Tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang: ... Ebook Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
------------ ------------
NGUYỄN THỊ KIM THOA
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬUĐẾN SINH HOẠT VÀ SẢN
XUẤT CỦA DÂN CƯHUYỆN GÒ
CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ KIM THOA
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU ĐẾN SINH HOẠT VÀ SẢN
XUẤT CỦA DÂN CƯ HUYỆN GÒ
CÔNG ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Thái Thị Ngọc Dư
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Phòng
Khoa học Công nghệ và Sau đại học đã mọi điều kiện thuận lợi để khoá học được hoàn thành tốt
đẹp.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giảng viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy, mở rộng kiến thức chuyên môn cho chúng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu - quý thầy cô trường THPT Chuyên Tiền Giang đã
có nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Khoa học - Công nghệ, Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Tiền Giang, Uỷ ban
nhân dân huyện Gò Công Đông cùng dân cư các xã Tân Thành, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia
Thuận, thị trấn Tân Hoà thuộc địa bàn huyện Gò Công Đông đã có nhiều giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chổ dựa tinh thần vững chắc, tạo điều
kiện cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều sơ sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
Nguyễn Thị Kim Thoa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Kim Thoa
Là học viên cao học Khoá 19 chuyên ngành Địa Lý học của trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh niên khoá 2008-2011.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu
trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Kim Thoa
MỤC LỤC
8TLỜI CẢM ƠN8T ................................................................................................................................. 1
8TLỜI CAM ĐOAN8T .......................................................................................................................... 2
8TMỤC LỤC8T ...................................................................................................................................... 3
8TDANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT8T .................................................................. 5
8TDANH MỤC CÁC BẢNG8T .............................................................................................................. 7
8TDANH MỤC CÁC HÌNH8T ............................................................................................................... 8
8TMỞ ĐẦU8T ......................................................................................................................................... 1
8T1. Lý do chọn đề tài8T ...................................................................................................................... 1
8T2. Mục đích nghiên cứu của đề tài8T ................................................................................................ 2
8T3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài8T .............................................................................................. 3
8T4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài8T ............................................................................. 3
8T4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:8T .......................................................................................... 3
8T4.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:8T ....................................................................................... 3
8T5. Phương pháp nghiên cứu:8T ........................................................................................................ 3
8TChương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN8T ............................................................. 4
8T1.1. Cơ sở lý luận :8T ....................................................................................................................... 4
8T1.1.1 Khái niệm về BĐKH8T ....................................................................................................... 4
8T1.1.2. Nguyên nhân hình thành BĐKH8T ..................................................................................... 4
8T1.1.2.1. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải8T...................... 4
8T1.1.2.2. Sự biến đổi của tự nhiên8T .......................................................................................... 5
8T1.1.3. Tác động của BĐKH8T ...................................................................................................... 6
8T1.1.3.1. Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực 8T .............. 6
8T1.1.3.2. Tác động của BĐKH đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư :8T ......................... 7
8T1.1.3.3. Đối với tài nguyên nước, tài nguyên biển8T ................................................................ 8
8T1.1.3.4. Đối với tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên8T ................................................... 10
8T1.2. Cơ sở thực tiễn:8T ................................................................................................................... 15
8T1.2.1. BĐKH trên thế giới8T ...................................................................................................... 15
8T1.2.2. BĐKH ở Việt Nam [3]8T ................................................................................................. 15
8T1.2.2.1. Thực trạng BĐKH ở Việt Nam8T.............................................................................. 15
8T1.2.2.2. Nhận định xu thế BĐKH ở Việt Nam [3]8T ............................................................. 16
8T1.2.2.3. Nhận định về tác động tiềm tàng của BĐKH ở Việt Nam [3] 8T ................................ 16
8TChương 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BĐKH VÀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU8T ............................................................................................................................. 19
8T2.1. Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH:8T .......................... 19
8T2.2. Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH ở ĐBSCL8T ........... 21
8T2.2.1. Tiểu vùng (A) nơi chịu ảnh hưởng nguồn chiếm ưu thế :8T .............................................. 21
8T2.2.2. Tiểu vùng (C) nơi ảnh hưởng biển chiếm ưu thế8T .......................................................... 22
8T2.2.3. Tiểu vùng chịu ảnh hưởng hỗn hợp biển và nguồn (B). 8T ................................................ 22
8T2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu [2],[11]8T ........................................................................... 26
8TChương 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT8T ....................................................................... 29
8T3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu - Mô tả mẫu:8T ......................................................................... 29
8T3.2. Thống kê mô tả:8T .................................................................................................................. 32
8T3.2.1: Nhận thức của nhân dân địa phương về BĐKH:8T ........................................................... 32
8T3.2.2: Các lĩnh vực chịu tác động của BĐKH:8T ........................................................................ 34
8T3.2.2.1: Tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình:8T ....................................................... 35
8T3.2.2.2: Tác động của BĐKH đến sức khoẻ nhân dân:8T ....................................................... 36
8T3.2.2.4: Tác động của BĐKH đến thu nhập:8T ....................................................................... 37
8T3.2.3: Các biểu hiện bất thường của khí hậu và thời tiết ở địa phương:8T ................................... 38
8T3.2.4: Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước:8T ................................................................ 39
8T3.2.4.1. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt:8T .......................................... 39
8T3.2.4.1. Tình hình thay đổi chất lượng nguồn nước sinh hoạt:8T ............................................ 40
8T3.2.4.2. Tình hình xâm nhập mặn:8T ...................................................................................... 41
8T3.2.5. Các giải pháp ứng phó hiện tượng nước biển dâng8T ................................................... 44
8T3.2.6. Các lực lượng tìm các giải pháp ứng phó với sự tác động của BĐKH8T ........................... 45
8T3.4. Kiểm định sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm: 8T .................... 46
8T3.4.1. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nhóm tuổi8T .............................. 46
8T3.4.2. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH giữa các nhóm theo địa bàn cư trú: 8T 46
8T3.4.3. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo nghề nghiệp8T........................... 47
8T3.4.4. Sự khác biệt đánh giá mức độ tác động của BĐKH theo giới tính:8T ............................... 48
8TChương 4. TÌM HIỂU NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI
BĐKH8T ........................................................................................................................................... 50
8T4.1. Ứng phó với BĐKH trên thế giới.8T........................................................................................ 50
8T4.2. Ứng phó với BĐKH ở Việt Nam8T ......................................................................................... 51
8T4.3 Ứng phó với BĐKH ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long8T ...................................................... 53
8T4.3.1. Nâng cao nhận thức của người dân8T ............................................................................... 54
8T4.3.2. Xác định và tiến hành sớm những nội dung cần nghiên cứu8T ......................................... 54
8T4.3.3. Phát huy và đào tạo nguồn nhân lực8T ............................................................................. 55
8T4.3.4. Nâng cao năng lực quản lý8T ........................................................................................... 55
8T4.4. Ứng phó với BĐKH ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang8T ............................................ 56
8T4.4.1. Nông nghiệp8T ................................................................................................................ 57
8T4.4.2. Lâm nghiệp8T .................................................................................................................. 58
8T4.4.3. Thuỷ sản8T ...................................................................................................................... 58
8T4.4.4. Nguồn nước8T ................................................................................................................. 59
8T4.4.5. Sinh hoạt sản xuất và đời sống của dân cư8T .................................................................... 59
8TKẾT LUẬN8T ................................................................................................................................... 60
8T1. Kết luận :8T ............................................................................................................................... 60
8T2. Khuyến nghị :8T ......................................................................................................................... 60
8T ÀI LIỆU THAM KHẢO8T ............................................................................................................ 63
8TPHỤ LỤC8T...................................................................................................................................... 67
8TPhụ lục 1: Bản đồ các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang8T .................................................... 67
8TPhụ lục 2: BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN8T .................................................................... 68
8TPhụ lục 3: Kết quả phân tích Anova theo nhóm tuổi:8T ................................................................ 73
8TPhụ lục 4: Kết quả phân tích Anova theo địa bàn cư trú:8T .......................................................... 74
8TPhụ lục 5: Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp:8T ............................................................. 75
8TPhụ lục 6: Kết quả phân tích Anova theo giới tính:8T ................................................................... 77
8TPhụ lục 7: Một số hình ảnh liên quan đến biến đổi khí hậu ở ĐBSCL8T ...................................... 77
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐDSH : Đa dạng sinh học.
GMO : Sinh vật biến đổi gen
ICEM : Trung tâm quản lý môi trường quốc tế
IPCC : Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
ODA : Hỗ trợ phát triển
ppb : Đơn vị tính nồng độ phần tỉ
ppm : Đơn vị tính nồng độ phần triệu
RVAC : Ruộng vườn ao chuồng
START : Trung tâm START vùng Đông Nam Á (Đại học
Chulalongkorn, Thái Lan)
STERN : Công trình nghiên cứu về Biến đổi khí hậu của tiến sĩ
Nicholas Stern- người Anh-chuyên gia kinh tế hàng đầu của
Ngân hàng Thế giới
UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
UNFCCC : Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
VAC : Vườn ao chuồng
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
WMO : Tổ chức khí tượng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
2.1 Thông báo Quốc gia về BĐKH ở Việt Nam 24
2.2 Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam 25
2.3 Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990 25
3.1 Bảng mô tả mẫu phân theo giới tính và nghề nghiệp. 38
3.2 Bảng mô tả mẫu phân theo địa bàn cư trú và nhóm tuổi. 39
3.3 Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH 41
3.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của BĐKH 42
3.5 Thống kê mô tả đánh giá về mức độ tác động của BĐKH 42
3.6 Đánh giá các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH 43
3.7 Mức độ tác động của BĐKH đến cuộc sống gia đình. 44
3.8 Mức độ tác động của BĐKH đến sức khoẻ. 45
3.9 Mức độ tác động của BĐKH đến công việc hàng ngày. 45
3.10 Mức độ tác động của BĐKH đến công việc thu nhập. 46
3.11 Các biểu hiện bất thường về thời tiết và khí hậu ở địa phương 48
3.12 Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt ở địa phương 49
3.13 Tình hình thay đổi chất lượng nguồn nước ở địa phương 51
3.14 Tình hình xâm nhập mặn ở địa phương 52
3.15 Tình hình xâm nhập mặn từ năm 2000 – 2009 52
3.16 Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa, lượng mưa trung bình năm từ năm 2000 – 2009 53
3.17 Tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến diện tích đất canh tác 54
3.18 Đề xuất các giải pháp ứng phó với hiện tượng nước biển dâng 55
3.19 Đề xuất các lực lượng tìm biện pháp ứng phó với BĐKH 56
3.20 Kết quả phân tích Anova theo nhóm tuổi 58
3.21 Kết quả phân tích Anova theo địa bàn cư trú 58
3.22 Kết quả kiểm định Tamhane’s 59
Bảng Nội dung Trang
3.23 Thống kê mô tả đánh giá mức độ tác động của BĐKH của các nhóm dân cư
theo địa bàn cư trú 59
3.24 Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp 60
3.25 Kết quả kiểm định Tukey HSD 60
3.26 Thống kê mô tả đánh giá mức độ tác động của BĐKH của các nhóm dân cư
theo nghề nghiệp 61
3.27 Kết quả phân tích Anova theo giới tính 61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Nội dung Trang
1.1 Tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, kinh tế - xã hội 17
1.2
Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng BĐKH – nước biển dâng lên hệ
sinh thái, sản xuất và đời sống 18
3.1 Bản đồ hành chính huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang 37
3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nghề nghiệp 38
3.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nơi cư trú 39
3.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu mẫu khảo sát theo nhóm tuổi 40
3.5 Biểu đồ thể hiện các nguồn cung cấp thông tin về BĐKH 41
3.6 Biểu đồ thể hiện đánh giá của nhân dân địa phương về mức độ tác động của
BĐKH 42
3.7 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH 44
3.8.1 Biểu đồ thể hiện số lượng người đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến
các lĩnh vực 47
3.8.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh
vực 47
3.9 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đánh giá các biểu hiện bất thường về thời tiết, khí hậu ở
địa phương 49
3.10 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại địa phương 50
3.11 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đề xuất của nhân dân về các biện pháp ứng phó với
nước biển dâng 56
3.12 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đề xuất các lực lượng tìm biện pháp ứng phó với mực
biển dâng 57
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề Trái Đất nóng lên, nước biển dâng và khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt đến
nay không còn là chuyện của thế giới, mà đang đe dọa trực tiếp đến Việt Nam: Lũ lụt, hạn hán, triều
cường, xâm nhập mặn ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và
cả nền kinh tế.
Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP[23], nếu nhiệt độ trên Trái
Đất tăng thêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ ngập chìm trong nước biển.
Ông Christophe Bahuet - Phó đại diện UNDP [23] tại Việt Nam - nhận định: BĐKH có thể
dẫn đến 5 nguy cơ lớn: Giảm năng suất nông nghiệp; gia tăng tình trạng thiếu nước; thời tiết cực
đoan gia tăng; các hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng.
Theo thống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 39.734 kmP2P, trong đó 18.066 kmP2P đất thuộc các
huyện ven biển [19]. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại ĐBSCL tiếp tục thay
đổi theo chiều hướng xấu. Các thiên tai như bão tố, lụt lội, xâm nhập mặn... xảy ra thường xuyên
hơn và khó dự đoán.
Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng thủy văn môi trường, ông Trần Thục cho biết: "Chỉ
cần nước biển dâng lên vài mét, chúng ta sẽ mất đi một diện tích đất khoảng 15.000-20.000kmP2P tại
ĐBSCL"[37].
ĐBSCL là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại nặng nề nhất do
BĐKH gây ra [19]. Trong các tháng mùa khô này, nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị nước biển xâm
nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đã thiếu nước ngọt phục vụ
sinh họat... Trước tình hình trên, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL đã và đang đề ra nhiều
giải pháp để ứng phó và thích nghi do tác động của BĐKH.
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, khẳng
định: “Ứng phó với mực nước biển dâng là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu về nhiều mặt:
kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... chẳng những của ĐBSCL mà còn của cả nước. Các địa
phương phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng
phó tốt nhất”[16]
Theo Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Ngữ, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn và Môi
trường, để giảm nhẹ khả năng bị tổn hại do BĐKH gây ra, cần có sự điều chỉnh ở các hoạt động
kinh tế, xã hội... Các hoạt động ứng phó với BĐKH phải được triển khai ngay từ bây giờ và phải
được lồng ghép với kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương...[9]
Các nhà khoa học cũng đề xuất một số giải pháp thủy lợi khả thi như: làm đê bao kết hợp hệ
thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay
tại ĐBSCL trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước, tránh tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh
hoạt và sản xuất; ứng dụng công nghệ vật liệu mới vào xây dựng các công trình để giảm chi phí...
Để giảm nhẹ những hậu quả do BĐKH mang tới, các cấp chính quyền cần có những động thái mạnh
mẽ hơn: xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia; hướng dẫn cụ thể cho các ngành, các địa phương
chủ động xây dựng chương trình phù hợp; thiết lập cơ quan liên tỉnh của ĐBSCL để phối hợp xây
dựng chương trình ứng phó và hành động có hiệu quả không chỉ ở cấp địa phương mà trong toàn
vùng... Bên cạnh trách nhiệm và hành động của các nhà quản lý, nhà khoa học, mỗi người dân ở địa
phương cũng cần có ý thức và hành động thiết thực để góp phần giảm nhẹ các tác động của BĐKH.
Theo dự báo[44], trong vài chục năm tới, nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn
ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000
km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mê kông giảm từ 2 – 24% trong
mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các
tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu
Giang; thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó
khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá.
Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và nước ngọt sẽ khan hiếm.
Tỉnh Tiền Giang với 32 km bờ biển, lại án ngữ ba cửa biển lớn: Soài Rạp (sông Soài Rạp),
Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền). Theo dự báo của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường
(ICEM), tỉnh Tiền Giang sẽ là một trong mười tỉnh của cả nước bị ảnh hưởng nhiều nhất của
BĐKH. Trong 10 huyện (thành thị) của tỉnh Tiền Giang, huyện Gò Công Đông là huyện có chiều
dài bờ biển 32 km trông giống như một vành đai hướng ra biển Đông và là địa phương có tiềm năng
kinh tế biển lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Cũng như các địa phương ven biển BĐKH sẽ ảnh hưởng trực
tiếp và tác động đến nhiều mặt liên quan đến sản xuất và đời sống của dân cư địa phương. Xuất phát
từ các lý do trên chúng tôi chọn đề tài luận văn “Tác động của Biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và
sản xuất của người dân ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này hướng đến những mục đích:
- Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt và sản xuất của dân cư ở huyện Gò
Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
- Tìm hiểu những định hướng và các giải pháp nhằm hạn chế những tác động của BĐKH đến
vấn đề sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Môi trường tự nhiên của huyện Gò Công Đông đang đối mặt với vấn đề BĐKH như thế
nào?
- BĐKH đang và sẽ tác động như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân huyện Gò
Công Đông, tỉnh Tiền Giang?
- Cần phải có những giải pháp gì để hạn chế những ảnh hưởng của BĐKH đến: Nông nghiệp,
đa dạng sinh học, vùng bờ biển, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tái định cư.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
4.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
BĐKH sẽ tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu này chúng
tôi tập trung phân tích ảnh hưởng của BĐKH trên 6 lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH,
đó là: Nông nghiệp, đa dạng sinh học, vùng bờ biển, tài nguyên nước, rừng và tái định cư.
4.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Thu thập và phân tích tài liệu của các cơ quan ban ngành có liên quan.
5.2. Khảo sát thực địa, phỏng vấn các tầng lớp dân cư
5.3. Phân tích số liệu bằng các phần mềm SPSS.
5.4. Tổng hợp đánh giá.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận :
1.1.1 Khái niệm về BĐKH
Theo GS TSKH Lê Huy Bá: "BĐKH là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu,
"khung" thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời
tiết mới, đạt các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn, để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn
định mới".[1]
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu
gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo”.[3]
Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận động bên trong hệ
thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành
phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do hoạt động của con người.
Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành
phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Sự thay đổi về khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người cùng
với BĐKH do tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu thành của khí quyển.
1.1.2. Nguyên nhân hình thành BĐKH
BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao, làm
cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên. Nhiệt độ trái đất nóng lên tạo ra các biến
đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân
của hiện tượng BĐKH 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.[24]
1.1.2.1. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người làm tăng lượng khí thải
BĐKH có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng quan tâm và cần hạn chế là nguyên nhân do
hoạt động của con người gây ra. Đó là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến
tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí điôxit cacbon (CO R2R) được tạo thành do sử dụng
năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên...), phá rừng và chuyển đổi sử
dụng chất thải vào khí quyển.[24]
Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Uỷ Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007)[21],
hàm lượng khí COR2R trong khí quyển năm 2005 đã vượt xa mức tự nhiên trong khoảng 650.000 năm
qua (180 – 280ppm) và đạt 379ppm (tăng gần 35%). Lượng phát thải khí COR2R từ sử dụng nhiên liệu
hóa thạch đã tăng trung bình từ 6,4 tỉ tấn cacbon mỗi năm (trong những năm 1990) đến 7,2 tỉ tấn
cacbon mỗi năm (trong thời kỳ 2000-2005). Trong việc đánh giá hiệu ứng của khí nhà kính, có hai
vấn đề rất đáng lưu ý là hàm lượng khí mêtan (CHR4R) trong khí quyển đã tăng từ 715ppb (trong thời
kỳ tiền công nghiệp) lên 1.732ppb trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt 1.774ppb năm 2005 (tăng
gần 148%). Hàm lượng khí ôxit nitơ (N R2RO) trong khí quyển đã tăng từ 270ppb (trong thời kỳ tiền
công nghiệp) lên 319ppb vào năm 2005 (tăng khoảng 18%). Các khí mêtan và ôxit nitơ tăng chủ
yếu từ sản xuất nông nghiệp, đốt nguyên liệu hóa thạch, chôn lấp rác thải..
Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch phát thải 70-90% lượng COR2R vào khí quyển; năng lượng
hóa thạch được sử dụng trong giao thông vận tải, chế tạo các thiết bị điện như: tủ lạnh, hệ thống
điều hòa nóng lạnh và các ứng dụng khác; lượng phát thải COR2R tăng còn do hoạt động trong nông
nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháy rừng), khai hoang và công nghiệp. Tóm lại, tiêu thụ năng
lượng do đốt các nguyên liệu hóa thạch đóng góp khoảng gần một nửa (46%) vào tiềm năng nóng
lên toàn cầu. Phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18% và hoạt động nông nghiệp tạo ra khoảng 9%
tổng số các khí thải, gây ra lượng bức xạ cưỡng bức làm nóng lên toàn cầu... Đây là những nguyên
nhân dẫn đến BĐKH do hoạt động của con người gây nên.
1.1.2.2. Sự biến đổi của tự nhiên
Nhiều quá trình trong và ngoài khí quyển được cho là có khả năng là những nguyên
nhân của những thay đổi khí hậu. Trong quá khứ, khí hậu Trái Đất đã nhiều lần biến đổi do tự
nhiên. Những thời kỳ băng hà xen lẫn những thời kỳ ấm lên của Trái Đất đã từng xảy ra cách đây
vài triệu năm. Thời kỳ băng hà cuối cùng xảy ra khoảng 18.000 năm trước Công nguyên. Trong thời
kỳ này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Á. Mực nước biển trung bình thấp hơn hiện
nay tới 120m. Thời kỳ băng hà này kết thúc khoảng 10.000-15.000 năm trước Công nguyên. Thời
kỳ tiểu băng hà gần đây nhất , xảy ra ở châu Âu vào giữa thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ thứ 19.
BĐKH hiện nay tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu bắt đầu xảy ra từ giữa thế kỷ 19. Trong
khoảng hơn 100 năm qua (1906-2005) nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,7P0PC. Thập kỷ 1990
là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ qua. Trong 11 năm (1995-2006) là những năm nóng nhất từ
khi có số liệu đo bằng công cụ hiện đại. Do nóng lên toàn cầu, băng, tuyết của các vùng cực của
Trái Đất và trên núi cao tan ra, nước của các đại dương ấm lên và giãn nở ra, làm mực nước biển
trung bình toàn cầu dâng lên trung bình 0,17m trong thế kỷ XX. Các thiên tai như mưa lớn, bão, lũ
lụt, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, lốc xảy ra nhiều hơn, mạnh hơn, dị thường hơn. Số ngày lạnh, đêm
lạnh, băng giá ít hơn. Hiện tượng El Nino xảy ra nhiều hơn, kéo dài và mạnh hơn. Ngập lụt, xói lở
bờ biển, xâm nhập mặn, sạt lở đất xảy ra nhiều và mạnh mẽ hơn trước... Đây là những ảnh hưởng do
BĐKH gây ra, những ảnh hưởng này tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội vì vậy các địa
phương, các cấp, các ngành cần phải tập trung ứng phó và tìm giải pháp hạn chế thiệt hại do BĐKH
gây ra.
1.1.3. Tác động của BĐKH
Theo kết quả đánh giá cho toàn cầu của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007) và
những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà khoa học Việt Nam, tác động tiềm tàng của BĐKH đối
với nước ta là nghiêm trọng và cần được nghiên cứu sâu thêm. Sự gia tăng của các hiện tượng khí
hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước
mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn,
nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất
và đời sống.
BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ, gây
rủi ro lớn cho phát triển kin._.h tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển,
trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những khu vực được dự tính
chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng
núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.3.1. Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng
nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia
cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở
rộng và của cây trồng á nhiệt đới thì thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về
phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ cao ở phía Bắc, phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị
thu hẹp thêm. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của
các hiện tượng thời tiết nguy hiểm . Tố, lốc, bão và các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như
thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng
suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi.
BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, một phần đáng kể diện tích đất nông
nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long bị
ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng phó thích hợp. BĐKH và nông
nghiệp là hai qui trình tác động lẫn nhau ở mức toàn cầu. Đối với nhà nông, thời tiết đóng vai trò
quyết định cho thành công hay thất bại, được mùa hay mất mùa. Ngược lại, nông nghiệp cũng ảnh
hưởng lên khí hậu, vì thải ra các khí làm tăng hiệu ứng nhà kính như hơi nước, khí cacbon, mê tan
và ôxít nitơ. Sự phát quang, phá rừng để trồng trọt và hiện tượng hoang hoá hay sa mạc hoá đất đai
vì thâm canh cũng làm thay đổi mặt vỏ Trái Đất, và làm mất quân bình cán cân bức xạ nhiệt.
BĐKH ảnh hưởng đến toàn bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tại cuộc họp về
BĐKH do Liên hiệp quốc UNDP gần đây, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó ban chỉ đạo thực hiện công
ước khí hậu và nghị định thư Kyoto của Việt Nam cũng cho rằng: 1T"Sinh kế của hàng chục triệu
người Việt Nam đang bị đe dọa với những ảnh hưởng của BĐKH. Vấn đề này và những hệ quả của
nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo Việt Nam ở vùng núi, vùng
biển, vùng đồng bằng bị đe dọa". [5]
BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp gồm thủy lợi, trồng trọt và chăn
nuôi BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ
lây lan sâu bệnh hại cây trồng, hai vựa lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là
những vùng đất thấp trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH khi mực nước biển dâng cao
và chu trình thủy văn thay đổi. Khô hạn và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất nông nghiệp
giảm sút. Nhiều loại dịch bệnh cây trồng của vùng khí hậu nóng Tây Nam Bộ sẽ có khả năng xâm
lấn vào đồng ruộng (rầy trắng, vàng lùn-lùn xoắn lá…); các giống cây trồng ưa nước sẽ không cho
năng suất và bị các loài ưa khô hạn thay thế, dẫn đến khủng hoảng các hệ sinh thái nông nghiệp bản
địa. Xu thế này tất yếu dẫn đến việc nông dân lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực
vật, làm cho đất bị suy thoái và chất lượng nông sản không cao.
1.1.3.2. Tác động của BĐKH đến cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư :
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số
nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tình trạng nóng lên làm thay
đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong
nhịp sinh học của con người. BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt
xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang
bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan,…Thiên tai như bão, tố, nước dâng,
ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị
thiệt mạng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng,
bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế - xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập.
Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi,
người già, trẻ em và phụ nữ.
BĐKH là nguy cơ gây suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh học và sự nhiễu loạn
hệ sinh thái sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới cho con người. BĐKH làm suy thoái tài
nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành
kinh tế. BĐKH còn là nguyên nhân gây nên các biến động về di dân do mất nơi ở, mất đất canh tác
hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Trong mấy năm gần đây biểu hiện của BĐKH đối với Việt Nam đã
rất rõ nét như mưa lũ thất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt... Bắc Trung Bộ có nguy cơ gia
tăng bão lũ, trong khi vùng ven biển Nam Trung Bộ đang gia tăng độ khô hạn và có nguy cơ hạn
hán. Hậu quả của bão lũ, hạn hán trực tiếp gây chết người, dịch bệnh sau lũ, mùa màng mất mùa,
làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm khả năng kháng bệnh.
Đồng thời, khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh cũ và dịch bệnh mới
phát triển mà con người khó có thể kiểm soát được. Trong báo cáo gần đây của Ủy ban Liên chính
phủ về BĐKH (IPPC) [21] đã khẳng định: Dưới tác động của nhiệt các căn bệnh đã gia tăng như:
sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não (truyền qua muỗi); các bệnh đường ruột (qua môi trường nước), các
bệnh suy dinh dưỡng, bệnh phổi... Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn đến các vùng 8Tkinh tế 8T
kém phát triển, đông dân và có tỷ lệ đói nghèo cao.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm BĐKH sẽ làm khoảng 150.000
người chết và 5 triệu người bệnh. Trong bối cảnh đó, BĐKH sẽ làm cho hàng triệu người Việt Nam
mất nhà cửa, đói nghèo dịch bệnh gia tăng. Hiện tượng tị nạn môi trường sẽ xảy ra và kéo dài trên
diện rộng. Với đất đai đã có chủ sử dụng, đã quy hoạch, giao thông và thông tin thuận lợi, các dòng
dân di cư sẽ khác xa so với trước đây. Dòng người tị nạn xâm nhập dần vào các đô thị ít chịu ảnh
hưởng của BĐKH, tạo ra các khu dân cư kiểu “xóm liều, ổ chuột”, gia tăng lực lượng lao động giản
đơn, bán hàng rong, tạo thành các nhóm dân lang thang trong đô thị, góp phần nông thôn hoá đô thị
và làm cho quy hoạch các khu vực đô thị trở thành không thể kiểm soát được. Phụ nữ hoá quản trị
hộ gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH do 8Tđàn ông8T phải rời nhà đi kiếm sống trong thời
gian dài, tạo ra những hệ luỵ khó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, trật tự xã hội và kiểm soát các
bệnh xã hội như HIV-AIDS, LAO, STD[6]
Những thành công trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo có thể bị BĐKH làm sút giảm, thậm
chí có thể xóa sạch. Hơn thế nữa, việc di dân tái định cư cho các hộ gia đình là thách thức lớn không
chỉ vì quỹ đất lúc đó đã trở nên hạn hẹp, kinh phí lớn mà còn làm xáo trộn sinh kế của dân cư đang
cư trú ở vùng bờ, không ít trong số đó lại tái nghèo. Do vậy, BĐKH có tác động mạnh vào những
người nghèo đặc biệt là những người nông dân.
1.1.3.3. Đối với tài nguyên nước, tài nguyên biển
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu kmP2P lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ
và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt
nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ
làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước ,
tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh
hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến
cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển
tăng ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập
mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven
biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng cố hệ thống đê
biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các
khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng.
Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không
thể kiểm soát môi trường của việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước
ngầm gia tăng. Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một
số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị
và sản xuất điện.Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào
mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước. Trên các sông lớn
như sông Hồng và sông Cửu Long, xu hướng giảm nhiều hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy
kiệt; xu thế tăng nhiều hơn đối với dòng chảy lũ.
BĐKH cũng đang tác động đến nuôi trồng thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan
trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy - hải sản nói
riêng.
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau: Nước mặn lấn
sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt. Rừng ngập
mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài thuỷ sản. Khả năng cố định chất
hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất
dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi. -
Nước biển dâng làm cho chế độ thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện
hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả: Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt
trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật. Một số loài di chuyển
lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thuỷ sinh vật theo chiều sâu. Quá
trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật.
Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác
làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản. Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi quá trình
sinh lý, sinh hoá diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo. Nhiệt độ tăng làm cho
nguồn thuỷ, hải sản bị phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất
hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.
Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian dẫn đến sinh
vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không
chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức
ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ
yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.
Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh xảy ra. Dịch bệnh xảy
ra và lan truyền rất nhanh và rộng, nên mức độ rủi ro rất lớn. Mực nước biển, nhiệt độ nước biển,
độ mặn, tốc độ và hướng gió, bề dày của lớp trầm tích sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh vật sống trong đó,
ảnh hưởng đến nơi sinh sống, khả năng cung cấp thức ăn cho cá.
Xói lở bờ biển và nguy cơ ngập chìm vùng đất thấp ven bờ là một đe dọa nguy hiểm. Theo
kịch bản dâng cao mực nước biển Việt Nam [5], đến 2050 nước biển sẽ dâng cao thêm 33 cm, theo
quy luật động lực sóng, chiều rộng bãi biển cát bị xói lở sẽ là 330 m- 3300 m, nơi tập trung cơ sở
hạ tầng du lịch và nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, nơi cư trú của hàng vạn hộ gia đình sẽ bị
sóng phá hủy. Tình trạng còn có thể nguy hiểm hơn nếu mực nước biển dâng cao thêm 1,0 m theo
dự báo của các nhà khoa học Anh.
1.1.3.4. Đối với tài nguyên rừng và hệ sinh thái tự nhiên
BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và nước biển dâng ảnh hưởng đến thảm
thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Phân bố ranh giới các kiểu
rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. Sinh thái bị nhiễu loạn dẫn đến nguồn
lợi đa dạng sinh học bị cắt giảm, điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một số
đông dân chúng dựa chủ yếu vào nông nghiệp và nguồn lợi tự nhiên.
Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau: Nước biển dâng
lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị
nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang
hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hoá của cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng sinh khối của
cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm. Nguy cơ tiệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số
loài động, thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy
cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh…
Các khu sinh thái trống rỗng hoặc kiệt quệ do BĐKH, tạo tiền đề cho các loài ngoại lai có
khả năng thích nghi tốt hơn xâm nhập.Trong số đó, có thể có những loài cây trồng hay vật nuôi biến
đổi gen (GMO) chưa được kiểm định về tính an toàn sinh học, được người dân hay các công ty
giống vật nuôi cây trồng nhập vào mà cơ quan kiểm dịch động thực vật khó bề kiểm soát hết.
BĐKH đang ngày càng tác động đến các hệ sinh thái biển, làm giảm nguồn lợi cá biển. Hiện tượng
san hô chết hàng loạt trong những năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do
nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên
Đa dạng sinh học là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc gia.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước sự tác động của BĐKH toàn cầu, ĐDSH đã và đang bị
ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Theo Báo cáo triển vọng Môi trường toàn cầu của Liên Hợp
Quốc 2007, thì BĐKH đang gây ra tình trạng suy thoái môi trường trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi
thế giới phải hành động nhanh chóng hơn bao giờ hết. Đối với Việt Nam - một trong những nước
được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH thì có lẽ vấn đề bảo vệ ĐDSH cần phải được quan
tâm triệt để.
Trong thiên nhiên, ÐDSH, nhất là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là nơi chủ yếu tích luỹ trở
lại nguồn khí COR2 Rphát thải ra, để tạo thành chất hữu cơ. Trong khi đó, chúng ta lại đã và đang chặt
phá rừng để phát triển nông nghiệp, mở rộng chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, đô thị. Sự tàn phá rừng,
không những gây mất cân bằng sinh thái ở nước ta mà còn làm giảm khả năng hấp thụ COR2R và gián
tiếp làm tăng thêm lượng khí COR2R phát thải vào khí quyển, góp phần làm cho BÐKH toàn cầu tăng
nhanh. Như vậy, sự giảm sút ÐDSH, nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng BÐKH
toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển
của các loài sinh vật và ÐDSH.
Ngoài những tư liệu về sự thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo của
Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH của Liên hợp quốc (IPCC) đã trình bày những kết quả nghiên cứu
tại sao nhiệt độ Trái Đất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế các đặc
điểm đó của Trái Đất, đến nơi sống của các loài sinh vật và đến sự phát triển kinh tế của chúng ta.
Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận là nhiệt độ Trái Đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,7PoPC
làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đã bị tan chảy, dẫn đến mực
nước biển dâng lên. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động của BĐKH đang ảnh hưởng ngày một sâu,
rộng đến các hệ sinh thái. Vùng phân bố của các loài đó thay đổi: nhiều loài cây, côn trùng, chim và
cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên các vùng cao hơn; nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều
loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều
loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết trắng ngày càng nhiều. Như vậy,
các loài sinh vật muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một môi trường sống phù hợp,
tương đối ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước... và cộng đồng các
loài sinh vật trong nơi sống đó. Chỉ một trong những nhân tố của môi trường sống bị biến đổi, sự
phát triển của một loài sinh vật nào đó sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có thể bị diệt vong, tùy thuộc vào
mức độ biến đổi nhiều hay ít.
Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng khí nhà kính, nhiệt độ Trái
Đất sẽ tăng thêm từ 1,8PoP C đến 6,4PoP C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng thêm 5 - 10%, băng ở hai
cực và trên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất
nhiên nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về
tần số và mức độ. Nước biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái
đất ngập nước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loài thực vật, động vật nước ngọt. Tại những vùng
mà BÐKH làm tăng cường độ mưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất đá và có
thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả
những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ
sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo
mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Hai vùng đồng bằng lớn và đồng bằng ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ
thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn
thương. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố sẽ làm thay đổi thành phần của trầm
tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn
và các loài sinh vật đa dạng trong đó. Khi mực nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội
địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và
hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ
thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập.
Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật
biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt
độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất
nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt
đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới giá trị kinh tế cao giảm.
Các thay đổi diễn ra trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội, đe dọa
sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. BĐKH, với các hệ quả của nó
như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái ÐDSH nhanh hơn,
trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và một số loài
đang nguy cấp với số
lượng cá thể ít, cũng vì thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật, làm biến mất các
nguồn gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh [24]
Ngoài ra BĐKH còn tác động đến các lĩnh vực khác: năng lượng, giao thông vận tải, công
nghiệp- xây dựng, văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ
Hình 1.1: Tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Hình 1.2. Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng BĐKH – nước biển dâng lên hệ sinh thái,
sản xuất và đời sống
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. BĐKH trên thế giới
Ảnh hưởng đầu tiên của BĐKH là tác động lên hầu hết các thành phần môi trường mà trước
hết là làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nước biển dâng.
Sau nhiều năm bị phủ nhận vì áp lực của các kỹ nghệ khai thác nhiên liệu hóa thạch (than và
dầu hỏa), BĐKH đã trở thành một vấn đề "nóng" hiện nay của thế giới, ngày càng hiện rõ tính cấp
bách và được công nhận như một thực tế đe doạ sự tồn tại của loài người trên Trái đất. Những công
trình nghiên cứu trong suốt 20 năm của Nhóm chuyên gia liên chính phủ về BĐKH
(Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC), thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới (World
Meterological Organization – WMO), đã góp phần quan trọng làm thức tỉnh dư luận thế giới trước
hiện thực và các hệ quả của vấn đề này, và do đó đã được tôn vinh với giải Nobel hoà bình trao cho
IPCC năm 2007 [21]. .
Khí hậu biến đổi do Trái Đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá mức quân bình tự
nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng quanh năm băng giá ở Bắc và Nam Cực
tan dần, làm mặt biển dâng cao hơn, tới lúc nào đó sẽ ngập chìm và xoá khỏi bản đồ những hòn đảo
và những vùng đất thấp của một số nước. Ngoài ra, thời tiết cũng bị biến loạn, thiên tai xảy ra
thường xuyên hơn và với cường độ cao hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn, như thực tế một số
nước đã cho thấy. Do BĐKH, đất đai còn bị huỷ hoại vì sa mạc hoá, mặn hoá, xói mòn, ngập chìm
- tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu hiện rõ - với viễn tượng rất đáng sợ của một hiện tượng
"tị nạn môi trường" với những luồng di dân khổng lồ, làm căng thẳng quan hệ giữa các nước.
Bên cạnh những nguy cơ của mưa gió trái mùa, thiên tai gây tác hại mùa màng, gây đói kém,
việc mặt biển dâng cao là một mối lo âu lớn, vì trong nhiều nước, những vùng ven biển bị đe doạ
trực tiếp thường là nơi tập trung đông đảo dân chúng và là những vùng kinh tế, văn hoá quan trọng.
1.2.2. BĐKH ở Việt Nam [3]
1.2.2.1. Thực trạng BĐKH ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu
ý sau :
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã
tăng lên 0,7P0PC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm
của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 ở Hà Nội, Đà
Nẵng, TP.Hồ Chí Minh đều cao hơn nhiệt độ trung bình của thập kỷ 1931-1940 lần lượt là 0,8 ; 0,4
và 0,6 P0PC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ
1931-1940 là 0,8 – 1,3P0PC và cao hơn thập kỷ 1991-2000 là 0,4 -0,5P0PC.
- Lượng mưa: Trên từng địa điểm thì xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9
thập kỷ qua (1911-2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng
lên và có giai đoạn giảm xuống.
- Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và
Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm phù hợp với xu thế chung của toàn
cầu.
- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây
(cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng
56 % trung bình nhiều năm, trong đó có 6/7 trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng
mùa đông (XI-III) thấp dị thường (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997 và 11/1997). Một biểu
hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét
đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông
nghiệp.
- Bão: Trong những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch
chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di
chuyển dị thường hơn.
- Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981-1990 và chỉ còn
gần một nửa (khoảng 15 ngày/năm) trong10 năm gần đây.
1.2.2.2. Nhận định xu thế BĐKH ở Việt Nam [3]
Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3P0PC vào năm 2100.
Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng từ 0 đến 10% vào
mùa mưa và giảm từ 0 đến 5% vào mùa khô. Tính biến động của mưa tăng lên.
Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m vào năm 2100.
1.2.2.3. Nhận định về tác động tiềm tàng của BĐKH ở Việt Nam [3]
Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm tác động đến cuộc sống,
sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế. Việt Nam được
đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng. Để
ứng phó với BĐKH cần phải có những đầu tư thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.
Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến những lĩnh vực,
các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam. BĐKH làm tăng khả năng bị tổn
thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển. Những người nghèo nhất,
thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối
tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do BĐKH.
Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện
tại và tương lai. Khả năng tổn thương do BĐKH (bao gồm cả biến động khí hậu, nước biển dâng và
hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến
động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như
năng lực thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm
tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ
thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn.
Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao
gồm : nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và
miền núi
Các khu vực dễ bị tổn thương bao gồm dải ven biển (kể cả những đồng bằng, đặc biệt là
những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là
những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất
Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về cường độ lẫn tần
suất.
Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm : nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị
tổn thương), các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, phụ nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở
các đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn
Kết luận chương 1
BĐKH là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại từng đối mặt từ
trước đến nay
BĐKH đang gây ra tình trạng suy thoái môi trường trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi thế giới
phải hành động nhanh chóng hơn bao giờ hết, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thế giới cần phải
hành động ngay chứ không thể chần chừ thêm nữa
BĐKH là một vấn đề phức hợp, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính lâu dài,
tác động tới tất cả các lĩnh vực, từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. BĐKH, thực
chất là một vấn đề liên quan đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, việc tìm hiểu các tác động và đề ra
các giải pháp ứng phó với BĐKH cần phải được tiến hành trong một Chương trình/Kế hoạch quốc
gia thống nhất và trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, để cùng bảo vệ ngôi nhà chung
của chúng ta.
Chương 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BĐKH VÀ ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH:
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt
một số khảo sát, bài báo, sách, tư liệu có liên quan.
BĐKH tác động nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, đe dọa cuộc sống toàn thể nhân loại
và mọi sự sống trên hành tinh. Đây là vấn đề được nước ta và các nước trên thế giới đặc biệt quan
tâm.
Trước những hiểm hoạ và thách thức đó, năm 1992 Công ước khung của Liên hiệp quốc về
BĐKH (UNFCCC)[24] đã được ký kết và có hiệu lực từ năm 1994. Mục tiêu của công ước là ổn
định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm
của con người đối với hệ thống khí hậu.
Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề BĐKH
Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Công ước được thông
qua tại Hội nghị lần thứ 3 các bên tham gia Công ước, tổ chức tại Kyoto, Nhật Bản tháng 12 năm
1997.
Năm 2005, lần đầu tiên Chính phủ Anh đã thực hiện đánh giá một cách toàn diện các tác
động về mặt kinh tế của BĐKH. Báo cáo do nhà kinh tế lỗi lạc Lord Nicholas Stern làm trưởng
nhóm. Báo cáo Stern đã đưa ra kết quả phân tích sâu sắc và chi tiết về chi phí và các rủi ro của
BĐKH cũng như của việc giảm phát thải khí nhà kính đối với nền kinh tế toàn cầu. Báo các Stern
[35] đã nhấn mạnh rằng thông qua việc đầu tư tốt hơn cho công tác phòng, tránh, giảm nhẹ thiên
tai, cả về tài chính và đời sống, sẽ đem lại lợi ích về lâu dài.
Năm 2007, Nghiên cứu đánh giá do Giáo sư Garnaut, nhà khoa học hàng đầu của Australia
chủ trì và thực hiện trong khoảng 12 tháng. Nghiên cứu nhằm đánh giá các tác động của BĐKH đối
với nền kinh tế Australia và đề xuất chính sách trung và dài hạn cho sự phát triển bền vững. Đây là
nghiên cứu đánh giá toàn diện và chi tiết nhất về BĐKH ở Australia
Việt Nam đã phê chuẩn UNFCCC[24] tháng 11 năm 1994 và phê chuẩn Nghị định thư
Kyoto tháng 9 năm 2002. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu đánh giá và hội thảo khoa học đã được
th._.hưởng
của khô hạn và lai tạo giống chịu nhiệt để chống chịu nhiệt độ cao. Phát triển trồng rau thuỷ canh
(trồng trong dung dịch) để chủ động được mùa vụ, đất đai canh tác.
Đối với cây ăn quả: Hầu hết các loài cây ăn quả đều không thích hợp với điều kiện ngập sâu
và nhiễm mặn, do vậy ngành trồng cây ăn quả sẽ gặp nhiều khó khăn do nước biển dâng. Cần sử
dụng phương pháp lai tạo chọn gốc ghép để tạo ra các giống cây ăn quả có khả năng chống chịu
hạn, chịu mặn như cây xoài và một số cây có múi như cam, quýt, bưởi. Hoàn thiện hợp lý các mô
hình VAC, RVAC nhằm tận dụng nguồn nước ngọt từ các ao, mương trong vườn để sử dụng trong
mùa khô, kết hợp nuôi trồng thủy sản. Đây được xem là một biện pháp hiệu quả để đảm bảo sản
xuất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH. Tuy nhiên, để ứng phó với BĐKH người nông dân cũng
cần phải chú trọng các biện pháp kỹ thuật canh tác: Lên bờ bao để bảo vệ ở vùng trũng và tùy theo
điều kiện địa hình mà trồng các loại cây khác nhau. Nơi dễ bị ngập thì trồng cây tương đối chịu úng
như chanh gai, xoài, chuối, bưởi... Trên đất cao nên trồng các loài cây sợ nước như mít, đu đủ, na
(mãng cầu ta)... Vùng thấp trũng nên trồng các loại cây chịu úng tốt như khoai nước, củ ấu, rau
muống, rau nhút...
4.4.2. Lâm nghiệp
Nhằm đối phó với BĐKH gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sản xuất, cần triển khai
nhiều giải pháp tích cực trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư mở rộng diện tích và bảo vệ, chăm sóc
rừng phòng hộ, rừng sinh thái, khuyến khích nhân dân tích cực trồng cây chắn sóng và chắn gió, bảo
vệ các tuyến đê bao, chống sạt lở.... đặc biệt là bảo vệ tuyến đê biển xung yếu ven biển Gò Công.
Nếu dải rừng ngập mặn ven biển hiện nay không được bảo vệ tốt thì dần dần sẽ bị đẩy lùi vào đất
liền, diện tích sẽ bị thu hẹp. Từ đó người dân sẽ đối mặt với giông bão khắc nghiệt hơn vì không
còn rừng để che chắn. Nhiệt độ gia tăng, lượng nước sụt giảm có thể gây cháy rừng, hệ sinh thái bị
phá hủy.
Tăng cường trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển để hạn chế ảnh hưởng của thuỷ
triều vào sâu trong đất liền, tạo môi trường sống cho các loài thủy sản nuôi trồng và là nơi để nhiều
loài thủy sản tự nhiên sinh sôi nảy nở.
Tăng cường trồng mới, đồng thời cấm ngặt hiện tượng chặt phá, đào bới rừng để chuyển đổi
mục đích sử dụng. Để bảo vệ rừng phòng hộ bên trong, kiên quyết không cho đốn bỏ những mảng
rừng chết phía ngoài làm củi, bởi khi rừng chết bị triệt hạ, xu hướng rừng chết sẽ càng tiến sâu vào
đất liền khiến công tác trồng rừng tái sinh gặp khó khăn.
4.4.3. Thuỷ sản
Với diện tích mặt biển của huyện gần 12.000 kmP2P là ngư trường giàu tôm cá, nguồn lợi thủy
sản phong phú cùng với hàng chục ngàn ha đất cồn, bãi bồi cửa sông thuộc các xã: Tân Thành, Tân
Điền, Kiểng Phước, Vàm Láng... có điều kiện hết sức thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy hải sản có
giá trị xuất khẩu cao như: nghêu, sò huyết, tôm sú, tôm thẻ, cá chẻm...
Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên này, cần chú trọng khuyếch trương đồng bộ hai
lợi thế đặc thù: nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản gắn với mở mang công nghiệp chế biến xuất
khẩu, tạo công ăn việc làm và an sinh xã hội, tăng nhanh nguồn hàng hóa dồi dào có giá trị cao
chiếm lĩnh thị trường trong ngoài nước.
Chú trọng nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu canh tác xen canh tôm – lúa hoặc cá – lúa, nghiên
cứu các giống thuỷ sản có thể phát triển lâu dài ở vùng nước lợ, tập trung các giải pháp bảo tồn và
khai thác hợp lí nghêu giống và sò huyết giống ở ven biển Gò Công. Đẩy mạnh qui trình sản xuất
nghêu giống bằng phương pháp nhân tạo nhằm chủ động nguồn con giống cho vùng nuôi tập trung.
- Triển khai các dự án nuôi trồng thủy sản lớn: Dự án nuôi thủy sản Bắc Gò Công, dự án nuôi
tôm Nam Gò Công, Dự án qui hoạch vùng giống nhuyễn thể hai mãnh võ...
4.4.4. Nguồn nước
Cần xây dựng, mở rộng diện tích các hồ, ao chứa nước ngọt để vừa phục vụ tưới tiêu vừa kết
hợp nuôi trồng thuỷ sản vừa có thể phát triển du lịch.. Đầu tư nâng cấp các công trình dẫn ngọt,
ngăn mặn trong dự án thuỷ lợi ngọt hóa Gò Công. Phát huy tốt mạng lưới đê bao và cống đập ngăn
mặn, trữ ngọt trong nội đồng phục vụ sản xuất để tăng mùa, chuyển vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây
trồng.
Thường xuyên quan trắc diễn biến và dự báo xâm nhập mặn, phát huy vai trò các cống đập
đầu mối lấy nước ngọt trữ vào nội đồng như: Xuân Hòa, Vàm Giồng... phục vụ sản xuất.
Sớm tiến hành nghiên cứu dự án xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công (tuyến đê
biển này dài 32km, rộng 50m tổng kinh phí dự kiến khoảng 30 nghìn tỷ đồng) tạo ra một hồ chứa
nước rộng 56.000 ha có tác dụng điều tiết thủy triều dâng, trữ nước trong mùa mưa lũ, xử lý triệt để
vấn đề ngập úng do triều cường và mưa lớn tại TP. Hồ Chí Minh và ngăn chặn xâm nhập mặn tại
khu vực Gò Công, thoát lũ cho vùng Đồng Tháp Mười.
Ở vùng nông thôn, mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình có thể dùng những túi mềm dự trữ nước
mưa, ngoài việc góp phần ứng phó BĐKH thì nước mưa cũng chính là nguồn nước ngọt đuợc sử
dụng chủ yếu trong sinh hoạt của những tháng mùa khô.
4.4.5. Sinh hoạt sản xuất và đời sống của dân cư
Cần đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt trong những tháng xâm nhập mặn kéo dài.
Nghiên cứu và thiết kế các công trình công cộng, nhà ở trong điều kiện bị ảnh hưởng của xâm nhập
mặn và nước biển dâng
Tăng cường nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và chiến lược biện pháp thích ứng với
BĐKH. Mỗi cá nhân phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng. Cần
tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến rộng rãi cho nông dân, đưa các giống cây, con mới và nhanh
chóng triển khai các biện pháp ứng phó với BĐKH. Đầu tư thích đáng về vốn, cung cấp kinh phí
nhiều hơn cho việc nghiên cứu và thực thi các giải pháp ứng phó với BĐKH.
Với những diễn biến hiện nay về BĐKH toàn cầu và mực nước biển dâng, đòi hỏi các ban
ngành, các lĩnh vực cần nghiên cứu triển khai, phát huy và đào tạo nguồn nhân lực, quản lý nhà
nước và hợp tác quốc tế nhằm ứng phó để giảm thiểu những thiệt hại , bảo vệ tối đa thành quả lao
động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững, một nhiệm vụ được coi là có ý nghĩa sống còn đối với
đất nước trong những thập kỷ tới và cần nhận thức đúng mức.
KẾT LUẬN
1. Kết luận :
Tìm hiểu các tác động của BĐKH đến cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân ĐBSCL
nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện nay là một nhiệm
vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của vùng và của cả nước, để từ đó có thể tìm
ra các giải pháp phù hợp nhằm thích ứng và đối phó một cách tích cực. Đối chiếu với mục đích,
nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau :
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài
+ Hệ thống hoá và làm rõ hơn các cơ sở lí luận về BĐKH, nguyên nhân hình thành cũng như
tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên
rừng, cuộc sống dân cư và vấn đề tái định cư .
+ Thực trạng biến đổi khí hậu trên thế giới mà ảnh hưởng đầu tiên là tác động lên hầu hết các
thành phần môi trường và trước hết là làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nước biển dâng.
+ Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam với những tác động trước mắt và lâu dài làm ảnh
hưởng đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh
tế... mà đối tượng bị tổn thương nhiều nhất là nhóm người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, vùng
ven biển và khu vực miền núi.
- Tổng quan các tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến BĐKH trên thế giới
và ở Việt Nam.
- Khảo sát, điều tra tác động của BĐKH đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của 400 người
dân đang sinh sống tại các xã Tân Thành, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia Thuận, thị trấn Tân Hoà
thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Phân tích các tác động của BĐKH đến sinh hoạt và
sản xuất của dân cư ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
- Tìm hiểu các chiến lược ứng phó, thích nghi với BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam, ở
ĐBSCL.
- Đề xuất một số giải pháp trong ứng phó, thích nghi và hạn chế những tác động của BĐKH
đến vấn đề sinh hoạt và sản xuất của dân cư huyên Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang.
2. Khuyến nghị :
Qua nghiên cứu và tiến hành điều tra khảo sát thực tế ở địa phương, chúng tôi xin nêu một số
đề xuất các khuyến nghị sau :
- Đối với các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học
+ Xây dựng chương trình, mục tiêu quốc gia, hướng dẫn cụ thể cho các ngành, các địa
phương chủ động xây dựng chương trình phù hợp nhằm giảm nhẹ các tác động của BĐKH.
+ Đầu tư ngân sách nhà nước và phương tiện, cơ sở vật chất thích đáng cho các hoạt động
nghiên cứu về BĐKH.
+ Cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các đề tài khoa
học nghiên cứu về BĐKH.
+ Cần triển khai ngay từ bây giờ các hoạt động ứng phó với BĐKH và nên lồng ghép vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các lĩnh vực, các địa phương...
+ Huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể và của
toàn dân vào các hoạt động nghiên cứu, ứng phó và thích nghi với BĐKH.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm
của các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan.
- Đối với chính quyền địa phương :
+ Phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng
phó tốt nhất.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức của người dân
về BĐKH.
+ Phối hợp tốt với các trạm dự báo khí tượng, thuỷ văn. Cải tiến và nâng cao chất lượng dự
báo kịp thời các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, lũ, nắng nóng, hạn hán, tình hình xâm nhập
mặn kéo dài....
+ Việc qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với ổn định sản xuất, bảo vệ môi
trường.
+ Quy hoạch, phân vùng thuỷ văn, thuỷ lực nhằm duy trì sản xuất, đời sống bền vững. Xây
dựng hệ thống thuỷ lợi gắn liền với việc phát triển giao thông nông thôn để phát huy hiệu quả đồng
bộ.
+ Nghiên cứu, sản xuất, nhân rộng các giống cây con chịu mặn...
+ Tăng cường bảo vệ và mở rộng diện tích trồng rừng ngập mặn ; Quy hoạch nuôi trồng thuỷ
sản: nghêu, tôm, cá... ; Phát triển các khu bảo tồn sinh thái; Không quy hoạch khu định cư gần bờ
biển, cửa sông...
+ Cần phải xây dựng mới và nâng cấp hệ thông đê biển Gò Công
- Đối với người dân
+ Phải có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường trong sạch.
+ Cần có những hành động thiết thực góp phần giảm nhẹ các tác động của BĐKH: Sử dụng
tiết kiệm nguồn năng lượng; Tăng cường sử dụng xe đạp, xe buýt thay cho xe gắn máy; Xây dựng
hầm biogas để tự sản xuất ga đun nấu và cung cấp nguồn năng lượng cho các thiết bị điện sử dụng
trong gia đình; Dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời; Trồng hàng rào cây xanh, hoa, kiểng ở
gia đình và nơi công cộng....
+ Hạn chế sử dụng quá nhiều phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường sử dụng
phân hữu cơ để tránh phát thải khí mêtan.
+ Hạn chế phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các nhà khoa học, các tổ chức đoàn thể...
trong chiến lược thích ứng với BĐKH và tìm ra biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả của thiên
tai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
-
1. Lê Huy Bá, Nguyễn Thi Phú, Nguyễn Đức An (2009), Môi trường khí hậu thay đổi– Mối hiểm
hoạ của toàn cầu, Nxb ĐHQG TP. HCM.
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang (2005), Địa chí tỉnh Tiền Giang.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí
hậu, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam,
Hà Nội.
5. Nguyễn Khắc Hiếu (2008), Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và kết quả Hội
nghị Liên Hợp Quốc về BĐKH ở Bali. Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và ứng phó của
Việt Nam, Hà Nội 26-29/2/2008.
6. Đỗ Tuyết Khanh (2009), Khủng hoảng lương thực thế giới và nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí
thời đại mới, số 17
7. Trần Đức Lương (2008), Hiểm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Việt Nam và nhìn từ
Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội,
26-29/2/2008.
8. Ngân hàng Thế giới (World Bank), Báo cáo phát triển thế giới 2010, Phát triển và biến đổi khí
hậu, Wasington, DC.
9. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa. Hội thảo BĐKH toàn
cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
11. Phòng Thống kê Huyện Gò Công Đông, Niên giám thống kê Huyện Gò Công Đông năm 2009.
12. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang (2011), Tài liệu Hội thảo chuyên đề “Rừng và
Biển”.
13. Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Tiền Giang (2008), Báo cáo kết quả công tác năm 2008 và kế
hoạch năm 2009 của ngành nông nghiệp.
14. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang (2011), Tài liệu Hội thảo chuyên đề “Rừng và
Biển”.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Cần Thơ (2010), Đánh giá Tác động của Biến đổi Khí hậu và
Tổn thương lên Thành phố Cần Thơ.
16. Nguyễn Ngọc Trân (2008), Ứng phó với biến đổi khí hậu và biển dâng ở ĐBSCL và Duyên hải
Miền Trung - Một số nhiệm vụ cần triển khai.
17. Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Tiền Giang (2010), Bảng thống kê các hiện tượng khí tượng
thuỷ văn huyện Gò Công Đông từ 2000-2010
18. Lê Anh Tuấn (2009), Tác động của Biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn
vùng đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên , Viện Nghiên
cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ.
19. Lê Anh Tuấn (2009), Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, Viện
Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ.
20. Lê Anh Tuấn (2009), Tổng quan về nghiên cứu Biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở
Miền nam Viêt Nam, Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hâu - Đại học Cần Thơ
21. IPCC (2007), Báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu.
22. UNESCO (2005), Thập kỉ giáo dục vì sự phát triển bền vững Liên Hợp Quốc 2005 / 2014,
UNESCO Việt Nam, Hà Nội.
23. UNDP(2007), Báo cáo phát triển con người 2007-2008.
24. UNFCCC (1992), Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
25. Agence Française De Développement (AFD), AFD-Changement Climatique
26. Adaptation to climate change in coastal areas of the Mekong delta, Vietnam. GTZ, 2009.
27. ADB, (2009), The Economics of Climate change in Southeast Asia, A Regional Review.
28. Broecker W.S. (1975) – Climatic change – are we on brink of a pronounced global warming?
Science.
29. Paul.G Harris, Global warming and East Asia – The domestic and international politics of
climate change, Routledge, Taylor & Francis Group
30. S.Sonak, Community – based climate change adaptation in Vietnam : inter-linkages of
environment, disaster and human security, Kyoto University, Japan.
TÀI LIỆU KHÁC
31. Al
Gore, 8T
E1.BA.BFn_M.C3.B4i_tr.C6.B0.E1.BB.9Dng8T
32. Biến đổi khí hậu đe doạ Việt Nam,
khi-hau/35-bien-doi-khi-hau.html
33. Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học Việt Nam
34. Biến đổi khí hậu trên thế giới: Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nhất,
tren-the-gioi-Dong-
bang-song-Cuu-Long-chiu-anh-huong-nang-nhat.html
35. Biến đổi khí hậu với báo cáo của stern,
bao-cao-ca-stern-pgs-ts-hoang-xuan-nhun-dch-va-gii-thiu&catid=76:him-ha-nc-
dang&Itemid=50
36. Các kỉ lục về khí tượng thủy văn Việt Nam,
VN/69/59/Default.aspx
37. 8TChủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau.html 8T
38. Đồng bằng sông Cửu Long,
39. ĐBSCL12T: Nhanh chóng ứng phó và thích nghi với biến đổi khí
hậu,12T 8T
WQKY907908T
40. ĐBSCL: Nhiều tuyến đê biển bị sạt lở nghiêmtrọng,
tuyen-de-bien-bi-sat-lo-nghiem-trong/20707796/157/
(-
bang-song-Cuu-Long-chiu-anh-huong-nang-nhat.html-3T hứBa, 28/06/2011)
41. Hậu lũ miền Trung : Nhìn lại những con số nhói
lòng, 8T
con-so-nhoi-long.htm8T
42. 8THuman Development Report 2007/2008 Climate Change and Human Development in
VietNam...8Twww.dwf.org/vietnam/phongchongbao/index.htm
43. Miền Tây đói lũ, 8T
44. Mong manh đê biển Gò Công trước mùa bão tố
2009, 8T
45. Nỗi lo mất mùa nghêu ở Tiền Giang ,
song/thongtinchung/noilomatmuangheuotiengiang-1.291233
46. Phát triển cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu
174-Phat-trien-cay-trong-thich-nghi-voi-xa-hoi/80350
47. Tác động biến đổi khí hậu ở các tỉnh đồng bằng sông Cưu Long,
48. Tan hoang rừng phòng hộ Gò Công,
12T49. Thử tìm giải pháp “sống chung” với biến đổi khí hậu,12T
8T
50. Unite to combat climate change your planet needs, world environment day, 5 JUNE
2009,. 8Twww.unep.org/web/20098T,
51. Xem để thức tỉnh, tinh.html
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang
Phụ lục 2: BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN
Chúng tôi trân trọng gửi tới anh chị bảng hỏi về các vấn đề có liên quan đến “Biến đổi khí
hậu”. Các câu trả lời của anh chị sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin quí báu để hoàn thành
đề tài nghiên cứu của mình. Các câu hỏi này không nhằm đánh giá anh chị trả lời “đúng” hay “sai”
mà chỉ nhằm tham khảo ý kiến của anh chị thôi, vì vậy xin anh chị hãy trả lời thật đúng những gì
mình nghĩ . Những thông tin mà các anh chị cung cấp chỉ được sử dụng cho luận văn và hoàn toàn
không nêu danh tánh của người trả lời.
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Đề nghị anh chị vui lòng cung cấp các thông tin cần thiết về bản thân và gia đình:
1. Họ và tên : ....................................................... ; Tuổi: ...................
2. Giới tính: Nam ; Nữ
3. Nghề nghiệp:
a. Nông dân ...........................
b. Ngư dân ............................
c. Công nhân...........................
d. Buôn bán.............................
e. Công chức, viên chức..........
f. Ngành nghề khác: (ghi rõ)...............................................................
4. Nơi cư trú:
a. Vùng ven biển........................
b. Nông thôn..............................
c. Thị trấn..................................
5. Tình trạng đất đai :
a. Anh, chị có đất canh tác riêng hay không?
Có ; Không
- Nếu không có đất, xin cho biết lý do:..............................................................
- Nếu có xin trả lời tiếp :
b. Tổng diện tích : .....................(công)P0F1P, trong đó:
b1. Diện tích đất trồng lúa/ rau/ màu ...........................(công)
b2. Đất nuôi trồng thủy sản: ...........................(công)
b3. Đất vườn cây ăn trái: ...........................(công)
b4. Đất rừng: ...........................(công)
b5. Đất khác (kể cả đất bỏ hoang): ...........................(công)
Lý do không sử dụng đất (nếu có): ..............................................................................
1 : 01 công = 1.000 m2
II. RỦI RO, THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ
Đề nghị anh chị đọc kỹ và trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp,
hoặc trả lời ngắn ở các câu hỏi tham khảo ý kiến dưới đây:
6. Anh chị đã từng nghe nói về Biến đổi khí hậu?
a. Có b. Không
7. Nếu có, xin anh (chị) cho biết nguồn thông tin về Biến đổi khí hậu được lấy từ: (có thể chọn
nhiều câu trả lời)
a. Báo chí b. Internet
c. Radio, d. Truyền hình
e. Người thân, bạn bè f. Chính quyền địa phương.
Các nguồn khác: (đề nghị ghi rõ) ……………………………………………
8. Địa phương của anh chị có nằm trong khu vực phải chịu tác động của biến đổi khí hậu
không?
a. ảnh hưởng nghiêm trọng
b. ảnh hưởng vừa phải
c. ít ảnh hưởng
c. Không ảnh hưởng
9. Theo anh (chị) những lĩnh vực nào sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Biến đổi khí hâu?
a. Sản xuất b. Sinh hoạt
c. Kinh doanh d. Nhà ở
10. Biến đổi khí hậu có tác động đến: (ghi theo thứ tự 1,2,3,4 từ quan trọng nhất đến ít quan
trọng)
a. Cuộc sống của gia đình anh ,chị..
b. Sức khoẻ ………………………..
c. Công việc hàng ngày …………...
d. Thu nhập ……………………...
11. Nguồn thu nhập trong gia đình anh chị chủ yếu là: (đánh số theo thứ tự quan trọng, số 1
quan trong nhất)
a. Trồng trọt (làm lúa, rau, màu)……
b. Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản…….
c. Chăn nuôi gia súc gia cầm………..
d. Tiểu thủ công nghiệp……………..
e. Chế biến nông thủy sản.....…………
f. Buôn bán, dịch vụ.........……………
Nguồn thu nhập khác (nếu có đề nghị kể ra)………………………...
12. Những năm gần đây thì tình hình thu nhập thường xuyên của anh, chị :
a. Tăng nhanh b. Tăng chậm
c. Ổn định d. Giảm
13. Với nguồn thu nhập đó anh (chị) cảm thấy:
a. Rất hài lòng b. Khá hài lòng
c. Hài lòng d. Chưa hài lòng
14. Những biểu hiện thường gặp về tình hình thời tiết ở địa phương của anh ,chị (có thể chọn
nhiều biểu hiện bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp)
a. Nhiệt độ cao b. Khô hạn
c. Nhiễm phèn d. Nhiễm mặn
e. Lũ lụt f. Lốc xoáy
g. Bão h. Triều cường
i. Xói lỡ bờ k. Các bất thường khác .......................
15. Theo anh (chị) những thay đổi của thời tiết đã gây ra những căn bệnh thường gặp nào ở
địa phương? ...................................................................................
…………………………………………….…………………………………………
16. Những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ của
a. Trẻ em b. Phụ nữ
c. Người già d. Tất cả mọi người
17. Những thay đổi của thời tiết làm cho lượng mưa trong năm 2010 có chiều hướng
a. Tăng b. Giảm
c. Không thay đổi d. Diễn biến thất thường
18. Các loài sinh vật chủ lực (thủy, hải sản) của địa phương cũng
a. Tăng sản lượng b. Ổn định c. Giảm sản lượng
19. Nguồn nước ngọt của địa phương thay đổi theo chiều hướng :
a. Tăng lên b. Ổn định c. Giảm đi
20. Gia đình anh (chị) nguồn nước ngọt đang sử dụng được lấy từ đâu:
a. Từ sông, ao, hồ b. Từ kênh đào
c. Từ giếng khoan d. Từ nước mưa
e. Nước của thủy cục f. Từ nguồn khác ……………
21. Những năm gần đây thì tổng lượng nước ngọt cung cấp cho địa phương anh (chị) có thay
đổi không?
a. Có b. Không
22. Nếu có thay đổi thì anh (chị) hãy cho biết nguyên nhân vì sao :
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
23. Còn chất lượng nguồn nước thì như thế nào?
a. Vẫn như vậy b. Tốt hơn
c. Bị nhiễm phèn d. Bị nhiễm mặn
e. Bị ô nhiễm (nhiễm bẩn) f. Ý kiến khác: ........................
24. Nếu như nguồn nước ngọt sử dụng ngày càng khan hiếm thì anh (chị) sẽ tìm cách khắc
phục bằng những biện pháp như thế nào?
.......................................................................................................................................
25. Ngoài việc khan hiếm nguồn nước ngọt thì vấn đề xâm nhập mặn (nguồn nước bị nhiễm
mặn) có tác động đến sản xuất và sinh hoạt của anh (chị) không?
a. Có b. Không
26. Nếu có thì anh (chị) hãy cho biết thời gian bị nước mặn xâm nhập
Từ tháng ...... đến tháng ...........
27. So với những năm trước, thì gần đây thời gian xâm nhập mặn thường
a. Kéo dài hơn b. Vẫn như vậy d. Rút ngắn lại
28. Vấn đề xâm nhập mặn có làm cho đất canh tác của anh (chị) bị:
a. Thu hẹp diện tích b. Kém chất lượng
c. Không thay đổi d. Không thể canh tác được
29. Trong những thời gian bị xâm nhập mặn thì anh (chị) thường
a. Trồng: ............................................................................................................
b. Nuôi ...............................................................................................................
c. Không canh tác gì cả
30. Nếu nước mặn xâm nhập thường xuyên, quanh năm và kéo dài thì anh (chị) có thay đổi mô
hình sản xuất không?
a. Có b. Không
31. Nếu có, anh chị chị định thay đổi như thế nào?
.......................................................................................................................................
32. Nếu như mực nước biển dâng cao 30 – 50 cm (từ 3 tấc đến 5 tấc), gây ngập lụt trên diện
rộng, theo anh (chị) biện pháp ứng phó bằng cách nào là hợp lý nhất?
a. Đắp đê ngăn nước biển b. Di dời đi nơi khác
c. Chung sống với nước biển dâng. d. Chưa nghĩ đến
Cách khác (ghi rõ) :..............................................................................................
33. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, theo anh (chị): Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tích
cực nào đến sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương?
(Nếu có đề nghị ghi rõ: .......................................................................................)
34. Theo anh chị việc đi tìm các biện pháp ứng phó với sự tác động của biến đổi khí hậu là
nhiệm vụ của ai?
a. Các nhà nghiên cứu b. Các nhà lãnh đạo
c. Người dân của vùng bị ảnh hưởng d. Tất cả mọi người
35. Anh, chị có ý kiến gì thêm về Biến đổi khí hậu và tác động của hiện tượng này đến sản
xuất và sinh hoạt của người dân địa phương:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cám ơn anh (chị) đã cộng tác
Phụ lục 3: Kết quả phân tích Anova theo nhóm tuổi:
Descriptives
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for Mean
Minimum Maximum
Lower Bound Upper Bound
Từ 30 đến 39 33 2.45 .711 .124 2.20 2.71 1 4
Từ 40 đến 49 247 2.45 .690 .044 2.36 2.54 1 4
Từ 50 đến 59 67 2.54 .703 .086 2.37 2.71 1 4
60 tuổi trở lên 9 2.56 .882 .294 1.88 3.23 2 4
Total 356 2.47 .697 .037 2.40 2.54 1 4
Test of Homogeneity of Variances
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.551 3 352 .648
ANOVA
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .482 3 .161 .328 .805
Within Groups 172.178 352 .489
Total 172.660 355
Phụ lục 4: Kết quả phân tích Anova theo địa bàn cư trú:
Descriptives
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval
for Mean Minimum Maximum
Lower
Bound
Upper
Bound
Thị trấn 45 2.58 .723 .108 2.36 2.79 1 4
Nông thôn 231 2.33 .602 .040 2.26 2.41 1 4
Vùng ven biển 80 2.80 .818 .091 2.62 2.98 1 4
Total 356 2.47 .697 .037 2.40 2.54 1 4
Test of Homogeneity of Variances
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
8.114 2 353 .000
ANOVA
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 13.549 2 6.775 15.030 .000
Within Groups 159.111 353 .451
Total 172.660 355
Multiple Comparisons
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Tamhane
(I) Nơi cư trú (J) Nơi cư trú Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
Thị trấn Nông thôn .244 .115 .109 -.04 .53
Vùng ven biển -.222 .141 .316 -.57 .12
Nông thôn Thị trấn -.244 .115 .109 -.53 .04
Vùng ven biển -.467P* .100 .000 -.71 -.23
Vùng ven biển Thị trấn .222 .141 .316 -.12 .57
Nông thôn .467P* .100 .000 .23 .71
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Phụ lục 5: Kết quả phân tích Anova theo nghề nghiệp:
Descriptives
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for Mean
Min Max Lower Bound Upper Bound
Công chức, viên chức 41 2.61 .737 .115 2.38 2.84 2 4
Buôn bán 47 2.36 .764 .111 2.14 2.59 1 4
Công nhân 13 2.62 .768 .213 2.15 3.08 2 4
Ngư dân 19 2.89 .809 .186 2.50 3.28 2 4
Nông dân 224 2.40 .641 .043 2.31 2.48 1 4
Nội trợ 8 2.88 .641 .227 2.34 3.41 2 4
Làm thuê 4 3.00 .816 .408 1.70 4.30 2 4
Total 356 2.47 .697 .037 2.40 2.54 1 4
Test of Homogeneity of Variances
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Levene Statistic df1 df2 Sig.
1.151 6 349 .332
ANOVA
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 8.673 6 1.446 3.076 .006
Within Groups 163.987 349 .470
Total 172.660 355
Multiple Comparisons
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Tukey HSD
(I) Nghề nghiệp (J) Nghề nghiệp Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.
95% Confidence Interval
Lower Bound Upper Bound
Ngư dân Công chức, viên chức .285 .190 .746 -.28 .85
Buôn bán .533 .186 .067 -.02 1.09
Công nhân .279 .247 .918 -.45 1.01
Nông dân .497P* .164 .041 .01 .98
Nội trợ .020 .289 1.000 -.84 .88
Làm thuê -.105 .377 1.000 -1.22 1.01
Nông dân Công chức, viên chức -.212 .116 .532 -.56 .13
Buôn bán .036 .110 1.000 -.29 .36
Công nhân -.218 .196 .923 -.80 .36
Ngư dân -.497P* .164 .041 -.98 -.01
Nội trợ -.478 .247 .457 -1.21 .25
Làm thuê -.603 .346 .588 -1.63 .42
*. The mean difference is significant at the 0.05 level.
Phụ lục 6: Kết quả phân tích Anova theo giới tính:
Descriptives
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
N Mean Std. Deviation Std. Error
95% Confidence Interval for Mean
Min Max Lower Bound Upper Bound
Nữ 129 2.44 .695 .061 2.32 2.56 1 4
Nam 227 2.48 .700 .046 2.39 2.58 1 4
Total 356 2.47 .697 .037 2.40 2.54 1 4
Test of Homogeneity of Variances
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Levene Statistic df1 df2 Sig.
.154 1 354 .695
ANOVA
Đánh giá mức độ tác động của BĐKH
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups .150 1 .150 .308 .579
Within Groups 172.510 354 .487
Total 172.660 355
Phụ lục 7: Một số hình ảnh liên quan đến biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
Hình 7.1: Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất trung bình thập niên 2030 so với thập niên 1980
Hình 7.2: Sự suy giảm tổng lượng mưa thập niên 2030 so với thập niên 1980
Hình 7.3: Diện tích ngập lũ sẽ mở rộng vào tương lai
Hình 7.4: Phỏng đoán sự thay đổi thời gian ngập vào thập niên 2030 so với
thập niên 1980
Hình 7.5: Phạm vi ngập khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản
nước biển dâng 65 cm
Hình 7.6: Phạm vi ngập khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản
nước biển dâng 75 cm
Hình 7.7: Phạm vi ngập khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản
nước biển dâng 100 cm
Hình 7.8: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TIỀN GIANG
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5705.pdf