BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ THOA
SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN
TỪ VỰNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG
KHMER Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
NGUYỄN THỊ THOA
SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ TRÊN BÌNH DIỆN
TỪ VỰNG GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG
KHMER Ở MỘT SỐ
103 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6365 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Dư Ngọc Ngân
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
MỤC LỤC
1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................ 3
1TPHẦN MỞ ĐẦU1T .................................................................................................................. 5
1T .Lí do chọn đề tài1T.................................................................................................................................... 5
1T2.Lịch sử vấn đề1T ....................................................................................................................................... 6
1T3. Nhiệm vụ nghiên cứu1T ........................................................................................................................... 8
1T4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu1T ....................................................................................... 9
1T5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu1T ......................................................................................... 9
1T6. Đóng góp của đề tài1T ............................................................................................................................ 10
1T7. Cấu trúc của luận văn1T ......................................................................................................................... 11
1TCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ, TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở
NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ VAY MƯỢN TỪ VỰNG1T ............... 13
1T .1. Tiếp xúc ngôn ngữ1T ........................................................................................................................... 13
1T .1.1 Khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ1T ................................................................................................ 13
1T .1.2. Tính tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ1T ...................................................................................... 14
1T .2. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ 1T .......................................................................................................... 16
1T .2.1. Sự hợp cư và bức tranh tiếp xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ 1T ................................................ 16
1T .2.2. Đặc điểm của tiếng Việt, tiếng Khmer và những điểm tương đồng, dị biệt giữa chúng1T ............. 18
1T .2.2.1. Quan hệ nguồn gốc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer1T .......................................................... 18
1T .2.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt1T.................................................................................................... 20
1T .2.2.3. Đặc điểm của tiếng Khmer1T ............................................................................................... 28
1T .2.2.4. Những điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Việt và tiếng Khmer – tiếng Khmer Nam Bộ 1T
..................................................................................................................................................... 35
1T .3. Những vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng1T .................................................................................. 37
1T .3.1. Khái niệm “vay mượn từ vựng”1T ............................................................................................... 37
1T .3.2. Vay mượn từ vựng với vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ1T ..................................................................... 38
1T .3.2.1. Tiếp xúc ngôn ngữ1T ............................................................................................................ 38
1T .3.2.2. Vay mượn từ vựng với các hệ quả khác của sự tiếp xúc ngôn ngữ1T..................................... 40
1T .3.4. Các phương thức vay mượn từ vựng1T ........................................................................................ 43
1T .3.4.1. Dịch nghĩa (can – ke ngữ nghĩa)1T ....................................................................................... 43
1T .3.4.2. Phiên âm1T .......................................................................................................................... 43
1T .3.4.3. Chuyển tự1T ......................................................................................................................... 43
1T .3.4.4. Mượn nguyên dạng của nguyên ngữ1T ................................................................................. 44
1TCHƯƠNG 2: LỚP TỪ NGỮ TIẾNG KHMER VAY MƯỢN TIẾNG VIỆT VÀ LỚP
TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG KHMER1T ................................................ 46
1T2.1. Kết quả khảo sát và thống kê lớp từ tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt và lớp từ tiếng Việt vay
mượn của tiếng Khmer1T ........................................................................................................................... 46
1T2.2. Phương thức vay mượn từ ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer1T ........................................................ 46
1T2.2.1. Phương thức tiếng Khmer vay mượn từ ngữ tiếng Việt1T ............................................................ 46
1T2.2.1.1.Vay mượn theo kiểu dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Khmer1T......................................... 46
1T2.2.1.2. Vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Khmer1T .......................................... 50
1T2.2.1.3. Vay mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm1T .................................................................. 54
1T2.2.1.4. Vay mượn bằng cách dịch một hoặc một vài thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với
thành tố còn lại trong tổ hợp từ tiếng Việt1T ..................................................................................... 59
1T2.2.1.5. Vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Khmer với từ tiếng Việt1T .................................. 60
1T2.2.1.6. Nhận xét1T ........................................................................................................................... 63
1T2.2. 2. Phương thức tiếng Việt vay mượn từ ngữ tiếng Khmer1T............................................................ 66
1T2.2.2.1. Vay mượn theo kiểu dịch nghĩa từ tiếng Khmer sang tiếng Việt1T ........................................ 66
1T2.2.2.2. Vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Việt1T .............................................. 67
1T2.2.2.3. Vay mượn nghĩa và giữ nguyên cách phát âm1T ................................................................... 70
1T2.2.2.4. Vay mượn bằng cách dịch một thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại
trong tổ hợp từ tiếng Khmer1T .......................................................................................................... 70
1T2.2.2.5. Vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Việt với từ tiếng Khmer1T .................................. 73
1T2.2.2.6.Nhận xét1T ............................................................................................................................ 78
1TKẾT LUẬN1T ........................................................................................................................ 81
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ................................................................................................. 84
1TPHỤ LỤC1T ........................................................................................................................... 87
1TBẢNG PHỤ LỤC 1.31T ......................................................................................................... 94
1TBẢNG PHỤ LỤC 1.51T ......................................................................................................... 96
1TBẢNG PHỤ LỤC 2.21T ......................................................................................................... 97
1TBẢNG PHỤ LỤC 2.31T ......................................................................................................... 98
1TBẢNG PHỤ LỤC 2.51T ....................................................................................................... 101
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa tộc, đa ngữ. Theo các tài liệu đã được công bố, Việt Nam có
khoảng 54 dân tộc khác nhau và sử dụng khoảng 60 ngôn ngữ. Theo lí thuyết về các nguyên nhân
dẫn đến tiếp xúc ngôn ngữ, các ngôn ngữ tồn tại trên cùng một lãnh thổ quốc gia chắc chắn sẽ có
hiện tượng tiếp xúc với nhau.
Riêng ở vùng đất Nam Bộ, lịch sử hình thành vùng đất này đã hình thành nên một vùng đất
hợp cư của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,...Quá trình cộng cư dài lâu giữa các dân tộc này
đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, trong đó có sự tiếp xúc giữa tiếng
Việt và tiếng Khmer.
Sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ thể hiện trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ như bình diện
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng..... Và quá trình này đã đưa đến các hệ quả của nó trong đó có
hiện tượng vay mượn. Thực tế, hàng loạt từ tiếng Việt đã đi vào kho từ vựng của tiếng Khmer vùng
Nam Bộ và trong kho từ vựng tiếng Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng chứa đựng một lớp từ
có nguồn gốc từ tiếng Khmer.
Mặt khác, do hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, người Khmer phát âm tiếng Việt không chuẩn
dẫn đến những lỗi chính tả thường mắc phải ở học sinh – sinh viên dân tộc Khmer khi viết tiếng
Việt.
Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai của học sinh – sinh viên Khmer đã trở thành “rào
cản ngôn ngữ”, gây ra hàng loạt lỗi về dùng từ, viết câu khi học sinh – sinh viên Khmer sử dụng
tiếng Việt.
Do yêu cầu tác nghiệp trên các địa bàn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực có tỉ
lệ cộng đồng người Khmer sinh sống khá cao, các cán bộ người Kinh có nhu cầu học tiếng Khmer
để giao tiếp với người Khmer. Việc nắm được lớp từ hai ngôn ngữ Việt – Khmer vay mượn của
nhau cũng như việc hiểu biết về các đặc điểm biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ được
vay mượn sang ngôn ngữ vay mượn giữa tiếng Việt và tiếng Khmer sẽ giúp cho việc học và vận
dụng tiếng Khmer để giao tiếp của họ được thuận lợi hơn.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng
Khmer làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình. Do dung lượng của một luận văn thạc sĩ, để có
điều kiện đi sâu nghiên cứu, đề tài luận văn của chúng tôi giới hạn như sau: “ Sự tiếp xúc ngôn ngữ
trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long”.
2.Lịch sử vấn đề
Từ trước tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng.
Trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á (của Phan Ngọc và Phạm Đức Dương), phần Tiếp
xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á , Phan Ngọc đã trình bày về vấn đề tiếp xúc
ngôn ngữ và những cơ sở lí luận của tiếp xúc ngôn ngữ. Có thể xem đây là cơ sở lí thuyết cho việc
nghiên cứu về vấn đề này. Trong hai phần khác, Phan Ngọc bàn về vấn đề ngữ nghĩa của từ Hán –
Việt trong sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với tiếng Hán, sự tiếp xúc về ngữ pháp với sự ảnh hưởng của
ngữ pháp châu Âu lên ngữ pháp tiếng Việt. Trong những nhận xét mở đầu cho phần “ Ảnh hưởng
của ngữ pháp Châu Âu tới ngữ pháp tiếng Việt – Sự tiếp xúc về ngữ pháp” , Phan Ngọc viết “ Trong
quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ tất yếu xảy ra những sự vay mượn. Tuy nhiên, hiện tượng vay
mượn xảy ra khác nhau tùy theo yêu cầu khách quan của sự giao tiếp và yêu cầu của cấu trúc ngôn
ngữ. Về yêu cầu khách quan của sự giao tiếp thể hiện rõ nhất ở sự vay mượn từ.”
“Tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình hình thành không gian văn hóa đô thị ở thành phố Hồ
Chí Minh” (do TS. Nguyễn Kiên Trường chủ nhiệm và Lý Tùng Hiếu hiệu đính) mặc dù được giới
thiệu là một đề tài cấp viện nhưng thực chất, đấy là một công trình tổng hợp nhiều bài viết liên quan
đến vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong “Từ ngoại lai trong tiếng Việt”, Nguyễn Văn Khang trình bày các vấn đề lí thuyết về
vay mượn từ vựng. Ông khẳng định “vay mượn từ vựng là hệ quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các ngôn ngữ có nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ. Vì thế, khi xem xét vay mượn từ vựng không thể
không nói đến tiếp xúc ngôn ngữ”. Tác giả trình bày một cách cụ thể các phương thức vay mượn từ
vựng: từ các bình diện vay mượn của từ đến các cách vay mượn từ vựng. Từ chương II đến chương
XII của sách, Nguyễn Văn Khang đi vào trình bày các vấn đề cụ thể về các lớp từ mượn Hán, từ
mượn Pháp và từ mượn Anh.
Góp phần vào thành tựu nghiên cứu về tiếp xúc ngôn ngữ là cuốn Language Transsfer của
Terence Odlin. Có thể nói, công trình này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của việc nghiên cứu
về tiếp xúc ngôn ngữ, Odlin đã có công trong việc làm cho các thuật ngữ của tiếp xúc ngôn ngữ có
tính hệ thống hơn. Trong công trình này, vấn đề được tác giả khai thác một cách triệt để là vấn đề
chuyển di ngôn ngữ. Ông đã trình bày đầy đủ bản chất của chuyển di ngôn ngữ, chứng minh một
cách thuyết phục về vai trò của chuyển di đối với việc học ngoại ngữ trên tất cả các bình diện ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp và cả bình diện ngữ dụng cũng như những ảnh hưởng, tác động qua lại giữa
chuyển di với các nhân tố văn hóa, xã hội và cá nhân trong quá trình học ngoại ngữ.
Bàn về tiếp xúc ngôn ngữ còn có các công trình khác như: Phạm Đức Dương với công trình
“Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”; Nguyễn Đăng Khánh với “Sự giao thoa
ngữ nghĩa chỉ số phát triển của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa”; Bùi Khánh Thế với “ Lí
thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam” ,“ Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận
dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn ngữ trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam”;...
Về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể là vấn đề tiếp xúc giữa
tiếng Việt và tiếng Khmer, chúng tôi tìm thấy các công trình sau:
Thứ nhất là luận án tiến sĩ Tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Khmer với tiếng Việt (trường hợp
tỉnh Trà Vinh) của tác giả Nguyễn Thị Huệ. Công trình nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học xã hội
nên các vấn đề như cảnh huống ngôn ngữ, vấn đề song ngữ, hiện tượng giao thoa, hiện tượng quy
tụ được tác giả đặt vấn đề để quan tâm. Đặc biệt, công trình được tác giả sử dụng kĩ thuật lốt ngôn
ngữ để nghiên cứu.Vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer được tác giả Nguyễn
Thị Huệ nghiên cứu theo lịch đại, tức là nghiên cứu theo chiều dài lịch sử của quá trình tiếp xúc từ
sự tiếp xúc gián tiếp đến sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai ngôn ngữ. Và sự tiếp xúc này được tác giả
khai thác trên cả ba bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp qua kết quả của quá trình tiếp xúc. Cụ
thể, theo Nguyễn Thị Huệ, qua quá trình tiếp xúc với tiếng Khmer , tiếng Việt đã vay mượn từ tiếng
Khmer các từ chỉ tên cây, tên đồ dùng, động vật, từ chỉ địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính,
các địa danh; kết quả của quá trình tiếp xúc về phía tiếng Khmer là sự đơn tiết hóa trong tiếng
Khmer, là ý thức về thanh điệu của người Khmer. Luận án còn dành một chương thứ tư để bàn về
vấn đề giáo dục song ngữ ở vùng đồng bào Khmer Trà Vinh.
Tuy nhiên, trong luận án này, các bình diện của ngôn ngữ trong sự tiếp xúc chưa được tác
giả nghiên cứu sâu. Theo tác giả Nguyễn Thị Huệ, ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc là hiện tượng ý
thức về thanh điệu của người Khmer Trà Vinh, ở sự thúc đẩy nhanh quá trình đơn tiết hóa của tiếng
Khmer. Như vậy, việc có/không sự ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc đến tiếng Việt, cũng như
những ảnh hưởng khác đến mặt ngữ âm của hai ngôn ngữ, thì tác giả chưa đề cập đến. Mặt khác,
trên bình diện từ vựng , sự tiếp xúc dẫn đến sự vay mượn lẫn nhau giữa hai ngôn ngữ cũng chưa
được tác giả luận án làm rõ. Sự vay mượn từ vựng chỉ được Nguyễn Thị Huệ đề cập từ phía tiếng
Việt vay mượn của tiếng Khmer mà không xem xét từ hướng ngược lại, tức từ hướng tiếng Khmer
vay mượn của tiếng Việt. Và khi xem xét lớp từ tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer, tác giả chỉ
đề cập đến các từ chỉ địa danh, tên một số loại cây, một số động vật, đồ dùng.
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Huệ còn có bài viết “Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người
Khmer Trà Vinh”. Bài viết đã cố gắng làm sáng tỏ bức tranh tổng thể về tình hình sử dụng tiếng
Việt và tiếng Khmer đang diễn ra tại Trà Vinh
Công trình “Người Khmer ở Kiên Giang” của Đoàn Thanh Nô tuy là một công trình nghiên
cứu về văn hóa Khmer nhưng có một phần nói về ngôn ngữ Khmer phản ánh kết quả tiếp xúc với
tiếng Việt. Trong đó, tác giả có miêu tả một số từ ngữ mà tiếng Việt vay mượn từ tiếng Khmer.
Luận văn thạc sĩ “Phương pháp dạy học chữa lỗi từ ngữ, ngữ pháp cho học sinh THPT dân
tộc Khmer” của Nguyễn Quang Minh cũng có ngữ liệu nói về sự giao thoa giữa tiếng Việt và tiếng
Khmer nhưng các ngữ liệu này còn nhiều chỗ chưa chính xác, nhất là về cách sử dụng ngôn ngữ của
học sinh Khmer.
Như vậy, từ trước tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về
vấn đề “Sự tiếp xúc ngôn ngữ trên bình diện từ vựng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở một số
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, khi thực hiện đề tài, nhiệm vụ của chúng tôi là:
- Thu thập, thống kê các từ ngữ thuộc lớp từ mà tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt và
ngược lại.
- Khảo sát, phân tích và miêu tả các phương thức vay mượn từ vựng của tiếng Việt và tiếng
Khmer qua quá trình tiếp xúc – vay mượn giữa hai ngôn ngữ.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là lớp từ ngữ mà tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer
và lớp từ ngữ mà tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt thể hiện trên ngôn ngữ nói ở các tỉnh Trà
Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang.
Khi hai hay nhiều ngôn ngữ tiếp xúc với nhau, sự tác động có thể diễn ra trên nhiều bình diện
của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Và hệ quả của nó là sự vay mượn ngôn ngữ, sự
chuyển mã và trộn mã trong giao tiếp, hiện tượng lai tạp ngôn ngữ.Trong phạm vi đề tài này, luận
văn chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu sự tiếp xúc phản ánh trên mặt từ vựng giữa hai ngôn ngữ Việt và
Khmer. Cụ thể là luận văn nghiên cứu lớp từ mà tiếng Việt vay mượn của tiếng Khmer và lớp từ
tiếng Khmer vay mượn của tiếng Việt. Và chúng tôi chỉ tập trung chú ý ngữ liệu là văn nói ở các
tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang .
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, luận
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1.1. Phương pháp quan sát
Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở vốn tiếng Việt và vốn tiếng Khmer sẵn có, chúng tôi
thu thập và thống kê ngữ liệu theo sự quan sát sinh hoạt ngôn ngữ của người Kinh và người Khmer
trên các địa bàn mà mình sinh sống: xã Long Thới, xã Phú Cần huyện Tiểu Cần (nguyên quán của
người nghiên cứu), xã Tập Sơn huyện Trà Cú (quê chồng của người nghiên cứu), nội ô thành phố
Trà Vinh và các xã ngoại thành (xã Long Đức, xã Nguyệt Hóa, xã Hòa Thuận) – nơi thường trú của
người nghiên cứu.
5.1.2. Phương pháp điều tra ngôn ngữ
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra ngôn ngữ để phỏng vấn, thu thập ngữ liệu từ các đối
tượng là người Kinh, người Khmer trên các địa bàn của các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang
và một số địa bàn không thuộc địa bàn cư trú của người nghiên cứu như xã Bà Mi, xã Thông Hòa
thuộc huyện Cầu Kè – Trà Vinh, xã Đại An – Trà Cú – Trà Vinh, xã Nhị Trường, Hiệp Hòa, Kim
Hòa – Cầu Ngang – Trà Vinh theo phạm vi nghiên cứu. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng
phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn các đối tượng với số lượng như sau:
Ở tỉnh Sóc Trăng: 10 hộ gia đình người Khmer (với 32 người) và 10 hộ gia đình người Kinh
(với 41 người) ở ấp Bônô Cambốt - xã Tham Đôn - huyện Mỹ Xuyên; 10 hộ gia đình người Khmer
(với 29 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 33 người) ở ấp Sóc Mới và ấp Tân Lập - xã Long
Phú - huyện Long Phú ; 10 hộ gia đình người Khmer (với 48 người) và 10 hộ gia đình người Kinh
(với 42 người) ở ấp Tập Rèn - xã Thới An Hội, ấp An Khương – thị trấn Kế Sách - Kế Sách.
Tỉnh Kiên Giang: 10 hộ gia đình người Khmer (với 27 người) và 10 hộ gia đình người Kinh
(với 34 người) ở ấp Sóc Sáp, ấp Rạch Tìa – xã Hòa Hưng Nam - Gò Quau; 10 hộ gia đình người
Khmer (với 38 người) và 10 hộ gia đình người Kinh (với 36 người) ở ấp Hòn Quéo – Xã Thổ Sơn –
Hòn Đất.
An Giang: 10 hộ gia đình người Khmer (với 49 người) và 10 hộ gia đình người kinh (với 34
người) ở ấp Xà Lôn – Lương Phi – Tri Tôn; 10 hộ gia đình người Khmer (với 35 người) và 10 hộ
gia đình người Kinh (với 42 người) ở ấp Tân Hiệp A – Vọng Thê, ấp Trung Phú 3 – Vĩnh Phú,
huyện Thoại Sơn.
Riêng đối tượng là học sinh trường dân tộc nội trú, mỗi tỉnh chúng tôi chọn 30 em ở trường
nội trú tỉnh để làm đối tượng cộng tác.
5.1.3.Phương pháp điền dã
Chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã trong việc dã điền đến các tỉnh để thu thập ngữ liệu
phục vụ cho việc nghiên cứu như thu thập các địa danh gốc Khmer của các tỉnh thuộc phạm vi
nghiên cứu, các từ gốc Việt trong giao tiếp của người Khmer, các từ gốc Khmer trong giao tiếp của
người Kinh, sự hòa mã, trộn mã trong giao tiếp của người Khmer.
Các khách thể được chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên theo mục đích khảo sát như: đại
diện cho lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ.
5.1.4. Phương pháp phân tích, miêu tả
Trên cơ sở ngữ liệu thu thập được, luận văn tiến hành phân tích, miêu tả phương thức tiếng
Khmer vay mượn tiếng Việt , phương thức tiếng Việt vay mượn tiếng Khmer.
5.2. Nguồn ngữ liệu
Khảo sát trên nguồn ngữ liệu “ tươi sống” của người Kinh và người Khmer ở một số tỉnh
ĐBSCL như: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang; ngữ liệu hữu quan trong các công trình
được nghiên cứu trước.
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng có những đóng góp sau:
Thứ nhất, bảng từ ngữ mà chúng tôi thu thập và thống kê được là ngữ liệu đáng tin cậy cho
những ai có nhu cầu nghiên cứu những vấn đề có liên quan.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích các từ ngữ tiếng Việt gốc Khmer và các từ ngữ tiếng Khmer
gốc Việt, chúng tôi đã xác định được những phương thức mà hai ngôn ngữ Việt và Khmer vay
mượn từ vựng của nhau.
Thứ ba, trên cơ sở ngữ liệu khảo sát được từ sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer,
luận văn có thể góp thêm cứ liệu chứng minh cho lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận văn gồm hai chương:
Chương I: TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ, TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở
NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ VAY MƯỢN TỪ VỰNG
Trong chương I, luận văn trình bày những cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn về điều kiện
tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là, chúng tôi
trình bày về khái niệm tiếp xúc ngôn ngữ, tính tất yếu của sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ, các hệ quả
và mối quan hệ giữa các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ; những vấn đề lí thuyết về vay mượn từ vựng
như khái niệm vay mượn từ vựng, các phương thức vay mượn từ vựng; sự hợp cư dẫn đến tiếp xúc
ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ; quan hệ nguồn gốc, đặc điểm, những điểm tương đồng và dị biệt
giữa tiếng Việt và tiếng Khmer.
Chương II: LỚP TỪ NGỮ TIẾNG KHMER VAY MƯỢN TIẾNG VIỆT VÀ LỚP TỪ
NGỮ TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN TIẾNG KHMER
Trong chương II, luận văn trình bày kết quả khảo sát, miêu tả và nhận xét lớp từ tiếng Khmer
vay mượn tiếng Việt, lớp từ tiếng Việt vay mượn tiếng Khmer theo 5 phương thức: vay mượn theo
kiểu dịch nghĩa; vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của ngôn ngữ vay mượn; vay mượn
nghĩa và giữ nguyên cách phát âm theo nguyên ngữ; vay mượn bằng cách dịch một hoặc một vài
thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại tổ hợp từ của ngôn ngữ được vay mượn;
vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ của hai ngôn ngữ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ, TIẾP XÚC NGÔN NGỮ Ở
NAM BỘ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ VAY MƯỢN TỪ VỰNG
1.1. Tiếp xúc ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ
Từ điển Ngôn ngữ học so sánh và lịch sử ( The dictionary of historical and comparative
linguistics) định nghĩa:
Bất kì sự thay đổi nào trong ngôn ngữ do ảnh hưởng của ngôn ngữ cộng đồng ở gần người
nói mà người nói có khả năng sử dụng và trong việc chuyển các đặc điểm và thuộc tính từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ có thể từ mức rất nhỏ đến rất
lớn và có thể trên bình diện từ vựng, ngữ âm, hình thái, cú pháp hay bất kì bình diện nào. Loại tiếp
xúc đơn giản nhất là hiện tượng vay mượn. Tuy nhiên, có thể có những loại tiếp xúc mạnh hơn
nhiều như hiện tượng “ chuyển vị” cấu trúc và ngữ nghĩa (metatypy), việc hình thành ngôn ngữ phi
cội nguồn (non – genetic language) và sự biến đổi ngôn ngữ. Weinreich (1953) cho rằng thuật ngữ
này chỉ nên dùng để nói về những trường hợp song ngữ rõ nét. [ 55, tr. 183]
(Any change in language resulting from the influence of a neighbouring language of which
the speaker of the first have some knowledge; the passage of linguistic objects or features from one
language into another. The effects of contact many range from the trivial to the overwelming, and
many involve vocabulary, phonology, morphology, syntax or just about anything else. The simplest
type of contact is borrowing, but far more radical types are possible, including (for example)
metatypy, the creation of non – genetic language and (the ultimate) language shift. Weinreich
(1953) proposes that this term should be restricted to cases involving substantial bilingualism.)
Từ điển giải thích Thuật ngữ Ngôn ngữ học (do Nguyễn Như Ý chủ biên) định nghĩa tiếp xúc
ngôn ngữ là “ Sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ ảnh hưởng đến cấu trúc và vốn từ
vựng của một hay nhiều ngôn ngữ có quan hệ đó. Điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ là sự
cần thiết phải trao đổi giao tiếp giữa các cộng đồng người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau do
nhu cầu về kinh tế, chính trị và những nguyên nhân khác. Tiếp xúc ngôn ngữ xảy ra nhờ việc thường
xuyên lặp lại các cuộc đối thoại, thường xuyên có nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những
người nói hai ngôn ngữ khác nhau có khả năng sử dụng đồng thời cả hai ngôn ngữ, hoặc từng
người sử dụng riêng rẽ một trong hai ngôn ngữ đó. Do đó có khả năng người nói có thể nắm vững
đồng thời cả hai ngôn ngữ, tức là có thể nói bằng ngôn ngữ này hoặc ngôn ngữ kia, hoặc người nói
chỉ hiểu một cách thụ động ngôn ngữ xa lạ, không phải tiếng mẹ đẻ của mình. [ 49, tr. 290-291]
Trong bài viết “ Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán” đăng trong
Tập san khoa học của Trường ĐHKHXH & NV ( ĐHQG TP. HCM), số 38 (2007), trang 3 – 10, tác
giả Bùi Khánh Thế đã trích dẫn hai khái niệm về tiếp xúc ngôn ngữ: (1) Tiếp xúc ngôn ngữ là “ sự
tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt
lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải
giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). (2) Tiếp xúc ngôn ngữ còn được hiểu là “sự tác động
qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay
nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi nhu cầu cần
thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những
nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... thúc đẩy” [dẫn theo 42, tr. 12-13 ]
Theo Phan Ngọc, tiếp xúc ngôn ngữ không phải là vay mượn từ vựng. Trong sự giao tiếp
giữa tộc người A và tộc người B, khi tộc người A bắt gặp những đồ vật, những sự vật mà nó không
có tên gọi và nó cũng chưa tìm được cách dịch sang ngôn ngữ của mình thì tất yếu nó sẽ gọi bằng
những từ chỉ đồ vật, sự vật này của tộc người B đã đem sự vật, đồ vật ấy lại cho họ. Nhưng sự vay
mượn từ dù có nhiều đến đâu đi nữa, cũng chưa chắc đã đụng chạm tới cái cấu trúc của ngôn ngữ.
Khi nói đến tiếp xúc ngôn ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra trong cấu trúc của A do
B đưa đến, hay nói khác đi, nếu trong quá trình phát triển lịch sử, A không tiếp xúc với B thì tự nó
không có cái diện mạo ngày nay, hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn rất nhiều, và
kết quả cũng không thể hết như ngày nay được.[ 25, tr.9-10]
1.1.2. Tính tất yếu của sự tiếp xúc ngôn ngữ
Theo Nguyễn Thiện Giáp, dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ loài người,
chúng ta có thể chấp nhận một định nghĩa về ngôn ngữ như sau:
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và
quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là
phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Như vậy, ngôn ngữ được xem là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Bản chất xã hội của ngôn
ngữ thể hiện ở chỗ:
1) Ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện
trao đổi ý kiến trong xã hội, phương tiện giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức
công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
2) Ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội. Chính vì thể hiện ý thức xã hội nên ngôn ngữ mới có thể
làm phương tiện giao tiếp giữa mọi người.
3) Ngôn ngữ có khả năng hình thành văn hóa và là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn
hóa; khả năng giao tiếp của con người tùy thuộc vào kiến thức ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp và kiến
thức văn hóa.
4) Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. [ 8,
tr.28 – 29].
Từ những bản chất đó của ngôn ngữ, chúng ta thấy ._.rằng sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ là một
vấn đề tất yếu. Bởi lẽ, trong quá trình sống, giữa các cá nhân con người, giữa các tộc người luôn
phải tiếp xúc với nhau. Sự tiếp xúc này hoặc là do điều kiện về khoảng cách địa lí sống gần nhau
hoặc do nhu cầu trao đổi với nhau về thương mại, văn hóa, tôn giáo, thậm chí là nhu cầu về quân sự.
Và đây chính là những điều kiện dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là sự tiếp xúc giữa các
cộng đồng ngôn ngữ với nhau. Trong “ Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”,
Phan Ngọc cho rằng hiện tượng một tộc người nói một ngôn ngữ A phải tiếp xúc , giao tiếp với một
tộc người khác nói ngôn ngữ B là chuyện hết sức bình thường. Trên thế giới không có một tộc
người nào sống cô lập, không tiếp xúc với một tộc người khác. [ 25, tr.10].
Sự tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng chung cho ngôn ngữ loài người. Thế giới của một ngôn
ngữ không phải là một thế giới riêng, chỉ tuân theo những quy luật của chính nó mà ngôn ngữ còn
chịu sự tác động của nhiều yếu tố ngoài bản thân nó nó như: tiếp xúc với các ngôn ngữ khác, quan
hệ xã hội, văn hóa, tư tưởng và cả các yếu tố như dân tộc, lịch sử của sản xuất và của xã hội.
Sự tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng một ngôn ngữ A sẽ thay đổi cấu trúc do tiếp xúc với ngôn
ngữ B. Nếu quá trình tiếp xúc diễn ra trong một quãng thời gian dài, giữa các ngôn ngữ có xu hướng
ảnh hưởng, vay mượn lẫn nhau. Có những ảnh hưởng tồn tại rất lâu dài, ngày càng mở rộng, phổ
biến trong toàn bộ tộc người để rồi nhập vào ngôn ngữ của dân tộc đó, vẫn tồn tại cho dù sự tiếp xúc
thực tế giữa các ngôn ngữ không còn nữa. Tất nhiên, cũng có những ảnh hưởng chỉ xảy ra nhất thời,
biểu hiện trong khoảng thời gian nhất định, trong một nhóm người nhất định rồi mất đi, không nhập
vào ngôn ngữ đó.
Nói tiếp xúc ngôn ngữ là nói đến những thay đổi rất sâu sắc diễn ra ngay trong cấu trúc của
A do B đưa đến, hay nói khác đi, nếu trong quá trình phát triển lịch sử, A không tiếp xúc với B thì
tự nó không có diện mạo ngày nay, hay muốn có phải chờ đợi một thời gian lâu dài hơn rất nhiều,
và kết quả cũng không thể hệt như ngày nay được.[25, tr.10]
Theo cách tiếp cận song ngữ luận, trong khi thừa nhận tính cấu trúc của ngôn ngữ và sự phát
triển theo những quy luật nội tại của nó, có những trường hợp cần phải chấp nhận bên cạnh nguyên
nhân nội tại, có sự tiếp xúc ngôn ngữ. Sự tiếp xúc đóng vai một yếu tố cần phải tính đến trong sự
miêu tả đồng đại cũng như trong sự phát triển lịch sử, khi qua sự khảo sát hiện tượng giao tiếp song
ngữ giữa tộc người nói ngôn ngữ A với tộc người nói ngôn ngữ B, ta thấy có những hiện tượng liên
quan đến cấu trúc của A do cấu trúc của B đưa đến. Đó là cách tiếp cận song ngữ luận (bi –
lingualism). Nhìn theo góc độ này, một ngôn ngữ là một thể thống nhất biện chứng giữa cái cấu trúc
nội tại có những khả năng phát triển do một cấu trúc khác đưa lại.
Chẳng hạn, do sự tiếp xúc với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn tiết và có hệ thống thanh điệu,
mà tiếng Chàm từ chỗ là một ngôn ngữ đa tiết và không có thanh điệu đang trên đường chuyển
thành một ngôn ngữ đơn tiết và có thanh điệu; hay tiếng Thái Lan vì tiếp xúc với với tiếng Khmer
mà có thêm một vài nguyên âm hay vì tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Âu mà các ngôn ngữ Thái
Lan, Việt Nam, Miến Điện đều biểu lộ một xu hướng mạnh mẽ đang xích lại gần ngữ pháp châu Âu
bằng biện pháp sao phỏng ngữ pháp, đây đều là những cách nói theo cách tiếp cận song ngữ luận.
[25, tr. 10 – 11]
Như vậy, tiếp xúc ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ mang tính tất yếu, xảy ra với mọi
ngôn ngữ trên thế giới. Quá trình tiếp xúc sẽ làm tác động đến cấu trúc nội tại của các ngôn ngữ tiếp
xúc với nhau. Kết quả của quá trình này sẽ tồn tại thậm chí khi hai ngôn ngữ không còn tiếp xúc với
nhau nữa.
1.2. Tiếp xúc ngôn ngữ ở Nam Bộ
1.2.1. Sự hợp cư và bức tranh tiếp xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ
Như đã nói ở trên, tiếp xúc ngôn ngữ là một vấn đề tất yếu. Từ thời xa xưa, phải nói rằng, rất
hiếm có một quốc gia chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất. Bất kì ở quốc gia nào, thời đại nào cũng
có hiện tượng hai hay nhiều ngôn ngữ cùng tồn tại trên cùng một địa phương mà không lẫn lộn vào
nhau. Ở Việt Nam, cuộc Nam tiến đã hình thành nên sự hợp cư cũng như đã tạo nên bức tranh tiếp
xúc ngôn ngữ ở vùng đất Nam Bộ.
Năm 1620, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gã công chúa Ngọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp
Chey Chettha II làm hoàng hậu. Dưới sự bảo trợ của hoàng hậu Ngọc Vạn, cư dân Việt từ vùng
Thuận – Quảng vào làm ăn sinh sống ở lưu vực sông Đồng Nai ngày một đông thêm.
Cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong thời gian này cũng xuất hiện một số người
Trung Quốc đến khai khẩn vùng đất hoang và sinh sống ở vùng đất Nam Bộ. Nhân việc nhà Thanh
thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, một số quan lại và quân lính trung thành với triều đình nhà Minh
không chấp nhận sự thống trị của nhà Thanh đã vượt biển đến Đàng Trong tìm đất sinh sống và thúc
đẩy nhanh hơn quá trình khai phá vùng đất đồng bằng Nam Bộ. Sách Đại Nam thực lục chép: “ Kỉ
mùi, năm thứ 31 (1679), mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn tổng binh trấn
Thượng Xuyên và phó tướng Trấn Anh Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các
cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng. Tự Trấn là bộ thần của nhà Minh, không chịu làm tôi nhà Thanh,
nên đến để xin làm tôi tớ”. Được Chúa Nguyễn cho phép, họ đến Gia Định và Biên Hòa, vỡ đất khai
hoang, dựng phố xá. Thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và đi
lại nơi đây tấp nập. Theo sách Đại Nam thống chí, căn cứ vào các dấu tích hoạt động cụ thể đã cho
biết nhóm Trần Thượng Xuyên đến Biên Hòa “ mở đất, lập phố”, còn nhóm Dương Ngạn Địch đến
Mĩ Tho “ dựng nhà cửa, họp người Kinh, người Di, kết thành làng xóm”.
Cùng thời gian này, Mạc Cửu là người xã Lôi Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh
Quảng Đông (Trung Quốc) cũng vì việc nhà Minh mất mà “ để tóc chạy sang phương Nam, khai
khẩn vùng đất Hà Tiên, phát triển thành khu vực cát cứ của dòng họ mình”.
Trên vùng đất Nam Bộ, chúa Nguyễn thi hành chính sách khuyến khích đặc biệt đối với việc
khai phá đất hoang, cho phép người dân biến ruộng đất khai hoang được thành sở hữu tư nhân.
Trước làn sóng tự phát di cư vào Nam tìm đất sinh sống của người dân Thuận – Quảng, chúa
Nguyễn cho người đứng ra tổ chức các cuộc di cư này và lập thành các xã, thôn, phường, ấp của
người Việt. Chúa Nguyễn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng
đem tôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Chính sách này được thực thi
lâu dài và nhất quán như một phương thức khai hoang chủ yếu ở Nam Bộ. Lực lượng khai hoang
chủ yếu là là lưu dân người Việt và một bộ phận những người gốc Chămpa, Chân Lạp. Ngoài ra,
một số lính đồn trú , một số người Trung Quốc, người dân tộc thiểu số khác cũng được sử dụng vào
việc khai khẩn và canh tác. Chỉ sau hơn nửa thế kỉ, tính từ đầu đến giữa thế kỉ XVII, vùng đất Nam
Bộ nhanh chóng trở thành vùng phát triển kinh tế - xã hội rất năng động. Thành quả này phải kể
đến vai trò lao động cần cù và sáng tạo của tất cả cộng đồng dân cư, trong đó vai trò của các lớp cư
dân người Việt, người Khmer, người Chăm và người Hoa là rất nổi bật.[Theo 7]
Kết quả của quá trình trên đã hình thành nên một đặc điểm chung của khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long là sự cộng cư của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Ở các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, bốn dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm có nơi sống tập trung thành từng khu, từng vùng,
từng thôn xóm riêng biệt nhưng nhiều nơi thường sống xen kẽ. Cả ở những vùng nông thôn và thành
thị, chúng ta đều thấy các dân tộc cùng làm ăn sinh sống một cách gần gũi và chan hòa với nhau.
Tình hình đa dân tộc, đa văn hóa ( Kinh, Khmer, Hoa) không chỉ phổ biến trong từng vùng ở đồng
bằng sông Cửu Long mà còn diễn ra ngay trong nhiều gia đình. Có những gia đình tồn tại cả ba nền
văn hóa và ba thành phần dân tộc này. Hôn nhân giữa những người khác dân tộc là hiện tượng khá
phổ biến ở đây. Người Kinh kết hôn với người Khmer, người Khmer kết hôn với người Hoa, người
Kinh kết hôn với người Hoa, rồi con cái của những người khác dân tộc đó lại kết hôn với nhau hoặc
kết hôn với người thuộc dân tộc thứ ba. Chẳng hạn, con của người Kinh – Khmer tiếp tục kết hôn
với người Kinh hoặc người Khmer, người Hoa; con người Kinh – Hoa kết hôn với người Kinh,
người Khmer,...
Sự quy tụ và tập hợp cư dân này đưa đến một hệ quả được kéo theo là sự tiếp xúc không thể
tránh khỏi giữa các cộng đồng ngôn ngữ với nhau. Với một cộng đồng cư dân đa dạng, đa chủng
như vậy, có thể nói rằng sinh hoạt ngôn ngữ là một trạng thái pha trộn ngôn ngữ. Và trong trường
hợp này, thông thường một trong những ngôn ngữ hay phương ngữ có ưu thế nào đó sẽ đóng vai trò
hạt nhân cho toàn bộ quá trình giao tiếp của cộng đồng cư dân mới hình thành. Vai trò hạt nhân ấy,
theo các cứ liệu lịch sử cho thấy, là thuộc về cộng đồng người Việt trong tập hợp cư dân mới này.
Sinh hoạt ngôn ngữ thời ấy hẳn là một trạng thái vừa lưỡng ngữ (diglossia) và vừa đa ngữ
(multilingualism). Hơn một thế kỉ sau, tác giả Trịnh Hoài Đức còn ghi nhận: người nói tiếng ta nơi
đây thường pha trộn tiếng Tàu, như nói “quát mãi” là mua sỉ, “khí ngổ” nghĩa là dối phỉnh, “nói xá”
nghĩa là vái chào, “bốc chòe” nghĩa là đánh nhau, “nói thưng xỉ” nghĩa là cái muổng, “tư yên” nghĩa
là cật lợn, “nói mì xọn” nghĩa là miếng sợi, ấy là nói theo tiếng của người Quảng Đông. Còn như
sang sông thì nói là “tầm long”, người chủ sự thì nói là “tăng nhạo”, thần ghe thì nói là “thần đục”,
cái bao làm bằng bàng thì gọi là “cà ròn”, đổi trừ thì gọi là “gật”. Ấy là nói theo tiếng Cao Miên.[
46, tr.34]
Ngày nay, dựa vào thành tựu lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ, chúng ta có thể nói: do sự tác động
qua lại giữa các phương ngữ của tiếng Việt và giữa tiếng Việt với ngôn ngữ của cư dân bản thổ và
các ngôn ngữ của những nhóm cư dân đến từ các nước, các vùng lãnh thổ khác, đã hình thành một
phương ngữ mới – phương ngữ Nam Bộ.[ 46, tr.34]
1.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt, tiếng Khmer và những điểm tương đồng, dị biệt giữa chúng
1.2.2.1. Quan hệ nguồn gốc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer
Căn cứ vào hình cây phổ hệ, chúng ta thấy tiếng Việt và tiếng Khmer là hai ngôn ngữ cùng
thuộc họ Nam Á, nhánh Môn – Khmer.
Sơ đồ 1: Hình cây phổ hệ của họ ngôn ngữ Nam Á
Như vậy, có thể nói, tiếng Việt và tiếng Khmer có quan hệ họ hàng với nhau, cùng thuộc về
một họ, một nhánh ngôn ngữ. Nhưng ta thấy quan hệ họ hàng này là khá xa. Thuộc nhánh Môn –
Khmer gồm nhiều nhóm ngôn ngữ (nhóm Khasi, Môn, Khmer, Pear, Bahnar, Katu, Việt – Mường,
Khmú, Palaung), mỗi nhóm lại bao gồm các tiểu nhóm, trong mỗi tiểu nhóm có nhiều ngôn ngữ
khác nhau.
Họ Nam Á
Nhánh Môn – Khmer
Nhóm Việt – Mường
Tiểu nhóm song tiết Tiểu nhóm đơn tiết
Việt Mường chung
Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng
Arem Chứt Mã Liềng Aheu Pọng Nguồn Mường Việt
Munđa Bắc
Munđa Nam
Nihal
Nicobar
Aslian Nam
Khasi
Môn
Khmer
Aslian Trung tâm
Aslian Bắc
Pear
Bahnar
Katu
Việt – Mường
Khmú
Palaung
Nicobar
Munđa Nam
Aslian Trung
Môn - Khmer
Họ Nam Á
Sơ đồ 2: Cây phổ hệ nhóm ngôn ngữ Việt – Mường
Tiếng Việt và tiếng Khmer không cùng tiểu nhóm, nên mặc dù chúng có quan hệ họ hàng về
mặt nguồn gốc nhưng quan hệ này là khá xa. Từ đó, có thể nói rằng, giữa tiếng Việt và tiếng Khmer
chắc chắn sẽ có những điểm giống nhau đồng thời cũng có những điểm khác biệt .
Để có cơ sở cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi không chỉ xem xét đặc điểm của tiếng Việt và
tiếng Khmer ở góc độ loại hình mà còn xem xét đặc điểm của hai ngôn ngữ trong phạm vi một vùng
phương ngữ - phương ngữ Nam Bộ để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng. Bởi lẽ,
vấn đề của chúng tôi là chỉ nghiên cứu sự tiếp xúc của hai ngôn ngữ diễn ra trên một phạm vi ngôn
ngữ thuộc phương ngữ Nam Bộ.
1.2.2.2. Đặc điểm của tiếng Việt
(1) Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm này thể hiện rõ ở các mặt ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp của tiếng Việt.
(a)Đặc điểm ngữ âm
Trong tiếng Việt, âm tiết (hay tiếng) là đơn vị phát âm tự nhiên rất dễ nhận biết. Âm tiết tiếng
Việt có những đặc điểm như:
Thứ nhất, âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ và rõ ràng. Mỗi âm tiết ở dạng đầy đủ
thường gồm ba phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Mỗi âm tiết luôn mang một thanh điệu nhất
định. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu và tất cả có sáu thanh.
Thứ hai, về mặt ngữ nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường tương ứng với hình vị. Nhiều âm tiết
vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như một từ đơn hoặc được dùng như một thành tố cấu tạo nên
từ (hình vị).
Thứ ba, về mặt ngữ pháp, mỗi âm tiết tiếng Việt thường xuất hiện với tư cách một từ. Thời
xa xưa, đại đa số các từ trong tiếng Việt là các từ đơn tiết. Thời đó, tiếng Việt là một thứ chữ đơn
âm. Và ở thời kì lịch sử muộn hơn, tiếng Việt có cấu tạo nhiều từ láy và từ ghép (trong đó phần
nhiều là các từ song tiết). Tuy thế, trong nhiều trường hợp, các từ láy hay các từ ghép này khi sử
dụng trong hoạt động giao tiếp vẫn có thể được tách ra dùng lâm thời như một từ đơn.[ 39, tr 30 –
31]
Hệ thống âm vị tiếng Việt
* Âm vị âm đầu:
Về số lượng âm vị âm đầu, việc thừa nhận hay không thừa nhận âm vị này, âm vị kia ( đối
với trường hợp phụ âm /p/, /ʔ/; trường hợp /k/ có 3 hình thức chữ viết là “k, c, q”) đã làm nảy sinh
những bất đồng trong quan điểm về số lượng âm vị âm đầu của tiếng Việt. Phần lớn tác giả các giáo
trình Tiếng Việt có quan điểm giống nhau về số lượng âm vị âm đầu, đó là 21 hoặc 22 âm vị phụ
âm.
Các tiêu chí khu biệt âm vị học của hệ thống phụ âm đầu là dựa vào phương thức cấu âm và
vị trí cấu âm.
Dựa vào phương thức cấu âm có thể chia các phụ âm đầu tiếng Việt thành hai nhóm: tắc và
xát
_ Nhóm phụ âm tắc gồm có âm tắc - ồn và âm tắc - vang.
Các âm thuộc nhóm tắc ồn đối lập nhau ở hai tiêu chí bật hơi / không bật hơi , vô thanh /
hữu thanh, gồm: / tPhP, p, t, τ, c, k, q, b, d /.
+ Các âm thuộc nhóm âm vang gồm: / m, n, N, /.
- Nhóm các âm xát cũng chia thành xát - ồn và xát - vang.
Các âm thuộc nhóm xát - ồn đối lập nhau ở tiêu chí vô thanh / hữu thanh, gồm các âm: / f, s,
ʂ,χ , h, v, z, ʐ, γ /.
+ Các âm thuộc nhóm xát – vang có âm: / l /.
Dựa vào vị trí cấu âm có thể chia các phụ âm đầu tiếng Việt thành các nhóm sau:
- Nhóm phụ âm môi:
+ Các phụ âm hai môi: / p, b, m/
+ Các phụ âm môi – răng: /v, f, /
- Nhóm phụ âm lưỡi gồm:
+ Nhóm phụ âm đầu lưỡi : đầu lưỡi thẳng ( /tPhP, t, d, n, s, z, l/); đầu lưỡi cong (/τ , ʂ, ʐ/).
+ Nhóm phụ âm mặt lưỡi gồm: /c, /
+ Nhóm phụ âm cuối lưỡi gồm : /k, χ , ŋ, γ/
- Nhóm phụ âm thanh hầu gồm : /h /
*Âm đệm:
Tiếng Việt có một âm đệm là bán âm /-w-/. Âm vị này có đặc điểm gần giống nguyên âm /u/
(nguyên âm hàng sau, tròn môi, có độ há hẹp) nhưng phát âm rất lướt.
*Âm chính:
Tiếng Việt có 16 âm vị nguyên âm làm âm chính. Trong đó có 13 nguyên âm đơn và 3
nguyên âm đôi.
- Các nguyên âm đơn gồm: /i (i/ y), e (ê), E (e/ a), ∝ (ư), Φ (ơ, aâ) , a (a), ă (ă/a), u (u), o (ô), ɔ
(o)/
- Nguyên âm đôi gồm: : / iΦ(ia / ya iê / yê)/, / ∝Φ (ưa / ươ)/, / uΦ (ua / uô)/
* Âm cuối:
Trong tiếng Việt, ở vị trí là âm vị âm cuối có hai bán âm (là / - i/ và / -u/); bốn phụ âm tắc,
vô thanh ( / p, t, c, k/) và bốn phụ âm tắc, mũi (/ m, n, N, /).
(b) Đặc điểm từ vựng
Đặc điểm loại hình tiêu biểu của từ tiếng Việt là không biến đổi hình thái. Từ tiếng Việt, dù
thuộc từ loại nào, dù thực hiện chức năng ngữ pháp nào trong câu, cũng luôn luôn có một hình thức
ngữ âm ổn định, duy nhất. Hình thức này không biến đổi theo ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp
và chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu.
Trong tiếng Việt, mỗi tiếng nói chung là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ
thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định
danh sự vật, hiện tượng..., chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy. Việc tạo ra các đơn
vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp nghĩa, ví dụ: đất nước,
máy bay, nhà lầu, xe hơi, nhà tan cửa nát... Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các
đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt
hay từ vay mượn các ngôn ngữ khác để tạo ra từ ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, thư điện tử, thư thoại, xa
lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên,... Việc tạo ra các đơn vị từ vựng theo
phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu ở việc tạo ra các đơn vị từ vựng,
chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng ta lúng túng,...
Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng). Sự linh
hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự vật, hiện
tượng, một hoạt động hay đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn
từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đặc biệt
là công nghệ thông tin, tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn.
(c) Đặc điểm ngữ pháp
Tiếng Việt theo trật tự cú pháp S – V – O. Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc
điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp thành các kết cấu như ngữ, câu,
tiếng Việt sử dụng các phương thức ngữ pháp chủ yếu là trật tự từ và hư từ.
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú
pháp. Trong tiếng Việt khi nói “Anh ta lại đến” là khác với “Lại đến anh ta”. Khi các từ cùng loại
kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò
phụ. Nhờ trật tự kết hợp của từ mà “củ cải” khác với “cải củ”, “tình cảm” khác với “cảm tình”.
Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt.
Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Nhờ hư từ mà tổ
hợp “anh của em” khác với tổ hợp “anh và em”. Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra
nhiều câu có cùng nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm.
Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu. Ngữ điệu giữ vai trò
trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn
thông báo. Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu.
(2) Đặc điểm về ngữ âm, từ vựng của tiếng Việt Nam Bộ
Sự hình thành các phương ngữ tiếng Việt có nhiều nguyên nhân : nguyên nhân lịch sử,
nguyên nhân địa lí, nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân từ tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa. Ngoài 4
nguyên nhân trên, sự hình thành các phương ngữ tiếng Việt còn có các nguyên nhân khác như
nguyên nhân xã hội (sự kiêng kị, kị húy), nguyên nhân từ bản thân ngôn ngữ (sự biến âm, biến
nghĩa)... Từ những nguyên nhân trên, tiếng Việt đã hình thành nên các vùng phương ngữ. Việc phân
chia các vùng phương ngữ đối với tiếng Việt có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy vậy, có thể xem
tiếng Việt có 3 vùng phương ngữ chính là : vùng phương ngữ Bắc Bộ, vùng phương ngữ Trung Bộ
và vùng phương ngữ Nam Bộ.
Giữa các vùng phương ngữ này có những điểm khác biệt nhau, thể hiện đặc trưng riêng của
từng vùng. Riêng vùng phương ngữ Nam Bộ, chúng ta có thể nhận ra những đặc trưng cơ bản về
ngữ âm và từ vựng.
Về đặc điểm ngữ âm
(a)Tiếng Việt Nam Bộ chỉ có 5 thanh điệu. Trong đó, hai thanh hỏi và ngã không được phân biệt
rạch ròi.
(b) Khác với phương ngữ Bắc, các cặp phụ âm /r – d/gi/, /s – x/, /ch – tr/ được phân biệt tương đối
rõ. Tuy nhiên, sự phân biệt này không đồng đều nhau giữa các vùng ở Nam Bộ. Một số nơi do có
sự tiếp xúc với tiếng Hoa (như Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu... phụ âm
quặc lưỡi /r/ biến thành phụ âm /g/ hoặc /j/, /s/ thành /x/, /tr/ thành /ch/. Không có các phụ âm /v, gi,
tr/ mà thay vào đó là là các âm tắc /d, ch/.
(c) Người Nam Bộ không có thói quen phát âm âm đệm nên có hiện tượng rơi rụng âm đệm trong
phát âm (như duyên phát âm thành diêng , luyện -> liệng..).
(d) Xuất hiện âm W (âm môi – mạc – hữu thanh) từ sự hòa nhập âm đệm vào các âm đầu /k, ng, h/,
thể hiện trong các trường hợp như: qua ->WA, (bà) ngoại -> (bà) WẠI, hoãn ->WÃNG,...
(e) Số lượng và cách phân bố các cặp nguyên âm đối lập dài – ngắn khác hẳn phương ngữ Bắc.
Chẳng hạn như có các nguyên âm /e/ (e, en, eng), /ê/ (ê, êm, êp) dài nhưng không có /e, ê/ ngắn như
trong phương ngữ Bắc.
(f) Có những cặp nguyên âm đối lập dài – ngắn như phươmg ngữ Bắc nhưng lại khác về quy tắc kết
hợp với phụ âm cuối: /i/ dài (y, im, ip) – /i/ ngắn ( in, inh, it, ich), /ơ/ dài (ơ, ơn, ên, ênh) – /ơ/ ngắn
(ân, âng, ât, âc), /a/ dài (a, an, ang) – /a/ ngắn (ăn, ăng, anh).
(g) Số lượng các vần ít hơn phương ngữ Bắc do sự đồng nhất của các vần: ên – ênh, êt – êch, iêt -
iêc, im – iêm, in – inh, ip – iêp, it – ich, iu – iêu, oc – ôc, om – ôm – ơm, ong – ông, op – ôp – ơp,
ưn – ưng, ưoi – ưi, ươc – ươt, ưu – ươu – u, ưt – ưc,...
(h) Bảo lưu nhiều hình thức ngữ âm đặc thù, thường là hình thức ngữ âm cổ.
Phương ngữ Bắc Bộ - Phương ngữ Nam Bộ Phương ngữ Bắc Bộ - Phương ngữ Nam Bộ
UbệnhU - Ubịnh UcảnhU - Ukiểng
UcụcU - Ucuộc UcưỡiU - Ucỡi
UchânU - Uchưn UchấyU - Uchí
UchínhU - Uchánh UchuU - Uchâu
Uchuột nhắtU - Uchuột lắt UdĩaU - Unĩa
UdoanhU - Udinh UđắtU - Umắt
UđĩaU - Udĩa UgiậtU - Ugiựt
UgiầuU - Utrầu UgioU - Utro
UgiunU - Utrùn UgửiU - Ugởi
UhạtU - Uhột UhoaU - Uhuê
UhoàU - Uhuề UhoànU - Uhuờn
UhoãnU - Uhuỡn UhoàngU - Uhuỳnh
UhồngU - Uhường UhônU - Uhun
UkênhU - Ukinh UkínhU, UgươngU - Ukiếng
UngẩngU - Ungửng UngửiU - Uhửi
UnhấtU - Unhứt UnhậtU - Unhựt
UnhọU - Ulọ UnhòmU - Udòm
UquyềnU - Uquờn UrếtU - Urít
UtầngU - Utừng UtôiU - Utui
UthậtU - Uthiệt UthốiU - Uthúi
UthưU - Uthơ Uthư kýU - Uthơ ký
UtrượtU - Utrợt Uvàng anhU - Uhoàng oanh
UvàoU - Uvô UvẹtU - Ukét
v.v. v.v.
Về đặc trưng từ vựng, tiếng Việt Nam Bộ thể hiện các đặc trưng tiêu biểu như:
(a) Tiếng Việt Nam Bộ gắn liền với đặc trưng văn hóa nơi đây . Đó là sự phong phú đến mức cực
đại về từ ngữ chỉ các loại hình và hoạt động sông nước, về tên gọi các giống lúa, gạo, các loại trái
cây.
(b) Từ vựng của tiếng Việt Nam Bộ có đặc trưng thứ hai gắn liền với đặc trưng văn hóa của vùng,
đó là sự bảo lưu nhiều từ gốc Môn – Khmer, sự tiếp biến nhiều từ gốc Chăm, Hoa, Khmer, Pháp,
Mỹ... Hệ quả là làm hình thành trong tiếng Việt Nam Bộ một bộ phận từ vựng đặc thù, khác với
phương ngữ Bắc Bộ.
UPhương ngữU Bắc Bộ - UPhương ngữ UNam Bộ Phương ngữ Bắc Bộ - Phương ngữ Nam Bộ
anh/chị UcảU - anh/chị Uhai UảnhU - Uhình
UbáoU - Ubeo UbátU - Uchén
UbéoU - Umập Ubí đỏU - Ubí rợ
Ubí ngôU - Ubí đao Ubít tấtU - Uvớ
UbơiU, UlộiU - Ulội UbútU - UviếtU, Ubút
Ucà chuaU - Ucà tô-mát Ucá quảU, Ucá tràuU - Ucá lóc
Uca-vátU - Ucà-vạtU, Ucà-la-oách Ucăng-gu-ruU - Uchuột túi
UcắtU tóc - UhớtU tóc UcốcU – Utách, ly
Ucốc vạiU - Uly cối UcừuU - Utrừu
UchănU - Umền UchânU - UchưnU, UcẳngU, Ugiò
UchénU - Uchung UchèoU - UchèoU, Ubơi
Uchiếu bóngU - Uchớp bóng UchumU - UluU, Ukhạp
Uchuột chùU - Uchuột xạ Uchuột rútU - Uvọp bẻ
Uchụp ảnhU - Uchụp hình Udầu hoảU - Udầu hôi
Udầu nhờnU - Unhớt Udưa bởU - Udưa gang
UdứaU - Uthơm Uđánh điệnU - Uđánh dây thép
Uđánh rắmU - Uđịt Uđào lộn hộtU - Uđiều
Uđậu hủU - Utàu hủ Uđi ngoàiU, Uđi cầu
UđiêuU - Uxạo UđịnhU - Utính
UđỗU - Uđậu Uđồng hồ điệnU - Ucông-tơ điện
Uđũa cả U- Uđũa bếp UđượcU - UđượcU, Uđặng
UgáyU - Uót UgầyU - Uốm
UgiốngU - UgiốngU, Uin Uhắc làoU - Ulác
UhoaU - Ubông Uhoa đạiU - Ubông sứ
UhòmU - Urương Uhòm thưU - Uhộp thư
UhổU - Ucọp Uhố xíU, Unhà xíU - Ucầu tiêu
UkemU - Ucà-rem Ukhăn tayU - Ukhăn mu-soa
Ulại sứcU UlàmU - UlàmU, Umần
UlọU - Uchai UlợnU - Uheo
UlúaU, UthócU - Ulúa UmácU - Umạc
UmànU - Umùng Umáy ảnhU - Umáy chụp hình
UmặcU, UvậnU - Ubận Umì chínhU - Ubột ngọt
UmuỗmU, UquéoU - Uxoài Umướp đắngU - Uhủ quaU, Ukhổ qua
UnaU - Umảng cầu UnóiU - UnóiU, Urằng
UnónU, UmũU - Unón UngãU - Uté
UnganU - Uvịt xiêm Ungày kiaU - Ungày mốt
UngòiU, UlạchU - UrạchU, UxẻoU, Utắt UngôU - Ubắp
Unhà cao tầngU - Unhà lầuU, Ucao ốc UnhặtU - Ulượm
UnhẫnU - Ucà ráU, Ukhâu Unhật báoU - Unhựt trình
UnhìnU - Ungó ô - Udù
UốmU, UđauU - Uđau Uphó cạoU - Uthợ hớt tóc
Uphó cốiU - Uthợ cối Uphó nhòmU - Uthợ chụp hình
Uquan tàiU, Uáo quanU - Uhòm Uquần bòU - Uquần jeans
UrặtU - Utoàn UsắnU - Ukhoai mì
UtáoU - Ubôm Utắc-teU - Uchuột
UtéU - Utạt UtemU - Ucò
UtháiU - Uxắt thi UđỗU - thi Uđậu
thi UtrượtU - thi Urớt UthìaU - Umuỗng
Uthợ nềU, Uthợ xâyU - Uthợ hồ UthuêU - Umướn
UthuyềnU - UgheU, Uxuồng UthươngU, UyêuU - Uthương
UtrôngU - Ungóng Utrống rỗngU - Utồng phộc
UvởU - Utập UvungU - Unắp
UvữaU - Uhồ UvừngU - Umè
Uxà-phòngU - Uxà-bông Uxe quệtU - Ucộ
UxemU - Ucoi UxiếcU - Uxiệc
Đối với các từ ngữ chỉ phương tiện đi lại mới du nhập từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
thì sự khác biệt giữa phương ngữ Nam Bộ với phương ngữ Bắc Bộ hầu như là tuyệt đối. Điều này
cho thấy hai vùng đã tiếp nhận các sản phẩm này của phương Tây một cách hoàn toàn độc lập với
nhau.
(c) Sự thay thế và lược bỏ đại từ “ấy”: trong tiếng Việt, ẤY là một đại từ đi liền sau danh từ để biểu
thị một không gian, thời gian, sự vật hoặc con người khiếm diện khi hội thoại diễn ra (bên ấy, hôm
ấy,...). Khi xuất hiện trên văn bản viết, đại từ ấy thường được viết là “ấy” hoặc “í”. Nhưng trong
thực tế hội thoại, tất cả các phương ngữ Bắc, Trung, Nam đều nhược hóa đại từ này thành âm tiết
“í”, phát âm không có trọng âm (bên í, hôm í...). Trong phương ngữ Nam Bộ, ẤY càng bị nhược
hóa mạnh hơn, hòa nhập vào danh từ đứng trước dưới dạng: THANH ĐIỆU HỎI (bển, đẳng, trỏng,
ngoải,...). Bằng cách đó, phương ngữ Nam Bộ đã hình thành một nhóm đại từ có ý nghĩa khiếm diện
mang thanh hỏi, không có trong phương ngữ Bắc,Trung. Trong trường hợp danh từ đứng trước
mang thanh hỏi, ngã, sắc như khoảng, tháng, dưới, bữa, chú, thiếm,.. , khiến cho đại từ “ấy” không
thể hòa nhập được, tiếng Việt Nam Bộ sẽ chọn một trong 3 cách:
- Trong một số trường hợp, nhược hóa ẤY thành thanh hỏi cho từ đi trước nó: bên ấy -> bển,
ông ấy -> ổng, bà ấy -> bả, trong ấy -> trỏng, trên ấy -> trển, ....
- Thay thế Ấy bằng đại từ ĐÓ: “Bánh trái thì ở dưới đó chứ đâu, không lo kiếm mà cứ hỏi
hoài?”
- Lược bỏ ẤY:Trên này bày biện xong rồi, ở dưới xong chưa?”.
(d) Ưu tiên sử dụng các từ xưng hô lâm thời: Trong tiếng Việt, từ xưng hô là một lớp từ vô cùng
phức tạp, do chín nhóm từ khác nhau hợp thành là danh từ thân tộc (cố, cụ, ông , bà, nội, ngoại...);
danh từ chỉ quan hệ xã hội (thầy, bạn, thủ trưởng,...); danh từ chỉ người (người, ngươi, ngài, quý vị,
...); tên cá nhân ( Nam, Hùng, Hoa, Tuyết,...); tên con cháu (bố Cu, mẹ Hím,..); đại từ hoặc danh ngữ
chỉ nơi chốn (đấy, đây, bển, đẳng; đại từ nhân xưng (tao, qua, ta, toa, mày, mi,...). Trong số đó, chỉ
có một nhóm từ xưng hô thực thụ duy nhất là đại từ nhân xưng, còn lại đều là những nhóm từ xưng
hô lâm thời. Tuy nhiên, nhóm từ xưng hô lâm thời là nhóm từ được ưu tiên sử dụng trong giao tiếp.
Còn nhóm từ xưng hô thực thụ chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật hoặc suồng sã
mà thôi. Tiếng Việt Nam Bộ cũng vậy. Xét về mặt này, tiếng Việt Nam Bộ có mấy điểm khác biệt
so với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung:
- Trong nhóm danh từ thân tộc, không dùng bố, u, mạ, mệ,... mà dùng cố, cụ, ông, bà, nội, ngoại,...
Một số vùng, do ảnh hưởng của tiếng Hoa nên có cách xưng hô như kiểm, tía, tỉa, củ, chế, hia,...
- Sử dụng các đại từ : đẳng, bển, trỏng, cẩu, ảnh,..
(e) Sử dụng các phó từ chỉ mức độ đặc thù: Bên cạnh các phó từ chỉ mức độ dùng chung với phương
ngữ Bắc như thật, rất, lắm, quá,.. phương ngữ Nam Bộ còn sử dụng các từ chỉ mức độ đặc thù:
lậng, hà, thiệt, hung, dữ lắm; và các phó từ chỉ mức độ đi kèm với tính từ: dở ẹc, tối hù, cụt ngủn,
ốm nhom, mập ù,...
(f) Sử dụng các ngữ khí từ đặc thù: hả, hén, hèng chi, hong, nghen, chèng ơi, dữ ác hong, trời ơi là
trời,...
(g) Sử dụng các quán ngữ đặc thù: Bên cạnh các quán ngữ chung với phương ngữ Bắc, còn hình
thành các quán ngữ đặc thù của Nam Bộ: quá cỡ thợ mộc, quá xá quà xa, hết nước hết cái, mút chỉ
cà tha, mút mùa Lệ Thủy, tan nát đời cô Lựu, tiêu tấn thoòng, xí lắt léo, cà kê dê ngỗng, trần ai
khoai củ, ... [theo 12]
1.2.2.3. Đặc điểm của tiếng Khmer
(1) Đặc điểm loại hình
a)Đặc điểm ngữ âm
Trong tiếng Khmer, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. Âm tiết tiếng
Khmer không thuần tuý là đơn vị trống nghĩa. Âm tiết tiếng Khmer không chỉ có vỏ ngữ âm mà còn
có ý nghĩa cụ thể. Ví dụ: pôon đôol (giải thích), âm tiết thứ nhất pôon, âm tiết thứ hai đôol. Theo
quan niệm truyền thống, âm tiết thứ nhất được xem như không có nghĩa, nhưng thực ra nó vẫn có
nghĩa, đó là nghĩa tiềm tàng, nghĩa khu biệt. Khi nó kết hợp với âm tiết thứ hai để tạo thành tổ hợp
từ pôop đôol thì nghĩa của nó đã được thể hiện.
Trong tiếng Khmer, một từ đơn có thể có hai hình thức ngữ âm thể hiện nó: từ đơn đơn tiết
và từ đơn song tiết. Một từ đơn song tiết gồm hai âm tiết: âm tiết mạnh (main-syllable) có người
còn gọi là âm tiết chính, âm tiết tỏ, v.v. và âm tiết yếu (pre-syllable) có người còn gọi là tiền âm tiết,
âm tiết phụ, âm tiết mờ, v.v.
Âm tiết mạnh tiếng Khmer là âm tiết mang trọng âm có khả năng đứng một mình để cấu tạo
từ, có thể tồn tại độc lập với chức năng làm hình thức ngữ âm của ._.hiểu số ở Việt
Nam: từ chủ trương, chính sách đến thực tế”, Ngôn ngữ, (11).
21. Nguyễn Đăng Khánh (1996), “Sự giao thoa ngữ nghĩa chỉ số phát triển của quá trình tiếp xúc
ngôn ngữ và văn hóa”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học, Trường ĐHTH TP.HCM.
22. Trường Lưu (chủ biên) (1993), Văn hóa người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB
Văn hóa Dân tộc.
23. Ngô Chân Lý (2008), Từ vựng Khmer – Việt, NXB Thông tấn
24. Nguyễn Quang Minh (2007), Phương pháp dạy học chữa lỗi dùng từ ngữ, ngữ pháp cho học
sinh THPT dân tộc Khmer, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
25. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương (1983), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á,
Hà Nội.
26. Đoàn Thanh Nô (2002), Người Khmer ở Kiên Giang, NXB Văn hóa Dân tộc.
27.Vũ Đức Nghiệu (2002), “So sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của được, bị, phải trong tiếng Việt với
ban, trâu trong tiếng Khmer”, Tạp chí Ngôn ngữ, (3).
28. Tô Diễn Phong (1999), “ Vài nét về nghiên cứu ngôn ngữ qua văn hóa”, Ngôn ngữ và Đời sống,
(4).
29. Đào Thản (2001), “Phương ngữ Nam Bộ - tiếng nói của quê hương vùng cực nam tổ quốc”,
Ngôn ngữ và Đời sống, (1+2), .
30. Nguyễn Kim Thản (1984), Về tiếng nói vùng đồng bằng sông Cửu Long; trong Mấy đặc điểm
văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hà Nội, Viện Văn hóa.
31.Nguyễn Phương Thảo sưu tầm tuyển chọn (1994), Huyền thoại miệt vườn, NXB Văn hóa –
Thông tin.
32. Bùi Khánh Thế (2002), Đề cương chi tiết bài giảng môn học Lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn
đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam ( Tài liệu lưu hành nội bộ).
33. Bùi Khánh Thế (2005), Lí thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
34. Bùi Khánh Thế (2005), Tiếp xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn ngữ
trong khi nghiên cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
35. Bùi Khánh Thế (2006), “Từ ngòi bút sắt đến chiếc máy tính và những vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ
ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội (8) .
36. Bùi Khánh Thế (1993), Ngôn ngữ văn hóa các dân tộc thiểu số từ góc nhìn quan hệ ngôn ngữ ở
Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
37. Đinh Lê Thư, Trần Thanh Pôn, Nguyễn Khắc Cảnh, Đinh Lư Giang (2005), Vấn đề giáo dục
vùng đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long, NXB Đại học Quốc gia, Tp.HCM.
38. Huỳnh Công Tín (1996), “Một số đặc điểm phát âm tiếng Việt của người Khmer vùng đồng
bằng sông Cửu Long”, Ngôn ngữ học trẻ 96.
39. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (2006), Tiếng Việt đại cương – Ngữ âm, NXB Đại học Sư
phạm.
40.Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng Văn hóa – Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người
Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
41. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, NXB Khoa học
Xã hội Hà Nội.
42. Lê Văn Trung (2010), Hiện tượng chuyển di từ tiếng Hán sang tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ
Ngôn ngữ học, Trường ĐH Sư phạm Thành Hồ Chí Minh, Thành phố Hố CHí Minh
43. Nguyễn Kiên Trường (chủ biên), Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.
44. Nguyễn Kiên Trường (1997), “Địa danh Hải Phòng – nguồn cứ liệu về sự giao thoa và tiếp xúc
ngôn ngữ”, Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu Đông nam Á, Trung tâm Khoa học Xã
hội Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, (1) .
45. Nguyễn Kiên Trường (1998), “Mã văn hóa và ngôn ngữ của người Việt qua tên làng”, Báo cáo
khoa học trong Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học ngày15 – 17/7/1998, NXB Thế giới.
46. Nguyễn Kiên Trường (chủ biên) (2004), Tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình hình thành không
gian văn hóa đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp Viện 2003 – 2004, Trung tâm
nghiên cứu Ngôn ngữ học.
47. Hoàng Tuệ (1979), “ Một số vấn đề về chuẩn mực hóa ngôn ngữ”, Ngôn ngữ (3,4).
48. Lâm Xai, Thạch Xarắt, Sô Phin (1998), Ngữ pháp tiếng Khmer, NXB Văn hóa Dân tộc.
49. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục,
Hà Nội
50. Nhiều tác giả (2003), Phát triển giáo dục vùng dân tộc Khmer Nam Bộ, NXB Đại học Quốc gia,
Tp.HCM.
51. Viện ngôn ngữ học, (2010), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
52.Viện Dân tộc học (1984), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
B. TIẾNG ANH
53. Matthews, P. H. (1997), The concise Oxford dictionary of linguistics, Oxford University Press.
54. Odlin , T. (1989), Language transfer, Cambridge University Press.
55. Trask, R. L. (2000), The dictionary of historical and comparative linguistics, Edinburgh
University Press
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
BẢNG PHỤ LỤC 1.1
Số
thứ
tự
TỪ TIẾNG VIỆT TIẾNG KHMER VAY
MƯỢN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
Ăn sáng
Áo dài
Áo lạnh
Bánh đồng tiền
Bông cải
Bông giấy
Cải bắp
Cải củ
Cải gỗ
Cải trắng
Cải xanh
Cạo lông mặt
Đậu đen
Dầu lửa
Đau mắt
Đậu trắng
Đậu xanh
Gối ôm
Hoa mười giờ
Móc (treo quần áo)
Nóng mặt
Nước đá
Ống nước
Quần lót
Quần tây
Quậy
Xương (mua thịt xương)
Xi p – hem
Ao/ào wêng/wèng (w bật hơi)
Ao/ào lnghia/nghè (ngbật hơi)
Num că/cặ
Pcà xpei (ph hai môi)
Pcà cđặ
Xphầy tdôn
Xpei mơm/mờm (m bậthơi)
Xppei chhơ (ch bật hơi)
Xpei xo
Xpei khêu
Cồ lmị mục
Đệk khmâu
Khlanh/prêng phlơn
Chư (ch bật hơi) phnêk
Đệk xo
Đêk khiêu
Khnơi ôp/ộp
Pcà mồn đop/đọp
Ầm phộc
Cđâu/đầu mục/mục (m bậthơi)
Tức cọt/thmo
Phòng tưc
Khô thnọp(n bật hơi)/thnọp
Khô prăng/prằng
Cô
Ch - âng/ầng
BẢNG PHỤ LỤC 1.2
Số thứ tự TỪ TIẾNG VIỆT TIẾNG KHMER VAY MƯỢN
1
2
3
4
5
ảnh hưởng
Bác sĩ
Bàn chải
Bản đồ
Bán rao
Ành hường
Bac xì
Bàn chài
Bàn đồ
Ban rao
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
55
56
57
Bảng cửu chương
Băng vệ sinh
Báo
Bảo lãnh
Bao ngạn
Bảo tàng
Bắt mạch
Bến đò
Bến phà
Bến xe
Bệnh viện
Bênh vực
Bí mật
Bí thư
Bia lon
Biểu diễn thời trang
Bổ
Bộ đội
Bộ giáo dục
Bộ nông nghiệp
Bộ trưởng
Bóng đèn
Bóp
Bớt (đau)
Bực bội
Bức rức
Bún tàu
Cà phê đá
Cải lương
Cải ngọt
(Cái) vỉ
Cấm
Cấm cản
Cắm trại
Cảng
Cảnh (trong hát tuồng)
Cảnh sát
Cao su
Cấp cứu
Chả
Chán
Chất độc
Chính trị
Chủ nhật
Chủ nhiệm
Chủ tịch
Chủ tịch xã
Chuẩn bị
Chung kết
Cơ hội
Cốm
Bàng cùc hương
Băng dề xinh
Bao
Bào lành
Bào ngang
Bào tàng
Băc mạch (m bật hơi)
Bênh đò
Bênh phà (ph hai môi)
Bênh xe
Bình diền (d bật hơi)
Binh dực (d bật hơi)
Bi mật
Bi thư
Bia lòn
Biều diền (d bật hơi) thời trang
Bồ
Bồ đồi
Bồ dao dục
Bồ nông nghiệp
Bồ trường
Bong đèn
Bôp
Bơt
Bực bồi
Bưc rưc
Bun tàu
Cà phe (ph hai môi) đa
Cài lương
Cài ngọt
Dì (d bật hơi)
Câm
Câm càn
Căm trài
Càng
Cành
Cành xat
Càu xu
Câp cu
Chà
Chan
Chât độc (ô phát âm hẹp hơn)
Chinh trì
Chù nhực
Chù nhiềm
Chù tịch
Chù tịch xã
Chừng bì
Chung kêch
Cơ hồi
Cồm
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
Cơm mẻ
Cúm gia cầm
Cuốn sách
Cuốn sổ
Đá bào
Đại hội
Đại lí
Đại úy
Đảng ủy
Danh dự
Đầu đĩa
Đầu máy
Đậu que
Dây cáp
Dây chì
Dép
Đĩa
Địa lí
Điện
Điện giật
Điện thoại
Diễn viên điện ảnh
Điều kiện
Dính dấp
Đỡ (đau)
Dòng họ
Đóng vai
Dựa (hàng)
Dược sĩ
Đường tráng nhựa
Gấp
Ghiền
Giả
Giải quyết
Giám đốc
Giành
Giấy khen
Giỏi
Giường
Gỏi
Hạng nhất
Hiệu phó
Hiệu trưởng
Hình chữ nhật
Hình tam giác
Ho gà
Học bỗng
Hội nghị
Hội phụ nữ
Hộp quẹt
Hợp tác hóa
Côn mè
Cum da cằm
Cuôn xach
Cuôn xồ
Đa bào
Đài hồi
Đài li
Đài wi
Đàng wì
Danh dừ
Đầu đìa
Đầu mai
Đầu we
Dây cap
Dì (d bật hơi) chi
Dệp
Đìa
Đìa li
Điền
Điền dựt
Điền thòi
Diền diên điền ành
Điều kiền
Dình (d bật hơi) dọp (d bật hơi)
Đờ
Dòng hò
Đông dai
Dừa (d bật hơi)
Dược xì
Đường trang nhừa
Râp
Riềng (r bật hơi)
Dà (d bật hơi)
Dài wiết
Dam đôc
Dành (d bật hơi)
Dây khen
Dòi (d bật hơi)
Dường (d bật hơi)
Ròi (r bật hơi)
Hàng nhức
Hiều pho (ph hai môi)
Hiều trường
Hình chừ nhực
Hình tam dac
Ho rà (r bật hơi)
Hộc bồng
Hồi nghì
Hồi phù (ph hai môi) nừ
Cwẹt
Hộp tac wa
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
159
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
Hợp tác xã
Hột vịt lộn
Hột vịt muối
Hứa
Hứa hẹn
Huyện
Kế toán
Kế toán trưởng
Keo dán sắt
Khánh thành
Khẩu trang
Khiếu nại
Kỉ luật
Kĩ sư
Kí tên
Kiểm tra
Kiến thiết
Kiểu
Kinh
Làm bộ
Lăn lộn
Lãnh
Lắp ráp
Lặt vặt
Lễ
Lịch sử
Liếp
Liều mạng
Lỡ
Luận văn
Lưới
Luôn luôn
Mai chuỗi
Mắm
Mật thám
Màu tím
Máy
Máy cày
Máy in
Máy quạt
Máy sấy
Máy vi tính
Máy xới
Mĩ phẩm
Món (ăn)
Món tái
Một công
Mục đích
Mứt
Mỹ phẩm
Năng lượng
Hộp tac xà
Hột dịt lồn
Hột dịt muôi
Hưa
Hưa hèn
Wiền
Kê ton
Kê ton trường
Keo dan xăt
Khanh thành
Khầu trang
Khiêu nài
Kì lực
Kì xư
Ki tênh
Kiềm tra
Kiên thiêt
Kiều
Kênh (ênh phát âm giống phương ngữ Bắc)
Lầm bồ
Lăn lồn
Lành (anh phát âm giống phương ngữ Bắc)
Lấp rap
Lặt dặt (d bật hơi)
Lề
Lịch xừ
Liep
Liều màng
Lờ
Lừng dăn
Lưi
Luôn luôn (uôn phát âm rộng hơn)
Mai chùi
Măm
Mật tham
Mào tiêm
Mây
Mây cài
Mây in
Mây quạt
Mây xây
Mây wi tinh
Mây xơi
Mì phầm
Mon
Mon tai
Mò công
Mục đích
Mưc
Mì phầm (ph hai môi)
Năng lường
161
162
163
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
176
177
178
179
180
181
182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
199
200
201
202
203
204
205
206
207
208
209
210
211
212
213
Nem nướng
Nghỉ hè
Nghĩa vụ
Ngũ cốc
Ngược ngạo
Nguyên chất
Nhập khẩu
Nhảy đầm
Nhảy dù
Nhõng nhẽo
Nhúc nhích
Nịnh bợ
Nước ngọt
Nước tẩy
Ổ điện
Ống bơm
Phá
Phá hoại
Phá sản
Phái đoàn
Pháo
Pháp luật
Phát
Phạt
Phát triển
Phim
Phó chủ tịch xã
Phó giám đốc
Phòng cháychữa cháy
Phỏng vấn
Phù hiệu
Quan trọng
Què
Quẹo
Quý giá
Quýt
Rối loạn tiêu hóa
Sân vận động
Sản xuất
Sổ danh bạ
Sổ sách
Sở thú
Sữa
Sửa (chữa)
Sữa đậu nành
Sửa soạn (trưng diện)
Suy dinh dưỡng
Tác giả
Tài khoản
Tài liệu
Tài sản
Nem nương
Nghì hè
Nghì dù (d bật hơi)
Ngù cốc
Ngươc ngào
Nguyên chất
Nhập khầu
Nhầy đầm
Nhầy dù (d bật hơi, u hẹp hơn)
Nhoòng nhèo
Nhuc nhic
Nình bờ
Nước ngòt
Nươc tầy
Ồ điền
Ông bôm
Pha (ph hai môi)
Pha wài
Pha xàn
Phai (ph hai môi) đòn
Phao (ph hai môi)
Phap (ph hai môi) lực
Phat ( ph hai môi)
Phat (ph hai môi)
Phat (ph hai môi) triền
Phin (ph hai môi)
Pho (ph hai môi) chù tịch xà
Pho dam đôc
Phồng (ph hai môi) chai chừa chai
Phồng dân
Phù hiều
Wan trồng
Cwè
Wèo
Wi da
Cwic
Rôi lòn tiêu wa
Xân dần đồng
Xàn xưc
Xồ danh bà
Xồ xach
Xờ thu
Xừa
Xưa
Xừa đầu nành
Xưa xòn
Xi dinh dường
Tac dà (d bật hơi)
Tài khoàn
Tài liều
Tài xàn
214
215
216
217
218
219
220
221
222
223
224
225
226
227
228
229
230
231
232
233
234
235
236
237
238
239
240
241
242
243
244
245
246
247
248
249
550
251
252
253
254
255
256
257
258
259
260
261
262
263
264
Tâm lí
Tạm thời
Tạm trú
Tấn
Tập thể dục
Tàu hủ
Tay lái
Thang máy
Thành phố
Thành thạo
Thất vọng
Thầy kí
Thêm
Theo dõi
Thí nghiệm
Thị xã
Thiếu úy
Thỏa thuận
Thông báo
Thử
Thứ ba
Thứ bảy
Thứ hai
Thư kí
Thứ năm
Thủ quỹ
Thứ sáu
Thứ tư
Thủ tướng
Thức ăn (gia xúc)
Thuế
Thuế hải quan
Thùng
Thùng vòi
Thùng xăng
Tỉ mỉ
Tiệm (bán hàng)
Tiến bộ
Tiện nghi
Tiết kiệm
Tiểu thuyết
Tín dụng
Tỉnh
Tình trạng
Tỉnh trưởng
Tổ chức
Toán
Toàn bộ
Toán đố
Tối đa
Tổng cộng
Tăm li
Tàm thời
Tàm tru
Tân
Tặp thề dục
Tào hù
Tai lai
Thang mây
Thành phô (ph hai môi)
Thành thào
Thất dồng (d bật hơi)
Thầy ki
Them (phát âm giửa e và ê)
Theo dòi (d bật hơi)
Thi nghiềm
Thì xà
Thiêu wi
Thò thừng
Thông bao
Thư
Thư ba
Thư bầy
Thư hai
Thư ki
Thư năm
Thù wì
Thư xao
Thư tư
Thù tương
Thưc ăn
Thue (e có độ rộng giữa e và ê)
Thue hài wan
Thung
Thung dòi (d bật hơi)
Thung xăng
Tì mì
Tiêm
Tiên bồ
Tiền nghi
Tiêt kiềm
Tiều thiết
Tin dùng
Tình
Tình tràng
Tình trường
Tồ chưc
Ton
Tòn bồ
Ton đô
Tôi đa
Tồng cồng
265
266
267
268
269
270
271
272
273
274
275
276
277
278
279
280
281
282
283
284
285
286
287
288
289
290
291
292
293
294
295
296
297
298
299
300
301
302
303
304
305
306
307
308
309
310
311
312
313
314
315
Tổng thống
Trà đá
Trại lính
(Trái) táo
Trạm
Trạm xá
Trán (xi măng)
Trang điểm
Trang trại
Trang trí
Trị
Triễn lãm
Trở ngại
Trực tiếp
Trừng trị
Trung úy
Từ điển
Tự động
Tử hình
Tủ lạnh
Tự tử
Tục tĩu
Tức tối
Tương ớt
Tựu trường
Tuyên bố
Ủng hộ
Ủy ban
Ủy quyền
Uy tín
Vai chính
Vai phụ
Ván ép
Văn phòng
Vật lí
Vật liệu
Vắt sổ
Vi khuẩn
Viêm phổi
Việt kiều
Vòi
Vốn
Vớt (lên)
Vượt biên
Xã
Xà lách
Xe máy (xe đạp)
Xếp hàng
Xét
Xích đu
Xỉu
Tồng thông
Trà đa
Trài linh (inh phát âm giống phương ngữ Bắc)
Tao
Tràm
Tràm xa
Tran
Trang điềm
Trang trài
Trang tri
Trì
Triền làm
Trờ ngài
Trực tiêp
Trừng trì
Trung wi
Từ điền
Từ đồng
Từ hình
Tù lành
Từ từ
Tục tìu
Tưc tôi
Tương ơt
Tù trường
Tiên bô
Ùng hồ
Wì ban
Wí wiền
Wi tinh
Dai chinh
Dai phù (ph hai môi)
Dan ép (e có đọ rông giữa e và ê)
Dăn phồng (ph bai môi)
Dật li
Dật liều
Dắt xồ
Wi khuần
Diêm phồi (ph hai môi)
Diệt kiều
Dòi (d bật hơi)
Dôn
Dơt
Dực (d bật hơi)
Xà
Xlạch (ach phát âm giống phương ngữ Bắc)
Chà mầy
Xăp hàng
Chhec (e có đọ rông giữa e và ê)
Xich đu
Xìu
316
317
318
319
Xuất khẩu
Ỷ (lại)
Y sĩ
Y tá
Xưc khầu
Ì
Y xì
Y ta
BẢNG PHỤ LỤC 1.3
Số thứ
tự
TỪ Số thứ tự TỪ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
Li
Lịch
Liên hoan
Liều (thuốc)
Lo (lo lắng)
Lời
Lồng đèn
Lớp
Luông
Màn
Màu hồng
Màu nâu
Mê
Mét
Mờ mờ
Mời
Môn thi
Mực
Nem
Ngân hàng
Nghề nghiệp
Nghẹt xăng
Nghi ngờ
Ngược chiều
Nhà kho
Nhà thương
Nhân viên
Nhờ
Nhớt
Phân công
Phần trăm
Phòng
Phụ tùng
Phức tạp (ph hai môi)
Rạp hát
Riêng (riêng chung)
Rước
Sầu riêng
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
Sơn
Tập (phim)
Tập đọc
Tập trung
Tem
Thanh tra
Thầy thông
Thịt nạt
Thời tiết
Thu băng
Thực đơn
Thước
Thuộc bài
Thuốc lắc
Thuốc tê
Thương binh
Thường trực
Thường xuyên
Tình cờ
Tình hình
Tòa
Tôn
(Trái) bôm
Lê
Nho
Trung bình
Truyền hình
Tư nhân
Từ từ
Tương đương
Tuyên truyền
Tuyên truyền viên
Ung thư
Ưu tiên
Văn phòng
Vật tư
Vật tư(ư phát âm hẹp hơn)
Viết chì
39
40
41
42
Sinh (môn sinh)
Sinh nhật
Sơ sơ
Soạn giáo án
81
82
83
84
Xe buýt
Xi măng
Xích đu
BẢNG PHỤ LỤC 1.4
Số
thứ
tự
TỪ TIẾNG VIỆT TIẾNG KHMER VAY MƯỢN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
Áo mưa
Áo sơ mi
Áo sọc
Bà ngoại
Bà nội
Bà phước
Cá kho
Chả cá
Chả cá lóc
Cơm dĩa
Con hà mã
Dây điện
Đồ giũa móng tay
Đổ khuôn
Đồng hồ điện
Giấy cam kết
Giấy chứng minh nhân dân
Giấy khai sinh
Giấy mời/ thư mời
Giấy tạm trú
Heo quay
Học cấp hai
Khoai mì
Khuôn hình
Kiểu mới
Lính nhảy dù
Một chỉ vàng
Mủ cao su
Nhà chung cư
Nhà lầu
Nhà một tầng
Nồi điện
Nón bảo hiểm
Nước cốt dừa
Nước nông thôn
Nước phun tên
Nước tương
Ào mưa
Ào xmi
Ào xộc
Dầy (d bật hơi)ngoài
Dầy (d bật hơi) nồi
Dầy (d bật hơi) phước ( ph hai môi)
Trây kho
Chà trây
Chà trây pthộc
Bài dìa (d bật hơi)
Côn hà mà
Cxe điền
Pđặp dùa cchoọc đầy
Chặc khuôn
Nè (n bật hơi)/ nia lề ca điền
Cđặ cam kêt
Cđặ chưng minh nhân dân
Cđặ khai xinh
Cđặ mời
Cđặ tàm tru
Chrụt cwầy
Riền ( r bật hơi)/ riên câp hai
Lôn mây
Khuôn ruôp/ ruộp (r bật hơi)
Kiều mây ( m bật hơi)
Linh nhầy dù ( d bật hơi)
Mò chì mẹ ( m bật hơi, ê < e <e)
Chò ( ch bật hơi) càu xu
Thặ chung cư
Thặ lâu/lù
Thặ mò từng
Năng (n bật hơi điền)
Đuôl bào hiềm
Tưc côt đôn
Tưc nông thôn
Tưc phun tênh
Tưc tương
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
Ông ngoại
Ông nội
Phòng ngủ
Quán bán cơm
Quần rin ( zean)
Rau càng cua
Sọc đen
Sọc đỏ
Sọc trắng
Sọc vàng
Sọc xanh
Tầng dưới
Tàu hủ chiên
Thùng phiếu
Thùng thư
Tiệm uốn tóc
Tiền chuyên chở
Tiền lương
Trái sầu riêng
Trái thanh long
Trường cao đẳng
TrườngDân tộc Nội trú
Vườn cà phê
Vườn cam
Vườn cao su
Vườn quýt
Xe chữ thập đỏ
Xe du lịch
Xe tốc hành
Xe xích lô
Tà ngoài
Tà nồi
Phòng ( ph hai môi) đất
Quan lộc ( l ab6t5 hơi) bài
Khô rin
Lề càng cua
Xỗc khmâu
Xộc c – hom
Xộc xo
Xộc p – hut
Xộc khiêu
Từng crồm
Tàu hù chiên
Thung chnột (n bật hơi)
Thung xầm bach
Tiêm ut xooc
Cặ chiên chờ
Cặ lương
Phlê xầu riêng
Phlê thanh long
Xlà cao đằng
Xlà dân tộc nồi tru
Chòm cà cà phe ( ph hai môi)
Chòm cà cam
Chòm cà càu xu
Chòm cà cwic
À thệ chừ thập đò
À thệ du lịch
À thệ tốc hành
À thệ xích lô
BẢNG PHỤ LỤC 1.5
Số thứ
tự
TỪ TIẾNG VIỆT TỪ TIẾNG KHMER
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ếch kho
Tép kho
Khô cá khoai
Khô cá bống
Khô cá dứa
Khô cá đuối
Khô cá đường
Khô cá lù đù
Khô cá mặn
Khô cá mực
Bông huệ
Bông hồng
Cồng kẹp kho
Khè kho
Nghiệt khô cá khoai
Nghiệt khô cá bông
Nghiệt khô cá dưa
Nghiệt khô cá đuôi
Nghiệt khô cá đường
Nghiệt khô cá lù đù
Nghiệt khô cá mằn
Nghiệt khô cá mực
Pcà bông huệ
Pcà bông hồng
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Bông cúc
Bông lan
Bông trang
Hột vịt kho
Cá bạc má
Cá điêu hồng
Cá ba sa
Cábông lau
Cá bống trứng
Cá bống xao
Cá chép
Cá chỉ vàng
Cá linh
Cá mập
Cá mực
Cá nục
Cá phèn
Cá phi
Cá tai tượng
Thịt gà kho
Thịt heo kho
Thịt vịt kho
Pcà bông cúc
Pcà bông lan
Pcà bông trang
Pồn tè kho
Trây ca ma
Trây cá điêu hồng
Trây ca ba sa
Trây ca bông lau
Trây ca bông trưng
Trây ca bông xao
Trây ca chép
Trây ca chỉ vàng
Trây ca linh
Trây ca mập
Trây ca mực
Trây ca nục
Trây ca phèn
Trây ca phi
Trây ca tai tường
Xách mòn kho
Xách chrụt kho
Xách thè kho
PHỤ LỤC 2
BẢNG PHỤ LỤC2.1
Số thứ tự TỪ TIẾNG KHMER TỪ TIẾNG VIỆT
1
2
3
Chuôl chnăm thmây
Nùm lất
Wát Thôm
Vô năm
Bánh lá
Chùa lớn
BẢNG PHỤ LỤC 2.2
Số thứ tự TỪ TIẾNG KHMER TỪ TIẾNG VIỆT
1
2
3
4
5
6
7
8
Bài chhâu
Pphề (ph hai môi, e <e <ê)
Bâng/bầng
Pchât/pchật
Tưc khmâu
Nhắc nhơch (nh bật hơi)
Cxăng
Cràn
Bãi xàu
Bồ - piêl
Bưng
Cà chắc
Cà Mau
Cà nhắc
Cà săng
Cái Răng
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Cần thô
Cần chhe (e <e <ê)
Chiên
Cần thuột
Đòn chhoóc
Duôc kê
Cxách
Là bồi
Lộp (l bật hơi)
Mằng khút
Mề xo
Nek tà pphè (e <e <ê)
Nek tà prạch
Ooc ombóc
Phuôm (ph hai môi)
Rô/rồ băm/bằm
Xlà/xla
Xróc
Ping pông/phìng phồng (p bật hơi)
Xlầu
Dèm (d bật hơi)
Xbeng
Chneng (ch bật hơi)/chniêng (n bật hơi)
Chngôm/chngồm
Xno
Xrông/rồng
Cần Thơ
Cần xé
chiên
Chùm duột
Đòn xóc
Dù kê
Kế Xách
Là bôi
Lọp
Măng cụt
Mỹ Tho
Niếc – tà Bồ - piêl
Niếc – tà Ba Rạch
Ok om bóc
Phum
Rô băm
Sa la
Sóc
Tầm vông
Thao lao
Vàm
Xà beng
Xà neng
Xà ngôm
Xà no
Xà rông
BẢNG PHỤ LỤC 2.3
BẢNG PHỤ LỤC 2.4
Số thứ tự TỪ
1
2
Đuông
Sên dolta
Số thứ tự TỪ TIẾNG KHMER TỪ TIẾNG VIỆT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Dầy dèm
Trây cần chôh
Trây cần thô
Trây prà
Trây slát
Wọt (w bật hơi)Lân
Pnằng tuk/thụk ngô
Mòn chề
Tuk ngô/ngồ (ng bật hơi)
Bà giam
Cá chốt
Cá lò tho
Cá tra
Cá thát lát
Chùa Leng
Đua ghe ngo
Gà che
Ghe ngo
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
Xrâu pxăc
Xrâu bột cthung
Xrâu cà àng
Xrâu cà bươi
Xrâu cđằng bôn châu
Xrâu cđằng chhem
Xrâu cđằng đôt
Xrâu cđằng nhen
Xrâu cđằng sol
Xrâu tđột
Xrâu pđôm
Xrâu cđuôi
Xrâu cdây
Xrâu cmò
Xrâu cnhèn
Xrâu crôm
Xrâu cxach
Xrâu cthăng
Xrâu ctiêu
Xrâu chò chầy
Xrâu choc chạp
Xrâu chồng bè (e <e <ê)
Xrâu chùm (ch bật hơi)
Xrâu rồng wềng (r,w bật hơi)
Xrâu nèng (n bật hơi) cà
Xrâu nèng cầnthi
Xrâu Nèng chmuôn
Xrâu neng khồ
Xrâu nèng nột
Xrâu nèng cocki
Xrâu nèng cồn
Xrâu nèng khồm
Xrâu nèng dầy
Xrâu nèng dầy lè (l bật hơi)
Xrâu nèng dồ (d bật hơi)
Xrâu nèng rồn (r bật hơi)
Xrâu nèng è (e<e <ê)
Xrâu nèng rít (r bật hơi)
Xrâu nèng ẹk (e<e <ê)
Xrâu nèng dài
Xrâu nèng dây
Xrâu nèng rồ (r bật hơi)
Xrâu nèng rộttho (r bật hơi)
Xrâu nèng rột (r bật hơi)
Xrâu nèng hôn
Xrâu nèng huốt
Xrâu nèng kè (ê <e < e)
Xrâu nèng khlây
Xrâu nèng khột
Xrâu nèng lay
Xrâu nèng mâu (m bật hơi)
Lúa ba sắt
Lúa bót ca tung
Lúa cà an
Lúa cà bưởi
Lúa cà đang bông châu
Lúa cà đang chim
Lúa cà đang đông
Lúa cà đang nhen
Lúa cà đang son
Lúa cà đốc
Lúa cà đum
Lúa cà đuôi
Lúa cà giây
Lúa cà mo
Lúa cà nhen
Lúa cà rum
Lúa cà sậy
Lúa cà thăng
Lúa ca tiêu
Lúa cho chay
Lúa chóc cháp
Lúa chông be
Lúa chum
Lúa gòng vẹn
Lúa nàng ca
Lúa nàng caty
Lúa nàng chà muộn
Lúa nàng cô
Lúa nàng nốc
Lúa nàng cocki
Lúa nàng công
Lúa nàng cụm
Lúa nàng dai
Lúa nàng dại là
Lúa nàng dù
Lúa nàng gon
Lúa nàng e
lúa nàng rít
Lúa nàng ết
Lúa nàng giai
Lúa nàng giây
Lúa nàng go
Lúa Nàng gòng to
Lúa nàng gót
Lúa nàng hôn
Lúa nàng huốt
Lúa nàng ke
Lúa nàng kha lai
Lúa nàng khuốt
Lúa nàng lai
Lúa nàng mâu
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
12
Xrâu nèng meo
Xrâu nèng mẹt (m bật hơi
Xrâu nèng mịt (m bật hơi)
Xrâu nèng mồ (m bật hơi)
Xrâu nèng nẹt (n bật hơi)
Xrâu nèng nhèn (nh bật hơi)
Xrâu nèng nột (n bật hơi)
Xrâu nèng phia (ph hai môi)
Xrâu nèng phiêt (ph hai môi)
Xrâu nèng phóp (ph hai môi)
Xrâu nèng phôt (ph hai môi)
Xrâu nèng quốc c - hom
Xrâu nèng quốc xo
Xrâu nèng quốc
Xrâu nèng rùm (r bật hơi)
Xrâu nèng xai
Xrâu nèng xmach
Xrâu nèng samia soth
Xrâu nèng xây
Xrâu nèng xít
Xrâu nèng xuốt
Xrâu nèng tay
Xrâu nèng the (ê <e < e)
Xrâu nèng thì
Xrâu nèng wì (w bật hơi)
Xrâu nèng wồ (w bật hơi)
Xrâu nèng xi
Xrâu nèng xinh
Xrâu nợp cà đung
Xrâu nợp thuôl/tuôl
Xrâu nợp đôc khùm
Xrâu nợp nèng chuôl
Xrâu nợp mộc (m bật hơi)
Xrâu nợp xrơ (r bật hơi)
Xrâu nhèm (nh bật hơi)
Xrâu nhùm (nh bật hơi) khmâu
Xrâu nhùm (nh bật hơi) xo
Xrâu nhung
Xrâu pxắc
Xrâu sạ tiêu
Xrâu kombor
Xrâu sậy
Xrâu chum ca
Xrâu xróc chạp
Xrâu sróc pchùm (ch bật hơi)
Xrâu xróc rằng (r bật hơi)
Xrâu prêk chóp
Xrâu xra pei
Xrâu komba
Xrâu thâuke
Xrâu thmo
Lúa nàng meo
Lúa nàng mét
Lúa nàng mít
Lúa nàng mô
Lúa nàng nạt
Lúa nàng nhen
Lúa nàng nốt
Lúa nàng phia
Lúa nàng phít
Lúa nàng phóp
Lúa nàng phốt
Lúa nàng quốc đỏ
Lúa nàng quốc trắng
Lúa nàng quốc
Lúa nàng rùm
Lúa nàng sai
Lúa nàng samath
Lúa nàng samia soth
Lúa nàng sây
Lúa nàng sít
Lúa nàng suốt
Lúa nàng tay
Lúa nàng thé
Lúa nàng ty
Lúa nàng vi
Lúa nàng vô
Lúa nàng xi
Lúa nàng xính
Lúa nếp cà đung
Lúa nếp cantoul
Lúa nếp đốc cụm
Lúa nếp hàng chol
Lúa nếp mốc
Lúa nếp sơ rớ
Lúa nhim
Lúa nhum đen
Lúa nhum trắng
Lúa nhung
Lúa sạ sắc
Lúa sạ tiêu
Lúa sarau kombor
Lúa sậy
Lúa so chum ca
Lúa sóc chập
Lúa sóc chủng
Lúa sóc răng
Lúa sông chóp
Lúa sra ei
Lúa srau komba
Lúa theike
Lúa tho mo
BẢNG PHỤ LỤC 2.5
Số thứ
tự
TỪ TIẾNG KHMER TIẾNG VIỆT VAY MƯỢN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tà Khâu
Tà Kim
Tà Mềm
Tà Mẹt (m bật hơi)
Cà Nọt
Tà Ồn
Tà Ột
Tà Phọt (ph hai môi)
Tà Phồ (ph hai môi)
Tà Quýt
Tà Quýt
Tà Sât
Tà Sốt
Crò
Tà Uông
Tà Mặc (m bật hơi)
Dèm Rây (d, r bật hơi)
Xa Phum
Xrùm (r bật hơi)
X-xi
Xphồ (ph hai môi)
Xoai Xiêm
Xrôc Tức
Xa thồ
Dầy (d bật hơi) Đèng
Chành prich
Sô prich
Thnôt (n bật hơi)
Tà Nì (n bật hơi)
Maha cxach
Cà chầy (ch bật hơi)
Ấp Trà Kháo
Ấp Trà Kim
Ấp Trà Mềm
Ấp Trà Mẹt
Ấp Trà Nóc
Ấp Trà Ôn
Ấp Trà Ốt
Ấp Trà Phọt
Ấp Trà Pô
Ấp Trà Quýt A
Ấp Trà Quýt B
Ấp Trà Sất
Ấp Trà Sốt
Ấp Trà Tro
Ấp Trà Uôn
Ấp Trăng Mặt
Ấp Vàm Rây
Ấp Xà Phun
Ấp Xã Rùm
Ấp Xa Xi
Ấp Xô Pô
Ấp Xoái Xiêm
Ấp Xốc Tức
Ấp Xóm Tộ
Bà Đênh
Bài thần chú Chanh – bờ - rích
Bài thần chú Sô – bờ - rích
Bánh thốt nốt
Bền đò Tà Nị
Bồ tát Mahô Sâth
Bún nước cà chơi
113
114
115
116
117
118
119
120
Xrâu tbâu
Prêk thè/tia
Prêk tà cuôl
Sróc wot
Sróc xre
Chặc cliêc
Thè xiêm
Xoai Thum
Lúa tra bau
Rạch tìa
Sông Trà Cuông
Sóc chùa
Sóc ruộng
Thọt léc
Vịt xiêm
Xoài Thum
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
Cà làng
Cà om/cà òm
Cràn
Cquầu
Neng/chneng (n, chn bật hơi)
Xầm lò
Cà Nhun
Chà Kha
Ch bâu
Cầm phồ (ph hai môi) he
Tà Nèng (n bật hơi)
Xa Xiem
Ầm bạt
Thnôt (n bật hơi)
Ành đọp/ đop
Rèmmsua (r bật hơi)
Cà làng
Cà hom
Nộp
Chằng Bè
Xách Maha Khrưt
Sróc wềng (w bật hơi)
Trọt
Wot Ầng
Tà Đột
Tà Đột
Cà Nhun
Đờm rồn
Chắc còm phằng (ph hai môi)
Cồ Khia
Tđột dèm (d bật hơi)
Rạch Tìa
Sróc xlầu
Sróc wềng
Sróc wềng
Sróc Xoai
Tà Mùn (m bật hơi)
Tà mẹt (m bật hơi)
Xa Nhi
Xa Nhi
Bành bạt
Tức Dụp (d bật hơi)
Thnốt
Cxol Cămmaviết
Duôc kê
xră Anốti
Thnốt (na bật hơi)
Tà Câu
Tà Ồn
Nèng Mâu (m bật hơi)
Xno (n bật hơi)
Cà lang rơm
Cái cà om
Cái cà ràng
Cái quảu
Cái xà/cà neng
Canh sâm lo
Cầu Cà Nhum
Cầu Chắc Kha
Cầu Chưng Bầu
Cầu Kapohe
Cầu Tà Niên
Cầu Xà Xim
Cây bình bát
Cây thốt nốt
Chằm đốp
Chằn Ramasua
Chất cà lang rơm
Chiếu cà hom
Chiếu nóp
Chim Chằng Bè
Chim thần Maha Khờrứt
Chợ Sóc Ven
Chợ Trà Trót
Chùa Âng
Chùa Cả Đuốc Lớn
Chùa Cả đuốc Nhỏ
Chùa Cà Nhung
Chùa Cây Trôm
Chùa Chắc Băng
Chùa Cỏ Khía Mới
Chùa Đuốc Vàm
Chùa Rạch Tìa
Chùa Sóc Sau
Chùa Sóc Ven
Chùa Sóc Ven Cũ
Chùa Sóc Xoài
Chùa Tà Mun
Chùa Tràm Mẹt
Chùa Xà Nhi
Chùa Xà Nhi Mới
(ông lục) đi bal bát
Đồi Tức Dụp
Đường thốt nốt
Gió thiêng Cămmaviết
Hát dù kê
Hồ Anốti
Huyện Thốt Nốt
Huyện Trà Cú
Huyện Trà Ôn
Kinh Nàng Mau
Kinh Xà No
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
Chồng cò
Tà Cuôn
Cbặp
Pr - hoc
Pr - ọt
Lột (l bật hơi) chanh (ch bật hơi)
Hoọc xdam /xdàm
Nèng Mêkhala
Chồn hôn
Dầy banh
Acha/chà
Lột (l bật hơi)
Mê/mề (m bật hơi)
Niêc/nẹc (n bật hơi) ta/tà
Sombơrom Côđom
Xră chịch (ch bật hơi)
M - òm
thnôt
chrạch
phlặc (phl bật hơi)
Maha Prum pr bật hơi)
Prặ (r bật hơi) In
Prặ ( r bật hơi) Kao tôn
Prặ (r bật hơi) Chanh
Pră Atich
Riahu
Nèng Mâu
Chằng Năm
Cwach (w bật hơi)
Lá chông co
Láng Trà Côn
Lạt cà bắp
Mắm bò hóc
Mắm bò ót
Mời (đám) ông lục sal
Múa sadam
Nàng tiên Mêkhala
Ngồi chồm hổm
Núi Bà Panh
Ông Acha
Ông lục
Ông Mê
Ông Tà
Phật Sombơrom Côđom
Rạch Xã Chích
Rau om
Rượu thốt nốt
Sông Ba Rạch
Thần Komphônlác
Thần Maha Pờrum
Thần Pờ - rặc In
Thần Pờ - rặc Kao tôn
Thần Pờ rắc Chanh
Thần Pờrặc Atít
Thần Rìahu
Thị trấn Nàng Mau
Tổ Chằng Năm
Trái quách
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5639.pdf