnh hưởng đến XK của nước ta vào EU và Hoa Kỳ khiến tốc độ tăng XK vào hai thị trường này giảm so với năm 2007. Nhưng từ năm 2008, nước ta tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hoá thị trường XK, nhiều chủng loại hàng hoá đã vào được các thị trường XK mới, giảm dần XK qua các thị trường trung gian, đặc biệt XK vào thị trường châu Phi tăng đột biến. Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã bước đầu có sự hồi phục, Việt Nam thực hiện chính sách kích cầu và nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi về lãi suất đã giúp các doanh nghiệp duy trì và thúc đẩy hoạt động XK. Tuy nhiên, trong năm 2009 chỉ có duy nhất XK sang thị trường khu vực Châu Phi có mức tăng trưởng dương, ước khoảng 17,5% do tăng XK gạo sang thị trường Bờ biển Ngà và tái XK vàng sang Nam Phi, còn các thị trường khác đều giảm, giảm mạnh nhất là thị trường châu Đại dương (khoảng 44,8%) do lượng dầu thô XK sang Ôxtrâylia giảm.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch XK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 - 2009
0
2.000
4.000
6.000
8.000
10.000
12.000
14.000
ASEAN
EU
Trung Quốc
Nhật Bản
Hoa Kỳ
2007
2008
2009
Nguồn: Bộ Công Thương
Về thị trường NK, châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Năm 2009. kim ngạch NK từ khu vực này chiếm 77,8% kim ngạch NK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%.
3.1.3. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Hiện nay, các mặt hàng XK chủ yếu của Việt Nam bao gồm: dầu thô, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, hàng điện tử và linh kiện, cà phê, gạo, cao su, hồ tiêu, than đá.
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 – 2009
Đơn vị: Triệu USD, %
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Trị giá
Tỷ trọng %
Trị giá
Tỷ trọng %
Trị giá
Tỷ trọng %
Tổng kim ngạch XK
48561,4
100
62906,0
100
57096,3
100
Theo cơ cấu nhóm hàng
1
Hàng CN nặng và khoáng sản
17000,1
35,01
12924
20,62
15556,2
27,25
2
Hàng CN nhẹ và TTCN
20361,2
41,93
36503
58,23
29390,1
51,47
3
Hàng nông, lâm, thủy sản
11200,1
23,06
13259
21,15
12150,0
21,28
Mặt hàng chủ yếu
1
Dầu thô
8487
10357
6194,6
2
Hàng dệt may
7750
9120
9065,6
3
Hàng giày dép
3994
4768
4066,8
4
Thủy sản
3763
4510
4251,3
5
Sản phẩm gỗ
2404
2829
2597,6
6
Hàng điện tử và linh kiện
2154
2640
2763,0
7
Cà phê
1911
2111
1730,6
8
Gạo
1490
2894
2663,8
9
Cao su
1393
1604
1226,9
10
Than đá
1000
1388
1316,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
3.1.4. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Về cơ cấu hàng NK, tỷ trọng NK tư liệu sản xuất ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng hàng tiêu dùng NK ngày càng giảm. Các mặt hàng NK chủ yếu là: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, xăng dầu, thép thành phẩm, linh kiện điện tử và máy tính, vải, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may da, hóa chất, sản phẩm hóa chất, thức ăn gia súc và phôi thép.
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 - 2009
Đơn vị: Triệu USD, %
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Trị giá
Tỷ trọng
Tổng kim ngạch NK
62764,7
100
80477,6
100
69948,8
100
Theo cơ cấu nhóm hàng
1
Máy móc thiết bị & phụ tùng
16200,2
25,81
20250,8
25,09
20327,1
29,06
2
Nguyên, nhiên, vật liệu
41682,4
64,41
38765,8
48,03
36386,2
52,02
3
Hàng tiêu dùng
4800,1
7,65
22461,0
27,83
13235,6
18,92
Mặt hàng chủ yếu
1
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
11123
13994
12673,2
2
Xăng dầu
7710
10966
6255,5
3
Thép thành phẩm
4009
6721
5360,9
4
Linh kiện điện tử và máy tính
2958
3714
3954,0
5
Vải
3957
4458
4226,4
6
Chất dẻo
2507
2945
2813,2
7
Nguyên phụ liệu dệt may
2152
2355
1931,9
Nguồn: Tổng cục thống kê và tác giả tính toán
3.2. Thương mại Việt Trung giai đoạn 1991 đến nay
Từ sau năm 1978, quan hệ hữu nghị Việt Trung có phần lắng xuống, khu vực biên giới trở thành điểm nóng về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy hai nước đã phải đóng cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới. Quan hệ kinh tế thương mại bị ngưng trệ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của hai nước và đặc biệt là khu vực kinh tế cửa khẩu.
Sau nhiều nỗ lực cố gắng, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức bình thường hóa quan h._.giai đoạn 1991 – 2009, sử dụng mô hình dự báo kinh tế lượng trên phần mềm Eviews 4.0.
Mô hình sử dụng là kim ngạch XNK (Y) phụ thuộc vào kim ngạch XK và kim ngạch NK của năm trước đó (XK(-1) và NK(-1)).
Phương trình hồi quy: Y = β1 + β2*XK(-1) + β3*NK(-1) + µ
Ta được kết quả như sau:
“Dependent Variable: Y Method: Least Squares
Sample(adjusted): 1992 2009
Included observations: 18 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
135.6897
484.4063
0.280116
0.7832
NK(-1)
0.972647
0.169890
5.725160
0.0000
XK(-1)
1.747928
0.552593
3.163135
0.0064
R-squared
0.970425
Mean dependent var
5793.689
Adjusted R-squared
0.966482
S.D. dependent var
6879.700
S.E. of regression
1259.539
Akaike info criterion
17.26589
Sum squared resid
23796562
Schwarz criterion
17.41429
Log likelihood
-152.3930
F-statistic
246.0916
Durbin-Watson stat
1.894976
Prob(F-statistic)
0.000000
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
2.024392
Probability
0.298008
Obs*R-squared
6.942380
Probability
0.224961
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
0.003188
Probability
0.957159
Obs*R-squared
0.005735
Probability
0.939634” Kết quả do tác giả dự báo, sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews 4.0 để dự báo. Dữ liệu sử dụng là số liệu thống kê kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009.
Theo kết quả hồi quy ta thấy, hàm hồi quy phù hợp: hai biến XK(-1), NK(-1) có ý nghĩa thống kê và giải thích được 97,04% sự biến động của biến kim ngạch XNK (Y); hàm hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số đồng đều và không có hiện tượng tự tương quan bậc 1.
Mô hình 2 là hàm hồi quy NK theo NK của năm trước:
NK = β1 + β2*NK(-1) + µ
Ta có kết quả hổi quy như sau:
“Dependent Variable: NK Method: Least Squares
Sample(adjusted): 1992 2009
Included observations: 18 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
149.0483
125.3468
1.189087
0.2518
NK(-1)
1.078399
0.062384
17.28635
0.0000
R-squared
0.949177
Mean dependent var
1737.644
Adjusted R-squared
0.946001
S.D. dependent var
1556.330
S.E. of regression
361.6566
Akaike info criterion
14.72371
Sum squared resid
2092728.
Schwarz criterion
14.82264
Log likelihood
-130.5134
F-statistic
298.8180
Durbin-Watson stat
2.302864
Prob(F-statistic)
0.000000” Kết quả do tác giả dự báo. Phầm mềm sử dụng là phần mềm kinh tế lượng Eviews 4.0. Dữ liệu sử dụng là kim ngạch NK của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009.
Mô hình 3 là hồi quy XK theo XK của năm trước:
XK = β1 + β2*XK(-1) + µ
Ta có kết quả hồi quy như sau:
“Dependent Variable: XK Method: Least Squares
Sample(adjusted): 1992 2009
Included observations: 18 after adjusting endpoints
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
400.1656
342.3893
1.168745
0.2596
XK(-1)
1.153332
0.062720
18.38872
0.0000
R-squared
0.954821
Mean dependent var
4056.022
Adjusted R-squared
0.951997
S.D. dependent var
5397.929
S.E. of regression
1182.663
Akaike info criterion
17.09336
Sum squared resid
22379069
Schwarz criterion
17.19229
Log likelihood
-151.8403
F-statistic
338.1451
Durbin-Watson stat
1.503572
Prob(F-statistic)
0.000000” Kết quả do tác giả dự báo. Phầm mềm sử dụng là phần mềm kinh tế lượng Eviews 4.0. Dữ liệu sử dụng là kim ngạch XK của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009.
Các mô hình hồi quy 2 và 3 đều là hàm hồi quy phù hợp.
Như vậy, theo kết quả hàm hồi quy, ta dự báo được kim ngạch XNK, kim ngạch NK, kim ngạch XK giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm tiếp theo như sau:
Bảng 3.1: Kết quả dự báo kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc
Đơn vị: Triệu USD
2010
2011
2012
2013
2014
Kim ngạch XNK
24025,71
27369,29
31123,45
35343,11
40091,03
XK
5914,25
7221,25
8728,67
10467,22
12472,34
NK
17371,08
18882,0
20511,38
22268,5
24163,38
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Kết quả dự báo này phù hợp với mục tiêu mà Bộ Công thương đặt ra trong quan hệ thương mại với Trung Quốc năm 2010 là đạt kim ngạch thương mại hai chiều 25 tỷ USD.
2.2. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa các tỉnh, thành của Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế.
Dựa vào kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam với hai tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây trong thời gian vừa qua để dự báo kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Vân Nam, Việt Nam – Quảng Tây trong thời gian tới. Sử dụng hàm mũ để dự báo. Ta được các kết quả sau:
CKLC = 201,78 * e0,12t (Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam qua cửa khẩu Lào Cai)
VNVN = 237,03 * e0,115t (Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam)
VNQT = 394,97 * e0,2825t (Kim ngạch XNK Việt Nam – Quảng Tây).
Như vậy, ta có bảng kết quả dự báo kim ngạch XNK của Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) như sau:
Bảng 3.2: Dự báo kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam, Việt Nam – Quảng Tây
Đơn vị: Triệu USD
2010
2011
2012
2013
2014
Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam qua CKLC
467,40
526,99
594,18
669,93
755,35
Kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam
530,16
594,78
667,26
748,59
839,82
Kim ngạch XNK Việt Nam – Quảng Tây
3785,03
5020,63
6659,58
8833,53
11717,16
Nguồn: Tác giả tự tính toán.
Khuyến nghị giải pháp, chính sách thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc vẫn là những nền kinh tế có tốc độ phát triển khá cao và ổn định trên thế giới. Với thị trường tiêu thụ lớn, nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng thì việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trở thành một yêu cầu cấp thiết nếu muốn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như phát triển kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế khu vực và cạnh tranh quốc tế ngày càng cao như hiện nay đòi hỏi phải có những chính sách hợp lý, lâu dài, đồng bộ cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp.
Việc phát triển thương mại khu vực biên giới của hai nước nói riêng và trên toàn tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam nói chung cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu trên.
Khuyến nghị giải pháp từ phía Nhà nước
Nhà nước có vai trò to lớn trong việc ổn định chính trị, ổn định môi trường kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Hàng hóa của các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường nước ngoài, nhất là những thị trường trước đây không thể tiếp cận do rào cản thương mại đều nhờ có các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cũng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế.
Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động TMQT của Việt Nam với Trung Quốc nói chung và các tỉnh trên khu vực hành lang kinh tế nói riêng không thể không nhắc tới vai trò to lớn của Nhà nước. Các chính sách vĩ mô mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động tới hoạt động ngoại thương của khu vực này có thể kể đến là:
Đẩy nhanh việc nâng cấp các mạng lưới CSHT, đặc biệt là giao thông nội hành lang và liên hành lang, về cả đường sắt và đường bộ, tạo nên hành lang giao thông thuận lợi, thống nhất.
Để tạo điều kiện cho hai hành lang kinh tế phát triển nhanh hơn trong tương lai, cũng như phát huy hiệu quả hơn vai trò của hai hành lang này trong việc phát triển thương mại Việt – Trung nói riêng và Trung Quốc – ASEAN nói chung, trước mắt cần phải đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải.
Đặc biệt là phía Việt Nam, cần nhanh chóng đồng bộ, nâng cấp CSHT kỹ thuật cho hành lang kinh tế. Chính phủ cần vận động đầu tư từ nhiều nguồn vốn để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống CSHT trên các tuyến hành lang này vì lợi ích chung của cả hai nước. Cụ thể là:
Thứ nhất, cần đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp đồng bộ toàn tuyến đường sắt và các ga hiện có từ Hải Phòng đi Lào Cai, từ Hà Nội đi Lạng Sơn đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai, tuyến sân bay Nội Bài – Lào Cai nhằm rút ngắn thời gian di chuyển trên tuyến hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tiếp theo, cần cải tạo, nâng cao năng lực bốc xếp ở các vùng chuyển tiếp biên giới, các cảng biển, xây dựng thêm các kho bãi, khu ngoại quan với đầy đủ trang thiết bị, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của việc vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, cần sớm triển khai các nghiệp vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đặc biệt là cho phép ô tô của hai nước được tự do qua lại các vùng trong tuyến hành lang, làm sao để hàng hóa và hành khách của một nước có thể sử dụng được phương tiện vận tải của nước mình đi đến nơi cần đến của nước khác, như thế sẽ giảm được chi phi vận chuyển do không còn phải vận chuyển lòng vòng hay phải bôc dỡ chuyển xe…
Xây dựng cơ chế hợp tác chung giữa hai nước.
Về cơ chế chính sách, các ban ngành hữu quan hai nước cần có sự phối hợp về chính sách trên các mặt như: XNK, xuất nhập cảng, hải quan, mậu dịch biên giới… sao cho tiện lợi, nhanh chóng… tạo điều kiện cho người và hàng hóa qua lại dễ dàng trên tuyến hành lang kinh tế. Nói một cách khác, hành lang kinh tế là xuyên quốc gia nhưng chế độ chính sách nên là một.
Ngoài ra, để thúc đẩy các hoạt động XNK qua cửa khẩu biên giới Việt - Trung, Chính phủ và Bộ Công thương cần sớm tổ chức khảo sát, nghiên cứu chính sách biên mậu của Trung Quốc được áp dụng đối với từng loại cửa khẩu, để từ đó có những giải pháp thích ứng linh hoạt phù hợp với thực tiễn hiện nay. Thành lập ban chỉ đạo hoạt động mậu dịch biên giới từ Trung ương đến địa phương nhằm nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, thống nhất tổ chức chỉ đạo thực hiện giữa các tỉnh có cửa khẩu biên giới, cung cấp thông tin cần thiết cho các tổ chức, đơn vị kinh tế, đảm bảo giành thế chủ động cạnh tranh với đối tác.
Tăng cường tính tự quyết cho chính quyền địa phương.
Chính phủ nên phân cấp thẩm quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc giải quyết một số vấn đề về phát triển kinh tế biên mậu, xuất, nhập cảnh, du lịch, đầu tư đối với các khu kinh tế cửa khẩu như: chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, XNK hàng hóa. Chính phủ cũng nên để địa phương chủ động tự cân đối nguồn vốn, nguồn ngân sách của mình để phục vụ cho phát triển KTXH. Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan chủ quản cũng nên cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển cho khu vực biên giới với nguồn vốn đầu tư phát triển cả nước hoặc tăng tỷ lệ điều tiết số thu thuế XNK trên địa bàn để tạo điều kiện cho các tỉnh biên giới nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, đồng thời tạo điều kiện cho các tỉnh phía sau tham gia xuất, nhập khẩu sang các nước làng giềng.
Xác định những chương trình và dự án hợp tác trọng điểm, cần ưu tiên thực hiện với mục tiêu và lộ trình rõ ràng
Phía Việt Nam cần xây dựng quy hoạch hợp lý, có thời gian thực hiện rõ ràng, cũng như cần xác định những mục tiêu cần ưu tiên, tập trung làm trước, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí như hiện nay. Một số chương trình hợp tác cần lấy làm trọng điểm như: xây dựng thị trường, sàn thông tin chung giữa hai nước, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh biên giới trên hành lang (Hiện nay, Lào Cai – Vân Nam và Lạng Sơn – Quảng Tây đã có cổng thông tin điện tử chung nhưng thông tin cập nhật quá cũ, không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin thị trường của các doanh nghiệp); hay xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu chung giữa hai nước (như khu Bắc Sơn, Hà Khẩu…); tập trung vào các tuyến giao thông trọng điểm có tính chất quyết định tới sự phát triển của hai hành lang như tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.
Đẩy nhanh việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, kiểm dịch, XNK ở các cửa khẩu kinh tế giữa hai nước
Hiện nay, thủ tục thông quan cho người và hàng hóa giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Như vậy không có lợi cho hợp tác kinh tế thương mại Trung – Việt, cũng như không thích ứng với đòi hỏi xây dựng khu vực mậu dịch tự do ACFTA. Vì vậy, các ban ngành quản lý cửa khẩu hai nước Việt – Trung nên xây dựng cơ chế hợp tác, cùng thừa nhận kết quả kiểm tra thông quan, thực hiện thông quan một lần, tức là bên Việt Nam kiểm tra, bên Trung Quốc cho nhập cảnh và ngược lại, tạo điều kiện cho người và hàng hóa thông quan thuận lợi, nhanh chóng. Hai bên cũng nên bàn bạc để đưa đến việc thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hải quan.
Ví dụ như: đối với người qua lại ở khu vực vùng biên có thể miễn visa hoặc cấp visa dùng nhiều lần cho những người thường xuyên qua lại ở biên giới hai nước; hoặc có thể xem xét việc dùng chứng minh thư để đi lại sang nước khác. Như thế sẽ giảm thời gian và chi phí cho các doanh nhân muốn hợp tác kinh tế với doanh nghiệp nước bạn.
Đối với hàng hóa, cần triển khai hình thức hải quan điện tử cả ở các cửa khẩu của Lào Cai, hay sử dụng máy soi hải quan ở cảng biển để giảm bớt thời gian và chi phí làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. Thực hiện đồng bộ cơ chế “thông quan một cửa” ở các địa điểm làm thủ tục.
Ngoài ra, cần xác định rõ rằng, Trung Quốc cần nguồn hàng là tài nguyên và thị trường trên 80 triệu dân Việt Nam vì vậy Việt Nam cần tận dụng những lợi thế của hai hành lang kinh tế này để nhanh chóng có không gian kinh tế mở thông thoáng và hiện đại, tạo đà phát triển quan hệ kinh tế trong mối quan hệ với thị trường cả nước Trung Quốc và các nước trong khu vực. Do đó, ngoài việc cần gấp rút xây dựng CSHT thương mại đặc biệt là giao thông, hai bên cần nhanh chóng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại trên hành lang kinh tế như: đàm phán đi đến thống nhất về Hiệp định chung về kiểm dịch động thực vật, kiểm tra hải quan một lần, thống nhất mã hàng hoá đối với hàng XNK, quy định về vận tải quả cảnh, cơ chế thanh toán, xóa bỏ những ách tắc thương mại mang tính địa phương ở hai phía…
Đổi mới các chính sách, biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán biên mậu giữa doanh nghiệp hai nước.
Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam cùng với các ngân hàng Trung Quốc tuy đã thực hiện cải cách các hình thức thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi nhiều hơn cho doanh nghiệp XNK của cả hai nước. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng còn chưa cao. Các doanh nghiệp vẫn sử dụng các hình thức thanh toán như buôn bán trao tay, hàng đổi hàng, thanh toán bằng đồng NDT, VNĐ, USD, thanh toán qua tư nhân… Điều này làm cho hoạt động thương mại giữa hai bên mang tính nhỏ lẻ, dễ gặp rui ri trong thanh toán. Vì vậy, Nhà nước, Ngân hàng trung ương cũng như các ngân hàng thương mại trên địa bàn cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại của hai nước theo thông lệ quốc tế như: hỗ trợ thanh toán L/C, TTR, T/T, D/A, D/P, hỗ trợ về lãi suất, chi phí nếu doanh nghiệp mở tài khoản và thanh toán thông qua ngân hàng….
Tìm kiếm những hình thức trao đổi thương mại linh hoạt hơn để tăng quy mô thương mại giữa hai nước.
Bộ Công thương cần sớm sửa đổi, ban hành cụ thể cơ chế, chính sách quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Việt - Trung. Đặc biệt, với loại hình kinh doanh tiểu ngạch, cần tăng cường thiết lập môi trường thông thoáng như: mở thêm các điểm chợ biên giới, thủ tục hoàn thuế VAT, thanh toán qua ngân hàng, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả nước tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh hoạt động thương mại chính ngạch, để giảm bớt rủi ro cho phía doanh nghiệp trong quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài.
Xây dựng các khu công nghiệp, trung tâm thương mại và các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới ở các tỉnh, thành của hai nước trên tuyến hành lang kinh tế.
Để tăng lượng hàng hóa và dịch vụ XNK có nguồn gốc từ khu vực hành lang kinh tế, Nhà nước và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng CSHT kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh tế; đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc địa phận các tỉnh hành lang. Muốn vậy cần xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm thương mại và các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới ở các tỉnh có diện tích rộng và CSHT, dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động sản xuất và XNK của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước.
Nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc làm cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường Trung Quốc, nhằm giảm những tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp trong hoạt động giao thương với Trung Quốc. Thông qua các kênh thông tin hỗ trợ từ phía Chính phủ, các cơ quan chức năng để dự báo trước nhu cầu thị trường cho phía doanh nghiệp, những mặt hàng nào cần thúc đẩy sản xuất – XK và những mặt hàng nào cần hạn chế. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thường xuyên trao đổi, ký kết nhiều thỏa thuận thương mại với nước bạn. Nhờ đó, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại, thâm nhập thị trường.
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc nói chung, và giữa các địa phương trên hành lang kinh tế nói riêng thì Nhà nước càng cần phải làm tốt hơn nữa công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng không có thông tin đầy đủ, cứ ồ ạt sản xuất, ồ ạt XK, rồi lại nằm chờ ở cửa khẩu như hiện nay. Vì như thế người thiệt hai cuối cùng vẫn chính là doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hình thức buôn bán chính ngạch; hướng cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng dài hạn về mặt hàng mà mỗi nước có thế mạnh. Điều này sẽ làm giảm rủi ro trong TMQT cho doanh nghiệp, đồng thời làm tăng nguồn thu từ thuế cho Ngân sách Nhà nước.
Hai nước cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực nhằm tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển hành lang kinh tế.
Muốn thế hai nước cần có cơ chế thông thoáng trong việc trao đổi chuyên gia, giải quyết vấn đề thủ tục, gia hạn thời gian cư trú… Chính quyền địa phương các tỉnh biên giới nên thường xuyên tổ chức đào tạo tiếng Trung cho cán bộ Việt Nam, đào tạo nghiệp vụ ở một số lĩnh vực mà ta còn kém nước bạn như về trình độ quản lý, xúc tiến du lịch… Bên cạnh hợp tác về kinh tế, hai bên cũng cần tiến hành các hoạt động hợp tác, giao lưu về văn hóa nhằm hiểu biết rõ hơn phong tục tập quán của nhau, đồng thời góp phần thắt chặt hơn mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Ngoài ra, do nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động gần biên giới cần số lượng lớn nguồn nhân lực giỏi tiếng Hán và tiếng Việt, hiểu biết nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy, cần khai thác tốt công tác giáo dục đào tạo của các địa phương vùng biên, nhất là khi Quảng Tây cũng là một trung tâm đào tạo khá tốt.
Khuyến nghị giải pháp từ phía các doanh nghiệp.
Không dừng lại ở những hỗ trợ từ phía Chính phủ, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường Trung Quốc cũng cần chủ động tìm hướng đi cho mình mà trước hết là tìm được chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc rộng lớn. Muốn được vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của chính hàng hóa của mình nói riêng và hàng hóa XK của Việt Nam nói chung. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý tới một số giải pháp sau:
Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý khi thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng Trung Quốc là một thị trường dễ thâm nhập. Tuy là một thị trường có độ mở khá cao, nhưng thương mại biên giới trên khu vực hành lang kinh tế Việt – Trung của các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu là giao dịch với các doanh nghiệp địa phương. Vì thế khi mà các doanh nghiệp Trung Quốc có thay đổi chính sách NK hàng hóa của mình như về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa, thì đa phần các doanh nghiệp Việt Nam hay ở vào thế bị động. Ngoài ra, hàng hóa Việt Nam XK sang Trung Quốc thông qua đường biên giới đa phần được tiêu thụ ngay tại các tỉnh giáp ranh này, chiếm tới gần 50% khối lượng hàng hóa, mà chưa thể thâm nhập sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc, nhất là các thị trường phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải… Vì vậy, một yêu cầu tất yếu đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường này, đó là cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý, cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo được thế mạnh trong việc đàm phán với các doanh nghiệp Trung Quốc, và tạo ra lợi thế lớn hơn về vị thế các doanh nghiệp, nhằm đưa hàng hóa Việt Nam vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc, khẳng định vị trí của hàng Việt Nam.
Nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới chính sách giá cả hàng hóa.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều mặt hàng có lợi thế XK giống nhau như: dệt may, da giầy, hoa quả… Ngoài ra, đối với buôn bán giữa các tỉnh biên giới hai nước nói chung và các tỉnh trên hai tuyến hành lang kinh tế nói riêng thì cơ cấu hàng hóa XK của cả hai bên còn khá đơn điệu, Mặt khác do Trung Quốc có lợi thế hơn Việt Nam về thị trường lao động dồi dào và giá nhân công rẻ nên dù các mặt hàng Trung Quốc XK sang Việt Nam chủ yếu là hàng hóa mang tính địa phương nhưng vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn nhiều so với hàng hóa Việt Nam về mẫu mã, kiểu dáng và giá cả phù hợp với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam. Vì vậy, để chiếm lĩnh được thị trường Trung Quốc cũng như thị trường nội địa thì các doanh nghiệp Việt Nam cần cải tiến quy trình sản xuất, nhằm giảm giá thành sản phẩm, đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cũng như đối với hàng nông sản thì cần đầu tư nhiều hơn cho công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Có như thế thì hàng hóa Việt Nam mới có đủ sức cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, từ đó góp phần giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Phát triển thương hiệu sản phẩm và đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm.
Muốn phát triển thương hiệu sản phẩm của mình, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc phát triển sản phẩm, cải thiện chính sách giá cả, mà một yếu tố quan trọng khác cần quan tâm đó là phải đẩy mạnh quảng bá, đăng ký thương hiệu và có chiến lược marketing sản phẩm ở thị trường nước ngoài, định vị sản phẩm của mình trong lòng người tiêu dùng thế giới. Có như thế, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam mới đứng vững được trên thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng quan hệ với bạn hàng Trung Quốc thông qua việc tận dụng các hội chợ quốc tế, chuyên ngành. Thông qua các hiệp hội ngành hàng của Trung Quốc, xây dựng hệ thống đại lý bán lẻ, mở cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm, liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại Trung Quốc… Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào lợi thế của sản phẩm Việt Nam khi XK sang Trung Quốc hay nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc để mở chi nhánh kinh doanh tại Trung Quốc. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với thị trường này.
KẾT LUẬN
Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khuôn khổ hợp tác phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam thuộc Chương trình hợp tác kinh tế GMS đã tác động tích cực tới quan hệ thương mại Việt – Trung, cũng như góp phần vào tăng trưởng KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của các địa phương biên giới phía Bắc nói riêng, các tỉnh, thành phố trên hành lang kinh tế nói chung. Tuy nhiên, trong vấn đề hợp tác xây dựng hành lang kinh tế này giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều điểm chưa đồng nhất, làm giảm đi tác động tích cực của hành lang tới phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Trong bối cảnh mới hiện nay, khi mà ACFTA đã chính thức đi vào hoạt động, sẽ có tích động không nhỏ tới quan hệ thương mại của hai nước. Đồng thời, Chính phủ hai nước ngày càng coi trọng quan hệ thương mại song phương thì hợp tác phát triển trên hành lang kinh tế là một điều kiện quan trọng để đẩy mạnh thương mại hai nước, nhất là trong quan hệ thương mại biên giới. Chuyên đề “Tác động của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc” đã đi sâu nghiên cứu những tác động của hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Lạng Sơn và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng tới việc thúc đẩy hoạt động thương mại song phương giữa hai nước và những hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế đó trong việc phát triển của hai hành lang này. Trên cơ sở nhận thức những hạn chế và nguyên nhân đó, em đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp để nâng cao vai trò tích cực của hai hành lang kinh tế trong quan hệ thương mại song phương Việt – Trung.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, cũng như các anh chị trong Ban các vấn đề quốc tế, Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Mai Thị Minh Nguyệt
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội – khoa Kế hoạch và phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009 .
Giáo trình Thương mại quốc tế - Bộ môn Thương mại Quốc tế - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007.
Đề án “ Một số giải pháp phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh”, Ban Các vấn đề quốc tế, Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Chiến lược “một trục hai cánh” của Trung Quốc và ảnh hưởng của chiến lược này đến phát triển KTXH của nước ta trong thời gian tới”, Ban các vấn đề quốc tế, Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai, Kỷ yếu hội nghị, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện nghiên cứu Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, 2005.
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 (2005), số 6(2005), số 2(2006), số 4(2006), số 1(2007), số 2(2007), số 3(2007), số 4(2007), số 9(2007), số 1(2008), số 12(2009), số 1(2010).
Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 11/ 2009.
Logistics development study of the Greater Mekong subregion North South economic corridor, Ruth Banomyong, Trung tâm nghiên cứu logistics, Khoa thương mại và kế toán Đại học Thammasat, tháng 6/2007.
Hướng tới phát triển bền vững và cân bằng: Chiến lược và kế hoạch hành động cho hành lang kinh tế Bắc – Nam, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, tháng 2/2009.
Tư liệu thống kê kinh tế xã hội 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, NXB Thống kê, 2009
“Suy ngẫm vè quan hệ thương mại Việt – Trung” , Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên phó văn phòng Bộ Thương mại, 2007
Thông tấn xã Việt Nam, số 269, tháng 11/2009.
Các website tham khảo:
(Ngân hàng phát triển châu Á)
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
www.mof.gov.vn (Bộ Tài Chính)
(Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương)
(Báo điện tử Lào Cai)
(Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)
(Cổng thông tin điện tử Lạng Sơn – Quảng Tây)
(tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập)
Và một số website khác.
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU
Hình 2.1: Các hành lang kinh tế trong GMS 20
Hình 2.2: Hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS 23
Bảng 2.1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2009 25
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 – 2009 30
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2007 - 2009 31
Bảng 2.4: Kim ngạch XNK của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2009. 32
Bảng 2.5: Tỷ lệ nhập siêu từ thị trường Trung Quốc so với tổng mức nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2009 36
Bảng 2.6: Các mặt hàng XK chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc 38
Bảng 2.7: Các mặt hàng NK chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc 40
Bảng 2.8: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Trung Quốc qua cửa khẩu 50
Bảng 2.9: Kim ngạch thương mại Việt Nam với Quảng Tây (Trung Quốc) 51
Bảng 2.10: Kim ngạch XNK hàng hóa Việt Nam – Vân Nam qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai 54
Bảng 2.11: Tỷ trọng các loại chi phí và thời gian trên tuyến hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng 62
Bảng 2.12 : Xu hướng giảm thời gian và chi phí vận chuyển trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng 63
Bảng 2.13: Tỷ trọng các loại chi phí và thời gian trên tuyến hành lang Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng 65
Bảng 2.14 : Xu hướng giảm thời gian và chi phí vận chuyển trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng 66
Bảng 2.15: Một số chỉ tiêu cơ bản của các tỉnh, thành phố thuộc khu vực hai hành lang kinh tế. 68
Bảng 2.16: Cơ cấu kinh tế các tỉnh biên giới miền núi phía Bắc Việt Nam. 68
Bảng 3.1: Kết quả dự báo kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc 78
Bảng 3.2: Dự báo kim ngạch XNK Việt Nam – Vân Nam, Việt Nam – Quảng Tây 78
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2009 26
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch XK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 - 2009 29
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009 33
Biểu đồ 2.4: Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2009 35
Biểu đồ 2.5: Chi phí vận chuyển so với quãng đường hành lang kinh tế Côn Minh – Hải Phòng Năm 2000 – 2006 - 2015 61
Biểu đồ 2.6: Thời gian so với quãng đường trên hành lang kinh tế Côn Minh – Hải Phòng 2000 – 2006 -2015 62
Biểu đồ 2.7: Chi phí vận chuyển so với quãng đường trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (2000 – 2006 – 2015) 64
Biểu đồ 2.8: Thời gian so với quãng đường trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (2000 – 2006 – 2015) 65
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25631.doc