Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU Đầu tư là một lĩnh vực có từ rất lâu nhưng thực sự để nó mang lại hiệu quả cao thì đó là vấn đề mà tất cả các quốc gia quan tâm. Không chỉ riêng đối với các nước phát triển mà cả những nước dang phát triển đầu tư là nhân tố quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế . Đồng thời là đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ câu của mỗi quốc gia . vì vậy Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong vấn chiến lược phát triển của m... Ebook Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi quốc gia . điều này còn có ý nghĩa to lớn đối với VIỆT NAM chung ta . Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay , xu thế hội nhập vào khu vực và thế giới là tất yếu. Mỗi quốc gia đều phải tự chủ động tìm lợi thế của mình trong quá trình hợp tác phát triển . Thực hiện đường lối đổi mới của đảng , tư năm 1986 tới nay , rõ nhất là từ năm 1990 , cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực . Tỷ trọng các ngành công ngiệp và dịch vụ trong GDP của toàn nền kinh tế nước ta đã và của các vùng tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn , tỷ trọng của nông ngiệp có xu hướng giảm dần , cơ cấu các thành phần kinh tế có xu hướng thay đổi theo hướng hợp lí hơn . Những chuyển biến đó đã góp phần tạo đà cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng mới chỉ là bước đầu, và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Cho đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, “ đưa nước ta cơ bản trở thàn một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,…” mà Đại hội VIII của Đảng đề ra, thì còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cức và có giải pháp sát thực. Để có một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý như hiện nay không thể không kể đến vai trò của đầu tư. Đầu tư được coi như một công cụ hữu hiệu, lá bài quan trọng nhất trong tay các nhà quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì thế mà những năm gần đây, chủ trương chính sách mà Đảng và Nhà nước đặt ra là đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, trên những phương diện nào và cách thức ra sao? Làm thế nào để có thể phát huy tối đa vai trò đó của đầu tư? Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu đề tài : tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt nam . Để thực hiện được đề tài này chúng em xin cảm ơn sự giúp dỡ của thầy giáo TỪ QUANG PHƯƠNG . Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót vì vậy chúng em rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn Nội dung Chương I: Lý luận chung về đầu tư và vai trò của đầu tư với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lý luận chung về đầu tư: Khái niệm đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm đem lại mục đích của chủ đầu tư trong tương lai trên góc độ tài chính : đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về 1 chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn va sinh lời trên góc độ tiêu dùng : đầu tư là sự hi sinh mức tiêu dùng hiện tại để thu về mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Đầu tư là việc bỏ vốn hay chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. Đầu tư là sự hi sinh hay bỏ ra các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm đạt được các kết quả , thực hiện đươc các mục tiêu nhất định trong tương lai. Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như để vận hành một loại tài sản kinh doanh nào đó như nhà xưởng , máy móc , vật tư cũng như để mua cổ phiếu hay cho vay lấy lãi mà ở đây những tài sản đầu tư này có thể sinh lợi dần hay thõa mãn dần một nhu cầu nhất định nào đó của người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định. Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiên tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai llowns hơn các nguôn lực đã bỏ ra để đạt đươc kết quả đó . nguồn lục đó có thể là tiền , là tài nguyên thiên nhiên , là sức lao động và trí tuệ . những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm tài sản tài chính ( tiền vốn ) , tài sản vật chất ( nhà máy , đường sá , bệnh viện , trường học . .. ) , tài sản trí tuệ ( trình độ văn hóa , chuyên môn , quản lí , khoa học kĩ thuật . . .) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội . trong những kết quả đã đat được trên đây , tài sản trí tuệ và vai trò quan trọng trong mọi nguồn nhân lực tăng thêm lúc và mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế . những kết quả này khong chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ. theo nghĩa hẹp , đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại , nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó đầu tư phát triển là phương thức đầu tư trực tiếp , hoạt động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế , làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác , là điều kiện chủ yếu để tạo được việc làm , nâng cao được đời sống người dân trong xã hội . đó là việc bỏ tiền ra để xây dựng , sưa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng , mua sắm thiết bị , lắp đặt chung trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực , thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội đầu tư tài chính : là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hay mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm , mua trái phiếu chính phủ . . .) hay lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành ( cổ phiếu, trái phiếu cua công ty ) đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế ( nếu không xết đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này ) mà chỉ làm tăng thêm giá trị cuat tài sản tài chính của tổ chức , cá nhân đầu tư ( đánh bạc nhằm mục đích sinh lời cũng là một loại đầu tue tài chính nhưng bị cấm do gây nhiều tệ nạn xã hội . công ty mở ra sòng bạc để giải trí của đến chơi nhằm thu lạo lợi nhuận về cho công ty tì đây là loại đầu tư phát triển nếu đươc nhà nước cho phép và tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật các quy chế hoạt động do nhà nước quy định để khong gây ra các tệ nạn xã hội ) . với sự hoạt động của hình thức tài chính , vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng , khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng ( rút tiết kiệm , chuyển nhượng trái phiếu , cổ phiếu cho người khác ) . điều đó khuyến khích người có tiền bỏ tiền ra để đầu tư . để giảm độ rủi ro , họ có thể đầu tư vào nhiều nơi , mỗi nơi một ít tiền . đây la một nguồn cung cấp vốn đầu tư quan trọng cho đầu tư phat triển . đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra đẻ mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch khi mua và bán . loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới chi nền kinh tế ( nếu không tính đến ngoại thương ), mà chỉ làm tăng tài sản chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại , chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giuwax người bán và người đầu tư và người đầu tư với khách hang của họ . tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất đầu tư phát triển tạo ra , từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển , tăng thu cho ngân sách , tăng tích lũy cho sản xuát , kinh doanh nghiệp vụ nói riêng và nền sản xuất xã hộ nói chung ( chúng ta cần lưu ý rằng đầu cơ trong konh doanh cũng thuộc đầu tư thương maijxets về bản chất nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hóa một cách giả tạo , gây khó khăn chi việc quản lí lưu thông phân phối , gây mất ổn định cho sản xuất , làm tăng chi phí cho người tiêu dùng phân loại các hình thức đầu tư - theo bản chất của đối tượng đầu tư : hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất hoặc tài sản ( nhà xưởng , máy móc thiết bị )cho các đối tượng tài chính ( đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo , nghiên cứu khoa học , y tế . . .) . trong các loại đầu tư sau đây đầu tư đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết , cơ bản làm tăn tiềm lực của nền kkinh tế , đầu tư tài chính là điều kiện quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lơp dân cư cho đầu tư mọi đối tượng vật chất , còn đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế xã hội . theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong đó đầu tư theo chiều rộng vốn lớn để khe dọng lâu , thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần thực hoạt động để thu hồi vốn lâu , tính chất xã hội phức tạp độ mạo hiểm cao . còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn , thời gian thực hiện đầu tư không lâu , độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo ciều rộng theo phan cấp quản lí , điều lệ quản lí đầu tư và xây dựng ban hành theo nghị định số 12/cp ngày 5 thánh 5 năm 2000 phân thành 3 nhóm A, B, C tùy theo tính chất và quy mô của dự án , trong đó nhóm A của dự án do thủ tướng chính phủ quyết đinh , nhóm B, C do bộ trưởng , thủ trưởng cơ quan ngang bộ , cơ quan trực thuộc chính phủ , UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quyết định theo quan hệ quản lí của chủ đầu tư , hoạt động đầu tư có thể phân chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp + đầu tư gián tiếp là đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lí quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư . đó là việc chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc ó hoàn lại nhưng với lãi suất thấp cho chính phủ của các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội , là việc các cá nhân , các tổ chức mua các cứng chỉ có giá như cổ phiếu , trái phiếu . . . để hưởng phúc lợi ( gọi là đầu tư tài chính ) Đầu tư trực tiếp là lloại đầu tư trong đó người có vốn trực tiếp tham gia quản lí , điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư . đầu tư trực tiếp được chia thanh 2 loại : đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển Đầu tư dịch chuyển là đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp . trong trương hợp này việc đẩu tư không làm tăng tài sản của doanh nghiệp mà chỉ thay đổi quyền sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp Dầu tư phát triển là loại đầu tư để tạo ra những năng ực sản xuất phục vụ mới ( ả về số lượng và chát lượng ) . đây là loại đầu tư dể tái sản xuất mơ rộng , là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động , là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chíh và đầu tư chuyển dịch . chính sự điều tiết của bản thân thị trường và các chính sách khuyến khích đầu tư củ nhà nước sẽ dịnh hướng của nhà nước , từ đó tạo nên được một cơ cấu đầu tư phục vụ cho việc hình thành 1 cơ cấu kinh tế hợp lí , có nghĩa là người có vốn sẽ không chỉ đầu tư cho lĩnh vực sản xuất , khoogt chỉ đầu tư tài chính , đầu tư chuyển dịch ma cả đầu tư phát triển . -theo nguồn vốn : đầu tư dược chia thành đầu tư có vốn huy động trong nước ( vốn tích lũy của ngân sách , của doanh nghiệp , tiết kiệm của dân cư ) , và vốn huy động từ nước ngoài ( vốn đầu tư gián tiếp , vốn đầu tư trực tiếp ) . phân loaị nay cho thấy tình hình huy động vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành , từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế 2. lí luận chung về cơ cấu kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1 chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.1 khái niệm cơ bản về cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố , cps quan hệ chặt chẽ với nhau , tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định , trong những điều kiện xã hội cụ thể , hướng vào thực hiện những mục tiêu đã định 2.1.2 phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế gồm 3 phương diện hợp thành : -cơ cấu kinh tế - cơ cấu thành phần kinh tế -cơ cấu vùng lãnh thổ Chỉ tiêu kinh tế làm cơ sở để biểu hiện cơ cấu la GDP ( tổng sản phẩm nội địa ) Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ biểu hiện mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý trong cơ cấu lãnh thổ, có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệuh quả của các ngành kinh tế trên lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện tr chức kinh tế với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội. 2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.2.1 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi. Sự thayđổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2.2.2 Ứng với 3 loại cơ cấu kinh tế thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế có 3 loại như sau: _ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế _ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế _ Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ 2.3 Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình tất yếu gắn liền với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là với sự phát triển trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố như: quy mô kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ mở cửa của nền kinh tế với bên ngoài, dân số một quốc gia, các lợi thế tự nhiên, nguồn nhân lực, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự ổn định chính trị xã hội… Nhân tố quan trọng khác góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình chuyên môn hóa trong phạm vi quốc gia và mở rộng chuyên môn hóa quốc tế đồng thời có sự nhảy vọt về khoa học kỹ thuật. Chuyên môn hóa mở đường cho việc trang bị kỹ thuật hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng suất lao động xã hội. Chuyên môn hóa cũng tạo ra các hoạt động dịch vụ và chế biến mới. Tiến bộ kỹ thuật công nghệ đã thúc đẩy chuyên môn hóa. Điều đó làm tỷ trọng các ngành truyền thống giảm đi, tỷ trọng các ngành dịch vụ có khoa học kỹ thuật mới tăng trưởng nhanh chóng và dần chiếm ưu thế. Phân công lao động xã hội và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ngày càng phát triển sâu sắc tạo ra những tiền đề cho việc phát triển thị trường các yếu tố sản xúât . Và ngược lại việc phát triển các yếu tố sản xuất lại thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế do vậy làm sâu sắc thêm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý - hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là một tất yếu khách quan gắn liền với sự phát triển kinh tế trong giai đoạn hội nhập của Việt Nam Lý luận về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Mối quan hệ giữa đầu tư tăng trưởng kinh tế, cơ cấu đầu tư A, Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu (+) Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn xã bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm tỷ trọng từ 24 đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng ( nếu các yếu tố khác không đổi). AD = C + I + G + X – M Trong đó: C: Tiêu dùng I: Đầu tư G: Tiêu dùng của chính phủ X: Xuất khẩu M: Nhập khẩu Từ quan hệ trên ta thấy khi đầu tư tăng sẽ tiếp tục lam tăng GDP . Theon Keyness thì đầu tư tăng 1 đơn vị thì sẽ làm cho GDP tăng nhiều hơn 1 đơn vị Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn phụ thuộc vào mức độ cung của nền kinh tế .Nếu năng lực cung hạn chế thì việc gia tăn tổng cầu , với bất cứ lí do nào chỉ làm tăng giá mà thôi , sản lượng thực tế không tăng là bao . Ngược lai , nếu năng lực sản xuất dồi dào thì sự gia tăng tổng cầu sẽ thực sự làm tăng sản lượng , ở đây llis thuyết cung được khẳng định Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế . theo số liệu ngân hàng thế giới đầu tư thường chiếm khoảng 24%-28% trong cơ câu tổng cầu của tất cả các nước tên thế giới . Với tổng cầu , tác động của đầu tư là ngắn hạn (+) Tác động đến cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính Là cung cấp trong nước và cung cấp từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…, thể hiện qua phương trình sau: Q = F (K, L,T, R…) K: vốn đầu tư L : lao động T : công nghệ R : nguồn tài nguyên Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nên kinh tế , nếu các yếu tố khác không đổi, mặt khác tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , đổi mới công nghệ . . ..do đó , đầu tư lai gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế . B, tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển kinh tế các mô hình tăng trưởng đơn giản dang tổng cung đều nhấn mạnh đến yếu tố vốn trong tăng trưởng hàm sản xuất Cobb-Douglas các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất . Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng trưởng của đầu ra với sự tăn lên của yếu tố đầu vào là : vốn , lao động , tài nguyên và khoa học công nghệ Y= T. K Trong đó : Y : là đầu ra GDP K : là vốn sản xuất R : là nguồn tài nguyên thiên nhiên T :là khoa học công nghệ : là các số lũy thừa , phản ánh tỷ lệ cận biên các yếu tố đầu vào Sau khi biến đổi , thiết lập được mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng của các biến số G= t + Trong đó : g la tốc độ tăn trưởng của GDP K, l , r là tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào T là phần dư còn lại , phản ánh tác động của khoa học công nghệ Như vậy từ đây ta có thể lượng hóa được tác động của các yếu tố tới tốc dộ tăng trưởng , trong đó có tốc dộ tăng của vốn sản xuất . Hay có thể đánh giá được tác dộng của đầu tư tới tốc dộ tăng trưởng kinh tế mô hình Harrod- Domar đã đưa ra mối quan hệ hàm số giữa vốn ( kí hiệu là K ) và tăng trưởng sản lượng ( kí hiệu là Y ) . Mô hình này cho rằng sản lượng của bất kì một thực thể nào – cho dù là doanh nghiệp , một ngành hay toàn bộ nền kinh tế - đều phụ thuộc vốn đã đầu tư với thực thể kinh tế đó cà được thể hiện dưới dạng hàm Y= K/ k Với k là hằng số , được gọi là hệ số vốn – sản lượng vốn Để đạt được tốc dộ tăng trưởng nào đó thì nền kinh tế phải được đầu tư theo một tỷ lệ nhất định nào đó từ GDP , khi chuyển sang dạng tốc độ hệ số k gọi là hệ ố Icor ICOR= vốn đầu tư / GDP do vốn tạo ra Từ đó suy ra : Mức tăng GDP = vốn đầu tư / ICOR Hệ số ICOR cho biết để tăng thêm một đồng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế , muốn giữ tốc độ tăng trướng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-20% so với GDP tùy thuộc vào ICOR mỗi nước Ở các nước phát triển , ICOR thường lớn , từ 5-7 do thừa vốn thiếu lao động , vốn được sử dụng nhiều cho lao động , do sử dụng công nghệ hiện đại với giá cao . Còn ở các nước chậm phát triển , ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn , thừa lao động để thay thế cho vốn sử dụng công nghệ kém hiệu quả , giá rẻ Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc nhiều nhân tố , thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước Dối với các nước dang phát triển về bản chất được coi là ván đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến . Thực vậy , ở nhiều nước , đầu tư đóng vai trò như một ‘ cái hích ban đầu ‘ , tạo đà cho cho sự cất cánh của nền kinh tế Đối với nước ta để đạt mục tiêu đến năm 2010 tăng gấp dôi tổng sản phẩm quốc nội năm 2000 theo dự tính của các nhà kinh tế , nếu ICOR là 3 thì vốn đầu tư phải lớn gấp 3 lần hiện nay Kinh nghiệm các nước cho thấy chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành , các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả chính sách kinh tế nói chung . Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp , ICOR trong gian đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực . Do đó ở các nước phát triển , tỷ lệ đầu tư thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp C, mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng Các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế , muốn có tăng trưởng thì phải có đầu tư . Tuy nhiên cơ cấu đầu tư là một vấn đề gây nhiều tranh cãi . Các nhà kinh tế đều đồng ý với nhau rằng cần có một cơ cấu đầu tú hợp lí để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lí . Thuật ngữ hợp lí ở đây được hiểu là cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế như thế nào để đảm bảo được tốc dộ phát triển nhanh và bền vững . Mặc dù đồng ý với nhau như vậy nhưng các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về cách thức tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lí . Có một số quan điểm chủ yếu sau : + quan điểm của trường phái tan cổ điển Quan điểm này cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực ( vốn, lao động . . . ) mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này . Trường phái này khẳng định một trong những ưu điểm của kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động dưới sự tự điều khiển của thị trường . Các danh nghiệp ới mục đích tối da hóa lợi nhuận sẽ tim kiếm những cơ hội đầu tư tốt nhất cho mình . Tuy nhiên giả thiết của trường phái tân cổ điển là thị trường cạnh tranh hoàn hảo . Đó là thị trường mà người bán và người mua không ai kiểm soát và có khả năng kiểm soát giá cả và có đầy đủ thông tin trong cả hiện tại và tương lai . Trong thực tế giả định này là một điều phi thực tế , nhất là về thông tin + quan điểm ủng hộ sự can thiệp của chính phủ Quan điểm này cho rằng do thị trường không hoàn hảo , nhất là đối với các nước đang phát triển , nên tự vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu . Thông tin không hoàn hảo có thể dẫn đến sản xuất và đầu tư quá mức . Mặt khác , ở hầu hết các nước dang phát triển kinh tế còn lạc hậu phụ thuộc vào nông nghiệp , nếu để thị trường tự vận động sẽ không tạo ra sự phát triển mạnh mẽ . Nhà nước cần tạo ra sự khởi đông ban đầu để hình thành nên các ngành công nghiệp . Sự can thiệp của nhà nước trong sự phân bổ nguồn lực cho công nghiệp là cần thiết . Sỡ dĩ phải phát triển công nghiệp bởi đây là khu vực có thể tăng năng suất nhanh nhất do ứng dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật , ngoài ra khu vực này còn tạo ra kích thích cho toàn nền kinh tế . Vì lí do đó mà cac nước dang phát triển chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp , hay còn gọi quá trình công nghiệp hóa Tuy nhiên ở nhiều nước sự can thiệp quá mức của nhà nươc vào quá trình công nghiệp đôi khi không hiệu quả . Rất nhiều ngành công nghiệp được hình thành theo ý chí chủ quan của một số nhà lãnh đạo , chứ không phải dựa trên các phân tích kinh tế kĩ càng . Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh nên các điều kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo rõ ràng là chưa đáp ứng được . mặt khác nền kinh tế của ta dang ở mức phát triển thấp , chịu ảnh hưởng của một thời gian dài trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung , Tát cả những đạc tính đó cho thấy nhà nước cần đóng vai tro quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế không thể để thị trường tự thân vận động . Vì thế có thẻ nói đầu tư là một con bài quan trọng nhất mà nhà nước sử dungjn để tác động làm tăng trưởng kinh tế , điều tiết nèn kinh tế theo đúng dịnh hướng phát triển . D, mối liên hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển kinh tế . Cho tới nay chưa có lý thuyết hoàn hảo nào có thể mô tả nhữn mối liên hệ giữa quá trình phát triển và quá trình thay đổi cơ câu . Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng chắc chắn là có những quy luật phản ánh phương thức thay đổi của cơ cấu kinh tế khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên . Như vậy cơ sở giúp chúng thấy được mối liên hệ giữa quá trình phát triển kinh tế và thay đổi cơ cấu là cách thức tính toán GDP theo các biến số kinh tế vĩ mô Trước hết nếu xét về phía cung , chúng ta phải phân tích cơ cấu sản xuất được tính theo các ngành sản xuất . Ngoài các ngành có thể dễ quan sát như nông nghiệp , công nghiệp , hệ thống tài chính là ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ cấu của một nền kinh tế . Một số kết quả quan sát cho thấy rằng , khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên , thì tỷ trọng trong tổng số sản phẩm quốc dân của ngành nông nghiệp giảm cùng với số lao động sử dụng và tỷ trọng của ngành công nghiệp trong đó chủ yếu là ngành khai khoáng và ngành chế biến tăng lên cùng với số lao động sử dụng . Đặc biệt ngành chế biến ban đầu có xu hướng tập trung vào sản xuất cac mặt hàng tiêu dùng giản đơn như lương thực thực phẩm , quần áo , sau này chuyển dần sang sản xuất các mặt hàng tư liệu sản xuất thuộc nghành công nghiệp nặng và sau cùng là sản xuất các sản phẩm vi điện tử và các sản phẩm có công nghệ cao . Vai trò của các ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên tương đối rõ rệ . Do kết quả mở rộng của nền kinh tế quốc dân khi quá trình kinh tế diễn ra nên sự phụ thuộc vào ngoại thương giảm dần cùng với tỷ trọng của sản phẩm khai thác trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Một điiều đáng quan tâm nữa là quá trình tăng trưởng có liên hệ chặt chẽ với sự đa dạng hóa sản xuất . Mặt hàng chế biến và dịch vụ ngày cang đa dạng hơn sẽ có tác dụng mở rộng cơ cấu sản xuất mà trước đây chủ yếu là nông nghiệp . Trình dộ chuyên môn hóa trong sản xuất và phân phối sẽ tăng lên khi nhu cầu cho nền kinh tế trở nên đa dạng hơn . Tương tự như vậy trong nội bộ các ngành sản xuất vì thế trong nội bộ khu vực kinh tế nông thôn , các nghề phụ , phi nông thôn cũng sẽ trở thành các nguồn thu nhập và công ăn việc làm ngày càng quan trọng hơn so với thu nhập trực tiếp từ nông nghiệp nghĩa là khu vực không chính thức trong nền kinh tế sẽ giảm đi . Xét về phía cầu kinh tế , các thành phần của nhu cầu chi tiêu là cơ sở cho co cấu kinh tế Khi mức thu nhập bình quân đầu người thấp người dân chi dùng hầu như toàn bộ thu nhập , tiết kiệm hầu như không có do đó toàn bộ nguồn đầu tư hầu nư dựa vào vốn nước ngoài , cơ cấu kinh tế phụ thuộc nên việc chủ động ra các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bị hạn chế nhiều . Một khi thu nhập tăng thêm tỷ trọng thu nhập dùng cho ăn uống giảm dần và tỷ lệ tiết kiệm tăng lên và mức chênh lệch giưa tiết kiệm và đầu tư giảm đi, việc chủ động vạch ra những chính sách thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng đã dần dần có hiệu lực Tóm lại , quá trình phát triển tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thuongf được xem xét như một quá trình làm thay đổi thu nhập bình quân đầu người .Một xu hướng mang tính quy luật là cùng với sự phát triển của kinh tế , cũng diễn ra một quá trình thay đổi về cơ cấu kinh tế tức là một sự thay đổi tương đối về vai trò mức đóng góp , tốc độ phát triển của từng thành phần kinh tế , từng yếu tố riêng về cấu thành toàn bộ nên kinh tế . Một trong những cơ cấu kinh tế được quan tâm và nghiên cứu nhiều trong mối liên hệ với quá trình phát triển và tăng trưởng là cơ cấu ngành Một trong những đặc điểm rõ nét nhất trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển là việc tăng nhanh tỷ trọng công gnhieepj trong GDP trong khi tỷ trọng nông nghiệp lại giảm sút . Có hai lí do chính lí giải cho hiện tượng này , thứ nhất là luật Enghen cho rằng khi thu nhập của một gia đình tăng lên thì phần chi tiêu cho thực phẩm giảm xuống . Điều đó làm cho nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp không thể tăng cùng tốc độ như nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa công nghiệp được . Thứ hai là sự phát triển kinh tế làm cho năng suất lao động nói chung và trong nghành nông nghiệpnoi chung tăng lên, do đó tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm Như vậy có thể nói khi đời sống được nâng lên thì tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng , còn tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn , nguồn vốn , cơ cấu huy động và sử dụng vốn . . . quan hệ hữu cơ , tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian , vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lí và tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế xã hội Cơ cấu đầu tư luôn luôn thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế , có nhân tố thuộc nội tại nền kinh tế , có nhân tố tác động từ bên ngoài , có nhân ntoos thúc đẩy sự phát triển , song cũng có nhân tố kĩm hãm sự phát triển . Các nhân tố trong nội bộ nền kinh tế bao gồm : nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội , trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , quan điểm chiến lược , mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đât nước trong mỗi gian đoạn nhất dịnh , cơ chế quản lí có thể ảnh hương đến cơ chế hình thành cơ cấu đầu tư . . . nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài như xu thế chính trị , xã hội kinh tế của khu vực và thế giới . Trong xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất và thời đại bùng nổ thông tin , tìm hiểu thị trường và xác dịnh chiến lược đầu tư hợp lí để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm chủ đọng hội nhập Sau thay đổi của cơ cấu đầu tư từ mức độ này sang mức độ khác , phù hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu đầu tư . Sự thay đổi không chỉ là sự thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các chính sách áp dụng . Về thực chất chuyển dịch cơ cấu đầu tư là điều chỉnh cơ cấu vốn , nguồn vốn đầu tư , điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn . . . phù hợp với mụ._.c tiêu đã xác dịnh của toàn bộ nền kinh tế , ngành địa phương và các cơ sở trong từng thời kì phát triển Chuyển dịch cơ cấu đầu tư có ảnh hưởng quan trọng đến đổi mới cơ cấu kinh tế trên cơ sở sự tác động của yếu tố đầu tư và có tính đến những nhân tố ảnh hưởng khác . Mặt khác , sự thay đổi và phát triển của các bộ phận nền kinh tế sẽ quyết định sự thay đổi cơ cấu đầu tư của hiện tại . Kết quả của đầu tư đổi mới cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng của các ngành trong nền kinh tế quốc dân theo hướng xuất hiện nhiếu ngành mới , giảm tỷ trọng những ngành không phù hợp với tăng tỷ trọng cúa những ngành lợi thế , là đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận trong ngành , của nền kinh tế theo ngành theo hướng càng ngày hợp lí hơn , sử dụng các nguồn ngày càng hiệu quả hơn , là việc nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội cho từng bộ phận cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân Quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của mốt quốc gia , của một ngành , một địa phương hay cơ sở thông qua kế hoạch đầu tư là nhằm hướng tới việc xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lí Cơ cấu đầu tư hợp lí là cơ cấu đầu tư phù hợp với quy luật khách quan , các điều kiện kinh tế xã hội của từng cơ sở , ngành vùng và toàn thể nền kinh tế , coa tác động tích cực đến đổi mới cơ cấu kinh tế theo hương ngày càng hợp lí , khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực trong nước , đáp ứng nhu cầu hội nhập , phù hợp với xu thế kinh tế , chính trị của thế giới và khu vực Lý luận tác động của đầu tư tới , chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chúng ta thấy rằng đầu tư có tác động dây chuyền , khi tăng cường đầu tư , phân bổ vào một ngành , lĩnh vực đó gia tăng sản lượng và từ đó làm thay đổi mối tương quan giữa các ngành Những ngành những vùng lĩnh vực phát triển nhanh sẽ thu hút nhiều lao động vào ngành , lĩnh vực đó , tạo ra sự chuyển dịch giữa các ngành , các lĩnh vực Dầu tư có tác dộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu kinh tế . Trong điều hành chính sách đầu tư , nhà nước có thể can thiệp trực tiếp như thực hiện chính sách phân bổ vốn , kế hoạch hóa , xây dựng cơ chế quản lí đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua công cụ chính sách như tuế , tín dụng , lãi suất để xác dịnh và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hương ngày càng hợp lí hơn Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rằng nếu có chính sác đầu tư hợp lí sẽ tạo đà tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấ thành nền kinh tế , có quan hệ chặt chẽ với nhau , được thể hiện cả mạt chất và mặt lượng , tùy thuộc vào mục tiêu của nền kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế . sự chuyển dịch kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô , tốc độ giữa các vùng miền Hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế việt nam thời kì 1990-2004 , thể hiện qua bảng sau : Bản hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế việt nam Năm 1990 1994 1995 1999 2000 2004 GDP (%) 100 100 100 100 100 100 Trong đó : Nông nghiệp 38,7 27,4 27,2 25,4 24,5 20,4 Công nghiệp 22,7 28,9 28,8 34,5 36,7 41,1 Dịch vụ 38,6 43,7 44,1 40,1 38,7 38,5 Chuyển dịch cơ cấu của hai ngành nông nghiệp và công nghiệp Hệ số k 0,139 0,018 0,04 Độ lệch tỷ trọng nông nghiệp -11,31% -1,75% -4,13% Độ lệch tỷ trọng nông nghiệp thời kì 1990-2004 âm , theo bảng trên Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế . đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huwowngd phù hợp qui luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kì , tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tể quốc dân và giữa các ngành vùng , pphats huy nội lực nền kinh tế , trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực . đối với cơ cấu ngành , đầu tư vốn vào ngàng nào , quy mô vốn đầu tư từng ngàng nhiều hay ít ,. . đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển , đế khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành , tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới . . do đó làm chuyển dịch cơ cấu ngành Đối với cơ cấu ngành lãng thổ , đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng miền , đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo , phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên , kinh tế chính trị . .. cả những vùng có khả năng phát riển cao hơn ,làm bàn đạp thúc đảy các vùng khác phát triển nhanh hơn Chương II:Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay I.Tổng quan về đầu tư phát triển trong nền kinh tế Trong những năm qua tình hình huy động vốn đầu tư của nước ta đã có bước tăng trưởng khá.Đặc biệt trong kế hoạch 5 năm (2001-2005),Việt Nam đẫ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) và đẩy manh đầu tư ra bên ngoài. Điển hình năm 2005,tổng vốn đầu tư phát triển tăng khá so với năm 2004,cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP theo giá thực tế,do đó tỷ lệ so vứi GDP cũng sẽ cao hơn và đạt mức cao nhất từ trước tới nay.Đáng lưu ý là vốn đầu tư ngòai khu vực quốc doanh,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA thực hiện đạt cao hơn năm 2004.Chúng ta đã thu hút được 5,8 tỷ USD vốn đăng ký tăng trên 2,5% so với năm 2004,vượt gần 30% mục tiêu ban đầu (4,5 tỷ USD) đề ra cho cả năm 2005,trong đó vốn cấp mới đạt trên 4 tỷ USD,vốn bổ sung đạt 1,8tỷ USD.Số vốn này kết hợp sức mạnh quan trọng cho việc thực hiện đầu tư các năm sau và điểm cần lưu ý và quan trọng nhất của kết quả FDI trong năm 2005 là số vốn đầu tư thực hiện,đóng góp cho nền kinh tế,đạt khoảng 3,3 tỷ USD,tăng trên 15% so với năm 2004,chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội,đã góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của cả nước về phát triển KT-XH với mức tăng GDP gần 8,5%-mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Khu vực kinh tế có vốn FDI trong năm 2005 đạt doanh thu khoảng 21 tỷ USD(không có dầu thô),trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 10,3tỷ USD,tăng khoảng27% so với năm 2004,chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu cả nước(nếu tính cả dầu thô thì tỷ lệ đạt trên 56%);nộp ngân sách nhà nước đạt 1,29 tỷ USD,tăng gần 40% so với năm 2004 và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước.Các doanh nghiệp FDI đã thu hút khoảng 70.000 lao động,đưa tổng số lao động trực tiếp trong khu vực FDI lên khoảng 87 vạn người,tăng 18% so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế tiếp tuịc chuyển dịch theo hướng tích cực.Tỷ trọng khu vực công nghiệp –xây dựng sẽ đạt trên 41%,không những vựơt mục tiêu38-39% đề ra cho năm 2005 mà còn cao hơn so với mục tiêu 40-41% đề ra cho năm 2010.Riêng tỷ trọng xây dựng sẽ tăng trở lại nhờ tốc độ tăng cao hơn năm trước. Như vậy,theo tính toán trên đây,khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong năm 2001-2005 vào khoảng 840 nghìn tỷ đồng (theo nặt bằng giá 2000) tương đương khoảng 60 tỷ USD,bằng 1,5 lần tổng vốn đầu tư thực hiện thời kỳ 1996-2000;trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 2/3.Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm khoảng 31-32%,bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm và có công trình gối đầu cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Trong tổng nguồn vốn nêu trên,khả năng huy động đầu tư từ ngân khố Nhà nước trong 5 nưm (2001-2005) vào khoảng 186 nghìn tỷ đồng,chiếm trên 22%;từ tín dụng Nhà nước khoảng 117 nghìn tỷ đồng,chiếm 14%;khu vực doanh nghiệp Nhà nước đầu tư khoảng 162 nghìn tỷ đồng,chiếm trên 19%;vốn đầu tư của dân cư và tư nhân khaỏng 221 nghìn tỷ đồngchiếm trên 26% ;vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 153 nghìn tỷ đồng,chiếm trên 18%.Khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp khoảng 13% tổng vốn,các ngành công nghiệp khoảng 44%,lĩnh vực giao thông vận tải,bưu điện khoảng 15%;các ngành khoa học,công nghệ,điều tra cơ bản,môi trường khoảng 0.6%;giáo dục đao tạo khoảng 3,7%;lĩnh vực y tế,xã hội,văn hoá,thông tin,thể dục thể thao khoảng 3,7%;khu vực công cộng,nhà ở,cấp thoát nước khoảng 14%;quản lý Nhà nước 3,2%;các lĩnh vực khác khoảng 2,8%. Vốn đầu tư từ Ngân sách và tín dụng mà Nhà nước có thể trực tiếp và chủ động bố trí theo cơ cấu đầu tư,chiếm bình quân hàng năm vào khoảng 35-39% tổng vốn(khoảng trên 10% GDP).Trong đó đầu tư cho công nghiệp và xây dưng khoảng 9,5% tổng số;nông nghiệp,thuỷ lợi,lâm nghiệp,thuỷ sản khoảng 25%;giao thông bưu điện khoảng 29,5%;lĩnh vực nhà ở,công cộng,cấp nứoc,dịch vụ khoảng 11%;khoa học công nghệ ,điều tra cơ bản,môI trường khoảng 2%;giáo dục đào tạo khoảng 7,8%;y tế xã hội khoảng 6,5%;văn hoá-thông tin,thể thao khoảng 3,4%;quản lý Nhà nước 4,3%,các lĩnh vực khác khoảng 1%. Việc đầu tư đẻ tạo ra năng lực sản xuất mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu do các doang nghiệp đầu tư từ nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức,nguồn vốn tự tích luỹ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.Điều đó đòi hỏi cần phảI đổi mới mạnh mẽ các chính sách,cơ chế huy động các nguồn vốn,khuyến khích tích luỹ cao trong nước cho đầu tư và thu hút nguồn vốn bên ngoài.Ngoài ra một số doang nghiệp sản xuất kinh doanh,nhất là các doanh nghiệp hoạt động công ích được đầu tư bằng vốn ngân sách,hoặc hỗ trợ một phần từ Ngân sách,thông qua hình thức bù lãI suất vốn vay,ưu đãi về chính sách để đầu tư trở lại cho doanh nghiệp…. Đối với đầu tư trực tiép nước ngoài,cần địng hướng thu hút vào các khu công nghiệp,khu chế xuất,khu công nghệ cao và những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò vùng động lực,khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu,công nghiệp chế biến,công dụng công nghệ cao,vật liệu mới,điện tử,viễn thông phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế,xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế,gắn với công nghệ hiện đại và tạo việc làm;dành ưu đãi tối đa cho đầu tư vào các vùng,các địa bàn còn nhiều khó khăn. Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),một mặt cần nhanh chóng hợp thức hoá bằng các hiệp định vay vốpn cho các dự án ODA đã được cam kết;mặt khác cần vận động thu hút thêm vốn ODA đẻ đảm bảo nhu cầu thực hiện trong kỳ kế hoạch và gối đầu thực hiện cho cá năm sau.Đinh hưóng trong năm năm tới khoảng 15% nguồn vốn ODA sẽ đưa vào hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,thuỷ lợi,lâm nghiệp.thuỷ sản,kết hợp mục tiêu ngành,năng lượng và công nghiệp;khoảng 25% cho các ngành giao thông,bưu điện;khoảng 35% cho các lĩnh vực phát triển xã hội,giao dục và đào tạo.khoa học và công nghệ,bảo vệ môI trường,cấp thoát nước và bảo vệ đô thị. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.môI trường đầu tư chư minh bạch,thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều,hiệu quả sử dụng vốn chưa cao… Do đó chính phủ đã và đang quyết tâm chỉ đạo và cảI thiện môI trưòng đầu tư và kinh doanh như việc triển khai thành công sáng kiến Việt-Nhât. về cảI thiện môI trường đầu tư,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Viêt Nam,xây dựng và được quốc hội thông qua nhiều bộ luật quan trọng,trong đó phảI kể đến luật đầu tư chung và luật DN thống nhất có hiệu lực vào ngày 1/7/2006,nhừ đó hệ thống Pháp luật,chính sách đầu tư đã không ngừng được cảI thiện theo hướng ngày càng minh bạch,thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đàu tư. II.Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cư cấu ngành kinh tế 1.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay Hiện nay trên thế giới xu hướng chuyển mạnh sang các ngành kinh tế cạnh tranh của các nguồn tài nguyênvà lao động nước ta.Trên cơ sở đó,dễ dàng nhận thấy xu hướng tỷ trọng lao động trực tiếp sản xuất trong các ngành công nghiệp giảm xuống,tỷ trọng lao động trí óc có tính chất phục vụ tăng lên.Lý do là nhu cầu thị trưòng hiện nay là ngày càng hướng tới sản phẩm cao cấp.Trong mỗi sản phẩm hàm lượng chất xám tăng lên,hàm lượng lao động chân tay giảm xuống.Việt Nam trong những năm gần đây nhất ,nhất là từ năm 1990 trở đI,đã hình thành xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tương đối rõ theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP tăng đồng thời tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ.Xu thế này là hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển kinh tế của các nứơc trên thế giới khi bước vào thời kì công nghiệp hoá,theo đó cùng với thu nhập tính theo đầu người tăng lên thì phần chi cho lương thực thực phẩm giảm xuống. Trong khi đó nội bbọ ngành công nghiệp cũng có xu hướng thay đổi về cơ cấu.Các ngành có kỹ thuật cao phát triển rất nhanh do đưa các phát minh,sáng tạo khoa học vào sản xuất.Các ngành nghề truyền thống có xu hướng giảm tương đối,thu hẹp cả về người làm việc và tỷ trọng giá trị sản phẩm. Mặt khác xu hướng chuyển từ sản phẩm kỹ thuật cơ khí là chủ yếu sang lấy cơ giới hoá đồng bộ và tự động hoá sản xuất làm nội dung chính của quá trình phát triển.Các ngành công nghiệp nặng từ nay không còn giữ vai trò như trước nữa mà thay vào đó là các ngành điện tử,tin học,công nghệ sinh học là cơ sở cho một nền kinh tees hiện đại.Điều đó cũng thể hiện nền công nghiệp khai thác các ngành phi vật chất ngày càng trở nên chiếm ưu thế. Ngày nay dịch vụ trở thành quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao về cả lao động và tỷ trọng sản phẩm.Các nước trên thế giới đêu theo đuổi tăng trưởng dịch vụ,nhất là dịch vụ tài chính tiền tệ,khoa học công nghệ…Vì những ngành này vốn quay vòng nhanh,năng suất lao động cao,lợi nhuận lớn. 2.Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh 2.1. Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tees nói chung Trong 20 năm qua,cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự dịch chuyển dịch rất mạnh,tạo điều kiện nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.Để dánh giá tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chúng ta cần xem xét bảng số liệu sau; Cơ cấu GDP và vốn đầu tư phát triển của các phân ngành lớn(%) 2001 2002 2003 GDP VĐT GDP VĐT GDP VĐT Nông-Lâm-Thuỷ sản 23.2 12.3 23.0 12.7 22.4 12.9 Công nghiệp-Xây dựng 38.1 43.0 38.6 43.4 39.8 44.0 Dịch vụ 38.7 44.7 38.4 43.9 37.8 43.1 Có thể thấy rõ tỷ trọng nông nghiệp đang ngày càng giảm dần trong cơ cấu GDP,tỷ trọng công nghiệp ngày càng tăng dần tương ứng với tỷ trọng vốn đầu tư phát triển cho công nghiệp cao nhất,cho công nghiệp thấp nhất. Thực tế còn cho thấy có được cơ cấu ngành kinh tế như trên ngoài tác đọng của tỷ trọng vốn đầu tư cấp cho các ngành mà còn ảnh huởng nhiều bởi cư cấu vốn đầu tư ngày càng hựp lý hơn. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn qua hai giai đoạn (%) Năm 1991-2000 2001-2005 Vốn ngân sách nhà nước 21.2 25.8 Vốn tín dụng đầu tư 12.7 14.2 Vốn đầu tư của DN nhà nước 13.4 19.3 Vốn đầu tư tư nhân và dân cư 27.1 22.5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 25.6 18.2 Nguồn vốn đầu tư hoạt động đã mở rộng ra từ rất nhiều nguồn,không còn chỉ bó hẹp trong ngân sách nhà nước hay từ các doanh nghiệp quốc doanh nữa.Nhờ đó mà xoá bỏ được bao cấp đầu tư tồn tại khá lâu ở nước ta.Một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý như đã trình bày ở trên. 2.2.Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Từ sau đổi mới 1986 đến nay,ngành công nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế.Trong những năm 1989-1990,công nghiệp Việt nam đứng trước những thử thách gay gắt.Lúc này với cơ chế một giá,các khoản viện trợ,tài trợ phát triển ưu đãi (ODA) không còn nữa… khiến các doanh nghiệp Việt Nam,nhất là các doanh nghiệp quốc doanh chao đảo,tự tìm lối thoát đẻ khởi sắc vươn lên.Một thời kỳ công nghiệp mới mở ra,giai đoạn 1991-1997 công nghiệp Viêt Nam phát triển thay đổi mạnh mẽ trước cầu của sự phát triển để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.trong giai đoạn này chúng ta có thể thấy rõ nét nhất sự tác động của đầu tư phát triển vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.Nền kinh tế quốc dân chứng kiến sự ra đời gần 14000 công ty và 16000 doanh nghiệp tư nhân,trong đó 40% số doanh nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp.Sự thay đổi nhanh chónh về cơ câúi ngành cả về lượng lẫn chất xuất hiện từ chủ trương của nhà nước mở cửa cho đầu tư nước ngoài.Tính đến cuối năm 1997,đã có gần 2000 dự án đầu tư nuớc ngoài được phê duyệt.Trong đó đầu tư vào công nghiệp lên đến 15 tỷ USD.Có thể lấy ví dụ các dự án điển hình như :dự án sản Xuất PVC 90 triệu USD,đặc biệt là các dự án sản xuất hàng điện tử,ô tô với các hãng nổi tiếng thế giới như: Toyota,Ford,Daewoo,…. Khác với các thành phần kinh tế trong nước làm phong phú thêm cơ cấu công nghiệp,đặc biệt là cơ cấu công nghiệp chế biếnvới quy mô nhỏ thì thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài làm cư cấu chúng ta thay đổi khá căn bản.tỷ trọng GDP của doanh nghiệp nhà nước trong toàn ngành công nghiệp chỉ còn xấp xỉ 50%,giá trị hàng xuất khẩu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng trưởng nhanh,tạo hình ảnh tốt cho quá trình hội nhập của công nghiệp Việt Nam vào khu vực và quốc tế. Các khu vực công nghiệp lớn ra đời từ các dự án đầu tư nứoc ngoài đẫ góp phần điều chỉnh cư cấu tiểu ngành công nghiệp cũng như giảI quyết đồng bộ các vấn đề do sản xuất công nghiệp đặt ra.Các dự án đầu tư vào công nghiệp có giá trị lứn được phân bổ cho các tỉnh như sau:thành phố Hồ Chí Minh gần 300 dự án với giá trị gần 1 tỷ USD,Hà Nội hưn 80 dự án với 1tỷ USD,Hải Phòng 40 dự án gần 500 triệu.Ngoài ra thêm 40 tỉnh thành đều có vốn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp. Với sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp trong giai đoạn trên đã tạo tiền đề cho những chuyển biến có lợi của cơ cấu ngành trong những năm tiếp theo.Tỷ trong ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 34,5% năm 1999 đến 39,8% năm 2003,Trong đó tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 18% lên 21% so với GDP toàn nền kinh tế.Đến năm 2000,công nghiệp khia thác chiếm 79% (trong đó công nghiệp thực phẩm chiếm 23.6%),công nghiệp sản xuất phân phối điịen,khí đốt,nước chiếm khoảng 6,0 % (trong đó công nghiệp điện chiếm 3,4%).Các nagnhf công nghiệp sản xuất và công nghiệp điện nước là cư sở hạ tầng cho phát triển kinh tế,xã hội và phát triển công nghiệp,do đó được chú trọng đầu tư phát triển.Nhờ vậy,tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây đã đạt bình quân khoảng 13,7%.Về điịen đã phát triển nguồn kết hợp thuỷ điện với nhiệt điện,đặc biệt nhiệt điện sử dụng nguồn khí đốt đến năm 2003 đã đạt sản lượng 33,8 Kw/h.Về lưới điện cũng được đầu tư đảm bảo cung cấp điện cho nhiều vùng kinh tế quan trọng và lưới điện nông thôn,một số vung sâu vùng xa.Nguồn nước cũng được đầu tư tăng lượng nước cung cấp cho các đô thị. 2.3. Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cư cấu ngành dịch vụ Ngành dịh vụ ờ Việt Nam trong những năm qua có chuyển biến lớn tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại không đồng đều qua các thời kì khác nhau. Nghiên cứu cụ thể từng lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ mới có thể thấy rõ những thay đổi trong cư cấu kinh tế ngành dịch vụ những năm đầu thế kỷ 21.Trước hết,thực tế cho thấy tỷ trọng của lĩnh vực thương nghiệp – sửa chữa xe gắn máy và đò dùng tăng dần.Trong giai đoạn 1995-2001 tỷ trọng của lĩnh vực này từ mức 16,38% GDP xuống còn 14,08%.Tuy nhiên sang đến năm 2002 đã bắt đầu phục hồi trở lại với tỷ trọng trong tổng GDP tăng 0,3% so với năm 2001.Một trong những lí để có được thay đổi trên đó là hệ thống cơ sở hạ tầng cho thương nghiệp đang được đầu tư với quy mô lớn.năm 2003,chính phủ đã dành 40 tỷ đồng để xây dựng 18 chợ nông sản ở 18 tỉnh.Với sự quan tâm đầu tư của chính phủ vàp lĩnh vực này đã tạo bộ mặt mới mẻ cho thương nghiệp Việt Nam.Đó chính là điểm nhấn để Việt Nam thu hút được các tập đoàn siêu thị bán buôn và bán lẻ quốc tế như Càeou,Max... Tỷ trọng của lĩnh vực du lịch-khách sạn-nhà hàng tiếp tục tăng nhanh.Năm 2002 tổng đầu tư vào khu vực khách sạn nhà hàng có xu hướng tăng,đạt mức 3300 tỉ đồng ( so với 2974,7 tỉ đồng năm 2001).Đặc biệt năm 2002 có 22 dự án,FDI vào lĩnh vực du lịch khách sạn với tổng số vốn đăng kí là 168,6 tỉ USD so với 2 dự án cùng loại với tổng số vốn đăng kí 22,8 tỉ USD năm 2000.Điều này đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng quá tảI của các khu du lịch trong các mùa cao điểm. Bên cạnh đó,lĩnh vực giao thông vận tải – thông tin liên lạc tỷ trọng cũng có phần tăng.Trong đó,giao thông vận tải có xu hướng tăng nhanh hơn dịch vụ viễn thông.Lý do cơ bản đó là vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nước ta tăng trưởng nhanh.Từ 1997 đến 2002, 44450 tỷ đồng đã được huy động nhằm xây dựng các tuyến đường giao thông.Đặc biệt chúng ta đã nâng cấp các sân bay nội địa,xây dựng và mử rộng cảng biển quan trọng.Trong kế hoạch phát triển toàn diện,nguồn vốn khoảng 580000 tỷ đồng để xây dưng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được huy động chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu BOT hoặc liên doanh) và viện trợ phát triển. Tỷ trọng của lĩnh vực kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn giảm mạnh.Lý do chủ yếu dẫn tới xu hướng trên khi tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này giảm mạnh từ 4031 tỷ đồng năm 2000 xuống còn 1900 tỷ đồng năm 2002.Trong kgi đó tỷ trọng của lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phục vụ cá nhân cộng đồng tăng từ 5,73% năm 2001 lên 8,46% năm 2002.Có được mức tăng như trên là do đầu tư của khu vực tư nhân vào hoạt động dạy nghề tăng,hơn nữa chính phủ cũng không ngừng tăng cường cho đầu tư giáo dục-đào tạo,đặc biệt vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng.Trong đó hạot động dịch vụ phục vụ cá nhân và công đòng như y tế,văn hoá,thể thao…tăng do nhu cầu của xã hội phát triển,nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực chủ yếu từ ngân sách nhà nước 2.4. Tác động của đầu tư phát triển tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn Cơ cấu GDP của khui vực nông,lâm thuỷ sản qua các năm(%) Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản 2001 78,5 5,4 16,0 2002 78,2 5,3 16,5 2003 76,9 5,2 17,9 Vốn đầu tư phát triển phân cho các khu vực nông,lâm.thuỷ sản(nghìn tỉ đồng) Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản 2003 9,2 2,7 7,7 2004 9,8 3,5 8,2 2005 12 3,2 8,1 Tû träng n«ng nghiÖp mÆc dï ®· gi¶m tõ 2000 ®Õn nay nh­ng vÉn cßn ë møc cao.Tû träng l©m nghiÖp liªn tuÞc gi¶m sót mÆc dï l©m nghiÖp cã nhiÒu tiÒm n¨ng vÒ rõng vµ ®Êt rõng.Tû täng thuû s¶n tõ 2000 ®Õn nay ®· t¨ng kh¸ h¬n nh­ng vÉn cßn thÊp.C¬ cÊu diÖn tÝch cã thay ®æi.mét sè diÖn tÝch gieo trång lóc n¨ng suÊt thÊp,bÊp bªnh ®· ®­îc chuyÓn sang trång c©y c«ng nghiÖp,c©y ¨n qu¶ vµ nu«I trång thuû s¶n.C¬ cÊu s¶n phÈm chuyÓn dÇn sang h­íng thÝch øng h¬n víi thÞ tr­êng,ng­êi s¶n xuÊt kh«ng chØ quan t©m tíi sè l­äng s¶n phÈm mµ ®· b¾t ®Çu quan t©m tíi chÊt l­îng vµ gi¸ tri ®Çu ra cuØa s¶n phÈm.C¬ cÊu hé theo ngµnh nghÒ ®· cã sù thay ®æi theo h­íng tÝch cùc,tØ träng hé lµm c«ng nghiÖp-x©y dùng ®· t¨ng tõ 1,6% n¨m 1994 lªn 5,8% n¨m 2001,t­¬ng øng víi tØ träng hé lµm dÞch vô t¨ng tõ 6,4% lªn 11,2 %,tØ träng hé lµm n«ng l©m thuû s¶n ®· gi¶m tõ 81,6% xuèng cßn 79,8%.C¬ cÊu hé theo ngµnh n«ng,l©m thuû s¶n chuyÓn dÞch chËm,tØ trong hé lµm n«ng nghiÖp vÉn cßn tíi 96,3% tæng sè hé. C¬ cÊu s¶n xuÊt n«ng nghiÖp,l©m nghiÖp chuyÓn tõ nÒn l©m nghiÖp nÆng vÒ khia th¸c th¸c sang l©m nghiÖp dùa vµo l©m sinh,tõ chç quèc doanh sang x· héi ho¸ cao nhiÒu thµnh phÇn kinh tÕ tham gia.thuû s¶n chuyÓn m¹nh tõ khai th¸c tù nhiªn sang t¨ng tØ trong nu«I trång,®¸nh b¾t xa bõ nh÷ng s¶n phÈm cã chÊt l­îng vµ gi¸ trÞ cao.Cho ®Õn nay ch¨n nu«i vÉn lµ ngµnh phô do cßn mang tÝnh t­ cÊp,quy m« nhá,ph©n t¸n,l¹c hËu,ch­a ®­îc ®Çu t­ quan t©m tho¶ ®¸ng. 3.§¸nh gi¸ nh÷ng thµnh tùu vµ h¹n chÕ 3.1.Thµnh tùu Víi sù quan t©m ®óng lóc cña chÝnh phñ trong viÖc ®Çu t­ ph¸t triÓn t­¬ng ®èi ®ång bé trong c¸c ngµnh,lÜnh vùc,cïng víi nh÷ng nguån ®Çu t­ trong vµ ngoµi n­íc ngµy cµng gia t¨ng,c¬ cÊu ngµnh kinh tÕ Viªt Nam cã nh÷ng chuyÓn dÞch theo h­íng tÝch cùc ®· tr×nh bµy ë trªn.VÝ dô nh­ gãp phÇn ®¸ng kÓ lµm t¨ng tØ träng rÊt nhiÒu lÜnh vùc trong tÊt c¶ c¸c ngµnh c«ng nghiÖp,dÞch vô,n«ng nghiÖp.t¹o cho Viet Nam mét c¬ cÊu kinh tÕ hîp lý,phï hîp víi xu thÕ cña thÕ giíi hiÖn nay ®ã lµ t¨ng dÇn tØ träng dÞch vô,c«ng nghiÖp vµ gi¶m dÇn tØ träng ngµnh n«ng nghiÖp,Song bªn c¹nh ®ã nh÷ng mÆt h¹n chÕ cßn tån t¹i rÊt nhiÒu mµ ®ßi hái chóng ta cÇn ph¶I cã nh÷ng ph­¬ng h­íng,chÝnh s¸ch hîp lÝ ®Î gi¶i quyÕt mét c¸ch tho¶ ®¸ng. 3.2.H¹n chÕ 3.2.1.C«ng nghiÖp Trong ®Çu t­ ph¸t triÓn c«ng nghiÖp.mét sè dù ¸n míi chØ quan t©m ®Ðn ®Çu vµo,ch­a chs träng ®Õn ®Çu ra nªn dÉn ®Õn ®Çu t­ kÐm hiÖu qu¶.C¬ chÕ ph©n cÊp trong qu¶n lý ®Çu t­ ch­a ®I ®«I víi chÕ tµi tµi rµng buéc,kiÓm tra,kiÓm so¸t nªn cßn cã sù vi ph¹m g©y thÊt tho¸t vèn ®Çu t­.§iÓn h×nh lµ ®Çu t­ hµng chôc nhµ m¸y ®­êng suèt däc c¸c tØnh miÒn trung g©y l·ng phÝ thÊt tho¸t hµng ngh×n tØ ®ång vµ kh«ng cã hiÖu qu¶. Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm chËm vµ hiÖu qu¶ thÊp do chñ yÕu lad s¬ chÕ vµ ë ph¹m vi h¹n chÕ trong mét ssã laäi rau qu¶,n«ng s¶n.Mét sè dù ¸n ®Çu t­ vµ chÕ biÕn n«ng s¶n thùc phÈm triÓn khia thùc hiÖn l¹i kÐm hiÖu qu¶ nh­: ngµnh ®­êng,chÕ biÕn hoa qu¶ hép,… §Çu t­ cho c¸c ngµnh cã hµm l­îng c«ng nghwù cao cßn thÊp nªn so víi khu vùc tØ trong cña nganh nµy ch­a cao,chØ chiÕm 15,7% vµ chñ yÕu lµ s¶n xuÊt l¾p r¸p.Tr×nh ®é kÜ thuËt c«ng nghÖ cña phÇn lín doanh nghiÖp cßn l¹c hËu,chñ yÕu do n¨ng lùc kinh doanh kÐm vµ thiÕu vèn ®Çu t­ cho c«ng nghÖ míi. ViÖc tæ chøc qu¶n lý ®èi víi c¸c ho¹t ®éng dÞch vô trong n­íc ch­a mang l¹i hiÖu qu¶ cao,tÝnh tù ph¸t cßn thÓ hiÖn kh¸ râ.THÝ dô trong nh÷ng n¨m qua,nhiÒu doanh nghiÖp vµ c¸ nh©n ®Çu t­ vµo x©y dùng nhµ hµng,kh¸ch s¹n nh­ng hiÖu qu¶ khia th¸c sö dông thÊp.Mét sè ngµnh d­êng nh­ chØ lµ ®éc quyÒn cña nhµ n­íc nh­ b­u chÝnh viÔn th«ng mÆc dï hiÖn nay ®· cã doanh nghiÖp n­íc ngoµi ®Çu t­ vµo lÜnh vùc nµy nh­ S-phone nh­ng kh¶ n¨ng c¹nh tranh vÉn bÞ h¹n chÕ. Bªn c¹nh ®ã,chóng ta cßn ch­a tËp trung ph¸t triÓn c¸c ngµnh dÞch vô theo chiÒu s©u vµ bÒn v÷ng h¬n nh­ c«ng nghÖ tin häc,t­ vÊn gi¸o dôc. 3.2.3. N«ng nghiÖp-n«ng th«n HiÖu qu¶ kinh tÕ cñ chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp vµ n«ng th«n vÒ n¨ng suÊt vµ thu nhËp cßn thÊp. Tèc ®ä chuyÓn dÞch tÝch cùc nh­ng vÉm cßn chËm.ThÓ hiÖn trong ph©n c«ng lao ®éng x· héi trong c¬ cÊu n«ng nghiÖp,quan hÖ gi÷a trång trät.ch¨n nu« IV. Thùc tr¹ng ®Çu t­ theo thµnh phÇn kinh tÕ C¬ cÊu GDP theo thµnh phÇn kinh tÕ ®· thay ®æi ®¸ng kÓ. Khu vùc kinh tÕ n«ng nghiÖp trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y ®· cã sù gi¶m liªn tôc, n¨m 1995 khu vùc nµy chiÕm tû träng lµ40,18%, ®Õn n¨m 2000 lµ 38,53%, n¨m 2001 lµ 38,4% vµ ®Õn ,,,,, cßn 38,31%. Còng nh­ vËy, khu vùc kinh tÕ tËp thÓ tiÕp tôc cã sù suy gi¶m tõ 10,6% n¨m 1995 xuèng 8,5% n¨m 2000, n¨m 2001 lµ 8,06% vµ vµo n¨m 2002 cßn 7,98%. Khu vùc kinh tÕ t­ nh©n l¹i cã chiÒu h­íng t¨ng lªn tõ 3,12% n¨m 1995 lªn 3,38% n¨m 2000 vµ vµo 2 n¨m 2001, 2002 lµ 3,73%vµ 3,93%. Con sè nµy trong 4 n¨m 1995, 2000, 2001, 2002 cña khu vùc kinh tÕ c¸ thÓ lµ: 36,02%, 32,31%, 31,84%, 31,42%. Còng qua 4 n¨m nµy, khu vùc kinh tÕ hçn hîp giµm tõ 4,32% n¨m 1995 xuèng cßn 3,92% n¨m 2000, tuy nhiªn 2 n¨m 2001, 2002 l¹i t¨ng tõ 4,22% lªn 4,45%. Trong khi ®ã, khu vùc cã vèn ®Çu t­ n­íc ngoµi l¹i cã sù gia t¨ng nhanh chãng tõ 6,3% n¨m 1995 lªn tíi 13,3% n¨m 2000, 2 n¨m tiÕp sau ®ã, tû träng cña khu vùc nµy vÉn t¨ng lªn nh­ng møc ®é t¨ng kh«ng cßn nhiÒu nh­ tr­íc, chØ tõ 13,75% lªn 13,9%. Chóng ta cã tèc ®é t¨ng tr­ëng kinh tÕ c¸c n¨m tõ 1990 – 2003 nh­ sau: 1990 1995 2000 2003 Tèc ®é t¨ng GDP b×nh qu©n c¸c n¨m ( 1990 – 1995); (1996 – 2000); (2001 – 2003)% 4,4 8,2 6,9 7,1 Tèc ®é t¨ng GDP b×nh qu©n c¸c n¨m 1990 – 2003% 6,12 ( Nguån: ViÖn kÕ ho¹ch vµ ph¸t triÓn, Bé kÕ hoach ®Çu t­) Nh­ vËy, qu¸ tr×nh ®æi míi ®· chøng kiÕn sù thay ®æi m¹nh mÏ gi÷a c¸c thµnh phÇn kinh tÕ. Kinh tÕ nhµ n­íc vÉn chiÕm vÞ trÝ chñ ®¹o trong nÒn kinh tÕ nh­ng tû träng cña thµnh phÇn nµy trong GDP ®ang cã xu h­íng gi¶m dÇn. Thêi k× nµy ®¸nh dÊu sù ph¸t triÓn nhanh chãng cña khu vùc kinh tÕ cã vèn ®µu t­ n­íc ngoµi vµ kinh tÕ t­ nh©n. 2 khu vùc nµy cã tèc ®é t¨ng tr­ëng nhanh chãng vµ ngµy cµng chiÕm tû träng lín trong GDP. ThÓ hiÖn ngµy cµng râ vai trß quan träng cña m×nh. §iÒu nµy thÓ hiÖn chÝnh s¸ch ®óng ®¾n cña §¶ng vµ nhµ n­íc trong viÖc më cöa nÒn kinh tÕ, khuyÕn khÝch mäi c¸ nh©n tham gia ho¹t ®éng kinh tÕ. Ng­îc l¹i, thµnh phÇn kinh tÕ hîp t¸c x·, l¹i cã xu h­íng gi¶m dÇn, ph¶n ¸nh sù ®Çu t­ ch­a ®óng møc vµ tæ chøc ch­a phï hîp víi ®iÒu kiÖn biÕn ®æi cña nÒn kinh tÕ. Tuy nhiªn, khu vùc nµy còng ®· cã sù ®ãng gãp kh«ng nhá vµo GDP chung vµ gãp phÇn thóc ®Èy nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn. Kinh tÕ nhµ n­íc chuyÓn dÞch theo h­íng s¾p xÕp l¹i vµ ®æi míi. Khu vùc kinh tÕ nhµ n­íc sau thêi gian bÞ chao ®¶o khi chuyÓn sang c¬ chÕ thÞ tr­êng ®· sím ®­îc phôc håi vµ ph¸t triÓn cã hiÖu qu¶ h¬n. C¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc ®¶m nhiÖm nh÷ng s¶n phÈm vµ dÞch vô quan träng cã t¸c ®éng trùc tiÕp ®Õn nhiÒu ngµnh, nhiÒu lÜnh vùc cña nÒm kinh tÕ quèc d©n, nhÊt lµ trong c«ng nghiÖp, c¬ së h¹ tÇng vµ tµi chÝnh tÝn dông. §· cñng cè tæ chøc vµ s¾p xÕp l¹i c¸c tæng c«ng ty theo quyÕt ®Þnh 91 TTg vµ c¸c Tæng c«ng ty theo quyÕt ®Þnh 90 TTg víi hµng ngh×n c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn, chiÕm phÇn lín tµi s¶n, vèn liÕng trong khèi doanh nghiÖp nhµ n­íc. Ho¹t ®éng cña c¸c tæng c«ng ty cã t¸c dông hç trî vµ gióp cho c¸c doanh nghiÖp thµnh viªn vÒ vèn, c«ng nghÖ, thiÕt bÞ, thÞ tr­êng ®Ó duy tr× vµ ph¸t triÓn s¶n xuÊt, kinh doanh, t¨ng søc m¹nh trong c¹nh tranh, trong ®Êu thÇu,….C¸c tæng c«ng ty ®· thùuc hiÖn viÖc liªn kÕt vÒ hµnh chÝnh, nghiÖp vô qu¶n lý, më réng thÞ tr­êng vµ hç trî kü thuËt cho c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn. Mét sè tæng c«ng ty thèng nhÊt c¶ vÒ ®iÒu hµnh xuÊt, nhËp khÈu, qu¶n lý thèng nhÊt vèn ®Çu t­, ®æi míi c«ng nghÖ nh­ tæng c«ng ty than, tæng c«ng ty xi m¨ng, tæng c«ng ty tµu biÓn… §Õn cuèi n¨m 1999 toµn quèc cã 370 DNNN ®­îc chuyÓn thµnh c«ng ty cæ phÇn, trong ®ã c¸c bé phËn qu¶n lý 69 doanh nghiÖp, c¸c tæng c«ng ty qu¶n lý 28 doanh nghiÖp vµ c¸c ®Þa ph­¬ng qu¶n lý 273 doanh nghiÖp. C¸c doanh nghiÖp cæ phÇn ho¸ ®ang ho¹t ®éng tèt, nhiÒu chØ tiªu kinh tÕ c¬ b¶n ®Òu t¨ng: 1998 so víi n¨m 1997 vèn t¨ng 3,1%, doanh thu t¨ng 133,5%, lîi nhuËn sau thuÕ t¨ng 131%, c¸c kho¶n nép ng©n s¸ch t¨ng 153%, lao ®éng t¨ng 9%, thu nhËp b×nh qu©n t¨ng 29% vµ gi¸ trÞ cæ tøc dÆt b×nh qu©n 2,6%/th¸ng, cao gÇn gÊp 3 lÇn l·i suÊt tiÒn göi ng©n hµng. Tû träng ®ãng gãp cña thµnh phÇn kinh tÕ nhµ n­íc gi¶m tõ n¨m 1994 ®Õn nay t¨ng lªn vµ æn ®Þnh ë møc trªn d­íi 40% GDP cô thÓ lµ: N¨m %GDP 1994 40,12 1995 40,20 1996 39,90 1997 40,50 1998 40,20 2000 40,20 Kinh tÕ d©n doanh, kinh tÕ hîp t¸c vµ c¸c thµnh phÇn kinh tÕ kh¸c ngµy cµng c._.m cho phong cách sản xuất công nghiệp trở thành phổ biến trong nền kinh tế Như vạy ,ước mơ có một nền kinh tế như các nước phát triển khác rất có thể trở thành hiện thực và mục tiêu dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng ,dân chủ ,văn minh sẽ là điều xảy ra nhanh hơn trong tương lai KẾT HỢP TỐI ƯU GIỮA CƠ CẤU NGÀNH VỚI CƠ CẤU VÙNG VÀ CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ Sự đa dạng của cơ cấu ngành đặc biệt là trong ngành công nghiệp thể hiện ở nước ta ngáy càng đầy đủ ,phong phú và ngày càng có thêm nhiều ngành công nghiệp quan trọng điều dó cho thấy công nghiệp của nước ta dang đi đúng hướng và ngày càng khởi sắc . Tuy nhiên , muốn nâng cao hiệu quả kinh té và tăng cường thu hút vốn đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thích hợp thì chúng ta cần phải kết hợp cơ cấu ngành với cơ cấu thành phần kinh tế , thể hiện ở chỗ : chiến lược và chính sách phát triển thành phần kinh tế Một số giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả kết hợp giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ là : Thứ nhất : xây dựng các khu công nghiệp ( trong đó có các khu chế xuất ) các trung tâm công nghiệp , các cụm doanh ngiệp để tạo dộng lực cho phát triển kinh tế và coi đó là phương tiện để thực hiện đô thị hóa nông thôn làm phát huy xây dựng mô hình phát triển công nghiệp bền vững như phát triển vùng công nghiệp theo lãnh thổ , theo cụm , khu công nghiệp , đồng thời phát triển cả về khoa học công nghệ , ứng dụng khoa học công nghệ cao tạo ra những sản phẩm có giá trị . Tuy nhiên chúng ta cần phải phân biệt rõ để tránh phát triển tràn lan, dồng nhất và tương tự nhau giữa các tỉnh , thành phố , các vùng kinh tế và cũng tránh phát triển cô lập và ddoonhf đều theo nghĩa mọi tỉnh và thành phố đều có các ngành công nghiệp , các nhà máy giống nhau . B ởi điều đó phải phụ thuộc vao tình hình kinh tế xã hội cũng như là địa lí của mỗi vùng .Sự phát triển đồng đều cân đối phải trên quan điểm toàn diên cho cả nền kinh tế . Do vậy cần phải đổi mới công tác quy hoạch vafphaan bổ nguồn vốn đầu tư nhà nước . Khi quy hoạch tổng thể phát triển xã hội vafc hiến lược phát triển kinh tế của các vùng kịnh tế trọng diểm là phaair dựa trên lợi thế của từng vùng và mối quan hệ hữu cơ của các vùng để hình thành cơ cấu công nghiệp đảm bảo tăng trưởng và khả năng cạnh tranh quốc tế . Nghành công nghiệp cần cps sự sắp xếp cơ cấu lại sản xuất theo hướng gắn với thị trường , thực hiện đổi mới nhiều công nghệ , hiện đại hóa trong các khâu sản xuất kinh doanh chất lượng phát triển sản xuất của từng nghành ngày càng phát triển thêm làm cho chất lượng tăng trưởng của toàn bộ ngành công nghiệp ngày càng được nâng cao . Đặc biệt chúng ta cần chú trọng và phát trienr các ngành công nghiệp có khả năng tạo ra giá trị GDP cao kết hợp với những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động Thứ 2 : Đi đôi với phát triể kinh tế thành thị và công nghiệp trung ương cần phát triển công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn theo hướng phát huy thế mạnh mỗi vùng mỗi địa phương , thuwcjn hiện phân công lao động tại chỗ gắn công nghiệp với nông thương . Thực tế cho thấy rằng cùng một lượng vền đầu tư vào công nghiệp có hiệu quả cao gấp ba lần đầu tư vào nông nghiệp . Tuy nhiên do chưa có mô hình hiệu quả cao để quảng bá nên thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp của nhiều địa phương còn gặp khó khăn , mặt khác nhận thức của lãnh đâọ và ngườ dân ở địa phương vẫn chủ yếu tập trung cho nông nghiệp ,lợi ích ngắn hạn ,ít chú ý dến công nghiệp nên việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp của nhiều địa phương còn gặp khó khăn . Do vậy ,công nghiệp địa phương và công nghiệp nông thôn phải cần năm trong chiến lược quy hoạch phát triển chung của công nghiệp cả nước .Có như thế nền công nghiệp nước ta mới bứt lên được. Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có nền nông nghiệp từ lâu đời .Bộ phận dân cu nông thôn và lao động nông thôn chiếm đại đa số thì việc tiến hành công nghiệp hóa –hiện đại hóa hướng đặc thù của nó .Điều đó đồng nghĩa với ban hành các chính sách mới về nong nghiệp ,xây dựng nông thôn mới ,thi hành luật đất đai ,luật hợp tác (sửa đổi),phát triển kinh tế trang trại… Nhà nước với vai trò là dẫn dắt trên phương diện xây dựng một khung pháp lí và cơ chế pháp lí sao cho tạo được kết nối cộng đồng và mục tiêu đề ra .Hiện đại hóa nông thôn phải bắt đầu với những gì người nông dân tạo được lợi thế có sẵn.Thay đổi không xoay quanh mặt hàng sản xuất mà chính là cơ cấu sản xuất nên mặt hàng.Năng suất ,phẩm chất ,chuyên môn hóa đó mới là những yếu tố kiên quyết để hình thành một cách tiếp cận khác về mặt tư duy. Càng vươn ra biển lớn tư duy toàn cầu trong điều kiện đặc thù của Việt Nam cần được xác định rõ ràng: Giải quyết tốt bài toán phát triển nông thôn chính là đặt một tay vào chìa khóa vàng ‘phát triển bền vững” cho cá nền kinh tế , trên một tầm cao mới …Do đó vấn đề đặt ra là công nghiệp hóa –hiện đại hóa nong nghiệp nông thôn cần đặt ra một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi nước. Thứ 3: Hình thành và phát triển các ngành trọng điểm và mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Kinh tế thị trường ngày càng phát triển,khoa học kĩ thuật ngày càng nâng cao làm cho nền kinh tế cũng chuyển biến theo và những ngành kinh tế trọng điểm,mũi nhọn cũng biến đổi theo thời kì .Bởi một số ngành hiện nay chưa là trọng điểm,mũi nhọn,trọng tâm,chẳng hạn như ở giai đoạn 1996-2000 chung ta hầu như ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp nhẹ .Nhưng ở những năm gần đây chúng ta lại ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp nặng và nâng cao ngành dịch vụ cả về số lượng cũng như chất lượng. Như vậy chung ta phải định hướng để hình thành và phát triển những ngành trọng điểm mà nó có khả năng cả về lợi thế phát triển sẽ đạt được nhu cầu hiện tại và tương lai.Đồng thời còn có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.Hơn nữa nó phải có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế và đồng thời chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ,tốc độ tăng trưởng phải trội hơn so với các ngành khác ,phải đạt được hiệu quả xã hội cao ,tạo được nhiều việc làm cho người lao động .Bên cạnh đó phải phát huy được lợi thế so sánh của đất nước ,phải đại diện cho tiến bộ kĩ thuật,có nguồn thu đáng kể cho ngân sách ,xu hướng xuất khẩu và hội nhập cao.Chúng ta có thể thấy một số các lĩnh vực then chốt như:thương mạ ,xuất nhập khẩu,tài chính ,ngân hàng bảo hiểm,du lịch ,viễn thông ,khoa học công nghệ …là một số ngành đang có hy vọng trong thời gian tới. Để đạt được điều đó vấn đề đặt ra là đất nước phải đạt đến một mức độ để có ngành kinh tế mũi nhọn .Như vậy ,những việc chúng ta cần làm sông song là phải đầu tư đổi mới các trang thiết bị ,kĩ thuật ,phát triển các khu công nghiệp của thành phố phù hợp với chiến lược phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của toàn vùng có mối quan hệ hợp tác và phân công hài hòa với các khbu công nghiệp với các tỉnh lân cận trong một tông thể thống nhất Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sinh thái với công nghiệp chế biến ,cải thiện đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố ,phát triển và từng bước xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa tương xưngs với phát triển kinh tế và đáp ứng yêu cầu của một trung tâm khu vực ,quản lí chặt chẽ quá trình đô thị hóa về đầu tư ,xây dựng . Thứ 4: Các vấn đề ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế như:Nâng tỉ trọng công nghiệp chế biến ,phát triển công nghieeoj và dịch vụ nông thôn Cần gắn phát triển công nghiệp ,dịch vụ với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội .Phát triển công nghiệp theo hướng quy hoạch hài hòa giũa từng địa phương và toàn vùng ,gắn với tiến trình đô thị hóa và chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái .Theo caccs nhà hoạch định chiến lược chính sách ,quy hoạch ,một trong những điều kiện cần phải rút kinh nghiệm trong vấn đề quy hoạch và đầu tư cho cac snganhf công nghiệp của vùng đó là tránh đầu tư dàn trải .Nên tập trung vào một số cụm, khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa , phát huy tính liên kết vùng , bảo đảm phát triển theo hướng bền vững ,ổn định, có taamf nhìn xa trong quy hoạch ….phát triển công nghiệp chế biến đầu tiên cần chú trọng vào công nghiệp chế biến cần ít vốn, công nghệ đơn giản và tận dụng được nhiều lao động .Với việc xác định ngành chế biến nói chung và chế biến nông sản nói riêng là ngành ưu tiên cao(tr ong đó nòng cốt là chế biến nông sản-thủy sản ,thực phẩm, đồ uống…) Có được những bước tiến ban đầu như vậy chung ta mới nâng cao và phát triển được vấn đề xuất khẩu cho nước ngoài để giải quyết việc làm tạo kim ngạch xuất khẩu làm tăng tỉ trọng hàng xuất khẩu trực tiếp . a, Nâng cao chất lượng các quy hoạch chiến lược phát triển các ngành ,các vùng -Quán triệt các tư tưởng ,quan điểm, định hướng và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta trong thời kì 2001-2010 -Xác định lại trật tự và tốc độ phát triển của từng ngành kinh tế ,từng vùng và thành phần kinh tế -Khi điều chỉnh tốc độ phát triển giữa các nhóm ngành cần chú ystrongj đến tăng giá trị tuyệt đối trong GDP -Điều chỉnh lại chính sách và giải pháp phát triển của từng vùng ,từng ngành cho phù hợp với trật tư và tốc độ phát triển đã điều chỉnh trong các chiến lược và quy hoạch phát triển ngành và vùng lãnh thổ tương ứng trong với thời kì chiến lược đã xác định .Yếu tố quan trọng để đưa các chiến lược và quy hoạch vào thực hiện trong thực tế là phải điều chỉnh lại hệ chính sách và giải pháp theo hướng: + chú trọng khai thác nội lực và lợi thế + tạo môi trường kinh tế pháp lí đồng bộ thông thoáng ,khuyến khích phát triển + ưu tiên các vùng trọng điểm ,các ngành mũi nhọn , cần ưu tiên theo hướng đã xác định trong chiến lược và quy hoạch điều chỉnh + phối hợp các chính sách theo hướng trung tâm là phục vụ các mục tiêu chiến lược b, Phát triển mạnh mẽ thị trường Phát triển đồng loạt các loại thị trường : sản phẩm nguyên vật liệu , công nghệ , lao động ,vốn bao gồm ccar thị trường chứng khoán Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường trong nước và ngoài nước: -Xây dựng và thực hiện cơ chế và chính sách khuyến khích giao lưu hàng hóa -Xây dựng chính sách bảo vệ người tiêu dùng - Đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số loại hàng hóa dịch vụ -Kí kết các hiệp định với nước ngoài -Doanh nghiệp cũng cần mở rộng và duy trì thị trường bằng cách đầu tư theo chiều sâu hoặc đầu tư theo chiều rộng để qua đó nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, thực hiện tốt sản xuất c, N âng cao hiệu quả đầu tư Cần thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để nâng cao chất lượng cũng như khối lượng vốn đầu tư Cần tăng vốn đàu tư trong nước thông qua chính sách khuyến khích tiết kiệm của tư nhân vào sản xuất.Nâng cao vốn tự có của doanh nghiệp.Phát triển các nguồn vốn liên doanh ,liên kết ,vốn cổ phần.Phát hành trái phiếu ,cổ phiếu .Tăng thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng tối đa vốn để hoạt động có hiệu quả . V ấn đề đặt ra là phải điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng : - Đầu tư có trọng điểm ,tránh lan tràn.hướng đầu tư cho xây dựng cơ sỏ hạ tầng ,đầu tư vào các ngành trọng điểm nhất là các ngành mũi nhọn - Chuyển hướng mạnh mẽ tư đầu tư theo chiều rộng sang đầu tư theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế .Đưa nhanh tiến bộ kĩ thuật mới và trang thiết bị mới vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ,tăng sức cạnh tranh với thị trường nước ngoài - Nâng cao chất lượng đầu tư dứt điểm ,dứt khoát ,tránh tình trạng thất thoát, lãng phí ,tham nhũng. 3.1 Đổi mới và phát triển công nghệ Đ ây là vấn đề đặt ra ở tầm doanh nghiệp nhưng Nhà nước lại có trách nhiệm định hướng, tạo môi trường ,điều kiện để đổi mới phát triển công nghệ cho các nước.Nhà nước sẽ đầu tư vào các hướng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ có tính chất liên ngành mà các doanh nghiệp không đủ sức hoặc không muốn làm. Cần phải gắn chiến lược kinh doanh ,chiến lược sản phảm với chiến lược thị trường. Chiến lược, lộ trình ,chính sách công nghệ của đất nước phải nhằm mục tiêu: đế năm 2020 đất nước phải xây dựng một nền công nghiệp nội sinh đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu cơ bản về công nghệ, xây dựng một cơ sở hạ tầng để đapr ứng phù hợp với nền kinh tế cơ bản của đất nước.Vì vậy, mục tiêu đặt ra trong 10 năm đến 20 năm tới là: -Tập trung đổi mới công nghệ cho một số ngành công nghiệp mũi nhọn ;khai thác ,chế biến dầu khí ,điện tử tin học ,chế biến thủy sản,dệt may….. -Đi luôn vào cần công nghệ hiện đại như: bưu chính viễn thông , công nghệ sinh học …. - Nỗ lực khai thác công nghệ mới trong các ngành khai thác tài nguyên nhằm tiết kiệm nguyên liệu ,bảo vệ môi trường. - Đổi mới các công nghệ cho phù hợp thích đáng với điều kiện trong nước - Đối với vùng nông thôn cần hiện đại hóa công nghệ truyền thông để áp dụng tạo ra hiệu quả cao Với mục tiêu đặt ra là ; + Đầu tiên là nhập công nghệ từ nước ngoài + Sau đó là sự thay đổi tự tạo ra công nghệ phát triển phù hợp với đất nước Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cho sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực tế chúng ta chưa có sự ưu tiên cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Phải đào tạo 1 cách căn bản công tác đào tạo nguồn lực: Tạo sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, gắn giữa đào tạo với thị trường lao động Củng cố và phát triển các trường dạy nghề, các trung tâm Đào tạo tăng cường công nhân kỹ thuật đối với các ngành nghề mới Tổ chức lại mạng lưới các trường đại học và trung học chuyên nghiệp sao cho đúng định hướng đề ra Nâng cao chất lượng đào tạo đại học, phổ thông, trung học chuyên nghiệp g Hoàn thiện cơ chế và chính sách Chúng ta đã có nhiều thay đổi về chính sách nhưng nhìn chung vẫn chưa được đồng bộ. Để thích nghi với xu hướng của thời đại thì chúng ra cần hoàn thiện cơ chế chính sách: Giải quyết tốt vấn đề kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ trong phát triển kinh tế Cần có luật và chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo ra sự năng động, sáng tạo Qua những phân tích, đánh giá ở trên chúng ta nhận thấy rằng hoạt động đầu tư trong việc chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam đã và đang có những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng đầu tư không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Sự đầu tư dàn trải, manh mún, không đúng nơi, đúng chỗ sẽ kéo theo sự phát triển chậm chạp, dậm chân tại chỗ của các ngành, vùng, thành phần kinh tế hay thậm chí còn gây ra sự phản tác dụng. Điều này sẽ làm tổn hại đến nền kinh tế, gây thất thoát vốn đầu tư và làm giảm lòng tin của nhân dân vào các chính sách của Đảng. Từ thực trạng đó đòi hỏi phải có các giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế của đầu tư. Vì vậy chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: Cải thiện môi trường đầu tư. Đây là 1 điều kiện rất quan trọng nhằm thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đầu tư. Trong tình hình điều kiện ngân sách nhà nước eo hẹp, không thể đủ trang trải cho mọi lĩnh vực đầu tư thì nguồn vốn ngoài ngân sách đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy việc làm thế nào để thu hút được nhiều vốn đầu tư không thể không cần đến sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt sau: Hoàn thiện môi trường pháp lý. + Cần nghiên cứu xây dựng văn bản pháp quy có tính pháp lý cao hơn các văn bản pháp lý hiện hành (luật hay pháp lệnh về quản lý vay nợ và viện trợ nước ngoài), đồng thời sớm sửa đổi các quy chế, quy định của chính phủ liên quan đến việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư ( các nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng quy chế đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng …) để làm giảm bớt bất cập nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn của các chương trình, các dự án đầu tư. + Xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn dự phòng cho ngân sách nhà nước dành riêng cho dự án đầu tư nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho chuẩn bị dự án, giảm bớt tính bị động trong điều hành vốn. + Ban hành bổ sung một số văn bản quản lý về cơ chế thẩm định giá, định mức chi tiêu, phí tư vấn đối với cơ quan tư vấn trong và ngoài nước, quy chế kiểm tra, kiểm toán đối với các dự án đầu tư. + Có cơ chế thực thi để tăng cường quản lý các công trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài, quy định bắt buộc việc đánh giá công trình dự án đầu tư hiệu quả mang lại sau khi đã hoàn thành. Nâng cao chất lượng quy hoạch và sử dụng đồng vốn để tạo môi trường ổn định cho đầu tư. + Quy hoạch cần hướng việc huy động vốn theo từng nhà tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức, cơ cấu, điều kiện của mỗi nhà tài trợ. Bên cạnh đó cũng phải cân đối với các nguồn lực khác và khả năng hấp thụ của nền kinh tế. + Quy hoạch sử dụng đồng vốn theo định hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và đạt được các chỉ tiêu xã hội khác, việc xây dựng quy hoạch và sử dụng đồng vốn còn phải dựa trên cơ sở xác định phát triển ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế trong từng giai đoạn. Tổ chức thực hiện và theo dõi quy hoạch một cách có hiệu qủa, lựa chọn các chương trình, dự án đầu tư sử dụng đồng vốn không chỉ có hiệu quả về mặt tài chính, mà còn phải xét tới tác động đối với nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai và ngân sách, danh mục trả nợ của nhà nước. Tăng cường hiệu lực trong tổ chức quản lý và điều hành. Tổ chức quản lý và điều hành trong đầu tư rất quan trọng, nếu để cho đầu tư ồ ạt mà không quản lý thì sẽ dẫn đến việc nợ trong nước và nước ngoài ngày càng cao và đầu tư không đúng hướng vào các lĩnh vực, ngành, thành phần kinh tế làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ chậm hoặc là có xu hướng giảm xuống. Vì vậy phải có các tổ chức quản lý và điều hành trong các dự án đầu tư. + Công tác quản lý nợ nước ngoài nói chung và quản lý dự án đầu tư nói riêng cần được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng chính phủ. Đồng thời cần thống nhất trong công tác quản lý tài chính, nguồn vốn của chính phủ vào một đầu mối nhằm theo dõi quản lý, tổng hợp tình hình và hiệu quả sử dụng đồng vốn theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước. Nhà nước có thể giám sát và quản lý trên phương diện vĩ mô các hoạt động của chủ đầu tư. + Nâng cao tính tự chủ và vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có quyền quyết định lĩnh vực đầu tư phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành hay của địa phương, đồng thời chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án. + Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng dự án đầu tư. Do vậy chỉ ký kết hợp đồng dự án đầu tư sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được duyệt, vừa đảm bảo việc triển khai dự án. Tuân thủ quyết định đầu tư, vừa tránh được dự án phải trả phí cam kết khống. + Thành lập các công ty tư vấn cấp quốc gia về đánh giá các chương trình, dự án và mua sắm quốc tế nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về đầu tư, tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hành chính. Cần rà soát và loại bỏ các thủ tục rườm rà và tổn phí thời gian trong các khâu phê duyệt dự án, ký kết hợp đồng theo hướng đơn giản hoá các giấy tờ và cấp trung gian xử lý. Ban hành quy chế theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án ( trước, trong và sau khi kết thúc dự án đầu tư ). Nâng cao nhận thức và mở rộng quan hệ đối tác tài trợ + Việt Nam cần khẳng định và thể hiện sự quan tâm đổi mới và cải cách để tranh thủ sự đồng tình của các tổ chức tài chính Quốc tế và Chính phủ bạn. Tăng cường các hình thức vận động tài trợ khác nhau như: Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (Hội nghị C.G), hội nghị tư vấn tài trợ ngành, hội nghị đối tác, uỷ ban liên chính phủ. + Cần tiếp tục phát triển quan hệ đối tác giữa các bên và nâng cao quan hệ này lên một bước phát triển mới cao hơn, trên cơ sở quan tâm và lợi ích chung của tất cả các bên tham gia với việc đề cao vai trò làm chủ của bên hưởng thụ. + Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại giữa các nhà tài trợ với cơ quan Việt Nam để cùng phân tích đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam nói chung cũng như trên một số lĩnh vực cụ thể. Đồng thời quan tâm đến công khai hoá và minh bạch chính sách, chế độ tiến tới hài hoà các thủ tục, giảm bớt các cản trở đối với các luồng vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư thích đánh và có các chính sách ưu đãi đối với các vùng, lĩnh vực, thành phần kinh tế có nhiều khó khăn. Trong điều kiện hiện tại, khu vực các thành phố lớn vẫn là trung tâm phát triển công nghiệp. Vùng này dân số chỉ chiếm khoảng 14% nhưng đã thu hút hơn 70% vốn đầu tư tư nhân. Do vậy trong thời gian tới việc huy động vốn đầu tư cần thực hiện theo hướng mở rộng liên kết với các tỉnh lân cận, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm có khả năng phát triển và có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đó cần phải chú trọng và đầu tư đối với các vùng, lĩnh vực, thành phần kinh tế có nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng nghèo khó có cơ hội phát triển. Đối với những ngành, lĩnh vực có khó khăn, vùng sâu xa: Như vùng núi phía bắc, Tây nguyên, miền Trung nên có chính sách ưu đãi cởi mở hơn thu hút đầu tư của tư nhân vào những vùng đó hiệu quả hơn, huy động vốn dân doanh. Những vùng này có điều kiện cơ sở hạ tầng rất yếu kém, thêm vào đó là sự đầu tư vào những vùng này rất hạn chế. Chính sự đầu tư hời hợt này càng làm hạn chế sự phát triển kinh tế của các vùng này. Điều này đòi hỏi nhà nước và từng vùng phải có các chính sách cởi mở hơn, ủng hộ để khuyến khích đầu tư. Trong khu vực nông nghiệp, do đặc thù của ngành là có nhiều rủi ro vì phụ thuộc vào thời tiết thời gian thu hồi vốn lâu nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Do đó phải có chính sách ưu đãi, ưu tiên cho khu vực này như giảm thuế, hỗ trợ bằng chính sách hỗ trợ giá… Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trong việc huy động vốn giữa các thành phần kinh tế, có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đa dạng hoá đầu tư. Cần có các chính sách phù hợp để tạo vốn trong vùng, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảo bảo đủ năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với nước ngoài. Để tạo ra nguồn vốn cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải huy động tổng lực các nguồn: Vốn từ ngân sách, vốn từ quỹ đất đai, vốn từ dân và các doanh nghiệp, vốn vay và nơi khác đầu tư, thuê mua tài chính, thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ODA, vay nước ngoài. Để tranh thủ các nguồn vốn này, cần phải có những chính sách phù hợp. Đó là tăng ngân sách đầu tư trên cơ sở tăng nguồn thu thuế và lệ phí bằng cách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu. Tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trong việc huy động vốn giữa các thành phần kinh tế để từ đó khuyến khích các thành phần đó phát triển. Đổi mới cơ cấu gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách để huy động tối đa mọi nguồn lực Cần tạo lòng tin cho người dân yên tâm bỏ vốn ra đầu tư sản xuất kinh doanh bằng cách nhà nước tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và hỗ trợ thuế và lãi suất tín dụng cho đầu tư phát triển, thủ tục đơn giản. Hiện nay, việc huy động vốn của nước ta rất phức tạp, không tạo sự yên tâm cho cá nhân và tổ chức. Chính điều đó đã làm cho việc thiếu vốn trầm trọng của các doanh nghiệp trong nước, có đến 55% doanh nghiệp là thiếu vốn. - Đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cần có các chính sách sử dụng vốn của toàn xã hội có hiệu quả, nâng cao cơ sở vật chất và trình độ công nghệ nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu kinh tế – xã hội, coi trọng việc huy động mọi khả năng nguồn vốn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời đẩy nhanh hơn việc tích tụ tập trung các nguồn vốn trong và ngoài nước vào những ngành mũi nhọn và các khu vực trọng điểm, tạo ra sức bật nhanh cho toàn bộ nền kinh tế. Dành đầu tư thích đáng cho xây dựng kết cấu hạ tầng để khôi phục tình trạng thiếu thốn và lạc hậu về cơ sở hạ tầng. Tăng nhanh vốn đầu tư cho đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. mở rộng đầu tư đổi mới công nghệ để thu hẹp dần sự chênh lệch so với các trung tâm kinh tế lớn và giữa các tỉnh 5. Tăng cường công tác quy hoạch và dự báo. Các cơ quan quản lý phải làm tốt chức năng quản lý của mình. Biết dự báo các khả năng có thể xẩy ra trong tương lai, các thông tin phải luôn được cập nhật để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Dự báo để nhằm giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế vi mô. Một là: Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Hai là: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, mục tiêu 2020 cơ bản trở thành một nước có nền công nghiệp tiên tiến. Ba là: Chuyển từ nền kinh tế sản xuất ở mức độ thấp, lạc hậu, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.Trong điều kiện của chúng ta hiện nay phải thực hiện đồng thời cả 3 quá trình này. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý trước hết phải được xây dựng trên cơ sở lợi thế so sánh của đất nước, của địa phương và phải gắn với quy hoạch vùng, lãnh thổ, các thành phần kinh tế đặc biệt là quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội thống nhất 0giữa các khu vực và các ngành trên đại bàn. Phải tính đến yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Trong dài hạn, nên xây dựng những công trình quy hoạch, đầu tư có quy mô lớn, tập trung vào những ngành, những vùng, những khu vực có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiện đại hoá sản xuất và tạo công ăn việc làm. Kết hợp vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 62% năm 95 lên 85% năm 2000. Vốn đầu tư từ bên ngoài có vị trí rất quan trọng nhất là khi nguồn tích luỹ trong nước còn thấp. Thu hút đầu tư từ bên ngoài không chỉ để tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, lao động, quản lý hiện đại và mở rộng thị trường. Vì vậy cần phải có các chính sách ưu đãi để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu phát triển giai đoạn tới Việt Nam phải sẵn sàng bước vào nền kinh tế toàn cầu với tư thế chủ động, giữ vững ổn định và bảo vệ chủ quyền độc lập. Vì vậy, ngoài chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thoả đáng thì cần tập trung vào khai thác nguồn nội lực. Dự kiến trong 5 năm từ 2001 – 2005, nguồn vốn trong nước sẽ chiếm khoảng từ 60 – 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vồn đầu tư nước ngoài sẽ chỉ chiếm từ 30 – 40%. Với quan điểm như vậy, đầu tư trong giai đoạn tới sẽ có điểm tựa vững vàng để khai thác tối đa mọi nguồn lực, hấp thụ có hiệu quả nguồn ngoại lực và tạo sự kết dính giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Coi trọng quan hệ cung cầu của nền kinh tế thị trường, có tính đến yếu tố hiệu quả của nền kinh tế, nhận biết các tín hiệu do cung cầu thị trường, tránh đầu tư theo phong trào. Trong quá trình xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý phải coi trọng các yếu tố thị trường. Hoạt động đầu tư nên cải tiến theo hướng thu hẹp phạm vi đầu tư dựa trên những quy định hành chính của cơ quan nhà nước. Mở rộng phạm vi đầu tư do các tổ chức sản xuất kinh doanh lựa chọn trên cơ sở định hướng của nhà nước và thực tiễn vận động của thị trường. Các dự án nên tập trung làm tốt khâu nghiên cứu thị trường. Xác định khả năng cung ứng và nhu cầu tiềm năng nhằm tránh trường hợp mất cân đối cung cầu ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và sản xuất như một số mặt hàng trong thời gian qua, dẫn đến các tác động tiêu cực làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động đầu tư cụ thể mà tập trung làm tốt việc dự báo, cung cấp thông tin kinh tế, định hướng đầu tư. Phải biết phân tích và đánh giá các dự án đầu tư, để biết được đầu tư có hiệu quả hay không. Nhà nước phải dự báo và phân tích các thông tin kịp thời, kịp lúc để các nhà đầu tư có thể nhận biết được sự thay đổi của thị trường. Đầu tư theo phong trào là một việc làm rất nguy hiểm có thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp. Chính điều đó sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Vì vậy cần phải tránh đầu tư theo phong trào để có thể tránh những hậu quả xấu do nền kinh tế thị trường mang lại. Đảm bảo sự phát triển hợp lý giữa các vùng, có mối liên kết giữa các vùng. Kết luận Trong những năm qua , đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được nhiêu mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội. Bức tranh toàn cảnh kinh tế đã sáng hơn, đẹp hơn các năm trước tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu cao hơn trong những năm tiếp theo , nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp . Đầu tư đóng một vai trò khá quan trọng trong từng bước đi của đất nước. đậc biệt đầu tư tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng lớn . Dưới tác động của đầu tưcơ cấu kinh té Việt Nam đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa hiện đâị hóa và hội nhập kinh tế thế giới . Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn , Việt nam cần phát huy cao nội lực gắn liền với việc khai thác , sử dụng cơ hiệu quả nguồng lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế thế giới …đầu tư là một “ cú huých “ quan trọng thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế . Dựa vào bối cảnh của thế giới và năng lực của đất nước mà chính phủ đặt ra những chính sách và biện pháp cần thiết thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là với sự kiện gia nhập WTO trong thời gian gần thì việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những điều kiện cho sự phát triển hơn nữa cũng như tạo niềm tin, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế trong hoạt động vốn. Công việc này không phải chỉ là của Đảng, Chính phủ mà còn là của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân cùng chung sức để đạt mục tiêu phát triển .Và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả . ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11987.doc
Tài liệu liên quan